Bản tin ngày 10-8-2019
Tin Biển Đông
Facebooker Đặng Sơn Duân đưa tin, Trung Quốc rầm rộ bắn đạn thật ở Vịnh Bắc Bộ. Đêm qua, Cục Hải sự Quảng Tây, Trung Quốc phát 3 thông báo về việc tổ chức 3 cuộc tập trận bắn đạn thật ở 3 khu vực trong vịnh Bắc Bộ từ ngày 12 đến 15/8. Khu vực tập trận cách thành phố Móng Cái, Quảng Ninh và cách đường phân giới vịnh Bắc Bộ khoảng 20-30 hải lý.
Ông Duân viết: “Vịnh Bắc bộ là khu vực đã được phân giới và Trung Quốc có quyền tiến hành tập trận bắn đạn trong khu vực biển của họ. Tuy nhiên, giữa thời điểm căng thẳng gia tăng giữa hai nước vì những hành vi gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, các cuộc tập trận ở gần Việt Nam như thế này ắt hẳn có hàm ý đe dọa đối với Việt Nam”.
VOV đưa tin: Đô đốc Mỹ khẳng định duy trì sự hiện diện của tàu chiến tại Biển Đông. Trong cuộc họp báo ngày 8/8 ở thủ đô Manila, Philippines, chuẩn đô đốc Karl Thomas, chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm 70 của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan, phát biểu rằng, “các tàu chiến của Mỹ sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện trong khu vực để đảm bảo hòa bình và tự do hàng hải” ở Biển Đông.
Chuẩn đô đốc Thomas cho biết thêm: “Chúng tôi có hiệp ước phòng thủ chung với Philippines và chúng tôi có mặt ở đây để đảm bảo an ninh và ổn định. Con tàu này rất có năng lực và sẵn sàng ứng phó với một loạt các tình huống khác nhau”.
Trang An Ninh Thủ Đô có bài: Siêu tàu ngầm do Pháp sản xuất sẽ sớm xuất hiện tại biển Đông? Chính phủ Philippines quan tâm tới tàu ngầm chạy năng lượng diesel-điện Scorpene do Pháp sản xuất, “rất có thể nước này đang có những toan tính để sở hữu đội tàu ngầm hiện đại, nhằm tăng cường năng lực tác chiến cho hải quân trong bối cảnh biển Đông có nhiều biến động”.
Ngoại trưởng Philippines phản đối Trung Quốc đưa tàu khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này, VnExpress đưa tin. Ngoại trưởng Locsin thông báo, sẽ trao công hàm phản đối hai tàu khảo sát Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines. Hiện hai tàu khảo sát Trung Quốc là Dong Fang 3 và Zhang Jian đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, cách bờ biển phía đông nước này khoảng 80 hải lý.
Báo Tiền Phong dẫn lời Tổng thống Philippines Duterte: ‘Trung Quốc bắt chúng ta chờ COC’. Tổng thống Rodrigo Duterte thông báo, lý do cho chuyến thăm sắp tới của ông đến Trung Quốc là để thúc giục TQ hoàn tất COC: “Đó là lý do tôi đến đó. Họ đang trì hoãn nó và nó gây ra quá nhiều vụ việc, một ngày nào đó sẽ xảy ra sai lầm và sẽ khó quay lại”. Ông Duterte cũng cảnh báo, COC càng bị trì hoãn thì càng có nguy cơ xảy ra các sự cố và tính toán sai lầm trên biển Đông.
Mời đọc thêm: Biển Đông, kiện hay không kiện? (VOA). – Biển Đông: “Nhiều khả năng TQ sẽ trở lại Bãi Tư Chính với dàn khoan” (BBC). – Biển Đông sau một tháng biến động (Sputnik). – Siêu tàu ngầm hạt nhân- ‘cận vệ’ tàu sân bay Mỹ lầm lũi tới biển Đông (ANTĐ). – Tàu sân bay Mỹ neo ở Philippines, cam kết duy trì an ninh ở Biển Đông (Zing). – Tổng thống Duterte tuyên bố không chấp nhận Trung Quốc sở hữu Biển Đông (TT). – Philippines phản đối tàu khảo sát Trung Quốc (TN).
Trương Duy Nhất và Vũ “nhôm”
VietNamNet đưa tin: Giúp Vũ ‘nhôm’ thâu tóm nhà đất, ông Trương Duy Nhất bị đề nghị truy tố. Cơ quan CSĐT Bộ Công an kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ vụ án tới Viện KSND tối cao, đề nghị truy tố Trương Duy Nhất tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại khoản 2 điều 356 BLHS năm 2015.
Phía công an cho biết, năm 2003, UBND TP Đà Nẵng tạo điều kiện bán nhà, đất công sản cho các đơn vị công lập đóng trên địa bàn thành phố làm trụ sở, trong đó có báo Đại Đoàn Kết. Trương Duy Nhất trên danh nghĩa Trưởng văn phòng của báo này ở Đà Nẵng, đã ký 3 văn bản gửi UBND TP đề nghị được mua nhà theo diện công sản, để làm trụ sở văn phòng, rồi sang tên bất động sản này cho Vũ “nhôm”, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước trên 13 tỷ đồng.
Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Tại sao ‘sếp’ của Trương Duy Nhất không bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Theo đó, cựu Tổng và Phó tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mặc dù CQĐT xác định họ cũng có hành vi có dấu hiệu phạm tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, góp phần gây thiệt hại cho nhà nước số tiền hơn 301 triệu đồng.
Theo kết luận điều tra, ông Lê Quang Trang, cựu TBT báo Đại Đoàn Kết và Bùi Thượng Toản, phó TBT, khai nhận, do báo Đại Đoàn Kết không có kinh phí, nên không chỉ đạo Trương Duy Nhất liên hệ với UBND TP Đà Nẵng xin mua nhà, đất công sản, mà chỉ đạo Nhất liên hệ với các sở, ngành TP Đà Nẵng để xin cấp, hoặc thuê một địa điểm làm trụ sở cho văn phòng đại diện.
Mời đọc thêm: Đề nghị truy tố bị can Trương Duy Nhất trong vụ án Vũ “nhôm” (CAND). – Đề nghị truy tố bị can Trương Duy Nhất (TN). – Trương Duy Nhất bị đề nghị thay đổi tội danh (SGGP). – Trương Duy Nhất giúp Vũ ‘nhôm’ thao túng đất công ở Đà Nẵng thế nào? (TP). – Bị can Trương Duy Nhất bắt tay Vũ “nhôm” hô biến đất vàng tại Đà Nẵng (VOV). – Dự án liên quan Vũ ‘nhôm’ được phép chuyển đổi đất dịch vụ thương mại sang đất ở (VNF).
Thủ Thiêm: UBND TPHCM không có tiền hoàn trả 26.000 tỉ đồng
Tình hình Khu đô thị mới Thủ Thiêm: TP.HCM khó hoàn trả 26.000 tỉ đồng đã tạm ứng, theo báo Tuổi Trẻ. Theo thông báo của Thanh tra Chính phủ, Chính quyền TP HCM nợ ngân sách hơn 26.000 tỷ đồng và yêu cầu chính quyền thành Hồ phải trả trước ngày 31/12/2019, nếu không sẽ bị công an sờ gáy.
Nhưng chính quyền thành Hồ không có tiền bồi thường, nên TP HCM gửi văn bản khẩn lên Thủ tướng, báo Người Lao Động đưa tin. Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong ký văn bản khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ, liên quan đến vụ thu hồi khoản tiền đã tạm ứng từ ngân sách Nhà nước để đầu tư cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
UBND TP HCM giải thích, để thu hồi khoản tạm ứng này, cần thực hiện các thủ tục để quyết toán vào Dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư KĐTM Thủ Thiêm. Tuy nhiên, khi thực hiện các thủ tục để quyết toán lại gặp một số khó khăn, vướng mắc.
Mời đọc thêm: TPHCM kêu khó hoàn ngân sách hơn 26.000 tỷ tạm ứng sai ở Thủ Thiêm (TP). – TPHCM gặp khó khi thu hồi hơn 26.000 tỉ đồng do sai phạm ở Thủ Thiêm (LĐ). – TP.HCM gặp khó khi hoàn trả 26.300 tỷ sai phạm ở Thủ Thiêm (Zing). – Vụ Thủ Thiêm: Xử lý vi phạm ở Sở Xây dựng TP.HCM (ĐV).
Weibo: Truyền thông mạng xã hội Việt – TrungVOV đưa tin: Đô đốc Mỹ khẳng định duy trì sự hiện diện của tàu chiến tại Biển Đông. Trong cuộc họp báo ngày 8/8 ở thủ đô Manila, Philippines, chuẩn đô đốc Karl Thomas, chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm 70 của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan, phát biểu rằng, “các tàu chiến của Mỹ sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện trong khu vực để đảm bảo hòa bình và tự do hàng hải” ở Biển Đông.
Chuẩn đô đốc Thomas cho biết thêm: “Chúng tôi có hiệp ước phòng thủ chung với Philippines và chúng tôi có mặt ở đây để đảm bảo an ninh và ổn định. Con tàu này rất có năng lực và sẵn sàng ứng phó với một loạt các tình huống khác nhau”.
Trang An Ninh Thủ Đô có bài: Siêu tàu ngầm do Pháp sản xuất sẽ sớm xuất hiện tại biển Đông? Chính phủ Philippines quan tâm tới tàu ngầm chạy năng lượng diesel-điện Scorpene do Pháp sản xuất, “rất có thể nước này đang có những toan tính để sở hữu đội tàu ngầm hiện đại, nhằm tăng cường năng lực tác chiến cho hải quân trong bối cảnh biển Đông có nhiều biến động”.
Ngoại trưởng Philippines phản đối Trung Quốc đưa tàu khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này, VnExpress đưa tin. Ngoại trưởng Locsin thông báo, sẽ trao công hàm phản đối hai tàu khảo sát Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines. Hiện hai tàu khảo sát Trung Quốc là Dong Fang 3 và Zhang Jian đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, cách bờ biển phía đông nước này khoảng 80 hải lý.
Báo Tiền Phong dẫn lời Tổng thống Philippines Duterte: ‘Trung Quốc bắt chúng ta chờ COC’. Tổng thống Rodrigo Duterte thông báo, lý do cho chuyến thăm sắp tới của ông đến Trung Quốc là để thúc giục TQ hoàn tất COC: “Đó là lý do tôi đến đó. Họ đang trì hoãn nó và nó gây ra quá nhiều vụ việc, một ngày nào đó sẽ xảy ra sai lầm và sẽ khó quay lại”. Ông Duterte cũng cảnh báo, COC càng bị trì hoãn thì càng có nguy cơ xảy ra các sự cố và tính toán sai lầm trên biển Đông.
Mời đọc thêm: Biển Đông, kiện hay không kiện? (VOA). – Biển Đông: “Nhiều khả năng TQ sẽ trở lại Bãi Tư Chính với dàn khoan” (BBC). – Biển Đông sau một tháng biến động (Sputnik). – Siêu tàu ngầm hạt nhân- ‘cận vệ’ tàu sân bay Mỹ lầm lũi tới biển Đông (ANTĐ). – Tàu sân bay Mỹ neo ở Philippines, cam kết duy trì an ninh ở Biển Đông (Zing). – Tổng thống Duterte tuyên bố không chấp nhận Trung Quốc sở hữu Biển Đông (TT). – Philippines phản đối tàu khảo sát Trung Quốc (TN).
Trương Duy Nhất và Vũ “nhôm”
VietNamNet đưa tin: Giúp Vũ ‘nhôm’ thâu tóm nhà đất, ông Trương Duy Nhất bị đề nghị truy tố. Cơ quan CSĐT Bộ Công an kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ vụ án tới Viện KSND tối cao, đề nghị truy tố Trương Duy Nhất tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại khoản 2 điều 356 BLHS năm 2015.
Phía công an cho biết, năm 2003, UBND TP Đà Nẵng tạo điều kiện bán nhà, đất công sản cho các đơn vị công lập đóng trên địa bàn thành phố làm trụ sở, trong đó có báo Đại Đoàn Kết. Trương Duy Nhất trên danh nghĩa Trưởng văn phòng của báo này ở Đà Nẵng, đã ký 3 văn bản gửi UBND TP đề nghị được mua nhà theo diện công sản, để làm trụ sở văn phòng, rồi sang tên bất động sản này cho Vũ “nhôm”, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước trên 13 tỷ đồng.
Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Tại sao ‘sếp’ của Trương Duy Nhất không bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Theo đó, cựu Tổng và Phó tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mặc dù CQĐT xác định họ cũng có hành vi có dấu hiệu phạm tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, góp phần gây thiệt hại cho nhà nước số tiền hơn 301 triệu đồng.
Theo kết luận điều tra, ông Lê Quang Trang, cựu TBT báo Đại Đoàn Kết và Bùi Thượng Toản, phó TBT, khai nhận, do báo Đại Đoàn Kết không có kinh phí, nên không chỉ đạo Trương Duy Nhất liên hệ với UBND TP Đà Nẵng xin mua nhà, đất công sản, mà chỉ đạo Nhất liên hệ với các sở, ngành TP Đà Nẵng để xin cấp, hoặc thuê một địa điểm làm trụ sở cho văn phòng đại diện.
Mời đọc thêm: Đề nghị truy tố bị can Trương Duy Nhất trong vụ án Vũ “nhôm” (CAND). – Đề nghị truy tố bị can Trương Duy Nhất (TN). – Trương Duy Nhất bị đề nghị thay đổi tội danh (SGGP). – Trương Duy Nhất giúp Vũ ‘nhôm’ thao túng đất công ở Đà Nẵng thế nào? (TP). – Bị can Trương Duy Nhất bắt tay Vũ “nhôm” hô biến đất vàng tại Đà Nẵng (VOV). – Dự án liên quan Vũ ‘nhôm’ được phép chuyển đổi đất dịch vụ thương mại sang đất ở (VNF).
Thủ Thiêm: UBND TPHCM không có tiền hoàn trả 26.000 tỉ đồng
Tình hình Khu đô thị mới Thủ Thiêm: TP.HCM khó hoàn trả 26.000 tỉ đồng đã tạm ứng, theo báo Tuổi Trẻ. Theo thông báo của Thanh tra Chính phủ, Chính quyền TP HCM nợ ngân sách hơn 26.000 tỷ đồng và yêu cầu chính quyền thành Hồ phải trả trước ngày 31/12/2019, nếu không sẽ bị công an sờ gáy.
Nhưng chính quyền thành Hồ không có tiền bồi thường, nên TP HCM gửi văn bản khẩn lên Thủ tướng, báo Người Lao Động đưa tin. Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong ký văn bản khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ, liên quan đến vụ thu hồi khoản tiền đã tạm ứng từ ngân sách Nhà nước để đầu tư cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
UBND TP HCM giải thích, để thu hồi khoản tạm ứng này, cần thực hiện các thủ tục để quyết toán vào Dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư KĐTM Thủ Thiêm. Tuy nhiên, khi thực hiện các thủ tục để quyết toán lại gặp một số khó khăn, vướng mắc.
Mời đọc thêm: TPHCM kêu khó hoàn ngân sách hơn 26.000 tỷ tạm ứng sai ở Thủ Thiêm (TP). – TPHCM gặp khó khi thu hồi hơn 26.000 tỉ đồng do sai phạm ở Thủ Thiêm (LĐ). – TP.HCM gặp khó khi hoàn trả 26.300 tỷ sai phạm ở Thủ Thiêm (Zing). – Vụ Thủ Thiêm: Xử lý vi phạm ở Sở Xây dựng TP.HCM (ĐV).
VTC đặt câu hỏi: Mạng xã hội Việt – Trung Weibo có phải mạng Weibo của Trung Quốc? Gần đây, xuất hiện công ty có tên Weibo làm mạng xã hội ở VN, tên này khiến nhiều người nghĩ ngay đến mạng xã hội Weibo nổi tiếng ở TQ. Công ty này đăng ký với Sở KH&ĐT Hà Nội với tên gọi Công ty cổ phần Weibo, và tên miền là “www.weibo.vn”, chủ nhân là ông Nguyễn Lê Minh Quân.
Bài báo lưu ý dòng chữ “truyền thông mạng xã hội Việt – Trung” trên biển hiệu của doanh nghiệp này. Lĩnh vực hoạt động được công ty này đăng ký là quảng cáo, truyền thông và khai thác các nội dung số trên mạng xã hội TQ và VN.
Nhà báo Ngô Nguyệt Hữu viết: Người Việt kỳ lạ! Ông Hữu nhận định: “Ghét Trung Quốc nhưng sẵn sàng hợp tác để âm thầm cho ra đời mạng xã hội Việt – Trung Weibo. Thấy Trung Quốc bị Mỹ áp thuế thì nửa mừng nửa lo, lo nhất là doanh nghiệp Trung Quốc đội lốt Việt Nam để tính đường né thuế Hoa Kỳ. Nó mà thoát vài vụ, thì doanh nghiệp Việt chân chính lăn quay ra chết”.
Mời đọc thêm: Có hay không mạng xã hội Việt – Trung Weibo ở Việt Nam? (TT). – Thực hư chuyện công ty tính làm mạng xã hội Weibo ở Việt Nam (TN). – CSVN trấn an: Weibo Trung Quốc ‘chưa vào Việt Nam’ (NV).
Cập nhật vụ Asanzo vs báo Tuổi Trẻ
Những gì đã diễn ra trong vụ bê bối Asanzo, cho thấy, báo Tuổi Trẻ có kế hoạch “dìm cho sặc nước rồi túm tóc lôi lên”, qua vụ đăng loạt bài “gây khủng hoảng truyền thông” cho công ty Asanzo. Sau khi đăng bài về Asanzo, nhà báo Vân Trường, trưởng nhóm điều tra loạt bài về Asanzo của báo Tuổi Trẻ, nhắn tin doạ dẫm và đề xuất kế hoạch “giải cứu”, sau đó Tuổi Trẻ đình chỉ công tác nhà báo Vân Trường khi chứng cứ bị lộ ra, nhưng báo Tuổi Trẻ phủ nhận cáo buộc của Asanzo.
Không phủ nhận những sai phạm của Asanzo và những sai phạm đó là điều mà công chúng cần biết, thay vì Tuổi Trẻ làm nhiệm vụ của một cơ quan truyền thông, cung cấp thông tin cho độc giả và người tiêu dùng thấy được những sai phạm ở các doanh nghiệp, nhưng thời gian qua cho thấy, nhiều lần báo Tuổi Trẻ đã “gieo sự cố, để gặt hợp đồng”, mà nhà báo Trương Châu Hữu Danh đã chỉ ra những vụ việc như vậy, như vụ Cashwagon.
Ông Danh viết: “Trong năm nay, ‘trùm tội phạm’ vòi bạch tuộc chiêu trò khủng bố Cashwagon xuất hiện trên Tuổi Trẻ như một hung thần, đã đẹp lung linh như nàng tiên sau một nốt nhạc. Nốt nhạc này của Tuổi Trẻ, không phải của anh Vân Trường! Đổi trắng thay đen, chỉ sau một nốt nhạc! Nếu Asanzo cũng biết điều như Cashwagon, thì hẳn Tam sẽ lại lung linh như một vị thần – vì điều này cũng nhanh như một nốt nhạc“.
Trang Vietnam Finance đưa tin: Asanzo gửi ‘đơn kêu cứu’ lên Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông. Đại diện Asanzo cho biết: “Trong thư kêu cứu gửi Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, chúng tôi nêu rõ loạt bài trên báo Tuổi Trẻ mang tính chất quy chụp công ty Asanzo trước khi có phán quyết của cơ quan chức năng hay Toà án. Trong thư kêu cứu gửi Trưởng Ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng, chúng tôi nêu rõ tình trạng báo chí viết bài gây ra khủng hoảng rồi đe doạ và đề xuất giải quyết khủng hoảng như đại diện cho báo Tuổi trẻ đã làm với Công ty Asanzo“.
Báo Pháp Luật TP HCM đưa tin: Hàng loạt công ty nhập hàng nhãn hiệu Asanzo bỗng ‘mất tích’. Cục Hải quan TP HCM cho biết, sau khi ban hành quyết định kiểm tra đối với 16 doanh nghiệp nhập khẩu hàng mang nhãn hiệu Asanzo, Chi cục Kiểm tra sau thông quan đã đến trụ sở đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp này, nhưng phát hiện không có doanh nghiệp nào hoạt động tại những địa chỉ đã cung cấp.
Công an và chính quyền địa phương xác nhận với cơ quan Hải quan về chuyện các doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh đã cung cấp cho phía hải quan. Hiện Cục Hải quan TP.HCM đang phối hợp với các đơn vị chức năng tiếp tục làm rõ việc nhập khẩu hàng hóa Asanzo liên quan đến 16 doanh nghiệp này.
Mời đọc thêm: Asanzo tố cáo báo Tuổi Trẻ vì hành vi đăng bài ‘trước đánh, sau đàm’ (MTG). – Hàng loạt công ty nhập hàng nhãn hiệu Asanzo bỗng ‘mất tích’ (PLTP). – Hàng loạt doanh nghiệp nhập hàng Asanzo ‘biến mất’ bí ẩn (TP). – 16 doanh nghiệp nhập khẩu hàng ASANZO đã “biến mất” (HQ). – Điểm chung kỳ lạ của những vụ nhập hàng giả mạo xuất xứ (HQ).
Trận đại hồng thủy ở Phú Quốc
VOV đưa tin: Phú Quốc ngập lụt lịch sử, dồn lực ứng cứu cho người dân. Bài báo nhấn mạnh: “Chưa bao giờ huyện đảo Phú Quốc bị ngập lụt như những ngày vừa qua. Trận lụt lịch sử kéo dài trong nhiều ngày và vẫn còn tiếp diễn, thậm chí ngày càng nghiêm trọng hơn khiến cuộc sống của hàng trăm ngàn hộ dân trên huyện đảo lâm vào cảnh khốn khó. Giao thông đi lại gần như bị tê liệt”.
Từ tối 8/8 đến chiều 9/8, Phú Quốc mưa liên tục, nhiều vùng tiếp tục ngập sâu hơn, bị chia cắt hoàn toàn. Tại khu vực cầu Bến Tràm, thị trấn Dương Đông, nước dâng tràn đến tận lan can cầu, chia cắt hoàn toàn khu vực bên trong và bên ngoài.
VTC có clip: Mưa lớn kéo dài, Phú Quốc ngập nặng.
VietNamNet có bài: Phú Quốc ngập lịch sử, nghìn người vật lộn trong ‘trận đại hồng thủy’. Ông Mai Văn Huỳnh, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc nhận định, Phú Quốc bị ngập nặng là do biến đổi khí hậu, mưa lớn trùng với thời điểm thuỷ triều dâng cao: “Chỉ 3-4 ngày mà lượng mưa đã 1.000mm, trong khi trước đây trung bình cả năm Phú Quốc chỉ khoảng 3.000mm. Mưa lớn và liên tục nên nước thoát không kịp, cùng với đó là nước biển, triều cường dâng cao nên gây ngập cục bộ”.
VTV có clip thống kê: 3800 căn nhà ở Phú Quốc, Kiên Giang bị ngập sâu do mưa lớn.
Mời đọc thêm: Sân bay Phú Quốc: Nhiều chuyến bay tạm dừng khai thác, 1.000 khách bị trễ chuyến (SGGP). – Đảo Phú Quốc nhiều nơi ngập 2 mét (VNE). – Phú Quốc ngập chưa từng thấy, giao thông bị chia cắt (Zing). – Nhiều nơi tại Phú Quốc bị chia cắt hoàn toàn, nước ngập qua đầu (TT). – Đảo ngọc Phú Quốc tiếp tục ngập lịch sử: Nước đến cổ, chia nhau đi cứu dân (TN). – Phú Quốc ngập lịch sử: Bí thư huyện bác tin ‘ngập gần như toàn bộ đảo’ (TN). – Chính quyền ‘biến’ đảo Phú Quốc thành… đảo ngập (NV).
Lũ lụt ở Đồng Nai và Tây Nguyên
Tình hình ở Đồng Nai: Hàng trăm hộ dân di dời khẩn cấp vì lũ lụt, báo Pháp Luật VN đưa tin. Mưa lớn kéo dài nhiều ngày ở khu vực Đông Nam Bộ, nước từ thượng nguồn đổ về một số xã thuộc huyện Tân Phú, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, khiến khu vực này bị ngập lụt nghiêm trọng, nhiều ngôi nhà chìm sâu trong nước.
Ông Võ Tuấn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Tân Phú, cho biết, từ tối 8/8 đến sáng 9/8, địa phương đã huy động lực lượng di dời khẩn cấp hơn 700 hộ dân tới nơi an toàn ở bốn xã Đắc Lua, Nam Cát Tiên, Tà Lài và Phú Thịnh. Tại xã Phú Thịnh, đã có một người dân mất tích do lũ quét.
Báo Pháp Luật TP HCM có bài: Xác định nguyên nhân ngập lụt khủng khiếp ở Đồng Nai. Bài báo lưu ý, đến 15 giờ chiều 9/8, mực nước trên sông Đồng Nai đang ở trên mức báo động 3,056m và tiếp tục có xu hướng dâng cao, gây ngập cho khu vực dọc sông. Ban Chỉ huy PCTT tỉnh Đồng Nai đã đề nghị chính quyền các địa phương bố trí lực lượng túc trực ở những nơi xung yếu, cấm các bến phà đưa đón khách.
Nguyên nhân khiến Đồng Nai ngập nặng: Do hai huyện Tân Phú và Định Quán xảy ra mưa lớn, kết hợp Thủy điện Đồng Nai 5 xả lũ và sự cố công trình thủy điện Đác Ka, nghĩa là lũ chồng lũ, do các dự án thủy điện xả lũ vô tội vạ.
Trang Kinh Tế Đô Thị thống kê: 8 người chết, hàng nghìn nhà dân ở Tây Nguyên vẫn chìm trong nước lũ. Đến chiều 9/8, ở Tây Nguyên tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất những ngày qua đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của người dân.
Mời đọc thêm: Thủy điện Đồng Nai xả lũ, một người mất tích (VNews). – Mưa lớn, thủy điện xả lũ tiếp tục gây ngập nghiêm trọng (ND). – Trên 700 hộ dân phải di dời, một người mất tích do nước lũ dâng cao tại Đồng Nai (Tin Tức). – Lũ tiếp tục dâng, Đồng Nai di dời 1.200 hộ ven sông (SGGP). – Những hình ảnh ngập lũ tại tỉnh Đồng Nai (PLTP). – Lũ lớn, nhiều xã ở 2 huyện: Định Quán, Tân Phú bị thiệt hại nặng (ĐN).
– Mưa lũ – Hạn hán: Sự tương phản khắc nghiệt ở Tây Nguyên (PLTP). – Bạc Liêu: Hơn 60 căn nhà bị tốc mái, 10 trụ điện đổ vì mưa bão (MTG). – Giông lốc ở Cà Mau làm sập nhà khiến 1 người tử vong (TN). – Lũ quét gây thiệt hại nặng nề cho vùng nông nghiệp công nghệ cao (TTXVN). – Lâm Đồng: Người dân đau đớn nhìn trại cá tầm trị giá 52 tỷ vỡ theo dòng nước (ĐSPL).
Nguy cơ vỡ đập ở Đắk Nông
VietNamNet có bài: Thủy điện 13 triệu m3 kẹt van dọa vỡ đập, nguy cấp sẽ nổ mìn xả lũ. Ban chỉ huy PCTT&TKCN cho biết, lúc chiều 9/8/2019, sự cố kẹt van xả thủy điện Đắk Kar vẫn chưa khắc phục được. Nước trong lòng hồ lúc đó được xả qua đường ống áp lực. Lãnh đạo Văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN nói: “Các đơn vị đã có phương án khoan lỗ chờ, nếu trường hợp xấu xảy ra sẽ nổ mìn để xả lũ”.
Theo một lãnh đạo UBND huyện Đắk R’Lấp, mực nước tại lòng hồ thủy điện Đắk Kar hiện đã hạ xuống được 2,5m so với hôm 8/8 và đạt ngưỡng an toàn, nhưng van xả vẫn chưa được khắc phục nên nước trong hồ thủy điện này vẫn phải xả qua đường ống áp lực.
Trước nguy cơ vỡ đập thủy điện ở Đắk Nông: Khẩn cấp di dời hàng nghìn người, VTC đưa tin. Ông Lê Bá Dung, cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, cho biết, lực lượng chức năng đã di dời khoảng 5.000 người dân ở 4 xã Đồng Nai, Phước Sơn, Thống Nhất và Đăng Hà của huyện này.
Trong tình hình sự cố ở thủy điện Đắk Kar vẫn chưa được giải quyết xong, lại có thêm một thủy điện bị sự cố phải xả lũ khẩn cấp ở Đắk Nông, theo báo Công Lý. Chiều 9/8, ông Lê Viết Thuận, Chánh văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Đắk Nông cho biết, Công ty Cổ phần VRG Đắk Nông, chủ đầu tư thủy điện Đắk Sin 1 vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Đắk Nông báo cáo về việc xả lũ khẩn cấp và sự cố vận hành điều tiết chống lũ.
Do mưa lớn, lượng nước về nhiều, gây vỡ đường ống áp lực làm hư hỏng tuyến năng lượng. Nhà máy thủy điện Đắk Sin 1 phải ngừng phát điện và phải xả lũ khẩn cấp để bảo đảm an toàn đập. Trước đó, lúc 6 giờ 15 phút ngày 9/8, ở nhà máy thủy điện này xảy ra sự cố vỡ đường ống áp lực, làm hư hỏng tuyến năng lượng.
Mời đọc thêm: Nguy cơ vỡ đập, thủy điện Đắk Sin 1 ở Đắk Nông xả lũ khẩn cấp (VTC). – Đắk Nông: Thủy điện Đắk Sin 1 phải xả lũ khẩn cấp vì không đóng được cửa nhận nước (Infonet). – Đắk Nông nỗ lực đưa nước ở hồ thủy điện Đắk Kar về ngưỡng an toàn (VOV). – Sẵn sàng sơ tán khẩn cấp 300 hộ dân nếu vỡ đập thủy điện Đăk Kar (BNews). – Đắk Nông: Nguy cơ vỡ đập thủy điện Đắk Kar 13 triệu m3: Lên phương án nổ mìn xả lũ (BVPL).
– Tiếp tục di dời 4.000 người dân tại Bình Phước do sự cố tại đập thủy điện Đắk Kar (Tin Tức). – Di dời khẩn cấp 5.000 dân dưới hạ lưu thủy điện Đắk Kar (Zing). – Đắk Nông di dời hơn 5.700 hộ dân vì sự cố kẹt van xả lũ (VOV). – Bình Phước: Mưa lớn nhiều ngày phá hủy hoàn toàn cầu dây, nhiều ngôi nhà bị chìm sâu trong biển nước (GĐ).
***
Thêm một số tin: Nữ cán bộ 24 tuổi quy hoạch Phó bí thư Tỉnh đoàn, có thần tốc? (PLTP). – Trục lợi tiền nghĩa trang Liệt sĩ, Chủ tịch huyện bị cảnh cáo (LĐ). – Quốc Hội của dân mà không tiếp dân: Đó là điều đau xót! (RFA). – Những người ‘xấu xí’ (TT). – “Sư thầy” bạo hành bé trai 11 tuổi trong “khóa tu mùa hè” bị khởi tố (LĐ).https://baotiengdan.com/2019/08/10/ban-tin-ngay-10-8-2019/
0 nhận xét