Tin Biển Đông – 16/08/2019
Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019
23:19
//
Biển Đông
,
Slider
Philippines cáo buộc
5 chiến hạm TQ âm thầm đi vào lãnh hải
Tướng Phillipnes cho biết các tàu chiến Trung Quốc hai tháng gần đây liên tục đi vào lãnh hải nước này mà không thông báo cho Manila.
“Hai tàu chiến Trung Quốc bị phát hiện ở dọc eo biển Sibutu ở tỉnh Tawi-Tawi của Philippines trong tháng 7 và ba chiếc khác bị phát hiện trong tháng 8″, trung tướng Cirilito Sobejana, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Tây Mindanao của Philippines ngày 14/8 tuyên bố.
Theo tướng Sobejana, quân đội Phippines đã điều động các phương tiện không quân và hải quân để tiếp cận tàu chiến Trung Quốc, khiến chúng phải đổi hướng di chuyển.
Eo biển Sibutu nằm trong lãnh hải của Philippines. Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), tàu nước ngoài được quyền đi qua lãnh hải của quốc gia ven biển mà không cần báo trước, miễn là đi qua vô hại hoặc di chuyển theo đường thẳng hướng ra ngoài biển.
Tuy nhiên, Philippines từ trước đến nay luôn yêu cầu tàu chiến nước ngoài liên lạc với chính phủ nước này trước khi đi qua. Chiến hạm các nước cũng luôn tuân thủ quy định của Manila.
Tướng Sobejana khẳng định hành trình của các chiến hạm Trung Quốc không thể được xem là đi qua vô hại vì chúng không di chuyển theo đường thẳng. Ngoài ra, những tàu chiến này còn tắt hệ thống nhận diện tự động khiến Philippines không thể liên lạc bằng radio.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines hồi tháng trước cũng cho biết các tàu chiến Trung Quốc từ tháng 2 đến tháng 7 ít nhất 4 lần đi qua vùng biển giữa vịnh Bongao và eo biển Sibutu mà không thông báo trước.
Quan hệ Philippines – Trung Quốc được tăng cường đáng kể dưới thời Duterte, nhưng ông vấp phải không ít phản ứng từ các quan chức và dư luận do cách hành xử bị coi là “mềm mỏng” trước các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dự kiến thăm Trung Quốc cuối tháng này để thảo luận về các vấn đề song phương với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Duterte khẳng định lý do ông lên kế hoạch đến Bắc Kinh vì Trung Quốc “đang trì hoãn bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) và đó là nguyên nhân gây ra nhiều sự cố”.
Duterte cho hay trong chuyến thăm ông sẽ bàn về phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016, trong đó bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông, cũng như gây sức ép để Bắc Kinh không tiếp tục trì hoãn COC.
http://biendong.net/bi-n-nong/29843-philippines-cao-buoc-5-chien-ham-tq-am-tham-di-vao-lanh-hai.html
TQ tiếp tục tập trận quân sự trái phép
ở Hoàng Sa của Việt Nam bất chấp
sự chỉ trích, phản đối mạnh mẽ từ công luận
Trong bối cảnh ngày càng nhiều dư luận lên án, phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông tại các diễn đàn song phương và đa phương trong khuôn khổ ASEAN tại Thái Lan hôm 31/7-2/8 vừa qua, Bộ Quốc phòng Trung Quốc lại ngang nhiên thông báo tiến hành tập trận trái phép ở Hoàng Sa. Đông thái này cho thấy, Bắc King đang hành động một cách bất chấp, ngang ngược.
Một số diểm đáng chú ý về thời gian, địa điểm tập trận của TQ
Theo 02 thông báo phát đi của Cục Hải sự Trung Quốc hôm 5/8, quân đội nước này tiến hành tập trận ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam từ ngày 6-7/8. Theo thông báo thứ nhất, cuộc tập trận bắt đầu từ 9 giờ 30 đến 11 giờ 30 và từ 15 giờ đến 18 giờ ngày 6.8 tại khu vực được đánh dấu bởi 4 điểm có tọa độ 16 độ 50,6 phút vĩ Bắc/112 độ 21 phút kinh Đông, 16 độ 59 phút vĩ Bắc/112 độ 21,4 phút kinh Đông, 16 độ 58,1 phút vĩ Bắc/112 độ 27,9 phút kinh Đông và 16 độ 52,7 vĩ Bắc/112 độ 30,8 phút kinh Đông. Theo thông báo thứ hai, cuộc tập trận bắt đầu từ 15 giờ đến 17 giờ ngày 7.8 tại khu vực được đánh dấu bởi 4 điểm có tọa độ 16 độ 26,9 phút vĩ Bắc/112 độ 42,7 phút kinh Đông, 16 độ 26,20 phút vĩ Bắc/111 độ 50 phút kinh Đông,16 độ 20,30 phút vĩ Bắc/111 độ 44,7 phút kinh Đông và 16 độ 22,52 phút vĩ Bắc/111 độ 36,66 phút kinh Đông.
Cuộc tập trận nói trên của TQ là hoàn toàn phi pháp
Thứ nhất, theo các tọa độ được nêu trong các thông báo cho thấy khu vực tập trận nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện đang bị Bắc Kinh dùng vũ lực chiếm đóng phi pháp từ năm 1974. Việt Nam luôn kiên định phản đối các cuộc tập trận và những hoạt động phi pháp khác của Trung Quốc ở Hoàng Sa, đồng thời khẳng định chủ quyền đối với quần đảo này. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần nêu rõ “Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa theo quy định của luật pháp quốc tế”. Thực tế này đã và đang được cộng đồng quốc tế thừa nhận theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Thứ hai, Trung Quốc ngang nhiên thông báo cấm tàu thuyền các nước không tiến vào vùng biển nêu trên trong thời gian diễn ra các cuộc tập trận. Cục Hải sự Trung Quốc không nêu rõ số lượng binh sĩ, khí tài quân sự tham gia hoạt động. Điều này cho thấy Trung Quốc sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ vụ việc tai nạn nào diễn ra trong khu vực này khi diễn ra các cuộc tập trận này. Với những hoạt động tập trận bắn đạn thật, thì hoạt động hàng không và hàng hải quốc tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do phải tránh, chuyển hành trình. Ngoài ra, việc ngư dân các nước khi di chuyển cũng có thể rơi vào khu vực mà Trung Quốc tập trận. Thực tế, ngư dân Việt Nam và Philippines đã từng vớt được các thiết bị mà Trung Quốc trong khi tập trận bị thất lạc ở trên biển.
Thứ ba, các cuộc tập trận diễn ra sau khi Trung Quốc đưa tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 và các tàu hộ tống đến khu vực bãi Tư Chính ở phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của UNCLOS 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Động thái tập trận của Trung Quốc gây phức tạp tình hình, không có lợi cho việc giải quyết các tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế, đi ngược lại với những nỗ lực chung của cộng đồng các nước.
Thứ tư, những hoạt động tập trận của Trung Quốc đi ngược lại với những cam kết không quân sự hóa Biển Đông của giới lãnh đạo Bắc Kinh, không có lợi cho tiến trình đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông. Việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở Hoàng Sa, cũng như có kế hoạch xây dựng đảo Phú Lâm, đảo Cây và đảo Duy Mộng trở thành thành phố, căn cứ dịch vụ hậu cần chiến lược quan trọng của Trung Quốc, đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển của Việt Nam và Trung Quốc, vi phạm tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về COC và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.
Dư luận các nước phản đối mạnh mẽ hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông
Các hoạt động tập trận trên của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã nhiều lần lên tiếng phản đối hành động diễn tập bắn đạn thật của Trung Quốc tại Biển Đông và yêu cầu các nước này không để tái diễn các hoạt động tương tự. Bà Lê Thị Thu Hằng tuyên bố “Các cuộc diễn tập bắn đạn thật ở của Trung Quốc, Đài Loan ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, vi phạm tinh thần tuyên bố về DOC, gây phức tạp tình hình không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về COC và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh, “Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt và không để tái diễn các hoạt động tương tự, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, tôn trọng nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như luật pháp quốc tế, không có hoạt động gây ra căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở khu vực”.
Năm 2018, Mỹ đã quyết định rút lại lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương năm 2018 (RIMPAC-2018) để phản đối các hoạt động quân sự hóa và tập trận của Trung Quốc ở Biển Đông. Hãng tin Reuters dẫn lời Trung tá Christopher Logan, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết “Chúng tôi rút lời mời quân đội Trung Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC 2018 như là phản ứng đầu tiên trước những hành động quân sự hóa liên tục gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông”. Báo chí, truyền thông và giới chuyên gia các nước cũng đưa ra nhiều bình luận, nhận định nhiều về hoạt động tập trận liên tục của Trung Quốc ở Biển Đông. Báo chí Australia nhận định rằng hoạt động tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã khiến các nước láng giềng lo ngại, trong bối cảnh leo thang tranh chấp lãnh thổ, hàng hải ở Biển Đông, Hoa Đông và căng thẳng trên eo biển Đài Loan. Hãng Reuters của Anh cho rằng sự hiện diện và các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ làm gia tăng tình trạng căng thẳng và các nguy cơ xảy ra sự cố trên biển.
Nhiều ý kiến phân tích cho rằng các hoạt động tập trận và hành động quân sự đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông đã gây phức tạp thêm tình hình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường an ninh, hòa bình, hợp tác trong khu vực. Những hoạt động này của Trung Quốc thể hiện chính sách bá quyền trên Biển Đông của Trung Quốc, gây tổn hại đến các quy chuẩn của luật pháp quốc tế và những nỗ lực thúc đẩy hợp tác, giải quyết hòa bình các tranh chấp của các nước. Ngoài ra, những hoạt động quân sự của Trung Quốc còn đe dọa nghiêm trọng đến an toàn của hoạt động hàng hải, hàng không của khu vực và quốc tế, cũng như hoạt động đánh bắt cá của ngư dân các nước. Giới quan sát các nước cho rằng thời gian tới, Trung Quốc còn tiếp tục thúc đẩy nhiều hoạt động quân sự và gia tăng kiểm soát ở Biển Đông bất chấp những nỗ lực của ASEAN và các tuyên bố của Trung Quốc về thúc đẩy đàm phán ký kết COC. Vì vậy, các nước nhất là ASEAN cần tăng cường đoàn kết, trao đổi, phối hợp trong xử lý, đối phó đối với hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông, nhất là cần có tiếng nói chung trong vấn đề này.
Biển Đông: Việt Nam có đang chạy đua vũ trang?
Giới quan sát phân tích khả năng các nước có quyền chủ quyền trên Biển Đông gồm Việt Nam, Malaysia và Philippines đang tham gia chạy đua vũ trang để đối phó với Trung Quốc.
Kể từ khi vấn đề Biển Đông lại nóng lên vào khoảng năm 2008, nhiều chuyên gia, nhà báo và giới quan sát đã nói về một cuộc chạy đua vũ trang giữa các quốc gia ven biển, như một xu hướng hay một mối đe dọa đáng báo động, theo một bài báo do AMTI mới cập nhật từ phiên bản đăng đầu tiên năm 2017.
Một tường thuật trên Đài Tiếng nói Hoa Kỳ nhận định: “Khi Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông, một cuộc chạy đua vũ trang đã hình thành giữa các quốc gia khác trong khu vực cũng có các yêu sách về chủ quyền.”
Một bài xã luận trên The National Interest viết: “Khi căng thẳng ở Biển Đông tiếp tục leo thang, cuộc chạy đua vũ trang này đặt ra mối đe dọa đáng kể cho an ninh khu vực.”
Bài viết trên blog của Lawfare có tiêu đề: “Cuộc chiến tranh trên biển: Cuộc chạy đua vũ trang ở Biển Đông leo thang.”
Một bài khác trên CNBC có tiêu đề: “Chi tiêu quốc phòng của Châu Á: Cuộc chạy đua vũ trang mới ở Biển Đông.”
Ngoài các thông tin nêu trên do TS Vũ Hồng Lâm (Alex Vuving) tổng hợp, còn có các thông tin gần đây hơn về một cuộc ‘chạy đua vũ trang’ trên Biển Đông.
Một bài báo trên Financial Times năm 2018 bày tỏ lo ngại rằng các nước Đông Nam Á đang thua trong cuộc chạy đua vũ trang với Trung Quốc trên Biển Đông.
Trước đó, tờ Forbes, trong bài viết “Cuộc chạy đua vũ trang trên Biển Đông” năm 2017 viết: “Mặc dù Việt Nam chi tiêu tương đối ít hơn cho quốc phòng so với các quốc gia khác trong khu vực, khoản này vẫn chiếm 8% GDP của Việt Nam và đang tăng lên. Theo Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Việt Nam đã tăng chi phí quốc phòng hơn 400% kể từ năm 2005.”
Nhưng theo TS Vũ Hồng Lâm, nếu phân tích kỹ hơn thực tế và xu hướng hiện nay thì lại thấy không hẳn như vậy.
Nếu một cuộc chạy đua vũ trang là một nỗ lực để đạt vị thế ngang bằng hoặc vượt qua đối thủ, Malaysia, Philippines và Việt Nam không thể bắt kịp Trung Quốc. Cả ba nước Đông Nam Á có yêu sách về quyền chủ quyền trên Biển Đông này không có ý định đạt được sự ngang bằng hoặc ưu thế về quân sự, Tiến sỹ Vũ Hồng Lâm viết trên AMTI.
Thay vào đó, tham vọng dài hạn của các nước này là đạt được sự ‘răn đe tối thiểu’. Họ muốn xây dựng năng lực quân đội ở mức vừa đủ để khiến những kẻ xâm lược tiềm năng phải suy nghĩ kỹ trước khi tấn công họ. Và mục tiêu răn đe tối thiểu này rõ ràng là một mục tiêu dài hạn, vì cả ba nước đều phải đi một chặng đường dài trước khi đạt được nó.
TS Vũ Hồng Lâm gọi những điều này là một ‘cuộc đua tối giản’ (minimalist competition), chứ không phải là một cuộc chạy đua vũ trang.
Để khẳng định điều này, TS Vũ Hồng Lâm đề nghị nhìn vào số liệu về tỷ lệ tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chi cho quốc phòng của ba nước Malaysia, Việt Nam và Philippines.
Ước tính của SIPRI cho thấy trong 15 năm qua, không có nước nào trong số các quốc gia chính đang cạnh tranh trên Biển Đông tăng đáng kể tỷ lệ GDP cho quân sự. Ngoài ra, không có quốc gia nào trong số này chi hơn 2,5% GDP cho quân đội (một ngoại lệ là Malaysia năm 2003, với 2,6%).
Trung Quốc duy trì ổn định chi tiêu quân sự ở mức 1,9% GDP trong phần lớn thập kỷ 2007-2016, và chi nhiều hơn một chút, khoảng 2 và 2,1% GDP, trong bốn năm 2003-2006, khi căng thẳng ở Biển Đông không quá nóng.
Cả Malaysia và Philippines giảm tỷ lệ GDP cho quân sự trong 15 năm qua. Malaysia giảm nhiều nhất, từ 2,6% năm 2003 xuống còn 1,4% năm 2016. Philippines giảm từ 1,6% năm 2003 xuống còn 1,3% năm 2016. Việt Nam là ngoại lệ, tăng nhẹ từ 2,1% năm 2003 lên 2,4% năm 2016. Nhưng trong thập kỷ 2007-2016 Việt Nam gần như không tăng tỷ lệ GDP cho quân sự.
Một cách khác để xem có đúng là đang có ‘cuộc đua vũ trang’ hay không là nhìn vào tăng trưởng thực sự trong chi tiêu quân sự của các quốc gia này, theo TS Vũ Hồng Lâm.
Nếu lấy năm 2007 làm mốc cho căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng 2,2 lần trong khoảng 2007-2016. Trong cùng thời gian đó, Việt Nam tăng 1,8 lần và của Philippines 1,4 lần, trong khi Malaysia gần như không thay đổi. Những con số này hầu như không cho thấy một cuộc chạy đua vũ trang.
Hơn nữa, một cuộc chạy đua vũ trang thường liên quan đến phát triển vũ khí chiến lược. Không có bằng chứng rằng Malaysia, Philippines hay Việt Nam mua vũ khí hạt nhân hoặc tên lửa đạn đạo.
Việt Nam, ví dụ, đang đầu tư vào hệ thống phòng thủ bờ biển, phòng không và tên lửa chống hạm, nhưng không phải là tên lửa có thể phóng tới các thành phố lớn của Trung Quốc.
Năng lực không chiến và tác chiến không gian mạng của Việt Nam, Malaysia và Philippines đều không nổi trội, và có rất ít bằng chứng về nỗ lực phát triển vũ khí chiến lược của họ trong các lĩnh vực này.
Cũng theo TS Vũ Hồng Lâm, chỉ bằng tăng cường khả năng quốc phòng của Việt Nam, Philippines và Malaysia thì mới có thể cải thiện cán cân quyền lực hiện đang nghiêng về Trung Quốc và ngăn chặn bất cứ quốc gia nào thống trị Biển Đông.
Việt Nam đặt mua 12 tàu tuần tra cao tốc của Ấn Độ
Việt Nam đặt mua 12 tàu tuần tra cao tốc của Ấn Độ và toàn bộ số tàu này sẽ được bổ sung cho lực lượng Biên phòng của Việt Nam.
Truyền thông trong nước cho biết Tập đoàn Larsen & Toubro vào ngày 14 tháng 8 đã làm lễ khởi công dự án đóng 12 tàu tuần tra cao tốc mà Việt Nam đặt hàng tại xưởng đóng tàu Kattupalli.
Tập đoàn Larsen & Toubro là một trong những tập đoàn hàng hải quốc phòng có uy tín cao nhất ở Ấn Độ và từng đóng 46 tàu vỏ nhôm cung cấp cho lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ.
Báo giới quốc nội vào ngày 16 tháng 8 cho biết toàn bộ kinh phí của dự án đóng 12 tàu tuần tra cao tốc này nằm trong khuôn khổ gói tín dụng Chính phủ Ấn Độ dành cho Việt Nam; đồng thời phía Ấn Độ cam kết sẽ giao 12 chiếc tàu đặt hàng đảm bảo chất lượng và đúng thời hạn cho Việt Nam.
Dự án 12 tàu tuần tra cao tốc mà Việt Nam đặt Ấn Độ đóng là loại tàu được thiết kế để kiểm soát và bảo vệ an ninh chủ quyền biển, phát hiện các hoạt động bất hợp pháp trên biển và tìm kiếm, cứu nạn biển.
0 nhận xét