Tin Việt Nam,
Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019
15:55
//
- Tin Việt Nam
,
Slider
Án tù cho công an đánh chết công dân
Hai cựu công an đánh chết người ở Ô Môn, Cần Thơ bị tòa án quận này vào ngày 10 tháng 7 tuyên phạt mỗi người 8 năm tù về tội ‘cố ý giết người’. Ngoài ra các bị cáo liên đới bồi thường cho gia đình người bị hại 150 triệu đồng.Bản án được tuyên sau một ngày xét xử. Cụ thể tòa nhận định qua quá trình điều tra hai bị cáo Bùi Đức Nghĩa và Nguyễn Anh Tuấn đều thừa nhận có gây thương tích cho bị hại Nguyễn Chí Hiếu. Tuy nhiên hai bị cáo đều đổ lỗi cho nhau về nguyên nhân cái chết của người bị hại và nói rằng một phần còn do tắc trách của bệnh viện trong việc cứu chữa không kịp thời.
Tòa cho rằng qua đối chiếu với các kết quả thẩm tra chứng cứ tại phiên tòa cùng với lời khai của người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan kết quả giám định về nguyên nhân tử vong đều phù hợp với chứng cứ thu thập hợp pháp của cơ quan điều tra.
Tòa kết luận tất cả đều chứng minh các bị cáo đã có hành vi dùng tay đánh, dùng chân đá nạn nhân.
Luật sư của người bị hại cho rằng hành vi của hai bị cáo là cựu công an trong khi thi hành công vụ là không phù hợp. Lý do là khi anh Nguyễn Chí Hiếu được tổ tuần tra mời đến Công
an Phường để lập biên bản thì anh này không có hành động nào chống đối người thi hành công vụ và không ảnh hưởng đến nhiệm vụ trực ban của công an viên Bùi Đức Nghĩa.
Vụ việc xảy ra vào ngày 9 tháng 8 năm 2018 khi anh Nguyễn Chí Hiếu bị phát hiện có biểu hiện say rượu, chạy xe lạng lách trên đường ở Thành phố Cần Thơ. Anh này bị đưa về đồn Công an Phường Phước Thới, quận Ô Môn, thàn phố Cần Thơ để lập biên bản. Tại đồn Công an, nạn nhân bị đánh và 4 ngày sau đó nạn nhân chết tại bệnh viện với nguyên nhân được nói là suy đa cơ quan, vỡ tá tràng bởi ngoại lực tác động, viêm phúc mạc toàn thể…
Tình trạng người dân khỏe mạnh khi bị đưa đến đồn công an làm việc tử vong được chính truyền thông Nhà nước loan tải. Vào năm ngoái có 11 trường hợp được thông tin, và từ đầu năm 2019 đến nay có 2 trường hợp.
Tại phiên điều trần Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát vào đầu năm nay trước Ủy Ban Nhân quyền Liên Hiệp quốc tại Geneva, đại diện Việt Nam cho rằng những người chết trong đồn công an là do tự tử vì cảm thấy hối hận về việc làm của họ.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/policemen-beating-a-citizen-to-death-get-jail-sentences-07102019091125.html
VN: Khởi tố ông Lê Thanh Thản
từ tập đoàn Mường Thanh
Một đại gia trong lĩnh vực địa ốc của Việt Nam, ông Lê Thanh Thản, vừa bị khởi tố vụ án và khởi tố bị can.Hôm 10/7/2019, báo Công an TP Hồ Chí Minh cho hay cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP.Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can ông Lê Thanh Thản để điều tra về hành vi lừa dối khách hàng.
Báo này ghi rõ ông Thản là – Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh với nhiều dự án bất động sản ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Ông Phạm Nhật Vũ bị bắt vì ‘đưa hối lộ’
VN: Bắt tạm giam, khởi tố em trai cựu Bí thư Lê Thanh Hải
Luật sư Trần Vũ Hải bị khởi tố tội trốn thuế
Ông Vũ Văn Ninh: Từ Huân chương hạng Nhất đến kỷ luật
“Bước đầu cơ quan điều tra xác định, nhiều dự án xây dựng của Tập đoàn Mường Thanh vướng sai phạm lớn là xây dựng vượt tầng – phá vỡ quy hoạch được duyệt và có các sai phạm trong quá trình chuyển nhượng, thâu tóm dự án.
“Trước đó, kết luận thanh tra của UBND TP.Hà Nội nói về hàng loạt dự án sai phạm của tập đoàn này và đã được chuyển Cơ quan điều tra làm rõ. Những vấn đề nổi cộm chủ yếu liên quan đến việc nhiều người dân đã mua căn hộ tại các dự án xảy ra sai phạm không được cấp sổ đỏ vì Tập đoàn Mường Thanh chưa khắc phục triệt để các sai phạm.”
Trước đó, vẫn theo tờ báo này, năm 2018, Thanh tra Bộ Xây dựng của Việt Nam đã ban hành Kết luận về dự án Khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5 có quy mô 388 ha, theo đó cơ quan này đã chỉ rõ ‘vi phạm xây thêm’ diện tích tại tầng áp mái của chín tòa chung cư thuộc các hai ô đất.
‘Vỏ bọc kinh doanh’
Tờ báo thuộc Cơ quan công an TP Hồ Chí Minh dùng từ ‘vỏ bọc kinh doanh’ khi đưa tin về vụ việc:
“Ngoài ra, đơn vị này cho phép Cienco 5 Land thực hiện dự án. Trên thực tế, Cienco 5 Land chỉ là vỏ bọc khi Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên – công ty con của Tập đoàn Mường Thanh – sở hữu đến 92,82% cổ phần tại Cienco 5 Land và là ông chủ thực của dự án Thanh Hà – Cienco 5,” vẫn theo báo Công an TP. Hồ Chí Minh.
Báo Tuổi trẻ cùng hôm thứ Tư cũng đưa tin về vụ khởi tố với nhân vật có biệt danh là “đại gia điếu cày”, và cho biết thêm chi tiết:
“Liên quan tới khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5, đơn vị này cho phép Cienco 5 Land thực hiện dự án. Trên thực tế, Cienco 5 Land chỉ là vỏ bọc khi Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên – công ty con của Tập đoàn Mường Thanh – sở hữu đến 92,82% cổ phần tại Cienco 5 Land và là ông chủ thực của dự án Thanh Hà – Cienco 5.
“Thanh tra Bộ Xây dựng cũng đã thanh tra việc xây dựng theo quy hoạch được duyệt, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại một số dự án kinh doanh bất động sản, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở của Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu (sau đổi tên thành Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên) và phát hiện nhiều sai phạm, phải chuyển sang Cơ quan an ninh điều tra làm rõ.”
Vẫn chỉ là tin đồn?
Cùng ngày, trên nhiều báo Việt Nam đã xuất hiện nhiều tin tức liên quan vị đại gia này. Một số tờ báo cho biết một số thông tin chưa được kiểm chứng về việc ‘bắt giữ’ với đại gia, cũng như cho hay bản thân ông Thanh Thản ‘chưa có thông tin’ về các lệnh khởi tố liên quan tới ông.
Chuyên mục Kinh doanh của báo điện tử Infonet chạy tin nói “Lê Thanh Thản bị bắt vẫn chỉ là tin đồn”, với bài báo có đoạn cho hay: “Ông Lê Thanh Thản cười khi nghe nói trên mạng xã hội đang rộ tin đồn ông bị bắt, nói mình vẫn bình thường và cho biết đang đi công tác tại Phú Quốc (Kiên Giang).”
Báo Đất Việt cho hay từ vài năm trước cũng đã có tin đồn về việc đại gia này bị khởi tố:
“Trưa ngày 10/7/2019, trao đổi với báo chí về thông lan truyền trên mạng xã hội, đại gia “điếu cày” Lê Thanh Thản – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mường Thanh nói bản thân vẫn bình thường và đang đi công tác tại Phú Quốc – Kiên Giang chứ không bị công an bắt như dư luận đồn thổi.
“Lời khẳng định của đại gia Lê Thanh Thản đã bác bỏ thông tin dư luận đồn thổi vào sáng cùng ngày khi nói rằng ông bị khởi tố, bắt giam. Trước đây vài năm, mạng xã hội cũng từng xuất hiện những thông tin đồn thổi về việc ông Thản và Tập đoàn Mường Thanh bị khởi tố liên quan đến những sai phạm về xây dựng. Tuy nhiên, sau đó các thông tin đều chỉ dừng ở mức đồn thổi.”
Tuy nhiên, tờ báo dẫn lời Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, nguyên Giám đốc Công an Thành phố, phát biểu hôm 09/7:
“Liên quan đến các dự án do Tập đoàn Mường Thanh đầu tư, vào chiều 9/10, phát biểu tại phiên chất vấn HĐND TP Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, chung cư HH Linh Đàm là một trong những chung cư có số căn hộ vượt quá so với quy hoạch.
“Hiện nay, người dân ở đây mong mỏi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi thấy đây là vấn đề khó”, ông Chung được trích thuật nói.
Khi nào có kết quả sẽ thông tin vụ việc Một lãnh đạo Công an TP Hà Nội, Báo người Lao động
Ngoài ra, nhiều dự án do Tập đoàn Mường Thanh làm chủ đầu tư còn được cho là vi phạm quy định về Phòng cháy, chữa cháy, vẫn theo báo trong nước.
Báo Đất Việt cho hay ông Lê Thanh Thản từng giữ chức Phó Chánh Văn phòng huyện ủy Lai Châu, nhưng sau đó thành lập xí nghiệp để kinh doanh tư nhân.
“Ông Thản nổi tiếng với lối sống dàn dị, đi dép tổ ong, hút thuốc lào,” báo này bình luận.
Cùng ngày, báo Người Lao động dẫn một nguồn tin từ ban lãnh đạo cơ quan công an TP Hà Nội cho hay:
“Chiều 10-7, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một lãnh đạo Công an TP Hà Nội cho biết hiện đơn vị đang xác minh, điều tra những sai phạm liên quan tới các dự án xây dựng của Tập đoàn Mường Thanh do ông Lê Thanh Thản làm Chủ tịch Hội động quản trị.
“Khi nào có kết quả sẽ thông tin vụ việc,” nguồn được cho là lãnh đạo Công TP Hà Nội được tờ báo mạng này trích thuật nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48937582
Chồng Hàn đánh vợ Việt tàn bạo
và hét ‘Cô không ở Việt Nam’
Video ‘kinh khủng’ ghi cảnh một người chồng Hàn đánh vợ Việt trước mặt con nhỏ gây sốc cho xã hội Hàn Quốc.Thứ Bảy tuần trước, người đàn ông 36 tuổi đã bị bắt và người phụ nữ Việt Nam được đưa tới một trung tâm cứu trợ. Cùng cô là con trai nhỏ từ gia đình Hàn – Việt.
Những phụ nữ Bắc Hàn trốn khỏi ngành nô lệ tình dục
Lời tự sự của những cô dâu Việt chồng Hàn
Phụ nữ H’Mông làm biến đổi tôn giáo vùng cao Việt Nam
Cô gái Hong Kong bị lừa cưới chồng ở TQ
Câu chuyện, theo BBC Tiếng Hàn từ Seoul, nêu ra vấn đề bạo hành cô dâu là người nước ngoài nhập cư vào Hàn Quốc.
Một điều tra 920 phụ nữ nước ngoài làm vợ đàn ông Hàn, do Ủy ban Nhân quyền Quốc gia (National Human Rights Commission) nêu ra con số khủng khiếp:
“42% bị bạo hành trong gia đình và 68% bị sàm sỡ tình dục khi họ không muốn.”
Trong video về vụ việc vừa qua, người đàn ông đập, đá cô gái Việt và đấm vào đầu, vào bụng cô khi người này gập xuống đỡ đòn.
“Tôi có nói rõ với cô không nhỉ, cô không còn ở Việt Nam,” y hét lên.
Theo báo chí địa phương, người vợ đã dùng điện thoại di động giấu trong bao nhỏ quay được cảnh cô bị bạo hành tại nhà ở Yeongam, tỉnh Nam Jeolla.
Nạn nhân bị đánh gẫy xương sườn và cậu con trai hai tuổi khóc cạnh mẹ.
Theo Hyung Eun Kim, BBC Tiếng Hàn thì dù các vụ cô dâu ngoại kiều bị hành hạ xảy ra nhiều, rất ít trường hợp được họ báo cho nhà chức trách:
Một nhóm vận động giải thích vì sao có chuyện như vậy.
“Trong các trường hợp tệ nhất, chồng Hàn và gia đình cố ý không để người vợ ngoại kiều có quốc tịch Hàn Quốc hoặc có visa,” Kang Hye-sook, giám đốc Trung tâm Nhân quyền cho phụ nữ nhập cư (Woman Migrants Human Rights Center) ở Daegu, cho BBC hay.
Vì thế, khi người vợ báo cho nhà chức trách biết thì cô coi như là bỏ Giấc mơ Hàn Quốc của mình. Tư cách định cư của cô chỉ giảm đi, và nếu có con thì khả năng là cô sẽ không bao giờ được gặp con nữa.
Ngoài ra, ở Hàn Quốc vẫn còn xu hướng coi bạo hành trong gia đình là “vấn đề riêng của gia đình”.
Trong 5 năm qua, chỉ có 13% các vụ được thông báo dẫn tới bắt giữ, và 8,5% đưa tới chỗ truy tố, và chỉ có 0,9% là dẫn tới án tù.
Về bạo lực trong gia đình nói chung, ở Hàn Quốc vào năm ngoái có một loạt các vụ phụ nữ bị chồng giết sau thời gian hành hạ lâu dài.
Sau một vụ án mạng, con gái của nạn nhân đã đăng thỉnh nguyện thư trên mạng yều cầu án tử cho cha vì đâm chết mẹ cô.
Theo cô gái này, người cha đã nói công khai: “Tôi giết vợ và sẽ chỉ chịu sáu tháng tù rồi được tự do.”
Vào tháng 11/2018, bộ bình đẳng giới tính, bộ tư pháp và cảnh sát cùng đưa ra một số biện pháp xử phạt nặng hơn nhằm vào bạo hành gia đình.
Thế nhưng các quy định mới này vẫn còn chờ được nghị viện thông qua, và thủ tục này còn chưa diễn ra.”
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-48941461
Các tù chính trị tiếp tục tuyệt thực
Tù chính trị Nguyễn Văn Điển đang rất yếu khi tuyệt thực đến ngày thứ 10 và anh Nguyễn Trung Trực tuyệt thực đến ngày thứ 14. Cả hai đều đang phải thụ án tại Trại 5 Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.Thông tin về hai tù chính trị vừa nêu được gia đình và thân hữu cho biết sau chuyến thăm đến Trại 5 vào ngày 10 tháng 7.
Nhóm thăm tù chính trị tại Trại 5 vào ngày 10 tháng 7 được cho biết gồm cha mẹ của nữ tù chính trị Nguyễn Đặng Minh Mẫn, bà Nguyễn Thị Quý, vợ tù chính trị Lê Đình Lượng, cựu tù chính trị Cấn Thị Thêu, cựu tù chính trị Vũ Hùng, một số nhà hoạt động từ các nơi khác cùng tham gia.
Bà Đặng Ngọc Minh, cũng là một cựu tù chính trị và là mẹ của nữ tù Nguyễn Đặng Minh Mẫn, vào chiều tối ngày 10 tháng 7, trình bày với phóng viên Đài Á Châu Tự Do về chuyến đi đến Trại 5, Yên Định, Thanh Hóa trong ngày 10 tháng 7:
“Chúng tôi ở đó thì công an, an ninh họ ra bủa vây rất đông, khoảng 30-40 người nhưng do mình không làm gì nên họ cũng không làm gì mà chỉ giữ mình rất nghiêm chặt.
Do chỉ có 2 người trong gia đình có tên trong sổ nên các chị em khác ở ngoài.”
Thân nhân và những người đồng hành trong chuyến đi mang theo biểu ngữ với dòng chữ ‘Chào đón và cảm ơn Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Cô gái kiên cường 8 năm bất khuất’.
Tù nhân lương tâm Nguyễn Đặng Minh Mẫn, sinh năm 1985, sẽ mãn án 8 năm vào ngày 2 tháng 8 tới đây. Cô là một trong nhóm các thanh niên Công giáo và Tin Lành bị bắt và bị tuyên án với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn là một nhà báo công dân từng đưa tin về các cuộc biểu tình ở Sài Gòn vào năm 2011 chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam.
Cơ quan an ninh sử dụng lý do cô này xịt sơn các chữ HS.TS.VN lên cổng trường học rồi chụp ảnh đưa lên mạng xã hội để buộc tội cô.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ongoing-hunger-strike-by-political-prisoners-07102019090644.html
Vợ tù chính trị kêu cứu đến các đại sứ quán
Hoa Kỳ, Úc, EU cho các tù nhân đang tuyệt thực
Đối với những tù chính trị đang phải tuyệt thực tại Trại 6, Thanh Chương, Nghệ An; bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ ông Trương Minh Đức cho biết vào ngày 9 tháng 7 bà có cuộc tiếp xúc với đại diện các đại sứ quán Hoa Kỳ, Úc và Liên Minh Châu Âu ở Việt Nam để trình bày về tin các tù chính trị tuyệt thực.Bà Nguyễn Thị Kim Thanh cho RFA biết nội dung cuộc gặp của bà với đại diện các đại sứ quán:
“Tôi trình bày với họ mong mỏi của mình là các đại diện của các Đại sứ quán có thể sắp xếp hoặc cử người đại diện đến trại giam để xem trực tiếp cách đối xử của trại giam với những người tù đang tuyệt thực, cũng như để biết xem họ còn tuyệt thực hay không và sức khỏe hiện nay ra sao. Người đại diện bện Đại sứ quán trả lời rằng họ chưa thể sắp xếp vô trại giam thăm được vì nhiều vấn đề.”.
Theo trình bày của bà Nguyễn Thị Kim Thanh thì đại diện các đại sứ quán Hoa Kỳ, Úc và EU đều bày tỏ quan ngại về tình hình tù nhân lương tâm và nạn ngược đãi đối với họ trong các nhà tù Việt Nam.
Đại diện của các đại sứ quán nước ngoài mà bà nguyễn Thị Kim Thanh tiếp xúc đều thông báo họ có biết tình trạng những tù nhân Hoàng Bình, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Văn Hóa tuyệt thực trước đây.
Đại diện sứ quán Hoa Kỳ, Úc và EU cũng nói họ có chất vấn và đề nghị chính phủ Việt Nam bảo đảm nhân quyền tối thiểu cho các tù nhân lương tâm qua việc lắp quạt điện trong các phòng giam khi mà nhiệt độ lên hơn 40 độ C như hiện nay ở các tỉnh miền Trung Việt Nam.
Trả lời từ phía Việt Nam cho những ý kiến từ các đại sứ quán Hoa Kỳ, Úc và EU là họ đang xem xét hay sẽ xem xét.
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh nói thêm rằng do thông tin từ trong tù ra rất giới hạn nên bà không biết ông Trương Minh Đức cùng các tù nhân khác còn tuyệt thực hay không, quạt điện đã được lắp chưa. Nếu họ còn tuyệt thực thì đã sang ngày thứ 30. Bà dự định vài hôm nữa sẽ sắp xếp vào trại giam thăm chồng. Lần sau cùng gia đình bà vào thăm ông Trương Minh Đức là ngày 1/7/2019.
Từ ngày 10/6/2019, một số TNLT ở trại giam số 6 tỉnh Nghệ An, gồm các ông Trương Minh Đức, Đào Quang Thực, Nguyễn Văn Túc, Trần Phi Dũng, đã bắt đầu tuyệt thực để đòi cán bộ trại giam phải lắp ráp lại các quạt điện (mà họ đã gỡ đem đi) vào phòng giam.
Ngày 28/6/2019, một nhóm các nhà hoạt động dân chủ ở Sài Gòn đã khởi xướng Tuyên bố Phản đối Ngược đãi TNLT; bản Tuyên bố này tính đến ngày 9/7/2019 đã thu được 1200 chữ ký.
Ngày 03/7/2019, nhóm khởi xướng tiếp tục gửi Tuyên bố và Kiến nghị Khẩn cấp đến Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về chống tra tấn, đối xử tàn bạo và hạ thấp nhân phẩm của Tù Nhân chính Trị.
Cũng tin liên quan, cựu tù chính trị Nguyễn Văn Đài hiện đang ở Đức vào chiều ngày 9 tháng 7 có cuộc điều trần về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam và thực trạng các tù nhân lương tâm trong các nhà tù.
Theo lời của luật sư Nguyễn Văn Đài thì bà tân Chủ tịch Ủy Ban Nhân quyền của Nghị Viện Châu Âu, Maria Arena, thì bà sẽ vận động các đồng nghiệp chống lại việc Nghị Viện Châu Âu thông qua Hiệp định Mậu dịch Tự Do- EVFTA mà Liên Minh Châu Âu và Việt Nam ký kết vào ngày 30 tháng 6 vừa qua.
Theo thủ tục thì EVFTA còn cần phải được quốc hội của hai phía phê chuẩn.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/call-for-help-at-the-us-aus-eu-embassies-07102019083121.html
Các công ty ở Khánh Hòa được xẻ núi,
lấp biển vô tội vạ
Tin Vietnam.- Báo Dân trí ngày 10 tháng 7 năm 2019 loan tin, tại kỳ họp thứ 8 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa , ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó bí thư Thường trực Tỉn ủy Khánh Hòa cho biết, tại Khánh Hòa cứ đụng vào dự án nào thì dự án đó đều vi phạm. Các dự án dính đến núi thì là xẻ núi, dính đến biển thì lấp biển, dính đến hồ thì lấp hồ, còn sông thì sông bị lấp.Ông Tuân cho rằng, thời gian vừa qua nhà cầm quyền tỉnh này chỉ nghĩ đến được cấp giấy phép đầu tư dự án, mà không cần quan tâm đến việc cai quản, bảo vệ môi trường rừng, núi, sông, hồ, và biển. Đặc biệt, sau khi cấp dự án cho các công ty dùng núi làm dự án thì các công ty này đã cho đào xới, xẻ núi để phân lô bán nền. Có những dự án chỉ có quy mô 2 đến 3 ha nhưng nhà cầm quyền vẫn cấp phép cho công ty để họ chặt cây, bạt núi làm dự án. Và hậu quả của cách cai quản trên của nhà cầm quyền CSVN là: nhà cầm quyền nhận tiền, công ty bán đất lấy tiền còn tất cả các tai nạn về môi trường, lở núi thì người dân gánh chịu.
Vào năm 2018, tại Khánh Hòa đã xảy ra nhiều vụ sạt lở núi sau những trận mưa khiến nhiều người dân tử vong, nhiều ngôi nhà bị đất đá vùi lấp.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/cac-cong-ty-o-khanh-hoa-duoc-xe-nui-lap-bien-vo-toi-va/
Sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát
lớn nhất tại Việt Nam
Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế vào ngày 9/7 cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2019, 60/63 tỉnh thành trong cả nước có tổng số trên 80.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018, nhiều trường hợp đã tử vong.Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, các địa phương có số ca mắc bệnh cao tập trung tại khu vực miền Trung và miền Nam. Tại 20 tỉnh thành khu vực phía Nam đã có gần 50.000 người mắc bệnh, cao hơn năm 2018 lên tới hơn 20.000 người tức tăng đến 139% và đã có 6 trường hợp tử vong được ghi nhận.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi phát hiện nhiều ca mắc bệnh nhất với hơn 24.000 ca. Tỉnh An Giang là địa phương có số người bệnh đứng thứ 7 khu vực phía Nam chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An và Bình Phước.
Ngoài ra, tại khu vực Đắk Lắk toàn tỉnh phát hiện có hơn 3.000 trường hợp nhiễm sốt xuất huyết tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ và khu vực phía Bắc thống kê cho thấy tại Thành phố Hà Nội đã ghi nhận được gần 1000 ca nhiễm bệnh nhưng không có tử vong.
Bộ Y tế lý giải nguyên nhân sốt xuất huyết bùng phát trong thời điểm này là do lượng mưa lớn và dày đặc hơn, số lượng mưa liên tục vào buổi chiếu, nắng nóng vào sáng sớm và trưa là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát, phát triển và lây lan nhanh chóng. Hiện dịch sốt xuất huyết đang có dấu hiệu lây lan nếu không khống chế kịp thời thì bệnh có nguy cơ bùng phát mạnh nhất từ trước đến nay tại Việt Nam.
Cũng theo Cục y tế dự phòng, những năm gần đây, mỗi năm trung bình có khoảng 100.000 ca mắc bệnh sốt xuất huyết và dự báo năm 2019 số ca mắc bệnh này có thể tăng vượt con số này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/dengue-fever-triple-over-last-year-period-in-vietnam-07102019083840.html
Bộ Quốc Phòng thu hồi
gần 1.000 héc-ta đất quốc phòng có sai phạm
Bộ Quốc Phòng yêu cầu kiên quyết thu hồi đất đã hết hạn hợp đồng và các hợp đồng sai phạm cũng kiên quyết thu hồi; đồng thời chấn chỉnh kịp thời các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng.Người phát ngôn Bộ Quốc Phòng, Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức, Cục trưởng Cục Tuyên huấn cho biết như vừa nêu tại cuộc họp báo của Bộ Quốc Phòng, diễn ra vào chiều ngày 9 tháng 7 để giải quyết những vướng mắc, tồn đọng về đất quốc phòng.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức cho biết cụ thể Bộ Quốc Phòng đã thanh lý 630 dự án, hợp đồng đất liên doanh, liên kết và thu hồi đất với diện tích 979 héc-ta; chuyển giao diện tích đất hơn 4,6 héc-ta cho các địa phương để phát triển kinh tế-xã hội.
Tuy nhiên Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức, tại buổi họp báo đã không nhắc đến trường hợp 157 héc ta đất tại sân bay Tân Sơn Nhất mà Quân đội báo cáo với Chính phủ về việc sẵn sàng thu hồi sân golf để đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt nhằm giải tỏa ách tắc tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Trong buổi họp báo chiều ngày 9 tháng 7, Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức cũng cho biết thông tin Bộ Quốc phòng đang làm thủ tục kỷ luật Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng sau khi ông này bị kỷ luật đảng vào ngày 21 tháng 6 vừa qua.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến cùng hai lãnh đạo cấp cao khác bao gồm Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo và Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình bị kỹ luật do buông lỏng công tác lãnh đạo, thực hiện không đúng thẩm quyền, vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng 10 khu đất quốc phòng thuộc quyền quản lý của Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005-2010 dẫn đến hậu quả xảy ra những vi phạm nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tiền và tài sản cho Nhà nước và quân đội.
Người phát ngôn Bộ Quốc Phòng cho biết thêm từ năm 2017 đến nay, Bộ Quốc Phòng cũng ban hành quy định các đơn vị không được ký kết các hợp đồng liên doanh, liên kết, mở mới các dự án sử dụng đất quốc phòng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ministry-of-defense-evicts-approximate-1000ha-land-violated-management-07102019083727.html
Người dân sẽ bị giới hạn trong việc
giám sát Cảnh sát Giao thông làm nhiệm vụ?
Hạn chế giám sát của người dân?Dự thảo lần 2 “Thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông” gồm 3 chương, 13 điều đang được Bộ Công an tiến hành lấy ý kiến đóng góp của người dân để thay thế cho Thông tư 54 của Bộ Công an ban hành từ năm 2009.
Truyền thông trong nước ghi nhận có nhiều ý kiến thắc mắc liên quan Điều 10 và Điều 11 trong Chương II của Dự thảo lần 2 này rằng có phải nếu dự thảo được thông qua thì người dân có được ghi âm, ghi hình, chụp ảnh để giám sát Cảnh sát Giao thông (CSGT) làm nhiệm vụ hay không, cũng như việc giám sát với các hình thức đó bị coi là vi phạm pháp luật không?
Nội dung quy định trong hai Điều 10 và 11 của Chương II, Dự thảo lần 2 được Bộ Công an đề xuất là người dân chỉ được giám sát công an trong chấp hành điều lệnh, thái độ, tác phong và cách xử lý khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật khi làm nhiệm vụ; đồng thời việc giám sát được thực hiện qua hình thức thông tin công khai của công an và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với công an…
Một số người dân ở Việt Nam Đài RFA tiếp xúc cho rằng với đề xuất của Bộ Công an trong Dự thảo lần 2 thay thế cho Thông tư 54 nhằm hạn chế giám sát của người dân để hình ảnh và uy tín của CSGT không bị phơi bày hoặc bị giảm sút khi họ làm sai hay nhũng nhiễu người dân trong lúc thi hành nhiệm vụ.
Thắc mắc của không ít người dân quan tâm nêu ra là so với quy định theo Thông tư 54, Dự thảo lần 2 không còn hình thức giám sát của người dân “quan sát, phát hiện hoạt động của cán bộ, chiến sĩ công an khi làm nhiệm vụ ở trụ sở, nơi làm việc hoặc trên tuyến đường hay trên các phương tiện giao thông”.
Quy định nêu trên trong Thông tư 54, được người dân diễn giải là họ có thể thực hiện quyền giám sát bằng các phương thức hợp pháp theo pháp luật, trong đó có ghi âm, ghi hình, chụp ảnh CSGT trong lúc thi hành nhiệm vụ. Tuy nhiên trên thực tế, người dân cũng gặp trở ngại khi họ thực hiện các phương thức này.
Ông Phạm Xuân Thời, một người tích cực chống tiêu cực của chính quyền ở Đồng Nai lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do rằng ông luôn bị cán bộ, nhân viên chức yêu cầu không được quay phim, chụp hình trong khi làm việc với họ, bằng ngược lại thì họ từ chối làm việc với ông. Ông Phạm Xuân Thời chia sẻ về băn khoăn của mình qua nội dung trong Dự thảo lần 2, không còn quy định quan sát, phát hiện công an khi đang làm nhiệm vụ và điều này đồng nghĩa với việc người dân không được ghi âm, ghi hình nữa. Ông Phạm Xuân Thời nói:
Về phương diện luật pháp, nếu thông tư có sửa đổi thì cũng không sai luật vì họ có quyền soạn thảo thông tư theo kiểu như vậy…Cho nên nếu Thông tư giữ như cũ thì tốt hơn, tức là cụ thể hóa việc giám sát của người dân có thể thực hiện việc đó bằng cách nào, ví dụ như ghi âm, ghi hình…Còn nếu như Thông tư loại bỏ điều đó ra thì thật ra sẽ làm khó cho chính cơ quan công an, vì người dân vẫn có quyền thực hiện chứ đâu phải Thông tư không quy định thì người dân không có quyền thực hiện. Người dân không thực hiện theo Thông tư, mà người dân thực hiện theo Hiến pháp
-Luật sư Đặng Đình Mạnh
“Theo tôi nghĩ là họ muốn dẹp tình trạng quay những việc nhũng nhiễu đó đi. Chẳng hạn ví dụ như hồi năm 2015, tôi đã là người trực tiếp quay một toán cảnh sát trật tự mà người ta nói là ‘cướp bóc’ chứ không phải ‘mãi lộ’, có nghĩa là họ chặn những người đi xe không vi phạm và ép người ta để lấy 200 ngàn đồng. Tôi đứng ở đằng xa và lén quay lại. Cho nên việc lén quay của tôi không bị cấm thì tôi mới lén quay được những hình ảnh xấu để làm cho xã hội tốt hơn, là Cảnh sát Trật tự trong vụ đó không còn lập chốt, không đứng chặn ngoài đường nữa. Nhưng bây giờ đưa ra một luật cấm thì tôi sẽ không giải quyết được bài toán này.”
Hồi hạ tuần tháng 8 năm 2013, dư luận trong nước cũng từng xôn xao trước thông tin về việc Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67) đưa ra văn bản lưu hành nội bộ “phòng ngừa” bị quay phim, chụp hình trong khi thi hành công vụ.
Trả lời báo chí quốc nội vào thời điểm đó, Đại tá Nguyễn Ngọc Tuấn, thuộc C67 giải thích văn bản của C67 nhằm mục đích để cán bộ chiến sĩ nâng cao tinh thần cảnh giác trước đối tượng giả danh nhà báo với mục đích xấu, còn người dân hoàn toàn được tự do ghi âm, ghi hình CSGT đang thi hành công vụ ở những nơi không có bảng cấm quay phim chụp ảnh.
Tại một cuộc họp báo vào cuối tháng 4 năm 2017, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự kinh tế, thuộc Bộ Tư pháp Lê Đại Hải cũng nhấn mạnh không cấm dùng điện thoại quay CSGT xử phạt, xoay quanh nội dung của Dự thảo Nghị định do Bộ Công an soạn thảo về điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng ghi âm, ghi hình, định vị.
Đối với Dự thảo Thông tư lần 2 thay thế cho Thông tư 54 của Bộ Công an, Luật sư Đặng Đình Mạnh lý giải về quy định phương thức giám sát CSGT làm nhiệm vụ của người dân có có thể thay đổi:
“Về phương diện luật pháp, nếu thông tư có sửa đổi thì cũng không sai luật vì họ có quyền soạn thảo thông tư theo kiểu như vậy. Tuy nhiên làm như thế thì không nên và cũng không giới hạn được quyền giám sát của người dân. Tại vì quyền giám sát của người dân là do Hiến pháp quy định, tức là văn bản cao nhất quy định quyền giám sát của người dân và quyền người dân tham gia vào những công việc quản lý Nhà nước. Cho nên nếu Thông tư giữ như cũ thì tốt hơn, tức là cụ thể hóa việc giám sát của người dân có thể thực hiện việc đó bằng cách nào, ví dụ như ghi âm, ghi hình…Còn nếu như Thông tư loại bỏ điều đó ra thì thật ra sẽ làm khó cho chính cơ quan công an, vì người dân vẫn có quyền thực hiện chứ đâu phải Thông tư không quy định thì người dân không có quyền thực hiện. Người dân không thực hiện theo Thông tư, mà người dân thực hiện theo Hiến pháp.”
Thông tư cần quy định rõ ràng
Trong khi trao đổi với RFA liên quan Dự thảo lần 2 thay thế cho Thông tư 54 của Bộ Công an, không ít người dân bày tỏ với RFA rằng họ mong muốn Bộ Công an soạn thảo Thông tư mới với các quy định rõ ràng, cụ thể để người dân được đảm bảo trong việc thực hiện quyền và trách nhiệm giám sát CSGT của họ, trong bối cảnh Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu tình trạng “tham nhũng vặt” cần phải sớm chấm dứt, qua lời tuyên bố tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc, phổ biến Chỉ thị số 10/CT-TTg về tăng cường xử lý và ngăn chặn nạn nhũng nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân trong giải quyết công việc, diễn ra vào sáng ngày 27 tháng 6 vừa qua.
Ông Phạm Xuân Thời, người phản ánh tiêu cực tại địa phương, góp phần vào việc chính quyền phải cách chức và luân chuyển cán bộ bởi việc làm sai trái của họ, nêu lên quan điểm cá nhân của ông một khi người dân bị cấm ghi âm, ghi hình những việc làm sai trái của CSGT và cán bộ, nhân viên chức nhà nước:
“Vấn đề đặt ra là những người cố tình chống tham nhũng sẽ không thể chống được. Việc không cho phép việc quay phim, chụp hình đối với những người thi hành công vụ là quyết định ngu xuẩn nhất để xây dựng một xã hội gọi là minh bạch, bởi vì không có một minh bạch nào mà cấm điều này cả. Việc giám sát của người dân không có thì thường ở xã hội Việt Nam bây giờ sẽ đổi trắng thay đen, rất nguy hiểm.”
Đài RFA cũng nêu câu hỏi với Luật sư Đặng Đình Mạnh liên quan các lo ngại rằng những bằng chứng mà người dân quay clip, ghi hình, ghi âm tố cáo sai phạm, tiêu cực đăng tải trên mạng xã hội có thể bị cho là vi phạm pháp luật, chiếu theo Luật An ninh mạng với cáo buộc bôi nhọ danh dự, nhân phẩm hay xâm phạm các quyền về hình ảnh cá nhân của nhân viên công chức hay không và được Luật sư Đặng Đình Mạnh trả lời:
Vấn đề đặt ra là những người cố tình chống tham nhũng sẽ không thể chống được. Việc không cho phép việc quay phim, chụp hình đối với những người thi hành công vụ là quyết định ngu xuẩn nhất để xây dựng một xã hội gọi là minh bạch, bởi vì không có một minh bạch nào mà cấm điều này cả. Việc giám sát của người dân không có thì thường ở xã hội Việt Nam bây giờ sẽ đổi trắng thay đen, rất nguy hiểm
-Ông Phạm Xuân Thời
“Việc cho rằng việc phát tán xâm phạm hình ảnh cá nhân của cán bộ nhân viên công vụ là không đúng. Tại vì trong thời gian 8 giờ, giờ hành chánh làm việc công nhân viên chức hoặc giờ làm việc theo ca của chiến sĩ công an chẳng hạn thì những giờ đó là giờ của Nhà nước và họ đang thực hành chức trách của mình, chứ không phải họ đang thực hành những công việc thuộc về phạm trù riêng của họ, đời tư của họ. Do vậy, trong khỏang thời gian họ làm việc là thời gian người dân có quyền giám sát họ và họ phải chịu sự giám sát đó. Cho nên việc chụp ảnh, ghi âm, ghi hình họ trong thời gian họ làm việc là hoàn toàn hợp pháp và hết sức là bình thường.”
Bên cạnh đó, Luật sư Đặng Đình Mạnh nhấn mạnh việc giám sát với phương thức ghi âm, ghi hình…phải trung thực và người đăng tải các bằng chứng ghi âm, ghi hình đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật một khi cố ý chỉnh sửa, không đúng sự thật của vụ việc phản ánh hay tố cáo.
Điểm 3, Điều 10 trong Thông tư 54 của Bộ Công an ký ngày 2 tháng 10 năm 2009 về “Các hình thức giám sát” qui định rõ “Quan sát, phát hiện hoạt động của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân khi làm nhiệm vụ ở trụ sở, nơi làm việc hoặc trên tuyến đường hay trên các phương tiện giao thông”.
Trong Dự thảo lần 2 Thông tư thay thế cho Thông tư 54 thì Điều 11 về Hình thức giám sát của nhân dân không còn qui định như thế.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/will-mps-remove-regulation-on-recording-police-on-duty-07092019153026.html
Tiếp tục lên tiếng cho dân oan Thủ Thiêm
Diễm Thi, RFAHôm 7 tháng 7 năm 2019, mạng xã hội xuất hiện bản Tuyên bố Thủ Thiêm 4 với chữ ký của 3 tổ chức Tổ chức Xã hội và 90 cá nhân trong và ngoài nước, cùng lên tiếng đòi hỏi quyền lợi bị tước đoạt của nhiều người dân Thủ Thiêm.
Nguyên nhân ra đời và nội dung bản tuyên bố
Ngày 26/6/2019, Thanh tra Chính phủ có Thông báo số 1041/TB-TTCP về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Thành phố Hồ Chí Minh.
Các tổ chức xã hội dân sự nhận định bản thông báo khẳng định sai lầm, vi phạm cố ý của UBND TP.HCM và các ban ngành kể cả trung ương đã không thực hiện dự án đô thị mới Thủ Thiêm theo quy hoạch của chính phủ, cố ý vi phạm pháp luật và các quy định của thủ tướng chính phủ. Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước trên 26 ngàn tỷ đồng.
Tuy nhiên bản thông báo đã không đề cập gì đến việc 15 ngàn hộ dân bị di dời nằm ngoài ranh theo Quyết định 367; không đề cập gì đến 4,3 ha của phường Bình An nằm ngoài ranh quy hoạch; không đề cập gì đến 160 ha tái định cư biến mất; không đề cập gì đến việc 115 người dân ký tên khiếu kiện tập thể…
Chính vì vậy các tổ chức xã hội dân sự cùng soạn thảo một bản tuyên bố với bốn nội dung:
1. Chính quyền TP. HCM phải khẩn trương giải quyết đơn khiếu nại tập thể do 115 người dân Thủ Thiêm đại diện, trả lại đất hoặc đền bù theo giá thị trường hiện nay cho những hộ nằm ngoài ranh qui hoạch; bồi thường hỗ trợ cho những hộ dân trong quy hoạch; trả lại 160 ha đất tái định cư cho dân để dân xây dựng lại nhà cửa ổn định cuộc sống.
2. Phải có luật sư độc lập do dân chọn làm đại diện trong ban bồi thường hỗ trợ tái định cư. Chính quyền phải thường xuyên đối thoại với dân giải quyết khiếu nại.
3. Phải chuyển ngay thông báo 1041/TB – TTCP ngày 26 tháng 6 năm 2019 cho cơ quan điều tra xử lý theo luật pháp. Phải trừng trị những ai đã vi phạm pháp luật gây đau khổ, mất đất mất nhà, thiệt hại về tinh thần và vật chất cho người dân Thủ Thiêm dù những kẻ đó ở bất kỳ cấp nào, còn làm việc hay đã về hưu. Phải trừng trị những tên sử dụng quyền lực và cơ chế vơ vét tài sản làm giàu bất chính cho cá nhân và phe nhóm.
4.- Phải sửa lại luật đất đai, xác lập chế độ đa sở hữu về đất đai bao gồm sở hữu cá nhân, sở hữu tập thể, và sở hữu nhà nước. Xóa bỏ vĩnh viễn nguyên tắc “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý”.
Kiên trì lên tiếng
Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương, hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hóa Minh Triết cho biết mục đích mà bản tuyên bố nhắm tới, thứ nhất là thúc đẩy thanh tra chính phủ và Ủy ban Kiểm soát Trung ương phải thực hiện kết luận thanh tra cho đến nơi đến chốn; thứ hai là trong bản kết luận của thanh tra chưa nói được đầy đủ về những oan khuất, mất mát, đau đớn của người dân Thủ Thiêm 20 năm nay và những đền bù xứng đáng; thứ ba là phải nói cho rõ nguyên nhân sâu xa, gốc rễ để đưa tới những thảm họa xã hội như thế này là do luật đất đai không chính xác và phải công nhận đa sở hữu đất đai, trong đó có sở hữu tư nhân của người dân. Ông nói thêm:
“Nếu một chính phủ, một đảng đang thấy rằng cần phải dựa vào dân và muốn thể hiện là vì dân, do dân….như nó vẫn tuyên bố thì nó phải làm đến nơi đến chốn về vấn đề Thủ Thiêm.”
Nhà báo, dịch giả Hoàng Hưng nêu mục đích của việc tham gia soạn thảo cũng như ký bản tuyên bố lần này:
“Khi chúng tôi ký hay làm những việc liên quan đến tuyên bố này thì chúng tôi không bao giờ tin rằng ĐCS hay Nhà nước sẽ nghe. Nhưng chúng tôi vẫn làm với mục đích đầu tiên là phải gây sức ép thường xuyên với Nhà nước, chỉ ra những gì họ sai. Có thể họ không nghe nhưng mình vẫn phải làm vì mình làm đúng, làm điều chính nghĩa thì trước sau gì cũng phải có tác dụng.”
Tại Việt Nam, các nhóm Xã hội Dân sự Độc lập được hình thành bởi các dân oan, trí thức, tù nhân lương tâm hay những nhà bất đồng chính kiến… trong những năm gần đây. Tuy nhà nước không công nhận các nhóm Xã hội Dân sự Độc lập nhưng thực tế tiếng nói của họ ngày càng có tác động trên mạng xã hội.
Nhà báo Sương Quỳnh cho rằng đảng và chính phủ Việt Nam lâu nay không hề trả lời bằng văn bản những kiến nghị được gửi đến hay có phản hồi chính thức đối với những tuyên bố như vừa nêu nhưng bà vẫn tham gia ký tên:
“Nhưng chúng ta vẫn phải ra tuyên bố để cho họ biết rằng vẫn có những người phải lên tiếng để nói lên những sai trái và đòi hỏi quyền công dân của mình cho người dân Thủ Thiêm nói riêng và dân oan cả nước nói chung.”
Nhà báo Hoàng Hưng cho biết tuyên bố Thủ Thiêm lần này là tuyên bố thứ tư, và ông tin rằng nó sẽ góp một phần nào đó thúc đẩy Nhà nước giải quyết vụ Thủ Thiêm cho thấu đáo, bù đắp những thiệt thòi của người dân. Và một điều mà với ông rất ý nghĩa, đó là phải lên tiếng để người dân bớt sợ hãi:
“Muốn đất nước có tự do dân chủ thì điều đầu tiên là mỗi người phải vượt qua nỗi sợ của chính mình. Hàng bao nhiêu năm nay quần chúng Việt Nam bị lối tuyên truyền một chiều, nhồi sọ, họ không biết sự thật. Cho nên việc của những người biết chuyện, những người được coi là trí thức, có lương tâm thì phải lên tiếng để thức tỉnh những người tiêu cực hay những người biết chuyện nhưng còn sợ hãi.”
Sửa luật đất đai
Một trong những điều bản tuyên bố đề cập đến là phải sửa đổi luật đất đai. Cho đến bây giờ Nhà nước Việt Nam vẫn quyết tâm duy trì đất đai là sở hữu toàn dân như một cách khẳng định quyền sở hữu này thuộc về Nhà nước cho dù người dân mong muốn cải cách.
Nhà báo Sương Quỳnh cho biết cách đây nhiều năm, một loạt nhân sĩ trí thức – trong đó có bà – đã ký tên yêu cầu sửa đổi luật đất đai và Điều 4 Hiến pháp vì đó là nguyên cớ dẫn đến bao oan khiên mà người dân phải chịu lâu nay. Bà nói thêm:
“Tất cả những oan khiên, oan khuất của dân oan trên đất nước này đều do luật đất đai bây giờ mà ra, cho nên tuyên bố lần này là vẫn nhắc lại. Trong tất cả các bản tuyên bố, kiến nghị xưa nay đều nhắc nhưng họ vẫn lờ đi.”
Nhà báo Hoàng Hưng cho rằng luật đất đai hiện hành vô lý, người dân lên tiếng từ lâu nhưng nhà nước chưa dám thay đổi vì nó động chạm đến cốt tủy của Chủ nghĩa Xã hội.
Theo ông Nguyễn Khắc Mai thì dù khó cũng phải làm vì đã đến lúc phải thay đổi. Nếu không giải quyết vấn đề luật đất đai thì nó luôn luôn là một cơ sở để cho những xáo trộn xã hội xảy ra:
“Đã đến lúc đảng Cộng sản phải tỉnh táo về vấn đề nầy. Khi mà họ công nhận kinh tế tư nhân thí tất yếu họ phải giải quyết vấn đề này. Và đấy là một đòi hỏi rất hợp tình hợp lý. Đây là vấn đề thử thách: họ có tồn tại hay không là phải giải quyết những vấn đề này.”
Theo số liệu Tổng Cục Quản Lý Đất Đai thuộc Bộ Tài Nguyên – Môi trường thì năm 2016 có hơn 2.000 vụ khiếu kiện đất đai; năm 2017 có trên 3.500 đơn khiếu nại về đất đai. Hiện nay số đơn khiếu kiện về đất đai cũng được cho biết chiếm đến ba phần tư các loại đơn thư.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/civil-society-continues-to-speak-for-thu-thiem-petitioners-dt-07092019152414.html
GS Võ Đại Lược: VN tính làm đường sắt cao tốc
là ‘hơi hoang tưởng’
Hai bộ của Việt Nam đưa ra dự toán riêng rẽ về đường sắt cao tốc và đường sắt tốc độ cao với mức chênh lệch tới 32 tỷ đôla, theo báo chí trong nước hôm 9/7. Một chuyên gia kỳ cựu về kinh tế và đầu tư bình luận với VOA rằng ở mức độ phát triển hiện nay, Việt Nam “hơi hoang tưởng” khi nghĩ đến việc làm đường sắt cao tốc.Các báo trong đó có Tuổi Trẻ, Tiền Phong và VNExpress cho hay Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới báo cáo với thủ tướng rằng có thể đầu tư cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam chỉ cần đến 26 tỷ đôla, tức là chưa đến một nửa so với đề xuất về đường sắt cao tốc của Bộ Giao thông – Vận tải.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dẫn phân tích của các chuyên gia Đức và Hà Lan cho rằng với chiều dài hàng nghìn kilômet, tốc độ chạy tàu trên trục Bắc – Nam khoảng 200km/h là đạt “hiệu quả kinh tế”, theo các bản tin.
Hiện nay nợ công của Việt Nam đã rất cao rồi, mà lao vào con đường sắt ấy thì hoàn toàn không ổn. Việt Nam mới vừa thoát khỏi kém phát triển đã nghĩ đến đường sắt cao tốc thì đấy gọi là suy nghĩ hơi hoang tưởng.
Giáo sư Võ Đại Lược
Trước đây, Bộ Giao thông – Vận tải từng trình thủ tướng phương án đầu tư mới tuyến đường sắt cao tốc với tốc độ chạy tàu 320km/h, cần đến tổng vốn xây dựng lên tới khoảng 58,7 tỷ đôla. Nếu được duyệt, thời gian dự kiến bắt đầu xây dựng là vào năm sau, 2020, và hoàn thành vào năm 2050.
Giáo sư Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế Trung ương, bình luận với VOA rằng các con số dự toán ở Việt Nam “chẳng bao giờ chính xác cả” và thông thường số tiền phải chi trên thực tế sẽ “cao gấp rưỡi” so với dự toán.
Bên cạnh mối quan ngại về chi phí thi công, vị giáo sư cũng từng giữ chức Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới cho rằng với quy mô và tốc độ tăng trưởng như hiện nay, “trong 5-10 năm nữa Việt Nam chưa nên làm đường sắt cao tốc”.
Việt Nam cần thận trọng tham khảo bài học của các nước phát triển hơn, nhất là các nước ở châu Á như Nhật Bản hay Trung Quốc, về đường sắt cao tốc, giáo sư Võ Đại Lược nói.
Theo lời ông, Nhật Bản là nước phát triển có Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) lẫn thu nhập bình quân đầu người cao hơn Việt Nam nhiều lần, song đường sắt cao tốc của họ vẫn “không thu lợi được mà chỉ hòa vốn, thậm chí nhà nước phải bù lỗ”.
Còn tại Trung Quốc, tình hình “không khá hơn gì”, giáo sư Lược nói, mặc dù về mặt chính thức, nước này chưa công bố báo cáo về lời, lỗ.
Ông Lược cho biết thêm rằng trong các cuộc tham vấn cách đây 4, 5 năm, do Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, với sự có mặt của ông và nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực kinh tế, khoa học giao thông, kể cả tâm linh v.v…, hầu hết các chuyên gia “đều không đồng ý” với ý định xây đường sắt cao tốc.
Tôi nghĩ rằng trong tình trạng tham nhũng thế này, họ càng muốn làm nhiều dự án và với dự toán ngân sách càng nhiều càng tốt để họ tham nhũng. Tôi nghĩ rằng đấy là nguyên nhân chính để họ cổ súy cho những dự án nhiều tiền, không cần biết hiệu quả như thế nào.
Nhà hoạt động Vũ Quốc Ngữ
Tiếp đó, cách đây hơn 1 năm, Bộ Giao thông – Vận tải lại tham vấn với các chuyên gia, trong đó có giáo sư Võ Đại Lược, nhưng vẫn không nhận được sự đồng ý, vị giáo sư cho biết.
Ngoài các lý do về không hiệu quả khi kinh doanh chở khách và chở hàng, các chuyên gia cảnh báo về việc dự án sẽ chiếm nhiều diện tích đất, dẫn đến những vấn đề xã hội lớn ở đất nước lâu nay luôn có những bức xúc từ các nhóm người dân bị mất đất cho các dự án.
Cá nhân ông Lược, một cựu thành viên của Tổ Tư vấn cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt, có lý do riêng theo góc nhìn của ông khi phản đối dự án:
“Với cái trình độ phát triển còn đang thấp của Việt Nam, tổng GDP mới có 240 tỷ đôla, mà lại dự kiến làm con đường sắt 58 tỷ đô la, nhưng đến lúc thực hiện thì nó gấp rưỡi. Hiện nay nợ công của Việt Nam đã rất cao rồi, mà lao vào con đường sắt ấy thì hoàn toàn không ổn. Việt Nam mới vừa thoát khỏi kém phát triển đã nghĩ đến đường sắt cao tốc thì đấy gọi là suy nghĩ hơi hoang tưởng”.
Từ góc nhìn của một nhà hoạt động, ông Vũ Quốc Ngữ, Tổng Giám đốc tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, cũng phản đối dự án do mối lo về nạn tham nhũng ở Việt Nam. Ông Ngữ bày tỏ quan điểm với VOA:
“Trong tình trạng tham nhũng có hệ thống ở Việt Nam hiện nay, mọi đại dự án về hạ tầng sẽ là gánh nặng cho thế hệ mai sau. Nhiều dự án đã và đang hoàn thành bị đội vốn lên rất nhiều lần so với dự toán ban đầu, đắt hơn so với mặt bằng chung của thế giới rất nhiều lần, phẩm cấp của công trình không đảm bảo, tuổi thọ của công trình rất là ngắn”.
Nhận xét về việc Bộ Giao thông – Vận tải tỏ ra “tâm huyết” với dự án đường sắt cao tốc đòi hỏi số vốn hơn gấp đôi so với tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Ngữ nói:
“Tôi nghĩ rằng trong tình trạng tham nhũng thế này, họ càng muốn làm nhiều dự án và với dự toán ngân sách càng nhiều càng tốt để họ tham nhũng. Tôi nghĩ rằng đấy là nguyên nhân chính để họ cổ súy cho những dự án nhiều tiền, không cần biết hiệu quả như thế nào”.
Các chuyên gia không rõ danh tính được một bài báo của VietnamNet hôm 9/7 trích dẫn nêu ra quan ngại rằng kiến thức và thực tiễn kinh nghiệm của Việt Nam “chưa có sự chuẩn bị đầy đủ” để triển khai một tuyến đường sắt tốc độ cao nên “sẽ mất chủ động, bị lệ thuộc công nghệ nước khác, không bảo vệ được quyền lợi và khả năng tự chủ của Việt Nam”.
Dự án đường sắt cao tốc sẽ được Bộ Giao thông – Vận tải trình lên quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2019.
https://www.voatiengviet.com/a/gs-vo-dai-luoc-vn-tinh-lam-duong-sat-cao-toc-la-hoi-hoang-tuong/4992986.html
Công đoàn độc lập tại Việt Nam
có thực sự được phê duyệt vào năm 2023?
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, tham gia những khối mậu dịch tự do, chính phủ Hà Nội phải chiu tham gia ký kết những công ước quốc tế về lao động. Gần nhất vào ngày 14 tháng 6 vừa qua, Quốc hội Việt Nam thông qua Công ước 98 về Quyền tổ chức và thương lượng tập thể. Còn Công ước 87 cho phép người lao động thành lập và tham gia các công đoàn độc lập dự định sẽ được phê chuẩn vào năm 2023. Riêng Công ước 105 về việc Xoá bỏ Lao động Cưỡng bức vẫn chưa được nhắc tới.Về phía công đoàn công ty liên doanh hoặc những nhà đầu tư có nhiều cấp bậc, điển hình như công ty Châu Âu sẽ tốt hơn Châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, là những nước đứng về phía công đoàn Việt Nam, theo phía chính quyền nhiều hơn độc lập. - K.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập, nhận định về việc Việt Nam thông qua Công ước 98 của ILO:
“Công ước 98 là công ước về thỏa ước lao động. Họ đưa ra một công ước thuộc loại nhẹ nhàng nhất để phê chuẩn, trong khi đó quan trọng nhất là công ước 87 liên quan tới quyền tự do lập hội lập công đoàn độc lập của người lao động thì họ hoàn toàn không đề cập tới.”
Trong thực tế hiện nay tại Việt Nam chỉ có một tổ chức phụ trách quyền cho giới công nhân là Liên đoàn Lao động Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản. Tác giả Joe Bucksley trong một bài viết với tựa tạm dịch là ‘Việt Nam đang đánh cược với quyền lợi người lao động’ đăng trên tạp chí có tên Jacobin ngày 7 tháng 7 có nhận định rằng công đoàn độc lập hiện đang bị cấm trong nước. Ở cấp quốc gia, Liên đoàn Lao động Việt Nam trực thuộc đảng, trong khi ở cấp doanh nghiệp, nó bị chi phối bởi các chủ công ty và những người quản lý.
Anh Đoàn Huy Chương, nhà hoạt động và tranh đấu cho quyền lợi cũng như một công đoàn độc lập cho người lao động Việt Nam cho rằng:
“Thật sự ra người lao động Việt Nam rất thiệt thòi về vấn đề lao động vì không có Công đoàn độc lập. Ở các nước, họ có công đoàn độc lập nên đời sống của những người công nhân được bảo vệ tốt hơn. Ở Việt Nam, mặc dù họ có công đoàn của nhà nước nhưng tổ chức này không bảo vệ được quyền lợi của người lao động.”
Anh K. – một quản lý tại một xí nghiệp đưa ra nhận xét về các dạng công đoàn đang hiện hữu ở Việt Nam:
“Về phía công đoàn công ty liên doanh hoặc những nhà đầu tư có nhiều cấp bậc, điển hình như công ty Châu Âu sẽ tốt hơn Châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, là những nước đứng về phía công đoàn Việt Nam, theo phía chính quyền nhiều hơn độc lập.”
Việc Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định thương mại quốc tế như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hay Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam đều có điều khoản giúp cải thiện quyền lợi cho người lao động, với yêu cầu chính phủ Hà Nội cải cách điều kiện lao động.
Nhiều nhà quan sát cho rằng, cần thúc đẩy sức ép hơn nữa để chính phủ Hà Nội phê chuẩn Công ước 87 về việc hợp pháp hóa các tổ chức lao động độc lập, không phải chịu sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên, điều này có vẻ không hề dễ dàng, như lời anh Đoàn Huy Chương:
“Nếu Việt Nam vẫn tiếp tục không có công đoàn độc lập từ đây cho đến 2023 và cũng chưa chắc gì đến 2023 sẽ có công đoàn độc lập được vì nhà nước Việt Nam sẽ tìm mọi cách để họ kéo dài. Ngày 20/11/2018 vừa qua, quốc hội Việt Nam cũng đã nói sẽ thông qua luật cho phép công đoàn độc lập ra đời, một ngày sau lại bảo là cho công đoàn độc lập ra đời dưới sự quản lý của Nhà Nước. Như vậy là trói buộc dẫn đến sự mâu thuẫn.”
Vì thế, anh Chương cho rằng cần thúc đẩy, vận động để Việt Nam có công đoàn độc lập càng sớm càng tốt vì dù Việt Nam có tham gia EVFTA cũng như tham gia Công ước 98 nhưng cũng không đề cập nhiều đến công đoàn độc lập.
“Hy vọng rằng bên phía châu Âu cũng như các anh em đấu tranh cho Việt Nam cũng vận động được bên phía châu Âu để yêu cầu Việt Nam cho công đoàn độc lập sớm ra đời.”
Đồng quan điểm trên, anh K. cho rằng công đoàn độc lập càng sớm được phê duyệt thì đời sống người công nhân càng sớm được cải thiện:
Thật sự ra người lao động Việt Nam rất thiệt thòi về vấn đề lao động vì không có Công đoàn độc lập. Ở các nước, họ có công đoàn độc lập nên đời sống của những người công nhân được bảo vệ tốt hơn. - Đoàn Huy Chương
“Theo anh được nắm người công nhân nhận thức còn yếu kém, mong mỏi nhất là lương, ngoài ra họ không biết quyền lợi của họ đang nằm ở đâu. Anh nghĩ nên làm truyền thông, thông tin nhiều, tuyên truyền nhiều để họ nắm vấn đề đó, từ đó hiểu ra bấy lâu nay vị trí của họ rất quan trọng và đã bị thiệt thòi.”
Nói rõ hơn về tình trạng người lao động Việt hiện nay, anh Chương cho biết:
“Chúng ta thấy những công nhân Việt Nam ở trong những nhà trọ tồi tàn; bữa ăn của họ chỉ là rau; tháng này làm thì nợ tới tháng sau rồi cứ ứng lương… và cuộc sống cứ ở trong vòng luẩn quẩn như vậy. Hằng ngày họ phải tiết kiệm đồng lương của mình. Khi bịnh xuống, họ không được chăm sóc y tế tốt, kể cả đồng lương của họ không đủ để tái tạo lại sức lao động của họ nữa.”
Theo tác giả Joe Bucksley, trong một nỗ lực quyết hạn chế những cuộc đình công, biểu tình của công nhân, Việt Nam hiện đang xây dựng một cơ chế thương lượng tập thể. Nhưng việc trao quyền cho các công đoàn độc lập có thể gây phản tác dụng đối với chế độ độc đảng và cho phép người lao động đấu tranh với giới chủ tư bản các nước đầu tư vào Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/is-independent-union-in-vn-really-approved-in-2023-07092019151054.html
Vingroup lập hãng hàng không
Tập đoàn VinGroup mở rộng hoạt động sang lĩnh vực hàng không qua việc thành lập hãng hàng không Vinpearl Air.Truyền thông trong nước loan tin ngày 9 tháng 7 dẫn thông báo của chính đại diện VinGroup. Theo thông báo được cung cấp và ký ngày 29 tháng 5 năm 2019 thì Công ty Cổ Phần Hàng không Vinpearl Air có trụ sở chính đặt tại Tần 2 Khu Almaz Market, Đường Hoa Lan, Khu đô thị Vinhomes Riverside, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Vinpearl Air là tên mới của Công ty Cổ Phần Phát Triển Thương Mại & Dịch Vụ VinAsia và ngành nghề từ kinh doanh bất động sản của VinAsia được chuyển thành vận tải hành khách hàng không cho Vinpearl Air.
Sau khi có thông báo thành lập, Tập đoàn VinGroup cũng tuyên bố mở trường đào tạo phi công và thợ máy tại Việt Nam. Trường có tên VinAviation School và dự kiến mỗi năm đào tạo ra được 400 học viên. Ngoài ra trường cũng sẽ đào tạo các nhân sự khác trong ngành hàng không như huấn luyện chuyển loại, nâng cấp và định kỳ cho phi công, thợ máy, huấn luyện nhân viên điều phái bay, tiếp viên hàng không.
Vào ngày 10 tháng 7, mạng Zing trong nước có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Quyền – Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư Hà Nội về thông tin Vinpearl Air của Tập đoàn VinGroup thì ông này khẳng định hồ sơ thành lập hãng hàng không Vinpearl Air chưa đến Sở Kế Hoạch – Đầu Tư Hà Nội.
Theo trình tự, sau khi hồ sơ của Vinpearl Air được Sổ Kế hoạch – Đầu tư Hà Nội chấp thuận, kế hoạch thành lập, đề án sẽ được trình lên Bộ Kế hoạch – Đầu tư để thẩm định rồi báo cáo thủ tướng chính phủ Việt Nam.
Hiện Việt Nam có 5 hãng hàng không được cấp phép và đang hoạt động gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Banboo Airways, Jetstar Pacific, Vasco Airlines.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vingroup-sets-up-its-own-airlines-07102019091703.html
Nhân vụ ConocoPhilips kiện VN
cần nói rõ chi phí 7 vụ khác
Hoàng ViệtGửi đến BBC Tiếng Việt từ TP HCMSự kiện hai tập đoàn dầu khí quốc tế ConocoPhillips và Perenco khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra một Hội đồng Trọng tài quốc tế gần đây thu hút sự chú ý của dư luận.
Bài viết này nhằm điểm qua những vấn đề chính trong vụ kiện này và một số bài học cho Việt Nam.
Vì sao có vụ kiện này?
ConocoPhillips là một tập đoàn dầu khí đa quốc gia lớn trên thế giới, trong đó có thành viên là ConocoPhillips UK là pháp nhân mang quốc tịch Anh. Tập đoàn này có nhiều hợp tác với Chính phủ Việt Nam để khai thác dầu khí.
Tập đoàn dầu khí ConocoPhillips kiện VN – nguy cơ hay cơ hội?
Hai tập đoàn dầu khí kiện VN liên quan đến thuế
VN: Nguy cơ từ thâm hụt ngân sách 9 tỷ đô la
‘Không nên găm giữ đô la Mỹ’
Năm 2000, ConocoPhillips UK thành lập ConocoPhillips (UK) Gama Limited. Năm 2004, ConocoPhillips thành lập thêm ConocoPhillips (UK) Cuu Long là một pháp nhân khác. Cả hai công ty này đều thành lập tại Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực dầu khí.
Năm 2012, ConocoPhillips UK, chủ sở hữu của ConocoPhillips (UK) Gama Limited và ConocoPhillips (UK) Cuu Long đã bán hai công ty dầu khí này cho Perenco S.A. – là một công ty dầu khí đặt trụ sở tại Pháp, nhưng trong cơ cấu sở hữu vốn cũng có công ty của Anh.
Theo thông tin từ Anh Quốc cho biết, ConocoPhillips UK đã bán hai công ty này với giá 1,29 tỉ đôla, thu lợi nhuận 896 triệu đôla. Về mặt lý thuyết, lợi nhuận thu được của ConocoPhillips UK phải đóng thuế. Tuy nhiên, theo luật Anh Quốc thì việc chuyển nhượng cổ phần như trên không phải đóng thuế.
Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam lại nghĩ khác.
Theo Hiệp định thuế giữa Anh Quốc và Việt Nam ký và có hiệu lực năm 1994, thì khoản lợi nhuận thu được này của ConocoPhillips UK, cho dù Anh Quốc không thu thuế thì Chính phủ Việt Nam vẫn có thể đánh thuế. Số tiền thuế phải nộp cho Chính phủ Việt Nam cho thương vụ này của ConocoPhillips UK ước tính khoảng 179 triệu đôla.
Năm 2015, Chính phủ Việt Nam đã gửi thư yêu cầu ConocoPhillips UK và Perento S.A. phải nộp thuế cho thương vụ này. Nhưng cả ConocoPhillips UK lẫn Perento S.A. đã từ chối yêu cầu nộp thuế.
Để tránh việc nộp thuế này, đồng nghĩa với mất 179 triệu đôla lợi nhuận, năm 2017 ConocoPhillips UK và đối tác mua là Perenco S.A. cùng nhau đệ đơn khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Tòa trọng tài quốc tế , dựa theo các điều khoản bảo hộ nhà đầu tư trong Hiệp định Thúc đẩy và Bảo hộ đầu tư được ký kết giữa Anh Quốc và Việt Nam năm 2002.
Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 8 của Hiệp định Thúc đẩy và Bảo hộ đầu tư 2002 thì vụ kiện sẽ do một Hội đồng trọng tài được thành lập theo Quy chế Trọng tài của Ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc phán xử.
Vấn đề pháp lý trong vụ kiện
Cho tới nay, tất cả các thông tin về vụ kiện này đều được các bên giữ kín.
Tuy nhiên, vấn đề pháp lý quan trọng nhất của vụ kiện mà các bên cùng phải chứng minh, đó là nguồn gốc nào dẫn tới lợi nhuận 896 triệu đôla trên đây? Và nó được hình thành tại đâu?
Phía ConocoPhillips UK sẽ có thể lập luận rằng, việc thực hiện thương vụ được tiến hành bởi các pháp nhân mang quốc tịch Anh Quốc, diễn ra trên lãnh thổ Anh Quốc, cho nên không có lý do gì mà họ phải nộp thuế cho Chính phủ Việt Nam.
Còn Chính phủ Việt Nam sẽ có thể lập luận rằng, nguồn gốc của lợi nhuận 896 triệu đôla này là phát sinh từ các mỏ dầu tại Việt Nam, thuộc sở hữu của Chính phủ Việt Nam, nên Chính phủ Việt Nam phải được quyền thu thuế cho khoản lợi nhuận trên.
Mỗi bên đều có lý lẽ của riêng mình. Phía Chính phủ Việt Nam sẽ là đại diện cho quan điểm của các quốc gia đang phát triển, theo đó, lợi nhuận thu được từ các nước giàu mà phát sinh từ các nguồn tài nguyên của các nước nghèo, phải nộp thuế cho quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên đó.
Còn về phía ConocoPhillips UK thì sẽ cho rằng các nhà đầu tư phải được bảo vệ trước các đe dọa lạm quyền từ phía các quốc gia mà họ đến đầu tư.
Đã có nhiều trường hợp các quốc gia đang phát triển, lạm dụng quyền lực và hệ thống luật pháp của mình để tước đoạt tài sản từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Ví dụ chính phủ Venezuela quốc hữu hóa tài sản của các công ty dầu mỏ Hoa Kỳ đầu tư tại Venezuela hay Nga quốc hữu hóa tài sản của Yukos, dù trong đó có các cổ đông là công ty nước ngoài.
Còn ở Việt Nam có vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ Việt Nam.
Việt Nam học được gì?
Cho tới nay, Chính phủ Việt Nam đã bị các nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện 8 vụ, đây là hệ quả tất yếu khi Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, dù thắng hay thua, tất cả các thông tin về các vụ kiện liên quan, Chính phủ Việt Nam đều giữ kín. Trong khi trên thế giới, thông tin và phán quyết của các vụ kiện tương tự luôn được công khai.
Chính phủ Việt Nam giao cho Bộ tư pháp đại diện và phụ trách các vụ kiện loại này, và tất cả các tài liệu về các vụ kiện tương tự đều được đóng dấu mật.
Chính phủ Việt Nam muốn thắng trong vụ kiện này không phải là một chuyện dễ dàng. Việc bị khởi kiện đã cho thấy Chính phủ Việt Nam ở thế bị động.
Rất có thể, khi Bộ Tài chính muốn đánh thuế thương vụ này, đã không tham khảo ý kiến của các luật sư quốc tế hoặc các luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Vụ kiện khó khăn bởi vì chưa có một tiền lệ nào hoàn toàn giống như thế.
Nếu Chính phủ Việt Nam thắng, sẽ tạo ra một án lệ tốt cho nhiều nước đang phát triển đang gặp phải những vụ tương tự.
Hẳn nhiên, phía Việt Nam khó có thể có công ty luật hoặc luật sư nào có thể đảm đương việc trực tiếp đứng ra bảo vệ Chính phủ Việt Nam trong các vụ kiện như vậy.
Thông thường, Bộ tư pháp sẽ giao cho Vụ luật pháp quốc tế phối hợp với một công ty luật Việt Nam để thuê một công ty luật nước ngoài, thường là từ Hoa Kỳ, để tiến hành việc bảo vệ Chính phủ Việt Nam trong vụ kiện.
Nhưng tôi cho rằng chuyện Chính phủ Việt Nam giữ kín thông tin các vụ nhà đầu tư kiện Chính phủ Việt Nam sẽ có hại hơn là có lợi.
Trong việc hội nhập thế giới, việc bất đồng quan điểm và lợi ích giữa các bên là chuyện bình thường, điều đó sẽ dẫn đến tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp thông qua các Tòa án quốc tế và vận dụng luật quốc tế để bảo vệ lý lẽ của mình là một cuộc chơi sòng phẳng, công bằng.
Các nước đang phát triển như Việt Nam nếu có thể sử dụng luật quốc tế để chống lại các nước lớn thì đó là những chuyện nên làm hơn là để xảy ra xung đột.
Những ví dụ về vụ Nicaragua kiện Mỹ năm 1986 hay vụ Philippines kiện Trung Quốc năm 2016 là minh chứng cho thấy tác dụng tốt của luật quốc tế để chống lại cường quyền như thế nào.
Việc giữ kín thông tin về các vụ kiện (cho dù Tòa đã có phán quyết như vụ Trịnh Vĩnh Bình) cho thấy, làm thế nào để Chính phủ Việt Nam có thể rút ra các bài học kinh nghiệm, hòng tránh cho những vụ kiện tương tự trong tương lai?
Trong tiến trình hội nhập quốc tế, thì việc thắng thua các vụ kiện như vậy, cũng nên coi là chuyện bình thường, không chỉ thắng thì khoe khoang còn thua thì giấu biệt.
Vì phía Việt Nam có đóng dấu mật đi chăng nữa, cũng có những thông tin lọt ra phía nước ngoài. Chưa kể, dư luận có thể nghĩ rằng, Chính phủ bưng bít thông tin, điều đó sẽ dẫn đến những phản ứng tiêu cực từ phía người dân.
Thêm nữa, người dân có quyền biết, việc chi trả chi phí các vụ kiện được thực hiện thế nào, và ai sẽ phải chịu trách nhiệm nếu trực tiếp dẫn đến việc các nhà đầu tư kiện như vụ Trịnh Vĩnh Bình. Vì nói cho cùng, tất cả các chi phí đó, từ cho luật sư đến lệ phí trọng tài hoặc bồi thường nếu thua kiện, đều lấy từ ngân sách nhà nước, tức là tiền thuế do nhân dân đóng góp.
Cần cải tổ gấp môn công pháp quốc tế
Một vấn đề nữa là Chính phủ Việt Nam cần thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực về công pháp quốc tế. Mặc dù, trong tương lai gần, khó có người nào trong giới luật học Việt Nam có thể trở thành các luật sư quốc tế trực tiếp đại diện cho Chính phủ Việt Nam trong các vụ kiện quốc tế như vậy.
Tuy vậy, cũng cần phải chuẩn bị cho tương lai xa, mà gần nhất là cần những người có thể phân tích và diễn giải những vụ kiện như vậy cho công chúng hiểu. Theo cách phân chia của luật pháp phương Tây, chỉ cần một bên tham gia là nhà nước thì thuộc lĩnh vực của công pháp.
Bản chất của các vụ nhà đầu tư kiện chính phủ là thuộc về công pháp. Các luật sư thương mại thông thường ở Việt Nam khó có thể hiểu được những vụ kiện công pháp quốc tế như vậy, nếu không có kiến thức nền tảng tốt về công pháp quốc tế.
Chẳng hạn, nguồn của luật quốc tế được viện dẫn trong tranh tụng, việc diễn giải các điều khoản của các Hiệp định đầu tư quốc tế, cách thức thu thập và sử dụng bằng chứng, nghĩa vụ chứng minh trước tòa…
Trên thế giới, đa phần các vụ kiện như vậy do các luật sư quốc tế đồng thời cũng là các giáo sư công pháp quốc tế đảm nhận.
Còn ở Việt Nam, môn công pháp quốc tế thường là bị rẻ rúng, giáo trình thì thường ảnh hưởng của Liên Xô trước đây, lạc hậu về nội dung và phương pháp giảng dạy.
Có lẽ các trường có dạy công pháp quốc tế cần đưa những nội dung về nhà đầu tư kiện chính phủ vào chương trình giảng dạy chính thức, để thấy được tầm quan trọng của công pháp quốc tế, không chỉ là việc rao giảng chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà thôi.
Tác giả Hoàng Việt là giảng viên ĐH Luật TP Hồ Chí Minh và là nhà nghiên cứu luật Quốc tế.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48904786
EVFTA: Ảnh hưởng với kinh tế Việt Nam
và nhu cầu cải tổ
TS. Đinh Trường HinhGửi cho BBC từ Washington D.C.Ngày 30 tháng 6 vừa qua, khối thị trường chung Âu Châu (EU) đã ký kết với Việt Nam một hiệp định thương mại ưu đãi (gọi tắt là EVFTA).
Sau TPP, đây là hiệp định có tiềm năng ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế VN nhất từ trước đến nay. Vì TPP đã không còn nữa từ khi Hoa Kỳ rút lui, thay vào đó là hiệp định CPTPP không còn chặt chẽ như trước, có thể nói là EVFTA, nếu được thực hiện đúng đắn, sẽ đem lại rất nhiều thay đổi cho Việt Nam, trong mậu dịch hàng hóa, cũng như các lãnh vực khác như đầu tư, sở hữu trí tuệ, môi trường.
Lợi hại của EVFTA: Cụ thể hơn, EVFTA sẽ: i) mở rộng thị trường xuất khẩu (tăng xuất cảng Việt Nam sang một khối thị trường rất lớn trên thế giới-khoảng 15 % thị trường thế giới) và cùng lúc giảm giá mặt hàng các đồ dùng nội địa Việt Nam; 2) tăng đầu tư FDI và sản xuất; 3) thay đổi về thể chế (luật lệ, tính chất minh bạch).
EVFTA ký chỉ vì cả hai bên VN và EU ‘cần nhau’?
Ủy ban châu Âu ca ngợi việc thông qua EVFTA
Chế tài nào bảo đảm VN thi hành đúng EVFTA ký với EU?
Cùng với những lợi điểm đó, EVTFA cũng sẽ có những thách thức cho Việt Nam:
i) các công ty lớn ở Âu Châu sẽ dễ khống chế thị trường VN;
ii) hàng Việt Nam sẽ phải vượt qua những kỹ thuật cao (về y tế, về môi trường, về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ) trước khi được các nước trong EU nhập khẩu;
iii) Việt Nam sẽ không được quyền trực tiếp giúp đỡ các công ty trong nước dù các công ty này đang ở trong giai đoạn phôi thai, điều mà các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore đã làm trước khi trở thành phát triển.
EVFTA đi xa hơn WTO và các hiệp định khác
Khác với các hiệp định thương mại thông thường (Preferential Trade Agreement gọi tắc là PTA), TPP và EVFTA thường được gọi là hiệp định thương mại sâu sắc (Deep PTA), vì không phải chỉ đòi hỏi những cải tổ về mậu dịch hàng hoá, mà còn bao gồm cải tổ ở các lãnh vực khác gọi là phi biên giới (beyond-the-border reforms).
Đó là các lĩnh vực đầu tư, dịch vụ, bảo vệ sở hữu trí tuệ, giảm thủ tục hải quan, bảo vệ môi trường, ngăn chặn vai trò các công ty quốc doanh, mua sắm hàng hoá nhà nước, giải quyết các tranh chấp…nghĩa là đi xa hơn những thoả thuận của WTO.
Cho đến nay có rất ít những hiệp định này được ký kết và thi hành.
Việt Nam là nước đang phát triển đầu tiên trên thế giới ký hiệp định này với EU, và là nước thứ tư ở Á châu (thứ hai trong ASEAN) sau Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore (ba nước này là ba nước đã phát triển).
Cũng vì những cải tổ này rất sâu rộng, nhiều chuyên gia cũng không biết chính phủ Việt Nam có đủ khả năng chuyên môn để làm tất cả không, hay chỉ phải làm những cải tổ cấp bách để tránh những vụ kiện cáo tạm thời mà bỏ qua những cải tổ thực sự cần thiết cho nền kinh tế.
‘Bảy lập luận sai về việc dùng tiền TQ ở VN’
Thương chiến Mỹ-Trung: Cơ hội ‘ngàn năm một thuở’ cho VN
Lợi ích của EVFTA
Các điều khoản truyền thống của EVFTA, cụ thể là giảm hay loại bỏ các thuế quan của EU thật ra sẽ không làm tăng xuất cảng VN qua thị trường Âu Châu nhiều.
Lý do là vì phần lớn các mặt hàng sẽ được giảm mức thuế như dệt may hay điện tử thì hoặc là mức thuế hiện tại đang rất thấp hay Việt Nam hiện đang hưởng những ưu đãi song phương.
Mặt khác, EVFTA cũng có các quy tắc nghiêm ngặt về nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá (rules of origin, xin xem tiếp theo dưới đây).
Nhưng các cải tổ phi biên giới mà EVFTA đòi hỏi thì sẽ đem lại nhiều lợi ích cho kinh tế Việt Nam nhiều hơn vì sẽ làm gia tăng tính cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam.
Những cải tổ này có tiềm năng giúp giải quyết hai vấn đề khúc mắc nhất trong kinh tế Việt Nam hiện nay: đó là tăng năng suất lao động và giúp các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phát triển để trở thành lớn mạnh như các doanh nghiệp nước ngoài, thay vì chỉ dùng sức lao động chân tay của dân Việt Nam hiện nay để làm giàu cho các nước khác.
Muốn được vậy, Việt Nam phải tận nắm những cơ hội của EVFTA để thực thi những cải tổ sâu rộng gọi là “cải tổ của thế hệ thứ hai” – đây là cách độc nhất để Việt Nam trở thành một nước có thu nhập cao và một nền kinh tế dựa trên giá trị gia tăng của trí tuệ.
Những cải tổ này nhằm giữ được quân bình vĩ mô và cùng lúc đó nâng cấp (upgrade) kỹ nghệ theo chiều ngang lẫn chiều sâu hầu tăng mức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam và tạo công ăn việc làm vững vàng cho người dân.
Do đó, điều quan trọng mà các hiệp định thương mại ưu tiên sâu sắc như TPP và EVFTA đem lại là những cơ hội mới cho các công ty tư nhân Việt Nam được nâng cấp trong chuỗi giá trị toàn cầu – hoặc trực tiếp, bằng cách cung cấp các khuyến khích cụ thể; hoặc gián tiếp, bằng cách giải quyết các rào cản liên quan để nâng cấp.
Muốn tận dụng những cơ hội này, Việt Nam phải khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển và tăng năng suất lao động bằng cách thiết lập và tăng cường các mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI cũng như tăng khả năng hấp thụ và phát triển công nghệ của các doanh nghiệp trong nước.
Quá trình sản xuất ở Việt Nam hiện nay có rất ít sự liên kết này: các doanh nghiệp lớn trong nước và doanh nghiệp nước ngoài không gắn kết với các doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa trong nước, theo liên kết xuôi hoặc ngược thông qua việc sử dụng sản phẩm đầu vào hoặc sản phẩm trung gian nội địa.
Hậu quả là các sản phẩm cuối cùng (final product) có rất ít giá trị gia tăng (value-added), công nghệ và kiến thức không được chia sẻ, nền kinh tế không đi lên mức cao hơn được.
Thấy gì từ vụ ConocoPhilips kiện chính phủ VN?
VN: Nguy cơ từ thâm hụt ngân sách 9 tỷ đô la
Như vậy, gặt hái những lợi ích từ hội nhập kinh tế qua EVFTA cần đòi hỏi những chính sách ưu đãi và kích hoạt thích hợp cho các công ty tư nhân Việt Nam. Một mặt, các chính sách này phải bao gồm tất cả mọi ngành và có lợi cho nền kinh tế nói chung – đặc biệt là cho doanh nghiệp tư nhân – nghĩa là cải thiện cơ sở hạ tầng, cải thiện vốn nhân lực, giúp đào tạo dạy nghề, và tăng cường pháp trị và thiết lập cơ hội bình đẳng cho tất cả các loại doanh nghiệp (không phân biệt tư nhân hay quốc doanh).
Ngoài ra, cần phải có những cải tổ theo chiều sâu như giảm vai trò của doanh nghiệp nhà nước, đối xử bình đẳng các nhà xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp; khuyến khích phát triển các cụm sản xuất (clusters); đầu tư xây dựng các khu công nghiệp đồng bộ (plug-and-play) và các khu công nghệ; khuyến khích và tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp thông qua hợp đồng thầu phụ; khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các hoạt động thượng nguồn và hạ nguồn để hoàn thiện chuỗi giá trị; khuyến khích FDI liên kết với các công ty trong nước qua hình thái liên doanh và đẩy mạnh liên kết hàng dọc; và phát triển mạng lưới quan hệ với nước ngoài và mạng lưới xã hội.
EVFTA có khác với TPP không?
EVFTA được đàm phán cùng lúc với TPP và được kết thúc cùng lúc vào năm 2015 do cùng một phái đoàn VN cho nên các điều khoản của EVFTA cũng tương tự như TPP.
Các điều khoản của EVFTA thông thường được đánh giá là dễ dàng hơn nhưng cũng chính vậy mà ảnh hưởng đến kinh tế sẽ nhỏ hơn so với TPP. Chẳng hạn trong lĩnh vực dệt may, quy tắc nguồn gốc của TPP đòi hỏi tất cả các công đoạn sản xuất, bắt đầu từ sợi, phải thực hiện tại Việt Nam hoặc nhập từ một nước trong TPP.
Quy tắc này của EVFTA ít hơn vì chỉ đòi hỏi về vải thay vì sợi, tức là công đoạn đi sau sợi. Hiện Việt Nam đang nhập khẩu hầu hết các loại sợi và vải từ bên ngoài các đối tác EU, cho nên EVTFA sẽ giúp phát triển các ngành công nghiệp thượng nguồn trong nước về ngành này.
Phát triển nguồn nhân lực là mấu cốt của cải tổ
Để có một nền kinh tế bền vững dựa trên trí tuệ thay vì tay chân, Việt Nam cần phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực bằng cách cải tổ để tăng cường phối hợp giữa các bộ chịu trách nhiệm về giáo dục và đào tạo nghề; giảm bớt kiểm soát các trường đại học và trường dạy nghề; tăng cường tự chủ của các trường này, nhất là trong việc sửa đổi giáo trình cho phù hợp với đòi hỏi trên thị trường lao động; tăng cường liên kết nhà trường với doanh nghiệp; định hướng nhu cầu đào tạo nghề và nhu cầu của doanh nghiệp cũng như có các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp nhận sinh viên thực tập.
Nói tóm lại, EVFTA có phải là “cú hích” cho nền kinh tế VN hay không là tùy theo những chính sách phù hợp đi kèm theo có hiệu quả hay không.
Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả, chủ tịch công ty EGAT tại Hoa Kỳ, nguyên là chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới ở Washington, D.C. (1978-2014). Hiện sống tạ̣i bang Virginia, Hoa Kỳ, ông đã đăng tải các tác phẩm như: Công nghiệp nhẹ châu Phi (2012), Các câu chuyện kể từ mặt trận phát triển kinh tế (2013), Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam (2013), và Công việc làm, kỹ nghệ hoá, và toàn cầu hoá (2017).
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-48935591
Việt Nam chỉ cáo buộc
tội trốn thuế với một số người?
Một nữ luật sư ở Hà Nội đặt câu hỏi về “trách nhiệm của cán bộ thuế” trong các vụ cáo buộc “trốn thuế”, trong khi đó một đồng nghiệp của bà nói với BBC rằng còn những điểm “mâu thuẫn, lờ mờ” trong luật và thông tư về thuế nhà đất.Theo báo Pháp Luật TP HCM, vợ chồng Luật sư Trần Vũ Hải “được xác định có dấu hiệu phạm tội trên do đã ký giấy tờ mua bán nhà, đất giá thấp hơn giá giao dịch thực tế cả chục lần nhằm giúp người bán trốn thuế với số tiền 276 triệu đồng”.
Luật sư Trần Vũ Hải bị khởi tố tội trốn thuế
Giới luật sư ‘quan ngại’ về vụ Trần Vũ Hải
Nền kinh tế ngầm ở VN và cách xử lý
Bác tin điều tra tài sản Giám đốc CA Đà Nẵng
Ông Hải cùng vợ và hai người khác trong vụ này bị khởi tố tội “Trốn thuế” theo Điều 161 Bộ luật Hình sự 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009).
‘Trách nhiệm của cán bộ thuế’
Hôm 9/7, Luật sư Nguyễn Thị Minh Châu, Đoàn Luật sư Hà Nội bình luận với BBC:
“Nếu Luật sư Trần Vũ Hải bị khởi tố về tội trốn thuế với vai trò đồng phạm giúp cho bên bán trốn thuế thu nhập trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất như dư luận mà tôi nghe được từ mấy hôm nay, tôi cho là không công bằng với họ. Và chưa có sức thuyết phục.”
“Bởi lẽ nếu cho điều tra rà soát tình hình thu thuế từ hoạt động mua bán chuyển nhượng nhà đất trong cả nước sẽ thấy việc kê khai để giảm thuế trong hoạt động này còn phổ biến. Có nhiều trường hợp giá trị giao dịch còn lớn hơn vụ này nhiều mà đâu có thấy vụ án nào bị khởi tố.”
“Ấy là còn chưa nói đến trách nhiệm liên đới của cán bộ thuế. Hàng năm Nhà nước có ban hành khung giá đất cho từng địa phương để làm căn cứ tính thuế.”
“Đành rằng theo Luật quản lý thuế quy định trách nhiệm khai thuế trung thực của người nộp thuế, nhưng họ làm sao biết hết được khung giá đất thế nào mà khai đúng!”
“Nếu họ khai không đúng thì trách nhiệm của cán bộ thuế phải kiểm tra và thông báo cho công dân mức thuế nộp cho đúng.”
“Nếu có nộp thiếu mà kiểm tra phát hiện ra thì báo cho họ nộp bổ sung (truy thu). Trong vụ này chưa thấy nói gì đến trách nhiệm của cán bộ thuế. Nếu họ vô can thì càng không công bằng với vợ chồng Luật sư Trần Vũ Hải.”
‘Mâu thuẫn, lờ mờ’
Cùng ngày, Luật sư Nguyễn Duy Bình nói với BBC từ TP Hồ Chí Minh:
“Theo văn bản hướng dẫn trong trường hợp hợp đồng công chứng ghi giá thấp hơn bảng giá, cơ quan thuế có quyền áp dụng bảng giá để ấn định thuế nhằm mục đích thu đủ.”
“Trong trường hợp Luật sư Trần Vũ Hải, tôi thấy cơ quan thuế đã áp theo giá 2,14 tỷ đồng (hợp đồng ghi 1,8 tỷ đồng) và đã thu theo mức này thì không thể cho rằng chưa thu đủ thuế.”
“Nếu đã thu đủ thuế thì cơ quan tiến hành tố tụng không thể tính thêm khoản thuế trên 2,14 tỷ đồng để làm cơ sở xác định vi phạm.”
“Trong khi đó, Điều 161, Bộ luật Hình sự 2009 chỉ quy định chung chung ai có hành vi trốn thuế đủ 100 triệu đồng thì bị xử lý về tội trốn thuế nhưng trước nay hiện chưa có văn bản nào hướng dẫn cho phép cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thuế có quyền tính thêm phần thuế trên mức bảng giá quy định – trên mức 2,14 tỷ đồng để xác định vi phạm.”
“Đây chính là điểm mà tôi nhận thấy giữa Bộ luật Hình sự và Luật Quản lý thuế, thông tư hướng dẫn đang còn mâu thuẫn.”
“Nói cách khác, trường hợp này hiện trước nay chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể cho phép cơ quan thuế hoặc cơ quan tiến hành tố tụng có quyền tính thêm phần thuế trên mức bảng giá quy định để xác định vi phạm.”
“Do vậy, người dân có quyền hiểu họ chỉ phải tuân thủ theo hướng dẫn áp giá theo bảng giá và vì vậy dù hợp đồng có ghi giá cao hơn nhiều họ cũng không vi phạm vì Nhà nước đã thu đủ.”
“Mặt khác, cũng chính vì điểm mâu thuẫn, lờ mờ này nên từ trước đến nay đại đa số người dân khi mua bán bất động sản đều ghi giá thấp so với giá thực tế nhưng chưa thấy ai bị xử lý, dù đã có rất nhiều trường hợp đã được toà án nhận định ghi giá thấp trong các bản án dân sự.”
“Nói tóm lại, khi chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể thì không thể kết tội.”
Luật sư Nguyễn Duy Bình nói thêm:
“Tôi nhận thấy nếu hiểu theo cách hiểu của cơ quan tiến hành tố tụng và xử lý Luật sư Hải thì sẽ không đảm bảo sự công bằng xã hội và người dân sẽ cho rằng cơ quan tiến hành tố tụng cố tình xử lý để triệt hạ Luật sư Hải vì quá trình hành nghề luật sư này đã tham gia rất nhiều các vụ khiếu kiện tập thể của người dân.”
“Theo quy định hiện hành, người ta có cảm tưởng rằng phía cơ quan tiến hành tố tụng có thể xử lý hoặc không xử lý tội trốn thuế đối với một số người tùy theo cách hiểu và mục đích của họ.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48919415
Người Bắc có đáng ghét không (?!) – Phần 1
Nguyễn Ngọc GiàNguyễn Phú Trọng phát ngôn: “Tổng Bí thư phải là người miền Bắc, phải là người có lý luận! ” khi nội bộ người CS tranh giành quyền bính vào năm 2015.
Nguyễn Thiện Nhân – vào năm 2018 – thuyết phục người dân mất đất tại Thủ Thiêm: “Tôi nói tiếng Bắc nhưng tôi là người Nam. Tôi không gạt bà con đâu”.
Ông Trọng và ông Nhân không phải là những người đầu tiên “kêu gọi” chia rẽ dân tộc Việt Nam, nhưng họ là những người Cộng Sản đầu tiên không cần che giấu (đặc biệt cả hai ông đều đang nắm trọng trách rất cao trong chế độ độc đảng toàn trị) sự kỳ thị vùng miền kinh khủng như vậy!
Lời phát ngôn hàm hồ của Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Thiện Nhân dường như “động viên” toàn dân Việt Nam lao vào cuộc chiến “huynh đệ tương tàn” đời mới (!).
“Trôi theo dòng đời” tao loạn…
Lịch sử dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ phía Bắc – điều không thể chối cãi.
Kể từ khi vĩ tuyến 17 được phân định, người Bắc tháo chạy khỏi “bàn tay người CS” vào năm 1954.
Khi di cư, người Bắc mang theo văn hóa và cả giọng nói làm “hành trang” vào Nam.
Để thuyết phục đông đảo bạn đọc, nhất thiết phải chứng minh tính đại diện cho bất kỳ đề tài nào.
Hãy nhìn “dân Bắc Kỳ” thành danh và nổi tiếng trong lĩnh vực âm nhạc để dễ thấy nhất: đại gia đình nhạc sĩ Phạm Duy (cả ca sĩ Thái Thanh và các con của bà), đại gia đình nhạc sĩ Lữ Liên (với các con: Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Lưu Bích, Anh Tú) , Khánh Ly, Lệ Thu, Sĩ Phú v.v… và hàng hà sa số “ca nhạc sĩ Bắc Kỳ” khác.
Trong lĩnh vực điện ảnh, người ta không thể nào quên “nữ tài tử Bắc Kỳ” Kiều Chinh với tài sắc vẹn toàn. Song song bà Kiều Chinh là “nam tài tử Bắc Kỳ” Trần Quang với chất “đàn ông đất Bắc” đậm nét, một thời làm “chết mê chết mệt” phụ nữ miền Nam và sự ngưỡng mộ của nam nhân Sài Gòn…
Bên cạnh đó, các lãnh vực khác, người gốc Bắc không thiếu: Chính trị (Phó TT Nguyễn Cao Kỳ), khoa học (Dương Nguyệt Ánh, Lưu Lệ Hằng), quân sự (Lương Xuân Việt, Nguyễn Từ Huấn) và nhiều nhân vật tên tuổi chói lọi không thể dẫn ra hết được.
Phải nói công tâm, giọng nói “đúng gốc” của người Bắc chuẩn xác và sang trọng. Hãy nhìn nữ MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên, dù cô rời Sài Gòn ở tuổi thiếu nhi, nhưng giọng nói của cô vẫn “đặc sệt” chất Bắc Kỳ mà sang trọng. Về nam, hình ảnh đại diện về “giọng nói đàn ông miền Bắc”, có lẽ nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đủ thuyết phục đông đảo bạn đọc, dù ông đã ngoài 70.
Ngay trong đời sống thường nhật, giọng nói của người miền Bắc, trước đây không có kiểu uốn éo (kể cả nam nhân). Quý độc giả có thể xem qua chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” sẽ thấy rất rõ “kiểu nói” của lớp trung niên và lớp trẻ miền Bắc hiện nay.
Đặc biệt cách phát âm dấu “sắc” với chữ “cố lên”, “đánh nhau”, “chú – cháu” v.v… Nó không còn đúng nữa! Nếu chú ý một chút, cách phát âm đó ở giữa dấu “hỏi” và dấu “sắc”, chính nó đã làm giọng nói bị méo mó rất nhiều và nghiêng hẳn về “làm màu” cho đủ độ… “sang trọng” (!), nhưng lại gây khó chịu cho người nghe. Rất tiếc, người Bắc hiện nay dường như không nhận ra mà kiểu “uốn éo” dấu “sắc” đang ngày càng lan rộng, dễ dàng bắt gặp trên các đài truyền hình phía Bắc.
Người Bắc chính gốc Hà Nội có tốc độ nói vừa phải. Cách nói của người Bắc sau này, không những nhanh mà tỏ ra rất vội vã, rất bộp chộp như sợ người khác tranh phần (!).
Văn hóa và giáo dục
Tại sao phải nói dông dài về dấu “sắc” và cách nói vội vã?! Việc ngỡ nhỏ xíu, nhưng thật ra không hề nhỏ!
Nhân cách của một dân tộc xuất phát từ văn hóa và giáo dục.
Sau cuộc tháo chạy vào năm 1954, người Bắc chính gốc Hà Nội hầu như còn rất ít, như người Sài Gòn chính gốc còn ở lại, sau “siêu thảm họa” 1975.
Số lượng “dân Hà Nội chính gốc” ít ỏi đó tuân theo quy luật “lượng đổi chất đổi” của Triết Học.
Chính “lượng người Hà Nội chính gốc” quá ít (tức lượng đổi), nó không còn đủ sức níu giữ “văn hóa ngàn năm văn hiến” (tức chất đổi) của người Bắc nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Cùng với “văn hóa ngàn năm văn vật” tháo chạy vào Nam, thì “giáo dục XHCN” chễm chệ vị trí “chính diện” trong toàn bộ các ngôi trường từ vĩ tuyến 17 trở ra (!).
Trẻ con đều được dạy nói trước khi biết đọc, biết viết. “Chất giọng” người Hà Nội Xưa cũng mai một dần theo năm tháng. Đó là hậu quả của “giáo dục XHCN” làm cho “giọng nói uốn éo” mất đi sự sang trọng và tự nhiên. Thật dễ hiểu với giáo viên có khá nhiều thầy cô “ngọng líu ngọng lo”! Phùng Xuân Nhạ bị người đời chế giễu chữ “lờ” và chữ “nờ”, thật ra ông ta là một “sản phẩm đời sau” của loại “giáo dục phi triết lý” mà thôi!
Như “mưa dầm thấm đất”, giọng nói, cách nói của người Hà Nội chính gốc đã phôi phai dần… Hàng chục năm rồi! Còn gì nữa mà không thấy?!
Người ta dễ dàng phân biệt được một người “Bắc 54″ và một người “Bắc 75″ thông qua, không chỉ giọng nói mà còn cách nói chuyện, cách hành xử, cách đi đứng, thẩm mỹ trong trang phục & phục sức, kể cả trong “văn hóa ẩm thực” tại nhà hàng sang trọng hay ở bàn nhậu trên vỉa hè…
(Còn nữa)
https://www.rfa.org/vietnamese/news/ReadersOpinions/north-peo-ugly-07102019102706.html
Trò chơi Tái xuất – Đốt lò của Nguyễn Phú Trọng
Một lần tái xuất trùng với đốt lò còn có thể cho là trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng lần thứ hai khó mà ngẫu nhiên, còn sau ba lần lặp đi lặp lại thì phải là cố ý.Trò chơi mới
Nguyễn Phú Trọng – đạo diễn kiêm diễn viên trụ cột trên sân khấu chính trị Việt Nam và có vẻ chưa thật sự thoát khỏi quy trình vật lý trị liệu bắt buộc sau cơn bạo bệnh tại xứ Kiên Giang ‘nhà Ba Dũng’ vào tháng 4 năm 2019 – dường như đang thích thú với một trò chơi mới của ông ta.
Trò chơi đó có tên ‘Tái xuất – Đốt lò’.
Gần giống như lối mèo vờn chuột suốt từ năm 2017 đến nay với các ‘bố già’ và các gia tộc.
Một trò chơi ngày càng trở nện thách thức và nguy hiểm hơn không chỉ đối với các loại ‘củi’, mà với cả số phận của ‘Người đốt lò vĩ đại’.
Bởi một cách chính thức, số phận của Nguyễn Phú Trọng được móc xích với công cuộc ‘chống tham nhũng’ của ông ta bằng vào việc mở màn giai đoạn 2 – lần đầu tiên phá vỡ mọi tiền lệ khi ra lệnh bắt cả một ủy viên bộ chính trị là Đinh La Thăng.
Đó là lần ‘mất tích’ đầu tiên của Nguyễn Phú Trọng, vào khoảng thời gian cuối tháng Mười Một, đầu tháng Mười Hai năm 2017. Nhưng sau chuỗi ngày dài vắng bóng, Trọng đã bất ngờ hiện ra vào buổi sáng ngày 8 tháng Mười Hai trong một cuộc họp của Ban Phòng Chống Tham Nhũng Trung Ương do ông ta chủ trì, để ngay chiều hôm đó quan chức vừa bị tước ghế ủy viên Bộ Chính Trị là Đinh La Thăng bị khởi tố và tống giam, tạo nên một cú chấn động trên chính trường và đánh dấu một bước ngoặt lớn và chuyển sang giai đoạn máu lửa hơn nhiều trong chiến dịch được xem là “chống tham nhũng” của Nguyễn Phú Trọng.
Nhưng hiện tượng tái xuất – đốt lò chỉ dày đặc hơn hẳn và còn có thể biến thành một quy luật chính trị của riêng Nguyễn Phú Trọng vào nửa đầu năm 2019, với xuất xứ từ biến cố Kiên Giang.
Quy luật?
Vào ngày 14 tháng Năm năm 2019, “bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo” Nguyễn Phú Trọng đã lần đầu tiên tái xuất hiện, tròn một tháng sau “biến cố bạo bệnh” ở Kiên Giang (quê hương “anh Ba X”), trùng với việc công an bắt giam và khởi tố hai quan chức tổng giám đốc là Tề Trí Dũng ở Sài Gòn và Bùi Quang Huy ở Hà Nội.
Cả hai quan chức kinh tế bị bắt trên đều được dư luận ồn ào cho là sân sau của những quan chức chính trị cao cấp. Tề Trí Dũng móc xích với cựu ủy viên trung ương, cựu phó bí thư thường trực Thành Ủy TP.HCM Tất Thành Cang. Còn Bùi Quang Huy được cho là sân sau của đương kim Chủ Tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, tức Chung “Con”
Tuy Tề Trí Dũng và Bùi Quang Huy chỉ là những quan chức doanh nghiệp thuộc loại ‘muỗi’, nhưng lại mang ý nghĩa như những con tốt lót đường không thể thiếu trong ván cờ nhằm diệt một cựu ủy viên bộ chính trị và ‘nhốt quyền lực vào lồng’ đối với một ứng cử viên ủy viên bộ chính trị.
Sau lần xuất hiện đầu tiên, Nguyễn Phú Trọng lại ‘lặn’ một thời gian khá dài. Phải đến hơn một tháng sau đó, Trọng mới tái xuất thêm một lần nữa để ‘chủ trì họp Bộ chính trị’.
Tại lần tái xuất thứ hai, ‘nạn nhân’ của Nguyễn Phú Trọng là Đô đốc Nguyễn Văn Hiến – cựu tư lệnh Quân chủng Hải quân, đã vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến 10 khu đất quốc phòng. Hiến bị kỷ luật bằng hình thức cách chức nhiều chức vụ đảng mà ông ta đã tham gia trước đây.
Thực ra, số phận của Nguyễn Văn Hiến đã bị chung quyết từ ngày 5/5/2019 khi Ủy ban Kiểm tra trung ương của cựu chủ nhiệm ủy ban này là Trần Quốc Vượng họp về tiếp tục ‘đốt lò’ và còn có vẻ muốn ‘đốt lò’ nóng hơn.
Khi đó, cùng ‘mẻ lò’ với Hiến là Vũ Văn Ninh – một cựu phó thủ tướng, ủy viên trung ương đảng thời Nguyễn Tấn Dũng – quan chức được xem là ‘sáng giá’ nhất bị kỷ luật, mà nguyên do rất có thể liên đới đến vụ bán rẻ như cho cảng Quy Nhơn vào thời Đinh La Thăng còn là Bộ trưởng Giao thông vận tải.
Trước cuộc họp trên của Ủy ban Kiểm tra trung ương, nhiều dư luận cho rằng cơn chấn động bệnh tật đối với ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng sẽ khiến ‘lò’ của ông ta tắt ngấm, hoặc cùng lắm cũng chỉ âm ỉ mà không thể duy trì được nhiệt lượng như trước đây.
Vậy làm thế nào ‘lấy lại niềm tin của đảng viên và nhân dân’?
Thủ pháp nghệ thuật chính yếu, không còn cách nào khác, là phải tiếp tục ‘đốt lò’.
Rất có thể là khi đó, từ giường bệnh Nguyễn Phú Trọng đã bàn bạc và chỉ đạo trực tiếp đối với hai nhân vật là Trần Quốc Vượng – Thường trực Ban bí thư và Trần Cẩm Tú – Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương về việc duy trì ‘đốt lò’ và còn có thể gia tăng nhiệt lượng của nó. Một cú đánh khá mạnh của ủy ban này, vào thời điểm đó, có lẽ được kỳ vọng sẽ khiến át đi phần nào những dư luận bất lợi về tình hình sức khỏe tồi tệ và thậm chí sắp ‘tịch’ của ‘Tổng tịch’, qua đó sẽ ‘lấy lại niềm tin của đảng viên và nhân dân’ dành cho nhân vật mà niềm đam mê ‘ngồi tiếp’ qua đại hội 13 có vẻ không hề suy xuyển bất chấp trọng bệnh.
Sau lần tái xuất thứ hai, Nguyễn Phú Trọng lại tiếp tục ‘lặn’ trong hai tuần lễ tiếp theo.
Đến lần tái xuất thứ ba vào đầu tháng 7 năm 2019, cũng với hình thức ‘chủ trì họp Bộ chính trị’, Nguyễn Phú Trọng đã khiến dư luận không còn nghi ngờ về thủ pháp và mục tiêu của ông ta.
Chỉ vài ngày sau cuộc họp Bộ chính trị trên, Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (SAGRI) Lê Tấn Hùng đã bị cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt khẩn cấp vì ‘ăn bẫm’ 13,3 tỷ đồng. Tuy chỉ là một doanh nhân quốc doanh, nhưng giá trị lớn nhất của Lê Tấn Hùng là ông ta chính là em ruột của ‘bố già’ Lê Thanh Hải – từng một thời là chủ tịch và bí thư TP.HCM đầy tai tiếng và cả tội ác ngút trời ở vùng đất Thủ Thiêm.
Những khối trục nào?
Lê Tấn Hùng là nhân vật đầu tiên trong ‘gia tộc Lê Thanh Hải’ phải tra tay vào còng, sau khi vợ Lê Thanh Hải là Trương Thị Hiền bị ‘sờ gáy’ ở Học viện Cán bộ TP.HCM, còn con trai là Lê Trương Hải Hiếu bị kỷ luật đảng vì ‘quan hệ nam nữ không trong sáng’. Cái cách đánh từ vòng ngoài vào vòng trong có thể được xem là chiến thuật ưa thích của Nguyễn Phú Trọng từ năm 2017 đến nay, chiếu vào những người con của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và vợ con của Lê Thanh Hải. Thủ pháp này – thâm nho và đượm màu sắc chiến tranh tâm lý – hẳn đã khiến đám quan tham phải ngụp lặn trong cơn ác mộng ban ngày cứ mỗi khi nghe tiếng còi hụ hoặc tiếng cửa xe hơi sầm sập.
Đến lúc này đã có thể khẳng định rằng Nguyễn Phú Trọng, bất chấp cơn tai biến luôn đe dọa khiến ông ta ‘liệt giường liệt chiếu’, vẫn kiên định với quan điểm và chủ trương đốt lò.
Cũng đến lúc này, đã có thể rút ra một quy luật thuộc về phạm trù cá nhân Nguyễn Phú Trọng: cứ mỗi khi Trọng tái xuất thì lại có một hoặc một số vụ bắt bớ hoặc kỷ luật quan chức tham nhũng.
Tương lai của nhóm quan chức cao cấp ăn đất Thủ Thiêm cũng bởi thế đang trở nên mờ mịt và nguy khốn hơn hẳn năm 2018.
Còn sau vòng ngoài và vòng trong, hẳn sẽ phải là những tâm điểm.
Ở ‘mặt trận’ phía Nam, đã có hai trục quan hệ lộ hình rất rõ: Tề Trí Dũng – Tất Thành Cang và Lê Tấn Hùng – Lê Thanh Hải.
Chỉ còn chưa rõ về trục Lê Thanh Hải – Nguyễn Tấn Dũng sẽ ra sao trong thời gian tới. Số phận của trục có lẽ tùy thuộc phần lớn vào việc Nguyễn Phú Trọng còn giữ cách nhìn ‘chống tham nhũng cần nhân văn’, hay việc ông ta đã không hề nhắc lại cụm từ này kể từ ngày suýt chết ở Kiên Giang.
https://www.voatiengviet.com/a/tro-choi-dot-lo-c%E1%BB%A7a-nguyen-phu-trong/4994414.html
0 nhận xét