Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin khắp nơi – 18/12/2019

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019 15:47 // ,

Tin khắp nơi – 18/12/2019

Hạ viện Mỹ chuẩn bị biểu quyết luận tội

Tổng thống Trump

Toàn thể Hạ viện Hoa Kỳ sẽ biểu quyết về hai điều khoản luận tội chống lại Tổng thống Donald Trump vào ngày mai, thứ Tư 18/12, Reuters dẫn lời ông Steny Hoyer, lãnh đạo khối đa số tại Hạ viện cho biết.
Nói chuyện với các nhà báo hôm thứ ba 17/12, ông Hoyer, nhân vật quyền lực số 2 của Đảng Dân chủ tại Hạ viện, nói giới lãnh đạo của đảng Dân chủ không ép buộc các thành viên trong khối phải bỏ phiếu theo cách nào.
Trong khi đó, Lãnh đạo khối đa số tại Thượng viện Mitch McConnell –thuộc Đảng Cộng hoà, bác bỏ các cố gắng của phe Dân chủ muốn mở các buổi điều trần luận tội mới với một số nhân chứng chống lại Tổng thống Donald Trump.
Ông McConnell còn tung ra một nỗ lực giờ chót, kêu gọi các thành viên đảng Dân chủ hãy thoái lui từ bên bờ vực của cuộc bỏ phiếu luận tội, mà theo dự kiến sẽ diễn ra vào ngày mai, thứ Tư 18/12 tại Hạ viện, và sau đó, chuyển hồ sơ luận tội lên để Thượng viện xét xử.
Theo hãng tin AP, những phát biểu của ông McConnell hôm thứ Ba coi như đã đóng sầm cánh cửa cho các cuộc thương thuyết nhằm đạt được một thỏa thuận lưỡng đảng như đề nghị của lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer.
Thượng nghị sĩ Schumer muốn mời các quan chức hàng đầu của Toà Bạch Ốc ra điều trần trong phiên xét xử sẽ khởi sự vào năm tới, nếu toàn thể Hạ viện biểu quyết chính thức luận tội Tổng thống Trump trong tuần này.
Ông McConnell và hầu hết các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hoà muốn tiến trình xét xử diễn ra nhanh chóng để có thể bỏ lại sau lưng cuộc điều tra luận tội. Nhiều nghị sĩ đảng Dân chủ cũng ra dấu hiệu cho thấy họ đã sẵn sàng bỏ phiếu và hướng về tương lai.
Đảng Dân chủ tại Thượng viện muốn vời các quan chức hàng đầu của Toà Bạch Ốc, kể cả một số cựu quan chức như cựu Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, ông Mick Mulvaney, Chánh Văn phòng Toà Bạch Ốc, và một số nhân vật khác ra điều trần trong khuôn khổ các thủ tục tố tụng trước phiên xét xử tại Thượng viện.
“Tại sao Tổng thống lại sợ thấy các nhân chứng này ra làm chứng? ông Schumer đặt câu hỏi từ sàn Thượng viện. “Chắc chắn những nhân vật ấy là những người chúng ta cần lắng nghe”.
Nếu ngày mai, thứ Tư 18/12, các thành viên Đảng Dân chủ tại Hạ viện biểu quyết luận tội ông Donald Trump, chính thức cáo buộc ông về tội lạm dụng quyền lực trong tư cách tổng thống. và tội cản trở quốc hội trong các cuộc điều tra, thì đây sẽ là cuộc biểu quyết luận tội Tổng thống thứ ba trong lịch sử nước Mỹ.
(Reuters, AP)
https://www.voatiengviet.com/a/ha-vien-my-chuan-bi-bieu-quyet-luan-toi-tong-thong-trump/5209717.html

Lãnh đạo đa số Thượng Viện chỉ trích

cuộc điều tra luận tội của phe Dân Chủ Hạ Viện

Tin Washington DC – Lãnh đạo đa số Thượng Viện Mitch McConnell vào thứ Ba, 17 tháng 12, đã gọi cuộc điều tra luận tội Tổng Thống Trump của phe Dân Chủ Hạ Viện là cuộc điều tra bất công nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, đồng thời cũng bác bỏ yêu cầu của phe Dân Chủ, muốn triệu tập thêm các nhân chứng mới trong phiên điều trần tại Thượng Viện.
Trong bài diễn văn mạnh mẽ tại Thượng Viện, ông McConnell đã chỉ trích Lãnh đạo thiểu số Thượng Viện Chuck Schumer, vì đòi triệu tập thêm các nhân chứng mới để cho lời khai về cuộc điện đàm giữa ông Trump và Ukraine, bao gồm cả cựu Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton và quyền chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc Mick Mulvaney. Ông McConnell, thượng nghị sĩ Cộng Hòa của Kentucky, nói rằng việc đảng Dân Chủ cố gắng tìm thêm thông tin mới để củng cố cho cáo buộc của họ, cho thấy đảng này đã nhận ra các kết luận điều tra của họ nhiều thiếu sót như thế nào. Ông McConnell cũng gọi quá trình luận tội của Hạ Viện là sản phẩm của một công việc cẩu thả, không thể được dùng để luận tội một tổng thống được bầu cử hợp pháp. Ông McConnell nói, bằng tiêu chuẩn tư pháp thông thường, những thông tin từ Hạ Viện Dân Chủ có vẻ là không đủ để chứng minh cho những điều họ muốn cáo buộc. Nói về các yêu cầu triệu tập nhân chứng mới của phe Dân Chủ Thượng Viện, ông McConnell nói Thượng Viện chưa cần phải lập danh sách nhân chứng vào lúc này, khi thậm chí vẫn chưa nghe được các lời tranh luận mở đầu của các bên liên quan.
Đáp lại, lãnh đạo thiểu số Thượng Viện Chuck Schumer nói ông không hiểu vì sao các nhân chứng mà ông đề nghị lại không thể ra điều trần. Ông Schumer cũng thêm rằng ông hy vọng có thể thảo luận với ông McConnell về phiên xét xử của Thượng Viện trong vụ điều tra luận tội tổng thống.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/lanh-dao-da-so-thuong-vien-chi-trich-cuoc-dieu-tra-luan-toi-cua-phe-dan-chu-ha-vien/

Trump cáo buộc

phe Dân chủ tìm cách ‘đảo chính’ trước giờ luận tội

Vài giờ trước cuộc biểu quyết luận tội ông tại Hạ viện Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump cáo buộc các nghị sĩ Đảng Dân chủ theo đuổi một “nỗ lực đảo chính bất hợp pháp, mang tính đảng phái” và tuyên chiến với nền dân chủ Mỹ trong khi họ tìm cách truất quyền ông vì thúc ép Ukraine điều tra đối thủ chính trị Joe Biden.
Phát biểu của ông Trump được trình bày trong một bức thư mà ông kí tên gửi tới Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi trong khi các nhà lập pháp Hạ viện hội họp để đặt ra các quy tắc cho cuộc tranh luận trước cuộc biểu quyết đã được hoạch định vào ngày thứ Tư về điều khoản luận tội – là cáo buộc chính thức – nhắm vào Trump.
“Việc này không gì hơn là một nỗ lực đảo chính bất hợp pháp, mang tính đảng phái, mà sẽ thất bại nặng nề tại phòng bỏ phiếu dựa trên thái độ của công chúng gần đây,” thư của ông Trump nói, nhắc tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 mà trong đó ông sẽ tái tranh cử.
Hiến pháp Hoa Kỳ trao cho Hạ viện thẩm quyền luận tội một tổng thống về “các tội đại hình và hành vi sai trái,” một phần trong quy định của Hiến pháp về sự kiểm tra và cân bằng quyền lực giữa các nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp của chính phủ liên bang.
Hạ viện do Đảng Dân chủ lãnh đạo dự kiến sẽ thông qua hai điều khoản luận tội cáo buộc tổng thống Đảng Cộng hòa lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội về những hành động của ông với Ukraine.
“Bằng việc xúc tiến việc luận tội không hợp lệ, bà đang vi phạm lời tuyên thệ nhậm chức, bà đang vi phạm tuyên bố trung thành với Hiến pháp và bà đang tuyên chiến với nền Dân chủ Mỹ,” ông Trump nói thêm.
Phe Dân chủ Hạ viện cáo buộc ông Trump lạm dụng quyền lực của mình bằng cách yêu cầu Ukraine điều tra về ông Biden, cựu phó tổng thống Mỹ và là ứng cử viên hàng đầu của Đảng Dân chủ thách thức ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2020. Ông Trump cũng bị cáo buộc cản trở cuộc điều tra của quốc hội về vấn đề này.
Nếu Hạ viện chấp thuận các điều khoản luận tội như dự kiến, nó sẽ mở đường cho một phiên xét xử tại Thượng viện, vốn được kiểm soát bởi những nghị sĩ Đảng Cộng hòa đồng minh của ông Trump, để xem có nên kết tội ông và truất quyền tổng thống của ông hay không. Không có tổng thống nào từng bị truất quyền vì quy trình luận tội được quy định trong Hiến pháp và các thượng nghị sĩ Cộng hòa có phần chắc sẽ không làm điều đó.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-cao-buoc-phe-dan-chu-tim-cach-dao-chinh-truoc-gio-luan-toi/5209792.html

Truất phế ?

« Đấu sĩ » Donald Trump không hề sợ hãi !

Có thử thách nào tệ hại hơn đối với một tổng thống Mỹ khi phải đối mặt với thủ tục truất phế ? Tuy nhiên đối với một nhân vật như ông Donald Trump thì lại không phải như vậy.
Đã hẳn là việc trở thành vị tổng thống thứ ba trong lịch sử nước Mỹ bị luận tội, sẽ khiến nhà tỉ phú với núi tự ái quá cao cảm thấy bị tổn thương.
« Thương hiệu » Donald Trump
Hơn ai hết, nhà cựu đầu tư địa ốc và là người dẫn chương trình truyền hình, luôn bị ám ảnh bởi việc giữ gìn hình ảnh của mình. Tên tuổi và thành công của Donald Trump là một thương hiệu, và trong việc kinh doanh, vẫn tiếp tục mang lại cho ông hàng triệu đô la.
Tuy nhiên có một điều mà Trump thích hơn tất cả, đó là chiến đấu, so găng trên võ đài. Và trong đời sống chính trị nghiệt ngã ở Washington, thủ tục luận tội là cuộc chiến đấu tối thượng, với những cú đấm mãnh liệt nhất.
AFP trích bình luận của Rich Hanley, giáo sư về truyền thông của trường đại học Quinnipiac : « Trong một thời kỳ căng thẳng cao độ, đây là thời cơ cho một nhân vật kiểu như ông Trump ».
Sau hai tháng điều tra, khoảng 12 cuộc điều trần công khai và 15 cuộc điều trần kín, bản báo cáo dài 300 trang của Ủy ban Tư pháp Hạ Viện cho rằng « chưa có tổng thống nào vi phạm Hiến Pháp và quyền giám sát của Quốc Hội đến như thế ».
Hôm nay 18/12/2019 rất nhiều khả năng là các dân biểu thuộc đảng Dân Chủ ở Hạ Viện bỏ phiếu đồng ý cho cáo buộc tổng thống Mỹ đã lạm dụng quyền lực và cản trở hoạt động của Quốc Hội.
Tổng thống Donald Trump, bị cho là đã yêu cầu Ukraina mở điều tra về đối thủ Joe Biden của đảng Dân Chủ, sau đó sẽ phải ra trước phiên tòa mở tại Thượng Viện. Nhưng ông Trump biết rất rõ là đảng Cộng Hòa vốn đang kiểm soát Thượng Viện, sẽ tuyên ông vô tội.
Lối thoát chừng như hiện rõ, cũng như những cuộc đấu võ đài mà Trump rất ưa thích. Một phông nền lý tưởng cho người dẫn chương trình truyền hình, vốn đã lập ra một chiến lược tự vệ chưa từng thấy trong một tình thế tương tự.
Đó là việc bôi bác những người đối lập với mình, gọi họ là « kẻ phản bội » hay « làm đảo chính » ; đồng thời bác bỏ tất cả những cáo buộc. Với hy vọng ra khỏi cuộc chiến bằng tư cách người thắng trận, và dùng sự kiện này như một lý lẽ thuyết phục cho chiến dịch vận động để tái đắc cử năm 2020.
Xì-căng-đan : Chẳng sợ !
Cần phải nói rằng ông Donald Trump vốn quen thuộc với các xì-căng-đan, đã bước vào cuộc chiến với sự chuẩn bị chu đáo hơn những người tiền nhiệm. Đó là các tổng thống Andrew Johnson, bị đưa ra luận tội vào năm 1868 ; Bill Clinton, đã phải chiến đấu kịch liệt để rồi được trắng án ở Thượng Viện năm 1999 ; và Richard Nixon, đã phải từ chức năm 1974 để tránh nguy cơ hầu như chắc chắn sẽ bị truất phế trong vụ Watergate.
Nhà tỉ phú địa ốc đã từng phải đối phó với các cáo buộc tấn công tình dục của mười mấy phụ nữ. Donald Trump đối đầu với công tố viên đặc biệt Robert Mueller trong cuộc điều tra kéo dài gần hai năm, về
nghi vấn thông đồng với Matxcơva. Ông Trump cũng vượt qua được các cáo buộc về xung đột lợi ích giữa chức vụ tổng thống Mỹ và những vụ làm ăn của ông.
Vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ thường xuyên sỉ nhục những người chống đối, và không ngần ngại đưa ra những tuyên bố chưa chính xác hoặc sai lạc.
Hôm qua, Donald Trump đã viết một lá thư nảy lửa cho bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện, trong đó ông gọi thủ tục truất phế là « bất hợp pháp », là « công khai tuyên chiến với nền dân chủ Mỹ ». Ông Trump cho rằng mình bị đối xử một cách còn tệ hại hơn cả những người « bị cáo buộc trong vụ án các phù thủy ở Salem ». Đây là vụ án « săn phù thủy » hồi thế kỷ 17, nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ, với một loạt phiên tòa diễn ra ở các làng gần thành phố Salem (Massachusett), và 20 người đã bị hành quyết.
Không tránh né, mà vào cuộc
Thủ tục truất phế nhắm vào cựu tổng thống Bill Clinton về quan hệ với thực tập sinh Nhà Trắng, Monica Lewinsky, là một thảm họa – một vở kịch truyền hình đã làm hoen ố mãi mãi tên tuổi của vị tổng thống Dân Chủ.
Allan Lichtman, giáo sư sử học của American University phân tích : « Hai ông Nixon và Clinton khi ấy lùi hẳn về phía sau, còn ông Trump đã liên tục nhào vô đấu trường. Ông ấy hoàn toàn vào cuộc ».
Không hề miễn cưỡng trong việc duy trì vai trò chính yếu, ngay cả trong giông bão, Donald Trump thường xuyên tổ chức các cuộc mít-tinh để làm nặng nề thêm cảm giác Trump bị đối xử bất công đối với số cử tri của ông, liên tục tố cáo cuộc « săn lùng phù thủy » của phe Dân Chủ.
Theo giáo sư Lichtman, đây là chiến lược mang tính rủi ro cao, nhưng cũng có thể mang lại thắng lợi lớn. Và sau khi xô ngã những tiêu chí xưa nay trên chính trường thủ đô nước Mỹ, Donald Trump lại áp dụng cùng một tiến trình « impeachment », không để cho các dân biểu nghị sĩ trong đảng của ông bất kỳ chọn lựa nào khác ngoài việc bảo vệ ông bằng mọi giá.
Giáo sư Lichtman nhận định : « Lý do thực sự khiến các đại biểu Cộng Hòa phải bênh vực Donald Trump là không còn có ai khác ngoài ông Trump ».
Trong khi Washington đang chao đảo, thì tổng thống Trump, người dường như luôn thoát khỏi mọi vận hạn, tỏ ra hân hoan. Theo một cuộc thăm dò của trường đại học Quinnipiac, tỉ lệ được lòng dân của ông hôm thứ Hai 16/12 vừa rồi đã lên đến mức cao nhất kể từ đầu nhiệm kỳ. Có đến 43% số người được hỏi cho biết ủng hộ Donald Trump, chủ yếu nhờ vào các kết quả ấn tượng của nền kinh tế nước Mỹ ; tuy vẫn thấp hơn nhiều người tiền nhiệm.
Tuần trước ông Trump đã tuyên bố, thủ tục truất phế này là « một điều đáng buồn cho đất nước chúng ta, nhưng chừng như lại rất tốt cho tôi về mặt chính trị ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191218-tru%E1%BA%A5t-ph%E1%BA%BF-%C2%AB-%C4%91%E1%BA%A5u-s%C4%A9-%C2%BB-donald-trump-kh%C3%B4ng-h%E1%BB%81-s%E1%BB%A3-h%C3%A3i

Trump sắp kí luật quốc phòng

thành lập Lực lượng Không gian

Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát biểu quyết với tỉ số 86-8 ủng hộ Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng, hay NDAA. Hạ viện do Đảng Dân chủ kiểm soát đã phê chuẩn dự luật này vào tuần trước với tỉ số 377-48.
Ông Trump nói trên Twitter tuần trước rằng ông sẽ kí dự luật này ngay khi nó được thông qua, nói rằng nó bao gồm tất cả các ưu tiên của ông.
Là một trong số ít các luật quan trọng mà Quốc hội thông qua hàng năm, NDAA trở thành phương tiện cho một loạt các biện pháp chính sách cũng như ấn định mọi thứ từ mức lương quân đội cho tới tàu hoặc máy bay nào sẽ được hiện đại hóa, mua hoặc ngừng sử dụng.
Luật năm nay bao gồm mức tăng lương 3,1% cho binh sĩ; lần đầu tiên có chế độ nghỉ phép sinh con có trả lương cho tất cả các công chức liên bang và thành lập Lực lượng Không gian, một nhánh mới đầu tiên của quân đội Mỹ trong hơn 60 năm qua và là ưu tiên quân sự hàng đầu của ông Trump.
Hạ viện do Đảng Dân chủ lãnh đạo và Thượng viện do Đảng Cộng hòa lãnh đạo, đều biểu quyết thông qua một phiên bản của NDAA trước đó trong năm nay. Sau đó, các nhà lập pháp thương thuyết qua nhiều tháng với các đại diện từ Nhà Trắng để đạt được thỏa hiệp vừa mới được thông qua.
Một vài nghị sĩ Dân chủ thiên tả và nghị sĩ Cộng hòa theo chủ nghĩa tự do đã biểu quyết chống lại NDAA vì nó không bao gồm các chính sách có thể hạn chế các quyền lực chiến tranh của ông Trump, bao gồm cấm hỗ trợ cho chiến dịch không kích của Ả-rập Saudi tại Yemen.
Một số người cũng phản đối gia tăng chi tiêu quân sự trong khi nợ quốc gia đang tăng vọt.
NDAA cũng không cấm tổng thống Trump sử dụng các ngân khoản của quân đội để xây dựng một bức tường ở biên giới của Mỹ với Mexico.
Những điều khoản đó đã được bao gồm trong phiên bản NDAA của Hạ viện, nhưng không có trong phiên bản của Thượng viện. Chúng đã bị loại bỏ trong các cuộc thương thuyết.
Các nhà lãnh đạo Dân chủ cho biết họ đã đạt được một số nhượng bộ từ phe Cộng hòa, là 12 tuần nghỉ phép sinh con có trả lương cho công chức liên bang.
NDAA năm tài khóa 2020 tăng chi tiêu quốc phòng lên khoảng 20 tỉ đôla, tương đương khoảng 2,8%. Nó bao gồm 658,4 tỉ đôla cho các chương trình an ninh quốc gia của Bộ Quốc phòng và Bộ Năng lượng, 71,5 tỉ đôla để chi trả cho các cuộc chiến tranh nước ngoài đang diễn ra và 5,3 tỉ đôla tài trợ khẩn cấp để tu sửa sau thiên tai.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-sap-ki-luat-quoc-phong-thanh-lap-luc-luong-khong-gian/5209862.html

California gia hạn thời hạn ghi danh

 mua bảo hiểm y tế đến ngày 20 tháng 12

Người dân California sẽ có thêm thời gian để ghi danh mua các gỏi bảo hiểm y tế cho năm tới. Chủ nhật (ngày 15 tháng 12) đáng lẽ là hạn chót để mua các gói bảo hiểm từ trang web Covered California, nhưng vào thứ hai (ngày 16 tháng 12), các viên chức tiểu bang cho biết thời hạn này sẽ được kéo dài đến thứ sáu (ngày 20 tháng 12).
Giám đốc điều hành của Covered California Peter Lee cho biết các viên chức đã kéo dài thời hạn sau khi chứng kiến số lượng người mua bảo hiểm tăng mạnh vào tuần trước. Theo KTLA5, những người mua bảo hiểm từ Covered California được phép nhận trợ cấp giúp chi trả chi bảo phí hàng tháng. Năm tới, California dự kiến sẽ tăng số tiền trợ cấp dành cho một số người. Thêm vào đó, tiểu bang sẽ bắt đầu phạt  những người không có bảo hiểm y tế. Các viên chức tiểu bang cho biết hai điều trên đã thúc đẩy sự gia tăng 16% số lượng ghi danh mua bảo hiểm mới thông qua Covered California.
Thời hạn cuối cùng để mua bảo hiểm ý tế thông qua Covered California là ngày 31 tháng 1 năm 2020, và những gói bảo hiểm được mua sau ngày 20 tháng 12 sẽ không có hiệu lực cho đến ngày 1 tháng 2 năm 2020.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/california-gia-han-thoi-han-ghi-danh-mua-bao-hiem-y-te-den-ngay-20-thang-12/

Phó cảnh sát trưởng North Carolina bị sa thải

sau khi xuất hiện video quay lại hình ảnh

cảnh sát vật một đứa trẻ xuống đất

Tin từ North Carolina – Chính quyền cho biết, một phó cảnh sát trưởng bị camera an ninh quay lại cảnh vật ngã một đứa trẻ dưới 12 tuổi hai lần trong một trường trung học đệ nhất cập ở North Carolina, đã bị sa thải vào sáng thứ Hai (16/12/2019), và các điều tra viên tiểu bang đang xem xét nên khởi tố hình sự với viên cảnh sát này hay không.
Trả lời phỏng vấn với ABC News, cảnh sát trưởng quận Vance của tiểu bang North Carolina, Curtis Brame cho biết quyết định sa thải phó cảnh sát có hiệu lực ngay lập tức. Sự việc gây lo lắng diễn ra hôm thứ Năm (12/12/2019) ở trường trung học quận Vance ở Henderson, cách Durham 40 dặm về phía đông bắc. Danh tánh viên cảnh sát không được công bố. Trong đoạn video, viên cảnh sát đang đi cùng một đứa trẻ trong hành lang thì bất ngờ chộp lấy đứa trẻ, nâng lên và vật xuống nền nhà. Không màng đến việc kiểm tra thương tích, viên cảnh sát tiếp tục nâng cậu bé lên và vật xuống sàn nhà lần hai rồi lôi cậu bé đi khuất khỏi tầm quan sát của camera. Ông Brame cho biết sau khi xem video, ông lập tức cho phó cảnh sát trưởng nghỉ phép có lương, rồi gọi Cơ quan Điều tra tiểu bang North Carolina mở cuộc điều tra về sử dụng vũ lực.
Biện lý quận Vance, Mike Waters cho biết cậu bé giấu tên bị thương nhẹ. Ông Waters cho biết đang xem xét ra quyết định vào đầu tuần này về việc có nên buộc tội phó cảnh sát hay đưa sự việc lên bồi thẩm đoàn. Đoạn video không có âm thanh và ông Brame cho biết cựu phó cảnh sát trưởng vẫn chưa giải thích cho phản ứng dữ dội của ông ấy.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/pho-canh-sat-truong-north-carolina-bi-sa-thai-sau-khi-xuat-hien-video-quay-lai-hinh-anh-canh-sat-vat-mot-dua-tre-xuong-dat/

Cựu viên chức tranh cử của Tổng Thống Trump

nhận án tù 45 ngày

Tin từ Washington, DC – Hôm thứ Hai (16/12/2019), một thẩm phán liên bang đã bác bỏ nỗ lực bào chữa cuối cùng của các biện lý cho vụ án hình sự của cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn, và ấn định ngày tuyên án là 28/01/2020. Tờ Wall Street Journal cho biết hai năm trước, cựu cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên của tổng thống Trump, Flynn đã nhận tội nói dối các điều tra viên về mối quan hệ giữa ông và đại sứ Nga.
Trong khi chờ tuyên án, ông sẽ là nhân chứng hợp tác trong cuộc điều tra cựu công tố viên đặc biệt Robert Mueller. Mối quan hệ giữa ông Flynn và chính phủ trở nên gay gắt hồi đầu năm, sau khi ông Flynn thay thế cố vấn pháp lý lâu năm của ông ở công ty Covington & Burling, và giữ lại luật sư bảo thủ và bình luận viên truyền hình, Sidney Powell. Bà Powell cáo buộc chính phủ đã giữ lại các bằng chứng của bên bào chữa, và cho rằng quyết định bác bỏ bào chữa cho vụ án của ông Flynn là một thủ đoạn được lên kế hoạch lâu dài trước đó. Ông Flynn bị buộc tội nói dối các điều tra viên về mối quan hệ của ông với đại sứ Nga, trong suốt 24 ngày làm cố vấn an ninh quốc gia, thời gian chính quyền tổng thống Trump mới nhậm chức vài tuần.
https://www.sbtn.tv/cuu-vien-chuc-tranh-cu-cua-tong-thong-trump-nhan-an-tu-45-ngay/

Tàu do thám Nga hoạt động ‘không an toàn’

ngoài khơi bờ biển Hoa Kỳ

Một tàu do thám Nga đã quay trở lại vùng biển quốc tế ngoài khơi bờ biển phía đông nam Hoa Kỳ. Theo lời hai quan chức Mỹ nói với CNN thì con tàu của Nga đã có những hành động “không an toàn.”
Chiếc tàu hải giám Nga Viktor Leonov đã lảng vảng ngoài khơi bờ biển bang South Carolina và Florida trong vài ngày qua, một giới chức Mỹ nói với CNN, và rằng hành động của con tàu đã được xác định là “không an toàn” bởi vì tàu không dùng đèn pha trong thời tiết có tầm nhìn thấp. Ngoài ra, con tàu Nga cũng không đáp lại những tín hiệu chào xã giao từ các tàu thương mại đang cố gắng xác định vị trí của con tàu để tránh tai nạn có thể xảy ra.
Vẫn theo giới chức Mỹ, tàu gián điệp lớp Vishnya của Nga còn có “những động thái thất thường khác.”
Một quan chức thuộc Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ nói với CNN rằng lực lượng này đang phát đi “Bản tin về thông tin an toàn hàng hải” để cảnh báo các thủy thủ trong khu vực về sự hiện diện của tàu Nga và hành vi của nó.
Một quan chức quốc phòng nói với CNN rằng tàu USS Mahan của Hải quân Hoa Kỳ, một tàu khu trục lớp Arleigh Burke, đang hoạt động gần con tàu Nga.
Trang The Moscow Times dẫn nguồn từ Viện Hải quân Hoa Kỳ cho biết Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ đã ra cảnh báo yêu cầu các thủy thủ hãy “lưu ý và cẩn trọng khi điều hướng gần tàu này.”
Tàu do thám Nga xuất hiện ngoài khơi Hoa Kỳ giữa lúc USS Ross, tàu khu trục lớp Arleigh Burke có tên lửa dẫn đường của Hải quân Hoa Kỳ đến thăm Constanta, Romania, hôm 16/12. Hải quân nói đây
là một “chuyến thăm định kỳ,” một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm tăng cường sự hiện diện ở Biển Đen và hỗ trợ các đối tác trong liên minh NATO mà Romani là một thành viên.
Vẫn theo The Moscow Times thì tàu Viktor Leonov đã được phát hiện ở Cuba vào năm 2014, và gần một căn cứ tàu ngầm của Mỹ ở Connecticut vào năm 2017, và một căn cứ tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Mỹ ở bang Georgia hồi năm ngoái.
https://www.voatiengviet.com/a/tau-do-tham-nga-hoat-dong-khong-an-toan-ngoai-khoi-hoa-ky/5209392.html

Hoa Kỳ và Trung Quốc tạm hưu chiến

Nguyễn Xuân Nghĩa
Sau 20 tháng đàm phán, hôm Thứ Sáu 13 vừa qua, Hoa Kỳ và Trung Quốc thông báo đã thỏa thuận về “Giai đoạn Một” nhằm giải quyết mâu thuẫn kinh tế giữa hai nước. Nhưng phải chăng đây chỉ là một cuộc đình chiến tạm bợ cho tới năm sau và qua năm 2020, quan hệ giữa đôi bên sẽ còn căng thẳng? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu chuyện này….
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, kể từ Tháng Ba năm ngoái, trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã trải qua nhiều thăng trầm với cao điểm là đầu Tháng Năm của năm nay khi Bắc Kinh phủ nhận nhiều cam kết trước đó khiến Hoa Kỳ leo thang và gây áp lực rất mạnh về thuế nhập nội đánh trên hàng hóa của Trung Quốc bán vào thị trường Mỹ. Thế rồi, giới chức đôi bên tiếp tục đàm phán để tuần qua vừa đạt thỏa thuận về “Giai đoạn Một” sẽ áp dụng vào đầu năm tới. Theo dõi mâu thuẫn giữa đôi bên, ông có nhận xét như thế nào?
Đình chiến tạm bợ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta ở vào cuối năm nên vừa phải tổng kết cho năm nay rồi cố gắng dự báo về quan hệ giữa hai nước vào năm tới. Về thỏa thuận được thông báo hôm Thứ Sáu 13, tôi nghĩ đây chỉ là một cuộc đình chiến tạm bợ chứ mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ còn gia tăng và lan rộng qua năm sau.
Bắc Kinh đã chẳng hiểu sự vận hành của kinh tế toàn cầu từ hơn hai thế kỷ vừa qua, lại đòi khống chế nền kinh tế đó để trục lợi và để vượt mặt Hoa Kỳ. Bắc Kinh đang rơi vào chu kỳ bế tắc của Trung Quốc vào thời Đại Minh của Thế kỷ 15 và Đại Thanh của Thế kỷ 19 và sẽ bị khủng hoảng!
-Nguyễn Xuân Nghĩa

Nguyên Lam: Thính giả của chúng ta đã quen với cách phân tích có vẻ bi quan của ông, nên Nguyên Lam xin yêu cầu ông giải thích cho lý do vì sao thỏa thuận này chỉ là một cuộc đình chiến tạm bợ trong một trận thương chiến đã kéo dài từ 20 tháng qua?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước tiên, tôi xin đề nghị là chúng ta nhìn vào toàn cảnh sâu xa lâu dài của mâu thuẫn giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
- Trung Quốc thật ra “chưa hùng mà đã hung” và lãnh đạo của họ kể từ khi ông Tập Cận Bình lên làm Tổng bí thư sau Đại hội đảng Khóa 18 vào cuối năm 2012 còn tập trung tối đa quyền lực để giải quyết nhiều vấn đề bên trong mà chưa xong. Vì vậy, năm 2019 sắp kết thúc là một năm ta có thể gọi là “mất mùa” cho họ Tập.
- Lý do vì sao giải quyết chưa xong các vấn đề bên trong thì có rất nhiều, nhưng về căn bản thì Trung Quốc chưa nắm vững sự vận hành của kinh tế quốc tế mà vội nuôi tham vọng thay thế Hoa Kỳ để lãnh đạo nền kinh tế đó và chi phối cả an ninh của các nước khác. Sau khi đắc cử Tổng thống vào cuối năm 2016, ông Donald Trump đã nêu rõ yêu cầu là sẽ gây áp lực để Bắc Kinh phải cải tổ cơ chế kinh tế chính trị theo chuẩn mực của các nước tiên tiến, như họ đã cam kết từ khi được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO gần 20 năm trướx.
- Vì lý do chính trị nội bộ của Mỹ, ông Trump chọn trận địa chiến để khai hỏa là mâu thuẫn thương mại và áp thuế nhập nội nhằm bảo vệ quyền lợi của công nhân và doanh nghiệp Hoa Kỳ. Chiến thuật đó của ông gây hiểu lầm là Mỹ chỉ lo cho quyền lợi ích kỷ của mình, nhưng dần dần thì các nước khác cũng hiểu ra ý đồ của Bắc Kinh và đấy là một nhược điểm của Tổng bí thư Tập Cận Bình.
Nguyên Lam: Nhưng ông vẫn chưa giải thích vì sao ông cho rằng Giai đoạn Một mà đôi bên vừa thỏa thuận chỉ là một cuộc hưu chiến tạm bợ và không bền. Nguyên Lam xin đề nghị là ông phân tích thêm chuyện này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Bắc Kinh có thủ thuật buôn bán và đầu tư của một cơ chế kinh tế chính trị thiếu tự do và minh bạch nên bị Mỹ trừng phạt về thương mại như bước đầu, nhằm tạo ra thay đổi sâu xa hơn. Thỏa thuận về “Giai đoạn Một” vừa được nói tới mới chỉ tạm hoãn việc áp thuế hay giảm thuế mà thôi và cần thời gian phiên dịch để khai triển những gì đã cam kết qua tài liệu dài 86 trang, sau đó mới được hai bên thẩm xét về thực hư và khả năng kiểm chứng.
- Chính trường Hoa Kỳ và nội bộ Trung Quốc có nhiều vấn đề vào năm tới nên đôi bên cùng tạm hưu chiến nhưng sẽ tiếp tục lâm chiến trên nhiều lĩnh vực khác. Điều đáng chú ý là lãnh tụ đôi bên đều tránh ký kết thỏa thuận này mà để cho thuộc cấp phát biểu và thi hành. Trong khi ấy, vấn đề nổi cộm là thuật lý, công nghệ hay technology, vẫn là mâu thuẫn lớn cho mai sau.
- Năm tới, người ta ít nói về kinh tế mà quan tâm hơn đến an ninh và đấy mới là trận địa chiến thật giữa hai nước, khi các vấn đề như nhân quyền, dân chủ hay chủ quyền của các lân bang của Trung Quốc cũng nằm trong nghị trình đàm phán mở rộng hơn…
Các ưu tiên của Bắc Kinh
Nguyên Lam: Nhìn từ giác độ của lãnh đạo Bắc Kinh, ông nghĩ sao về các ưu tiên của họ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Lãnh đạo Bắc Kinh có loại vấn đề mà dân ta hay gọi là “lấy ngắn nuôi dài”, là tìm lợi thế ngắn hạn để cải cách dài hạn, nhưng lại gặp “mâu thuẫn cơ bản” – chữ của họ – là biện pháp kích thích ngắn hạn đi ngược với mục tiêu cải cách dài hạn. Trong khi đó họ lại bị dồn vào nhiều ưu tiên khác như trận chiến về ngoại hối, đầu tư khi các nước đã thấy ra thế ưu đãi và trợ cấp cho hệ thống doanh nghiệp nhà nước, hay vụ Hồng Kông, Tân Cương và Tây Tạng…
- Ông Trump ưa tuyên bố lung tung làm nhiều người chẳng hiểu khi nào ông nói thật, khi nào lập mưu giả bộ. Nhưng Bắc Kinh lại “thành thật khai báo” mục tiêu của họ qua các khái niệm “Trung Quốc Mộng”, sáng kiến “Nhất Đới Nhất Lộ”, hay việc bành trướng quân sự và uy hiếp các lân bang từ Đông Bắc Á quanh Đài Loan Nhật Bản, xuống biển Đông Nam Á thậm chí tới Nam Thái Bình Dương.
- Trong khi ấy Bắc Kinh đã chẳng hiểu sự vận hành của kinh tế toàn cầu từ hơn hai thế kỷ vừa qua, lại đòi khống chế nền kinh tế đó để trục lợi và để vượt mặt Hoa Kỳ. Bắc Kinh đang rơi vào chu kỳ bế tắc của Trung Quốc vào thời Đại Minh của Thế kỷ 15 và Đại Thanh của Thế kỷ 19 và sẽ bị khủng hoảng!
Các chu kỳ bế tắc
Nguyên Lam: Nguyên Lam xin yêu cầu ông giải thích cho hai chu kỳ bế tắc đó.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trong luồng giao dịch giữa các nước với nhau thì có mua vào cũng phải bán ra mới có bạn hàng và đồng minh. Nay Bắc Kinh vẫn chưa rõ quy luật sơ đẳng ấy của lịch sử nên rơi vào khủng hoảng kinh tế, nạn tham ô của triều Minh khiến nước Tầu gặp loạn, vua Sùng Trinh tự tử để nhà Thanh chiếm đoạt cả nước. Trong giai đoạn ấy, các Đế quốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nổi lên và chi phối toàn vùng Đông Á rồi bị các Đế quốc Anh, Hà Lan thay thế. Sự vận hành rắc rối đó cần trí nhớ và cách giải thích hợp lý, là điều Trung Quốc chủ quan lại nhìn không ra.
- Kế tiếp, nhà Đại Thanh cũng mắc bệnh vĩ cuồng như Bắc Kinh ngày nay, vì tưởng mình là cường quốc kinh tế giàu mạnh hơn các Đế quốc Anh Pháp. Rốt cuộc, nhà Thanh không cải cách rồi bị nội loạn với vụ Thái Bình Thiên Quốc và sụp đổ. Lãnh đạo Bắc Kinh ngày nay chỉ nói về “bách niên quốc sỉ”, trăm năm ô nhục vì bị liệt cường tấn công từ vụ Chiến tranh Nha phiến giữa Thế kỷ 19 mà không thấy ra hoặc dám nói đến các vấn đề chồng chất ở bên trong.
- Họ không tự hỏi vì sao làm xứ sở lụn bại khi đã là cường quốc kinh tế số một? Một lý do giải thích là Chủ nghĩa Mác-Lênin tai hại. Một lý do khác chính là từ nền văn hóa duy ý chí của Trung Hoa. Hậu quả là ngày nay không chỉ có Hoa Kỳ mà các nước khác cũng đang nêu vấn đề về âm mưu bành trướng của Bắc Kinh trong nhiều lĩnh vực an ninh, kinh tế và thuật lý. Năm 2020 này sẽ phơi bày chuyện đó.
Nguyên Lam: Như vậy, kết luận của ông là qua năm 2020, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ còn gay go hơn những gì chúng ta đã thấy trong hai năm qua?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nhiều phần sẽ là như thế và đấy là thành tích của ông Tập Cận Bình!
Ngày nay không chỉ có Hoa Kỳ mà các nước khác cũng đang nêu vấn đề về âm mưu bành trướng của Bắc Kinh trong nhiều lĩnh vực an ninh, kinh tế và thuật lý. Năm 2020 này sẽ phơi bày chuyện đó.,BR>-Nguyễn Xuân Nghĩa
- Tại Hoa Kỳ, giữa sự phân hóa chính trị khá kỳ lạ của nước Mỹ, Tập Cận Bình lại tạo ra sự đồng thuận giữa Hành Pháp và Lập pháp và giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa về đối sách với Bắc Kinh, về vụ Hồng Công, Đài Loan, Tân Cương hay về mâu thuẫn trên Biển Đông. “Chưa hùng mà đã hung” là vậy!
- Đã thế, qua bảy đời Tổng thống Mỹ, từ ông Richard Nixon tới Barach Obama, Bắc Kinh còn chứng minh rằng Trung Quốc sẽ chẳng cải cách để có một chế độ thông thoáng và hợp tác với các cường quốc hầu cùng giải quyết các vấn đề lớn của thế giới mà chỉ ăn cắp, ăn cướp thuật lý và quyền sở hữu trí tuệ của thiên hạ để củng cố vai trò tệ hại của đảng, của nhà nước và hệ thống kinh tế quốc doanh. Trên tuyến đầu thì Hoa Kỳ tố giác điều ấy và sẽ đòi Bắc Kinh cải cách nữa.
- Nhưng nhìn rộng ra ngoài, vì sao ngày nay Hoa Kỳ lại gọi Trung Quốc là đối thủ số một, còn nguy hiểm hơn Liên bang Xô viết vào thời Chiến tranh lạnh như Tổng trưởng Quốc phòng Mỹ sau Phó Thủ tướng và Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã phát biểu? Khác với ông Trump, Nội các và Ban tham mưu của Tổng thống Mỹ đang nói thẳng nói thật với các đồng minh và nay các quốc gia này cũng đã hiểu.
Nguyên Lam: Thưa ông, phải chăng vì vậy mà uy tín của Trung Quốc và niềm tin vào Bắc Kinh của nhiều quốc gia đã sa sút nặng trong năm 2019 sắp kết thúc?
Nguyễn-Xuân Nghiã: - Nếu để kết luận thì vụ thỏa thuận về “Giai đoạn Một” chỉ là hưu chiến nhất thời và không qua nổi con trăng vì thế giới thấy ra sự thật! Mâu thuẫn giữa Bắc Kinh với trật tự của thế giới là vấn đề đã có và tồn tại khi ông Donald Trump hết còn là Tổng thống Hoa Kỳ sau nhiệm kỳ hai. Trong nhiệm kỳ tới, ông ta sẽ đẩy mạnh áp lực cải cách để Bắc Kinh phải thay đổi cơ chế của họ, là điều cần thiết nhưng mà khó. Vì vậy, năm 2020 sẽ còn có nhiều biến động và sức ép cho Bắc Kinh. Có khi họ sẽ thấy tái diễn chuyện Minh Thanh xa xưa là điều chúng ta sẽ tìm hiểu trong suốt năm tới…
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích của tuần này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/the-phase-one-deal-12182019101541.html

Ngoại trưởng Mỹ ủng hộ cầu thủ Arsenal chỉ trích TQ

về người Uighur

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo hôm thứ Ba lên tiếng ủng hộ cầu thủ Mesut Ozil của câu lạc bộ Arsenal liên quan tới chỉ trích của anh về sự đối đãi của Trung Quốc với người Hồi giáo Uighur, nói rằng Bắc Kinh có thể kiểm duyệt các trận bóng đá của đội bóng nhưng không thể che giấu các vi phạm nhân quyền.
Tiền vệ của Arsenal, một người Đức theo Hồi giáo với gốc gác Thổ Nhĩ Kỳ, tuần trước trong những post đăng trên mạng xã hội gọi người Uighur là “những chiến binh chống lại đàn áp” và chỉ trích cả sự đàn áp của Trung Quốc lẫn sự im lặng của người Hồi giáo.
Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV hôm Chủ nhật đã loại bỏ trận đấu giải Ngoại hạng Anh giữa Arsenal với Manchester City khỏi lịch phát sóng.
“Các cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể kiểm duyệt Mesut Ozil và trận đấu Arsenal suốt mùa giải, nhưng sự thật sẽ thắng thế,” ông Pompeo viết trên Twitter. “ĐCSTQ không thể che giấu những vi phạm nhân quyền trầm trọng của họ đối với người Uighur và các tín ngưỡng tôn giáo khác trên thế giới.”
Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền ước tính khoảng 1 triệu đến 2 triệu người, chủ yếu là người Hồi giáo Uighur, đã bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt ở Tân Cương như một phần của điều mà Bắc Kinh gọi là chiến dịch chống khủng bố.
Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận bất kì sự ngược đãi nào đối với người Uighur.
Hôm thứ Hai, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Ozil “hoàn toàn bị lừa dối bởi những tin tức giả mạo và những tuyên bố sai trái.”
Arsenal hôm thứ Bảy đã tìm cách tránh xa những bình luận của Ozilsau khi anh đăng lên Twitter và Instagram. “Nội dung mà anh ấy bày tỏ hoàn toàn là ý kiến cá nhân của Ozil,” một tài khoản chính thức của Arsenal cho biết trong một post trên nền tảng Weibo của Trung Quốc giống như Twitter.
https://www.voatiengviet.com/a/ngoai-truong-my-ung-ho-cau-thu-arsenal-chi-trich-trung-quoc-ve-nguoi-uighur/5209851.html

Liệu Scotland có thể độc lập khỏi Anh và ở lại EU?

Ngay sau khi ông Johnson dẫn dắt đảng Bảo thủ Anh thắng cử giòn giã hôm 12/12/2019, giới quan sát đã chỉ ra rằng đây là chiến thắng không trọn vẹn.
Tại xứ Anh và Wales, đảng Bảo thủ “hạ gục” đảng Lao động, giành được nhiều hạt cử tri vốn chưa từng bỏ phiếu cho phe Bảo thủ.
Nhưng ở Scotland, màu cờ vàng nhạt của SNP tung bay trên cả xứ sau khi đảng này, chủ trương độc lập khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh, giành 48 trên tổng thống 59 ghế nghị sĩ.
Đảng Bảo thủ chỉ còn đúng sáu nghị sĩ từ Scotland trúng cử vào Quốc hội Anh kỳ này, giảm đi một so với năm 2017.
London không thể giữ Scotland trong liên hiệp trái ý đa số cử triBà Nicola Sturgeon
Dù thủ tướng Boris Johnson ngay lập tức đã bác bỏ yêu cầu của bà Nicola Sturgeon, lãnh tụ SNP cho Scotland mở cuộc trưng cầu dân ý lần hai để đòi độc lập.
Vấn đề này sẽ không mất đi.
Scotland lo vì ‘số trẻ Việt Nam bị bóc lột gia tăng’
Lâu đài đẹp nhất Scotland tái hiện từ giấc mơ lạ
Đôi nét về mẹ của Donald Trump
QH Anh cho chính phủ ‘mở đường rời EU’
Theo BBC News từ Scotland, hiện có hai câu hỏi lớn cho nước Anh và 5,4 triệu dân Scotland:
Tự Scotland có thẩm quyền mở trưng cầu dân ý độc lập?
Gọi là indyref2, viết tắt của ‘independence referendum’, nếu xảy ra, đây sẽ là lần thứ nhì từ 2014, khi Scotland bỏ phiếu không đồng ý độc lập khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UK).
Chính phủ trung ương ở London cho rằng một cuộc trưng cầu dân ý 2014 đã là đủ để biết dân Scotland không muốn độc lập.
Nhưng SNP cho rằng tới 62% cử tri Scotland đã bỏ phiếu trong trưng cầu dân ý về Brexit năm 2016 để ở lại EU.
Vì thế, SNP cho rằng tình hình nay thay đổi, Liên hiệp Vương quốc Anh không thể “cưỡng bức” Scotland cũng ra khỏi EU cùng xứ Anh, Wales và Bắc Ireland.
Tuy vậy, bà Nicola Sturgeon cho rằng chính phủ Scotland sẽ yêu cầu London cho trưng cầu dân ý theo hành lang pháp luật, chứ không làm “tự phát” như Catalonia ở Tây Ban Nha.
Có vẻ như giải pháp duy nhất cho SNP tới đây là kiện lời từ chối trưng cầu dân ý của chính phủ trung ương ra tòa.
Điều này cũng không hẳn là không có rủi ro.
Nếu bị tòa án bác bỏ, chưa rõ SNP có tiếp tục nghị trình đòi trưng cầu dân ý độc lập hay không.
Còn nếu tòa ủng hộ SNP, một nghị trình chuẩn bị cho trưng cầu dân ý sẽ kéo dài.
Lần trước, Scotland mất 18 tháng để chuẩn bị cho trưng cầu dân ý độc lập 2014.
Câu hỏi thứ nhì: ’Một Scotland độc lập có nghiễm nhiên được ở lại EU hay không?’
Lịch trình Brexit và bầu cử địa phương ở Scotland đưa ra một phương án khá phức tạp.
Giả sử ngay lập tức Scotland có trưng cầu dân ý và giành độc lập trong năm 2020, thì đây cũng là năm Anh hoàn tất Brexit.
Cả Anh Quốc và Scotland đều cần quá trình chuyển tiếp 1-2 năm để tách khỏi nhau, và tách khỏi EU.
Sang 2021, Scotland lại có bầu cử địa phương, và giả sử là SNP vẫn thắng cử, thì họ rơi vào thế là Scotland cùng Anh đã ra khỏi EU trước khi Scotland có thể “xin quay trở lại” làm thành viên EU.
Theo luật EU, quốc gia nào muốn gia nhập hay nhập trở lại khối, đều phải qua quá trình đàm phán bình thường, không có chế độ ưu tiên.
Chưa kể, lãnh đạo SNP nói rằng sau khi tách ra, Scotland vẫn giữ đồng bảng Anh, không dùng euro và không phân chia biên giới England-Scotland.
Bà Nicoa Sturgeon cũng nói SNP muốn để Nữ hoàng Elizabeth II tiếp tục làm nguyên thủ quốc gia của một Scotland độc lập.
Cả ba vấn đề này đều chưa có câu trả lời từ EU…vì chưa hề có tiền lệ.
Liên hiệp đặc biệt Anh – Scotland
Quan hệ đặc biệt của hai vương quốc Anh (England) và Scotland đã trải qua nhiều thăng trầm từ thế kỷ 16.
Từ thế kỷ 14 đến đầu thế kỷ 18, ngai vàng Scotland thuộc về dòng họ Stewart.
Nữ hoàng Mary (Queen of Scots), trưởng thành ở Pháp, đã đổi tên dòng họ theo cách viết tiếng Pháp thành Stuart.
Việc tranh giành quyền bính của dòng họ này luôn gắn liền với các sự kiện ở châu Âu lục địa và ở Anh.
Năm 1543, vua Anh đưa các xứ Wales và Cornwall nhập vào vương triều do London quản lý.
Nhưng Scotland, vốn đông dân hơn và có truyền thống chính trị riêng, không dễ trở thành một phần chung với Anh.
Mặt khác, liên kết với Anh giúp kinh tế Scotland bành trướng xuống thị trường to lớn, cùng ngôn ngữ ở phía Nam và ra thế giới.
Ban đầu, hai xứ chỉ gắn kết nhờ hôn nhân của vua chúa, hoặc nhờ một vua nắm hai ngai vàng Anh và Scotland (regal union).
James VI làm vua Scotland, rồi sau làm vua Anh với danh hiệu James I từ 1603, khi hai vương quốc lần đầu có chung một vua.
Và phải tới năm 1707 Anh và Scotland mới có chung nghị viện (parliamentary union).
Nhưng không phải lúc nào Anh cũng muốn chung quốc gia với Scotland.
Nghị viện Anh (English parliament) đã hai lần bác bỏ đề nghị hợp nhất với Scotland (1607, 1670).
Ý tưởng lập Viện Nguyên lão (House of Lords) chung cho quý tộc và tăng lữ Anh và Scotland cũng bị bác bỏ năm 1700.
Đề xuất lập liên minh thương mại (commercial union) mà Scotland nêu ra cũng hai lần bị bác.
Lý do là quan hệ đó, theo phía Anh, chỉ có lợi cho giới thương gia Scotland.
Tuy thế, một hiệp ước lập liên minh chính trị (Treaty of Union) đã được ký kết năm 1707.
Hai bên giữ khác biệt về tôn giáo.
Giáo hội Scotland cũng là đạo Tin Lành nhưng theo phái Calvinist và tách biệt hoàn toàn với chính quyền.
Còn Giáo hội Anh thuộc hệ phái khác, có vua hoặc nữ hoàng đứng đầu giáo hội, và tăng lữ có ghế trong Quốc hội.
Ngoài ra, Scotland giữ hệ thống pháp luật và giáo dục riêng.
Tuy bỏ chính sách ngoại giao riêng và để cho London lo quân sự, ở Scotland vẫn có các đảng thân Pháp, kẻ thù của các vua Anh.
Phái Jacobites trung thành với dòng họ Stuart bị tuyệt tự ở Scotland, và luôn mưu đồ chống London, chỉ bị xóa bỏ vào năm 1746.
Dân Scotland tự hào với truyền thống Khai sáng lấy cảm hứng từ châu Âu lục địa, hơn là điều họ cho là thuộc ‘phong kiến Anh’.
Ngoài nhu cầu bảo tồn văn hóa đặc thù của Scotland, quan hệ ‘tay ba’ Anh, Scotland và châu Âu sẽ còn quay trở lại trong mấy năm tới mà câu hỏi độc lập chỉ là một.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50837134

Pháp : Chưa thấy lối thoát

trong ngày đình công thứ 14

Thu Hằng
Ngày 18/12/2019, nước Pháp, đặc biệt tại Paris, tiếp tục bị tê liệt do hoạt động giao thông công cộng vẫn bị đình trệ vì đình công phản đối cải cách hưu trí.
Chiều 18/12, chính phủ Pháp, cùng với tân quốc vụ khanh đặc trách hưu trí Laurent Pietraszewski thay ông Jean-Paul Delevoye vừa từ chức vì xung đột lợi ích, sẽ họp với từng nghiệp đoàn. Thủ tướng Edouard Philippe dự kiến gặp lại tất cả các đối tác xã hội « trong một cuộc họp đa phương » vào chiều 19/12 với hy vọng tìm được một giải pháp cho cuộc khủng hoảng kéo dài từ 14 ngày nay.
Các nghiệp đoàn CGT, FO, CFE-CGC, Solidaires và FSU vẫn giữ nguyên yêu cầu rút hẳn dự luật cải cách hưu trí. CFDT và CFTC, được cho là hai nghiệp đoàn có khuynh hướng cải cách, ủng hộ cách tính trợ cấp hưu trí theo điểm, nhưng phản đối « tuổi cân đối » (âge pivot/âge d’équilibre) được ấn định là 64 tuổi. Chính vì thủ tướng Edouard Philippe vượt qua « lằn ranh đỏ » này mà lần đầu tiên nghiệp đoàn CFDT tham gia biểu tình ngày 17/12.
Lời kêu gọi biểu tình trên diện rộng được hơn 1,8 triệu người hưởng ứng trên khắp nước Pháp, theo thống kê của nghiệp đoàn CGT. Tuy nhiên, bộ Nội Vụ Pháp đưa ra con số 615.000 người. Theo AFP, sau cuộc họp tối 17/12, lãnh đạo liên nghiệp đoàn đe dọa sẽ không có « hưu chiến » trong đợt Giáng Sinh dù đây là dịp di chuyển lớn nhất trong năm của người dân Pháp.
Đến sáng 18/12, tình hình giao thông vẫn rất khó khăn tại Paris và vùng Ile-de-France. Tám trên 14 tuyến tầu điện ngầm tiếp tục bị đóng cửa, bốn tuyến khác chỉ hoạt động cầm chừng vào giờ cao điểm.
Tương tự, tầu RER liên vùng Ile-de-France và tầu liên tỉnh tiếp tục bị xáo trộn và chỉ có khoảng 30% tầu cao tốc TGV hoạt động.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20191218-ph%C3%A1p-ch%C6%B0a-th%E1%BA%A5y-l%E1%BB%91i-tho%C3%A1t-trong-ng%C3%A0y-%C4%91%C3%ACnh-c%C3%B4ng-th%E1%BB%A9-14

Pháp : Năm thứ 35 chiến dịch toàn quốc

quyên góp thực phẩm giúp người nghèo

Thùy Dương
Hàng năm, tại Pháp, vào cuối tháng 11, khi trời đã sang mùa đông, nhiều tổ chức thiện nguyện phát động chiến dịch quyên góp tiền và thực phẩm để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Đi đầu trong việc trợ giúp lương thực thực phẩm cho những người thiếu thốn tại Pháp là hiệp hội Banque Alimentaire – Ngân hàng lương thực thực phẩm.
Năm 2019 là tròn 35 năm Banque Alimentaire tổ chức chương trình toàn quốc quyên góp lương thực, thực phẩm. Vào năm 1984, đợt quyên góp lần đầu được tổ chức tự phát tại vùng Paris
Năm nay, chiến dịch diễn ra trong ba ngày 29/11 đến 01/12, với mục tiêu quyên góp được 11 ngàn tấn thực phẩm, tương đương 24 triệu bữa ăn. Với 9.000 điểm quyên góp, trong đó có 8.000 điểm đặt ở các siêu thị, cửa hàng thực phẩm, hiệp hội Banque Alimentaire quốc gia Pháp, với 79 Ngân hàng thực phẩm cấp địa phương, đã huy động 130.000 tình nguyện viên tham gia chiến dịch với khẩu hiệu « Chúng tôi cần các bạn ! »
Tại một siêu thị Franprix ở thành phố Saint-Maur-des-Fossés, ngoại ô Paris, 2 người phụ nữ lớn tuổi, tình nguyện viên Danielle và Françoise, vừa nhận hàng khách quyên góp cho hiệp hội, vừa kêu gọi, giải thích về chiến dịch quyên góp với những khách mới vào siêu thị. Nhận một gói hàng do khách trao và xếp vào dãy thùng carton ở gần quầy thu ngân, bà Danielle, người phụ trách 3 điểm quyên góp ở Saint-Maur-des-Fossés, giải thích với RFI Việt ngữ :
« Đây là chiếndịch quyên góp toàn quốc của hiệp hội Ngân hàng lương thực thực phẩm quốc gia. Mỗi tỉnh đều có chi nhánh riêng. Chúng tôi thuộc về Ngân hàng của vùng Ile-de-France (tức là Paris và vùng phụ cận). Ngân hàng lương thực vùng Paris đã cử một số tình nguyện viên đến các siêu thị để quyên góp, các loại bánh ngọt, những mặt hàng không dễ bị hỏng. Thực phẩm mọi người quyên tặng sau này sẽ được phân phát cho những người có nhu cầu trong suốt 6 tháng đầu năm. Chúng tôi túc trực ở đây từ sáng hôm qua (29/11/2019).
Điều mà chúng tôi muốn là có sự đa dạng về chủng loại thực phẩm. Như chị nhìn thấy ở đây, trong thùng carton thứ nhất này, chúng tôi để tất cả các loại bánh ngọt, rồi có thùng đựng tất cả các thực phẩm dùng cho bữa ăn sáng, hay các sản phẩm như như dầu ăn, sốt cà chua, cá sardine đóng hộp, các món ăn chế biến sẵn, rau xanh, đương nhiên là có cả mì ống, gạo, đậu lăng … Nói tóm lại là tất cả các loại thực phẩm có thể để được lâu. Chúng tôi cũng có những sản phẩm cho trẻ nhỏ, như thức ăn nghiền đóng hộp dành cho các em bé, thậm chí là cả sữa cho trẻ em.
Chiến dịch quyên góp toàn quốc của hiệp hội Ngân hàng lương thực thực phẩm chỉ hướng đến thực phẩm. Chúng tôi không nhắm tới các sản phẩm vệ sinh thân thể, tẩy rửa … Tuy nhiên, vẫn có những người cho, tặng loại sản phẩm này. Chúng tôi cũng nhận, để sau này có thể phát cho những người có nhu cầu. Nhưng đó không phải là mục đích chính của chiến dịch quyên góp lần này.
Đấy, chị thấy đấy, người phụ nữ này đã trao cho chúng tôi gói kẹo chocolat hình đồng tiền. Sắp đến Giáng Sinh, nhiều người tặng những đồng tiền chocolat và chocolat Kinder cho trẻ em. Các em nhỏ con em các gia đình khó khăn không phải ngày nào cũng được nhận những loại bánh kẹo này. Có nhiều người có suy nghĩ rất thiết thực, họ cho, tặng những món phù hợp với nhiều đối tượng người nhận khác nhau. Chúng tôi nhận được nhiều loại sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng người nhận. Mọi người cho, tặng bất cứ thứ gì họ muốn cho, tặng. Chúng tôi không can thiệp. Điều chúng tôi cần chỉ là các sản phẩm vẫn còn hạn sử dụng ».
Nicolas, một cậu bé 12 tuổi, đi siêu thị cùng mẹ. Nicolas đã chọn mua nhiều thực phẩm để quyên góp cho Ngân Hàng Lương Thực Thực Phẩm. Trong khi chờ đợi mẹ mua sắm, Nicolas đã quan sát công việc
của những tình nguyện viên và những khách hàng hảo tâm.Được sự đồng ý của mẹ, Nicolas chia sẻ với RFI Việt ngữ :
« Cháu quyên góp thực phẩm là để giúp đỡ người nghèo, họ là những người thiếu thốn. Chính bố mẹ cháu đã nói cho cháu biết (về Ngày toàn quốc quyên góp lương thực thực phẩm). Thế là cháu đi siêu thị Franprix. Cháu đã chọn mua, ví dụ thức ăn chế biến sẵn đóng hộp, bánh quy, ngũ cốc, mứt. Đó là những thực phẩm có thể để được lâu, bởi vì chúng ta thường không tiết kiệm thực phẩm lắm, còn họ, những người thiếu thốn, họ không có nhiều thực phẩm nên họ phải tiết kiệm thức ăn. Nên cần phải mua những loại thức ăn có hạn dài và khi chọn thì phải chọn gói/hộp ở phía sâu bên trong kệ hàng nhất, có như thế mới lấy được những thứ còn lâu mới hết hạn sử dụng. Cháu đã tiêu khoảng 9 euro để giúp những người khó khăn.
Về không khí ở siêu thị, mọi người rất nồng nhiệt. Ở gần cửa, có những tình nguyện viên. Có nhiều thùng carton. Ai muốn cho, tặng gì thì để vào đó. Thường thì đấy là những người đến siêu thị mua sắm, họ mua những thứ họ cần, rồi ví dụ họ mua thêm một hộp thực phẩm chế biến sẵn hoặc một thứ gì đó để cho, tặng. Cháu tham gia Ngày toàn quốc quyên góp lương thực thực phẩm thế này 1-2 năm rồi. Cháu nghĩ là năm sau cháu vẫn sẽ tiếp tục ! »
Cũng giống như Nicolas, đây không phải lần đầu nhiều khách hàng tham gia Ngày toàn quốc quyên góp lương thực thực phẩm. Họ coi là dù ít hay nhiều thì đó cũng là lòng hảo tâm, là tình đoàn kết, một sự đóng góp rất đỗi bình thường cho xã hội. Bà Guillot là một người như vậy. Khi RFI tiếng Việt phỏng vấn, bà vui vẻ giải thích : « Vâng, đây không phải là lần đầu tiên. Năm nào tôi cũng cố gắng tham gia. Lần này, tôi có góp một chút ít, tôi đã mua một chai dầu ăn một lít và một hộp thức ăn chế biến sẵn. Tôi cho là việc những người có điều kiện quyên tặng thực phẩm hay vận động những người có điều kiện tham gia là một việc rất quan trọng vì tình đoàn kết.
Tôi nghĩ là chiến dịch quyên góp này rất ý nghĩa và tôi đánh giá cao sự tham gia của các tình nguyện viên. Họ đã tình nguyện làm những việc này, đúng như tên gọi của họ. Tôi nghĩ đó là lòng hảo tâm của họ. Tôi biết rằng thực phẩm được quyên góp là để cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Nhưng thực sự lương thực thực phẩm thu gom được sẽ được phân phối thế nào thì tôi không hiểu lắm. Tôi nghĩ là ở thành phố Saint-Maur có một cửa hàng chuyên phân phát thực phẩm cho những người khó khăn, hình như là một cửa hàng bán thực phẩm khô hay đại loại như thế, nhưng tôi không rõ để nói chính xác cho chị được ».
Trả lời cho câu hỏi thực phẩm sau đó sẽ được lưu trữ và phân phát cho những người khó khăn theo cách nào, với 15 năm kinh nghiệm tham gia chương trình quyên góp toàn quốc của Ngân hàng Lương thực thực phẩm, bà Danielle, tình nguyện viên của tổ chức thiện nguyện Approche, giải thích cho RFI :
« Người được hưởng là những người khó khăn cần có thực phẩm. Vì thế, các sản phẩm thu gom được hoặc sẽ được các hiệp hội như hiệp hội Approche của chúng tôi lưu trữ. Hiệp hội Approche có quyền giữ lại các sản phẩm đã quyên góp được vì Ngân hàng lương thực thực phẩm cho phép chúng tôi làm như vậy. Chúng tôi chỉ cần thông báo cho Ngân hàng lương thực thực phẩm số lượng chúng tôi quyên góp được và chủng loại sản phẩm.
Nhưng cũng có những hiệp hội như Lions Clubs, Rotary, Scouts de France, vốn tham gia chiến dịch vì lợi ích của Ngân hàng lương thực thực phẩm, nên họ chuyển toàn bộ những gì họ quyên góp được về kho của Ngân hàng lương thực thực phẩm. Từ đó, thực phẩm sẽ được phân phát hàng ngày đến các hiệp hội như Trăng Lưỡi Liềm Đỏ hay Emeraudes. Chính những hiệp hội này sau đó lại chuyển hàng đến phân phát tại các thành phố. Nói tóm lại là các hiệp hội như trên sẽ phân phát thực phẩm cho những người không đủ ăn ».
Theo Viện thống kê quốc gia INSEE, tại Pháp, có 9,3 triệu người sống dưới ngưỡng nghèo. Hàng năm, lượng thực phẩm mà hiệp hội Ngân hàng lương thực, thực phẩm quyên góp và phân phát cho người có hoàn cảnh khó khăn đạt 113.000 tấn, tương đương 226 triệu bữa ăn, chiếm gần 50% tổng số thực phẩm quyên góp trong cả nước. Vậy, lần này, người dân tham gia chương trình toàn quốc quyên góp thực phẩm với tinh thần thế nào ?
Tình nguyện viên Danielle cho biết : « Nếu nói về sự đóng góp của mọi người từ sáng hôm qua đến nay, thì tôi thấy mọi chuyện đang diễn ra tốt đẹp. Mọi người khá là dễ mến, niềm nở với chúng tôi. Chúng tôi giải thích cho họ điều chúng tôi đang làm. Họ tham gia khá tích cực, với tinh thần thoải mái. Mọi việc đều ổn thỏa. Chúng tôi tổ chức quyên góp ở ba siêu thị. Tôi nghĩ rằng số lượng chúng tôi đạt được cũng bằng ngày này năm ngoái. Năm ngoái, tổng cộng chúng tôi quyên góp được 4 tấn hàng. Tôi đoán là năm nay cũng sẽ tương tự như vậy. Nói chung là sẽ tương đương năm ngoái.
Như vậy là khá nhiều, đúng vậy, người dân rất cởi mở, họ tự nguyện đóng góp. Có rất ít người từ chối tham gia. Họ khá tích cực. Họ cảm thấy mình có liên quan. Tôi sẽ trở lại tham gia chiến dịch quyên góp vào năm tới. Tôi chỉ hy vọng là nhìn một cách tổng thể sẽ có bớt người cần đến số thực phẩm trợ giúp này, nhưng điều này thì lại không phải do chúng ta quyết định ! »
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200103-ph%C3%A1p-35-n%C4%83m-chi%E1%BA%BFn-d%E1%BB%8Bch-to%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-quy%C3%AAn-g%C3%B3p-th%E1%BB%B1c-ph%E1%BA%A9m-gi%C3%BAp-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ngh%C3%A8o

Diễn đàn hợp tác Á-Âu:

Cam kết mạnh mẽ của Việt Nam về Biển Đông

Việt Nam và ASEAN cam kết mạnh mẽ tăng cường đối thoại, xây dựng lòng tin và các biện pháp phòng ngừa, giải quyết hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 14 của Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh là một trong những bộ trưởng đầu tiên, đại diện của ASEAN phát biểu.
Phó Thủ tướng đề xuất, Việt Nam tổ chức “Đối thoại cao cấp ASEM về nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ trong kỷ nguyên số” trong năm 2020. Nhiều thành viên ASEM, trong đó có Australia, Trung Quốc, Đan Mạch, Phần Lan, Indonesia, Italy, Nhật Bản và Na Uy đã ủng hộ và tham gia đồng sáng kiến.
Trưa cùng ngày, các bộ trưởng ngoại giao ASEM đã tiến hành phiên họp riêng về “Các vấn đề quốc tế và khu vực”.
Về an ninh, an toàn hàng hải và Biển Đông, hội nghị khẳng định cam kết duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, các hoạt động kinh tế biển không bị cản trở theo quy định luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Các thành viên bày tỏ quan ngại và đề nghị không có các hành động gây mất ổn định và làm gia tăng căng thẳng. Các bộ trưởng kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình phù hợp với luật pháp quốc tế, kiềm chế các hành động đơn phương trái với luật pháp quốc tế, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực vi phạm Hiến chương LHQ, tôn trọng các tiến trình ngoại giao cũng như quyền của các quốc gia ven biển tại vùng biển của mình, thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin.
Phát biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh về những chuyển biến nhanh chóng, khó lường của tình hình thế giới, với nhiều thách thức gay gắt; luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ có vai trò nền tảng trong xây dựng một trật tự thế giới dựa trên luật lệ, thúc đẩy quan hệ bình đẳng và công bằng giữa các quốc gia và giải quyết hiệu quả những thách thức của thời đại.
Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực phù hợp với Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế để tìm giải pháp hòa bình và bền vững cho các xung đột và tranh chấp ở Trung Đông, châu Phi, châu Á…
Tại Biển Đông, nơi có tuyến hàng hải huyết mạch nối giao thương Á-Âu và toàn cầu, thời gian qua đã có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát căng thẳng, tác động tiêu cực đến môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không ở khu vực. Việt Nam và các nước ASEAN cam kết mạnh mẽ tăng cường đối thoại, xây dựng lòng tin và các biện pháp phòng ngừa, cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương LHQ và UNCLOS; đề nghị không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC và xây dựng COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS .
Phó Thủ tướng nhấn mạnh cần cùng nhau thượng tôn pháp luật, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không, xây dựng vùng Biển Đông hòa bình, hợp tác và phát triển thịnh vượng.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32171-dien-dan-hop-tac-a-au-cam-ket-manh-me-cua-viet-nam-ve-bien-dong.html

Kim Jong Un có thể tuyên bố ngừng đàm phán hạt nhân

trong diễn văn Năm Mới 2020

Thu Hằng
Thất vọng vì tiến độ chậm của các cuộc đàm phán hạt nhân, có thể lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sẽ tuyên bố ngừng đàm phán với Mỹ trong bài diễn văn nhân dịp Năm Mới 2020.
Đây là dự đoán của một quan chức của bộ Thống Nhất Hàn Quốc hôm 17/12/2019 vì trong diễn văn đầu năm, lãnh đạo Bắc Triều Tiên luôn đưa ra những ưu tiên và mục tiêu chính trị trong năm mới.
Khả năng này ngày càng hiện rõ « nếu không một tiến bộ nào được ghi nhận trước hạn chót là vào cuối năm (2019) », theo vị quan chức Hàn Quốc khi trả lời báo giới.
Hãng tin Yonhap nhắc lại là Bắc Triều Tiên gây sức ép để Hoa Kỳ đưa ra một đề xuất mới trước cuối năm, cùng lúc tiến hành nhiều vụ thử tên lửa và động cơ tên lửa tại cơ sở Sohae. Ngoài ra, Bình Nhưỡng cũng « tăng cường mối quan hệ với Nga và Trung Quốc ».
Trước đó, đặc sứ Mỹ về Bắc Triều Tiên Stephen Biegun đã khẳng định Washington không chấp nhận hạn chót cuối năm mà Bình Nhưỡng áp đặt. Tuy nhiên, ông Biegun, hiện đang công du Seoul và Tokyo, sẽ đến Bắc Kinh trong hai ngày 19 và 20/12 để « gặp các quan chức (Trung Quốc) và thảo luận về việc phải duy trì sự nhất trí của quốc tế về Bắc Triều Tiên », theo thông cáo của bộ Ngoại Giao Mỹ.
Vào thứ Hai 16/12, Nga và Trung Quốc đề xuất giảm trừng phạt đối với Bắc Triều Tiên, trong khi Mỹ đánh giá còn quá sớm. Đến hôm sau 17/12, Trung Quốc kêu gọi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ủng hộ đề xuất trên.
Bắc Triều Tiên đã tiến hành hai vụ thử động cơ tên lửa trong hai ngày 07 và 13/12 khiến giới quan sát lo ngại chế độ Bình Nhưỡng đang chuẩn bị một loại tên lửa tầm xa, được ngụy trang trong hoạt động phát triển không gian. Tuy nhiên, ngày 17/12, trang 38 North của Mỹ, dựa trên phân tích các hình ảnh chụp từ vệ tinh từ hai tháng gần đây, cho rằng không có dấu hiệu nào cho thấy Bình Nhưỡng sẽ cho thử tên lửa tầm xa từ khu vực phóng Sohae.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191218-kim-jong-un-c%C3%B3-th%E1%BB%83-tuy%C3%AAn-b%E1%BB%91-ng%E1%BB%ABng-%C4%91%C3%A0m-ph%C3%A1n-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n-trong-di%E1%BB%85n-v%C4%83n-n%C4%83m-m%E1%BB%9Bi

Mỹ xây dựng trung tâm bảo trì tiêm kích F-16 ở Đài Loan

Mai Vân
Hợp tác quân sự Mỹ-Đài Loan được tăng cường thêm một mức. Tập đoàn quốc phòng Mỹ Lockheed Martin ngày 17/12/2019 đã ký với tập đoàn Phát Triển Công Nghiệp Hàng Không Vũ Trụ Đài Loan một thỏa thuận hợp tác chiến lược, mở đường cho việc xây dựng một trung tâm bảo trì chiến đấu cơ F-16 ngay trên vùng lãnh thổ này.
Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post (SCMP), trung tâm bảo trì tiêm kích F-16 dự kiến được hoàn thành vào năm 2023. Đây là thỏa thuận mới nhất trong số các văn bản quan trọng mà Đài Bắc đạt được với Washington dưới thời tổng thống Donald Trump.
Vào tháng 7 vừa qua, tổng thống Mỹ đã phê duyệt thương vụ bán 2,2 tỉ đô la vũ khí cho Đài Loan, trong đó có 108 xe tăng loại M1A2T Abrams và 250 tên lửa Stinger.
Qua tháng 8, ông Trump đã bật đèn xanh cho việc bán 66 chiến đấu cơ F-16V, trị giá 8 tỉ đô la cho Đài Loan, được bàn giao vào năm 2026.
Trước đó, vào tháng 9 năm ngoái 2018, ông Trump cũng đã phê duyệt hợp đồng trị giá 330 triệu đô la để cung cấp phụ tùng và các phương tiện hậu cần khác cho một số phi cơ quân sự của Đài Loan.
Theo trang tin Đài Loan Taiwan News, Lockheed Martin chính là nhà sản xuất loại phi cơ tiêm kích F-16, mà thế hệ F-16V thuộc diện hiện đại nhất. Đài Loan hiện đã có 144 chiến đấu cơ F-16A và F-16B, và loại phi cơ này sẽ được nâng cấp thành loại F-16V từ nay đến năm 2023.
Do đó, đến năm 2026, Đài Loan sẽ có 210 tiêm kích F-16V. Chính vì thế mà phía Đài Loan trong thời gian qua đã thúc giục Lockheed Martin lập trung tâm bảo trì F-16 ở Đài Loan.
Trả lời báo Hồng Kông SCMP, ông Collin Koh, chuyên gia Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam tại Singapore cho rằng việc xây dựng trung tâm kể trên cho thấy quan hệ quân sự Hoa Kỳ-Đài Loan ngày càng chặt chẽ hơn dưới thời hai tổng thống Mỹ Donald Trump và Đài Loan Thái Anh Văn.
Theo chuyên gia này thì trung tâm bảo trì tiêm kích F-16 sẽ cho phép Đài Loan dùng đội máy bay chiến đấu “không chỉ cho hoạt động hằng ngày, mà còn phục vụ công tác huấn luyện” và Đài Loan giờ đây không chỉ là người sử dụng chung cuộc của vũ khí Mỹ, mà còn được trao quyền bảo dưỡng”.
Còn ông Thang Thiệu Thành (Tang Shao Cheng), chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại Học Chính Trị Đài Loan thì cho rằng quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn giữa Washington và Đài Bắc sẽ khiến Bắc Kinh gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đối phó với Đài Loan.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191218-m%E1%BB%B9-%C4%91%C3%B4%CC%80ng-y%CC%81-x%C3%A2y-d%C6%B0%CC%A3ng-trung-t%C3%A2m-b%E1%BA%A3o-tri%CC%80-ti%C3%AAm-k%C3%ADch-f-16-%C6%A1%CC%89-%C4%91a%CC%80i-loan

Tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc

 mang tham vọng kiểm soát biển Đông

Sơn Đông – hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc tự chế tạo và là chiếc thứ hai của nước này – chính thức được đưa vào hoạt động và bàn giao cho Hải quân nước này hôm 17/12.
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới đảo Hải Nam chủ trì buổi lễ.
Việc đưa hàng không mẫu hạm mới, mang tên Sơn Đông, vào hoạt động chính thức, được Trung Quốc xem là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực xây dựng sức mạnh hải quân của đất nước.
Con tàu này, trước đây được gọi là Type 001A, từng đi qua eo biển Đài Loan để thực hiện các “thử nghiệm khoa học và huấn luyện thường xuyên” và cũng từng đến Biển Đông để tham gia cuộc thử nghiệm và diễn tập ở khu vực.
Trung Quốc sẽ ‘diễn tập hải quân ở Biển Đông’
Hải quân Hoa Kỳ ‘thách thức’ Trung Quốc
Tàu sân bay Sơn Đông bắt đầu được thử nghiệm vận hành trên biển đầu tiên vào tháng 5/2018.
Trước đây, tàu từng được dự kiến đưa vào vận hành chính thức từ tháng 4. Tuy nhiên, giai đoạn thử nghiệm lại mất nhiều thời gian hơn so với dự kiến.
Điều này khiến một số nhà quan sát cho rằng, tàu đã gặp sự cố kỹ thuật, theo South China Morning Post.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là Liêu Ninh, cải tạo từ tàu lớp Kuznetsov mua của Ukraine vào năm 1998, mất khoảng 13 tháng chạy thử trước khi gia nhập lực lượng vào năm 2012.
Tàu Sơn Đông có lượng giãn nước 65.000 tấn, dài 315,5m, rộng 75m, là tàu sân bay cỡ trung bình chạy bằng động lực thông thường; tốc độ lớn nhất 30 hải lý/h, thủy thủ đoàn và nhân viên không quân 1.190 người.
Con tàu là phiên bản sửa đổi của thiết kế lớp Kuznetsov nhưng được lắp đặt radar kiểu mới có thể tìm kiếm toàn diện 360 độ.
Tàu sân bay này có thể mang theo 36 tiêm kích hạm J-15, so với tàu Liêu Ninh chỉ 24 chiếc. Tàu được nâng cấp hệ thống radar cũng như có boong tàu rộng để các tiêm kích cất và hạ cánh.
Tàu sân bay được đóng bởi Công ty đóng tàu Đại Liên ở tỉnh Liêu Ninh, bắt đầu từ tháng 11 năm 2013.
Với bến tàu dài 700 mét, quân cảng này có thể phục vụ đồng thời nhiều tàu sân bay. Tổ hợp này cũng là nơi đặt căn cứ tàu ngầm hạt nhân Du Lâm (Yulin).
Căn cứ tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là Thanh Đảo, trên vùng bờ biển phía đông. Đây là cảng nhà của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang tên Liêu Ninh.
Giấc mơ hàng không mẫu hạm của Trung Quốc
Báo New York Times dẫn Báo cáo thường niên mới nhất của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Liêu Ninh đã gia nhập hạm đội của Hải quân Trung Quốc vào năm 2012 và chưa được thử nghiệm qua các hoạt động chiến đấu.
Matthew P. Funaiole, một thành viên cao cấp của Dự án nghiên cứu về sức mạnh quân sự của Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đóng ở thủ đô Washington, được tờ New York Times dẫn lời cho biết, c”hỉ có một số rất ít các quốc gia có hàng không mẫu hạm. Với hai hàng không mẫu hạm hiện có, Trung Quốc lọt vào danh sách các quốc gia như vậy.”
Nhưng không dừng ở đó, Trung Quốc đã bắt đầu đóng tàu sân bay thứ ba tại một nhà máy đóng tàu gần Thượng Hải. Nước này cũng lên kế hoạch đóng tàu thứ tư. Khi đó, Trung Quốc chỉ đứng sau mỗi Hoa Kỳ, với 10 tàu sân bay đang hoạt động.
Bắc Kinh phô trương sức mạnh trên biển
Biển Đông: ‘Trung Quốc không chỉ đe dọa riêng Việt Nam’
Hải quân Trung Quốc “tiếp tục phát triển thành một lực lượng hoạt động toàn cầu, dần dần mở rộng phạm vi hoạt động ra ngoài khu vực Đông Á, với khả năng duy trì hoạt động ngày càng dài hơn,” theo báo cáo của Lầu Năm Góc.
Dễ dàng khống chế Biển Đông?
Chuyên gia quân sự Song Zhongping ở Hong Kong được báo South China Morning Post dẫn lời nhận định rằng, hai tàu sân bay Liên Ninh và Sơn Đông sẽ nằm dưới sự chỉ huy trực tiếp của Hải quân Trung Quốc, chứ không phải là Bộ Tư lệnh Chiến khu Bắc Bộ và Nam Bộ.
WSJ: ‘Campuchia cho TQ đóng tại căn cứ hải quân’
Tư lệnh Hải quân Việt Nam thăm Trung Quốc
Nhưng ông cũng nói rằng, trong trường hợp xảy ra chiến tranh ở Biển Đông, tàu Sơn Đông vẫn có thể được đặt dưới sự chỉ huy của Chiến khu Nam Bộ để phối hợp các hoạt động chung.
Còn Chuyên gia quân sự Li Jie ở Bắc Kinh cũng nói với tờ South China Morning Post rằng, việc Bắc Kinh đã “chọn quân cảng Tam Á [để đưa tàu vào vận hành] vì giới lãnh đạo quân sự nước này muốn nêu bật tầm quan trọng địa chiến lược của căn cứ hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc.”
Từ Quân cảng Tam Á, quân đội Trung Quốc sẽ có thể dễ dàng kiểm soát Biển Đông và các tuyến hàng hải trong khu vực.
Việc triển khai tàu sân bay mới tại Tam Á cũng nhằm răn đe các lực lượng đòi độc lập ở Đài Loan, một nguồn tin quân sự cho tờ South China Morning Post biết.
Nguồn tin này lý giải điều này bằng việc viện dẫn việc tàu sân bay này từng đi khu vực eo biển Đài Loan trước khi đến Tam Á.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50832844

Tàu sân bay tiếp sức cho tham vọng cường quốc biển

của Trung Quốc ?

Anh Vũ
Ngày 17/12/2019, tại cảng Tam Á, đảo Hải Nam, trước sự chứng kiến của chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc chính thức đưa vào hoạt động trong biên chế của hải quân hàng không mẫu hạm Sơn Đông ( Type 001 A), chiếc đầu tiên do Trung Quốc tự đóng.
Sự kiện này đánh dấu một mốc mới trong chiến lược phát triển sức mạnh hải quân để Trung Quốc trở thành cường quốc trên biển, trong bối cảnh đang cạnh tranh với Mỹtrong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương .
Sơn Đông là chiếc tàu sân bay, 100% made in China, chiếc thứ hai trong chương trình phát triển hải quân Trung Quốc đầy tham vọng với một đội tàu sân bay có thể lên tới 4 đến 5 chiếc. Những nỗ lực hiện đại hóa hải quân rầm rộ như vậy khiến giới quan sát phải đạt câu hỏi : Trung Quốc đặt trọng tâm lớn vào chiến lược phát triển hải quân nhằm đối đầu với chiến lược kiềm chế của Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, hay chỉ răn đe các nước trong khu vực ?
Chuyên gia Jean-Pierre Cabestan, thuộc Đại học Baptist Hồng Kông nhận định : « Tàu sân bay là một thuộc tính sức mạnh. Nó đặt Trung Quốc lên trên các nước trong vùng và giúp Trung Quốc đẩy mạnh hiện diện trên các vùng Biển Đông và Hoa Đông ». Đó cũng là những vùng biển mà Bắc Kinh đã tỏ rõ tham vọng muốn làm bá chủ, qua những đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ bất chấp luật pháp quốc tế.
Tham vọng trở thành cường quốc hải quân của Trung Quốc đã bắt đầu hình thành từ những năm 1990 và 2000, nhưng nó thực sự trở thành ưu tiên kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012.
Ông James Goldrick, chuyên gia về lực lượng hải quân tại Châu Á-Thái Bình Dương thuộc Đại học Quốc gia Úc, ghi nhận : « Với chiếc hàng không mẫu hạm mới, Trung Quốc muốn sẵn sàng cho sự hiện diện rõ nét, hùng mạnh và lâu dài » trên các vùng biển mà họ muốn giành sự kiểm soát nhằm bảo vệ tàu bè của họ, đặc biệt là các tàu cung ứng năng lượng sống còn cho họ từ Trung Đông.
Để ngăn chặn tham vọng của Bắc Kinh, Hoa Kỳ nhân danh « quyền tự do hàng hải », gần đây thường xuyên đưa tàu chiến qua lại tuần tra trong vùng Biển Đông, áp sát các đảo có tranh chấp, thậm chí vào cả vùng biển Đài Loan. Những động thái như vậy bị Bắc Kinh coi là hành động khiêu khích, đe dọa.
Dưới con mắt của chuyên gia quân sự Trung Quốc Song Zhongping được AFP trích dẫn thì « chiếc hàng không mẫu hạm mới này là một sự trợ giúp to lớn nhằm giữ gìn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia » trước mối đe dọa từ hải quân Mỹ. Trong khi đó, theo chuyên gia về quốc phòng Trung Quốc Steve Tsang, thuộc Trường nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi (SOAS), Đại học Luân Đôn, tàu sân bay có thể là thứ vũ khí răn đe và hữu ích nếu một ngày nào đó Trung Quốc quyết định sử dụng vũ lực để thôn tính Đài Loan, một giải pháp mà Bắc Kinh vẫn không loại trừ.
Bắc Kinh đã có trong tay 2 chiếc hàng không mẫu hạm và còn tiếp tục đóng thêm chiếc thứ 3, thứ 4 hay 5 để phục vụ tham vọng vươn lên thành cường quốc quân sự. Mục tiêu của họ không phải là chạy đua với Mỹ, mà là tạo thế lấn át các nước trong vùng, đặc biệt là với Nhật, Hàn Quốc, rồi đến các nước trong khu vực Đông Nam Á. Một mối lo ngại khác của Trung Quốc còn là các nước châu Âu như Pháp, Anh, gần đây bắt đầu quan tâm đến sự hiện diện thường xuyên trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương.
Các chuyên gia quân sự đều có chung nhận định Trung Quốc có thể đóng bao nhiêu tàu sân bay cũng được tùy theo khả năng của họ, nhưng số lượng đó cũng không làm thay đổi bàn cờ chiến lược Châu Á -Thái Bình Dương nếu Mỹ vẫn quan tâm đến khu vực này. Phải mất ít nhất 10 năm nữa hải quân Trung Quốc mới có thể lấp được lỗ hổng kinh nghiệm tác chiến hiện đại với hạm đội tàu sân bay. Thách thức trước mắt cho hải quân Trung Quốc là đào tạo đủ lực lượng không quân có khả năng cất và hạ cánh trên tàu sân bay, xây dựng được các nhóm tàu tác chiến phối hợp với hàng không mẫu hạm.
Hơn nữa Hải quân Mỹ vẫn chiếm ưu thế, không chỉ vì đội tàu 11 chiếc hàng không mẫu hạm, hoàn toàn chạy năng lượng hạt nhân mà vì Mỹ có hệ thống căn cứ quân sự và đồng minh an toàn trải khắp từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á qua Nam Thái Bình Dương.
Có điều rõ ràng là tham vọng hiện đại hóa hải quân Trung Quốc với biểu tượng là tàu sân bay, chỉ thúc đẩy các nước trong vùng lao vào cuộc chạy đua vũ trang, mua sắm tàu ngầm hay hệ thống tên lửa, ngư lôi chống tàu sân bay.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191218-t%C3%A0u-s%C3%A2n-bay-ti%E1%BA%BFp-s%E1%BB%A9c-cho-tham-v%E1%BB%8Dng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-qu%E1%BB%91c-bi%E1%BB%83n-c%E1%BB%A7a-trung-qu%E1%BB%91c

Một số điểm đáng chú ý

trong đợt diễn tập cảnh báo trên không

ở Biển Đông mới nhất của TQ

Cơ quan truyền thông của quân đội Trung Quốc, tờ PLA Daily vừa qua loan tin, quân đội Trung Quốc đang tăng cường tập trận trên Biển Đông và thay đổi nội dung diễn tập để chuẩn bị cho “nguy cơ đối đầu bất ngờ”, trong đó tập trung huấn luyện về cảnh báo sớm trên không. Động thái được cho là nhằm đối phó với hoạt động tuần tra bằng máy bay của Mỹ và các nước.
Theo thông tin do tờ báo quân đội Trung Quốc cung cấp, một đơn vị của Lực lượng Không Hải quân thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu miền Nam của Trung Quốc đã hoàn thành một đợt huấn luyện về cảnh báo sớm trên không. Trong đó, đơn vị này đã phát hiện và nhận dạng hơn 10 mục tiêu “thù địch” khi có tín hiệu trên radar. Đáng nói, Bộ Tư lệnh Quân khu miền Nam của quân đội Trung Quốc hoạt động chủ yếu trên Biển Đông. Đáng chú ý, khác với nội dung cuộc tập trận cảnh báo sớm hồi năm 2018, đợt tập trận lần này lớn hơn về quy mô, đặt ra những thử thách mang tính thù địch hơn và chú trọng vào tác chiến ban đêm. Kiểu tập trận này đặt ra những thách thức cho quân nhân và thiết bị, đồng thời tăng cường năng lực chiến đấu trong trường hợp khẩn cấp cho quân đội Trung Quốc”, Yan Liang, một quan chức quân đội của Bắc Kinh cho biết.
Cuộc tập trận diễn ra vào giữa tháng 11 với sự tham gia của hai nhóm chiến đấu cơ. Trong quá trình tập trận, nhóm chiến đấu cơ thứ nhất thực hiện chia sẻ thông tin tình báo cho nhóm thứ hai. Nhóm thứ hai này sau đó tiến hành tìm kiếm và thu thập thông tin về một nhóm các mục tiêu hoạt động trên biển. Một sĩ quan Trung Quốc giấu tên cho hay, không quân Trung Quốc đã chuyển từ cách tiếp cận bị động sang chủ động trong quá trình diễn tập. “Giờ đây, yếu tố khó khăn và thông tin tình báo trở thành nội dung được đưa ra thường xuyên trong các cuộc tập trận. Chúng tôi đã lên kế hoạch chi tiết để tránh những rủi ro và nguy hiểm trong quá trình tập trận”, sĩ quan này nói.
Còn theo ông Zhou Chenming, một chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh, cuộc tập trận trên Biển Đông vào giữa tháng 11 đánh dấu sự khác biệt so với những đợt diễn tập trước. Bởi trước đây, các chiến đấu cơ Trung Quốc được thông báo trước về “đối thủ” và “những nguy hiểm” họ có thể gặp phải. “Đây là sự thay đổi cần thiết đối với không quân Trung Quốc trong quá trình hoàn thiện giai đoạn đầu của quá trình
hiện đại hóa quân đội. Theo đó, quân đội Trung Quốc cần tăng cường năng lực chiến đấu trong tình huống đối đầu gần với thực tế”, ông Zhou nhận định.
Trong suốt những năm qua, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn”. Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Đáp lại, hải quân Mỹ liên tục điều động tàu thuyền và máy bay tới đề thực hiện hoạt động tuần tra nhằm đảm bảo tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.
Theo các báo cáo nghiên cứu, trong khoảng thời gian từ tháng 01 – 11/2019, Mỹ cùng các đồng minh trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương đã tổ chức ít nhất 85 cuộc tập trận chung với nhiều quy mô khác nhau mà chủ yếu trên Biển Đông nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mục đích của Mỹ là tăng cường sự hiện diện trong khu vực cũng như mở rộng năng lực quốc phòng cho các nước đồng minh. Trong số các cuộc tập trận song phương và đa phương được Mỹ tiến hành ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương trong năm nay, Philippines tham gia ít nhất 16 lần, Thái Lan 9 lần và Singapore 6 lần. Ngoài ra, Mỹ còn mời những đồng minh khác như Nhật Bản, Ấn Độ và Australia tham gia tập trận trên Biển Đông nhằm kéo ba quốc gia này vào vấn đề ở khu vực.
http://biendong.net/bien-dong/32181-mot-so-diem-dang-chu-y-trong-dot-dien-tap-canh-bao-tren-khong-o-bien-dong-moi-nhat-cua-tq.html

Chiến lược lũng đoạn nguồn điện năng

tại một số nước của TQ hiện nay

Mặc dù giới lãnh đạo và truyền thông Bắc Kinh liên tục bao biện việc các công ty điện lực, năng lượng của nước này thâu tóm lại các công ty, doanh nghiệp điện ở các quốc gia dọc Sáng kiến “Vành đai, con đường” là nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt điện năng ở các nước, song giới chuyên gia đã đưa ra nhiều khuyến cáo về mục đích, ý đồ và những hệ luỵ nguy hiểm từ hoạt động này của Trung Quốc.
Công ty Lưới điện quốc gia TQ khởi động dự án hợp tác với Philippines xây dựng mạng lưới truyền tải điện nông thôn tại Philippines. (Nguồn: Sina)
Vòi bạch tuộc TQ đang thâu tóm hệ thống điện năng các nước
Trang web chính thức của Công ty Lưới điện quốc gia Trung Quốc (China State Grid Corporation) hôm 16/12 đưa tin, công ty này đã ký một thỏa thuận với Công ty cổ phần Amanama Holdings tại Muscat (Oman) để mua 49% cổ phần của Tập đoàn điện lưới nhà nước Oman. Theo thông tin trên, dự án này là một bước đột phá mới của Tập đoàn lưới điện nhà nước Trung Quốc trong việc phục vụ xây dựng “Vành đai, con đường”, và nó có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc – Oman và thúc đẩy hợp tác năng lượng và điện lực của hai nước lên một tầm cao mới. Trước đó, vào ngày 12/11, dưới sự chứng kiến chung của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Hy Lạp Mizotakis, Tập đoàn lưới điện quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn lưới điện nhà nước Hy Lạp cũng đã ký Hiệp định “Ý định đầu tư vào dự án mạng điện đảo Crete của Hy Lạp”.
Tập đoàn lưới điện quốc gia Trung Quốc cho biết, Công ty điều hành truyền tải điện Hy Lạp là một công ty lưới truyền tải cấp quốc gia của Hy Lạp đảm nhận các chức năng như điều phối theo thời gian thực, giải quyết điện và giao dịch xuyên biên giới, đã kết nối lưới điện với các nước láng giềng như Albania, Macedonia, Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ và Italy. Việc Trung Quốc đầu tư thành công vào dự án này là một biện pháp quan trọng để thực hiện chiến lược “Vành đai, con đường” của Trung Quốc, giúp việc xây dựng “Vành đai, con đường” tiến về phía tây và thúc đẩy sự phát triển của quan hệ kinh tế và thương mại Trung Quốc – Hy Lạp. Ngoài ra, China Grid đã đầu tư và vận hành thành công mạng lưới năng lượng xương sống của 6 quốc gia và khu vực bao gồm Philippines, Brazil, Bồ Đào Nha, Australia, Italy và Hồng Kông, với tổng tài sản ở nước ngoài hơn 40 tỷ USD.
Cảnh báo về nguy hại từ việc TQ kiểm soát nguồn điện năng tại các nước
Vừa qua, các chính trị gia Philippines đã cáo buộc Trung Quốc “điều khiển từ xa” hệ thống cung cấp điện của Philippines. Sau đó, CNN tiết lộ một bản “báo cáo bị rò rỉ”, trong đó cảnh báo Trung Quốc có thể ngắt lưới điện của Philippines bất cứ lúc nào. Về vấn đề này, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã nói trong một cuộc phỏng vấn độc quyền vào ngày 2/12 rằng: 40% cổ phần của Tập đoàn lưới điện
quốc gia Philippines do China Grid nắm giữ “thuần túy là kinh doanh, không phải là hành vi gián điệp”; “các công ty Trung Quốc đang giúp đỡ các doanh nghiệp lưới điện Philippines, chứ không giám sát người Philippines”, “chúng ta muốn các dịch vụ tốt hơn và truyền tải điện xa hơn. Chúng ta không thể tự làm điều đó. Trung Quốc đã chủ động giúp giải quyết vấn đề. Chúng ta chấp nhận. Mục đích của việc kinh doanh là gì? Đó có phải là gián điệp không? Đối với người Trung Quốc chỉ là cách kiếm thêm nhiều tiền”. Ông Duterte cũng nói: “Tôi không tin là Trung Quốc sẽ đóng cửa lưới điện của chúng ta”. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã lên tiếng trả lời rằng dự án hiện đang được vận hành, quản lý và bảo trì bởi Philippines. Các công ty Trung Quốc hỗ trợ kỹ thuật theo yêu cầu của phía Philippines. Cái gọi là Trung Quốc kiểm soát lưới điện Philippines và là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Philippines là hoàn toàn vô căn cứ”.
Những lo ngại tại các nước hiện nay là hoàn có cơ sở
Tờ New York Times của Mỹ ngày 15/6/2019 đã tiết lộ, các quan chức chính phủ Mỹ thừa nhận rằng một chương trình virus độc hại đã được cấy vào lưới điện Nga vào đầu năm 2012 và có thể khởi động các cuộc tấn công mạng bất cứ lúc nào. Bài báo chỉ ra rằng lý do Mỹ làm điều đó là để chuẩn bị trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga, Mỹ sẽ tiến hành một cuộc tấn công mạng vào hệ thống điện lực của đối phương. Trong khi đó, trang Sina thì dẫn nguồn tờ “Vzglyad” của Nga nói, Mỹ luôn cáo buộc Nga và Trung Quốc phát động các cuộc tấn công mạng với họ, nhưng trên thực tế, Mỹ hung thủ thực sự của các cuộc tấn công mạng vào các quốc gia khác. Phát động một cuộc tấn công mạng vào các cơ sở hạ tầng chính như hệ thống điện của một quốc gia sẽ gây thiệt hại nặng nề cho dân thường và có thể dẫn đến cái chết của các bệnh nhân đang phẫu thuật trong bệnh viện. Đó hoàn toàn là một hành động khủng bố.
http://biendong.net/bien-dong/32178-chien-luoc-lung-doan-nguon-dien-nang-tai-mot-so-nuoc-cua-tq-hien-nay.html

Thương chiến dai dẳng với Mỹ,

TQ ưu tiên kết giao với châu Âu

Trung Quốc đang ưu tiên quan hệ với châu Âu trong nỗ lực nhằm giảm phụ thuộc hơn vào Mỹ sau một thời gian dài căng thẳng thương mại.
Phát biểu khi đang tham dự cuộc họp các Bộ trưởng Ngoại giao Á – Âu tại Tây Ban Nha, Ngoại trưởng Trung Quốc hôm 16/12 cho biết: “Trung Quốc nhận thấy châu Âu là một đối tác hợp tác quan trọng và là ưu tiên trong chương trình nghị sự ngoại giao của chúng tôi”.
Những bình luận của ông Vương Nghị diễn ra chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh và Washington đồng ý một thỏa thuận thương mại sơ bộ. Thỏa thuận thuận thương mại Mỹ – Trung được công bố hôm 13/12 đình chỉ một đợt áp thuế quan mới của Mỹ đối với 156 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc theo kế hoạch có hiệu lực ngày 15/12.
Tuy nhiên, trong khi các quan chức Mỹ đánh giá cao thỏa thuận thương mại sơ bộ giữa Washington và Bắc Kinh thì các quan chức Trung Quốc thận trọng hơn, nhấn mạnh rằng tranh chấp thương mại giữa hai nước chưa được giải quyết hoàn toàn.
Trung Quốc đang tăng cường nỗ lực cải thiện quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia bao gồm Nga và Nhật Bản khi quan hệ thương mại và chính trị với Mỹ trở nên xấu đi.
Ông Vương Nghị cho biết Trung Quốc không phải là đối thủ kinh tế của EU và EU không nên đối xử như vậy. “Trên thực tế, bất kỳ ai có cái nhìn khách quan sẽ thấy rằng đối với Trung Quốc và EU, sự hợp tác vượt xa cạnh tranh và các lĩnh vực đồng thuận của chúng tôi vượt xa sự khác biệt. Chúng tôi là đối tác, không phải là đối thủ”, ông Vương Nghị nhấn mạnh.
Tại cuộc họp của các Bộ trưởng Ngoại giao các nước Á – Âu ở Tây Ban Nha, ông Vương Nghị cũng cho biết Trung Quốc phản đối chính sách “phong tỏa công nghệ và bá quyền kỹ thuật số”. “Trung Quốc cũng chống lại việc tạo ra sự phân chia công nghệ”, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Vương Nghị.
Thời gian gần đây, Chính phủ Mỹ đã đưa một số công ty công nghệ Trung Quốc vào danh sách đen và kêu gọi sự ủng hộ từ các đồng minh và đối tác, ngừng hợp tác công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc Huawei Technologies, với lý do gây nguy hại an ninh, tạo rủi ro bảo mật.
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Trung Quốc cũng kêu gọi EU và Trung Quốc bắt đầu làm việc để tạo ra một hiệp định thương mại tự do song phương, trong bối cảnh lợi ích đầu tư ngày càng tăng và hợp tác kinh tế trở nên tốt hơn.
“Trung Quốc và EU nên là đối tác cho thương mại tự do. Ngoài thỏa thuận đầu tư chất lượng cao, chúng ta nên bắt đầu đàm phán sớm về hiệp định thương mại tự do, hoặc ít nhất là khởi động các nghiên cứu khả thi trên mặt trận đó”, Ngoại trưởng Trung Quốc cho biết.
Ông Vương Nghị chỉ ra rằng thương mại giữa Trung Quốc và EU đang phát triển và nhiều công ty châu Âu đang bày tỏ sự quan tâm đến việc đầu tư vào Trung Quốc.
“Khi thương chiến Mỹ-Trung ảnh hưởng đến đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu, hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và EU tạo ra xu hướng mới và tiếp tục phát triển. Trong 11 tháng đầu năm nay, thương mại giữa Trung Quốc và EU ước tính tăng 7,7% so với năm ngoái. Từ tháng 1 đến tháng 7, đầu tư của EU vào Trung Quốc tăng 18,3%. 60% các công ty EU coi Trung Quốc là điểm đến đầu tư hàng đầu”, Ngoại trưởng Vương Nghị nói.
Ông mô tả 2019 là năm hữu ích cho quan hệ Trung Quốc-EU và nói rằng Trung Quốc coi châu Âu là đối tác hợp tác quan trọng. “Trung Quốc và EU nên ủng hộ và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và truyền thêm năng lượng tích cực cho thế giới này; đối mặt với những cơn gió ngược của chủ nghĩa bảo hộ, Trung Quốc và EU nên duy trì thương mại tự do và làm thế giới trở nên cởi mở hơn”, ông Vương Nghị cho biết.
Cuộc chiến thương mại dai dẳng giữa Mỹ và Bắc Kinh đã gây tổn hại rất lớn cho hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng như làm giảm đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Trung Quốc hiểu rằng thương chiến với Mỹ tiếp tục kéo dài sẽ bất lợi đối với Bắc Kinh, do đó tăng cường quan hệ thương mại với các đối tác cũ như EU hay tìm kiếm các đối tác thương mại mới sẽ là ưu tiên của nước này trong thời gian tới.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32172-thuong-chien-dai-dang-voi-my-tq-uu-tien-ket-giao-voi-chau-au.html

TQ đã xây dựng ảnh hưởng ở châu Á như thế nào?

Một nghiên cứu được công bố hôm 10/12 cho biết Trung Quốc đã chi 126 tỷ USD để xây dựng ảnh hưởng ở Nam và Trung Á.
Nghiên cứu “Chính sách đối ngoại Con đường Tơ lụa” được tổ chức AidData phối hợp với Viện Chính sách Xã hội châu Á và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) thực hiện. Nghiên cứu đã cho thấy nỗ lực xây dựng ảnh hưởng ở châu Á của Trung Quốc thông qua nhiều biện pháp.
Theo AidData, chính sách ngoại giao bằng tiền của Trung Quốc, với tổng giá trị đầu tư khoảng 126 tỷ USD, vượt trội hơn các công cụ ngoại giao khác về quy mô cũng như hiệu quả. Pakistan, quốc gia sớm ký kết Sáng kiến Vành đai và Con đường, là một minh chứng. Trong giai đoạn 2000-2018, Pakistan nhận 30% đầu tư quốc tế của Trung Quốc. Dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan được Bắc Kinh rót 60 tỷ USD để xây dựng hệ thống đường sá, ống dẫn, khu công nghiệp và một hải cảng dọc biển Arab.
Các dự án cơ sở hạ tầng chiếm đến 95% hỗ trợ tài chính của Trung Quốc cho các quốc gia ở Nam và Trung Á. 5% còn lại phục vụ cho hỗ trợ ngân sách chung, viện trợ nhân đạo và xóa nợ.
Trung Quốc có thể “nhảy vào” những dự án không được các chủ đầu tư khác quan tâm vì lo ngại quốc gia đó không có khả năng xử lý nợ. Nghiên cứu của AidData gọi việc hỗ trợ tài chính cho các quốc gia không có khả năng trả nợ là “cho vay khép kín”, cho phép Trung Quốc đưa các công ty và lao động của họ ra nước ngoài thực hiện các dự án. “Cho vay khép kín” hạn chế được rủi ro đầu tư cho Trung Quốc, song điều này lại bị một số quốc gia được đầu tư chỉ trích là không đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho họ.
Trung Quốc không phải là nước duy nhất sử dụng chính sách viện trợ có ràng buộc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng làm điều tương tự. Nhưng việc thiếu minh bạch trong giải ngân hỗ trợ tài chính có thể sẽ dẫn tới “thao túng chính trị và tham nhũng”.
Ấn Độ, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực, đã liên tục lên tiếng về vấn đề này.
“Chúng tôi liên tục cảnh báo các nước láng giềng Nam Á như Sri Lanka về bẫy nợ từ các hỗ trợ tài chính của Trung Quốc”, một quan chức an ninh cấp cao của Ấn Độ chia sẻ. “Chúng ta đã thấy điều này xảy ra
ở Maldives và trong cáchoạt động đầu tư của Trung Quốc ở thành phố Hambantota và thành phố cảng Colombo ở Sri Lanka”, quan chức này nói.
Đến nay, các quốc gia được Trung Quốc đầu tư nhiều nhất ở khu vực gồm: Pakistan (38,43 tỷ USD), Kazakhstan (32,87 USD), Sri Lanka (12,8 tỷ USD) và Bangladesh (10,32 tỷ USD). Ấn Độ cũng đã nhận khoảng 6,3 tỷ USD từ Trung Quốc dưới hình thức các gói tài chính.
“Người dân dường như có những quan điểm trái chiều về việc Trung Quốc sử dụng chính sách đối ngoại bằng tiền để tiếp cận quốc gia của họ”, Siddhartha Ghose, Giám đốc AidData, đồng tác giả của nghiên cứu, nhận định. “Bất đồng này có thể đến từ việc chính quyền Trung Quốc thường ràng buộc các hỗ trợ tài chính với điều khoản phải sử dụng công ty, lao động và nguồn cung từ Trung Quốc”, Ghose nói.
Nghiên cứu cũng theo dõi nỗ lực Bắc Kinh “quyến rũ” các lãnh đạo cấp cao ở những nước Trung Quốc có lợi ích chiến lược. Với phương châm “bán anh em xa, mua láng giềng gần”, Bắc Kinh ưu tiên thúc đẩy quan hệ ngoại giao với các quốc gia Nam Á. Họ đã dành những lời có cánh khi gọi Ấn Độ là “nhân tố thống trị” ở Nam Á còn Kazakhstan là “cường quốc khu vực”.
Các chuyến công du đến Nam Á chiếm đến 85% tổng số hoạt động ngoại giao của lãnh đạo đảng Trung Quốc trong giai đoạn 2010-2018. Sri Lanka, Nepal và Bangladesh được Trung Quốc đặc biệt quan tâm.
Chính sách đối ngoại bằng quan hệ quân sự cũng là một đòn bẩy giúp Bắc Kinh đạt được lợi ích chiến lược của mình ở khu vực. Quan hệ quân sự thường bền vững hơn các mối quan hệ hợp tác khác.
Giới lãnh đạo Trung Quốc coi đây là một nền tảng cơ bản đối với các mục tiêu an ninh ở khu vực. Gần 1/3 các cuộc tập trận của Trung Quốc diễn ra ở khu vực được thực hiện với Pakistan. Hai nước có quan hệ đối tác chiến lược. Các cuộc tập trận chung chủ yếu nhằm bảo vệ an ninh Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan. Ngoài ra, Ấn Độ cũng nằm trong nhóm 5 nước thường xuyên tập trận quân sự chung với Trung Quốc.
Trung Quốc cũng tăng cường hoạt động truyền thông để gây ảnh hưởng với các chính quyền khu vực, đặc biệt với Ấn Độ và Kazakhstan.
Theo AidData, Bắc Kinh sử dụng hai biện pháp gây ảnh hưởng bằng truyền thông: mở rộng các hoạt động phát sóng quốc tế và xây dựng quan hệ tốt với nhà báo và truyền thông nước ngoài.  Mục đích chính của nỗ lực này ban đầu nhằm xây dựng hình ảnh đối tác đáng tin cậy cho Trung Quốc. Nhưng giờ đây chúng được sử dụng để kêu gọi ủng hộ lập trường của Bắc Kinh về Tây Tạng và Đài Loan.
“Trung Quốc đã chi 9 tỷ USD trong năm 2009 để xây dựng mạng lưới xuất bản và phát sóng quốc tế, với phần lớn số tiền dành cho Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI)”, báo cáo cho biết.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32166-tq-da-xay-dung-anh-huong-o-chau-a-nhu-the-nao.html

Châu Âu định cấm Huawei, TQ dùng lại bài của Mỹ

Đại sứ Trung Quốc đe dọa nước này có thể nhằm mục tiêu xe hơi của Đức nhập khẩu nếu châu Âu định cấm cửa Huawei.
Đại sứ Trung Quốc tại Đức Ngô Khẩn vừa cảnh báo đòn kinh tế nếu quốc gia châu Âu lựa chọn kịch bản cấm hoạt động của Huawei ở nước này. Theo đó, ông Ngô cho rằng, nếu Đức hành động cấm Huawei thì Bắc Kinh cũng sẽ hành động trả đũa.
“Nếu Đức đưa ra quyết định dẫn tới việc Huawei bị loại khỏi thị trường Đức, họ sẽ chịu hậu quả. Chính quyền Trung Quốc sẽ không ngồi yên” – ông Ngô Khẩn khẳng định.
Một trong những mục tiêu đầu tiên được ông Ngô Khẩn nhắc tới là xe hơi Đức bán cho thị trường Trung Quốc. Xe hơi Đức chiếm ¼ trong tổng số 28 triệu chiếc được bán tại Trung Quốc vào năm 2018.
Con số này có thể bị thay đổi nếu Đức cố tình không hiểu rõ họ đang làm gì với doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ của Trung Quốc. Xe hơi của Đức có thể là mục tiêu tiềm năng mà Trung Quốc sẽ lựa chọn đầu tiên cho việc đáp trả trừng phạt của Berlin.
“Liệu một ngày nào đó chúng tôi có thể nói rằng xe hơi Đức không còn an toàn nữa vì chúng tôi có thể tự sản xuất xe hơi? Không. Đó đơn thuần chỉ là biện pháp bảo hộ mậu dịch” – Đại sứ Trung Quốc cảnh báo.
Có thể thấy một cách rõ ràng về những đe đọa của phía Trung Quốc đối với châu Âu tương tự cách Washington đã làm khi đề cập đến cán cân thương mại chênh lêch giữa Đức và Mỹ. Washington không ít lần đe dọa trả đũa Đức bằng cách nhằm vào thuế quan xe hơi của nước này nhập khẩu vào Mỹ.
Cảnh báo của Đại sứ Trung Quốc Ngô Khẩn đưa ra sau khi liên minh cầm quyền của Thủ tướng Đức Angela Merkel công bố dự luật quy định giới chức có thể loại bỏ những nhà cung cấp thiết bị 5G “không đáng tin cậy” khỏi các mạng cốt lõi lẫn thứ yếu”. Tuy dự luật không công khai đề cập Tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei, nhưng vượt xa lời kêu gọi trước đó là chỉ cấm tập đoàn Trung Quốc này khỏi những mạng cốt lõi. Phe có lập trường cứng rắn trong chính phủ của bà Merkel, trong đó các cơ quan tình báo và Bộ Nội vụ Đức, lâu nay cũng đã cảnh báo mối quan hệ giữa Huawei và chính quyền Bắc Kinh có thể gây ra nguy cơ về an ninh.
Dự luật còn đề nghị xem xét hệ thống pháp lý và chính trị trong quốc gia của nhà cung cấp.
Tuy nhiên, nỗ lực cấm cửa Huawei của các nghị sĩ Đức đang tạo ra thách thức lớn cho chủ trương của Thủ tướng Merkel là cân bằng việc xem xét an ninh về 5G với mối quan hệ kinh tế mong manh giữa Đức và Trung Quốc.
Các quan chức tình báo và an ninh Đức được cho là nghi rằng Thủ tướng Merkel và các đồng minh của bà trong Bộ Kinh tế Đức không muốn cấm Huawei để không làm tổn hại quan hệ thương mại với Bắc Kinh.
Trong tuần trước, nhà mạng viễn thông Đức Telefonica Deutschland đã chọn Huawei cũng với Nokia tham gia xây dựng hạ tầng mạng 5G ở Đức. Telefonica Deutschland hoạt động dưới thương hiệu O2, là một trong số ít các nhà mạng di động châu Âu chọn Huawei làm nhà cung cấp hạ tầng 5G. Nhà mạng này gọi Nokia và Huawei là “đối tác chiến lược đã được chứng minh” trên cơ sở hạ tầng 5G.
Công ty viễn thông Đức cho biết sự hợp tác của họ với Huawei và Nokia trong xây dựng mạng 5G phụ thuộc vào công nghệ và các đối tác này đã được chứng nhận bảo mật theo luật pháp Đức.
Ngoài Đức, Na Uy cũng đã bỏ ngoài tai các đe dọa của Mỹ về Huawei để chọn công ty Trung Quốc này phát triển 5G. Ngày 15/12, nhà mạng di động Telenor của Na Uy đã tái khẳng định việc chọn Huawei là nhà thầu xây dựng mạng 5G cùng với đối tác Ericsson,
Ông Hanne Knudsen, Phó Chủ tịch truyền thông của Telenor nói với Reuters rằng, Telenor đã từng có hơn 10 năm hợp tác với Huawei trong triển khai mạng 4G, và nay công ty Trung Quốc “sẽ tiếp tục đóng vai trò hiện đại hóa cơ sở hạ tầng”.
Theo ông Knudsen, bên cạnh việc chọn Ericsson làm nhà thầu xây dựng mạng 5G thì nhà mạng này vẫn duy trì hợp tác với Huawei trong mạng 4G và nâng cấp hạ tầng mạng lên 5G ở một số khu vực được lựa chọn, đồng thời nhấn mạnh công ty Trung Quốc không tham gia xây dựng “hạng tầng mạng lõi.”
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32162-chau-au-dinh-cam-huawei-tq-dung-lai-bai-cua-my.html

Thủ tướng Hun Sen: Diễn tập biên giới với Việt Nam

không có chuyện ‘xâm lấn’

Thủ tướng Campuchia Hun Sen khẳng định hoàn toàn không có chuyện ‘xâm lấn’ như một số người cáo buộc trên mạng xã hội liên quan tới cuộc diễn tập cứu hộ thiên tai với quân đội Việt Nam ở biên giới.
Báo Khmer Times ngày 17-12 đưa tin Thủ tướng Campuchia Hun Sen mới đây đã chỉ trích một số người trên mạng xã hội hiểu sai về động thái của chính phủ nước này khi tổ chức cuộc diễn tập cứu hộ thiên tai với các binh sĩ Việt Nam trong tuần này.
Phát biểu tại một sự kiện ở thủ đô Phnom Penh hôm qua, Thủ tướng Hun Sen nói rằng quân đội Campuchia dự kiến tổ chức diễn tập tại khu vực biên giới tỉnh Svay Rieng (giáp tỉnh Long An, Việt Nam) vào ngày 18-12. Ông cho biết một số người đã cáo buộc Chính phủ Campuchia lên kế hoạch cho phép binh sĩ Việt Nam “xâm lấn”.
“Đây hoàn toàn không phải là xâm lấn” – Thủ tướng Hun Sen khẳng định.
Nhà lãnh đạo Campuchia giải thích: “Tại sao chúng tôi tổ chức diễn tập cứu hộ thiên tai chung? Bởi vì chúng tôi muốn tăng cường những nỗ lực cứu hộ cứu nạn dọc biên giới.
Đây là sáng kiến của tôi với tư cách Thủ tướng Vương quốc Campuchia. Tôi đã đề nghị tiến hành cuộc diễn tập quân sự chung này với Việt Nam, Thái Lan và Lào”.
Thủ tướng Hun Sen lưu ý rằng năm 2011, ông từng đề nghị các cán bộ, chiến sĩ Việt Nam trợ giúp sơ tán hơn 200 gia đình Campuchia ở tỉnh Ratanakiri đến nơi an toàn do lũ lụt.
“Chúng ta đã hứng chịu nhiều thiên tai như trận lụt năm 2011 ở tỉnh Ratanakiri. Tôi đã gọi cho Việt Nam nhờ binh sĩ Việt Nam can thiệp. Họ đã phối hợp với binh sĩ Campuchia để sơ tán người dân đến các khu vực an toàn ở Việt Nam vì chúng ta không thể làm như vậy ở đây” – Thủ tướng Hun Sen chia sẻ.
Nhà lãnh đạo Campuchia nhấn mạnh thiên tai là chuyện không thể nói trước và việc hợp tác với những nước láng giềng như Việt Nam là điều cần thiết.
“Những thảm họa như động đất (đều có khả năng) diễn ra ở các quốc gia ASEAN. Chúng ta phải chuẩn bị trước. Cuộc diễn tập này là sáng kiến của tôi. Tôi muốn bảo vệ người dân của mình khỏi nguy hiểm. Sự hỗ trợ xuyên biên giới không phải là sự xâm lấn” – Thủ tướng Hun Sen tái khẳng định.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32169-thu-tuong-hun-sen-dien-tap-bien-gioi-voi-viet-nam-khong-co-chuyen-xam-lan.html

Bộ Quốc phòng Philippines và Bộ Quốc phòng Pháp

 tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hàng hải

Báo Phil Star của Philippines cho biết Chính phủ Philippines và Pháp đang thúc đẩy ký kết một thoả thuận song phương nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng hàng hải. Đây là nỗ lực nhằm đa dạng hoá các quan hệ và cân bằng ảnh hưởng của Manila trong bối cảnh tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp hiện nay.
Theo tờ báo của trong chuyến thăm chính thức tới Pháp của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm 29/11vừa qua, ông Lorenzana và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly đã ký Thư ý định tăng cường hợp tác quốc phòng trong lĩnh vực hàng hải. Trước đó, vào tháng 9, Philippines và Pháp đã triệu tập cuộc họp Ửy ban tư vấn quốc phòng chung lần thứ hai. Hai quan chức quốc phòng hàng đầu trước đó cũng đã ký một thỏa thuận kỹ thuật về hợp tác thiết bị quốc phòng giữa hai nước. Dưới thời chính quyền Aquino vào tháng 5/2016, Philippines và Pháp đã ký một thỏa thuận hợp tác quốc phòng, tìm cách tập trung vào hợp tác trong các cuộc đối thoại cấp cao và tham vấn chính sách quốc phòng. Pháp trước đó tuyên bố sẽ tiếp tục hiện diện ở Biển Đông, một phần trong đó là Biển Tây Philippines bất chấp phản ứng từ Bắc Kinh.
Pháp tuy không có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, song với tư cách là nước có vùng đặc quyền kinh tế rộng thứ hai thế giới, việc đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Thái Bình Dương nằm trong lợi ích của nước Pháp. Ngoài ra, khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương cũng là một vùng biển mà Pháp có nhiều quyền lợi cần bảo vệ. Đây là nơi Pháp có 5 vùng lãnh thổ hải ngoại, 1,5 triệu công dân Pháp sinh sống và có 9 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế của Pháp. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, Pháp là nước châu Âu đầu tiên đã có những tuyên bố, hành động cụ thể khẳng định quyết tâm bảo vệ hoạt động tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Vào tháng 6/2018, một tàu chiến Trung Quốc được cho là đã thách thức tàu quân sự của Pháp đi qua quần đảo Trường Sa.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi tháng 4/2018 đã đề ra mục tiêu “xây dựng trục Ấn Độ -Thái Bình Dương để các quyền tự do giao thông trên biển và trên không phải được tôn trọng” . Paris cho rằng mặc dù Pháp không có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng việc tuần tra tự do hàng hải định kỳ như vậy cùng với “các đồng minh và bạn bè” sẽ góp phần củng cố một trật tự dựa trên luật pháp quốc tế; cho rằng thông qua việc thực hiện quyền tự do hàng hải, Pháp kiên quyết phản đối bất kỳ hành động đơn phương tuyên bố chủ quyền trên các hòn đảo; đồng thời tái khẳng định Pháp ủng hộ Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với sự ràng buộc pháp lý, toàn diện, hiệu quả và phù hợp với luật pháp quốc tế. Hải quân Pháp đã nhiều lần triển khai hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông và sẽ tiếp tục cho tàu thuyền và máy bay hoạt động ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép. Nhiều quan chức Pháp từng khẳng định, Pháp quan tâm thực thi nguyên tắc tự do, an toàn, an ninh hàng hải trong khu vực với tư cách là một tác nhân quan trọng tại Thái Bình Dương – châu Đại dương; kêu gọi các bên liên quan cần thiện chí thực hiện các nghĩa vụ quốc tế, tránh các hoạt động có thể làm phức tạp thêm tình hình và gia tăng căng thẳng trong khu vực; khẳng định các tranh chấp phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982.
http://biendong.net/bien-dong/32179-bo-quoc-phong-philippines-va-bo-quoc-phong-phap-tang-cuong-hop-tac-trong-linh-vuc-hang-hai.html

Quân đội Pakistan phản đối bản án tử hình

đối với cựu TT Musharraf

Mai Vân
Cựu tổng thống Pakistan tướng Pervez Musharraf đã bị kết án tử hình vắng mặt vào hôm qua, 17/12/2019, với tội danh “phản quốc”. Ông Musharraf bị xét xử về việc đã đình chỉ Hiến Pháp vào năm 2007 và ban bố tình trạng khẩn cấp. Vụ xét xử đã kéo dài gần 6 năm.
Đây là lần đầu tiên có một vụ xét xử và một bản án như thế đối với một tướng lãnh và nguyên thủ quốc gia ở Pakistan. Chưa bao giờ một quân nhân bị xét xử vì những lý do như trên. Quân đội Pakistan đã lên tiếng phản đối, cho đây là một hành vi thiếu công lý.
Thông tín viên RFI tại Islamabad, Sonia Ghezali, tường thuật :
Bản án được đón nhận với nhiều nỗi lo âu. Quân đội Pakistan đã phản ứng qua một thông cáo cho rằng tướng Pervez Musharraf đã phục vụ đất nước trong hơn 40 năm và không thể là một kẻ phản quốc. Trong thông cáo do cơ quan truyền thông của họ công bố, Quân Đội Pakistan chỉ trích tính hợp thức của thủ tục pháp lý, và cho rằng họ chờ đợi công lý được thực thi đúng theo Hiến Pháp của nước Cộng Hòa Hồi Giáo.
Sau bản tuyên bố lập trường của Quân Đội, tổng chưởng lý Pakistan Anwar Mansoor Khan đã có buổi họp báo, trong đó ông cũng lên tiếng chỉ trích bản án của tòa án đặc biệt. Vị tổng chưởng lý cho rằng các tòa án đã làm việc ngoài phạm vi áp dụng của pháp luật. Ông còn nói thêm là tướng Pervez Musharraf đã không có khả năng đăng ký bản tuyên bố của mình cũng như cho nhân chứng của ông ra trước tòa. Ông Anwar Mansoor Khan đã từng là luật sư bảo vệ tướng Musharraf vào năm 2014, lúc vụ xét xử này bắt đầu.
Rất khó có khả năng là vị cựu tổng thống, hiện sống lưu vong ở Dubai vì lý do sức khỏe, sẽ phải chịu bản án vừa tuyên. Tuy nhiên, đây là một phán quyết ngoại lệ và tạo ra một tiền lệ ở Pakistan, nơi mà quân đội rất có ảnh hưởng quan trọng đối với các định chế.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191218-qu%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%99i-pakistan-ph%E1%BA%A3n-%C4%91%E1%BB%91i-b%E1%BA%A3n-%C3%A1n-t%E1%BB%AD-h%C3%ACnh-%C4%91%C3%B4%CC%81i-v%C6%A1%CC%81i-c%C6%B0%CC%A3u-tt-musharraf

Chuyên gia Australia: Canberra có lý do để theo đuổi

 chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”

Chuyên gia Nick Bisley, Giáo sư Quan hệ quốc tế, Trưởng Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học La Trobe, Melbourne (Australia)đã được ra một số phân tích về lý do khiến Australia theo đuổi chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” do Mỹ khởi xướng.
Lợi ích chiến lược trong khu vực của Australia
Kể từ khi xuất bản Sách trắng Chính sách Quốc phòng năm 2016 cũng như trong Sách trắng Chính sách Đối ngoại 2017, “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” đã trở thành một nội dung quan trọng đối với Australia. Một trật tự khu vực ổn định ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương chính thức được xem một trong những lợi ích chiến lược của Australia. Đây cũng chính là mục tiêu sâu xa nhất của sáng kiến giáo dục nổi bật của Chính phủ Australia mang tên “Kế hoạch Colombo mới”, qua đó đưa hàng nghìn sinh viên Australia sang học tập tại các quốc gia ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Có thể nói, Canberra theo đuổi một cách toàn diện việc xây dựng cấu trúc chiến lược rộng khắp này. Từ giữa thập niên 90 của thế kỷ XX cho đến gần đây, Australia luôn tự nhìn nhận họ là một phần của châu Á – Thái Bình Dương, sắp xếp các lợi ích chiến lược và quốc phòng trong khuôn khổ khu vực. Sự thay đổi chiến lược
bắt đầu từ năm 2012, khi trong hàng loạt văn bản chính sách và tuyên bố công khai, Chính phủ Australia tìm kiếm một cấu trúc chiến lược mới, kết nối khắp khu vực Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương.
Có nhiều yếu tố dẫn đến việc này. Thứ nhất, sự gia tăng dòng chảy năng lượng, tài nguyên và hàng hóa trên các tuyến hàng hải huyết mạch trên Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương trở thành “động mạch” của một cấu trúc khu vực mang tính thống nhất hơn. Sự phân chia cũ giữa hai hệ thống đại dương dần sụp đổ trong bối cảnh sự phát triển kinh tế ngày càng kết nối hai bên. Thứ hai, các nhà chiến lược nhận ra rằng khi lợi ích kinh tế của các cường quốc châu Á ngày càng gắn bó với mạng lưới thương mại mở rộng, các nước sẽ bắt đầu tái định hình chính sách chiến lược để bảo vệ lợi ích của mình. Chẳng hạn như trong quá khứ, lợi ích chiến lược cốt lõi của Trung Quốc chủ yếu giới hạn ở khu vực Đông Bắc Á. Giờ đây, khi sự giàu có của Trung Quốc dựa trên những yếu tố bên ngoài, đặc biệt là năng lực thương mại của họ, Bắc Kinh cũng có tầm nhìn chiến lược rộng mở hơn. Thứ ba, “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” không đơn thuần mô tả một khu vực mà còn định hình quan niệm về một khu vực, qua đó mang lại cho Ấn Độ sự trỗi dậy mạnh mẽ hơn. Trong bối cảnh Trung Quốc trở nên mạnh hơn và bắt đầu hành động để bảo vệ lợi ích từ xa, Ấn Độ cũng tăng cường vai trò quan trọng của mình một cách đáng chú ý.
Những thách thức đối với Australia
Sự nổi lên của chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” trong quan điểm của Australia cũng đặt ra một số thách thức cho Canberra. Điều này thể hiện rõ nhất ở mâu thuẫn ngày càng tăng giữa quan hệ kinh tế quan trọng của Australia với Trung Quốc và sự phụ thuộc sâu sắc của Australia với Mỹ. Cách tiếp cận với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Australia cũng khá dè dặt. Australia đã từ chối ký kết Bản ghi nhớ (MOU) với Trung Quốc, đồng thời thẳng thừng không đưa ra cam kết tại Diễn đàn Hợp tác BRI.
Tuy nhiên, qua thời gian, Australia cũng dần muốn tham gia một số khía cạnh của BRI. Canberra đang cố gắng cài đặt lại quan hệ với Bắc Kinh sau một giai đoạn ngoại giao nguội lạnh. Những cam kết quan trọng với BRI có thể là cách thức để Canberra xoa dịu mối quan hệ này. Dù vậy, cách tiếp cận của Australia với BRI cũng đã phản ánh khoảng cách giữa quyết tâm theo đuổi chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” với tình hình thực tế tại châu Á – Thái Bình Dương. Xét bối cảnh khu vực cũng như nguồn lực tương đối hạn chế của Australia, thực tế trên không bất ngờ nhưng là lời cảnh báo về những thách thức cố hữu tại khu vực – vốn là nơi các cường quốc đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, đồng thời là nơi các lợi ích chiến lược – kinh tế đan xen. Đối với một quốc gia tầm trung với các lợi ích chiến lược – kinh tế phức tạp như Australia, thời đại của “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” được dự báo sẽ rất thách thức.
http://biendong.net/bien-dong/32180-chuyen-gia-australia-canberra-co-ly-do-de-theo-duoi-chien-luoc-an-do-duong-thai-binh-duong.html

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.