Tin khắp nơi – 31/08/2019
Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019
17:47
//
Slider
,
Tin khắp nơi
Thương chiến đang ‘căng’,
tàu chiến Mỹ lại thách thức TQ ở Biển Đông
Quân đội Mỹ thông báo tàu khu trục Wayne E. Meyer hôm nay (28-8) đã đi vào vùng bán kính 12 hải lý quanh các đá Vành Khăn và đá Chữ Thập, thực hiện hoạt động tự do hàng hải.Theo Hãng tin Reuters, trung tá Reann Mommsen, người phát ngôn của Hạm đội 7 hải quân Mỹ, ngày 28-8 xác nhận việc tàu khu trục Wayne E. Meyer đã tiến hành hoạt động tự do hàng hải, đi vào trong khu vực bán kính 12 hải lý quanh các đá Chữ Thập và Vành Khăn, hai đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đã bị Trung Quốc đơn phương và ngang ngược tuyên bố thuộc chủ quyền của họ.
Cũng theo ông Mommsen, hoạt động của tàu khu trục Wayne E. Meyer nhằm “thách thức những tuyên bố chủ quyền trên biển quá đáng và duy trì việc tiếp cận những tuyến đường biển được quản lý theo luật pháp quốc tế”.
Việc Hạm đội 7 điều tàu khu trục đi vào vùng 12 hải lý quanh các đá Vành Khăn và Chữ Thập chắc chắn sẽ tiếp tục “đổ dầu vào lửa” trong quan hệ Mỹ – Trung, bên cạnh cuộc thương chiến đăng tăng nhiệt, các lệnh trừng phạt của Mỹ và vấn đề Đài Loan.
Ngày 27-8, Hãng tin Reuters cũng cho biết Trung Quốc đã từ chối không cho một tàu chiến của hải quân Mỹ cập cảng thăm thành phố Thanh Đảo.
http://biendong.net/bi-n-nong/30069-thuong-chien-dang-cang-tau-chien-my-lai-thach-thuc-tq-o-bien-dong.html
Trump : Hồng Kông không bị Bắc Kinh trấn áp
nhờ Mỹ gây áp lực thương mại
Thu HằngBị chỉ trích « khoan dung » với chính quyền Bắc Kinh, ngày 30/08/2019, tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu Trung Quốc cư xử « nhân đạo », nhất là sau vụ một số nhà đấu tranh vì dân chủ Hồng Kông bị bắt giữ.
Khi trả lời báo giới tại Nhà Trắng, tổng thống Mỹ còn cho rằng « không có những cuộc đàm phán thương mại, Hồng Kông có lẽ còn gặp khó khăn hơn thế. Hành động của tôi trong hồ sơ thương mại giúp hạ nhiệt thực sự » ở Hồng Kông.
Theo AFP, mối liên hệ giữa các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc và cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông từng được chủ nhân Nhà Trắng nêu lên vào giữa tháng Tám. Nguyên thủ Mỹ cho rằng chính sự cứng rắn của Washington trong các cuộc đàm phán với Bắc Kinh đã giúp giảm bớt căng thẳng giữa chính quyền Trung Quốc và đặc khu hành chính.
Thái độ cứng rắn của Mỹ tiếp tục được thể hiện trong loạt thuế mới, tăng thêm 15% nhắm vào một phần trên tổng số 300 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc và sẽ có hiệu lực từ Chủ Nhật 01/09/2019. Dù các cuộc đàm phán dường như rơi vào bế tắc, Donald Trump khẳng định « vẫn có các cuộc trao đổi với Trung Quốc. Nhiều cuộc họp đã được lên kế hoạch ».
Còn tại Hồng Kông, tình hình bán lẻ bị tác động nặng nề nhất kể từ tháng 02/2016 do các cuộc biểu tình diễn ra từ đầu tháng Sáu năm 2019. Theo dữ liệu ngày 30/08 của chính quyền đặc khu, được Reuters trích dẫn, khối lượng bán lẻ đã giảm 11,4% trong tháng 07/2019 so với cùng kỳ năm 2018, chỉ đạt 34,4 tỉ đô la Hồng Kông (tương đương với 3,99 tỉ euro). Hồng Kông chuẩn bị bước sang giai đoạn suy thoái đầu tiên kể từ 10 năm qua.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190831-trump-hong-kong-bac-kinh-tran-ap-my-ap-luc-thuong-mai
Hoa Kỳ đưa tàu dầu Iran Adrian Darya 1
vào danh sách đen
Trọng ThànhAFP trích dẫn thông báo bộ Tài Chính Mỹ ngày 30/08/2019, cho biết đưa con tàu vừa được chính quyền Gibralar phóng thích vào danh sách trừng phạt, với cáo buộc tàu Iran có hoạt động hỗ trợ khủng bố hay các hoạt động khủng bố.
Chính quyền Mỹ cáo buộc tàu Adrian Darya 1, tên mới thay thế cho tên cũ là Grace 1 (khi bị bắt giữ tại eo biển Gibraltar ngày 04/07/2019), vận chuyển 2,1 triệu thùng dầu thô, phục vụ lợi ích cho lực lượng vũ trang Al-Qods của Vệ Binh Cách Mạng Iran, mà Mỹ coi là khủng bố.
Tối hôm qua, ngoại trưởng Mỹ cũng cho hay, Hoa Kỳ đã có thông tin đáng tin cậy là tàu dầu này của Iran đang di chuyển về hướng Syria. Thông báo được đưa ra vào lúc, tàu Adrian Darya 1 được coi là mất tăm tích, hai tuần sau khi được chính quyền Gibraltar trả tự do, bất chấp yêu cầu của tư pháp Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, quan hệ Iran và Hoa Kỳ dường như có một số dấu hiệu bớt căng thẳng hơn, sau các nỗ lực ngoại giao của Pháp, châu Âu, nhằm thúc đẩy đối thoại giữa Washington và Teheran. Hôm qua, ngoại trưởng Đức, bên lề hội nghị các ngoại trưởng Liên Hiệp Châu Âu tại Helsinki, cho biết các nước châu Âu nhấn mạnh đến đối thoại, và tránh mọi hành xử có thể khiến tình hình căng thẳng hơn.
Reuters dẫn lời một thứ trưởng ngoại giao Iran hôm nay khẳng định Hoa Kỳ mới đây đã « tỏ ra khá mềm dẻo » trong việc cấp giấy phép bán dầu Iran.
TT Mỹ khẳng định không can thiệp vào vụ tên lửa Iran bị nổ
Hôm qua, tổng thống Mỹ đưa lên Twitter một bức ảnh về vụ nổ tên lửa tại một trung tâm không gian của Iran, kèm theo lời bình : Hoa Kỳ không can dự vào tai nạn trong giai đoạn chuẩn bị phóng thử tên lửa Safir SLV. Ông Trump còn kèm theo một lời nhắn gửi đến Teheran : « Chúc may mắn ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190831-hoa-ky-tau-dau-iran-adrian-darya-1-danh-sach-den
Doanh nghiệp Mỹ kêu gọi
Tổng thống hoãn tăng thuế hàng hóa TQ
Hơn 160 tập đoàn doanh nghiệp Mỹ ngày 28/08 đã viết thư kêu gọi Tổng thống Donald Trump hoãn tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung QuốcCác tập đoàn doanh nghiệp Mỹ viết thư lên Tổng thống Trump bao gồm Liên đoàn bán lẻ quốc gia, Hiệp hội lãnh đạo ngành công nghiệp bán lẻ, Hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị và Hiệp hội công nghệ tiêu dùng.
Các tập đoàn này cho rằng thời điểm tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc không phù hợp do nước Mỹ chuẩn bị bước vào thời điểm của các dịp nghỉ lễ khi nhu cầu mua sắm tăng cao.
Việc Mỹ tăng thuế sẽ buộc các doanh nghiệp Mỹ tăng giá sản phẩm và người tiêu dùng Mỹ sẽ phải gánh chịu chi phí cao hơn.
Lời kêu gọi của các doanh nghiệp Mỹ được đưa ra sau khi Văn phòng đại diện thương mại Mỹ xác nhận kế hoạch của Tổng thống Trump tăng thuế bổ sung 5% đối với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 1/9 và 15/12.
Văn phòng đại diện thương mại Mỹ sẽ áp thuế 15% đối với 1 số sản phẩm của Trung Quốc từ 1/9 và các sản phẩm còn lại bao gồm điện thoại di động và máy tính xách tay từ 15/12. Trước đó, chính quyền Tổng thống Trump dự định đánh thuế 10% đối với các sản phẩm này
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/30081-doanh-nghiep-my-keu-goi-tong-thong-hoan-tang-thue-hang-hoa-tq.html
Tài khoản của CEO Twitter bị tin tặc xâm nhập,
đăng tweet kì thị chủng tộc
Tài khoản của Giám đốc Điều hành Twitter Jack Dorsey bị tin tặc xâm nhập vào chiều ngày thứ Sáu, gửi đi và đăng lại các dòng tweet công khai bao gồm những lời lẽ kì thị chủng tộc và những từ chửi thề tới 4 triệu người theo dõi trước khi Twitter bảo mật tài khoản.Công ty mạng xã hội này do ông Dorsey đồng sáng lập cho biết số điện thoại liên kết với tài khoản của ông đã bị xâm phạm do sơ sót về an ninh của nhà cung cấp dịch vụ di động.
“Việc này tạo điều kiện cho một người không được cho phép soạn thảo và gửi những dòng tweet qua tin nhắn văn bản từ số điện thoại. Vấn đề đó hiện đã được giải quyết,” công ty cho biết. Họ nói thêm trong một thông cáo riêng rằng không có dấu hiệu nào cho thấy các hệ thống của Twitter bị xâm phạm.
Một trong những tweet từ tài khoản bị xâm nhập nói nhà lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler vô tội, trong khi những dòng tweet khác chứa những bình luận xúc phạm về người da đen và người Do Thái. Cũng có một dòng tweet nói rằng có bom tại trụ sở của Twitter.
Tài khoản đăng một hashtag được sử dụng trong các vụ dường như là tấn công tin tặc nhắm vào một số ngôi sao trên YouTube vào tuần trước.
Vụ xâm nhập làm nổi rõ những lỗ hổng tiềm năng trong nền tảng mạng xã hội này, được sử dụng rộng rãi bởi các nhà lãnh đạo thế và chính trị gia, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nó xảy ra vào lúc các công ty mạng xã hội đang đối mặt với sự săm soi về việc họ quản lí các mạng lưới của mình, các vấn đề về quyền riêng tư và việc bảo mật dữ liệu người dùng.
Sự cố hôm thứ Sáu không phải là lần đầu tiên tài khoản Twitter của ông Dorsey bị nhắm mục tiêu. Tài khoản của ông bị xâm nhập vào năm 2016 bởi một nhóm cũng từng xâm nhập tài khoản Twitter của CEO Google Sundar Pichai và CEO Facebook Mark Zuckerberg.
https://www.voatiengviet.com/a/tai-khoan-cua-ceo-twitter-bi-tin-tac-xam-nhap-dang-tweet-ki-thi-chung-toc/5064416.html
Hành khách có thể kiện
nếu bị an ninh sân bay rà soát thân thể quá đáng
Một tòa án phúc thẩm liên bang Hoa Kỳ hôm 30/8 trao chiến thắng cho những hành khách phản đối việc rà soát mang tính chất xâm phạm thân thể tại các chốt kiểm tra an ninh sân bay ở Mỹ. Tòa phán rằng nhân viên rà soát ở sân bay không hoàn toàn được miễn trừ khỏi các vụ kiện cáo buộc họ có hành vi lạm dụng.Trong phán quyết với tỉ lệ 9-4, Tòa án Phúc thẩm Hoa Kỳ Khu vực 3 tại Philadelphia cho biết những nhân viên rà soát của Cơ quan An ninh Giao thông (TSA) là “các nhân viên điều tra hoặc thực thi pháp luật” có mục đích lục soát hành khách, nghĩa là bãi quyền miễn trừ bị kiện tụng thông thường của chính phủ.
Phán quyết hôm 30/8 đảo ngược phán quyết hồi tháng 7 năm 2018 được đưa ra bởi một ban thẩm phán ba người của Tòa án Phúc thẩm Khu vực 3.
Đây là một chiến thắng cho Nadine Pellegrino, một người tư vấn kinh doanh từ Boca Raton, bang Florida. Bà này đã cùng chồng đệ đơn kiện về việc bắt giữ sai, bỏ tù sai và truy tố ác ý liên quan đến một vụ việc vào tháng 7 năm 2006 tại Sân bay Quốc tế Philadelphia.
Bà Pellegrino, khi đó 57 tuổi, phản đối các nhân viên xâm phạm thân thể khi họ rà soát ngẫu nhiên trước khi khì bà đáp chuyến bay của hãng US Airways đến Fort Lauderdale, bang Florida, và bị buộc tội tấn công một nhân viên TSA.
Cuối cùng bà bị giam khoảng 18 giờ và bị buộc tội hành hung, đe dọa mang tính chất khủng bố và các tội khác, điều mà bà phủ nhận. Bà Pellegrino được tha bổng tại một phiên tòa vào tháng 3 năm 2008.
Bộ Tư pháp Mỹ, đại diện TSA, không phản hồi ngay lập tức về yêu cầu bình luận, theo Reuters.
https://www.voatiengviet.com/a/hanh-khanh-co-the-kien-neu-bi-an-ninh-san-bay-ra-soat-than-the-qua-dang/5063893.html
Chuyên gia Google phát hiện
vụ tin tặc Iphone quy mô lớn
Trọng ThànhHôm 29/08/2019, các chuyên gia an ninh mạng của Google thông báo phát hiện cuộc xâm nhập điện thoại Iphone quy mô lớn chưa từng thấy, kéo dài từ hai năm nay. Thông qua một mã độc, tin tặc đã kiểm soát được ít nhất hàng nghìn điện thoại Iphone, được coi là loại điện thoại an toàn nhất trên thị trường hiện nay.
Thông tín viên Eric de Salve tường trình từ San Francisco :
« Đây chắc chắn là đợt tin tặc lớn chưa từng thấy nhắm vào điện thoại Iphone. Theo các chuyên gia về an toàn mạng của Google, những người đã phanh phui được vụ này, thì chỉ cần một cú click vào một trang web bị nhiễm virus là đủ để điện thoại bị dính mã độc.
Chỉ trong một vài giây, tin tặc có thể truy cập được gần như toàn bộ các thông tin riêng tư nhất của người dùng điện thoại, từ ảnh cho đến dịch vụ xác định vị trí trực tiếp, danh sách số điện thoại, cũng như các thư nhận và gửi từ hộp thư điện tử như Gmail, Imessage và thậm chí cả các dịch vụ nhắn tin được mã hóa như WhatsApp, Signal và Telegram.
Tin tặc thậm chí có thể chiếm đoạt toàn bộ các mật khẩu lưu trên điện thoại. Tin tặc cũng có thể nhắm vào một số cộng đồng chưa được Google nhận dạng. Hiện Google không đưa ra con số các nạn nhân, mà chắc chắc rất đông, bởi các trang mạng nhiễm virus có hàng nghìn truy cập mỗi tuần.
Một ẩn số khác : Các nhà nghiên cứu của Google không đưa ra thông tin gì về nguồn gốc của virus. Tuy nhiên, tất cả các chuyên gia đều thống nhất ở một điểm : Cuộc tấn công kéo dài và rất công phu như thế này chỉ có thể do một Nhà nước tiến hành, chỉ vì lý do chi phí ước tính lên đến hàng chục triệu đô la. Tuy nhiên đây ắt hẳn cũng là một Nhà nước mới vào nghề tin tặc. Theo Google, tác giả của các vụ tấn công đã phạm sai lầm, khi để quên địa chỉ IP trên virus, cho phép nhận dạng được thủ phạm ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190831-chuyen-gia-google-vu-tin-tac-iphone-quy-mo-lon
Cháy rừng Amazon: ‘Nhân tai hơn là ‘thiên tai’
Rừng Amazon, vốn được xem là ‘lá phổi của nhân loại’, bị cháy dữ dội trong mùa hè năm nay là ‘do sự tàn phá của con người’ trong nỗ lực lấy đất phát triển nông nghiệp được Tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro, thúc đẩy với chính sách mở cửa rừng Amazon để phát triển kinh tế, một nhà nghiên cứu môi trường ở Mỹ nói với VOA.Rừng Amazon đang trải qua vụ cháy dữ dội nhất trong nhiều năm qua khiến cộng đồng quốc tế quan ngại vì nơi đây có hệ sinh thái đa dạng nhất Trái đất và sản xuất ra một lượng lớn khí oxy cho bầu khí quyển.
‘Phá rừng để trồng trọt’
Trao đổi với VOA, Tiến sĩ Mai Thanh Truyết từ thành phố Houston (bang Texas) hiện là chủ tịch của một hội các nhà môi trường gốc Việt ở Mỹ, nhận định rằng mặc dù rừng Amazon hàng năm đều xảy ra cháy theo chu kỳ, nhưng ‘năm nay tình trạng cực kỳ nguy hiểm’ khi đám cháy hoành hành dữ dội trên nhiều tiểu bang của Brazil.
Ông Truyết dẫn số liệu của Viện nghiên cứu Không gian Quốc gia Brazil dựa trên hình ảnh vệ tinh cho biết mức độ cháy rừng Amazon năm nay nhiều hơn 83% so với năm 2018.
Về nguyên nhân cháy rừng, ông Truyết chỉ ra là ‘do thời điểm mùa khô từ tháng 7 đến tháng 10’ và do ‘tình trạng nóng lên toàn cầu khiến nhiều nơi bị nóng trong khi nhiều nơi khác bị lụt’.
Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất, theo ông Truyết, là do nạn phá rừng để lấy đất trồng trọt của người dân Brazil được sự hậu thuẫn của Tổng thống Bolsonaro.
“Những lời nói của ông Bolsonaro là một trong những nguyên nhân gây cháy rừng,” ông Truyết nói. “Ông ấy đã khuyến khích sự phát quang, đốn rừng, dung túng một số công ty khai thác gỗ phá rừng lấy đất.”
“Các nhà sản xuất nhỏ đốt gốc ra sau thu hoạch còn nhũng người chiếm đoạt bất hợp pháp đốt rừng để tăng diện tích canh tác trong khi ông Bolsonaro dung túng cho tình trạng này bằng cách giảm thuế cho các công ty đốn gỗ,” ông nói thêm.
Khi được hỏi có sự trùng hợp nào không khi ông Bolsonaro vừa lên làm Tổng thống thì rừng Amazon bị cháy dữ dội nhất, ông Truyết cho rằng ông Bolsonaro vừa nhậm chức nên ‘đưa ra một số chính sách để thỏa mãn một số yêu cầu của các công ty, tạo ra sự kích hoạt kinh tế’.
Ông lưu ý rằng trước ngày 23/8, tức trước khi hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Pháp lên tiếng về nạn cháy rừng Amazon, Brazil ‘chỉ dập lửa ở quy mô nhỏ, mang tính cục bộ địa phương’.
“Cháy rừng đầu tháng 7 mà bây giờ mới bắt đầu huy động quân đội, máy bay để chữa cháy,” ông Truyết nói và nhận định rằng ông Bolsonaro làm vậy chỉ vì ‘phải chịu áp lực quốc tế mà thôi.’
“Tôi nghi ngờ thiện chí của ông Bolsonaro. Ông ấy sử dụng quyền lực để tạo lợi ích kinh tế, tạo vây cánh để hỗ trợ quyền lực của mình trong những ngày sắp tới,” ông phân tích.
Trả lời câu hỏi liệu nhu cầu lấy thêm đất trồng trọt để phát triển kinh tế có chính đáng khiến Brazil phải phá rừng, ông Truyết cho rằng thay vì đi vào phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, Brazil nên ‘tiến lên phát triển nông nghiệp và dịch vụ’ trong khi họ đã là ‘quốc gia sử dụng đất nông nghiệp nhiều nhất trên thế giới’.
“Phá rừng để phát triển nông nghiệp không phải là con đường phát triển đúng đắn vì nó không đem lại lợi ích kinh tế nhiều,” ông nói.
Về lập luận của Tổng thống Bolsonaro là không muốn các nước bên ngoài can thiệp vào rừng Amazon và coi việc khối G7 bàn đến điều này là ‘thái độ thực dân’, ông Truyết cho rằng ‘tất cả các nước đều liên đới’ trong thảm họa cháy rừng này.
“Việc không cho động chạm đến chủ quyền quốc gia và không cần sự giúp đỡ của các nước lân cận là không thể xảy ra trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay,” ông nói.
“Cháy rừng Amazon không chỉ là vấn đề của Brazil mà còn là của thế giới vì nó làm cho lượng oxy thế giới suy giảm cho nên cần sự tham gia giải quyết của các nước, của các tổ chức phi chính phủ (NGO) và cả các cá nhân trên thế giới,” Tiến sĩ Truyết khuyến cáo.
Ông cho rằng bên cạnh viện trợ bằng tiền (khối G7 đã tuyên bố hỗ trợ 22 triệu đô la Mỹ nhưng Tổng thống Brazil ban đầu khước từ), thế giới cần ‘viện trợ kỹ thuật, quân sự để hỗ trợ chống cháy rừng’.
‘Rừng sẽ hồi sinh’
Khi được hỏi về lập trường của Mỹ, nhất là của Tổng thống Donald Trump vốn không lên tiếng gì về vụ cháy rừng trong khi khen ngợi người đồng cấp Brazil về cách xử lý đám cháy, ông Truyết nói “Ông Trump đang ve vãn Brazil ký hiệp định kinh tế với Mỹ,” và lưu ý rằng bản thân ông Trump ‘đã phủ nhận hiện tượng biến đổi khí hậu đang xảy ra’.
“Mỹ cần thực tâm hơn nữa chia sẻ sức mạnh kinh tế để giúp thâu ngắn tiến trình cháy lan ở Amazon vì biến đổi khí hậu tác động đến toàn thế giới, trong đó có Mỹ,” nhà môi trường này kêu gọi.
Về khả năng dập tắt đám cháy, ông Truyết nói hiện giờ vùng Amazon sắp bước vào mùa mưa và mưa nhiệt đới có thể kéo dài 3,4 ngày liên tiếp. Như vậy, theo ông, “trong vòng 15 ngày tới thì chữa cháy không còn cần thiết nữa vì mưa sẽ dập tắt.”
Ông Truyết cũng tin rằng rừng Amazon sau vụ cháy ‘sẽ hồi phục trở lại’.
“Sau mỗi đợt cháy rừng đất sẽ được chuyển hóa, được nghỉ ngơi… Những mầm cây vẫn còn và rừng sẽ tái sinh trở lại.”
Tuy nhiên, về lâu dài, để tránh thảm họa cháy rừng tái diễn ở Amazon, ông Truyết nói chính phủ Brazil ‘phải làm sao để nông dân không đốt rừng nữa, làm sao để cải thiện sinh kế cho người dân, tạo công ăn việc làm cho họ’.
“Brazil cần sự trợ giúp của Ngân hàng Thế giới hay các quốc gia tân tiến để giải quyết nạn thất nghiệp, giải tỏa bớt lực lượng nông dân,” ông nói thêm.
https://www.voatiengviet.com/a/ch%C3%A1y-r%E1%BB%ABng-amazon-nh%C3%A2n-tai-h%C6%A1n-l%C3%A0-thi%C3%AAn-tai-/5063908.html
150 di dân thâm nhập được
vào vùng Ceuta thuộc Tây Ban Nha ở Bắc Phi
Ngày 30/08/2019, khoảng 155 dân nhập cư đã vượt qua được hàng rào sắt rất cao, có quấn kẽm gai ngăn cách biên giới Maroc với vùng lãnh thổ Ceuta của Tây Ban Nha, nằm lọt thỏm trong vùng Bắc Phi, sau một năm im ắng.Bởi vì, cách nay đúng một năm, chính xác vào ngày 22/08/2019, cũng tại đây, 620 người nhập cư đã leo qua được bức tường rào rất cao này để tràn vào vùng Ceuta. Nhiều vụ ẩu đả đã xảy ra khiến nhiều di dân và 11 lính biên phòng Tây Ban Nha bị thương. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi ở trong nước.
Từ Madrid, thông tín viên François Musseau giải thích :
« Tại Ceuta, vùng lãnh thổ nhỏ bé, nằm lọt thỏm trong vùng Bắc Phi, được cách ly với Maroc bằng một bức tường rào bằng kim loại rất cao dài 8 km và rất khó leo qua. Thế nhưng, cả nước Tây Ban Nha giật mình ngạc nhiên. Từ một năm nay, người ta nghĩ rằng vùng biên giới này, kể từ giờ rất khó mà băng qua cho tất cả những ai có ý định nhập cư trái phép vào Tây Ban Nha.
Vậy mà, trong số 200 người thử leo rào, có đến 155 người đã vượt qua chướng ngại vật này thành công. Tức là vượt qua ba lớp hàng rào kim loại cao 6 mét và có quấn kẽm gai ở phía trên rất nguy hiểm. Hơn nữa, có 8 di dân bị mắc kẹt ở trên cao.
Binh sĩ biên phòng nói đến những hành động cực kỳ hung hãn, điều mà họ gọi là hành động tấn công. Quả thật, số di dân này đều trang bị gậy, đá và thanh sắt. Tại Tây Ban Nha, phe đối lập lên án chính phủ phe Xã hội, bị cáo buộc là nhu nhược và quá khoan dung.
Về phần mình, chính phủ do đảng Xã hội lãnh đạo lại nhắm vào chính quyền Maroc. Nước này khẳng định đã ngăn chận khoảng 400 di dân tìm cách tiếp cận tường rào, đồng thời nhấn mạnh không hay biết gì về số 155 người nhập cư trên.
Phía cảnh sát Tây Ban Nha yêu cầu tăng viện phương tiện và nhân sự, và cho biết hoàn toàn bất lực trong khi mà dòng người di dân ồ ạt kiểu này vẫn đang tiếp diễn dọc theo vùng biên giới ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190831-150-di-dan-ceuta-tay-ban-nha-bac-phi
Pháo phản lực Triều Tiên gây lo ngại
Loại pháo phản lực Triều Tiên phóng thử cuối tuần trước có thể thách thức khả năng đánh chặn của Hàn Quốc, theo các chuyên gia.Giáo sư Kim Dong -yup thuộc Viện Viễn Đông, Đại học Kyungnam, Hàn Quốc cho rằng hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) Triều Tiên bắn thử hôm 24/8 có thể là phiên bản nâng cấp của một hệ thống pháo hoặc pháo phản lực cỡ nòng lớn đang trong biên chế nước này.
Quân đội Triều Tiên đang biên chế hệ thống pháo phản lực KN-09 có đường kính 300 mm, tầm bắn khoảng 190 km và tốc độ tối đa gần Mach 5,2. Tuy nhiên, trong vụ thử hôm 24/8, quả đạn của Triều Tiên đã bay khoảng 380 km, ở độ cao 97 km và tốc độ tối đa Mach 6,5.
Chuyên gia Shin Jong-woo thuộc Diễn đàn An ninh Quốc phòng Hàn Quốc tại Seoul cho rằng mẫu MLRS Triều Tiên phóng tuần trước có đường kính có thể lên đến 500 mm. “Nếu được xác nhận, đó sẽ là một hệ thống MLRS chưa từng có trên thế giới”, Shin nhấn mạnh.
Một số chuyên gia khác lại cho rằng mẫu pháo phản lực mới của Triều Tiên có thể được coi là một trong những vũ khí chiến thuật hiệu quả nhất để tấn công Hàn Quốc trong chiến tranh phi hạt nhân.
“Hệ thống này có thể rất hiệu quả với Triều Tiên bởi nó có thể phóng nhiều quả đạn liên tiếp trong khoảng thời gian ngắn, khiến nó rất khó bị phát hiện và đánh chặn”, chuyên gia tên lửa Kwon Yong-soo thuộc Đại học Quốc phòng Hàn Quốc đánh giá.
Theo Kwon, Triều Tiên rất có thể đang muốn thay thế các tên lửa đạn đạo tầm ngắn bằng MLRS cỡ lớn nhằm sở hữu một phương tiện tấn công rẻ hơn, dễ triển khai hơn nhưng vẫn có sức mạnh tương đương.
Nếu được phóng từ khu vực gần biên giới liên Triều, các quả đạn từ mẫu pháo phản lực mới này có thể vươn tới các mục tiêu quan trọng của Hàn Quốc như căn cứ không quân ở Cheongju, khu phức hợp quân sự Gyeryongdae ở gần thành phố Daejeon và căn cứ Seongju ở tỉnh Bắc Gyeongsang, nơi bố trí lá chắn THAAD của Mỹ.
“Vũ khí mới của Triều Tiên vươn tới ngày càng nhiều mục tiêu của Hàn Quốc và Mỹ, tạo ra nhiều lựa chọn cho Bình Nhưỡng trong việc tấn công và thách thức hệ thống phòng thủ của hai đối thủ”, nhà phân tích Vann H. Van Diepen, cựu quan chức tình báo và ngoại giao Mỹ, nhận định.
http://biendong.net/bi-n-nong/30062-phao-phan-luc-trieu-tien-gay-lo-ngai.html
Cảnh sát Hong Kong dùng vòi rồng,
hơi cay, đạn cao su đối phó biểu tình
Cảnh sát Hong Kong hôm thứ Bảy dùng khí cay, đạn cao su và vòi rồng với nước nhuộm xanh để giải tán biểu tình.Nước nhuộm màu thường được sử dụng ở các nơi trên thế giới nhằm giúp cảnh sát sau đó xác định, nhận diện được những người trong đám đông từng bị phun vòi rồng.
Hong Kong biểu tình bất chấp lệnh cấm
Telegram giúp người biểu tình Hong Kong ‘trốn’ an ninh TQ
Joshua Wong và Agnes Chow vừa được tại ngoại hầu tra
Hong Kong: Vào Đền Quan Công tìm hiểu biểu tình phi lãnh tụ
Hàng chục ngàn người đã xuống đường tuần hành trong thành phố bất chấp lệnh cấm.
Người biểu tình phóng hỏa, ném bom xăng vào cảnh sát chống bạo động và tấn công tòa nhà quốc hội.
Một sự kiện đánh dấu năm năm Bắc Kinh bác bỏ việc tổ chức các kỳ bầu cử dân chủ đã bị cấm, không được phép tổ chức tại vùng đặc khu hành chính này.
Hôm thứ Sáu, một số nhà hoạt động dân chủ then chốt và một số nhà lập pháp bị bắt giữ, và sau đươc cho tại ngoại hầu tra.
Khởi đầu là các cuộc tuần hành chống dự luật dẫn độ – nay đã bị tạm ngưng – sự phản kháng ở Hong Kong nay phát triển thành phong trào đòi dân chủ, với các cuộc đụng độ giữa người biểu tình với cảnh sát ngày càng trở nên bạo lực hơn.
https://www.bbc.com/vietnamese/media-49536932
Hong Kong: Telegram giúp người biểu tình Hong Kong
che dấu danh tính
Telegram, một ứng dụng nhắn tin mã hóa đang rất phổ biến hiện nay, sẽ cho phép người dùng giấu số điện thoại của họ nhằm bảo vệ người biểu tình Hong Kong trước sự giám sát của chính quyền Trung Quốc, theo Reuters.Động thái của Telegram diễn ra khi cảnh sát Hong Kong bắt giữ một số nhà hoạt động nổi tiếng và ba nhà lập pháp vào thứ Sáu 30/8. Gần 900 người đã bị bắt kể từ khi các cuộc biểu tình tại Hong Kong bùng phát ba tháng trước.
Joshua Wong và Agnes Chow vừa được tại ngoại hầu tra
Trung Quốc cử đội quân mới tới Hong Kong
Người biểu tình Hong Kong nói ‘Không còn gì để mất’
Bản cập nhật của Telegram, được lên kế hoạch phát hành trong vài ngày tới, sẽ cho phép người biểu tình chặn giới chức Trung Quốc khỏi việc tìm ra danh tính của họ trong trong các nhóm chat lớn tại app này.
Hàng ngàn người biểu tình ở Hong Kong truyền thông tin cho nhau từ hơn 100 nhóm trên Telegram. Người biểu tình sử dụng các ứng dụng được mã hóa như Telegram để nhanh chóng huy động lực lượng giữa nhiều nhóm, với ít rủi ro bị cảnh sát xâm nhập, theo thông tin Reuters tìm thấy trong một báo cáo công bố đầu tháng Tám.
Các nhóm đăng tất cả mọi thứ, từ tin tức về các cuộc biểu tình sắp diễn ra cho đến các mẹo tưới nước lên hơi cay do cảnh sát bắn ra, cho tới danh tính của cảnh sát chìm và mã truy cập vào các tòa nhà ở Hong Kong nơi người biểu tình có thể ẩn náu.
Người biểu tình ngày càng lo ngại rằng chính quyền Trung Quốc có thể sử dụng các phong trào trên Telegram để theo dõi và bắt giữ những người tổ chức. Hiện bất cứ ai cũng có thể truy cập vào các nhóm chat trên Telegram vốn được sử dụng để tổ chức các cuộc biểu tình công khai, và người tham gia thường dùng bút danh.
Biểu tình Hong Kong: Twitter và Facebook xóa tài khoản TQ
Hong Kong: Vào Đền Quan Công tìm hiểu biểu tình phi lãnh tụ
Nhưng một tính năng trong thiết kế Telegram, có thể đã cho phép chính quyền Trung Quốc tìm ra danh tính thực sự của người dùng, theo một nhóm kỹ sư Hong Kong.
Telegram cho phép người dùng tìm kiếm người dùng khác bằng số điện thoại. Chức năng này cho phép người dùng mới nhanh chóng tìm hiểu xem những người có trong danh bạ điện thoại của mình đã sử dụng ứng dụng Telegram hay chưa, nhóm kỹ sư này cho hay.
Người biểu tình tin rằng các quan chức an ninh Trung Quốc đã khai thác chức năng này bằng cách tải lên số lượng lớn số điện thoại.
Ứng dụng Telegram sẽ tự động khớp số điện thoại với tên người dùng trong nhóm. Chính quyền Trung Quốc sau đó chỉ cần yêu cầu thông tin chủ sở hữu các số điện thoại từ dịch vụ viễn thông địa phương để tìm ra danh tính người dùng.
Telegram đã phát hiện bằng chứng cho thấy chính quyền Trung Quốc có thể đã tải lên các con số để truy tìm tung tích người biểu tình. Nhưng không rõ liệu chính quyền Trung Quốc có sử dụng thành công chiến thuật này để xác định vị trí người biểu tình hay không.
Chính quyền Hong Kong không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.
Bản sửa lỗi Telegram sẽ cho phép người dùng vô hiệu hóa việc tìm kiếm họ thông qua số điện thoại. Sẽ có tùy chọn để giúp người dùng dễ dàng tìm thấy các người sử dụng khác trên Telegram, và cũng có tùy chọn để đảm bảo quyền riêng tư của những người dùng muốn được bảo vệ khỏi sự truy lùng của an ninh Trung Quốc.
Telegram hy vọng sẽ giúp bảo vệ người biểu tình Hong Kong với bản cập nhật, nguồn tin cho biết. Nhưng việc áp dụng rộng rãi tủy chọn bảo mật sẽ khiến Telegram khó sử dụng hơn đối với đại đa số hơn 200 người tiêu dùng, những người dựa vào số điện thoại để tìm bạn bè và thành viên gia đình trên ứng dụng này, nguồn tin cho biết.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49533840
Hong Kong biểu tình bất chấp lệnh cấm
Hàng ngàn người Hong Kong đã xuống đường tuần hành hôm 31/8 bất chấp lệnh cấm của cảnh sát.Một trong các địa điểm biểu tình hôm 31/8 là Khu vui chơi Southorn ở Wan Chai, dòng người đã đổ về đây từ 1PM giờ địa phương, theo Hong Kong Free Press.
Trước đó, các nhóm chat kín trên Telegram đã kêu gọi 100.000 người Công giáo Hong Kong tham gia sự kiện mang tên “Tuần hành cầu nguyện cho Tội nhân ở Hong Kong” ngày 31/8 tại Khu vui chơi Southorn, và gọi đây là sự kiện tôn giáo.
Thông tin kêu gọi cũng nêu rõ, đây là sự kiện tôn giáo nên không cần phải xin phép cảnh sát.
Thông báo cũng cho hay mọi tôn giáo đều được chào đón ở sự kiện này.
Livestream của Hong Kong Free Press cho thấy hàng trăm người cầm ô, nhiều người đeo khẩu trang, tụ tập và hô vang các khẩu hiệu đòi tự do và dân chủ. Có nhiều phóng viên quốc tế tại đây.
Dòng người tuần hành tràn ngập các tuyến đường Hennessy, Queensway và Garden khiến cảnh sát đã phải cho đóng cửa các khu vực vui chơi giải trí tại Southorn và đóng cửa một nhà ga tàu điện ngầm, theo SCMP.
Đám đông hát vang hát bài hát biểu tượng của người biểu tình Hong Kong ‘Sing Hallelujah to the Lord’.
Joshua Wong và Agnes Chow vừa được tại ngoại hầu tra
Trung Quốc cử đội quân mới tới Hong Kong
Telegram giúp người biểu tình Hong Kong ‘trốn’ an ninh TQ
Hong Kong Free Press cho hay, theo thông tin từ các nhóm chat trên Telegram, đây không phải là địa điểm duy nhất người Hong Kong biểu tình hôm nay.
Dòng người tuần hành cũng đổ về khu trung tâm, nơi tập trung các tòa nhà chính phủ ở Admiralty, làm tắc nghẽn các con đường dẫn về đây.
Cảnh sát cho hay người biểu tình tập trung tại Vịnh Causeway đang dựng rào chắn và chặn lối vào đường Hennessy và Yee Wo, gây cản trở nghiêm trọng giao thông, theo SCMP.
Cảnh sát đã phát đi ít nhất 3 lời cảnh báo rằng người biểu tình đang thực hiện ‘tụ tập trái phép’ và yêu cầu họ phải ‘dừng lại ngay lập tức’.
Với tuần hành này hôm 31/8, cảnh sát Hong Kong đang phải đối mặt với bất ổn dân sự tuần thứ 13 liên tiếp sau khi hàng ngàn người tuyên bố sẽ bất chấp lệnh cấm của cảnh sát để xuống đường.
Một ngày trước đó, 30/8, cảnh sát Hong Kong đã thực hiện một cuộc đàn áp, bắt giữa hàng luật nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng và ít nhất ba nhà lập pháp.
Mặt trận Nhân quyền Dân sự, một nhóm đứng sau các cuộc biểu tình quy mô lớn kỷ lục tại Hong Kong, đã hủy bỏ kế hoạch tuần hành dự kiến vào thứ Bảy 31/8 sau khi không được cảnh sát chấp thuận.
Hôm 30/8, nhà tổ chức Jimmy Sham đã xin lỗi công chúng, nhưng cho biết ưu tiên của họ là tổ chức các cuộc biểu tình an toàn và hợp pháp.
Một nhà tổ chức khác, Bonnie Leung, nói với BBC rằng cô tin rằng mọi người sẽ “thông minh” và tìm ra “cách hợp pháp và an toàn” để biểu tình bất chấp kế hoạch nói trên bị hủy bỏ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49534140
TQ họp Hội nghị TƯ4 sau thời gian dài gián đoạn
Hội nghị Trung ương lần thứ tư của Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ diễn ra vào tháng Mười tại Bắc Kinh, Tân Hoa Xã loan tin.Quyết định được đưa ra tại phiên họp của Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc hôm thứ Sáu 30/8, dưới sự chủ tọa của Tổng Bí thư Tập Cận Bình.
TQ: Tập Cận Bình đang gặp thách thức lớn nào?
Tập Cận Bình: ‘TQ đã bước vào thời đại mới’
Thương chiến Mỹ – Trung trong 400 từ
Hiện thời gian đích xác diễn ra hội nghị vẫn chưa được công bố.
Lẽ ra, Hội nghị Trung ương 4 theo thông lệ được tổ chức vào mùa thu năm ngoái.
Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra, khiến có những đồn đoán có bất đồng trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng về việc hoạch định hướng đi của đất nước, Reuters nói.
Đó cũng là lúc Trung Quốc đang phải đương đầu với cuộc thương chiến với Hoa Kỳ, còn mức tăng trưởng kinh tế thì phát triển chậm lại.
Thời điểm quan trọng
Tháng diễn ra Hội nghị Trung ương 4 cũng là lúc Trung Quốc kỷ niệm quốc khánh lần thứ 70, sự kiện được trông đợi là sẽ được tổ chức ăn mừng ở quy mô rất lớn vào ngày 1/10 tới đây.
Đây là kỳ họp kín với sự tham dự của khoảng 370 đảng viên ưu tú nhất, và là cơ hội để giới tinh hoa trong Đảng đưa ra những chính sách ưu tiên cho năm tới.
Trong hội nghị tới đây, các quan chức cao cấp hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ thảo luận về việc quản trị và “hoàn thiện” hệ thống xã hội chủ nghĩa ở nước này, hơn một năm rưỡi sau khi diễn ra hội nghị lần thứ ba.
Hội nghị 4 sẽ “nghiên cứu một số vấn đề quan trọng trong việc giữ vững và hoàn thiện hệ thống xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc và thúc đẩy việc hiện đại hóa quản trị nhà nước,” Tân Hoa Xã tường thuật.
Hong Kong biểu tình bất chấp lệnh cấm
Đón Duterte, ông Tập không đổi ý về Biển Đông
TQ nói tàu Wayne E. Meyer ‘xâm phạm lãnh hải’
“Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc” là khái niệm được dùng để chỉ việc duy trì chủ nghĩa cộng sản trong tên gọi của Đảng, và duy trì quyền kiểm soát chính trị độc đảng, nhưng về kinh tế thì chủ yếu tuân theo các nguyên tắc kinh tế thị trường.
Hội nghị trung ương 3 hồi 2/2018 đã thảo luận về các vấn đề nhân sự và chương trình cải tổ đối với các cơ quan nhà nước, nhằm trao cho đảng quyền kiểm soát thậm chí còn lớn hơn trước.
Hội nghị trung ương 2 trước đó nữa là sự kiện thông qua kế hoạch xóa bỏ thời hạn nắm vị trí chủ tịch nước. Điều này đồng nghĩa với việc ông Tập có thể tại nhiệm bao lâu tùy ý.
Thách thức cho ông Tập Cận Bình
Trung Quốc hiện đang đối mặt với nhiều vấn đề, cả về kinh tế lẫn chính trị, ngoại giao.
Cuộc thương chiến Mỹ-Trung vốn bắt đầu từ hơn một năm trước đang diễn ra không những không có dấu hiệu hạ nhiệt mà ngày càng trở nên gay gắt, trong lúc tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại.
Ảnh hưởng của cuộc thương chiến dường như đã thể hiện rõ tới đời sống của người dân chứ không còn ở tầm mức quốc gia, vĩ mô xa xôi hay chỉ các công ty, doanh nghiệp, tuy giới chức Trung Quốc không thừa nhận điều này.
“Ở các thành phố lớn của Trung Quốc thì có lẽ không tệ lắm, nhưng ở các thành phố bậc hai, tức là các thành phố bên ngoài, họ đang bắt đầu lo ngại về việc mất việc làm, và giá thịt gà, thịt heo đã tăng lên,” nhà báo Howard Zhang, Trưởng ban BBC News Tiếng Trung, nhận xét.
“Tổng thống Donald Trump [hồi đầu tháng Tám] nói rằng hàng ngàn công ty đang rời khỏi Trung Quốc. Tiền Trung Quốc đang bị bao vây, đang rất khó khăn.”
“Nhưng phía Trung Quốc lại nói đang ở trong quá trình chuyển đối, tái cơ cấu. Chúng ta đang đi lên mô hình mới hơn, không có vấn đề gì,” nhà báo Zhang nói.
TQ yêu cầu Mỹ dừng thỏa thuận bán vũ khí cho Đài Loan
Thương chiến Mỹ-Trung: ‘Chúng ta đều phải trả giá’
Gần đây, Quốc hội Mỹ chuẩn thuận việc bán vũ khí, khí tài cho Đài Bắc với giá trị hợp đồng lớn nhất từ trước tới nay, 8 tỷ đô la.
Quyết định của Hoa Kỳ khiến Bắc Kinh giận dữ.
Trung Quốc đòi Hoa Kỳ phải chấm dứt liên lạc quân sự với Đài Bắc, và đe dọa trừng phạt các công ty Mỹ làm ăn với Đài Loan,.
Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một tỉnh ly khai và cần phải thống nhất với đại lục, kể cả bằng việc sử dụng vũ lực, nếu cần.
Việc Trung Quốc từ hồi đầu tháng Bảy đưa nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 vào Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam khiến tình hình ở vùng Biển Đông có tranh chấp càng trở nên căng thẳng.
Độ ‘nóng’ ở Biển Đông khiến nhiều cường quốc tỏ thái độ. Bên cạnh việc Mỹ cho tàu hải quân áp sát các vị trí trên biển do Trung Quốc kiểm soát, thì Anh, Pháp, Đức và Úc đều lên tiếng tỏ ý ‘quan ngại’ về nguy cơ ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định trong khu vực.
Tuy nhiên, vấn đề được cho là thách thức không mong muốn nhất đối với quyền lực của ông Tập lại nằm ở chuyện trong nước.
Bắc Kinh từ hơn hai tháng nay đã phải chứng kiến các cuộc biểu tình đòi dân chủ rầm rộ tại Hong Kong, thách thức quyền lực của Trung Quốc tại vùng đặc khu hành chính này.
Tình hình căng thẳng ở Hong Kong đã khiến nhiều quốc gia như Anh, Mỹ, Canada lên tiếng. Tuy nhiên, Bắc Kinh nói đây là công việc nội bộ của Trung Quốc và yêu cầu các nước không can thiệp.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49535660
Khái niệm ‘Hán nhân’ và ‘Hán tộc’
mới định hình đầu thế kỷ 20
Các trang mạng xã hội Việt Nam đôi khi lại rộ lên tranh luận về nguồn gốc người Việt, nhấn mạnh đến sự khác biệt cả về văn hóa và thậm chí ‘di truyền’ với Hán.Nhưng trên thực tế, khái niệm ‘Hán nhân’, ‘Hán tộc’ và ‘chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa’ cũng chỉ mới có gần đây.
Phận đàn ông ở ‘Vương quốc nữ nhi’ bên hồ Lư Cô, Trung Quốc
Trận Vân Đồn và tham vọng của Nguyên chúa
Hậu duệ các thương gia Ba Tư ở Trung Quốc
Đó là giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu 20, khi các trí thức như Lương Khải Siêu, Uông Tinh Vệ, Trần Thiên Hoa… cố xây dựng định nghĩa ‘Hán tộc’ cho nhu cầu chính trị.
Các khái niệm họ nêu ra hoàn toàn không mang tính khoa học mà chủ yếu là phản ứng trước tình trạng lạc hậu, bế tắc của Trung Hoa.
Họ đau lòng trước nỗi nhục mất chủ quyền, đổ lỗi cho nhà Thanh và muốn dùng cả thuyết Darwin xã hội (mạnh được yếu thua) để thổi lên lòng yêu nước của dân.
Trong ’Constructing Nationhood in Modern East Asia’ (Tạo dựng dân tộc tính ở Đông Á hiện đại), Kai‐wing Chow, Kevin M. Doak, và Poshek Fu đã mô tả kỹ lưỡng quá trình này.
Theo cuốn sách này và các bài viết của Kevin Doak (Georgetown University), thì ‘dân tộc tính’ xây dựng trên quan điểm có một dân tộc Hán, là hiện tượng rất mới.
Từ thời xưa, các triều đại Trung Hoa đã nhấn mạnh đến vị trí trung tâm của họ, và nền văn minh Hoa Hạ.
Dư âm thời thịnh trị Hán (trên 200 năm, tương đương với Đế chế La Mã) và Đường (thế kỷ 7-8) để lại khái niệm Hán nhân (người dùng chữ Hán), hoặc Đường nhân (Tangren) mà các cộng đồng Hoa hải ngoại vẫn dùng.
Cả hai khác niệm này đều mang tính tự tôn văn hóa.
Người Việt gọi tên người TQ bằng mà danh xưng cùng tên với triều đại.
Thời Lý thì với người Việt Nam, cư dân của đế quốc phương Bắc là ‘người Tống’.
Thời Minh, Lê Lợi khởi nghĩa là chống Minh, thắng lợi và trục xuất hết ‘người Minh’ về nước.
Nhà Nguyễn đối phó với ‘người Thanh’ và nhìn chung trước khi có cái tên Việt Nam, cư dân quốc gia này xưng là ‘người Nam’ đối lập với ‘người phương Bắc’.
Nhưng sau khi tộc Mãn chinh phục toàn Trung Quốc và các vua Thanh tự xưng là hậu duệ xứng đáng nhất của Khổng Tử để chiếm đoạt luôn cả di sản tinh thần Trung Hoa, thì trí thức Trung Quốc gặp khủng hoảng.
Tiếp đó, người Phương Tây đã đem tới châu Á các định nghĩa về dân tộc và chủng tộc.
Ghét ‘Mongoloid’ nhưng vẫn nhận là con cháu Hoàng đế
Theo cuốn ’Constructing Nationhood in Modern East Asia’, vào cuối thế kỷ 19, thuyết Darwin xã hội (Social Darwinism) du nhập vào Trung Quốc, gây chấn động.
Thuyết này, nay bị coi là phản động, cho rằng thế giới là môi trường để các tộc người giành ngôi thống trị, và chủng tộc da trắng đã thắng thế.
Học thuyết này bào chữa cho chủ nghĩa đế quốc, phân biệt chủng tộc của Phương Tây nhưng lại được Nhật Bản ngưỡng mộ và làm theo.
Nhật Bản tự coi mình ‘cao quý’ hơn các nước châu Á láng giềng.
Các trí thức Trung Quốc, gồm nhiều người du học ở Nhật, cũng muốn đề cao dân tộc mình để đuổi nhà Thanh và xây dựng quốc gia hùng cường.
Nhưng điều đầu tiên họ cần làm là định nghĩa người Trung Quốc là chủng tộc gì, dân tộc gì?
Năm 1903, Uông Tinh Vệ đặt câu hỏi:
“Trung Quốc là của người Trung Quốc, vậy người Trung Quốc là ai?”
Ông tự đề xuất câu trả lời, “Đó là Hán nhân chủng (Han renzhong), là Hán tộc (Hanzu)”.
Chữ ‘tộc’ (zu) hàm ý người cùng họ, cùng gia đình, dòng tộc lâu đời chứ chưa mang nghĩa chủng tộc (race) như của Phương Tây.
Lý do là vì trí thức Trung Quốc, như Lương Khải Siêu, vô cùng căm phẫn khi người Âu Mỹ đặt dân Trung Quốc vào chủng ‘Mongoloid‘.
Với họ, Mông Cổ (Menggu) là dân du mục lạc hậu, thua xa Trung Hoa.
Tuy thế, thực tế là các sắc dân sống ở Trung Quốc giống nhau về hình thể.
Để giải quyết vấn đề, Châu Dong (Zou Gong) đề xuất đưa tất cả các sắc dân ở Trung Quốc thời Thanh nhóm ‘Trung Quốc nhân chủng’ (Zhongguo renzhong).
Khái niệm Trung Quốc (Zhongguo-China) thực ra khá mới, do Thanh triều nêu ra, bao gồm cả Trung Nguyên và các vùng ‘ngoại Hán’ như Tân Cương, Mông Cổ, Tây Tạng mà nhà Thanh chiếm được.
Từ tiếng Anh ‘China’ cũng được vua chúa Thanh dùng đầu tiên trong văn bản ngoại giao với Phương Tây.
Nhưng vì kỳ thị các sắc dân Mãn Châu và Mông Cổ về văn hóa, đa số trí thức Trung Quốc không muốn cùng chủng tộc với họ.
Tuy vậy, người du học ở Nhật về nhưng Lương Khải Siêu có cách nhìn thoáng hơn.
Ông nêu định nghĩa cho rằng người Hán, Mãn và cả Nhật nữa, là một nhóm sắc tộc, chỉ khác nhau về địa lý (người Nhật sống ngoài đảo).
Trái lại, cây bút có uy tín như Chương Bỉnh Lân coi người Mãn không thể cùng chủng tộc với Hán.
Du nhập khái niệm ‘jinsiu’ (race) từ Nhật Bản, trí thức Trung Quốc coi Hán nhân là ưu tú nhất, thuộc nhóm da vàng (yellow race).
Khái niệm ‘da vàng’ cũng không do Trung Quốc nghĩ ra mà theo sách châu Âu khi đó chia nhân loại ra bốn ‘chủng tộc’: trắng, đen, vàng, đỏ.
Theo Werner Meissner, vào giai đoạn này, có tới 1300 cuốn sách của Đức được dịch sang Hán văn, gây tác động lớn.
Trung Quốc vì thế bị ảnh hưởng của tư tưởng Đức mang nặng tính dân tộc, thậm chí chủng tộc, mà thu nạp ít từ chủ nghĩa tự do cá nhân Tây Âu.
Bài toán đặt ra trước họ là xếp Hán tộc vào đâu trong ‘chủng da vàng’.
Có ý kiến cho rằng Hán là một nhánh của ‘chủng da vàng’.
Tuy thế, bỏ người Mãn ra, họ cũng phải loại người Hồi, Tạng, Uighur và Mông Cổ khỏi cộng đồng chủng tộc.
Cùng lúc, có phái muốn coi Thành Cát Tư Hãn vẫn là một vị hoàng đế vĩ đại của Trung Quốc, điều khiến người Mông Cổ phật ý.
Điểm chung của các trí thức Trung Quốc là đồng ý đề cao nhóm có truyền thống văn minh nhất, là Hán tộc (Hanzu), hàm ý hậu duệ của Hoa Hạ.
Sau đó, có lẽ vì muốn sở hữu cả khái niệm chủng tộc da vàng, một số trí thức Trung Quốc cổ vũ cho việc phục hồi Hoàng đế (Huangdi).
Trong thần thoại có sẵn Xích đế, Thanh đế, Hắc đế và Hoàng đế, theo các màu khác nhau, nhưng chỉ Hoàng đế được chọn vì có sẵn từ ‘huang’ (vàng, yellow) trùng khái niệm của Phương Tây về ‘yellow race’, giúp giải quyết hai vấn đề:
Một là đề cao nguồn gốc thần thánh của Hán tộc mà tránh nói đến chủng ‘Mongoloid’, ngôn từ ‘đáng ghét’ Phương Tây áp đặt cho người Trung Quốc.
Hai là nhờ có vị vua vĩ đại làm thủy tổ, dù không ai rõ có thật hay không và sống vào thời đại nào, người Hán tự tôn, giành lại vị thế cao quý từ quá khứ, quên đi thực tế đau lòng là họ bị ‘rợ Mãn’ đè đầu cưỡi cổ.
Nhà cách mạng Trần Thiên Hoa là người cổ vũ mạnh nhất cho ‘nguồn gốc Hoàng đế’ của Hán tộc.
Từng đau đớn sỉ vả người Trung Quốc “là loài kém cả súc vật vì không biết chủng tộc của mình là gì”, Trần coi Hoàng đế là tổ tiên đại gia đình Hán.
Năm 1905, Trần trẫm mình ở Vịnh Tokyo để phản đối Nhật Bản thay đổi chính sách với các nhóm đấu tranh lưu vong của Trung Quốc.
Tuy vậy, theo Kai‐wing Chow, Kevin M. Doak, và Poshek Fu thì ý tưởng ‘con cháu Hiên Viên Hoàng đế’ tiếp tục được phổ biến sau cái chết của Trần.
Nhiều nhóm cách mạng Trung Quốc đã “tìm lại” và làm lễ kỷ niệm ngày sinh Hoàng đế.
Họ coi đó là ngày sinh ra dân tộc Hán và đeo cả huy hiệu Hoàng đế để nhấn mạnh tinh thần phản Thanh (anti-Manchu).
Các dân tộc Trung Quốc và hệ quả cho ngày nay
Nhìn chung, từ 1903 đến 1911 các trí thức Trung Quốc loay hoay trong các khái niệm khác nhau về dân tộc, sắc tộc, không trên cơ sở khoa học có logic mà vì nhu cầu chính trị, lòng tự tôn sắc tộc và lòng căm thù cả Phương Tây lẫn nhà Thanh.
Cách mạng Tân Hợi nổ ra năm 1911, lật đổ Thanh triều, mở ra cơ hội cho những định nghĩa mới.
Có người từng chủ trương chỉ đưa Trung Quốc thành đại cường ‘đơn dân tộc’ kiểu Nhật Bản và Đức, bỏ hẳn Mãn Châu, Tân Cương, Tây Tạng ra ngoài.
Nhưng sau khi giành được chính quyền, chính họ lại nói rằng dân tộc Trung Quốc (Zhongguo minzu) phải nắm trọn các vùng ‘ngoại Hán’ nhà Thanh đã chinh phục.
Về cơ bản, như James Lebold nhận xét, cách mạng Tân Hợi là “cách mạng chủng tộc (racial revolution) biến thành cuộc hồi sinh của cả Trung Quốc”.
Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, Tôn Trung Sơn đặt dấu chấm hết cho thuộc tranh luận thế nào là ‘dân tộc Trung Hoa’.
Là người Quảng Đông, theo Tin Lành và từng sống tại Mỹ, Tôn Trung Sơn nêu định nghĩa rộng, coi Trung Quốc dân quốc là nước của người Hán, Hồi, Mông Cổ, Tây Tạng và Mãn Châu.
Tuy vậy, theo Werner Meissner thì chủ thuyết của Tôn Trung Sơn vẫn mang màu sắc ít nhiều thiên vị chủng tộc, với Hán ở vị trí trung tâm.
Điều thú vị là Đảng Cộng sản Trung Quốc thời Mao Trạch Đông kịch liệt bác bỏ hoàn toàn chủ thuyết ‘Năm dân tộc’ của Tôn Trung Sơn và Quốc Dân Đảng.
Đi theo mô hình ‘người Xô Viết’ của Liên Xô, Mao muốn Trung Quốc chỉ có một dân tộc, là ‘dân tộc Trung Hoa’.
Chỉ sau khi Mao chết năm 1976, Trung Quốc mới thôi công kích thuyết ‘Năm dân tộc’ của Tôn Trung Sơn, nhưng vẫn không công nhận nó.
Trái lại, Đảng Cộng sản Trung Quốc nay theo chủ thuyết ‘dân tộc Trung Hoa’ với nghĩa mở rộng, gồm trên 50 cộng đồng sắc tộc thiểu số (ethnicities).
Cuối cùng là một số ghi nhận thời sự
Trong tranh luận của các trí thức tiền bối cho hai phái cách mạng và cộng hòa ở Trung Quốc đều thế kỷ 20, ta không thấy họ nhắc đến Việt Nam.
Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi có nhắc đến người Triều Tiên và Nhật Bản trong cuộc tranh luận về ‘dân tộc Hán’.
Có lẽ họ coi người Việt đã sống dưới chế độ thuộc địa Pháp nên không có liên quan gì đến cuộc đấu tranh phản Thanh của người Trung Hoa nữa.
Mặt khác, đây cũng là dấu hiệu chuyện tranh cãi Việt đến từ đâu, có bao nhiêu phần ảnh hưởng Trung Hoa, không phải là điều bận tâm ở Trung Quốc.
Vấn đề nữa dễ nhận thấy là khái niệm ‘dân tộc Trung Hoa’ rất mơ hồ, vay mượn quan điểm chủng tộc đến từ châu Âu và bị Hán hóa đi một chút.
Ngày nay, Âu Mỹ đã đi vào khái niệm công dân hiện đại nhưng Trung Quốc, và một số nước châu Á vẫn bám vào định nghĩa dân tộc cũ kỹ.
Chủ nghĩa dân tộc có nhược điểm là kiểu gì nó cũng phải đề cao một nhóm sắc tộc, gây ra kỳ thị, bất bình đẳng.
Nhưng khái niệm rộng về dân tộc Trung Hoa đã đem lại diễn giải với nhiều hệ luỵ chính trị lớn.
Ví dụ Quốc Dân Đảng đồng ý rằng đa số người Đài Loan thuộc dân tộc Trung Hoa nhưng không nhắc đến vế thứ hai là cùng lãnh thổ với Trung Quốc.
Mặt khác, Trung Quốc lại coi người Đài cũng là dân của mình, tự ý bắt bớ dẫn độ họ về xử, gây phản cảm trên thế giới.
Vì trong bản sắc ‘Trung Hoa’ rộng rãi đó, người ta có các bản sắc riêng không xóa được mà một khái niệm bao trùm không lý giải nổi.
Trung Quốc bắt tín đồ đạo Hồi ở Tân Cương phải học chữ, hát múa theo văn hóa Hán, mặc nhiên coi họ phải theo nhóm đa số là Hán.
Phản ứng của dân Hong Kong hiện nay một phần cũng xoay quanh xung khắc về bản sắc.
Người Hong Kong không phủ nhận họ là sắc tộc Hoa (Hán) nhưng không đồng ý với Trung Quốc rằng quyền chính trị của Bắc Kinh bao trùm các quyền dân sự.
Tại Trung Quốc, bài toán ‘dân tộc’ đang bế tắc một phần vì khác với những năm 1901-1905, trí thức Trung Quốc nay không được thảo luận tự do.
Với bên ngoài, như Harry Krejsa và Anthony Cho viết, Bắc Kinh đang thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc-sắc tộc (ethnonationalism), hiểu theo nghĩa hẹp, ra cả các cộng đồng Hoa hải ngoại, như một chính sách ngoại giao nối dài.
Câu hỏi ‘Ai là người Trung Quốc?’ từ đầu thế kỷ 20 có vẻ đang trở lại.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-49481773
Vì sao ông Tập Cận Bình thất hứa với Tổng thống Trump?
Ngày 1/8, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố áp thuế lên 300 tỷ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, đảo ngược lời ông nói sau Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản, bởi ông Tập không giữ lời hứa trước đó, chuyên gia Hạ Văn nhận định trên Secret China.Mỹ sẽ áp thuế 10% đối với 300 tỷ đô la hàng nhập khẩu còn lại của Trung Quốc, bắt đầu từ 1/9 tới đây. Sau Hội nghị G20 ở Nhật Bản, Mỹ đã tuyên bố sẽ không tiếp tục tăng các biện pháp thuế quan. Theo chuyên gia Hạ Văn, quyết định áp thuế mới nhất của ông Trump không phải vì ông không giữ lời hứa mà vì Bắc Kinh đã không hành động.
“Hiện tại, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đang tổ chức cuộc họp ở Bắc Đới Hà, việc tăng thuế của ông Trump ‘sẽ dội một gáo nước lạnh’ bất ngờ vào Bắc Đới Hà, nhưng các lãnh đạo hàng đầu của ĐCSTQ sẽ hâm nóng bằng các ‘trò chơi thể thao’ như đâm chọc, cản trở sau lưng lẫn nhau”, ông Hạ Văn nói.
Trong một dòng thông báo tăng thuế đăng trên Twitter, ông Trump cáo buộc Bắc Kinh không giữ lời hứa về ít nhất hai điều, điều thứ nhất là mua lượng lớn nông sản của Hoa Kỳ, điều thứ hai là thực hiện các biện pháp ngừng xuất khẩu fentanyl vào Hoa Kỳ. Trung Quốc đều không thực hiện cả hai điều này.
Đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hứa, sẽ thực hiện cả hai điều này tại hai hội nghị G20.
Ngày 29/6, trong dịp G20, ở Osaka Nhật Bản, ông Tập hứa mua lượng lớn nông sản Hoa Kỳ. Còn lời hứa cấm bán fentanyl, ông Tập nói ở G20 Argentina ngày 1/12 năm ngoái.
Ông Trump đã từng đăng tải trên Twitter đề cập tới Chủ tịch Trung Quốc: “Ông bạn Tập của tôi nói rằng ông sẽ ngừng việc bán fentanyl cho Hoa Kỳ. Điều này chưa bao giờ xảy ra, và nhiều người Mỹ tiếp tục phải chết!”.
Dù cho ông Trump gọi ông Tập là bạn, thì ông Tập đang nuốt lời. Loại hóa chất gây nghiện này đã khiến nhiều người phải chết. Chuyên gia Hạ Văn nói: “Một nhà lãnh đạo nước lớn nuốt lời trong vấn đề này, thì thực sự mất thể diện”.
Tờ báo Trung Quốc Tân Hoa Xã trong bài báo: “Tập Cận Bình và cuộc gặp của Tổng thống Mỹ vào ngày 2/12/2018″, nói rằng: “Hai bên đã đồng ý thực hiện các hành động tích cực để tăng cường hợp tác trong thực thi pháp luật và kiểm soát ma túy, bao gồm kiểm soát các chất fentanyl… Phía Trung Quốc quyết định tiến hành quản lý toàn bộ các chất fentanyl và bắt đầu điều chỉnh các quy định liên quan”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30091-vi-sao-ong-tap-can-binh-that-hua-voi-tong-thong-trump.html
Hai lần trong tháng,
TQ không cho tàu chiến Mỹ cập cảng
Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ xác nhận Trung Quốc đã từ chối đề nghị được cập cảng Thanh Đảo của một tàu chiến Mỹ, lần thứ hai liên tiếp trong cùng một tháng.Theo hãng tin Reuters, ông Reann Mommsen – sĩ quan cấp cao phụ trách đối ngoại của Hạm đội 7 Mỹ – đã im lặng khi được hỏi về tên tàu chiến bị từ chối trong cuộc phỏng vấn ngày 28-8.
Viên sĩ quan này cũng cho biết các câu hỏi liên quan đến việc vì sao bị từ chối nên dành cho Trung Quốc, không phải ông.
Một nguồn tin giấu tên của Reuters trong Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết chiếc tàu bị từ chối là một tàu khu trục. Nếu theo đúng kế hoạch ban đầu, nó sẽ cập cảng Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc vào ngày 1-9 tới.
Hôm 13-8, Trung Quốc cũng đã từ chối cho USS Green Bay, một tàu vận tải đổ bộ của Mỹ và tuần dương hạm USS Lake Erie cập cảng Hong Kong giữa lúc biểu tình căng thẳng.
Vào thời điểm đó, một cuộc khẩu chiến giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đang diễn ra sau khi Bắc Kinh cáo buộc Washington giật dây các cuộc biểu tình ở Hong Kong.
10 ngày sau khi bị Trung Quốc nói không, USS Green Bay đã có một động thái bị Bắc Kinh gọi là “khiêu khích” khi băng qua eo biển Đài Loan trong sứ mệnh mà hải quân Mỹ gọi là “đảm bảo tự do hàng hải”.
Động thái từ chối cho cập cảng lần này của Trung Quốc xảy ra trong bối cảnh thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc vừa có bước leo thang mới.
Hôm 23-8, để trả đũa việc Trung Quốc áp thuế 5-10% với 75 tỉ USD hàng hóa Mỹ từ ngày 1-9 và 15-12, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ nâng thuế lên 30% với 250 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc bắt đầu từ ngày 1-10 và 15% với 300 tỉ USD hàng hóa còn lại vào đầu tháng 9.
Báo South China Morning Post của Hong Kong ngày 28-8 dẫn một nguồn tin quốc phòng xác nhận Trung Quốc đã từ chối cho tàu Mỹ cập cảng Thanh Đảo. Vị này nhấn mạnh động thái này là “chuyện bình thường” dựa trên quan hệ đang căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Ông Liu Weidong, một chuyên gia thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nhận định bởi vì Mỹ đang “tỏ ra vô cùng khiêu khích, Trung Quốc sẽ không muốn đón một tàu chiến của Mỹ trong hoàn cảnh đó”.
http://biendong.net/bi-n-nong/30070-hai-lan-trong-thang-tq-khong-cho-tau-chien-my-cap-cang.html
Hoạt động công xưởng của Trung Quốc
sụt giảm tháng thứ tư liên tiếp
Hoạt động của các công xưởng ở Trung Quốc sụt giảm trong tháng 8, tháng thứ tư liên tiếp, trong khi Mỹ tăng áp lực thương mại và nhu cầu nội địa vẫn ì ạch. Đây là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục giảm tốc.Chỉ số Quản lí Sức mua (PMI) giảm xuống mức 49,5 trong tháng 8, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết vào ngày thứ Bảy, so với mức 49,7 trong tháng 7, dưới mốc 50 điểm phân định giữa tăng trưởng và sụt giảm trên cơ sở hàng tháng.
Chỉ số hoạt động công xưởng cho thấy những xích mích về thương mại ngày càng tăng với Mỹ và nhu cầu toàn cầu đang giảm đi tiếp tục tổn hại cho các nhà xuất khẩu của Trung Quốc.
Các đơn đặt hàng xuất khẩu đã giảm tháng thứ 15 liên tiếp trong tháng 8, dù với tốc độ chậm hơn, với chỉ số phụ tăng lên mức 47,2 từ mức 46,9 vào tháng 7.
Tổng số đơn đặt hàng mới – từ trong và ngoài nước – cũng tiếp tục giảm, cho thấy nhu cầu trong nước vẫn yếu, dù có một loạt các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng trong năm qua.
Số liệu cho thấy hoạt động tại các công ty vừa và nhỏ đã thu hẹp, ngay cả khi các nhà sản xuất lớn, nhiều công ty được chính phủ hỗ trợ, đã xoay sở mở rộng hoạt động vào tháng 8.
Các công xưởng tiếp tục giảm việc làm trong tháng 8 trong bối cảnh viễn cảnh kinh doanh không chắc chắn. Chỉ số phụ về tuyển dụng giảm xuống mức 46,9 so với 47,1 trong tháng 7.
Tháng 8 chứng kiến căng thẳng thương mại tăng mạnh giữa Trung Quốc và Mỹ, với việc Tổng thống Donald Trump loan báo ông sẽ áp đặt thuế quan mới đối với hàng hóa Trung Quốc kể từ ngày 1 tháng 9, và Trung Quốc để đồng tiền nhân dân tệ suy yếu mạnh những ngày sau đó.
Sau khi Bắc Kinh áp đặt thuế quan trả đũa, ông Trump nói rằng các mức thuế hiện tại cũng sẽ được tăng lên trong những tháng tới, bao gồm tất cả hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ.
Ông Trump phát biểu vào cuối ngày thứ Sáu rằng đội ngũ đàm phán thương mại từ cả hai nước vẫn tiếp tục thương thuyết và sẽ gặp nhau vào tháng 9, nhưng việc tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc vốn có hiệu lực vào Chủ nhật sẽ không bị trì hoãn.
https://www.voatiengviet.com/a/hoat-dong-cong-xuong-cua-trung-quoc-sut-giam-thang-thu-tu-lien-tiep/5064445.html
TQ: Đội ngũ đàm phán thương mại Mỹ-Trung
đang ‘giao tiếp hữu hiệu’
Đội ngũ đàm phán thương mại của Trung Quốc và Mỹ đang duy trì “liên lạc hữu hiệu,” Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm 30/8, chưa đầy 48 giờ trước khi thuế quan của Mỹ bắt đầu có hiệu lực đối với thêm 125 tỉ đôla giá trị hàng hóa của Trung Quốc nữa.Mỹ sẽ bắt đầu thu thuế 15% đối với khối lượng hàng hóa này vào lúc 12 giờ 01 phút sáng giờ Washington (0401 GMT) vào Chủ nhật 1/9. Các mặt hàng bị ảnh hưởng bao gồm đồng hồ thông minh, TV màn hình phẳng và giày dép. Thuế quan của Mỹ đã được áp đặt lên 250 tỉ đôla sản phẩm của Trung Quốc tính đến nay kể từ khi chiến tranh thương mại bắt đầu vào năm 2018.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 30/8 phủ nhận thuế quan đang ảnh hưởng đến kinh tế của Mỹ. Thay vào đó ông chỉ trích Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và người lãnh đạo của cơ quan vì không hạ lãi suất hơn nữa để kích thích nền kinh tế.
Trước đó một ngày ông Trump loan báo Mỹ và Trung Quốc sắp sửa có các cuộc đàm phán thương mại “ở một cấp độ khác.”
“Có một cuộc đàm phán được hoạch định cho ngày hôm nay ở một cấp độ khác,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News Radio mà không nói rõ “cấp độ khác” nghĩa là gì.
“Để xem sản phẩm cuối cùng là gì; đó mới là căn cứ để đánh giá,” ông Trump nói.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-doi-ngu-dam-phan-thuong-mai-my-trung-dang-giao-tiep-huu-hieu/5063833.html
Ấn Độ : Gần 2 triệu dân bị « tước » quốc tịch
Thu HằngKhoảng 1,9 triệu người dân ở bang Assam, đông bắc Ấn Độ, không được ghi tên trong sổ đăng ký công dân quốc gia (NRC) vừa được công bố hôm 30/08/2019. Cuộc điều tra dân số được bắt đầu cách đây bốn năm, theo ý tưởng của thống đốc của bang Assam, nhằm xác định người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh, đa số theo đạo Hồi.
Thông tín viên RFI Sébastien Farci tường trình từ New Delhi :
« Một triệu 900 nghìn người có nguy cơ mất quốc tịch vì không chứng minh được gia đình của họ là gốc Ấn Độ từ trước mốc ấn định là tháng 04/1971 (ngày Bangladesh tuyên bố độc lập).
Những thành phần mang tư tưởng cục bộ địa phương ở bang Assam, giáp giới với Bangladesh, khẳng định hàng triệu người Bangladesh đã có được quốc tịch Ấn Độ một cách bất hợp pháp. Chính điều này làm thay đổi bản sắc của bang Assam và cũng là động cơ của cuộc điều tra dân số.
Tuy nhiên, ngay cả đối với những người Ấn Độ gốc, chứng minh được quốc tịch của mình trong gần 50 năm cũng là chuyện khó. Rất nhiều người không có giấy tờ phù hợp hoặc tên của họ không được viết đúng chính tả. Những gia đình Hồi Giáo nghèo khó là những nạn nhân đầu tiên. Và điều này khiến giới lãnh đạo Ấn Độ giáo và mang khuynh hướng dân tộc vui mừng. Bộ trưởng Nội Vụ Ấn Độ đánh giá những người nhập cư Bangladesh này « mối mọt ».
Những người không được ghi tên trong sổ công dân quốc gia có 4 tháng để kháng án. Nếu đơn của họ bị bác, họ sẽ bị triệu ra tòa án dành cho người nước ngoài. Và tòa án này sẽ quyết định trục xuất nếu họ bị tước quốc tịch. Đa số những người đó sẽ trở thành vô tổ quốc vì họ khẳng định không có quốc tịch Bangladesh. Như vậy, những người nước ngoài này có nguy cơ sẽ ở tù suốt đời ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190831-an-do-gan-2-trieu-dan-bi-tuoc-quoc-tich
Úc lập đội đặc nhiệm
bảo vệ các đại học chống tin tặc TQ
Các trường đại học của Úc sẽ được phép làm việc với cơ quan an ninh mạng nước này để ngăn chặn các vụ tấn công tin tặc và gây ảnh hưởng từ nước ngoài, một động thái được cho là nhắm vào Trung Quốc.Một đội đặc nhiệm sẽ được thành lập để bảo vệ các trường đại học của Úc, Bộ trưởng Giáo dục Úc Dan Tehan tuyên bố ngày 28-8.
Nhiệm vụ hàng đầu của lực lượng này là xây dựng lại hệ thống kiểm soát không gian mạng, bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo vệ những nghiên cứu nhạy cảm, đồng thời ngăn chặn ảnh hưởng và thiệt hại có thể xảy ra đối với các trường đại học của Úc trong tương lai.
Họ phải đảm bảo các trường đại học, đặc biệt là những trường lớn chuyên nghiên cứu các kỹ thuật có thể áp dụng trong lĩnh vực quân sự lẫn dân sự, sẽ được an toàn trước các vụ tấn công mạng.
Một động cơ khác khi thành lập lực lượng này, theo ông Tehan, là để đảm bảo sự hợp tác giữa ngành giáo dục Úc và các tổ chức của nước ngoài sẽ luôn “minh bạch”, tránh gây tổn hại cho lợi ích quốc gia.
Lãnh đạo các trường đại học sẽ được họp với cơ quan an ninh mạng quốc gia Úc, được hướng dẫn cách thức làm thế nào đảm bảo an toàn khi hợp tác với các tổ chức nước ngoài.
Việc Úc thành lập lực lượng đặc nhiệm bảo vệ an ninh mạng diễn ra chỉ 2 tháng sau khi Trường đại học Quốc gia Úc (ANU) bị tấn công mạng quy mô lớn, làm thất thoát nhiều dữ liệu được lưu giữ trong 19 năm qua và cả các thông tin như tài khoản ngân hàng, hộ chiếu của các sinh viên theo học.
Thủ phạm bị nghi là các nhóm tin tặc Trung Quốc.
Trước đó, báo cáo của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) tiết lộ 26 trường đại học của Úc đã trở thành mục tiêu trong một chiến dịch tấn công mạng, đánh cắp thông tin với quy mô toàn cầu.
Quan hệ giữa Úc và Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Scott Morrison đang có một số chuyển biến tiêu cực bất chấp Bắc Kinh vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của Canberra.
Chính quyền Trung Quốc xác nhận đã bắt giữ một học giả người Úc gốc Hoa với cáo buộc làm gián điệp trong tuần này.
Trước đó, hồi tuần trước, New South Wales – bang đông dân nhất nước Úc – tuyên bố sẽ bỏ việc dạy tiếng Quan Thoại khỏi hệ thống giáo dục do lo ngại các chiến dịch gây ảnh hưởng của Trung Quốc.
Khi được hỏi về điều này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói “thật vô lý khi nói Bắc Kinh đang tìm cách xâm nhập nước Úc”.
“Chúng tôi hi vọng phía Úc có thể nhìn nhận một cách khách quan sự hợp tác Trung Quốc – Úc trong tất cả các lĩnh vực, trân trọng những thành quả của hợp tác song phương và làm nhiều hơn để có lợi cho tình hữu nghị và sự tin tưởng lẫn nhau”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/30073-uc-lap-doi-dac-nhiem-bao-ve-cac-dai-hoc-chong-tin-tac-tq.html
Úc cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Cộng
tại East Timor
Tin Dili, East Timor – Trong chuyến thăm thủ đô Dili của East Timor vào thứ Sáu, 30 tháng 8, Thủ Tướng Úc Scott Morrison đã hứa sẽ đầu tư vào một căn cứ hải quân tại đây, và cung cấp đường cáp Internet ngầm dưới biển để giúp phát triển dịch vụ viễn thông của đảo quốc này.Sự hỗ trợ này là một phần trong các nỗ lực mới nhất của Canberra để trở thành một nước láng giềng thân cận hơn với East Timor, trong bối cảnh Hoa Kỳ và các đồng minh đang tranh giành ảnh hưởng với Trung Cộng tại châu Á.
Thủ Tướng Morrison nói chính phủ của ông sẽ tài trợ kế hoạch nâng cấp căn cứ Hải quân Hera ở vùng duyên hải phía bắc East Timor, để phù hợp với các hoạt động của 2 tàu tuần tra lớp Guardian mà Úc sẽ tặng đảo quốc này vào năm 2023. Canberra cũng sẽ nối East Timor với hệ thống cáp quang dưới biển của Úc, và chi trả cho các công việc thiết kế và lắp ráp ban đầu.
Thủ Tướng Morrison cũng chính thức hóa một thỏa thuận về biên giới biển giữa 2 nước, vốn nằm cách nhau vài trăm cây số. Chuyến thăm của ông Morrison diễn ra nhân dịp East Timor đang kỷ niệm 20 năm cuộc trưng cầu dân ý vốn đã giúp đảo quốc này độc lập. Thỏa thuận về biên giới biển với Úc sẽ mở đường cho East Timor khai thác tài nguyên ở vùng biển tên Greater Sunrise, với giá trị ước tính khoảng 50 tỷ Mỹ kim.
Trung Cộng hiện nay cũng đang tìm cách gia tăng hiện diện tại East Timor. Ngoại Trưởng Trung Cộng Vương Nghị trong tháng này cho biết Bắc Kinh sẵn sàng giúp East Timor khai thác dầu và khí đốt. Ngoài ra, cũng trong tháng 8, Trung Cộng đã tài trợ xây dựng tòa nhà văn phòng của chính quyền Dili và Bộ Quốc Phòng, đồng thời tặng một lượng thiết bị và vật dụng trị giá 3 triệu Mỹ kim cho Quân đội East Timor. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/uc-canh-tranh-anh-huong-voi-trung-cong-tai-east-timor/
0 nhận xét