Tin khắp nơi – 13/10/2019
Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2019
20:22
//
Slider
,
Tin khắp nơi
Tổng thống Trump gửi 50 triệu Mỹ kim
viện trợ tài chính khẩn cấp đến Syria
Tối thứ Bảy (12/10/2019), tổng thống Trump thông báo rằng Hoa Kỳ sẽ gửi 50 triệu Mỹ kim viện trợ để hỗ trợ ổn định đến Syria.Theo Văn phòng Thư Ký Báo chí, số tiền viện trợ nhằm mục đích bảo vệ các dân tộc thiểu số và tôn giáo bị đàn áp, và nâng cao nhân quyền. Tổng thống đưa ra tuyên bố trong buổi phỏng vấn với Fox News với nội dung đề cập lực lượng người Kurd, cho rằng họ nên tìm người khác để cùng chiến đấu, vì Hoa Kỳ muốn rút khỏi các cuộc chiến kéo dài vô tận.
Tổng thống Trump cũng nói thêm nếu Thổ Nhĩ Kỳ làm gì vượt quá giới hạn, ông sẽ có hành động đáp trả.
Tổng thống Trump rút quân đội Hoa Kỳ khỏi Syria vào ngày 06/10/2019. Quyết định dẫn đến việc Thổ Nhĩ Kỳ tấn công khu vực phía bắc và chiếm các đường xa lộ quan trọng và thị trấn biên giới Ras al-Ayn. Các tù nhân ISIS cũng trốn khỏi tù sau khi pháo của Thỗ Nhĩ Kỳ bắn trúng nhà tù.
Cả nhà lập pháp đảng Cộng Hòa và Dân chủ đã chỉ trích dữ dội quyết định của tổng thống. Hôm thứ Sáu (11/10/2019), thượng nghị sĩ Cộng Hòa, Lindsey Graham từ South Carolina đã tweet rằng chính quyền tổng thống cần phải có lập trường vững vàng trong cuộc chơi khi đề cập đến việc bảo vệ đồng minh người Kurd. Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley đã tweet rằng người Kurd là một vũ khí để Hoa Kỳ chiến đấu chống ISIS ở Syria. Để họ chết là một sai lầm lớn. Tổng thống Trump vẫn chưa bình luận về những chỉ trích mới này. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-gui-50-trieu-my-kim-vien-tro-tai-chinh-khan-cap-den-syria/
Mỹ lo “sốt vó” chiến lược lôi kéo đồng minh
của TQ ở Thái Bình Dương
Mỹ lo ngại nguy cơ Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng quân sự tại Nam Thái Bình Dương khi các quốc gia trong khu vực sẵn sàng xích lại gần Bắc Kinh.Nhân dân Nhật báo, tờ báo của nhà nước Trung Quốc, ngày 10/10 đã đăng trên trang nhất bức ảnh chụp Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tươi cười bắt tay nhau.
Trước đó một ngày, hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại Bắc Kinh, vài tuần sau khi quốc đảo Thái Bình Dương cắt đứt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan và chuyển sang Trung Quốc đại lục.
Tại cuộc họp báo, ông Tập Cận Bình đã thông báo sự hỗ trợ về kinh tế dành cho Solomon, đồng thời hoan nghênh Solomon gia nhập “đại gia đình” hợp tác chung giữa Trung Quốc và các quốc đảo Thái Bình Dương.
Đài Loan và Solomon từng có 36 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Trước khi cắt đứt quan hệ ngoại giao, Solomon là một trong 17 quốc gia còn lại trên thế giới công nhận và duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan.
Diễn biến nhanh chóng của các sự kiện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo tại Mỹ. Mặc dù mối quan hệ thân thiết mới được thiết lập giữa Trung Quốc và Solomon mới chỉ dừng lại ở những cái bắt tay và có thể thêm một số dự án cơ sở hạ tầng, song các chiến lược gia tại Washington vẫn lo ngại về khả năng Trung Quốc muốn tăng cường hiện diện quân sự nhiều hơn tại khu vực Nam Thái Bình Dương.
Sách Trắng Quốc phòng được Trung Quốc công bố hồi tháng 7 nói rằng Bắc Kinh đang “tăng cường trao đổi quân sự với các nước đang phát triển” tại Nam Thái Bình Dương và những nơi khác.
Quốc đảo Solomon nằm ở vị trí chiến lược dọc theo tuyến đường biển trọng yếu giữa Australia và bang Hawaii của Mỹ. Kiritimati, một trong những hòn đảo ở cực đông của Kiribati – quốc đảo Thái Bình Dương vừa chuyển quan hệ ngoại giao từ Đài Loan sang Bắc Kinh, nằm ở phía nam Hawaii, nơi quân đội Mỹ đặt “đại bản doanh” của Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương. Có thông tin đồn đoán rằng, hai quốc đảo này sẽ xây dựng các cảng quân sự với sự hỗ trợ của Trung Quốc.
Cạnh tranh Mỹ – Trung tại Thái Bình Dương
Theo Nikkei, hợp tác quân sự sâu rộng hơn với các quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương sẽ giúp cải thiện đáng kể năng lực của quân đội Trung Quốc trong việc giám sát các khu vực và phô diễn sức mạnh ở những nơi xa đất liền, đồng thời kiềm chế lực lượng quân sự Mỹ.
“Đòn đánh” chớp nhoáng về ngoại giao của Trung Quốc là động thái mới nhất trong cuộc chiến căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington ở Nam Thái Bình Dương. Bắc Kinh đang lôi kéo ngày càng nhiều nước quay lưng với Đài Loan bằng các cam kết hỗ trợ tài chính, trong khi Washington cũng vội vã củng cố vị thế chiến lược trong tâm thế lo lắng.
Ngày 7/10, Cơ quan đối ngoại Đài Loan và Viện Mỹ tại Đài Loan, nơi được coi là đại sứ quán không chính thức của Mỹ tại hòn đảo này, đã tổ chức Đối thoại Đảo Thái Bình Dương Mỹ – Đài Loan lần đầu tiên tại Đài Bắc. Những người tham dự bao gồm đại diện ngoại giao của một loạt quốc gia Thái Bình Dương như Nauru, Tuvalu và quần đảo Marshall tại Đài Loan.
“Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ mối quan hệ của Đài Loan với các quốc đảo Thái Bình Dương”, Sandra Oudrik, phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Australia, New Zealand và các đảo Thái Bình Dương, phát biểu tại sự kiện.
Trong năm nay, Mỹ cũng đẩy mạnh hợp tác với các quốc đảo Thái Bình Dương. Đây là một phần trong Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ nhằm đối trọng với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc – chương trình giúp Bắc Kinh mở rộng tầm ảnh hưởng thông qua các dự án cơ sở hạ tầng. Trong báo cáo hồi tháng 6, Bộ Quốc phòng Mỹ mô tả các quốc đảo Thái Bình Dương đóng vai trò “sống còn” đối với chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Ông Mike Pompeo hồi tháng 8 đã có chuyến thăm đầu tiên trên cương vị ngoại trưởng đương nhiệm của Mỹ tới Micronesia, gặp các nhà lãnh đạo Micronesia, Marshall và Palau. Ngoại trưởng Pompeo khẳng định, Washington sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng và kinh tế với các nước trong khu vực, bao gồm cứu trợ thảm họa.
Mặc dù vậy, việc cả Solomon và Kiribati quyết định cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan hồi tháng 9 là bằng chứng cho thấy tầm ảnh hưởng sụt giảm của Mỹ ở Nam Thái Bình Dương.
Đài Loan hiện vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với 4 nước Nam Thái Bình Dương gồm Tuvalu, Palau, Marshall và Nauru. Tuy nhiên, các mối quan hệ này không hoàn toàn vững chắc.
Một nhà lập pháp tại Palau được cho là đã tranh luận công khai về việc thiết lập quan hệ chính thức với Trung Quốc trước năm 2020. Nhà lập pháp này cho rằng Palau nên tập trung nhiều hơn vào Trung Quốc cho mục tiêu phát triển và cơ sở hạ tầng. Trung Quốc cũng gây sức ép với Palau về việc chuyển quan hệ ngoại giao từ Đài Loan sang Bắc Kinh khi cấm các nhóm du lịch tới Palau hồi năm 2017.
Nếu Palau ngả theo Trung Quốc, Mỹ sẽ gánh hậu quả đáng kể. Hai nước đã ký một thỏa thuận, trong đó Washington hỗ trợ tài chính cho Palau, trong khi Palau cho phép quân đội Mỹ sử dụng lãnh thổ nếu cần thiết.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30845-my-lo-sot-vo-chien-luoc-loi-keo-dong-minh-cua-tq-o-thai-binh-duong.html
Ngoại trưởng Mỹ nói
TQ ‘vi phạm nhân quyền nghiêm trọng’
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình hôm thứ Tư (9/10), cách Trung Quốc đối xử với người Hồi giáo, bao gồm người Duy Ngô Nhĩ ở khu tự trị Tân Cương “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng” và Washington sẽ tiếp tục nêu vấn đề này.“Đây không chỉ là sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, mà chúng tôi nghĩ rằng, tốt nhất là Trung Quốc hay thế giới không nên thúc đẩy hành vi này”, ông Pompeo nói với đài PBS.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục nói về những vi phạm nhân quyền này. Như Tổng thống đã nói khi đề cập đến Hồng Kông, chúng tôi muốn đảm bảo rằng những vấn đề này được xử lý theo cách nhân văn”.
Liên quan đến vụ việc các doanh nghiệp Trung Quốc tẩy chay đội bóng rổ nổi tiếng của Mỹ Houston Rockets vì Chủ tịch đội bóng đăng tweet ủng hộ biểu tình Hồng Kông, Ngoại trưởng Mỹ bình luận, các doanh nghiệp Mỹ như được cảnh tỉnh trước những rủi ro khi hoạt động tại Trung Quốc.
Mới đây, chính quyền của Tổng thống Trump có nhiều động thái nhắm vào việc vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.
Hôm thứ Hai (7/10), Bộ Thương mại đã bổ sung 28 công ty Trung Quốc vào danh sách đen bị hạn chế giao dịch với các doanh nghiệp Mỹ vì liên quan đến tình trạng vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số khác theo đạo Hồi.Ngay hôm sau, chính quyền Trump tuyên bố hạn chế thị thực vào Mỹ đối với các quan chức Trung Quốc tham gia vào việc giam giữ hoặc ngược đãi nhóm người thiểu số ở khu tự trị Tân Cương này.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/30841-ngoai-truong-my-noi-tq-vi-pham-nhan-quyen-nghiem-trong.html
Ai là “cửa trên” trong thương chiến Mỹ – Trung?
Khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 đang tới gần, câu hỏi đặt ra về những mối quan hệ ngoại giao của Washington sẽ quyết định phiếu bầu cử tri: Ai đang nắm lợi thế trong thương chiến Mỹ-Trung.Một số chuyên gia cho rằng, Trung Quốc đang nắm lợi thế bởi nước này dần rời bỏ các sản phẩm máy tính Mỹ và sẽ sớm đạt được sự độc lập với những tiến bộ công nghệ riêng của mình.
“Trung Quốc sẽ không tin Mỹ thêm một lần nào hết, và nước này sẽ đạt được sự độc lập công nghệ trong vòng 7 năm. Đây không còn là thương mại, vấn đề ở đây là công nghệ, về các dòng ý tưởng tự do, nó đang dần dần trở thành dòng chảy tự do cho nhiều cá nhân”, Chủ tịch Hội Chiến lược Toàn cầu David Roche trả lời phỏng vấn đài CNBC hôm 16/9 cho biết.
Nền kinh tế Trung Quốc có thể chịu nhiều tổn thất nếu xét về góc độ kinh tế, nhưng còn về chính trị thì ‘quốc gia tỷ dân’ lại đang nắm lợi thế về thời gian so với Tổng thống Trump và những chính sách của ông.
Tuy nhiên một số chuyên gia khác, cụ thể ông James D. Schultz khi trả lời phỏng vấn CNN lại cho rằng, Mỹ mới là người chiến thắng sau cùng, bởi thương chiến đã giúp Washington bớt phụ thuộc vào các công ty sản xuất sản phẩm của Trung Quốc.
Dường như có vẻ như cả Washington và Bắc Kinh đều chịu tổn thất. Trang Libertarian Republic trích tuyên bố của phát ngôn viên Tổ chức Tự do thương mại cho người Mỹ Jon Gold cho thấy, những mức thuế ông Trump áp đặt lên Trung Quốc sẽ đánh trực tiếp vào người tiêu dùng Mỹ.
Cụ thể, các mức áp thuế sẽ khiến hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn cho nhiều công ty Mỹ, khiến những công ty này phải tăng giá, và mức giá mới sẽ đánh vào người tiêu dùng. Hoặc những công ty này phải cắt giảm lương, quyền lợi, hay thậm chí cắt giảm việc làm của người lao động.
“Các mức áp thuế vào hàng Trung Quốc đang đánh thuế lên các gia đình, nông dân và doanh nghiệp Mỹ. Chính sách này đang giết chết việc làm và đang làm tổn hại nền kinh tế của chúng ta, và những chính sách đó không làm giảm sự thâm hụt thương mại giữa Mỹ-Trung. Đã đến lúc ngừng đánh thuế người dân Mỹ chỉ vì chính quyền muốn trừng phạt cho các hành vi xấu từ phía Trung Quốc”, ông Jon Gold phát biểu.
Hậu quả thương chiến đối với Trung Quốc
Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, quyết định chuyển một số nhà máy của nhiều tập đoàn Mỹ ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc sang các quốc gia khác, ví dụ như Thái Lan sẽ tiết kiệm nguồn tiền hơn, và đó là lý do Trung Quốc đang thua trong thương chiến.
Khoảng 40% công ty Mỹ cho biết đang “xem xét hoặc sẽ chuyển các cơ sở sản xuất khỏi Trung Quốc” do những mức thuế của Mỹ lên hàng hóa Trung Quốc, theo dữ liệu của AmCham Shanghai. Ngoài ra, hơn 50 tập đoàn toàn cầu khác như Apple, Nintendo hay Dell đã hối thúc chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc hồi tháng 7/2019, theo số liệu của Nikkei.
Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp ở vùng thành thị Trung Quốc đã tăng lên mức 5,3% trong tháng 7/2019 và có dấu hiệu giảm trong tháng 8. Tuy nhiên, tờ Wall Street Journal cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp trên thực tế cao hơn hẳn con số chính thức được đưa ra.
Hậu quả thương chiến đối với Mỹ
Người nông dân và các nhà sản xuất ôtô Mỹ chịu thiệt hại nặng nhất kể từ khi Trung Quốc áp thuế lên hàng hóa Mỹ, trong đó bao gồm cả mức áp thuế 25% đánh vào hạt đậu nành Mỹ hồi tháng 7/2018, theo dữ liệu của CNBC.
Khoảng 75% công ty Mỹ cho biết, việc tăng thuế hàng hóa giữa Mỹ và Trung Quốc đã ảnh hưởng không tốt tới việc làm ăn của họ. Cụ thể mức thuế đánh vào các xí nghiệp sản xuất ở Mỹ và Trung Quốc lần lượt là 81,5% và 85,2%, theo dữ liệu khảo sát AmCham Shanghai.
Ngoài ra ông Jon Gold còn cho biết, các đòn thuế của Trung Quốc khiến giá hàng hóa xuất khẩu của Mỹ sang nhiều nước khác đắt hơn, và khiến các đối tác thương mại của Washington tìm kiềm nguồn hàng khác thay thế. Việc xuất khẩu nông sản Mỹ sang Trung Quốc giảm rõ rệt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới người nông dân Mỹ, nhất là ở các bang Iowa, Winconsin, Pennsylvania, Ohio, Michigan.
“Chúng tôi những người nông dân, đang thua. Chúng ta (nước Mỹ) nên đi gặp các nước châu Âu, Nhật Bản và phối hợp với họ nhằm đấu với Trung Quốc. Nước Mỹ không nên ‘đơn thương độc mã’ bước vào một cuộc thương chiến với nền kinh tế lớn số 2 trên thế giới khi không kêu gọi sự giúp đỡ từ các nước khác”, Chủ tịch Hiệp hội nông dân Bắc Dakota Mark Watne nói.
Ai đang ‘trên cơ’ trong thương chiến Mỹ-Trung?
Người nông dân Mỹ khốn đốn vì thương chiến. Ảnh: AP
Ngoài nông nghiệp, ngành sản xuất ô tô Mỹ cũng chịu tổn hại từ thuế quan, khi Bắc Kinh lại là khách hàng mua ôtô lớn thứ hai của Washington.
Hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị và động cơ (MEMA) cho biết, trong khi tổ chức này “hỗ trợ chính quyền Mỹ thúc đẩy mạnh mẽ về vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc, việc áp thêm 5% (thuế quan) vào mức thuế sẵn 25% với các bộ phận và thiết bị được nhập khẩu bởi các thành viên của MEMA từ Trung Quốc, lại không phải là giải pháp cho những vấn đề này”.
Giải pháp cho vấn đề thương chiến
Trang Libertarian Republic trích nhận định của nhiều chuyên gia cho biết, Tổng thống Trump nên đưa vấn đề “những sai phạm” của Trung Quốc trong thương mại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và thúc đẩy nỗ lực từ các nước khác nhằm ngăn chặn hành vi thương mại sai trái của Trung Quốc. Cũng như sử dụng các khả năng của Bộ Tài chính Mỹ nhằm trừng phạt các doanh nghiệp và cá nhân.
“Cái cách mà Tổng thống Trump đối phó với những mối lo ngại trên đang làm tổn hại người dân Mỹ, hơn là giúp họ. Tình hình buôn bán hiện nay với Trung Quốc đắt đỏ và khó khăn hơn so với 2 năm về trước. Ý định của Tổng thống là tốt, nhưng xét về mặt chiến lược thì thất bại”, chuyên gia kinh tế thương mại Tori Whiting thuộc Heritage Foundation cho biết.
Bà Whiting cũng cho rằng, nếu Washington đưa vấn đề gian lận thương mại của Bắc Kinh lên WTO, thì “Mỹ gần như sẽ thắng và Trung Quốc dường như luôn phải thay đổi hành vi của mình. Trung Quốc là thành viên của WTO, và họ sẽ muốn giữ vị thế của minh ở tổ chức này. Bắc Kinh biết luật lệ của WTO, họ biết cách ‘lách luật’ và sau đó bị phát hiện như thế nào”.
“Đây cũng là trách nhiệm của nhiều quốc gia khác nhằm đưa vấn đề này lên WTO. Tổ chức Heritage Foundation luôn đưa ra những giải pháp hiệu quả hơn. Chúng ta có thể giải quyết những vấn đề này mà không phải đánh thuế người dân Mỹ. Theo quan điểm của tôi, vai trò của chính quyền Washington, nếu họ định giải quyết những vấn đề này, thì tác động tiêu cực ảnh hưởng tới người dân và nền kinh tế Mỹ là rất nhỏ”, bà Whiting kết luận.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30837-ai-la-cua-tren-trong-thuong-chien-my-trung.html
Kevin McAleenan:
Giám đốc An ninh Nội địa Hoa Kỳ từ chức
Người đứng đầu bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, ông Kevin McAleenan, đã từ chức chỉ sau sáu tháng đảm nhận chức vụ.Trong một tweet, Tổng thống Donald Trump cho biết ông McAleenan muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Ông Trump nói ngườ thay thế McAleenan sẽ được công bố vào tuần tới.
Ông McAleenan, 48 tuổi, là người thứ tư lãnh đạo bộ An ninh Nội địa trong nhiệm kỳ của ông Trump.
Ông đã giám sát các chính sách cứng rắn của tổng thống nhằm kiềm chế số người nhập cư qua biên giới Mexico.
Tuy nhiên, các nhà phân tích dạo sau này mô tả một mối quan hệ hỗn loạn giữa hai người, và ông McAleenan đã chỉ trích giọng điệu của cuộc tranh luận về nhập cư.
Gần đây, ông McAleenan cũng bị những người biểu tình phản đối tại một trường đại học ở Washington DC.
Ông Trump ‘đề nghị bắn vào chân người di dân’
Mỹ: 7 điều nên biết về bức tường của Trump qua biểu đồ
LS gốc Việt nói gì về quy định nhập cư mới của Trump?
Tuyên bố việc từ chức, ông Trump cho biết ông McAleenan đã thực hiện “một công việc xuất sắc”.
“Chúng tôi đã làm việc với nhau rất tốt với kết quả là số người vượt các cửa khẩu biên giới đang đi xuống”, ông Trump nói.
“Kevin bây giờ, sau nhiều năm làm việc trong chính phủ, muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và làm việc trong lãnh vực tư nhân.”
Ông McAleenan trở thành người đứng đầu bộ này sau khi Bộ trưởng An ninh Nội vụ Hoa Kỳ Kirstjen Nielsen từ chức vào tháng Tư.
Tổng thống Trump thường cáo buộc bà Kirstjen Nielsen không đủ cứng rắn trong việc kiểm soát nhập cư.
Trong chính quyền của Tổng thống Barack Obama, ông McAleenan từng là phó ủy viên của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP).
In 2018, he faced criticism in the media for carrying out Mr Trump’s zero-tolerance policy that led to the controversial separation of families at the US southern border, but he has maintained his agency’s duty is to carry out the law, not create it.
Năm 2015, ông nhận được giải thưởng công vụ cao nhất từ tổng thống vào thời đó.
Năm 2018, McAleenan phải đối mặt với những chỉ trích của truyền thông báo chí vì đã thực hiện chính sách không khoan nhượng của ông Trump dẫn đến sự phân rẽ các gia đình ở biên giới phía Nam Hoa Kỳ. Đây là một chính sách gây tranh cãi của nhưng ông vẫn duy trì nghĩa vụ của cơ quan mình là thực hiện luật pháp, chứ không tạo ra luật pháp.
Đầu tháng này, Washington Post mô tả ông McAleen ngày càng bị cô lập với chính quyền Trump và bị lu mờ bởi những người khác ủng hộ chính sách di dân của Tổng thống Trump, có tiếng nói lớn.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông McAleenan than thở vì không kiểm soát được “giọng điệu, thông điệp, bộ mặt công khai và cách tiếp cận của bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ trong một thời gian ngày càng phân cực. Điều đó thật khó chịu, trong vai trò một nhân vật cao cấp, có trách nhiệm.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50032070
Tại sao tỷ phú George Soros là ông kẹ của phe cực hữu?
Chia sẻ trên Facebook Chia sẻ trên Messenger Chia sẻ trên Twitter Chia sẻ trên Email Chia sẻBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Ông là một nhà từ thiện tỷ phú người Do Thái, người đã cho đi 32 tỷ đôla. Tại sao phe cực hữu từ Mỹ đến Úc và từ Hungary đến Honduras tin rằng George Soros là trung tâm của một âm mưu toàn cầu?
Mike Rudin của BBC có câu trả lời.
Một buổi chiều thứ Hai yên tĩnh vào tháng 10 năm ngoái ở ngoại ô New York, một phong bì lớn được đặt trong hộp thư của một biệt thự đồng quê độc quyền thuộc về nhà từ thiện tỷ phú George Soros.
Bưu kiện vừa được giao trông đáng ngờ. Địa chỉ trả lại bị viết sai chính tả là “FLORIDS” và thư được gửi vào đầu ngày hôm đó. Cảnh sát đã được gọi và ngay sau đó FBI đã có mặt.
Bên trong phong bì bọc bong bóng là một bức ảnh của Soros, được đánh dấu bằng chữ “X” màu đỏ. Bên cạnh đó, một ống nhựa dài khoảng 15 cm, đồng hồ nhỏ, pin, hệ thống dây điện và bột màu đen.
Hơn một chục bưu kiện tương tự đã được gửi đến nhà của cựu Tổng thống Barack Obama, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton và các thành viên đảng Dân chủ nổi tiếng khác.
Không có thiết bị nào phát nổ. FBI lần theo dấu vết của một quả bom đến một chiếc xe tải màu trắng được dán kín các hình dán ủng hộ Trump và chống Dân chủ, đậu trong một bãi đậu xe siêu thị ở Florida.
Ngay lập tức các phương tiện truyền thông cánh hữu tuyên bố đây là một ”báo động giả” nhằm làm trật đường rầy chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump và của đảng Cộng hòa, chỉ hai tuần trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ quan trọng của Mỹ.
Người dẫn chương trình của Fox Business, Lou Dobbs tweet: “Tin tức giả – Bom giả. Ai có thể hưởng lợi nhiều từ những điều giả mạo?” Người dẫn chương trình phát thanh bảo thủ Rush Limbaugh nói thêm: “Đảng Cộng hòa chỉ đơn giản là không làm điều này.”
Người biểu tình mang biểu ngữ nói ”Tin giả Bom giả”
Chẳng mấy chốc, mạng internet tràn ngập những cáo buộc rằng âm mưu đánh bom là một trò lừa bịp do chính Soros tạo ra.
Tổng thống Trump lên án “những hành động đê hèn”, nhưng khi một khán giả tại buổi tiếp tân của Nhà Trắng hét lên “Soros! Nhốt hắn lại!” Tổng thống có vẻ thích thú.
Sau đó, một người đàn ông 56 tuổi ở Florida tên là Cesar Sayoc đã bị bắt.
Các thuyết âm mưu tuyên bố người bị bắt không thực sự là một thành viên đảng Cộng hòa. Nhưng Luigi Marra, một đồng nghiệp cũ của Sayoc nói với tôi là Sayoc thường giao pizza trong chiếc xe tải được phủ kín bằng những tờ dán ủng hộ Trump và tranh luận với khách hàng nếu họ có áp phích Dân chủ tại nhà họ.
“Tất cả mọi thứ đối liên quan đến George Soros là một thuyết âm mưu, tất cả mọi thứ. George Soros là người đứng sau tất cả, ông ta là người mua toàn bộ Đảng Dân chủ, ông là tâm điểm của những vấn đề đang xảy ra ở Hoa Kỳ.”
Các tài khoản truyền thông xã hội của Sayoc tiết lộ nhiều hơn. Vào ngày quả bom ống được phát hiện tại nhà của George Soros, Sayoc đã đăng lại một meme tuyên bố: “Thế giới đang thức dậy trước nỗi kinh hoàng của George Soros.”
Sayoc sau đó đã nhận tội với 65 tội danh, bao gồm cả ý định giết hoặc làm bị thương bằng chất nổ và bị kết án 20 năm tù.
Vậy thì tại sao mà George Soros lại bị nhiều người coi là kẻ chủ mưu độc ác ở trung tâm của một âm mưu toàn cầu?
Ở Anh Quốc, Soros được gọi là “người đàn ông đã phá vỡ Ngân hàng Anh” vào năm 1992. Cùng với các nhà đầu cơ tiền tệ khác, ông đã vay bảng Anh, sau đó bán chúng, giúp giảm giá đồng bảng Anh trên thị trường tiền tệ và cuối cùng buộc Anh Quốc ra khỏi Cơ chế Tỷ giá Hối đoái Âu châu. Trong quá trình này, Soros kiếm được 1 tỷ đôla.
Di dân Hungary, người sống sót sau thảm sát Holocaust và chạy trốn khỏi Cộng sản, được cho là đã kiếm được tổng cộng khoảng 44 tỷ đôla thông qua đầu cơ tài chính. Và ông đã dùng tài sản của mình để tài trợ cho hàng ngàn dự án giáo dục, y tế, nhân quyền và dân chủ.
.Được thành lập vào năm 1979, Tổ chức Xã hội Mở của ông hiện đang hoạt động tại hơn 120 quốc gia trên thế giới. Nhưng lòng từ thiện tích cực để ủng hộ các lý tưởng cấp tiến, dân chủ đã ngày càng khiến ông trở thành người có nhiều quyền lực.
Những thuyết âm mưu đầu tiên về George Soros xuất hiện vào đầu thập niên 1990, nhưng chúng thực sự đạt được sức hút sau khi ông lên án Chiến tranh Iraq năm 2003 và bắt đầu quyên góp hàng triệu đôla cho Đảng Dân chủ Hoa Kỳ. Kể từ đó, các nhà bình luận và chính trị gia cánh hữu của Mỹ đã theo đuổi ông với sự giận dữ và những lời bình luận cay độc ngày càng nặng nề, mà không cần quan tâm gì đến sự thật.
Nhưng chính chiến thắng bầu cử của Donald Trump đã đưa các cuộc tấn công Soros lên một tầm cao mới và nguy hiểm.
Dân theo chủ nghĩa Da trắng thượng đẳng biểu tình ở Charlottesville
Sau khi ông Donald Trump nhậm chức được 8 tháng, vào tháng 8 năm 2017, những người theo chủ nghĩa phát xít mới đã tổ chức một cuộc rước đuốc ở thành phố Charlottesville, Virginia. Các cuộc đụng độ với những người phản đối đã kết thúc trong bi kịch, khi một người theo chủ nghĩa da trắng siêu đẳng lái xe đâm vào đám đông và giết chết Heather Heyer 32 tuổi.
Trong số các phe cánh hữu của Hoa Kỳ, người ta đã sớm tuyên bố rằng cuộc bạo động này được Soros dàn dựng và tài trợ, nhằm làm mất danh tiếng của Tổng thống Trump. Và họ nói rằng chìa khóa của âm mưu bí mật là một người đàn ông tên Brennan Gilmore, người đã quay cảnh chiếc xe đang được lái vào những người phản đối.
Người dẫn chương trình phát thanh cánh hữu Alex Jones tuyên bố Gilmore được Soros trả 320.000 đôla một năm và là một phần của cuộc đảo chính của các ”nhà nước ngầm” (Deep State) để hất cẳng tổng thống.
Nhưng bất kỳ những liên kết kể trên nào cũng rất khiên cưỡng.
Mặc dù sự thật là Soros đã đóng góp 500.000 đôla cho chiến dịch chính trị của Tom Perriello – một ứng cử viên Dân chủ cho chức thống đốc bang Virginia mà Gilmore từng làm việc – không có bằng chứng nào cho thấy Soros hoặc Tổ chức Xã hội mở đã chỉ đạo hoặc trả tiền cho những người biểu tình tại Charlottesville. Gilmore, người không bao giờ nhận được bất kỳ khoản tiền nào từ Soros, hiện đang kiện Alex Jones và một số người khác tội phỉ báng.
Kể từ đó, các cuộc tấn công vào Soros liên ục xảy ra và ngày càng tăng.
Mùa thu năm ngoái, hàng ngàn người nhập cư đã rời Honduras đến Hoa Kỳ, chỉ một tháng trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ có nguy cơ làm suy yếu sự kiểm soát của Đảng Cộng hòa.
Ngay lập tức, cái gọi là đoàn di cư đã bị quy lỗi cho Soros. Fox News liên tục phát đi tuyên bố rằng Soros muốn có biên giới mở và nhập cư không hạn chế.
Jack Kingston, cựu Dân biểu Cộng hòa, nói với tôi: “Đó là một nỗ lực rất có tổ chức và ai đó đứng sau việc này, ai đó đang trả tiền cho một số điều này và đó là một hành động điển hình của George Soros.”
Về phần mình, Tổng thống Trump chuyển tiếp một đoạn video trên Twitter cho thấy tiền mặt được trao cho người dân ở Honduras để “gây bão ở biên giới Hoa Kỳ”, với gợi ý rằng tiền có thể đến từ Soros.
Khi được hỏi bên ngoài Nhà Trắng liệu Soros có tài trợ cho đoàn người di cư hay không, ông Trump trả lời: “Tôi sẽ không ngạc nhiên. Rất nhiều người nói có”.
Cindy Jerezano, người đi cùng đoàn từ nhà cô ở Honduras sang Mỹ, nói với tôi rằng cô ấy đã không được cung cấp bất kỳ tiền bạc gì và đưa ra quyết định của riêng mình để đi du hành gần 3.000 dặm đến San Diego.
Sau khi đến Hoa Kỳ, Cindy được Hội từ thiện Công giáo cho Giáo phận San Diego hỗ trợ. Nadine Toppozada, giám đốc dịch vụ tị nạn và nhập cư của tổ chức từ thiện, giải thích rằng luật sư của họ đã phỏng vấn những người xin tị nạn rất chi tiết nhưng chưa bao giờ nghe thấy tên của Soros được đề cập. Họ cũng không thấy bất kỳ bằng chứng nào về sự liên quan của Soros.
Hơn nữa, video Tổng thống Trump đã chuyển tiếp nhanh chóng bị cho thấy là có vấn đề.
Trong vòng vài giờ, các nhà báo phát hiện ra đoạn phim không được quay ở Honduras như ban đầu tuyên bố, nhưng ở quốc gia láng giềng Guatemala, và xem kỹ hơn đoạn clip cho thấy ít nhất một trong số các nhân viên cứu trợ được vũ trang.
Các đoàn lữ hành đã được quay phim trong suốt cuộc hành trình. Các tổ chức từ thiện địa phương được nhìn thấy giúp đỡ người di cư. Nhưng không có bằng chứng về tài trợ Soros tại bất kỳ điểm nào.
Vào ngày 27 tháng 10 năm 2018, 11 ngày sau khi thuyết âm mưu đầu tiên xuất hiện về đoàn lữ hành di cư và năm ngày sau khi bom ống được chuyển đến nhà của Soros, một người đàn ông da trắng được trang bị súng trường tấn công và ba khẩu súng lục bước vào giáo đường ở Pittsburgh. Ở đó ông ta đã giết 11 người Do Thái.
Đó là hành động bạo lực chống Do Thái tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ – và nó được thực hiện bởi một người đàn ông bị ám ảnh bởi George Soros.
Các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội của tay súng, Robert Bowers, cho thấy ông ta tin vào một thuyết âm mưu chống Do Thái đen tối gọi là “diệt chủng trắng”, với Soros là người chủ mưu.
Lý thuyết này cho rằng người da trắng đang được thay thế bởi người nhập cư và cuối cùng sẽ bị loại bỏ. Nó giải thích câu thần chú của chủ nghĩa phát xít mới, “Người Do Thái sẽ không thay thế chúng ta!” khi họ diễu hành qua Charlottesville.
Joel Finkelstein, giám đốc Viện Nghiên cứu Truyền nhiễm Mạng, đã phát hiện ra một bài đăng mà Bowers gọi Soros là “Người Do Thái tài trợ cho nạn diệt chủng trắng và kiểm soát báo chí”, và tuyên bố rằng ông đã thúc đẩy kiểm soát súng và mở biên giới.
Finkelstein, người nhận được tài trợ của Tổ chức Xã hội Mở để điều tra những gì ông tin là mối đe dọa ngày càng tăng, kết luận rằng những kẻ có quan điểm Da trắng Tối thượng như Bowers coi Soros như một kẻ chủ mưu người Do Thái. “Những người bạo lực này đang biện minh cho bạo lực của họ bằng cách chỉ vào Soros như một hình thức xấu xa tối cao”, ông nói.
Trump phủ nhận kỳ thị chủng tộc
Tỷ phú Mỹ: ‘Tập Cận Bình nguy hiểm cho xã hội tự do’
Người di cư tiếp tục tiến về biên giới Hoa Kỳ
Mỹ điều hàng ngàn quân tới biên giới Mexico
Việc phỉ báng George Soros và mô tả ông như một ác nhân đã lan xa ra khỏi Hoa Kỳ, đến Armenia, Úc, Honduras, Philippines, Nga và nhiều quốc gia khác.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từng cáo buộc Soros là trung tâm của một âm mưu của người Do Thái nhằm “chia rẽ” và “phá vỡ” Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác.
Tại Ý, cựu phó thủ tướng Matteo Salvini cáo buộc Soros muốn lấp đầy đất nước bằng người di cư vì “ông thích nô lệ”.Nhà lãnh đạo Đảng Brexit của Anh, Nigel Farage, tuyên bố Soros đang “tích cực khuyến khích người dân tràn ngập châu Âu” và “trong nhiều mặt là mối nguy hiểm lớn nhất đối với toàn bộ thế giới phương Tây”.
Nhưng một quốc gia, và một chính phủ, đã đi xa hơn bất kỳ quốc gia nào khác để tấn công Soros. Đó là nơi sinh ra của ông, Hungary, nơi Soros đã chi hàng trăm triệu đôla tài trợ cho các bữa ăn tại trường miễn phí, các dự án nhân quyền và thậm chí là một trường đại học mới.
Thủ tướng Viktor Orban và chính phủ theo chủ nghĩa dân túy của ông tuyên bố rằng Soros có một âm mưu bí mật để tràn ngập Hungary với những người di cư và phá hủy quốc gia của họ.
Leonard Benardo, phó chủ tịch của Tổ chức Xã hội mở, phản đối rằng đây là một lời nói dối hoàn toàn: “Cáo buộc này là sai. Cả George Soros và Tổ chức Xã hội mở đều là những người ủng hộ biên giới mở.”
Điều đó đã không ngăn được chính phủ Hungary, nơi đã chi 100 triệu euro cho một chiến dịch truyền thông cảnh báo cử tri đừng để Soros “có tiếng cười cuối cùng” và đưa ra luật gọi là “Dừng Soros”, hình sự hóa sự giúp đỡ cho người nhập cư bất hợp pháp và hỗ trợ về thuế cho các tổ chức “thúc đẩy di cư”.
“Rất nhiều tiền chảy vào đế chế Soros, hàng tỷ đôla trong vài thập kỷ và năm qua”, phát ngôn viên chính phủ Zoltan Kovacs nói với tôi. “Đó là số tiền rất lớn, và không ai có thể ngây thơ đến mức tin rằng tiền đi mà không có trọng lượng và đi mà không có bất kỳ ý đồ nào.”
Như Michael Ignatieff, chủ tịch và hiệu trưởng của Đại học Trung Âu mà Soros thành lập, nói: “Chính phủ Orban đã quyết định biến ông Soros thành kẻ thù công khai số một”.
Tại sao điều đó đã xảy ra?Câu trả lời nằm ở ngoại ô New York.
Trong năm 2013, khi nhà lãnh đạo Hungary cần được tư vấn để được tái đắc cử, ông tiếp cận một nhà tư vấn chính trị huyền thoại, tên là Arthur Finkelstein (không mối quan hệ với Joel), người đã từng làm việc trong một văn phòng nhỏ ở trên một tiệm làm tóc ở Irvington, khoảng 20 dặm cuối con đường dẫn đến biệt thự đồng quê của Soros.
Arthur Finkelstein, qua đời năm 2017, làm việc cho Donald Trump, George Bush cha, Ronald Reagan và Richard Nixon và nổi tiếng vì đã biến “cấp tiến” thành một từ bẩn thỉu trong chính trị.
Finkelstein tạo ra một phong cách chính trị mới được đặt tên là “Suy nghĩ Finkel”, Hannes Grassegger, một phóng viên của ấn phẩm Thụy Sĩ, Das Magazin nói.
“Arthur Finkelstein luôn nói: ‘Bạn không chống lại Taliban, bạn chống lại Osama Bin Laden.’ Đó là việc cá nhân hóa, chọn một kẻ thù hoàn hảo và sau đó tiếp tục tấn công người đó, để mọi người thực sự sợ đối thủ của bạn. Và đừng bao giờ nói về chính sách của ứng cử viên của bạn, điều đó không quan trọng gì cả. “
Finkelstein nhận ra cách tốt nhất để cho Orban được tái đắc cử là tìm kẻ thù mới. Ông đề nghị kẻ thù là Soros, và đó là một lựa chọn hoàn hảo, Grassegger nói. “Phe cánh hữu rất ghét ông ta vì ông là người Do Thái, những người ở phe tả cũng rất ghét ông ta vì ông là một nhà tư bản.”
Điều trớ trêu là, Arthur Finkelstein là một người Do Thái. “Người đàn ông Do Thái này tạo ra con quái vật Do Thái đó,” Grassegger nói.
Chính phủ Hungary phủ nhận họ cần bất cứ ai “phát minh” ra Soros. Trong một tuyên bố, họ nói: “George Soros đã tự biến mình thành một chính trị gia từ hai thập kỷ trước. Mạng lưới các tổ chức của George Soros tạo được rất nhiều quyền lực mà không cần sự ủy thác từ người dân.”
Nhưng Orban dường như đã thực hiện lời khuyên của Finkelstein một cách triệt để và còn đi xa hơn nữa.
Trong một bài phát biểu vài tuần trước cuộc tổng tuyển cử năm 2018, Orban tấn công Soros và có vẻ đã làm sống lại những khuôn mẫu chống Do Thái.
“Chúng ta đang chiến đấu với một kẻ thù khác với mình. Kẻ thù này không ra mặt mà ẩn náu. Không thẳng thắn mà xảo quyệt. Không trung thực mà giả dối. Không phải quốc gia mà là quốc tế. Không tin
vào làm việc nhưng thao túng tiền tệ. Không có quê hương nhưng cảm thấy nó sở hữu cả thế giới “, ông nói.
Viktor Orban giành một chiến thắng vang dội. Sau cuộc bầu cử, việc đàn áp các tổ chức do Soros tài trợ đã tăng cường. Tháng 5 vừa qua, Tổ chức Xã hội Mở đã đóng cửa văn phòng tại Hungary.
Michael Ignatieff đã chiến đấu để giữ cho Đại học Trung Âu mở cửa tại Budapest. Ông quyết tâm chống lại những gì ông tuyên bố là tuyên truyền nguy hiểm ở một đất nước mà hơn nửa triệu người Hung Do Thái đã bị Đức quốc xã tiêu diệt chỉ trong hai tháng vào năm 1944.
Ignatieff nói rằng chiến dịch chống Soros “là sự tái hiện trung thành của từng nhóm thù hận chống Do Thái từ những năm 1930 … Toàn bộ điều này là một sự tưởng tượng hoàn chỉnh. Đây là chính trị của Thế kỷ 21, nếu bạn chưa có một kẻ thù, thì hãy phát mình ra một kẻ thù cách nhanh nhất có thể, làm sao cho kẻ thù này trông thật mạnh mẽ và cứ thế mà huy động căn cứ của mình và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử kẻ thù đó. “
Giáo sư Deborah Lipstadt, người đã giành chiến thắng trong một trận chiến pháp lý nổi tiếng để vạch trần một vụ Holocaust tại tòa án của Anh, cũng vô cùng khó chịu.
“Điều làm tôi kinh hoàng là kiểu hùng biện này, thường được nghe thấy trong các quán bia và góc tối, đang được các chính trị gia, các nhà lãnh đạo của các nước, phó thủ tướng của Ý, thủ tướng Hungary nói. Ngôn ngữ đang được sử dụng là điều gây sốc. “
https://www.bbc.com/vietnamese/magazine-49956418
Con trai cựu Phó Tổng thống Joe Biden
lần đầu bác bỏ các cáo buộc
Ông Hunter Biden, con trai của cựu Phó Tổng thống Joe Biden, hôm 13/10 lần đầu tiên bác bỏ các chỉ trích từ Tổng thống Donald Trump về việc làm ăn, kinh doanh của ông ở Ukraine và Trung Quốc.Reuters dẫn một tuyên bố nói rằng ông Hunter Biden dự kiến ngày 31/10 sẽ rời hội đồng quản trị của một công ty của Trung Quốc, vốn đã trở thành tâm điểm chỉ trích, đồng thời tuyên bố rằng ông không nhận được bất kỳ lợi lộc nào từ công ty quản lý quỹ đầu tư ở Thượng Hải này.
Cáo buộc của Tổng thống Trump đối với ông Hunter Biden cũng như nỗ lực của nhà lãnh đạo Mỹ nhằm yêu cầu Ukraine điều tra đã dẫn tới cuộc điều tra luận tội đối với ông Trump.
XEM THÊM:
Chính quyền của TT Trump ngăn đại sứ ra điều trần vụ điều tra luận tội
Ông Joe Biden hiện là ứng cử viên tổng thống hàng đầu của phe Dân chủ trong cuộc đối đầu với ông Trump vào năm 2020.
Luật sư của ông Hunter Biden bác bỏ rằng thân chủ của mình làm bất kỳ điều sai trái nào, theo Reuters.
Ông nói thêm rằng trong khi ông Hunter Biden làm tại công ty năng lượng Bursima ở Ukraine, ông không vấp phải bất kỳ cáo buộc làm ăn sai trái nào.
https://www.voatiengviet.com/a/con-trai-c%E1%BB%B1u-ph%C3%B3-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-joe-biden-l%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BA%A7u-b%C3%A1c-b%E1%BB%8F-c%C3%A1c-c%C3%A1o-bu%E1%BB%99c/5122076.html
NYT: Luật sư riêng của Trump
bị điều tra liên quan tới Ukraine
Các công tố viên liên bang ở khu vực Manhattan của thành phố New York đang điều tra các hành động của luật sư riêng của Tổng thống Donald Trump, Rudy Giuliani, liên quan đến Ukraine như một phần của vụ án liên quan đến hai cộng sự kinh doanh của ông này là Lev Parnas và Igor Fruman người gốc Ukraine, báo The New York Times đưa tin hôm thứ Sáu.Hai người đàn ông này, vốn đã giúp ông Giuliani điều tra cựu Phó Tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden và con trai Hunter của ông, đã bị bắt giữ hôm thứ Năm về điều mà các công tố viên liên bang gọi là một mưu đồ chuyển tiền bất hợp pháp vào một ủy ban vận động tranh cử ủng hộ ông Trump và các ứng cử viên chính trị khác.
Reuters cho biết khi được hỏi về bản tin của tờ Times, ông Giuliani trả lời: “Tôi không bao giờ làm bất kì công tác vận động hành lang nào cho bất cứ ai. Nếu họ muốn hỏi tôi, tôi sẽ vui lòng chứng minh điều đó. Nhưng họ chưa hỏi.”
Người phát ngôn của Văn phòng công tố viên liên bang Manhattan từ chối bình luận, theo Reuters.
Ông Trump gây khó hiểu về mối quan hệ của ông với ông Giuliani vào ngày thứ Sáu, trả lời câu hỏi liệu ông Giuliani có còn là luật sư cá nhân của ông không rằng: “Tôi không biết.”
Cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine Marie Yovanovitch đã khai với cuộc điều tra luận tội của Hạ viện nhắm vào ông Trump hôm thứ Sáu rằng tổng thống đã bãi nhiệm bà dựa trên “những tuyên bố vô căn cứ và sai trái” sau khi bà bị ông Giuliani tấn công.
Cuộc điều tra tập trung vào một cuộc điện đàm vào ngày 25 tháng 7, trong đó ông Trump đã thúc giục Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy điều tra hai cha con Biden. Ông Joe Biden là đối thủ hàng đầu đang tìm cách đối mặt ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Ông Giuliani đã cáo buộc bà Yovanovitch ngăn chặn các nỗ lực thuyết phục Ukraine điều tra hai cha con Biden.
https://www.voatiengviet.com/a/new-york-times-luat-su-rieng-cua-trump-bi-dieu-tra-lien-quan-toi-ukraine/5121461.html
Khách sạn Hard Rock ở New Orleans sụp đổ –
ít nhất 2 người chết, 20 người bị thương
Tin từ New Orleans. – một phần của khách sạn Hard Rock đang được cây dựng lại đã sụp đổ sáng thứ Bảy (12/10/2019) khiến ít nhất 2 người tử vong và 20 người khác bị thương.CBS News cho biết công trình không có kết cấu ổn định và chính quyền cho biết nó có thể sụp thêm. Theo sở cứu hỏa New Orleans, ban đầu có ba người bị mất tích, nhưng hiện đã tìm được một người. Theo thị trưởng LaToya Cantrell, có 122 người ở trong tòa nhà khi nó sụp đổ. Mặc dù công tác tìm kiếm người mất tích đã bị dừng vì trời tối, ông Cantrell xác nhận lực lượng giải cứu tìm thấy hai thi thể nhưng không thể tiếp cận được. Ông cho biết thêm họ sẽ điều thêm một xe cần cẩu tới hiện trường để hỗ trợ công tác giải cứu.
Đường phố quanh khu vực đã bị đóng cửa, một số tòa nhà đã được di tản, bao gồm một câu lạc bộ 145 tuổi gần đó. Theo bản tin mới nhất, công trình đang xây dựng thêm một phòng sự kiện 12,000 feet vuông, hai phòng tiệc và một phòng tập thể.
Hard Rock International tuyên bố rằng họ không liên quan đến việc xây dựng tòa nhà. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/khach-san-hard-rock-o-new-orleans-sup-do-it-nhat-2-nguoi-chet-20-nguoi-bi-thuong/
Gió suy yếu, kiểm soát được 33% lửa cháy
rừng Saddleridge ở thung lũng San Fernando
Tin từ California. – hôm thứ Năm (10/10/2019), lính cứu hỏa đã chiến đấu với cháy rừng Saddleridge dữ dội ở Thung lũng San Fernando, buộc phải di tản hàng nghìn ngôi nhà suốt đêm dù gió Santa Ana đang suy yếu.Chiều thứ Bảy (12/10/2019), sở cứu hỏa cho biết ngọn lửa đã lan rộng tới 8,000 acres, hay 12.5 dặm vuông, hiện 33% ngọn lửa đã được kiểm soát. Phát ngôn viên của sở cứu hỏa L.A, Petert Sanders cho biết nguyên nhân gây cháy vẫn còn là bí ẩn. Nhưng một điều tra viên nói một nhân chứng đã thấy tia lửa bắn ra từ đường dây điện gần nơi ngọn lửa bắt đầu bùng lên. KTLA cho biết hiện có 31 công trình đã bị phá hủy, bao gồm 25 ngôi nhà, không có thương tích được báo cáo.
Trước đó chính quyền thông báo một ca tử vong trong vụ cháy ở Porter Ranch. Sở cứu hỏa đã định điều thêm phi cơ chữa cháy chiều thứ Bảy (12/10/2019) khi dự đoán gió biển sẽ cải thiện tình hình. Đại úy
Tony Imbrenda từ sở cứu hỏa quận L.A cho biết dùng phi cơ không thực sự hữu hiệu khi gió vượt qua 40 dặm/giờ, cùng với việc hầu hết các đám cháy xảy ra ở khu vực địa hình dốc khó tiếp cận.
Dù dự kiến qua thứ Bảy (12/10/2019) gió sẽ suy yếu, nhưng cơ quan dự báo thời tiết cảnh báo tình hình nguy hiểm vì thời tiết vẫn khô ráo. Nhiều đường xa lộ bị đóng cửa trước đó đã được mở lại tối thứ Bảy (12/10/2019), nhưng sở giao thông California nói tình hình có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
Vào thứ Sáu (11/10/2019), cảnh sát cho phép một số người trở về nhà trong năm phút để lấy đồ quý giá. Tất cả lệnh di tản đã được gỡ bỏ vào 5 giờ chiều thứ Bảy (12/10/2019).
Khu vực nào đã trong tình trạng báo động khi gió Santa Ana thổi không khí sa mạc khô ráo, chỉ cần một tia lửa nhỏ cũng đủ để lửa bùng cháy. Sở cứu hỏa cảnh báo sẽ có thêm nhiều vụ cháy rừng nghiêm trọng ở California do biến đổi khí hậu. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/gio-suy-yeu-kiem-soat-duoc-33-lua-chay-rung-saddleridge-o-thung-lung-san-fernando/
Thủ tướng Canada phải mặc áo chống đạn
tại cuộc vận động bầu cử
Tin từ Mississauga, Toronto -Tại cuộc vận động tranh cử vào Thứ Bảy (ngày 12 tháng 10), Thủ Tướng Canada Justin Trudeau đã phải mặc một chiếc áo chống đạn vì “lý do an ninh.”Reuters dẫn lời những người có mặc tại sự kiện cho biết một nhóm cảnh sát đã vây quanh ông Trudeau trên trên sân khấu lần đầu tiên kể từ khi chiến dịch bầu cử kéo dài sáu tuần của ông bắt đầu. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chính trị Canada khi một chính khách phải được bảo vệ trên sân khấu, vì những sự kiện chính trị từ trước đến nay tại nước này diễn ra rất ôn hòa.
Hãng Thông Tấn Canadian Broadcasting Corp (CBC) dẫn lời một nguồn thạo tin cho biết ông Trudeau đã quyết định mặc áo chống đạn sau khi chiến dịch bầu cử của ông nhận được một lời đe dọa ẩn danh. Ở cuối buổi, ông Trudeau đã tiến đến đám đông để chụp ảnh và bắt tay người dân như ông vẫn thường làm ở những cuộc vận động bầu cử trước đây, nhưng lần này được các sĩ quan cảnh sát vây quanh.
Không giống như Hoa Kỳ, nơi bốn tổng thống đã bị ám sát kể từ năm 1865, gần như không có lịch sử bạo lực chính trị nghiêm trọng ở Canada. Theo một viên chức giấu tên thuộc Đảng Tự Do, ông Trudeau dự kiến sẽ tổ chức vận động bầu cử tại thành phố York nằm ở phía Bắc Toronto vào chủ nhật (ngày 13 tháng 10).
Các cuộc thăm dò hiện tại cho thấy Đảng Tự Do của ông Trudeau và Đảng Bảo Thủ đối lập của ông Andrew Scheer đang hòa nhau. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/thu-tuong-canada-phai-mac-ao-chong-dan-tai-cuoc-van-dong-bau-cu/
Pháp, Đức ngưng bán vũ khí
cho Thổ Nhĩ Kỳ vì tấn công người Kurdistan
Thanh Hà, Thu HằngBộ Ngoại Giao và bộ Quân Lực Pháp ngày 12/10/2019 thông báo “đình chỉ ngay lập tức” các chương trình xuất khẩu vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ. Quyết định này được đưa ra bốn ngày sau khi Ankara can thiệp quân sự tại vùng lãnh thổ của người Kurdistan tại Syria. Chính quyền Đức cũng đã đưa ra quyết định tương tự.
Trong thông cáo chung, bộ Ngoại Giao và bộ Quân Lực Pháp nhấn mạnh quyết định này được duy trì cho tới khi nào Thổ Nhĩ Kỳ ngưng chiến dịch tấn công.
Paris cho biết thêm, cuộc họp cấp ngoại trưởng 28 nước trong Liên Hiệp Châu Âu tại Luxembourg ngày 14/10/2019 sẽ là cơ hội để Liên Âu “phối hợp quan điểm theo hướng này”.
Đây cũng là lập trường được ngoại trưởng Đức đưa ra ngay từ chiều qua. Ngoại trưởng Heiko Maas trên báo Bild cho biết Berlin “ngưng cung cấp các loại trang thiết bị quân sự Thổ Nhĩ Kỳ có thể sử dụng tại Syria”.
Về phía Ankara, ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu báo trước, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ “không chùn bước trước đe dọa cấm vận của Liên Âu”.
Vẫn trên bình diện ngoại giao, chiều ngày 12/10/2019 Liên Đoàn Ả Rập họp khẩn tại Cairo và mạnh mẽ lên án Thổ Nhĩ Kỳ “tấn công” vào lãnh thổ Syria. Liên Đoàn Ả Rập kêu gọi Ankara “chấm dứt chiến dịch quân sự này, rút lui ngay tức khắc và vô điều kiện” khỏi vùng lãnh thổ ở miền đông bắc Syria.
Liên Đoàn Ả Rập lên án Thổ Nhĩ Kỳ “xâm chiếm một vùng lãnh thổ Ả Rập” và coi đây là một “mối đe dọa trực tiếp nhắm vào an ninh” của các nước Ả Rập. Cho đến cuộc nội chiến Syria năm 2011, Damas là một thành viên Liên Đoàn Ả Rập. Ngoại trưởng Irak và Liban kêu gọi Liên Đoàn cho Syria quay trở lại với tổ chức này.
Syria : Giao tranh dữ dội giữa Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng Kurdistan
Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục oanh kích miền bắc Syria trong ngày thứ năm liên tiếp, 13/10/2019. Hàng trăm người thân của lực lượng thánh chiến nước ngoài đã trốn thoát khỏi trại Ain Issa bị Thổ Nhĩ Kỳ oanh kích. Ngày 12/10, lực lượng Syria đánh thuê của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã “hành quyết” ít nhất 9 thường dân, trong đó có một chính trị gia, bà Hevrin Khalaf, tổng thư ký đảng Tương lai Syria.
Theo AFP, trên thực địa ngày 13/10, các vụ giao tranh tiếp tục nổ ra dữ dội trên hai mặt trận ở Tal Abyad và Ras Al Ain, phía bắc Syria. Gần Tal Abyad, lực lượng phụ trợ Syria của Thổ Nhĩ Kỳ đã chiếm được “nhiều khu vực“. Lực lượng này trước đây cũng nổi dậy chống chế độ Bachar Al Assad. Do bị suy yếu, hiện lực lượng này được Ankara huấn luyện và tài trợ.
Còn tại Ras Al Ain, lực lượng FDS đã đẩy lùi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và đội lính đánh thuê. Theo tổ chức Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria, trong các trận giao tranh dữ dội đêm 12/10, có 17 lính Syria ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ bị thiệt mạng tại Ras Al Ain, phía FDS có bốn người chết. Lực lượng Kurdistan cũng bác bỏ thông tin Thổ Nhĩ Kỳ chiếm được Ras Al Ain.
Đặc phái viên RFI Oriane Verdier, có mặt gần khu vực Ras Al Ain tối 12/10, giải thích :
Chúng tôi có mặt trên một ngọn đồi nhìn xuống Ras Al Ain. Thổ Nhĩ Kỳ không ngừng oanh kích thành phố Syria này. Đích nhắm là các trục đường chiến lược, như con đường nối Ras Al Ain và Kameshli, thành phố chính của vùng Kurdistan.
Đúng là truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định là Ras Al Ain đã được giải phóng hoàn toàn, nhưng khó mà tin được thông tin đó nếu nhìn từ chỗ chúng tôi đang có mặt. Những người dân mà chúng tôi tiếp xúc được bên phía Syria khẳng định rằng lực lượng Syria đánh thuê của Thổ Nhĩ Kỳ đã cố vào thành phố nhưng không thành.
Đây đúng là cuộc chiến tuyên truyền. Một điều chắc chắn là nếu bước vào giai đoạn giao tranh trong thành phố, thì đó sẽ là những cuộc đối đầu dài, tại từng khu phố.
Vào buổi sáng (12/10), tại nhiều khu phố ở Ras Al Ain, thành phố sát đường biên giới này, đã có nhiều vụ đấu súng giữa những tay súng bắn tỉa đóng ở mỗi bên. Thành phố Ras Al Ain, nơi đa số dân cư là người Kurdistan, đã được sơ tán. Đây là biện pháp bảo vệ, nhưng cũng có thể là cách kiểm soát mọi âm mưu hành động từ phía Thổ Nhĩ Kỳ để ủng hộ đảng Kurdistan Liên Minh Dân Chủ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191013-phap-duc-ngung-ban-vu-khi-cho-tho-nhi-ky-vi-tan-cong-nguoi-kurdistan-tai-syria
Bầu cử Quốc Hội Ba Lan,
đảng cầm quyền có triển vọng thắng cử
Thanh HàĐảng bảo thủ Pháp Luật và Công Lý (PiS) cầm quyền tại Ba Lan từ năm 2015 có triển vọng về đầu trong cuộc tuyển cử ngày 13/10/2019. Câu hỏi duy nhất là đảng này có giữ được đa số tuyệt đối hay sẽ phải thành lập một chính phủ liên minh.
Cử tri Ba Lan được kêu gọi bầu lại 460 đại biểu Quốc Hội và 100 thượng nghị sĩ cho một nhiệm kỳ 4 năm. Theo các cuộc thăm dò, đảng cầm quyền PiS của ông Jaroslaw Kaczynsky có triển vọng tiếp tục chiếm đa số.
Để có được đa số tuyệt đối, đảng này phải giành được 231 ghế ở Hạ Viện. Đảng đối lập cánh tả dự trù được từ 13 đến 15% cử tri Ba Lan ủng hộ. Theo các thăm dò dư luận, từ 42 đến 45% những người được
hỏi cho biết ý định bỏ phiếu cho các đảng nhỏ ở Ba Lan. Tỷ lệ cử tri đi bầu hôm 13/10 là yếu tố quyết định.
Đảng PiS cầm quyền từ năm 2015, chiêu dụ các thành phần cử tri nghèo ở nông thôn và thành thị, những người cao tuổi có lập trường bảo thủ về mặt tôn giáo và xã hội để kiếm phiếu.
Các phòng phiếu tại Ba Lan sẽ đóng cửa và lúc 9 giờ tối 13/10, kết quả sơ khởi sẽ được thông báo gần như cùng lúc.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191013-bau-cu-quoc-hoi-ba-lan-dang-cam-quyen-co-trien-ve-dau-cuoc-dua
Quốc vương Saudi Arabia đồng ý trả tiền
để Hoa Kỳ điều động quân đội đến Saudi
Tin từ Riyadh – Vào thứ bảy (ngày 12 tháng 10), Hãng Thông Tấn SPA của Saudi Arabia đưa tin quốc vương và hoàng tử nước này đã phê chuẩn cho Hoa Kỳ điều động lực lượng và thiết bị đến khu vực. Quyết định này được đưa ra sau các cuộc tấn công vào tháng trước nhầm vào nhiều nhà máy dầu của nước này. Theo tin từ đài Reuters, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ điều động khoảng 3,000 binh sĩ đến Saudi Arabia, bao gồm các phi đội chiến đấu cơ và các binh lính phòng không, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Saudi Arabia với đối thủ truyền kiếp Iran. Tổng thống Trump cho biết quốc vương và hoàng tử đã đồng ý chi trả chi phí cho việc điều động quân đội Hoa Kỳ. SPA cho biết lý do Saudi Arabia quyết định chi trả mọi chi phí quân sự là vì “mối quan hệ lâu đời và tình hữu nghị tốt đẹp” giữa hai nước.Những người chỉ trích cho rằng việc rút quân ra khỏi Syria vì “tốn kém”, và sẵn sàng đổ quân vào Saudi vì “được trả tiền” đã thể hiện tính thực dụng, cơ hội, ngắn hạn trong chính sách ngoại giao của tổng thống Trump. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/quoc-vuong-saudi-arabia-dong-y-tra-tien-de-hoa-ky-dieu-dong-quan-doi-den-saudi/
Syria: Hàng trăm thân nhân IS đào thoát khỏi trại giam
Hàng trăm người nước ngoài liên kết với nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã trốn thoát khỏi một trại ở miền bắc Syria trong bối cảnh một cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, theo giới chức người Kurd.Các nguồn này nói rằng những người tù đã tấn công các cổng trại tại trại Ain Issa vào lúc chiến sự diễn ra ác liệt gần đó.
Thổ Nhĩ Kỳ đã phát động một cuộc tấn công hồi tuần trước nhắm vào các lực lượng do người Kurd lãnh đạo tại vùng này.
Liên Hiệp Quốc nói 130.000 người đã rời bỏ nhà cửa và con số này có thể tăng lên.
Mỹ: Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị ‘phạt nặng’ nếu không dừng tấn công người Kurd
“Mỹ không ‘bật đèn xanh’ cho cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ”
Thổ Nhĩ Kỳ không kích Syria để chặn người Kurd
Mỹ rút quân khỏi Syria: Trump cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ
Ông Trump ra lệnh rút quân Mỹ ra khỏi Syria
Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc người Kurd là những ‘kẻ khủng bố’ và muốn ép người Kurd phải rời khỏi “vùng an toàn”, cách Syria khoảng 30km.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng có kế hoạch tái định cư hơn ba triệu người tị nạn Syria hiện đang ở Thổ Nhĩ Kỳ bên trong vùng này.
Quyết định của Tổng thống Donald Trump rút quân đội Hoa Kỳ khỏi khu vực đã làm nổ ra cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ đánh vào Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) – đồng minh chính của phương Tây trong cuộc chiến chống lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Hàng trăm người trốn thoát
Chi tiết cụ thể về vụ vượt ngục vẫn tiếp tục được đưa ra – một nhóm giám sát cho rằng số người trốn trại ở con số 100, nhưng chính quyền người Kurd nói gần 800 người thân của các thành viên IS có quốc tịch nước ngoài đã trốn thoát.
Ain Issa là nơi giữ khoảng 12.000 người được di dời, trong đó có gần 1.000 phụ nữ và trẻ em nước ngoài có liên kết với các phần tử thánh chiến. Chính quyền người Kurd nói trại “hiện không có lính canh”.
Biên tập viên về vấn đề Arab của BBC, Sebastian Usher nói trong sự hỗn loạn của cuộc xung đột mới nhất, không rõ những người bỏ trốn có thể đã đi đâu, nếu việc đào thoát của họ được khẳng định.
Bất cứ ai quan tâm đến việc giam giữ an toàn các tù nhân đều được chào đón để tới và tìm ra giải phápRedur Xelil, viên chức chính quyền người Kurd
Nhưng việc này tạo ra hệ lụy và quan ngại mới là an ninh với việc giam giữ của người Kurd với hàng nghìn nghi phạm thuộc lực lượng IS không được bảo đảm, vào lúc người Kurd đang phải đối mặt với cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ.
“Bất cứ ai quan tâm đến việc giam giữ an toàn các tù nhân đều được chào đón để tới và tìm ra giải pháp,” Redur Xelil, viên chức cấp cao nói, và cảnh báo rằng chiến dịch tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ đang mở đường cho IS tái nhóm.
SDF cho hay họ hiện đang giam giữ hơn 12.000 nghi phạm thành viên IS trong bảy nhà tù và ít nhất 4.000 trong số này là người có quốc tịch nước ngoài. Các địa điểm chính xác chưa được tiết lộ, nhưng một số được cho là gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
IS đã nhận trách nhiệm với các vụ đánh bom xe hơi gần đây và vào thứ Bảy tuyên bố một chiến dịch mới ở Syria, mà nhóm này nói là để trả thù cho các thành viên bị giam giữ trong các nhà tù do người Kurd điều hành.
Thổ Nhĩ Kỳ nói sẽ chịu trách nhiệm về các tù nhân IS được tìm thấy trong cuộc tấn công của mình.
Giao tranh ác liệt
Các cuộc đụng độ xảy ra hôm thứ Bảy 12/10/2019 đã tăng cường độ ở xung quanh Ras al-Ain, trong lúc có các thông tin trái ngược về việc ai trong hai bên kiểm soát được thị trấn then chốt ở biên giới.
Thổ Nhĩ Kỳ nói quân đội của họ và các lực lượng liên minh nổi dậy người Syria đã chiếm được trung tâm thị trấn, nhưng lực lượng SDF do người Kurd lãnh đạo phủ nhận đã thất thủ.
Kiểm soát Ras al-Ain và thị trấn Tal Abyad là mục tiêu chính trong cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ở những nơi khác, các đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng họ đã chiếm được những con đường chiến lược quan trọng và nắm giữ được hơn một chục ngôi làng.
Phía lực lượng SDF đang phải đối mặt với các cuộc tấn công trên bộ và trên không của Thổ Nhĩ Kỳ dọc theo một dải biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria có chiều dài khoảng 120km.
Trong một diễn biến khác, một nữ chính trị gia người Kurd và nhà hoạt động vì quyền phụ nữ là một trong số 9 thường dân thiệt mạng trên một con đường ở miền bắc Syria hôm thứ Bảy, theo nhóm giám sát thuộc tổ chức quan sát nhân quyền Syria (SOHR).
Hervin Khalaf, tổng thư ký của Đảng Syria tương lai, đã bị phục kích và bắn chết cùng với một tài xế và một trợ lí sau khi trở về từ một cuộc họp ở Hassakeh, đảng của bà cho hay.
Một phát ngôn viên của nhóm phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ, nhóm Quân đội quốc gia Syria, phủ nhận thực hiện vụ giết người này, nói rằng họ không tiến xa đến mức đó, theo hãng tin Anh Reuters.
Thương vong gia tăng
Các con số thương vong được cho là đang gia tăng, với thường dân bị giết ở cả hai bên đường biên giới.
Ít nhất 38 thường dân và hơn 80 chiến binh người Kurd thiệt mạng, tổ chức Quan sát nhân quyền Syria (SOHR) có trụ sở tại Anh nói.
Trong khi đó, mười bảy thường dân thiệt mạng ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm một trẻ sơ sinh người Syria, theo tin tức của Thổ Nhĩ Kỳ
Gần 50 tay súng thuộc lực lượng phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ, được gọi là Quân đội Quốc gia Syria, và một binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng, vẫn theo nguồn này.
Mặc dù có các áp lực quốc tế và từ chính quyền Mỹ, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan cuối tuần này nói rằng chiến dịch vẫn sẽ tiếp tục.
Hôm thứ Bảy, Pháp nói sẽ đình chỉ tất cả xuất khẩu vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ. Đức tuyên bố sẽ giảm vũ khí cho quốc gia đồng minh này trong Nato.
Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson cũng đưa ra cảnh báo với Tổng thống Erdogan trong một cuộc gọi điện thoại rằng chiến dịch của ông có thể “làm suy yếu tiến trình chống lại” IS ở Syria.
Người Kurd nói rõ rằng họ cảm thấy bị phản bội khi Tổng thống Donald Trump rút quân Mỹ đi.
Ông Trump nói rằng ông muốn đàm phán một thỏa thuận ngừng bắn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd.
Tổng thống Mỹ cũng cho hay ông đã sẵn sàng sử dụng các biện pháp trừng phạt chống lại Thổ Nhĩ Kỳ nếu cần thiết.
Riêng ngày thứ Bảy, 12/10, hàng ngàn người đã tuần hành tại một số thành phố châu Âu, bao gồm Paris và Berlin, để phản đối cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50032986
Bão Hagibis đổ bộ Tokyo-
ít nhất 10 người thiệt mạng, 16 người mất tích
Tin từ Tokyo, Nhật Bản – Vào Chủ Nhật (ngày 13 tháng 10), Bão Hagibis – cơn bão mạnh nhất từng tấn công Nhật Bản trong nhiều thập kỷ – đã đổ bộ vào thủ đô Tokyo, khiến 10 người thiệt mạng và 16 người bị thương.Theo tin từ Reuters, Sáng Chủ Nhật, Bão Hagibis đã di chuyển về phía Đông Bắc Nhật Bản và tàn phá Tokyo, gây lũ lụt trầm trọng và mất điện cho khoảng nửa triệu nhà dân. Cơn bão dự kiến sẽ di chuyển ra biển vào tối, sau khi vượt qua đảo Hokkaido ở phía Bắc nước này.
Cùng ngày, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp bao gồm các bộ trưởng liên quan và phái bộ trưởng phụ trách cai quản thảm họa đến các khu vực bị thiệt hại nặng nề nhất của cơn bão. Thủ Tướng gửi lời chia buồn tới gia đình của những người đã thiệt mạng và cho biết chính phủ đang nỗ lực hết sức để cứu người dân và tài sản của họ.
Đài NHK của Nhật Bản cho biết những 10 người đã thiệt mạng tại các quận Chiba, Gunma, Kanagawa và Fukushima xung quanh Tokyo, trong đó có một người đàn ông 60 tuổi bị kẹt trong căn nhà ngập nước ở Kawasaki. NHK cho biết thêm rằng họ đã nhận được báo cáo về 16 người mất tích, nhưng vẫn chưa thể xem xét được toàn bộ thiệt hại do nhiều khu vực vẫn còn chìm trong nước. Chính phủ Nhật Bản cho biết khoảng 425,000 ngôi nhà đã mất điện. Người dân lo ngại rằng việc mất điện có thể sẽ kéo dài nhiều tuần, tương tự như sau khi một cơn bão khác đổ bộ vào phía đông Tokyo vào tháng trước.
Ngoài những cảnh quay về thiệt hại mà cơn bão gây ra, NHK còn quay lại cảnh máy bay trực thăng quân đội cứu giúp những cư dân tránh lũ trên nóc nhà của họ.
Hiện nay, Tokyo đang dần trở lại với cuộc sống thường nhật, với nhiều cửa hàng đã bắt đầu mở cửa và hoạt động trở lại. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/bao-hagibis-do-bo-tokyo-it-nhat-10-nguoi-thiet-mang-16-nguoi-mat-tich/
Bão Hagibis khiến Nhật Bản phải triển khai
lực lượng cứu hộ quân sự
Nhật Bản triển khai hàng chục nghìn binh sĩ và nhân viên cứu hộ sau khi một trong những cơn bão mạnh nhất trong nhiều năm ập đến, làm ít nhất 18 người thiệt mạng.Bão Hagibis đã đổ bộ vào phía Nam Tokyo vào thứ Bảy, di chuyển về phía Bắc và gây ra lũ lụt nghiêm trọng.
Mười ba người mất tích do cơn bão, đài truyền hình công cộng NHK cho biết.
Ở trung tâm quận Nagano, nước bao quanh các tàu cao tốc nổi tiếng của Nhật Bản trong khi máy bay trực thăng phải bốc đi những cư dân mắc kẹt từ trên các nóc nhà.
Tổng cộng có 27.000 quân đội và các đội cứu hộ khác đã được triển khai trong các hoạt động cứu trợ, chính phủ cho biết.
Nhật Bản bị trận bão mạnh nhất 25 năm tấn công
Cơn bão khởi đầu cho ngành khí tượng thế giới
Bão Jebi tàn phá nước Nhật, chín người thiệt mạng
Tại thành phố Kawagoe, phía Bắc Tokyo, các phi hành đoàn khẩn cấp đã sử dụng thuyền để giúp đỡ cư dân bị mắc kẹt trong một viện dưỡng lão.
Khoảng 400.000 ngôi nhà bị mất điện với nước chảy cũng ập đến. Dịch vụ xe lửa và các chuyến bay bị hủy bỏ dưới sự đe dọa cơn bão Hagibis đang mạnh trở lại.
Đến Chủ nhật, cơn bão đã suy yếu và rời khỏi đất liền.
Cơn bão đã khiến một số trận đấu bóng bầu dục World Cupbị hủy bỏ nhưng trận đấu quan trọng giữa Nhật Bản và Scotland sẽ diễn ra vào Chủ nhật.
Vòng loại cho Giải đua xe Công thức 1 của Nhật Bản cũng bị gián đoạn nhưng cuộc đua đã được tiếp tục.
Chỉ mới tháng trước, bão Faxai đã tàn phá các khu vực của Nhật Bản, làm hư hại 30.000 ngôi nhà, hầu hết trong số đó chưa được sửa chữa.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50032075
Nhật Bản cách mạng hóa nông nghiệp:
không đất và không dân
Fatima KamataBBC News Brasil ở TokyoYuichi Mori không trồng rau và trái dưới đất. Anh thậm chí không cần sử dụng đất.
Thay vào đó, nhà khoa học Nhật Bản dựa vào một vật liệu ban đầu được thiết kế để điều trị thận của con người – một màng polymer trong suốt và dễ thấm.
Cây mọc trên màng có thể lưu trữ chất lỏng và chất dinh dưỡng này.
Ngoài việc cho phép rau phát triển trong bất kỳ môi trường nào, kỹ thuật dùng màng polymer tốn nước ít hơn 90% so với nông nghiệp truyền thống và dẹp luôn nhu cầu phải phân phối thuốc trừ sâu – chính màn polymer này ngăn chặn virus và vi khuẩn.
Đây là một cách mà Nhật Bản – thiếu đất và thiếu nhân lực – đang cách mạng hóa nông nghiệp.
“Tôi đã điều chỉnh các vật liệu được sử dụng để lọc máu trong thận”, nhà khoa học nói với BBC.
Công ty Mebiol của ông có bằng sáng chế cho phát minh được đăng ký tại gần 120 quốc gia.
Mebiol nhấn mạnh một cuộc cách mạng nông nghiệp đang diễn ra ở Nhật Bản: các lĩnh vực đang được chuyển đổi thành các trung tâm công nghệ với sự trợ giúp của Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và kiến thức tiên tiến.
Khả năng của công nghệ nông nghiệp để tăng độ chính xác trong giám sát và duy trì cây trồng có thể là điều tối quan trọng trong tương lai gần.
Báo cáo Phát triển Tài nguyên Nước của Liên Hiệp Quốc năm nay ước tính rằng 40% sản lượng ngũ cốc và 45% Tổng sản phẩm Quốc nội Toàn cầu sẽ bị tổn hại vào năm 2050 nếu suy thoái môi trường và tài nguyên nước tiếp tục ở mức hiện tại.
Các phương pháp canh tác như Yuichi Mori nghĩ ra đã được sử dụng ở hơn 150 địa điểm tại Nhật Bản và các quốc gia khác như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Phương pháp này là một công cụ đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng lại các khu vực nông nghiệp phía Đông Bắc Nhật Bản bị ô nhiễm bởi các chất gây ra bởi sóng thần và bức xạ sau thảm họa động đất và hạt nhân lớn vào tháng 3 năm 2011.
Máy kéo robot
Với sự gia tăng dân số dự kiến (từ 7,7 tỷ người lên 9,8 tỷ vào năm 2050), các công ty đang đặt cược vào nhu cầu thực phẩm toàn cầu tạo ra các cơ hội kinh doanh lớn, cũng như một thị trường tiềm năng cho máy móc.
Chính phủ Nhật Bản hiện đang trợ cấp cho việc phát triển 20 loại robot có khả năng hỗ trợ các giai đoạn nông nghiệp khác nhau, từ gieo hạt đến thu hoạch, trên các loại cây trồng khác nhau.
Hợp tác với Đại học Hokkaido, nhà sản xuất động cơ Yanmar phát triển một máy kéo robot đã được thử nghiệm trong lĩnh vực này.
Một người có thể vận hành hai máy kéo cùng một lúc nhờ các cảm biến xác định chướng ngại vật và ngăn va chạm.
Đầu năm nay, nhà sản xuất ô tô Nissan đã ra mắt một robot chạy bằng năng lượng mặt trời được trang bị GPS và wifi.
Được đặt tên là Vịt, khí cụ thăm dò hình hộp đi qua các cánh đồng lúa ngập nước để giúp oxy hóa nước, giảm sử dụng thuốc trừ sâu và tác động môi trường của nó.
Canh tác ít người
Với công nghệ, chính phủ Nhật Bản tìm cách thu hút những người trẻ tuổi, ít thích làm việc trực tiếp ngoài đồng, trong các lĩnh vực, nhưng có một số năng khiếu về công nghệ.
Đó là một nỗ lực hồi sinh một khu vực của nền kinh tế với lực lượng lao động bị thu hẹp.
Trong gần một thập niên, số người Nhật tham gia sản xuất nông nghiệp đã giảm từ 2,2 triệu xuống còn 1,7 triệu.
Để làm phức tạp vấn đề hơn, tuổi công nhân trung bình hiện nay là 67 tuổi và hầu hết nông dân làm việc bán thời gian.
Địa hình hạn chế rất nhiều nền nông nghiệp của Nhật Bản, nơi chỉ có thể sản xuất 40% thực phẩm mà quốc gia này cần.
Khoảng 85% đất ở Nhật là miền núi và hầu hết đất canh tác còn lại được dành cho trồng lúa.
Loại ngũ cốc này luôn là lương thực chính của người Nhật và chính phủ cung cấp trợ cấp cho nông dân trồng lúa để duy trì sản xuất trong các khu đất nhỏ rộng 1 ha.
Nhưng thói quen ăn uống đã thay đổi.
Xịt từ trên cao
Tiêu thụ gạo tính theo mỗi đầu người hàng năm giảm (từ 118 kg năm 1962 xuống dưới 60 kg năm 2006) khiến Nhật Bản bắt đầu khuyến khích đa dạng hóa nông nghiệp.
Nhưng không có người làm việc, nông dân phải dùng đến máy móc và công nghệ sinh học.
Ngày càng có nhiều máy bay không người lái được sử dụng trong các nhiệm vụ như quét bụi – chúng có thể làm trong nửa giờ những gì con người sẽ mất một ngày để hoàn thành.
Công nghệ cao cũng cho phép phát triển rộng việc trồng trọt cả khi không có đất.
Thông qua việc sản xuất trong nhà kính và sử dụng thủy canh (phương pháp trồng cây không cần đất mà dùng dung dịch dinh dưỡng khoáng trong dung môi nước), Nhật Bản đã có thể mở rộng sản xuất rau quả.
Tập đoàn Mirai, ở Chiba, là công ty tiên phong trong việc sản xuất thực phẩm từ sàn đến trần.
Nó hiện thu hoạch khoảng 10.000 đầu rau diếp mỗi ngày.
Năng suất cao hơn một trăm lần so với phương pháp thông thường. Thông qua một thiết bị cảm biến, công ty kiểm soát ánh sáng nhân tạo, chất dinh dưỡng lỏng, nồng độ carbon dioxide và nhiệt độ.
Ánh sáng nhân tạo giúp cây phát triển nhanh, và quản lý có kiểm soát giúp loại bỏ tổn thất do bệnh tật.
Mặc dù chi phí năng lượng cao, số lượng “nhà máy sản xuất” tại Nhật Bản đã tăng gấp ba trong một thập kỷ tới 200 cơ sở hiện tại.
Thị trường thủy canh hiện chỉ chiếm hơn 1,5 tỷ đôla trong kinh doanh trên toàn thế giới, nhưng công ty tư vấn Allied Market Research dự báo sẽ tăng gấp bốn lần vào năm 2023, đạt 6,4 tỷ đôla.
Chuyển giao công nghệ
Nhật Bản cũng đã cam kết giúp các nước châu Phi tăng gấp đôi sản lượng gạo hàng năm lên 50 triệu tấn vào năm 2030 và các dự án cụ thể đang được tiến hành.
Ví dụ, ở Sénégal, người Nhật đã đầu tư vào đào tạo kỹ thuật viên nông nghiệp và chuyển giao công nghệ chủ yếu liên quan đến thủy lợi.
Do đó, năng suất tăng từ bốn đến bảy tấn gạo mỗi ha và thu nhập của người sản xuất tăng khoảng 20%.
Chiến lược của Nhật Bản là thúc đẩy đầu tư tư nhân và mở rộng thương mại máy móc nông nghiệp bền vững trên khắp lục địa châu Phi.
Ngoài ra còn có các sáng kiến hợp tác với Việt Nam và Myanmar, cũng như các dự án ở Brazil.
Nhưng mục tiêu chính của cuộc cách mạng Nhật Bản là cải thiện an ninh lương thực của chính mình: chính quyền Nhật Bản muốn sản xuất ít nhất 55% thực phẩm mà nước này cần đến vào năm 2050.
Với sự giúp đỡ nhiều hơn từ công nghệ, tất nhiên.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49996565
Đài Loan từ chối mô hình ‘một quốc gia, hai chế độ’
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn hôm nay (10/10) đã từ chối mô hình “một quốc gia, hai chế độ” mà chính quyền Bắc Kinh đề nghị để thống nhất hòn đảo và đại lục. Bà còn nói thêm rằng, chính hệ thống này đã đẩy Hồng Kông đến bờ vực rối loạn.“Trung Quốc vẫn đang đe dọa áp đặt mô hình ‘một quốc gia, hai chế độ’ lên Đài Loan. Các cuộc tấn công ngoại giao và ép buộc quân sự từ phía Trung Quốc thách thức nghiêm trọng đến sự ổn định và hòa bình của khu vực”, bà Thái phát biểu trong lễ kỷ niệm Quốc Khánh Đài Loan hôm nay.
Hãng tin Reuters cho biết, Tổng thống Đài Loan cũng tuyên bố, chính phủ của bà sẽ bảo vệ nền tự do và dân chủ trong khi Bắc Kinh tăng áp lực lên hòn đảo tự trị.
“Khi nền tự do và dân chủ bị thách thức cũng như sự tồn tại và phát triển của Trung Hoa Dân Quốc bị đe dọa, chúng ta phải đứng lên và tự bảo vệ chính mình”, bà Thái đề cập đến Đài Loan bằng tên chính thức.
Tổng thống Đài Loan nhấn mạnh, sự đồng thuận mạnh mẽ của 23 triệu người Đài Loan chính là lời từ chối với mô hình “một quốc gia, hai chế độ”, bất kể liên minh đảng phái hay quan điểm chính trị khác nhau.
Hồng Kông đã chứng kiến bốn tháng biểu tình yêu cầu dân chủ của người dân thành phố nhằm chống lại sự kiểm soát của chính quyền Bắc Kinh. Trung Quốc đã đề nghị Đài Loan theo mô hình tương tự như Hồng Kông, nhưng bà Thái nói rằng, các chính sách của Bắc Kinh đối với hòn đảo tự trị là mối nguy hiểm đối với sự ổn định của khu vực.
Trước đó, hôm 1/10, chính phủ Đài Loan đã lên án “chế độ độc tài” Trung Quốc nhân dịp “quốc khánh”, đồng thời nhắn nhủ Trung Quốc nên tận dụng thời gian này để thúc đẩy dân chủ.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và không muốn hòn đảo có quan hệ chính thức với bất kỳ quốc gia nào. Quan hệ hai bờ eo biển trở nên căng thẳng kể từ khi bà Thái, người ủng hộ dân chủ và phản đối chính sách “Một Trung Quốc” lên nhậm chức.
Trung Quốc gần đây tăng cường áp lực chính trị, ngoại giao, quân sự và giành mất các đồng minh của Đài Loan. Tuy nhiên, bà Thái khẳng định, Đài Loan sẽ không nản lòng. “Quyết tâm của người Đài Loan trong việc hội nhập với thế giới chưa bao giờ bị lung lay”, Tổng thống Thái phát biểu và nói thêm rằng, hòn đảo tự trị sẽ hợp tác với các quốc gia có “cùng chí hướng” để đảm bảo hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/30840-dai-loan-tu-choi-mo-hinh-mot-quoc-gia-hai-che-do.html
Biểu tình Hong Kong:
Lý do khiến Starbucks bị tấn công
Kính vỡ, lửa hoành hành và rào chắn bị đập tan: những bức ảnh ở Hong Kong trong vài ngày qua trông giống một sự hỗn loạn ngẫu nhiên.Nhưng ngay cả giữa những bạo động, hầu hết các nhà hoạt động đều cân nhắc về những nơi họ tấn công.
Vậy tại sao những người biểu tình nhắm vào Starbucks? Còn tàu điện ngầm? Và một số cửa hàng, nhà hàng và ngân hàng?
Những mục tiêu rõ ràng
Hong Kong rất phức tạp, nhưng phần lớn mọi người có thể được chia thành người ủng hộ người biểu tình và lập trường chống Bắc Kinh, và những người ủng hộ đại lục.
Vì vậy, khi các cuộc biểu tình ôn hòa biến thành bạo động đập phá tài sản, các công ty lớn của Đại lục như Ngân hàng Trung Quốc và công ty công nghệ Xiaomi đã trở thành mục tiêu phá hoại và bị phun sơn.
Nhưng những nơi ít hiển nhiên hơn cũng nằm trong đường bắn.
Tại sao Starbucks bị phá?
Trong khi Starbucks có thể là một thương hiệu của Hoa Kỳ, nhưng quyền điều hành các cửa hàng mang thương hiệu của Starbucks tại Hong Kong được điều hành bởi một công ty địa phương, Maxim’s Caterers.
Annie Wu, con gái của người sáng lập Tập đoàn Maxim, gần đây đã bênh vực cảnh sát Hong Kong và chỉ trích các nhà hoạt động là “những người biểu tình cực đoan”.
Cô đã đưa ra nhận xét của mình với nữ doanh nhân tỷ phú Pansy Ho, đại diện cho Liên đoàn Phụ nữ Hong Kong, tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 11/9.
Hai người chỉ trích “một nhóm nhỏ những người biểu tình cực đoan” sử dụng “các hành vi bạo lực có hệ thống và có tính toán”.
Vì vậy, người biểu tình bắt đầu hướng sự tức giận của họ vào Tập đoàn Maxim và hệ thống Stabucks mà họ cai quản.
Tập đoàn này là một trong những tập đoàn nhà hàng lớn nhất của Hong Kong, và bao gồm các thương hiệu khác như Genki Sushi và Arome bakery, cũng đã bị nhắm vào.
Tập đoàn Maxim đưa ra một tuyên bố rằng bà Wu “không nắm giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty” và không tham gia vào các quyết định quản lý – nhưng cho đến nay điều này đã không làm hài lòng người biểu tình.
Hệ thống thức ăn nhanh Nhật Bản Yoshinoya cũng đã lọt vào vùng đạn.
Sau khi có sự nhầm lẫn về một bài đăng trên Facebook – mà một số người đọc là sự chỉ trích cảnh sát – nhà điều hành hệ thống Yoshinoya cho biết ông ủng hộ cảnh sát và chính phủ.
Chẳng bao lâu, các nhà hàng Yoshinoya đã bị đập vỡ cửa sổ và vẽ bậy lên khắp các bức tường.
Có liên quan đến băng đảng?
Một thương hiệu khác bị là mục tiêu là Best Mart 360, một chuỗi các cửa hàng tạp hóa nhỏ. Đó là một ví dụ về sự phân rẽ trong dân số Hồng Kông.
Ông chủ của Best Mart 360 là Hugo Lam Chi-fung, chủ tịch danh dự thường trực của Liên đoàn Phúc Kiến Hong Kong đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình ủng hộ Trung Quốc.
Phúc Kiến là một tỉnh của Trung Quốc, nơi từ đó nhiều người đã di cư đến Hong Kong trong những năm qua. Cộng đồng Phúc Kiến của Hong Kong đã lên tiếng ủng hộ lực lượng cảnh sát thành phố.
Những cuộc biểu tình đó đã dẫn đến các cuộc đụng độ với các nhà hoạt động – những người đã buộc tội đối thủ của họ là một phần của băng đảng của tổ chức Tam hoàng, một hình thức tội phạm có tổ chức.
Best Mart 360 đã đưa ra một số tuyên bố, khẳng định nó không liên quan đến bất kỳ băng đảng nào từ Phúc Kiến.
Một nhà đánh mạt chược trong cộng đồng người Phúc Kiến cũng bị cáo buộc bộ là liên quan đến hội Tam hoàng.
Ngôi nhà Yi Pei Square bị buộc tội che giấu những tên côn đồ thân Bắc Kinh tấn công cư dân địa phương.
Ngôi nhà này đã đưa ra một tuyên bố nói rằng họ không phải là người Phúc Kiến và trên thực tế họ ủng hộ yêu cầu của người biểu tình.
Nhầm lẫn và xin lỗi
Cũng có trường hợp các địa điểm trở thành mục tiêu sự giận dữ của các nhà hoạt động dựa trên giả định sai lầm về quan hệ của những nơi này với Trung Quốc.
Ngân hàng Thương mại Thượng Hải – dù có tên như vậy – không thuộc sở hữu của đại lục – có trụ sở tại Hong Kong.
Chuỗi cửa tiệm bán trà boba Yifang cũng bị kết luận sai là liên kết sai với đại lục trong khi nó đến từ Đài Loan.
Trong cả hai trường hợp, những người biểu tình đã nhắm mục tiêu sai mục đích sau đó đưa ra lời xin lỗi và trong một số trường hợp thậm chí còn giúp đỡ trong việc dọn dẹp.
Để tránh những nhầm lẫn như vậy và phối hợp hành động, các nhà hoạt động thậm chí đã nghĩ ra một hệ thống đánh dấu bằng màu.
Các màu đen, đỏ và xanh được dùng online để phân biệt giữa việc đập phá một địa điểm, vẽ lên tường hoặc đơn giản là tẩy chay.
Trong trường hợp các cửa hàng được cho là ủng hộ các cuộc biểu tình, họ đánh dấu màu vàng bằng một lời kêu gọi tích cực hỗ trợ cho những nơi này.
Sao lại tấn công giao thông công cộng?
Các trạm dọc theo hệ thống tàu điện ngầm MTR của Hong Kong đã liên tục bị tấn công, phá hoại hoặc thậm chí là bốc cháy trong những lúc có đụng độ.
MTR được tư nhân hóa, với chính phủ Hong Kong là cổ đông lớn nhất.
Vào giữa tháng 8, MRT đã bị truyền thông nhà nước Trung Quốc chỉ trích vì đã giúp “những kẻ bạo loạn” di chuyển và biểu tình khắp thành phố.
Sau đó, MTR bắt đầu đóng cửa một số trạm nhất định trước khi mọi người có thể tập hợp để biểu tình. Tại một thời điểm toàn bộ hệ thống đã ngừng hoạt động.
Các nhà hoạt động cũng cáo buộc MRT giúp cảnh sát bắt giữ người biểu tình, và không công bố đoạn phim CCTV về sự tàn bạo của cảnh sát.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50031100
Người biểu tình Hong Kong
tiếp tục tấn công ga tàu điện ngầm
Tin từ Hong Kong -. Reuters cho biết vào Thứ Bảy (ngày 12 tháng 10), người biểu tình ủng hộ dân chủ tại Hong Kong đã ném bom xăng tại một ga tàu điện ngầm, giận dữ trước việc Bắc Kinh đang ngày càng tăng cường sự kiểm soát lên thành phố.Theo chính quyền đặc khu, ga tàu điện ngầm Kowloon Tong đã bị hư hại nặng sau vụ tấn công. Cảnh sát chống bạo động đã ngay lập tức được điều động đến các con đường ở Quận Kowloon và bên trong các ga tàu điện ngầm khác sau vụ tấn công. Hàng trăm người biểu tình, nhiều người trẻ tuổi và đeo mặt nạ, đã diễn hành ở Quận Kowloon vào thời điểm vụ ném bom xăng diễn ra.
Vào tuần trước, chính phủ Hong Kong đã ban hành một luật khẩn cấp cấm những người biểu tình đeo mặt nạ, một quyết định dẫn tới các cuộc biểu tình bạo lực lớn nhất kể từ khi tình trạng bất ổn bắt đầu vào tháng 6.
Một số người biểu tình đã dựng rào chắn đường bằng cách sử dụng thùng rác công cộng và hàng rào nhựa chứa đầy nước được sử dụng để kiểm soát giao thông và an ninh. Tại một nơi khác, người biểu tình đã đốt một văn phòng chính phủ ở Kowloon và phá hoại các cửa hàng và trạm tàu điện ngầm. Không có cuộc giao tranh giữa người biểu tình và cảnh sát và đến tối ngày thứ bảy, người biểu tình đã phân tán thành các nhóm nhỏ rải rác xung quanh Kowloon.
Các cuộc biểu tình ở Hong Kong bắt đầu vào tháng 6, khi người dân phản đối một dự luật dẫn độ, sau đó đã dần biến thành một phong trào dân chủ sau 4 tháng. Các cuộc biểu tình đã khiến thành phố rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ khi Anh trao trả lại Hong Kong cho Trung Cộng vào năm 1997, và đã trở thành thách thức lớn nhất đối với Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình kể từ khi nắm quyền vào năm 2012. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nguoi-bieu-tinh-hong-kong-tiep-tuc-tan-cong-ga-tau-dien-ngam/
Hồng Kông : Nội bộ người đấu tranh vì dân chủ
bắt đầu bị chia rẽ
Thu HằngTrong suốt bốn tháng qua, phong trào phản kháng ở Hồng Kông đã kiên trì đấu tranh đòi dân chủ và các quyền tự do lẽ ra họ được hưởng. Tuy nhiên, dường như trong nội bộ người biểu tình xuất hiện những chia rẽ, rạn nứt về chiến lược đấu tranh, đặc biệt do phong trào này không có thủ lĩnh thực sự và người biểu tình bắt đầu mệt mỏi.
Trang Franceinfo (12/10/2019) lấy ví dụ một người biểu tình trẻ ở Hồng Kông. Sau bốn tháng trên tuyến đầu và đã xô xát với cảnh sát, thanh niên này đã quyết định đấu tranh theo một cách khác để phong trào tiếp tục nhận được sự ủng hộ của người dân.
Anh nói : « Những người biểu tình sẽ vẫn tiếp tục đi biểu tình. Những người trên tuyến đầu thì sẽ vẫn cố gắng gây sức ép tối đa đối với chính quyền để không bị lấn át. Với những người biểu tình ôn hòa, họ đấu tranh bằng cách, ví dụ, tạo thành những dây chuyền người nắm tay nhau trên phố để thu hút sự chú ý của đông đảo người dân. Cả hai hình thức biểu tình này đều có chung mục đích cuối cùng, đó là đấu tranh cho những mục tiêu chung của họ ».
Trả lời trang Franceinfo, giáo sư khoa học chính trị Jean-Pierre Cabestan, đại học Baptiste ở Hồng Kông, cho rằng sự chia rẽ trong nội bộ người biểu tình sẽ là một nguy cơ lớn. Ông nhận định : « Phong trào đã bị cực đoan hóa, trở nên bạo lực hơn rất nhiều. Điều đáng lo ngại cho phong trào là sự chia rẽ : Một bên ngày càng trở nên cực đoan, đập phá tài sản hoặc tấn công vào các cơ sở hành chính. Còn bên kia thì lo lắng về tình trạng thái quá này, họ muốn quay lại với chiến lược ôn hòa hơn hoặc bất tuân dân sự, không tấn công vào các cá nhân và dĩ nhiên là vào cảnh sát ».
Giáo sư Cabestan kết luận : « Phong trào này đang bị chia rẽ và tôi nghĩ rằng Bắc Kinh, cũng như cảnh sát Hồng Kông, là những bên có lợi trước sự chia rẽ này ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191013-hong-kong-noi-bo-nguoi-dau-tranh-vi-dan-chu-bat-dau-bi-chia-re
Hong Kong: Bom xăng ném vào trạm metro,
nhiều nơi bị phá hoại
Bom xăng ném vào một trạm tàu điện ngầm Hong Kong vào ngày thứ Bảy nhưng không ai bị thương, chính phủ cho biết, trong khi những người biểu tình ủng hộ dân chủ một lần nữa xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc.Trạm Kowloon Tong bị hư hại nghiêm trọng trong vụ tấn công, chính phủ cho biết trong một thông cáo. Cảnh sát chống bạo động được triển khai trên đường phố ở khu vực Cửu Long và bên trong một số ga tàu điện ngầm sau đó.
Hàng trăm người biểu tình, nhiều người trẻ tuổi và đeo khẩu trang, đã tuần hành ở Cửu Long vào thời điểm đó và đang đi đến một khu gần trạm Kowloon Tong.
Chính quyền Hong Kong đã viện dẫn luật khẩn cấp thời thuộc địa vào tuần trước để cấm đeo khẩu trang và mặt nạ tại các cuộc biểu tình công cộng, một bước đi đã khơi ra một số vụ bạo động nghiêm trọng nhất kể từ khi tình trạng bất ổn bắt đầu vào tháng 6.
Một số người biểu tình dựng rào chắn trên đường bằng cách sử dụng thùng rác công cộng và rào chắn nhựa chứa đầy nước được dùng để kiểm soát giao thông và giữ an ninh.
Người biểu tình ở những nơi khác phóng hỏa một văn phòng chính phủ ở Cửu Long và phá hoại các cửa hàng và trạm tàu điện ngầm, chính phủ nói.
Không có giao tranh giữa người biểu tình và cảnh sát và khi trời tối người biểu tình phân tán thành các nhóm nhỏ rải rác xung quanh Cửu Long.
Các cuộc biểu tình đã khiến thành phố rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ khi Anh trao trả lại cựu thuộc địa này cho Trung Quốc cai trị vào năm 1997 và là thách thức lớn nhất đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012.
Các cuộc biểu tình bắt nguồn từ lo ngại rằng Trung Quốc đang làm xói mòn các quyền tự do của Hong Kong, được minh định dưới hình thức “một quốc gia, hai chế độ.”
Trung Quốc phủ nhận các cáo buộc và nói rằng các nước ngoài, bao gồm cả Anh và Mỹ, đang kích động bất ổn.
Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam hủy một cuộc họp với Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ted Cruz, chính trị gia cao cấp nhất đến thăm thành phố này kể từ khi tình trạng bất ổn bùng lên, ông Cruz nói hôm thứ Bảy.
“Tôi sát cánh với người dân Hong Kong kêu gọi chính phủ Trung Quốc giữ đúng những lời hứa mà họ đã đưa ra với thế giới khi họ hứa sẽ duy trì tự do chính trị ở Hong Kong,” ông Cruz, một người thường lớn tiếng chỉ trích Trung Quốc, nói. Ông mặc đồ đen thể hiện đoàn kết với các nhà hoạt động dân chủ ở Hong Kong.
https://www.voatiengviet.com/a/hong-kong-bom-xang-nem-vao-tram-metro-nhieu-noi-bi-pha-hoai/5121473.html
Chủ tịch Tập cảnh báo âm mưu chia rẽ Trung Quốc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 13/10 cảnh báo rằng bất kỳ âm mưu nào nhằm chia rẽ Trung Quốc sẽ bị đập tan, theo Reuters.“Bất kỳ ai âm mưu chia rẽ Trung Quốc tại bất kỳ nơi nào của đất nước sẽ bị nghiền nát”, ông Tập nói với Thủ tướng Nepal Sharma Oli trong cuộc gặp hôm 13/10, theo kênh truyền hình nhà nước CCTV.
“Bất kỳ thế lực bên ngoài nào ủng hộ các âm mưu như vậy nhằm chia rẽ Trung Quốc sẽ bị người dân Trung Quốc coi là những kẻ ảo tưởng”.
XEM THÊM:
FIFA phạt Liên đoàn bóng đá Hong Kong 15.000 USD vì ‘lý do kỷ luật’
Ông Tập hôm 12/10 trở thành chủ tịch Trung Quốc đầu tiên tới thăm Nepal trong vòng 22 năm.
Tin cho hay, hai bên dự kiến sẽ ký một thỏa thuận kéo dài đường xe lửa nối Nepal và Tây Tạng.
Theo CCTV, ông Oli nói với ông Tập rằng Nepal sẽ chống lại bất kỳ “các hoạt động chống Trung Quốc” nào trên lãnh thổ nước này.
Trong khi tìm cách giải quyết cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc còn phải đối mặt với các cuộc biểu tình phản đối Bắc Kinh ở Hong Kong.
https://www.voatiengviet.com/a/ch%E1%BB%A7-t%E1%BB%8Bch-t%E1%BA%ADp-c%E1%BA%A3nh-b%C3%A1o-%C3%A2m-m%C6%B0u-chia-r%E1%BA%BD-trung-qu%E1%BB%91c/5121953.html
Chủ tịch Trung Quốc thăm Nepal
thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng
Thu HằngSau chuyến thăm Ấn Độ, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Nepal ngày 12/10/2019, bắt đầu chuyến công du hai ngày. Ông Tập là nguyên thủ đầu tiên của Trung Quốc thăm quốc gia Nam Á này từ 23 năm nay.
Theo lịch trình, chủ tịch Trung Quốc hội đàm với thủ tướng Nepal K. P. Sharma Oli, tổng thống Bidhya Devi Bhadari và nhiều quan chức khác. Nepal tham gia dự án Con đường và Vành đai của Trung Quốc từ năm 2017, nên chủ đề chính trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình là các dự án cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án khổng lồ của Trung Quốc.
Theo AFP, dù có rất ít thông tin được tiết lộ về chuyến công du của ông Tập, nhưng có khả năng hai bên sẽ kí nhiều thỏa thuận đầu tư của Trung Quốc vào các dự án đường cao tốc, đường hầm và thủy điện tại Nepal.
Trung Quốc gia tăng hiện diện tại quốc gia nghèo dưới chân núi Himalaya từ vài năm gần đây. Trang Tân Hoa Xã nhấn mạnh Nepal là một đối tác thương mại và phát triển quan trọng của Trung Quốc tại Nam Á. Năm 2018, trao đổi thương mại song phương đạt 1,1 tỉ la và tổng đầu tư của Trung Quốc vào Nepal là hơn 300 triệu đô la.
Vài ngày trước chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, cảnh sát Nepal đã bắt giữ ít nhất 18 người Tây Tạng. Đến ngày 13/10 vẫn còn 14 người bị giam giữ, theo tổ chức phi chính phủ International Campaign for Tibet (ICT). Một người Tây Tạng ẩn danh cho AFP biết cảnh sát yêu cầu họ ở trong nhà. Có khoảng 20.000 Tây Tạng sống tại Nepal.
Ấn Độ-Trung Quốc : « Một kỷ nguyên mới trong quan hệ song phương »
Trước khi ông Tập đến Nepal, trong ngày làm việc thứ hai giữa chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và thủ tướng Ấn Độ Modi, hai bên đã nhắc đến « một kỷ nguyên mới trong quan hệ song phương » sau buổi trao đổi về những khác biệt giữa hai cường quốc.
Trong bản tuyên bố chung được AFP trích dẫn, lãnh đạo hai nước tái khẳng định cam kết tại thượng đỉnh không chính thức ở Vũ Hán vào tháng 04/2019, theo đó « hai bên sẽ thận trọng xử lý những bất đồng và tránh để những bất đồng biến thành tranh chấp ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191013-chu-tich-trung-quoc-tham-nepal-thuc-day-dau-tu-co-so-ha-tang
0 nhận xét