Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin khắp nơi – 07/10/2019

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019 18:36 // ,

Tin khắp nơi – 07/10/2019

Nhật Bản ký thỏa thuận thương mại hậu TPP với Mỹ

Hôm 07/10, Ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi cho biết, Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ ký thỏa thuận thương mại tại Washington vào cùng ngày, và cho biết Tokyo muốn hiệp định này có hiệu lực càng sớm càng tốt, theo Reuters.
“Nếu Hoa Kỳ muốn bắt đầu hiệp định thương mại từ ngày 01/01, Nhật Bản sẽ không phản đối,” ông Motegi nói với các phóng viên ở Tokyo.
Vào tháng trước, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đồng ý một thỏa thuận thương mại hạn chế, theo đó cắt giảm thuế quan đối với hàng nông sản của Hoa Kỳ, công cụ máy móc của Nhật Bản và các sản phẩm khác.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gọi thỏa thuận thương mại mới với Nhật Bản là một chiến thắng “phi thường” đối với nông dân Hoa Kỳ.
Theo Reuters, toàn văn của hiệp định này chưa được công bố và vẫn còn là tài liệu mật, nhưng các trợ lý quốc hội, chuyên gia thương mại và các nhóm ngành công nghiệp đã được thông báo về thỏa thuận này nói rằng so với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì hiệp định này hạn chế hơn việc tiếp cận thị trường Nhật đối với một số mặt hàng nông sản của Hoa Kỳ. Sau khi Tổng thống Trump nhậm chức 3 ngày vào đầu năm 2017, ông đã rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP, một hiệp định hiện tại có 11 quốc gia tham gia.
Theo thỏa thuận thương mại song phương hạn chế do Tổng thống Trump và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ký vào ngày 25/09, bơ nằm trong số sản phẩm sữa của Hoa Kỳ sẽ không được ưu đãi đối với thị trường Nhật có 127 triệu người tiêu dùng.
Hiệp định thương mại Hoa Kỳ-Nhật Bản không bao gồm phần lớn các sản phẩm tạo nên mối quan hệ thương mại song phương, đáng chú ý là ô tô từ Nhật Bản và máy bay, khí propan hóa lỏng và thiết bị sản xuất chất bán dẫn từ Hoa Kỳ.
https://www.voatiengviet.com/a/nhat-ban-ky-thoa-thuan-thuong-mai-hau-ttp-voi-my/5113447.html

Mỹ-Trung tranh cãi nảy lửa về Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã có những phát biểu cứng rắn về tình hình căng thẳng đang leo thang ở khu vực Biển Đông trước các động thái gần đây của Trung Quốc tại khu vực này.
Phát biểu hôm 2-6 tại Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á lần thứ 18 diễn ra tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Nguỵ Phượng Hoà cảnh báo nước này sẽ “hành động một cách quyết đoán” nhằm bảo vệ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với Đài Loan và khu vực Biển Đông hiện đang tranh chấp với một số quốc gia Đông Nam Á khác, dẫn nguồn từ hãng tinAP. 
Bên cạnh đó, ông Nguỵ cũng lên tiếng chỉ trích những động thái gần đây của Mỹ trong vùng biển chiến lược này như tỏ thái độ ủng hộ Đài Loan và tiến hành những “chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải” và tuyên bố quân đội Trung Quốc “sẽ không từ bỏ một tấc lãnh thổ thiêng liêng nào của tổ quốc”.
Khi đề cập các thực thể và công trình quân sự mà Trung Quốc xây dựng trái phép, ông Nguỵ nói chỉ nên gọi chúng là “phương tiện phòng thủ có giới hạn”.
Theo hãng tin AP, trong hai ngày 2-6 và 3-6, Trung Quốc đã tiến hành tập trận gần khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm giữ trái phép.
Về phía Mỹ, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan, trong bài phát biểu ở nước ngoài đầu tiên của mình sau khi nhậm chức vào tháng 1-2019, tuyên bố Mỹ phản đối kịch liệt động thái cải tạo và quân sự hoá các tiền đồn mà Trung Quốc xây dựng ở khu vực biển Đông, cho rằng đây là một phần của “một bộ công cụ dùng để cưỡng ép” các nước khác.
Ông cũng yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt toàn bộ các hoạt động gây thù địch và xung đột và đề cập kế hoạch lắp đặt hệ thống vũ khí tối tân ở các khu vực đang tranh chấp của Bắc Kinh. Được biết, Trung Quốc hiện đã xây dựng bảy tiền đồn với đường bay cùng hệ thống radar và tên lửa đi kèm.
“Nếu những xu hướng hành vi này tiếp diễn, các thực thể nhân tạo ở những khu vực chung của toàn cầu có thể trở thành các trạm thu phí. Chủ quyền có thể trở thành mục tiêu của kẻ mạnh.”, ông nói thêm.
Mặc dù vậy, ông Shanahan vẫn cho biết Mỹ sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc hoàn toàn hoan nghênh sự cạnh tranh trong hoà bình, nhưng Trung Quốc phải từ bỏ bất cứ hành vi nào vi phạm chủ quyền quốc gia của các nước khác và gây nghi ngờ những ý định của Bắc Kinh.
“Cạnh tranh không nhất thiết phải dẫn đến xung đột. Chúng ta không nên sợ hãi sự cạnh tranh. Thay vì vậy, chúng ta nên hoan nghênh điều đó, với điều kiện là tất cả các bên đều hoạt động trong khuôn khổ luật pháp quốc tế đã được thiết lập”, ông nhấn mạnh.
Bên cạnh vấn đề Trung Quốc, bài phát biểu của ông Shanahan cũng tập trung vào quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Mỹ với các quốc gia trong khu vực Theo đó, ông nói rằng khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hiện đang là ưu tiên của Mỹ, đồng thời cam kết “Chúng tôi đang có mặt ở nơi mà chúng tôi thuộc về. Chúng tôi đang đầu tư vào khu vực này. Chúng tôi đang đầu tư vào các bạn và với các bạn”.
http://biendong.net/bi-n-nong/30710-my-trung-tranh-cai-nay-lua-ve-bien-dong.html

Trung Cộng thu hẹp

phạm vi đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Tin từ WASHINGTON, DC – Theo tin từ BLOOMBERG, các viên chức Trung Cộng đang báo hiệu rằng họ ngày càng không muốn đồng ý với một thỏa thuận thương mại rộng lớn mà Tổng thống Trump theo đuổi, trước các cuộc đàm phán làm tăng hy vọng về một thỏa thuận đình chiến trong tuần này.
Trong các cuộc họp với khách mời Hoa Kỳ tại Bắc Kinh trong những tuần gần đây, các viên chức cao cấp của Trung Cộng cho biết các chủ đề mà họ sẵn sàng thảo luận đang thu hẹp đáng kể. Phó Thủ tướng Lưu Hạc sẽ lãnh đạo phái đoàn Trung Cộng trong các cuộc đàm phán cao cấp bắt đầu vào hôm thứ Năm (10 tháng 10). Ông này thông báo rằng sẽ đưa ra một đề nghị cho Washington, không bao gồm các cam kết cải cách chính sách công nghiệp của Trung Cộng, hoặc việc trợ cấp của chính phủ Trung Cộng, là những vấn đề bị Hoa Kỳ phàn nàn từ lâu. Lời đề nghị này sẽ loại bỏ một trong những yêu cầu cốt lõi của chính quyền tổng thống Donald Trump.
Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Cộng đang đưa ra lập trường cứng rắn hơn, khi chính quyền tổng thống Donald Trump đối mặt với một cuộc khủng hoảng luận tội, và một nền kinh tế đang chậm lại, bị các công ty đổ lỗi cho cuộc chiến thương mại. Những người thân cận với chính quyền Trump cho biết cuộc điều tra luận tội không ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán thương mại với Trung Cộng. Họ cho rằng mọi nỗ lực làm suy yếu Hoa Kỳ tại bàn đàm phán  sẽ là một tính toán sai lầm của Trung Cộng. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/trung-cong-thu-hep-pham-vi-dam-phan-thuong-mai-voi-hoa-ky/

Microsoft: Ngừng nghiên cứu ở Trung Quốc

sẽ ‘gây tổn thương’

David LeePhóng viên Công nghệ Bắc mỹ
Microsoft thực hiện nhiều nghiên cứu và phát triển ở Trung Quốc hơn bất kỳ nơi nào khác ngoài Hoa Kỳ.
Nhưng, khi mối quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục trở nên căng thẳng về các vấn đề thương mại và an ninh mạng, mối quan hệ dài hàng thập kỷ mà Microsoft có ở Trung Quốc đang bị xem xét kỹ lưỡng.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC News, giám đốc điều hành Satya Nadella của Microsoft nói rằng mặc dù có những lo ngại về an ninh quốc gia, nhưng việc rút khỏi Trung Quốc sẽ gây tổn thương nhiều hơn là giải quyết vấn đề.
Trump có đúng về tình trạng mất việc ở TQ?
Thương chiến Mỹ – Trung trong 400 từ
Rất nhiều nghiên cứu về AI (trí tuệ nhân tạo) được thực hiện trong minh bạch, và thế giới được hưởng lợi từ kiến ​​thức được mở, ông nói.
“Điều đó với tôi là những gì đúng, từ thời Phục hưng và cuộc cách mạng khoa học. Vì vậy, tôi nghĩ, đặt rào cản lên việc nghiên cứu này thực ra có thể làm tổn thương nhiều hơn là cải thiện tình hình ở mọi nơi.”
Văn phòng đầu tiên của Microsoft tại Trung Quốc được thành lập bởi sáng lập viên và giám đốc điều hành Bill Gates năm 1992.
Viện nghiên cứu chính của Microsoft tại Bắc Kinh hiện có hơn 200 nhà khoa học và hơn 300 học giả và sinh viên đến thăm. Viện hiện đang tuyển dụng, trong số các vai trò khác, các nhà nghiên cứu học thuật máy.
Vào tháng Tư, tờ Financial Times tường trình rằng các nhà nghiên cứu của Microsoft đang hợp tác với các nhóm tại Đại học Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc, làm việc trong các dự án trí tuệ nhân tạo, mà một số nhà quan sát bên ngoài cảnh báo có thể được sử dụng cho việc áp bức.
Trả lời phỏng vấn của Financial Times, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Ted Cruz cho biết: Các công ty của Mỹ cần phải hiểu rằng việc kinh doanh tại Trung Quốc mang đến rủi ro đáng kể và ngày càng sâu sắc.”
Ông nói thêm: “Ngoài việc bị đảng Cộng sản Trung Quốc nhắm vào để làm gián điệp, các công ty Mỹ ngày càng có nguy cơ thúc đẩy sự đàn áp nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc.”
Công nghệ là vũ khí
Ông Nadella thừa nhận nguy cơ đó.
Chúng tôi biết bất kỳ công nghệ nào cũng có thể là công cụ hoặc vũ khí, ông Nadella nói với BBC.
Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để bạn đảm bảo rằng những vũ khí này không được tạo ra? Tôi nghĩ rằng có nhiều cơ chế. Điều đầu tiên là chúng ta, với tư cách là người sáng tạo, nên bắt đầu bằng việc có một bộ nguyên tắc thiết kế có đạo đức để đảm bảo rằng chúng ta tạo ra trí tuệ nhân tạo công bằng, an toàn, riêng tư, không thiên vị.”
Ông Nadella nói rằng ông cảm thấy công ty của mình có đủ quyền kiểm soát cách sử dụng các công nghệ mới nổi gây tranh cãi, và nói rằng công ty đã từ chối các yêu cầu ở Trung Quốc – và các nơi khác – để tham gia vào các dự án mà họ cảm thấy không phù hợp, do không thể tin được về mặt kỹ thuật.
”Chúng tôi có quyền kiểm soát ai sẽ sử dụng công nghệ của chúng tôi. Và chúng tôi có nguyên tắc. Ngoài cách chúng tôi xây dựng, cách mọi người sử dụng công nghệ là điều mà chúng tôi kiểm soát thông qua Điều khoản Sử dụng. Và chúng tôi không ngừng phát triển các điều khoản sử dụng.”
“Chúng tôi cũng nhận ra một điều là dù ở Hoa Kỳ, hay ở Trung Quốc, hay Anh Quốc, tất cả mọi quốc gia sẽ có quy trình lập pháp riêng về những gì họ chấp nhận hoặc không chấp nhận và chúng tôi sẽ tuân thủ những quy luật này.”
‘Đánh giá ra sao cho đúng?’
Matt Sheehan, từ Viện Paulson, chuyên nghiên cứu mối quan hệ giữa bối cảnh công nghệ của California và nền kinh tế Trung Quốc, nói rằng những nỗ lực của Microsoft, đặc biệt là văn phòng tại Bắc Kinh, đã tạo tác động to lớn.
“Nó giúp cải tiến đáng kể lĩnh vực này, những tiến bộ đã giúp các phòng nghiên cứu trí tuệ nhân tạo Hoa Kỳ và Âu châu tiến được xa hơn,” ông nói.
“Nhưng chính những tiến bộ này cũng giúp nhiều cho lĩnh vực tầm nhìn máy tính, một yếu tố quyết định chính trong bộ máy giám sát của Trung Quốc.”
Thương chiến Mỹ-Trung: ‘Chúng ta đều phải trả giá’
Hội đàm Mỹ-Trung mới liệu có kết thúc chiến tranh thương mại?
Ông Sheehan trích dẫn một báo cáo đặc biệt làm nổi bật sự phức tạp khi làm việc với, và bên trong, Trung Quốc. Deep Residual Learning for Image Recognition, xuất bản năm 2016, là một nghiên cứu được xuất bản bởi bốn nhà nghiên cứu Trung Quốc làm việc tại Microsoft.
Theo Google Scholar, nơi lập chỉ mục các tài liệu nghiên cứu, bài báo của họ đã được trích dẫn hơn 25.256 lần trong thời gian 2014-2018 – nhiều hơn bất kỳ bài báo nào trong bất kỳ lĩnh vực nghiên cứu nào khác.
“Tác giả chính của nghiên cứu hiện đang làm việc cho một công ty công nghệ Mỹ ở California,” ông Sheehan nói, đề cập đến Facebook.
“Hai tác giả khác làm việc cho một công ty liên quan đến giám sát của Trung Quốc. Và tác giả cuối cùng đang cố gắng chế tạo phương tiện di chuyển tự trị ở Trung Quốc.
“Chúng ta phải đánh giá những điều này như thế nào? Thành thật mà nói, tôi nghĩ câu hỏi này khiến nhiều người phải gãi đầu và tự hỏi.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49950269

Từ an ninh đến nhân quyền: Giới chức Mỹ

liên tục đưa ra các dự luật

ngăn chặn hoạt động phi pháp của TQ

Trong bối cảnh Trung Quốc không trỗi dậy hòa bình và liên tục gia tăng các hoạt động phi pháp trong khu vực, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định trên thế giới, khiến cộng đồng quốc tế, nhất là Mỹ liên tục đưa ra các biện pháp đối phó nhăm ngăn chặn những hành động phi pháp của Trung Quốc.
Dự luật Hợp tác Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương 2019
Dự luật được các Thượng Nghị sĩ Todd Young và Mitt Romney của đảng Cộng hòa cùng Maggie Hassan và Catherine Cortez Masto của đảng Dân chủ đưa ra ngày 25/9. Theo đó, Dự luật kêu gọi Chính quyền Mỹ tăng cường hợp tác với các nước đồng minh đối phó với Trung Quốc. Nếu được thông qua, dự luật sẽ thúc đẩy Mỹ cùng các đồng minh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và châu Âu đưa ra giải pháp thống nhất nhằm đối phó sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Thượng Nghị sĩ Todd Young cho biết, c”ác nghị sĩ bang Indiana ủng hộ sự quyết liệt của Tổng thống trong việc đối đầu Trung Quốc, nhưng chúng ta cần các nước khác bắt đầu thực hiện phần của họ để tăng cường áp lực kinh tế với nước này”; nhấn mạnh Dự luật này sẽ giúp bảo vệ lợi ích của Mỹ bằng cách tranh thủ nỗ lực của các đồng minh và “một cách tiếp nhận thống nhất với các đối tác trong khu vực là cần thiết nếu chúng ta có kế hoạch ngăn chặn những hoạt động thương mại không công bằng của Trung Quốc”. Thượng Nghị sĩ Romney cho rằng trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường sức mạnh kinh tế và quân sự, Mỹ đã đến lúc xây dựng chiến lược toàn diện để đối đầu với “hành vi gây hấn ngày càng tăng” của Bắc Kinh. Để làm việc đó một cách tốt nhất, chúng ta phải liên kết sức mạnh với các nước khác và phát triển hướng đi thống nhất với các đồng minh để giải quyết mối đe dọa đáng kể mà Trung Quốc đặt ra với tự do của chúng ta trên toàn thế giới. Cùng quan điểm trên, Thượng nghị sĩ Hassan cho rằng, các hành động thù địch của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đặ ra mối đe dọa kinh tế và quân sự đối với phần còn lại của thế giới và các động thái của Trung Quốc sẽ không được dung thứ, khẳng đinh Mỹ sẽ đoàn kết với các đồng minh để chống lại sự hung hăng của Bắc Kinh. Còn Thượng Nghị sĩ Masto nhấn mạnh các liên minh và đối tác hùng mạnh của Mỹ trên khắp thế giới là nguồn sức mạnh duy nhất. Dự luật này sẽ đảm bảo chúng ta phối hợp hiệu quả hơn với các quốc gia khác để có cách tiếp cận thống nhất, toàn diện đối với các thỏa thuận của chúng ta với Trung Quốc, tôn
trọng các đồng minh quan trọng và tăng áp lực trên toàn cầu để tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế và tuân thủ các quy tắc tương tự.
Dự luật Chiến lược Đông Nam Á
Hạ viện Mỹ (24/9) đã thông qua Dự luật Chiến lược Đông Nam Á (Southeast Asia Strategy Act) nhằm tăng cường sự can dự của Mỹ vào khu vực Đông Nam Á và đảm bảo rằng các đối tác quan trọng trong khu vực nhận được sự hẫu thuẫn mạnh mẽ của Washington. Hiện dự luật này đã được chuyển cho Thượng viện xem xét.
Nữ Dân biểu Ann Wagner, người giới thiệu Dự luật cho biết, “cho đến nay, Mỹ chưa bao giờ đưa ra một chiến lược toàn diện cho khu vực Đông Nam Á. Dự luật Chiến lược Đông Nam Á sẽ thực hiện điều đó bằng cách thiết lập một chiến lược khu vực sâu sắc, rành mạch, nhằm giải quyết tất cả các khía cạnh của mối quan hệ quan trọng của chúng ta với Đông Nam Á và ASEAN”. Quốc hội đang làm việc với Chính phủ để thông báo với đối tác của chúng ta rằng Mỹ sẽ ủng hộ họ khi họ mở rộng thương mại và phát triển, bảo đảm an ninh biên giới, tăng cường nhân quyền và bảo vệ trước sự hung hăng của Trung Quốc.
Đạo luật Trừng phạt Biển Đông và Hoa Đông
Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio đã đề xuất dự luật trừng phạt Trung Quốc do các hành động ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Dự luật mang tên “Hành động trừng phạt Biển Đông và biển Hoa Đông 2016”, đề nghị trừng phạt các cá nhân và tổ chức của Trung Quốc tham gia những hoạt động phi pháp của Bắc Kinh tại hai vùng biển này. Theo ông Marco Rubio, “hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông là phạm pháp, đe dọa an ninh khu vực và hoạt động thương mại của Mỹ. Việc này có thể cảm nhận tại Mỹ, bao gồm các cảng ở Florida và qua kinh tế tàu biển và hàng hóa của bang chúng ta”. Dự luật do Rubio đưa ra thể hiện thay đổi đầy tham vọng trong chính sách của Mỹ. Nếu được thông qua, nó sẽ yêu cầu Tổng thống Mỹ thực hiện một loạt biện pháp trừng phạt chống lại các cá nhân, tổ chức Trung Quốc tham gia hoạt động ở Biển Đông và phạt cả tổ chức tài chính của bên thứ ba cố ý tham gia. Dự luật cũng bao gồm đề xuất hạn chế viện trợ với các nước đứng về lập trường của Trung Quốc trong xử lý vấn đề tại Biển Đông, biển Hoa Đông. Điều này thay đổi lập trường của Mỹ lâu nay là không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ (trừ một số ngoại lệ).
Đến năm 2019, Dự luật trên tiếp tục được 13 nghị sỹ của cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đưa ra thảo luận. Nếu được thông qua, “Đạo luật Trừng phạt Biển Đông và Hoa Đông” sẽ cho phép chính phủ Mỹ tịch thu các tài sản tài chính tại Mỹ, thu hồi hoặc hủy bỏ thị thực Mỹ đối với bất kỳ đối tượng nào bị cáo buộc có liên quan tới “các hoạt động hay chính sách đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định” trên Biển Đông. Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio và Thượng nghị sĩ Dân chủ Benjamin Cardin cho biết, Dự luật của lưỡng đảng đã củng cố thêm nỗ lực của Mỹ và các đồng minh trong việc đối phó với hoạt động quân sự hóa trái phép và nguy hiểm của Trung Quốc tại các khu vực tranh chấp mà nước này đang chiếm đóng trên Biển Đông. Dự luật này tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc duy trì khu vực (Biển Đông và Hoa Đông) cởi mở và tự do đối với tất cả các nước, đồng thời buộc chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm vì hành vi gây hấn và cưỡng ép trong khu vực. Dự luật mới cũng yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ phải trình lên Quốc hội bản báo cáo theo thời hạn 6 tháng một lần để xác định những cá nhân hay công ty Trung Quốc có liên quan tới hoạt động xây dựng hay phát triển các dự án trái phép trên Biển Đông. Các hoạt động trái phép được quy định theo dự luật của Mỹ gồm bồi đắp, xây đảo nhân tạo, xây dựng hải đăng và hạ tầng viễn thông di động. Những cá nhân hay tổ chức đồng lõa hoặc trực tiếp tham gia vào các hoạt động đe dọa tới “hòa bình, an ninh hay ổn định” ở những khu vực do Nhật Bản hoặc Hàn Quốc quản lý trên biển Hoa Đông cũng bị nhắm mục tiêu trừng phạt theo dự luật mới.
Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong 2019
Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện và Thượng viện Mỹ (25/9) đã thông qua Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong 2019. Sau khi được hai ủy ban thông qua, dự luật sẽ được bỏ phiếu tại lưỡng viện trong thời gian tới. Nếu được thông qua, Dự luật sẽ yêu cầu Mỹ trừng phạt các quan chức Trung Quốc bị coi là “phá hoại các quyền tự do cơ bản ở Hong Kong” và yêu cầu tổng thống Mỹ xem xét tình trạng kinh tế đặc biệt của Hong Kong.
Dự luật này nhằm sửa đổi Đạo luật Chính sách Mỹ – Hong Kong năm 1992, trong đó duy trì tình trạng thương mại đặc biệt của Hong Kong sau khi Anh trao trả thành phố này cho Trung Quốc năm 1997. Theo Đạo luật Chính sách Hong Kong năm 1992, Mỹ cấp cho Hong Kong tình trạng đặc biệt, cho phép thành phố như một thực thể riêng biệt với Trung Quốc đại lục về các vấn đề thương mại và kinh tế theo luật pháp Mỹ. Tình trạng kinh tế đặc biệt như vậy giúp Hong Kong không phải chịu các mức thuế mà Mỹ áp dụng đối với Trung Quốc trong chiến tranh thương mại hiện nay.
Ngay sau khi Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua Dự luật, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố sẽ “đáp trả mạnh mẽ”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ra tuyên bố cho biết Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong 2019 vừa được Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua là nỗ lực nhằm “can thiệp bừa bãi vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc” và cho thấy “ý đồ hiểm độc của một số người trong quốc hội Mỹ nhằm kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc”. Theo ông Cảnh Sảng, “việc thông qua dự luật sẽ chỉ khuyến khích các lực lượng cực đoan và bạo lực, đẩy Hong Kong chìm sâu vào hỗn loạn, gây tổn hại không chỉ lợi ích của Trung Quốc, mà cả lợi ích của Mỹ. Trung Quốc sẽ đáp trả mạnh mẽ bất kỳ hành động nào của Mỹ nhằm gây tổn hại lợi ích của Trung Quốc”; cho rằng Bắc Kinh yêu cầu quốc hội Mỹ không bỏ phiếu thông qua dự luật để ngăn chặn tình trạng “căng thẳng hơn nữa trong quan hệ Mỹ – Trung”. Trong khi đó, Song Ruan, quan chức thuộc Văn phòng Ủy nhiệm Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hong Kong, trong cuộc họp báo hôm 25/9 cũng lên án giới chức và các nghị sĩ Mỹ ủng hộ biểu tình ở Hong Kong. Song cho rằng sự ủng hộ của Mỹ đối với các cuộc biểu tình đã “cấu thành hành vi vi phạm luật pháp quốc tế và những quy tắc điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế”. “Mục đích thực sự của họ là thừa nước đục thả câu, sử dụng Hong Kong để gây rắc rối và kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc bằng mọi cách có thể”. Quan chức này cho rằng việc Mỹ thúc đẩy thông qua Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong là “sự biện minh cho hành vi can thiệp vào quốc gia khác” và là “minh chứng cho sự bá quyền”; đồng thời cảnh báo nếu dự luật được thông qua “sẽ làm suy yếu niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế ở Hong Kong và các bên liên quan, bao gồm cả doanh nghiệp Mỹ, sẽ bị ảnh hưởng”.
Đạo luật Chính sách nhân quyền Duy Ngô Nhĩ 2019
Thượng viện Mỹ (11/9) đã thông qua một dự luật về các vấn đề nhân quyền tại Tân Cương. Dự luật nói trên được khởi xướng bởi Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio và Thượng nghị sĩ Dân chủ Robert Menedez, còn cần được Hạ viện thông qua trước khi chuyển tới Tổng thống Donald Trump ký thành luật chính thức.
Dự luật “Đạo luật Chính sách nhân quyền Duy Ngô Nhĩ 2019”, yêu cầu chính phủ Mỹ tích cực gây áp lực lên Liên Hợp Quốc và các tòa án quốc tế khác phải hành động về vấn đề nhân quyền tại Tân Cương và kêu gọi Bộ Thương mại Mỹ xem xét trừng phạt các quan chức chính quyền và các cá nhân chịu trách nhiệm thành lập và duy trì các “trung tâm đào tạo” ở vùng lãnh thổ cực tây của Trung Quốc. Ngoài ra, dự luật cũng yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ công bố đánh giá hằng năm về quy mô và điều kiện của các “trung tâm đào tạo” Tân Cương nhằm giúp các quan chức quyết định mức độ nghiêm trọng của việc thi hành các lệnh trừng phạt hoặc lên án Bắc Kinh. Dự luật được coi là sản phẩm thể hiện sự đồng thuận lưỡng đảng ngày càng tiến bộ tại Quốc hội Mỹ về việc phản đối Trung Quốc về vấn đề nhân nhân quyền. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo nó sẽ chỉ mang tính biểu tượng nếu bên hành pháp không thực hiện các đề xuất của mình.
Phản ứng trước động thái trên của Thượng viện Mỹ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc (12/9) đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng “đây không phải là lần đầu tiên các quan chức Mỹ chỉ trích một cách bừa bãi chính sách của Trung Quốc về Tân Cương trong sự coi thường sự thật. Đó là sự can thiệp trắng trợn vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc và chúng tôi phản đối và kiên quyết phản đối. Việc thành lập các trung tâm cải tạo tại Tân Cương hoàn toàn hợp pháp, nhằm mục đích cứu những người bị lừa dối hoặc thậm chí đã gia nhập lực lượng khủng bố và phạm tội nhẹ để giúp họ thoát khỏi tư tưởng cực đoan”. Ngoài ra bà Oánh còn chi trích các quan chức Mỹ “không quan tâm đến sự thật, bôi nhọ và chỉ trích tình hình nhân quyền ở Tân Cương và chính sách của Trung Quốc và cho rằng “sự can thiệp trắng trợn như vậy vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc sẽ chỉ khiến người dân Trung Quốc trở nên phẫn nộ hơn”. Theo bà Hoa Xuân Oánh, “Trung Quốc kêu gọi phía Mỹ hãy tôn trọng sự thật, hãy lý trí trở lại, loại bỏ tư duy chiến tranh lạnh, ngừng lấy các vấn đề liên quan tới Tân Cương như một cái cớ để can thiệp vào các công việc nội bộ của Trung Quốc, và chấm dứt ngay việc thúc đẩy dự luật này trở thành luật để tránh gây tổn hại cho mối quan hệ tổng thể giữa Trung Quốc và Mỹ”.
http://biendong.net/bien-dong/30730-tu-an-ninh-den-nhan-quyen-gioi-chuc-my-lien-tuc-dua-ra-cac-du-luat-ngan-chan-hoat-dong-phi-phap-cua-tq.html

Tổng thống Trump quyết định

bỏ rơi đồng minh người Kurd tại Syria

Vào sáng Thứ Hai 7 tháng 10, qua một tin nhắn, tổng thống Trump  đã chính thức phủi tay trách nhiệm, tuyên bố quân đội Hoa Kỳ sẽ rút khỏi phía Bắc Syria, và để cho quân Thổ Nhĩ Kỳ có thể tấn công đồng minh của Mỹ là lực lượng người Kurd YPG, từng sát cánh với Hoa Kỳ tiêu diệt phiến quân ISIS.
Tổng thống Trump cho rằng Hoa Kỳ đã phải gánh vác trách nhiệm quá lớn trong việc chiến đấu với ISIS. Ông chỉ trích các nước Phương Tây đã không gởi quân tới  Syria, khiến trách đồng minh người Kurd đã ngốn nhiều tiền của, khí cụ của Hoa Kỳ.
Trong một cuộc điện đàm vào hôm Chủ Nhật (6/10), tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thảo luận về kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc thành lập một “vùng an toàn” ở phía đông sông Euphrates tại Syria. Nhưng Tòa Bạch Ốc cho biết các lực lượng của Hoa Kỳ sẽ không tham gia.
Sau cuộc điện đàm này, văn phòng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ông Erdogan và tổng thống Donald Trump đồng ý gặp nhau ở Washington vào tháng tới, theo lời mời của tổng thống Hoa Kỳ. Cuộc điện đàm này được thực hiện một ngày sau khi ông Erdogan tuyên bố rằng một cuộc tấn công quân sự vào vùng đông bắc Syria sắp xảy ra.
Ankara đã cáo buộc Washington trì hoãn các nỗ lực để cùng nhau thiết lập một “vùng an toàn” tại đó. Văn phòng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, trong cuộc điện đàm, ông Erdogan bày tỏ sự thất vọng trước thất bại của các viên chức quân đội và an ninh Hoa Kỳ trong việc thực hiện thỏa thuận giữa hai nước. Ông Erdogan nhắc lại sự cần thiết của vùng an toàn để loại bỏ các mối đe dọa từ lực lượng dân quân YPG người Kurd ở Syria, mà Ankara xem là một tổ chức khủng bố, và tạo điều kiện cần thiết để hồi hương người tị nạn Syria.
YPG từng là đồng minh của Hoa Kỳ. Thêm một lần nữa, Hoa Kỳ lại quyết định bỏ rơi đồng minh, điều họ đã từng làm với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Lần gần đây nhất là trong tháng 9 vừa qua, tổng thống Trump quyết định bỏ rơi chính phủ Afghanistan để đàm phán trực tiếp với Taliban, vì muốn mau chóng rút Hoa Kỳ ra khỏi cuộc chiến tại Afghanistan. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-quyet-dinh-bo-roi-dong-minh-hoa-ky-tai-syria-ypg/

TT Trump: ‘Bà Pelosi có thể phạm tội phản quốc’

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đang bị áp lực khi đảng Dân chủ theo đuổi một cuộc điều tra luận tội ông, vào tối 06/10 lên tiếng đả kích lãnh đạo phe Dân chủ, nói rằng Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi có thể phạm tội phản quốc, theo Reuters.
“Bà Nancy Pelosi từng biết tất cả những lời dối trá của lão Adam Schiff Gian xảo và những vụ lừa đảo lớn đối với Quốc hội và người dân Mỹ,” ông Trump nói trên Twitter, đề cập đến Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, ông Adam Schiff.
Tổng thống Trump đã tấn công ông Schiff vì đã lên án cuộc điện đàm của ông với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Trong cuộc điện đàm ngày 25/07, ông Trump đã ép ông Zelenskiy điều tra về cựu phó tổng thống Hoa Kỳ và đồng thời cũng ứng cử viên tổng thống hiện tại của đảng Dân chủ là Joe Biden và con trai ông, Hunter, theo một bản tóm tắt ghi lại cuộc gọi do chính quyền của ông Trump đưa ra.
Đảng Dân chủ cho rằng nỗ lực của ông Trump là một sự lạm dụng quyền lực để thu thập thông tin xấu về đối thủ chính trị.
Một phát ngôn viên của Ủy ban Tình báo Hạ viện, do ông Adam Schiff làm chủ tịch, đã thừa nhận tuần trước rằng người tố giác đã tiếp cận ủy ban để được hướng dẫn trước khi nộp đơn khiếu nại về những nỗ lực của ông Trump nhằm thúc đẩy Ukraine theo đuổi một cuộc điều tra nhà Biden, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy ông Schiff hoặc ủy ban đã giúp soạn thảo đơn khiếu nại, theo Reuters.
Ông Trump đã đề cập đến cả cáo buộc của ông Schiff về cuộc gọi của ông với ông Zelenskiy và cách người tố giác tiếp cận Ủy ban Tình báo Hạ viện trong email của ông nhắm vào bà Pelosi.
“Điều này khiến Nancy lo lắng (ý nói bà Pelosi), cũng như ông Liddle Adam Schiff, đã phạm phải những Tội ác Nghiêm trọng, và thậm chí phạm tội Phản quốc,” ông Trump viết trên Twitter.
“Tôi cho rằng điều này đồng nghĩa với việc họ, cùng với tất cả những kẻ ‘Thông đồng’ xấu xa khác, phải bị luận tội ngay lập tức!” ông nói thêm.
Trong khi đó, liên quan đến tiến trình điều tra luận tội ông Trump, một số nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã được triệu tập đến Điện Capitol để điều trần trong tuần này, theo Reuters.
Trong số những người được yêu cầu tới có ông Gordon Sondland, đại sứ Mỹ tại Liên minh châu Âu, người có liên quan đến nỗ lực khiến Ukraine mở cuộc điều tra, và bà Masha Yovanovitch, người vừa đột ngột từ chức đại sứ Mỹ tại Ukraine hồi tháng 5 sau khi những người ủng hộ Trump nghi vấn sự trung thành của bà với tổng thống.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-ba-pelosi-co-the-bi-toi-phan-quoc/5113734.html

Điều tra về Donald Trump :

Người « báo động » thứ hai lên tiếng

Tú Anh
Thêm tin xấu cho Donald Trump trong cuộc điều tra theo thủ tục phế tổng thống: Một nhân viên tình báo thứ hai sẵn sàng làm nhân chứng tố cáo chủ nhân Nhà Trắng lạm dụng thẩm quyền đối ngoại để phục vụ lợi ích cá nhân, đánh phá đối thủ chính trị Joe Biden. Luật sư Mark Zaid, thuộc văn phòng luật sư đại diện cho nhóm « báo động » xác nhận thông tin này.
Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki tường thuật :
“Thêm một người nữa, người thứ hai, biết được cách hành xử của tổng thống Donald Trump đối với đồng nhiệm Ukraina. Theo báo chí Mỹ, nhân viên này là một trong nhóm các viên chức đang được tổng thanh tra chính phủ thẩm vấn để đối chứng với lời tố giác của nhân chứng thứ nhất.
Theo văn phòng luật sư đại diện cho các nhân viên tình báo liên hệ, người báo động thứ hai cũng là người « trực tiếp » chứng kiến cuộc điện đàm giữa tổng thống Donald Trump và đồng nhiệm Ukraina,Volodymyr Zelensky.
Nhân chứng thứ hai này làm cho lập luận tự vệ của tổng thống Donald Trump, cáo buộc nhân chứng thứ nhất dựng chuyện nói dối, khó đứng vững.
Từ khi có diễn biến mới này, tổng thống Donald Trump liên tiếp phản công trên Twitter chống người báo động thứ hai, chống các luật sư, chống phe Dân Chủ và truyền thông. Một lần nữa, chủ nhân Nhà Trắng cho mình là nạn nhân của một chiến dịch ám muội.
Lập luận này ngay lập tức được mạng xã hội thân tổng thống Donald Trump cổ vũ rộng rãi.
Vụ tai tiếng này sẽ không dừng lại ở đây bởi vì có thể còn nhiều nhân chứng khác sắp lên tiếng.
Hôm Chủ Nhật, một trong những luật sư đại diện cho họ ngầm tiết lộ như thế.”
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191007-donald-trump-nguoi-bao-dong-thu-hai-len-tieng

Đàm phán Stockholm thất bại:

Donald Trump đã bị Bình Nhưỡng đánh lừa ?

Minh Anh
Đàm phán giữa Washington và Bình Nhưỡng về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên lại rơi vào bế tắc. Thứ Bảy, 05/10/2019, tại Stockholm, Bắc Triều Tiên bất ngờ thông báo ngưng đàm phán với Mỹ sau 8 tiếng thương lượng.
Sau hai thất bại liên tiếp, thượng đỉnh Hà Nội (2/2019) và đàm phán Stockholm (05/10/2019), có một câu hỏi được đặt ra : Phải chăng tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị Bình Nhưỡng đánh lừa ?
Sau cuộc đàm phán ở thủ đô Thụy Điển, có một điều chắc chắn là nước Mỹ bị biến thành trò hề, bị nhạo báng. Bởi vì Bắc Triều Tiên đang « ăn miếng trả miếng » với Hoa Kỳ. Tại Hà Nội, Donald Trump đã làm cho Kim Jong Un ngỡ ngàng, cảm thấy bị « mất mặt » khi nguyên thủ Mỹ bất ngờ « rời bàn đàm phán ». Lần này, đến lượt đặc sứ Bắc Triều Tiên Kim Myong Gil đã làm cho đồng nhiệm Mỹ, Stephen Biegun, không kịp trở tay khi đột ngột « rời bàn đàm phán ».
Không những thế, Bình Nhưỡng đến với cuộc đàm phán trong thế « khó nuốt », sẵn sàng « nã pháo » Washington. Từ việc muốn đàm phán với Mỹ không cần điều kiện tiên quyết, Bắc Triều Tiên nay chuyển sang thế chủ động, thương lượng có điều kiện. Chế độ họ Kim tuyên bố chỉ ngồi lại vào bàn đàm phán chừng nào Hoa Kỳ « chấm dứt thái độ thù nghịch ».
Theo nhận định của giới chuyên gia, được tờ Le Figaro trích dẫn, cách biệt quan điểm giữa hai nước còn quá lớn. Sự việc cho thấy rõ « Bình Nhưỡng không có ý định phi hạt nhân hóa. Bắc Triều Tiên muốn được nhìn nhận như là một cường quốc hạt nhân. Do đó, (chiến thuật của Bình Nhưỡng là) được ăn cả ngã về không. Trong một chừng mực nào đó, họ sẵn sàng thương lượng về việc kiểm soát vũ khí », theo như phân tích của chuyên gia Mason Richey, đại học Hankuk tại Seoul.
Về phần mình, ông Corentin Sellin, giáo sư sử học, chuyên nghiên cứu về Hoa Kỳ, trên mạng xã hội Twitter cho rằng chính sách ngoại giao kiểu Donald Trump, mà ông thường ca tụng đã phá sản. Sau mười tám tháng với những cuộc gặp thượng đỉnh ầm ĩ, Hoa Kỳ đã đạt được gì từ Bắc Triều Tiên ? Không được gì cả, thậm chí tệ hơn. Không những tình thế không thay đổi mà chế độ Kim Jong Un còn có thêm thời gian để hoàn thiện hơn nữa công nghệ chế tạo tên lửa đạn đạo.
Thất bại này có lẽ sẽ là một vố đau mới cho Donald Trump, hiện đang trong tâm bão vụ tai tiếng « Ukrainegate ». Sai lầm này phải chăng là do ông và dàn cố vấn đã đánh giá thấp đối thủ, khi cho rằng Bình Nhưỡng chỉ đánh lừa Washington, để được ngồi lại vào bàn đàm phán với hy vọng có được một số nhượng bộ mong giảm nhẹ các lệnh trừng phạt đang đè nặng nền kinh tế đất nước ?
Hay đó là do nỗi ám ảnh tái tranh cử tổng thống đã làm cho Donald Trump trở nên mù quáng, không nghe lời khuyên của các chuyên gia và vội vã chấp nhận đàm phán với Bắc Triều Tiên ? Hệ quả sắp tới có lẽ ai cũng đoán được. Bắc Triều Tiên sẽ bổn cũ soạn lại. Thế giới lại chuẩn bị chứng kiến « vũ khínguyên tử và các tên lửa đạn đạo » của Bình Nhưỡng thay vì « Lửa và cơn cuồng nộ » của Donald Trump.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191007-dam-phan-stockholm-that-bai-donald-trump-bi-danh-lua

Nobel Y-học 2019:

Ba nhà nghiên cứu ung thư Mỹ, Anh được ân thưởng

Tú Anh
Nobel Y học mở đầu mùa Nobel 2019. Vào lúc 11 giờ sáng thứ Hai 07/10/2019, Ủy ban Nobel của Viện Karolinska, Stockholm, Thụy Điển, thông báo tên tuổi của ba vị khôi nguyên, gồm hai nhà nghiên cứu người Mỹ, William Kaelin và Gregg Semenza. Người thứ ba là đồng nghiệp người Anh Peter Ratcliff. Công trình được giải nghiên cứu về cơ chế vận hành của tế bào, khi tiếp nhận dưỡng khí Oxy, mở đường tìm liệu pháp trị ung thư hiệu quả hơn.
Theo thông báo của Ủy ban Nobel Y học, từ nhiều thế kỷ qua, tầm quan trọng cơ bản của Oxy đã rõ. Tuy nhiên, tiến trình thích nghi của một tế bào trong môi trường ít hay nhiều Oxy vẫn là một ẩn số cho đến khi được ba nhà khoa học Mỹ và Anh khám phá và giải thích.
Cơ chế vận hành cho phép các tế bào thích nghi với lượng Oxy do máu mang đến cơ quan cũng có liên quan nhân quả với sự xuất hiện của khối u. Đặc biệt là trong trường hợp ung thư gan, tế bào ung thư sinh sôi nẩy nở rất nhanh, tiêu thụ rất nhiều năng lượng, đốt cháy tất cả phân tử Oxy trong buồng gan.
Nhờ khám phá của ba nhà nghiên cứu William Kaelin, Gregg Semenza và Peter Ratcliff, trong thời gian qua, nhiều trường y khoa và viện bào chế dược phẩm trên thế giới tập trung nỗ lực chế tạo thuốc có khả năng can thiệp vào các giai đoạn khác nhau của tiến trình gây ung bứu, hoặc kích thích hoặc ngăn chận lại cơ chế tiếp nhận, tiêu thụ Oxy.
William Kaelin làm việc tại Đại Học Y Khoa Howard Hughes. Gregg Semenza là chuyên gia về mạch máu và tế bào học đại học Jonhn Hopkins, Hoa Kỳ. Còn giáo sư người Anh Peter Ratcliff là giám đốc nghiên cứu lâm sàng, đại học Francis Crrick và đại học Oxford, Luân Đôn.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191007-oknobel-y-hoc-2019-ba-nha-nghien-cuu-ung-thu-my-anh-duoc-an-thuong

Thủ tướng Anh Boris Johnson thách thức nữ hoàng sa thải

Tin từ London, Anh Quốc — Tờ Sunday Times dẫn lời các phụ tá cao cấp của Thủ tướng Anh Quốc Boris Johnson cho biết, thủ tướng sẵn sàng để thách thức Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị cách chức ông thay vì ông tự từ chức, khi ông đang cố gắng thúc đẩy Brexit trước hạn chót ngày 31/10 năm nay.
Tờ Sunday Times còn cho biết, ông Johnson sẽ không từ bỏ dù các đề nghị Brexit của ông bị Liên minh châu Âu từ chối, thậm chí ngay cả khi các thành viên của Nghị viện Anh tuyên bố không tin tưởng vào chính phủ của ông, và đồng ý để cho một thủ tướng khác thay thế ông.
Việc không đạt được thỏa thuận sẽ đặt Anh vào một cuộc tranh chấp hiến pháp. Ông Johnson từng hứa sẽ rút nước này ra khỏi EU vào ngày 31 tháng 10 cho dù các cuộc đàm phán có thành công hay không, trong khi Nghị viện lại đưa ra luật để ngăn chặn ông đưa Anh ra khỏi khối châu Âu mà không đạt được thỏa thuận rút.
Một thành viên cao cấp trong đảng bảo thủ cho hay rằng, trừ khi cảnh sát xuất hiện với lệnh bắt giữ thủ tướng, còn không ông Johnson chắc chắn sẽ không ra đi. Lần cuối cùng quốc vương Anh sa thải thủ tướng là vào năm 1834. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/thu-tuong-anh-boris-johnson-thach-thuc-nu-hoang-sa-thai/

‘‘Hội Nghị Công Dân vì Khí Hậu’’:

Paris hy vọng tìm lối thoát nhờ sức dân

Trọng Thành
Khủng hoảng Khí hậu – Sinh thái là thách thức số một của nhân loại. Không có sự tham gia chủ động và rộng rãi của người dân, các biện pháp của chính phủ rất khó hóa giải được thách thức khổng lồ này. Sau khủng hoảng Áo Vàng chưa từng có cuối 2018, đầu 2019, Paris quyết định mở đường để công dân tham gia trực tiếp vào tiến trình xây dựng giải pháp, không thông qua chính phủ (1). ‘‘Hội Nghị Công Dân vì Khí Hậu’’ là niềm tin đặt vào xã hội dân sự – công dân, với sự hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, tiến trình dân chủ “trực tiếp” chưa từng có này cũng gây không ít hoài nghi.
1 – Vì sao chính quyền Pháp tổ chức Hội Nghị Công Dân vì Khí Hậu ?
Trong hai năm cầm quyền đầu tiên, tổng thống Pháp bị phê phán đã lơ là mục tiêu Khí hậu và Sinh thái. Đúng vào lúc phong trào ‘‘Áo Vàng’’ nổi lên, phản đối sắc thuế sinh thái ‘‘bất công’’ đánh vào xe hơi, tổng thống Macron đã quyết định lập một Ủy Ban Cấp Cao về Khí Hậu (HCC), ngày 27/11/2018. Quyết định thành lập Hội Nghị Công Dân vì Khí Hậu (Convention citoyenne pour le climat) được đưa ra sau đó, sau ba tháng Thảo luận toàn quốc để tìm lối thoát cho khủng hoảng xã hội ‘‘Áo Vàng’’, kết thúc hồi tháng 4/2019.
2 – Mục tiêu của “hội nghị Diên Hồng” vì Khí Hậu này là gì ?
Hội Nghị Công Dân vì Khí Hậu bao gồm 150 công dân tình nguyện – được lựa chọn qua thể thức bốc thăm (trong số 250.000 số điện thoại) – có trách nhiệm đưa ra các đề xuất cụ thể về tiến trình chuyển tiếp sang nền kinh tế sinh thái.
150 công dân tham gia Hội nghị này là một ‘‘nước Pháp thu nhỏ’’, với tỉ lệ đại diện cho toàn bộ dân cư Pháp về giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, nơi cư trú… Hội nghị diễn ra tại chính trụ sở của Hội Đồng Kinh Tế, Xã Hội và Môi Trường (CESE), Paris. Bản thân CESE – định chế có vai trò quan trọng các hoạt động lập pháp của Quốc Hội Pháp – bao gồm các đại diện của “xã hội dân sự” (giới chủ, nghiệp đoàn, hiệp hội).
Hội Nghị Công Dân vì Khí Hậu sẽ vạch ra các biện pháp cụ thể. Các biện pháp này sau đó sẽ được đưa ra Quốc Hội bỏ phiếu, hoặc thông qua trưng cầu dân ý, hoặc do chính phủ ban hành qua các quy định. Mục tiêu trọng tâm của hội nghị đặc biệt này là các biện pháp nhằm ‘‘giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ít nhất là 40%, trước năm 2030, so với năm 1990’’ và việc cắt giảm phải được thực thi ‘‘một cách công bằng’’.
Phát biểu tại buổi khai mạc hội nghị, ngày thứ Sáu 04/10/2019, thủ tướng Edouard Philippe nhấn mạnh hội nghị này là ‘‘một hình thức dân chủ tham gia chưa từng có’’ (tại Pháp) và ‘‘không hề có vùng cấm nào’’.
Báo Le Monde lưu ý, để tránh cho các nỗ lực chưa từng có này bị rơi vào quên lãng, các đề xuất của hội nghị công dân sẽ được chuyển thẳng đến Quốc Hội, hoặc đưa ra trưng cầu dân ý, không thông qua các can thiệp của chính phủ. Các đề xuất cũng sẽ được công khai hóa và chính quyền cũng sẽ phải trả lời một cách công khai.
Thủ tướng Pháp cũng nhấn mạnh đến khả năng của các công dân, mà ông gọi là ‘‘các chuyên gia của cuộc sống đời thường’’, trong việc đưa ra các giải pháp, độc lập với chính phủ, độc lập với các tập đoàn lợi ích. Không chỉ dừng lại ở mục tiêu tìm giải pháp cho vấn đề Khí hậu, Hội Nghị Công Dân vì Khí Hậu này còn là ‘‘một cơ hội quan trọng đối với nền dân chủ’’, bởi nó có thể ‘‘sáng tạo nên một nền sinh thái của toàn dân (une écologie populaire) với tất cả ý nghĩa cao quý nhất của cụm từ này’’.
Cụ thể là, 150 công dân tình nguyện sẽ làm việc về 5 chủ đề : đi lại, ở, ăn, tiêu thụ và công việc. Vấn đề thuế các-bon sẽ đặc biệt được chú trọng. Để có thể đưa ra các đề xuất có chất lượng, 150 công dân có điều kiện tiếp cận với giới chuyên gia, kinh tế gia, các nhà nghiên cứu về xã hội, chính trị. Danh sách các chuyên gia do một ủy ban của chính phủ – bảo đảm tính độc lập của tiến trình này – phụ trách. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các thành viên Hội Nghị Công Dân vì Khí Hậu có thể tham vấn bất cứ chuyên gia nào mà họ muốn, ngoài danh sách nói trên (2).
3 – Những người tham gia nhìn nhận ra sao về Hội Nghị Công Dân vì Khí Hậu này ?
Có hai quan điểm tương phản. Nhiều người tham dự hội nghị đặt niềm tin rất lớn vào tiến trình này. Trả lời Le Monde, bà Muriel Raulic, 47 tuổi, làm việc trong ngành sân khấu, đến từ Toulouse, ‘‘rất hài lòng’’ khi được tham gia vào Hội Nghị Công Dân vì Khí hậu, và hy vọng quan điểm bảo vệ môi trường của bà sẽ được lắng nghe. Trả lời RFI, chị Alexia, một sinh viên ngành sinh học, đặt nhiều hy vọng là hội nghị có thể “phá vỡ một số giới hạn hiện nay, do mọi người thường dè chừng các tập đoàn công nghiệp lớn”.
Ngược lại có một số người không mấy tin tưởng vào kết quả. Trả lời RFI, ông Pascal, 61 tuổi, một phi công, cho biết ông ‘‘hy vọng cuối cùng sẽ có một số đề xuất cụ thể, và sau đó các đề xuất này sẽ được chính phủ hiện nay xem xét. Nhưng vấn đề là họ có đủ phương tiện để thực thi, về mặt tài chính cũng như về mặt kỹ thuật, hay không ? Và về điều này thì tôi không dám chắc’’. Ông Jean-Claude Ledoux, 54 tuổi – sống tại Lot, làm việc trong lĩnh vực bất động sản, cho thuê xe hơi chạy điện – cũng tỏ ra khá hoài nghi, với câu hỏi ‘‘Liệu người ta có thực sự cần đến chúng tôi để biết là phải làm gì hay không ?’’. Ông tỏ ra bất lực trước tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay.
Nhiều người khác cho biết đến đây là để ‘‘học hỏi’’. Anh Grégoire Fraty, 31 tuổi, phụ trách đào tạo nghề trong một hiệp hội gần thành phố Caen, thừa nhận là ‘‘không thể hiểu được về vấn đề thuế các-bon, điều gì tốt, điều gì không’’. Bà Myriam Lassire, 48 tuổi, lái xe cho một cơ sở lọc dầu, đến từ tỉnh Rhones, cho biết rất lo ngại về tình trạng côn trùng biến mất và sản lượng nông nghiệp sụt giảm. Quan tâm trước hết của bà là các hành động ở cấp độ địa phương, trong đời sống hàng ngày, như hạn chế sử dụng xe hơi, phân loại rác thải, mua thực phẩm được sản xuất tại địa phương…
Nhìn chung, theo ghi nhận của Le Monde, mọi người đều trông đợi hội nghị này sẽ dẫn đến các ứng dụng mang tính cụ thể, ‘‘để nước Pháp có thể nêu gương, trước khi lên lớp người khác’’, như nhận định của anh Guillaume Robert, 23 tuổi, đảo Réunion, người đã lập ra trước đó một hiệp hội để nâng cao hiểu biết về môi trường trong giới học sinh.
Theo AFP, ông Thierry Pech, lãnh đạo quỹ bảo vệ môi trường Terre Nova và đồng chủ tịch ủy ban điều hành Hội Nghị Công Dân vì Khí Hậu (cơ quan có trách nhiệm bảo đảm tính độc lập của tiến trình) khẳng định : Hội nghị này là ‘‘một cơ hội để đạt được các tiến bộ trong hai chủ đề lớn, Dân chủ và Khí hậu’’ (3).
4 – Phản ứng của công luận Pháp ra sao ?
Tiến trình xây dựng các giải pháp một cách dân chủ trên toàn quốc và được sử dụng trực tiếp vào quá trình ra quyết định (tại Quốc Hội hoặc trưng cầu dân ý), với sự tham gia của những công dân bình thường này, lần đầu tiên được áp dụng tại Pháp.
Ở châu Âu cũng từng có một số kinh nghiệm. Được nói tới nhiều là trường hợp Ailen (với các cuộc trưng cầu dân ý về các đề xuất của công dân, về việc phá thai và công nhận hôn nhân đồng tính). Tuy nhiên, theo một chuyên gia về lĩnh vực “dân chủ tham gia”, thì tiến trình “Hội Nghị Công Dân vì Khí Hậu” đang diễn ra tại Pháp này có thể là một trắc nghiệm dân chủ quy mô chưa từng có, trên phạm vi toàn cầu (4).
Trong lúc nhiều người tỏ ra hoài nghi về khả năng 150 công dân – được lựa chọn ngẫu nhiên – có đủ khả năng đưa ra được các đề xuất có trọng lượng, theo AFP, nhiều tổ chức phi chính phủ cho rằng chính quyền lợi dụng một cơ chế, được gọi là có sự tham gia của công dân như vậy, để thoái thác trách nhiệm, đánh lạc hướng công luận. Tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace nhấn mạnh là không nên để cho việc khởi động tiến trình dân chủ để công dân tham gia thảo luận về Khí hậu này làm ‘‘quên đi thực tế là chính phủ đã liên tục cố tình không làm gì’’. Greenpeace cũng kêu gọi những người tham gia ‘‘vượt qua những giới hạn mà chính phủ áp đặt’’. Theo Greenpeace, mục tiêu mà chính phủ Pháp đề ra là quá thấp, để có thể đạt được cái đích ‘‘trung hòa về khí thải’’ (tức lượng khí thải phát ra và hấp thụ về là bằng không) vào cái ngưỡng năm 2050.
Trong một thông cáo được công bố trên trang mạng Reporterre, nhiều hiệp hội, trong đó có các thành viên của phong trào Nổi Dậy chống Hủy Diệt (Extinction Rebellion), lên án ‘‘các giải pháp vặt vãnh hay những lời hứa hẹn hão huyền và không bao giờ được tôn trọng chỉ phục vụ cho mục tiêu duy nhất (của chính quyền) là câu giờ’’.
Ngược lại, bà Laurence Tubiana – kinh tế gia và nhà ngoại giao, một kiến trúc sư của Hiệp định Khí hậu Paris 2015 mang tính lịch sử, và cũng là đồng chủ tịch của ủy ban điều hành Hội Nghị Công Dân vì Khí Hậu – đặt niềm tin vào tiến trình của Hội Nghị Công Dân vì Khí hậu, bởi theo bà, ‘‘xã hội hiện nay đã tiến bộ hơn rất nhiều như người ta vẫn nghĩ, tiến bộ hơn nhiều so với giới chính trị’’.
Tuy nhiên, người lãnh đạo Quỹ châu Âu về Khí hậu cũng thừa nhận, để có kết quả, các cuộc thảo luận tại Hội Nghị Công Dân vì Khí Hậu này phải “vượt qua được phạm vi chật hẹp của 150 công dân trực tiếp tham gia, để đến với toàn thể xã hội’’. Đây cũng chính là nguyện vọng của ông Zahra – một trong 150 thành viên Hội Nghị – đó là làm sao để các thông điệp liên quan đến Khí hậu tới được với dân cư khu phố khó khăn thành phố Metz, nơi ông sinh sống.
Ghi chú
1- Xem thêm Phong trào Áo Vàng Pháp : “Bùng nổ xã hội” đầu tiên vì vấn đề sinh thái, RFI, 05/12/2018, hay bài ‘‘Áo Vàng’’ : Pháp hoãn thuế carbone, Trump chế giễu Macron, RFI, 08/12/2019.
2 – Về các hoạt động của Hội Nghị Công Dân vì Khí Hậu, từ nay đến tháng Giêng 2020, mời tham khảo trên trang www.conventioncitoyennepourleclimat.fr.
3 – Xem thêm : “Sau phong trào Áo Vàng : Pháp cần một khế ước xã hội mới”, RFI, 10/12/2019.
4 – Phỏng vấn nhà xã hội học Loic Blondiaux trong bài “Convention citoyenne pour le climat : “Une expérience démocratique unique à l’échelle internationale”, Ouest-France, ngày 04/10/2019.
http://vi.rfi.fr/phap/20191007-hoi-nghi-cong-dan-khi-hau-paris-nho-suc-dan

Tấn công tin học: Các nhóm hacker Nhà nước,

mối họa lớn nhất

Minh Anh
Hai tập đoàn chế tạo vũ khí quốc phòng Thales (Pháp) và Verint (Israel) ngày 07/10/2019 công bố niên bạ các nhóm tin tặc thế giới nguy hiểm nhất. Chiếm ngôi 10 nhóm tin tặc hoành hành dữ dội nhất là Nga và Trung Quốc. Việt Nam cũng lọt trong top 10.
Tập tài liệu năm nay đặc biệt ghi rõ các nhóm tin tặc Nhà nước là mối đe dọa đáng lo nhất. Tổng cộng có 66 nhóm tin tặc được thống kê trong vòng 10 năm gần đây. Mục tiêu tấn công của những nhóm này là chính phủ và các ngành quốc phòng (chiếm một nửa số các vụ tin tặc), tài chính (hơn 1/3), năng lượng (khoảng 10%).
Trong số 66 nhóm tin tặc có trình độ cao có tên trong niên bạ Who’s who về tội phạm mạng, thì có đến 49% bắt nguồn từ Nhà nước hay được Nhà nước hỗ trợ. Hoạt động của những nhóm tin tặc này chủ yếu nhằm mục đích dọ thám tin học, gây bất ổn chính trị hay phá hoại.
Những nhóm còn lại, chiếm khoảng 26% đều là những « nhà hoạt động hacker », đấu tranh vì tư tưởng cộng đồng, tôn giáo, chính trị. 20% còn lại là tin tặc tội phạm, có động cơ hoạt động vì lợi nhuận, và hoạt động khủng bố chiếm 5%.
Theo niên bạ do Thales và Verint công bố, chiếm ngôi đầu bảng các tin tặc nguy hiểm nhất là Nga, có đến 4 nhóm trong số 10 nhóm hàng đầu, tiếp đến là Trung Quốc (3/10). Ông Ivan Fonterensky, có tham gia vào báo cáo này nhắc lại một sự cố ngoài khơi Indonesia cho biết là nhiều nhóm tin tặc Nga và Trung Quốc không ngần ngại cố tình để lộ nhằm chứng tỏ « trình độ công nghệ và sự hiện diện » của họ.
Đáng chú ý là trường hợp của Mỹ. Các nhà điều tra nhận thấy tin tặc Mỹ tỏ ra cực kỳ kín đáo và họ có rất ít thông tin về những nhóm này.
Niên bạ 2019 lưu ý thêm trong số 10 nhóm tin tặc nguy hiểm hàng đầu còn có một nhóm Việt Nam, một nhóm Iran … và một nhóm người Pháp, được đặt tên là Animal Farm hay ATK08.
AFP nêu rõ, báo cáo do Thales công bố được một nhóm chuyên gia kỹ thuật về các đe dọa trong lĩnh vực tin học thực hiện. Nhiệm vụ của cơ quan này là nhằm cung cấp các công cụ bảo vệ tin học do Thales rao bán.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191007-tan-cong-tin-hoc-cac-nhom-tin-tac-nha-nuoc-moi-hoa-lon-nhat

Paris : Nhà hát Châtelet mở cửa trở lại

Tuấn Thảo
Sau hơn hai năm đóng cửa trùng tu, nhà hát Châtelet vừa được khai trương trở lại, tiếp đón khán giả vào đầu mùa thu năm 2019. Chi phí công trình sửa chữa lên tới hơn 30 triệu euro, phần lớn do Tòa đô chính Paris đảm nhận, phần còn lại nhờ vào sự tài trợ của tập đoàn khách sạn Accor.
Trong giai đoạn cuối cùng của quá trình trùng tu, toàn bộ hệ thống điện cũng như các kỹ thuật sân khấu mới đã được lắp đặt lại. Sân khấu chính, phòng diễn tập hay trong hậu trường, các hệ thống chữa cháy, lò sưởi hay thông gió đã được làm lại đúng theo tiêu chuẩn an toàn thời nay. Nhà hát Châtelet được tân trang bên trong cũng như bên ngoài.
Các bức tượng thiên thần bằng đồng được dựng lại ở trên nóc nhà hát. Còn 4 bức tượng bằng đá trắng nguyên là 4 môn nghệ thuật được nhân cách hoá, đã từng biến mất vào đầu thế kỷ 20, cũng được khôi phục. Dựa vào những bức ảnh chụp lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Pháp, các nhà điêu khác đã tạc lại 4 bức tượng y hệt như thời nhà hát vừa được xây cất. Bốn pho tượng này là hiện thân của Nghệ thuật Múa, Âm Nhạc, Chính Kịch và Hài Kịch được dựng ngay ở mặt tiền nhà hát.
Trong hội trường với 2.000 chỗ ngồi và sân khấu lớn, trần nhà bằng kính chiếu sáng từ bên trong cũng như các chùm đèn thủy tinh, tất cả đã được tân trang, theo đúng phong cách thời Đệ Nhị Đế chế (Second Empire) dưới triều đại Napoléon Đệ Tam. Theo trưởng ban đặc trách công trình trùng tru, các kiến trúc sư đã muốn khôi phục lại phong cách tân cổ điển thế kỷ 19, khá đơn giản khi thoạt nhìn từ phía ngoài, nhưng nhiều chi tiết tỉ mỉ hoành tráng ở bên trong. Tóm lại, công trình sửa chữa đã khôi phục lại nét lộng lẫy rực rỡ của nhà hát Châtelet, rất gần với những gì họ đã thấy qua các tài liệu lưu trữ có từ thời nhà hát này mở cửa vào giữa thế kỷ 19.
Được hoàn tất vào năm 1862, Nhà hát Châtelet (Théâtre du Châtelet) đã ra đời cùng lúc với Nhà hát Thành phố (Théâtre de la Ville). Hoàng đế Napoleon Đệ Tam đã quyết định xây dựng hai nhà hát này để làm giảm nỗi bất bình của người dân Paris thời bấy giờ. Trong quá trình quy hoạch đô thị nhằm hiện đại hóa ‘‘Kinh đô Ánh sáng’’, nam tước Haussmann đã cho san bằng bảy nhà hát nhỏ nằm dọc đường Boulevard du Temple. Vào mùa xuân năm 1862, Théâtre du Châtelet đã được khánh thành với sự hiện diện của Hoàng hậu Eugénie, vợ của hoàng đế Napoléon III. Thuộc quyền sở hữu của Thành phố Paris, nhà hát Châtelet sau đó đã được đưa vào danh sách các Di sản Thế giới của UNESCO từ năm 1991.
Trái với các sân khấu khác ở thủ đô Paris, nhà hát Châtelet được điều khiển bởi một êkíp chứ không phải là một giám đốc duy nhất. Hai đồng giám đốc Ruth Mackenzie (người Anh) từng điều khiển liên hoan Holland Festival và Thomas Lauriot dit Prevost (người gốc Bỉ) từng là giám đốc Théâtre de la Monnaie ở Bruxelles, cùng đặt mục tiêu mở rộng các bộ môn nghệ thuật hầu phổ biến rộng rãi hơn đối với những thành phần (nhất là giới trẻ) vẫn còn xem kịch opéra hay múa ballet là những hình thức nghệ thuật nặng tính ‘‘hàn lâm’’.
Kể từ ngày được khai trương vào mùa thu 2019 cho tới mùa hè năm 2020, ban giám đốc bán 10.000 vé với giá 10€ cho giới trẻ dưới 25 tuổi. Bên cạnh đó, có 1.000 vé miễn phí sẽ đưựoc tặng cho các hiệp hội hay trường học có nhu cầu nhưng không có đủ phương tiện tài chính. Sáng kiến này do hiệp hội Robins des Bois đề xướng, chủ yếu để thu hút thêm giới trẻ, ngoài việc đi xem biểu diễn, họ còn được khuyến khích gia nhập các xưởng sáng tác nghệ thuật, phát huy năng khiếu qua việc tham gia vào quá trình sáng tạo.
Mục tiêu của ban giám đốc là tìm thế cân bằng trong việc giới thiệu các tài năng Pháp cũng như đến từ nước ngoài. Trong thời gian đầu, nhà hát chủ yếu chọn những tác phẩm đã từng thành công trên sân khấu này như vở múa đương đại của William Forsythe “A Quiet Evening of Dance” từng được giới phê bình tán thưởng tại Liên hoan Nghệ thuật múa Montpellier, nghệ sĩ Abd el Malik giới thiệu vở kịch “Les Justes” của văn hào Albert Camus, hay là vở nhạc kịch lừng danh Broadway “An American in Paris” (Một người Mỹ ở Paris) từng được biểu diễn tại Châtelet, nay chuẩn bị trở lại trên cùng một sân khấu ……
Trong cách dựng chương trình biểu diễn cho mùa 2019-2020, ban giám đốc thời nay đã muốn cho thấy họ vẫn trung thành với tính cách đa nghệ thuật của nhà hát Châtelet. Kể từ khi được xây dựng, Châtelet đã không bị ‘‘đóng khung’’ trong một hình thức biểu diễn. Nhiều vở kịch của các tác giả nổi tiếng như La Reine Margot của Alexandre Dumas, Germinal của Émile Zola hay Le Bossu của Paul Féval đã được dựng trên sân khấu nhà hát.
Đầu thế kỷ 20, nhà hát Châtelet đã giới thiệu với công chúng Pháp các tác phẩm của những nhạc sĩ đương thời như Georges Bizet, Camille Saint-Saëns, Jules Massenet, Maurice Ravel …. cũng như những nhà soạn nhạc cổ điển thời trước như Mendelssohn, Wagner, Liszt, Schumann, Brahms …. Ngoài là sân khấu yêu chuộng nhất của các đoàn múa ballet Nga, nhà hát này cũng đã từng gây scandal qua các tác phẩm táo bạo như “Le Martyre de Saint-Sébastien” của Gabriele D’Annunzio và Claude Debussy, hay là “Parade” của Jean Cocteau và Erik Satie. Cũng chính với một phiên bản mới của tác phẩm này, nhà hát Châtelet đã được khai trương trở lại.
Về phía ca nhạc, nhà hát Châltelet từng tiếp đón nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như diva quá cố người Mỹ Jessye Norman, đã nhiều lần dưng chân tại Paris trong các vòng lưu diễn châu Âu của bà. Ngoài ra còn
có hai đợt biểu diễn để đời của Barbara vào năm 1987 và 1993. Hình ảnh của phu nhân tóc huyền ngồi đàn trên sân khấu Châtelet từ đó đi vào lòng người mến mộ.
http://vi.rfi.fr/phap/20191007-paris-nha-hat-chatelet-mo-cua-tro-lai

Ukraina: Hàng ngàn người biểu tình

chống trao quyền tự trị cho miền đông

Trọng Nghĩa
Khoảng 10.000 người, trong đó có cả cựu tổng thống Ukraina Petro Poroshenko, đã xuống đường biểu tình ở trung tâm thủ đô Kiev, hôm qua 06/10/2019, để phản đối kế hoạch mở rộng quyền tự trị ở các vùng lãnh thổ ly khai, miền đông Ukraina. Phong trào phản đối bùng lên trong bối cảnh Kiev và Mátxcơva chuẩn bị một thượng đỉnh song phương.
Theo hãng tin Pháp AFP, đoàn người biểu tình đã tuần hành về phía quảng trường Maidan ở thủ đô Ukraina, vừa đi vừa hô khẩu hiệu « Không chấp nhận nhượng bộ », một số người cầm trên tay những biểu ngữ chỉ trích tổng thống Volodymyr Zelensky.
Người tiền nhiệm của ông Zelensky, cựu tổng thống Petro Poroshenko, đã nhập vào cuối đoàn biểu tình, trong lúc vài ngàn người đã tiếp tục tuần hành từ Quảng trường Maidan đến khu phủ tổng thống và trụ sở Nghị Viện. Trên Twitter, ông Poroshenko khẳng định rằng biểu tình cũng diễn ra tại 20 thành phố khác.
Phong trào phản đối tân tổng thống Ukraina bùng lên vào lúc ông Zelensky đang chuẩn bị một cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên với tổng thống Nga Vladimir Putin, mà một trong những mục tiêu là khôi phục tiến trình hòa bình để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài suốt 5 năm qua ở miền đông Ukraina.
Các nhà đàm phán Nga, Ukraina và lực lượng ly khai miền đông Ukraina trong tuần qua đã nhất trí về một lộ trình, dự trù trao một quy chế đặc biệt cho các vùng lãnh thổ ly khai, nếu họ tiến hành các cuộc bầu cử tự do và công bằng trong khuôn khổ Hiến Pháp Ukraine.
Tuy nhiên, phe chống tổng thống Zelensky sợ rằng ông sẽ bị tổng thống Putin ép buộc để có những nhượng bộ cho phép Nga duy trì quyền kiểm soát thực tế tại các khu vực đòi ly khai thân Nga ở miền đông Ukraina. Theo nhiều người biểu tình ở Maidan, việc chấp nhận trao quyền tự trị mở rộng cho các vùng Donetsk và Lugansk đồng nghĩa với hành động từ bỏ lợi ích của Ukraina.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191007-ukraina-hang-ngan-nguoi-bieu-tinh-chong-trao-quyen-tu-tri-cho-mien-dong

Tàu cá Bắc Triều Tiên đụng tàu tuần tra Nhật

Tú Anh
Một tàu đánh cá của Bắc Triều Tiên bị lật ngang sau khi chạm phải một tầu tuần tra của Nhật Bản. 20 thuyền viên Bắc Triều Tiên rơi xuống biển, không rõ số phận ra sao.
Theo thông tin từ Cơ quan Kiểm ngư Nhật Bản, tai nạn xảy ra vào ngày thứ Hai, 07/10/2019, trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật tại biển Nhật Bản. Chiếc tàu Bắc Triều Tiên bị lật ngang sau khi « đụng » tàu kiểm ngư của Nhật ở địa điểm 350 km, phía tây bắc bán đảo Noto, thuộc tỉnh Ishikawa.
Phía Nhật đã gửi máy bay và tàu cứu hộ đến nơi xảy ra tai nạn nhưng « chưa có chi tiết ». Phát ngôn viên lực lượng tuần duyên với báo chí như trên. Ông cho biết thêm « từ vài năm nay, trước hiện tượng tàu Bắc Triều Tiên thường xuyên xâm nhập đánh cá bất hợp pháp, tuần duyên Nhật Bản phải gia tăng hoạt động canh chừng trong khu vực ».
Tuần trước, hàng chục ngư dân Bắc Triều Tiên đánh cá lậu đã tấn công cảnh sát biển của Nga bằng dao, khi bị phát hiện.
Theo AFP, có ít nhất hai lý do giải thích lý do tàu cá Bắc Triều Tiên thường phiêu lưu qua vùng biển các nước láng giềng.
Thứ nhất là Bình Nhưỡng cho Trung Quốc thuê vùng đặc quyền kinh tế của mình làm ngư dân mất ngư trường truyền thống. Thứ hai là ra chỉ tiêu cao bắt buộc ngư dân Bắc Triều Tiên phải đạt được mỗi khi ra khơi.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191007-tau-ca-bac-trieu-tien-dung-tau-tuan-tra-nhat-ban

Truyền thông Nhật Bản lý giải

sức mạnh lực lượng Hải cảnh TQ tăng mạnh

Hãng tin Nikkei Asia Review cho biết, trong những năm gần đây, những vị trí lãnh đạo chủ chốt trong lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đang được thay thế bằng các sĩ quan Hải quân, cho rằng động thái này nhằm tăng cường năng lực “chấp pháp” và thể hiện tham vọng hiện diện vũ trang trong vùng tranh chấp.
Theo Nikkei Asia Review, Khi Trung Quốc (3/2013) tiến hành hợp nhất các đơn vị thực thi pháp luật hàng hải vào lực lượng Hải cảnh, ban lãnh đạo hải cảnh là sự pha trộn giữa các nhân viên dân sự và quân sự. Nhưng bây giờ các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong hải cảnh đều do các sĩ quan hải quân nắm giữ. Những thay đổi về nhân sự chủ chốt của hải cảnh được hoàn thành trong tháng 6/2019, khi một cựu sĩ quan hải quân được bổ nhiệm chỉ huy đơn vị Hải cảnh giám sát Biển Đông. Trước đó, một sĩ quan hải quân khác cũng được bổ nhiệm chỉ huy đơn vị hải cảnh giám sát biển Hoa Đông. Theo đó, tháng 12/2018, Chuẩn đô đốc Wang Zhongcai, Tư lệnh nhóm đặc nhiệm hộ tống số 26, Hạm đội Đông Hải được bổ nhiệm là Tư lệnh Hải cảnh, vị trí bị bỏ trống trong thời gian khá dài. Việc bổ nhiệm cho thấy sự ưu tiên của Bắc Kinh trong chiến lược sử dụng hải cảnh là thành phần chính trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển.
Nikkei Asia Review nhận định, nếu hải cảnh Trung Quốc trở thành một chi nhánh của lực lượng vũ trang với các tàu tuần tra được vũ trang mạnh, nó sẽ tạo ra thách thức lớn cho các lực lượng bảo vệ bờ biển khác khi thực hiện nhiệm vụ an ninh biên giới hàng hải bình thường. Theo thống kê của giới chức Nhật Bản, hoạt động xâm nhập của tàu hải cảnh Trung Quốc tăng từ một đến hai lần trong một tháng của năm 2018 lên đến 3 lần mỗi tháng trong năm 2019. Tính đến tháng 9, 98 tàu hải cảnh Trung Quốc đã xâm nhập lãnh hải Nhật Bản, so với 70 tàu của năm 2018.
Được biết, lực lượng Hải cảnh Trung Quốc (CCG) được thành lập tháng 03/2013, trên cơ sở tái cơ cấu Cục Hải dương Quốc gia, nhằm thống nhất chỉ huy các lực lượng “tuần tra, chấp pháp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông”, bao gồm các lực lượng: Hải giám (CMS), Hải cảnh (Cảnh sát biển của Cục quản lý biên phòng – BCD), Ngư chính (Cơ quan đảm bảo thực thi pháp luật Ngư nghiệp – FLEC), Tổng cục Hải quan và Cơ quan Hải dương Trung Quốc (GAC). Theo đó, các lực lượng này khi hoạt động ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đều phải lấy danh nghĩa Cảnh sát biển Trung Quốc và sẽ chịu sự “chỉ huy
nghiệp vụ” của Cục Cảnh sát biển thuộc Bộ Công an Trung Quốc và “quản lý hành chính” của Bộ Đất đai và Tài nguyên.
CCG được trang bị khoảng 164 tàu tuần tra, 10 máy bay các loại trong đó có ít nhất 1 trực thăng vận tải đa năng Mi-8, 2 máy bay cánh cố định Y-12 cùng một số trực thăng khác do Trung Quốc sản xuất. Hiện nay, Trung Quốc cũng đưa vào sử dụng các tàu tuần tra ngoài khơi có lượng giãn nước trên 10.000 tấn, 4 tàu tuần tra có lượng giãn nước 5.000 tấn, 4 tàu tuần tra có lượng giãn nước 4.000 tấn, 23 tàu tuần tra có lượng giãn nước 3.000 tấn, 10 tàu tuần tra có lượng giãn nước 1.500 tấn, 27 tàu tuần tra có lượng giãn nước 1.000 tấn.
Nhiệm vụ của CCG rất đa dạng, bao gồm: tuần tra vùng lãnh hải và lãnh thổ tranh chấp; chống buôn lậu, chống vi phạm chủ quyền; kiểm soát và kiểm tra tàu biển; đảm bảo an toàn và an ninh ven biển; nghiên cứu và khảo sát biển; tìm kiếm cứu nạn trên biển; bảo vệ thủy sản và các nguồn tài nguyên biển…
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đặc biệt chú trọng đầu tư, tăng cường năng lực cho CCG. Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (3/2017) quyết định, từ ngày 1/7/2018, Quân ủy trung ương Trung Quốc (CMC) sẽ thay Cục Hải dương quốc chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động của CCG. Việc điều chỉnh trên được Bắc Kinh tuyên truyền rằng ngoài việc thực thi chức năng, nhiệm vụ trước đây như “duy trì, chấp hành pháp luật trên biển, bao gồm triệt phá hoạt động phạm tội, vi phạm pháp luật trên biển, duy trì trị an và bảo vệ an ninh trên biển, bảo vệ sử dụng khai thác tài nguyên biển và môi trường sinh thái biển, quản lý nghề đánh bắt thủy sản, chống buôn lậu trên biển và hiệp đồng chỉ đạo công tác chấp pháp trên biển của các địa phương”, việc tái cơ cấu cũng sẽ “cho phép CCG tham gia nhiều hơn vào các cuộc diễn tập quân sự, hoạt động huấn luyện thường nhật với Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) và CCG cũng sẽ hợp tác hiệu quả hơn với lực lượng hải quân trong các trường hợp khẩn cấp, thậm chí là chiến tranh”. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ngô Khiêm cũng cho biết, sau khi gia nhập, CCG sẽ trở thành trung đoàn cảnh sát biển thuộc lực lượng cảnh sát vũ trang nhân dân Trung Quốc với tên gọi Cục cảnh sát biển. Thời gian tới, Trung Quốc sẽ tăng cường đầu tư, trang bị thêm cho CCG nhiều tàu tuần tra cớ lớn và máy bay trinh sát, cảnh báo hiện đại. Các tàu CCG cũng sẽ được trang bị thêm pháo mạnh, thay vì vòi rồng hay pháo nước và các nhân viên trên tàu có thể mang theo vũ khí tấn công.
Theo nhận định của giới truyền thông và chuyên gia, học giả quốc tế, Trung Quốc tăng cường năng lực chấp pháp cho CCG là nhằm: (1) Thứ nhất, Tập Cận Bình đang triển khai kế hoạch củng cố quyền lực và thâu tóm quyền lãnh đạo đối với tất cả lực lượng vũ trang Trung Quốc. Gia nhập lực lượng cảnh sát vũ trang đồng nghĩa CCG chính thức nằm dưới sự lãnh đạo trực tiếp của trung ương đảng và quân ủy trung ương Trung Quốc. Hiện ông Tập Cận Bình giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương, nắm quyền chỉ huy quân đội nên điều này có nghĩa là các lực lượng vũ trang đều sẽ nằm dưới sự chỉ hủy trực tiếp của ông Tập. Trong những năm qua, ông Tập Cận Bình cũng dần dần củng cố quyền lực đối với quân đội, bổ nhiệm nhiều người thân tín vào các vị trí chủ chốt trong lực lượng vũ trang. (2) Thứ hai, việc cơ cấu lại CCG khiến lực lượng này có chức năng như một cơ quan thực thi pháp luật. Nó sẽ góp phần củng cố chức năng, nhiệm vụ của CCG khi tiến hành các hoạt động phi pháp ở Biển Đông và Hoa Đông. Ngoài ra, việc sáp nhập sẽ khiến CCG được hải quân Trung Quốc hậu thuẫn khi tiến hành “tuần tra, giám sát” trên biển. (3) Thứ ba, việc tái cơ cấu cũng khiến hải quân Trung Quốc có thêm một số lượng lớn tàu chiến tham gia vào các hoạt động phi pháp ở Biển Đông và Hoa Đông. Đáng chú ý, Bắc Kinh tiến hành tái cơ cấu là muốn khi sử dụng các tàu của CCG thực thi “nhiệm vụ” trên biển ít bị cộng đồng quốc tế, đặc biệt là những nước trong khu vực lên tiếng phản đối, chỉ trích. (4) Thứ tư, với việc trang bị vũ khí tấn công cho nhân viên trên các tàu CCG, Trung Quốc đang trực tiếp răn đe, cảnh cáo tàu cá và ngư dân các nước “đừng có dại mà vào đánh bắt cá ở Biển Đông và Hoa Đông” và rằng Trung Quốc sẵn sàng nổ súng trấn áp người dân các nước. (5) Thứ năm, cùng với việc được vũ trang hóa, CCG của Trung Quốc sẽ đóng vai trò “người bảo kê” và đương nhiên, Bắc Kinh sẽ thu phí đối với tàu thuyền các nước khi qua lại trong khu vực. Ngoài những ý đồ trên, Trung Quốc thúc đẩy cải cách lực lượng CCG cũng nhằm tinh giảm biên chế, nâng cao hiệu quả hoạt động và thống nhất trong chỉ đạo, chỉ huy các chiến dịch “chấp pháp” trên biển.
Một số chuyên gia, học giả quốc tế cũng cho rằng việc CCG được đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của CMC đồng nghĩa lực lượng này sẽ có sự linh hoạt và quyền hành động mang tính quyết định ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Trong khi đó, bà Yun Sun, chuyên gia về Đông Á thuộc Trung tâm Stimson (Mỹ), cho rằng những cải cách của CCG giờ đây càng cho thấy rõ tham vọng quân sự hóa trên biển của Trung Quốc. Theo chuyên gia này, Bắc Kinh sẽ tăng cường năng lực cho CCG nhằm chống lại các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ trong khu vực.
Để đối phó với những hoạt động khiêu khích, trái phép của CCG, nhiều quốc gia quanh khu vực Biển Đông gần đây đã đầu tư phát triển sức mạnh của lực lượng cảnh sát biển để đối phó với những động thái phi pháp của Trung Quốc. Hải quân các nước Đông Nam Á đang tăng cường sức mạnh quân sự trên nhiều mặt để đối phó với các vụ việc căng thẳng trên Biển Đông và bảo quyền chủ quyền lãnh hải trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng các động thái bành trướng tại vùng biển này. Nhiều nước trong khu vực đã mua sắm các tàu mới với quy mô lớn hơn. Trước đây, lực lượng hải quân của các nước phần lớn chỉ sử dụng các tàu tuần tra và tàu tấn công nhanh để triển khai cho các chiến dịch ven biển. Còn bây giờ, các lực lượng hải quân đều trang bị các tàu chiến có tầm hoạt động xa hơn, kích cỡ lớn hơn, thông thường là các tàu hộ vệ hoặc tuần dương. Nhiều lực lượng hải quân trong khu vực cũng trang bị các tàu mới cho các hoạt động tác chiến xa bờ. Singapore đã tự thiết kế và đóng mới 4 tàu đổ bộ lớp Endurance, đồng thời đóng thêm một tàu cũng thuộc lớp này cho hải quân Thái Lan. Indonesia và Philippines cũng đều mua các tàu đổ bộ lớp Makassar do Hàn Quốc thiết kế, trong khi Thái Lan đang vận hành tàu sân bay duy nhất ở Đông Nam Á. Philippines gần đây đã tiếp nhận 10 tàu tuần tra dài 44m từ Nhật Bản.
Mặc dù xu hướng tăng cường sức mạnh của lực lượng hải quân các nước tại và xung quanh khu vực Biển Đông gây chú ý trong những năm gần đây, song lực lượng cảnh sát biển cũng được đánh giá đóng vai trò quan trọng không kém và được các nước đẩy mạnh phát triển. Các cuộc tuần tra của các lực lượng cảnh sát biển được tiến hành thường xuyên hơn và trong một số trường hợp trở nên cứng rắn hơn.
http://biendong.net/bien-dong/30727-truyen-thong-nhat-ban-ly-giai-suc-manh-luc-luong-hai-canh-tq-tang-manh.html

TQ cố tình theo đuổi yêu sách phi lý ở Biển Đông

Ông Koichi Oshima cho rằng, Trung Quốc biết những gì họ đang làm ở Biển Đông là sai trái nhưng vẫn cố tình làm để bành trướng trên Biển Đông.
Ông Koichi Oshima, Chủ tịch Hội hữu nghị Nhật-Việt tỉnh Fukuoka, thành viên Ban chấp hành Hội hữu nghị Nhật-Việt cho rằng hành vi Trung Quốc liên tục xâm phạm Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) trên Biển Đông trong thời gian gần đây là vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Theo ông Oshima, Trung Quốc hiểu rõ hành vi của mình là sai trái, tuy nhiên có lẽ Trung Quốc đang mưu đồ muốn biến khu vực không tranh chấp thành tranh chấp rồi từng bước xâm chiếm. Ý đồ này không có gì mới, và trên thực tế Trung Quốc đã làm nhiều năm nay. Đây đã trở thành chính sách bành trướng của Trung Quốc và họ coi là nhiệm vụ quan trọng của đất nước.
Ông Oshima nhận định: “Thời gian gần đây, Trung Quốc đang có mâu thuẫn thương mại nghiêm trọng với Mỹ. Cả thế giới quan tâm tới vấn đề này, bởi lẽ khi hai nền kinh tế lớn của thế giới bị ảnh hưởng thì các nền kinh tế khác cũng sẽ bị ảnh hưởng. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc tăng cường hành vi sai trái trên Biển Đông, tập trung vào khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nhằm thăm dò hành động của Mỹ và các nước liên quan đối với việc Trung Quốc làm, phân tán sự tập trung của Mỹ vào vấn đề thương mại, lật ngược lập trường của Tổng thống Mỹ trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. Đây cũng chỉ là một yếu tố, nhưng chúng ta cũng không thể loại trừ yếu tố này”.
Ông Oshima phân tích thêm rằng, như vậy, có thể Trung Quốc vẫn chưa dừng việc liên tục đưa tàu vào Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trong thời gian này. Vì thế, Việt Nam cần bình tĩnh, đưa ra được những biện pháp hiệu quả nhất, dựa trên luật pháp quốc tế và đặc biệt là tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế nhằm bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ.
http://biendong.net/bi-n-nong/30716-tq-co-tinh-theo-duoi-yeu-sach-phi-ly-o-bien-dong.html

Đài Loan: Trung Quốc là ”cường quyền”

ở Thái Bình Dương

Tú Anh
Tại Đài Bắc, ngày 07/10/2019, trong cuộc hội thảo về hợp tác giữa các nước Thái Bình Dương, ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp lên án Trung Quốc tiến hành một chính sách « bành trướng theo kiểu cường quyền », thiết lập căn cứ quân sự tại hai quốc đảo Salomon và Kiribati, sau khi quân sự hóa Biển Đông.
« Đài Loan được tin Trung Hoa lục địa muốn lập một đài ra-đa tại Kirabati và xây một quân cảng tại Salomon ». « Chiến lược lâu dài của Bắc Kinh là nhằm biến Nam Thái Bình Dương thành ao nhà thứ hai của Trung Quốc sau Biển Đông ».
Trên đây là tuyên bố của ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp tại cuộc hội thảo về hợp tác giữa các nước Thái Bình Dương có sự tham dự của trợ lý ngoại trưởng Mỹ Sandra Oudkirk, đại diện của các nước Úc, New Zealand và các quốc đảo Nam Thái Bình Dương.
Với nhận định này, ngoại trưởng Đài Loan kêu gọi Hoa Kỳ và các nước Nam Thái Bình Dương phải có phản ứng đừng để quá muộn. Cụ thể là phải mạnh mẽ chống lại các biện pháp của Bắc Kinh làm « giảm sự hiện diện của Đài Loan » trong vùng Thái Bình Dương.
Với hai quốc đảo Salomon và Kirabati vừa bỏ Đài Bắc để bang giao với Bắc Kinh, Đài Loan chỉ còn quan hệ với bốn đảo trong vùng là Palau, Marshall, Tuvalu và Nauru.
Theo Reuters, sự kiện trợ lý ngoại trưởng Mỹ Sandra Oudkirk tham dự hội thảo được xem là một nỗ lực của Washington gia tăng hỗ trợ Đài Loan. Tuy có quan hệ ngoại giao và thương mại quan trọng với Hoa lục và tuyên bố tôn trọng « nguyên tắc một nước Trung Hoa duy nhất » , Hoa Kỳ vẫn trợ giúp chính phủ Đài Loan về quân sự và đầu tư buôn bán.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191007-dai-loan-trung-quoc-la-cuong-quyen-o-thai-binh-duong

4 tập đoàn lớn của Đài Loan rút khỏi TQ,

Việt Nam được hưởng lợi

Bốn công ty sản xuất lớn của Đài Loan gồm: Tập đoàn Công nghệ Hon Hai, Inventec, Quanta Computer và Compal Electronics, đã hoặc đang bắt đầu kế hoạch rút khỏi Trung Quốc đại lục trong căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, Epoch Times đưa tin.
Bốn nhà sản xuất Đài Loan này hiện đang chiếm 40% thị phần thị trường sản xuất máy tính và điện thoại di động được xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Tờ “Liberty Times” trích dẫn tin tức tờ Bloomberg cho biết, do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, bốn đại gia công nghệ này đang bắt đầu kế hoạch rút khỏi Trung Quốc.
Foxconn của Hon Hai gần đây đã mở rộng nhà máy sản xuất của mình ở Ấn Độ để sản xuất các mẫu iPhone cũ, trong khi nhà máy ở Wisconsin, Hoa Kỳ sẽ sản xuất máy chủ (server) và linh kiện bảng điều khiển.
Inventec gần đây đã thông tin cho biết họ dự định cải tạo vùng đất trồng lan ở Việt Nam thành nhà máy, và một số dây chuyền sản xuất khác đã được chuyển đến Malaysia và Đào Viên ở Đài Loan.
Quanta Computer cũng quyết định quay trở lại Đào Viên để sản xuất các sản phẩm chủ lực và công ty tuyên bố sẽ thành lập một công ty con tại Thái Lan, đây được coi là động thái mở rộng thị trường Đông Nam Á đầu tiên của họ.
Còn Compal Computer quyết định chuyển một số dây chuyền sản xuất của mình trở lại Đào Viên hoặc về Việt Nam.
Những động thái này đều không có lợi cho chính quyền Trung Quốc, họ phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp ngày càng cao của người dân Trung Quốc, hơn nữa tỷ lệ tiêu dùng mua sắm của người Trung Quốc sẽ suy giảm, nền kinh tế Trung Quốc sẽ càng ngày càng tồi tệ hơn.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30721-4-tap-doan-lon-cua-dai-loan-rut-khoi-tq-viet-nam-duoc-huong-loi.html

Hồng Kông : Những người biểu tình đầu tiên

bị ra tòa về tội đeo mặt nạ

Trọng Nghĩa
Một số người biểu tình ủng hộ dân chủ Hồng Kông bị bắt trong những vụ xuống đường mới đây chống lệnh cấm đeo mặt nạ đã phải ra tòa vào hôm nay, 07/10/2019.
Trong ba ngày qua, nhiều cuộc biểu tình liên tiếp nổ ra tại Hồng Kông nhằm phản đối chính quyền của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga viện dẫn một đạo luật có từ thời thuộc Anh năm 1922 để ra lệnh cấm che mặt khi biểu tình.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, đã có hai người đầu tiên – một nam sinh viên và một phụ nữ 38 tuổi – bị một tòa án ở Hồng Kông truy tố về tội đeo mặt nạ, có thể bị đến 1 năm tù, bên cạnh tội danh tụ tập bất hợp pháp, có mức án tối đa ba năm tù. Cả hai đều được tại ngoại.
Bên ngoài tòa án, nhiều người biểu tình đã xếp hàng để chờ vào nghe xử, một số hô to các khẩu hiệu « Đeo mặt nạ không phải là một tội », « Luật cấm che mặt là luật bất công ». Nhiều người cho rằng cấm đeo mặt nạ chỉ là bước mở đầu cho một loạt lệnh « độc tài » khác sắp tới, mà sắp tới đây là thiết quân luật.
Sau khi trưởng đặc khu Hồng Kông loan báo lệnh cấm đeo mặt nạ, một nghị sĩ ủng hộ phong trào phản kháng đã nộp đơn kiện lên Tòa Án Tối Cao Hồng Kông.
Tuy nhiên, theo đặc phái viên RFI Vincent Souriau tại Hồng Kông, đơn kiện này đã bị bác vào hôm qua, 06/10/2019.
“Các nghị sĩ ủng hộ dân chủ đã thua keo đầu. Khi kiện lệnh cấm đeo mặt nạ theo thủ tục khẩn cấp, họ muốn ngăn chận việc áp dụng lệnh này trước khi văn bản được xem xét về mặt nội dung. Thế nhưng họ đã thất bại.
Theo một luật sư xin giấu tên đã theo dõi phiên tòa thì bên nguyên đơn cho rằng luật cấm mặt nạ hoàn toàn không cân xứng vì lẽ cảnh sát đã có quyền chận bắt bất kỳ ai khả nghi trên đường phố để yêu cầu người này trình giấy tờ. Nếu luật đã cho cảnh sát quyền này thì cần gì đến một luật mới.
Bên nguyên đơn còn lập luận rằng cũng có những người đeo mặt nạ tại các cuộc tụ tập vì họ sợ bị chủ nhân của họ nhận ra, sợ bị những cá nhân ủng hộ phe đối diện biết mặt, hoặc vì đủ mọi lý do khác. Vấn đề là lệnh cấm che mặt là một hành động hạn chế bừa bãi quyền tự do ngôn luận cơ bản.
Dẫu sao thì tiến trình kiện tụng chưa kết thúc, vì lẽ ngoài lệnh cấm đeo mặt nạ, tư pháp Hồng Kông còn phải xem xét việc liệu bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga có quyền áp dụng các biện pháp đàn áp dựa trên một văn bản rất cũ từ năm 1922 hay không.
Theo vị luật sư xin giấu tên thì bên nguyên đơn đã cho rằng sắc lệnh của lãnh đạo Hồng Kông « vi hiến » vì không phù hợp với cả Hiến Pháp lẫn các luật lệ hiện hành ở Hồng Kông. Hơn nữa, sắc lệnh về các biện pháp khẩn cấp còn cho phép trưởng đặc khu thông qua bất cứ điều gì nếu cho rằng tình hình đã trở nên khẩn cấp hoặc là trật tự công cộng bị xáo trộn. Điều đó có nghĩa là lấn vào quyền hạn của nghị viện, một điều không bình thường.
Có một dấu hiệu cho thấy Tòa Án Tối Cao Hồng Kông rất nhạy cảm với những lập luận này : Tòa sẽ nhanh chóng đưa ra phán quyết về nội dung của vụ việc, chậm nhất là vào cuối tháng 10.”
Lính Trung Quốc đồn trú tại Hồng Kông cảnh cáo người biểu tình
Cũng vào hôm qua, 06/10, lực lượng quân đội Trung Quốc đồn trú tại Hồng Kông đã có động thái cảnh cáo người biểu tình, dọa rằng họ có thể bị bắt giữ khi sử dụng đèn laser soi lên tường doanh trại của lực lượng này.
Theo hãng Reuters, một người lính Trung Quốc đã đứng trên nóc tòa nhà và giơ cao một lá cờ bên trên có viết bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Hoa hàng chữ lớn: « Cảnh cáo. Bạn đang vi phạm pháp luật. Bạn có thể bị truy tố ».
Phản ứng trên đây được đưa ra khi có hàng trăm người biểu tình chiếu đèn laser lên tường doanh trại quân đội Trung Quốc. Ngoài việc trương cờ cảnh cáo, lính Trung Quốc còn chiếu đèn xuống người biểu tình, đồng thời dùng ống nhòm và máy quay video để theo dõi.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191007-hong-kong-nhung-nguoi-bieu-tinh-dau-tien-bi-ra-toa-ve-toi-deo-mat-na

Đồn lính Trung Quốc ở Hong Kong

cảnh báo người biểu tình

Đồn lính Trung Quốc đóng ở Hong Kong đã cảnh báo người biểu tình hôm Chủ nhật 6/10 khi họ chiếu tia laser vào doanh trại quân đồn trú trong thành phố, theo Reuters.
Đây là lần ‘đối đầu’ trực tiếp đầu tiên của người biểu tình Hong Kong với lực lượng quân đội từ đại lục trong bốn tháng biểu tình chống chính phủ.
Hong Kong: Biểu tình ‘tăng vọt’ tiếp sau lệnh cấm đeo khẩu trang
Biểu tình Hong Kong: Một nhà báo bị bắn mù mắt
Hong Kong sau ‘một trong những ngày bạo động nhất’
Quân đồn trú của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc đóng ở quận Cửu Long, Hong Kong, cảnh báo một đám đông khoảng vài trăm người biểu tình rằng họ có thể bị bắt vì đã chiếu đèn laser vào binh lính và doanh trại quân đồn trú.
Một sĩ quan hét lên qua loa phóng thanh bằng tiếng Quảng Đông không sõi – ngôn ngữ chính của Hong Kong – “Quý vị sẽ phải lãnh hậu quả đấy!”
Cuộc đối đầu với lực lượng quân đội diễn ra sau khi các cuộc biểu tình có hàng chục ngàn người tham gia hôm Chủ Nhật 6/10 kết thúc trong bạo lực tại nhiều địa điểm trong thành phố.
Cảnh sát đã bắn đạn hơi cay vào người biểu tình để giải tán đám đông. Người biểu tình đáp trả bằng gạch và bom xăng.
Người biểu tình vẫn đeo khẩu trang và mặt nạ bất chấp lệnh cấm của thành phố được ban hành hôm thứ Sáu 4/10. Họ có thể sẽ bị lãnh tối đa một năm tù vì vi phạm lệnh cấm đeo mặt nạ.
Cảnh sát đã thực hiện các vụ bắt giữ đầu tiên theo luật mới, và giam giữ nhiều người. Cảnh sát buộc cổ tay họ bằng dây cáp và lột mặt nạ trước khi đưa họ lên xe buýt. Một số người biểu tình nằm co quắp trên mặt đất, cổ tay bị trói sau lưng, sau khi bị trấn áp bằng bình xịt hơi cay và dùi cui.
Mỹ thúc đẩy Đạo luật về dân chủ Hong Kong, TQ tức giận
Biểu tình Hong Kong: Cờ Trung Quốc bị giẫm đạp
“Luật cấm đeo mặt nạ chỉ làm bùng lên sự giận giữ của chúng tôi và nhiều người sẽ xuống đường,” Lee, một sinh viên đại học đeo mặt nạ màu xanh, cho biết hôm Chủ nhật.
“Chúng tôi không sợ luật mới, chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu. Chúng tôi sẽ chiến đấu cho chính nghĩa. Tôi đeo mặt nạ để nói với chính phủ rằng tôi không sợ sự chuyên chế.”
Các binh lính Trung Quốc đứng trên mái nhà của Doanh trại Quân Đồn trú ở quận Cửu Long, Hong Kong, đã giơ một tấm biển bằng tiếng Anh và tiếng Trung có dòng chữ: ”Cảnh báo. Bạn đang vi phạm pháp luật. Bạn có thể bị truy tố.”
Các binh sĩ trong đồng phục chiến đấu cũng chiếu đèn vào đám đông và sử dụng ống nhòm và máy ảnh để theo dõi người biểu tình.
Vào tháng Tám, Bắc Kinh đã chuyển hàng ngàn binh sĩ qua biên giới vào Hong Kong trong một động thái mà Tân Hoa Xã mô tả vào thời điểm đó là một cuộc luân chuyển quân đồn trú ‘thông thường’.
Nhưng quân đồn trú vẫn ở trong doanh trại kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu, khiến lực lượng cảnh sát Hong Kong phải đối phó với các cuộc biểu tình lớn và thường xuyên trở nên bạo lực.
Người đứng đầu lực lượng đồn trú cảnh báo rằng bạo động hoàn toàn ‘không thể chấp nhận được’.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49956629

HSBC cắt giảm 10,000 việc làm

trong tình hình thế giới tài chính đầy bất ổn

Vào hôm Chủ Nhật (6/10), tờ Financial Times đưa tin rằng ngân hàng HSBC đang lên kế hoạch cắt giảm tới 10,000 việc làm, khi Giám đốc điều hành tạm thời Noel Quinn tìm cách giảm chi phí trên khắp ngân hàng này.
Tờ báo trích dẫn hai nguồn tin trong cuộc, và cho biết kế hoạch này đại diện cho nỗ lực tham vọng nhất trong nhiều năm của công ty để cắt giảm chi phí. Họ cho biết việc cắt giảm sẽ tập trung chủ yếu vào các chức vụ được trả lương cao. Tờ Financial Times cho biết HSBC có thể tuyên bố bắt đầu đợt cắt giảm chi phí mới nhất và cắt giảm việc làm khi họ báo cáo kết quả tam cá nguyệt thứ ba vào cuối tháng này.
Ông Quinn trở thành CEO tạm thời vào tháng 8, sau khi ngân hàng công bố sự ra đi bất ngờ của ông John Flint, đồng thời cho biết rằng họ cần một sự thay đổi ở cấp lãnh đạo để đương đầu với “một môi trường toàn cầu đầy thách thức”. Vào tháng Tám, một nguồn tin trong cuộc thông báo với  Reuters rằng việc ông Flint ra đi là kết quả của sự khác biệt về quan điểm với chủ tịch Mark Tucker về nhiều chủ đề, bao gồm các phương pháp cắt giảm chi phí.
Việc cắt giảm này được bắt đầu thực hiện sau khi công ty tuyên bố sẽ sa thải khoảng 4,000 người trong năm nay, và đưa ra một triển vọng kinh doanh ảm đạm hơn. Nguyên nhân là do  cuộc chiến thương mại ngày càng trầm trọng giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ, một chu kỳ chính sách tiền tệ lỏng lẻo, cùng tình trạng bất ổn tại thị trường chính Hồng Kông, cũng như Brexit. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hsbc-cat-giam-10000-viec-lam-trong-tinh-hinh-the-gioi-tai-chinh-day-bat-on/

TQ sẽ ‘né’ các tranh chấp

trong chuyến thăm Ấn Độ của ông Tập?

Chuyên gia cho rằng, trong chuyến thăm Ấn Độ sắp tới, phía Trung Quốc sẽ không đề cập nhiều đến các tranh chấp căng thẳng lâu nay, thay vào đó sẽ đặt nặng vấn đề hợp tác.
Thông báo về chuyến viếng thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ được đưa ra trong vòng từ 24 đến 48 giờ tới.
Báo Ấn Độ đăng tải lời đại sứ VN về Biển Đông
Mỹ ‘dội gáo nước lạnh’ vào Trung Quốc trước Quốc khánh 70 năm
Bennet Murray: Việt Nam có ‘đồng minh’ mới trên Biển Đông?
Theo báo Ấn Độ The Indian Express, ông Tập Cận Bình có thể tới Ấn Độ dự hội nghị thượng đỉnh không chính thức với Thủ tướng Narendra Modi trong 5 ngày tới.
Tuy nhiên, Bắc Kinh hiện chưa chính thức xác nhận thông tin này.
Theo tờ báo trên, hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ gặp nhau tại Mamallapuram (quận Kancheepuram, thuộc bang Tamil Nadu) vào ngày 11-12/10.
Dự kiến, ông Tập sẽ đến Chennai thủ phủ bang này vào ngày 11/10 và rời đi vào ngày hôm sau.
Việc những chuyến thăm viếng giữa hai quốc gia này đến cận ngày như vậy mới được thông báo thực ra cũng không có gì đáng ngạc nhiên.
Như hồi tháng 4 năm 2018, thông báo về hội nghị thượng đỉnh không chính thức Vũ Hán giữa Thủ tướng Ấn Độ Modi và ông Tập được Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj công bố chỉ năm ngày trước khi hội nghị diễn ra.
Nhấn mạnh vào hợp tác kinh tế – văn hóa
Căng thẳng trong quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan gia tăng sau khi Ấn Độ hủy bỏ Điều 370, quy định về quy chế đặc biệt dành cho Kashmir, của Hiến pháp nước này.
Theo đó, từ cuối tháng Mười trở đi, Jammu và Kashmir sẽ không còn là một bang của Ấn Độ nữa. Bang này thành hai vùng lãnh thổ liên hiệp – Jammu và Kashmir, và Ladakh.
Các vùng lãnh thổ liên hiệp được chính quyền liên bang trao cho ít quyền tự trị hơn so với các bang, và phải chịu sự cai trị trực tiếp từ Delhi.
Ấn Độ đẩy chuyện Kashmir đến chỗ không thể vãn hồi?
Ấn Độ xóa bỏ quy chế đặc biệt của Kashmir
Hôm thứ Bảy, Ấn Độ đã phản ứng mạnh mẽ thông qua các kênh ngoại giao về những bình luận của Đại sứ Trung Quốc tại Pakistan, ông Yao Jing, liên quan đến vấn đề Kashmir.
Indian Express dẫn nhật báo The Express Tribune của Pakistan cho hay rằng, Đại sứ Yao Jing đã nói rằng Trung Quốc sẽ đứng về phía Pakistan trong việc giải quyết tranh chấp Kashmir.
Lâu nay, việc Trung Quốc tăng cường đầu tư vào khu vực Nam Á đi liền với dự án Vành đai và con đường, vốn đã gây lo ngại đáng kể từ Ấn Độ.
New Delhi phản đối Hành lang kinh tế Pakistan của Trung Quốc đi qua lãnh thổ Kashmir.
Các nhà quan sát cho rằng, hội nghị thượng đỉnh không chính thức lần này sẽ không đề cập nhiều đến những căng thẳng đang diễn ra.
Geeta Kochhar, nhà nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi, cho tờ South China Morning biết rằng, trong chuyến thăm của ông Tập sắp tới đến Ấn Độ, sẽ thảo luận cụ thể về quan hệ thương mại, gồm cả Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện – một hiệp định thương mại tự do được đề xuất gồm 16 quốc gia, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ – và Diễn đàn Bangladesh-Trung Quốc-Ấn Độ-Myanmar, một khối thương mại và đầu tư khu vực.
Bà nói rằng, tất nhiên hai bên sẽ có những thảo luận quanh các tranh chấp biên giới vì cả hai bên đều muốn giảm bớt sự đối đầu hoặc nguy cơ leo thang.
Nhưng việc gia tăng những kết nối văn hóa và lịch sử sẽ được chú trọng.
Bà cũng nhìn nhận rằng, sự lựa chọn địa điểm – một thành phố nổi tiếng với các di sản của đạo Hindu – cũng là chỉ dấu cho thấy hai nước sẽ nhấn mạnh nhiều hơn vào những mối liên hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc về các quan hệ văn hóa và lịch sử.
Việt Nam muốn Ấn Độ nêu ‎‎‎vấn đề tôn trọng Luật Biển
Trước chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, ông Phạm Sanh Châu từng phát biểu với truyền thông Ấn Độ rằng Việt Nam mong muốn Ấn Độ đưa vấn đề tôn trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) với Trung Quốc.
Tờ HinduStan Times trích lời Đại sứ Phạm Sanh Châu cho biết, Việt Nam sẽ nâng cao nhận thức về tình hình Biển Đông trong cuộc đối thoại an ninh hàng năm với Ấn Độ trong tháng này.
Trao đổi với ANI News, ông Châu nói rằng Việt Nam kêu gọi tất cả các quốc gia ngoài khu vực đóng góp cho hòa bình và an ninh trong khu vực và chúng tôi hoan nghênh sự đóng góp của bất kỳ quốc gia nào trong việc củng cố hòa bình và ổn định trong khu vực.
Báo Ấn Độ đăng tải lời đại sứ VN về Biển Đông
Tàu Hải Dương 8 rút đi, VN hoãn hội thảo về Bãi Tư Chính
Cá Voi Xanh: ‘ExxonMobil muốn gây sức ép lên chính phủ VN’
Ông Châu ca ngợi vai trò tích cực mà Ấn Độ đã đóng góp trong chuyện này và nói ông hy vọng ông Modi sẽ đến thăm Việt Nam vào năm tới.
Hà Nội từng nhiều lần kêu gọi New Delhi đóng vai trò của mình để xoa dịu căng thẳng ở Biển Đông.
Ấn Độ là một trong những quốc gia mà Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Việt Nam đang đặt nhiều kỳ vọng vào sự hỗ trợ của Ấn Độ qua cuộc đối thoại an ninh hàng năm dự kiến sẽ được tổ chức tại TP HCM trong tháng này.
“Chúng tôi hy vọng sẽ có thể trình bày không chỉ về an ninh của hai nước mà cả các vấn đề liên quan đến toàn khu vực, và đặc biệt, về tình hình hiện tại ở Biển Đông,” ông Châu nói.
Trước đó nữa, qua một văn bản công bố vào tháng 8, Ấn Độ tuyên bố “rất quan tâm đến hòa bình và ổn định của khu vực,” và kêu gọi sự tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển.
Quan tâm của Ấn Độ có thể một phần cũng có thể được giải thích là vì tất cả những vi phạm của Trung Quốc tại Biển Đông trong thời gian qua đều xảy ra gần vùng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ ONGC Videsh Ltd của Ấn Độ đang khai thác năng lượng.
Các tàu Trung Quốc đến gần cơ sở của ONGC Videsh Ltd nhất vào ngày 3 tháng 7.
Chủ đề liên quan
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49956897

Chính phủ TQ đang từng bước ‘thôn tính’

các công ty tư nhân

Suy thoái kinh tế và khủng hoảng tín dụng ở Trung Quốc ngày càng gia tăng, nhưng theo số liệu điều tra các công ty Trung Quốc của Fitch Ratings cho thấy, những công ty quốc doanh có chính phủ hậu thuẫn đã không ngừng mua lại các công ty tư nhân ở mức kỷ lục trong năm nay, Secret China đưa tin.
Nhiều bài báo hot trên Internet kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân rời khỏi thị trường, tạo thành xu hướng “quốc tiến dân lùi” (công ty quốc doanh phát triển, còn công ty tư nhân thì thoái lùi).
Xu hướng “quốc tiến dân lùi”
Vòng đàm phán thương mại Mỹ – Trung lần thứ 13 sẽ bắt đầu vào tuần tới. Cùng với sự gia tăng căng thẳng thương mại, suy thoái kinh tế và thắt chặt tín dụng của Trung Quốc, các doanh nghiệp nhà nước nhiều khả năng sẽ dễ dàng nhận được các chính sách và nguồn tín dụng hỗ trợ của chính phủ, trong khi các doanh nghiệp tư nhân sẽ đối diện với trùng trùng khó khăn.
Tờ Wall Street Journal trích dẫn số liệu báo cáo ngày 01/10 của Fitch Ratings cho thấy, những người thâu tóm công ty đều có gốc gác của chính phủ Trung Quốc, họ đã mua lại các doanh nghiệp tư nhân với tốc độ kỷ lục.
Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2019, những người thâu tóm đã mua lại cổ phần của 47 công ty tư nhân niêm yết, trong khi toàn năm ngoái, chỉ có 52 giao dịch như vậy.
Báo cáo cho rằng, đối với việc thu mua và nhập cổ phần các doanh nghiệp tư nhân là một trong những cách để các doanh nghiệp quốc doanh đạt được mục đích công khai ra mắt thị trường chứng khoán và mở rộng các kênh tài chính.
Chẳng hạn, doanh nhân tư nhân Hoàng Thủy Thọ đã bán 27,9% cổ phần của mình cho một doanh nghiệp nhà nước với giá 1,2 tỷ nhân dân tệ (hơn 3,896 tỷ đồng). Người mua công khai tuyên bố trong báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu rằng, một trong những lý do thu mua cổ phần là để mở rộng kênh tài chính.
Một số học giả đã chỉ ra rằng, sau khi các doanh nghiệp nhà nước “nuốt chửng” các doanh nghiệp tư nhân, họ có thể sẽ bắt chước theo mô hình quản lý kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước, từ đó làm suy yếu tiềm lực kinh tế Trung Quốc.
Ông Phàn Cương, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển Trung Quốc tỉnh Thẩm Quyến, cho biết tại Diễn đàn cấp cao phát triển Trung Quốc năm 2018, “Dù nguồn vốn nhà nước tương đối mạnh, nhưng một hiện tượng đáng lo ngại là sau khi các doanh nghiệp nhà nước thu mua cổ phần doanh nghiệp tư nhân, họ sẽ áp dụng phương pháp quản lý của mình, điều này không có lợi cho sự phát triển kinh tế tư hữu”.
 Mục đích thâu tóm là gì?
Vào ngày 20/9, website chính thức của chính quyền tỉnh Chiết Giang đã ban hành một văn bản, cho biết chính quyền thành phố Hàng Châu sẽ phân bổ 100 quan chức đại biểu đến 100 doanh nghiệp chủ chốt gồm Alibaba, Geely và Wahaha để làm “cầu nối” giữa chính phủ và doanh nghiệp, thực hiện “kế hoạch sản xuất mới” vừa được ra mắt tại Hàng Châu.
Bài báo phỏng đoán đây chỉ là “khúc nhạc dạo đầu” của chính phủ, tương lai không xa tất cả các doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc đều sẽ có một quan chức đại biểu.
Một bài viết phân tích trên Twitter cho rằng, mục đích việc thâm nhập cổ phần và cử quan chức đại diện của chính quyền Trung Quốc đó là:
1. Kiểm soát hoàn toàn hoạt động và tình hình tài chính của các doanh nghiệp tư nhân
2. Không cho phép các doanh nhân tư nhân có cơ hội chuyển nhượng quyền sở hữu vốn và sở hữu công ty cho người khác.
3. Đây là cách để các doanh nghiệp tư nhân nộp thêm thuế cho chính phủ
4. Để các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân liên doanh với nhau, điều này cuối cùng sẽ “bóp nghẹt” sự sáng tạo của các doanh nghiệp tư nhân.
Đồng thời, có báo cáo rằng chính quyền thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, đã bắt đầu thí điểm và tiếp quản tài chính các doanh nghiệp tư nhân, cho thấy dấu hiệu chính quyền Trung Quốc sẽ dần dần kiểm soát các công ty tư nhân trên toàn đại lục.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/30735-chinh-phu-tq-dang-tung-buoc-thon-tinh-cac-cong-ty-tu-nhan.html

Trung Quốc chỉ trích EU, Pháp

‘đạo đức giả’ về vấn đề Hong Kong

Hôm 07/10, Đại sứ quán Trung Quốc tại Paris đã chỉ trích mạnh mẽ phản ứng của Pháp và châu Âu về các cuộc biểu tình ở Hong Kong, gọi đó là hành động “đạo đức giả” và kêu gọi Paris hãy thể hiện sự đồng cảm với Bắc Kinh vì Pháp cũng trải qua các cuộc biểu tình bạo lực, theo Reuters.
“Chúng tôi bày tỏ sự bất đồng và sự khinh miệt sâu sắc đối với hành động giả nhân giả nghĩa của tuyên bố châu Âu và ý định đen tối của một số quốc gia liên quan đến Trung Quốc,” Đại sứ quán Trung Quốc nói trong một tuyên bố trên trang web.
Khi được hỏi phản ứng hôm 03/10, sau khi cảnh sát Hong Kong sử dụng đạn thật chống lại người biểu tình, Bộ Ngoại giao Pháp đã đề cập đến một tuyên bố từ Liên minh châu Âu (EU).
Tuyên bố đó kêu gọi các nhà chức trách thể hiện sự kiềm chế, phản ứng phù hợp với các cuộc biểu tình và tập trung vào một cuộc đối thoại chính trị để xoa dịu căng thẳng.
Các quan chức Pháp đã tìm cách kiềm chế phản ứng một cách thận trọng trong những tuần gần đây để tránh làm xấu đi mối quan hệ với Trung Quốc trước khi Tổng thống Emmanuel Macron bắt đầu chuyến công du bốn ngày đến Trung Quốc.
Tuyên bố hiếm hoi từ đại sứ quán Trung Quốc đã tìm cách phác thảo những nỗ lực của chính quyền trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng và mô tả các cuộc biểu tình ngày 1/10, trong đó cảnh sát dùng đạn thật như là một cái cớ để đáp trả người biểu tình mà họ cáo buộc đã gây bất ổn cho chính quyền trung ương.
“Liên minh châu Âu đã công khai tôn vinh những hành động lạm dụng của những kẻ gây bạo loạn, và đã bỏ qua các biện pháp tự vệ của cảnh sát Hong Kong nhằm bảo vệ mạng sống của họ trước những kẻ hung hăng,” Đại sứ quán Trung Quốc cho biết.
Tuyên bố còn nói rằng Pháp nên thể hiện sự đoàn kết, vì lực lượng cảnh sát của họ cũng đã trải qua các cuộc biểu tình bạo lực và phải chịu sự chỉ trích và lăng mạ liên tục từ một “nhóm người độc ác.”
“Trong những trường hợp này, chúng tôi đã thể hiện sự đồng cảm với Pháp. Hôm nay, chúng tôi muốn Pháp thể hiện tinh thần tương tự như đối với chúng tôi,” Đại sứ quán Trung Quốc nói trong tuyên bố.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-chi-trich-eu-phap-dao-duc-gia/5113603.html

TT Philippines thú nhận mắc bệnh « mắt to mắt nhỏ »

Trọng Nghĩa
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tiết lộ ông mắc chứng nhược cơ (myasthénia) tự miễn dịch, một chứng bệnh liên quan đến thần kinh, có thể biến chứng nghiêm trọng. Theo phủ tổng thống Philippines, ông Duterte còn cho biết là bệnh này -  gọi nôm na là bệnh « mắt to mắt nhỏ » – đã tác động lên mắt của ông.
Trong cuộc gặp gỡ cộng đồng người Philippines hôm 05/10/2019, nhân chuyến thăm Nga, ông Duterte xác nhận ông bị bệnh nhược cơ, và cho biết thêm : « Một mắt của tôi nhỏ hơn mắt còn lại, và nó tự xoay tròng… Đó là bệnh nhược cơ, một loại rối loạn (chức năng) thần kinh. Tôi bị di truyền từ ông nội tôi ».
Theo Viện Y Tế Quốc Gia Mỹ (NIH), bệnh nhược cơ gây nên tình trạng yếu cơ và có thể làm sụp mi mắt, giảm thị lực cũng như yếu cơ bắp, mỏi ngón tay. Có đến 20% người mắc bệnh này bị « lên cơn » khiến họ phải dùng máy trợ thở.
Ông Duterte không cho biết chi tiết về khả năng ông bị nặng nhẹ ra sao, trong lúc chính quyền thông tin rất ít về sức khỏe của tổng thống và thường xuyên khẳng định tình trạng của ông vẫn tốt.
Từ ngày lên làm tổng thống vào năm 2016, vấn đề sức khỏe của lãnh đạo Philippines đã 74 tuổi này luôn luôn được đặt ra. Việc ông đôi khi bỏ họp, cũng như thường hay nói về tình trạng mệt mỏi của bản thân lại càng làm dấy lên những tin đồn.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191007-tt-philippines-thu-nhan-bi-benh-nhuoc-co

Thủ tướng Campuchia dọa triển khai quân

nếu thủ lĩnh phe đối lập về nước

Hôm 07/10, Thủ tướng Campuchia dọa sẽ triển khai quân đội nếu các nhà lãnh đạo và những người ủng hộ đảng đối lập chính trở lại vào tháng tới trong một diễn biến mà ông coi là một âm mưa đảo chính, theo Reuters.
Trước đó, ông Sam Rainsy, người sáng lập Đảng Cứu nguy Quốc gia Campuchia (CNRP) bị giải thể, hiện sống lưu vong ở nước ngoài, tuyên bố sẽ trở về vào ngày 9/11, trong khi ít nhất 30 nhà hoạt động thuộc đảng từng do ông lãnh đạo đã bị bắt giữ trong năm nay và bị chính quyền Hun Sen buộc tội có âm mưu lật đổ chính quyền.
Trong một buổi lễ tại thủ đô Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen nói rằng sự trở lại của ông Rainsy, sẽ là một “sự xâm phạm bởi các lực lượng tìm cách lật đổ chính phủ” của ông.
Ông Rainsy từng kêu gọi một cuộc nổi dậy chống lại ông Hun Sen, một nhà lãnh đạo lâu năm của Campuchia.
Ông Hun Sen nói rằng nếu các nhà lãnh đạo phe đối lập và những người ủng hộ trở lại, những tuyên bố như vậy có nghĩa là quân đội phải bắt đầu triển khai và sử dụng các loại vũ khí.
“Tấn công bất cứ nơi nào họ bị phát hiện, không cần phải chờ lệnh bắt giữ hay không,” ông nói. “Những người ủng hộ cũng sẽ bị bắt bất cứ khi nào họ bị phát hiện.”
Hôm 07/10, ông Rainsy cho Reuters biết rằng việc tìm cách lật đổ ông Hun Sen là hợp pháp vì đảng CNRP đã bị giải thể và ông Hun Sen không sẵn sàng tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng trong tương lai.
“Nổi dậy là lựa chọn duy nhất còn lại cho các nhà dân chủ Campuchia để mang lại một sự thay đổi dân chủ,” ông Rainsy nói với Reuters qua email.
Ông Rainsy cho biết, ông sẽ trở lại Campuchia vào ngày 9/11, sau 4 năm sống lưu vong ở Pháp sau khi bị kết án hình sự vì tội phỉ báng với án phạt 1 triệu đôla. Ông cũng phải đối mặt với án tù 5 năm trong một vụ án khác.
https://www.voatiengviet.com/a/thu-tuong-campuchia-doa-trien-khai-quan-neu-thu-lanh-phe-doi-lap-ve-nuoc/5113584.html

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.