Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin Việt Nam – 23/10/2019

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019 19:03 // ,

Tin Việt Nam – 23/10/2019

Mạng xã hội đòi điều tra rõ

cái chết của ông Lê Hải An

Vụ Thứ trưởng Bộ GDĐT Lê Hải An chết nghi do ngã từ tầng cao xuống vẫn chưa bớt nóng khi dư luận trên mạng xã hội tiếp tục đặt câu hỏi về nguyên nhân.
FacebookerTrương Huy San đề cập đến các đấu đá trong chính trường và cho rằng ‘nhất thiết phải điều tra’:
“Một khi Bộ không phải là cấp chỉ làm chính sách mà còn lấp lánh kim – ngân thì chính trường khốc liệt lắm. Nhất thiết phải điều tra (tìm trong các bàn bạc nội bộ về những vụ như chủ trương thanh tra Đại học Đông Đô, kỷ luật các thanh tra khảo thí…) những lắt léo chính trị. Có làm rõ những áp lực gián tiếp, dẫn đến cái chết của Thứ trưởng Lê Hải An thì mới có được phương án nhân sự tử tế cho ngành rường cột nhất này của quốc gia, dân tộc.”
Tang lễ ông Lê Hải An: Hàng ngàn người tới viếng
Đối xử với “trí thức tinh hoa” qua “cú ngã” của ông Thứ trưởng
Thứ trưởng Lê Hải An chết vì ‘rơi từ tầng 8′
Ngoài việc đòi phải có điều tra, đa số các Facebookers đưa ra nhận xét là với kích thước của lan can tầng lầu 8, việc ông Lê Hải An tự nhiên bị rơi xuống là điều không khả thi.
Facebooker An Nguyennhắc lại các thông số kỹ thuật của lan can tầng 8 Bộ GDĐT – hiện được cho là nơi ông An gặp nạn: “Hành lang tầng 8, lan can khoảng 1,2-1,3 m, thông thoáng, chẳng có vật nào chắn ngang…!”
Facebooker Quang Trần: ”Cái lan can cao đến khoảng 1,2 m, phía dưới tường xây, phía trên rao sắt mà trượt chân ngã rơi xuống đất được mới lạ.”
Facebooker Nguyễn Văn Cầu: ”Công an nên thực nghiệm xem có ai trượt mà ngã vuọt qua một rào ban công cao 1m45 được.”
Facebooker Ngoc Tran Bich: ”Chỉ có trẻ con thì mới tin đay là một tai nạn.”
Facebooker Nguyễn Thị Minh Tú: ”Xin chia buồn cùng gia đình, ngành giáo dục đã mất đi một nhà giáo ưu tú, tài năng, đức hạnh, mẫu mực. Nhưng anh ra đi đột ngột và bí ẩn. Tôi đề nghị các nghành chức năng điều tra rõ sự việc. Mong linh hồn anh được siêu thoát.”
Facebooker Hoàng Huyền: “Sao lại ngã được nhỉ thật tiếc thương thay cho một nhân tài đất nước.”
Facebooker Thu Tran: ”Tại sao thầy lại ngã từ tầng 8 nhỉ,tôi rất băn khoăn vì điều này?”
Facebooker Phạm Đức Bảo biểu đồng tình với yêu cầu phải điều tra của Trương Huy San: ”Rơi đúng quy trình? Cần khởi tố vụ án để điều tra về cái chết bất thường của Thứ trưởng Lê Hải An.”
Facebooer Phạm Thành: ”Nếu không phải ông Hải An chết tại nhà hay chết tại một nơi nào đó mà gia đình ông Hải An đã biết, thì, tại sao người nhà ông Hải An không lên tiếng và cung cấp rõ ràng hành tung của ông Hải An từ ngày 16 cho đến sáng 17/10?.. Và tại gia đình sao lại đồng ý lễ tang và hỏa táng ông Hải An nhanh chóng đến vậy? Và… tóm lại, tại sao gia đình lại im lặng trước mọi thông tin giả thuyết về cái ch.ết của ông Hải An tràn ngập trên mạng?”
Trước những hoài nghi của dư luận xã hội, bài viết có tên “Tiếng súng của bọn kền kền mạng trước cái chết của Thứ trưởng Lê Hải An” đăng trên trang nguyenxuanphuc.org hôm 17/10 cho rằng “đơm đặt thông tin” quanh vụ việc này là “không thể chấp nhận được”.
“Động cơ xây dựng kịch bản nguyên nhân cái chết của Thứ trưởng Lê Hải An là gì? Phải chăng chúng muốn câu view, đánh bóng tên tuổi bản thân. Xét về tính thời điểm sắp diễn ra Đại hội 13, sắp có sự thay đổi trong công tác cán bộ thì phải chẳng đây là một chiêu trò kích động, chia rẽ lòng dân và hạ uy tín lãnh đạo? Cho dù vì lý do gì đi nữa thì những kẻ lợi dụng cái chết của người khác để mưu đồ lợi ích cá nhân thì đúng là bất nhân bất nghĩa,” bài viết này nhận định.
Tuy nhiên, Facebooker Tuân Đoàn cho rằng ”Khi chưa có lời giải thích có sức thuyết phục khách quan về cái chết thương tâm của Ông ấy thì việc công luận lên tiếng cũng là bình thường.”
‘Trang u tối của giáo dục Việt Nam’
Tiến sĩ văn chương Đỗ Ngọc Thống được trích lời trên trang Nghiệp đoàn báo chí, cho rằng dù với nguyên nhân gì thì “Cái chết của ông Lê Hải An cũng là một trang u tối của giáo dục Việt Nam hiện đại.”
Facebooker Nguyễn Thị Ánh Hoa nói cảm thấy rất buồn và thương tiếc vì sự ra đi của một người ‘như ngọn đuốc soi đường giữa một xã hội lụn bại vì nạn tham nhũng và nhất là sự yếu kém của ngành giáo dục như hiện nay.”
Facebooker Phạm Đình Trọng thì bình luận rằng cái chết của ông Lê Hải An là “điềm báo cho một cái chết khác”.
“Cái chết của trí tuệ và nhân cách Lê Hải An là cái chết của sự lương thiện và chân chính trong chính trường Việt Nam. Một chính trường mà người đứng đầu nội các quản trị quốc gia và điều hành nền kinh tế đất nước chỉ thấy làm công việc của hoạt náo viên, lăng xăng khắp sân khấu cuộc đời chỉ nói được những câu chọc cười rẻ tiền.”
“Dù là tài năng lớn, trí tuệ cao, dù là quan chức cấp thứ trưởng nhưng cái chết đúng qui trình của ông thứ trưởng Lê Hải An cũng chỉ là cái chết của một cá thể. Nhưng một thể chế mà một tài năng, một trí tuệ đích thực muốn được làm việc đóng góp mà phải chết đúng qui trình thì thể chế đó làm sao có thể tồn tại.”
“Cái chết đúng qui trình của cá thể Lê Hải An là điềm báo cho cái chết đúng qui trình của cả thể chế đã gây ra cái chết cho tài năng, trí tuệ Lê Hải An. Hy vọng cơ quan điều tra sẽ sớm đưa ra kết luận để không tiếp diễn những kiểu suy diễn vô căn cứ, hết sức mất dạy như trên.”
Đến nay, thông tin nguyên nhân về cái chết của ông Lê Hải An vẫn chưa được công bố ngoài thông tin rằng cơ quan công an ‘sẽ điều tra’ đăng trên một số báo Việt Nam hôm 17/10.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50148880

Ba thiếu niên Việt

được giải cứu khỏi một trại cần sa ở Anh

Ba thiếu niên bị đường giây buôn người đưa từ Việt Nam sang Anh được phát hiện tại một trang trại cần sa, cảnh sát cho biết.
Ba thiếu niên này, tuổi từ 15 đến 17, được giải cứu vào ngày 14/10 tại một ngôi nhà trên đường Livsey, Rochdale.
Trang trại cần sa này có giá tới 850 ngàn bảng Anh.
Nữ tội phạm Việt 30 xuân khai ba lần ‘Tôi 16 tuổi’
Anh Quốc phá đường dây buôn người Việt
Bức ảnh do cảnh sát công bố cho thấy, ba tấm nệm được ghép làm giường tạm, cùng một tấm ván chắn ở đầu giường.
Những tấm ảnh khác cho thấy, quần áo của các em được treo trên sợi dây bên trên các thùng chứa hóa chất và nhà vệ sinh.
Không rõ có nước nóng hay sưởi bên trong căn phòng hay không.
Người Việt và nạn ‘nô lệ hiện đại’ tại Anh
10 người VN trốn lậu vào Ba Lan
Người Việt ở Anh bất hợp pháp: ‘Tôi hụt hẫng’
Giới hữu trách tin rằng, những thiếu niên này bị cấm rời khỏi nơi cư ngụ và họ phải làm việc tại trang trại này từ nhiều tháng nay.
Các thiếu niên hiện đang được dịch vụ xã hội chăm sóc – một phát ngôn nhân của cảnh sát cho biết.
Phát ngôn nhân này nói thêm là không có vụ bắt giữ nào được thực hiện nhưng cảnh sát đang truy tìm “những người chịu trách nhiệm sản xuất trang trại cần sa và bóc lột ba thiếu niên này.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50150784

Nguyên thứ trưởng Quốc phòng VN bị khởi tố

Nguyên thứ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh quân chủng Hải quân Việt Nam, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến chính thức bị khởi tố vì liên quan trách nhiệm trong vụ án Đinh Ngọc Hệ, tức ‘Út Trọc’, Bùi Văn Nga và đồng phạm. Ông Nguyễn Văn Hiến bị qui tội ‘thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’ theo khoản 3, điều 360 Bộ Luật Hình sự năm 2015 của Việt Nam.
Báo chí trong nước đưa tin ngày 23/10/2019.
Theo đó, quyết định khởi tố được cơ quan chức năng ban hành theo ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo 110 và Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương khi điều tra mở rộng vụ án Đinh Ngọc Hệ về tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai và tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Vào hồi đầu tháng 9, ông Nguyễn Văn Hiến, bị thủ tướng chính phủ Hà Nội ra quyết định xóa tư cách nguyên tư lệnh Quân chủng Hải Quân.
Quyết định do thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký; theo đó hình thức kỷ luật được đưa ra vì ông Nguyễn Văn Hiến- nguyên thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, nguyên tư lệnh Quân Chủng Hải Quân đã có những vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong thời gian giữ chức vụ Tư lệnh Quân Chủng Hải Quân.
Vào ngày 21/6/2019, ông Hiến bị Bộ Chính trị cách các chức vụ: Ủy viên Đảng uỷ Quân sự Trung ương nhiệm kỳ 2005-2010; Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005-2010 (gồm Phó bí thư Đảng uỷ, Ủy viên Ban thường vụ Đảng uỷ và Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005-2010).
Theo quyết định của Bộ Chính Trị, đảng cộng sản Việt Nam thì trong thời gian giữ cương vị phó bí thư đảng ủy, Tư lệnh quân chủng Hải Quân, ông Nguyễn Văn Hiến phải chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng của Ban thường vụ đảng ủy trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng do Quân chủng Hải Quân quản lý, chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Quân Chủng Hải Quân và trách nhiệm cá nhân về vi phạm, khuyết điểm ở hai nội dung chính.
Đó là thực hiện không đúng thẩm quyền, vi phạm các qui định pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng đối với 10 khu đất quốc phòng. Thứ hai là vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc của đáng ủy Quân  chủng Hải quân, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu trách nhiệm kiểm tra, giám sát trong công tác quản lý, sử dụng các khu đất quốc phòng.
Trong cùng vụ việc còn có Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo và Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình. Hai sỹ quan cấp cao này bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo lần lượt trong tháng 5 và tháng 6 năm 2019.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng cộng sản Việt Nam cũng đã có kết luận đô đốc Nguyễn Văn Hiến chịu trách nhiệm chính và phải bị kỷ luật về những vi phạm của Quân chủng Hải quân và trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng.
Vào tháng 11/2018, tại phiên xét xử phúc thẩm, TAND quân sự trung ương tuyên bị cáo Đinh Ngọc Hệ (Út Trọc), cựu thượng tá quân đội, cựu phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng tổng cộng 12 năm tù với tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Sử dụng giấy tờ giả của cơ quan tổ chức.
Theo tòa, ông Hệ đã mua bảng điểm và bằng tốt nghiệp giả chuyên ngành quản trị để đưa vào hồ sơ xét nâng lương, thăng quân hàm tới thượng tá.
Liên quan sai phạm của công ty Thái Sơn, hai đại tá Nguyễn Ngọc Thư và Đào Ngọc Tuấn, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng cũng bị kỷ luật.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-defense-minister-and-navy-admiral-indicted-due-to-corruption-10232019083528.html

Nguyễn Bắc Son bỏ túi gần 4 triệu đô la

sau thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG

Ông Nguyễn Bắc Son – cựu Bộ Trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông bị cáo buộc nhận hối lộ 3 triệu 900 ngàn đô la Mỹ trong thương vụ Tổng công ty Viễn thông MobiFone mua 95% cổ phần Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu AVG.
Báo tiền phong loan tin ngày 23/10, trích cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ghi nhận lời khai các bị can trong vụ án.
Cụ thể, sau khi tạo điều kiện để thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG thành công với mức giá cao hơn thực tế, khiến Nhà nước thiệt hại gần 6.600 tỷ đồng, ông Nguyễn Bắc Son – Bộ Trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông lúc bấy giờ đã nhận được tiền biếu, tặng trị giá lên đến 3 triệu đô từ ông Phạm Nhật Vũ – Chủ tịch AVG và 700.000 đô từ ông Lê Nam Trà – Chủ tịch MobiFone cùng với 200.000 đô từ ông Cao Duy Hải – Tổng Giám đốc MobiFone.
Ngoài ra, ông Trương Minh Tuấn – Bộ Trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông hiện nay cũng đã nhận từ ông Vũ 200.000 đô.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Bắc Son nói chỉ nhận 200.000 đô từ ông Lê Nam Trà trong dịp Tết Âm lịch 2016 và 200 triệu đồng của ông Lê Duy Hải đợt lễ 30/4/2015.
Về phần 3 triệu đô ông Phạm Nhật Vũ đưa để ‘cảm ơn’, ông Son khai đã đưa con gái đi đầu tư và dặn không được gửi tiết kiệm nhưng con gái ông Son không thừa nhận cầm tiền của bố nên vụ việc sẽ được làm rõ tại phiên tòa vụ án.
Còn về phần ông Lê Nam Trà và ông Cao Duy Hải, cả 2 người đều đã nộp lại khoản tiền 2,5 triệu đô và 500.000 đô nhận từ Chủ tịch công ty AVG cho cơ quan điều tra.
Trong cáo trạng, năm 2015, công ty AVG do ông Phạm Nhật Vũ làm Chủ tịch đã tác động với 2 người đứng đầu MobiFone là ông Lê Nam Trà – Chủ tịch và ông Cao Duy Hải – Tổng Giám đốc để bán 95% cổ phần AVG với giá hơn 8.445 tỷ đồng, trong khi AVG lúc đó đang lỗ 300 tỉ, có khoản nợ cần trả hơn 1.300 tỷ và có giá trị ròng khoảng gần 2.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, ông Vũ cũng liên lạc với ông Nguyễn Bắc Son – Bộ Trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông lúc bấy giờ và ông Trương Minh Tuấn – Thứ Trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông lúc đó nhờ can thiệp.
Cơ quan truy tố khẳng định 4 bị can Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Cao Duy Hải, Lê Nam Trà còn bị truy tố thêm tội “Nhận hối lộ” theo điều 354, Bộ luật hình sự năm 2015. Riêng bị can Phạm Nhật Vũ bị truy tố tối “Đưa hối lộ” theo điều 364, Bộ luật Hình sự 2015.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/nguyen-bac-son-gets-almost-4-mil-usd-mobifone-buying-avg-10232019083531.html

Gian lận điểm thi ở Hòa Bình: 15 người bị truy tố

Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) Tối cao hôm 23/10 vừa có cáo trạng truy tố 15 bị can trong vụ án gian lận điểm thi Trung học Phổ thông (THPT) Quốc gia năm 2018 xảy ra tại Hoà Bình.
Theo truyền thông trong nước, các bị can này gồm các cán bộ giáo dục, công an ở Hòa Bình đã cấu kết với nhau để sửa bài thi, nâng điểm cho 65 thí sinh. Trong số đó, đã có 45 em đã bị buộc thôi học.
Theo Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hòa Bình, bị can Nguyễn Quang Vinh, nguyên Trưởng phòng khảo thí Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hòa Bình và 14 bị can khác cùng bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Riêng bị can Đỗ Mạnh Tuấn, nguyên Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học Cơ sở (THCS) và THPT huyện Lạc Thủy, còn bị truy tố thêm về tội “Nhận hối lộ”; bị can Hồ Chúc, giáo viên Trường THPT Thanh Hà bị truy tố thêm về tội “Đưa hối lộ”.
Theo cáo trạng, trong Kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Hòa Bình, Nguyễn Quang Vinh có vai trò chủ mưu, đã cùng các bị can khác lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, cấu kết, can thiệp nâng điểm cho 65 thí sinh gồm 64 em thi năm 2018 và 1 em dự thi năm 2017.
65 thí sinh này đã sử dụng kết quả sai nói trên để xét tốt nghiệp THPT và dự tuyển vào các trường đại học. Trong đó, có 45 thí sinh trúng tuyến, đã bị buộc thôi học; 10 thí sinh đang theo học vì kết quả chấm thẩm định vẫn đủ điểm xét tuyển; 6 thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học; 1 thí sinh xét nhưng không trúng tuyển; 3 thí sinh không xét tuyển.
Trong kỳ thi tốt nghiệp Phổ thông Trung học năm 2018, các cơ quan chức năng đã phát hiện một loạt vụ gian lận điểm thi tại nhiều tỉnh trên cả nước. Những tỉnh có nhiều gian lận bị điều tra là Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình, Lạng Sơn.
Chiều 22/10/2019, Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TPHCM phát biểu tại Phiên thảo luận tình hình kinh tế xã hội tại tổ rằng “Có những người ra toà mà nói không còn liêm sỉ. Điều này đánh mất niềm tin của nhân dân.
Thủa chúng tôi đi học, đi thi, chỉ hơn nhau 0,5 điểm là đã không còn cơ hội. Vậy mà giờ để xảy ra gian lận nghiêm trọng như vậy, cướp đi cơ hội của bao người vậy mà những cán bộ, lãnh đạo làm sai vẫn không ăn năn”
Mạng báo Dân trí cũng dẫn lời bà Lan cho hay, phải xem lại đạo đức công vụ, thậm chí là đạo đức của những cán bộ làm quản lý vì nó đã phá vỡ những cố gắng chung trong quá trình xây dựng đất nước tốt đẹp hơn.
Hồi giữa tháng 10, các cán bộ lãnh đạo liên quan đến vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang, Sơn La đã biện minh hành động của mình như: nhờ nâng điểm để “tạo phúc”, hay nâng điểm cho hơn 100 thí sinh chỉ “tự nguyện”.
Thậm chí, bà Nguyễn Thị Hồng Nga, Chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng tỉnh Sơn La khai trước tòa án về việc nhận 1,04 tỷ đồng sau khi sửa điểm thi cho 4 thí sinh thi THPT hồi năm 2018 là do “quá vất vả”.
Tòa án hai tỉnh Hà Giang và Sơn La vào tuần qua khởi sự xét xử vụ gian lận thi cử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2018 xảy ra tại hai tỉnh này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/fifteen-officials-prosecuted-for-involvement-in-exam-fraud-10232019091408.html

Xử phúc thẩm

vụ ông Nguyễn Hữu Linh dâm ô trẻ em vào ngày 6/11

Phiên xử phúc thẩm ông Nguyễn Hữu Linh, cựu Viện phó Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Đà Nẵng, kháng cáo kêu oan trong vụ án dâm ô trẻ em xảy ra tại Chung cư Galaxy (Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh) sẽ được diễn ra vào ngày 6/11 tới đây.
Truyền thông trong nước loan tin hôm 23/10 dẫn nguồn từ Tòa Gia đình và Người chưa thành niên thuộc Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh như vừa nêu.
Trước đó, Tòa án Nhân dân Quận 4 hôm 23/8 đã có phiên xét xử sơ thẩm kín đối với bị cáo Nguyễn Hữu Linh và tuyên ông này 18 tháng tù về tội ‘dâm ô với người dưới 16 tuổi’ theo Điều 146 Bộ luật Hình sự.
Tuy nhiên sau án sơ thẩm, ông Nguyễn Hữu Linh kháng cáo kêu oan, đề nghị cấp phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm.
Theo cáo trạng tại phiên sơ thẩm, vào ngày 1/4/2019, ông Nguyễn Hữu Linh đi từ Đà Nẵng vào Thành phố Hồ Chí Minh thăm con trai ở chung cư Galaxy. Chiều cùng ngày, ông này được nói đi ra ngoài uống bia rượu cùng bạn bè.
Đến khoảng 9 giờ tối, ông Nguyễn Hữu Linh trở về Chung cư Galaxy và gặp bé gái tên C (sinh năm 2013) đứng một mình trong thang máy. Hình ảnh camera an ninh trong thang máy cho thấy cựu Viện phó Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Đà Nẵng đã có những hành vi sàm sỡ cháu C như ôm, hôn vào má, sờ vào đùi. Camera cũng cho thấy cháu C bỏ chạy khi thang máy mở cửa.
Khi được công an mời lên làm việc, ông Linh thừa nhận mình là người trong video nhưng lại khai tên giả vì lý do ‘sợ mất danh dự’.
Ngày 21/4, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 4 ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Linh.
Từ ngày 25/4 đến 23/8, vụ án cựu Viện phó Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Đà Nẵng dâm ô trẻ em được xét xử kín 2 lần vì nhiều lý do như chưa thể xác định bàn tay trái của ông Linh có chạm vào bé gái hay không.
Ngày 27/9, luật sư của ông Nguyễn Hữu Linh nói thân chủ đã nộp đơn kháng cáo ngay sau khi phiên xử kín lần hai hôm 23/8 kết thúc và khẳng định ông Linh không có hành vi xâm hại cháu C.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/nguyen-huu-linh-to-be-appealed-trial-on-nov-6-10232019084658.html

Khởi tố, bắt tạm giam 2 tháng

3 bị can đổ dầu thải làm ô nhiễm nước sông Đà

Theo truyền thông trong nước Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình ngày 23/10 đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 tháng đối với 3 nghi phạm trong vụ đổ dầu thải làm ô nhiễm nguồn nước sạch sông Đà.
3 nghi phạm bị khởi tố, bắt tạm giam gồm Nguyễn Chương Đại, 1994 ngụ Bắc Ninh; Hoàng Văn Thám, 1986 ngụ Lạng Sơn và Lý Đình Vũ, 1982 ngụ Bắc Ninh.
Họ đều bị bắt để điều tra về tội “Gây ô nhiễm môi trường” theo quy định tại Điều 235 Bộ luật hình sự năm 2015.
Trước đó, ngày 17/10 Công an Hòa Bình đã tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám và 2 ô tô liên quan đến vụ án để làm rõ vụ đổ trộm dầu thải ra đầu nguồn gây ô nhiễm nước dẫn vào nhà máy nước sạch sông Đà. Đến ngày 18/10 Công an tiếp tục bắt Lý Đình Vũ.
Trong cuộc họp báo ngày 21/10, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Gốm sứ Thanh Hà –ông Nguyễn Đức Truyền xác nhận số dầu thải đổ ra đầu nguồn của nhà máy nước sạch sông Đà gây ô nhiễm cho hàng vạn dân ở Hà Nội là từ Công ty Gốm sứ Thanh Hà ở Phú Thọ.
Ông Truyền cũng xác nhận Trần Thành Chung, thủ kho vật tư của công ty là người đã lén lút bán dầu thải từ các loại máy cơ khí cho nhóm người xả thải gây ô nhiễm.
Tuy nhiên, khi bị Công an Hòa Bình bắt giữ, Lý Đình Vũ khai nhận rằng ông được một nữ giám đốc tên Trang của Công ty Gốm sứ Thanh Hà thuê mang dầu thải đi đổ. Trong khi đó, ông Truyền –lãnh đạo gốm sứ Thanh Hà bác bỏ thông tin trên và cho rằng công ty không có giám đốc nào tên Trang.
Hiện chỉ có con gái ông Truyền tên Trang đang làm việc tại phòng kinh doanh của công ty.
Tin cho biết Công an tỉnh Hòa Bình cùng Bộ Công an đang tiếp tục điều tra, làm rõ động cơ và trách nhiệm của các cá nhân, tập thể liên quan đến việc ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của cư dân Hà Nội.
Theo điều 235 Bộ luật hình sự, người có hành vi gây ô nhiễm môi trường tùy vào khối lượng chất thải gây ô nhiễm sẽ bị phạt tiền tối đa 3 tỷ đồng hoặc bị phạt tù cao nhất 7 năm.
Được biết hôm 22/10 chính quyền Hà Nội đã loan tin nguồn nước sạch sông Đà cung cấp cho các hộ dân ở Hà Nội đã an toàn để sử dụng vào mục đích sinh hoạt, ăn uống.
Cách đây 15 ngày (tức vào ngày 8/10), nhiều hộ dân ở Hà Nội đã phát hiện dầu thải trong nước sinh hoạt khi sử dụng nước có mùi khét và váng dầu. Các xét nghiệm sau đó cho thấy hàm lượng chất styren – một chất có thể gây ung thư – có trong nước ở mức cao hơn 1,3 đến 3,6 lần mức bình thường. Tại thời điểm đó, chính quyền thành phố đã khuyến cáo người dân không dùng nguồn nước này cho mục đích ăn uống, đồng thời dùng xe chở nước cung cấp miễn phí cho dân cư các vùng bị ảnh hưởng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/three-suspects-concerning-to-da-river-pollution-arrested-prosecuted-10232019090719.html

Một người tử vong

vì xuống rửa bể chứa nước “sạch” sông Đà

Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet loan tin, chiều tối ngày 22 tháng 10 năm 2019, anh Nguyễn Việt A., 31 tuổi đã tử vong vì chui xuống bể chứa nước “sạch” sông Đà của nhà mình để chùi rửa.
Trước đó, vào chiều tối cùng ngày, anh Việt A. và cha là ông Nguyễn Viết Lập, 65 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội đã rửa bể chứa nước mua của công ty nước sạch sông Đà, sau vụ nước “sạch” sông Đà bị ô nhiễm. Trước khi rửa bể, cha con ông Lập đã hút cạn nước trong bể, sau đó anh Việt A. mới chui xuống bể để lau chùi. Tuy nhiên, trong quá trình rửa bể, anh Việt A. đã bất tỉnh có thể do bị ngạt khí. Ngay lập tức, ông Lập xuống sơ cứu cho con, nhưng do anh Việt A. nặng, cửa bể nhỏ nên ông Lập không đưa lên được. Lúc này, ông Lập kêu la để hàng xóm sang trợ giúp. Nghe được tiếng kêu cứu, một số người chạy sang dùng búa đập cửa bể nhưng bất thành. Khi đội cứu hộ quận Hoàng Mai đến hiện trường đưa anh Việt A. lên, và chuyển đến trung tâm y tế 115 nhưng anh đã không qua khỏi.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/mot-nguoi-tu-vong-vi-xuong-rua-be-chua-nuoc-sach-song-da/

Nhiều công nhân công ty Golden Victory

tiếp tục cấp cứu vì khí độc

Hàng chục công nhân đang làm việc tại Công ty Golden Victory Việt Nam phải nhập viện cấp cứu vì có biểu biện buồn nôn, chóng mặt khi đang việc tại xưởng của nhà máy.
Ông Trịnh Văn Bạ chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nghĩa Minh xác nhận với báo chí hôm 23/10 như vừa nêu.
Theo ông Bạ, hàng chục công nhân của công ty Golden Victory Việt Nam tiếp tục có biểu hiện buồn nôn, chóng mặt, khó thở. Họ đã được hỗ trợ kịp thời và đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa huyện Nghĩa Hưng. Hiện sức khỏe của các công nhân vẫn còn đang rất yếu và chưa có tiến triển tốt hơn.
Sau sự việc xảy ra, hàng trăm công nhân của nhà máy rơi vào tình trạng hoảng loạn, bỏ làm và chạy ra ngoài sân để tránh hít phải khí độc.
Trước đó, vào ngày 14/10 khoảng 20 công nhân có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, khó thở, da xanh và môi thâm tím cùng nhiều biểu hiện khác khi đang làm việc trong nhà máy. Họ ngay lập tức đã được chuyển đi cấp cứu tại bệnh viện địa phương. Đến ngày 17/10 ban lãnh đạo huyện Nghĩa Hưng xác nhận có thêm 20 công nhân khác cũng bị ngất và phải nhập viện. Theo điều tra ban đầu, các cơ quan chức năng nghi công nhân bị ngộ độc khí và hiện vẫn đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Sau sự cố ngày 14/10, 3 ngày sau đó công ty Golden Victory Việt Nam đã quyết định ngừng sản xuất để chờ các cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, đến nay lại tiếp tục xảy ra tình trạng như trên.
Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Golden Victory Việt Nam có trụ sở tại xã Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định và bắt đầu hoạt động từ năm 2015. Doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% nước ngoài và chuyên sản xuất da giày xuất khẩu. Nhà máy có khoảng 7000 công nhân hiện đang làm việc.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/many-workers-continue-hospitalizing-due-to-gas-poisoning-in-nam-dinh-10232019083449.html

Từ việc nhà sách “quỵt tiền” dịch giả,

đến sự cần thiết của các nghiệp đoàn độc lập

trong lĩnh vực xuất bản

Tử Dương – Hải An
Trong những năm gần đây, giới dịch giả freelance ở Việt Nam thường phải nhắc nhở nhau về những chủ thuê hay“quỵt” tiền, nợ tiền, vi phạm hợp đồng ký với người dịch. Trong số này, nhà sách Limbooks là một trong những cái tên thường được nhắc đến nhất. Chị Nguyễn Thanh Nhàn, một dịch giả từng làm việc với Limbooks, đã cho chúng tôi danh sách của ít nhất 5 dịch giả còn bị Limbooks nợ tiền. Dưới đây, chúng tôi sẽ điểm qua một số nét chính trong các vụ việc, phân tích khía cạnh pháp luật của chúng, và chỉ ra những việc mà người dịch có thể làm để “tự vệ” trước các chủ thuê sai phạm.
Chặn điện thoại, chặn Facebook, xúc phạm dịch giả sau khi trì hoãn thanh toán… 10 lần
Trong các vụ vi phạm hợp đồng của Limbooks, vụ việc đình đám nhất liên quan đến dịch giả Nguyễn Thanh Nhàn.
Tháng 07/2017, chị Nhàn ký hợp đồng dịch cuốn “13 Đám Cưới” với Limbooks – theo đó hạn nộp bản thảo là ngày 15/10 cùng năm; và Limbooks phải xuất bản sách, đồng thời thanh toán hợp đồng, trong vòng 3 tháng kể từ khi nhận bản thảo.
Tháng 09/2017, chị Nhàn tiếp tục ký hợp đồng dịch cuốn “Paul Pogba – Trở về để tỏa sáng” với Limbooks – theo đó Limbooks phải trả chị 50% hợp đồng khi nhận bản thảo, và trả 50% còn lại khi sách được xuất bản.
Vì Limbooks nhận bản thảo cuốn “13 Đám Cưới”, và đánh giá “đạt”, vào tháng 09/2017; đồng thời nhận bản thảo cuốn “Pogba”, và đánh giá “không đạt, tiền hiệu đính sẽ trừ vào nhuận bút”, vào tháng 10 cùng năm; lẽ ra Limbooks phải thanh toán 50% nhuận bút cuốn “Pogba” vào tháng 10/2017, và toàn bộ nhuận bút cuốn “13 Đám Cưới” trong tháng 01/2018.
Tuy nhiên, từ cuối tháng 01/2018 đến ngày 06/07 cùng năm, Limbooks đã liên tục trì hoãn thanh toán 2 khoản tiền trên những… 10 lần. Mỗi lần bị nhắc nhở, Limbooks xin chị Nhàn “thông cảm” vì nhiều lý do khác nhau – như  “quên thanh toán”, hoặc “kinh doanh thất bại nên chưa có khả năng thanh toán”. Khi chị Nhàn tỏ ý nghi ngờ sau nhiều lần “thông cảm”, nhân sự Limbooks đồng loạt chặn số điện thoại và chặn Facebook của chị Nhàn. Khi chị Nhàn quyết tìm cách liên hệ với Limbooks để giục thanh toán hợp đồng, Giám đốc Limbooks là ông Trần Văn Lâm mắng nhiếc chị bằng những ngôn từ như “đồ thần kinh”, “giáo viên thần kinh”, “có vài đồng bạc mà cũng lèo nhèo”, trước khi cúp máy.
Dù vậy, khi chị Nhàn đăng thông tin về vụ việc lên group “Biên – Phiên dịch tiếng Anh”, một cộng đồng có 90 nghìn thành viên, đồng thời dọa khởi kiện; ông Lâm nhanh chóng hạ giọng, và buộc phải thanh toán hợp đồng cho chị vào ngày 10/06 cùng năm.
Chị Nhàn không phải là dịch giả duy nhất bị Limbooks vi phạm hợp đồng, thỏa thuận. Phóng viên Nguyễn Tấn Huy (người hiệu đính cuốn “Pogba”), cùng các dịch giả Hoàng Kim, Trần Thảo…, cho biết hiện họ vẫn chưa được thanh toán. Trước đó, năm 2017, báo Sài Gòn Giải phóng cũng đã phản ánh việc Limbooks “giam lỏng” nhuận bút của các nhà văn Bùi Anh Tấn, Đinh Thu Hiền, Võ Thu Hương.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch, một người từng bị Limbooks nợ nhuận bút và chặn Facebook, cho biết nhà sách này còn nhân danh anh để kinh doanh. Cụ thể, họ đã viện cớ “tác giả Nguyễn Ngọc Thạch từng in tới 5 tác phẩm tại Lim” để trấn an những người bạn anh đang bị họ nợ nhuận bút. Vụ việc tiến triển theo hướng bất lợi cho Limbooks, khi anh Thạch liệt kê một loạt các sai phạm của họ để cảnh báo cộng đồng:
Tác giả, dịch giả nên làm gì khi bị vi phạm hợp đồng?
Trong các trường hợp trên, công ty Limbooks có thể đã vi phạm hợp đồng dân sự ký với người dịch, hoặc vi phạm các nguyên tắc trả thù lao cho người lao động được quy định tại Điều 95, 96 của Bộ luật Lao động năm 2012 (tùy theo loại hợp đồng). Chẳng hạn, Khoản 3, Điều 95, Bộ luật Lao động 2012 quy định:
“Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng”.
Khi gặp tình huống này, dịch giả có thể gửi đơn khiếu nại chính thức đến công ty thuê dịch. Nếu công ty không giải quyết đơn trong vòng 30 ngày, dịch giả có thể gửi đơn khiếu nại đến Thanh Sở Lao động – Thương binh & Xã hội tại địa phương mình đang sinh sống hoặc cư trú, hoặc khiếu kiện tại Tòa án Nhân dân Quận nơi công ty đóng trụ sở.
Ngoài ra, qua các tình huống thực tế vừa nêu, có thể thấy nếu dịch giả cùng lên tiếng trên báo chí và mạng xã hội về việc mình và bạn bè bị vi phạm hợp đồng, họ có thể tạo được áp lực dư luận đáng kể, buộc doanh nghiệp phải tuân thủ hợp đồng đã ký kết.
Về lâu dài, cần có các nghiệp đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi của người lao động trong lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam. Quốc hội Việt Nam cần xem xét nhu cầu này trước khi thông qua dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, trong kỳ họp khai mạc ngày 21/10/2019.
Tử Dương – Hải An
(các tác giả là thành viên Mạng lưới Nghiệp đoàn – http://unionsnetwork.org)
Nguồn tin, bằng chứng về các vụ vi phạm hợp đồng nêu trong bài:
_ Vụ Nguyễn Thanh Nhàn:
https://www.facebook.com/sausaudaica/posts/10155393870586583
_ Vụ Nguyễn Tấn Huy:
https://www.facebook.com/nguoinhattin/posts/1755846121179887
_ Vụ Nguyễn Ngọc Thạch:https://www.facebook.com/thach.author/posts/10155880531873877
_ “Câu chuyện nhuận bút nhà văn” – SGGP, 12/04/2017
http://www.sggp.org.vn/cau-chuyen-nhuan-but-nha-van-440921.html
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/ReadersOpinions/need-for-an-independent-union-in-publishing-sector-10222019123148.html

Chủ tịch phường mất chức

vì cưỡng chế nhà sai phạm của cấp quận

Tin Saigon.- Báo Zing ngày 23 tháng10 năm 2019 loan tin, ông Trần Minh Tú, cựu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, Sài Gòn đã làm đơn khiếu nại gửi lên cấp quận sau khi bị cách chức, chuyển sang làm chuyên viên ban Dân vận Quận uỷ Thủ Đức.
Theo ông Tú, đây là hành vi mà phía quận trù dập ông, vì ông đã cưỡng chế nhiều công trình xây dựng không phép của một vài viên chức quận. Một trong những công trình xây dựng sai phạm của viên chức cấp quận bị ông Tú cưỡng chế là công trình của ông Lê Hữu Thành, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân quận Thủ Đức, và công trình của ông Lê Ngọc Quí, Chánh thanh tra quận. Sau khi cưỡng chế hai công trình trên, và một số công trình sai phạm khác, bỗng dưng Uỷ ban phường Hiệp Bình Chánh liên tục phải tiếp các đoàn thanh tra, kiểm tra một cách bất thường. Các quyết định chuẩn bị thực hiện cưỡng chế đều bị dừng lại. Sau các cuộc thanh  tra thì năm 2018 ông Tú bị kỷ luật khiển trách, còn năm 2019 thì bị phê bình nghiêm khắc. Đến tháng 9 vừa qua, ông Tú bị cách chức chủ tịch phường, và bị điều về làm chuyên viên ban Dân vận Quận uỷ.
Ông Nguyễn Thọ Truyền, Phó bí thư quận Thủ Đức khẳng định rằng, việc giải quyết với ông Tú như trên là chuyện bình thường. Ông Tú bị kỷ luật 2 năm liên tiếp, nên không thể sắp xếp cho việc tái cử chức danh cai quản ở phường trong khoá tới.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/chu-tich-phuong-mat-chuc-vi-cuong-che-nha-sai-pham-cua-cap-quan/

Câu hỏi từ Phú Trọng: Mong manh và lưu manh

Blogger Việt Trung
Trước nhóm cử tri được chọn lựa kỹ lưỡng, ông Nguyễn Phú Trọng vỗ ngực: Trung ương đảng, Tổng bí thư không yêu nước à? Câu hỏi được đặt ra trong bối cảnh sức khoẻ của Tổng chủ phục hồi chậm chạp còn đất nước thì đang bị bạn vàng hiếp đáp ở mức chưa từng có. Câu hỏi thảng thốt sự mong manh về thân phận cá nhân ông Trọng, đồng  thời cũng toát lên một não trạng lưu manh về quyền lực trong buổi chợ chiều của ĐCSVN.
Thật ra, nếu Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng muốn con dân nước Việt trả lời câu hỏi trên thì đơn giản thôi. Nhân thể kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV đang diễn ra, hãy cho tiến hành ngay một cuộc trưng cầu dân ý như Hiến pháp quy định. Ông Trọng và cả Trung ương của ông sẽ lập tức nhận được ngay đáp án! Đặt vấn đề như thế để thấy hết cái chân mệnh mong manh và lưu manh của một trùm mafia, chứ “thách kẹo”, Phú Trọng và các uỷ viên trung ương cùng các ông bà nghị gật ở Ba Đình trong tuần lễ từ 21 – 27/10 này cũng chẳng dám hỏi ý kiến nhân dân theo Luật Trưng cầu dân ý các ông dựng lên cho có.
Sự mong manh về thân phận của Phú Trọng từng thể hiện ngay trong mấy câu Kiều ông lẩy từ hồi chớm ngồi vào ghế TBT: “Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn…” Sau mấy năm được đám quần thần tung hô lên như một “thế thiên hành đạo”, cho đến nay ông vẫn như gà mắc tóc trong cả núi củi khô lẫn củi ướt trước cái lò không còn mấy hiệu quả. “Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay?” Sau cú đột quỵ hồi hè ở Kiên Giang, giờ đây ông buộc phải thú nhận tuổi già đã đến gõ cửa và thực sự ông đang lực bất tòng tâm. Khi công khai thừa nhận tình trạng bệnh nhân của mình, ông Trọng biết rõ quần thần từ nay sẽ không tuân lệnh ông tuyệt đối nữa rồi.
Nghĩ mà chán cho đời, làm đến Tổng chủ (ngang với Vua thời phong kiến) mà chắc gì ông Trọng đã được đám nịnh thần trình tâm thư của cụ NGUYỄN TRỌNG VĨNH lên để “thưởng lãm”. Lão tướng này xứng đáng được viết tên bằng chữ in hoa như thế để mai sau lịch sử còn ghi danh Cụ vào “Điện Panthéon” của một nước Việt dân chủ. Vị tướng già 104 tuổi đời dám phê phán Tổng chủ đã dùng ngôn ngữ chợ búa, thay vì khẩu khí của chính khách khi ra tiếp xúc trước cử tri!!! Nói như thế là vị đại sứ có 13 năm bên đất Tàu đã chạm đến nỗi đau về thân phận của ông Trọng. Phê phán ngôn ngữ chợ búa của Tổng chủ, lão tướng đã gián tiếp xếp TBT ngang với loại du thủ du thực ngoài chợ giời, chứ không coi ông là người đứng đầu cái đảng và nhà nước hiện nay nữa!
Đúng là “chuột chạy cùng sào”. Cách Tổng chủ chì chiết, cay cú trước sức lan toả của cuộc Toạ đàm khoa học hôm 6/10 càng lột tả cái chân tướng lưu manh của chính quyền. Tại Toạ đàm, nhân sỹ trí thức kêu gọi phải kiện Trung Quốc ra Toà án quốc tế. Ngày hôm sau, mồng 7/10 khai mạc Hội nghị Trung ương, ông Trọng đành “khoát nước theo mưa”, cũng lên tiếng phải phân tích, nghiên cứu về tình hình Biển Đông. Nhưng rồi trước ngày khai mạc Quốc hội, ông lại cho Ban Tuyên giáo bày trò đưa các trí thức nhân sỹ yêu nước ra đấu tố trên đài truyền hình quốc gia. Không chỉ đấu tố, các ông còn cố tình bôi nhọ tên tuổi những nhân vật có uy tín ấy bằng cách gắn họ với những kẻ phạm tội hình sự, giống như cách hiện nay chính quyền đang đày ải các tù nhân lương tâm, giam họ cùng với bọn trọng án trong các nhà tù của chế độ. Quá lưu manh nên mất cả tỉnh táo. Làm thế là chính quyền đã phong Thánh cho họ, dù họ chả cần cái hư danh ấy.
Bây giờ là thời nào mà các ông còn tôn sùng loại quyền lực lưu manh như vậy? Hay các ông cố học đòi quan thầy theo lối “cải cách điền địa” và “đại cách mạng văn hoá” từ những thập kỷ đã bị lịch sử chôn vùi dưới mấy lớp đất. Nay mai nếu các ông chọn ra một số nhân sỹ trí thức tiểu biểu, bắt họ đội mũ giấy rồi đem giải quanh “36 phố phường” Hà Nội thì đa phần dân chúng xứ sở này vẫn dành trọn vẹn sự kính trọng đối với họ. Hay ông Trọng sẽ xua quân đi học tập các đồng chí “Ăngka”, xử lý các nhân sỹ trí thức ấy bằng vồ đập đất hoặc búa liềm như thuở Khmer Đỏ? Chắc chắn trong hàng trăm khoá đào tạo mấy năm qua ĐCSTQ mở ra cho các cán bộ trung cao cấp Việt Nam, thầy Tàu thế nào cũng đã hướng dẫn các ông tận chi tiết về các phương pháp đàn áp kiểu Thiên An Môn.
Người Mỹ từ lâu cũng đã nhận ra cái mong manh và lưu manh của chính quyền Việt Nam. Chẳng qua là vì họ đang cần một hình thức tập hợp lực lượng mới trong liên khu vực Indo-Pacific. Họ không thể đặt cược tất cả vào cái tổ chức ASEAN không có xương sống, họ nghĩ tới tiền nhân của các ông qua hàng ngàn năm chống chọi với giặc phương Bắc. Và họ cũng mong manh hy vọng vào các ông. Nhưng rồi Hoa Kỳ đã đi từ thất vọng này đến thất vọng khác. Giờ thì họ đang thấy các ông vẫn chia rẽ trong chọn lựa cách phản ứng với các hành động xâm lấn của Trung Quốc. Kết quả cho đến nay là Trung Quốc vẫn dọc ngang trong khu vực Bãi Tư Chính và khả năng đi Mỹ để cầu viện của Tổng chủ thì càng ngày càng thấp dần.
Trong khi đó, chưa đến Đại hội mà vị tanh của máu (từ các vụ nhảy lầu) đã lan ra toàn xã hội như mùi ô nhiễm của nước bẩn Sông Đà đang tràn khắp các khu dân cư đông đúc mấy tuần nay. Liệu các ông còn muốn đẩy không khí khủng bố này lên đến mức nào nữa? Nhưng người dân đâu có run sợ trước cái quyền lực lưu manh ấy! Họ đang cảnh cáo các ông đấy! Kiên trì, kiên quyết bảo vệ biển đảo kiểu gì mà chưa đưa Tập Cận Bình ra Toà Thường trực hay ra Đại hội đồng LHQ, các ông đã tháu cáy, mớm cung cho kẻ cướp, rằng tranh chấp giữa lân bang là chuyện thường tình. Hãy dỏng tai lên mà nghe cho rõ: Khu vực Bãi Tư Chính không thể là khu vực tranh chấp! Đấy là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa (CS) của Việt Nam. Giặc Tàu nhảy vào đo đạc thăm dò hơn ba tháng rưỡi qua, thấy các ông ngọng nghịu, chúng liền lấn tới, tuyên bố, đó là vùng biển của chúng, Việt Nam mới là kẻ xâm chiếm!!!
Thật đẹp mặt! Các ông lưu manh một thì thầy Tàu của các ông còn lưu manh gấp trăm lần. Đúng là giặc tiến thì ta lùi! Biển đang là của mình, Trung Quốc nhảy vào hô hoán lên là khu vực tranh chấp, thế rồi các ông cũng hô theo! Còn giờ này, Tàu lại bảo đó không phải vùng tranh chấp mà là của chúng tất, nay mai chắc các ông sẽ van nài, xin cho chia đôi (?) Nghĩ cũng thật khôi hài, cướp nhảy vào nhà, dí dao kề cổ, Nguyễn Phú Trọng mới chịu bật đèn xanh cho quần thuần điều nghiên và dự báo (?) Giờ đến lượt hai vị trong “tam trụ” của ông (cả Phúc nghẹo lẫn thím Ngân) tuy phải thừa nhận tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp, khó lường nhưng vẫn bị cấm khẩu, không phát âm nổi hai chữ Trung Quốc khi tố cáo lũ giặc Tàu xâm phạm EEZ và CS của Việt Nam. Lưu manh trong cái mong manh và ngược lại – Đấy là con đường tất yếu dẫn đến thảm trạng hiện tại. Nhân nào thì cho quả ấy. Bão ngày mai là gió nổi hôm nay. Trời chớp giật, ắt đến ngày sét đánh!
*Bài viết không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/trong-mong-luu-manh-10232019091429.html

Chuyên gia kinh tế – “Doanh nghiệp nhà nước

thua lỗ là gánh nặng cho đất nước”

Cao Nguyên
Cổng thông tin Chính Phủ dẫn lời Thủ tướng về nội dung hội nghị này là khẳng định quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách DNNN.
Thứ hai là cần đánh giá đúng thực trạng tình hình, thành quả, các hạn chế yếu kém, tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan và rút kinh nghiệm.
Nội dung thứ ba là giải pháp trọng tâm thời gian tới phải thúc đẩy cổ phần hóa DNNN, nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN.
Ngoài ra, Ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh rằng nền kinh tế Việt Nam có nhiều thành phần, bình đẳng trước pháp luật, trong đó, kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể đóng vai trò chủ đạo của nền kinh tế, là ngọn cờ bảo vệ đường lối kinh tế mà chúng ta đang đặt ra trong quá trình phát triển đất nước.
Kinh tế nhà nước không phải là chủ đạo
Bình luận về phát biểu của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong hội nghị, chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan cho rằng những đòi hỏi mà ông Phúc nêu ra là đúng.
Theo bà, từ khi lên điều hành chính phủ thì thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã luôn luôn quan tâm thúc đẩy các DNNN phải đổi mới, phải tái cấu trúc phải làm sao cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có năng lực cạnh tranh và Thủ tướng cũng là người rất là đôn đốc quá trình tái kết cấu DNNN bằng cách cách yêu cầu thoái vốn hoặc rút ra khỏi các hoạt động ngành nghề không phải cốt lõi. Nỗ lực đó của thủ tướng diễn ra liên tục.
Lần này gặp mặt các DNNN, ông Phúc có đánh giá là DNNN trong thời gian qua chưa thực hiện được đổi mới, vẫn còn một số DNNN hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ, gây ra những món nợ lớn cho bản thân doanh nghiệp cũng như cho nền kinh tế. Năng lực cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực chưa cao, vai trò của DNNN như là một lực lượng có thể dẫn dắt thì cũng chưa tốt, việc hỗ trợ lôi kéo các doanh nghiệp khác cùng phát triển cũng chưa cao:
“Trên tinh thần đó, thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước phải cố gắng trong đổi mới sáng tạo để làm sao nâng hiệu quả của chính mình và lôi kéo các ngành hàng cùng đổi mới theo hướng sáng tạo sao cho phù hợp với xu hướng chung của Việt Nam.
Tôi nghĩ là đòi hỏi và chỉ đạo đó là đúng là xác đáng đối với các doanh nghiệp nhà nước. Lâu nay họ cũng nói nhiều tới việc đổi mới nhưng cũng chưa biết là họ sẽ thay đổi như thế nào, có những gì rõ rệt để các doanh nghiệp khác có thể theo sau, và thậm chí có khi là những hình ảnh không đẹp về doanh nghiệp nhà nước làm ảnh hưởng chung đến cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Tôi cho rằng đòi hỏi đó là đúng.”
Tiến sỹ Nguyễn Quang A cho biết ông khá thất vọng với phát biểu này của ông Phúc.
“Tôi khá là thất vọng trước lời phát biểu Như Vậy của ông thủ tướng. Bởi vì tôi khá là có cảm tình với ông ấy khi ông ấy nói về các doanh nghiệp tư nhân và thúc đẩy chuyện doanh nghiệp tư nhân.
Nhưng khi ông ấy nói với các DNNN thì ông ấy vẫn phải phải bám chặt vào đường lối do ông Nguyễn Phú Trọng chủ trương, tức là kinh tế Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo. Tất nhiên đó là việc ông ấy phải nói như thế, có thể không ấy cũng không thể nói khác được. Nếu khôn hơn thì có thể ông ấy không nên nói gì về chuyện ấy thì hay hơn.”
Ngoài ra, ông còn khẳng định rằng doanh nghiệp nhà nước không còn giữ được vai trò chủ đạo trong vòng 15 năm trở lại đây.
“Thực tế mà xét bằng các con số từ các nguồn lực mà các doanh nghiệp nhà nước sử dụng cho đến lao động mà nó tạo ra, cho đến sản phẩm mà nó tạo ra thì ]có thể khẳng định một cách rất là chắc chắn là ít nhất từ 15 năm nay kinh tế Nhà nước không thể giữ vai trò chủ đạo nữa.”
Tiến sỹ Nguyễn Quang A cho biết cách đây khoảng 15 năm ông có làm thống kê xem là kinh tế Nhà nước tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm, kể cả giáo dục y tế, đội ngũ nhân viên công quyền, cho đến người lao động của doanh nghiệp nhà nước.
Ông cho biết, tất tần tật khu vực nhà nước ấy không kiếm được đến 10% của lao động. Thế thì phần của DNNN giỏi lắm được 5% hoặc 3%, tức là vai trò của nó đối với lực lượng lao động Việt Nam là không thể chủ đạo được.
Có thể thêm mục tiêu nữa là DNNN tạo ra bao nhiêu phần trăm sản phẩm quốc dân, tạo ra bao nhiêu phần trăm GDP. Thời điểm cách đây khoảng 10-15 năm, cả khu vực nhà nước ấy tạo ra khoảng 30 đến 35% GDP và tỷ lệ ấy càng ngày càng giảm.
Doanh nghiệp nhà nước để lại hậu quả nặng nề cho kinh tế đất nước
Theo thông tin của Kiểm toán Nhà nước đưa ra trong báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2018, trình Quốc hội hồi tháng 5/2019 cho thấy có hàng loạt DNNN lỗ nặng, nợ hàng chục ngàn tỉ khó đòi.
Một số công ty thua lỗ điển hình bao gồm PVN – Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí là 3.377 tỷ đồng, Handico – Công ty cổ phần kinh doanh và phát triển nhà Hà Nội số 68 là 51 tỷ đồng, Viglacera là 81 tỷ đồng, Vietsovpetro – Công ty cổ phần Chế tạo tầu và giàn khoan dầu khí là 581 tỷ đồng, Sagri với 67 tỷ đồng, Công ty mẹ – Becamex lỗ lũy kế 13 tỷ đồng, Samco là 266 tỷ đồng…
Ngày 12/9 vừa qua, báo chí nhà nước đưa tin về một trường hợp mới nhất là công ty Sông Hồng hoạt động không hiệu quả, thua lỗ đến hàng ngàn tỉ đồng, nguy cơ mất trắng vốn nhà nước.
Tổng công ty cổ phần Sông Hồng là DNNN chuyên thi công xây dựng nhiều công trình dự án lớn trên cả nước. Theo báo chí nhà nước, đến cuối năm 2018, công ty này mắc nợ hơn 1000 tỉ đồng, dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Chuyên Gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan chỉ ra những hậu quả đối với nền kinh tế cũng như sự phát triển của đất nước từ việc các DNNN cứ thua lỗ triền miên:
“Rõ ràng là hậu quả của nó để lại rất là xấu đối với nền kinh tế cũng như đối với sự phát triển của đất nước. Cộng lại như vậy là các DNNN cứ thua lỗ triền miên làm cho khối nợ của DNNN lớn cộng thêm vào khối nợ công đang có của Việt Nam làm cho vấn đề nợ càng trầm trọng.
Nợ của DNNN ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng nữa, phần lớn số nợ đó là có liên quan đến việc vay vốn của ngân hàng làm cho hoạt động của ngân hàng kém hiệu quả đi.
Nợ của DNNN cũng làm cho khối tài sản rất lớn của đất nước trao vào tay DNNN không được sử dụng hiệu quả. Do đó nó làm cho nền kinh tế bị kém hiệu quả trong khi các lực lượng khác, nhất là doanh nghiệp tư nhân rất cần các nguồn lực hiện đại thì lại không tiếp cận được.
Có những dự án thua lỗ của DNNN là do những sai lầm từ đầu tư, từ mục tiêu phát triển của nó, đánh giá không đúng thị trường, cho nên cứ làm một cái báo cáo đại là dự án này sẽ có hiệu quả để nhà nước cho phép làm. Nhưng khi làm thì mới thấy té ra là càng làm càng không thể hiệu quả được.”
Theo bà Chi Lan, đối với những ngành kinh tế độc quyền nhà nước, mang tính chất đầu vào hoặc thiết yếu, ví dụ như dầu khí, mà hoạt động không hiệu quả sẽ kéo theo nhiều lĩnh vực khác không phát triển được.
Như vậy, các DNNN này sẽ trở thành gánh nặng cho nền kinh tế thay vì có vai trò thúc đẩy các ngành kinh tế khác.
Doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ nhưng còn bị “phân biệt đối xử”
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nêu lên một vấn đề khác là hiện nay ở Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân dù đang phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn còn bị “phân biệt đối xử” với các DNNN, chịu rất nhiều thiệt thòi:
“Cho đến nay sự phân biệt đối xử vẫn còn mặc dù tư nhân ở Việt Nam cũng đã tự học cố gắng liên tục và phát triển lên mạnh mẽ. Hiện nay Việt Nam đã có những doanh nghiệp tư nhân rất lớn, quy mô của họ lớn hơn nhiều so với DNNN, những đóng góp của họ cho kinh tế cũng rất lớn. Thậm chí còn lớn hơn cả DNNN trên các lĩnh vực cùng ngành hàng với họ.
Điều này chứng tỏ là doanh nghiệp tư nhân có sức sống rất tốt, khả năng cạnh tranh, khả năng vươn lên rất tốt. Đó là trong điều kiện họ còn bị phân biệt đối xử, còn khó khăn chưa tiếp cận được với các nguồn lực hoặc là với các chính sách của nhà nước. Chứ nếu mà có được môi trường bình đẳng như DNNN thì tôi tin doanh nghiệp tư nhân còn phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều và phát triển một cách lành mạnh hơn chứ không bị những điều tiếng ví dụ như phải có quan hệ với chỗ này chỗ khác thì mới khi tiếp cận được nguồn lực, mới có thể phát triển được.”
“Cho đến nay sự phân biệt đối xử vẫn còn mặc dù tư nhân ở Việt Nam cũng đã tự học cố gắng liên tục và phát triển lên mạnh mẽ. Hiện nay Việt Nam đã có những doanh nghiệp tư nhân rất lớn, quy mô của họ lớn hơn nhiều so với DNNN, những đóng góp của họ cho kinh tế cũng rất lớn. Thậm chí còn lớn hơn cả DNNN trên các lĩnh vực cùng ngành hàng với họ”, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói về một thực trạng cho thấy sự bất bình đẳng giữa các DNNN và doanh nghiệp tư nhân rằng có nhiều lãnh đạo DNNN với tư duy là vì mình là chủ đạo trong nền kinh tế nên thường yêu cầu được hưởng rất nhiều ưu đãi, nguồn lực của đất nước:
“Doanh nghiệp nhà nước nghĩ rằng họ đóng vai trò chủ đạo nên có thể gọi điện lên thẳng cho thủ tướng, được rất nhiều ưu đãi về vốn, đất đai, mọi thứ. Nó tiêu tốn rất nhiều nguồn lực của nhà nước để tạo ra một cái sản phẩm không tương xứng ứng với nguồn lực đấy. Nên không có chuyện bình đẳng.”
Tuy nhiên, cả tiến sỹ Nguyễn Quang A và bà Phạm Chi Lan đều không chối bỏ vai trò của các DNNN:
“Tôi không có ác cảm với DNNN, những DNNN mà họ phải làm những ngành về công ích thì có thể chúng ta sẽ không đặt vấn đề về lợi nhuận bởi vì họ cung cấp dịch vụ công ích. Nhưng những DNNN mà hoạt động ở khu vực tư nhân vẫn có thể làm được thì hoàn toàn không cần đến đến DNNN nữa”
Với kinh nghiệm của một chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan cho rằng vai trò của kinh tế nhà nước hay của của nhà nước trong nền kinh tế thì ở nước nào cũng có. Nhưng Việt Nam cần làm rõ hơn khái niệm gọi là “kinh tế Nhà nước là chủ đạo” phải được hiểu như thế nào và phải vận hành như thế nào cho hợp lý:
“Có nước nào mà nhà nước không đưa ra các khuôn khổ luật pháp hoặc là các chính sách kinh tế được điều chỉnh trong từng thời gian để đạt được mục tiêu phát triển của mình đâu. Nước nào cũng vậy thôi à!
Về giải pháp cho nền kinh tế Việt nam có thể phát triển, theo bà Phạm Chi Lan, nhà nước cần phải giữ đúng vai trò của mình và tạo được sự bình đẳng trong môi trường kinh doanh:
“Nhà nước phải đóng vai trò đích thực của nó tương tự như các nước, tạo ra khuôn khổ luật pháp, chính sách, môi trường kinh doanh, đầu tư vào các lĩnh vực thuộc vai trò của nhà nước như cơ sở hạ tầng, giáo dục y tế hoặc an sinh xã hội. Ngay trong những nhiệm vụ đó nhà nước vẫn có thể phân công cho khu vực tư nhân cùng làm với mình.
Những năm gần đây thì các chuyên gia đã nói rất nhiều yêu cầu cải cách thể chế mạnh mẽ, tạo một môi trường kinh doanh thực sự là lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế với nhau, không phân biệt là trong nước hay ngoài nước, doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân, mới có thể giúp cho năng lực cạnh tranh chung của Việt Nam trên các ngành hàng, lĩnh vực khác nhau phát triển được.”
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/low-making-low-profitability-state-owned-enterprises-tobe-burden-to-country-10232019091802.html

Chuyện cho Trung Quốc nhưng ‘Đảng ta’ nên học

Trân Văn
Nhiều cơ quan ngôn luận trong hệ thống truyền thông của “đảng ta” vừa dịch – giới thiệu rộng rãi câu chuyện mà ông Terry Branstad – Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc kể với AP (1)…
Theo đó, các viên chức ngoại giao Mỹ tại Trung Quốc: Muốn gặp bất kỳ ai ở Trung Quốc (từ viên chức trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền của Trung Quốc đến học giả, sinh viên,…) cũng phải… xin phép và thường thì không… được phép! Thậm chí trên đường đến một quán cà phê tại Tây Tạng, các viên chức ngoại giao Mỹ còn bị chặn lại, chờ an ninh Trung Quốc vào quán cà phê lọc lựa – dặn dò khách không được trò chuyện với người Mỹ xong, các viên chức ngoại giao Mỹ mới được bước vào!..
Sở dĩ ông Branstad phải lên tiếng về thân phận của các viên chức ngoại giao Mỹ ở Trung Quốc vì Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa cáo buộc chính phủ Mỹ vi phạm các điều ước và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngoại giao. Tuần trước, chính phủ Mỹ loan báo, kể từ 16 tháng 10, các viên chức ngoại giao đại diện cho Trung Quốc tại Mỹ phải báo trước cho chính phủ Mỹ kế hoạch của họ nếu họ có ý định tiếp xúc các viên chức trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền của Mỹ hoặc các học giả, các cơ sở nghiên cứu… tại Mỹ.
Trong lĩnh vực ngoại giao, chưa có viên chức ngoại giao đại diện cho quốc gia nào tại Mỹ bị chính phủ Mỹ khống chế hoạt động theo kiểu như thế. Bộ Ngoại giao Mỹ đã thay mặt chính phủ Mỹ giải thích tại sao: Mỹ xử sự khác thường như vậy vì muốn Trung Quốc thay đổi cách đối xử với các viên chức ngoại giao Mỹ tại Trung Quốc. Từ nay, Trung Quốc đối xử với các viên chức ngoại giao Mỹ tại Trung Quốc như thế nào thì Mỹ cũng sẽ đối xử với các viên chức ngoại giao Trung Quốc tại Mỹ… y như vậy!
Theo ông Brandstar thì yêu cầu mà chính phủ Mỹ vừa đặt ra với các viên chức ngoại giao Trung Quốc tại Mỹ tuy khác thường nhưng chưa thấm vào đâu so với cách mà Trung Quốc đối xử với các viên chức ngoại giao Mỹ ở Trung Quốc. Sắp tới, có thể chính phủ Mỹ sẽ tiến thêm một bước: Yêu cầu các tổ chức, công dân Trung Quốc tại Mỹ phải đăng ký với chính quyền Mỹ theo qui định về đăng ký làm đại diện cho ngoại quốc, nếu những tổ chức, công dân đó có liên quan đến Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tuy nhiên, nếu ý tưởng vừa kể được thực thi, Mỹ chỉ là quốc gia thứ hai làm điều đó. Sau khi phát giác chính phủ Trung Quốc sử dụng nhiều tổ chức, cá nhân, tiếp cận các chính trị gia của Úc để tác động tới việc hoạch định chính sách của Úc theo hướng có lợi cho Trung Quốc, cuối năm ngoái, Úc đã chính thức yêu cầu tất cả tổ chức, cá nhân mà hoạt động nhằm gây ảnh hưởng đến chính trường Úc theo hướng có lợi cho một chính phủ ngoại quốc, phải đăng ký tư cách đại diện cho chính phủ đó.
Từ trước đến nay, quan hệ giữa các quốc gia, trong đó có ngoại giao, luôn theo phương thức “có qua, có lại”. Cách đối xử của chính phủ Mỹ đối với các viên chức ngoại giao Trung Quốc, đại diện cho chính phủ Trung Quốc tại Mỹ có thể chỉ là bước khởi đầu cho việc thay đổi cách đối xử với các viên chức ngoại giao đại diện cho chính phủ Trung Quốc trên… toàn thế giới, theo đúng cách chính phủ Trung Quốc đối xử với các viên chức ngoại giao đại diện cho các chính phủ không cộng sản trên lãnh thổ Trung Quốc.
Nhiều người tin rằng, không sớm thì muộn, có muốn hay không, Trung Quốc cũng sẽ phải thay đổi cách đối xử với những viên chức ngoại giao đại diện cho chính phủ các quốc gia khác trên lãnh thổ Trung Quốc. Nếu các viên chức ngoại giao đại diện cho Trung Quốc trên khắp thế giới bị đối xử y hệt như đồng nghiệp tại Trung Quốc, “thể chế ưu việt” của Trung Quốc sẽ trở thành trò cười, nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi vị thế, gia tăng ảnh hưởng trên chính trường quốc tế sẽ là ảo vọng.
Dường như luận điệu mà các chính phủ cộng sản biện bạch cho việc hành xử khác đời, khác người và lý giải đó là… bản sắc, đặc điểm riêng đã tới lúc hết xài!
***
Trước nay, nhận thức và cách hành xử của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam luôn y hệt Trung Quốc, cả trong lĩnh vực ngoại giao và lối biện bạch, phản bác.
Cho dù từng phải thoái bộ vì thiếu sòng phẳng nhưng chính phủ Việt Nam chưa tỉnh. Việt Nam cũng giống Trung Quốc: Chỉ ưa… nặng!
Giữa thập niên 2000, khi nhận lại visa cho phép nhập cảnh Mỹ, công dân Việt Nam luôn nhận thêm một lá thư, nội dung cho biết, chính phủ Việt Nam thiếu sòng phẳng khi cấp visa cho công dân Mỹ và công dân Việt Nam nên nhắc chính phủ của mình phải sòng phẳng vì điều đó có lợi cho tất cả mọi người, kể cả chính họ! Tuy nhiên nhắc nhở này không hiệu quả. Thêm mười năm nữa, khi Mỹ chuẩn bị áp dụng phương thức “có qua, có lại” trong cấp visa cho công dân Việt Nam, việc cấp visa cho công dân Mỹ mới thay đổi.
Tuy Mỹ thường cấp cho công dân Việt Nam visa có thời hạn một năm, đương sự được phép ra vào nhiều lần, mỗi lần nhập cảnh được cư trú đến sáu tháng nhưng đến năm 2015, Việt Nam mới dỡ bỏ việc khống chế visa dành cho công dân Mỹ (chỉ trong vòng ba tháng và không chấp nhận gia hạn cư trú). Thay đổi chỉ diễn ra khi Mỹ chuẩn bị thực hiện “có qua, có lại” – cấp cho công dân Việt Nam loại visa mà giá trị sử dụng hạn chế y như visa Việt Nam cấp cho công dân Mỹ (2).
Vì một số lý do, nhiều cơ quan ngôn luận trong hệ thống truyền thông của “đảng ta” tỏ ra hết sức hào hứng với những qui định mà chính phủ Mỹ vừa áp dụng đối với các viên chức ngoại giao đại diện cho chính phủ Trung Quốc trên lãnh thổ Mỹ, thậm chí hết sức hoan hỉ khi Mỹ công bố lệnh trừng phạt đối với hàng loạt cá nhân là viên chức, tổ chức, bao gồm cả doanh nghiệp ở Trung Quốc dính líu đến việc đàn áp các sắc tộc thiểu số, tín đồ Hồi giáo tại Tân Cương (3)…
Thái độ đó không sai nhưng hình như chưa… đủ. Vì “tình hữu ái giai cấp” các cơ quan ngôn luận trong hệ thống truyền thông của “đảng ta” nên nhắc những “đồng chí” của mình “trông người, ngẫm ta”. “Ta” đối xử với các viên chức ngoại giao đại diện cho nhiều xứ khác trên lãnh thổ của “ta” cũng chẳng tử tế gì hơn, nhất là khi họ muốn tiếp xúc với các cá nhân tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền. Về tính chất cũng như mức độ tàn bạo khi đàn áp đồng bào, “ta” cũng chẳng kém gì Trung Quốc.
Khi sòng phẳng, “có qua, có lại” vẫn là phương thức chung trong quan hệ với phần còn lại của nhân loại, liệu “ta” có may mắn hơn Trung Quốc, tránh được hậu quả? Khó lắm!
Chú thích
(1) https://tuoitre.vn/dai-su-my-ke-kho-o-trung-quoc-di-uong-ca-phe-cung-bi-lam-kho-20191021184206688.htm
(2) https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-se-cap-visa-1-nam-cho-cong-dan-my/3098795.html
(3) https://vietnamfinance.vn/sat-gio-g-my-lai-trung-phat-loat-quan-chuc-trung-quoc-20180504224229956.htm
https://www.voatiengviet.com/a/chuyen-trung-quoc-nhung-dang-nen-hoc/5134690.html

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.