Tin khắp nơi – 22/10/2019
Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019
19:13
//
Slider
,
Tin khắp nơi
Đại sứ Mỹ bênh vực quy định
nhắm vào giới ngoại giao Trung Quốc
Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc ngày 21/10 bênh vực kế hoạch yêu cầu các nhà ngoại giao Trung Quốc tường trình việc tiếp xúc với một số nhân vật ở Mỹ và cho biết Washington đang xem xét thêm những quy luật khác nữa đối với nhân viên các thực thể do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát.Sự thay đổi này được đưa ra vào lúc Hoa Kỳ, Australia và một số chính phủ khác đang xem xét khả năng về những nỗ lực do thám hay gây ảnh hưởng của Trung Quốc. Việc này tiếp theo nhiều năm người Mỹ và các nhà ngoại giao khác than phiền về việc Trung Quốc kiểm soát khả năng của họ di chuyển bên trong Trung Quốc và gặp các giới chức và công chúng.
Đại sứ Terry Branstad nói quy định của Mỹ với giới ngoại giao Trung Quốc “rất khiêm nhường” nhằm giúp các nhà ngoại giao Mỹ tiếp cận nhiều hơn “hệ thống khép kín” của Trung Quốc. Ông bác bỏ những chỉ trích của Trung Quốc rằng biện pháp này vi phạm một hiệp ước toàn cầu về điều kiện của các nhà ngoại giao.
Quy định thay đổi diễn ra giữa lúc quan hệ giữa Hoa Kỳ-Trung Quốc suy thoái và một cuộc chiến thuế quan liên quan đến chuyện Hoa Kỳ than phiền về thặng dư mậu dịch của Bắc Kinh và tham vọng công nghệ của Trung Quốc.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc được yêu cầu tường trình về những cuộc tiếp xúc với các nhà giáo dục, các nhà nghiên cứu và chính quyền địa phương và chính quyền cấp tiểu bang ở Mỹ, theo quy định loan báo ngày thứ Tư tuần trước. Đại sứ Branstad nói ngược lại các nhà ngoại giao Mỹ phải đối mặt với một hệ thống hạn chế hơn nhiều, buộc họ phải đệ đơn xin phép cho những cuộc tiếp xúc như thế, mà theo lời ông là thường thường bị từ chối.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Bắc Kinh có “một thái độ tích cực” về sự hợp tác với Hoa Kỳ và bày tỏ hy vọng là ông Branstad có thể làm rõ những hạn chế nào mà ông nói đến.
Bà Hoa Xuân Oánh nói: “Chúng tôi hy vọng là về vấn đề này, Hoa Kỳ sẽ đối diện với thực tế và tạo điều kiện cho các cuộc trao đổi thông thường giữa hai bên, thay vì lập các chướng ngại, chưa kể đến những cáo buộc vô căn cứ.”
Tại Australia, các cá nhân và doanh nghiệp nỗ lực ảnh hưởng đến chính trị hay chính phủ cho nước ngoài được yêu cầu đăng ký kể từ tháng 12 năm ngoái. Việc này tiếp sau một phúc trình của chính phủ phát hiện Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thập niên qua đã nỗ lực ảnh hưởng đến chính sách của Australia, xâm nhập các đảng phái và tiếp cận chính phủ.
Đại sứ Branstad nói các nhà ngoại giao Mỹ bị ngăn không được gặp các nhân viên công lực Trung Quốc và những giới chức khác và những yêu cầu được thăm các trường đại học bị từ chối. Đại sứ Mỹ cho biết khi ông và các nhà ngoại giao khác dự trù đi thăm một tiệm cà phê ở tỉnh Thanh Hải trong chuyến đi Tây Tạng, các giới chức Trung Quốc đến tiệm cà phê trước và ra lệnh cho nhân viên và khách hàng không được nói chuyện với người Mỹ.
Ông Branstad nói với các phóng viên: “Bộ Ngoại giao cuối cùng đi đến quan điểm là để cố gắng cải thiện việc tiếp cận của chúng tôi, chúng tôi cần phải chứng tỏ việc có qua có lại.”
Vẫn theo lời ông, giới chức Mỹ chưa thảo luận trực tiếp quy định này với nhà cầm quyền Trung Quốc. Tuy nhiên, tòa đại sứ Trung Quốc than phiền trên Twitter là quy định của Mỹ vi phạm Công ước Vienna và rằng Trung Quốc không áp đặt hạn chế tương tự đối với giới ngoại giao Mỹ-một tuyên bố trái ngược với những bình luận của Đại sứ Branstad và những lời than phiền từ các nhà ngoại giao các nước khác.
Trong khi đó, Đại sứ Branstad cho hay Washington đang cứu xét đề nghị khác yêu cầu nhân viên của những “thực thể do đảng kiểm soát”- có thể bao gồm truyền thông nhà nước – phải đăng ký là những hoạt vụ nước ngoài. Ông nói việc này không liên hệ đến những quy định dành cho các nhà ngoại giao.
https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%E1%BA%A1i-s%E1%BB%A9-m%E1%BB%B9-b%C3%AAnh-v%E1%BB%B1c-quy-%C4%91%E1%BB%8Bnh-nh%E1%BA%AFm-v%C3%A0o-gi%E1%BB%9Bi-ngo%E1%BA%A1i-giao-trung-qu%E1%BB%91c-/5133730.html
Mỹ cảnh báo
TQ lợi dụng COC cho mưu đồ trên Biển Đông
“Trong khi cam kết ngoại giao hòa bình, các lãnh đạo Trung Quốc lại xua tàu chiến, hải cảnh và dân quân biển đi bắt nạt nước khác. Mà điển hình nhất là vụ quấy rối Việt Nam ở bãi Tư Chính”, trợ lý ngoại trưởng Mỹ David Stilwell lập luận.Quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng “các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông không chỉ đe dọa các bên có tuyên bố chủ quyền ở khu vực, các quốc gia Đông Nam Á nói chung, mà còn là mối nguy cho tất cả quốc gia giao thương qua lại, tất cả những nước xem trọng tự do hàng hải và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình”.
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ khẳng định yêu sách “đường 9 đoạn” (tức đường lưỡi bò) của Trung Quốc ở Biển Đông vô lý và bất hợp pháp thế nhưng họ vẫn tiếp tục áp đặt ý chí lên nước khác phải thừa nhận sự phi lý đó bằng cách này hoặc cách khác.
“Chúng tôi thực sự hoài nghi Trung Quốc đang muốn xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử trên biển (COC) vì muốn củng cố luật quốc tế. Trong khi cam kết ngoại giao hòa bình, các lãnh đạo Trung Quốc lại xua tàu chiến, hải cảnh và dân quân biển đi bắt nạt nước khác. Mà điển hình nhất là vụ quấy rối Việt Nam ở Bãi Tư Chính.
Nếu Trung Quốc sử dụng COC để hợp pháp hóa các hành vi ngang ngược và những yêu sách hàng hải vô lý của họ cũng như trốn tránh các cam kết theo luật quốc tế, COC sẽ gây hại cho khu vực và tất cả những nước đề cao tự do hàng hải”, ông Stilwell đưa ra cảnh báo.
Trung Quốc và 10 nước ASEAN vẫn đang trong giai đoạn đàm phán COC, trong đó Bắc Kinh đặt mục tiêu sẽ hoàn tất trong vòng 3 năm. Giới học giả đã cảnh báo nếu COC không có tính ràng buộc pháp lý, nó sẽ đi vào vết xe đổ của Tuyên bố các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC) năm 2002.
Hồi tháng 1 năm nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức ký thông qua Đạo luật Sáng kiến trấn an châu Á (ARIA). Theo đó Mỹ sẽ liên tục đảm bảo tự do hàng hải, hàng không và các hoạt động hợp pháp khác trên biển.
“Chúng tôi đã tiến hành các chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông trong năm 2019 nhiều nhất trong vòng 25 năm qua. Đó là minh chứng cho thấy Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện quyền tự do đi lại và bay ngang qua bất kỳ nơi nào luật quốc tế cho phép”, ông Stilwell lập luận.
Hôm 23-9, Tổng thống Trump và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã ký một thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ được tiếp tục sử dụng các căn cứ không quân, hải quân và hậu cần của Singapore thêm ít nhất 15 năm nữa.
Theo ông Stilwell, thỏa thuận này cho thấy Singapore ghi nhận sự hiện diện của quân đội Mỹ đã củng cố nền hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ.
http://biendong.net/bi-n-nong/31018-my-canh-bao-tq-loi-dung-coc-cho-muu-do-tren-bien-dong.html
Hoa Kỳ xem xét để lại một phần lực lượng
tại Syria để bảo vệ các mỏ dầu
Tin từ Dohuk, Iraq/Kabul – Hôm Thứ Hai (ngày 21 tháng 10), Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Mark Esper cho biết Ngũ Giác Đài đang xem xét việc giữ một số binh lính nước này gần các mỏ dầu ở phía đông bắc Syria cùng với Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo, nhằm giúp bảo vệ dầu mỏ trước phiến quân Nhà nước Hồi giáo ISIS.Theo Reuters, quân đội Hoa Kỳ hiện đang qua Iraq, trên đường rút quân khỏi Syria, một quyết định gây tranh cãi do Tổng thống Trump đưa ra, cho phép Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành một cuộc tấn công chống lại SDF. Hơn 100 chiếc xe của quân đội Hoa Kỳ đã vượt qua biên giới vào Iraq vào sáng Thứ Hai từ phía đông bắc của Syria, nơi Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý tạm dừng cuộc tấn công trong năm ngày, theo thỏa thuận với Washington. Thỏa thuận đình chiến nói trên sẽ hết hạn vào tối Thứ Ba (ngày 22 tháng 10), ngay sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan chuẩn bị thảo luận về các bước tiếp theo tại cuộc gặp ở Nga với Tổng thống Vladimir Putin.
Việc Tổng Thống Trump rút quân đã mở ra một chương mới cho cuộc chiến kéo dài hơn 8 năm ở Syria, khiến Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và đồng minh Nga gấp rút lấp đầy khoảng trống do Hoa Kỳ để lại tại khu vực.
Tờ New York Times đưa tin vào cuối ngày Chủ nhật (20 tháng 10), rằng Tổng Thống Trump hiện đang xem xét kế hoạch quân sự mới nhằm giữ khoảng 200 lính Hoa Kỳ ở miền đông Syria gần biên giới Iraq. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-xem-xet-de-lai-mot-phan-luc-luong-tai-syria-de-bao-ve-cac-mo-dau/
Quân đội Hoa Kỳ rút khỏi miền Bắc Syria
trong sự phản đối của người dân Kurd
The Guardian trong này 21/10 đã đưa ra những hình ảnh đáng buồn cho quân đội Mỹ tại bắc Syria. Họ đã phải rút quân trong sự la ó phản đối, và người dân còn ném thức ăn vào đoàn quân xa khoảng 100 chiếc của Hoa Kỳ.Hình ảnh này hoàn toàn trái ngược với những gì đã diễn ra cách đây 4 năm, khi quân đội Hoa Kỳ được chào đón tại đây, khi bắt đầu cùng các chiến binh người Kurd chiến đấu chống lại ISIS.
Thật đáng tội nghiệp cho những người lính Hoa Kỳ khi bị đối xử như vậy bởi chính những người đồng mình của mình tại Syria. Họ không có lỗi, mà chỉ thực hiện theo mệnh lệnh của tổng thống Trump, một quyết định đang gặp phải sự phản đối quyết liệt của lưỡng đảng, và nhiều lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ.
Cũng trong ngày Thứ Hai 21/10, tổng thống Trump đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ ở lại miền Đông của Syria, để bảo vệ những mỏ dầu, thay vì bảo vệ người dân Kurd. Ông Trump nói với các phóng viên rằng Mỹ sẽ duy trì một số lượng binh sĩ nhỏ để bảo vệ dầu mỏ. Không có lý do gì khác cho hành động này. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/quan-doi-hoa-ky-rut-khoi-mien-bac-syria-trong-su-phan-doi-cua-nguoi-dan-kurd/
Washington kế hoạch bố trí tên lửa tầm trung
ở châu Á, TQ dọa trả đũa
Trung Quốc kêu gọi mở rộng hợp tác an ninh tại châu Á- Thái Bình Dương và phản đối kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ tại khu vực này.Hợp tác an ninh trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương cần được minh bạch và có sự tham gia của các nước liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tuyên bố tại Diễn đàn an ninh Tương Sơn tại thủ đô Bắc Kinh hôm 21/10.
“Hợp tác an ninh ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương cần được mở rộng và minh bạch. Chúng tôi phản đối mạnh mẽ việc theo đuổi chiến lược an ninh bá quyền, cũng như nỗ lực triển khai tên lửa tầm trung ở châu Á – Thái Bình Dương và tạo ra các liên minh quân sự chống lại các quốc gia khác trong khu vực”.
“Điều này chỉ có thể gây tác động tiêu cực đến an ninh và làm mất ổn định tại khu vực”, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định.
Phát biểu của ông Ngụy Phượng Hòa được nêu ra, trong bối cảnh hồi tháng 7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, không loại trừ khả năng Washington sẽ triển khai các tên lửa tầm trung mới ở châu Á. Phát biểu của ông Pompeo đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, sau khi Mỹ chính thức rời bỏ Hiệp ước cắt giảm tên lửa tầm trung (INF).
Tháng 8/2019, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ về kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế Andrea Thompson cho biết thêm, Washington đang thảo luận về khả năng bổ trí tên lửa tầm trung ở châu Á-Thái Bình Dương với các đồng minh trong khu vực.
Đáp trả lại tuyên bố này, Bộ Ngoại giao Quốc sau đó nhấn mạnh, trong trường hợp Mỹ triển khai tên lửa tầm trung ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Bắc Kinh sẽ có biện pháp trả đũa thích hợp. Bộ Ngoại giao nước này cũng cảnh báo các quốc gia trong khu vực cho phép của Mỹ triển khai hệ thống tên lửa tầm trung, đặc biệt là các nước Australia, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Trung Quốc phản đối mạnh mẽ kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương.
Diễn đàn an ninh Tương Sơn lần thứ 9 được tổ chức tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) từ ngày 20 đến 22/10. Năm nay, diễn đàn an ninh có nội dung chủ yếu là “Duy trì trật tự quốc tế và xây dựng hòa bình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”. Có 23 Bộ trưởng Quốc phòng và 6 tổng tham mưu trưởng các nước trong khu vực tham dự diễn đàn đa phương này. Ngoài ra, có hàng trăm chuyên gia quân sự và nhà khoa học uy tín từ hơn 100 quốc gia cũng tham gia sự kiện.
Diễn đàn an ninh Tương Sơn do Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Hiệp hội Khoa học Quân sự và Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế của Trung Quốc phối hợp đăng cai tổ chức. Năm 2006, Diễn đàn an ninh Tương Sơn đầu tiên được diễn ra, sau đó được tổ chức 2 năm một lần. Từ năm 2015, diễn đàn an ninh quốc tế này được tổ chức hàng năm tại Bắc Kinh.
http://biendong.net/bi-n-nong/31023-washington-ke-hoach-bo-tri-ten-lua-tam-trung-o-chau-a-tq-doa-tra-dua.html
Hàng trăm ngàn cư dân California
có thể lại bị cúp điện trong tuần này
Tin từ Los Angeles, California – Chỉ trong vòng 2 tuần kể từ khi hàng trăm ngàn khách hàng bị cắt điện để phòng ngừa cháy rừng, hôm Thứ Hai (21 tháng 10) công ty điện lực lớn nhất California thông báo có thể họ sẽ lại cắt điện trong tuần này.NBC News đưa tin rằng trong một cuộc họp báo vội vàng vào buổi chiều muộn, Pacific Gas & Electric Cor (PG&E) cho biết họ đã gọi điện thoại, gửi tin nhắn và email thông báo hơn 200,000 khách hàng ở 15 quận phía bắc California, rằng có thể họ sẽ cắt điện trong vòng 48 tiếng kể từ thứ Tư (23 tháng 10). Một khách hàng có thể là một cá nhân hay một công ty lớn. Dựa trên quy đổi, ước tính sẽ có tới nửa triệu người sẽ bị cắt điện vào thứ Tư tới.
PG&E cho biết nguy cơ gió lớn và thời tiết khô hạn có thể gây cháy lớn khi các đường dây điện phóng tia lửa. Tình hình càng tệ hơn khi trang web của PG&E bị sập trong thời gian dài vì lượng truy cập quá nhiều, khiến khách hàng không thể cập nhật tin tức an toàn.
Thống đốc Newsom đã rất phẩn nộ với khả năng quản trị của PG&E, trong khi các cơ quan quản trị tiểu bang gọi đó là hành động không thể chấp nhận được. Giám đốc điều hành PG&E Bill Johson cho biết họ không muốn dùng giải pháp cắt điện. Nhưng họ tìm thấy hơn 100 đường dây điện xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ cháy khi gió khô nóng thổi qua.
PG&E đang gấp rút nâng cấp lưới điện sau nhiều năm bỏ bê, và thừa nhận đã góp phần gây ra những vụ cháy rừng kinh hoàng trong vài năm qua. Tuần trước, ông Johnson đã nói với các cơ quan quản trị tiểu bang rằng việc cắt điện có thể tiếp tục diễn ra trong một thập kỷ nữa. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hang-tram-ngan-cu-dan-california-co-the-lai-bi-cup-dien-trong-tuan-nay/
Thêm bốn phụ huynh nhận tội
trong vụ bê bối hối lộ tuyển sinh đại học
Tin từ California – Vào hôm Thứ Hai (21 tháng 10), thêm bốn phụ huynh nhận tội trong bê bối hối lộ tuyển sinh đại học.Theo CBS, những phụ huynh trên bao gồm Douglas Hodge, Michelle Janavs, Manuel Henriquez và Elizabeth Henriquez, đã nhận tội ở tòa án liên bang Boston hôm Thứ Hai (21 tháng 10), dù trước đó từng phủ nhận. Mỗi người đối mặt tội rửa tiền, và cấu kết lừa đảo bằng thư từ.
Ông Hodge ở Laguna Beach, California đã trả hơn 500,000 Mỹ kim hối lộ cho hai người con vào Đại học USC, dự kiến ông sẽ bị kết án vào tháng 01/2020. Bà Janavs từ Newport Coast, California bị cáo buộc hối lộ 400,000 Mỹ kim để con trai được nhận vào đội tennis của Đại học Georgetown vào năm 2017, và 100,000 Mỹ kim để hai cô con gái gian lận kỳ thi ACT năm 2017 và 2019. Bà Janavs dự kiến sẽ bị kết án vào tháng 02/2020. Vợ chồng Manuel và Elizabeth Henriquez từ Atherton, California bị cáo buộc hối lộ 400,000 Mỹ kim để đưa con gái lớn vào đội tennis Đại học Georgetown năm 2016, và giúp hai cô con gái còn lại gian lận thi cử bốn lần. Theo Sở Tư Pháp, bà Elizabeth sẽ bị kết án vào tháng 2, còn ông Manuel sẽ bị kết án vào tháng 3 năm sau.
Cùng ngày, các công tố viên đưa ra các cáo buộc với chủ tịch câu lạc bộ quần vợt tư nhân ở Houston, Martin Fox, người đã đồng ý nhận tội vào 20/11/2019 cho tội dùng tiền để gian lận. Ông Fox đã nhận đến 245,000 Mỹ kim để giúp các phụ huynh giàu có hối lộ tuyển sinh cho con cái họ, và ông sẽ phải trả lại số tiền này. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/them-bon-phu-huynh-nhan-toi-trong-vu-be-boi-hoi-lo-tuyen-sinh-dai-hoc/
Thống Đốc Gavin Newsom yêu cầu điều tra
lý do giá xăng California tăng vọt
Tin từ California – Thống đốc California Gavin Newsom yêu cầu bộ trưởng tư pháp tiểu bang điều tra lý do tại sao giá xăng của tiểu bang tăng vọt, sau khi trích dẫn một báo cáo mới cho thấy các công ty dầu mỏ lớn đang lừa dối và tính phí cao cho khách hàng của họ lên tới 1 Mỹ kim/gallon.Các nhà bán lẻ bao gồm 76, Chevron và Shell thường định giá cao hơn, khi cho rằng xăng của họ có chất lượng tốt hơn. Nhưng một phân tích mới từ Ủy ban Năng lượng California không thể giải thích được chênh lệch giá cả, kết luận rằng không có sự khác biệt rõ ràng về chất lượng xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ trong tiểu bang.
Ủy ban cho biết trung bình các tài xế ở California đã trả thêm 30 xu/gallon vào năm 2018, với mức chênh lệch lên tới 1 Mỹ kim/gallon vào tháng 4 năm nay. Kết quả là các tài xế ở California đã trả thêm 11.6 tỷ Mỹ kim tại các cây xăng trong năm năm qua.
Chủ tịch Hiệp hội Dầu hỏa Hoa Kỳ, Catherine Reheis-Boyd cho biết tập đoàn thương mại đang xem xét báo cáo. Nhưng bà có lưu ý quan trong là các tiêu chuẩn và thuế nhiên liệu của California nghiêm ngặt hơn các tiểu bang khác khi tính thêm 1.07 Mỹ kim đầu tiên mỗi gallon tại cây xăng. Trong khi California được biết đến với các tiêu chuẩn nhiên liệu để bảo vệ môi trường, tiểu bang này là nhà sản xuất dầu thô lớn thứ bảy Hoa Kỳ vào tháng 3 năm nay. Ngành công nghiệp dầu mỏ là một nguồn lực mạnh mẽ trong chính trị California, khi họ cố gắng ngăn chặn Quốc hội tiểu bang ban hành luật hạn chế sản xuất dầu hỏa quanh khu dân cư và trường học.
Ông Newsom đã bày tỏ mong muốn giám sát ngành công nghiệp dầu mỏ ngay trong năm đầu tiên nhậm chức. Vào tháng 7, ông đã sa thải người điều hành dầu hỏa hàng đầu của tiểu bang vì tăng gấp đôi sản lượng khai thác dầu. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/thong-doc-gavin-newsom-yeu-cau-dieu-tra-ly-do-gia-xang-california-tang-vot/
Quận Los Angeles thông báo trường hợp đầu tiên
tử vong trong mùa cúm 2019-2020
Tin từ Los Angeles, California – Vào hôm Thứ Hai (21 tháng 10), cơ quan y tế quận Los Angles thông báo trường hợp đầu tiên tử vong do cúm trong năm 2019-2020.Cơ Quan Y tế Cộng đồng quận cho biết một người trung niên mắc bệnh liên quan đến virus đã qua đời. Trong thông báo về trường hợp tử vong, sở cũng thúc giục chích ngừa cho mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên. Chính ngừa cúm miễn phí hoặc chi phí thấp hiện đang có sẵn tại các thư viện quận, trung tâm y tế công cộng và các phòng khám khác. Người dân có thể gọi 211 để biết thêm thông tin.
Các viên chức y tế cũng nhắc nhở mọi người rửa tay thường xuyên, che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi và nên ở nhà nếu bị bệnh. Các chuyên gia cho biết mùa dịch cúm có thể bắt đầu sớm nhất là vào tháng 10 và có thể kéo dài đến cuối tháng 5.
https://www.sbtn.tv/quan-los-angeles-thong-bao-truong-hop-dau-tien-tu-vong-trong-mua-cum-2019-2020/
Mỹ muốn thử DNA người xin tị nạn
Chính quyền của Tổng thống Trump đang có kế hoạch thu thập DNA của những người xin tị nạn cũng như của những di dân khác bị các giới chức di trú giam giữ và sẽ bổ sung thông tin này vào kho dữ liệu khổng lồ của FBI được các cơ quan thực thi luật pháp dùng để truy tìm tội phạm, một giới chức Bộ Tư pháp cho biết.Ngày 21/10, Bộ Tư pháp công bố những qui luật bổ sung mà qua đó sẽ bắt buộc thu thập DNA đối với hầu hết các di dân vượt qua các cửa khẩu chính và bị bắt giữ, dù chỉ là tạm giam.
Giới chức này cho hay qhi định vừa kể không áp dụng đối với thường trú nhân hay những người vào Mỹ hợp pháp. Trẻ em dưới 14 tuổi được miễn trừ, nhưng hiện chưa rõ là liệu những người xin tị nạn vượt qua những cửa khẩu chính thức có được miễn trừ hay không.
Giới chức này nói với AP với điều kiện ẩn danh trước khi qui luật được ban hành.
Các giới chức Bộ An ninh Nội địa đưa ra chi tiết của kế hoạch nới rộng việc thu thập DNA tại biên giới cách đây hai tuần, nhưng không rõ liệu có bao gồm những người xin tị nạn hay không hoặc khi nào việc này bắt đầu.
Chính sách mới sẽ cho phép chính phủ thu thập dữ liệu sinh học của hàng trăm ngàn di dân, dấy lên những quan ngại về quyền riêng tư và những câu hỏi là liệu những dữ liệu như vậy có nên bắt buộc không khi một người không bị tình nghi tội phạm nào khác ngoài chuyện vượt biên giới bất hợp pháp. Các tổ chức dân quyền đã bày tỏ quan ngại là dữ liệu này có thể được sử dụng không đúng, và chính sách mới chắc chắn sẽ khơi mào các vụ kiện.
Các giới chức Bộ Tư pháp hy vọng có một chương trình thí nghiệm ngay sau khi thời hạn lấy ý kiến 20 ngày chấm dứt và được nới rộng ngay sau đó. Qui định mới có hiệu lực vào ngày thứ Ba 22/10.
Các giới chức chính quyền Trump nói họ hy vọng giải quyết được nhiều tội phạm do di dân gây ra qua việc thu thập nhiều DNA hơn nữa từ những nhóm có thể luồn lách qua các kẽ hở. Các giới chức Bộ Tư pháp cũng nói việc này sẽ là một sự ngăn chặn, một bước mới nhất nhằm làm nản lòng những di dân cố vào nước Mỹ.
Hiện nay, các giới chức thu thập DNA trên một căn bản hạn chế nhiều hơn—khi một di dân bị kết tội tại một Tòa án liên bang về một tội hình sự. Việc này bao gồm vượt biên giới bất hợp pháp, một tội danh thường ảnh hưởng đến những di dân trưởng thành vượt biên một mình. Những trẻ em đi theo những người này thường không bị buộc tội vì không thể giam giữ trẻ em.
Tổng thống Donald Trump và những người trong chính quyền ông thường nêu lên các trường hợp tội phạm do di dân gây ra như là một lý do để kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn. Tuy nhiên nhiều cuộc nghiên cứu đã phát hiện là những người vào Mỹ bất hợp pháp ít phạm tội hơn là các công dân Mỹ, và di dân hợp pháp lại càng ít phạm tội hơn nữa.
Chẳng hạn một cuộc nghiên cứu hồi năm ngoái được đăng trong tạp chí Tội phạm học cho thấy từ 1990 đến 2014, những tiểu bang có nhiều di dân thì tỉ lệ tội phạm thấp.
Những tổ chức bênh vực di dân lập tức lên tiếng chỉ trích sau khi kế hoạch thu thập DNA được tiết lộ cách đây hai tuần.
“Điều này có thể thực sự thay đổi mục đích của việc thu thập DNA từ việc điều tra tội phạm sang theo dõi dân chúng,” Luật sư Vera Eidleman của Liên hiệp các quyền Tự do Dân sự Hoa Kỳ nói.
Việc thu thập DNA được một đạo luật mở rộng vào năm 2009 cho phép. Luật này yêu cầu những người trưởng thành bị bắt về một tội liên bang phải cung cấp mẫu DNA. Có ít nhất 23 tiểu bang đòi hỏi phải thử DNA, nhưng một số xảy ra sau khi nghi can bị kết tội.
Các giới chức Bộ Tư pháp và Bộ An ninh Nội địa Mỹ đang làm việc để ban hành chi tiết, nhưng những dụng cụ thu thập DNA sẽ được FBI cung cấp, giới chức này nói. FBI sẽ giúp huấn luyện các giới chức biên giới về cách thức thu thập mẫu DNA trong vòng vài phút.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-mu%E1%BB%91n-th%E1%BB%AD-dna-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-xin-t%E1%BB%8B-n%E1%BA%A1n-/5133996.html
Bầu cử Canada:
‘Đảng Tự do của ông Trudeau vẫn sẽ nắm quyền’
Đảng Tự do của ông Justin Trudeau vẫn nắm quyền thành lập chính phủ, nhưng là chính phủ thiểu số – theo nhận định của Đài truyền hình quốc gia Canada (CBC).Dân chủ & Bầu cử Quốc hội Canada
Bê bối đe dọa chức thủ tướng của Justin Trudeau
Dù đã sớm mất một số ghế ở các tỉnh bang phía đông của Canada, nhưng đảng Tự do được dự kiến vẫn sẽ là đảng giành được nhiều ghế nhất tại quốc hội nước này. Và điều này sẽ giúp họ có thêm nhiệm kỳ thứ hai.
Bầu cử liên bang lần thứ 43 này của Canada được xem như một cuộc trưng cầu dân ý về ông Trudeau, vốn đã có một nhiệm kỳ đầu khá trắc trở và bị xáo trộn bởi các vụ bê bối.
Đảng Tự do so kè với các đối thủ là Đảng Bảo thủ trung hữu của Canada.
Một chính phủ thiểu số nghĩa là ông Trudeau sẽ buộc phải nhận được sự hợp tác từ các đảng khác nếu muốn thông qua các dự luật trong nhiệm kỳ tới.
Vẫn còn nhiều phiếu chưa được kiểm nên chưa rõ các đảng này sẽ ‘ra giá’ như thế nào.
Nhưng nếu dự đoán nói trên của CBC là đúng, đây sẽ là một kết quả đáng thất vọng và đầy cay đắng đối với nhà lãnh đạo đảng Bảo thủ Andrew Scheer.
Bầu cử đã diễn ra như thế nào?
Rắc rối đến sớm với ông Trudeau với việc đảng Bảo thủ và Tân Dân chủ giành chiến thắng ở các khu vực bầu cử thuộc các tỉnh bang phía Đông nằm ven Đại Tây Dương của Canada.
Đảng Tự do tuy không thể lặp lại chiến thắng vang dội như trong lần bầu cử vào năm 2015, đảng này vẫn nắm giữ sáu trong số bảy ghế ở Newfoundland và Labrador – các tỉnh bang cực đông của Canada.
Đài CBC cũng dự đoán rằng, đảng Tự do sẽ nắm giữ ba ghế đáng chú ý gồm Lawrence MacAulay ở Cardigan, Đảo Hoàng tử Edward, Dominic LeBlanc ở Beauséjour và Geoff Regan ở Halifax West.
Là quốc gia rộng thứ hai trên thế giới, nên thời gian bầu cử tại Canada có sự khác nhau tùy theo múi giờ từng nơi.
Trong ngày 21/10, cuộc bầu cử diễn ra từ 8 giờ 30-20 giờ 30 theo giờ Newfoundland, giờ Đại Tây Dương và giờ miền Trung; từ 9 giờ 30-21 giờ 30 giờ miền Đông; từ 7 giờ 30-19 giờ 30 giờ miền Tây Bắc Mỹ và từ 7 giờ -19 giờ theo giờ Thái Bình Dương.
Ghi từ buổi tiệc chiến thắng của ông Trudeau
Phân tích của Jessica Murphy, Montreal
Tâm trạng vui mừng, nếu không tưng bừng, trong trụ sở của đảng Tự do ở Montreal trong đêm bầu cử. Một đám đông những người ủng hộ đã cổ vũ chiến thắng của đảng này.
Có thể không chiếm đa số nhưng đảng Tự do đang đi đúng hướng để giành được nhiều ghế nhất – và các dự đoán hiện cho thấy, đây không phải là cuộc đua giữa phe Tự do và Bảo thủ như một số cuộc thăm dò ý kiến trước đó cho thấy.
Là một người ủng hộ trẻ tuổi, Adam Steiner, 18 tuổi, nói với BBC rằng, kịch bản chính phủ thiểu số là “không tuyệt vời lắm” nhưng ít nhất là đảng Tự do đã khiến “đảng Bảo thủ mất đi quyền lực.”
Vì sao sự ủng hộ với ông Trudeau giảm?
Ông Trudeau đã nắm quyền lực vào năm 2015 với những hứa hẹn về “sự thay đổi thực sự”.
Giờ đây, sau bốn năm nắm quyền, ông Trudeau đối mặt với nhiều chỉ trích.
Chẳng hạn, trong lĩnh vực môi trường, sự ủng hộ của ông Trudeau với dự án mở rộng đường ống dẫn dầu Trans Mountain đã khiến hình ảnh của ông bị ảnh hưởng.
Canada cũng không đi đúng hướng nhằm đạt mục tiêu giảm khí thải nhà kính dưới 30% vào năm 2030 so với năm 2005.
Và ông Trudeau cũng đã từ bỏ những hứa hẹn về cải tổ bầu cử liên bang, khiến một số cử tri cánh tả vốn đang háo hức trước viễn cảnh về một hệ thống bầu cử khác, thấy giận dữ.
Tuy nhiên, theo đánh giá độc lập của 20 học giả Canada, ông Trudeau đã giữ – hoàn toàn hoặc một phần – 92% những lời hứa, tức nhiều hơn bất cứ chính phủ Canada nào trong suốt 35 năm qua.
Các vụ bê bối thì sao?
Trong nhiệm kỳ đầu, ông Trudeau dính vào hai vụ bê bối lớn.
Một vụ bê bối về đạo đức vào đầu năm nay, được gọi là vụ SNC-Lavalin, khiến ông mất đi nhiều sự ủng hộ.
Tháng trước, một cơ quan giám sát đạo đức đã phát hiện ra rằng, Thủ tướng đã vi phạm các nguyên tắc lợi ích liên bang khi cố tình gây ảnh hưởng lên cựu trưởng công tố, nhằm giúp công ty kỹ thuật SNC-Lavalin không phải ra tòa với cáo buộc hối lộ.
Hình ảnh của ông Trudeau sau đó lại bị ảnh hưởng khi những hình ảnh ông hóa trang thành người da màu trong ba sự kiện riêng biệt trong quá khứ, bị lan truyền.
Điều này được xem là cú đánh mạnh vào hình ảnh chính trị của ông Trudeau, vốn được xây dựng như điển hình cho lòng trắc ẩn và sự bao dung.
Ông Justin Trudeau, 47 tuổi, là một chính trị gia nhà nòi và là con trai của cố Thủ tướng Pierre Trudeau, một thời vang bóng ở thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50134972
EU quan ngại về tình hình Biển Đông,
kêu gọi các bên đàm phán COC
minh bạch và đảm bảo lợi ích của các bên
Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Federica Mogherini (17/10) kêu gọi các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982; khẳng định EU ủng hộ việc đàm phán COC một cách minh bạch, đáp ứng lợi ích của các nước trong khu vực và các nước đối tác.Trong chuyến thăm châu Âu của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch, EU và Việt Nam đã ký một hiệp định nhằm thiết lập một khuôn khổ cho sự tham gia của Việt Nam trong các hoạt động quản lý khủng hoảng của EU (FPA). Hiệp định khung với Việt Nam chính là hiệp định thứ 19 của EU và là hiệp định thứ 4 mà EU đã có với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, sau New Zealand, Australia và Hàn Quốc. Phía EU cho biết FPA khẳng định cam kết chung của EU và Việt Nam nhằm đóng góp vào hòa bình và an ninh tại các khu vực lân cận của mình và trên thế giới, cũng như để bảo vệ cho trật tự đa phương dựa trên luật lệ. Thông cáo của EU cho biết hiệp định khung này tạo ra một nền tảng pháp lý nhằm quản lý và tạo thuận lợi cho sự tham gia của Việt Nam trong 16 hoạt động hiện tại (10 sứ mệnh dân sự và 6 chiến dịch quân sự) cũng như trong bất cứ sứ mệnh hay chiến dịch dân sự và quân sự nào trong tương lai của EU.
Trong khi đó, theo Bộ Quốc phòng Việt Nam, nguyên tắc quan trọng nhất của hiệp định này là bên tham gia (Việt Nam) có toàn quyền lựa chọn lĩnh vực, mức độ tham gia phù hợp với chính sách đối ngoại, nhu cầu và khả năng của mình. Trên cơ sở nguyên tắc đó, các nội dung được Bộ Quốc phòng Việt Nam lựa chọn để hợp tác với EU là: thiết lập đối thoại chính sách quốc phòng với Cơ quan Hành động đối ngoại EU, đào tạo, tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ và khắc phục hậu quả chiến tranh.
Hai bên cho rằng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh cũng nhằm tăng cường nhận thức và hiểu biết lẫn nhau, ủng hộ cấu trúc an ninh khu vực do ASEAN đóng vai trò trung tâm. Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch khẳng định, Bộ Quốc phòng Việt Nam ủng hộ mong muốn của EU về việc tham gia vào các cấu trúc quốc phòng an ninh khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Bà Federica Mogherini cho biết EU tin tưởng Việt Nam tiếp tục có những đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực khi
đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2020. Hai bên cũng tăng cường hợp tác trong việc đối phó với các thách thức an ninh chung, trong đó có an ninh phi truyền thống như tìm kiếm cứu nạn, chống cướp biển và cướp có vũ trang nhằm vào tàu thuyền, chống tội phạm có tổ chức và buôn lậu, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Đáng chú ý, trong vấn đề Biển Đông, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Federica Mogherini khẳng định EU và các quốc gia thành viên quan ngại về tình hình phức tạp ở Biển Đông gần đây; cho biết EU kêu gọi các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982; nhấn mạnh EU ủng hộ việc đàm phán COC một cách minh bạch, đáp ứng lợi ích của các nước trong khu vực và các nước đối tác.
Thời gian gần đây, cùng với việc Trung Quốc liên tục gia tăng các hoạt động phi pháp ở Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định trong khu vực, cũng như hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông, gây ảnh hưởng đến lợi ích của các nước EU. Do đó, giới chức EU đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về diễn biến tình hình căng thẳng ở Biển Đông; lên án, chỉ trích các hoạt động phi pháp của Trung Quốc; đồng thời kêu gọi các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982.
Trả lời phỏng vấn bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52, bà Federica Mogherini khẳng định bất cứ chuyện gì xảy ra ở Biển Đông đều là vấn đề quan trọng với EU.Theo bà Federica Mogherini, “những đối tác của chúng tôi tại châu Á ngày càng trông đợi EU hiện diện và can dự vào các vấn đề an ninh tại khu vực. Những gì xảy ra ở bán đảo Triều Tiên hay Biển Đông đều quan trọng với tất cả chúng tôi”; đồng thời khẳng định EU sẽ tăng cường can dự vào các vấn đề an ninh tại châu Á. Tuy không trực tiếp đề cập đến hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông, bà Federica Mogherini nói các vấn đề ninh khu vực là lý do khiến bà thúc đẩy hợp tác giữa EU với châu Á “hơn bao giờ hết” trong 5 năm qua. Sự hợp tác đó có thể thông qua các cơ chế đa phương như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) hay song phương với từng nước. Ngoài ra, bà Federica Mogherini còn cho biết: “Tôi kỳ vọng sẽ có thêm nhiều thỏa thuận tương tự với các bạn bè ASEAN, vì nhiệm vụ của chúng tôi không chỉ là phục vụ lợi ích của châu Âu mà trước tiên và trên hết là phục vụ cho hòa bình và an ninh toàn cầu”; nhấn mạnh “con đường của ASEAN cũng rất giống với con đường của EU và tầm nhìn của ASEAN về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng không phải ngoại lệ” và cho rằng ASEAN muốn xây dựng “một khu vực đối thoại và hợp tác thay vì thù địch”.
Người phát ngôn của Đại diện cấp cao về Ngoại giao và Chính sách An ninh EU (28/8) cho biết, các hành động đơn phương ở Biển Đông đã gây gia tăng căng thẳng, suy yếu an ninh và đe dọa sự phát triển của khu vực. Theo bà Maja Kocijancic: “Các hành động đơn phương trong những tuần qua ở Biển Đông đã dẫn đến gia tăng căng thẳng và làm suy yếu môi trường an ninh hàng hải, điều này gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế hòa bình của khu vực. Điều quan trọng đối với tất cả các bên trong khu vực là phải tự kiềm chế, thực hiện các bước đi cụ thể để đưa mọi thứ trở về nguyên trạng, kiềm chế việc quân sự hóa khu vực và giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, dựa trên cơ sở của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Các bên cũng có thể tìm kiếm sự trợ giúp của bên thứ ba dưới hình thức hòa giải hoặc phân xử để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các khiếu nại tương ứng của họ nếu thấy điều này là hữu ích. Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp tục hỗ trợ đầy đủ các quá trình do ASEAN dẫn đầu trong khu vực, nhằm thúc đẩy hơn nữa trật tự khu vực và quốc tế dựa trên các quy tắc, nhằm củng cố hợp tác đa phương cũng như hợp tác chặt chẽ hơn nữa với bên thứ ba”. Ngoài ra, bà Maja Kocijancic còn cho biết, EU hy vọng ASEAN và Trung Quốc có thể nhanh chóng đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có hiệu lực, thực chất và ràng buộc về mặt pháp lý thông qua các cuộc đàm phán một cách minh bạch; nhấn mạnh “EU khẳng định cam kết với trật tự pháp lý ở các vùng biển và đại dương dựa trên luật pháp quốc tế, an ninh và hợp tác hàng hải cũng như tự do hàng hải và hàng không vì lợi ích của tất cả các quốc gia”.
http://biendong.net/bien-dong/31025-eu-quan-ngai-ve-tinh-hinh-bien-dong-keu-goi-cac-ben-dam-phan-coc-minh-bach-va-dam-bao-loi-ich-cua-cac-ben.html
Sức mạnh đồng thuận của “bó đũa” ASEAN và EU
để đối phó với tham vọng độc chiếm Biển Đông của TQ
Những diễn biến phức tạp trên thực địa ở Biển Đông, đặc biệt là các việc tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tiếp tục gây quan ngại và phản ứng mạnh của dư luận quốc tế.ASEAN quan ngại về tình hình phức tạp ở Biển Đông
Mới đây, tại Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc về Thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) lần thứ 18 diễn ra tại thành phố Đà Lạt, các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã bày tỏ lo ngại tình hình căng thẳng hiện nay nếu tiếp tục để kéo dài sẽ rất nguy hiểm, gia tăng nguy cơ va chạm và tính toán sai lầm, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.
Sau phát biểu của Đoàn Việt Nam nhấn mạnh hành vi vi phạm của Trung Quốc với chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình, an ninh ở khu vực và không tạo bối cảnh thuận lợi cho tiến trình đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC), các nước ASEAN đã nhấn mạnh nguyên tắc tự kiềm chế, không quân sự hóa, không có các hành động làm phức tạp tình hình, gia tăng căng thẳng, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác trên Biển Đông luôn là mối quan tâm lớn của các quốc gia thành viên ASEAN. Những hành vi hung hăng và gây hấn của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa đòi hỏi chủ quyền phi lý đối với 80% diện tích Biển Đông theo yêu sách “đường chữ U” (hay còn gọi là “đường lưỡi bò” 9 đoạn) không chỉ đe dọa hòa bình, ổn định và an ninh trên vùng biển có vị trí địa – chính trị trọng yếu toàn cầu này, mà còn trực tiếp đe dọa chủ quyền của nhiều quốc gia thành viên ASEAN, buộc ASEAN phải tỏ thái độ.
Năm 1992, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền rộng lớn trên hầu hết diện tích của Biển Đông bằng việc thông qua Luật Lãnh hải và Vùng tiếp giáp của CHND Trung Hoa, xâm lấn chủ quyền của 4/6 thành viên ASEAN vào thời điểm đó là Brunei, Philippines, Malaysia và Indonesia. Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc lại cấp phép cho công ty Crestone Energy Corporation (Mỹ) tiến hành thăm dò hydrocarbon ngay trong thềm lục địa của Việt Nam. ASEAN đã nhanh chóng đáp lại bằng Tuyên bố Biển Đông năm 1992, thúc giục “tất cả các bên liên quan” cùng giải quyết “các vấn đề chủ quyền và tài phán” trong tranh chấp này thông qua “các biện pháp hòa bình” và “không sử dụng vũ lực”.
Sau sự kiện Trung Quốc chiếm Đá Vành Khăn do Philipines quản lý vào năm 1994 (bị phát hiện vào năm 1995), chính sách ngoại giao chung của ASEAN trong vấn đề Biển Đông trở nên rõ ràng hơn. Tháng 3-1995, ngoại trưởng các nước ASEAN cùng lên án Trung Quốc qua một tuyên bố chung bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến trên Biển Đông. Với nỗ lực của ASEAN, tháng 11-2002, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã ra đời. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Đông.
Nhằm kìm hãm thái độ cứng rắn của Bắc Kinh, ASEAN tiếp tục tìm kiếm một văn bản pháp lý có tính ràng buộc cao hơn DOC. Với sự kiên trì của ASEAN, khuôn khổ Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC), bước tiếp theo của (DOC) với những ràng buộc pháp lý cao hơn, đã được thống nhất giữa ASEAN và Trung Quốc vào năm 2017.
Có thể nói, bất chấp việc Trung Quốc luôn dùng sức mạnh quân sự và kinh tế để gây sức ép với ASEAN, thậm chí khiến Hiệp hội từng có lần không ra được Tuyên bố chung sau hội nghị ngoại trưởng, ASEAN đã đoàn kết, nỗ lực tìm kiếm sự đồng thuận để có tiếng nói chung trong vấn đề phức tạp và khó khăn liên quan đến Biển Đông. Sức mạnh đồng thuận và đoàn kết đó đã tạo nên “bó đũa” ASEAN để đối phó với những tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Với Việt Nam, thông qua vai trò thành viên ASEAN, Việt Nam có một diễn đàn ngoại giao khu vực và sân khấu chính trị đa phương để truyền tải và thúc đẩy các mối quan tâm an ninh khu vực. Theo ông Chito Sta Romana, Chủ tịch Hội nghiên cứu về Trung Quốc của Philippines, hướng đi tự thân giải quyết vấn đề sẽ tốn nhiều thời gian và tiền bạc hơn sử dụng các cơ chế của ASEAN. Việt Nam đã sử dụng tương đối hiệu quả các cơ chế để nhận được sự ủng hộ quốc tế trong vấn đề Biển Đông cũng như truyền đi các quan ngại của mình.
EU thay đổi trong thái độ do cách hành xử áp đặt của Bắc Kinh
Đối với nhiều nước châu Âu, vấn đề Biển Đông trước đây ít được quan tâm. Thế nhưng vài năm gần đây, châu Âu đã có sự thay đổi đáng kể trong thái độ đối với Trung Quốc, mà nguyên nhân là cách hành xử ngày càng mang tính áp đặt của Bắc Kinh.
Mới đây, trong cuộc hội kiến với Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, nhân chuyến thăm của Bộ trưởng đến Liên minh châu Âu (EU), Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Federica Mogherini khẳng định EU và các quốc gia thành viên quan ngại về tình hình phức tạp ở Biển Đông gần đây. EU kêu gọi các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về
Luật Biển (UNCLOS) năm 1982; ủng hộ việc đàm phán COC một cách minh bạch, đáp ứng lợi ích của các nước trong khu vực và các nước đối tác.
EU có lý do để quan tâm đến các diễn biến ở Biển Đông bởi các nước Đông Bắc Á là thị trường xuất khẩu và là nguồn FDI quan trọng nhất của EU. Trung Quốc và Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn nhất của khối. EU cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai của ASEAN, trong khi ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của EU.
Bảo vệ các hành lang vận chuyển tàu biển an toàn và ổn định trên Biển Đông đã trở thành vấn đề có tính sống còn với EU, một trong những khối thương mại lớn nhất thế giới. Ngoài lợi ích kinh tế, EU còn có những cam kết pháp lý và chính trị đối với sự ổn định khu vực, bắt nguồn từ việc EU tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC) năm 2012 và trở thành thành viên của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).
Và điều quan trọng nhất khiến châu Âu trong vai trò là một siêu cường quy chuẩn phải cảnh giác là chủ nghĩa đơn phương của Trung Quốc – mối đe dọa với trật tự toàn cầu dựa trên những nguyên tắc đã định hình. Cách hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông đang đe dọa môi trường hàng hải toàn cầu tự do. Trước những căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, EU cùng các nước có cùng quan điểm đã hình thành một mặt trận thống nhất bảo vệ tự do hàng hải và tuân thủ luật pháp quốc tế.
Hai nước thành viên của EU là Pháp và Anh đã gia tăng hoạt động trong việc bảo vệ quyền tự do hàng hải (FON). Với các vùng lãnh thổ trải khắp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 9 triệu km2, Pháp tự coi mình là một bên tham gia an ninh hàng hải khu vực hợp pháp.
Tháng 5-2018, tàu chiến Pháp Dixmude và một tàu khu trục đã tiến vào khu vực các cụm đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong động thái bày tỏ sự phản đối với tham vọng độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh. Anh cũng đã đưa tàu đổ bộ HMS Albion của Hải quân Hoàng gia di chuyển gần những đảo đá mà Trung Quốc bồi đắp và chiếm đóng trái phép trên Biển Đông nhằm thực hiện hoạt động tự do hàng hải. Hành động của London đã khiến Bắc Kinh tức giận.
Về chính trị, EU đang nỗ lực để được thừa nhận như một bên tham gia về chính trị và an ninh ở châu Á. Theo hướng đó, EU mong muốn tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) – diễn đàn gồm 16 quốc gia Đông Á và khu vực lân cận, đồng thời hướng tới vai trò là quan sát viên tại Nhóm chuyên gia Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+).
Trước việc Trung Quốc đưa tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, EU đã có những tuyên bố bày tỏ quan ngại. 3 thành viên chủ chốt của EU là Pháp, Anh và Đức quyết định ra tuyên bố riêng về vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ đầy đủ UNCLOS. Đây chính là cách gián tiếp bác bỏ những lập luận sai trái về quyền lịch sử hay yêu sách về vùng biển trái với quy định của UNCLOS mà Trung Quốc đưa ra trong thời gian qua
http://biendong.net/bi-n-nong/31031-suc-manh-dong-thuan-cua-bo-dua-asean-va-eu-de-doi-pho-voi-tham-vong-doc-chiem-bien-dong-cua-tq.html
Chủ tịch Hạ Viện Anh bác bỏ
việc bỏ phiếu trở lại về thỏa thuận Brexit
Mai VânHôm 21/10/2019, chủ tịch Hạ Viện Anh John Bercow đã từ chối đưa thỏa thuận Brexit giữa Luân Đôn và Liên Hiệp Châu Âu ra bỏ phiếu trở lại như mong muốn của ông Boris Johnson, với lý do là vấn đề này đã được thảo luận vào thứ Bảy tuần trước.
Phát biểu trước các dân biểu về một bản kiến nghị mới của chính phủ Johnson yêu cầu bỏ phiếu về thỏa thuận Brexit, ông John Bercow cho rằng bản kiến nghị mới “cũng giống như bản được đệ trình hôm thứ Bảy và Hạ Viện đã đưa ra quyết định về vấn đề đó”, trong lúc tình huống không có gì thay đổi. Đối với chủ tịch Hạ Viện Anh, không nên làm cho tình hình “lặp lại và lộn xộn”.
Ngược lại, ông John Bercow ngược lại đề nghị chính phủ của thủ tướng Boris Johnson nộp dự luật áp dụng thỏa thuận Brexit, ngay vào hôm nay nếu muốn, để Hạ Viện có thể xem xét nhanh chóng từ nay đến cuối tháng, giúp chính quyền “đạt được mục tiêu vào cuối tháng 10”.
Phản ứng trước quyết định của chủ tịch Hạ Viện, theo phát ngôn viên của thủ tướng Anh thì ông Johnson đã tỏ ý thất vọng về việc “bỏ lỡ cơ hội thực hiện ý nguyện của người dân Anh”.
Theo đặc phái viên RFI Béatrice Léveillé tại Luân Đôn, những diễn biến liên quan đến việc Nghị Viện từ chối bỏ phiếu về thỏa thuận Brexit đã làm cho nhiều người dân hết sức hoang mang :
“Việc dời ngày bỏ phiếu là một cú trời giáng đối với những người đấu tranh ủng hộ Brexit và chống Bruxelles có mặt trước trụ sở Nghị Viện. Một người đàn ông tỏ ra bực tức vì điều đó đã phá tan hy vọng của ông rằng nước Anh sẽ sớm chia tay Liên Hiệp Châu Âu, kể cả khi không có thỏa thuận. Theo người này, sẽ là một điều đáng hổ thẹn nếu việc chia tay châu Âu không diễn ra. Ông không ngần ngại thách thức tổng thống Pháp, cho rằng ông Macron đã khẳng định là sẽ không gia hạn ngày Brexit, thì “hãy có can đảm thực hiện lời nói đó đi”.
Quả bóng hiện đang nằm trên sân của Liên Hiệp Châu Âu, sẽ phải quyết định xem có gia hạn ngày Brexit hay không. Những người ủng hộ Brexit hy vọng là tổng thống Pháp sẽ bác đơn xin gia hạn của Luân Đôn, và như vậy sẽ để nước Anh rời châu Âu không thỏa thuận vào đúng ngày 31/10.
Nhưng cũng chính vì lý do đó mà những người chống Brexit như bà Mary tiếp tục chầu chực trước Nghị Viện với lá cờ châu Âu. Bà cho biết rất xấu hổ vì thủ tướng Anh hiện nay là một người đang làm những điều rất tồi tệ trên bình diện chính trị, không tôn trọng truyền thống cũng như Nghị Viện Anh Quốc.
Nhìn chung, câu chuyện dài nhiều tập về Brexit ngày càng khiến cho những người đấu tranh nản chí, kể cả những người triệt để nhất.
Theo giới quan sát, với việc ngày 31/10 đã cận kề, ngày mà thủ tướng Johnson liên tục hứa là Vương Quốc Anh sẽ rời Liên Hiệp Châu Âu, chính quyền Luân Đôn đang phải lao vào một cuộc đua nước rút mới.
Phát ngôn viên của ông Johnson đã cảnh báo rằng trong 10 ngày tới đây, chính phủ sẽ không chấp nhận bất kỳ sửa đổi nào trong thỏa thuận đã đàm phán được với Bruxelles.
Chính quyền Luân Đôn đặc biệt sợ rằng phe đòi ở lại châu Âu trong Hạ Viện có thể thừa dịp các cuộc tranh luận tới đây để cho thông qua những rào cản mới chống Brexit, như yêu cầu tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai về bản thỏa thuận chẳng hạn.
Nếu cuộc tranh luận kéo dài, ông Boris Johnson sẽ bị pháp luật buộc phải yêu cầu Bruxelles dời ngày Brexit một lần nữa. Ông đã gửi một lá thư cho Bruxelles theo chiều hướng đó nhưng không ký tên.
Liên Hiệp Châu Âu đã cho rằng bức thư đó hợp lệ, nhưng chưa cho biết ý kiến về nội dung. Hôm 21/10, ngoại trưởng Đức Heiko Maas tuyên bố rằng nếu cần phải gia hạn, thì thời hạn phải ngắn, chỉ để cho tiến trình Brexit được tiến hành “trong trật tự” mà thôi.
Trong khi đó thì Nghị Viện Châu Âu, cơ quan sau cùng bỏ phiếu về thỏa thuận Brexit vẫn tiếp tục chuẩn bị cho việc phê chuẩn.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191022-chu-tich-ha-vien-anh-bac-bo-thoa-thuan-brexit
Đạo diễn Ken Loach : Brexit là « trò nghi binh »
Ngày 23/10/2019, bộ phim mới nhất của đạo diễn Ken Loach « Sorry We Missed You » ra mắt khán giả Pháp. Là khách mời của đài truyền hình Franceinfo, đạo diễn người Anh đưa ra những nhận định nghiêm khắc về tình hình tại Anh Quốc.Ken Loach, trong bộ phim mới lần này, đưa ra những ghi nhận khắt khe về xã hội nước Anh mà ông cho là đang bị « Uber hóa ». Năm nay 83 tuổi, Ken Loach, một nhà đấu tranh không mệt mỏi, tiếp tục đưa ra những khúc phim về cảnh khốn cùng của xã hội tại đất nước ông nhằm kêu gọi một sự thay đổi.
Trên kênh Franceinfo ngày 22/10, đạo diễn Ken Loach giãi bày : « Vấn đề chính mà chúng ta thấy như được giới thiệu trong phim chính là việc làm bấp bênh, nghèo đói nghiêm trọng, rất nhiều gia đình không có gì để mà ăn nếu như không được những nhà hảo tâm cung cấp thực phẩm ».
Ông còn nói về « những khu vực hoàn toàn không có ngành công nghiệp nào, không có đầu tư, bất bình đẳng cao » tại một đất nước mà « dân vô gia cư » nhiều vô kể. Theo Ken Loach, « khủng hoảng nhà ở là khủng khiếp, hệ thống y tế sụp đổ, thiếu y tá, thiếu bác sĩ trầm trọng, trẻ nhỏ không được đến trường… Quả thật, chúng tôi có nhiều vấn đề lớn. »
Về Brexit, đạo diễn người Anh cho rằng đó chỉ là « một lập luận » : « Đấy là một cuộc tranh cãi giữa hai nhánh cánh hữu. Một bên nghĩ rằng tốt hơn hết nên ở lại trong châu Âu để có được một phần thị
trường và bên kia, cực hữu, muốn rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu bởi vì họ nghĩ là có thể khai thác nhiều thứ hơn nữa bên ngoài Liên Hiệp Châu Âu. Còn ở giữa là người dân ».
Đạo diễn người Anh nhắc lại : « Điều này sẽ còn tệ hơn nếu như kẻ điên rồ Boris Johnson cầm quyền một khi chúng tôi rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Tất cả những ai thuộc cực hữu đều đáng sợ bởi vì chúng tôi đang nếm mùi những thiệt hại mà họ có thể gây ra. Và những ai trong số chúng ta còn có trí nhớ tốt hẳn không quên những gì đã xảy ra trong suốt thế kỷ trước. Khi mà cực hữu tiến lên, chúng ta đáng phải lo ngại ».
Do vậy, ông cảnh báo « cần phải hợp nhất một lần nữa để chống lại phe cực hữu này ». Cuối cùng đạo diễn người Anh tỏ ra tin tưởng vào sức mạnh của cánh tả nước Anh, có thể hành động vì lợi ích của người dân, giảm bớt quyền lực của giới tư bản và khôi phục lại những dịch vụ công.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191022-dao-dien-ken-loach-brexit-la-tro-nghi-binh
Cộng Hòa Séc phá vỡ một mạng lưới tình báo Nga
Thu HằngMột mạng lưới tình báo Nga hoạt động trong sứ quán của nước này tại thủ đô Praha đã bị phá vỡ. Ngày 21/10/2019, cảnh sát và cơ quan tình báo Cộng Hòa Séc cho biết mạng lưới trên nhắm vào các mục tiêu Séc và nước ngoài thông qua các máy chủ tin học.
Phát biểu trước Nghị Viện Cộng Hòa Séc, ông Michal Koudelka, lãnh đạo cơ quan tình báo BIS, cho biết : « Mạng lưới tình báo Nga đã bị triệt phá hoàn toàn ».
Nhóm tình báo này nằm trong một mạng lưới được Nga thành lập, và hoạt động tại nhiều nước khác nhưng ông không nêu tên. Theo lãnh đạo cơ quan tình báo Séc, « mạng lưới trên được một số người có quan hệ với cơ quan tình báo Nga thành lập và được Nga cũng như đại sứ quán Nga tài trợ ».
Trung tâm Quốc gia chống tội phạm có tổ chức (NCOZ) của Cộng Hòa Séc, tham gia triệt phá mạng lưới tình báo ở sứ quán Nga, đã từ chối bình luận với hãng tin AFP.
Trước đó, vào tháng 09/2019, Cơ quan An ninh mạng và Thông tin quốc gia (NUKIB) từng khẳng định rằng Nga và Trung Quốc là những mối đe dọa lớn nhất đối với lĩnh vực an ninh mạng tại Cộng Hòa Séc. Tình báo Nga từng bị nghi ngờ tấn công mạng bộ Ngoại Giao Cộng hòa Séc vào tháng Sáu. Báo cáo cho năm 2017 của NUKIB còn cảnh báo là các nhà ngoại giao Nga và Trung Quốc gia tăng hoạt động gián điệp tại Cộng Hòa Séc.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191022-cong-hoa-sec-pha-vo-mot-mang-luoi-tinh-bao-nga
Phớt lờ phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ tìm đến Nga
bàn về số phận người Kurdistan
Anh VũTối nay, thời hạn 5 ngày Thổ Nhĩ Kỳ ngừng tấn công ở miền Bắc Syria theo thỏa thuận với Mỹ hết hiệu lực. Bất chấp mọi sự can ngăn của các đồng minh NATO, Liên Hiệp Quốc, tổng thống Erdogan, trước khi bay qua Sotchi gặp đồng nhiệm Nga Vladimir Putin, đã tỏ « quyết tâm lớn » tấn công trở lại truy đuổi đến cùng lực lượng Kurdistan.
Một lần nữa phương Tây lại bất lực trước Thổ Nhĩ Kỳ, đang ngày càng chứng tỏ là một đồng minh khó chịu trong NATO. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã bác bỏ đề nghị kéo dài thêm lệnh ngừng bắn tại Syria mà tổng thống Pháp Emmanuel Macron bàn với tổng thống Nga trong cuộc điện đàm trước đó ít giờ. Lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã chọn cách nói chuyện trực tiếp với ông Vladimir Putin.
Chuyến thăm Nga lần này của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ theo lời mời của tổng thống Putin, diễn ra trong bối cảnh chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ trở lại và Damas cùng Matxcơva đang cố gắng dàn xếp với lực lượng Kurdistan để kiểm soát lại khu vực miền bắc Syria sau khi Mỹ rút quân khỏi khu vực. Trong khi đó Ankara thì vẫn muốn khu vực này phải « sạch bóng » lực lượng Kurdistan, tổ chức mà Thổ Nhĩ Kỳ vẫn luôn xem là khủng bố, đe dọa an ninh quốc gia.
Sau gần chục ngày tấn công ồ ạt vào lực lượng Kurdistan ở miền bắc Syria, Washington phải đưa một đoàn do phó tổng thống Mike Pence dẫn đầu sang Ankara để thuyết phục mới có được thỏa thuận ngừng
bắn 5 ngày, cho phép lực lượng Kurdistan rút ra khỏi khu vực biên giới, tạo một hành lang an toàn cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Erdogan muốn thương lượng trực tiếp với ông Vladimir Putin về số phận người Kurdistan chứ không phải là các đồng minh phương Tây trong NATO. Bởi lúc này Nga đã thực sự đang làm chủ bàn cờ chính trị quân sự đầy hỗn loạn ở Syria. Cả hai phía, Ankara và Matxcơva ít nhiều cũng có những tương đồng về lợi ích trong khu vực Trung Cận Đông. Còn các đồng minh phương Tây dưới quan điểm của tổng thống Erdogan giờ là trở ngại cho các tham vọng địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ mở cuộc tấn công vào lực lượng Kurdistan ở miền bắc Syria hôm 9/10, NATO mà Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên, Liên Hiệp Châu Âu rồi đến Liên Hiệp Quốc đều tỏ ra bất lực không có cách nào cản được Ankara ngoài lời kêu gọi quen thuộc khi xảy ra các cuộc xung đột là « kiềm chế ».
Theo chuyên gia Dominique David, cố vấn của Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp, lập trường của Thổ không có gì ngạc nhiên. Thổ Nhĩ Kỳ vẫn luôn là thành viên quan trọng của NATO vì lý do chiến lược. Thổ Nhĩ Kỳ là nơi có căn cứ quân sự lớn của Mỹ phục vụ có hiệu quả cho phương Tây trong chiến lược kiểm soát toàn bộ khu vực Trung Cận Đông. Nếu phải có phản ứng thì hành động NATO cũng rất hạn chế.
Còn ở Liên Hiệp Quốc, các văn kiện chính thức để lên án hay răn đe Thổ đã bị Nga và Trung Quốc, hai thành viên Hội Đồng Bảo An chặn lại. Chuyên gia Dominique David nhấn mạnh, « Nga một mặt không thể tán đồng chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng lại đang có những bước xích lại gần với Ankara » thời gian gần đây rất có lợi cho Nga.
Liên Hiệp Châu Âu thì không chỉ bất lực mà còn chia rẽ. Các nước châu Âu chỉ có thể đưa ra tuyên bố chung để mỗi nước thành viên có lập trường cứng rắn hơn trong việc bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoại trưởng Tây Ban Nha, Jossep Borrell, thừa nhận « chúng ta không có quyền lực kỳ diệu nào ».
Giải thích về giới hạn của Liên Âu, chuyên gia Dominique David nhấn mạnh : « Các nước châu Âu không hội tụ được lợi ích chung, nhất là trong việc bán vũ khí ». Rồi gần đây có vấn đề nhập cư ồ ạt, Thổ Nhĩ Kỳ được các nước châu Âu mặc cả để ngăn chặn làn sóng người đổ vào châu Âu. Hoàn cảnh đó đã tạo thế cho Ankara trong các cuộc đối thoại với châu Âu trong các chủ đề khác.
Thổ Nhĩ Kỳ với vị trí chiến lược quan trọng trong vùng, đang tìm kiếm một vị thế cường quốc trong vùng, không dễ gì chịu chấp nhận sức ép từ bên ngoài, nhất là khi lợi ích riêng đã chia rẽ các quan hệ đồng minh cũng như các cường quốc. Nước Nga, dù bị phương Tây tìm cách cô lập, bây giờ có lẽ là quốc gia duy nhất có thể nói chuyện cũng như đóng vai trò trung gian được với nhiều nước về bàn cờ Trung Cận Đông.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191022-phuong-tay-tho-nhi-ky-nga-ban-kurdistan
Thượng đỉnh Putin – Erdogan
tìm giải pháp cho bắc Syria
Nga ngày càng khẳng định vai trò trung gian không thể thiếu trong cuộc chiến tại Syria. Chiều 22/10/2019, tổng thống Vladimir Putin tiếp đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan tại Sotchi (Nga) nhằm tìm kiếm các giải pháp cho tình hình căng thẳng ở miền đông bắc Syria kể từ khi Ankara quyết định điều quân để lập « vùng an toàn ».Cuộc họp thượng đỉnh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra chỉ vài giờ trước khi thỏa thuận ngừng bắn giữa Ankara và Washington hết hiệu lực. Theo dự kiến, nguyên thủ hai nước bàn về những điểm cơ bản để đi đến một thỏa thuận lâu dài, chấp nhận được cho cả phía lực lượng Kurdistan, bị Mỹ bỏ rơi nhưng được Nga ủng hộ, và cho cả phía Ankara, luôn coi người Kurdistan là thành phần khủng bố và cần đánh đuổi khỏi « vùng an toàn » ở miền bắc Syria, giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 21/10, một ngày trước cuộc họp giữa nguyên thủ hai nước, Thổ Nhĩ Kỳ tái khẳng định lập một « vùng an toàn » dài 120 km, từ thành phố Tal Abyad và Ras Al Ain, đông bắc Syria ngay khi lực lượng Kurdistan rút khỏi khu vực. Đây chỉ là giai đoạn 1 trong dự án của Ankara về vùng an toàn dài 444 km dọc đường biên giới với Syria.
Theo AFP, để thực hiện dự án trên, Ankara buộc phải thỏa hiệp với Matxcơva, đồng minh của chế độ Bachar Al Assad. Ngoài ra, quân đội Nga cũng được triển khai trên thực địa, tại vùng đông bắc Syria, kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ tấn công. Sau cuộc họp, nguyên thủ hai nước sẽ tổ chức họp báo chung.
Ngày 22/10, tổng thống Erdogan cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mở lại chiến dịch quân sự « với quyết tâm cao hơn » nếu lực lượng Kurdistan không rút hết khỏi vùng đông bắc trước 19 giờ (giờ quốc tế), thời hạn ngưng bắn hết hiệu lực. Ông Erdogan cũng bác đề xuất của tổng thống Pháp Emmanuel Macron « kéo
dài thời hạn hưu chiến », cũng như « tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng (tại Syria) bằng đường ngoại giao ». Đề nghị được ông Macron nêu lên với đồng nhiệm Nga trong cuộc điện đàm tối 21/10.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191022-thuong-dinh-putin-erdogan-giai-phap-bac-syria
Thổ Nhĩ Kỳ : Đồng minh thất thường, kẻ thù bất khả
Minh AnhChính quyền Ankara công khai đối đầu với Mỹ trong hợp đồng mua tên lửa S-400 của Nga và bắt đầu xích đến gần Matxcơva hơn. Bất chấp những căng thẳng, ít có khả năng Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Nguyệt san Le Monde Diplomatique số ra tháng 10/2019 giải thích vì sao.
Ông Didier Billion, phó giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp (IRIS) cho rằng để hiểu được các động lực của chính sách ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, trước tiên cần chú ý tới một trong những hằng số của chính sách này, thường được nói ngắn gọn là « Hội chứng Sèvres ». Đây là tên của Hiệp ước được ký ngày 10/08/1920 dưới áp lực của bên phe thắng cuộc trong Đệ Nhất Thế Chiến, và cũng là hiệp ước làm tan rã đế chế Ottoman.
Thuật ngữ này hàm chứa những nỗi lo hiện sinh dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc đáng lo ngại là một trong những động lực cấu thành chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong phạm vi khu vực, ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu tập trung vào vấn đề Kurdistan, với nỗi ám ảnh là phải ngăn chận mọi sự nhen nhúm bất kỳ hình thức Nhà nước hay tự trị nào.
Thất bại của chính sách « Không có vấn đề với láng giềng »
Đến đầu những năm 2000, chính sách ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ có những biến đổi quan trọng. Ông Ahmet Davutoglu, một thời là cố vấn cho Recep Tayyip Erdogan (2003 -2009), từng đảm nhiệm chức vụ ngoại trưởng (2009 – 2014), và thủ tướng chính phủ (2014 – 2016) đề ra học thuyết « Không có vấn đề với láng giềng ». Chiến lược này gần như đoạn tuyệt với một nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của Ankara trong nhiều thập niên trước đó : « Người Thổ chỉ có bạn là người Thổ ». Thế rồi, môi trường địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị xáo trộn một cách nhanh chóng và những biến động của cuộc chiến tại Syria đã làm tiêu tan các nỗ lực này ; các nền tảng cơ bản trong chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ trở lại chiếm ưu thế.
Thế nhưng, việc Washington và Ankara bất hòa vì vụ tên lửa S-400 không phải là lần đầu tiên xẩy ra. Vụ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm phía bắc đảo Chypre năm 1974, rồi việc Nghị Viện Thổ Nhĩ Kỳ bác đề nghị của George W. Bush cho trung chuyển 62.000 lính Mỹ qua nước này để tấn công Irak của Saddam Hussein năm 2003, cũng đã làm cho mối quan hệ giữa hai nước căng thẳng.
Dù vậy, từ năm 1960 đến nay, mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ luôn luôn xem xét, đánh giá lại các mối quan hệ với thế giới bên ngoài, nhưng chưa bao giờ đi đến việc từ bỏ các liên minh truyền thống. Điều này được chứng minh qua ba sự kiện gần đây : Chấp thuận cho lắp đặt ra-đa cảnh báo sớm trong hệ thống lá chắn chống tên lửa của NATO tại Thổ Nhĩ Kỳ, được thông qua tại thượng đỉnh Lisboa tháng 11/2010 và được xác nhận vào tháng 9/2011 ; triển khai dàn tên lửa Patriot (do Mỹ sản xuất) của NATO theo yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực biên giới chung với Syria vào tháng Giêng năm 2013 ; cuộc họp NATO cấp đại sứ theo yêu cầu của Ankara – và được khối này triệu tập ngay lập tức – vài phút sau vụ chiến đấu cơ của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay Nga, ngày 24/11/2015.
Thổ Nhĩ Kỳ : Một đồng minh không thể thiếu
Dẫu cho việc thao túng tinh thần dân tộc chủ nghĩa trong các bất đồng với Mỹ đôi khi gây căng thẳng, Thổ Nhĩ Kỳ không có ý định đoạn tuyệt bang giao, ngược lại, Ankara còn ý thức được khả năng tiềm tàng để áp đặt mạnh mẽ các lợi ích của mình. Tác giả lưu ý, Thổ Nhĩ Kỳ có số quân đông thứ hai trong khối NATO. Nước này còn cho phép đồng minh sử dụng căn cứ quân sự Incirlik – nơi cất trữ các loại vũ khí hạt nhân. Thổ Nhĩ Kỳ hiện kiểm soát nhiều eo biển và là nước Hồi Giáo duy nhất trong số các thành viên của NATO.
Tóm lại, Thổ Nhĩ Kỳ là một tâm điểm Á – Âu thiết yếu cho chính sách khu vực của Mỹ. Trong nhãn quan của phương Tây, nhất thiết phải giữ vai trò trụ cột trên thực tế của Thổ Nhĩ Kỳ. Vì lý do này, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn sẽ ở trong NATO, cho dù đôi khi thành viên này hành xử quấy rối.
Quả thật dàn tên lửa S-400 không tương thích với các « chuẩn » của tổ chức Bắc Đại Tây Dương bởi vì theo Washington loại vũ khí này của Nga có thể được nối mạng với hệ thống vũ khí của phương Tây mà Thổ Nhĩ Kỳ đang có và như thế sẽ làm cho những vũ khí NATO trở nên dễ bị tấn công.
Tuy nhiên, theo tác giả, Ankara cũng ý thức được rằng không một quốc gia nào, cũng như không một nhóm nước nào có thể có những bảo đảm về an ninh cho Thổ Nhĩ Kỳ như Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Các hợp đồng vũ khí dù là dự án hay đang thảo luận với các cường quốc phương Tây, cho thấy sự đa dạng hóa các trục đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ, và quyết tâm củng cố khả năng phòng thủ của chính mình. Bởi vì, những dàn tên lửa Patriot đặt tại căn cứ Incirlik chưa đủ để bảo vệ toàn bộ vùng biên giới phía đông và phía nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Bản thân tổng thống Mỹ Donald Trump cũng giảm thiểu tối đa trách nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ mua S-400. Theo ông, lỗi này thuộc về Barack Obama, người mà ông cáo buộc đã cản trở Ankara sở hữu tên lửa Patriot. Dù vậy, ngay từ đợt giao S-400 đầu tiên, chủ nhân Nhà Trắng đã không ngần ngại đưa ra các biện pháp trả đũa khi không cho Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tham gia chương trình sản xuất chiến đấu cơ F-35 : gạt khỏi dây chuyền sản xuất, trục xuất phi công Thổ Nhĩ Kỳ đang trong thời gian huấn luyện về nước, cấm nước này mua các chiến đấu cơ.
Trái với lập trường này của Mỹ, tại buổi khai mạc Aspen Security Forum, tổ chức tại Colorado ngày 17/07/2019, ông Jens Stoltenberg, tổng thư ký NATO, lại lên tiếng biện hộ cho Ankara : « Vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO còn quan trọng hơn những chiếc F-35 hay là S-400 ».
Một trật tự thế giới mới
Thế còn quan hệ Nga – Thổ hiện nay ra sao ? Về điểm này, chuyên gia người Pháp cho rằng tuy bang giao song phương hiện giờ có vẻ nhịp nhàng, nhưng nhiều sự kiện trong những năm gần đây cho thấy là quan hệ Ankara – Matxcơva luôn luôn trong tình trạng chấp chới, mong manh. Quả thật, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ không thể có quan hệ liên minh chiến lược nhưng cũng không thể hoàn toàn đoạn giao.
Trong ngắn hạn, quan hệ Nga – Thổ sẽ được quyết định bởi sự biến đổi của cuộc xung đột Syria và kết quả đàm phán để giải quyết cuộc xung đột này. Mặt khác, mối bang giao này cũng còn tùy thuộc vào quan hệ của hai nước với Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ.
Tóm lại theo tác giả, những biến chuyển trong chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ là hệ quả của một cuộc « trường chinh » tìm kiếm bản sắc từ năm thập niên qua, cũng như những yếu tố mới kiến tạo quan hệ quốc tế.
Kể từ giờ, những giá trị mà phương Tây vẫn còn xem – ít nhiều bị lẫn lộn – như là những giá trị phổ quát không thể nào được áp đặt bằng quân sự, chính trị cũng như là văn hóa. Ngoài tính chất đa dạng, các cường quốc được cho là mới trỗi dậy, đang tự khẳng định trên trường quốc tế và làm đảo lộn các thế cân bằng cũ.
Thổ Nhĩ Kỳ là một ví dụ về sự đảo lộn thế giới và tổng thống Erdogan thường xuyên bày tỏ thái độ không chấp nhận một trật tự thế giới do năm thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An khống chế. Trong buổi bế mạc phiên họp lần thứ 62 Hội đồng nghị viện của khối NATO, ngày 21/11/2016, tại Istanbul, ông Erdogan đã tuyên bố : « Tôi kiên trì nhắc lại rằng Hội Đồng Bảo An của Liên Hiệp Quốc cần phải được cải tổ để đại diện tốt hơn cho thế giới ngày nay. Đây chính là những điều mà tôi muốn nói khi tôi giải thích rằng thế giới còn lớn hơn con số 5 ».
Tác giả kết luận : Các đồng minh truyền thống của Thổ Nhĩ Kỳ giờ phải học cách phân biệt yếu tố tình thế – thường được đưa ra vì các lý do chính trị nội bộ – và những gì có thể trở thành yếu tố kiến tạo trong tương lai.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191022-tho-nhi-ky-dong-minh-that-thuong-ke-thu-bat-kha
Thủ tướng Israel Netanyahu thất bại
trong nỗ lực thành lập chính phủ mới
Tin từ JERUSALEM, Israel – Vào hôm thứ Hai (21/10), ông Benjamin Netanyahu- một đồng minh thân cận của tổng thống Trump- đã từ bỏ nỗ lực thành lập một chính phủ mới, sau khi thất bại trong việc đảm bảo được một liên minh đa số.Điều này sẽ tạo cơ hội cho đối thủ là ông Benny Gantz thay thế thủ tướng tại chức lâu nhất của Israel. Theo Reuters, ông Netanyahu, người đứng đầu đảng Likud cánh hữu, cho biết ông không thể thành lập chính phủ sau cuộc bầu cử vào tháng 9, và đang trả lại thẩm quyền này cho tổng thống Israel Reuven Rivlin.
Ông Rivlin cho biết ông dự định giao cho ông Gantz nhiệm vụ thành lập một chính phủ mới. Ông Gantz cũng gặp khó khăn trong việc giành phần đa số. Và nếu ông này cũng thất bại, thì gần như chắc chắn rằng một cuộc tổng tuyển cử khác sẽ diễn ra, cuộc tổng tuyển cử lần thứ ba kể từ tháng Tư.
Ông Gantz sẽ có 28 ngày để thuyết phục các đồng minh. Đảng Blue and White của ông Gantz cho biết họ quyết tâm thành lập một chính phủ đoàn kết tự do.
Sau khi cầm quyền trong thập kỷ qua và tổng cộng 13 năm, sức mạnh chính trị của ông Netanyahu đang dần suy yếu khi ông phải đối mặt với một bản cáo trạng về các cáo buộc tham nhũng mà ông phủ nhận. Ông Gantz, một cựu chỉ huy quân sự, đã cam kết sẽ không phục vụ trong một chính phủ dưới quyền một thủ tướng đang phải đối mặt với cáo buộc hình sự.
Trong cuộc bỏ phiếu tháng 9, đảng Likud đứng thứ hai với 32 ghế trong quốc hội gồm 120 thành viên, sau đảng Blue và White với 33 ghế. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/thu-tuong-israel-netanyahu-that-bai-trong-no-luc-thanh-lap-chinh-phu-moi/
Hoàng đế Nhật đăng quang,
cam kết là ‘biểu tượng đất nước’
Tân hoàng đế Nhật Bản Naruhito cam kết sẽ hoàn thành nghĩa vụ là một biểu tượng của đất nước khi ông chính thức đăng quang hôm thứ Ba (22/10) trong buổi lễ đã có lịch sử từ nhiều thế kỷ, với sự tham dự của các nguyên thủ quốc gia, trong đó có Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, và nhiều chức sắc từ hơn 180 quốc gia, theo Reuters.Nhật hoàng Naruhito, 59 tuổi, lên ngôi hồi tháng 5 sau khi cha ông, Hoàng đế Akihito, trở thành vị vua đầu tiên thoái vị trong vòng hai thế kỷ.
“Tôi tuyên hứa sẽ hành động theo hiến pháp và hoàn thành trách nhiệm của mình với tư cách là biểu tượng của đất nước và sự đoàn kết của người dân”, Reuters dẫn lời Nhật hoàng Naruhito tuyên bố trước khoảng 2.000 người tham dự, trong đó có cả Thái tử Charles của Anh.
“Tôi thành tâm mong muốn Nhật Bản sẽ phát triển hơn nữa và đóng góp cho tình hữu nghị và hòa bình của cộng đồng quốc tế cũng như hạnh phúc và thịnh vượng của nhân loại thông qua sự khôn ngoan và những nỗ lực không ngừng của người dân”.
Ông nội của ông Naruhito, Hoàng đế Hirohito-người đã nhân danh quân đội Nhật Bản để tham chiến trong Thế chiến thứ hai, từng được xem như một vị thần nhưng ông đã từ bỏ địa vị thần thánh của mình sau khi Nhật Bản chiến bại vào năm 1945. Các hoàng đế hiện nay của Nhật chỉ có danh vị mà không có quyền lực về chính trị.
Về phía Việt Nam, trước khi Thủ tướng Phúc lên đường đi tham dự lễ đăng quang của Nhật hoàng Naruhito từ ngày 22-23/10, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi lời chúc mừng đến Nhật hoàng và người dân đất nước này.
“Việt Nam tin tưởng chắc chắn dưới triều đại Lệnh Hòa, đất nước và nhân dân Nhật Bản sẽ đạt thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước thịnh vượng và phồn vinh”, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng được báo chí dẫn lời nói tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao vào ngày 17/10.
https://www.voatiengviet.com/a/hoang-de-nhat-dang-quang-cam-ket-la-bieu-tuong-dat-nuoc/5134276.html
Seoul tăng ngân sách quốc phòng
và thúc Bình Nhưỡng nối lại đàm phán
Mai VânNgày 22/10/2019, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In thông báo trước Nghị Viện quyết định tăng chi phí quốc phòng, đồng thời lên tiếng kêu gọi Bắc Triều Tiên nối lại đối thoại.
Theo ông Moon Jae In, ngân sách quốc phòng Hàn Quốc trong năm 2020 sẽ tăng 7% để lên đến mức hơn 50 tỷ won (37,66 tỷ đô la). Ông nhấn mạnh rằng một “nền quốc phòng vững mạnh” là điều cần thiết cho “quyền tự quyết”. Ông nói rõ thêm là Seoul “sẽ tăng cường hệ thống phòng thủ cơ bản”, tăng số lượng tàu ngầm thế hệ mới và vệ tinh quan sát.
Giới phân tích ghi nhận là thông báo tăng ngân sách quốc phòng được đưa ra một tháng sau khi Bình Nhưỡng cho biết đã phóng tên lửa từ tàu ngầm, trong khuôn khổ “một giai đoạn mới” của chương trình vũ trang của Bắc Triều Tiên.
Mặt khác, quan hệ Seoul-Bình Nhưỡng cũng xấu đi trở lại và đang trong ngõ cụt từ sau cuộc họp thượng đỉnh không kết quả Trump – Kim ở Hà Nội vào tháng 02/2019. Bắc Triều Tiên hiện không muốn nối lại đối thoại với láng giềng phía Nam, mà còn tỏ ra bất bình chỉ trích tập trận Mỹ-Hàn và việc Seoul mua chiến đấu cơ Mỹ.
Tuy nhiên ông Moon Jae In vẫn tỏ vẻ tin tưởng. Phát biểu trước Nghị Viện, ông cho rằng đàm phán trong ngõ cụt hiện nay là “trở ngại cuối cùng” cho tiến trình phi hạt nhân hóa.
Tổng thống Hàn Quốc nhắn nhủ với Bình Nhưỡng rằng “một tương lai sáng lạn” đối với Bắc Triều Tiên chỉ có thể dựa trên cơ sở một “một nền kinh tế hòa bình” với những đề án kinh tế liên Triều. Ông thúc giục Bắc Triều Tiên “hãy có phản ứng”.
Giới quan sát không tin là Bình Nhưỡng sẽ có phản ứng thuận lợi. Việc Hàn Quốc tăng chi phí quốc phòng sẽ làm phía Bắc thêm bực tức.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191022-seoul-ngan-sach-quoc-phong-binh-nhuong-dam-phan
Hồng Công tiếp tục diễn biến căng thẳng:
Hạ viện Mỹ thông qua
dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong 2019
Trong những ngày qua, diễn biến tình hình Hồng Công tiếp tục căng thẳng, nhất là khi giới nhà giàu Hồng Công tìm cách “tháo chạy” và Hạ viện Mỹ thông qua dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Công 2019 (HKHRDA2019). Dự luật trên yêu cầu Mỹ dựa theo diễn biến chính trị Hồng Công đánh giá có nên chấm dứt đối xử với Hồng Công như một thực thể thương mại tách biệt Trung Quốc không.Hồng Công không còn là “thiên đường” cho giới đầu tư
Các cuộc biểu tình trong hơn 4 tháng qua với hàng triệu người xuống đường đấu tranh và xung đột với cảnh sát đã khiến ngành du lịch tiêu điều, buộc các công ty sa thải nhân viên và bất động sản đã bị ảnh hưởng nặng nề. Cổ phiếu bất động sản Hồng Kông đã bắt đầu giảm kể từ tháng 6. Các hãng phát triển nhà ở buộc phải giảm giá cho các dự án nhà ở mới và giảm giá văn phòng cho thuê. Trước đây, người Trung Quốc đại lục cho rằng đầu tư vào bất động sản ở Hồng Kông rất an toàn và đổ đến Hồng Kông để đầu tư nhà đất, đẩy giá nhà đất Hồng Kông tăng vọt đến nỗi người dân Hồng Kông phải kêu trời. Giải quyết vấn đề giá nhà đất tăng cao cũng đã trở thành một trong những yêu cầu của những người biểu tình Hồng Kông trong vài tháng qua. Nay thì do tình hình Hồng Kông bất ổn và bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, những người mua nhà ở Đại lục đã chuyển mục tiêu đầu tư sang Singapore. Theo số liệu của công ty tư vấn bất động sản OrangeTee & Tie của Singapore, doanh số bán căn hộ cao cấp tại Singapore đã tăng mạnh trong năm nay do các nhà đầu tư Trung Quốc Đại lục sang mua.
Không những vậy, do lo ngại an ninh và cuộc sống bị ảnh hưởng, giới triệu phú Hồng Công cũng đang tìm cách “tháo chạy” khỏi Đặc khu này. Theo thống kê, từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay, số người Hồng Kông xin nhập cư vào Malaysia đã lên tới 7.500, tăng gấp bốn lần so với năm trước. Chương trình Ngôi nhà thứ hai của Malaysia cho phép người nước ngoài được cấp thị thực cư trú 10 năm và cư trú vĩnh viễn tại Malaysia. Theo một người Hồng Công, nếu hết hạn 10 năm, chính phủ Malaysia sẽ căn cứ biểu hiện (không có hồ sơ xấu, không phạm tội) để gia hạn visa, mà bất động sản Malaysia lại có những lợi thế như quyền sở hữu vĩnh viễn, không phải nộp thuế thừa kế, thuế quà tặng… Các biệt thự hay căn hộ của Malaysia khi bán đều đầy đủ nội thất, đồ gia dụng và người mua chỉ việc mở khóa vào ở. Hiện tại đã có hàng chục nhóm khách hàng Hồng Công tổ chức thành các đoàn để đi xem nhà. Theo ông Lưu Tế Lương, nguyên cố vấn cho Ban Chính sách Trung ương của chính quyền Đặc khu hành chính Hồng Công, không chỉ các doanh nhân giàu có của Hồng Công mang theo tài sản rời đi, mà ngay cả một tập
đoàn tài chính lớn của Hồng Công chuẩn bị tiếp tục đầu tư quy mô lớn cũng đã lựa chọn rút khỏi Hồng Công vì cục diện tình hình không sáng sủa.
Các nhà phân tích dự báo xu hướng này sẽ giáng đòn mạnh vào ngành dịch vụ tài chính vốn chiếm tới 1/5 GDP của Hồng Kông và có thể khiến Hồng Kông một lần nữa rơi vào suy thoái kinh tế kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính.
Mỹ “giáng đòn” nặng vào Trung Quốc
Hạ viện Mỹ biểu quyết và đồng ý thông qua dự luật HKHRDA2019, một bước đi quan trọng để HKHRDA2019 trở thành luật. Hiện HKHRDA2019 chờ Thượng viện Mỹ thông qua. Và với thực tế dự luật được 23 thượng nghị sĩ lưỡng đảng bảo trợ thì dự luật rất có khả năng sẽ được Thượng viện thông qua. Luật HKHRDA 2019 một khi được ban hành sẽ mở đường cho Mỹ có hành động ngoại giao cũng như trừng phạt kinh tế với chính quyền Hồng Công. Cụ thể, luật HKHRDA 2019 sẽ yêu cầu chính phủ Mỹ căn cứ theo các diễn biến chính trị ở Hồng Công để đánh giá liệu có nên chấm dứt đối xử với Hồng Công như một thực thể thương mại tách biệt với Trung Quốc đại lục hay không. Luật này cũng sẽ mở đường cho Mỹ trừng phạt các cá nhân có trách nhiệm với các hành động hủy hoại tính tự trị của Hồng Công.
Ngay sau khi Hạ viện Mỹ thông qua HKHRDA2019, Người phát ngôn Văn phòng Các vấn đề Hồng Công và Macau thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc Yang Guang (16/10) cho biết nước này “chính thức phản đối và lên án mạnh” việc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật HKHRDA 2019; nhấn mạnh “hành động này đã can thiệp một cách thô thiển vào chuyện nội bộ của Trung Quốc và công khai gia tăng ủng hộ các lực lượng chống đối và cực đoan ở Hồng Công”; đồng thời khẳng định “việc này cho thấy âm mưu chính trị của Hạ viện Mỹ và một số chính trị gia dùng Hồng Công để kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc”. Theo ông Yang Guang, bất ổn ở Hồng Công gia tăng là vì Mỹ đứng về phía bộ phận chống Trung Quốc ở Hồng Công; nhấn mạnh “không có sự can thiệp của Mỹ, Hồng Công sẽ thịnh vượng và ổn định hơn”, đồng thời kêu gọi Mỹ ngừng tiến trình xem xét dự luật HKHRDA 2019.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (16/10) tuyên bố “bày tỏ sự phẫn nộ và kiên quyết phản đối việc Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật HKHRDA 2019”; nhấn mạnh “vấn đề Hồng Công đang đối mặt không phải là vấn đề dân chủ nhân quyền, mà là vấn đề chấm dứt bạo lực, khôi phục trật tự và duy trì luật pháp càng sớm càng tốt. Hạ viện Mỹ phớt lờ sự thật, đảo ngược trắng đen và gọi những tội ác nghiêm trọng như đốt phá, buôn lậu và tấn công bạo lực là dân chủ nhân quyền. Đó là một tiêu chuẩn kép trần trụi phơi bày một số người ở Mỹ về quyền con người và dân chủ”; cho rằng Mỹ cũng có lợi ích ở Hồng Công, nếu dự luật trên được thông qua không chỉ làm tổn hại lợi ích của Trung Quốc mà còn làm tổn hại quan hệ Mỹ – Trung; nhấn mạnh đối với quyết định sai lầm của phía Mỹ, Trung Quốc chắc chắn sẽ có biện pháp hiệu quả để kiên quyết chống lại và bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của mình. Ngoài ra, Cảnh Sảng tái khẳng định “Hồng Công là của Trung Quốc, các vấn đề Hồng Công là công việc nội bộ của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ không để bất kỳ lực lượng bên ngoài can thiệp. Chúng tôi khuyên phía Mỹ nhận ra tình hình và ngay lập tức ngừng thúc đẩy việc xem xét dự luật Hồng Công”.
Chính quyền Hồng Công (16/10) cũng ra tuyên bố bày tỏ sự đáng tiếc với việc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật HKHRDA 2019. Tuyên bố khẳng định chính quyền Hồng Công thực thi nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” “một cách toàn diện và thành công” phù hợp với Luật Cơ bản; đồng thời cảnh báo các nghị sĩ nước ngoài không can thiệp vào chuyện nội bộ Hồng Công với bất cứ hình thức nào.
Trước đó, tối ngày 14/10/2019, hàng chục ngàn người (25.000 theo cảnh sát, 50.000 theo ban tổ chức) đã xuống đường tại trung tâm Hồng Công kêu gọi cộng đồng quốc tế, nhất là Mỹ ủng hộ người dân Hồng Công. Người biểu tình thúc giục Quốc Hội Mỹ nhanh chóng thông qua đạo luật HKHRDA 2019.
http://biendong.net/bien-dong/31032-hong-cong-tiep-tuc-dien-bien-cang-thang-ha-vien-my-thong-qua-du-luat-nhan-quyen-va-dan-chu-hong-kong-2019.html
Mặt nạ giả trang, chiến thuật mới
của người biểu tình Hong Kong
Những chiếc mặt nạ giả trang hình Gấu Pooh, Ếch Pepe hay nhân vật Guy Fawkes – là những gương mặt mới của phong trào biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong.Người biểu tình giả trang trong mặt nạ các nhân vật yêu thích để đối phó với lệnh của chính quyền ban hành trong tháng này cấm người biểu tình không được che mặt trong các cuộc tụ tập công cộng.
Người biểu tình tại thành phố bán tự trị của Trung Quốc đã vận dụng phương pháp hài hước để thu hút sự chú ý cho lý tưởng họ theo đuổi trong khi nỗ lực tiếp tục gây sức ép lên chính quyền sau 5 tháng bùng nổ biểu tình.
Nhiều người dùng mặt nạ Gấu Pooh vì cư dân mạng ở Trung Quốc cho rằng chú gấu này gợi lên hình ảnh của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Những người khác mang mặt nạ Guy Fawkes, một biểu tượng toàn cầu của những cuộc biểu tình chống chính phủ. Một số người thích mang mặt nạ Ếch Pepe mà không biết rằng hình tượng này có liên quan đến các phần tử cực hữu ở Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BA%B7t-n%E1%BA%A1-gi%E1%BA%A3-trang-chi%E1%BA%BFn-thu%E1%BA%ADt-m%E1%BB%9Bi-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-hong-kong-/5133704.html
Hồng Kông : Lần đầu tiên
cảnh sát chính thức lên tiếng xin lỗi
Thu HằngLần đầu tiên kể từ tháng 06/2019, cảnh sát Hồng Kông chính thức lên tiếng xin lỗi, hôm 20/10/2019, nhưng không phải về các biện pháp bạo lực nhắm vào người biểu tình, mà vì đã xịt sơn xanh vào một đền thờ Hồi Giáo trong đợt trấn áp người biểu tình Chủ Nhật 20/10.
Ông Cheuk Hau Yip, chỉ huy cấp vùng của lực lượng cảnh sát ở quận Cửu Long (Kowloon), khẳng định trước báo giới : « Ngay sau sự cố, đại diện ngành cảnh sát đã thành thật gửi lời xin lỗi đến vị giáo chủ chính, cũng như các lãnh đạo cộng đồng Hồi Giáo ».
Trước đó, trong thông cáo ngày 20/10, cảnh sát khẳng định đền thờ Hồi Giáo lớn nhất Hồng Kông bị xịt sơn là do vô tình, song không xin lỗi.
Theo AFP, lãnh đạo đền thờ Hồi Giáo đã chấp nhận lời xin lỗi từ phía cảnh sát, cũng như của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) trong chuyến thăm đền hôm 21/10.
Đền thờ Hồi Giáo ở Cửu Long được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX để phục vụ quân nhân theo đạo Hồi của Ấn Độ bị Anh đô hộ. Được tái thiết vào đầu những năm 1980, đền thờ trở thành một trung tâm quan trọng của cộng đồng người Hồi Giáo Hồng Kông, hiện có khoảng 300.000 tín đồ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191022-hong-kong-canh-sat-chinh-thuc-xin-loi
Xe đạp Trung Quốc “Made in Vietnam” xuất đi Mỹ
Hơn 300 chiếc xe đạp Trung Quốc thực hiện công đoạn lắp ráp cuối cùng tại Việt Nam, gắn “Made in Vietnam” chuẩn bị xuất đi Mỹ đã bị bắt giữ tại Bình Dương. Báo trong nước đưa tin hôm nay, 22/10/2019.Theo đó, hôm 21/10, Cục Hải quan Bình Dương phối hợp với Cục Kiểm tra sau thông quan – Tổng cục Hải quan kiểm tra, phát hiện một lô hàng xe đạp xuất khẩu giả mạo xuất xứ Việt Nam tổng trị giá trên 26.000 USD của Công ty TNHH xe đạp E. chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Cũng theo truyền thông trong nước, Công ty TNHH xe đạp E. là một doanh nghiệp của Trung Quốc, đã nhập toàn bộ sản phẩm linh kiện từ Trung Quốc về Việt Nam và chỉ thực hiện công đoạn lắp ráp giản đơn cuối cùng của sản phẩm tại Việt Nam, sau đó tráo xuất xứ trước khi xuất khẩu.
Từ đầu năm nay, Bộ Công Thương đã lo ngại xe đạp điện Trung Quốc gắn mác Việt xuất sang EU để né thuế. Bộ này đã trao đổi với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ Việt Nam cho mặt hàng xe đạp điện, trong đó đặc biệt lưu ý tới khả năng xuất hiện hành vi làm giả xuất xứ Việt Nam.
VnEconomy trích khuyến nghị của Bộ Công Thương rằng, “Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần tuân thủ chặt chẽ các quy định về chứng nhận xuất xứ, không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, đồng thời phối hợp theo dõi sát thị trường để có thể kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý khi thấy có dấu hiệu bất thường, tránh để các ngành sản xuất – xuất khẩu của Việt Nam bị liên lụy và bị ảnh hưởng bởi các biện pháp chống lẩn tránh và phòng vệ thương mại tại một số thị trường nhập khẩu”.
Hiện Trung Quốc là nước đang có chiến tranh thương mại với Mỹ. Hàng hóa Trung Quốc phải chịu thuế nặng từ Mỹ trong cuộc chiến này. Nhiều công ty Trung Quốc đã tìm cách đưa hàng vào Việt Nam và xuất sang Mỹ để tránh thuế.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/chinese-bikes-made-in-vietnam-exports-to-the-us-10222019101031.html
TQ tiếp tục ngụy biện
về chủ quyền Biển Đông đến bao giờ?
Phát biểu tại lễ khai mạc Diễn đàn Hương Sơn ở Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc khẳng định, Trung Quốc là quốc gia lớn duy nhất trên thế giới vẫn chưa được thống nhất hoàn toàn và “Không ai và không lực lượng nào có thể ngăn chặn Trung Quốc thống nhất hoàn toàn”.Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 9 tại Bắc Kinh (Trung Quốc) diễn ra từ ngày 20 đến 22-10, do Viện Khoa học quân sự và Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc đứng ra tổ chức. Diễn đàn được coi là dịp để Trung Quốc tập hợp lực lượng đối trọng lại Đối thoại Shangri-la (Singapore) do Mỹ và phương Tây tổ chức
Nhấn mạnh, giải quyết vấn đề Đài Loan là “lợi ích quốc gia lớn nhất của Trung Quốc, con đường chính đáng để theo đuổi và khao khát của tất cả người dân Trung Quốc”, ông Ngụy Phượng Hòa cũng nói rằng: “Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép những người muốn Đài Loan độc lập có cách riêng của họ, cũng như không cho phép sự can thiệp của bất kỳ lực lượng bên ngoài nào”.
Đây được coi như lời đáp trả của Trung Quốc với Mỹ sau những căng thẳng gần đây liên quan đến vấn đề Đài Loan, nhất là sau khi Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan.
Mỹ và Trung Quốc đã đụng độ trên nhiều mặt trận trong những năm gần đây, không chỉ trên mặt trận thương mại mà còn là những thách thức từ phía Washington trước sự hung hăng của các lực lượng vũ trang Bắc Kinh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở hầu hết Biển Đông, bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng nhỏ hơn Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Nhưng những quốc gia này không thể theo kịp với chi tiêu quân sự của Trung Quốc, với mức gần 170 tỷ USD trong năm 2019 này, chỉ đứng sau Mỹ.
Washington đã lên tiếng phản đối những gì họ gọi là Trung Quốc “bắt nạt” các nước láng giềng Đông Nam Á. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay đã nhắc lại rằng, Bắc Kinh là một quốc gia “yêu chuộng hòa bình, sẽ không bao giờ tấn công trước và không gây ra mối đe dọa cho phần còn lại của thế giới”.
Mỹ cũng đã khiến Trung Quốc khó chịu khi liên tục thực hiện những gì họ gọi là quyền tự do hàng hải bằng cách đưa tàu tới gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở Biển Đông. Mặc dù vậy, người đứng đầu lực lượng quân đội Trung Quốc một lần nữa lên tiếng ngụy biện: “Các đảo ở Biển Đông và đảo Điếu Ngư là những phần lãnh thổ không thể thay đổi của Trung Quốc. Chúng tôi thậm chí sẽ không cho phép lấy đi một tấc lãnh thổ mà tổ tiên của chúng tôi đã để lại”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31028-tq-tiep-tuc-nguy-bien-ve-chu-quyen-bien-dong-den-bao-gio.html
Trung Quốc muốn các nước giúp dọn sạch đại dương
Ralph JenningsRác nổi loang lổ các đại dương trên toàn thế giới, và tại một số vùng biển, sản lượng cá đang cạn kiệt. Giờ đây, Trung Quốc, nguồn gốc của những vấn đề này và cũng là một lực lượng áp đảo trong những cuộc tranh chấp về chủ quyền biển với một số nước châu Á, ngỏ ý sẽ cộng tác với các nước khác để cải thiện những vùng biển ấy.
Các nhà phân tích tin rằng đề nghị vừa kể sẽ giúp Trung Quốc củng cố hình ảnh với các nước, đặc biệt là với các nước yếu hơn tại châu Á. Những quốc gia cảm thấy bị Trung Quốc đe dọa đôi khi nhận giúp đỡ từ Washington, đối thủ của Bắc Kinh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 15/10 đề nghị tăng tốc những sáng kiến trong công nghệ biển và thành lập “các đối tác xanh” giữa các quốc gia, trang China Daily của nhà nước Trung Quốc loan tin. Ông Tập nhấn mạnh đến sự cải thiện trong việc ngăn chặn ô nhiễm môi trường biển và bảo vệ các loại động thực vật biển-cũng như phát triển các nguồn tài nguyên.
Phát biểu của Chủ tịch Tập được đưa ra trong một thông điệp tại Hội chợ Kinh tế Biển Trung Quốc ở thành phố cảng Thâm Quyến, miền nam Trung Quốc, tiếp sau một loạt các hoạt động nhằm cải thiện hình ảnh Trung Quốc, đặc biệt tại châu Á, các học giả phân tích.
“Trung Quốc tiếp cận mọi chuyện bằng cách dùng tất cả các công cụ và phương tiện có thể, từ quyền lực cứng đến quyền lực mềm đến ngoại giao,” ông Eduardo Araral, phó giáo sư tại trường chính sách công thuộc Đại học Quốc gia Singapore, nói. Các nước Đông Nam Á khó chịu vì những thách thức của Trung Quốc đối với những tuyên bố chủ quyền trên biển của Bắc Kinh sẽ hoan nghênh việc cùng nhau kiểm soát ô nhiễm, ông nói thêm.
“Loan báo mới đây nằm trong khuôn khổ của sự hợp tác, và tôi nghĩ nên được hoan nghênh vì nó công nhận là các nước khác tại Đông Nam Á nằm xung quanh Biển Đông có những lợi ích hợp pháp về nguồn tài nguyên.”
Trung Quốc đánh bắt toàn cầu, gây ô nhiễm
Trung Quốc có hoạt động đánh bắt xa bờ lớn nhất thế giới, 2.500 tàu đánh cá, với tầm hoạt động vươn đến tận Argentina, tổ chức Quan sát Đánh cá Toàn cầu ước lượng. Nhiều tàu thuyền Trung Quốc thường mon men tới các vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác để lợi dụng sự yếu kém trong việc thực thi tuần tra của các nước.
Tại châu Á, tàu đánh cá Trung Quốc xâm nhập các vùng biển mà các nước như Indonesia, Malaysia và Philippines tuyên bố có chủ quyền.
Chiến dịch Vành đai-Con đường trị giá 1.000 tỉ đô la có từ 6 năm nay nhằm tăng tiến con đường thương mại Âu-Á bằng cách xây dựng hạ tầng cơ sở, đã dấy lên những lo ngại về tàn phá môi trường, tổ chức nghiên cứu bất vụ lợi mang tên Viện Nghiên cứu Môi trường và Năng lượng cho biết vào năm 2018. Sáng kiến Vòng đai-Con đường bao gồm một thủy lộ từ Trung Quốc tiến về phía Tây, vượt qua Somalia vào Địa Trung Hải.
Chỉ trích này sẽ khiến cho Trung Quốc nỗ lực giữ cho việc bành trướng hàng hải quốc tế được sạch sẽ, bà Yun Sun, một nhà nghiên cứu thuộc Chương trình Đông Á tại Trung tâm Nghiên cứu Stimson ở Washington, nói.
“Chẳng hạn như chúng ta thấy, Trung Quốc bị chỉ trích về đánh bắt tại các vùng biển xa, và họ cũng bị chỉ trích là gây ô nhiễm, thiết lập những dự án không thân thiện với môi trường dọc theo Con đường Tơ lụa trên biển,” bà nói thêm. Theo bà, biển “là một lãnh vực mà Trung Quốc nâng lên hàng ưu tiên cho việc phát triển Vành đai-Con đường, nên tôi không ngạc nhiên khi thấy họ có thêm nhiều chính sách.”
Áp lực chính trị
Các nước châu Á bất bình với Trung Quốc vì xâm phạm vùng biển của họ hơn là bất cứ mối đe dọa về môi trường nào.
Kể từ năm 2016, Bắc Kinh đã làm 6 chính phủ khác nổi giận bằng cách đắp các đảo nhỏ ở Biển Đông đang tranh chấp cho mục đích quân sự. Những tuyên bố chủ quyền của Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam chồng chéo với Trung Quốc tại hải lộ rộng 3,5 triệu kilômét vuông. Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền trên khoảng 90% Biển Đông.
Tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông
Từ 2016, Trung Quốc bắt đầu nỗ lực cải thiện các mối quan hệ với các nước khác cùng có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, sau khi bị thua Philippines trong vụ xử của Tòa án trọng tài thế giới.
“Họ muốn tăng cường việc nghiên cứu khoa học tại Biển Đông,” ông Lin Chong-pin, một giáo sư hồi hưu chuyên nghiên cứu chiến lược ở Đài Loan, cho biết.
Ấn tượng của các nước về Trung Quốc đã cải thiện do sáng kiến Vành đai-Con đường, ông nói. “Tôi chưa thấy Trung Quốc đề cập đến các vùng biển khác, vì lo ngại được diễn giải như chủ nghĩa bành trướng,” ông nói thêm.
Năm ngoái, các giới chức Trung Quốc đề nghị chia sẻ các dữ liệu về thời tiết từ trạm khí tượng tại Quần đảo Trường Sa với các nước. Vào tháng 9, Trung Quốc phái một tàu huấn luyện của hải quân đi qua vùng biển này và xa hơn nữa để thăm thiện chí các cảng.
Các chính phủ châu Á như Đài Loan và Philippines đã quay sang Hoa Kỳ để xin giúp đỡ chống lại quân đội Trung Quốc.
Washington thỉnh thoảng phái các chiến hạm vào Biển Đông để thúc đẩy Trung Quốc mở cửa vùng biển này cho tàu bè quốc tế qua lại.
Trung Quốc có thể làm gì nữa?
Hướng dẫn về “Hệ thống Tài chính Xanh” do 6 Bộ của Trung Quốc soạn thảo vào năm 2016 có thể cung cấp các khoản vay cho dự án Vành đai-Con dường, theo tờ China Daily. Trang tin này gọi kết quả đó là một “mục tiêu lâu dài nhưng có thể thực hiện được.”
Trung Quốc có thể giúp Indonesia dọn sạch rác thải nhựa tại vùng biển của nước này, bà Sun nói đây là loại dự án có thể thực hiện được. Indonesia là nước thải rác nhựa ra biển đứng hàng thứ nhì sau Trung Quốc, Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho biết.
Những mối liên hệ khác giữa Trung Quốc và các nước có thể giúp chấm dứt việc đánh bắt quá mức hay đưa đến các cuộc nghiên cứu chung về phát triển nguồn tài nguyên, nhà nghiên cứu Araral nói. Các nước ven biển Đông Nam Á sẽ hoan nghênh đề nghị của Trung Quốc nếu không kèm theo đòi hỏi từ bỏ chủ quyền, ông nhận định.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-mu%E1%BB%91n-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-gi%C3%BAp-d%E1%BB%8Dn-s%E1%BA%A1ch-%C4%91%E1%BA%A1i-d%C6%B0%C6%A1ng/5133974.html
Trung Quốc lần đầu tiên
qua mặt Mỹ về số triệu phú
Số người giàu Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua số người Mỹ giàu có giữa lúc cả hai nước liên tục sản sinh ra thêm nhiều triệu phú, theo một nghiên cứu của ngân hàng Thụy sĩ Credit Suisse.Reuters dẫn kết quả cuộc khảo sát hàng năm về tài sản do ngân hàng Thụy Sĩ thực hiện công bố hôm thứ Hai 21/10 cho biết là tính cho đến giữa năm nay, 2019, có tới 100 triệu người Trung Quốc lọt vào danh sách top 10% giàu nhất thế giới, so với 99 triệu người Mỹ lọt vào danh sách này.
Nannette Hechler-Fayd’herbe, người đứng đầu ủy ban kinh tế và nghiên cứu toàn cầu của Credit Suisse nói:
“Bất chấp căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong 12 tháng qua, cả hai nước đều đạt thành tích trong việc tạo ra tài sản, Mỹ đóng góp 3.800 tỉ USD và Trung Quốc, 1.900 USD cho nền kinh tế toàn cầu.”
Nghiên cứu cho thấy hàng ngũ triệu phú trên thế giới trong năm 2019 đã tăng 1,1 triệu người so với năm trước đó, lên mức 46,8 triệu người. Tổng cộng các triệu phú này sở hữu 158,300 tỉ USD, chiếm 44% tổng tài sản toàn cầu.
Hoa Kỳ chiếm hơn phân nửa số triệu phú mới trong năm 2019, với 675.000 triệu phú mới.
Tại Úc, tài sản nói chung suy giảm, phần lớn là do tỷ giá hối đoái – khiến nước Úc mất đi 124.000 triệu phú, trong khi vương quốc Anh mất 27.000 triệu phú, và Thổ Nhĩ Kỳ 24.000 triệu phú.
Báo cáo ước tính rằng 55.920 người trưởng thành có tài sản ít nhất 100 triệu đô la và 4.830 người có tài sản trên 500 triệu đô la.
Báo cáo này dự báo rằng số tài sản toàn cầu tăng 2,6% trong năm qua – sẽ tăng 27% trong năm năm tới, lên tới 459 nghìn tỷ đô la vào năm 2024. Số triệu phú cũng sẽ tăng trong giai đoạn này tới gần 63 triệu người.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-lan-dau-tien-qua-mat-my-ve-so-trieu-phu/5133535.html
Tranh chấp WTO:
Trung Quốc đòi Mỹ đền bù 2,4 tỷ đôla
Trung Quốc đang kiện Hoa Kỳ để đòi bồi thường 2,4 tỷ đô la qua các biện pháp trả đũa Hoa Kỳ vì cho rằng phía Mỹ không tuân thủ một phán quyết của WTO trong vụ kiện thuế quan đã có từ thời Tổng thống Obama, một tài liệu được công bố hôm thứ Hai cho thấy.Bản tin Reuters dẫn lời các chuyên gia trong nhóm phúc thẩm WTO nói hồi tháng 7 rằng Hoa Kỳ không hoàn toàn tuân thủ quyết định của WTO, và có thể đối mặt với các biện pháp trả đũa của Trung Quốc, nếu Mỹ không hủy bỏ một số thuế quan vi phạm các quy định của WTO.
Vào giữa tháng 8, Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) đã bật đèn xanh cho Bắc Kinh tìm kiếm các biện pháp trừng phạt đền bù. Hoa Kỳ cho biết tại thời điểm đó họ không xem những phát hiện của WTO là hợp lệ, và các thẩm phán đã áp dụng “lối diễn giải pháp lý sai lạc” trong vụ tranh chấp này.
Phái đoàn Hoa Kỳ nói Trung Quốc vẫn là ‘bên liên tục vi phạm’ thỏa thuận về các khoản trợ cấp của WTO. Phái đoàn Mỹ ở Geneva không bình luận ngay lập tức trước yêu cầu của Reuters hôm thứ Hai 21/10.
Trung Quốc nói: Đáp lại việc Hoa Kỳ tiếp tục không tuân thủ các khuyến nghị và phán quyết của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, Trung Quốc yêu cầu DSB trao quyền cho Trung Quốc để đình chỉ các nhượng bộ và các nghĩa vụ liên quan trị giá lên tới 2,4 tỷ USD hàng năm.
Theo phía Trung Quốc, thì Hoa Kỳ đã không tuân thủ các khuyến nghị và phán quyết của DSB trong thời gian quy định và hiện chưa đạt được thỏa thuận nào về việc bồi thường.
Trung Quốc kiện Hoa Kỳ tại WTO vào năm 2012 để thách thức thuế chống trợ cấp của Hoa Kỳ đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc bao gồm các tấm pin mặt trời, tháp gió, xi lanh thép và nhôm ép đùn, các hàng xuất khẩu mà Trung Quốc đánh giá 7,3 tỷ đô la vào thời điểm đó.
Các sắc thuế được áp đặt là kết quả của 17 cuộc điều tra do Bộ Thương mại Hoa Kỳ xúc tiến từ năm 2007 đến năm 2012.
Hồ sơ khiếu kiện của Trung Quốc có trong chương trình nghị sự của DSB được ấn định vào ngày 28/10.
Hoa Kỳ có thể thách thức số tiền 2,4 tỷ USD mà Trung Quốc đòi được đền bù qua việc áp dụng các biện pháp trả đũa, và nếu xảy ra, vụ tranh chấp lâu năm sẽ được đưa ra giải quyết qua phương thức trọng tài. Thông thường thì quyết định trọng tài sẽ là quyết định cuối cùng và có giá trị thi hành đối với tất cả các bên
Văn phòng của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer (USTR) nói rằng phán quyết của WTO thừa nhận rằng Hoa Kỳ đã chứng minh là Trung Quốc đã sử dụng các doanh nghiệp nhà nước (SOE) để trợ cấp và bóp méo nền kinh tế.
https://www.voatiengviet.com/a/tranh-chap-wto-tq-doi-my-den-bu-2t%E1%BB%89-4-dola/5133493.html
Vua Thái tước mọi danh hiệu của Hoàng quý phi
do ‘không trung thành’
Vua Thái Lan Vajirusongkorn đã tước bỏ mọi danh hiệu và cấp bậc hoàng gia của Hoàng quý phi vì “hành vi sai trái và không trung thành với quốc vương”.Một thông cáo chính thức của Hoàng gia Thái Lan cho biết bà Sineenat Wongvajirapakdi “tham vọng” và cố gắng “nâng mình lên ngang hàng với Hoàng hậu”.
“Hành vi của Hoàng quý phi bị coi là thiếu tôn trọng,” thông cáo cho hay.
Tân Hoàng quý phi Thái Lan lái phản lực cơ
Vua Thái Lan Vajiralongkorn cưới nữ tướng
Vua Thái Lan tắm bằng nước thiêng để lên ngôi
Bà Sineenat Wongvajirapakdi được phong Hoàng quý phi vào tháng 7/2019, chỉ hai tháng sau khi nhà vua kết hôn với Hoàng hậu Suthida, người vợ thứ tư của ông.
Bà Sineenat, thiếu tướng và là một phi công, y tá, và vệ sĩ, là người đầu tiên được trao danh hiệu Hoàng quý phi trong gần một thế kỷ.
Hoàng hậu Suthida – một cựu tiếp viên hàng không 41 tuổi và Chỉ huy phó đội vệ sĩ hoàng gia – là bạn gái lâu năm của Vua Vajirusongkorn và đã được nhìn thấy sánh vai với ông trong nhiều năm.
Thông cáo về việc bà Sineenat đã bị tước danh hiệu được công bố trên Công báo Hoàng gia vào thứ Hai 22/10, đánh dấu một sự thất sủng bất ngờ của Hoàng quý phi, người trong nhiều năm được nhìn thấy thường xuyên ở bên cạnh vua Vajirusongkorn.
Ngay cả sau khi nhà vua kết hôn với Nữ hoàng Suthida, bà Sineenat vẫn là khách mời thường xuyên tại các sự kiện hoàng gia.
Hoàng gia Thái Lan nói gì?
Công báo Hoàng gia được công bố hôm thứ Hai 22/10 cho hay bà Sineenat đã “thể hiện sự phản kháng và gây áp lực bằng mọi cách để ngăn chặn việc phong tước Hoàng hậu” trước lễ đăng quang vào tháng Năm.
“Nhà vua đã cho bà ấy vị trí Hoàng quý phi, với hy vọng giảm bớt áp lực và một vấn đề có thể ảnh hưởng đến hoàng gia,” tuyên bố nói.
Thông cáo cũng cáo buộc bà “đã chống đối nhà vua và hoàng hậu” và lạm dụng quyền lực của mình để ra lệnh thay cho nhà vua.
Nhà vua, tuyên bố cho biết, đã nhận thấy rằng “bà ấy không biết ơn danh hiệu đã ban cho mình, và bà cũng không cư xử phù hợp với tước vị của mình”.
Nhà vua đã ra lệnh tước bỏ tất cả các tước hiệu hoàng gia và chức vụ trong đội cận vệ hoàng gia và quân đội của bà.
Vua Vajirusongkorn lên ngôi sau khi cha ông băng hà năm 2016.
Các bà vợ Vua Thái Lan
Vua Vajirusongkorn có bốn đời vợ – Công chúa Soamsawali từ năm 1977 đến 1993; Yuvadhida Polpraserth từ 1994 đến 1996; Srirasmi Suwadee từ năm 2001 đến 2014; và Hoàng hậu Suthida.
Nguyên nhân thực sự của việc bà Sineenat bị tước mọi danh hiệu có thể không bao giờ được công khai, vì các vấn đề nội bộ trong cung điện Hoàng gia Thái Lan đều được giữ bí mật. Luật Lese-Majeste của Thái Lan cấm mọi sự xúc phạm đến chế độ quân chủ và là một trong những luật nghiêm khắc nhất trên thế giới.
Việc tước gỏ các tước hiệu của bà Sineenat giống với trường hợp hai người vợ cũ của nhà vua. Năm 1996, ông đã tố cáo người vợ thứ hai của mình, người đã trốn sang Hoa Kỳ, và chối bỏ bốn người con trai mà ông có với bà ta.
Năm 2014, người vợ thứ ba của ông, bà Srirasmi Suwadee, cũng bị tước bỏ tất cả các tước hiệu và bị trục xuất khỏi hoàng gia. Con trai 14 tuổi của bà được vua Vajirusongkorn nuôi dưỡng ở Đức và Thụy Sĩ.
Nhà vua cũng đã thực thi quyền lực hoàng gia của mình một cách trực tiếp hơn so với những người tiền nhiệm gần đây. Đầu tháng này, hai đơn vị quân đội quan trọng nhất ở thủ đô Bangkok được đặt trực tiếp dưới quyền chỉ huy của ông – một sự tập trung quyền lực quân sự trong tay hoàng gia chưa từng có ở Thái Lan hiện đại.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50135031
Indonesia dự kiến xây dựng tuyến đường sắt
Việt-Lào trị giá 2 tỷ USD
Tập đoàn Phát triển Đường sắt Indonesia đang lên kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt Việt Nam – Lào dài 400 km trị giá gần 2 tỷ USD.Thông Tấn Xã Việt Nam trích lời một quan chức Indonedia nói rằng thỏa thuận hợp tác xây dựng tuyến đường sắt nói trên đã được ký kết giữa tập đoàn của Indonesia với Công ty TNHH quản lý xây dựng của Việt Nam và Công ty Thương mại Dầu khí Lào (PetroTrade) bên lề cuộc gặp song phương Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith vào năm 2017.
Tuyến đường sắt Việt – Lào nối Thành phố Thakhek ở miền Trung Nam nước Lào và cảng Vũng Áng ở tỉnh Hà Tĩnh của Việt Nam. Các chuyến tàu được đề xuất sẽ chạy với tốc độ 90-120 km/h.
Dự án dự kiến sẽ được khởi công xây dựng vào cuối năm 2021 và hoàn thành vào năm 2024.
Công ty sản xuất đầu máy toa xe INKA của Indonesia nói sẽ đầu tư khoảng 639 triệu USD vào dự án. Giám đốc điều hành của INKA nói công ty này đang chờ PetroTrade hoàn tất khảo sát thực địa.
Tuyến đường sắt Việt – Lào được nói sẽ thúc đẩy thương mại giữa Indonesia và Lào. Hiện nay mỗi năm Indonesia xuất khẩu khoảng 6,5 triệu tấn và nhập một triệu tấn Kali từ Lào.
Hồi tháng Ba, Việt Nam và Lào cũng tuyên bố một thỏa thuận xây dựng tuyến đường sắt dài hơn 550 km nối thủ đô Vientiane của Lào với Khu kinh tế Vũng Áng ở Hà Tĩnh của Việt Nam. Hai nước cho biết đang thực hiện nghiên cứu khả thi với sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA).
Báo cáo về tuyến đường sắt hồi tháng Ba không nêu rõ mức đầu tư mà chỉ cho biết tiền sẽ được trích từ ngân sách quốc gia, khu vực tư nhân và các nguồn khác.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/indonesian-consortium-plans-2-billion-vietnam-laos-railway-link-10222019091201.html
0 nhận xét