Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin khắp nơi – 25/07/2019

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019 18:35 // ,

nhập khẩu của Trung Quốc.
Ông Vương Diểu, đại diện khu vực Trung Quốc Hiệp hội cherry Tây Bắc Mỹ nhận định, hiện nay đang là thời điểm quan trọng. Ông này cho hay, doanh trong 17 năm liên tiếp đã giúp cherry Mỹ trở thành một trong những loại trái cây phổ biến nhất tại thị trường Trung Quốc. Thậm chí, có giai đoạn, số lượng đơn hàng xuất khẩu của loại trái cây này tới Trung Quốc còn lớn hơn rất nhiều các đơn hàng chuyển sang nước láng giềng Canada.
Tuy nhiên, sau cuộc xung đột thuế quan năm 2018, tương lai của cherry Mỹ tại Trung Quốc không còn xán lạn như thế nữa.
Ông Vương Diểu nhấn mạnh, với sự gia tăng thuế quan và sức mạnh của đồng USD, Washington không thể phát triển thị trường lớn hơn khi việc có thể duy trì tình hình như hiện tại đã là một thách thức.
Cherry Trung Á xuất khẩu sang Trung Quốc
Trong bối cảnh xuất khẩu cherry Mỹ sang Trung Quốc bị thu hẹp, cherry Trung Á đã dần xâm nhập vào thị trường các tỉnh phía Đông Trung Quốc.
Tân Hoa Xã đưa tin vào ngày 15/6 cho biết, cùng ngày một chiếc máy bay chở mặt hàng cherry từ Kyrgyzstan đã đến sân bay quốc tế Phố Đông Thượng Hải. Đây là lô cherry thứ chín của Kyrgyzstan đã đến Thượng Hải bằng đường hàng không sau khi thông qua các yêu cầu kiểm dịch thực vật có liên quan giữa Trung Quốc và Kyrgyzstan.
Theo dữ liệu do Hải quan Thượng Hải công bố vào ngày 15/6 vừa qua, từ đầu năm đến nay, chỉ riêng ở cảng Thượng Hải đã thông quan 788,1 tấn cherry tươi nhập khẩu từ Uzbekistan và Kyrgyzstan, gấp 46,2 lần tổng kim ngạch nhập khẩu từ hai nước Trung Á hồi năm ngoái tại chính cảng này.
Cankao xiaoxi cho biết, khoảng giữa năm ngoái, mặt hàng cherry nhập khẩu tại cảng Thượng Hải chủ yếu đến từ Bắc Mỹ như Mỹ và Canada. Trong khi, cherry Trung Á nhờ chất lượng và giá cả cạnh tranh đã trở thành đối thủ cạnh tranh mới với Bắc Mỹ tại thị trường Trung Quốc.
“Điều này không chỉ làm tăng sự lựa chọn của người tiêu dùng Trung Quốc, mà còn làm phong phú thêm sự đa dạng hóa thương mại giữa Trung Quốc và Trung Á trong khuôn khổ Vành đai và con đường”, báo Trung Quốc nhận định.
http://biendong.net/doc-bao-viet/29515-mui-chien-thang-chua-nem-my-lai-chiu-thiet-them-con-giup-tq-mo-rong-vanh-dai-va-con-duong.html

Mỹ điều chiến hạm qua eo biển Đài Loan

sau lời cảnh báo của TQ

Quân đội Mỹ hôm 24-7 tuyên bố đã triển khai một chiến hạm qua eo biển Đài Loan trong bối cảnh căng thẳng Washington-Bắc Kinh leo thang.
“Việc triển khai chiến hạm qua eo biển Đài Loan cho thấy cam kết của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở và tự do. Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục triển khai máy bay, tàu và hoạt động ở bất cứ nơi đâu luật pháp quốc tế cho phép” – ông Clay Doss, người phát ngôn Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, tuyên bố.
Tuyên bố trên được đưa ra không lâu sau khi Bắc Kinh cảnh báo họ sẵn sàng chiến tranh với mọi quốc gia hỗ trợ Đài Loan ly khai. Ngoài ra, Bắc Kinh còn cáo buộc Washington hủy hoại sự ổn định toàn cầu và chỉ trích Washington về việc bán vũ khí cho Đài Loan.
Người phát ngôn Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) – ông Ngô Khiêm (Wu Qian) –hôm 24-7 khẳng định Bắc Kinh sẽ cố gắng tối đa để đạt được sự thống nhất trong hòa bình với Đài Loan.
“Nếu quốc gia nào tìm cách giúp Đài Loan ly khai, quân đội Trung Quốc sẽ sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền đất nước cũng như sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ” – ông Ngô tuyên bố
Bên cạnh thương chiến, lệnh trừng phạt và tranh chấp biển Đông, Đài Loan cũng là một vấn đề khiến quan hệ Bắc Kinh-Washington leo thang căng thẳng.
Mỹ không có quan hệ chính thức với Đài Loan nhưng bị ràng buộc bởi luật pháp trong việc hỗ trợ vùng lãnh thổ này tự vệ và là nguồn cung cấp vũ khí chính cho họ. Mới đây, trong một động thái khiến Bắc Kinh giận dữ, Washington đã thông qua hợp đồng bán vũ khí 2,2 tỉ USD cho Đài Loan, với hơn 100 xe tăng M1A2T Abrams cùng những thiết bị liên quan.
http://biendong.net/bi-n-nong/29513-my-dieu-chien-ham-qua-eo-bien-dai-loan-sau-loi-canh-bao-cua-tq.html

Tân thủ tướng Anh tỏ quyết tâm

ra khỏi châu Âu đúng hạn

Thụy My
Tân thủ tướng Anh Boris Johnson hôm nay 25/07/2019 họp với các bộ trưởng vừa mới được bổ nhiệm, với quyết tâm rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu đúng ngày 31/10, dù có thỏa thuận hay không. Với chính phủ mới gồm toàn những khuôn mặt ủng hộ Brexit, ông Johnson tìm cách giải giải quyết trong vòng ba tháng một cuộc khủng hoảng đã kéo dài suốt ba năm qua.
Tuy nhiên theo thông tín viên Muriel Delcroix tại Luân Đôn, trong bài diễn văn đầu tiên với cương vị thủ tướng, Boris Johnson vẫn chưa cho biết cụ thể làm thế nào để tiến hành Brexit :
« Boris Johnson đã khoác lên chiếc áo thủ tướng, trong lúc vẫn giữ phong cách một diễn giả độc đáo khó thể bắt chước. Trong một bài nói chuyện tràng giang đại hải, lộn xộn và có lúc khó theo dõi được, ông hứa rằng nước Anh nhất định sẽ rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu vào ngày 31/10, với một thỏa thuận mới không có điều khoản về « backstop » ở Bắc Ireland.
Boris Johnson cũng khẳng định nếu 27 nước châu Âu không muốn thương lượng, Anh quốc sẵn sàng ra đi mà không có thỏa thuận. Và trong trường hợp đó Luân Đôn sẽ không trả tiền cho cuộc ly dị, vì số tiền này sẽ dùng để giảm nhẹ những hậu quả của vụ « no deal ».
Người chủ mới của Downing Street cũng nhìn nhận là sẽ có những tác động, nhưng không trầm trọng như dự báo của những người mà ông gọi là « bi quan và tiên tri báo điềm dữ ». Nhưng Boris Johnson cũng muốn chứng tỏ rằng ông có tầm nhìn thật sự cho đất nước ngoài vụ Brexit, và dành một phần lớn bài diễn văn cho các vấn đề trong nước. Ông hứa hẹn đủ thứ, nào đoàn kết đất nước, nào tăng lương, đấu tranh chống biến đổi khí hậu hay nỗ lực nhiều hơn trong việc chăm lo cho động vật.
Tuy nhiên những người phản kháng nhanh chóng nhận ra rằng những lời hứa này khó thể coi là nghiêm túc, khi tân thủ tướng vẫn chưa cho biết cụ thể làm thế nào để tiến hành Brexit. Đúng là ngoài những lời hùng biện, không có một chi tiết nào trong bài diễn văn gợi ra đường hướng của nhiệm kỳ thủ tướng ».
Tuy nhận được 66% số phiếu từ 160.000 thành viên đảng bảo thủ để trở thành thủ tướng, nhưng Boris Johnson là nhân vật luôn gây chia rẽ trong dư luận. Thủ lãnh Công Đảng đối lập, ông Jeremy Corbyn cho rằng Boris Johnson không chính danh để đại diện cho người Anh, và kêu gọi biểu tình tối nay để đòi bầu Quốc Hội trước thời hạn. Dù chỉ nắm đa số có hai phiếu tại Quốc Hội nhờ sự ủng hộ của 10 nghị sĩ đảng DUP, chưa chắc ông Boris Johnson chấp nhận cuộc bầu cử này.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190725-tan-thu-tuong-anh-voi-noi-cac-moi-ung-ho-brexit-quyet-ra-khoi-chau-au

Tân thủ tướng Anh,

một con người mang nhiều tai tiếng

Mai Vân
Tân thủ tướng Anh Boris Johnson vừa nhậm chức ngày 24/07/2019, bắt đầu gây lo ngại cả ở bên trong nước Anh lẫn ở bên ngoài nước do những phán đoán, quyết định rất vội vã của ông trước đây, cũng như do những phát biểu trên những vấn đề ông không nắm chắc và lại luôn thay đổi ý kiến. Báo giới đã liệt kê lại một loạt vụ việc liên quan đến ông và ngạc nhiên là tại sao con đường dẫn ông đến chiếc ghế cao nhất trong chính phủ đã không bị cản trở.
Hãng tin AFP đã ghi nhận trước tiên sự cố ngoại giao quan trọng cuối năm 2017, lúc ông Johnson vừa lên làm ngoại trưởng Anh Quốc được hơn một năm. Ông đã phạm ‘sai lầm’ trong hồ sơ Nazanin Zaghari- Ratcliffe, một phụ nữ song tịch Anh – Iran, bị bắt giữ ở Iran với lý do tham gia biểu tình chống chế độ ở Teheran.
Trước một ủy ban của Nghị Viện Anh, ông Johnson giải thích là bà Nazanin Zaghari- Ratcliffe, lúc bị bắt vào tháng 4/2016, đang tham gia đào tạo các nhà báo, và như thế thêm củi lửa cho lời tố cáo của Iran, trong lúc gia đình của bà thì luôn khẳng định bà không hoạt động gì mà chỉ đi nghỉ ở Iran. Ông Johnson sau đó đã phải cải chính, nhưng nhiều người đã đòi ông từ chức.
Tiền thu được nhờ Brexit không cao như lời dọa
Trong cuộc vận động cho cuộc trưng cầu dân ý về Brexit ngày 23/06/2016, ông Johnson, người ủng hộ việc tách rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu, đã cho quảng cáo trên một chiếc xe buýt đi ngang dọc nước Anh, khẩu hiệu “Chúng ta mỗi tuần gởi 350 triệu đồng bảng Anh đến Liên Hiệp Châu Âu, hãy dùng tiền này chi cho y tế (Anh)”. Theo ông Johnson, ước tính của ông rất “hơp lý”, và nếu Anh ra khỏi Liên Âu, món tiền đó sẽ trở về túi của người Anh.
Có điều theo Ủy Ban Châu Âu, số tiền này trung bình chỉ lên đến 135 triệu bảng Anh mỗi tuần, từ 2010-2014, tức 2,5 lần ít hơn khoản mà “Bojo”, biệt hiệu của Boris Johnson, nêu lên.
Ngay cả Nigel Farage, một người cũng ủng hộ Brexit triệt để, cũng cho là số liệu ông Johnson nêu lên là “sai lầm lúc vận động”.
Sai lầm trong tính toán trên đã khiến Boris Johnson bị truy tố về tội nói láo. Nhưng Tòa Án Tối Cao Luân Đôn đã bác bỏ những lời tố cáo này và thiên về lập luận bào chữa của luật sư của ông Johnson, cho rằng đó chỉ là những lời tố cáo mang tính chính trị.
Chiếc cầu giá cắt cổ tại Luân Đôn
AFP đi ngược lên nữa, thời ông Johnson được bầu làm đô trưởng Luân Đôn. Năm 2014, ông đã nảy sinh sáng kiến xây dựng một chiếc cầu-vườn băng qua sông Thames. Chiếc cầu dài 366m, bên trên đầy cây và hoa, « một khu vườn yên tĩnh » ngay trung tâm Luân Đôn.
Có điều hồ sơ tài chính không tính toán kỹ đã làm công trình đổ vỡ. Lúc ban đầu chiếc cầu được trình bày như « một món quà » cho cư dân Luân Đôn, nhờ vào tiền đóng góp tư nhân, nhưng rốt cuộc đã tốn kém hàng triệu bảng Anh, tiền của người đóng thuế Anh và cũng không đi đến đâu.
Người kế nhiệm ông sau đó, Sadiq Khan, đã ra lệnh đóng hồ sơ trước những khoản tiền ngày lên cao vút.
Một quyết định bốc đồng khác xem như vứt tiền của người dân qua cửa sổ: Với tư cách ủy viên hội đồng thành phố, ông đã cho mua của Đức 3 khẩu súng vòi rồng cũ để trang bị cho cảnh sát Anh, ba thiết bị này, giá tổng cộng 300 000 bảng Anh, đã không bao giờ được xài tới và phải bán lại với giá thấp hơn gấp 30 lần.
Quan hệ tình ái lăng nhăng
Không chỉ có những vụ công khai như trên, ông Johnson cũng không thoát khỏi những vụ quan hệ tình cảm mờ ám.
“Nói nhảm”. Đây là câu trả lời của ông Johnson, khi ông bị chất vấn vào năm 2004, về quan hệ ngoại tình với cô Petronella Wyatt, một nữ nhà báo của tuần san Spectator mà ông là chủ biên. Có vợ và 4 con, ông Johnson lúc ấy là mối hy vọng lớn của giới bảo thủ.
Có điều là câu hỏi hoàn toàn không “nhảm nhí” : Mẹ cô Petronella, Lady Wyatt, cho biết con gái bà đã có thai và đã phải phá thai. Bị bắt quả tang nói dối, Boris Johnson bị loại khỏi ban lãnh đạo đảng bảo thủ.
Tuy nhiên, một phát ngôn viên của đảng này khi ấy đã thốt những lời mang tính chất tiên tri : “Sự nghiệp chính trị của ông chưa kết thúc đâu”.
Tài bịa đặt khi làm báo !
Cá tính và tài bịa đặt của ông Boris Johnson có lẽ được phơi bày rõ nhất ngay lúc ông còn là nhà báo trẻ.
Ông đã trích dẫn giáo sư đại học Colin Lucas, cho rằng vua Edouard II « đã sống trụy lạc với chàng trai Piers Gaveston » trong một cung điện xây năm 1325. Trích dẫn này đã được đăng năm 1988 trong một bài báo do Boris Johnson ký tên, lúc ông mới bắt đầu làm việc cho báo Times.
Có điều đoạn trích có hai điểm sai : Gaveston đã bị giết chết vào năm 1312, không thể nào còn ở cung điện 13 năm sau. Thứ hai nữa là giáo sư Colin Lucas đã không bao giờ nói câu này.
Báo Times đã « mời ông đi » vì đã bịa đặt mà lại còn chối cãi.
Thế nhưng « Bojo » lúc đó vừa mới tốt nghiệp đại học, đã khéo xoay sở và vào làm việc cho tờ Telegraph, được gởi đi làm thông tín viên ở Bruxelles. Tài bịa đặt, khoa trương của ông đã hiển hiện trong các bài về các định chế Châu Âu, kể lể chi tiết những hoạt động lạ kỳ nhất của giới điều hành Châu Âu : ông ngạc nhiên trước nào là các xúc xích, nào là cách ăn mặc….
Có điều, điều làm người ta ngạc nhiên hơn cả là con đường đi của « Bojo » có vẻ suôn sẻ và giờ đây ông được ngồi vào chiếc ghế thủ tướng Anh. Câu hỏi lớn trước mắt là con đường Brexit của Anh Quốc sẽ suôn sẻ như thế nào với ông Johnson ?
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190725-tan-thu-tuong-anh-mot-con-nguoi-mang-nhieu-tai-tiengok

Paris nóng 42 độ C,

toàn Tây Âu lại gánh chịu đợt nóng mới

Thụy My
Hôm nay 25/07/2019 nhiệt độ tại thủ đô nước Pháp lên đến 42°C, ngày nóng nhất từ đầu năm đến nay. Có đến 20 vùng ở miền bắc nước Pháp cũng như Paris và vùng phụ cận được đặt ở mức báo động đỏ, tức là mức cao nhất – một hiện tượng chưa từng thấy tại Pháp. Các nước Tây Âu khác cũng đang chịu đựng đợt nóng kỷ lục.
Đợt nóng lần này ảnh hưởng đến 20 triệu người Pháp, với nhiệt độ bình quân đạt mức cao nhất như đợt nóng lịch sử hồi năm 2003 đã làm 15.000 người chết. Rất nhiều địa phương có nhiệt độ từ 40°C trở lên, riêng Paris phá kỷ lục với 42,4°C vào lúc 15 giờ 20.
Thủ tướng Edouard Philippe kêu gọi chú ý đến những người già neo đơn, đội ngũ tình nguyện viên đã giúp đưa người cao tuổi đi khám bệnh. Công ty đường sắt Pháp khuyến cáo người dân những vùng báo động đỏ tránh di chuyển trong ngày hôm nay. Trang web dự báo thời tiết Météo France bị tê liệt một phần vì lượng truy cập quá lớn.
Kỷ lục tiêu thụ điện đã bị phá với gần 60.000 megawatt hôm qua. Chỉ riêng trên trang web Cdiscount, doanh số tăng gấp 10 trong hai ngày qua, có đến 5.000 quạt máy và máy lạnh đã được bán sạch, nhiều công ty điện tử cho biết chỉ hai ngày vừa rồi doanh số bán các mặt hàng này tăng 100%.
Các sở thú cung cấp thức ăn như cá, thịt, huyết, rau quả…dưới dạng đông lạnh như kem, được thú nuôi rất thích. Ngay cả những động vật nhiệt đới cũng không chịu được thời tiết nóng vì lâu nay đã quen với khí hậu châu Âu, nên được đưa vào chuồng mát mẻ, được tưới nước thường xuyên.
Tại các nước châu Âu khác, nhiệt độ cũng tăng cao. Đức ghi nhận mức kỷ lục 40,9°C, cả nước đều ở mức báo động, ba người đã chết đuối vì tắm hồ. Anh Quốc cũng nóng kỷ lục, cảnh sát đang tìm kiếm ba người bị mất tích khi nhảy xuống sông Thames tắm.
Bỉ lần đầu tiên báo động đỏ với nhiệt độ 40,6°C, cao nhất kể từ năm 1833. Tại Hà Lan, kim loại trên một số cây cầu bị giãn nở, công nhân phải tạt nước cho đỡ nóng. Kênh truyền hình RTV Oost chiếu liên tục các phong cảnh băng tuyết để « giải nhiệt » cho khán giả, khoảng mấy trăm con heo một trang trại ở Middelharnis chết do hệ thống quạt máy bị hư.
Luxembourg cũng báo động đỏ, đối với Ý thì mức này chỉ tại năm thành phố. Phân nửa nước Thụy Sĩ báo động màu cam, dự báo băng trên núi cao sẽ tan chảy nhiều.
http://vi.rfi.fr/phap/20190725-paris-nong-42-do-c-toan-tay-au-lai-ganh-chiu-dot-nong-moi

Pháp đầu tư thêm 700 triệu euro

chương trình phòng thủ không gian

Gia Hưng
Tại căn cứ quân sự Mont Verdun, gần thành phố Lyon, bộ trưởng Quân Lực Pháp Florence Parly hôm nay, 25/07/19, thông báo cụ thể chiến lược phòng thủ không gian của Pháp.
Theo bộ trưởng Parly, chính phủ Pháp đầu tư thêm 700 triệu euro cho chương trình phát triển vũ khí để giám sát và bảo vệ các vệ tinh nhân tạo của Pháp. Bà cũng xác nhận là bộ tư lệnh không gian sẽ được thành lập vào ngày 01/09/19, đặt tại Toulouse, và nhân sự ban đầu sẽ bao gồm 220 người, thuộc quyền của không quân Pháp.
Bà Parly cho biết, Pháp sẽ sửa đổi luật về tác chiến trên không gian được ban hành vào năm 2008 nhằm tạo điều kiện cho lực lượng quân đội Pháp hoạt động trên không gian . Ngoài ra, Pháp có ý định mua vệ tinh nano thăm dò từ năm 2023.
Bộ trưởng Quân Lực Pháp nhấn mạnh vũ trụ “đã trở thành một mặt trận mới”, và trước ưu thế của Hoa Kỳ, Nga, và Trung Quốc, Pháp buộc phải hoàn thiện khả năng phòng thủ mà không lao vào một cuộc chạy đua vũ trang. Bà nhấn mạnh Pháp không có “chiến lược tấn công”, và là “chủ động phòng thủ”. Trong trường hợp một cuộc tấn công được phát hiện, Pháp có thể phản ứng kịp thời và đúng cách, đồng thời tuân thủ các điều luật quốc tế.
Đối với các cường quốc trên thế giới, không gian ngày càng trở thành một mặt trận quan trọng. Theo các chiến lược gia trên thế giới, “Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao” đã bắt đầu.
Tại Hoa Kỳ, vào năm 1983, cố tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã thành lập Sáng Kiến Phòng Thủ Chiến Lược (Strategic Defense Initiative) nhằm đối phó mối đe dọa đến từ tên lửa liên lục địa (ICBM) của Nga. Sau đó 35 năm, chính quyền Donad Trump cũng thông báo kế hoạch thành lập « Lực Lượng Không Gian ».
http://vi.rfi.fr/phap/20190725-phap-dau-tu-them-700-trieu-euro-chuong-trinh-phong-thu-khong-gian

Pháp : « Người bay » bị rơi trên biển Manche

Thanh Phương
Sau khi đã gây ấn tượng mạnh trên đại lộ Champs-Elysée nhân cuộc diễu binh mừng Quốc khánh Pháp, « người bay » Franky Zapata hôm nay, 25/07/2019, đã « cất cánh » từ bãi biển Sangatte, vùng Pas – de – Calais, trên chiếc « Flyboard » vào lúc 9 giờ 5 phút để bay từ Pháp sang Anh qua biển Manche. Nhưng rất tiếc là giữa đường Zapata đã rơi xuống biển Manche, không lập được kỳ tích.
« Người bay » đã chọn hôm nay để bay qua biển Manche, vì 25/07/2019 là đúng kỷ niệm 110 năm Louis Blériot lần đầu tiên đi bằng máy bay từ Pháp sang Anh, mở đường cho ngành hàng không hiện đại. Ngày 25/07/1909, vào lúc 4 giờ 41 phút, cũng từ Sangatte, chiếc máy bay của Blériot đã cất cánh và sau 37 phút bay với tốc độ 43km/giờ, đã đáp xuống một cánh đồng nằm không xa cảng Dover của Anh.
Cựu vô địch châu Âu và thế giới môn jet-ski người Marseille 40 tuổi này đã cất cánh với  42 lít nhiên liệu trong túi đeo lưng. Theo dự kiến, Zapata sẽ vượt biển Manche với tốc độ khoảng 140km/h ở độ cao 15/20 mét so với mực nước biển và sẽ đáp xuống bờ biển nước Anh trong vòng 20 phút, sau khi vượt đoạn đường 35 km, với sự tháp tùng của một trực thăng, và theo sau là một số tàu để ứng cứu khi cần. Thật ra Zapata không bay liên tục, mà sau 18 km, tức là khoảng giữa đường, sẽ đáp xuống một chiếc tàu để tiếp nhiên liệu trước khi bay tiếp. Chính là vào lúc bay gần đến chiếc tàu này mà « người
bay » đã rơi xuống biển, nhưng đã được đội người nhái của tàu vớt lên kịp thời và không bị thương tích gì.
Zapata đã nẩy ra ý định chế « flyboard » vào năm 2011, dựa trên mô hình jet-ski. Ông đã chế tạo ra thiết bị bay này trong xưởng máy công ty của ông ở vùng Bouches-du-Rhône, với sự trợ giúp của quân đội. Thiết bị bay này được trang bị 5 động cơ phản lực nhỏ, nhiên liệu đựng trong túi đeo lưng của «người bay». Với lượng nhiên liệu này, ta có thể bay bằng flyboard với vận tốc có thể lên tới 190 km/giờ và bay trong khoảng 10 phút.
Nhân cuộc diễu binh mừng Quốc khánh Pháp 14/07 vừa qua, « người bay » Zapata, với một khẩu súng trên tay, đã bay hàng chục mét trên đại lộ đẹp nhất thế giới Champs-Elysée.
http://vi.rfi.fr/phap/20190725-phap-nguoi-bay-bi-roi-tren-bien-manche

Nga – Trung ‘tuần tra chung’

ở vùng biển tranh chấp giữa Hàn – Nhật?

Sự kiện Hàn Quốc bắn cảnh cáo máy bay trinh sát Nga A-50 ngày 23-7 với cáo buộc xâm phạm không phận hóa ra rất phức tạp và liên quan đến nhiều nước khác, bao gồm Nhật, Nga, và Trung Quốc.
Đài CNN của Mỹ ngày 24-7 (giờ VN) cho rằng Nga và Trung Quốc đã gửi thông điệp rõ ràng trong sự cố ngày 23-7: Họ đang kiểm tra các giới hạn của quan hệ đối tác quân sự giữa hai nước tại Thái Bình Dương và thực hiện các cuộc “tuần tra chung”.
Phản ứng trước thông tin từ phía Hàn Quốc, ngày 23-7, Nga cho rằng chiến đấu cơ của Seoul đã có những hành động can thiệp nguy hiểm đối với các máy bay của Nga trong vùng biển trung lập, không có tranh chấp.
Ngoại trưởng Nhật Taro Kono chỉ trích việc Hàn Quốc bắn cảnh cáo nhằm vào máy bay trinh sát A-50 của Nga xâm nhập vào không phận phía trên đảo Dokdo/Takeshima, do Seoul và Tokyo cùng tuyên bố chủ quyền.
“Nhật Bản mới là bên cần đưa ra hành động nhằm vào máy bay Nga đi vào không phận của Nhật Bản” – ông Kono nói.
Sau đó, cũng trong ngày 23-7, quân đội Nga thông tin rằng máy bay trinh sát Beriev A-50 của nước này đang tham gia một cuộc “tuần tra chung” với máy bay tầm xa của Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết đây là “hoạt động tuần tra trên không chung đầu tiên sử dụng máy bay tầm xa trên khu vực châu Á – Thái Bình Dương” của quân đội Nga và Trung Quốc.
Trước đó, sáng 23-7, chính quyền Seoul thông báo đã bắn cảnh cáo chiếc A-50 vì xâm phạm không phận và vùng nhận dạng phòng không của nước này cùng hai máy bay ném bom Tu-95 của Nga và hai máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc.
Trong một diễn biến liên quan, theo The Moscow Times ngày 23-7, Chính phủ Nga đang xúc tiến để khởi động đàm phán thỏa thuận hợp tác quân sự với Trung Quốc ở Thái Bình Dương.
“Chính phủ phê chuẩn đề xuất của Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao nhằm đàm phán một thỏa thuận hợp tác quân sự với Bộ Quốc phòng Trung Quốc” – sắc lệnh của Chính phủ Nga cho biết.
Trong những tháng qua, Nga đã hoàn tất việc chuyển giao 24 máy bay Su-35 cho Trung Quốc trong một hợp đồng trị giá 2,5 tỉ USD.
Ông Dmitri Trenin, giám đốc Trung tâm Carnegie ở Moscow, cho biết hợp tác quân sự là một phần trong sự hợp tác ngày càng nhiều giữa Nga và Trung Quốc để mở rộng cơ sở hạ tầng, năng lượng và công nghệ.
Lỗi kỹ thuật?
Theo thông tấn xã Yonhap của Hàn Quốc, tùy viên quân sự Nga đã thông tin về phản hồi của Chính phủ Nga đến Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm qua (23-7).
Ông Yoon Do Han, thư ký phụ trách truyền thông của Phủ thủ tướng Hàn Quốc, cho biết phía Nga đã liên hệ để giải thích về sự cố chiến đấu cơ bay vào không phận của Hàn Quốc trong cuộc họp báo ngày 24-7.
Theo đó, Nga xác nhận sự việc không phải do cố ý. Nguyên nhân có thể do chiếc máy bay đã gặp trục trặc kỹ thuật. Nga “rất tiếc”, vì sự cố sẽ không xảy ra nếu chiếc máy bay bay theo hành trình trong kế hoạch.
Bộ Quốc phòng Nga cam kết sẽ điều tra ngay và có các biện pháp cần thiết. Nga đề nghị Hàn Quốc cung cấp các thông tin có liên quan, bao gồm vị trí và thời gian chiếc máy bay đi vào không phận của Hàn Quốc. Để ngăn chặn các sự cố tương tự, Nga mong muốn thiết lập một cơ chế hợp tác khẩn cấp giữa lực lượng không quân của hai nước.
“Nga khẳng định họ tôn trọng luật pháp quốc tế và luật pháp của Hàn Quốc. Họ hi vọng mối quan hệ song phương với Hàn Quốc sẽ phát triển và được củng cố sau sự cố này”, ông Yoon nói.
http://biendong.net/bi-n-nong/29483-nga-trung-tuan-tra-chung-o-vung-bien-tranh-chap-giua-han-nhat.html

Đại sứ quán Trung Cộng bị Nga triệu tập

vì vụ xâm phạm Bãi Tư Chính của Việt Nam

Tin Vietnam.-  Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc loan tin, vào ngày 22 tháng 7 năm 2019, ông Sergey Viktorovich Lavrov, Ngoại trưởng Nga đã triệu tập ông Lý Huy, đại sứ Trung Cộng tại Nga để cáo buộc Trung Cộng đã vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển tại khu vực phía Nam Biển Đông.
Phía Nga cho rằng, Trung Cộng đã có hành động mang tính khiêu khích, gây bất ổn khu vực; đồng thời nước này đã cố tình vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, và thiếu tôn trọng luật pháp quốc tế. Bộ Ngoại giao Nga tôn trọng quan điểm của Việt Nam trong vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển,  yêu cầu Bắc Kinh ngừng ngay thói bắt nạt nước khác, tránh các hoạt động mang tính khiêu khích, bất ổn khu vực.
Trước đó, vào thời gian năm 1979 đến 2002, phía Nga và Việt Nam đã ký thỏa thuận về việc xây dựng, cùng khai thác Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật tại Cam Ranh. Đây là nơi tiếp nhận tàu chiến, tàu ngầm, tàu hộ tống, phi cơ mang tên lửa và một số vũ khí khác của Hải đoàn tác chiến cơ động số 17 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương.
Phía Nga cũng khẳng định, Bãi Tư Chính thuộc lãnh thổ của Việt Nam và Việt Nam có chủ quyền ở khu vực này.
Nga là đối tác khai thác dầu khí lớn nhất của Việt Nam. Nga lên tiếng là để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình tại Bãi Tư Chính, chứ không phải là đứng về phía Việt Nam trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/dai-su-quan-trung-cong-bi-nga-trieu-tap-vi-vu-xam-pham-bai-tu-chinh-cua-viet-nam/

Nga: Để Venezuela giải quyết khủng hoảng

qua đối thoại, chớ can thiệp

Ngoại trưởng Nga kêu gọi cộng đồng quốc tế nên tiếp tục ‘vun đắp’ cho đối thoại giữa chính quyền Venezuela với phe đối lập.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Cuba nhânchuyến thăm nước này, ông Sergei Lavrov nói Havana và Moscow nhấttrí rằng khủng hoảng chính trị Venezuela nên được giải quyết qua đối thoại và không có sự can thiệp từ bên ngoài.
Nga và Cuba là đồng minh ủng hộ Tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro, trong khi các cường quốc Tây phương công nhận lãnh đạo đốilập của Venezuela, Juan Guaio, là lãnh đạo hợp pháp với lý do ôngMaduro tái đắc cử năm ngoái nhờ gian lận.
Na uy cho biết các cuộc đàm phán giữa chính phủ và phe đối lậpVenezuela tiếp diễn tại Barbados. Đây là vòng thương thuyết mới nhấtkhởi sự ở Na-uy hồi tháng 5.
Ngoại trưởng Nga cho hay Moscow đã liên lạc với phe đối lậpVenezuela và yêu cầu chớ có quyết định các vấn đề nội địa bằng cáchkích động sự can thiệp từ bên ngoài.
Ngoại trưởng Cuba hôm 24/7 khẳng định Havana vẫn một lòng ủng hộchính quyền của Tổng thống theo chủ nghĩa xã hội Maduro.
https://www.voatiengviet.com/a/nga-keu-goi-de-cho-venezuela-giai-quyet-khung-hoang-qua-doi-thoai-cho-can-thiep-/5014128.html

Nga: Thêm một án tù cho nhà đối lập Navalny

Gia Hưng
Thủ lĩnh phe đối lập Nga Alexei Navalny hôm qua, 24/07/2019, đã lại nhận một bản án tù giam 30 ngày do kêu gọi biểu tình « trái phép », đòi bầu cử tự do. Vào buổi tối, cảnh sát đã lục soát nhà của những ứng cử viên độc lập bị bác đơn ứng cử trong cuộc bầu cử hội đồng thành phố Matxcơva vào tháng 9 tới. Đây được cho là một hành động của chính quyền Putin nhằm ngăn chặn phong trào biểu tình.
Thông tin viên Daniel Vallot từ Matxcơva tường trình :
Bản án được một tòa án ở thủ đô Nga ban hành vào tối hôm qua sẽ ngăn chận nhà đối lập này tham gia cuộc biểu tình vào thứ Bảy tới trước tòa thị chính Matxcơva.
Ông Navalny lập tức viết trên mạng xã hội : « Cho tới khi nào chúng ta không có quyền bầu cử, thì chúng ta coi như đang bị giam trong tù ». Ông Alexei Navalny cũng tiếp tục kêu gọi biểu tình để yêu cầu đại diện phe đối lập được ra tranh cử vào tháng 9 tới.
Nguyên nhân của vụ bắt giữ ông lần này, đó là cuộc bầu cử địa phương trong đó chính quyền đã bác đơn ứng cử của hàng chục ứng cử viên độc lập. Đêm hôm qua, hàng loạt ứng cử viên đã bị khám nhà, một số bị cảnh sát thẩm vấn,và Ủy Ban Bầu Cử Matxcơva tố cáo các ứng viên đối lập gây áp lực để ảnh hưởng lên công việc của ủy ban.
Rõ ràng là chính quyền Nga không chỉ muốn loại bỏ phe đối lập ra khỏi cuộc bầu cử tháng 9, mà còn gia tăng áp lực lên họ về mặt pháp lý.
Cuộc đối đầu giữa hai bên sẽ tiếp diễn vào cuối tuần này, bởi vì phe đối lập giữ nguyên lời kêu gọi biểu tình.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190725-nga-them-mot-an-tu-voi-nha-doi-lap-navalny

Ukraina: Địa bàn buôn lậu vũ khí tại châu Âu

Thanh Hà
Một công dân Pháp vừa bị bắt giữ tại biên giới giữa Ukraina và Ba Lan ngày 24/07/2019, với nhiều loại vũ khí trong xe. Từ ngày xung đột bùng lên vào năm 2014 ở miền đông Ukraina, sát biên giới Nga, Ukraina trở thành một thị trường buôn lậu vũ khí quan trọng tại châu Âu.
Thông tín viên Sébastien Gobert tại Kiev tường trình :
“Một cây súng trường, ba khẩu súng lục Makarov, một túi cần sa đã bị phát hiện. Một công dân Pháp, 30 tuổi, đã giấu tất cả những mặt hàng đó trong chiếc xe Renault Scenic. Nhờ một nguồn tin tình báo mà hải quan Ukraina đã phát hiện và khám xét xe của đương sự rất kỹ lưỡng. Chủ nhân của chiếc xe không kháng cự khi bị bắt. Danh tính nhân vật này không được tiết lộ.
Tuy nhiên, vụ này không lớn bằng chuyện hồi năm 2016, một người Pháp khác, dân vùng Lorraine, đã bị bắt quả tang. Chiếc xe Kangoo của anh ta chở khoảng một chục khẩu súng AK (Kalachnikov), thuốc nổ và cả bộ phận cho phép phóng hỏa tiễn.
Cả hai vụ nói trên cho thấy Ukraina chiếm một vị trí đáng kể trong các đường dây buôn lậu vũ khí ở châu Âu, cho dù là về khối lượng, Ukraina thua xa so với các nước trong vùng Balkan.
Tân tổng thống Ukraina Volodymyr Zlensky đang siết chặt các điều kiện cho phép mang vũ khí trên người. Nhưng đây là một công việc dài hơi, do có hàng chục ngàn cựu chiến binh Ukraina vẫn còn giữ rất nhiều vũ khí sau khi giải ngũ và họ sẵn sàng bán những loại vũ khí đó cho bất kỳ ai.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190725-ukraina-mot-dia-ban-buon-lau-vu-khi-tai-chau-au

Iran quyết không thương lượng với Mỹ

Cố vấn quân sự hàng đầu cho lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei của Iran ngày 24/7 tuyên bố Tehran sẽ không thương thảo với Hoa Kỳtrong bất kỳ tình huống nào, một động thái củng cố mạnh mẽ lập trườngcủa Iran trong lúc cuộc khủng hoảng vùng Vịnh leo thang sau các vụ bắtgiữ tàu dầu qua lại giữa Anh và Iran.Công ty Thụy Điển vận hành tàu dầu mang cờ hiệu Anh bị Iran bắt giữ ở vùng Vịnh tuần trước cho biết đã liên lạc được với thủy thủ đoàn và toànbộ 23 thành viên trên tàu đều an toàn tính mạng.Công ty này nói không có bằng chứng cho thấy con tàu có liên quan gìđến chuyện va đụng vốn là một trong những lý do Iran đưa ra khi bắt giữtàu này hồi thứ sáu tuần trước.Phát biểu cứng rắn của phụ tá cho Khamenei, ông Hossein Dehghan, dường như để đáp lại chuyện phương Tây đề nghị tăng cường an ninh ở eo biển Hormuz.
Ông Dehghan còn dọa rằng Iran sẽ có hành động nếu tình trạng của eobiển này bị thay đổi.
https://www.voatiengviet.com/a/iran-quyet-khong-thuong-luong-voi-my-/5014122.html

15 người chết

trong ba vụ đánh bom thủ đô Afghanistan

Ba vụ đánh bom đã gây rung chuyển thủ đô Kabul của Afghanistan hôm 25/7, làm ít nhất 15 người chết, trong khi chủ tịch của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ gặp các quan chức hàng đầu của Mỹ và NATO tại thành phố, theo Reuters.
8 nhân viên của Bộ Khai mỏ và Dầu khí thiệt mạng và 27 người khác bị thương trong vụ tấn công vào xe buýt chở họ. 5 phụ nữ và một trẻ em nằm trong số người chết.
Vài phút sau, một kẻ đánh bom tự sát đã làm nổ tung mình ở cách hiện trường vụ tấn công trước vài mét, làm ít nhất 7 người chết và 20 người bị thương.
XEM THÊM:
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Không có lệnh rút quân khỏi Afghanistan
Tin cho hay, vụ thứ ba xảy ra khi một nhóm chiến binh không rõ danh tính cho nổ tung một chiếc xe.
Nhóm chiến binh Taliban đã lên tiếng nhận trách nhiệm gây ra vụ đánh bom xe hơi này.
Reuters cho biết, Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cũng đã gặp đặc phái viên Mỹ về Afghanistan Zalmay Khalilzad, người đang dẫn đầu cuộc đàm phán với Taliban để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 18 năm qua.
https://www.voatiengviet.com/a/bom-n%E1%BB%95-%E1%BB%9F-th%E1%BB%A7-%C4%91%C3%B4-afghanistan-%C3%ADt-nh%E1%BA%A5t-15-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt/5014950.html

Nam Hàn:

Bình Nhưỡng bắn ‘tên lửa tầm ngắn’ xuống biển

Bình Nhưỡng đã bắn hai tên lửa tầm ngắn xuống biển, Tham mưu trưởng liên quân Nam Hàn cho biết.
Tên lửa được phóng vào đầu ngày 25/7, vượt qua 430km và đạt độ cao 50km trước khi rơi vào vùng biển Nhật Bản.
Kim Jong-un thị sát thử tên lửa
Bắc Hàn khôi phục điểm phóng tên lửa
Mỹ ‘theo dõi’ việc Bắc Hàn thử tên lửa tầm ngắn
Bình Nhưỡng chỉ trích Mỹ ngay sau cuộc gặp Trump-Kim
Động thái này diễn ra sau khi Bình Nhưỡng giận dữ trước các cuộc tập trận chung Mỹ-Nam Hàn theo kế hoạch sẽ diễn ra vào tháng tới.
Miền Bắc cảnh báo cuộc tập trận chung có thể ảnh hưởng đến việc nối lại đàm phán phi hạt nhân hóa.
Các tên lửa được phóng gần thành phố Wonsan. Không rõ liệu nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thị sát sự kiện này hay không.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật nói rằng các tên lửa không đến được vùng biển Nhật Bản và không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của nước này.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã có cuộc gặp chớp nhoáng với ông Kim vào ngày 30/6 tại khu DMZ giữa hai miền Triều Tiên, nơi họ đồng ý nối lại các cuộc đàm phán.
Sau đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết các cuộc đàm phán cấp sự vụ có thể bắt đầu trong tháng 7/2019, dù không rõ điều đó có xảy ra hay không.
Nhưng Bình Nhưỡng đã lên án các cuộc tập trận Mỹ-Nam Hàn, gọi đó là “sự vi phạm tinh thần” của tuyên bố chung được ông Trump và ông Kim ký tại cuộc hội đàm đầu tiên của họ tại Singapore năm ngoái.
“Bắc Hàn rõ ràng phiền lòng khi Mỹ và Nam Hàn đang tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung,” Harry Kazianis, Trung tâm Lợi ích quốc gia (Mỹ) nói với Reuters.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49067929

TQ bỏ tù người nhận nuôi 118 trẻ

vì tội ‘gian dối, lừa đảo’

Người phụ nữ Trung Quốc 54 tuổi, từng được tung hô là có tấm lòng nhân ái với việc nhận nuôi 118 cháu nhỏ, vừa bị ra án tù 20 năm.
Bà Lý Diễm Hà bị tòa án thành phố Vũ An thuộc tỉnh Hà Bắc kết án hôm thứ Tư với các tội danh moi tiền, gian dối, lừa đảo và gây rối loạn trật tự xã hội.
Trung Quốc ‘tách trẻ Hồi giáo Tân Cương khỏi cha mẹ’
Vì sao trẻ em HN cứ phải đón khách quốc tế?
Mở cô nhi viện, xây nhà thờ bằng tiền túi ở Thái Lan
Cựu chủ cô nhi viện, người từng được gọi là “Mẹ Yêu”, cũng bị phạt 2,67 triệu nhân dân tệ (388 ngàn đô la Mỹ).
15 đồng phạm, trong đó có bạn trai của người này, cũng bị kết án.
Tòa án kết luận rằng bà Lý Diễm Hà – còn được biết đến với tên gọi Lý Lệ Quyên – đã “lợi dụng ảnh hưởng của trại mồ côi”.
“[Bà ta] cùng băng đảng đã phạm tội gian dối bên cạnh các tội danh khác, nhằm kiếm những khoản lợi kinh tế khổng lồ,” một tin do Tòa án Nhân dân Thành phố Vũ An đăng trên trang tiểu blog Weibo viết.
Bạn trai của người này, Từ Ký, bị cáo buộc gây rối loạn trật tự xã hội, moi tiền, gian dối và cố tình gây thương tích. Ông bị mức án 12 năm rưỡi tù và bị phạt 1,2 triệu nhân dân tệ.
Một số trong 14 đồng phạm còn lại bị án tù tới bốn năm.
Mở trại trẻ mồ côi
Bà Lý lần đầu tiên trở nên nổi tiếng là hồi 2006, sau khi truyền thông đưa tin bà ta nhận nuôi hàng chục đứa trẻ tại quê nhà Vũ An, một thành phố nhỏ thuộc tỉnh Hà Bắc.
Bà nói với báo chí rằng bà từng kết hôn nhưng đã li dị. Chồng cũ của bà đã đem bán đứa con trai của hai người cho một kẻ buôn người lấy 7 ngàn nhân dân tệ, bà cáo buộc. Bà nói bà đã tìm cách đón được con trai trở về, và đó là lý do khiến bà quyết định giúp đỡ những đứa trẻ khác.
Sau nhiều năm, bà đã tích tụ được khoản tài sản đáng kể, trở thành một trong những người giàu nhất Hà Bắc. Và vào năm 1996, bà mua một công ty khai thác mỏ sắt.
“Tôi thường thấy một cháu gái 5, 6 tuổi chạy quanh khu mỏ. Cha của cháu đã chết… mẹ bỏ đi… cho nên tôi đưa cháu về nhà. Cháu là đứa trẻ đầu tiên tôi nhận nuôi,” bà khi đó nói với tờ báo địa phương ở Hà Bắc, Yanzhao Metropolis Daily.
Bà sau đó nhận nuôi hàng chục em nhỏ khác, và cuối cùng mở một trại cô nhi, đặt tên là “Làng Tình thương”. Bà thường được báo chí viết đến, trong đó có cả những bài nói bà đấu tranh chống lại bệnh ung thư và đã chi hết toàn bộ gia sản.
Số các cháu nhỏ được bà chăm sóc vào thời điểm đông nhất, trong năm 2017, là 118 cháu.
Cũng năm đó, chính quyền nhận được tin báo từ người dân, rằng có những hoạt động đáng ngờ đã diễn ra.
Tháng 5/2018, cảnh sát phát hiện thấy bà ta có hơn 20 triệu nhân dân tệ và 20 ngàn đô la Mỹ trong các tài khoản ngân hàng cá nhân, và sở hữu các xe hơi sang trọng như Land Rovers và Mercedes Benz.
Họ phát hiện thấy bà đã có các hoạt động bất hợp pháp kể từ 2011.
Bà ta cũng khống chế một số đứa trẻ được mình nhận nuôi, sai khiến chúng quậy cản ở các công trình xây dựng – trong một vụ, bà ta nói bọn trẻ chạy vào gầm xe tải khiến việc xây dựng không thể tiếp tục. Bà Lý sau đó tống tiền các công ty xây dựng.
Người đàn bà 54 tuổi này cũng bị kết tội đã kiếm tiền bằng cách viện cớ xây “Làng Tình thương”.
Bà Lý bị bắt giữ vào cuối tháng Năm. Vào thời điểm đó, có tổng số 74 cháu nhỏ ở ngôi làng. Các cháu đã được chuyển sang một số các cơ sở, trường học của chính phủ.
Nhiều người trên mạng xã hội ở Trung Quốc đã lên án hành động của người này, gọi bà là con sói đội lốt cừu.
“Thật kinh tởm. Chú tôi trước đây thực sự là đã cho từ thiện cho [trại trẻ mồ côi của] bà ấy,” một người viết trên Weibo.
“Tôi từng gọi bà ấy là Mẹ Yêu,” một người dùng khác viết. “Tôi muốn rút lời… không hề có tình yêu gì ở bà ấy cả. Bà ấy không xứng đáng với cái tên đó.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49098955

Trung Quốc đang gần tiến tới mục tiêu

kiểm soát khu vực Biển Đông trong thời bình

Trung Quốc đang dần tiến tới kiểm soát phần lớn khu vực Biển Đông trong thời bình nếu Hoa Kỳ và các nước liên quan không có những thay đổi về chính sách đối phó thích hợp. Đây là nhận xét được chuyên gia quốc tế đưa ra tại hội thảo Biển Đông lần thứ 9 tổ chức ở Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế (CSIS) diễn ra ở Washington DC hôm 24/7.
Ông Greg Poling, Giám đốc Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (AMTI) thuộc CSIS cho rằng mặc dù đến lúc này Trung Quốc chưa thể kiểm soát toàn bộ Biển Đông nhưng khả năng để tiến tới mục đích kiểm soát được các đảo, vùng nước và vùng trời thuộc khu vực đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc đang tăng lên.
“Vào lúc này Trung Quốc chưa kiểm soát được Biển Đông… Mục tiêu của Bắc Kinh là kiểm soát có hiệu quả vùng nước và vùng trời ở Biển Đông trong thời bình, đó là mục tiêu đối với các thực thể và khu vực đường đứt khúc 9 đoạn. Tuy nhiên khả năng để đạt mục tiêu này của Trung Quốc đang gia tăng và Trung Quốc đang kiểm soát được nhiều hơn so với giai đoạn cách đây 5 năm. Nếu chính sách của Mỹ và các nước đòi chủ quyền trong khu vực không thay đổi thì Trung Quốc sẽ kiểm soát được nhiều hơn nữa trong vài năm tới”.
Trung Quốc đòi chủ quyền đối với toàn bộ vùng nước và các thực thể nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên Biển Đông, chiếm đến khoảng 90% diện tích vùng nước tranh chấp. Đường đứt khúc này đã bị Tòa Trọng tài Quốc tế ở The Hague bác bỏ tính hợp lệ trong một phán quyết vào năm 2016, nhưng Trung Quốc đã không chấp nhận phán quyết này.
Hội thảo Biển Đông lần thứ 9 diễn ra vào giữa lúc có những căng thẳng giữa Việt Nam, Malaysia với Trung Quốc khi Bắc Kinh đưa tàu hải cảnh và khảo sát địa chấn đến khu vực đặc quyền kinh tế của hai nước thuộc ASEAN, ngăn cản hoạt động khai thác dầu khí của hai quốc gia này.
Theo AMTI, từ giữa tháng 6, tàu Hải cảnh Haijing 35111 của Trung Quốc đã được triển khai đến khu vực Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam về phía tây nam, tìm cách cản trở hoạt động khia thác dầu khí ở lô 06 – 01 thuộc mỏ Lan Đỏ do công ty Rosneft của Nga vận hành.
Từ tháng 5, Trung Quốc cũng cho tàu Haijing 35111 đến bãi Luconia của Malaysia để ngăn cản hoạt động khai thác dầu khí của nước này tại đây.
Đồng thời trong tháng 7, Trung Quốc cũng điều tàu khảo sát địa chấn Hải Dương 8 cùng các tàu hộ tống đến khu vực phía đông bắc lô 06 – 01, trong khu vực 9 lô dầu khí mà Trung Quốc tuyên bố mời thầu từ năm 2012 nhưng không có công ty nước ngoài nào tham gia. Đây cũng là khu vực có các lô dầu khí khác của Việt Nam và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc 1982 (UNCLOS).
Những hành động của Trung Quốc trong lúc này được đánh giá là mạnh mẽ nhất kể từ sau vụ Trung Quốc đưa giàn khoan dầu HD 981 ra quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam hồi năm 2014.
Đánh giá về những hành động gần đây của Trung Quốc, chuyên gia Greg Poling giải thích:
“Tại sao Trung Quốc vào lúc này lại có hành động can thiệp mạnh mẽ vào hoạt động khai thác dầu và khí của Việt Nam? Câu trả lời một phần là vì Trung Quốc có thể làm vậy. Việc xây dựng các cơ sở quân sự ở Trường Sa đã cho phép Bắc Kinh có thể triển khai các tàu. Họ có thể triển khai tàu hải cảnh và thậm chí tàu dân quân biển đến các nơi và thường trực ở đó 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần trong toàn bộ khu vực nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn. Họ có thể liên tục gây sách nhiễu theo cách mà họ đã không thể làm được vào năm 2015.
Tại sao Việt Nam im lặng?
Hoạt động của tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chỉ được truyền thông quốc tế biết đến sau những thông tin trên Twitter của Phó Giáo sư trường Hải Chiến Mỹ Ryan Martinson hôm 10/7 về đường đi của tàu Hải Dương 8. Thông tin này được AMTI xác nhận sau đó vào hôm 16/7. Trong khi đó, truyền thông Việt Nam hoàn toàn im lặng trước những thông tin này.
Chuyên gia phân tích cao cấp Lê Thu Hương, thuộc Viện Chính Sách Chiến Lược Australia (ASPI) nhận định lý do vì chính phủ Việt Nam muốn tránh tâm lý chống Trung Quốc ở Việt Nam dẫn đến những biểu tình phản đối của người dân như năm 2014, đồng thời Việt Nam cũng muốn chờ sự lên tiếng từ Hoa Kỳ:
“Có một số lý giải cho việc im lặng của Việt Nam. Thứ nhất có thể là do nỗ lực muốn kiểm soát những phản đối chống Trung Quốc ở Việt Nam, dựa theo những bài học rút ra từ năm 2014 khi nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc nổ ra ở một loạt các thành phố lớn, dẫn đến những bạo động, phá hoại các cơ sở sản xuất của người Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Nam Hàn và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh, trong khi Việt Nam phải trả bồi thường. Chắc chắn là Việt Nam cũng hy vọng có được trao đổi với những đối tác quan trọng và có được sự ủng hộ từ Hoa Kỳ và các nước khác.
Sau khi thông tin về những căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông được nhiều hãng tin quốc tế và mạng xã hội loan đi, hôm 19/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng, có tuyên bố chính thức yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trong khu vực Biển Đông.
Ngay sau đó, vào ngày 20/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng ra tuyên bố lên án hành động bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông và yêu cầu Trung Quốc ngưng ngay các hành động khiêu khích gây bất ổn trong khu vực.
Hoa Kỳ nên thực hiện FONOP mỗi tháng 1 lần và duy trì lập trường trung lập
Mặc dù là nước không có đòi hỏi về chủ quyền ở Biển Đông, Hoa Kỳ từ lâu đã khẳng định rằng Washington có những quyền lợi về tự do hàng hải và hàng không tại khu vực này, đồng thời phản đối các hành động xây lấp đảo nhân tạo và quân sự hóa khu vực Biển Đông của Trung Quốc.
Từ năm 2015 đến nay, Hoa Kỳ liên tục cho tàu chiến đến tuần tra khu vực Biển Đông, đi gần sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc cho xây lấp để thách thức các đòi hỏi về chủ quyền của Bắc Kinh.
Đô đốc Scott H. Swift, cựu Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho rằng mặc dù những hoạt động trong chương trình tự do hàng hải (FONOP) của tàu chiến Mỹ ở Biển Đông là cần thiết nhưng không hiệu quả vì không gắn kết với một chiến lược lớn mang tầm quốc gia của Mỹ. Ông cho rằng Hoa Kỳ nên gia tăng tần suất tuần tra Biển Đông và nên mở rộng ra toàn cầu, đồng thời duy trì lập trường không đứng về bên nào trong đòi hỏi chủ quyền.
“Tôi ủng hộ mạnh mẽ các hoạt động FONOP nhưng tôi nghĩ nó đã không được hiểu đúng. Tôi đã nói trước đây, và tôi nói lại là ở khu vực Biển Đông, Hoa Kỳ nên thực hiện các hoạt động FONOP không ít hơn mỗi 4 tuần và các chuyến FONOP không nên cách nhau đến 6 tuần. Sự nhất quán là quan trọng. Chúng ta cần công bố FONOP mỗi ba tháng một lần thay vì mỗi năm. Hoa Kỳ không nên chỉ bó hẹp FONOP chỉ ở Biển Đông với Trung Quốc mà nên bao gồm các quốc gia khác bên ngoài UNCLOS. Theo tôi điều quan trọng là Mỹ nên duy trì lập trường Hoa Kỳ không đứng về bên nào trong đòi hỏi về chủ quyền nhưng nên có một cách tiếp cận rộng hơn trong quá trình theo đuổi chủ quyền.
Đô đốc Scott H. Swift cũng loại bỏ khả năng Hải quân Mỹ sẽ tham gia vào việc bảo vệ các hoạt động thăm dò dầu khí của các quốc gia trong khu vực khi có sự quấy nhiễu từ Trung Quốc vì Hoa Kỳ duy trì lập trường không đứng về bất cứ bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Theo ông Liu Xiaobo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hải quân Thế giới thuộc Viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, kể từ năm 2015 đến nay, Hoa Kỳ đã thực hiện 17 hoạt động tuần tra ở Biển Đông. Theo ông Liu, điều này đã kích động Trung Quốc, tác động trực tiếp lên tinh thần dân tộc ngay trong Trung Quốc.
“Trung Quốc phản ứng là bởi sự mất ổn định gây ra bởi hoạt động FONOP của Hoa Kỳ. Một số hoạt động FONOP của Mỹ ở Biển Đông thách thức luật của Trung Quốc… Từ năm 2015 đến nay Mỹ đã thực hiện 17 hoạt động FONOP nhưng chính sách của Trung Quốc không thay đổi….Theo tôi, sức ép của FONOP đang ảnh hưởng đến tinh thần dân tộc ở Trung Quốc và khiến người dân trong nước có thể hiểu là Trung Quốc đang cho thấy mình yếu hơn trước Hoa Kỳ”
Học giả Trung Quốc cũng nhận định rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng hoạt động quân sự ở khu vực Biển Đông vì những hoạt động của Mỹ trong khu vực đang ảnh hưởng đến những quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc. Ông Liu cũng nói mục tiêu muốn kìm hãm Trung Quốc của Hoa Kỳ là một mục tiêu không thể thực hiện.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/china-near-controlling-whole-scs-in-peacetime-07242019163116.html

TQ vi phạm nghiêm trong luật và cam kết quốc tế

khi đưa tàu khảo sát tại bãi Tư Chính

thuộc chủ quyền của Việt Nam

Theo Tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng của Hồng Công hôm 12/7, Trung Quốc từ ngày 3/7 đã ngang nhiên đưa tàu thăm dò dầu khí Hải Dương Địa Chất 8 cùng nhiều tàu hộ tống đến hoạt động tại Bãi Tư chính thuộc Khu vực thềm lục địa và Đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Hành động của TQ vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam
Thứ nhất, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của luật pháp quốc tế. Từ thế kỷ XVII đến nay, Việt Nam là quốc gia duy nhất thực thi chủ quyền một cách liên tục, hòa bình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước Việt Nam trước sau như một khẳng định nhất quán chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lập trường này được thể hiện trong Luật Biên giới quốc gia (2003); Luật Biển Việt Nam (2012); Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; Tuyên bố ngày 12/11/1982 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam; Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1994) phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) cùng các tuyên bố chính thức khác của Việt Nam. Tại các hội nghị khu vực và quốc tế, Việt Nam luôn thể hiện lập trường xây dựng, nhằm thúc đẩy giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đồng thời, Việt Nam cũng nghiêm túc tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); tích cực thúc đẩy sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) và đẩy mạnh đối thoại nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Thứ hai, bất chấp luật pháp của Việt Nam, luật pháp quốc tế, Trung Quốc vẫn liên tục xâm phạm chủ quyền, an ninh đối với vùng biển, đảo Việt Nam. Việt Nam đã kiên quyết đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, cả ở thực địa và trên mặt trận ngoại giao, qua nhiều kênh và ở nhiều cấp khác nhau để giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đối với, Bãi Tư chính là một cụm rạn san hô ở phía Nam Biển Đông, cách đất liền Việt Nam 220 hải lý về phía Đông Nam và cách bãi Phúc Nguyên 30 hải lý về phía Nam Tây Nam. Tại đây, Việt Nam cho lắp đặt các cấu trúc thép có tên là nhà giàn DK1 và giao cho Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân kiểm soát. Hiện có ba nhà giàn đang hoạt động là Nhà giàn DK1/11, Nhà giàn DK1/12, Nhà giàn DK1/14. Tại bãi Tư Chính có hai hải đăng. Căn cứ Điều 60 UNCLOS 1982 quy định về các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế và Điều 80 quy định về các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình ở thềm lục địa, Việt Nam có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình dùng vào mục đích được trù định ở Điều 56 của UNCLOS 1982 hoặc các mục đích kinh tế khác trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Hành động của TQ vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế
Thứ nhất, về mặt địa lý, Bãi Tư Chính cách đất liền Việt Nam 220 hải lý và chỉ cách lục địa Việt Nam 160 hải lý, vì vậy nằm hoàn toàn trong thềm lục địa và EEZ của Việt Nam theo quy định của UNCLOS. Về mặt địa chất và địa hình đáy biển các đảo Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển. Vì vậy, Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn đối với Bãi Tư Chính theo UNCLOS. Điều 56 của UNCLOS quy định quốc gia ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài phán mang tính chất độc quyền trên vùng EEZ. Theo đó, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trong việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và phi sinh vật, và các hoạt động thăm dò, khai thác kinh tế khác, như tạo năng lượng từ nước, dòng chảy và gió. Quyền chủ quyền không chỉ bao gồm quyền được trực tiếp thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên, mà bao gồm tất cả các quyền cần thiết cho hay liên quan đến các hoạt động đó. Quyền tài phán của quốc gia ven biển liên quan đến ba lĩnh vực: i) Xây dựng và sử dụng đảo nhân đạo, công trình và cấu trúc nhân tạo. ii) Nghiên cứu khoa học biển. iii) Bảo vệ và bảo tồn môi trường biển. Trong các lĩnh vực thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, mọi hoạt động đều cần phải có sự đồng ý của quốc gia ven biển.
Thứ hai, một yêu cầu hết sức khách quan đặt ra cho tất cả các nước có hoạt động liên quan tới Biển Đông là phải tuân thủ pháp luật chung mà cộng đồng quốc tế, trong đó có các quốc gia ven Biển Đông, đã dày công xây dựng UNCLOS. Khi vận dụng Công ước để thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, các quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước khác ven Biển Đông đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ. Trong thời đại văn minh, sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm lãnh thổ nước khác đã bị pháp luật quốc tế nghiêm cấm. Vũ lực cũng sẽ không phải là cách thức đúng đắn để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng các quy định của UNCLOS, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ các cam kết trong DOC, tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), cùng chung sức theo hướng biến Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác là thể hiện sự hành xử của những quốc gia văn minh, tôn trọng sự thật lịch sử cũng như thượng tôn pháp luật quốc tế mà chính mình đã công nhận và ký kết. Vì vậy, với trách nhiệm là nước thành viên tham gia UNCLOS, Trung Quốc phải nghiêm túc thực hiện đầy đủ quy định của UNCLOS. Nhưng trái lại nước này liên tục vi phạm, bất chấp UNCLOS như vụ việc đưa tàu thăm dò dấu khí trái phép vào Bãi Tư Chính ở Việt Nam vừa qua.
Hành động của TQ đi ngược lại với tuyên bố, cam kết của giới Lãnh đạo nước này và những nỗ lực chung của các nước
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân vừa qua cho biết “hai nước nên bảo vệ hòa bình và ổn định hàng hải bằng các hành động cụ thể”. Hay người đứng đầu Quốc hội Trung Quốc, ông Lật Chiến Thư cũng nói với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam rằng “cả hai bên nên hợp tác với nhau về một bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông”. Tháng 5/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cũng tuyên bố rằng hai bên sẽ xử lý hòa bình các tranh chấp thông qua đàm phán. Dư luận các nước lên án đây là hành động vi phạm luật pháp quốc tế, pháp luật Việt Nam và các thảo thuận song phương về hợp tác ở Biển Đông mà hai bên đã ký và công bố, đã thách thức dư luận quốc tế và các nỗ lực thực thi pháp luật trên biển của tất cả các quốc gia có lợi ích ở Biển Đông. Hành động của Trung Quốc nhằm thăm dò phản ứng, dư luận của VN và các nước vì bãi Tư Chính là một khu vực nằm bên trong khu vực mà VN tuyên bố là Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý, nhưng TQ bác bỏ và đây cũng là một khu vực được cho là có trữ lượng dầu khí phong phú, nơi có hàng chục giàn khoan dầu VN hoạt động. Vào năm 1994, VN cũng đã buộc tàu khảo sát “Thí Nghiệm 2” của TQ phải rời khỏi khu vực này sau ba ngày đối đầu. Trung Quốc đang muốn thử chiến thuật đã thành công với Philippines cho VN, trong đó muốn thông qua đàm phán song phương, hợp tác cùng khai thác ở Biển Đông để đổi lại những mối quan hệ và lợi ích kinh tế.
Phản ứng và các biện pháp bảo vệ chủ quyền của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và các thoả thuận giữa hai nước
Dư luận đánh giá việc Việt Nam triển khai lực lượng cảnh sát biển tới ngăn chặn hành vi trái phép của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính là hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, phù hợp với nội dung Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đôn (DOC) mà Trung Quốc đã ký với ASEAN, hành động của các tàu cảnh sát biển VN lần này tương đối nhẹ nhàng. Điều 73 của UNCLOS quy định quốc gia ven biển có thể thực thi các biện pháp cần thiết để bảo đảm việc tuân thủ các quy định và pháp luật của mình trên vùng EEZ. Các tàu cảnh sát biển Việt Nam đang tự kiềm chế, chưa sử dụng quyền của mình để áp chế tàu vi phạm Trung Quốc phải rút vì “Bộ quy tắc về tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES) chỉ áp dụng cho hải quân nên khả năng va chạm với tàu cảnh sát biển rất cao. Cảnh sát biển Việt Nam có thể áp dụng các biện pháp hợp pháp mạnh mẽ hơn, nếu phía Trung Quốc không đáp ứng yêu cầu hợp pháp của Việt Nam.
http://biendong.net/bien-dong/29507-tq-vi-pham-nghiem-trong-luat-quoc-va-cam-ket-quoc-te-khi-dua-tau-khao-sat-tai-bai-tu-chinh-thuoc-chu-quyen-cua-viet-nam.html

Siêu vật liệu tàng hình: Tuyên bố phát minh đột phá

và câu trả lời của Mỹ làm TQ “mất mặt”

Các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố họ đã chế tạo được một loại vật liệu mới giúp máy bay chiến đấu và các loại vũ khí “tàng hình” khác nhẹ hơn, rẻ hơn và an toàn hơn.
Ngày 22/7, chuyên gia David Axe – Biên tập viên Quốc phòng của Tạp chí National Interest (Mỹ) đăng tải bài viết với tựa đề: “Fact Check: China “Claims” Massive Breakthrough in Stealth Technology (Tạp dịch: Đột phá của Trung Quốc trong công nghệ tàng hình: Hãy nhìn vào thực tế).
Nhằm giúp độc giả tiếp cận các vấn đề kỹ thuật liên quan tới các hệ thống vũ khí trong tương lai, cũng như một cuộc chạy đua vũ trang “ngầm” đang diễn ra, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.
“Đột phá” của Trung Quốc trong công nghệ tàng hình?
Ngày 15/7, tờ South China Morning Post trích dẫn một tuyên bố của Giáo sư Luo Xiangang và các đồng nghiệp tại Viện Quang học và Điện tử TQ tại Thành Đô cho rằng họ đã phát triển một loại vật liệu mới để chế tạo máy bay “tàng hình”.
Loại vật liệu này được cho là sẽ giúp máy bay chiến đấu và các loại vũ khí “tàng hình” khác nhẹ hơn, rẻ hơn và an toàn hơn (giảm thiểu khả năng bị radar phát hiện và tấn công).
Giáo sư Luo cho biết họ đã tạo ra mô hình toán học đầu tiên để mô tả chính xác hành vi của sóng điện từ khi va đập và di chuyển trong các không gian cực hẹp tương tự như các đường cong kiểu dây xích (miếng kim loại khắc hoa văn siêu nhỏ).
Với mô hình mới và những đột phá trong việc chế tạo vật liệu, họ đã phát triển một màng, được gọi là “metasurface”, có thể hấp thụ sóng radar trong phổ rộng nhất được báo cáo.
Các máy bay tàng hình hiện đại chủ yếu dựa vào thiết kế hình học đặc biệt (hình dạng “bẹt” của thân máy bay) để làm chệch hướng tín hiệu radar, nhưng những thiết kế đó có thể ảnh hưởng đến hiệu suất khí động học.
Các nhà sản xuất cũng sử dụng sơn hấp thụ radar, có mật độ cao nhưng chỉ hiệu quả với một số phổ tần số hạn chế.
Trong một thử nghiệm, công nghệ mới đã giảm cường độ phản xạ tín hiệu radar – được đo bằng decibel – từ 10 đến gần 30dB trong dải tần từ 0,3 đến 40 gigahertz.
Một nhà công nghệ tàng hình từ Đại học Fudan ở Thượng Hải, người không trực tiếp tham gia vào nghiên cứu nói trên, bình luận rằng một máy bay chiến đấu hoặc tàu chiến sử dụng công nghệ mới có thể đánh lừa tất cả các hệ thống radar quân sự đang hoạt động trên thế giới.
“Phạm vi ứng dụng của phát minh này là không thể tin được, tôi chưa từng thấy bất kỳ nhóm nghiên cứu nào đến gần hơn kết quả này. Hiện tại vật liệu hấp thụ (sóng radar) ở mức 4 đến 10 gigahertz được cho là đã rất tốt”.
Câu trả lời “ngã ngửa” của người Mỹ
Nhưng sự phát triển có lẽ không hẳn là “bước đột phá” như một số nhà quan sát đã định nghĩa.
Những tuyên bố của Luo và bình luận khá “tự tin” về ý nghĩa của chúng không tạo thành một sự thay đổi lớn trong cách các công ty phát triển máy bay chiến đấu tàng hình hoặc cán cân sức mạnh quân sự giữa những quốc gia sở hữu loại máy bay đó.
Những gì ông Luo đang làm việc chỉ là một ví dụ về loại “siêu vật liệu” đã là chủ đề nghiên cứu toàn thế giới.
Nghiên cứu này trên thực tế là không quá mới. Chắc chắn là khi nó bắt đầu xuất hiện trên máy bay để cải thiện khả năng “tàng hình” thì đồng nghĩa với việc công nghệ này sẽ được áp dụng đồng loạt trên các máy bay ở cả hai bờ Thái Bình Dương.
Năm 2018 tờ Financial Times đưa tin rằng “Siêu vật liệu” là một chủ đề nghiên cứu phổ biến trong hơn một thập kỷ qua.
Ý tưởng về vật liệu nói trên lần đầu tiên được giới thiệu trước công chúng là vào năm 2006, khi nhà nghiên cứu John Pendry của ĐH Hoàng gia Anh xuất bản 2 bài báo miêu tả cách tạo ra chiếc “áo choàng tàng hình” kiểu Harry Potter (một nhân vật phù thủy) bằng cách sử dụng các vật liệu được chế tạo đặc biệt.
David Smith, giáo sư kỹ thuật điện và máy tính tại Đại học Duke, đồng tác giả của nghiên cứu, đã tiếp tục sản xuất chiếc “áo choàng tàng hình” đầu tiên – mặc dù nó làm cho các vật thể không nhìn thấy được bằng vi sóng thay vì ánh sáng mà mắt thường nhìn thấy được.
Ở hiện tại, các công nghệ tương tự đang bắt đầu được sử dụng trong một số sản phẩm thương mại. Một số “siêu vật liệu” nhất định có thể điều khiển sóng điện từ, chúng cũng có thể được sử dụng để cải thiện hiệu suất của các ăng ten vệ tinh và cảm biến.
Những ứng dụng thương mại này có thể ít liên quan tới khả năng “tàng hình”, nhưng chúng cho thấy các “siêu vật liệu” đang ra khỏi phòng thí nghiệm và tiến vào sinh hoạt hàng ngày.
Lockheed Martin, hãng chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và F-35 từ lâu đã là một nhà đầu tư lớn vào “siêu vật liệu”. Năm 2017, công ty hợp tác với một công ty Canada sản xuất “siêu vật liệu nhẹ” cho các ứng dụng năng lượng mặt trời.
Các “siêu vật liệu” rõ ràng là đầy hứa hẹn và theo thời gian, có thể chuyển hướng sang một phần của công nghiệp sản xuất máy bay chiến đấu của nhiều quốc gia khác nhau.
Nhưng rõ ràng chúng không phải là “một cuộc cách mạng” hay “đột phá” như các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố.
http://biendong.net/diem-tin/29509-sieu-vat-lieu-tang-hinh-tuyen-bo-phat-minh-dot-pha-va-cau-tra-loi-cua-my-lam-tq-mat-mat.html

TQ có thể sử dụng các doanh nghiệp để thúc đẩy

hợp tác song phương với các nước ở Biển Đông

nhằm theo đuổi các yê u sách chủ quyền

Giới nghiên cứu cho rằng các doanh nghiệp của Trung Quốc đang đóng vai trò ngày một lớn trong hoạt động xây dựng trên Biển Đông và tìm cách củng cố vị thế vững chắc trong những năm tới, trước mắt là việc thúc đẩy hợp tác song phương, cùng khai thác với các nước.
Một số chuyên gia và các nhà ngoại giao trong khu vực cho rằng sự hiện diện mạnh mẽ của các doanh nghiệp Trung Quốc có thể làm phức tạp triển vọng giải quyết tranh chấp nếu Bắc Kinh bảo vệ họ bằng các biện pháp chính trị và quân sự. Nhiều nghiên cứu trên đã cho thấy Chính quyền Bắc Kinh đang khuyến khích các doanh nghiệp này hoạt động tại đây.
Các doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động trong môi trường phức tạp và thường không minh bạch, phục vụ các lợi ích chiến lược quốc gia trong lúc họ tìm kiếm các cơ hội mới. Theo như nhận định của chuyên gia tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore thì các công ty này không thể hoạt động độc lập nhưng về cơ bản là bên cơ hội và khi môi trường chính sách thuận lợi, họ sẽ xúc tiến hoạt động và đã có nhiều dấu hiệu về cách hành xử đó trên Biển Đông. Nếu chính phủ Trung Quốc có thể duy trì ưu thế vượt trội trong khi đạt được sự ổn định, điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn hơn.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc không đưa ra trả lời trước yêu cầu bình luận. Mặc dù nghiên cứu nhấn mạnh đến sự khó khăn trong việc thu thập các thông tin tài chính, nhưng nghiên cứu cho biết việc Trung Quốc biến 7 rạn san hô và đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa thành các đảo nhân tạo là nỗ lực trị giá nhiều tỷ USD. Những nghiên cứu dẫn số liệu ước tính của báo giới cho thấy chỉ riêng việc xây dựng trên Đá Chữ thập, hiện được trang bị đường băng dài 3 km và các cơ sở quân sự bao gồm các tên lửa và radar, có chi phí khoảng 11 tỷ USD. Hoạt động xây dựng đang tiếp diễn trên 7 thực thể ở Biển Đông khiến Mỹ và các cường quốc khu vực khác lo ngại.
Ví dụ như cách thức mà Tập đoàn Xây dựng Viễn thông Trung Quốc (CCCC) và các công ty con đã tận dụng các chính sách được Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng hồi năm 2012 để mở rộng năng lực biển, một phần trong đó là phát triển các tàu nạo vét lớn nhất thế giới. Theo thị trường chứng khoán Hong Kong, CCCC từng có kế hoạch niêm yết dự án nạo vét hồi năm 2015 nhưng hồ sơ của họ sau đó đã hết hiệu lực. Theo bản nghiên cứu nói trên, CCCC đã thành lập các đơn vị mới có trụ sở ở quần đảo Hoàng Sa nhằm mục tiêu mở rộng hoạt động trong ngành du lịch, hậu cần, đánh bắt cá cũng như hoạt động xây dựng. Họ đã dành 15 tỷ USD để đầu tư trên khắp các lĩnh vực, một kế hoạch “xuất phát từ thực tế họ đang hưởng lợi từ việc cải tạo đảo trên Biển Đông khi thực hiện các sứ mệnh quốc gia”. CCCC cũng hợp tác với các công ty nhà nước khác, bao gồm Tập đoàn Dịch vụ Du lịch Trung Quốc (CTSG), để phát triển tàu biển mới và ngành công nghiệp du lịch trên quần đảo Hoàng Sa sau khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu ủng hộ các động thái như vậy hồi năm 2012. Hiện CCCC cũng không đưa ra bình luận nào. Nghiên cứu nói trên cũng cho biết chi tiết về cách thức Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đã vận động cho việc tài trợ và thúc đẩy Trung Quốc can dự lớn hơn tại Biển Đông từ một thập kỷ trước sau khi đối mặt với các chỉ trích từ các học giả quan ngại về các hoạt động của các bên yêu sách khác.
Các chuyên gia nhấn mạnh một số công ty như CNOOC “tỏ ra thành thạo và hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực để gây ảnh hưởng đến chính sách nhà nước, trong khi một số nhân tố khác, như các công ty trong ngành du lịch, chỉ hưởng ứng khi nhà nước đưa ra các khuyến khích”. Trong một thông báo gửi tới Reuters, CNOOC cho biết họ có một chiến lược phát triển ở vùng nước sâu trên Biển Đông và có kế hoạch mở rộng đầu tư trong việc thăm dò và khai thác trong tương lai. Thông báo có đoạn: “Tất cả các công ty dầu và khí đốt toàn cầu được chào đón để cùng đầu tư và hoạt động ở ngoài khơi Trung Quốc và cùng nhau đạt được thành công”.
Một loạt các công ty nhà nước khác được cho là đang để mắt đến các hoạt động trên Biển Đông, từ chương trình năng lượng hạt nhân mới định hình, viễn thông, đánh bắt cá đến ngân hàng. Chuyên gia tại Viện ISEAS Ian Storey, cho rằng hoạt động này cho thấy “Bắc Kinh đang khuyến khích các công ty này trở thành nhân tố quan trọng ở Biển Đông. Đây là điều mà Trung Quốc có thể làm được trong khi các nước tranh chấp khác không thể, đặc biệt ở quy mô như vậy. Các bên chắc chắn sẽ không đi đến được một giải pháp cho tranh chấp này, dù là giải pháp pháp lý hay chính trị, và vai trò của các doanh nghiệp Trung Quốc đang nêu bật điều đó”.
Tháng 11/2018, Trung Quốc và Philippines đã ký thỏa thuận khung về tìm kiếm dầu khí ở Biển Đông nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Philippines. Mặc dù chi tiết thỏa thuận cũng như thông tin về quá trình triển khai không được hai bên tiết lộ, nhưng nhiều phân tích cho rằng do vấp phải những rào cản về pháp lý, nhất là Hiến Pháp của Philippines nên phía chủ thể bên Trung Quốc có thể sẽ là những công ty, doanh nghiệp tư nhận hay liên doanh để đứng ra hợp tác cùng với chính phủ hoặc doanh nghiệp Philippines.
http://biendong.net/bien-dong/29506-tq-co-the-su-dung-cac-doanh-nghiep-de-thuc-day-hop-tac-song-phuong-voi-cac-nuoc-o-bien-dong-nham-theo-duoi-cac-yeu-sach-chu-quyen.html

TQ tung đòn cứng rắn hơn năm 2013, 2015:

 Không tiếc 1 cuộc chiến để thống nhất Đài Loan

Sách trắng quốc phòng Trung Quốc năm nay nhắc tới vấn đề Đài Loan với ngôn từ mạnh mẽ và quyết liệt hơn những năm trước.
Trung Quốc nhấn mạnh vấn đề Đài Loan
Vào sáng nay 24/7, Văn phòng báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố Sách trắng quốc phòng mang tên Quốc phòng Trung Quốc trong thời đại mới.Trong văn bản này, Bắc Kinh mô tả lực lượng ly khai “Đài Loan độc lập” và các hoạt động của nhóm này luôn là mối đe dọa thực sự lớn nhất đối với hòa bình và ổn định của eo biển Đài Loan và là trở ngại lớn nhất cho quá trình thống nhất của Trung Quốc.
Trong Sách trắng, điều đầu tiên chương Nguy cơ an ninh quốc gia không thể bị bỏ qua đã chỉ ra rằng, tình hình của cuộc đấu tranh chống ly khai ngày càng trở nên nghiêm trọng.
“Tình hình cuộc đấu tranh chống ly khai ngày càng nghiêm trọng. Chính quyền đảng Dân Tiến ngoan cố kiên quyết duy trì lập trường ly khai “Đài Loan độc lập”, từ chối công nhận “Đồng thuận 1992″ – phản ánh nguyên tắc một Trung Quốc và đẩy mạnh việc thực thi “từ bỏ Trung Quốc hóa”, “tiến dần tới Đài Loan độc lập”… tăng cường sự đối đầu thù địch, dựa vào thế lực bên ngoài để đề cao bản thân và ngày càng tiến xa hơn nữa trên con đường chia rẽ. Lực lượng ly khai “Đài Loan độc lập” và các hoạt động của họ luôn là mối đe dọa thực sự lớn nhất đối với hòa bình, ổn định của eo biển Đài Loan và là trở ngại lớn nhất cho sự thống nhất hòa bình của tổ quốc”, Sách trắng Trung Quốc viết.
Văn bản cũng tuyên bố, giải quyết vấn đề Đài Loan và hiện thực hóa sự thống nhất hoàn toàn quốc gia là lợi ích cơ bản của dân tộc Trung Hoa và là yêu cầu tất yếu để hiện thực hóa sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa.
“Trung Quốc duy trì phương châm “hòa bình thống nhất, một quốc gia hai chế độ, thúc đẩy sự phát triển hòa bình của quan hệ hai bờ eo biển, thúc đẩy quá trình thống nhất hòa bình của Trung Quốc, kiên quyết phản đối mọi ý đồ và hành động nhằm chia rẽ Trung Quốc và kiên quyết phản đối bất kỳ sự can thiệp nào của thế lực nước ngoài. Trung Quốc phải được thống nhất và đương nhiên phải được thống nhất”.
Văn bản này cũng nhấn mạnh, “nếu có người muốn tách Đài Loan khỏi Trung Quốc, quân đội Trung Quốc sẽ không tiếc mọi giá, kiên quyết đánh bại, bảo vệ sự thống nhất quốc gia”.
Theo Thời báo Hoàn cầu, so với hai văn bản Sách trắng phát hành năm 2013 và 2015, Sách trắng quốc phòng Trung Quốc mới nhất mô tả nâng cao hơn về vấn đề Đài Loan với phân đoạn riêng biệt, không chỉ tăng về độ dài đoạn văn mà cách diễn đạt cũng chặt chẽ hơn.
Vấn đề Đài Loan trong Sách trắng Chiến lược quân sự của Trung Quốc được phát hành vào tháng 5/2015 được mô tả: “Vấn đề Đài Loan liên quan đến sự thống nhất và phát triển lâu dài của quốc gia, thống nhất quốc gia là sự cần thiết lịch sử của quá trình phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa. Trong những năm gần đây, mối quan hệ eo biển đã duy trì xu thế hòa bình phát triển tốt đẹp. Tuy nhiên, nguyên nhân gốc rễ ảnh hưởng đến sự sự ổn định ở eo biển Đài Loan vẫn chưa được xóa bỏ. Lực lượng ly khai “Đài Loan độc lập” và các hoạt động ly khai của họ vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với sự hòa bình phát triển của quan hệ hai bờ eo biển”.
Sách trắng mang tên Sự vận hành đa dạng các lực lượng vũ trang Trung Quốc, được phát hành vào tháng 4/2013, đề cập thậm chí còn ngắn hơn: “Lực lượng ly khai “Đài Loan độc lập” và các hoạt động ly khai của họ luôn là mối đe dọa lớn nhất đối với sự hòa bình phát triển của quan hệ hai bờ eo biển”.
Tại buổi họp báo cùng ngày, phóng viên báo China Times đặt câu hỏi: “Trang 15 Sách trắng có đề cập vấn đề tổ chức tàu – chiến đấu cơ tuần tra quanh đảo, trong khi thời gian cách cuộc bầu cử năm 2020 tại Đài Loan còn khoảng 6 tháng nên Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc PLA có tăng tần suất tàu – chiến đấu cơ tuần tra quanh đảo không? Có dư luận Đài Loan cho rằng, hành động của PLA càng lớn đồng nghĩa việc Đại lục gây áp lực uy hiếp Đài Loan. Điều này tương đương với việc giúp các ứng viên đảng Dân tiến, giúp họ thúc đẩy tình hình bầu cử?”.
Trước câu hỏi này, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Nghiêm khẳng định: “Sách trắng quốc phòng nhiều lần nhắc tới Đài Loan, cho thấy vấn đề Đài Loan là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, mang tầm quan trọng vô cùng lớn”.
Ông này cho biết, Bắc Kinh sẵn sàng phấn đấu cho hòa bình thống nhất với sự chân thành và nỗ lực lớn nhất.
“Tuy nhiên, chúng tôi [Bắc Kinh] phải kiên quyết chỉ ra rằng, tiến hành “Đài Loan độc lập” là con đường chết. Nếu có người dám mưu đồ tách Đài Loan khỏi Trung Quốc, quân đội Trung Quốc sẽ không tiếc một cuộc chiến, kiên quyết bảo vệ chủ quyền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn của lãnh thổ”, ông Ngô nói.
http://biendong.net/doc-bao-viet/29516-tq-tung-don-cung-ran-hon-nam-2013-2015-khong-tiec-1-cuoc-chien-de-thong-nhat-dai-loan.html

Thông báo tập trận đầy ẩn ý rồi án binh bất động,

TQ tính gì ở vùng biển nhạy cảm?

Cuộc tập trận của Quân giải phóng nhân dân (PLA) – được cho là nhằm vào Đài Loan – vẫn chưa khởi động sau khi Trung Quốc thông báo rầm rộ vào 9 ngày trước.
Bộ quốc phòng Trung Quốc ngày 14/7 ra thông cáo, cho biết PLA sẽ tiến hành “tập trận theo thường lệ” ở ngoài khơi dọc bờ biển phía đông nam nước này. Cho đến nay, không có thêm thông tin nào liên quan đến hoạt động quân sự này.
Dù được mô tả như một phần trong “kế hoạch thường niên của PLA”, cuộc tập trận mùa hè năm nay được xem là phản ứng của Bắc Kinh nhằm vào các động thái gia tăng ủng hộ Đài Loan từ phía Mỹ. Trước thông cáo nói trên 1 tuần, Washington đã công bố thương vụ bán vũ khí trị giá 2.2 tỉ USD cho Đài Loan.
Vị trí chính xác diễn ra cuộc tập trận không được tiết lộ, song vùng biển đông nam Trung Quốc thường được hiểu là ngoài khơi bờ biển ở các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang,… – đối diện với đảo Đài Loan.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho hay, các nguồn tin trong quân đội và giới quan sát nói rằng đã hơn 1 tuần sau thông báo nhưng chưa hề có dấu hiệu cho thấy tập trận được khởi động.
Một số ý kiến tin rằng thông cáo của Lầu Bát Nhất đề cập một cuộc tập trận quy mô lớn huy động cả lục quân, hải quân, không quân, tên lửa và hậu cần chiến lược, được tổ chức theo một cấp độ chỉ huy mới. Nếu thông tin được xác thực, đây sẽ là cuộc tập trận lớn đầu tiên ở quy mô này kể từ khi chủ tịch Trung Quốc phát động cải tổ quân đội vào năm 2015.
Cuộc tập trận chung lớn gần đây nhất của PLA ở vùng eo biển Đài Loan có sự góp mặt của 18.000 binh lính, diễn ra vào năm 2004 sau khi Mỹ bán 18 triệu USD vũ khí cho Đài Bắc.
Theo SCMP, một số đơn vị tinh nhuệ của PLA đã được điều động đến bờ biển tỉnh Chiết Giang, bao gồm Tập đoàn quân 72 – một trong những lực lượng đổ bộ, hé lộ phần nào nội dung chương trình tập trận.
Theo ông Tống Trung Bình, nhà phân tích quân sự ở Hồng Kông, quá trình chuẩn bị hậu cần cho tập trận quân sự quy mô lớn với sự tham gia của nhiều quân chủng sẽ cần nhiều thời gian để sắp xếp.
“Cuộc tập trận lần này có thể bao gồm nhiều hạng mục tác chiến như chiếm ưu thế trên biển và trên không, tấn công đổ bộ. Do đó [tập trận] không thể chỉ chuẩn bị trong vài ngày, và sẽ bao phủ một khu vực lớn,” ông Tống nói.
Giới chức Trung Quốc vẫn chưa ra thông báo tiếp theo về vùng cấm bay và cấm lưu thông hàng hải. Đối với tập trận bắn đạn thật, Đại lục thường đưa ra cảnh báo cho các tàu thuyền dân sự di chuyển trong khu vực khoảng 2-3 ngày trước sự kiện.
Nhà phân tích Nghê Lạc Hùng từ Thượng Hải cho rằng cuộc tập trận trì hoãn có thể do các vấn đề kỹ thuật trong quá trình chuẩn bị những loại vũ khí tiên tiến mới của quân đội Trung Quốc, cũng như các loại hình công nghệ dự kiến được thử nghiệm trong tập trận.
“PLA sẽ ‘khoe cơ bắp’ nhằm vào Mỹ và những người ủng hộ độc lập ở Đài Loan, đồng thời gửi cho người dân trong nước một điều gì đó để củng cố sự tín nhiệm và tự tin,” ông Nghê nói.
Bắc Kinh coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và có thể được thống nhất bằng vũ lực nếu cần thiết. Chính phủ Trung Quốc nhiều lần phản ứng giận giữ trước việc Mỹ củng cố quan hệ với Đài Bắc, và cảnh báo Washington không phá vỡ chính sách “Một Trung Quốc”.
Trong giai đoạn 8 tháng từ năm 1995 đến 1996, PLA đã tổ chức chuỗi hoạt động tập trận bắn đạn thật quy mô lớn trong khu vực, nhằm phản ứng với chuyến công du Mỹ của lãnh đạo Đài Loan Lý Đăng Huy.
Các cuộc tập trận của PLA khi đó bao gồm cả bắn tên lửa về phía eo biển gần các đảo nhỏ do Đài Loan kiểm soát. Mỹ đã phải điều hai nhóm tàu sân bay tới khu vực để “dằn mặt” Bắc Kinh và ủng hộ Đài Loan, mới khiến cuộc khủng hoảng hạ nhiệt.
http://biendong.net/doc-bao-viet/29510-thong-bao-tap-tran-day-an-y-roi-an-binh-bat-dong-tq-tinh-gi-o-vung-bien-nhay-cam.html

Quân đội TQ bất ngờ nêu đạo luật

cho phép động binh dẹp biểu tình Hồng Kông

Bộ quốc phòng Trung Quốc ngày 24/7 lên tiếng về khả năng triển khai lực lượng tại đặc khu hành chính Hồng Kông trong bối cảnh các cuộc biểu tình và bạo lực leo thang.
Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc, ông Ngô Khiêm, nói trong cuộc họp báo sáng nay, 24/7: “Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến tại Hồng Kông, đặc biệt là vụ tấn công bạo lực nhằm vào văn phòng liên lạc của chính phủ trung ương bởi những kẻ quá khích hôm 21/7.”
“Một số hành vi của người biểu tình quá khích đã thách thức thẩm quyền của chính phủ trung ương và giới hạn của Một quốc gia, hai chế độ. Đây là điều không thể nhân nhượng”.
Đề cập khả năng PLA tham gia vào gìn giữ trật tự tại Hồng Kông, ông Ngô chỉ giải đáp ngắn gọn trong một câu: “Tại Điều 14, Chương 3 của Luật đóng quân có quy định rõ ràng!”
Theo Thời báo Hoàn Cầu, điều khoản nói trên nằm trong Luật đóng quân tại đặc khu hành chính Hồng Kông của Trung Quốc, với nội dung:
“Chính phủ đặc khu hành chính Hồng Kông, căn cứ theo quy định trong Luật cơ bản của đặc khu hành chính Hồng Kông, vào thời điểm cần thiết có thể đề nghị chính phủ trung ương điều động quân đội đồn trú tại Hồng Kông hỗ trợ gìn giữ trị an xã hội và cứu trợ tai nạn.
Sau khi đề nghị của chính phủ đặc khu hành chính Hồng Kông được chính phủ trung ương phê chuẩn, quân đội đồn trú tại Hồng Kông căn cứ theo mệnh lệnh của Quân ủy trung ương để điều động lực lượng thực thi nhiệm vụ hiệp trợ gìn giữ trị an xã hội và cứu trợ tai nạn, sau khi hoàn thành nhiệm vụ lập tức trở lại nơi đồn trú.
Trong khi quân đội đồn trú tại Hồng Kông hiệp trợ gìn giữ trị an xã hội và cứu trợ tai nạn – dưới sự sắp xếp của chính phủ đặc khu hành chính Hồng Kông, sẽ do chỉ huy cao nhất của quân đồn trú, hoặc sĩ quan quân đội được ủy quyền, tiến hành chỉ huy.”
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho hay, căn cứ theo đạo luật trên, nếu có một yêu cầu được đưa ra từ chính quyền Hồng Kông và được Bắc Kinh phê chuẩn, thì Quân giải phóng nhân dân (PLA) đóng tại Hồng Kông sẽ được phép cử lực lượng hỗ trợ cảnh sát đặc khu trong việc bảo vệ trị an và kiểm soát các cuộc biểu tình.
http://biendong.net/doc-bao-viet/29514-quan-doi-tq-bat-ngo-neu-dao-luat-cho-phep-dong-binh-dep-bieu-tinh-hong-kong.html

TQ dọa chiến tranh

nếu Mỹ cố bán vũ khí cho Đài Loan

Trung Quốc cảnh báo sẵn sàng phát động chiến tranh nếu Mỹ cố tình thúc đẩy tiến trình độc lập cho đảo Đài Loan.
Tháng 7/2019, Mỹ phê duyệt việc bán vũ khí theo yêu cầu của Đài Loan bao gồm xe tăng và tên lửa Stinger, ước tính trị giá hợp đồng khoảng 2,2 tỷ USD.
Trung Quốc ngay lập tức phản ứng, tuyên bố sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những công ty của Mỹ nếu thỏa thuận trên xảy ra.
Phát biểu trong cuộc họp báo hôm 24/7, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ngô Khiêm cho biết, Trung Quốc sẽ nỗ lực cao nhất để thống nhất hòa bình với Đài Loan.
Tuy nhiên, ông Ngô Khiêm cũng không quên khẳng định lại rằng: “Việc tìm kiếm độc lập cho phía Đài Loan là điều không thể”.
“Nếu có ai đó dám tách Đài Loan ra khỏi Trung Quốc, quân đội Trung Quốc sẽ sẵn sàng tham chiến để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ”, ông Ngô Khiêm nói.
Dù không có quan hệ chính thức, nhưng Mỹ hiện đang là nhà cung cấp vũ khí chính cho phía Đài Loan.
Trung Quốc cũng chưa bao giờ bác bỏ khả năng sử dụng vũ lực nhằm giành lại quyền kiểm soát vùng lãnh thổ này.
http://biendong.net/doc-bao-viet/29508-tq-doa-chien-tranh-neu-my-co-ban-vu-khi-cho-dai-loan.html

Bắc Kinh cố trấn an

 về những tham vọng quân sự của Trung Quốc

Thanh Hà
Bắc Kinh nỗ lực giải thích và trình bày về chiến lược quân sự của Trung Quốc nhằm trấn an cộng đồng quốc tế. Lần đầu tiên Bắc Kinh tổ chức họp báo và cho phát trên truyền hình buổi công bố tài liệu mang tên “An Ninh Quốc Phòng Trung Quốc trong thời đại mới”.
Nếu như Sách Trắng về quốc phòng năm 2015 ngay từ những dòng mở đầu đã nhấn mạnh đến vai trò của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, thì lần này, phải đợi đến chương thứ hai, độc giả mới thấy Đảng Cộng Sản Trung Quốc được nhắc đến.
Một thay đổi rất quan trọng khác là Bắc Kinh tránh phô trương “Giấc mơ Trung Hoa” đưa Trung Quốc trở lại trung tâm bàn cờ thế giới. Tài liệu vừa được công bố hôm 24/07/2019 nhấn mạnh đến “định mệnh chung” của thế giới, mà ở đó an ninh của các quốc gia đã được “đan kết” với nhau.
Thực ra đằng sau những lời lẽ này, Trung Quốc theo đuổi cùng lúc hai mục tiêu. Thứ nhất là nhắm vào Hoa Kỳ, khi cho rằng “hệ thống và trật tự an ninh quốc tế đang bị những chính sách bá quyền, và hành động đơn phương đe dọa”. Khác với Washington, Bắc Kinh muốn chứng tỏ họ là một đối tác đáng tin cậy của cộng đồng quốc tế, là một quốc gia yêu chuộng hòa bình. Nếu như chính quyền Trump có khuynh hướng đưa ra những quyết định đơn phương, thì ông Tập Cận Bình chọn con đường đối thoại đa phương. Cụm từ “hợp tác” đã được tìm thấy 69 lần trong báo cáo về quốc phòng của Trung Quốc lần này.
Mục tiêu thứ nhì của Trung Quốc thể hiện qua những lời lẽ có vẻ hòa hoãn trong Sách Trắng 2019 nhằm trấn an quốc tế, đưa ra hình ảnh một nước Trung Quốc hòa bình.
Chuyên gia về Đông Bắc Á Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp, phân tích : Vào lúc những nghi kỵ ngày càng lớn từ Mỹ đến châu Âu và đương nhiên là từ các nước láng giềng Đông Nam Á, về tham vọng quân sự, chiến lược của Trung Quốc, Bắc Kinh bắt buộc phải “giải độc”. Nhưng chuyên gia này nói thêm, đấy chỉ là về hình thức bề ngoài, bởi theo ông Bondaz, tài liệu “An Ninh Quốc Phòng Trung Quốc trong thời đại mới” một lần nữa khẳng định thêm tham vọng của “một siêu cường quân sự”.
Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược của Pháp, đưa ra một số bằng chứng. Một là trên vấn đề Đài Loan, Trung Quốc nói rất rõ ràng là bằng cách này hay cách khác, Đài Loan sẽ quay về với mẫu quốc : “Trung Quốc phải và sẽ thống nhất”. Thông điệp đó được đưa ra trong bối cảnh Washington đồng ý bán vũ khí cho Đài Loan, với hợp đồng trị giá hơn hai tỷ đô la.
Để trở thành một siêu cường quân sự, quân đội Trung Quốc bắt buộc phải trở nên hùng mạnh và được trang bị những vũ khí tiên tiến nhất. Vũ khí lợi hại nhất là phát triển công nghệ cao. Sách Trắng 2019 của Bắc Kinh không che giấu tham vọng này.
Theo chuyên gia Bondaz, đây là bằng chứng thứ nhì cho thấy khó có thể tin được rằng Trung Quốc phát triển quân đội để phục vụ mục tiêu hòa bình. Vả lại Bắc Kinh nói rõ tăng cường sức mạnh cho quân đội là nhằm “bảo vệ an ninh quốc gia, quyền lợi chính đáng của nhân dân, bảo vệ các tổ chức và định chế của Trung Quốc ở hải ngoại” và Bắc Kinh sẽ “phát triển căn cứ hậu cần ở các vùng ngoài lãnh thổ”
Vậy thì làm sao quốc tế có thể tin vào thiện chí hòa bình của Trung Quốc ? Với một chiến lược và những mục tiêu rõ ràng như vậy, cầm chắc là căng thẳng giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng Đông Nam Á và đặc biệt là tại Biển Đông sẽ không giảm bớt.
Chuyên gia Elsa B. Kania, thuộc trung tâm nghiên cứu về an ninh Center for a New American Security, trên báo The Diplomat (25/07/2019) đánh giá : Nếu như mục tiêu của Trung Quốc là nhằm trấn an cộng đồng quốc tế, thì hiệu quả Sách Trắng khá là “hạn chế”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190725-trung-quoc-co-tran-an-quoc-te-ve-nhung-tham-vong-quan-su-cua-bac-kinh

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.