Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin Việt Nam – 12/09/2019

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2019 19:46 // ,

Tin Việt Nam  – 12/09/2019

Công an CSVN không chống được án oan cho dân

 vì không có tiền (!)

Tin Vietnam.- Truyền thông trong nước loan tin, tại phiên họp 37 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 11 tháng 9 năm 2019, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp cho biết, tính đến hiện tại, bộ công an vẫn chưa thực hiện ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can, để làm căn cứ cho hoạt động của cơ quan điều tra, đồng thời chống hành vi bức cung, nhục hình. Nguyên nhân được phía bộ công an đưa ra là do không có tiền để xây phòng hỏi cung có trang bị máy, và không có tiền mua máy ghi âm, ghi hình(?!). Ngoài ra, cũng vì không có tiền nên hệ thống cơ quan tư pháp có nhiều tồn tại những điều không tốt, đặc biệt là các chi phí để giám định các vụ án. Vừa qua, đại diện của bộ công an thông báo rằng, bộ này đang nợ tiền các cơ quan giám định ở các vụ án lớn.
Bà Nga kết luận, vì “không có tiền” nên bộ công an khi thực thi luật pháp đã làm trái quy định của hiến pháp, do không bảo đảm quyền công dân, quyền con người.
Nói là không có tiền để chống án oan, nhưng công an ở Sài Gòn lại có tiền để lắp đặt 10,000 camera trên đường phố, với mục đích chính là theo dõi người dân, chống biểu tình!
Bà Nga còn cho biết thêm, bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân Tối cáo, và các báo cáo thi hành án hình sự còn tìm cách bưng bít thông tin bằng cách tất cả các số liệu gửi Uỷ ban Tư pháp đều được những cơ quan này đóng dấu “mật”, và “tối mật”, mặc dù sau khi xem thì bà Nga thấy chẳng có gì phải “mật” cả. Bà Nga thắc mắc, tại sao khi điều tra, truy tố, xét xử tác động rất lớn đến quyền con người, quyền công dân thì Viện kiểm sát lại công khai? nhưng khi các bị can bị hàm oan, còn phía Viện kiểm sát vi phạm trong hoạt động tư pháp thì lại được đóng dấu mật? Hay như chuyện phạm nhân trốn trại, chết trong trại giam, tự sát thể hiện sự sai phạm của cơ quan công an thì những báo cáo liên quan đến những sự việc này đều được cơ quan công an đóng dấu “tối mật”.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/cong-an-csvn-khong-chong-duoc-an-oan-cho-dan-vi-khong-co-tien/

Cựu đại biểu quốc hội

kiện nguyên thủ tướng VN vì mục đích gì?

Khởi động vụ kiện
Khởi đầu là trang báo mạng PRNewswire đăng bài vào ngày 6/9/2019 cho biết nhà kinh tế Mỹ và Chủ tịch Tan Tao Energy Corporation (Công ty năng lượng Tân Tạo – TEC) là tiến sĩ Maya Dangelas (tên Mỹ của bà Đặng Thị Hoàng Yến) đã khởi sự các thủ tục tố tụng chống lại cựu thủ tướng CHXHCN Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Lý do vì ông Dũng đã ra lệnh xóa dự án vi phạm trực tiếp thỏa thuận đầu tư giữa TEC và chính phủ VN khiến TEC thiệt hại lợi nhuận hơn 2,5 tỉ đô la Mỹ .
Theo PRNewswire, đại diện cho các nguyên đơn trong tố tụng quốc tế này gồm Charles H.Camp (Washington D.C); Dr.Jalal El Ahdab (Paris); Anthony Buzbee (Houston); Chris Leavitt (Houston) và Minh-Tam (Tammy) Tran (Houston).
RFA đã liên lạc email với hãng Luật Buzbee vào chiều 10/9 và được Tony Buzbee, cho biết hãng luật không gặp bất cứ khó khăn nào trong vụ việc này. Đồng thời cho biết những biện hộ cho vụ kiện này đều nằm trong Thông báo Trọng tài. Hai ngày sau khi PRNewswire đăng bài thì báo mạng Global Arbitration Review cũng đã có bài đăng tải về vụ kiện trên.
Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Mạnh Dũng –Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, cựu Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trả lời trên Báo Đất Việt rằng, theo pháp luật quốc tế nói chung, nhà đầu tư không được quyền kiện một quốc gia. Tuy nhiên, để khuyến khích đầu tư nước ngoài, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, đã ký các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương với nước ngoài, trong đó từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia trong trường hợp xảy ra tranh chấp với nhà đầu tư nước ngoài. Điều này dẫn đến việc, một khi tranh chấp xảy ra, nhà đầu tư nước ngoài có quyền kiện Chính phủ Việt Nam ra trọng tài quốc tế.
Trong khi đó, Luật sư Đặng Đình Mạnh từ Sài Gòn cho RFA biết xung quanh bài báo đăng về vụ kiện cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên PRNewswire, ông cho rằng,
Thật ra anh không có tài liệu trên tay nên không có ý kiến đích xác được, nhưng anh nghỉ chủ trương ngưng dự án của bà Yến bắt đầu từ chỗ ông Dũng, từ chủ trương đó đến đời sau là người thừa hành làm cho xong nên bà Yến chọn ông Dũng khởi kiện nằm trong lý do đó”
Luật sư Mạnh cũng nhắc đến vụ kiện của việt kiều Trịnh Vĩnh Bình nhắm đến chính phủ Việt Nam và cho biết:
“Câu chuyện thú vị ở chỗ là không phải các quan chức sau khi đã nghỉ hưu có thể thoát được trách nhiệm, trong thâm tâm tôi mong bà Yến có thể thắng vụ kiện này, vì cái đó giúp lãnh đạo đương thời ý thức được trách nhiệm của mình trong khi đang làm việc, không chỉ nghĩ là về hưu là có thể hạ cánh an toàn được”.
Nhận định về các bài báo về vụ kiện của bà Đặng Thị Hoàng Yến đăng trên PRNewswire và Global Arbitration Review, Luật sư Trần Thanh thuộc Đoàn Luật sư TPHCM cũng có ý kiến trên Báo Đất Việt. Ông giả dụ rằng: “Trong trường hợp dự án Nhiệt điện Kiên Lương là vốn hoàn toàn do doanh nghiệp trong nước đầu tư, do đó việc chọn một tòa trọng tài quốc tế để xử lý các tranh chấp, cá nhân tôi cảm giác có gì đó không ổn ở chỗ dường như bị đơn ở đây nhắm tới cá nhân ông Nguyễn Tấn Dũng; nếu Tòa tuyên ông Dũng sai thì khả năng thi hành án như thế nào?”.
Dự đoán vụ kiện
Theo như vậy, điều gì sẽ xảy ra khi ngày 17/12/2018, Việt Nam đã trúng cử thành viên của Ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên Hiệp Quốc (UNCITRAL) nhiệm kỳ 2019-2025 trong cuộc bầu cử tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73 tại New York, Mỹ.
Luật sư Lê Công Định phân tích rất kỹ về vấn đề nêu trên với RFA trong ngày 11/9:
“Việc Việt Nam trúng cử UNCITRAL hoàn toàn không liên quan vấn đề này bởi vì khi VN trở thành thành viên trong ủy ban này họ cùng tham gia soạn thảo luật và các quy tắc trọng tài quốc tế của LHQ đó chỉ là nền tảng mà tất cả các bên có khiếu kiện trọng tài muốn sử dụng quy tắc trọng tài.  Nên hoàn toàn không liên quan đến việc kiện tụng cũng như thi hành án với bất kỳ quốc gia nào trong đó có Việt Nam”
Luật sư Định cho rằng do chưa đọc cụ thể đơn khởi kiện cũng như chưa xem được thông báo trọng tài, nhưng theo những gì báo chí quốc tế tường thuật và dẫn lời luật sư của nguyên đơn thì ông cũng biết được vụ kiện nhắm vào cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của mình
trong vấn đề trọng tài quốc tế, Luật sư Lê Công Định phân tích tiếp những hiểu biết của ông xung quanh vụ kiện này với RFA.
Trên thế giới khi nói đến trọng tài thường có hai loại trọng tài, đó là trọng tài thương mại và trọng tài đầu tư. Trong đó, trọng tài thương mại đòi hỏi chỉ có thể sử dụng đến biện pháp kiện trọng tài nếu hai bên công ty hoặc 2 cá nhân hoặc giữa công ty và cá nhân làm ăn với nhau họ có một thỏa thuận nếu tranh chấp xảy ra thì đưa ra giải quyết trọng tài nào theo thủ tục nào, thì trong trường hợp này chúng ta loại trừ lý do đó vì giữa công ty bà Yến trước đây cũng như  ông Nguyễn Tấn Dũng rõ ràng hai bên không phải là hai pháp nhân thương mại hoặc hai cá nhân thương mại hoặc giữa pháp nhân và cá nhân  có giao dịch thương mại với nhau có thỏa thuận cùng đưa ra trọng tài xét xử nếu xảy ra tranh chấp do đó trong trường hợp này chúng ta không xét đó là vấn đề trọng tài thương mại.
Thứ hai là trọng tài đầu tư: thường giữa những quốc gia với nhau họ ký hiệp định song phương về bảo hộ đầu tư ví dụ giữa VN và Hoa Kỳ, giữa VN và bất kỳ quốc gia nào Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan thì hiệp định thương mại quy định nếu nhà đầu tư dù là cá nhân hay doanh nghiệp đầu tư qua một nước khác thì nếu xảy ra bất kỳ điều gì bất lợi hoặc đối xử bất bình đẳng đối với nhà đầu tư gây thiệt hại cho họ thì họ có quyền kiện quốc gia nơi họ đầu tư ra cơ quan trọng tài được xác định trong  hiệp định bảo hộ đầu tư theo thủ tục trọng tài nhất định ví dụ như thủ tục bà Yến kiện ông Nguyễn Tấn Dũng UNCITRAL thì trong trường hợp này bị đơn bắt buộc phải là chính phủ của quốc gia nơi nhà đầu tư đã hoặc đang thực hiện đầu tư như vậy không có chuyện kiện cá nhân hay quan chức dù đã từ nhiệm hay đang đương nhiệm trong thủ tục trọng tài về đầu tư, do đó tôi thấy vụ kiện này nói về mặt kỹ thuật rất lạ lùng đối với những người chuyên môn trong giới trọng tài quốc tế do đó nếu đưa ra tiên đoán (dựa trên sự phân loai về trọng tài thương mại và đầu tư như vừa nói) thì tôi thấy vụ kiện này chắc chắn đi vào ngõ cụt ở chỗ vì chắc chắn Hội đồng trọng tài sẽ tuyên là họ vô thẩm quyền bởi vì bị đơn xác định không chính xác
Luật sư Lê Công Định phân tích tiếp, nói một cách chính xác bị đơn là chính phủ VN thì dù Chính phủ Việt Nam dưới quyền điều khiển của ông Dũng hay ông Nguyễn Xuân Phúc thì xác định bị đơn là chính phủ VN  chính xác hơn. Xác định bị đơn là ông Nguyễn Tấn Dũng là không chính xác. Tuy nhiên, xét về khía cạnh khác không thuần về pháp lý mà Luật sư Định tạm gọi là Chính trị pháp lý, tức là các luật sư của bên nguyên đơn họ không phải là không hiểu vấn đề này nhưng tại sao họ lại tư vấn bà Yến khởi kiện cá nhân ông Nguyễn Tấn Dũng trong tư cách vừa là chính thức và là cá nhân trong việc chấm dứt dự án đầu tư nhiệt điện của bà Yến.
Luật sư Lê Công Định đặt vấn đề, tại sao phía luật sư của bà Yến lại lựa chọn điều đó?. Vì theo ông, nếu hiểu được trình tự trong trọng tài quốc tế, thì phải biết rằng, để cho đến khi Hội đồng trọng tài tuyên vô thẩm quyền trong vụ kiện này thì điều đó phải còn hơn 1 năm và có thể 2 năm nữa mới có thể tuyên. Và trong thời gian đó, Hội đồng trọng tài vẫn tiếp tục thụ lý vụ kiện, vẫn tiếp tục yêu cầu các bên nộp án phí trọng tài, tiếp tục  yêu cầu các bên giải trình cung cấp tài liệu pháp lý liên quan đến vụ kiện này và điều quan trọng là bên nguyên đơn chắc chắn lợi dụng thủ tục trọng tài vẫn đang tiến hành ít nhất trong 1 năm tới để đưa vụ việc này ra truyền thông và mục đích không phải là dùng biện pháp pháp lý bắt ông Nguyễn Tấn Dũng  đền số tiền lên 2,5 tỉ đô là cái chính là họ dùng vụ kiện này cho mục đích truyền thông có tính chất chính trị và gây áp lực lớn cho cá nhân gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng cũng như cho Chính Phủ VN; buộc họ phải giải trình, cung cấp nhiều hồ sơ liên quan đến vụ kiện này cho hội đồng trọng tài.
Theo thông tin tại phiên họp đại hội cổ đông thường niên năm 2019 (diễn ra hôm 28/6/2019) của Công ty CP đầu tư công nghiệp Tân Tạo thì người nhận ủy quyền là ông Đặng Thành Tâm, thông báo bà Đặng Thị Hoàng Yến có kế hoạch thoái toàn bộ vốn đầu tư tại nhiều dự án, bao gồm cả dự án Nhiệt điện Kiên Lương.
Dự án Nhiệt điện Kiên Lương được Chính phủ VN giao cho TEC nghiên cứu, đầu tư và phát triển. Đến năm 2014 để tháo gỡ vướng mắc cho dự án về việc cấp bảo lãnh của Chính phủ, TEC đã chấp nhận chuyển sang đầu tư theo hình thức BOT để dự án sớm được triển khai. Vào tháng 12/2015, TEC đã ký biên bản ghi nhớ phát triển dự án với Tổng cục năng lương và thống nhất ngày vận hành thương mại vào năm 2025.
Tuy nhiên đến 29/1/2016, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định rà soát loại bỏ dự án nhiệt điện Kiên Lương 1 ra khỏi Quy hoạch điện 7 (điều chỉnh). Chính quyết định loại bỏ dự án ra khỏi Quy hoạch điện 7 là nguyên nhân khiến dự án không triển khai được (theo báo cáo của TEC). Việc nhà đầu tư đã bỏ ra hàng trăm triệu đô la cho dự án này hay chưa vẫn còn mơ hồ vì khi loại bỏ dự án ra khỏi Quy hoạch điện 7, dự án chỉ nằm trên ý tưởng và mới có Biên bản ghi nhớ -MOU (theo một số chuyên gia phân tích).
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-purposes-for-the-sue-between-yen-and-vn-former-pm-09112019162717.html

Lãnh đạo ở Phan Thiết và Quảng Ngãi

bị bắt giam vì tham nhũng

Phó Chủ tịch thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) cùng hai cấp dưới bị khởi tố bị can và bắt giam vào ngày 12/09/19 vì liên quan đến sai phạm trong quản lý đất đai. Trong cùng ngày, Phó cơ quan Tổ chức-Nội vụ thành phố Quảng Ngãi cũng bị bắt giam do lập danh sách thương binh giả để nhận tiền chính sách.
Truyền thông trong nước cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra, thuộc Công an tỉnh Bình Thuận, vào sáng ngày 12 tháng 9 ra quyết định khởi tố bị can và bắt giam đối với các ông Trần Hoàng Khôi (Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Phan Thiết), Phạm Thanh Thái (Trưởng phòng Tài nguyên-Môi trường thành phố Phan Thiết) và Lê Hoàng Anh Tân (Chuyên viên Phòng Tài nguyên-Môi trường thành phố Phan Thiết) về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” trong thời gian từ đầu năm 2016 đến tháng 9 năm 2018.
Sai phạm của 3 bị can vừa nêu được Cơ quan Cơ quan Cảnh sát điều tra- Công an tỉnh Bình Thuận xác minh là đã cố ý, tùy tiện làm trái các quy định của Nhà nước trong quản lý đất đai ở ba xã Tiến Lợi, Thiện Nghiệp và Phong Nẫm với tổng diện tích xấp xỉ 177 ngàn m2 nhằm thu lợi bất chính, gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước.
Trong cùng ngày 12 tháng 9, Công an tỉnh Quảng Ngãi tiến hành bắt giam bà Lê Thị Thu Hương, Phó cơ quan Tổ chức-Nội vụ thành phố Quảng Ngãi vì liên quan đến việc lập danh sách khống 33 thương binh để nhận tiền chính sách hàng tháng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/senior-officials-in-quang-ngai-arrested-cause-of-wrong-doing-09122019091549.html

Thầy giáo dạy nhạc bị tuyên án 5 năm tù

vì tội dâm ô các bé gái

Ông Nguyễn Văn Thừa (55 tuổi), thầy giáo dạy nhạc ở phường Mũi Né (Phan Thiết, Bình Thuận), vừa bị Tòa án Nhân dân thành phố Phan Thiết hôm 12/9 tuyên án 5 năm tù giam về tội Dâm ô với người dưới 16 tuổi. Truyên thông trong nước loan tin này vào cùng ngày.
Theo truyền thông trong nước, tại phiên tòa, ông Thừa không thừa nhận hành vi dâm ô mà nói là thấy các bé hát hay nên ‘nựng’.
Theo cáo trạng, từ tháng 11/2018 đến tháng 2/2019, ông Thừa với tư cách là giáo viên dạy kèm nhạc cho các bé gái ở địa phương đã được phụ huynh tin tưởng giao chở các bé đi ăn uống. Bị cáo đã lợi dụng nhiều lần thực hiện hành vi dâm ô đối với ba bé gái ở độ tuổi 11, 12.
Tại cơ quan điều tra, ông Thừa nói thấy các bé hát hay nên ‘nựng’ và chỉ sờ vào bụng để kiểm tra xem các bé đã ăn no chưa chứ không có hành vi sờ vào vùng kín.
Tuy nhiên, căn cứ vào những chứng cứ thu thập và xét thấy đủ cơ sở buộc tội, Tòa án Nhân dân Thành phố Phan Thiết đã tuyên án ông Nguyễn Văn Thừa 5 năm tù giam.
Trước đó, cha của một bé gái bị hại trình bày với một blogger của Đài Á Châu Tự Do rằng ngay sau khi hành vi dâm ô của thầy dạy nhạc đối với các bé gái bị phát giác, gia đình ông đã làm đơn tố cáo đến công an phường Mũi Né.
Tại công an phường Mũi Né, ông Thừa thừa nhận có sờ mó vào ngực và âm hộ các bé, nhưng biện minh hành động này là nựng, xuất phát từ tình thương.
Các kết quả xét nghiệm tại Trung tâm Giám định Pháp y tỉnh Bình Thuận và Trung tâm Giám định Pháp y tỉnh Phan Thiết cho biết 2 bé gái bị rách chân màng trinh và bé còn lại có dấu hiệu dâm ô.
Vụ việc sau đó được chuyển đến công an Thành phố Phan Thiết.
Người cha của cháu bé bị hại cho biết công an đã mời anh lên làm việc đến 6 lần. Điều tra viên đã chuyển hướng giải quyết theo cách thuyết phục gia đình nhận bồi thường tổn thất tinh thần 50 triệu đồng. Tuy nhiên, gia đình nạn nhân không đồng ý và quyết tâm tìm đến báo chí.
Ngày 23/5, Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Phan Thiết đã quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Văn Thừa về hành vi dâm ô với người dưới 16 tuổi.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/music-teacher-accused-of-lascivious-three-girls-changed-testimony-09122019085041.html

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói

môi trường gần nhà máy Rạng Đông an toàn

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường Trần Hồng Hà hôm 12/9 nói rằng môi trường quanh nhà máy Bóng đèn Phích nước Rạng Đông an toàn.
Báo Pháp luật thành phố HCM trích phát biểu của ông Trần Hồng Hà nhân hội thảo tham vấn đối tác quốc tế về sửa đổi, bổ sung một số điều luật của Luật Bảo vệ môi trường, diễn ra vào sáng 12/9.
Người đứng đầu Bộ Tài nguyên – Môi trường đưa ra phát biểu này vào lúc có những lo lắng của người dân Hà Nội về hậu quả của vụ cháy nhà máy Rạng Đông đêm 28/8 vừa qua. Trước đó, báo cáo của Bộ Tài nguyên – Môi trường về môi trường quanh nhà máy Rạng Đông sau vụ cháy cho biết có từ 15 kg đến hơn 27 kg thủy ngân đã bị phát tán ra môi trường. Bộ Tài nguyên – Môi trường cũng khuyến cáo người dân trong bán kính 500 mét từ hàng rào nhà máy cần đi khám khi có dấu hiệu ngộ độc thủy ngân.
Nói về môi trường an toàn quanh nhà máy Rạng Đông, ông Trần Hồng Hà được báo Pháp luật trích lời nói rằng: “Hôm nay tôi muốn thông báo vậy để các tổ chức quốc tế, người dân yên tâm. Cá nhân tôi hiện cũng sinh sống gần khu vực cách đám cháy 500 mét và hoàn toàn yên tâm về môi trường không khí tại đây”.
Trước đó, truyền thông trong nước cho biết gần 90% hộ dân tại Chung cư 54 Hạ Đình và hơn 40% hộ tại chung cư 143 Hạ Đình, nơi gần nhà máy, đã phải chuyển đi nơi khác. Các cơ sở kinh doanh quanh nhà máy cũng đóng cửa và chuyển đi nơi khác.
Cũng tin liên quan, vào sáng ngày 12/9, Binh chủng Hóa học thuộc Bộ Quốc phòng phối hợp với Sở Tài nguyên – Môi trường Hà Nội, công ty Urenco 10 đã bắt đầu thực hiện công tác tẩy độc nhà kho Rạng Đông, nơi được xác định có mức độ ô nhiễm thủy ngân vượt ngưỡng cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/environment-minister-says-environment-safe-after-the-factory-fire-09122019090935.html

Vụ cháy Rạng Đông:

‘Cần thanh lọc nhà máy để tránh ô nhiễm lây lan’

Do tính chất tự phân hủy của thủy ngân theo thời gian nên sẽ có lúc toàn bộ lượng thủy ngân bị phát tán ra môi trường trong vụ cháy nhà máy Rạng Đông ở Hà Nội sẽ không còn nữa và môi trường ở khu vực này sẽ trở lại bình thường, nhưng những vật liệu trong nhà máy đã cháy cần phải xử lý thanh lọc bằng phương pháp hóa học ‘chứ không thể để tự phân hủy’ làm lây lan sự ô nhiễm, một nhà nghiên cứu môi trường nói với VOA.
Trong vụ cháy lớn ngày 28/8 tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông ở phố Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội, lãnh đạo công ty này thừa nhận gần 500.000 bóng đèn bị cháy của họ có sử dụng thủy ngân lỏng có độc tính cao, báo chí trong nước đưa tin.
Ông Hoàng Văn Thức, phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, được trang mạng VnExpress dẫn lời cho biết ước tính ‘có từ 15 đến 27 kg thủy ngân đã phát tán ra môi trường’.
Tình trạng ô nhiễm thủy ngân ở khu vực xung quanh nhà máy Rạng Đông đã gây lo ngại và làm đảo lộn cuộc sống của người dân nơi đây, vốn là một khu dân cư sầm uất ở thủ đô Hà Nội, cũng theo báo chí trong nước.
‘Dễ thẩm thấu’
Trao đổi với VOA, Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, nhà nghiên cứu môi trường ở Houston, bang Texas, Mỹ, nhận định vụ rò rỉ thủy ngân này ‘rất ảnh hưởng về môi trường’.
“Do thủy ngân có tính thăng hoa rất cao nên khi bị cháy ở nhiệt độ như vậy, toàn bộ thủy ngân trong nhà máy đã đi vào không khí, sau đó có thể thấm vào cơ thể con người, vào trong lòng đất và nguồn nước,” ông cảnh báo.
“Do tính chất thăng hoa nên thủy ngân xâm nhập vào máu, qua da rất nhanh,” ông nói thêm.
Ông Truyết giải thích rằng sau khi đi vào cơ thể con người thông qua con đường da, thủy ngân ‘sẽ đi thẳng vào các tế bào máu và các bộ phận khác trong cơ thể mà trong đó não là nơi tích tụ thủy ngân nhiều nhất’.
“Khi cơ thể đột ngột hấp thụ thủy ngân nhiều quá, nhất là ở phổi, thì có thể dẫn đến tử vong,” ông cho biết. “Còn nếu tiếp nhiễm mãn tính trong thời gian dài thì nồng độ thủy ngân tích tụ đến mức có thể gây ra các triệu chứng từ ói mửa cho đến tử vong.”
Ông nói lượng thủy ngân phát tán ra môi trường theo thông báo của nhà chức trách Việt Nam là ‘nghiêm trọng’ vì ‘cao gấp 30 lần giới hạn cho phép’. Ông dẫn tiêu chuẩn cho phép của EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ) là ‘2 đến 10 phần tỷ trong 1 mét khối không khí và 0,5 phần triệu trong một lít nước’.
Do đó, ông khuyến nghị là trong giai đoạn này tất cả những hoa quả, rau củ được trồng trong phạm vi bán kính 1,5 km xung quanh nhà máy Rạng Đông ‘phải bị tiêu hủy’.
‘Sẽ tự phân hủy’
Ông Truyết cũng cho biết thủy ngân là kim loại dạng lỏng, có thể tự phân hủy một nửa (bán hủy) trong vòng 30 ngày. Tức là cứ mỗi 30 ngày, lượng thủy ngân tích tụ trong môi trường sẽ giảm đi một nửa. Cứ như thế đến lúc toàn bộ thủy ngân sẽ phân hủy hoàn toàn.
Còn trong môi trường nước, nồng độ thủy ngân sẽ giảm đi trong điều kiện có mưa hay dòng nước luân lưu làm loãng đi, ông nói thêm.
Khi được hỏi nếu như vậy thì không xử lý gì hết mà cứ đợi thì có phải môi trường xung quanh nhà máy Rạng Đông sẽ trở lại như cũ hay không, ông Truyết khẳng định là ‘đúng như vậy’ nhưng chỉ đối với không khí và đối với môi trường nước nếu có mưa hay dòng nước luân lưu làm loãng đi.
“Đối với những vật liệu trong nhà máy đã cháy rồi thì cần phải xử lý thanh lọc chứ không thể để tự phân hủy,” ông nói. “Sự ô nhiễm theo đó sẽ lây lan, cho nên cần xử lý bằng phương pháp hóa học.”
Theo lời ông Truyết thì trên bãi đất đã bị cháy trụi của nhà máy Rạng Đông, theo nguyên tắc ‘phải lấy mẫu đất sâu 1 feet (trên 30cm) và 3 feet (trên 91cm) lần lượt vào ngày 1, ngày 10… để xét nghiệm hàm lượng thủy ngân cho đến ngày nào hàm lượng thủy ngân nằm dưới định mức cho phép thì có thể tạm gọi là an toàn để cho nhà máy hoạt động trở lại’.
‘Nhốt thủy ngân’
Về giải pháp xử lý thủy ngân rò rỉ, từ kinh nghiệm làm việc ở Mỹ, ông Truyết cho rằng phương pháp được EPA cho phép là ‘khu trú, bọc nhốt thủy ngân trong khối xi măng lớn với một số hóa chất đặc biệt khác’ (micro-encapsulation).
Ông nói đây là cách làm khó và tốn kém ‘nhưng vẫn phải làm’ vì ‘nếu để thủy ngân rò rỉ ra nguồn nước, vào ruộng đất, vào cây trồng, thực phẩm thì thiệt hại cho sức khỏe của người dân còn lớn hơn’.
Vẫn theo chuyên gia này, lẽ ra Việt Nam không nên để cho nhà máy có hóa chất độc hại như Rạng Đông hoạt động ngay giữa một khu dân cư đông đúc.
“Trong suốt 30 năm qua tôi luôn nói là trong việc phát triển kỹ nghệ, Việt Nam cần phải lưu tâm không để các nhà máy hóa chất độc hại tập trung ở các khu dân cư và vùng nông nghiệp nữa mà phải khoanh vùng một hệ thống các nhà máy có thể xử lý phế phẩm của nhau,” ông nói và cho rằng việc để nhà máy độc hại ở khu dân cư ở Việt Nam là ‘việc làm thiếu tính toán nên một khi có tai nạn về môi trường thì rất ảnh hưởng đến người dân’.
“Chưa thấy ở Mỹ có nhà máy nguy hiểm như vậy mà đặt ở trung tâm thành phố,” vẫn theo lời Tiến sĩ Truyết.
Ông nói ở thành phố Hồ Chí Minh ‘mặc dù có khuyến cáo nhưng vẫn còn rất nhiều cơ sở lớn, nhỏ, trung bình dính líu đến hóa chất vẫn không được di dời’ và đề nghị ‘trong tương lai chính quyền Việt Nam phải giải quyết vấn đề này để bảo vệ sức khỏe cho người dân.’
Ông cũng chỉ trích cách xử lý ‘trống đánh xuôi, kèn thổi ngược’ của chính quyền thành phố Hà Nội sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông, khi các cơ quan chức năng đưa ra thông tin trái ngược nhau gây hoang mang cho dân.
“Đáng lẽ ngay sau khi bị cháy thì họ phải lấy mẫu đi phân tích trước, vậy mà phải đợi đến 8 ngày sau mới lấy mẫu,” Tiến sĩ Mai Thanh Truyết bức xúc.
Ông cho rằng chính quyền lẽ ra ‘phải di dời người dân ngay tức khắc’ vì ‘số lượng lớn thủy ngân phát tán ra không khí là tai nạn nghiêm trọng’ và ‘người dân có thể hấp thụ gấp trăm, gấp ngàn lần lượng thủy ngân được phép hấp thụ’.
Nhà nghiên cứu môi trường này đề nghị ‘cô lập khu nhà máy có chứa thủy ngân để tránh liên lụy về sau’ và Việt Nam ‘cần tìm đến sự giúp đỡ của WHO, Oxfam’ vì ‘vấn đề xử lý thủy ngân vượt quá tầm tay của cơ quan môi trường Việt Nam’.
Hiện nay, báo chí trong nước đưa tin Binh chủng Hóa học của Bộ Quốc phòng đang tiến hành ‘tiêu độc’ khu vực bị nhiễm thủy ngân, nhưng không cho biết rõ là làm cách nào.
Về các xử lý khu đất bị cháy của nhà máy Rạng Đông, ông Truyết cho rằng ‘tối ưu nhất là xây công viên’ vì một số loại cây như cây bạch đàn, ‘có khả năng hút hóa chất độc hại như thủy ngân’.
https://www.voatiengviet.com/a/v%E1%BB%A5-ch%C3%A1y-r%E1%BA%A1ng-%C4%91%C3%B4ng-c%E1%BA%A7n-thanh-l%E1%BB%8Dc-nh%C3%A0-m%C3%A1y-%C4%91%E1%BB%83-tr%C3%A1nh-%C3%B4-nhi%E1%BB%85m-l%C3%A2y-lan-/5079960.html

Vì sao Việt Nam chưa ban hành Luật biểu tình?

Tại phiên họp thứ 37 sáng ngày 11/9/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Dự thảo báo cáo 5 năm triển khai thi hành Hiến pháp 2013 (2014-2019), ông Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu lên câu hỏi: ‘Tại sao chưa ban hành được Luật biểu tình?’
Theo ông Uông Chu Lưu, trong báo cáo của Chính phủ có 3 luật đã nằm trong kế hoạch nhưng sao vẫn chưa được ban hành, đó là Luật về hội, Luật biểu tình và Luật hiến máu, ông Lưu đề nghị Chính phủ cần xác định lộ trình ban hành chứ không nên để tình trạng này kéo dài.
Luật sư Nguyễn Duy Bình khi trao đổi với RFA qua tin nhắn hôm 11/9/2019, giải thích về Luật biểu tình:
“Biểu tình là một quyền cơ bản và quan trọng nhất của nhân dân đã được hiến pháp quy định, chính vì vậy nhà nước không thể lấy lý do này, lý do khác để  trì hoãn vô thời hạn. Xét về mặt tích cực, biểu tình cũng là động lực để góp phần hoàn thiện một nhà nước dân chủ, văn minh, góp phần phát triển kinh tế, xã hội…”
Biểu tình là một quyền cơ bản và quan trọng nhất của nhân dân đã được hiến pháp quy định, chính vì vậy nhà nước không thể lấy lý do này, lý do khác để  trì hoãn vô thời hạn.
-Luật sư Nguyễn Duy Bình
Theo Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Sử gia Dương Trung Quốc, vấn đề cần thiết về luật biểu tình được đặt ra từ rất lâu rồi. Ngay sau khi nước Việt Nam giành độc lập năm 45 thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh liên quan luật biểu tình, lúc đó được đặt dưới góc nhìn là luật Tự do hội họp và trong Hiến pháp đầu tiên cũng đã được đề cập tới.
Qua một thời gian rất dài, từ ngày còn chiến tranh cho đến mãi năm 2013, khi thông qua Hiến pháp, ai cũng cảm thấy luật Biểu tình sắp được ban hành. Nhưng rồi khi nhiệm kỳ thứ 13 trôi qua với việc luật vẫn chưa thực hiện được. Và đến thời điểm này, theo ĐBQH Dương Trung Quốc, đã quá nửa nhiệm kỳ thứ 14, mà nếu xem lại chương trình làm luật còn lại của nhiệm kỳ 14 thì cũng thấy chắc chắn là Luật biểu tình sẽ bị “khất” cho đến nhiệm kỳ sau. Ông nhận xét:
“Điều đó thể hiện sự lưỡng lự trong việc thực hiện cái luật vốn là rất cơ bản và rõ ràng nó làm cho người ta rất là khó có thể kiểm soát được. Người ta thường e ngại rằng biểu tình có thể dẫn đến sự hỗn loạn, không kiểm soát được nhưng ngược lại không có luật biểu tình thì rõ ràng là nó gây khó cho người dân thực hiện quyền của mình và khó cho cả cơ quan giữ gìn trật tự an ninh vì không có cơ sở pháp luật nào để xử lý cho đúng luật. Do vậy nó rất dễ đi đến việc lạm quyền và vì thế nó làm cho tình hình trở nên căng thẳng mà không đáng có.”
Luật Biểu tình được nguyên thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đề nghị xây dựng sau khi tại Hà Nội xảy ra liên tiếp những cuộc biểu tình vào năm 2011 nhằm phản đối Trung Quốc gây hấn với Việt Nam.
Đến ngày 26 tháng 11 năm 2011, Quốc hội đã thông qua nghị quyết đưa dự luật Biểu tình vào chương trình chuẩn bị xây dựng luật và pháp lệnh khóa 13. Tuy nhiên nhiều năm sau đó dự luật này vẫn chưa
được hình thành, thậm chí năm 2015 còn có ý kiến đề xuất rút dự án Luật biểu tình ra khỏi chương trình nghị sự của Quốc hội.
Sau đó có thời điểm, khi nhiều ĐBQH nêu lên vấn đề Luật biểu tình thì  tưởng chừng dự luật này sẽ hình thành, nhưng một lần nữa vào năm 2016 Chính phủ Việt Nam lại xin lùi trình dự án Luật biểu tình. Và từ đó đến nay, dự luật này vẫn chưa được ban hành.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã tự giải thể, khi trao đổi với RFA hôm 11/9 từ Hà Nội cho rằng:
“Tôi nghĩ rằng tất cả các quyền con người được ghi một cách trân trọng trong Hiến pháp đều phải có một luật, hay có một luật cho một số quyền, để đảm bảo cho người dân thực hiện được những quyền này một cách văn minh. Trong những quyền mà được Hiến pháp hiến định, có quyền biểu tình.”
Vì vậy theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, phải có luật biểu tình để làm sao người dân có thể đăng ký biểu tình, nhưng không phải xin phép, để người dân có thể thực hiện quyền biểu tình một cách thuận lợi nhất, trong trật tự và không gây cản trở cho người khác. Chứ không phải đề ra luật biểu để cấm hay để quản lý, hay gây khó dễ cho người biểu tình.
Kỹ sư công nghệ thông tin Nguyễn Tiến Trung, cựu tù nhân lương tâm, hôm 11/9 đưa ra nhận xét của mình với RFA về việc vì sao Luật biểu tình cần thiết cho Việt Nam hiện nay:
“Trong bối cảnh thế giới và Việt Nam hiện nay, cá nhân tôi thấy Luật biểu tình rất cần thiết. Tại vì một chính quyền, dù hoàn hảo đến đâu thì vẫn luôn luôn có những sai lầm, cho nên người dân có nhu cầu nói lên tiếng nói của mình, nói lên những bất cập, để cho chính quyền trong nước, kể cả chính quyền nước ngoài lắng nghe. Chẳng hạn như ở Hong Kong người ta biểu tình yêu cầu Mỹ thông qua Đạo luật bảo vệ Hong Kong. Hoặc là Việt Nam thì bản thân người dân hoàn toàn có quyền xuống đường biểu tình phản đối chính quyền cộng sản Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 8 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đó là nhu cầu chính đáng cần thiết cho Việt Nam và Thế giới.”
Vì sao qua nhiều năm, quốc hội nhiều lần muốn hình thành dự luật biểu tình, nhưng Luật biểu tình vẫn không được ban hành?
Theo Luật sư Nguyễn Duy Bình, ở Việt Nam từ trước đến nay, do một bộ phận lớn tầng lớp cầm quyền lo sợ nếu cho phép biểu tình thì đất nước sẽ loạn hoặc bất ổn. Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới đã xảy ra nạn tham nhũng tràn lan từ trên xuống dưới, nạn thu hồi đất đai trái pháp luật, nạn con vua thì lại làm vua… đã dẫn đến một bộ phận lớn quần chúng nhân dân có thái độ bức xúc, căm phẫn và không còn lòng tin đối với đảng và nhà nước, nên tầng lớp cầm quyền càng lo sợ nếu có luật biểu tình thì nguy cơ sẽ loạn và chế độ có khi sẽ mất, quyền lộc của tầng lớp thống trị cũng sẽ mất.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định:
“Tôi không hiểu ông Uông Chu Lưu nói lý do không đưa ra Luật biểu tình là gì? Nhưng tôi nghĩ một lý do quan trọng nhất, vì họ là những người quản lý nhà nước, họ nhìn vô lợi ích của họ, phục vụ cho lợi ích của họ, chứ không phải họ tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền của mình.”
Anh Nguyễn Tiến Trung cho rằng, chính quyền Việt Nam luôn gắn chữ biểu tình với chuyện bạo loạn lật đổ, dù bản thân trong Hiến pháp Việt Nam ban hành năm 2013, công nhận quyền tự do biểu tình của người dân Việt Nam, nhưng chính quyền vẫn sợ chế độ cộng sản bị lật đổ bởi biểu tình. Anh nói tiếp:
“Vì bản thân họ biết rất rõ là họ đã gây ra quá nhiều sự oan ức, bất công, đau khổ cho dân tộc Việt Nam, cho nên họ sợ người dân biểu tình lật đổ họ. Tôi có nghe một số quan chức nói cần luật biểu tình, có thể họ không rõ, chứ ngành công an an ninh họ biết rất sự căm phẫn của người dân, sự không hài lòng của người dân với chế độ, vì vậy ngành công an luôn đưa ra những lý do để chặn chuyện biểu tình lại.”
Đừng lấy lý do tâm lý chưa quen… sẽ có những khó khăn bước đầu nhưng chắc chắn, có luật và thực thi nghiêm túc thì người dân cũng quen luật, tuân thủ luật. Ngược lại, cơ quan giữ gìn an ninh xã hội cũng có cơ sở để mà xử lý một cách nghiêm khắc.
-ĐBQH Dương Trung Quốc
Theo Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, vướng mắc của việc chậm trễ ban hành Luật biểu tình thứ nhất là về tâm lý vì quá lâu rồi chính quyền chỉ nhìn biểu tình về mặt tiêu cực của nó ở sự hỗn loạn, ở những yếu tố tác động tiêu cực trong xã hội. Người ta thường hay lấy lý do chúng ta chưa quen, chưa có luật, chưa có tập quán. Nhưng ông Dương Trung Quốc cho rằng:
“Đừng lấy lý do tâm lý chưa quen… chúng ta sẽ có những khó khăn bước đầu nhưng chắc chắn chúng ta có luật và thực thi nghiêm túc thì người dân cũng quen luật, tuân thủ luật. Ngược lại, cơ quan giữ gìn an ninh xã hội cũng có cơ sở để mà xử lý một cách nghiêm khắc.”
Nguyên nhân chính, theo ông Dương Trung Quốc, là vẫn nằm ở cơ chế làm luật ở Việt Nam. Luật vẫn do cơ quan Hành pháp thực hiện, ví dụ như luật Biểu tình là do cơ quan công an. Cơ quan công an làm việc này thì sẽ có rất nhiều kinh nghiệm xử lý nhưng luôn luôn nhìn biểu tình như một yếu tố tiêu cực của xã hội và tác động tiêu cực. Vì vậy theo ông, sẽ dẫn đến việc lưỡng lự “nâng lên, đặt xuống” rất nhiều lần và cho rằng không có luật thì cơ quan dễ phản ứng với những người biểu tình hơn. Chính điều đó dẫn đến tình trạng gọi là lạm quyền. Trong khi đó người dân lại không được thể hiện quyền của mình.
Tuy đồng tình về việc cần thiết của Luật biểu tình, nhưng Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng bày tỏ lo ngại:
“Rất có thể có một khả năng, nếu để cho Bộ Công an dự thảo Luật biểu tình, thì tôi tin đến 99,9% đấy là luật quản lý biểu tình và sẽ gây ra rất nhiều cản trở để bất kỳ cuộc biểu tình nào cũng sẽ trở thành cuộc biểu tình bất hợp pháp. Giống hệt như Luật lao động của Việt Nam, với Công đoàn của Việt Nam, suốt mấy chục năm qua, không cuộc đình công nào ở Việt Nam là hợp pháp cả theo luật hiện hành.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết, chỉ muốn yêu cầu làm sao để tránh chuyện, khi người dân thực hiện quyền được quy định trong một đạo luật, lại phải thực hiện một cách bất hợp pháp. Đó là điều, theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Quốc hội cũng như Chính phủ cần phải lưu ý.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-has-vietnam-not-promulgated-the-law-on-demonstration-09112019203131.html

Sách GK Tiếng Việt – Công nghệ Giáo dục

bị loại từ vòng 1

Bộ sách giáo khoa môn tiếng Việt và toán lớp 1 – Công nghệ giáo dục, vừa bị hội đồng thẩm định quốc gia loại ngay ở vòng thẩm định.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nêu cùng ngày.
Cụ thể có ba mức xếp loại ‘Đạt’, ‘Đạt nhưng cần sửa chữa’ và ‘Không đạt’, Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa đã đánh giá Sách giáo khoa Công nghệ giáo dục môn tiếng Việt, toán là ‘Không đạt’ trong đợt thẩm định này.
Mặc dù, Hội đồng quốc gia thẩm định đánh giá sách giáo khoa Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục có những ưu điểm như: biên soạn công phu, cách tiếp cận riêng, chú ý đến việc dạy học đọc thành tiếng và chính tả… Tuy nhiên, có đến 15/15 thành viên hội đồng xếp loại ‘Không đạt’ sách Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục, với gần 300 nội dung, chi tiết cần sửa, cần bỏ, phần lớn là những nội dung mà hội đồng cho rằng sách ‘vượt chương trình’, ‘quá khó với học sinh lớp 1’, ‘không phù hợp với học sinh lớp 1’…
Trả lời báo chí trong nước, Giáo sư Hồ Ngọc Đại và nhóm biên soạn cho rằng đánh giá của hội đồng chưa thuyết phục, áp dụng các quy định, tiêu chí đánh giá sách giáo khoa còn cứng nhắc, cơ học.
Sách giáo khoa môn Toán 1 – Công nghệ giáo dục cũng bị loại vì hội đồng thẩm định cho rằng có nhiều nội dung không nằm trong yêu cầu của chương trình và vượt yêu cầu của chương trình.
Trước đó, sách Tiếng Việt – Công nghệ giáo dục 1 đã được triển khai ở nhiều nhà trường trong 40 năm qua. Việc bị loại, không sử dụng trong chương trình giáo dục phổ thông mới sắp tới có thể sẽ gây xáo trộn lớn ở những địa phương đã triển khai trong các năm qua.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnamese-textbooks-education-technology-are-eliminated-from-the-first-round-09122019100114.html

Thủ tướng muốn

đường sắt Cát Linh – Hà Đông hoạt động sớm

Sáng 12/9, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về các dự án giao thông vận tải, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu sớm đưa tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông vào hoạt động.
Truyền thông trong nước trích lời ông Phúc tại buổi họp rằng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cần phân công trách nhiệm rõ ràng hơn, giao công việc có thời hạn rõ hơn, tìm ra nguyên nhân chậm trễ để khắc phục, trên tinh thần “tiến công, làm hết sức mình, làm đúng pháp luật, nếu vướng mắc thì phối hợp xử lý, giải quyết đến nơi, đến chốn”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc sớm đưa tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông vào hoạt động, đồng thời yêu cầu Bộ GTVT cần giải quyết vấn đề về tiến độ, kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng về hệ thống các tuyến đường sắt còn lại ở cả Hà Nội và TPHCM. Thủ tướng cũng lưu ý Bộ GTVT cần tổ chức công việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ mà pháp luật qui định, đơn vị nào không hoàn thành cần xử lý nghiêm.
Trước đó, trong văn bản trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội Đà Nẵng, Bộ GTVT cho biết, đường sắt Cát Linh – Hà Đông là công trình cấp đặc biệt và phải được đảm bảo an toàn tuyệt đối trước khi bàn giao dự án, đưa vào khai thác.
Ban đầu, dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, dài khoảng 13km, dự kiến thực hiện từ năm 2008 và hoàn thành vào tháng 11/2013. Nhưng sau đó, dự án được lùi lại đến năm 2010 mới khởi công và dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2014. Tuy vậy đến nay, sau khoảng 10 lần chậm tiến độ thực hiện, dự án này vẫn chưa thể đi vào vận hành.
Trong một lần trả lời chất vấn đại biểu Quốc Hội, ông Nguyễn Văn Thể,  Bộ trưởng Giao thông Vận tải nói rằng: “Bộ Giao thông Vận tải đã thuê một số tư vấn nước ngoài, trong đó tư vấn Pháp đứng đầu để đánh giá an toàn hệ thống. Nếu tổng thầu cung cấp thông tin không chuẩn thì tư vấn sẽ không thông qua phương án an toàn hệ thống”.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-prime-minister-asked-to-run-catlinh-hadong-railway-soon-09122019092413.html

Việt Nam xác nhận đội tàu Trung Quốc

quay lại vùng đặc quyền kinh tế lần 3

Chiều ngày 12/9, bà Lê Thị Thu Hằng – Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng xác nhận đội tàu thăm dò dầu khí Hải Dương Địa Chất 08 của Trung Quốc quay lại xâm phạm vùng biển thuộc khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hôm 7/9/2019.
Đây là lần thứ 3 kể từ tháng 7 đội tàu này triển khai các hoạt động thăm dò dầu khí trong vùng biển Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982.
Việt Nam đã nêu quan điểm về ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động của nhóm tàu này với quan hệ hai nước, với hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hành động này và rút tàu.
Mọi hoạt động kinh tế biển của Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc Việt Nam, theo đúng quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.
UNCLOS đã xác định rõ phạm vi các vùng biển và là cơ sở pháp lý duy nhất để các nước xác định quyền của mình. Điều này đã được các bên ủng hộ,” mạng báo Tuổi Trẻ dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 12/9.
Đội tàu Hải Dương 8 vào vùng biển của Việt Nam từ ngày 3/7 và sau đó đã rút về Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa hôm 7/8. Tuy nhiên tàu này đã quay lại vùng biển Việt Nam chưa đầy một tuần sau đó.
Hôm 4/9, tàu Hải Dương 8 lại rời vùng biển Việt Nam để về lại Đá Chữ Thập, nhưng những dữ liệu theo dõi tàu trên cho thấy tàu này đã quay lại vùng biển Việt Nam hôm 7/9.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng các tàu của Trung Quốc đang hoạt động trong vùng biển của nước này.
Trung Quốc đòi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra. Đường đứt khúc này đi sâu vào vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng.
Tòa Trọng tài Quốc tế ở The Hague hồi năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc này. Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết của tòa.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-protest-chinese-ships-in-eez-09122019090520.html

Bộ Ngoại giao Việt Nam:

Dự án Cá Voi Xanh của ExxonMobil vẫn đang triển khai

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 12/9 cho biết các dự án dầu khí ở miền trung Việt Nam, bao gồm các dự án trên biển và trên bờ, đang được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN) và ExxonMobil triển khai theo kế hoạch.
Bà Hằng đưa ra câu trả lời này sau khi nhận được câu hỏi của phóng viên, đề nghị xác nhận thông tin trước đó cho rằng ExxonMobil có thể đã dừng hoạt động khai thác ngoài mỏ Cá Voi Xanh của Việt Nam.
Những thông tin được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội những ngày qua cho biết ExxonMobil rút khỏi lô 118 ở mỏ  Cá Voi Xanh nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trước sức ép của Trung Quốc.
Tuy nhiên PVN vào sáng ngày 12/9 ra thông cáo cho biết tập đoàn này không có bình luận gì đối với thông tin không chính thức về ExxonMobil. Thông cáo cũng khẳng định các dự án dầu khí ở miền Trung Việt Nam, bao gồm các dự án với ExxonMobil vẫn triển khai theo kế hoạch.
Từ khoảng giữa tháng 6 trở lại đây, Trung Quốc đã liên tục điều các tàu hải cảnh và tàu khảo sát Hải Dương 8 đến gần khu vực Bãi Tư Chính nơi có các lô dầu khí đang hoạt động của Việt Nam. Tàu hải cảnh của Trung Quốc đã quấy nhiễu các hoạt động khai thác ở lô dầu khí 06.1 trong liên doanh giữa Việt Nam với công ty Rosneft của Nga và công ty ONGC của Ấn Độ.
Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng cáo buộc Trung Quốc bắt nạt Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo quy định của luật quốc tế. Hoa Kỳ cam kết sẽ đảm bảo tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông đối với các quốc gia đối tác và đồng minh.
Vào đầu năm 2017, Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí Việt Nam (thuộc PVN) và ExonMobil Vietnam đã ký hai thỏa thuận về dự án khai thác và bán khí đốt ở mỏ Cá Voi Xanh, nơi có ước tính trữ lượng khoảng 150 tỷ m3. Dự kiến dòng khí khai thác đầu tiên sẽ được đưa vào bờ vào cuối năm 2023.
Đây được coi là dự án khí đốt lớn nhất của Việt Nam. Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia trong bài viết cho RFA hôm 11/9 cho biết Việt Nam đang đàm phán với các công ty nước ngoài để xây dựng hai nhà máy nhiệt điện lấy khí của mỏ Cá Voi Xanh với công suất lên đến 2 Gigawatt, chiếm 10% nhu cầu điện hiện tại của Việt Nam.
Nhà báo Bill Hayton của BBC, người có nhiều bài viết phân tích về tranh chấp Biển Đông, viết trên Twitter rằng, có khả năng ExxonMobil rút khỏi dự án vì những bất đồng liên quan đến giá bán khí. Tuy nhiên ông cũng thận trọng, đề nghị mọi người nên chờ thông tin cụ thể.
ExxonMobil hiện vẫn chưa đưa ra bình luận nào về những thông tin này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/mofa-denied-report-exxonmobil-cease-operation-in-vn-09122019085848.html

Cá Voi Xanh: Tìm hiểu ‘khó khăn’

của ExxonMobil và PetroVietnam

BBC được nghe một số bằng chứng mới dường như cho thấy sức ép Trung Quốc không phải là yếu tố đằng sau tin đồn ExxonMobil muốn rút khỏi dự án dầu khí tại miền Trung Việt Nam.
Cá Voi Xanh: Hai cách Trung Quốc gây sức ép
‘ExxonMobil muốn gây sức ép lên chính phủ VN’
Những ngày qua, dư luận Việt Nam quan tâm tin đồn liệu có phải tập đoàn Mỹ muốn, hay đã thông báo cho Việt Nam ý định, rút khỏi dự án khí Cá Voi Xanh.
Ngày 12/9, PetroVietnam ra thông cáo ngắn nói: “Các dự án Dầu khí ở miền Trung Việt Nam (bao gồm các dự án trên biển và trên bờ) được Tổ hợp nhà thầu (ExxonMobil, PVN và PVEP) triển khai theo kế hoạch.”
“Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không có ý kiến bình luận đối với thông tin không chính thức xung quanh các Dự án này.”
Quanh tin đồn này, nhà báo BBC cũng là chuyên gia về Biển Đông, Bill Hayton, nhận định trên trang Twitter cá nhân, nói ông cho rằng nếu tin đồn có thật, có lẽ đó là quyết định mang tính chất thương mại từ trụ sở hay văn phòng khu vực của Exxon, chứ không phải do sức ép chính trị từ Bắc Kinh.
Ông Bill Hayton chỉ ra rằng mỏ khí Cá Voi Xanh nằm ngoài cái gọi là ‘đường chữ U’, tức hải vực Biển Đông Trung Quốc vẽ ra để đơn phương tuyên bố chủ quyền.
Thêm nữa, nhà báo người Anh cho hay suốt nhiều năm qua, ExxonMobil đã thương thuyết với Việt Nam về giá bán khí từ mỏ Cá Voi Xanh nhưng vẫn chưa đạt thỏa thuận.
Vào năm 2017, PetroVietnam và ExxonMobil Việt Nam đã ký thuận khung Hợp đồng Bán khí Cá Voi Xanh.
Theo đó, trong giai đoạn đầu, sản lượng khai thác của Dự án sẽ đủ cung cấp khí cho bốn nhà máy điện với tổng công suất 3.000 MW (02 Nhà máy đặt tại khu kinh tế Chu Lai, tỉnh Quảng Nam và 02 Nhà máy đặt tại khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi).
Sản lượng khai thác trong giai đoạn mở rộng sẽ cung cấp khí cho hóa dầu, hoặc nhà máy điện thứ 5 với công suất khoảng 750 MW như trong Tổng Quy hoạch Điện 7 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tổng đầu tư chuỗi dự án khoảng 10 tỷ USD và sẽ đóng góp vào ngân sách Nhà nước gần 20 tỷ USD, theo thông báo năm 2017.
Tranh cãi giá điện
Theo quy hoạch thông qua cuối năm 2018, Việt Nam xác nhận khu kinh tế mở Chu Lai sẽ đầu tư xây dựng hai dự án nhà máy điện tuabin khí Miền Trung I và Miền Trung II công suất 750 MW, sử dụng lô khí Cá Voi Xanh.
Hai nhà máy điện tuabin khí này do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư, với số vốn dự kiến lên tới hơn 38,5 nghìn tỷ đồng (30% vốn chủ sở hữu và 70% vốn vay).
Dự án nằm tại khu vực phía Đông Nam khu kinh tế Chu Lai, Quảng Nam.
Dự án dự kiến vận hành vào năm 2023 với nhà máy miền Trung I và 2024 với nhà máy Miền Trung II.
Như tin trên báo chính thống đầu năm 2019 cho hay, PetroVietnam đề nghị chính phủ chấp thuận cơ chế về giá điện nhằm bao tiêu hết sản lượng khí cam kết với nhà thầu Exxon Mobil.
Theo đó, giá bán điện của dự án được tính toán đầy đủ để đảm bảo hiệu quả đầu tư; giá điện của nhà máy được tính toán trong phương án giá bán điện hàng năm của EVN.
PetroVietnam kiến nghị cho phép nhà máy điện được phép không tham gia thị trường điện để đảm bảo tiêu thụ hết khí từ dự án Cá Voi Xanh.
Bản tin của VietNamNet tháng 3/2019 tiết lộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng đó là mức giá khá cao so với giá bán điện bình quân hiện nay.
Bộ Tài chính thì đề nghị PetroVietnam phân tích, đánh giá về tính cạnh tranh giá điện của dự án với các dự án điện khí khác.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam lại đề nghị PetroVietnam tính toán lại giá mua khí Cá Voi Xanh cho năm 2023 với độ trượt giá khí có xem xét đến Chỉ số giá tiêu dùng thực tế của Mỹ các năm 2016, 2017 và 2018.
Bản tin của VietNamNet khi đó cho hay Tập đoàn Điện lực đề nghị phân tích và xem xét lại phương án tài chính được kiến nghị vì phương án này sẽ có nguy cơ gặp nhiều khó khăn, kéo dài các quá trình thương thảo, gây ảnh hưởng đến tiến độ của dự án và chuỗi dự án khi điện Cá Voi Xanh.
Ngày 9/9, trong lúc tin đồn về ExxonMobil lan ra, phó bí thư Đảng ủy PetroVietnam Nguyễn Xuân Cảnh cho biết một số dự án dầu khí như Cá Voi Xanh vì vướng cơ chế mà chậm trễ, từ đó hiệu quả dự án không còn như trước.
Dự án dầu khí Cá Voi Xanh được ông Nguyễn Xuân Cảnh nhắc đến tại hội nghị Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương ngày 9/9.
“Các dự án như Cá Voi Xanh, Lô B như nồi cơm của PVN, nồi cơm của tăng trưởng GDP và thu ngân sách. Nhưng vướng cơ chế nọ, cơ chế kia nên bị chậm trễ hết rồi”, ông Cảnh nói.
Một viên chức từ PetroVietNam giải thích với BBC về dự án Cá Voi Xanh: “Sản lượng khí từ mỏ khí Cá Voi Xanh được xác định tiêu thụ hết tại khu vực gần nguồn khí do không có đường ống kết nối đi xa hơn, ra Bắc vào Nam.”
“Nếu thị trường tại chỗ dư thừa, sản lượng khí có thể sẽ vận chuyển đi các khu lân cận theo hình thức CNG và LNG.”
“Các bên xác định nhu cầu tiêu thụ của mỏ này dựa trên sự phát triển một thị trường khí mới tại các tỉnh miền Trung, chủ yếu ở Quảng Nam và Quảng Ngãi.”
Viên chức này cho biết trách nhiệm của ExxonMobil là khai thác, đưa khí vào bờ, trong khi PetroVietnam cần làm nhà máy điện khí, tìm nguồn tài chính, đàm phán giá điện với EVN.
“Để PetroVietnam làm được các việc này, quyền quyết định cao nhất là từ phía chính phủ,” người này giải thích.
Một báo cáo của Viện Dầu khí Việt Nam tháng 2/2017 nhận định “mức giá khí đề xuất Cá Voi Xanh khó đạt hiệu quả kinh tế khi phải tham gia thị trường điện cạnh tranh, do đó cần có cơ chế riêng”.
Sức ép?
Trả lời BBC ngày 12/9, ông Nguyễn Lê Minh, thành viên Hội đồng Biên tập và Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam, cho rằng có việc ExxonMobil đang gây sức ép lên chính phủ Việt Nam để rút ngắn quy trình phê duyệt, nhằm giúp dự án kịp tiến độ.
“ExxonMobil muốn chính phủ Việt Nam cần thúc đẩy nhanh việc phê duyệt giá bán điện của PVN và EVN cho các nhà máy điện.”
“Dù việc phía Việt Nam bán điện không liên quan đến lợi ích kinh tế của ExxonMobil, nhưng nếu không được phê duyệt sớm thì cũng dẫn đến làm chậm tiến độ dự án của ExxonMobil.”
Các thông tin trên đặt ra một số điểm, như:
ExxonMobil và PetroVietnam đến nay đều từ chối bình luận chính thức về tin đồn
Nhưng Dự án Cá Voi Xanh đang gây sốt ruột cho cả ExxonMobil và PetroVietnam
Liệu có hay không việc tin đồn – không được bác bỏ mạnh mẽ – về việc ExxonMobil muốn rút khỏi dự án, là để gây sức ép buộc chính phủ Việt Nam thông qua các khuyến nghị của ExxonMobil và PetroVietnam?
Nếu ExxonMobil quả thực muốn rút khỏi dự án, phải chăng đây là do cân nhắc thương mại về lời lỗ, chứ không phải do sức ép của Trung Quốc?
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49677113

‘ExxonMobil muốn gây sức ép lên chính phủ Việt Nam’

Mỹ HằngBBC, Bangkok
Nguồn tin trong ngành dầu khí nói với BBC rằng việc Tập đoàn Mỹ ExxonMobil có thể rút dự án Cá Voi Xanh là có thật, nhưng không phải do Trung Quốc mà là để gây sức ép lên chính phủ Việt Nam.
Cá Voi Xanh: Trung Quốc hay giá điện mới là lý do thật?
“Việc ExxonMobil có thể rút dự án tại Cá Voi Xanh là có thật, nhưng là để gây sức ép lên chính phủ Việt Nam để rút ngắn tiến độ, tiến tới đi vào khai thác thương mại, chứ không phải do sức ép từ Trung Quốc,” Chuyên gia Nguyễn Lê Minh, thành viên Hội đồng Biên tập và Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam, nói với BBC hôm 11/9 từ TP Hồ Chí Minh.
Cá Voi Xanh: Hai cách Trung Quốc gây sức ép
VN ở thế ‘tiến thoái lưỡng nan’ sau Cá Rồng Đỏ?
VN tạm dừng hay chấm dứt hẳn ‘Cá Rồng Đỏ?
Ông Minh từng tham gia tư vấn cho một số dự án dầu khí của chính phủ Việt Nam, đồng thời từng làm cho một số công ty dầu khí quốc tế có mối liên hệ với ExxonMobil của Mỹ.
Không phải do sức ép Trung Quốc
“Bản chất của dự án Cá Voi Xanh hoàn toàn khác với dự án Cá Rồng Đỏ [Chính phủ Việt Nam chính thức hủy dự án khai thác dầu khí tại mỏ Cá Rồng Đỏ hợp tác với Công ty Repsol của Tây Ban Nha năm 2019 do sức ép từ Trung Quốc],”chuyên gia Nguyễn Lê Minh nói với BBC.
“Lô Cá Rồng Đỏ nằm ở khu vực Nam Côn Sơn xa bờ, cách 550km, không thuộc khu đặc quyền kinh tế (EEZ) Việt Nam nhưng vẫn thuộc thềm lục địa của Việt Nam. Trong khi Cá Voi Xanh chỉ cách bờ 90km, nhằm sâu trong EEZ, và nằm rất xa Đường Chín Đoạn của Trung Quốc. Do đó nếu nói ExxonMobil rút Cá Voi Xanh do sức ép từ Trung Quốc là một cách hiểu không vững về chính trị.”
“Ít ra thì thời điểm hiện tại việc này không phải do vấn đề sức ép. Còn về sau nếu ExxonMobil rút đi và chính phủ Việt Nam muốn thay thế vào đó bằng Rosneft của Nga thì vấn đề lại khác, do Nga và Trung Quốc có nhiều ràng buộc về kinh tế và chính trị. Rosneft hiện tập đoàn dầu khí lớn nhất của Nga, trong khi Trung Quốc có 9% cổ phần trong tập đoàn Rosneft nên chắc chắn có tiềm lực kinh tế ở đó,” ông Lê Minh nói.
‘ExxonMobil muốn gây sức ép lên chính phủ Việt Nam’
Theo ông Minh, nguồn tin cấp cao từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) xác nhận với ông rằng có việc ExxonMobil đang gây sức ép lên chính phủ Việt Nam để rút ngắn quy trình phê duyệt, nhằm giúp dự án kịp tiến độ. Hiện hợp đồng dầu khí (PSC) dự án Cá Voi Xanh của ExxonMobil có thời hạn 20 năm (2009 – 2029), nhưng 10 năm trôi qua kể từ khi ký kết, hiện dự án mới dừng ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật (FEED), còn xa mới có thể đi vào khai thác thương mại. Điều này khiến tập đoàn dầu khí của Mỹ lo ngại.
Ông Minh phân tích: “Có ba vấn đề mà ExxonMobil đang gây sức ép lên chính phủ Việt Nam.”
Thứ nhất, ExxonMobil muốn chính phủ Việt Nam nới thời hạn hợp đồng thêm 2 năm – thời gian mà họ đã dùng để triển khai công tác giải phóng mặt bằng và các hợp đồng mua bán khí, vận chuyển khí. Như vậy, thời hạn PSC sẽ được kéo giãn từ 2009 – 2029 thành 2009 – 2031. ExxonMobil đã gửi công văn cho Bộ Công thương về việc này từ năm ngoái.”
“Do các hạng mục của dự án đang gặp một số khó khăn về mặt cơ học, tiến độ đấu thầu thiết kế, mua sắm, gia công chế tạo, lắp đặt và chạy thử vận hành sẽ bị chậm lại, thay vì cuối năm 2023 như dự kiến sẽ kéo sang quý 3 năm 2024 mới kéo được dòng khí thương mại đầu tiên về. Nghĩa là ExxonMobil sẽ chỉ có 5 năm để khai thác thương mại (2024 – 2029). Nếu ExxonMobil quyết định tự gia hạn hợp đồng thêm 5 năm nữa (theo điều khoản của PSC), cộng thêm 2 năm yêu cầu ở trên, tối đa họ cũng chỉ có 12 năm khai thác thương mại, trong khi họ đã đổ hàng tỷ đô la vào dự án này. Do đó họ đang hết sức lo ngại.”
Thứ hai, ExxonMobil muốn chính phủ Việt Nam xúc tiến Bảo lãnh chính phủ (GGU), đồng thời phê chuẩn các hợp đồng bán khí (GSAs) giữa nhà điều hành ExxonMobil với ba nhà đầu tư nhà máy điện, gồm PVN, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Semcorp Singapore. Theo quy trình, sau khi hoàn tất thiết kế tổng thể (FEED), nhà điều hành ExxonMobil/PVN sẽ trình FEED lên Bộ Công thương phê duyệt. Sau đó ExxonMobil/PVN có thể lập Kế hoạch phát triển mỏ (FDP) và Phê duyệt đầu tư (FID). Chính phủ Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt FDP và FID sau khi ExxonMobil và PVN hoàn tất FEED và các hợp đồng vận chuyển khí, mua bán khí, mua bán điện trước khi tổ chức đấu thầu quốc tế 2 gói hợp đồng tổng thầu (EPC trên bờ và EPCIC ngoài khơi). Tuy nhiên, các hợp đồng này vẫn chưa ký kết do đang bế tắc về điều khoản Hợp đồng dầu khí (PSC) và Bảo lãnh Chính phủ (GGU). Tổng mức đầu tư phía Việt Nam (PVN và PVEP) chiếm khoảng 4,6 tỷ đô la và nếu không có Bảo lãnh Chính phủ sẽ rất khó thu xếp vốn vay từ các ngân hàng hay các định chế tài chính quốc tế cho dự án này, dẫn đến chậm dự án. Ngoài ra, các thủ tục và Luật Dầu khí, luật liên quan để triển khai dự án Cá Voi Xanh hiện đã lỗi thời, chậm chạp, rắc rối, làm chậm tiến độ dự án. Nếu không có Bảo lãnh chính phủ, dự án Cá Voi Xanh của ExxonMobil khó lòng kịp tiến độ.”
Thứ ba, ExxonMobil muốn chính phủ Việt Nam cần thúc đẩy nhanh việc phê duyệt giá bán điện của PVN và EVN cho các nhà máy điện. Dù việc phía Việt Nam bán điện không liên quan đến lợi ích kinh tế của ExxonMobil, nhưng nếu không được phê duyệt sớm thì cũng dẫn đến làm chậm tiến độ dự án của ExxonMobil. Việc chậm trễ trong phê duyệt giá bán điện là do giá này không do PVN và EVN quyết mà phải do Bộ Công thương thẩm định rồi chính phủ quyết, quy trình rất rườm rà phức tạp.”
Chuyến đi Mỹ của ông Trọng là ‘cứu cánh’?
Chuyên gia dầu khí Lê Minh cũng cho hay nếu không đảm bảo được tiến độ, việc ExxonMobil rút dự án Cá Voi Xanh là hoàn toàn có thể.
Theo ông Lê Minh, mấu chốt vấn đề là Việt Nam cần sửa Luật Dầu khí vốn đã lỗi thời, không thích ứng với luật pháp quốc tế và không thu hút được các tập đoàn lớn của nước ngoài. Nhưng từ nay đến khi sửa được, nhanh nhất cũng phải mất 6 tháng, muốn nhanh hơn thì phải mang lên Bộ Chính trị.
“ExxonMobil nhận thấy các rủi ro đối với dự án của họ do các vấn đề nói trên nên họ gây sức ép lên chính phủ Việt Nam là đương nhiên. Chậm ngày nào ảnh hưởng đến dự án của họ ngày đấy. Nhiều đại gia dầu khí đã rút khỏi Việt Nam, như BP (Anh, 2008) Chevron (Mỹ, 2015), Repsol (Tây Ban Nha, 2018), ConocoPhillips (2012). Do đó, nếu Việt Nam không thỏa mãn dược các yêu cầu được cho là thỏa đáng của ExxonMobil thì họ đương nhiên sẽ rút thôi.”
Tập đoàn dầu khí ConocoPhillips kiện VN – nguy cơ hay cơ hội?
Thấy gì từ vụ ConocoPhilips kiện chính phủ VN?
“Việc ExxonMobil có rút đi hay không và Việt Nam có giữ lại được ExxonMobil theo tôi hiện là 50-50. Nó phụ thuộc vào chuyến đi Mỹ sắp tới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào trung tuần tháng 10/2019,” ông Lê Minh cho hay.
“Về mặt chủ quan, một số lãnh đạo cao cấp của PVN cũng hi vọng chuyến đi sẽ giải quyết được các bế tắc hiện nay. Mỏ Cá Voi Xanh quá quan trọng với PVN. Nếu dự án này được thực hiện đúng tiến độ thì có thể cứu được vận mệnh của cả Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – hiện đang duy trì một cơ cấu đầu
tư dàn trải, ngoài ngành, với 6, 7 tổng công ty, 20.000 nhân sự chuyên về dịch vụ kỹ thuật mà không có một dự án nào.”
“Năm ngoái, Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 8 về Kinh tế Biển, trong đó, nhóm quan trọng nhất vẫn là thăm dò và khai thác dầu khí, và Petro Việt Nam là trọng tâm. Còn ưu tiên hiện thời của Bộ Chính trị và ông Trọng thì vẫn là hợp tác với Mỹ.”
“Theo tôi, vấn đề bây giờ là, song song việc chỉnh sửa Luật dầu khí, Trung ương và Chính phủ cần hỗ trợ tối đa PVN để thông quan dự án Cá Voi Xanh. Cần biết, PVN hiện vẫn là ngọn cờ đầu của nền kinh tế Việt Nam, hiện giá dầu giảm sâu nhưng vẫn đóng góp 10% cho ngân sách quốc gia. Việc triển khai dự án Cá Voi Xanh không chỉ mang lại nguồn thu rất lớn cho nền kinh tế (20 tỷ đô la trong vòng đời 20 năm khai thác) mà còn giúp bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Chưa kể, việc đưa dự án sớm triển khai, còn là cam kết và là câu trả lời thỏa đáng cho các nhà đầu tư nước ngoài về môi trường đầu tư ổn định, phát triển bền vững trong tấm nhìn dài hạn ở Biển Đông,” ông Lê Minh nói với BBC.
Những ý kiến khác
Cũng có một số các ý kiến trên mạng xã hội bàn tán xung quanh tin đồn ExxonMobil rút khỏi Việt Nam. Trong khi báo chính thống của Việt Nam không hề đề cập đến vụ việc, các đồn đoán tập trung phân tích lý do ExxonMobil muốn rút (nếu có).
Bill Hayton, tác giả cuốn “Biển Đông: Cuộc đấu tranh quyền lực ở châu Á” (2014), hiện ở Anh Quốc, viết trên Twitter hôm 11/9 rằng theo nhận định của cá nhân ông, ExxonMobil nếu rút Cá Voi Xanh thì là lý do thương mại chứ không phải do sức ép từ Trung Quốc.
“Exxon đang chịu áp lực phải tăng giá cổ phiếu vì vậy họ phải bán tài sản để mua lại cổ phiếu – ví dụ như bán dự án ở Na Uy trị giá 4 tỷ đô la cho ENI, bán dự án 1 tỷ đô la tại Vịnh Mexico cho Enron, bán dự án 2 tỷ đô la ở Vương quốc Anh v.v..”
“Exxon đã mặc cả với chính quyền Việt Nam về giá khí đốt của dự án Cá Voi Xanh trong nhiều năm mà không đạt thỏa thuận. Đây là một dự án lớn với lợi nhuận khổng lồ.”
“Tuy nhiên, tin đồn về việc mỏ này nhiễm CO2 có nghĩa là có thể tốn kém để phát triển mỏ này hơn là suy nghĩ ban đầu.”
“Vì vậy, việc này theo tôi nghe có vẻ như là do áp lực thương mại từ trụ sở chính (bán tài sản) hoặc từ văn phòng khu vực (có giá tốt hơn cho khí đốt) – chứ không phải do áp lực chính trị từ Bắc Kinh.”
Trong khi đó, theo ông Carl Thayer, trả lời BBC hôm 10/09/2019 qua điện thư, một quan chức Việt Nam cho ông hay hôm 13/08 rằng sau vụ Tư Chính và Rosneft, sẽ đến lượt dự án Cá Voi Xanh (Blue Whale) bị Trung Quốc để ý đến.
Tin đồn về việc Tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ rút khỏi Việt Nam lan ra trên mạng xã hội vào thời điểm căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Bãi Tư Chính chưa có hồi kết. Trung Quốc từ đầu tháng Bảy đã mang tàu thăm dò và các tàu hải giám vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính.
Trước đó, vào cuối 2017, đầu 2018, Việt Nam đã phải cho tạm dừng dự án khai thác dầu của Công ty Repsol, Tây Ban Nha ở khu vực Cá Ròng Đỏ và mới đây vừa chấm dứt hẳn, dưới sức ép của Trung Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49658319

Hội An: Vì sao chủ quán từ chối khách Việt?

Mấy hôm nay, thông tin một quán cà phê, nhà hàng ở phố cổ Hội An từ chối tiếp đón khách Việt khiến nhiều người bức xúc. Thực hư ra sao?
Từ chối phục vụ khách Việt?
Thông tin trên mạng xã hội cũng như báo chí trong nước mấy hôm nay “dậy sóng” với thông tin quán cà phê, nhà hàng Cyclo’s Road ở Hội An không tiếp khách Việt Nam. Nhiều người cho rằng đây là việc “con sâu làm rầu nồi canh”, làm mất uy tín khu phố du lịch, nhưng cũng có nhiều người cho rằng do cách hành xử của khách không phù hợp với không khí, môi trường của quán nên quán không tiếp, và việc này không chỉ xảy ra với khách hàng là người Việt Nam.
Khi thông tin không tốt về một quán ăn ở Hội An được lan truyền thì Chủ tịch UBND TP Hội An, ông Nguyễn Văn Sơn, cho biết đã mời chủ quán lên làm việc. Chủ quán khẳng định: “Quán tôi phục vụ khách Việt bình thường, với điều kiện là phải lịch sự”.
Về việc xử lý nếu có sự phân biệt khách như phản ánh, ông Sơn cho hay, “Pháp luật không thể can thiệp việc này. Đây là vấn đề thuộc phạm trù đạo đức. Nếu đúng có sự việc như vậy thì thành phố mời lên nhắc nhở, răn đe chứ không thể dùng pháp luật. Họ muốn bán cho ai, họ từ chối ai là quyền của họ chứ pháp luật không can thiệp được”.
Ông Lê Văn Giảng, Nguyên Chủ tịch Hội An trao đổi với RFA về vấn đề này:
“Chuyện đó không có đâu. Nếu có thì đó chỉ là sự cố nho nhỏ rồi họ nhân lên thôi. Chỉ một vài trường hợp thôi chứ không phổ biến, về bản chất là không có. Hội An vẫn ổn định và phát triển tốt.”
Ông Minh Hải, một người dân Hội An thì cho rằng chuyện nhà hàng từ chối phục vụ khách Việt hay khách châu Á đã có từ lâu, vì phố cổ Hội An vốn hiền hòa, nhẹ nhàng và yên tĩnh nên không chấp nhận những người khách ồn ào, ăn nói “bỗ bã” cho dù họ có tiền, bởi lòng tự trọng của người dân nơi đây rất cao. Đồng tiền không thể đánh đổi văn hóa. Anh nói thêm:
“Những người buôn bán, kinh doanh trong khu phố cổ không đồng tình với việc đuổi khách, nhưng họ không ủng hộ những vị khách đến quán mà ỷ thế có tiền, tỏ ra thiếu văn hóa, nói chuyện, điện thoại to tiếng, gây ồn ào trong quán, làm ảnh hưởng đến người xung quanh. Những hành động đó vô hình chung ảnh hưởng đến bản sắc chung của phố cổ Hội An cũng như những người dân nơi đây”.
Ở chiều ngược lại, ông Quỳnh, một du khách lại cho biết, khách ở phố cổ Hội An quá đông, đa số là khách Hàn và khách Trung Quốc, người Việt Nam rất ít. Đa số khách Việt Nam rất hiền hòa, lịch sự trong khi chủ quán thì lại rất thô lỗ:
“Tôi không hiểu sao cả chủ quán lẫn nhân viên đều không vui vẻ với khách. Chủ quán còn mắng nhân viên trước mặt khách, rồi nói chuyện oang oang trong quán”.
Để có thêm thông tin một cách khách quan, chúng tôi truy cập vào trang TripAdvisor – trang web du lịch lớn nhất thế giới, với hàng triệu khách du lịch truy cập mỗi tháng – thì thấy có 175 lượt đánh giá về quán Cyclo’s Road. Nổi bật trong những đánh giá gần đây là “Quán không tiếp đón khách Châu Á và khách Việt Nam”; “Phân biệt chủng tộc”; “Không vui vẻ với khách Châu Á”…
Giữ gìn nét cổ nên kén khách
Khu phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng chừng 30km về phía Nam, với diện tích chỉ khoảng hai km vuông với những con đường ngắn và hẹp, chạy uốn lượn, ngang dọc.
Theo thống kê Hội An có 1360 di tích bao gồm 1068 nhà cổ, 11 giếng nước cổ, 38 nhà thờ tộc, 19 ngôi chùa, 43 miếu thờ thần, 23 đình, 44 mộ cổ loại đặc biệt và một cây cầu.
Cho đến nay, phố cổ Hội An là một trong những nơi hiếm hoi giữ lại được những nét đẹp cổ xưa nguyên vẹn nhất, khiến Hội An trở thành một địa danh độc nhất vô nhị trong thời hiện đại. Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1999.
Chính vì những nét cổ như vậy nên người Hội An họ tự thấy mình có trách nhiệm gìn giữ. Ông Lê Văn Giảng bày tỏ:
“Hội An vừa được chọn là một trong hai nơi đang sống trên thế giới. Phải giữ ‘kìn kìn’ đó, chứ với nền kinh tế thị trường phát triển như thế này thì cũng dễ hỏng nếu không biết giữ.”
Ông Minh Hải dẫn chứng trường hợp những nhà hàng từ chối phục vụ khách với việc gìn giữ văn hóa nơi đây khi ông phân tích:
“Không có nhà hàng nào không cần khách. Kinh doanh là phải vì đồng tiền. Nhưng nếu khách hàng bước vô một quán yên tĩnh, lịch sự mà ăn nói ồn ào, hành vi kém văn hóa thì buộc lòng chủ quán phải mời ra. Đó là chuyện cực chẳng đã. Họ muốn gìn giữ cho cái văn hóa chung của Hội An.”
Người dân Hội An muốn thay đổi cái nhìn của du khách, một phần để gìn giữ văn hóa cổ, một phần họ muốn làm ăn lâu dài và uy tín trên mảnh đất này, bởi mấy năm trước đây, khi Hội An phát triển, một số du khách đã ít nhiều than phiền về chất lượng dịch vụ, giá cả, tình trạng “chặt chém” gia tăng, sự ồn ào ở các khu phố cổ vốn tĩnh mịch… Chưa kể việc xây dựng các khối nhà bêtông lớn đã lấn át hình ảnh phố cổ.
Thời điểm đó, lãnh đạo UBND TP Hội An cho rằng nguyên nhân chính là lượng du khách đã gia tăng với trước đây trong khi bộ máy quản lý vẫn không thay đổi về số lượng, cách làm.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hoi-an-why-restaurant-s-owners-refuse-vns-customer-dt-09112019130954.html

Chuyện gia đình một cô dâu Việt ở Xứ Đài

Thi Châu
Câu chuyện về hai mẹ con người Đài Loan gốc Việt được truyền thông và mạng xã hội loan đi khá nhiều trong những ngày qua. Theo đó thì đứa con gái nghèo, học giỏi trong một gia đình người Việt Nam nhập cư, có ước mơ giản dị là một cái bàn học đàng hoàng cho một khởi đầu mới trong ngôi trường Trung học quốc gia Nữ sinh cao cấp Gia Nghĩa. Đây là một trong những ngôi trường tốp đầu của Đài Loan.
Sau khi đọc được thông tin trên báo, Bộ trưởng Giáo dục Phan Văn Trung đã tặng cho em gái chiếc bàn gỗ mới do đích thân ông mang tới để thay cho chiếc bàn xập xệ mà em hay ngồi dưới tán cây để ôn bài.
Phóng viên Đài Á Châu Tự Do tìm đến tận nơi và tường trình.
Không có địa chỉ cụ thể về nơi sinh sống của người phụ nữ họ Nguyễn và đứa con vượt nghịch cảnh, ngoài những hình ảnh trên báo chí và thông tin ít ỏi về khu trồng mía của công ty đường quốc gia, tôi vẫn đánh liều đặt vé tàu cao tốc từ Đài Bắc xuống Gia Nghĩa, một huyện ở phía Tây Nam của hòn đảo.
Người phụ nữ Tây Ninh mất chồng một mình nuôi 2 đứa con.
Khác với tưởng tượng của tôi, nhà của chị không khó để tìm khi tôi đưa cho tài xế taxi xem qua phóng sự mà truyền thông địa phương đưa tin.
Vừa tới cánh đồng trồng mía bạt ngàn của công ty đường Đài Loan đã nghe tiếng cưa cắt kim loại ầm ĩ, khoảng 20 người hối hả tất bật vào ra căn nhà xập xệ hơn 20m2, có gì đó khác với vẻ bình dị của một vùng quê.
Những người Đài Loan của một tổ chức từ thiện đang ở đây, chung tay dọn dẹp, sửa chữa ngôi nhà cũ và dựng lên một ngôi nhà container ngay phía trước – có 2 phòng ngủ dành cho 2 đứa con của người phụ nữ Việt Nam di dân.
Chị cảm thấy bất ngờ, lúng túng khi nghe tôi hỏi chị bằng tiếng Việt vì quanh vùng này không có người Việt Nam và bấy lâu nay chỉ toàn truyền thông địa phương đến làm phóng sự về cuộc sống của chị.
Chị bắt đầu câu chuyện của mình khi luôn tay phụ giúp đưa những món đồ cũ trong nhà ra ngoài dành chỗ cho công nhân sửa chữa.
Người ta làm từ thiện cho mình, cái này là miễn phí hết. Cái ông này xem như là giúp đỡ 2 năm nay rồi, ổng giúp đỡ xem như là mỗi tháng ông đem gạo và này kia lại cho mẹ con mình.
Đất này xem như là của nhà nước không phải là của mình, hồi đó ở không tốn tiền, nhưng giờ là phải đóng tiền. Rồi cái ông này nè, mình hỏi xem có thể giúp cho mình một căn phòng không, thì ổng nói được.”
Cô gái Nguyễn Thị Xuân Mai 16 năm trước sống ở một vùng quê nghèo của tỉnh Tây Ninh. Khi mới 20 tuổi chị được môi giới giới thiệu lấy chồng người Đài Loan tên Huỳnh Xuân Phúc.
Hai người dắt díu nhau về đây, làm ruộng trồng trọt để mưu sinh từ dạo đó và 2 đứa con cả nếp lẫn tẻ lần lượt ra đời.
Những tưởng cuộc sống khó khăn có thể trôi qua khi hai vợ chồng cùng nhau làm lụng thì anh Phúc, chồng chị chẳng may đổ bệnh và qua đời vào năm 2012.
Như mất đi cánh tay rồi, mình suy nghĩ từ đó giờ có hai cánh tay mà giờ còn một cánh thì làm sao giờ, làm gì cũng không lên hết, cái gì cũng học lại từ đầu.
Cuộc sống khó khăn thì cũng phải chịu thôi chứ sao giờ, khó khăn thì mình cũng phải đi làm kiếm tiền nuôi 2 đứa nhỏ.
Chính phủ Đài Loan cũng có hỗ trợ, đi học thì con được giảm học phí phân nửa.
Một tháng mình đi làm ngày nào thì lấy tiền ngày đó, nếu như đi làm 20 ngày thì 20 ngàn (Đài tệ), 15 ngày thì 15 ngàn, mỗi ngày một ngàn nhưng không cố định.
Không đủ no thì cũng chịu chứ sao giờ, không đủ thì ăn nhín nhín (cười)”, chị Mai ví việc người thương của chị qua đời như mất đi một phần cơ thể.
Nói là vậy nhưng công việc đồng áng của chị kiếm không đủ 10 ngàn Đài tệ một tháng tức là hơn 300 đô la Mỹ và rất vất vả để nuôi hai đứa con. Cho đến một ngày…
Đến câu chuyện của người con gái vượt khó
Ngày anh Huỳnh Xuân Phúc qua đời, em Huỳnh Tú Trân khi đó chưa đầy 9 tuổi. Khi đó em quỳ bên quan tài của cha và hứa sẽ lo cho mẹ và em có một cuộc sống đủ đầy.
Bẵng đi một thời gian 7 năm sau đó, bao thiếu thốn rồi cũng đến ngày đơm hoa kết trái khi em thi đậu vào ngôi trường Trung học quốc gia Nữ sinh cao cấp Gia Nghĩa, ngôi trường có truyền thống gần 100 năm và câu chuyện của em được nhiều người biết đến.
Cuộc trò chuyện của tôi và em qua thông dịch là người mẹ thi thoảng lại bị gián đoạn vì có người biết chuyện đến thăm, họ đưa cho em và mẹ “hồng bao” để giúp phần nào cho cuộc sống.
Trân không biết tiếng Việt và tôi không biết tiếng Trung, cho nên mẹ em bất đắc dĩ là cầu nối.
Em dẫn tôi vào ngôi nhà xập xệ của mình và chỉ cho tôi một khoảng trống là nơi gia đình cùng ăn cơm, sinh hoạt và cũng là chỗ ngủ của hai chị em.
Nhìn sơ qua căn phòng tôi không nghĩ đó là một ngôi nhà của người Việt cho đến khi nhìn thấy tờ lịch Chúc mừng năm mới có hình 2 cô gái mặc áo dài, đội nón lá có từ năm 2005, tức là 2 năm sau ngày cô Nguyễn Thị Xuân Mai lấy chồng.
Chiếc bàn học được Bộ trưởng Giáo dục Đài Loan tặng hôm trước được xếp vào một góc do nhà em đang được nhiều người hảo tâm sửa chữa.
Trong bài đăng trên trang Facebook của mình, Bộ trưởng Phan viết: “Tất cả những đứa trẻ phải vật lộn qua nghịch cảnh là nguồn tự hào cho chúng tôi“. Ông viết rằng mặc dù môi trường không thuận lợi, với sự kiên trì và chăm chỉ của mình Trân đã được nhận vào học tại trường trung học quốc gia dành cho nữ sinh Gia Nghĩa.
Tôi hỏi em có ước mơ gì không, em nói: “Sau này em muốn trở thành luật sư hoặc làm hướng dẫn viên du lịch để có cuộc sống tốt hơn.”
Em có biết gì về Việt Nam không? – Tôi hỏi.
Em cũng muốn biết về Việt Nam nhiều lắm, có dịp em cũng muốn tới Việt Nam. Em biết là Việt Nam có nhiều cảnh đẹp giống Đài Loan, em cũng muốn đi,” Trân trả lời.
Ở Việt Nam còn có bà ngoại và cậu mợ của em, chẳng trách khi tôi đề nghị em nói một vài từ tiếng Việt em bập bõm:
Xin chào, ăn cơm chưa, ăn rồi, mua thớt… em kêu mẹ, bà, em trai, cậu hai, mợ hai, bà ngoại, tắt đèn ngủ, đi tắm…”
Chứng kiến cảnh nhiều người đến chung tay sửa chữa, dựng nhà container cho gia đình, cô bé cảm thấy rất vui, tuy nhiên theo em như vậy là đủ rồi.
Em cảm thấy vui mừng vì trời nóng như vậy mà có nhiều người đến giúp mình. Em cảm ơn mấy cô, mấy chú theo dõi, giúp đỡ.
Em cảm thấy như vậy là cũng đủ đối với mình rồi, nhưng còn có các hoàn cảnh khác còn khổ hơn em, nên quý vị có thể giúp đỡ thêm cho những người khác. Em không ước mơ gì thêm.”
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đài Loan cũng nói thêm là, ngoài việc kết hợp các nhóm liên quan và nguồn lực xã hội để giúp đỡ gia đình, ngôi trường nữ sinh Gia Nghĩa sẽ trao học bổng cũng như cung cấp những xuất ăn miễn phí cho cô nữ sinh vượt khó.
Chia tay chị Mai và bé Trân để trở lại Đài Bắc mà còn vương vấn mãi cái tình của người Đài Loan khi dưới cái nóng hơn 30 độ C, nhiều người trong số đó là người lớn tuổi vẫn chung tay dựng nhà cho người mẹ Việt Nam di cư.
Cô phát thanh viên người Đài Loan đang làm cho một đài truyền hình địa phương khi biết tôi là là đồng hương của chị Mai cứ bảo tôi đừng lo lắng, vì người Đài sẽ giang rộng vòng tay giúp đỡ gia đình họ.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/story-of-a-vn-immigrant-family-in-taiwan-09112019115550.html

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.