Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin Việt Nam – 08/07/2019

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2019 16:50 // ,

Tin Việt Nam – 08/07/2019

Đại tá công an chỉ bị tù treo

sau khi đánh anh trai đến chết

Tin từ Quảng Ninh, ngày 08/7/2019: Cựu đại tá công an CSVN Nguyễn Anh Tuấn chỉ bị án tù treo, sau khi cùng con trai Nguyễn Đức Bình đánh đập vợ chồng người anh trai Nguyễn Mạnh Hồng, dẫn đến người này tử vong sau đó một tháng.
Trong phiên toà phúc thẩm ngày 05/7, toà án tỉnh Quảng Ninh đưa ra xét xử viên cựu đại tá công an với cáo buộc “Cố ý gây thương tích.” Kẻ thủ ác chỉ bị án tù treo 30 tháng còn con trai hắn chỉ bị 24 tháng tù treo. Ngoài ra, Tuấn phải bồi thường 150 triệu đồng (USD 63,830) cho gia đình anh trai, bao gồm 84 triệu cho thương tích đối với người chị dâu.
Theo hồ sơ vụ án, do xích mích  trong việc xây dựng và sử dụng nhà từ đường, Tuấn, 60 tuổi cùng con trai 25 tuổi dùng búa đinh đánh vợ chồng ông Hồng, 62 tuổi, trong chiều ngày 9/3/2018. Ông Hồng được đưa đi cấp cứu nhưng chết vào ngày 12/4 vì vết thương quá nặng.
Tại toà, Tuấn thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội và xin giảm nhẹ hình phạt.
Nhiều người bình luận bản án dành cho tên cựu sỹ quan công an cao cấp và con trai quá nhẹ, thậm chí Bình còn không thèm có mặt tại phiên toà phúc thẩm. Đó là chưa kể người bị hại là anh trai của bị cáo.
Nếu là dân thường thì chắc chắn hai cha con sẽ kết tội theo tội danh “giết người” và sẽ bị tù nhiều năm.
Chế độ cộng sản thường áp dụng luật pháp nghiêm khắc đối với dân thường và giới bất đồng chính kiến, người hoạt động xã hội và người bảo vệ nhân quyền, nhưng lại đưa những bản án nhẹ hều đối với kẻ phạm tội là quan chức nhà nước, đặc biệt là công an.
Gần đây, một số tướng lãnh và sỹ quan cao cấp của lực lượng công an cũng nhận những mức án tượng trưng cho những tội ác nghiêm trọng.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/dai-ta-cong-an-chi-bi-tu-treo-sau-khi-danh-anh-trai-den-chet/

Tù chính trị tiếp tục tuyệt thực tại trại 6, Nghệ An

Tù chính trị Trần Huỳnh Duy Thức vừa tuyệt thực ba ngày tại Trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An. Gia đình ông Trần Huỳnh Duy Thức cho biết thông tin này sau chuyến thăm vào ngày 6 tháng 7.
Gia đình ông Thức cho biết ông đã tuyệt thực bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 để phản đối việc trại giam không cho ông ra khỏi buồng giam trong giờ sinh hoạt. Biện pháp này được nói khiến ông Thức gần như bị biệt giam cô lập trong điều kiện thời tiết nóng bức hiện nay tại Nghệ An.
Bà Trần Thị Diệu Liên, chị gái của ông Trần Huỳnh Duy Thức nói với Đài Á Châu Tự do vào chiều tối ngày 8 tháng 7:
“Hôm 6/7/2019 gia đình lên thăm anh Thức thì anh cho biết hôm 1/7/2019 anh tuyệt thực phản đối việc họ không cho anh ra ngoài để sinh hoạt như thường lệ mà để anh ở trong phòng giam 24/24 với thời tiết nóng bức.
Anh đã tuyệt thực để phản đối việc đó và đến ngày 3/7/2019 thì lãnh đạo đã xuống làm việc, ngưng việc đàn áp này, giải quyết cho anh Thức ra ngoài sinh hoạt vào thứ bảy, chủ nhật, mỗi ngày 7 giờ, anh Thức ngưng tuyệt thực.
Anh Thức cũng cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục đấu tranh, khiếu nại tới cùng những hành vi tùy tiện tước đoạt quyền lợi của người tù mà đang trở thành thông lệ. Không chỉ cho anh mà cho tất cả những người bạn tù khác.”
Bà Liên cũng cho biết ông Thức dặn từ tháng 8 gia đình đừng lên thăm ông, và ông sẽ gọi điện thoại hàng tháng và chỉ lên thăm khi ông báo.
Gia đình của ông Trần Huỳnh Duy Thức còn cho biết trong hơn nửa năm nay, thư từ của ông Thức gửi ra và thư của gia đình gửi đến cho ông Thức luôn bị ngăn chặn. Phía gia đình ông Trần Huỳnh Duy Thức nhiều lần làm đơn, khiếu nại, tố cáo những hành vi bị cho là vi phạm pháp luật của Trại 6 lên các cấp có thẩm quyền.
Tại Trại 6, huyện Thanh Chương vừa qua cũng có tin bốn tù chính trị Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Túc, Đào Quang Thực và Trần Phi Dũng tuyệt thực để phản đối Trại giam số 6 tháo quạt điện trong buồng giam của những người này khi mà thời tiết rất nóng. Yêu cầu lắp lại quạt điện của những tù chính trị này không được đáp ứng nên họ tiến hành tuyệt thực.
Tin tuyệt thực của những tù nhân vừa nêu được bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ ông Trương Minh Đức loan đi vào ngày 20 tháng 6, sau chuyến thăm chồng về.
Bà Bùi Thị Rề, vợ của ông Nguyễn Văn Túc, cũng có chuyến thăm đến Trại 6 và xác nhận tin chồng bà cùng ba tù nhân khác tuyệt thực trong tù.
Một số tổ chức xã hội dân sự độc lập và cá nhân cho công bố Bản Tuyên bố Phản đối Ngược đãi tù nhân và tính đến ngày 8 tháng 7 số chữ ký tổng cộng hơn 1 ngàn. Một bản tiếng Anh của bản tuyên bố cũng được gửi đến báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc vào ngày 28 tháng 6 vừa qua.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/update-hunger-strike-by-political-prisoners-07082019084534.html

VN: Hơn 1000 người đã ký

lời phản đối ngược đãi tù nhân chính trị

Một số người ký tên vào danh sách phản đối này đã thông báo tuyệt thực để ủng hộ các tù nhân lương tâm được cho là đang bị ‘đối xử tàn bạo’ vì trại giam tháo hết quạt điện trong cái nóng mùa hè lên đến 42 độ C.
Tiếp xúc với BBC hôm 5/6, nhà báo Sương Quỳnh cho hay dở dĩ có sự phản đối là vì các quạt điện trong trại giam số 5 Thanh Hóa và trại giam số 6 Nghệ An đột nhiên bị gỡ đi vào đúng thời điểm giữa hè đổ lửa, nhiệt độ có lúc lên trên 42 độ C.
Phong trào phản đối này đã lan rộng qua các phương tiện truyền thông xã hội trong vòng hai tuần qua, đặc biệt trên trang Facebook có tên Tuyệt thực vì Tù nhân Lương tâm.
Nhóm khởi xướng cũng đã gửi kiến nghị khẩn cấp đến Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn hôm 3/7, phản ánh việc quản giáo tại một số trại giam đã tháo hết quạt điện trong trại khiến tù nhân phải sống trong nắng nóng hơn 40 độ C.
Tính đến ngày 8/7 đã có hơn 1.000 cá nhân và nhiều tổ chức trong và ngoài nước đã ký tên vào một tuyên bố công khai trên mạng xã hội phản đối các nhà tù ngược đãi tù nhân chính trị, theo nhà báo tự do Sương Quỳnh.
Ngoài việc tháo quạt điện giữa mùa Hè nóng bức, tuyên bố nói trên còn ghi rõ việc tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa bị đánh đập và biệt giam ở trại giam An Điềm, Quảng Nam, cũng như vụ biệt giam và các tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng, Phan Kim Khánh, Lê Đình Lượng, Nguyễn Thanh Tùng, chỉ vì họ gặp nhau lúc lao động để thảo luận khiếu nại đòi quyền lợi chính đáng của tù nhân ở Trại giam Hà Nam. Trong khi con số người ký tên tiếp tục được cập nhật hàng ngày, một số nhà bất đồng chính kiến đã tuyên bố tuyệt thực để ủng hộ các tù nhân lương tâm được cho là ‘đang sống trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt tại các trại giam khắp Việt Nam.
Gia đình vui vì Trần Huỳnh Duy Thức ngưng tuyệt thực’
Giới đấu tranh VN tuyệt thực đòi tin tức về Nguyễn Văn Hóa
Anh Ba Sàm: Ngày về của ‘một tù nhân bận rộn’
Danh sách những người ký tên có một số cựu tù nhân chính trị như luật sư Nguyễn Văn Đài, hiện đang sống tại Đức, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, đang sống tại Nam California, nhà hoạt động Đặng Xuân Diệu, hiện đang sống tại Pháp và một số trí thức tên tuổi trong nước như nhà nghiên cứu Nguyễn Quang A, nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, v.v…
‘Chính sách ngược đãi trong tù’
Nhà báo Sương Quỳnh cho hay, những hành động của nhóm khởi xướng bắt đầu từ ngày 20/6, khi bà Nguyễn Thị Kim Thanh vào thăm chồng là tù nhân chính trị Nguyễn Minh Đức trong trại giam thì được ông Đức cho hay rằng ông đã tuyệt thực 10 ngày để phản đối trại giam tháo hết quạt điện trong thời tiết mùa hè nóng bức khắt nghiệt lên trên 42 độ C.
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh cho biết Facebook cá nhân rằng hiện ông Trương Minh Đức “rất yếu, đi không vững, chỉ chực chúi xuống đất, nói không ra hơi và mắt không mở nổi”.
Bà Thanh sau đó đã làm đơn khiếu nại gửi tới nhiều cơ quan liên quan, yêu cầu xem xét tình trạng đơn khiếu nại của một số tù nhân chính trị và tôn giáo trong đó có chồng bà nhưng cho tới nay không được phản hồi giải quyết.
Tiếp đó, vợ tù nhân chính trị Nguyễn Văn Túc là bà Bùi Thị Rề khi vào thăm ông Túc cũng được cho hay ông Túc cùng một số tù nhân khác đã tuyệt thực tới ngày thứ 16 để phản đối trại giam số 6 không cấp quạt. Ông Túc được mô tả là ‘trông rất yếu’.
Thời tiết miền Bắc và Trung Việt Nam khi đó đang độ giữa hè, có hôm lên tới 42 độ C.
Thấy gì qua việc VN ‘lặng lẽ’ xây dựng ở Trường Sa?
Vụ Trịnh Vĩnh Bình: Bài học nào cho chính phủ và doanh nhân?
Tới ngày 1/7, con gái ông Trương Minh Đức vào thăm thì ông Đức vẫn đang tuyệt thực, và được mô tả là ‘yếu đi nhiều’.
Sau đó, có thêm thông tin các tù nhân khác tuyệt thực là ông Vũ Quang Thuận và Nguyễn Trung Trực.
Các tù nhân tuyệt thực gồm có ông Trương Minh Đức, thầy giáo Đào Quang Thực, Nguyễn Văn Túc và tù nhân Trần Phi Dũng.
Đặc biệt em trai ông Vũ Quang Thuận cho hay ông Thuận muốn làm di chúc trước khi tuyệt thực để phản đối nhà tù tàn bạo.
BBC không thể kiểm chứng các thông tin này từ giới chức phụ trách hai nhà tù nói trên tại Việt Nam, vì điện thoại của chúng tôi không được trả lời.
Giải pháp tuyệt thực
Trong số những người ký tên, một số người đã tuyên bố và kêu gọi tuyệt thực để đồng hành với các tù nhân lương tâm.
Đây không phải lần đầu những người bất đồng chính kiến và các tù nhân chính trị tại Việt Nam chọn giải pháp tuyệt thực để phản đối một chính sách, hay cách đối xử mà họ cho là ‘thô bạo, hà khắc’.
Mới hồi tháng 5/2019, 13 nhà hoạt động đã tuyên bố tuyệt thực để yêu cầu giới chức công bố thông tin về tù nhân chính trị Nguyễn Văn Hóa.
Trước đó, người nhà ông Hóa phản ánh thông tin ông bị đánh đập và biệt giam. Người nhà tới thăm thì không được gặp và cũng không biết ông bị đưa đi đâu.
Ông Nguyễn Văn Hóa từng bị tuyên 7 năm tù với tội danh ‘Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ông Hóa từng hoạt động tích cực trên các trang mạng xã hội, đăng tải các thông tin, bài viết về các vấn đề thời sự, chính trị của Việt Nam.
Năm 2018, ông Trần Huỳnh Duy Thức từng tuyệt thực 34 ngày để phản đối chính sách bất công của trại giam.
Các tù nhân chính trị nữ như Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Thị Nga, Cấn Thị Thêu,… đều từng tuyệt thực khi đang ở trong tù.
Nhà báo Sương Quỳnh, một trong những người tham gia ký tên và kêu gọi cộng đồng cùng ký tên, cho BBC biết rằng nhóm ‘không chủ trương tuyệt thực’.
“Tuy nhiên một số người vẫn quyết định tuyệt thực để ủng hộ các tù nhân lương tâm đang bị ngược đãi,” bà Sương Quỳnh cho hay.
“Việc ký tên trên mạng cùng với hành động tuyệt thực của một số nhà đấu tranh trước đó đã ít nhiều đạt được kết quả. Ví dụ vụ khi Nguyễn Văn Hoá bị ‘mất tích’, các tù nhân khác trong đó có Hoàng Bình, Nguyễn Bắc Truyển cùng tuyệt thực để phản đối. Việc này đã gây chú ý từ các hãng truyền thông nước ngoài như BBC, VOA, RFA, RFI.
Sau khi vụ việc được đưa tin trên báo chí quốc tế thì Hóa được trại giam cho phép gọi điện về cho gia đình. Như vậy là có kết quả.”
“Nhưng việc ngược đãi tù nhân lương tâm lần này, dù các tù nhân khác tuyệt thực phản đối và cộng đồng liên tục kêu gọi, đưa thông tin trên mạng, đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được tin tức gì từ chính quyền về tình hình của các tù nhân, hay việc điều kiện trong tù đã cải thiện chưa, việc ngược đãi đã được chấm dứt hay chưa.”
“Nhưng chúng tôi ngừng lại thì vụ việc sẽ chìm xuống. Chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ tới các tổ chức nhân quyền, đặc biệt ngay sau thời điểm Việt Nam vừa ký kết thương mại Hiệp định Thương mại Việt Nam – EU để gây áp lực lên chính quyền và tìm sự ủng hộ của quốc tế.”
“Châu Âu vẫn ký hiệp định này cho Việt Nam trong khi chính quyền Việt Nam tiếp tục bắt bớ và bỏ tù người bất đồng chính kiến. Và sau khi bỏ tù họ thì ngược đãi họ trong nhà giam.
“Do đó, chỉ chính chúng ta, những người dân Việt Nam mới có thể đòi quyền con người, đòi công lý cho mình. Nếu chính quyền vẫn tiếp tục im lặng thì chúng tôi sẽ cùng gia đình các tù nhân đến tận trại giam để phản đối,” bà Sương Quỳnh nhấn mạnh.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48878542

Giáo viên chấm thi ở Sơn La

chấp nhận lòng tự trọng bị xúc phạm vì sinh kế

Tin Vietnam.-  Báo Infonet ngày 8 tháng 7 năm 2019 loan tin, hình ảnh những giáo viên ở Sơn La đi chấm thi bị các nhân viên công an, bảo vệ dùng thiết bị điện tử khám xét trước khi vào phòng chấm thi như ở phi trường khiến phó giáo sư đã làm phẫn nỗ dư luận.
Tiến sĩ Đỗ Ngọc Thống, Tổng chủ biên chương trình Ngữ Văn của bộ Giáo dục phải thốt lên rằng, hành động này thể hiện sự thất bại thê thảm của nền giáo dục thiếu niềm tin, và lòng tự trọng. Mặc dù, khu vực chấm thi đã được công an bảo vệ ba vòng nghiêm ngặt, trong đó vòng 1 có đến 4 công an, vòng 2 có hai nhân viên an ninh trực 24/24 giờ, vòng ba có cảnh sát bảo vệ trong giờ làm việc; còn các phòng bảo quản bài thi, chấm thi đều được bố camera. Theo ông Thống, việc ngăn chặn gian lận trong thi cử là đúng, nhưng không phải như cách mà các cơ quan chức năng đang làm, vì như vậy là xúc phạm lòng tự trọng vốn đã đầy thương tích của đội ngũ giáo viên hiện nay. Hành động trên cho thấy hoặc là xã hội đã không còn niềm tin vào giáo viên, rất coi thường người thầy, hoặc là đội ngũ giáo viên rất tệ, đáng bị coi thường, không thể tin được, và không có lòng tự trọng. Nếu bản thân rơi vào trường hợp trên, ông Thống sẽ bỏ về ngay lập tức.
Trước sự việc trên, một giáo viên của tỉnh Sơn La nói rằng, do các sai phạm của lãnh đạo sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018, mà những giáo viên chấm thi đã phải chịu hoàn cảnh này. Và đáp lại lời của ông Thống, giáo viên này nói, dù biết là lòng tự trọng bị xúc phạm, nhưng họ không thể làm được gì khác. Vì giáo viên bây giờ không được phép nói tiếng nói của mình. Các giáo viên thấy bị xúc phạm lòng tự trọng nhưng họ chấp nhận. Vì nếu bỏ về thì sẽ bị kỷ luật, có khi bị đuổi việc, như vậy sẽ không có tiền nuôi con.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/giao-vien-cham-thi-o-son-la-chap-nhan-long-tu-trong-bi-xuc-pham-vi-sinh-ke/

Cựu phó thủ tướng, nhiều quan chức giao thông,

công an VN đối mặt kỷ luật

Một cựu phó thủ tướng Việt Nam cùng một số quan chức hàng đầu tại Bộ Giao thông – Vận tải (Bộ GTVT) và công an tỉnh Đồng Nai đang đối mặt với các hình thức kỷ luật, Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Đảng Cộng sản thông báo hôm 8/7.
Trang Facebook chính thức của chính phủ Việt Nam cho hay, kết luận nêu trên được đưa ra sau khi Ủy ban Kiểm tra họp trong 3 ngày, từ 2 – 4/7.
Một phần nội dung bản kết luận nói rằng ủy ban “xem xét, thi hành kỷ luật” ông Vũ Văn Ninh, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Phó Thủ tướng, vì “có vi phạm, khuyết điểm trong việc quyết định chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các cảng Quy Nhơn, Quảng Ninh trái với kết luận của Bộ Chính trị”. Sai phạm này xảy ra trong nhiệm kỳ ông Ninh giữ chức phó thủ tướng từ năm 2011-2016.
Một sai phạm khác của ông Ninh, theo ủy ban của đảng, là trong thời gian từ 2006 đến 2011, khi giữ cương vị Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ông Ninh đã “thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để xảy ra vụ việc gây thiệt hại lớn tiền của Nhà nước”.
Vi phạm của đồng chí Vũ Văn Ninh là nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân đồng chí … Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đối với đồng chí Vũ Văn Ninh.
theo Thông tin Chính phủ
Ủy ban Kiểm tra cho biết đó là vụ án kinh tế Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II) vay tiền. Liên quan đến vụ này, nhiều cán bộ, đảng viên đã bị xử lý hình sự.
Vi phạm của cựu phó thủ tướng bị đánh giá là “nghiêm trọng” và Ủy ban Kiểm tra “đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật” đối với ông Ninh.
Theo tìm hiểu của VOA, tài liệu xét xử hồi tháng 6/2019 cho hay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho ALC II vay hàng nghỉn tỷ đồng một cách “dễ dàng” và 1.700 tỷ đồng đã bị “thất thoát”.Có ít nhất 6 người, bao gồm cả 2 cựu tổng giám đôc Bảo hiểm xã hội, đã bị truy tố.
Vẫn bản kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đăng tải hôm 8/7 trên trang Facebook Thông tin Chính phủ thông báo rằng ông Nguyễn Hồng Trường, cựu Thứ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải, Ủy viên Ban cán sự đảng của bộ, cùng tập thể Ban cán sự đảng của bộ, cũng thuộc diện bị “xem xét, thi hành kỷ luật”.
Những thông tin VOA thu thập được cho thấy, ông Trường và một số quan chức Bộ GTVT “để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm” trong thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc bộ.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương tuyên bố hôm 8/7 rằng họ đề nghị Ban Bí thư của đảng “xem xét, thi hành kỷ luật” Ban cán sự đảng Bộ GTVT nhiệm kỳ 2011 – 2016 và cựu Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường
Bên cạnh đó, ủy ban ra quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức “cảnh cáo” ông Nguyễn Văn Công, một cựu thứ trưởng khác của Bộ GTVT, và thi hành kỷ luật bằng hình thức “khiển trách” ông Nguyễn Ngọc Đông, cũng từng là thứ trưởng Bộ GTVT.
Một nội dung chiếm phần đáng kể trong bản kết luận mới đây của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói rằng một loạt quan chức hàng đầu của công an tỉnh Đồng Nai có những vi phạm “gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và các cơ quan bảo vệ pháp luật, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật”.
Ủy ban đã tiến hành kiểm tra và xác định rằng Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Đồng Nai “để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong hoạt động điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc; trong công tác quản lý, sử dụng vũ khí, đất đai, tài chính, tài sản và công tác cán bộ; để nhiều cán bộ, chiến sĩ bị xử lý hình sự”.
Vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Đồng Nai và các đồng chí nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và các cơ quan bảo vệ pháp luật, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.
theo Thông tin Chính phủ
Những người phải chịu trách nhiệm chính về các sai phạm, theo ủy ban, là Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh, Giám đốc Công an tỉnh; Thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh, cựu Giám đốc Công an tỉnh; ngoài ra là 5 đại tá công an, trong đó có ít nhất 1 phó giám đốc công tỉnh.
VOA quan sát thấy, dư luận Việt Nam có phản ứng trái ngược về các động thái kỷ luật mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng vừa công bố.
Một số người viết trên mạng xã hội rằng họ “cảm ơn” Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vì thực hiện đúng những gì đã nói là “chống tham nhũng không có vùng cấm”. Những người này nhận xét thêm rằng “chưa khi nào công cuộc chống tham nhũng trong cả nước lên cao và rầm rộ đến vậy” và bảy tỏ hy vọng “sau công cuộc này đất nước sẽ hồi sinh và phát triển”.
Trong khi đó, khá nhiều người lại đưa ra quan điểm rằng điều quan trọng là phải thu hồi được các tài sản hoặc số tiền thất thoát, đi cùng với xử lý hình sự như xét xử, bỏ tù các quan chức vi phạm. Bằng không, theo những người có cái nhìn khắt khe, việc cảnh cáo, bãi chức khi quan chức đã nghỉ hưu “chẳng răn đe, phòng ngừa được ai cả” hay chỉ xem như là “trò hề cả thôi”.
https://www.voatiengviet.com/a/cuu-pho-thu-tuong-nhieu-quan-chuc-giao-thong-cong-an-doi-mat-ky-luat/4991094.html

Ông Vũ Văn Ninh:

Con đường từ Huân chương hạng Nhất đến kỷ luật

Vào ngày 20/6/2017, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã trao Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và Huân chương Độc lập hạng Nhất cho ông Vũ Văn Ninh, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ.
‘Lò vẫn cháy’ trong một tháng TBT Trọng vắng mặt
VN: Liệu Đại hội Đảng 13 sẽ có khác biệt?
Ông Ninh bị quy trách nhiệm vụ cảng Quy Nhơn
Hôm nay (8/7), hai năm sau đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Đảng Cộng sản nói ông Vũ Văn Ninh có vi phạm “nghiêm trọng”, và đề nghị Bộ Chính trị xem xét kỷ luật.
Thông cáo của Ủy ban kỷ luật của Đảng nói khi làm phó thủ tướng, ông Vũ Văn Ninh có vi phạm, khuyết điểm trong việc quyết định chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các cảng Quy Nhơn, Quảng Ninh trái với kết luận của Bộ Chính trị.
Ngoài ra, khi còn là Bộ trưởng Bộ Tài chính kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ông Vũ Văn Ninh đã “thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để xảy ra vụ việc gây thiệt hại lớn tiền của Nhà nước, nhiều cán bộ, đảng viên liên quan bị xử lý hình sự trong vụ án kinh tế Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II) vay tiền”.
Sinh năm 1955 ở Nam Định, ông Ninh có bằng thạc sỹ Quản trị kinh doanh.
Xuất phát điểm của ông là từ Bộ Tài chính liên tục từ 1977.
Năm 1999, ông được phong thứ trưởng tài chính.
Đến năm 2003, ông được điều động về làm phó chủ tịch Hà Nội, cho tới tháng Giêng năm 2006.
Sau Đại hội Đảng X năm đó, ông trở thành Bộ trưởng tài chính, cũng là ủy viên Trung ương Đảng.
5 năm sau, ông tiếp tục ngồi trong Trung ương Đảng, trở thành Phó Thủ tướng.
Tháng 4/2016, ông nhận quyết định nghỉ hưu, được nhận xét rằng đã “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.
Thanh tra cảng Quy Nhơn
Tình hình chính trị biến chuyển khi vào tháng 2/2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo thanh tra toàn diện việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn.
Ba tháng sau, Ban Bí thư tổ chức họp, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cuộc họp này ra quyết định cảnh cáo nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Văn Thiện.
Một trong các lý do kỷ luật là ông Thiện đã thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ký văn bản đề nghị Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về cổ phần hoá Cảng Quy Nhơn không thuộc trách nhiệm của tỉnh.
Sang năm 2018, vào tháng 10, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra toàn diện cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn.
Kết luận này kiến nghị thu hồi 75,01% cổ phần tại Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn về sở hữu Nhà nước.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48881892

Đà Nẵng: Dân lại chặn đường vào bãi rác Khánh Sơn

Liên tiếp trong 3 ngày (từ khoảng 3 giờ chiều ngày 6/7 đến 8/7/2019), người dân sống quanh bãi rác Khánh Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng đã đổ ra đường chặn các xe chở rác vào bãi rác Khánh Sơn, phản đối việc bãi rác này gây ô nhiễm môi trường.
Truyền thông trong nước loan tin cho biết hành động xuống đường phản đối từ phía người dân diễn ra sau cuộc đối thoại bất thành với chính quyền về tình trạng ô nhiễm tại bãi rác Khánh Sơn vào sáng ngày 6/7.
Sáng ngày 8 tháng 7, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng ra thông báo kết luận buộc Công ty CP Môi trường Đô thị TP Đà Nẵng nâng cấp, cải tạo bãi rác Khánh Sơn thành khu liên hợp xử lý chất thải rắn, bao gồm nhà máy xử lý rác bằng công nghệ hiện đại thay vì sử dụng công nghệ chôn lấp như hiện nay. Đồng thời yêu cầu Công ty cam kết không để phát tán mùi hôi ra khu dân cư.
Trong những lần đối thoại trước đây, lãnh đạo cao cấp thành phố Đà Nẵng đã từng hứa sẽ di rời bãi rác vào năm 2020, chậm nhất là 2022; nhưng đến nay lại chuyển hướng đầu tư thành nhà máy xử lý rác thải.
Sau hơn hai ngày bãi rác Khánh Sơn bị người dân địa phương phong tỏa, số lượng rác bị tồn đọng trong nội đô Đà Nẵng được nói lên tới hơn 1.200 tấn, gây ô nhiễm môi trường và có nguy cơ làm phát sinh dịch bệnh trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay.
Khánh Sơn là bãi rác duy nhất của thành phố Đà Nẵng, đã vận hành gần 30 năm, mỗi ngày tiếp nhận hơn 1.100 tấn rác thải sinh hoạt, chưa tính rác thải y tế và công nghiệp.
Bãi rác này luôn trong tình trạng quá tải và trước đây được quy hoạch chỉ hoạt động đến năm 2022.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/people-block-the-road-to-khanh-son-landfill-07082019090226.html

Cảnh sát Hàn Quốc bắt giữ

người đàn ông đánh vợ Việt gãy xương

Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc hôm 8/7 cho biết, trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Công an Tô Lâm ở Seoul vào cùng ngày, ông Min Gap-Ryong, lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc, cam kết sẽ cho điều tra làm rõ vụ việc người chồng Hàn Quốc đánh vợ Việt đến gẫy xương ngay trước mặt con trai nhỏ 2 tuổi.
Một video chiếu cảnh một người đàn ông Hàn Quốc đánh đập vợ dã man ngay trước mặt con trai nhỏ đang gào khóc được đưa lên mạng vào thứ Bảy, ngày 6/7. Đoạn video ngay lập tức đã gây chú ý rộng rãi ở cả Việt Nam và Hàn Quốc.
Theo truyền thông Hàn Quốc, một người quen của nạn nhân đã báo cảnh sát bắt giữ người đàn ông Hàn Quốc vào ngày 6/7.
Vụ việc được cho biết xảy ra vào tối ngày 4/7 tại nhà riêng của cặp vợ chồng ở Yeongam, tỉnh Jeollanam, cách Seoul khoảng 300 km. Người chồng, 36 tuổi, đã bạo hành người vợ Việt Nam, 30 tuổi, suốt 3 tiếng đồng hồ.
Nguyên nhân của vụ đánh đập được cảnh sát cho biết là vì người vợ không nói thạo tiếng Hàn. Người chồng nói với cảnh sát là anh ta bị say rượu khi đánh vợ.
Cảnh sát cho biết nạn nhân bị đánh gãy xương sườn và chịu nhiều chấn thương khác. Quá trình điều trị sẽ kéo dài trong bốn tuần.
Nạn nhân và con trai đã được cảnh sát đưa đến một cơ sở thuộc Trung tâm Quyền lợi phụ nữ nhập cư Hàn Quốc.
Phát biểu bên lề cuộc gặp Bộ trưởng Tô Lâm, ông Min Gap Ryong gửi lời xin lỗi về vụ bạo hành gia đình người Việt và nói Hàn Quốc sẽ cố gắng hết sức để hỗ trợ nạn nhân.
Hiện có khoảng 6.000 phụ nữ Việt lấy chồng Hàn Quốc mỗi năm, theo số liệu thống kê của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam. Việt Nam hiện là nước có nhiều cô dâu nhất tại xứ Hàn.
Phần đông những cô dâu Việt sang Hàn đến từ các gia đình nông thôn nghèo, và muốn lấy chồng Hàn với hy vọng tìm được cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình và có thể giúp gia đình.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/south-korea-police-arrested-man-assaulted-his-viet-wife-07082019090034.html

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân thăm TQ,

 nâng cao ‘tin cậy chính trị’

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đoàn cao cấp gồm cả một phó thủ tướng và nhiều thứ bộ trưởng của Việt Nam sang Trung Quốc để củng cố ‘đối tác chiến lược toàn diện’.
Các mục cần thúc đẩy trong quan hệ song phương mà báo chí Việt Nam nêu ra, có từ quan hệ hai Quốc hội tới an ninh, quốc phòng, giáo dục văn hóa và phụ nữ.
Đây là chuyến thăm chính thức nước Trung Quốc của nữ Chủ tịch QH Việt Nam và phái đoàn tư 8 đến 12/07/2019.
RSF: VN gần chạm đáy bảng tự do báo chí
Đàm phán mật về Hong Kong: 5 điều cần biết
Từ Asanzo đến nền kinh tế ‘lệ thuộc hàng TQ’
TBT Trọng thăm Trung Quốc ngày 12-15/1
Dù bà Kim Ngân sang thăm theo lời mời của ông Lật Chiến Thư, lãnh đạo Quốc hội Trung Quốc, phái đoàn của bà có nhiều quan chức các ngành khác của VN, gồm:
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam;
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu;
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc;
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện;
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Nguyễn Thị Thu Hà;
Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương Bùi Thị Minh Hoài;
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung;
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Trần Lưu Quang…và một số cán bộ cao cấp khác
Báo Việt Nam cho hay chuyến thăm nhằm tiếp tục củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện và nhằm “tăng cường tin cậy chính trị” hai bên.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh thương chiến Mỹ – Trung có phần hoàn hoãn sau cuộc gặp Donald Trump và Tập Cận Bình bên lề G20 ở Osaka, Nhật Bản.
Nhưng các vấn đề chính yếu trong mâu thuẫn Mỹ -Trung không chỉ trong kinh tế và mậu dịch vẫn còn, và Việt Nam phải chọn chỗ đứng sao cho ít bị bất lợi nhất.
Trung Quốc gần đây đã tập trận, bắn hỏa tiễn đối hạm trong năm ngày 29/06-03/07, ở Biển Đông nhưng không nêu rõ tọa độ vùng biển bị đóng cho mục tiêu này.
Về nội bộ Việt Nam, từ khi TBT, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có vấn đề sức khoẻ, vai trò của Chủ tịch QH, bà Kim Ngân, và Thủ tướng CP, ông Nguyễn Xuân Phúc có phần tăng lên, nhất là trong đối ngoại và các chuyến công du xa.
Mới hôm 04/07, bà tiếp Đại sứ Trung Quốc, ông Hùng Ba ở Nhà Quốc hội VN.
Ngày 07/07, bà hội kiến Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đang thăm chính thức Việt Nam.
Hồi tháng 4 năm nay, bà Kim Ngân đã tiếp Đoàn Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ do Thượng nghị sỹ Patrick Leahy dẫn đầu sang thăm Việt Nam.
Lần cuối ông Nguyễn Phú Trọng thăm TQ là vào tháng 1/2017.
Chuyến đi đó được nói là để tiếp tục đưa quan hệ Việt-Trung “phát triển lành mạnh, ổn định”.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48912297

Tổng cục đường bộ sẽ thu hồi thông báo

ngừng thu phí 4 dự án BOT chậm thu phí tự động

Thứ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải Lê Đình Thọ vừa cho biết sẽ thu hồi thông báo ‘chế tài’ 4 dự án BOT chưa ký phụ lục hợp đồng để triển khai thu phí tự động (ETC).
Truyền thông trong nước loan tin ngày 8/7, trích nội dung cuộc họp giữa các nhà đầu tư BOT và Bộ Giao thông – Vận tải diễn ra tại trụ sở Tổng cục Đường bộ Việt Nam sáng cùng ngày.
Tin cho biết, trong tổng số 44 nhà đầu tư BOT trên cả nước hiện chỉ còn 4 nhà đầu tư chưa ký phụ lục là Công ty Cổ phần Phước Tượng – Phú Gia, quản lý trạm Bắc Hài Vân; Công ty TNHH đầu tư 194 BOT QL 1 – Cam Ranh, trạm Cam Thịnh; Công ty cổ phần BOT&BT Đức Long Gia Lai, trạm Km1610+800 và trạm Km1667+470 Quốc lộ 14; Công ty TNHH BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp, quản lý trạm Cần Thơ – Phụng Hiệp.
4 nhà đầu tư vừa nêu cho biết sở dĩ họ chưa ký phụ lục do không đồng ý với tỉ lệ phải trích lại cho đơn vị cung cấp ETC với mức từ 2-4,5%, thậm chí 7%.
Theo đại diện các nhà đầu tư, một số dự án có doanh thu không đủ trả lãi vay ngân hàng, cộng thêm việc lắp đặt ETC sẽ ảnh hưởng đến tài chính của dự án, có thể khiến thời gian thu phí kéo dài thêm 1-2 năm.
Do đó, các doanh nghiệp muốn được tự đàm phán với đơn vị cung cấp dịch vụ ETC thay vì theo tỷ lệ doanh thu mà Bộ Giao thông – Vận tải chỉ định.
Ngoài ra, việc chỉ định như vậy sẽ ảnh hưởng tới quyền vận hành và quản lý trạm thu phí của nhà đầu tư.
Thứ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải Lê Đình Thọ cho biết sẽ yêu cầu Vụ đối tác công tư tính toán lại tỷ lệ mà các nhà đầu tư phải đưa cho bên cung cấp dịch vụ ETC. Đồng thời nhấn mạnh tỷ lệ hiện nay chỉ là tạm tính, phải chờ thanh quyết mới có số liệu chính thức, và quyền quản lý vẫn thuộc về các nhà đầu tư.
Trước đó, vào ngày 5/7, Tổng cục Đường bộ có ra thông báo sẽ dừng thu phí đường bộ kể từ 18h ngày 10/7 đối với 4 nhà đầu tư không chịu ký phụ lục hợp đồng để triển khai thu phí tự động.
Tuy nhiên thông báo này đã gặp phải sự phản đối từ Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam.
Trong cuộc họp ngày 8/7, Thứ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải cho biết sẽ rút lại quyết định này, đồng thời sẽ gặp gỡ và làm việc với 4 nhà đầu tư để đảm bảo Phụ lục hợp đồng thu phí tự động được ký trước ngày 10/7.
Hình thức thu phí tự động tại 44 trạm thu phí trên cả nước được thực hiện theo chỉ định của Quốc hội và Chính phủ, với tổng số vốn đầu tư giai đoạn 1 là 1.700 tỷ đồng.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đến 31/12/2019 các trạm thu phí đường bộ phải triển khai thu phí tự động không dừng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/general-department-of-roads-will-recall-notice-of-stopping-4-bot-07082019090615.html

Bộ Quốc Phòng CSVN cố gắng

không để xảy ra “tự chuyển hóa” trong quân đội

Tin Vietnam.-  Báo Chính phủ loan tin, sáng ngày 8 tháng 7 năm 2019, ông Nguyễn Xuân Phúc đã dự hội nghị Quân chính toàn quân.
Tại đây, ông Phúc nói rằng, điều mà phía nhà cầm quyền rất quan tâm chính là thu ngân sách nhà nước, và lần đầu tiên thu ngân sách đạt vượt dự toán trong 6 tháng đầu năm. Có được thành quả này, theo ông Phúc là có sự đóng góp quan trọng của quân đội CSVN.
Phía Quân ủy Trung ương, bộ Quốc phòng cho biết, trong 6 tháng cuối năm, cơ quan này tiếp tục toàn quân thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân, duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu. Đối với những thế lực ngoại quốc xâm phạm chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia thì phía quân đội dung chính sách đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, tạo môi trường hòa bình để phát triển đất nước. Đối với mạng xã hội thì Quân đội sẽ nâng cao hiệu quả tác chiến không gian mạng. Đối với nhân dân, phía bộ Quốc phòng nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đấu tranh để làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động. Và đặc biệt là không để xảy ra “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ngay trong nội bộ quân đội.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/bo-quoc-phong-csvn-co-gang-khong-de-xay-ra-tu-chuyen-hoa-trong-quan-doi/

Việt Nam: Báo cáo của Mỹ về tự do tôn giáo

‘không khách quan’

Việt Nam cho rằng báo cáo gần đây của Bộ Ngoại giao (BNG) Mỹ về tự do tôn giáo “không khách quan” và bày tỏ mong muốn hợp tác cũng như đối thoại với Hoa Kỳ trong vấn đề này để “thu hẹp khác biệt.”
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm 4/7 nói rằng báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ “đã ghi nhận những thành tựu và tiến triển của Việt Nam trong công tác bảo đảm và thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng.”
“Tuy nhiên báo cáo vẫn còn một số đánh giá không khách quan dựa trên những thông tin sai lệch về Việt Nam,” người phát ngôn nói với phóng viên tại một buổi họp báo thường kỳ ở Hà Nội, nhưng không cho biết cụ thể những đánh giá nào là thiếu khách quan.
Báo cáo về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 21/6 nhận định rằng “những nhà lãnh đạo tôn giáo, đặc biệt là những người đại diện cho các nhóm không được công nhận hoặc không có giấy phép đăng ký, đã báo cáo về nhiều hình thức quấy rối của chính quyền – bao gồm tấn công thân thể, bắt giữ, truy tố, theo dõi, hạn chế đi lại, và thu giữ hoặc gây hại tới tài sản – cũng như việc phủ nhận hoặc không phản hồi những yêu cầu đăng ký và/hoặc các giấy phép khác.”
Báo cáo này đưa ra ví dụ về việc 6 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo bị kết án hồi tháng 2 vừa qua về tội “chống người thi hành công vụ.” Những người này còn bị kết tội “gây rối trật tự công cộng” và nhận mức án tổng cộng 24 năm tù.
Phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ còn đề cập tới “những vụ sách nhiễu nghiêm trọng” đối với các tín đồ tôn giáo của các chính quyền ở Tây Nguyên, đặc biệt là những thành viên của Giáo hội Tin lành, hay các Kitô hữu và người Công giáo H’Mong, cũng như các nhóm Công giáo và Tin lành ở tỉnh Nghệ An.
Một số thành viên của các nhóm tôn giáo được trích lời trong báo cáo nói rằng các giới chức địa phương và tỉnh đã “sử dụng các hệ thống luật lệ địa phương và quốc gia để trì hoãn, phi pháp hóa và đàn áp các hoạt động tôn giáo của các nhóm chống lại sự quản lý chặt chẽ của chính phủ.”
Tuy nhiên, bà Hằng nói rằng “chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.”
Theo phát biểu của bà Hằng, đăng trên trang web chính thức của BNG, “95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, trong đó trên 24,3 triệu người là tín đồ của các tôn giáo khác nhau, chiếm 27% dân số.”
“Trong thời gian qua, Việt Nam và Hoa Kỳ đã duy trì trao đổi thường xuyên nhằm thông tin cho nhau và tăng cường hiểu biết về các vấn đề quan tâm,” theo người phát ngôn BNG Việt Nam.
Theo BNG Mỹ, Đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ đã gặp mặt chủ tịch Ủy ban Chính phủ về các Vấn đề Tôn giáo của Việt Nam ở Washington, DC vào tháng 7 và nêu lên những quan ngại về việc thực thi bộ luật mới (luật An ninh mạng), tình trạng những người thực hành tín ngưỡng bị giam giữ hoặc cầm tù, và tình trạng của các nhóm sắc dân thiểu số tôn giáo.
BNG Mỹ cũng cho biết, Đại sứ lưu động và một quan chức cấp cao của Cơ quan Nhân quyền Dân chủ và Lao động Mỹ đã nêu lên các vấn đề về tự do tôn giáo (của Việt Nam) tại Đối thoại Nhân quyền Mỹ – Việt Nam ở Washington và tháng 5 vừa qua.
Người phát ngôn BNG Việt Nam hôm 4/7 nói rằng, “Việt Nam sẵn sàng hợp tác và đối thoại với Hoa Kỳ trong vấn đề này để thu hẹp khác biệt, thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau, vì lợi ích của nhân dân hai nước.”
https://www.voatiengviet.com/a/vietnam-noi-bao-cao-cua-my-ve-tu-do-ton-giao-khong-khach-quan/4991202.html

Tuổi Trẻ, Pháp luật TP HCM-

những vị nhạc trưởng không biết nốt nhạc bẻ đôi

Trần Hòa
“Nhỏ không học lớn đi làm báo”, học vấn thì “ba môn 9 điểm” (ba môn thi đại học cộng lại chỉ 9 điểm, trung bình một môn ba điểm), “đếm tầng”,
Chỉ trong khoảng ba năm gần đây, làng báo Việt Nam mới bị xã hội gán cho những cái tên như vậy. Của đáng tội, tuy không đúng với tất cả mọi tờ báo, mọi nhà báo, nhưng trên bình diện chung, nó lại … hợp lý quá thể.
Thời suy thoái của báo chí Việt Nam bắt đầu từ lúc nào và vì sao?
Từng một thời vàng son
Những nhà báo chân chính gạo cội đều có thể kể vanh vách trong suốt mấy chục năm từ 1975 cho đến cách đây mới độ năm bảy năm, làng báo Việt Nam đã từng có thể tự hào vì những tiếng nói phản biện xã hội khách quan và mạnh mẽ. Làng báo lúc đó có thể gọi là “trăm hoa đua nở”.
Báo Thanh Niên từng có loạt bài điều tra vạch mặt tập đoàn tội ác Năm Cam và những quan chức cỡ đại đứng sau bao che, cấu kết các hoạt động kinh doanh phi pháp.
Báo Tuổi Trẻ ghi dấu từ thời bao cấp với bài về chàng thủ khoa không được đi học Đại học vì lý lịch “xấu” (cha là sĩ quan Việt Nam Cộng hòa),  khởi đầu cho sự tham gia mạnh mẽ của báo chí góp phần thay đổi xã hội.
Lao động hùng cứ thị trường với sở trường phóng sự hay và lạ ở khắp mọi miền.
Pháp luật Tp HCM một mình một chợ với thành công biến lĩnh vực hàn lâm và khó hiểu như pháp luật thành diễn đàn sinh động, đa dạng và phong phú. Đó là tờ báo có những loạt bài viết tiên phong và hàng đầu cả nước trong việc giải thích và hỗ trợ hành chính công, chính quyền đô thị, giải oan, phản biện chính sách trong lĩnh vực hành chính công, điều tra, truy tố, xét xử.
Phụ nữ Tp HCM một thời cần sắc sảo có sắc sảo với những loạt bài chống tiêu cực, cần lãng mạn bay bổng có lãng mạn bay bổng, với những loạt phóng sự gia đình tinh tế.
Báo Đầu tư là cánh cửa lớn mở ra thế giới, một thử nghiệm phong cách làm báo tây ở ta với những bài viết ngắn gọn súc tích, dễ hiểu, giàu thông tin, luôn có dẫn chứng bằng con số. Một nét đặc biệt của họ là dùng rất nhiều biểu đồ, hầu như tin bài quan trọng nào cũng có biểu đồ và phân tích con số đi kèm. Đầu tư đã tạo ra một cách làm báo khoa học, giàu thông tin và khách quan cho cả làng báo tài chính và số liệu bấy giờ.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn uyên thâm và giàu kiến thức chuyên ngành dưới những ngòi bút sinh động, tờ tuần báo nội dung đậm đặc đến nỗi muốn đọc hết phải mất vài ngày.
Sài Gòn Tiếp thị là cẩm nang về tiêu dùng, cung cấp dồi dào thông tin và nhận định về thị trường và tiêu dùng, mà bất cứ ai muốn mua sắm đều cần đọc tham khảo.
Công an Tp HCM dẫn đầu về số lượng phát hành trong thị trường với con số có lúc lên tới vài triệu bản/kỳ, lương+ nhuận bút của người trong báo tính bằng cây vàng.
Ngoài những phóng sự nhanh nhạy và hấp dẫn từ về hoạt động tội phạm và của ngành công an, quá trình điều tra các vụ án lớn, Công an TP HCM còn bắt rất kịp nhu cầu được biết để tự bảo vệ của người dân bằng trang tin cuối, dày đặc các tin nhỏ cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo mới nhất.
Trong lứa tuổi thiếu niên có Mực tím, với bút nhóm Vòm me xanh một thời quy tụ các cây bút học trò trong trẻo và đa dạng, đặc biệt ngôi sao sáng chói Hoa học trò từng in không kịp bán ở các sạp báo, ai muốn đọc đều đặn thì không cách nào khác là phải đặt mua dài hạn.
Có thể nói báo chí “cách mạng” Việt Nam từng có một thời hoàng kim đáng tự hào.
Những cái tên kể trên đều là hàng đầu trong lĩnh vực và đối tượng bạn đọc của mình, không lẫn vào ai.
Một gia đình thành thị lúc đó phân bổ hẳn ngân sách đọc báo, gồm Thanh Niên/Tuổi Trẻ/Lao Động… cho đàn ông, Phụ nữ Tp HCM cho mẹ, vợ, con gái lớn. Trẻ con có Nhi đồng, Mực tím, Hoa học trò theo từng lứa tuổi. Sài gòn Tiếp thị cho cả gia đình. Còn bất cứ ai học luật, làm luật hoặc yêu thích, hay dính vào vụ việc muốn tìm hiểu luật thì không thể thiếu báo Pháp luật TP HCM. Doanh nhân thì phải có Đầu tư.
Cả đời chưa viết cái tin, đùng phát làm tổng biên tập
Cuối thời hoàng kim đó xuất hiện những dấu hiệu báo trước sự suy thoái từ  nhiều phía, khi Thành ủy TP HCM đưa một người chưa từng làm báo là ông Phạm Đức Hải, đang là Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Tp HCM về giữ chức Tổng biên tập báo Tuổi trẻ. Ngay sau 5 năm giữ chức của ông Hải là một nhân vật khác, ông Tăng Hữu Phong, vốn là Phó Bí thư Thành Đoàn Tp HCM. Cả hai nhân vật này đều chưa từng một ngày làm báo, chưa hề biết làm báo là phải làm những gì.
Bấy giờ, cả làng báo xôn xao bàng hoàng. Những nhà báo già dặn với nghề không thể hình dung một người không có chút hiểu biết nào về chuyên môn lại có thể chỉ đạo cho họ phải thực hiện một phóng sự, một bài phỏng vấn, một bài bình luận… Đặc biệt nhất là, ông tổng biên tập quyền lực lại từ những nơi đặt thói quen chấp hành cấp trên làm tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất, về làm đầu não một nơi mà giá trị cốt lõi là tự do và phản biện.
Nghe đâu sau một thời gian làm tổng biên tập, đối đầu với những công việc chuyên môn cụ thể, ông Hải không chịu nổi mà phải than một câu công khai “Hồi làm thành ủy lương tôi vẫn vậy mà công việc khỏe hơn nhiều, giờ ở đây áp lực quá” (nói chơi vậy, chứ làm Tuyên giáo Thành ủy sao có thể so với những khoản phụ cấp hậu hĩ của Tuổi Trẻ-một tờ báo giàu).
Thế nhưng việc kiên trì cài cắm những nhân tố phi báo chí vào bộ máy lãnh đạo các tờ báo hàng đầu đã chứng tỏ tác dụng. Gần 10 năm lãnh đạo của hai ông Hải và Phong đã tuyệt đối thành công trong việc kéo tụt tờ báo vốn được đánh giá là nhật báo hàng đầu Việt Nam thành cái bóng già cỗi và nhợt nhạt của chính nó. Dưới sự nắm quyền của họ, sự phản kháng của những người làm chuyên môn dần mệt mỏi, bị bẻ gãy. Tờ báo chuyển hướng rõ rệt từ tiếng nói phản biện mạnh mẽ thành nhạt nhòa nhưng nhiều lúc lại cực đoan đến phản báo chí.
Ở tờ Pháp luật Tp HCM cũng vậy. Khoảng năm 2012, một trưởng phòng ở Sở Tư pháp TP HCM được đưa về làm phó Tổng biên tập báo. Đây thực chất là cuộc luân chuyển cán bộ, đảo vị trí và lĩnh vực công tác trước khi được nâng lên vị trí lãnh đạo mới. May mắn hơn so với Tuổi Trẻ, các vấn đề nội dung của báo Pháp luật Tp HCM nặng chuyên môn hơn, bộ máy lãnh đạo cũng gọn nhẹ hơn nên vị phó tổng mới nhanh chóng bộc lộ tất cả điểm yếu về mặt này trước đội ngũ tòa soạn. Kết thúc giống nhau là anh em làng báo nhanh chóng xem họ như người vô hình, và họ trở về nơi công tác cũ rồi lên chức.
Vài năm làm tổng biên tập, tiêu diệt xong tờ báo
Không thể bỏ qua tác động mạnh mẽ của làn sóng báo điện tử khiến lượng phát hành các báo giấy nói chung con số tụt giảm thê thảm, nhưng nhiều năm trời dưới sự lãnh đạo của những cá nhân ngồi nhầm ghế như vừa nói là một trong những nguyên nhân khiến các tờ báo tụt lùi, chậm trễ hẳn so với chính nó và so với thị trường.
Một cuộc họp giao ban trong tòa soạn thường diễn ra như thế này: phóng viên và các ban nêu các vấn đề đang được quan tâm trong lĩnh vực họ phụ trách. Có những vấn đề nếu là người không có chuyên môn hoặc chuyên môn không đủ giỏi sẽ cực kỳ bối rối. Giả như PV vừa điều tra xong một vụ quan trọng và các nơi đang bắt đầu can thiệp, nhờ hoặc ép buộc dừng đăng, gỡ bài. Tiếp tục đăng hay dừng, gỡ hay để nguyên? Lấy lý do nào trả lời khi bị can thiệp mà không bị mất đi mối quan hệ? Nếu gặp những áp lực lớn hơn thì sẽ làm gì? Đó là những câu hỏi mà các nhà báo phụ trách lĩnh vực có thể trả lời lập tức, nhưng quyết định lại ở tổng biên tập. Nói cách khác, tổng biên tập chính là nhạc trưởng của một dàn nhạc lớn. Các nhạc công là người chơi giỏi nhất bản nhạc, nhưng nhạc  trưởng phải  là người giỏi hơn hết tất cả về sự phối hợp giữa chúng.
Vậy mà những tờ báo một thời đình đám Việt Nam đã phải đón những vị “nhạc trưởng” mà nốt nhạc bẻ đôi cũng không biết như thế.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/tuoi-tre-and-law-newspapre-music-conductors-who-dont-know-music-note-07082019101803.html

Võ Văn Thưởng, khi 49 ‘lú’ hơn cả 75

Trân Văn
Ông Võ Văn Thưởng, 49 tuổi, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Tuyên giáo của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN vừa chứng minh, ông hơn hẳn ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư, 75 tuổi, về độ… “lú”.
***
Nhiều người đang bày tỏ sự bất bình về những nhận định, tuyên bố của ông Thưởng tại “Hội nghị Báo cáo viên các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trung ương”, mới diễn ra hôm 5 tháng 7 (1).
Đa số chỉ trích việc ông Thưởng cho rằng: Internet là xa lộ, cho dùng bao nhiêu làn là quyền của đảng, thành ra đảng không cần lo lắng về chuyện tự do Internet sẽ ảnh hưởng tới nhân quyền hay tự do ngôn luận.
Tuy tuyên bố vừa kể bộc lộ sự nghiệt ngã trong nhận thức, sự trịch thượng cả về tâm thế lẫn tư thế của thành viên trẻ nhất trong Bộ Chính trị nhưng với kẻ viết bài này, điều đó vẫn chưa phải là lõi để nhìn ra cốt cách của đại diện một thế hệ sẽ kế thừa quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối Việt Nam trong vài năm tới. Khả năng, tư cách của đồng chí Võ Văn Thưởng thế nào, nằm ở chỗ khác và cần được nhận diện sớm…
***
Nhìn một cách tổng quát, phát biểu của ông Thưởng tại “Hội nghị Báo cáo viên các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trung ương” có rất nhiều điểm tối và điểm tối nhất là về “nền tảng tư tưởng” của một Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách tuyên giáo.
Có đúng đảng ta “đã có sự phát triển lớn về lý luận, chẳng hạn, xác định các đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng, xác định được những mối quan hệ lớn trong quá trình phát triển mà chúng ta cần phải giải quyết trong quá trình quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, xác định được mô hình tổng thể về kinh tế đó là kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa…”?
Có đúng “Tổng bí thư hiện nay thực sự là nhà lý luận có tầm tư tưởng. Tuy nhiên, đảng ta với tinh thần khiêm tốn, không muốn sùng bái cá nhân, không muốn tuyệt đối hóa vai trò cá nhân mà đề cao vai trò tập thể của đảng cho nên đôi khi không tuyên truyền một cách đầy đủ làm cho chúng ta không thấy đủ, thấy hết hệ thống đầy đủ những thành tựu về mặt lý luận mà chúng ta đã đạt được”?
Thay vì tranh luận với ông Thưởng, tốt nhất, nên sử dụng những nhận định, tuyên bố của chính ông Nguyễn Phú Trọng để xác định… độ “lú” của ông Thưởng hơn xa ông Trọng.
Ngày 24/10/2013, khi tham gia góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, ông Trọng, Tổng bí thư đảng CSVN, không đồng tình với một số điểm trong “Lời nói đầu” của dự thảo có liên quan đến xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH). Lúc đó, ông Trọng từng thú nhận, chuyện xây dựng CNXH còn dài lắm, hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa (2)…
Từ đó đến nay, không riêng ông Trọng, nhiều viên chức cao cấp mà quá trình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng CNXH tại Việt Nam dày hơn, dài hơn ông Thưởng, liên tục đưa ra những thú nhận tương tự. Gần nhất – cách nay chưa đầy hai tháng, tại Hội nghị lần thứ 10 của BCH TƯ đảng CSVN khóa 12 – ông Trọng công khai đề nghị toàn đảng thảo luận về vai trò của kinh tế nhà nước, có thực thi đổi mới chính trị hay không (3)?..
Hai dẫn chứng vừa kể cho thấy, rõ ràng ông Thưởng nói láo. Trong khi chính ông Trọng không giấu diếm sự lúng túng về định hướng, ông Thưởng lại khăng khăng khẳng định: Tổng bí thư hiện nay thực sự là nhà lý luận có tầm tư tưởng. Nếu đồng chí, đồng bào chưa nhận ra “tầm” của ông Trọng và “những thành tựu về lý luận” thì đó là do đảng… khiêm tốn, không muốn sùng bái cá nhân, không muốn tuyệt đối hóa vai trò cá nhân!
Bất chấp thực tế khen lấy được, trâng tráo tới mức như thế ngay trước thềm Đại hội đảng khóa 13, có nên xem ông Thưởng “nịnh” và là một biểu hiện điển hình, đại diện cho những phần tử “cơ hội về chính trị”? Chuyện bất chấp thực tế khen lấy được như ông Thưởng vừa biểu diễn là “biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự nghiệp cách mạng do đảng lãnh đạo” hay là điểm son về “tư tưởng, lập trường”?
***
Trong ba năm vừa qua, tuy là Ủy viên Bộ Chính trị, kiêm Trưởng ban Tuyên giáo của BCH TƯ đảng CSVN, ông Thưởng nói rất ít. Mãi tới gần đây, khi toàn đảng bắt đầu rộn ràng cho Đại hội đảng khóa 13, ông mới “xuất đầu, lộ diện”, lập ngôn qua một số bài viết, phát biểu. Ngoài chuyện khen lấy được như đã dẫn tại hội nghị vừa kể, ông Thưởng còn bộc lộ tâm thế, tư thế của một bạo chúa.
“Đồng chí” Võ Văn Thưởng không giấu diếm hận thù với đám đông dám góp ý “băng rôn sai chính tả, băng rôn sai ngày tháng năm”, khẳng định đó là “đả phá và tấn công vào đội ngũ của chúng ta”. Dường như “đồng chí” cũng là người đầu tiên, công khai xếp cán bộ, đảng viên, kể cả cao cấp, nói khác với chủ trương, đường lối của đảng vào “nhóm thứ ba thuộc thế lực thù địch”.
“Đồng chí” hết sức bất bình khi xử lý cán bộ, đảng viên có ý kiến khác với chủ trương, đường lối quá nhẹ nhàng. Theo “đồng chí”, chuyện một đảng viên, làm việc tại Văn phòng UBND TP.HCM đưa hình ảnh một cựu lãnh đạo đảng, nhà nước lên Internet, tố giác nhân vật này tham nhũng, rồi phê phán cả Trưởng ban Tuyên giáo của BCH TƯ đảng CSVN nhưng chưa xử lý tới nơi, tới chốn là không thể chấp nhận được.
“Đồng chí” còn là người đầu tiên cảnh báo về đội ngũ giảng viên chính trị. Theo “đồng chí”, những câu chuyện tiếu lâm chính trị nguy hại không phát xuất từ vỉa hè mà là từ đội ngũ này, thành ra phải chấn chỉnh ngay lập tức “công tác giáo dục chính trị, tư tưởng”. Ngoài “gia tăng bồi dưỡng, cập nhập kiến thức” còn phải “xây dựng đội ngũ giáo viên lý luận chính trị đạt yêu cầu”.
Với “đồng chí” Võ Văn Thưởng, những hậu quả thảm khốc liên quan tới đặt định chỉ tiêu để xử lý trong “cải cách ruộng đất”, “cải tạo tư sản”,… không đáng bận tậm. Cho nên “đồng chí” yêu cầu, từ nay tới Đại hội đảng thứ 13, mỗi địa phương phải “chắt lọc đối tượng”, “xử lý một vài đảng viên vi phạm, một vài công dân sử dụng Internet, mạng xã hội vi phạm Luật An ninh mạng” nhằm răn đe và mạnh miệng bảo đảm “tình hình sẽ tốt hơn rất nhiều”.
Chưa rõ cảm nhận của “đồng chí” Võ Văn Thưởng về vai trò, vị trí của “đồng chí” trong tương lai thế nào nhưng rõ ràng “đồng chí” đang “nhe nanh, múa vuốt”. “Đồng chí” không hài lòng với việc xử lý sai phạm của báo chí như vừa qua vì giống “gãi ghẻ”. Đó là lý do thời gian gần đây, xử lý báo chí không theo các qui phạm pháp luật hiện hành mà “chủ yếu bằng phương pháp của đảng”.
***
“Đồng chí” Võ Văn Thưởng vừa nhấn mạnh thêm một lần nữa: “Cả thế giới lo lắng trước sự phát triển của mạng xã hội, truyền thông xã hội”! Trên thực tế, mạng xã hội, truyền thông xã hội tạo ra đủ dạng cơ hội cho các giới nhưng giống như xã hội thực, thế giới ảo cũng có nhiều vấn nạn. Lo lắng của thiên hạ là lo lắng về những tác động bất lợi đến trật tự, trị an, văn hóa, giáo dục, y tế,…
Thiên hạ không lo lắng và tổ chức ngăn chặn, xử lý những người chia sẻ thông tin, ý kiến khác với hệ thống chính trị, hệ thống công quyền xứ họ. Dẫn “lo lắng của thế giới” để bịt miệng, trấn áp đồng bào có sự khác biệt với mình về tư tưởng, nhận thức là ngụy biện. Phải hiểu thế nào khi “nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý, sử dụng Internet và mạng xã hội” chỉ là chặn, xử những người khác biệt về tư tưởng, nhận thức nhưng làm ngơ, tạo điều kiện cho những khuynh hướng lạc hậu, phản khoa học kiểu như “sinh con thuận tự nhiên” (4), “thực dưỡng” (5),… tràn lan trên mạng xã hội, truyền thông xã hội dù chúng nguy hại cho sức khỏe cộng đồng, đe dọa tính mạng con người?
Khi “nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý, sử dụng Internet và mạng xã hội” như “đồng chí” Võ Văn Thưởng và các “đồng chí” lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền chủ trương đang đi theo chiều ngược lại với tiến trình phát triển chung của nhân loại thì chúng ta sẽ đi đến đâu: Thời kỳ đồ… đồng hay thời kỳ đồ… đá? “Đồng chí” Võ Văn Thưởng – ngôi sao vừa lóe sáng trên vòm trời chính trị Việt Nam – trả lời được không?
Chú thích
(1) https://thanhnien.vn/thoi-su/ong-vo-van-thuong-internet-la-xa-lo-cho-may-lan-xe-chay-la-quyen-chung-ta-1100278.html
(2) https://thanhnien.vn/thoi-su/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-phat-bieu-tai-to-ve-du-thao-sua-doi-hien-phap-1992-469414.html
(3) http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thoi-su/2019-05-16/phat-bieu-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-nguyen-phu-trong-khai-mac-hoi-nghi-trung-uong-10-71458.aspx
(4) http://soha.vn/gioi-y-hoc-canh-bao-ve-trao-luu-sinh-con-thuan-tu-nhien-20180402162952087rf20180402162952087.htm
(5) http://soha.vn/vi-sao-thuc-duong-ohsawa-duoc-nhieu-nguoi-tin-la-than-duoc-chua-ung-thu-nhung-bs-khong-ung-ho-20181016152505085.htm
https://www.voatiengviet.com/a/vo-van-thuong-lu-hon-ca-nguyen-phu-trong/4991126.html

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.