Tin khắp nơi – 01/12/2019
Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2019
12:03
//
Slider
,
Tin khắp nơi
Mỹ: 9 người thiệt mạng
trong vụ rớt máy bay ở South Dakota
9 người thiệt mạng và ba người bị thương trong một vụ rớt máy bay một động cơ ở tiểu bang South Dakota, theo AP.Tin cho hay, có 12 người trên chiếc máy bay Pilatus PC-12 khi nó gặp nạn hôm 30/11, ít lâu sau khi cất cánh ở Chamberlain để bay tới Idaho.
AP đưa tin rằng giới hữu trách chưa công bố tên của các nạn nhân, nhưng cho biết rằng các hành khách ở độ tuổi từ 7 tới 81.
Ba người sống sót có tuổi là 17, 27 và 28, theo AP.
Tin cho hay, khu vực máy bay gặp nạn được đặt trong tình trạng cảnh báo báo mùa đông hôm 30/11, và các máy bay không thể đáp xuống Chamberlain lúc máy bay rơi.
Thời tiết có thể là một trong các yếu tố dẫn tới vụ tai nạn, dù hiện chưa có nguyên nhân nào được xác định.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-9-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-thi%E1%BB%87t-m%E1%BA%A1ng-trong-v%E1%BB%A5-r%E1%BB%9Bt-m%C3%A1y-bay-%E1%BB%9F-south-dakota/5188371.html
Mua sắm online dịp Black Friday đạt doanh thu
kỷ lục 7.4 tỷ Mỹ kim, trở thành ngày hội mua sắm
trực tuyến lớn thứ hai thế giới
Theo dữ kiện của Adobe Analytics, người mua sắm trực tuyến Black Friday đã chi 7.4 tỷ Mỹ kim, đưa Black Friday trở thành ngày mua sắm Internet lớn thứ hai từ trước đến nay.7.4 tỷ Mỹ kim là doanh thu lớn nhất từ trước đến nay của Black Friday, chỉ sau kỷ lục 7.9 tỷ Mỹ kim của ngày Thứ Hai Điện tử (Cyber Monday) năm ngoái.
Theo CNBC, giá trị đơn đặt hàng trung bình của mỗi người tiêu dùng là 168 Mỹ kim, tăng gần 6% so với năm trước và cũng lập kỷ lục mới của Black Friday.
Theo Adobe, doanh số bán hàng trực tuyến tăng khoảng 20% so với năm ngoái. Mức tăng trưởng vượt bậc là dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng đang trở nên thoải mái hơn khi mua các mặt hàng lớn được giảm giá mà không cần đến cửa hàng. Adobe vẫn dự đoán chi tiêu cho Thứ Hai Điện Tử (Cyber Monday) trong năm nay sẽ đạt mức kỷ lục thậm chí mới, 9.4 tỷ Mỹ kim, tăng 18.9% so với năm ngoái.
Hôm thứ Sáu (29/11/2019), Adobe cho biết người mua sắm trực tuyến đã chi 4.2 tỷ Mỹ kim vào ngày Lễ Tạ ơn, tăng 14.5% so với năm ngoái và đạt kỷ lục. Một số mặt hàng được mua phổ biến nhất bao gồm đồ chơi “Frozen 2” của Disney, game FIFA 20 và Madden 20, và các thiết bị điện tử như tai nghe Apple Airpods và TV Samsung.
Trong khi một số nhà bán lẻ với mô hình truyền thống là mua hàng trực tiếp đã chuyển đổi thành công sang mô hình mua sắm trực tuyến, như Target và Walmart, thì các cửa hàng khác bao gồm Kohl’s, Gap và Macy’s vẫn đang chật vật.
Cổ phiếu Target đã tăng khoảng 95% trong năm nay và Walmart đã tăng gần 30%, trong khi cổ phiếu của Kohl’s, Gap và Macy’s giảm 25% hoặc hơn từ đầu năm đến nay. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/mua-sam-online-dip-black-friday-dat-doanh-thu-ky-luc-7-4-ty-my-kim-tro-thanh-ngay-hoi-mua-sam-truc-tuyen-lon-thu-hai-the-gioi/
Nổ súng tại khu du lịch French Quarter
ở New Orleans, Mỹ
Cảnh sát tại New Orleans nói họ đang điều tra về vụ nổ súng tại khu vực du lịch Phố Pháp (French Quarter) của thành phố.Cảnh sát nói có 11 nạn nhân trong lúc truyền thông Mỹ nêu con số từ 10 đến 13 người bị thương – không có trường hợp tử vong nào tính đến thời điểm này.
Bao giờ mới hết xả súng tại Mỹ?
Mỹ: hai vụ xả súng chết người trong 24 giờ
Vụ việc diễn ra tại Canal St, nằm giữa các phố Bourbon và Chartres, vào lúc khoảng 03:20 giờ địa phương (9:20 GMT).
Cảnh sát viết trên Twitter rằng “một nghi phạm đã bị khống chế ở gần hiện trường”.
Tuy nhiên không rõ đó có phải là người liên quan trực tiếp tới vụ nổ súng hay không.
Các nạn nhân đều đã được đưa vào bệnh viện.
Truyền thông địa phương dẫn lời chỉ huy cảnh sát, Shaun Ferguson, theo đó nói có hai người trong tình trạng nguy kịch, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Ông nói các nhân viên cảnh sát tại tòa nhà 700 Canal Street khi đó tin rằng họ đã bị nhắm bắn.
French Quarter là nơi rất nhộn nhịp, nhiều người tới đây trong dịp nghỉ lễ cuối tuần sau Lễ Tạ ơn.
Hàng ngàn fan và các cựu sinh viên cũng kéo về thành phố để xem trận bóng Bayou Clasic, theo truyền thống diễn ra trong dịp cuối tuần của Lễ Tạ ơn, giữa Đại học Southern và Đại học Grambling State.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50621058
Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đưa ra thời hạn
cho tổng thống Trump quyết định tham gia
điều tra luận tội
Tin từ Washington, D.C. – Hôm thứ sáu (29 tháng 11), Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện Hoa Kỳ đã đưa ra thời hạn 1 tuần cho Tổng Thống Trump quyết định liệu luật sư của ông có đưa ra bằng chứng hay nhân chứng trong các thủ tục luận tội có thể dẫn đến các cáo buộc chính thức trong vài tuần tới hay không.Trong một lá thư dài 2 trang gửi Tổng Thống, Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã đặt thời hạn cho ông đến 5 giờ chiều ngày 6 tháng 12 để luật sư của ông nói rõ những hành động của họ, và cho phép Tổng Thống Trump triệu tập nhân chứng, đưa ra bằng chứng và thuyết trình. Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jerrold Nadler cũng đặt ra thời hạn tương tự cho các nhà lập pháp đảng Cộng Hòa trong ủy ban để thông báo cho ông về các nhân chứng và bằng chứng được dự kiến sẽ xuất hiện, cũng như lên lịch một cuộc họp vào ngày 9 tháng 12 để xem xét vấn đề.
Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện dự kiến sẽ tổ chức một loạt các thủ tục luận tội, bao gồm một phiên điều trần đầu tiên vào ngày 4 tháng 12. Bên cạnh đó, Ủy Ban đã mời Tổng Thống Trump tham gia phiên điều trần
này, và cho ông đến 6 giờ chiều Chủ Nhật (ngày 1 tháng 12) để cho biết liệu ông hoặc nhóm pháp lý của ông sẽ tham dự hay không.
Cuộc điều tra luận tội cáo buộc Tổng Thống Trump đã lạm quyền nhằm gây sức ép đối với chính quyền Ukraine để mở một cuộc điều tra tìm kiếm thông tin gây bất lợi cho đối thủ chính trị Joe Biden, và chứng minh rằng giả thuyết Ukraine đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 do Tổng Thống Trump đề ra là sai sự thật.
Hạ Viện dự kiến sẽ giải quyết câu hỏi luận tội Tổng Thống Trump vào Giáng sinh. Nếu Hạ viện luận tội ông, Thượng viện sẽ tổ chức một phiên tòa để xác định liệu tổng thống có nên bị kết án và bãi nhiệm hay không. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/uy-ban-tu-phap-ha-vien-dua-ra-thoi-han-cho-tong-thong-trump-quyet-dinh-tham-gia-dieu-tra-luan-toi/
14 người bị thiệt mạng
trong cuộc đấu súng đẫm máu ở miền Bắc Mexico
Tin từ Mexico City —- Vào thứ bảy (ngày 30 tháng 11), 10 tay súng trong băng nhóm tội phạm và bốn cảnh sát đã thiệt mạng trong một cuộc đấu súng tại một thị trấn Mexico gần biên giới Hoa Kỳ, vài ngày sau khi Tổng thống Trump tuyên bố định danh các băng đảng tội phạm Mexico là khủng bố.Chính phủ tiểu bang Coahuila ở miền Bắc Mexico cho biết cảnh sát của tiểu bang đã đụng độ một nhóm các tay súng trang bị vũ khí đang di chuyển trong một đoàn xe bán tải tại thị trấn Villa Union, cách khoảng 40 dặm (65 km) về phía Tây Nam thành phố biên giới Piedras Negras.
Thống đốc tiểu bang Coahuila Miguel Angel Riquelme nói với các phóng viên rằng chính phủ đã quyết định hành động kiên quyết đối với các băng đảng tội phạm. Thống đốc cho biết sau cuộc giao tranh kéo dài hơn một giờ, 4 cảnh sát và 10 nghi can đã thiệt mạng, và 6 sĩ quan khác đã bị thương.
Ông Riquelme cho biết thêm rằng lực lượng cảnh sát đã phát hiện 14 chiếc xe tham gia vụ tấn công và thu giữ hơn chục khẩu súng. Thống đốc cho biết ông tin rằng các tay súng là thành viên của các băng đảng Cartel of the Northeast, đến từ tiểu bang Tamaulipas ở phía Đông Mexico.
Bạo lực bùng phát xảy ra trong một tuần khó khăn đối với Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador, người đã tuyên bố sẽ không chấp nhận bất kỳ sự can thiệp nào của ngoại quốc vào Mexico để đối phó với các băng đảng tội phạm bạo lực sau những bình luận của Tổng thống Trump.
Tổng thống Lopez Obrador cho biết Mexico sẽ tự giải quyết vấn đề này. Trong khi đó, Bộ Trưởng Tư Pháp William Barr dự kiến sẽ đến Mexico vào tuần tới để thảo luận về hợp tác về an ninh. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/14-nguoi-bi-thiet-mang-trong-cuoc-dau-sung-dam-mau-o-mien-bac-mexico/
Twitter khóa vĩnh viễn tài khoản
của ứng cử viên Cộng Hòa đối đầu
với dân biểu Ilhan Omar
Theo phát ngôn viên của Twitter, tài khoản Twitter của một ứng cử viên Cộng Hòa đối đầu với dân biểu Dân Chủ liên bang Ilhan Omar của Minnesota đã bị khóa vĩnh viễn, vì vi phạm chính sách của Twitter.Theo bài đăng trên Facebook, bà Daniella Stella cho biết tài khoản bà bị khóa vì lan truyền thông tin vô căn cứ về bà Omar, về việc bà Omar nên bị xử tội phản quốc và treo cổ. Chiến dịch vận động của bà Stella xác nhận với CNN rằng hai tài khoản Twitter của bà đã bị khóa.
KTLA cho biết tổng thống Trump và những người ủng hộ ông thường xuyên công kích và bôi nhọ bà Omar. Hồi tháng 04/2019, bà Omar cho biết bà ngày càng nhận được nhiều lời đe dọa giết hơn, sau khi tổng thống Trump tweet về một phát biểu của bà một tháng trước đó.
Dân biểu Dân Chủ gốc Hồi Giáo Omar là trung tâm của những tranh cãi từ khi tuyên thệ nhậm chức ở Quốc hội, bao gồm cả những bình luận chỉ trích việc Hoa Kỳ ủng hộ Israel, bị ông Trump xem là định kiến chống Do Thái.
Trả lời với CNN, bà Stella kịch liệt chỉ trích Twitter với việc khóa tài khoản của và chính sách của Twitter. Twitter đang nhận nhiều chỉ trích từ công chúng, họ cho rằng các tweet của các chính trị gia, kể cả tổng thống Trump, vi phạm chính sách chống các hành vi bắt nạt, vô nhân tính và đe dọa nhưng lại không bị gỡ bỏ.
Hồi tháng 06/2019, Twitter thông báo họ không thường xuyên gỡ tweet của các lãnh đạo thế giới vì sẽ vi phạm chính sách của Twitter, khi Twitter cho rằng điều này thuộc về chính sách lợi ích cộng đồng. Sau đó công ty cho biết họ dự định sẽ miễn trách nhiệm đối với các tweet mà họ bỏ qua. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/twitter-khoa-vinh-vien-tai-khoan-cua-ung-cu-vien-cong-hoa-doi-dau-voi-dan-bieu-ilhan-omar/
Anh gấp rút xem lại điều kiện thả tội phạm khủng bố
Bộ Tư Pháp Anh, sau vụ tấn công tại London Bridge hôm thứ Sáu, đang gấp rút rà soát lại điều kiện áp dụng đối với những người từng bị tù vì các tội danh liên quan tới khủng bố.Usman Khan, 28 tuổi, một kẻ khủng bố đã bị kết tội và thụ án được một nửa thời gian, đã khiến hai người thiệt mạng và ba người khác bị thương.
Đâm dao ở London, nghi phạm bị bắn chết
London: Bắt nghi can thứ hai vụ đánh bom khủng bố
London lại bị tấn công, bảy người chết
Thủ tướng Boris Johnson nói rằng việc xóa bỏ chính sách thả sớm lẽ ra đã có thể ngăn chặn được hành động của người này.
Tuy nhiên, lãnh đạo Lao động Jeremy Corbyn trong lời phát biểu hôm Chủ Nhật nói việc cắt giảm ngân sách là lý do dẫn đến việc “mất đi những cơ hội can thiệp”, kiểm soát tình hình.
Khoảng 70 người đã bị kết tội với các tội danh liên quan tới khủng bố và đã được thả khỏi nhà tù sẽ là đối tượng của đợt rà soát này.
Khan, 28 tuổi, đã bị cảnh sát bắn chết trong vụ tấn công hôm thứ Sáu, đã bị bỏ tù hồi 2012 tù do âm mưu đánh bom Thị trường Chứng khoán London.
Ông ta bị án giam giữ vô thời hạn với mức án tù giam tối thiểu là tám năm, “nhằm bảo vệ công chúng”.
Bản án này cho phép giới chức tiếp tục giam giữ ông ta trong tù sau khi kết thúc thời hạn tối thiểu.
Tuy nhiên, trong 2013, Tòa Phúc thẩm bác bỏ phán quyết và ra mức án tù 16 năm, trong đó thời gian tối thiểu Khan phải thọ án trong tù là một nửa thời hạn đó.
Ông ta được thả vào tháng 12/2018, với điều kiện phải đáp ứng “một danh sách dài các yêu cầu”, Trợ lý Cảnh sát trưởng London Neil Basu nói.
“Theo tôi hiểu, ông ta đã tuân thủ các điều kiện đó,” ông nói thêm.
Khan sống tại Stafford và đeo thiết bị theo dõi qua GPS của cảnh sát khi ông ta tiến hành vụ tấn công bên trong Fishmonger’s Hall, nơi ông ta là một trong số hàng chục người là sinh viên và những người phạm tội đang dự một buổi hội thảo do Learning Together, một chương trình giúp tù nhân tái hòa nhập cộng đồng, tổ chức.
Vụ tấn công sau đó tiếp tục diễn ra trên cầu London Bridge.
Ông Merritt, một người đồng tổ chức buổi hội thảo của Learning Together, là một trong hai người bị đâm chết.
Một người khác, là phụ nữ, cũng thiệt mạng, nhưng chưa được nêu danh tính.
Quan chức cao cấp của NHS, hệ thống y tế công của Anh, Simon Stevens nói rằng ba nạn nhân bị thương hiện vẫn nằm trong bệnh viện. Hai người trong tình trạng ổn định và một người bị các vết thương ít nghiêm trọng.
Những thay đổi pháp lý trong việc thả người trước hạn ở Anh
2003 - Đạo luật Tội phạm Hình sự quy định hầu hết những người phạm tội sẽ được tự động trả tự do sau khi thụ án được một nửa thời gian, nhưng hồ sơ của các trường hợp “nguy hiểm” nhất sẽ do một ủy ban đặc biệt xem xét trước khi được thả. Các bản án không nêu thời điểm mãn hạn cụ thể, được gọi là Giam Trong Tù Để Bảo Vệ Công Chúng (IPP) cũng được đưa ra thực thi.
2008 - Đạo luật Tội phạm Hình sự và Di trú xóa bỏ thủ tục ủy ban đặc biệt xem xét hồ sơ, và điều đó có nghĩa là có thêm nhiều người bị án sẽ tự động được trả tự do một khi ngồi tù được nửa thời gian. Các thẩm phán vẫn có quyền ra các án tù chung thân hoặc IPP đối với các đối tượng nguy hiểm.
2012 - Usman Khan bị ra bản án không có thời điểm mãn án tù, do những nguy cơ cao ông ta có thể gây cho công chúng. Trong cùng năm, Đạo luật về Hỗ trợ Pháp lý, Ra Phán quyết và Trừng phạt xóa bỏ IPP, tái áp dụng vai trò của ủy ban đặc biệt đối với các án tù có thời hạn từ 10 năm trở lên – lần này quy định rằng việc xem xét được thực hiện đối với những người đã thụ án được hai phần ba thời gian. Tuy nhiên, những án IPP đã tuyên vẫn giữ nguyên, không bị xóa bỏ.
2013 - Trong quá trình kháng cáo, thẩm phán cao cấp Leveson ra phán quyết rằng án tù vô thời hạn của Khan cần phải được thay thế bằng một bản án khác, theo đó tội phạm cần được tự động trả tự do sau khi thụ án được một nửa thời gian.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50621051
Vụ tấn công ở Luân Đôn :
EI nhận trách nhiệm, các chính đảng tranh cãi
Minh AnhThủ tướng Anh Boris Johnson, đang trong quá trình vận động tranh cử, ngày 01/12/2019 cam kết sẽ xem xét lại việc trả tự do có điều kiện đối với những tội phạm nguy hiểm, đồng thời đề nghị mức án tù tối thiểu là 14 năm đối với tội danh « khủng bố ».
Tuyên bố này được đưa ra sau khi một cuộc tranh cãi dữ dội nổ ra giữa hai chính đảng lớn của Anh ngày 30/11, vào lúc tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo Daech lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ việc.
Từ thủ đô Luân Đôn, thông tín viên đài RFI, Muriel Delcroix, cho biết thêm chi tiết :
« Ngay từ tối thứ Sáu 29/11, Boris Johnson là người đầu tiên tìm cách chuyển vụ việc theo hướng có lợi cho ông khi khẳng định rằng từ lâu nay hệ thống trả tự do có điều kiện tự động không vận hành tốt. Thứ Bảy, thủ tướng nhắc lại điều này khi đến tận hiện trường vụ tấn công ở cầu Luân Đôn cùng với bộ trưởng Nội Vụ Priti Patel.
Tại đây, ông tuyên bố sẽ xem xét lại điều kiện ra tù của các phạm nhân. Kẻ khủng bố bị bắn hạ hôm trước đã được trả tự do năm 2018 khi mới thụ được nửa bản án, với điều kiện phải đeo vòng điện tử và được giám sát.
Thế nhưng, nhiều nhân vật của Công đảng đã chỉ trích chính phủ : cựu bộ trưởng và nghị sĩ Công đảng, bà Yvette Cooper, nhắc lại rằng năm 2012 chính các nghị sĩ đảng Bảo thủ đã hủy bỏ hệ thống kết án tù vô thời hạn mà Công đảng thiết lập nhằm ngăn chận việc những tội phạm nguy hiểm nhất được thả sớm. Những điều rủi ro mà quyết định này có thể mang lại từng được Công đảng cảnh báo.
Rõ ràng cả hai đảng đang tìm cách đổ lỗi cho nhau và có khả năng vụ tấn công này tác động đến mục tiêu của chiến dịch tranh cử. Về phần mình, nhiều nhà tội phạm học chỉ trích mạnh mẽ việc cắt giảm ngân sách nghiêm trọng do đảng Bảo thủ tiến hành từ năm 2010. Theo họ, chính sách này đã ʺkhai tửʺ cơ quan thử thách tội phạm và làm giảm hiệu quả của lực lượng an ninh ».
Tấn công bằng dao ở Hà Lan : Một nghi can bị bắt
Cảnh sát Hà Lan, ngày 30/11/2019 thông báo bắt giữ một người đàn ông 35 tuổi, có liên quan đến vụ tấn công bằng dao xảy ra hôm thứ Sáu 29/11 tại một phố thương mại ở La Haye, làm ba người bị thương. Nghi can bị bắt là một người vô gia cư.
http://vi.rfi.fr/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191201-v%E1%BB%A5-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-%E1%BB%9F-lu%C3%A2n-%C4%91%C3%B4n-ei-nh%E1%BA%ADn-tr%C3%A1ch-nhi%E1%BB%87m-c%C3%A1c-ch%C3%ADnh-%C4%91%E1%BA%A3ng-tranh-c%C3%A3i
Liệu Pháp có bỏ rơi Biển Đông hay không?
Trong số các nước ngoài khu vực, Pháp là nước am hiểu và liên quan nhiều nhất tới tranh chấp Biển Đông vì Pháp đã đô hộ ở Đông Dương gần 1 thế kỷ và từng thay mặt chính quyền An Nam (Việt Nam) quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đặc biệt, năm 1933, Pháp đãtuyên bố chính thức về việc chiếm cứ, quản lý một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, trong đó bao gồm đảo Trường Sa, Ba Bình, Thị Tứ và Loại Ta xác lập chủ quyền theo đúng quy định của luật pháp quốc tế.Sau khi rút khỏi Đông Dương, Pháp bàn giao quyền quản lý các quần đảo cho chính quyền Bảo Đại của Việt Nam. Pháp cũng là nơi lưu giữ nhiều hồ sơ chứng cứ nhất liên quan đến việc Pháp thực thi quản lý các quần đảo này. Do vậy, Pháp có thể đóng góp vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, đến nay Pháp vẫn không chính thức lên tiếng về vấn đề này.
Nhiều nhà phân tích cho rằng Pháp vẫn im lặng bởi lẽ Pháp có nhu cầu thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế với Trung Quốc nên né tránh vấn đề nhạy cảm này để không làm “mất mặt” Bắc Kinh.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa có chuyến thăm Trung Quốc lần thứ 2 từ ngày 04 đến 06/11/2019. Trong chuyến thăm, Pháp và Trung Quốc đã ký nhiều hợp đồng kinh tế và các thỏa thuận hợp tác về khí hậu cũng như là việc bảo vệ các lợi ích của Liên Hiệp Châu Âu.Nguyên thủ Pháp tuyệt nhiên không một lời “đả động” đến các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
Lợi ích kinh tế là trên hết. Do vậy, sẽ chẳng có gì là đáng ngạc nhiên khi Tổng thống Macron tỏ ra thận trọng không công khai phản đối các chính sách của Trung Quốc tại vùng biển đang có tranh chấp ngày càng gay gắt này. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng sự im lặng của Tổng thống Macron không có nghĩa là Pháp “đồng lõa” với những hành vi gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông và sẽ ngừng kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc hoặc chấm dứt ngưng bán vũ khí cho các nước đối thủ của Bắc Kinh.
Nhiều dấu hiệu cho thấy Paris ngày càng tỏ ra lo ngại về tham vọng bành trướng quân sự của Bắc Kinh tại Biển Đông. Mối lo này đã được Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ quốc phòng Pháp, bà Florence Parly, trình bày rõ trong tập tài liệu“Pháp và an ninh tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” cũng như là trong phiên điều trần trước Quốc Hội hồi tháng 7/2019 của tham mưu trưởng Hải quân Pháp, Kouthe Prazuck.
Paris những năm gần đây liên tiếp phản đối các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Tự cho mình là một cường quốc của khu vực vì Pháp sở hữu nhiều vùng lãnh thổ hải ngoại và các vùng đặc quyền kinh tế ở khu vực.Do vậy, Pháp đã tái khởi động “Đối thoại an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” với Mỹ, điều tầu sân bay Charles de Gaulle đến vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, cùng chia sẻ với Mỹ tầm quan trọng của việc xây dựng một mạng lưới các liên minh và đối tác chiến lược để duy trì một vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và mở rộng.
Mặt khác, Paris tăng cường hợp tác quân sự với các đối tác trong khu vực, đặc biệt là với Úc. Tháng 10 vừa qua, tham mưu trưởng Hải Quân Pháp Kouthe Prazuck đã đề xuất tiến hành tuần tra chung với Hải Quân Úc trong vùng biển Ấn ĐộDương -Thái Bình Dương, chẳng hạn như Úc có thể gửi tàu chiến hộ tống tàu sân bay Charles De Gaulle, trong khi tàu khu trục Pháp hộ tống các tàu đổ bộ của Úc.
Đối với Biển Đông, Pháp nhiều lần cho tàu chiến hoạt động ở Biển Đông. Đáng chú ý là, khi Trung Quốc cho nhóm tàu Hải Dương 08 xâm lấn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam (từ 04/7 đến 24/10/2019), Pháp đã cùng Anh, Đức ra Tuyên bố phê phán hành vi gây hấn của Trung Quốc; kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Tàu chiến pháp cũng đã đi qua eo biển Đài Loan làm cho Bắc Kinh giận dữ.
Pháp là quốc gia luôn đề cao thượng tôn pháp luật và Pháp có lợi ích lớn ở khu vực, bao gồm việc duy trì trật tự ở Biển Đông dựa trên luật lệ, đảm bảo tự do, an ninh an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Pháp cùng với các đồng minh của Mỹ không chấp nhận việc Trung Quốc khống chế, độc chiếm Biển Đông. Pháp lo ngại trước việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và gia tăng hoạt động với các nước láng giềng trên Biển Đông.
Ngoài ra, Pháp còn có lợi ích lớn trong việc bán vũ khí, trang thiết bị quân sự cho các nước trong khu vực. Các số liệu thống kê giai đoạn 2008-2017 cho thấy Pháp đã ký kết nhiều hợp đồng bán các loại hệ thống vũ khí với tổng trị giá 23 tỷ đô la cho các nước vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương như Hàn Quốc, Indonesia, Singapore hay Malaysia, và riêng với Ấn Độ là 15 tỷ đô la.
Làm thế nào cân đối các lợi ích xung đột giữa một bên là tăng cường hợp tác kinh tế với Trung Quốc mà Pháp rất cần đến và bên kia là giúp bảo vệ trật tự thế giới theo mô hình phương Tây trước những thách thức đến từ Trung Quốc? Đây không phải là một bài toán dễ.
Điều này giải thích vì sao các hoạt động hải quân của Pháp tại vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng là “khiêm tốn” hơn so với đồng minh Mỹ. Chính quyền Pháp đều tìm cách tránh gây tổn hại đến các mối quan hệ với Bắc Kinh. Giữa Pháp và Trung Quốc đã có một sự thống nhất về nhịp độ “dừng nghỉ – stopover” của tàu chiến Pháp ở Trung Quốc và của các tàu chiến Trung Quốc tại Pháp. Mặt khác, khi đi vào các khu vực đảo đang có tranh chấp, tàu chiến Pháp thường chọn hải trình nằm ngoài giới hạn lãnh hải 12 hải lý, nhằm giảm rủi ro xảy ra va chạm với quân đội Trung Quốc.
Nhưng điều đó không có nghĩa là Paris từ bỏ việc kềm chế các hoạt động quân sự của Bắc Kinh. Chính phủ Pháp có thể giảm nhẹ mức độ phản đối các hoạt động quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông để bảo vệ các mối hợp tác thương mại. Nhưng Pháp không thể làm ngơ để Trung Quốc biến Biển Đông thành “ao nhà” của họ. Tùy vào tình hình mà pháp sẽ phối hợp với các đồng minh để có phản ứng phù hợp.
Hơn thế nữa, Paris ít có khả năng từ bỏ việc bán trang thiết bị, vũ khí cho các nước láng giềng của Trung Quốc. Bởi lẽ, bán vũ khí còn là một cột trụ trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Pháp, cho dù Trung Quốc có hài lòng hay là không.
Từ những phân tích trên có thể thấy những ý kiến băn khoăn lo ngại việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không đề cập đến vấn đề Biển Đông trong chuyến thăm Trung Quốc lần này do Pháp “bỏ rơi” Biển Đông là thiếu cơ sở. Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, căng thẳng, kinh tế thế giới có những khó khăn đến từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, chủ nghĩa dân tộc có chiều hướng gia tăng, Chính phủ các nước đều cố gắng thi hành một chính sách uyển chuyển, linh hoạt để bảo đảm lợi ích cao nhất cho quốc gia họ.
Pháp cũng không phải là ngoại lệ, Paris cần hợp tác kinh tế với Bắc Kinh, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Bắc Kinh sau khi ghé Thượng Hải tham dự lễ khai mạc Hội chợ Nhập khẩu Thượng Hải. Mục tiêu chuyến đi là tăng cường quan hệ kinh tế thương mại, thúc đẩy Bắc Kinh mở cửa thị trường. Với mục tiêu đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tránh đề cập đến vấn đề Biển Đông để không làm ảnh hưởng đến kết quả chuyến đi. Đây là cách làm thể hiện sự thực dụng của chính quyền Paris trong cách tiếp cận thị trường khổng lồ Trung Quốc.
Tuy nhiên, chúng ta tin rằng nước Pháp với một bề dày lịch sử và tinh thần thượng tôn pháp luật, không thể từ bỏ những gì thuộc về lợi ích chung của cả cộng đồng quốc tế. Duy trì, một Biển Đông hòa bình, ổn định, tự do, an toàn hàng hải, hàng không là lợi ích chung của cả cộng đồng quốc tế, trong đó có lợi ích của Pháp nên một điều có thể khẳng định là Pháp không thể “bỏ rơi” Biển Đông cho Trung Quốc hoành hành, bành trướng. Mặt khác, Pháp luôn là đồng minh thân thiết của Mỹ, do vậy Pháp không thể “bỏ rơi” Biển Đông trong khi Mỹ đang chủ động can dự ngày càng sâu hơn vào Biển Đông để ngăn chặn Bắc Kinh độc chiếm Biển Đông.
http://biendong.net/bien-dong/31820-lieu-phap-co-bo-roi-bien-dong-hay-khong.html
Vì sao các tổng thống Pháp
không di chuyển bằng tàu tốc hành TGV?
Minh AnhNăm 2016, truyền thông Pháp phát đi hình ảnh Emmanuel Macron, khi ấy là ứng viên tranh cử tổng thống, dùng tầu siêu tốc TGV để di chuyển. Hình ảnh này sẽ không bao giờ được tái hiện trong suốt nhiệm kỳ của ông. Đơn giản là vì tất cả các đời tổng thống Pháp chẳng bao giờ hoặc gần như không bao giờ dùng tầu TGV. Nhật báo kinh tế Les Echos giải thích.
Nguyên nhân chính nghe có vẻ nghịch lý, trước hết là vì kinh tế. Nếu như đối với một công dân bình thường, tầu nhanh thường là một giải pháp ít tốn kém, sinh thái hơn, thậm chí còn nhanh hơn cả máy bay hay xe hơi, thì đối với tổng thống và bộ phận phụ trách an ninh, đây thật sự là một bài toán hóc búa, rất tốn kém cho điện Elysée.
“Kế hoạch S”
Từ những năm 1960, một quy định nội bộ của Hãng đường sắt Quốc gia Pháp (SNCF) cho kế hoạch nhân vật cao cấp, còn được gọi là “kế hoạch S”, đòi hỏi một sự chuẩn bị rất chu đáo, cẩn trọng và chỉ được kích hoạt theo yêu cầu của bộ Nội Vụ.
Nhưng kế hoạch này không vì thế mà làm đảo lộn hoạt động kinh doanh của SNCF. Tổng thống cũng phải dùng đến “tầu thương mại” như bao hành khách khác và trả bằng kinh phí của điện Elysée. Nếu như một toa tầu phải được dành riêng cho một nhân vật cao cấp và đội cận vệ, không một chiếc tầu nào bị trưng dụng toàn bộ và cũng không được lưu thông trống khách.
Giờ giấc cũng không được thay đổi để không làm đảo lộn toàn bộ hệ thống. “Kế hoạch nhân vật cao cấp” này liên quan đến không chỉ tổng thống mà cả thủ tướng và các lãnh đạo quốc tế. Các bộ trưởng được kêu gọi ưu tiên dùng tầu siêu tốc theo điều lệ nghĩa vụ được thiết lập dưới thời François Hollande.
Nếu như tổng thống thật sự muốn di chuyển bằng tầu TGV, thì ông cũng phải làm giống như tất cả mọi người. Chỉ có điều, tất cả các công trình cầu đường và đường sắt trước tiên phải được Hiến binh bảo đảm an ninh 5 phút trước khi tầu đi qua theo chỉ thị của tỉnh trưởng. Tại Pháp, có tổng cộng đến 100 ngàn cầu đường sắt.
Những quy định nghiêm ngặt
Khi ông Emmanuel Macron di chuyển bằng xe ô tô, quy định này cũng áp dụng tương tự. Các tổng thống tiền nhiệm Nicolas Sarkozy hay François Hollande hiếm khi di chuyển bằng ô tô nếu quãng đường dài trên 150 km. Với một đoàn hộ tống 10 – 15 xe, chở theo khoảng 50 nhân viên thuộc các bộ phận an ninh, hậu cần, cố vấn, khách mời v.v…, máy bay luôn là ưu tiên hàng đầu, cho dù chỉ là với một khoảng cách gần.
Hơn nữa, tổng thống Pháp phải tự chủ về chuyện di chuyển của mình. Khi đi tầu, nếu xảy ra một cuộc phản đối ở bộ phận bẻ ghi hay một vụ tự tử, việc đoàn tầu bị chận lại là điều không thể tránh khỏi. Mà về mặt biểu tượng hình ảnh, một tổng thống bị chận lại có lẽ sẽ không hay.
Ngay cả khi tổng thống có dùng tầu lửa để di chuyển, chuyện cầu đường hay bị ngăn chận chưa phải là những vấn đề duy nhất. Khi kế hoạch S được kích hoạt, một cuộc thanh tra đoàn tầu mà nguyên thủ Pháp dùng sẽ được tiến hành một cách tỉ mỉ trước ngày khởi hành.
Trước ngày xuất phát, việc dò mìn và kiểm tra kỹ thuật của SNCF phải được thực hiện từng ly một. Một khi đã tuyên bố là hợp chuẩn, không một người nào bên ngoài bộ phận phục vụ của SNCF và bộ Nội Vụ được phép bước lên tầu cho đến ngày tổng thống khởi hành. Một đội ngũ canh gác đặc biệt sẽ do SNCF đảm trách.
Mặt khác, đoàn tầu chính thức còn được dẫn đường bằng một chuyến tầu vét, cũng là “tầu chợ”, có hành khách, nhưng một hay nhiều toa tầu được dành cho các bộ phận an ninh, đi trước đoàn tầu của tổng thống và bảo đảm việc dò gỡ mìn. Cả hai đoàn tầu này phải giữ một khoảng cách tối thiểu là 10 phút.
Bất chấp những ràng buộc nghiêm ngặt, cựu tổng thống Pháp François Hollande, khi còn đương nhiệm, đã dùng tầu siêu tốc TGV từ nhà ga phía Bắc để đến họp ở Bruxelles. Dù rằng không có sự cố nghiêm trọng nào xảy ra, nhưng ông đã bị chỉ trích mạnh mẽ là “thiếu chuyên nghiệp” vì đã đặt bộ phận an ninh trong thế căng thẳng quá mức. Trải nghiệm này từ đó không bao giờ tái diễn.
Tóm lại, máy bay vẫn là phương tiện di chuyển nhanh nhất và an toàn nhất cho tổng thống và thủ tướng, bất kể đoạn đường đi ngắn hay dài. Để phục vụ cho việc đi lại của các nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ, một đội bay gồm 6 chiếc Falcon, 3 chiếc Airbus cùng với ba chiếc trực thăng Super Puma luôn chực chờ sẵn.
http://vi.rfi.fr/ph%C3%A1p/20191201-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-ph%C3%A1p-di-chuy%E1%BB%83n-t%C3%A0u-t%E1%BB%91c-h%C3%A0nh-tgv
Nga chính thức đề nghị
Mỹ kéo dài Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược
Theo một quan chức ngoại giao cấp cao của Nga, nước này đã chính thức đề nghị Mỹ kéo dài Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (New START) thêm 5 năm và có thể là một thời gian ngắn hơn.“Chúng tôi đề xuất với Mỹ kéo dài hiệp ước thêm 5 năm như quy định trong thỏa thuận. Hoặc vì một lí do nào đó mà Mỹ cảm thấy không hài lòng, một thời gian ngắn hơn cũng có thể được chấp nhận”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho hay.
Theo ông Ryabkov, một sự kéo dài ngắn hạn không phải lựa chọn tốt nhất, tuy nhiên nó vẫn tốt hơn là không có gì.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng bày tỏ rằng, việc gia hạn New START sẽ là điều tối tệ cho Mỹ và nước này sẽ chỉ đưa ra quyết định cuối cùng vào năm 2020.
Hiệp ước New START quy định Nga và Mỹ phải cắt giảm vũ khí chiến lược không vượt quá 700 tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo bố trí trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng, trong khi số lượng đầu đạn sẵn sàng sử dụng cũng hạn chế 1.550 đơn vị.
Nó đã có hiệu lực từ năm 2011 và chuẩn bị hết hạn vào năm 2021. Thỏa thuận này đã trở thành tâm điểm sau khi Mỹ và Nga cùng rời khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Vào hồi đầu tháng 11, Nga đã đánh tiếng cảnh báo rằng, giờ không còn đủ thời gian để Moscow và Washington cùng thảo luận một thỏa thuận hoàn toàn mới nhằm thay thế New START. Trong khi đó, một trong nguyên nhân khiến Mỹ không muốn tiếp tục thỏa thuận này là do nó không bao gồm Trung Quốc.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/31815-nga-chinh-thuc-de-nghi-my-keo-dai-hiep-uoc-cat-giam-vu-khi-chien-luoc.html
Nga thử tên lửa siêu thanh “không thể bắn hạ” Kinjal
Trọng ThànhHôm qua, 30/11/2019, hai nguồn tin quân sự Nga xác nhận quân đội Nga đã thử tên lửa không đối địa siêu thanh Kinjal hồi đầu tháng. Tên lửa Kinjal được tổng thống Nga quảng bá hồi năm ngoái là vũ khí không thể bắn hạ.
Hãng tin Reuters, dẫn lại thông báo của hãng thông tấn Nga TASS, theo đó, một máy bay tiêm kích MIG-31K đã bắn thử nhiều tên lửa Kinjal tại một vùng lãnh thổ Nga ở Bắc Cực. Thông tin đưa ra một ngày sau khi tình báo Đan Mạch báo động về căng thẳng gia tăng tại khu vực, với cuộc chạy đua giữa các đại cường (Mỹ, Trung Quốc, Nga), nhằm chiếm lĩnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
TASS cho biết cụ thể là phi cơ Nga MIG-31K, cất cánh từ sân bay Olenegorsk, thuộc vùng Mourmansk, đã bắt tên lửa vào mục tiêu trên mặt đất tại một trại huấn luyện ở vùng Komi.
Theo truyền thông Nga, loại tên lửa này có thể đánh trúng các mục tiêu, từ khoảng cách hơn 2.200 km, với đầu đạn hạt nhân hay quy ước, và Kinjal đã được triển khai tại miền nam nước Nga.
Hồi tháng 3 năm ngoái, tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên thông báo nước Nga đã chế tạo được tên lửa Kinjal, cùng nhiều loại tên lửa được quảng cáo là có thể xuyên thủng bất cứ kiểu lá chắn hỏa tiễn nào.
http://vi.rfi.fr/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191201-nga-x%C3%A1c-nh%E1%BA%ADn-th%E1%BB%AD-t%C3%AAn-l%E1%BB%ADa-si%C3%AAu-thanh-m%E1%BB%9Bi-kinjal
Biểu tình tại Iraq vẫn tiếp tục
bất chấp việc thủ tướng Adel Abdul Mahdi từ chức
Tin từ Baghdad — Vào thứ bảy (ngày 30 tháng 11), người biểu tình Iraq đã phóng hỏa ngay trước lối vào một ngôi đền ở thành phố linh thiêng Najaf, buộc lực lượng an ninh sử dụng hơi cay để giải tán đám đông.Reuters đã nhận được những cảnh quay của cảnh phóng hỏa do người biểu tình ghi lại tại ngôi đền Hakim. Vụ phóng hỏa xảy ra trong một trong những tuần đẫm máu nhất của tình trạng chống chính quyền ở Iraq nổ ra vào tháng trước.
Vào thứ sáu (ngày 29 tháng 11), Thủ tướng Adel Abdul Mahdi đã cam kết sẽ từ chức để cố gắng ngăn chặn bạo lực và sự tức giận của công chúng. Các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra ở nơi khác, bao gồm thành phố phía nam Nassiriya và Baghdad. Thông báo từ chức của ông Abdul Mahdi được đưa ra vài giờ sau khi giáo sĩ Hồi giáo Shi’ite hàng đầu của Iraq kêu gọi chính phủ phải từ chức để chấm dứt tình trạng bất ổn.
Tình trạng bất ổn, đã giết chết hơn 400 người, là thách thức lớn nhất đối với Iraq kể từ khi quân nổi dậy Nhà nước Hồi giáo chiếm giữ các vùng đất rộng lớn của Iraq và Syria vào năm 2014. Những người biểu tình hầu hết là những người trẻ tuổi không hài lòng với chính phủ Shi’ite hiện tại được Iran hậu thuẫn, cáo buộc chính phủ sử dụng sự giàu có của đất nước trong khi cơ sở hạ tầng và mức sống của người dân ngày càng xấu đi. Lực lượng an ninh đã sử dụng đạn thật, hơi cay và lựu đạn gây choáng trong nỗ lực chống lại người biểu tình trong suốt hai tháng.
Người biểu tình đã hoan nghênh việc ông Abdul Mahdi từ chức, nhưng họ nói như vậy vẫn chưa đủ và yêu cầu thay đổi một hệ thống chính trị mà họ theo họ là “tham nhũng” và “giữ họ trong nghèo đói.” (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/bieu-tinh-tai-iraq-van-tiep-tuc-bat-chap-viec-thu-tuong-adel-abdul-mahdi-tu-chuc/
Ấn-Nhật tập trận không quân chung
để đối phó với Trung Quốc
Trọng ThànhHôm qua, 30/11/2019, các bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao Nhật Bản và Ấn Độ lần đầu tiên họp tại New Delhi, theo công thức 2 + 2. Hai bên thỏa thuận sẽ tổ chức tập trận không quân lần đầu tiên, nhằm siết chặt hợp tác quốc phòng, cổ vũ cho khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương ”mở, tự do”, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng bành trướng quân sự.
Tham gia vào cuộc họp hôm qua có ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi, bộ trưởng Quốc Phòng Taro Kono, và hai đồng nhiệm Ấn Độ, ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar cùng lãnh đạo bộ Quốc Phòng Rajnath Singh.
Hãng thông tấn Kyodo dẫn lời các giới chức Nhật Bản, theo đó Không Quân thuộc Lực Lượng Phòng Vệ của Nhật và Không Quân Ấn Độ sẽ tập trận chung, với máy bay chiến đấu, vào năm tới. Cho đến nay, Tokyo mới chỉ có các cuộc tập trận không quân chung với ba nước, Mỹ, Anh và Úc.
Cũng trong cuộc đối thoại an ninh nói trên, bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao hai nước đồng ý thúc đẩy việc hoàn tất Thỏa thuận song phương về chia sẻ sử dụng căn cứ và dịch vụ quân sự (ACSA). Thỏa thuận dự kiến sẽ ký kết giữa tháng 12, nhân chuyến công du của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Tokyo.
New Delhi và Tokyo cũng ra tuyên bố chung, khẳng định hai bên chia sẻ lập trường chung về một vùng biển Ấn Độ – Thái Bình Dương ”mở, tự do, không loại trừ ai và dựa trên luật pháp quốc tế”, gián tiếp lên án Bắc Kinh gia tăng quân sự hóa Biển Đông, mở rộng hiện diện quân sự tại Ấn Độ Dương.
Báo chí Ấn Độ cũng đặc biệt chú ý đến việc các lãnh đạo Ngoại Giao và Quốc Phòng Ấn – Nhật phản đối Bắc Kinh gây áp lực buộc ASEAN thông qua Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC), với nhiều điều khoản loại trừ các nước bên ngoài ra khỏi Biển Đông. Theo mạng Deccan Herald, trong cuộc họp này, hai bên đã thảo luận về nguy cơ, nếu các điều khoản do Trung Quốc đề xuất được chấp thuận, thì ý định tổ chức tập trận của các thành viên ASEAN với các nước ngoài Biển Đông, như Mỹ, Nhật, Ấn … sẽ phải được sự chấp thuận của Bắc Kinh. Các công ty nước ngoài thăm dò và khai thác tại Biển Đông cũng sẽ gặp khó khăn.
Việc Ấn Độ và Nhật Bản nâng cấp hợp tác an ninh được thủ tướng hai bên quyết định hồi năm ngoái, nhân chuyến công du Nhật của thủ tướng Modi, tháng 10/2018. Nhật Bản là quốc gia thứ hai Ấn Độ có đối thoại an ninh 2+2, sau Hoa Kỳ.
http://vi.rfi.fr/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191201-%E1%BA%A5n-nh%E1%BA%ADt-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-t%E1%BA%ADp-tr%E1%BA%ADn-kh%C3%B4ng-qu%C3%A2n-chung
Triều Tiên gọi thủ tướng Nhật Bản là ‘dốt đặc,’
dọa bắn phi đạn thật
Truyền thông nhà nước của Triều Tiên hôm thứ Bảy đả kích Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là “kẻ dốt đặc và gã lùn chính trị” vì gọi việc Bình Nhưỡng thử một giàn phóng hỏa tiễn lớn là thử nghiệm phi đạn đạn đạo, và cảnh báo ông Abe có thể nhìn thấy một phi đạn đạn đạo thật trong tương lai gần.Triều Tiên đã bắn hai hỏa tiễn tầm ngắn xuống biển ngoài khơi bờ biển phía đông hôm thứ Năm trong cuộc thử nghiệm “giàn phóng đa hỏa tiễn siêu lớn” mới của họ, và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un “hết sức hài lòng” về vụ thử mới nhất này.
Sau vụ thử của Bình Nhưỡng, ông Abe hôm thứ Năm nói rằng việc Triều Tiên phóng phi đạn là mối đe dọa đối với Nhật Bản và cộng đồng quốc tế, và Tokyo sẽ theo dõi tình hình với các đối tác của mình.
“Có thể nói rằng Abe là kẻ dốt nát duy nhất trên thế giới và là kẻ ngu xuẩn nhất từng được biết đến trong lịch sử khi ông ta không phân biệt được phi đạn với giàn phóng đa hỏa tiễn trong khi xem bản tin có hình ảnh kèm theo,” thông tấn xã KCNA của Triều Tiên nói, dẫn lời một phó cục trưởng Cục Sự vụ Nhật Bản của Bộ Ngoại giao Triều Tiên.
“Abe có thể nhìn thấy một phi đạn đạn đạo thực sự là gì trong tương lai không xa và ngay dưới mũi ông ta … Abe không khác gì một kẻ dốt đặc và một gã lùn chính trị vô song trên thế giới.”
Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cấm Triều Tiên bắn phi đạn đạn đạo và sử dụng công nghệ như vậy, nhưng Triều Tiên bác bỏ giới hạn này là xâm phạm quyền tự vệ của họ.
Đầu tháng 11, Bình Nhưỡng chỉ trích thủ tướng Nhật Bản sau khi Tokyo nói vụ thử nghiệm cái mà Triều Tiên gọi là “giàn phóng đa hỏa tiễn siêu lớn” vào ngày 31 tháng 10 có thể là phi đạn đạn đạo vi phạm chế tài của LHQ.
https://www.voatiengviet.com/a/trieu-tien-goi-thu-tuong-nhat-ban-la-dot-dac-doa-ban-phi-dan-that/5187730.html
Đài Loan chỉ trích TQ là “kẻ thù của dân chủ”
Đảng cầm quyền của Tổng thống Thái Anh Văn chỉ trích Trung Quốc là “kẻ thù của dân chủ” sau khi có các tin đồn Bắc Kinh đang can thiệp sâu rộng vào nội tình chính trị của Đài Loan trong bối cảnh nước này chuẩn bị bầu cử tổng thống và Quốc hội vào ngày 11/1/2020.Vương Lập Cường, một công dân Hoa lục 25 tuổi, tự xưng là điệp viên Trung Quốc, cùng vợ con xin tị nạn tại Úc cho hay Đài Loan, Hồng Kông và Úc là ba mục tiêu tấn công của Trung Quốc bằng cách xâm nhập, mua chuộc, cài người vào giới giáo sư đại học, chính trị gia và báo chí.
Lời tố giác này đã gây một làn sóng cảnh giác trong chính phủ Đài Bắc và Canberra.
Đặc biệt là tại Đài Loan, thông tin trên rất được lưu ý cho dù chưa có bằng chứng xác nhận Vương là điệp viên thật sự. Truyền thông Trung Quốc nói rằng anh này chỉ là một “doanh nhân lừa đảo”.
“Kẻ thù của dân chủ là Trung Quốc. Vào lúc này, đối thủ, địch thủ tham vọng nhất của Đài Loan cũng là Trung Quốc”, chủ tịch đảng Dân Tiến cầm quyền Trác Vinh Thái nói trong buổi họp báo ở Đài Bắc hôm thứ Hai.
Văn phòng Tổng thống Đài Loan dẫn lời bà Thái nói rằng các cáo buộc của Vương đang được điều tra đến nơi đến chốn và kêu gọi khoan vội kết luận.
Trong giới chính trị Đài Loan, Đảng Dân tiến thuộc xu hướng Đài Loan độc lập, kêu gọi cần phải mở rộng điều tra vì có nhiều tin giả từ Hoa lục phá hoại bầu cử Đài Loan.
Theo Vương Lập Cường, một chiến thuật can thiệp bầu cử của Bắc Kinh là định hướng truyền thông có lợi cho đối thủ của tổng thống Thái Anh Văn, cụ thể là ứng cử viên Hàn Quốc Du, thuộc Quốc Dân đảng. Hàn Quốc Du hiện nay là thị trưởng thành phố cảng Cao Hùng, có lập trường công khai thân Trung Cộng. Ông Hàn lập tức tuyên bố rằng ông sẽ rút lui nếu có bằng chứng cho thấy ông nhận tiền của Trung Quốc.
Quốc Dân đảng cũng kêu gọi chính phủ điều tra cáo buộc của Vương ngay lập tức nhưng cũng cho rằng chính phủ bà Thái đang lợi dụng vấn đề này để “tác động lên cử tri”.
Vương Lập Cường nói anh làm việc cho một chiến dịch gián điệp từ bên trong công ty China Innovation Investment để xâm nhập vào trường Đại học và truyền thông ở Hồng Kông, kết hợp với các phần tử ủng hộ Trung Quốc để chống lại phong trào dân chủ của thành phố này.
Ngày 25/11, giám đốc điều hành công ty này, ông Hướng Tâm và nữ phụ tá giám đốc Cung Thanh đã bị bắt tại phi trường Đào Viên vào lúc chuẩn bị trở về Hồng Kông. Theo lời khai của Vương Lập Cường, hai nhân vật này nằm trong “chiến dịch tình báo phối hợp với đảng viên của đảng Cộng Sản Trung Quốc xâm nhập phá hoại phong trào dân chủ tại Hồng Kông”.
Trong một tuyên bố gửi tới Sàn Chứng Khoán Hồng Kông, China Innovation Investment này tuyên bố lời khai của Vương là “giả tạo” và Vương chưa bao giờ làm việc ở đây.
Công ty này cũng khẳng định rằng hai nhân sự của công ty bị bắt ở Đài Loan “không biết gì về những vấn đề trong các bản tin mới đây”.
Tờ Thời Báo Hoàn Cầu, tờ báo nhà nước của Trung Quốc đăng bài bình luận lên án Vương Lập Cường là một kẻ “nói dối cơ hội, kẻ lừa đảo”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31798-dai-loan-chi-trich-tq-la-ke-thu-cua-dan-chu.html
Người cao niên Hồng Kông biểu tình ủng hộ sinh viên
Tin từ Hồng Kông – Hôm thứ Bảy (30 tháng 11), học sinh đệ nhị cấp và những người đã về hưu cùng tham gia biểu tình ở Hồng Kông, trong lúc những người ủng hộ dân chủ thề sẽ chiến đấu chống lại sự tàn bạo và bắt giữ bất hợp pháp của cảnh sát.Một viên chức cao cấp của Hồng Kông cho biết chính phủ đang xem xét thành lập một ủy ban độc lập để xem xét giải quyết khủng hoảng, khi các cuộc biểu tình bắt đầu từ năm tháng trước, ngày càng trở nên bạo lực hơn.
Reuters cho biết Hồng Kông đã trở nên ổn định hơn kể từ khi các ứng cử viên dân chủ thắng áp đảo trong các cuộc bầu cử ở địa phương hồi tuần trước. Tuy nhiên, các nhà hoạt động vẫn muốn duy trì động lực cho phong trào của họ.
Những người cao niên Hồng Kông, với một số người đeo kính và chống gậy, đã cùng tham gia với nhóm biểu tình trẻ tuổi, lắng nghe các diễn giả ủng hộ dân chủ phát biểu trong bầu không khí tụ họp với âm nhạc và lễ hội. Mặc dù các cuộc biểu tình đã được châm ngòi bởi một dự luật dẫn độ mà sau đó đã bị hủy bỏ, các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra với năm yêu cầu, bao gồm quyền bầu cử lãnh đạo thành phố và một cuộc điều tra độc lập về việc cảnh sát sử dụng vũ lực. Ủy viên cao cấp về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, Michelle Bachelet cũng kêu gọi mở cuộc điều tra về sự quá đáng của lực lượng cảnh sát.
Tại cuộc biểu tình đầu tiên hôm thứ Bảy (30 tháng 11), đám đông tập trung ở công viên đã cùng nhau hát “Vinh quang cho Hồng Kông” và giơ bàn tay xòe năm ngón lên trời, biểu tượng của phong trào ủng hộ dân chủ. Một số người biểu tình trẻ đã cầm cờ Mỹ, để bày tỏ sự biết ơn với Hoa Kỳ sau khi tổng thống Donald Trump ký vào các dự luật luật ủng hộ người biểu tình, và đe dọa trừng phạt Trung Cộng nếu vi phạm nhân quyền. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nguoi-cao-nien-hong-kong-bieu-tinh-ung-ho-sinh-vien/
TQ lo thiếu thịt heo phục vụ Tết Nguyên Đán
Giá thịt heo tại Trung Quốc tăng mạnh do tác động của đợt bùng phát dịch tả heo châu Phi.Nước này cần khuyến khích nhập khẩu lên tới trên sáu triệu tấn trong năm nay, Bộ Thương Mại Trung Quốc nói.
Trung Quốc xả kho thịt lợn dự trữ vì dịch tả lợn hoành hành
Úc trục xuất phụ nữ Việt đem theo thịt heo sống
Việt Nam chống chọi với dịch tả heo châu Phi
Việt Nam: Dịch tả heo châu Phi hoành hành
Với dịp nghỉ lễ Tết Nguyên Đán đang đến gần, Phó thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa nói nước này cần phải nỗ lực đạt được mục tiêu tăng sản lượng heo và bình ổn giá cả để đáp ứng nhu cầu của người dân trong các thời điểm quan trọng, Tân Hoa Xã tường thuật.
Sau Tết Nguyên Đán, năm nay rơi vào tháng 1/2020, nước này lại tiếp tục có một sự kiện lớn là họp Quốc hội vào tháng Ba.
Hàng triệu con heo đã chết hoặc bị đem tiêu hủy do tình trạng bệnh tả heo châu Phi bùng phát tại Trung Quốc và một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Bệnh dịch đã khiến lượng heo của Trung Quốc giảm đi mất phân nửa kể từ 8/2018, Reuters dẫn nguồn hãng chuyên kinh doanh hàng nông nghiệp Archer Daniels Midland Co nói trong tháng 11.
Các thiệt hại to lớn do dịch bệnh khiến chỉ số giá tiêu dùng ở Trung Quốc (CPI) trong tháng 10 tăng 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái, là mức tăng nhanh nhất kể từ gần tám năm qua.
Trong tháng 10, giá thịt heo tăng hơn gấp đôi so với năm trước, cơ quan thống kê nước này nói. Lượng thịt heo nhập khẩu cũng tăng gấp đôi so với năm trước, nhằm đối phó với tình trạng suy giảm sản lượng trong nước.
Thịt heo đóng vai trò quan trọng trong đời sống ở Trung Quốc, thị trường tiêu thụ heo hàng đầu thế giới.
Báo The Guardian của Anh đưa ra con số so sánh rằng trung bình một người Trung Quốc tiêu thụ khoảng 30kg thịt heo một năm trong lúc người Mỹ ăn khoảng 26kg thịt bò, còn người Anh ăn khoảng 18kg.
Tình trạng thiếu cung ở trong nước khiến Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu thịt heo, và điều này cũng tác động tới các thị trường cung ứng.
Chẳng hạn như tại châu Âu, giá thịt heo đã tăng ít nhất 35% so với thời kỳ đầu năm, theo The Guardian.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50621059
Trung Quốc quyết nỗ lực
ổn định nguồn cung ứng thịt heo
Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa nói rằng Trung Quốc phải kiên quyết nỗ lực để đạt được mục tiêu khôi phục số lượng heo và ổn định nguồn cung ứng thịt heo cho dịp lễ sắp tới, Reuters đưa tin, dẫn lại Tân Hoa Xã.Hãng tin Trung Quốc dẫn lời ông Hồ nói hôm 1/12 rằng Trung Quốc phải đảm bảo nguồn cung ứng thịt heo ổn định trong giai đoạn đầu năm 2020, nhất là dịp Tết Nguyên đán vào tháng Một.
Tin cho hay, hàng triệu con heo đã chết hoặc bị tiêu hủy vì dịch cúm heo châu Phi ở Trung Quốc cũng như ở các nước châu Á khác như Việt Nam.
XEM THÊM:
Thêm 2 người chết vì cúm heo ở Việt Nam
Theo Reuters, dịch bệnh này đã cắt giảm số lượng heo ở Tung Quốc xuống còn một nửa tính từ tháng Tám năm ngoái.
Hãng tin Anh cũng dẫn số liệu cho biết rằng giá thịt heo đã tăng gấp đôi trong tháng 10, đóng góp hơn 60% vào việc tăng chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc.
Việc nhập khẩu thịt heo trong tháng 10 ở Trung Quốc đã tăng gấp đôi so với một năm trước đó vì sản lượng heo trong nước suy giảm.
Tin cho hay, Bắc Kinh đã tìm cách thông qua các nguồn cung ứng thịt heo mới trong nỗ lực ổn định giá cả.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-quy%E1%BA%BFt-n%E1%BB%97-l%E1%BB%B1c-%E1%BB%95n-%C4%91%E1%BB%8Bnh-ngu%E1%BB%93n-cung-%E1%BB%A9ng-th%E1%BB%8Bt-heo/5188317.html
Trung Quốc buộc người dùng điện thoại phải quét mặt
Trung Quốc vừa ra quy định mới yêu cầu người dân phải quét khuôn mặt trước khi đăng ký dịch vụ điện thoại di động mới, trong bối cảnh Bắc Kinh đang tìm cách xác minh danh tính của hàng trăm triệu người dùng internet trong nước.Các quy định này được công bố vào tháng Chín và dự kiến đi vào hiệu lực ngày Chủ nhật 30/11.
Chính phủ nói mục đích là để “bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong không gian ảo”.
Trung Quốc đã từng sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để khảo sát dân số. Đây là quốc gia đi đầu về công nghệ nhận diện khuôn mặt nhưng việc áp dụng mạnh mẽ trên toàn quốc trong những năm gần đây đã gây ra tranh cãi.
Lộ tài liệu TQ ‘tẩy não’ cả dân tộc ở Tân Cương
Trung Quốc: Bị phạt vì ‘vừa lái xe vừa gãi mặt’
TPHCM: Lắp camera nhận dạng mặt người
Các quy định mới là gì?
Khi đăng ký mua điện thoại hoặc đăng ký gói dịch vụ điện thoại mới, tất cả đều bị yêu cầu xuất trình thẻ căn cước (như một số nước khác) và bị chụp ảnh.
Nhưng bây giờ, người mua cũng sẽ phải quét khuôn mặt để xác minh thông tin cá nhân mà họ cung cấp.
Trung Quốc trong nhiều năm đã cố gắng thực thi các quy định đảm bảo rằng tất cả người dùng internet sử dụng danh tính “thật” của họ.
Năm 2017, một quy tắc mới yêu cầu các trang web xác minh danh tính thực của người dùng trước khi cho phép đăng nội dung trực tuyến.
Nhận diện khuôn mặt: Nhà nước Trung Quốc thấy hết mọi thứ
Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin cho rằng các quy định mới dành cho các hãng viễn thông này là một cách để “củng cố” hệ thống và đảm bảo rằng chính phủ có thể xác định danh tính của tất cả người dùng điện thoại di động. Hầu hết người dùng internet Trung Quốc đều truy cập web thông qua điện thoại của họ.
Jeffrey Ding, một nhà nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo Trung Quốc tại Đại học Oxford, nói rằng một trong những động lực của Trung Quốc để loại bỏ số điện thoại và tài khoản internet ẩn danh là nhằm tăng cường an ninh mạng và ngăn chặn lừa đảo trên mạng.
Nhưng có khả năng có một động lực khác, ông nói, là để theo dõi dân chúng tốt hơn: “Nó liên quan tới một nỗ lực rất tập trung nhằm cố gắng kiểm soát tất cả mọi người, hoặc ít nhất đó là tham vọng như vậy.”
Người dân có lo lắng không?
Khi các quy định được công bố vào tháng 9, báo chí không đưa tin nhiệt tình về nó.
Nhưng trên mạng, hàng trăm người dùng mạng xã hội lên tiếng lo ngại về lượng dữ liệu thông tin của họ đang bị chính phủ thu thập ngày càng tăng.
“Mọi người đang ngày càng bị theo dõi chặt chẽ hơn”, một người dùng trang web Sina Weibo cho biết. “Họ [chính phủ] sợ điều gì vậy?”
Nhiều người khác phàn nàn về các tình trạng xâm phạm dữ liệu. “Trước đây, kẻ trộm đã biết tên của bạn là gì, trong tương lai chúng sẽ biết bạn sẽ trông như thế nào”, một người dùng viết và nhận được hơn 1.000 lượt ủng hộ.
Một người khác chỉ trích chính sách, nói rằng: “Điều này đang được thực hiện mà không có sự đồng ý của công chúng.”
Một người khác cho biết họ thường nhận được các cuộc gọi lừa đảo từ những người biết tên và địa chỉ của họ. Người này nói: “Giờ thì liệu họ có thể biết luôn tôi trông như thế nào không?”
Nhưng những người khác thì ít hoài nghi hơn, nói rằng động thái này chỉ đơn giản là phù hợp với “tiến bộ công nghệ”.
Trung Quốc đã kiểm duyệt hầu như tất cả các trang web, xóa và chặn nội dung mà họ không muốn công dân của mình nhìn thấy và bàn luận.
Nhận dạng khuôn mặt ở Trung Quốc
Trung Quốc thường được mô tả là một quốc gia giám sát – trong năm 2017, họ đã có 170 triệu camera quan sát trên toàn quốc và đề ra mục tiêu lắp đặt thêm khoảng 400 triệu chiếc vào năm 2020.
Quốc gia này cũng đang thiết lập một hệ thống “tín dụng xã hội” để theo dõi các hành vi và tương tác công khai của tất cả công dân trong một cơ sở dữ liệu.
Mục đích là đến năm 2020, mọi người dân ở Trung Quốc sẽ được đăng ký vào một cơ sở dữ liệu quốc gia để chính phủ đưa ra “xếp hạng” cho mỗi người dân.
Nhận dạng khuôn mặt đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống giám sát và nó đã được ca ngợi như một cách để bắt những tội phạm bị truy nã. Năm ngoái, truyền thông đưa tin rằng cảnh sát đã sử dụng công nghệ này và tìm ra một kẻ đang chạy trốn khỏi đám đông 60.000 người tại một buổi hòa nhạc.
Ở khu vực phía tây Tân Cương, nơi có tới một triệu người Hồi giáo Uighur và các dân tộc thiểu số khác đã bị giam giữ trong những trung tâm “cải tạo”, các camera giám sát sử dụng nhận dạng khuôn mặt để theo dõi họ, theo New York Times.
Nhưng nhận diện khuôn mặt đang ngày càng trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày và giao dịch thương mại tại Trung Quốc. Nó được sử dụng ngày càng nhiều, như việc thanh toán trong các cửa hàng và siêu thị.
Tuy nhiên cũng đã có một số ý kiến phản đối.
Đầu năm nay, một giáo sư đại học đã kiện một công viên động vật hoang dã vì bắt buộc phải nhận dạng khuôn mặt đối với du khách – gây ra một cuộc tranh luận về việc thu thập dữ liệu hàng loạt của nhà nước về công dân của mình.
Vào tháng 9, chính phủ Trung Quốc cho biết họ đã lên kế hoạch “kiềm chế và điều chỉnh” việc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt trong các trường học sau khi có thông tin một trường đại học đang thử sử dụng nó để theo dõi học sinh.
Ông Ding nói rõ ràng là có sự phản ứng dữ dội ngày càng tăng đối với việc áp dụng rộng rãi công nghệ nhận dạng khuôn mặt của Trung Quốc.
Những lời chỉ trích trước giờ tập trung vào nỗi sợ bị đánh cắp dữ liệu, bị tấn công mạng và bị lạm dụng bởi các công ty thương mại, ông nói. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người dân dường như sẵn sàng chỉ trích các hoạt động khai thác dữ liệu để theo dõi của chính phủ .
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50619352
TQ tố Mỹ “đổi trắng thay đen”
khi thông qua dự luật Hong Kong
Chiều 28/11,Trung Quốc đã thể hiện thái độ phản đối mạnh mẽ trước việc Tổng thống Trump ký phê chuẩn Dự Luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong.Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc chiếu 28/11, người phát ngôn Cảnh Sảng đã thể hiện thái độ phản đối mạnh mẽ trước việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ký phê chuẩn Dự Luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Trung Quốc kiên quyết phản đối việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thông qua Dự Luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong, cho rằng đây là động thái can thiệp nghiêm trọng vào công việc của Hong Kong, can thiệp nghiêm trọng công việc nội bộ Trung Quốc, vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của Luật pháp quốc tế và quan hệ quốc tế, là hành động bá quyền trắng trợn. Trung Quốc đã tiến hành giao thiệp và phản đối mạnh mẽ với phía Mỹ về vấn đề này.
Người phát ngôn Cảnh Sảng cho rằng, Mỹ cố tình “đổi trắng thay đen”, thể hiện sự ủng hộ đối với các phần tử bạo lực gây náo loạn Hong Kong, mục đích nhằm phá hoại sự ổn định và phồn vinh của Hong Kong, phá hoại thực tiễn “một nước hai chế độ” của Trung Quốc. Đồng thời khẳng định, động thái của Mỹ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ hai nước và Trung Quốc sẽ có động thái đáp trả thích đáng.
Ông Cảnh Sảng nói: “Trung Quốc sẽ đáp trả mạnh mẽ và hậu quả của việc này hoàn toàn nằm ở phía Mỹ”
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thông qua Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong (27/11) thì hàng loạt các cơ quan của Trung Quốc như Bộ Ngoại giao, Văn phòng các vấn đề Hong Kong và Ma Cao của Quốc vụ viện Trung Quốc, Văn phòng liên lạc của chính phủ Trung Quốc tại Hong Kong đều đã ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ. Sáng nay (28/11), Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã triệu Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Terry Branstad để phản đối.
Dư luận cho rằng, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thông qua Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong vào thời điểm này sẽ tạo ra những tác động khó lường đến quan hệ Trung – Mỹ, đặc biệt là tiến trình đàm phán thương chiến Trung – Mỹ được cho là đang đạt được nhiều tiến triển hiện nay. Tuy nhiên theo các chuyên gia, với việc Dự luật được Lưỡng viện của Mỹ thông qua với tỷ lệ cao thì mặc dù Tổng thống Trump không ký, dự luật vẫn sẽ được Lưỡng viện ủng hộ một lần nữa và trở thành Luật
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/31804-tq-to-my-doi-trang-thay-den-khi-thong-qua-du-luat-hong-kong.html
Mỹ đứng về phía Hong Kong, chứng khoán TQ rớt điểm
Chứng khoán Trung Quốc ngày 28-11 giảm điểm vì nhà đầu tư lo lắng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ký dự luật Dân chủ và nhân quyền Hong Kong ảnh hưởng xấu tới tiến trình đàm phán thương mại Mỹ – Trung.Bắc Kinh ngày 28-11 cảnh báo Mỹ rằng sẽ “mạnh tay trả đũa”, sau khi ông Trump ký dự luật Dân chủ và nhân quyền Hong Kong, đứng về phía người biểu tình. Diễn biến mới nhanh chóng khiến giới quan sát lo lắng cho cuộc đàm phán thương mại đang trên đà tiến triển tốt.
Chốt phiên ngày 28-11, chỉ số CSI 300 của các cổ phiếu blue-chip niêm yết tại Trung Quốc đại lục giảm 0,3%, trong khi chỉ số Shanghai Composite giảm 0,5%.
Cùng lúc, chỉ số MSCI châu Á chưa tính Nhật Bản đã rớt 0,17%. Chỉ số Nikkei của Nhật Bản cũng chốt phiên với mức giảm 0,12%.
Theo Reuters, các nhà đầu tư tỏ ra cẩn trọng trước khả năng nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc tăng trưởng.
Các cố vấn của chính quyền Bắc Kinh cũng khuyến cáo nước này nên hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế xuống còn khoảng 6% cho năm 2020. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng được cho rằng nên thực hiện các biện pháp kích thích trong bối cảnh chiến tranh thương mại trở nên tồi tệ, theo Reuters.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 27-11 tuyên bố Trung Quốc sẽ đẩy mạnh cải cách để xây dựng nền kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh toàn cầu và tháo bỏ rào cản đầu tư trong mọi lĩnh vực.
Chỉ số chứng khoán của Thượng Hải và CSI300 từ đầu năm cho tới nay tăng lần lượt 15,9% và 28,3%. Tuy nhiên, chứng khoán Thượng Hải đã giảm 1,34% trong tháng này.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31794-my-dung-ve-phia-hong-kong-chung-khoan-tq-rot-diem.html
Trung Cộng muốn Hoa Kỳ hủy bỏ rào cản thuế
trong thỏa thuận thương mại giai đoạn một
Tin từ Bắc Kinh, Trung Cộng – Vào hôm chủ nhật (1 tháng 12), tờ Global Times của Trung Cộng cho biết Bắc Kinh đang kiên quyết yêu cầu Hoa Kỳ hủy bỏ rào cản thuế như một phần trong thỏa thuận thương mại giai đoạn một, trong bối cảnh vẫn chưa chắc chắn hai nước có thể đạt được một thỏa thuận hay không.Trước đó, vào thứ ba (ngày 26 tháng 11), Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết Washington đang thực hiện “những nỗ lực cuối cùng” để tiến tới đạt thỏa thuận với Bắc Kinh nhằm kết thúc cuộc chiến thương mại kéo dài 16 tháng qua, vài ngày sau khi Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tỏ ý mong muốn đạt được thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ. Trong khi đó, các nhà đàm phán giữa 2 nước cũng đồng lòng tiếp tục làm việc để giải quyết những vấn đề còn tồn tại.
Tuy nhiên, Reuters dẫn lời các chuyên gia thương mại và những người thân cận với Tòa Bạch Ốc cho rằng việc Hoa Kỳ và Trung Cộng ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 có nhiều khả năng sẽ xảy ra vào năm sau, khi Trung Cộng hối thúc Hoa Kỳ tăng cường mức độ hủy bỏ rào cản thuế.
Chủ tịch Ủy ban Tài chính của Thượng viện Hoa Kỳ Chuck Grassley vào ngày 26 tháng 11 cho biết Trung Cộng đã mời Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin tham gia các cuộc đàm phán trực tiếp tại Bắc Kinh.
Ông Grassley nói rằng cả ông Lighthizer và ông Mnuchin sẽ sẵn sàng đến Bắc Kinh “nếu họ nhận thấy một cơ hội thực sự để đạt được thỏa thuận cuối cùng về thương mại với Trung Cộng”. Bên cạnh đó, Reuters dẫn lời một nguồn thạo tin cho biết các viên chức Hoa Kỳ có thể đến Trung Cộng sau Lễ Tạ Ơn. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/trung-cong-muon-hoa-ky-huy-bo-rao-can-thue-trong-thoa-thuan-thuong-mai-giai-doan-mot/
TQ bắt giữ công dân Belize,
Đài Loan về cáo buộc can thiệp vào Hong Kong
Trung Quốc đã bắt giữ một công dân Belize về cáo buộc thông đồng với những người ở Mỹ để can thiệp vào những việc ở Hong Kong, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản tỉnh Quảng Đông đưa tin hôm thứ Bảy, dẫn lời nhà chức trách địa phương.Lee Henley Hu Xiang, một doanh nhân người Belize sống ở Trung Quốc, đã tài trợ cho các thành viên chủ chốt của “các thế lực thù địch” trên mạng ở Mỹ để làm suy yếu an ninh quốc gia của Trung Quốc, và hỗ trợ các hoạt động dẫn đến hỗn loạn ở Hong Kong, tờ Nam phương Nhật báo nói.
Báo này không cho biết thêm chi tiết.
Ông Lee bị bắt tại thành phố Quảng Châu ở miền nam Trung Quốc vào ngày 26 tháng 11 bởi cơ quan công an Quảng Châu, bản tin cho biết.
Trong một sự việc riêng rẽ, tờ báo này xác nhận một người đàn ông Đài Loan, Lee Meng-Chu, cũng đã bị cảnh sát bắt giữ tại thành phố Thâm Quyến gần đó vào ngày 31 tháng 10, vì cáo buộc đánh cắp bí mật nhà nước cho các lực lượng nước ngoài sau khi ông ta tới Hong Kong vào tháng 8 để hỗ trợ các hoạt động “chống Trung Quốc.”
Ông Lee, một cố vấn đến từ một thị trấn nhỏ ở Đài Loan, đã mất tích kể từ ngày 19 tháng 8 sau khi đi đến Thâm Quyến.
Ông ta đang bị điều tra về việc “thực hiện các hành vi phạm tội gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia,” người phát ngôn của Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Quốc Vụ Viện Trung Quốc cho biết hồi tháng 9.
Hong Kong – một cửa ngõ kinh doanh và thương mại cho Trung Quốc đóng vai trò là trung tâm tài chính quốc tế – đã chìm trong các cuộc biểu tình chống chính phủ thường trở nên bạo động trong gần sáu tháng qua.
Tình trạng bất ổn đã khiến cựu thuộc địa của Anh rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất trong nhiều thập niên, có khi buộc các doanh nghiệp, chính phủ, trường học và thậm chí là sân bay quốc tế phải đóng cửa.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-bat-giu-cong-dan-belize-dai-loan-ve-cao-buoc-can-thiep-o-hong-kong/5187717.html
Trung Quốc tố cáo
Liên Hiệp Quốc can dự chuyện nội bộ Hồng Kông
Minh AnhNgày 30/11/2019, Bắc Kinh lên án lãnh đạo Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, bà Michelle Bachelet, đã có những can thiệp « không phù hợp » vào chuyện nội bộ Hồng Kông.
Đoàn ngoại giao của Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Quốc cho rằng bà Michelle Bachelet đang gây áp lực với chính quyền đặc khu Hồng Kông và có những lời lẽ « chỉ kích động thêm những người gây bạo động lao vào những hành động ngày càng bạo lực hơn ».
Bắc Kinh có những lời chỉ trích này sau khi lãnh đạo Cao Ủy Nhân Quyền có một bài viết đăng trên tờ South China Morning Post hôm thứ Bảy 30/11, cho rằng chính phủ của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nên ưu tiên cho một cuộc đối thoại « mang tính xây dựng » để giải quyết cuộc khủng hoảng.
Michelle Bachelet còn hối thúc chính quyền đặc khu nên mở « một cuộc điều tra độc lập và không thiên vị do một thẩm phán tiến hành » về hành vi bạo lực của cảnh sát nhắm vào những người biểu tình. Đây cũng chính là một trong những đòi hỏi chính yếu của những người biểu tình ủng hộ dân chủ trong suốt nhiều tháng qua.
Biểu tình « cảm ơn » Donald Trump
Tại Hồng Kông, hai cuộc biểu tình diễn ra sáng Chủ Nhật 01/12/2019 gần lãnh sự quán Mỹ, nhằm phản đối cảnh sát dùng khí hơi cay và cũng là để « cảm ơn » Quốc Hội Mỹ đã thông qua đạo luật về Nhân quyền và tự do cho Hồng Kông.
Từ đặc khu hành chính, đặc phái viên đài RFI Stephane Lagarde tường thuật :
« Đó chỉ là bước khởi đầu. Hãy tiếp tục cuộc chiến ! Các nhà tổ chức dường như muốn tận dụng kết quả cuộc bỏ phiếu đông đảo dành cho phe ủng hộ dân chủ, được tổ chức cách nay một tuần trong cuộc bầu cử cấp quận huyện, để kêu gọi tập hợp sự ủng hộ cho một cuộc biểu tình lớn và ôn hòa.
Giống như hồi tháng Sáu và tháng Tám năm 2019, xe nôi trẻ em và các hộ gia đình rất được trông đợi tại khu Tsim Sha Tsoi. Người về hưu cũng vậy, hôm qua, họ có mặt trên nhiều nẻo đường, bên cạnh những người trẻ tuổi phản đối chính quyền.
Cuộc tuần hành tại khu đại học Bách Khoa (PolyU), từng bị sinh viên chiếm đóng trong hai tuần vừa qua, cũng được phép. Mạng lưới LIHKJ, chuyên chia sẻ thông tin cuộc biểu tình, kêu gọi : ʺXin các bạn hãy cố gắng kềm chế trong khi biểu tình. Hãy tỏ ra 100% hợp lý và không có bạo lực !ʺ
Mục tiêu cuộc tuần hành là nhắc lại 5 yêu cầu chính : Chính quyền từ bỏ việc truy tố những người biểu tình bị bắt, lãnh đạo đặc khu từ chức, tổ chức bầu cử theo phổ thông đầu phiếu hay lập ủy ban điều tra độc lập về hành động bạo lực của cảnh sát …
Bởi vì cho đến lúc này, cuộc bầu cử địa phương, vốn được xem như là một cuộc trưng cầu dân ý, vẫn chưa mang lại một lời đáp thỏa đáng như đánh giá của những người phản đối. Chính quyền đặc khu chỉ đơn giản cho biết sẽ lập một ủy ban độc lập để tìm hiểu nguồn cội cuộc khủng hoảng. »
Trung Quốc bắt giữ hai người “xâm phạm an ninh quốc gia”
Hãng tin Reuters trích dẫn nguồn tin từ nhật báo đảng Cộng Sản tỉnh Quảng Đông, ngày 30/11/2019, xác nhận việc bắt giữ một người Belize và một người Đài Loan.
Người thứ nhất là ông Lee Henley Hu Xiang, một doanh nhân quốc tịch Belize, sinh sống tại Trung Quốc, bị nghi ngờ cung cấp tài chính cho các « thế lực thù địch » tại Mỹ, gây tổn hại cho an ninh quốc gia. Ông này còn bị cáo buộc ủng hộ các hoạt động gây hỗn loạn tại Hồng Kông. Báo đảng Trung Quốc xác nhận công dân Belize bị bắt hôm 26/11/2019 tại Quảng Châu, miền nam Trung Quốc.
Người thứ hai bị bắt hôm 31/10/2019 là một người Đài Loan, ông Lee Meng-Chu, ở Thâm Quyến. Ông bị nghi ngờ là đã đánh cắp và tiết lộ bí mật quốc gia cho các thế lực nước ngoài, sau một chuyến đi Hồng Kông nhằm ủng hộ phong trào « chống Trung Quốc ».
Bản tin của hãng thông tấn Đài Loan Central News Agency nói rõ thêm là người đàn ông này, nhà cố vấn cho một thành phố nhỏ của Đài Loan, đã mất tích hôm 19/08/2019, sau chuyến đi đến Thâm Quyến. Ông đã cung cấp nhiều hình ảnh về cuộc biểu tình ở Hồng Kông và các cuộc tập hợp của lực lượng cảnh sát Trung Quốc ngay sát biên giới trước khi mất tích.
Phát ngôn viên Văn phòng Đại diện Đài Loan quan ngại người này có nguy cơ phải đối mặt với cáo buộc « tham gia các hành vi tội phạm đe dọa an ninh đất nước ».
http://vi.rfi.fr/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191201-trung-qu%E1%BB%91c-t%E1%BB%91-c%C3%A1o-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-qu%E1%BB%91c-can-d%E1%BB%B1-chuy%E1%BB%87n-n%E1%BB%99i-b%E1%BB%99-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng
Trung Quốc :
Kế hoạch « con đường tơ lụa » và mưu kế thứ 36
Minh AnhTheo truyền thuyết, cách nay hơn 4000 năm, vua Nghiêu và vua Thuấn đã nghĩ ra môn cờ vây để giáo huấn những vị hoàng tử còn thiếu chín chắn. Giờ đây, người ta thường có xu hướng diễn giải dự án « Một vành đai Một con đường – BRI » như là một phần của ván cờ vây với phương Tây.
Cờ vây hay cờ tướng ?
Bản thân cái tên bằng tiếng Hoa « Yi Dai Yi Lu » (Nhất Đới Nhất Lộ) có nghĩa là « Một Vành Đai, Một Con Đường » cũng đã nói lên điều đó. Khác với môn cờ tướng, mục đích của cờ vây là làm thế nào vây hãm nhưng vẫn để lại một khoảng không gian cho đối phương.
Tính chất thời gian dài hạn cũng phù hợp với lô-gic của một phần cờ vây hơn là cờ tướng : một trận đấu chiến lược trong một không gian địa lý cụ thể với những cuộc chinh phục lãnh thổ, thị trường, nguồn nguyên liệu và nhất là công nghệ mà Trung Quốc tuyệt đối cần đến. Tầm nhìn này dành ít chỗ cho sự hợp tác. Rõ ràng, đây chính là quan điểm của Mỹ hiện đang xem Trung Quốc như là một đối thủ chiến lược.
Ông Jean-Joseph Boillot, chuyên gia Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (IRIS) trên tờ Diplomatie (số ra tháng 11-12/2019) đặt câu hỏi : Liệu người ta có thể hình dung ra một kịch bản chiến lược khác hay không ? Như ý tưởng về một cuộc chơi mà đôi bên cùng có lợi chẳng hạn ?
Tại Bắc Kinh, người ta đưa ra giải thích như vậy. Ngoài ra còn có luận điểm « không chấp nhận Mỹ hoặc Trung Quốc chiếm ưu thế ». Trò chơi đa cực này, như mong muốn của Pháp, thật ra đã được ghi trong học thuyết chính thức của Bắc Kinh : Đó chính là một « Cuộc Mặc Cả Mới » toàn cầu dựa trên một sự tăng trưởng toàn cầu được thúc đẩy nhờ vào những cơ sở hạ tầng tại những nước đang phát triển.
Tuy nhiên, một cuộc chơi đa cực đòi hỏi phải có một số điều kiện cân bằng và do vậy dẫn đến một « trò chơi chiến lược » với Bắc Kinh, dù có mang tính hợp tác hay là không. Ví dụ, người ta biết là Ấn Độ phản đối mạnh mẽ BRI mà nước này xem như là một mối đe dọa tại những nước lân cận của mình do tương quan lực lượng bất cân xứng.
Ba mươi sáu kế
Từ góc nhìn này, nhà nghiên cứu Pháp, Jean-Joseph Boillot đặt tiếp một câu hỏi : Vậy chúng ta có thể giải mã thế nào trò chơi chiến lược của Bắc Kinh hiện nay ?
Theo ông, trước hết chúng ta có thể xuất phát từ một giả thuyết đơn giản như sau : Giới chức lãnh đạo Trung Quốc đã được đào tạo theo khuôn mẫu, theo đó, những luận đề chiến lược cổ điển nắm giữ một vai trò chủ đạo. Nhưng thay vì tìm cách miêu tả các ý đồ « tiên quyết » như đối tượng nghiên cứu của Binh Pháp Tôn Tử, người ta có thể dựa vào « Tam thập lục kế – 36 kế sách », chú trọng đến mưu kế hơn và do vậy cho phép giải mã sau khi các hành vi « được tiết lộ ».
Được tìm thấy một cách tình cờ năm 1939 tại một ngôi chợ ở miền bắc Trung Quốc, luận đề 36 kế sách đã được Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân công bố năm 1961 và được sử dụng rộng rãi trong suốt thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa (1966 – 1976), giai đoạn mà những nhà lãnh đạo Bắc Kinh hiện nay mới chập chững bước vào hoạt động chính trị.
Ba mươi sáu kế được phân chia trong 6 tình huống : thắng chiến kế, địch chiến kế, công chiến kế, hỗn chiến kế, tịnh chiến kế và bại chiến kế. Vậy những loại mưu kế nào và những « trò chơi » nào đã được Bắc Kinh ngầm áp dụng trong trường hợp dự án « Một vành đai Một con đường » ?
Điều gây nhiều ngạc nhiên là cả trên phương diện tuyên truyền lẫn trong việc thực thi dự án này, Bắc Kinh áp dụng ít nhất là khoảng hai chục trong số 36 kế sách, cụ thể là toàn bộ 18 chước trong tình huống thắng chiến kế, công chiến kế và địch chiến kế. Ngược lại, trong tình huống hỗn chiến kế hoặc tịnh chiến kế, Bắc Kinh chỉ áp dụng một nửa các kế sách và cho đến lúc này, không áp dụng kế sách nào trong tình huống bại chiến kế.
Mưu kế thứ 36
Câu hỏi chính còn lại là chước thứ 36 nổi tiếng : « Tẩu vi thượng kế ». Kế sách này lại phù hợp với nghịch lý được kinh tế gia Patrick Artus nêu lên trong một bài viết mang tính khiêu khích gần đây đề tựa : « Mô hình kinh tế ʺtự cung tự cấpʺ mới của Trung Quốc : Đâu là những tác động đối với nền kinh tế toàn cầu ? ».
Trên thực tế, tất cả các chỉ số cơ bản của nền kinh tế Trung Quốc cho thấy có một sự co cụm theo hướng tự cung tự cấp từ vài năm nay, dù rằng BRI thường xuyên được diễn giải như là một cuộc chinh phục thế giới của đế chế Trung Hoa. Chắc chắn người ta có thể phỏng đoán rằng đây chỉ là một sự nghịch lý. Thế nhưng, trong trường hợp dự án BRI thất bại, hay bị phản đối mạnh mẽ, Bắc Kinh đã có sẵn một chiến lược thoái lui, cũng giống như triều đại nhà Minh ở thế kỷ XV khi cho triệu hồi hạm đội danh tiếng của đô đốc Trịnh Hòa (Zheng He) và quyết định đóng cửa Đế chế.
Cuối cùng tác giả kết luận, dù việc thoái lui hiện nay dường như ít có khả năng xảy ra, thì trong mọi trường hợp, kế thứ 36 này cho phép củng cố vị thế thương thuyết của Bắc Kinh trong một « cuộc chơi » hoàn toàn mở rộng, hoặc ít ra là chiếu theo chiến lược cổ xưa này.
http://vi.rfi.fr/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191129-trung-qu%E1%BB%91c-con-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-t%C6%A1-l%E1%BB%A5a-m%C6%B0u-k%E1%BA%BF-th%E1%BB%A9-36
Tiểu bang New South Wales của Úc khởi động
các máy quay phát hiện tài xế sử dụng điện thoại
khi lái xe
Tin từ Melbourne, Úc – Vào chủ nhật (ngày 1 tháng 12), tiểu bang New South Wales của Úc vừa đã khởi động các máy quay phát hiện tại xế sử dụng điện thoại khi lái xe với hy vọng sẽ giảm thiểu số người thiệt mạng trên các tuyến đường xuống còn 1/3 trong khoảng thời gian 2 năm.Hệ thống này bao gồm việc sử dụng các máy quay suốt ngày đêm trong mọi điều kiện thời tiết để phát hiện liệu một tài xế có sử dụng điện thoại khi lái xe hay không.
Theo Reuters, Hòa Lan cũng đã ra mắt một hệ thống tương tự vào tháng 10, và phạt 265 mỹ kim cho bất kỳ tài xế nào sử dụng điện thoại di động bất hợp pháp.
Ở New South Wales, việc thực hiện hoặc nhận cuộc gọi thoại khi lái xe là hợp pháp, nhưng chỉ khi sử dụng với các thiết bị không dây. Tất cả các chức năng khác, như gọi video, sử dụng mạng xã hội và chụp ảnh khi lái xe là bất hợp pháp.
Theo các dữ kiện chính thức, trong năm nay đã có 329 người thiệt mạng do các vụ đụng xe tại New South Wales, so với 354 người trong cả năm 2018. Chính bang muốn giảm 30% số người thiệt mạng vào năm 2021.
Theo Cơ Quan Giao Thông của tiểu bang, hệ thống máy quay sẽ sử dụng trí thông minh nhân tạo để ghi lại hình ảnh của các tài xế và phát hiện việc sử dụng điện thoại bất hợp pháp. Những hình ảnh được phát hiện sau đó sẽ được những nhân viết có thẩm quyền xem xét và tiến hành xử phạt.
Trong ba tháng đầu tiên sau khi các hệ thống phát hoạt động, các tài xế vi phạm sẽ được gửi thư khuyến cáo. Sau đó, họ sẽ phải đóng phạt 344 Úc Kim và phạt 457 Úc Kim nếu các tài xế vi phạm trong khu vực trường học. Trong cả hai trường hợp, các tài xế sẽ nhận điểm phạt. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tieu-bang-new-south-wales-cua-uc-khoi-dong-cac-may-quay-phat-hien-tai-xe-su-dung-dien-thoai-khi-lai-xe/
0 nhận xét