Tin Biển Đông – 29/12/2019
Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2019
14:31
//
Biển Đông
,
Slider
Tham vọng kiểm soát biển Đông của TQ
Theo VisionTimes ngày 24/12, Sơn Đông là hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc tự chế tạo và là chiếc thứ hai của nước này, đã chính thức được đưa vào hoạt động và bàn giao cho Hải quân Trung Quốc hôm 17/12.
Việc đưa hàng không mẫu hạm mới, mang tên Sơn Đông, vào hoạt động chính thức, được Trung Quốc xem là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực xây dựng sức mạnh hải quân của đất nước.
Con tàu này, trước đây được gọi là Type 001A, từng đi qua eo biển Đài Loan để thực hiện các “thử nghiệm khoa học và huấn luyện thường xuyên” và cũng từng đến Biển Đông để tham gia cuộc thử nghiệm và diễn tập ở khu vực.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là Liêu Ninh, cải tạo từ tàu lớp Kuznetsov mua của Ukraine vào năm 1998, mất khoảng 13 tháng chạy thử trước khi gia nhập lực lượng vào năm 2012.
Tàu sân bay thứ hai là Sơn Đông có lượng giãn nước 65.000 tấn, dài 315,5m, rộng 75m, là tàu sân bay cỡ trung bình chạy bằng động lực thông thường; tốc độ lớn nhất 30 hải lý/h, thủy thủ đoàn và nhân viên không quân 1.190 người.
Con tàu là phiên bản sửa đổi của thiết kế lớp Kuznetsov nhưng được lắp đặt radar kiểu mới có thể tìm kiếm toàn diện 360 độ.
Tàu sân bay này có thể mang theo 36 tiêm kích hạm J-15, so với tàu Liêu Ninh chỉ 24 chiếc. Tàu được nâng cấp hệ thống radar cũng như có boong tàu rộng để các tiêm kích cất và hạ cánh.
Không dừng ở đó, Trung Quốc đã bắt đầu đóng tàu sân bay thứ ba tại một nhà máy đóng tàu gần Thượng Hải. Nước này cũng lên kế hoạch đóng tàu thứ tư. Khi đó, Trung Quốc chỉ đứng sau mỗi Hoa Kỳ, với 10 tàu sân bay đang hoạt động.
Chuyên gia quân sự Li Jie ở Bắc Kinh nói với tờ South China Morning Post rằng, việc Bắc Kinh “chọn quân cảng Tam Á [để đưa tàu vào vận hành] cho thấy giới lãnh đạo quân sự nước này muốn nêu bật tầm quan trọng địa chiến lược của hàng không mẫu hạm thứ hai này.”
Từ Quân cảng Tam Á, quân đội Trung Quốc sẽ có thể dễ dàng kiểm soát Biển Đông và các tuyến hàng hải trong khu vực.
Mặc dù tuyên truyền của nhà nước Trung Quốc đã dành nhiều sự quan tâm cho hai tàu sân bay của Quân đội như là một biểu tượng cho sức mạnh mới của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc toàn cầu, nhưng vận hành các con tàu này đã tỏ ra là một sự thách thức, với một số vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan đến J-15, cũng như sự thiếu sót vốn có của thiết kế dựa trên Kuznetsov.
Vào ngày 12/12/2019, một trận hỏa hoạn lớn đã xảy ra với tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga, con tàu nguyên bản và tàu sân bay duy nhất của họ, khi nó đang trong quá trình bảo trì. Một người chết và 12 người bị thương trong hỏa hoạn. Con tàu đã gặp nhiều vấn đề, đặc biệt là trung tâm phát điện của nó. Khi tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov di chuyển ra biển Địa Trung Hải để hỗ trợ các hoạt động của Nga trong cuộc Nội chiến Syria, người ta đã nhìn thấy khói đen bốc lên và phải có một chiếc tàu kéo đi theo hỗ trợ nó phòng trường hợp có hỏng hóc cơ khí.
Tạp chí Nikkei Asian đánh giá một nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh nói rằng tàu sân bay Sơn Đông “vẫn không có đủ sức mạnh để làm đảo lộn sự cân bằng quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở Đông Á”. “Đối với Hoa Kỳ, tên lửa đạn đạo chống hạm Dongfeng-21D và Dongfeng-26 của Trung Quốc, có biệt danh là ‘kẻ giết người ở đảo Guam’, là một mối đe dọa lớn hơn chương trình tàu sân bay non trẻ của họ. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã thúc đẩy chương trình này vì cố gắng loại bỏ vị trí dẫn đầu của Hoa Kỳ về tàu sân bay,” Nikkei đưa tin.
Vẫn còn phải xem liệu chương trình tàu sân bay Trung Quốc có thể mở rộng ra ngoài cái gốc Liên Xô của nó hay không. Thiếu kinh phí khi nền kinh tế Trung Quốc chậm lại, cùng những thất bại khác, được báo cáo đã trì hoãn việc mở rộng xây dựng thêm tàu sân bay.
0 nhận xét