Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin khắp nơi – 22/07/2019

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019 19:35 // ,

Tin khắp nơi – 22/07/2019

50 năm chinh phục Mặt Trăng qua 50 con số:

 Mỹ vung tiền để thắng Liên Xô

Richard HollinghamBBC Future
Nếu Hoa Kỳ muốn đánh bại Liên Xô trong cuộc đua đến Mặt Trăng, họ cần phải mạnh tay. Chương trình Apollo cuối cùng đã chi tới hàng tỷ đô la Mỹ.
25 tỷ: Tổng chi phí cho chương trình Apollo, tính bằng đô la Mỹ
Vị tổng thống cam kết đưa con người lên Mặt Trăng trong thập niên đó không phải là người đam mê khám phá vũ trụ.
50 năm chinh phục Mặt Trăng qua 50 con số
Chinh phục Mặt Trăng: Những người hy sinh vì Apollo
Saturn V: Tên lửa đưa con người lên Mặt Trăng
“Tôi không hứng thú với không gian đến mức như vậy,” Tổng thống John F Kennedy nói với giám đốc Nasa, James Webb, trong cuộc gặp riêng tại Nhà Trắng vào năm 1962.
“Tôi nghĩ việc đó là tốt, tôi nghĩ chúng ta nên biết về nó, chúng ta sẵn sàng chi một khoản tiền hợp lý, nhưng giờ ta đang bàn đến một chuyến viễn du hoành tráng có thể làm sập ngân khố.”
Cuộc đối thoại được Thư viện Tổng thống John F Kennedy công bố, tiết lộ động cơ thật của ngài tổng thống: là đánh bại Liên bang Xô Viết.
“Theo ý kiến của tôi, thực hiện việc này đúng thời điểm hoặc theo thời thượng, là vì ta hy vọng đánh bại họ,” ông nói, “và từ đó cho thấy đằng sau việc này, như chúng ta đã làm nhiều năm trước, ơn Chúa, ta đã qua mặt họ.”
Nhưng chi phí để chiến thắng trong cuộc chạy đua vào vũ trụ sẽ là khổng lồ.
Tổng chi phí ước tính cho chương trình Apollo khoảng 25 tỷ đô la Mỹ, tương đương với 175 tỷ đô la Mỹ ngày nay.
Vào năm 1965, quỹ đầu tư cho Nasa lên tới đỉnh điểm là khoảng 5% chi phí của chính phủ, ngày nay con số đó là một phần mười mức đó.
Hàng tỷ đô đó đổ vào việc chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ, máy tính, bộ phận điều khiển trên mặt đất và trả lương cho khoảng 400.000 nhân viên làm việc để đưa được chỉ có 12 người lên Mặt Trăng.
34: Là số % công chúng đồng ý thực hiện sứ mệnh Mặt Trăng vào năm 1967
Số tiền 25 tỷ đô chi cho việc đưa người lên Mặt Trăng liệu đã được chi xài đúng đắn? Những người Mỹ phải đóng thuế vào năm 1967 không nghĩ vậy.
Dữ liệu khảo sát thời điểm đó do Roger Launius từ Bảo tàng Quốc gia về Hàng không và Không gian ở Washington DC thu thập và xuất bản trên tạp chí Chính sách Không gian (Space Policy Journal) cho thấy công chúng Hoa Kỳ không cảm thấy thuyết phục với ý tưởng cho rằng chương trình không gian là ưu tiên quốc gia.
Thậm chí vào năm 1961, vào giai đoạn đỉnh cao nỗi sợ Xô Viết sẽ thôn tính không gian, thì khá nhất là công chúng có cảm giác miễn cưỡng phải chi cho chương trình Apollo.
Các cuộc khảo sát vào tháng Sáu năm đó cho thấy có sự chia cắt giữa những người ủng hộ chính phủ chi cho “hành trình đưa người lên Mặt Trăng” và những người chống lại chương trình đó.
Vận tốc, khoảng cách khi chinh phục Mặt Trăng
Chuyện sức khoẻ, thuốc men, chữa trị trong hành trình đến Mặt Trăng
Chinh phục Mặt Trăng và sự ra đời của lò vi sóng
Vào 1/1967, sau vụ tàu Apollo 1 bốc cháy khiến ba phi hành gia thiệt mạng ngay trên bệ phóng, hơn nửa số người được khảo sát phản đối sứ mệnh không gian này.
Chỉ ngay sau khi tàu Apollo 11 đáp xuống Mặt Trăng vào năm 1969 thì dự án mới được công chúng ủng hộ rộng rãi. Chín tháng sau đó, sau thảm họa xảy ra với tàu Apollo 13, sự ủng hộ với chương trình không gian lại giảm sút.
Khi Gene Cernan và Harrison Schimitt đi bộ trên Mặt Trăng trong hành trình Apollo 17, gần 60% công chúng Mỹ tin rằng quốc gia đang chi quá nhiều cho việc khám phá không gian.
Tuy nhiên đến thời điểm này, ngân sách cho hoạt động khám phá không gian đã bị cắt giảm và các sứ mệnh đến Mặt Trăng sau đó bị hủy.
Thật hoang đường nếu tin rằng các sứ mệnh Apollo được thực hiện với sự ủng hộ rộng rãi từ công chúng. Nếu như các kết quả khảo sát là đáng tin cậy, thì hầu hết người Mỹ đều muốn thà là tiền tiêu vào việc khác còn hơn.
100 ngàn: Là chi phí cho một bộ đồ phi hành gia trên tàu Apollo, tính bằng đô la Mỹ
Trang phục phi hành gia được thiết kế để đi bộ trên Mặt Trăng phải cần phải bền, chắc và hỗ trợ tốt. Cho nên không ngạc nhiên gì khi Nasa trao việc đó cho một hãng chuyên sản xuất áo lót phụ nữ – International Latex Corporation.
Mỗi bộ trang phục may đo riêng được làm từ nhiều lớp sợi nhựa, cao su và cáp kim loại. Tất cả được phủ bằng vải nhúng Teflon, và được khâu bằng tay bởi một nhóm thợ khâu.
Trang phục phi hành gia tàu Apollo có một phần balo rời chứa hệ thống hỗ trợ duy trì sự sống – và điều này trên thực tế biến cả bộ trang phục thành một dạng tàu vũ trụ.
Với các khớp nối linh hoạt để phi hành gia có thể cử động tốt, trang phục này là bước tiến vượt bậc so với những thiết kế cho Gemini, chương trình không gian trước đó của Nasa.
Chinh phục Mặt Trăng: Những hình ảnh đẹp nhất Apollo 11 chụp được
TQ, châu Âu và tham vọng lên Mặt Trăng định cư
Đưa người lên Mặt Trăng: canh bạc đầy rủi ro của Mỹ
“Trang phục cho tàu Gemini thực sự là một vấn đề, và không nghi ngờ gì, hạn chế thực sự của nó là khả năng hoạt động của chúng tôi khi ra khỏi tàu tàu vũ trụ,” phi hành gia Rusty Schweickart trong sứ mệnh Apollo 9 nói.
Trong cuộc đi bộ trong không gian vào 3/1969, Schweikart trở thành người đầu tiên thử bộ trang phục mới, bước ra ngoài tàu vũ trụ Apollo trong quỹ đạo Trái Đất.
“Nó thực sự khiến tôi độc lập so với tàu vũ trụ – tôi không bị phụ thuộc vào dây kết nối với khoang điều khiển dịch vụ mà chỉ có một sợi dây để giúp tôi không bị cuốn trôi đi,” ông cho biết.
“Bạn bè tôi sẽ phải chạy trên bề mặt Mặt Trăng và họ không thể lôi một sợi dây kết nối nặng trong suốt một dặm đường trên bề mặt, vì vậy chúng tôi cần phải có chiếc balo độc lập đó.”
Với các sứ mệnh Apollo về sau, trang phục phi hành gia được nâng cấp một lần nữa để tăng độ linh hoạt, cho phép phi hành gia ngồi trên xe địa hình trên Mặt Trăng.
388 triệu: Là chi phí chế tạo tàu đáp xuống Mặt Trăng, tính bằng đô la Mỹ
Trước khi tàu Apollo 11 được phóng đến Mặt Trăng, Tổng thống Richard Nixon chuẩn bị hai bài diễn văn – một cho trường hợp thành công và một bài khác trong trường hợp các phi hành gia bị bỏ lại.
“Định mệnh đã an bài cho những người đến Mặt Trăng khám phá trong hòa bình sẽ yên nghỉ lại Mặt Trăng,” bài diễn văn đó viết. “Những người đàn ông dũng cảm đó, Neil Armstrong và Edwin Aldrin, biết rằng họ không có hy vọng trở về, nhưng họ biết loài người sẽ có hy vọng từ sự hy sinh của họ.”
Chưa ai từng chế tạo một cỗ máy có thể đưa hai người đáp xuống hành tinh khác an toàn – và quan trọng hơn – là đưa họ trở về. Tàu đáp mặt trăng có khung khá mỏng manh, vách mỏng và những chiếc chân mảnh khảnh chỉ có thể vận hành trong không gian.
Tàu đáp được chia làm hai phần, gọi là hai tầng, tầng hạ cánh với đế đáp và tầng cất cánh với một động cơ đưa hai phi hành gia quay trở lại tàu mẹ trong quỹ đạo Mặt Trăng. Nếu động cơ cất cánh bị hỏng thì không có cách nào đưa phi hành đoàn trở về nhà.
“Đó là một trong số rất ít điểm thất bại mà chúng tôi có trong toàn bộ Chương trình Apollo,” Giám đốc điều hành bay Gerry Griffin nhận định. “Khoang động cơ tàu đáp mặt trăng buộc phải hoạt động, nếu không là bạn rồi đời.”
Nasa ký hợp đồng với Công ty Grumman chế tạo tàu đáp với tổng chi phí 388 triệu đô la Mỹ. Nhưng quá trình chế tạo liên tục bị trì hoãn và mãi đến tháng 1/1968 mới chế tạo xong tàu đáp không người lái đầu tiên.
Trong một năm, các phi hành gia tàu Apollo 9 là Jim McDivitt và Rusty Schweikart đưa tàu vũ trụ bay quanh quỹ đạo Trái Đất. Sau đó trong chuyến bay Apollo 10, Tom Stafford và Gene Gernan đưa tàu đáp đến vị trí cách bề mặt Mặt Trăng khoảng 14,2km.
Trong chuyến trở về khoang điều khiển, họ gặp vấn đề nghiêm trọng.
Bật hàng loạt các nút để tương thích với hệ thống định vị, Cernan và Stafford chuẩn bị tách tầng trên khỏi tầng hạ cánh. Nhưng một trong các nút bật lại ở sai vị trí và khi họ kích hoạt động cơ, chiếc tàu vũ trụ xoay vòng rối loạn và mất điều khiển.
“Đồ chó đẻ!” Cernan hét lên.
“Tôi thấy đường chân trời của Mặt Trăng hiện ra từ đủ các hướng khác nhau, tám lần trong 15 giây,” ông kể lại với tôi sau đó. “Đáng sợ không? Có đấy, nếu anh có thời gian để sợ, nhưng lúc đó tôi không có thời gian để sợ.”
May mắn thay, Stafford chiếm quyền điều khiển tàu bằng tay và ổn định tàu vũ trụ lại. Các kỹ sư sau đó tính toán rằng chỉ thêm hai giây nữa thôi họ sẽ rơi xuống Mặt Trăng.
“Chúng tôi phát hiện ra không có vấn đề gì về phần cứng, mà đó là vấn đề con người,” Cernan cho biết. “Dù chúng tôi có nghĩ mình giỏi cỡ nào, dù chúng tôi đã tập đi tập lại bao nhiêu lần, thì ta vẫn có thể làm hỏng việc nếu không cẩn thận.”
Dù suýt chết, Cernan vẫn xin lỗi công chúng Hoa Kỳ vì đã buột ra những từ ngữ có phần khiếm nhã.
33,31: Là chi phí đi lại mà Aldrin kê khai cho hành trình đến Mặt Trăng, tính bằng đô la Mỹ
Khi trở về Trái Đất, Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Mike Collins là những người nổi tiếng nhất hành tinh. Nhưng điều đó không được phản ánh trong khoản lương họ được nhận.
Tùy theo mức độ dày dặn kinh nghiệm mà mỗi phi hành gia Apollo được nhận lương từ 17.000 – 20.000 đô la Mỹ mỗi năm. Con số này tương đương với 120.000 đô la Mỹ thời nay và tương đồng với lương của các phi hành gia ở thế kỷ 21. Người dẫn chương trình truyền hình tường thuật sứ mệnh không gian có thể kiếm nhiều hơn vậy rất nhiều.
Không có chi phí nguy hiểm khi bay tới Mặt Trăng, nhưng phi hành đoàn có thể kê khai chi phí đi lại. Chẳng hạn như Aldrin đã kê khai 33,31 đô la Mỹ cho chuyến đi từ nhà đến Trung tâm Hàng không có Người lái ở Houston… từ Floria đến Mặt Trăng và Hawaii.
Cùng với tất cả các chi phí đó, các phi hành gia cũng được ăn chia tỷ lệ thu nhập từ hợp đồng giữa Nasa với tạp chí Life.
Khi họ rời chương trình không gian, rất nhiều phi hành gia đã được các công ty mời về đảm nhiệm vị trí điều hành có lương cao. Một số người khác trở thành học giả trên truyền hình hoặc kiếm tiền bằng hình ảnh cá nhân hoặc quảng cáo sản phẩm.
Sau khi bị cảm trên sứ mệnh Apollo 7, Wally Schirra trở thành gương mặt quảng cáo cho một loạt thương hiệu thuốc viên chống nghẹt mũi. Buzz Aldrin cũng quảng cáo đủ thứ từ bảo hiểm, xe hơi đến cháo yến mạch. Ngày nay, thu nhập của ông có lẽ hơn hẳn thời 1969.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-49059606

Phó tổng thống Mike Pence: chính quyền Trump

ủng hộ dự án đưa người trở lại mặt trăng

Trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình “The Takeout” cùa đài CBS News, Phó Tổng Thống Mike Pence đã khẳng định Hoa Kỳ “cam kết 100%” sẽ đưa phi hành gia trở lại mặt trăng vào năm 2024, và thiết lập sự hiện diện lâu dài ở đó như một bước đệm cho các chuyến bay đến Sao Hỏa.
Phó Tổng Thống cũng cho biết rằng chính quyền Tổng Thống Trump hỗ trợ mạnh mẽ việc tiếp tục phát triển hệ thống phóng hỏa tiễn Space Launch System (SLS) do Boeing chế tạo và quản trị tại Marshall Space Flight Center của NASA ở thành phố Huntsville, Alabama; cùng phi thuyền không gian Orion do Lockheed Martin chế tạo sẽ mang các phi hành gia đến mặt trăng. NASA hy vọng sẽ phóng chuyến bay thử nghiệm không người lái đầu tiên sử dụng SLS và phi thuyền Orion vào năm 2021, muộn hơn vài năm so với dự kiến ban đầu.
Mặc dù ông Pence cho biết chính quyền Trump vẫn cam kết với sự phát triển của loại hỏa tiễn mới, ông khuyến cáo chính phủ sẽ chuyển sang các nhà cung cấp khác nếu các nhà thầu “truyền thống” của NASA không thể thực hiện các yêu cầu được giao. Khi được hỏi về các nhà thầu tiềm năng, Phó Tổng Thống đã chọn ra SpaceX, công ty hỏa tiễn ở California được thành lập bởi tỷ phú Elon Musk; và Blue Origin, một công ty thuộc sở hữu của người sáng lập Amazon, ông Jeff Bezos.
Hiện tại, ông Pence cho biết chính quyền Trump cam kết chắc chắn sẽ đưa các phi hành gia trở lại mặt trăng trong vòng năm năm như một phần của chương trình mới của NASA mang tên “Artemis.” Chắc chắn các phi hành gia của Hoa Kỳ sẽ đến Sao Hỏa, nhưng trước đó họ cần đến mặt trăng để phát triển các kỹ thuật mới và các phương pháp mới để con người có thể sống lâu dài trên một hành tinh khác. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/pho-tong-thong-mike-pence-chinh-quyen-trump-ung-ho-du-an-dua-nguoi-tro-lai-mat-trang/

Tìm thông tin không còn là sân chơi của riêng Google?

Mark WardPhóng viên công nghệ, BBC News
Ngày xửa ngày xưa, Google là khởi đầu cũng như kết thúc của thế giới trực tuyến.
Nếu bạn không thể tìm thấy thông tin về những gì bạn muốn bằng cách tìm kiếm trên Google, thì có thể nó không tồn tại.
Khi đó, Google chính là internet.
“Trong một thời gian dài tìm thông tin có nghĩa là một kho các từ khóa”, Stephen Emmott, một chuyên gia về công cụ tìm kiếm tại Công ty tư vấn Gartner nói.
Năm quốc gia trên tuyến đầu của công nghệ
Bạn có dám trao chân dung của mình cho FaceApp?
Mạng xã hội VN thay Facebook: Khó và dễ
Google phát triển thịnh vượng vì nó có một kho từ lớn hơn bất kỳ ai khác và họ có thể đưa ra kết quả nhanh hơn bất kỳ đối thủ nào.
Google cho phép truy cập nhanh, chính xác vào trang web, blog hoặc trang Wikipedia mà mọi người cần tìm.
Thời kỳ đó, việc tìm kiếm, về mặt tinh toán, khá đơn giản, theo ông Emmott.
Kích thước khổng lồ của Google đồng nghĩa là đã có, và hiện vẫn còn rất nhiều thông tin để cho vào danh sách kho từ này. Để làm tốt điều này cần phân tích các từ trên các trang web và thống kê lại có bao nhiêu trang web cũng đưa đường dẫn tới trang này.
Ông Emmott cho biết giờ đây việc tìm kiếm đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều do các hoạt động, kinh doanh trực tuyến ngày càng phức tạp hơn.
Tìm kiếm phức hợp
Thay vì chỉ tìm kiếm các trang web, cuộc sống hiện đại có thể bao gồm đi tìm một cuộc hẹn hò hoặc một người bạn tâm giao, kiếm một món hời trong một cuộc đấu giá, gọi các dịch vụ taxi công nghệ hay dạo qua kho phim trực tuyến dài vô tận.
“Bằng cách này hay cách khác nếu bạn sử dụng các ứng dụng trực tuyến, bạn sẽ động đến nhiều công cụ và dịch vụ tìm kiếm khác nhau”.
Ngày nay, hầu hết các tìm kiếm đó không liên quan đến công nghệ của Google. Google từ chối bình luận.
Thay vào đó, đã có những ứng viên mới cho ‘vương miện tìm kiếm’ như Elastic và Solr.
Trước đây, tìm kiếm là gõ vài chữ. Giờ đây, mọi chuyện không còn như vậy.
Shay Banon, người sáng lập Elastic, và tạo ra công nghệ tìm kiếm nguồn mở được sử dụng bởi Tinder, eBay, Uber, Lyft và Netflix cho biết: “Tìm kiếm có thể chỉ là việc vuốt màn hình sang trái hoặc phải, di chuyển bản đồ bằng ngón tay hoặc nói chuyện với một ứng dụng”.
Đằng sau ô tìm kiếm, cơ chế tìm kiếm các câu trả lời đúng rất khác nhau, ông nói.
Chẳng hạn, trên Tinder khi bạn vuốt sang phải trên một hồ sơ, thì đó là một lệnh tìm kiếm liên quan đến việc khớp dữ liệu với một bộ tham số thay đổi liên tục. Nó không chỉ là tìm kiếm như cách định nghĩa cổ điển của Google.
Uber và Lyft cũng phải tìm kiếm, kết nối vị trí cũng như sở thích của cả tài xế và người đi xe. Tương tự như vậy, Netflix và eBay thực hiện rất nhiều phép tính để trả lời các truy vấn và đưa ra đề xuất cho số người dùng khổng lồ của họ.
Thực phẩm
Ông Banon đã viết phiên bản đầu tiên của Elastic để giúp vợ khi bà đang học làm đầu bếp.
“Tôi quyết định viết một ứng dụng lưu trữ công thức cho bà ấy và tôi cần tìm ra cách để bổ sung một hộp tìm kiếm nhằm giúp bà ấy tra cứu được mọi kiến thức liên quan.”
“Chỉ lập mục lục thông tin tất cả các công thức nấu ăn, kỹ thuật và thủ thuật bà ấy đang học là không đủ,” ông nói.
“Tôi cần một công cụ tìm kiếm phù hợp với kinh nghiệm và kiến thức của bà ấy trong thế giới ẩm thực”, ông Banon nói.
Điều này liên quan đến việc đưa ra các thông tin liên quan và tổ chức chúng sao cho các kết quả tìm kiếm có thể hiện thị một cách nhanh chóng.
Ví dụ, Tinder sử dụng Elastic để quản lý hơn 300 triệu tìm kiếm mỗi ngày.
“Cũng giống như các doanh nghiệp web hiện đại dựa vào tìm kiếm để duy trì hoạt động, hầu hết mọi doanh nghiệp đều nhận ra rằng tìm kiếm là một chức năng cơ bản mà họ phải có”. Ông Emmott nói thêm.
Ông cũng cho biết phân tích tốt dữ liệu khách hàng có thể tiết lộ các mối quan hệ không rõ ràng hoặc các khúc mắc trong quá trình bán hàng cần được giải quyết.
Hiểu biết mới
Theo Haydn Jones, nhà sáng lập công ty khoa học dữ liệu Alqami, thì với các công ty như Netflix và Tinder, việc tự tổ chức để tìm hiểu sâu dữ liệu là điều đơn giản.
“Netflix, Lyft, Uber và các ứng dụng tương tự bắt đầu với một tờ giấy trắng.
“Kết quả là họ có thể chọn sử dụng công nghệ nào và không phải lo lắng về việc các thành phần khác nhau không hoạt động tốt với nhau vì chúng ghi dữ liệu ở các định dạng khác nhau hoặc theo các giao thức khác nhau.
“Đó là điều sự xa xỉ mà không nhiều công ty lâu đời có được.
Dự án Google dành riêng cho TQ ‘chấm dứt’
Trump: Google phải bị điều tra về cáo buộc phản quốc
Google ‘muốn mở phiên bản bị kiểm duyệt ở TQ’
BBC bị chặn ở Trung Quốc
Các công nghệ tìm kiếm hiện đại rất hữu dụng vì chúng xử lý tốt hơn các loại dữ liệu khác nhau và trích xuất thông tin có ích từ đó – chứ không chỉ là các cụm từ đơn thuần.
Ông nói thêm rất đáng để đầu tư phân tích dữ liệu và xem những gì có thể học được thông qua tìm kiếm.
Alqami đã giúp nhiều tổ chức nhận ra một một số ứng dụng mới cho dữ liệu của họ bởi vì tìm kiếm thông qua Alqami cho thấy những thông tin hiểu biết sâu sắc hơn mà họ không biết họ có.
“Ở đâu có quặng là ở đó có đồng, nếu bạn biết phân tích dữ liệu.”
https://www.bbc.com/vietnamese/business-49068152

Fox News chất vấn khẩu hiệu “Send Her Back”

của những người ủng hộ tổng thống Trump

Theo tin từ Yahoo, trong cuộc phỏng vấn với ký giả Chris Wallace của đài Fox News, hôm Chủ Nhật (21 tháng 7), cố vấn Tòa Bạch Ốc Stephen Miller đã bảo vệ hành động công kích bốn nữ dân biểu Dân Chủ của Tổng thống  Trump.  Ông Miller cho rằng đảng Dân Chủ cánh tả đã thường xuyên sử dụng nhóm từ ‘kỳ thị chủng tộc’ để lên án những người mà họ bất đồng, cũng như những bài phát biểu mà họ không muốn nghe.
Tổng thống Trump đã gây ra một cuộc tranh cãi dữ dội, khi ông kêu gọi dân biểu Ilhan Omar, Rashida Tlaib, Alexandria Ocasio-Cortez và Ayanna Pressley quay trở về nước của họ. Cả bốn dân biểu đều đã đáp trả lại và cáo buộc Tổng thống dung dưỡng chủ nghĩa dân tộc da trắng. Cho đến nay, ông Trump không hề rút lại lời bình luận này, mà còn bắt 4 nữ dân biểu dà màu phải “xin lỗi nước Mỹ” vì đả kích liên tục chính phủ Trump.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Miller không đồng ý với quan điểm rằng nếu một người nào đó chỉ trích người khác, và họ tình cờ mang một màu da khác, thì lời chỉ trích đó được xem là kỳ thị chủng tộc.
Khi đề cập đến lời reo hò “Send her back” của cử tri, ông Miller cho biết tổng thống Trump hoàn toàn phản đối sự việc này trong buổi vận động tranh cử. Nhưng ông Wallace chỉ ra rằng Tổng thống đã để cho cử tri hô vang khẩu hiệu trong 13 giây, và chỉ tiếp tục phát biểu khi tiếng reo hò nhỏ dần. Lúc này, ông Miller đã chuyển sang chủ đề khác, rằng tất cả cử tri trong khán phòng và hàng triệu người Hoa Kỳ yêu nước vốn đã mệt mỏi vì bị xem thường bởi các nhà lập pháp cánh tả ở Washington trên mạng truyền thông.
Ông Wallace nhận định rằng Tổng thống thực chất đã không bảo vệ người dân Hoa Kỳ. Vì trong thời gian tranh cử và sau khi đắc cử, Tổng thống Trump đã xử dụng lá bài chủng tộc, xem người di dân Mexico là tội phạm, đưa ra lệnh cấm du lịch đối với người Hồi giáo, đòi công khai giấy khai sinh của Tổng thống Barack Obama…
Đáp lại, ông Miller vẫn kiên quyết cho rằng tổng thống không đưa ra bình luận kỳ thị chủng tộc. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/fox-news-chat-van-khau-hieu-send-her-back-cua-nhung-nguoi-ung-ho-tong-thong-trump/

David Hutt:

‘Mục tiêu thương chiến kế tiếp của Trump là Việt Nam’

Tina Hà GiangBBCvietnamese.com
Nhà bình luận chính trị David Hutt nói rằng mục tiêu chiến tranh thương mại kế tiếp của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ là Việt Nam.
Trong bài viết Trump’s next trade war target: Vietnam, nhà báo làm việc tại Á châu, chuyên viết trong mục ‘Đông Nam Á’ của The Diplomat, cũng thường xuyên viết cho Asia Times, nhận định rằng Việt Nam rất có thể là mục tiêu kế tiếp trong chiến tranh thương mại của Trump.
Trả lời phỏng vấn với BBC Việt Ngữ hôm 21/7, ông David giải thích rõ hơn những lý do chính tại sao ông Trump xem Việt Nam như mục tiêu kế tiếp của cuộc chiến thương mại, cũng như Hà Nội có thể làm gì để giảm thiểu tối đa rủi ro này.
David Hutt: Có hai lý do. Việc định tuyến lại các sản phẩm của Trung Quốc qua Việt Nam là một điều mới, và khá nghiêm trọng, nhưng có lẽ đó không phải là mối quan tâm chính của chính phủ Hoa Kỳ – xét cho cùng, Trung Quốc cũng từng bị cáo buộc chuyển sản phẩm của mình qua nhiều quốc gia khác, và đã làm như vậy ngay cả trước cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, để tận dụng các thỏa thuận thương mại ưu đãi của quốc gia khác với Mỹ.
Nghiêm trọng hơn là thặng dư mậu dịch lớn mà Việt Nam có với Mỹ. Như tôi lưu ý trong bài viết, đã lên đến mức lớn nhất trong năm ngoái (khoảng 40 tỷ USD) và có thể tăng hơn trong năm nay, vì mới trong 5 tháng đầu năm nay, thặng dư đã đạt 21,6 tỷ USD.
Ngay sau khi ông Trump trở thành tổng thống, thặng dư mậu dịch là vấn đề lớn đối với ông – chúng ta nhớ rằng trong vài tháng đầu cầm quyền, ông Trump khá chống Việt Nam; ông thường nhắc đến con số thặng dư mậu dịch khổng lồ của Việt Nam, nhiều hơn nhắc đến Trung Quốc lúc bấy giờ, và ông quyết định đưa Hoa Kỳ ra khỏi TPP, điều làm cho những người ở Hà Nội rất khó chịu.
Bị Trump ‘đánh’, công ty TQ ‘âm thầm’ sang VN?
Thương chiến Mỹ-Trung: Cơ hội ‘ngàn năm một thuở’ cho VN
Mỹ chưa muốn coi VN là nước thao túng tiền tệ
BBC:Giới phản biện có thể lập luận rằng, những tuyên bố từ Trump, như ”Việt Nam lợi dụng chúng ta thậm chí còn tệ hơn cả Trung Quốc”có thể chỉ là một trong những tuyên bố nhất thời, vì trong nỗ lực kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, Mỹ sẽ cólợi hơn khi giữ mối quan hệ tốt với Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam không trộm cắp tài sản trí tuệ, do đó không làm tổn hại nhiều cho Mỹ như Trung Quốc. Ông nghĩ sao?
David Hutt: Vâng, tôi có lưu ý trong bài viết rằng, theo các nguồn tin chính phủ mà tôi có được tại Việt Nam, mọi người thực sự không biết phải phản ứng như thế nào với bình luận của ông Trump. Với Trump, người ta luôn luôn phải đoán xem một bình luận ông đưa ra có phải là chính sách thực sự của Nhà Trắng không, hay chỉ là một phát ngôn mang tính cách thời điểm, hoặc Trump nghĩ rằng nếu ông nói điều gì đó thật kỳ quặc thì sẽ buộc người khác phải sửa đổi cung cách của họ.
Nếu chúng ta nhìn vấn đề với đôi mắt phân tích, thì những lời bình luận của ông Trump chắc chắn là kém ngoại giao và phi lý. Việt Nam không có chính sách cạnh tranh thương mại không công bằng như những chính sách bất công của Trung Quốc đối với thương mại Hoa Kỳ. Và Hà Nội chắc chắn sẵn sàng chấp nhận yêu cầu của Washington, ít nhất là trong quan hệ kinh tế. Vì vậy, không, Việt Nam không lợi dụng Mỹ tệ hơn Trung Quốc.
Hơn nữa, và đây là điều khiến cho những bình luận của Trump trở nên kỳ quái, là ít nhất từ năm 2011, dưới thời chính quyền Obama, Mỹ đã đặt ưu tiên và nuông chiều Việt Nam vì những phản đối của Việt Nam với sự bành trướng của Trung Quốc ở vùng Biển Đông. Không có quốc gia Đông Nam Á nào được Washington trao cho nhiều ưu đãi như thế, và không có quốc gia nào trong khu vực có nhiều vấn đề chính trị như Việt Nam – chẳng hạn như hồ sơ nhân quyền khủng khiếp và việc bảo trì hệ thống độc đảng – những điều thường khiến cho Mỹ rất quan tâm đã được ngó lơ. Chỉ cần so sánh cách Mỹ phản ứng với các sự kiện chính trị ở Campuchia với Việt Nam chúng ta sẽ thấy.
Việt Nam thực sự có tầm quan trọng chiến lược đối với Mỹ. Một cách đặc biệt, Trump thực sự đã làm theo chính quyền Obama trong các giao dịch với Việt Nam – điều này rất độc đáo, vì Trump có xu hướng làm ngược lại với Obama trong những lãnh vực khác – và thực tế ông Trump đã nâng quan hệ với Việt Nam lên cấp độ cao hơn, ngoại trừ trong vài tháng đầu nhậm chức. Tôi tin rằng ông Trump đã đến thăm Việt Nam ba lần. Ông gần như không bao giờ nói chuyện công khai về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, trong khi ông Obama ít nhất đã đề cập đến những vấn đề này. Và ông Trump cũng đã dành nhiều lời khen ngợi có lẽ hơi quá lời cho Hà Nội khi thủ đô nước này tổ chức cuộc đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên vào tháng Hai.
Vì vậy, những bình luận gần đây của ông Trump không những chỉ bất thường, mà còn đi ngược lại chính sách đối ngoại của Mỹ với Việt Nam trong gần một thập niên qua. Cho nên, tôi cảm thấy những lời này đáng kinh ngạc – có lẽ do ông cố tình phát ngôn như thế để buộc Hà Nội giảm thặng dư mậu dịch bằng cách mua thêm hàng hóa của Mỹ, và cũng có lẽ để thể hiện, theo cái kiểu của Trump, là ngay cả các đồng minh của ông cũng phải coi chừng.
Những điều cần biết về thương chiến Mỹ-Trung
Chiến tranh thương mại: VN ‘cần dứt khoát thoát Trung’
EU và Canada ký thỏa thuận Ceta
Chiến tranh thương mại và chuyện hai nước TQ
BBC:Tuyên bố của ông Trump, cộng thêm việc Mỹ áp 400% thuế lên thép có nguồn gốc từ Hàn Quốc và Đài Loan gia công tại Việt Namdường như cũng khiến Việt Nam quan ngại. Theo ông thì Việt Nam đã làm đủ chưa để giảm thiểu xác suất có thể trở thành mục tiêu kế tiếp trong chiến tranh thương mại của ông Trump? Ông khuyên Hà Nội nên làm gì thêm để khỏi trở thành mục tiêu này?
David Hutt: Tôi cho là, như đã đề cập ở trên, bình luận của ông Trump và việc áp thuế – không phải là là những điều quá hệ trọng – được đưa ra để khiến cho Việt Nam tìm cách giảm thặng dư mậu dịch bằng cách mua thêm hàng hóa của Mỹ. Những điều đó có lẽ cũng khiến Việt Nam suy nghĩ rõ hơn về vị trí của mình, là Việt Nam đứng ở đâu trong lúc Mỹ và Trung Quốc được xem như là đang ở trong một chiến tranh lạnh mới.
Điều tốt cho Việt Nam là việc điều chỉnh thặng dư mậu dịch sẽ dễ hơn việc giảm thiểu các sản phẩm của Trung Quốc được chuyển vào Mỹ qua Việt Nam nhiều. Muốn giảm thặng dư mậu dịch Việt Nam đơn giản chỉ phải mua thêm hàng hóa từ Mỹ (mọi người đều biết Washington đã vận động Việt Nam mua vũ khí quân sự từ Mỹ, thay vì từ Nga), trong khi giảm hàng Trung Quốc đi qua ngả Việt Nam vào Mỹ đòi hỏi phải tổ chức lại hải quan và biên giới, một điều khá khó khăn.
Có bằng chứng cho thấy là Hà Nội đang cố gắng giảm thiểu các sản phẩm Trung Quốc được chuyển qua Việt Nam để vào Mỹ. Quan trọng hơn, cũng có bằng chứng cho thấy ngày càng có nhiều nhà lập pháp ở Việt Nam bắt đầu đặt câu hỏi tại sao họ phải chấp nhận đầu tư nhiều như vậy từ Trung Quốc – và liệu chất lượng chứ không phải số lượng có phải là cách tiếp cận tốt hơn. Mặc dù Việt Nam thường không cùng có quan điểm chính trị và địa chính trị với Bắc Kinh, đặc biệt là về vấn đề Biển Đông, nhưng về kinh tế, cả hai nước rất thân thiết.
Nhưng nếu Việt Nam cố gắng thay đổi chính sách thương mại với Trung Quốc, chẳng hạn như bằng cách trở nên kén chọn hơn về những khoản đầu tư mà họ chấp nhận, điều này sẽ làm hài lòng Mỹ. Nếu ông Trump hành xử hợp lý, ông sẽ cố gắng sử dụng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra để thu hút thêm sự ủng hộ cho Mỹ từ các nước châu Á khác. Chúng ta không thể phỏng đoán là ông ấy chắc chắn sẽ hành xử đúng như thế, nhưng đe dọa sẽ biến Việt Nam thành mục tiêu kế tiếp của chiến tranh thương mại có thể là cách mà ông Trump buộc Hà Nội phải thay đổi để có cách tiếp cận thân thiện hơn với Hoa Kỳ.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49067842

Mỹ tuyên bố TQ ‘khiêu khích’

khi xâm phạm vùng biển Việt Nam

Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh “các hành động khiêu khích lặp đi lặp lại” và “gây bất ổn” của Trung Quốc nhắm vào các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam phải bị chấm dứt.
Trong tuyên bố được phát đi ngày 20-7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nhấn mạnh các hành động của Trung Quốc trong những ngày gần đây là “sự cản trở các hoạt động khai thác và sản xuất dầu khí đã có từ lâu của Việt Nam”.
“Các hoạt động khiêu khích lặp đi lặp lại của Trung Quốc nhắm vào các hoạt động khai thác và thăm dò dầu khí xa bờ của các bên liên quan (ở Biển Đông – PV) đã đe dọa an ninh năng lượng của khu vực và phá hoại một thị trường năng lượng tự do, rộng mở ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định.
Washington nhấn mạnh các hành động của Trung Quốc trong thời gian gần đây như cải tạo và quân sự hóa các thực thể chiếm đóng trái phép, “sử dụng lực lượng dân quân biển để bắt nạt, cưỡng ép và đe dọa các quốc gia khác là hành động phá hoại hòa bình, an ninh của khu vực”.
“Mỹ kiên quyết phản đối mạnh mẽ các hành động cưỡng ép và bắt nạt được thực hiện bởi bất kỳ bên nào tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc nên ngừng ngay các thói bắt nạt nước khác và kiềm chế, tránh các hành động mang tính khiêu khích và gây bất ổn khu vực”, Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh.
Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc Trung Quốc đã cố tình gây áp lực lên các nước ASEAN để chấp nhận Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) nhằm mục đích ngăn chặn các nước hợp tác với nước thứ ba để khai thác dầu khí trên Biển Đông, từ đó kiểm soát các nguồn tài nguyên trong khu vực.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hiện vẫn chưa lên tiếng phản hồi.
Mỹ tuyên bố Trung Quốc khiêu khích khi xâm phạm vùng biển Việt Nam – Ảnh 2.
Ngày 19-7, trong cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc và nhóm tàu hộ tống của nó đã xâm phạm vùng biển Việt Nam.
“Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
Theo bà Thu Hằng, Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.
Theo người phát ngôn Thu Hằng, duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này.
http://biendong.net/bi-n-nong/29413-my-tuyen-bo-tq-khieu-khich-khi-xam-pham-vung-bien-viet-nam.html

Đô đốc Mỹ: Quân đội TQ sẽ vượt quân đội Mỹ

ở Ấn Độ – Thái Bình Dương nhưng vẫn thiếu 1 điều

Đô đốc Mỹ cho biết, xét từ số lượng trang thiết bị vũ khí, sức mạnh quân sự Trung Quốc sẽ sớm vượt qua Mỹ ở khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương trong một hoặc hai năm tới.
Đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương mới đây cho biết, sức mạnh quân sự Trung Quốc có thể vượt qua quân đội Mỹ tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương về số lượng và chất lượng trong vài năm tới.
Cụ thể, trong bài phát biểu tại Diễn đàn an ninh Aspen ở Colorado hôm thứ Năm 18/7, miêu tả về sự mở rộng nhanh chóng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, ông Davidson cho biết, xét từ số lượng trang thiết bị vũ khí, sức mạnh quân sự Trung Quốc sẽ sớm vượt qua Mỹ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
“Khi nhìn vào khả năng tác chiến và các vấn đề mà quân đội phải đối mặt, chúng tôi thấy rằng trong một hoặc hai năm tới, Trung Quốc về cơ bản sẽ vượt qua các nguồn lực quân sự mà bộ chỉ huy Ấn Độ-Thái Bình Dương có thể chỉ huy và kiểm soát”, Đô đốc Mỹ nói.
Ông này cũng nói rằng, vì Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ công nghệ quân sự nên chất lượng sức mạnh quân sự của Trung Quốc cũng có thể vượt qua quân đội Mỹ trong tương lai gần.
Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi nhìn thấy việc nâng cao sức mạnh trên không, trên biển, trên đất liền, không gian và mạng của họ. Nếu chúng tôi không chủ động hành động, chúng tôi sẽ gặp rủi ro khi Trung Quốc sẽ vượt qua chúng tôi vào giữa thế kỷ tới”.
Tuy nhiên, Đô đốc Davidson cũng nói rằng, không có ai trong đội ngũ cấp cao quân đội Mỹ nói rằng họ muốn đối đầu với Trung Quốc và họ không có ý định kiềm chế Trung Quốc. Ngược lại, quân đội Mỹ hy vọng sẽ tiếp tục đối thoại và hỗ trợ tương hỗ với quân đội Trung Quốc.
Chiến lược quốc phòng của Mỹ công bố năm 2018 coi Trung Quốc và Nga là đối thủ cạnh tranh lớn. Lầu Năm Góc và các quan chức quân sự hàng đầu Mỹ cho rằng, Trung Quốc là mối đe dọa an ninh mà Washington sẽ phải đối mặt trong một thời gian dài nhưng nước này có một lợi thế mà Trung Quốc không có, đó là quan hệ đồng minh và đối tác của họ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. .
http://biendong.net/doc-bao-viet/29428-do-doc-my-quan-doi-tq-se-vuot-quan-doi-my-o-an-do-thai-binh-duong-nhung-van-thieu-1-dieu.html

Máy bay Venezuela bám đuôi

một chiếc máy bay quân sự Hoa Kỳ

Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm Chủ Nhật (21/7), quân đội Hoa Kỳ đã cáo buộc một máy bay chiến đấu của Venezuela về hành vi “hung hăng” bám đuôi một chiếc máy bay EP-3 Aries II của Hải quân Hoa Kỳ trên không phận quốc tế, một dấu hiệu mới về mâu thuẫn ngày càng gia tăng giữa hai nước.
Cuộc chạm trán giữa hai máy bay xảy ra vào hôm thứ Sáu (19/7), cùng ngày mà chính quyền tổng thống Trump tuyên bố rằng họ đang áp đặt lệnh trừng phạt đối với bốn viên chức hàng đầu trong cơ quan phản gián quân sự của Venezuela. Trong một tuyên bố được đưa ra vào hôm Chủ nhật (21/7), quân đội Hoa Kỳ cho biết họ đã xác định “máy bay chiến đấu do Nga sản xuất đã bám đuôi chiếc EP-3 ở khoảng cách không an toàn trong không phận quốc tế trong một thời gian dài, đe dọa sự an toàn của phi hành đoàn và gây nguy hiểm cho chuyến bay EP-3”. Hai chiếc máy bay này đã không xảy ra va chạm, và không có ai bị thương trong sự việc trên.
Quân đội Hoa Kỳ đã không cung cấp thông tin chi tiết về chuyến bay EP-3, và cũng không nêu rõ rằng cuộc chạn trán này diễn ra ở đâu.
Trong một tuyên bố được chính phủ Venezuela công bố vào hôm Chủ Nhật (21/7), các lực lượng vũ trang của đất nước Nam Mỹ này cho biết họ đã xua đuổi “cuộc tấn công của một máy bay trinh sát và tình báo Hoa Kỳ” tại khu vực bay xung quanh phi trường Maiquetia. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/may-bay-venezuela-bam-duoi-mot-chiec-may-bay-quan-su-hoa-ky/

Mexico đã tránh được các cuộc đàm phán

 “nước thứ ba an toàn” với Hoa Kỳ

Tin từ MEXICO CITY/SAN SALVADOR – Vào hôm Chủ nhật (21/7), Mexico cho biết họ đã ngăn chặn cuộc đàm phán “quốc gia thứ ba an toàn” với Hoa Kỳ, sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo ca ngợi những nỗ lực của Mexico trong việc giảm thiểu dòng di dân đến Hoa Kỳ.
Nhưng trong khi ca ngợi những nỗ lực của Mexico, ông Pompeo lại cho biết họ “vẫn còn nhiều việc phải làm”. Vào hôm Chủ nhật (21/7), ông Pompeo đã gặp gỡ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mexico Marcelo Ebrard tại Mexico City, trong bối cảnh căng thẳng tăng cao trước thời hạn ngày 22 tháng 7 về một thỏa thuận loại bỏ các mối đe dọa về thuế đối với hàng xuất cảng của Mexico. Một thỏa thuận đạt được vào tháng 6 đã nêu rõ nếu Hoa Kỳ cho rằng nếu Mexico không ngăn chặn di dân trước hạn chót, hai nước sẽ bắt đầu đàm phán lại để buộc những người tầm trú xin tị nạn ở Mexico, chứ không phải ở Hoa Kỳ.
Ông Ebrard cho biết “việc khởi xướng bất kỳ cuộc đàm phán nào về thỏa thuận quốc gia thứ ba an toàn giữa Mexico và Hoa Kỳ là không cần thiết khi xét đến những tiến triển mà Mexico đã đạt được”. Tuy nhiên, ông Pompeo lại có vẻ ít dứt khoát hơn. Ông đã ca ngợi những tiến triển mà Mexico đã đạt được trong việc hỗ trợ cắt giảm gần một phần ba những nỗi lo ở biên giới phía nam Hoa Kỳ vào tháng trước, nhưng lại cho biết thêm rằng “hai nước vẫn còn một chặng đường dài trước mắt” và “vẫn còn nhiều việc phải làm”. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/mexico-da-tranh-duoc-cac-cuoc-dam-phan-nuoc-thu-ba-an-toan-voi-hoa-ky/

Dân Anh xuống đường

chống lại ông Boris Johnson và Brexit

Tin từ London, Anh Quốc — Vào hôm Thứ Bảy (21/7), những người biểu tình chống Brexit xuống đường biểu tình tại London. Họ bày tỏ sự phản đối ông Boris Johnson và thể hiện tinh thần hướng về Châu Âu. Một số người còn tham gia biểu tình để yêu cầu một cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai về Brexit.
Theo đánh giá, vị thủ tướng Anh kế nhiệm có khả năng sẽ là ông Boris Johnson. Ông Boris là người thường ủng hộ việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu EU mà không cần bất cứ một thỏa thuận nào. Ông còn đi đầu trong các cuộc thăm dò của các thành viên đảng Bảo thủ, những người sẽ tham gia bầu chọn nhà lãnh đạo tiếp theo của nước Anh. Đối thủ của ông Boris cho vị trí thủ tướng là Ngoại trưởng Jeremy Hunt.
Theo tờ Straits Times, kết quả về chức vị thủ tướng Anh Quốc tiếp theo sẽ được công bố vào Thứ Ba 23/7. Theo một tài liệu của liên minh Châu Âu (EU), EU lần đầu tiên ngăn chặn một số quốc gia tiếp cận vào thị trường tài chính của khối này. Đây là một hành động gióng lên hồi chuông cảnh báo ở Anh Quốc trên đường tới Brexit. Theo hệ thống này, Brussels có thể cấp quyền tiếp cận thị trường tài chính cho các ngân hàng ngoài liên minh EU, các công ty đầu tư, nhà bù trừ hoặc các tổ chức xếp hạng tín dụng, nếu xét thấy các quy tắc quốc gia của họ phù hợp với các quy tắc của EU.
Cũng liên quan đến Anh, vào Chủ Nhật (21/7), ông Philip Hammond, Bộ trưởng tài chính Anh Quốc cho biết, ông sẽ từ chức nếu ông Boris Johnson trở thành thủ tướng. Lý do là vì ông cảm thấy không thể hỗ trợ một nhà lãnh đạo sẵn sàng đưa nước Anh ra khỏi Liên minh châu Âu mà không đạt được thỏa thuận nào. Quyết định của ông Hammond góp phần nhấn mạnh các phản ứng mạnh mẽ trong quốc hội trước việc Anh rời khỏi EU mà không có thỏa thuận. Một số nhà lập pháp và nhiều công ty cho rằng đây sẽ là thảm họa đối với nền kinh tế Anh Quốc. Vốn là một thành viên Đảng bảo thủ trung thành và từng đảm nhận nhiều vai trò bộ trưởng, ông Hammond không phải là một kẻ nổi loạn. Tuy nhiên, nỗi sợ về một Brexit không thỏa thuận buộc ông phải bỏ phiếu chống lại chính phủ lần đầu tiên trong sự nghiệp chính trị 22 năm của ông. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/dan-anh-xuong-duong-chong-lai-ong-boris-johnson-va-brexit/

Iran bắt giữ tàu dầu của Anh:

Thủ tướng May họp khẩn cấp nội các

Thanh Hà
Trong những ngày cuối cùng ở chức vụ thủ tướng, bà Theresa May hôm nay 22/07/2019 triệu tập khẩn cấp nội các để giải quyết khủng hoảng với Iran. Nội trong ngày, chính quyền Luân Đôn sẽ ban hành các biện pháp trừng phạt Teheran sau vụ tàu chở dầu Stena Impero của Anh cùng 23 thuyền viên bị Iran bắt giữ.
Theo giải thích của Teheran, tàu dầu của Anh Quốc đã đâm vào một tàu cá của Iran. Trong khi chờ đợi điều tra, lực lượng Vệ Binh Cách Mạng Hồi Giáo Iran đã áp tải tàu dầu của Anh về cảng Bandar Abbas.
Luân Đôn một mực bác bỏ cáo buộc của chính quyền Iran. Ngoại trưởng Anh tối qua đã điện đàm với các đồng nhiệm Pháp và Đức về “ưu tiên bảo đảm an ninh hàng hải trong khu vực Vịnh Ba Tư và eo biển Ormuz”, tuyến đường huyết mạch để xuất khẩu dầu hỏa của Trung Đông.
Theo thông tín viên đài RFI Siavosh Ghazi từ thủ đô Teheran, Iran giữ nguyên lập trường cứng rắn, thách thức phương Tây.
“Đài truyền hình Iran chiếu trực tiếp hình ảnh tàu dầu Anh trên đó có treo cờ Iran bị áp tải về cảng Bandar Abbas. Đây là một hình thức thể hiện sức mạnh và càng có nguy cơ làm tình hình thêm căng thẳng trong vùng Vịnh Ba Tư, cũng như tại eo biển Ormuz, nơi 1/3 lượng dầu hỏa của thế giới phải đi qua. Ngay từ hôm Thứ Bảy, lực lượng Vệ Binh Cách Mạng Iran đã cho chiếu hình ảnh trực thăng áp tải tàu chở dầu của Anh. Đến sáng hôm qua, chủ tịch Quốc Hội Iran cho rằng Vệ Binh Cách Mạng trả đũa một vụ “cướp biển” từ phía Anh Quốc, ám chỉ vụ Hải Quân Anh hôm 04/07//2019 đã bắt giữ một tàu dầu của Iran ngoài khơi Gibraltar.
Teheran bác bỏ yêu cầu trả lại tàu dầu cho nước Anh với lý do cần phải đợi kết quả điều tra vụ tàu dầu Stena Impero đâm vào một tàu cá của Iran. Tình hình trong khu vực vốn đã rất nhạy cảm tại Vịnh Ba Tư lại càng thêm căng thẳng. Đây là nơi từ tháng 5/2019 đã liên tục xảy ra nhiều sự cố. Quan hệ giữa Teheran và Washington hiện rất căng thẳng từ khi Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định hạt nhân cách nay hơn một năm và tái lập các biện pháp trừng phạt chính quyền Iran. Washington nhắm tới mục tiêu là xuất khẩu dầu hỏa của Iran phải rơi xuống số không”.
Chính trị Anh
Về chính trị nội bộ của Anh, cuộc bỏ phiếu trong nội bộ đảng Bảo Thủ để bầu chủ tịch đảng, thay thế bà Theresa May, kết thúc tối nay 22/07/2019. Boris Johnson hay Jeremy Hunt được các đảng viên tín nhiệm và sẽ trở thành thủ tướng Anh tương lai ? Ngày mai, công luận Anh sẽ được thông báo về danh tính vị thủ tướng mới. Tất cả các thăm dò đều cho thấy, Boris Johnson đang dẫn đầu cuộc đua. Cho dù là bất cứ ai được chỉ định vào căn hộ số 10 Downing Street, thì hai hồ sơ lớn nhất chờ đợi tân thủ tướng Anh vẫn là Brexit và khủng hoảng với Iran sau vụ tàu dầu Stena Impero bị Teheran bắt giữ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190722-thu-tuong-may-hop-khan-cap-noi-cac-ve-vu-iran-bat-giu-tau-dau-cua-anh

Thêm một đợt nắng nóng tại Pháp

Gia Hưng
Theo dự báo của cơ quan khí tượng Pháp Météo-France, thời tiết nắng nóng sẽ trở lại trong tuần này tại nhiều vùng ở Pháp. Météo-France  hôm qua, 21/07/19, cho biết tuy đợt nóng này sẽ không lên tới 45 độ C như đợt nóng tháng Sáu, nhưng các tỉnh phía bắc sông Loire sẽ bị ảnh hưởng rất nặng, và các hôm thứ Tư và thứ Năm, nhiệt độ ở một số tỉnh sẽ lên tới hơn 40 °C.
Tổng cộng có 21 tỉnh từ khu vực miền Tây-Nam tới vùng miền Đông-Trung Pháp được đặt dưới tình trạng báo động màu cam từ hôm nay.
Cháy rừng tại Bồ Đào Nha
Tại Bồ Đào Nha, cũng do thời tiết hậu nóng bức, ba vụ cháy rừng đã xảy ra trong cuối tuần qua. Hôm qua, 21/07/19, tổng cộng 1700 nhân viên cứu hỏa cùng 400 phương tiện phòng cháy chữa cháy đã được huy động tới vùng Castelo Branco. Theo hãng tin AP, hiện có 31 người bị thương, bao gồm cả lính cứu hỏa và người dân. Các vụ cháy rừng này khiến người dân Bồ Đào Nha nhớ lại thảm họa cháy rừng năm 2017, khiến 64 người thiệt mạng và hơn 250 người bị thương, và được coi là thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất trong lịch sử đương đại Bồ Đào Nha.
Hoa Kỳ cũng bị đợt nóng
Còn tại Hoa Kỳ, một đợt nóng dữ dội ảnh hưởng tới hàng chục triệu người và được cho đã khiến 6 người thiệt mạng. Các bang tại bờ Đông bị nặng nhất. Từ khu vực bang South Carolina tới Maine, nhiệt độ trong ngày có thể hơn tới 100 độ F (tức gần 38 độ C), cùng với độ ẩm cao, nhiệt độ được cảm nhận có thể lên tới 110 độ F (tương đương 43 độ C). Thành phố New York đã phải cắt điện khu vực Brooklyn và Queens nhằm bảo trì mạng lưới điện, tránh việc đợt nóng gây lỗi hệ thống, dẫn tới mất điện toàn thành phố.
http://vi.rfi.fr/phap/20190722-bat-dau-dot-nang-nong-moi-tai-phap

Bầu cử Quốc Hội Ukraina :

 Đảng của tổng thống Zelensky thắng lớn

Gia Hưng
Theo kết quả kiểm phiếu tạm thời được công bố hôm nay, 22/07/2019, đảng “Người phục vụ Nhân dân” của tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã giành chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử Quốc Hội trước thời hạn hôm qua. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là 50%, và đảng cầm quyền được ước tính đã giành được 42% tổng số phiếu, bỏ xa đối thủ về nhì, chỉ có 12% số phiếu. Có 3 đảng khác đã vượt quá 5% tổng số phiếu bầu, vào được Quốc Hội.
Thông tín viên Sébastien Gobert từ Kiev tường trình :
Quả thực khó có thể cưỡng lại làn sóng Zelensky. Số phiếu bầu của đảng “Người phục vụ Nhân dân” đã được kiểm vào tối hôm qua. Nhờ cách tính phức tạp của hệ thống bầu cử hỗn hợp, nửa đa số, nửa đại diện tỷ lệ, đảng cầm quyền có thể sẽ giành được đa số.
Đảng này sẽ phải tìm đối tác để nắm đủ đa số hai phần ba nhằm triển khai việc cải cách Hiến pháp, nhưng bản thân tổng thống sẽ có khuôn khổ hoạt động chưa từng có để đạt được những ưu tiên của ông, chẳng hạn như chấm dứt cuộc chiến ở miền Đông Ukraina, giành lại tự do cho các tù nhân chính trị và các tù binh hiện bị giam ở Nga, và xóa bỏ nạn tham nhũng khiến nền kinh tế nước này bị tê liệt.
Đảng “Người phục vụ Nhân dân” có được sự thành công lớn này chính là nhờ phong trào cử tri loại bỏ những người đương quyền và yêu cầu đổi mới triệt để hãng ngũ chính giới. Đảng này kể từ nay sẽ đảm nhận trách nhiệm cầm quyền, đặc biệt là trong chính phủ tương lai. Ông Volodymyr Zelensky cam kết sẽ tiến hành cải tổ toàn diện một khi Quốc Hội mớinhậm chức, có lẽ vào đầu tháng Chín.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190722-bau-cu-quoc-hoi-ukraina-dang-cua-tong-thong-zelensky-thang-lon

Thảm cảnh đường sắt TQ xây ở Kenya:

Lơ lửng giữa ‘hư không”

Việc Bắc Kinh giữ lại 4,9 tỷ USD, khoản kinh phí cần thiết để hoàn tất dự án đường sắt Trung Quốc vẽ lên ở châu Phi, khiến nó kết thúc ở một nơi bất định nào đó giữa Kenya.
Những thanh tà vẹt mới, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời, khi đi qua một cây cầu đường sắt mới ở Kenya. Đây là đoạn đường ray mới nhất trong tuyến đường sắt tham vọng mà Trung Quốc xây từ bờ biển đến tận Uganda. Tuy nhiên, nó không chạy thẳng tới biên giới. Thay vào đó, đường sắt đột ngột kết thúc gần một ngôi làng hẻo lánh, cách thủ đô Nairobia, Kenya chừng hơn 100 km vè phía tây. Tuyến đường này không thể sử dụng và không biết đến bao giờ mới có thể sử dụng được.
Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đình đám, từng là ngọn cờ đầu trong sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc, đột ngột bị dừng lại hồi đầu năm khi Bắc Kinh rút 4,9 tỷ USD tài trợ, số tiền quan trọng nhằm đảm bảo công trình được hoàn thành.
Động thái đột ngột của Bắc Kinh khiến Kenya và Uganda trở thay không kịp. Hai quốc gia này có thể buộc phải khôi phục lại hệ thống đường sắt cũ có từ thời thuộc địa trong nỗ lực liên kết và thúc đẩy thương mại khu vực.
Lý do Trung Quốc đột ngột dừng cấp vốn có thể nằm ở tính khả thi của dự án. Truyền thông Trung Quốc liên tục đề cập dự án xây dựng đường sắt nối Mombasa-Nairobi như là ngọn cờ đầu trong Sáng kiến Vành đai Con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình. Tuy nhiên, trước những lọ ngại quả bom nợ mà dự án này mang đến các nước nghèo, vào tháng 4, Chủ tịch Tập Cận Bình báo hiệu Bắc Kinh sẽ kiểm soát và giám sát chặt chẽ hơn các dự án.
Những động thái từ Bắc Kinh đã bắt đầu gây ảnh hưởng. Hệ thống đường sắt và đường bộ của Trung Quốc ở Kazakhstan đang bị đình trệ sau sự sụp đổ của một ngân hàng địa phương có liên quan đến các quỹ Trung Quốc. Tại Zimbabwe, một dự án điện mặt trời khổng lồ đã sụp đổ sau khi Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc ngừng cấp vốn do các khoản nợ còn tồn tại của chính phủ. Kenya có thể là quốc gia tiếp theo bị ảnh hưởng.
Piers Dawson, chuyên gia tư vấn đầu tư tại Africa Matters Ltd. có trụ sở ở London, cho biết: “Người Trung Quốc đang áp dụng một cách tiếp cận thận trọng hơn đối với các khoản nợ ở châu Phi. Những ồn ào xung quanh tính bền vững và tiềm năng của chúng chính là lý do”.
Trung Quốc hiện là nhà tài trợ lớn nhất cho các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Phi. Theo Deloitte, Trung Quốc cấp vốn cho 1/5 các dự án và xây dựng 1/3 trong số đó. Ngân hàng Phát triển châu Phi ước tính nhu cầu cho phát triển hạ tầng ở lục địa này là 130 đến 170 tỷ USD mỗi năm, các chính phủ sẵn sàng nhận các khoảng vay của Trung Quốc.
Tuy nhiên, vay nợ quá nhiều là một quả bom nổ chậm. Tháng 3/2018, Trung tâm Phát triển Toàn cầu cảnh báo Kenya là một trong 3 nước châu Phi có nguy cơ ngập lụt trong nợ do tham gia Vành đai và Con đường. Hai quốc gia khác là Ai Cập và Ethiopia.
Jacques Nel, chuyên gia kinh tế tại NKC African Economics, nhận định: “Trung Quốc có những vấn đề riêng mà họ phải đối phó, bao gồm cả việc thế giới nghĩ rằng Bắc Kinh đang gài bẫy nhiều đối tác tham gia Vành đai và Con đường thông qua việc nhấm chìm họ trong nợ. Chính vì vậy, Trung Quốc hiện tại đã “thêm hệ thống hãm” vào các kế hoạch mở rộng của mình hay ít nhất là tập trung hơn vào khẳ năng tồn tại của các dự án trước những mối quan ngại về nợ”.
Trở lại với câu chuyện ở Kenya, một nửa tuyến đường sắt nối liền Kenya-Uganda đã đi vào hoạt động. 470 km đường sắt nối giữa thành phố cảng Mombasa với thủ đô Nairobi đang được khai thác nhưng chưa thể sinh lời. Bắc Kinh chùn bước trong việc mở rộng tài trợ vốn cho dự án sang Uganda trong bối cảnh lo ngại chúng không thể tồn tại.
Kenya và quốc gia không có biển Uganda đã phối hợp để xây dựng tuyến đường sắt mới nhằm giảm chi phí vận chuyển cũng như thời gian cần thiết để đưa hàng hóa từ bờ biển vào mỗi quốc gia và đi sâu hơn vào khu vực nội địa phía đông và trung tâm châu Phi.
Tuy nhiên, việc nhận thấy Trung Quốc không cho vay thêm tiền khiến Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta phải liên kết đường sắt mới với hệ thống đường ray khổ hẹp hơn 90 tuổi của đất nước. Uganda cũng đã sửa chữa lại hệ thống đường ray từ thời thuộc địa của mình.
Dẫu vậy, sửa chữa cũng vấn có nghĩa là gánh thêm nợ trong thời điểm Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thúc giục hạn chế chi tiêu. Trung Quốc hiện đang là nhà cho vay lớn nhất của Kenya với khoản vay tương đương 22% tổng số nợ nước ngoài của đất nước.
Tình hình hiện nay không có gì tốt cho di sản của Tổng thống Kenyatta. Việc xây dựng đường sắt, khoản đầu tư lớn nhất của Kenya kể từ khi giành quyền tự trị hơn 5 thập kỷ trước, có thể nhấn chìm chính quyền Kenyatta vào tai tiếng. Ngay cả việc nối hệ thống đường sắt mới với hệ thống đường sắt cũ, Chính quyền Kenyatta vẫn đang phải tìm kiếm nhà đầu tư.
Trong khi đó, Uganda sẽ cần 205 triệu USD để khôi phục lại các đường ray cũ. Họ hiện chưa xác định được nguồn tiền này sẽ lấy ở đâu.
Trở lại năm 2013, khi Kenyatta yêu cầu Bắc Kinh tài trợ cho chuyến đường sắt, điều kiện duy nhất mà Trung Quốc đưa ra là nhà thầu của họ sẽ thực hiện dự án. Doanh thu từ đường sắt chính là khoản tiền để trả cho khoản vay. Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng chi phí quá cao khiến các dự án này còn lâu mới có thể thu hồi vốn.
Trung Quốc đang siết chặt hơn việc phê duyệt các khoản vay, trong đó đưa ra những quy tắc rõ ràng với doanh nghiệp nhà nước và các công ty xây dựng để chống tham nhũng từ các khoản vay. Trung Quốc ủng hộ dự án đường sắt Kenya nhưng đòi hỏi một kế hoạch tài chính hợp lý và bền vững.
Việc Trung Quốc đòi hỏi các dự án chất lượng vao và nghiên cứu tính khả thi kỹ lưỡng lớn khiến việc phê duyệt các dự án chậm lại. Tuy nhiên, nguồn thạo tin cho biết điều này không có nghĩa là các dự án bị hủy. Các bên liên quan ở Trung Quốc và ngân hàng đang cân nhắc lựa chọn tài chính cho các dự án này.
http://biendong.net/doc-bao-viet/29430-tham-canh-duong-sat-tq-xay-o-kenya-lo-lung-giua-hu-khong.html

Vị thế, vai trò của Biển Đông

tác động đến chiến lược biển của một số nước

Biển Đông là một trong những vùng biển chiến lược quan trọng nhất trên thế giới với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trữ lượng dầu mỏ, khí đốt dồi dào, tập trung nhiều tuyến giao thông hàng hải quốc tế quan trọng. Tuy nhiên, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông hiện nay ngày càng diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường, tác động lớn đến môi trường hòa bình ổn định của khu vực, chủ quyền và lợi ích của nhiều nước.
Vị thế, vai trò của Biển Đông đối với các nước
Đối với Trung Quốc,
Biển Đông có vai trò rất quan trọng bởi:
(1) Xét về yếu tố địa chính trị, Biển Đông có vai trò đặc biệt quan trọng để Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng trở thành cường quốc biển và cường quốc thế giới. Muốn vậy, Trung Quốc cần phải mở rộng không gian sinh tồn. Tuy nhiên, nếu mở rộng lên phía Bắc, Trung Quốc phải đối mặt với vùng khí hậu khắc nghiệt, đối mặt với Nga, một siêu cường về quân sự; phát triển sang phía Tây và Tây Nam, là vùng rừng núi hiểm trở, không thuận tiện cho việc giao thương; hướng sang phía Đông là Nhật Bản, Đài Loan, một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, không thuận tiện cho quá trình lưu thông thương mại đối với khu vực và thế giới. Trong khi đó, ở phía Nam là các quốc gia nhỏ, không có mối quan hệ bền chặt với các siêu cường trên thế giới nhưng lại có một vùng biển “màu mỡ”, đầy tiềm năng, do đó chỉ có phát triển xuống phía Nam, giành quyền kiểm soát Biển Đông, sẽ mở rộng được “không gian sinh tồn”, vì vậy Trung Quốc đã tập trung phát triển lực lượng Hải quân hùng mạnh.
(2) Giành quyền kiểm soát Biển Đông, Trung Quốc sẽ giành được nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng và dồi dào, đặc biệt là dầu khí. Tuy nhiên, phần lớn các nguồn năng lượng nhập khẩu của Trung Quốc ở khu vực này đều đi qua Biển Đông, chi phí vận chuyển lớn, vấn đề an ninh, an toàn hàng hải phức tạp… Trong khi đó, Biển Đông được đánh giá là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới, với trữ lượng dầu mỏ ước tính lên đến hàng trăm tỉ thùng. Do đó, nếu kiểm soát được Biển Đông, Trung Quốc sẽ làm chủ được nguồn tài nguyên quý giá đó, đáp ứng “cơn khát” năng lượng hiện tại và tương lai của Trung Quốc.
(3) Giành quyền kiểm soát Biển Đông, Trung Quốc sẽ kiểm soát được nhiều tuyến giao thông hàng hải quốc tế quan trọng nhất thế giới, kiểm soát được tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương, châu Âu – châu Á, Trung Đông – châu Á, kiểm soát được con đường vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. (4) Khống chế, làm chủ được Biển Đông là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để Trung Quốc thực hiện được tham vọng nước lớn, hiện thực hóa giấc mơ Đại Trung Hoa. Ngược lại, nếu mất quyền kiểm soát Biển Đông, bị phong tỏa các tuyến giao thông huyết mạch qua Biển Đông, nguồn cung năng lượng cho Trung Quốc bị gián đoạn, nền kinh tế, xã hội của Trung Quốc sẽ bị tác động nghiêm trọng. Chính vì vậy, trong nhiều năm gần đây, Trung Quốc đã, đang nỗ lực thúc đẩy nhiều hoạt động nhằm kiểm soát toàn bộ Biển Đông bằng nhiều biện pháp.
Đối với Việt Nam,
Biển Đông có vai trò vô cùng quan trọng cả về kinh tế, chính trị – xã hội, quốc phòng an ninh, là cửa ngõ chính để kết nối Việt Nam với khu vực và thế giới, cụ thể là:
 (1) Biển Đông được ví như cửa ngõ quốc gia, là nơi có các tuyến giao thông hàng hải, hàng không huyết mạch, thông thương giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam thúc đẩy, phát triển kinh tế, thương mại đối với các nước trên thế giới. Với bờ biển dài khoảng 3.260 km trải từ Bắc xuống Nam, các vùng biển ven bờ, trong thềm lục địa của Việt Nam đã sớm hình thành một mạng lưới giao thông đường biển dày đặc, kết nối các cảng biển với các vùng ven biển và các vùng trong nội địa tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy việc phát triển thương mại, thông thương giữa các vùng miền trong cả nước, giúp hàng hóa thương mại được vận chuyển tới mọi miền của đất nước được nhanh chóng và thuận tiện. Bên cạnh đó, Biển Đông còn mang lại một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng và có giá trị kinh tế cao, nhất là nguồn tài nguyên sinh vật, thực vật và khoáng sản.
(2) Vùng biển Việt Nam là một trong những vùng biển có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn, nhất là dầu và khí đốt. Hiện nay, Việt Nam đã phát hiện hàng chục mỏ dầu khí có trữ lượng khai thác công nghiệp, trong đó đã đưa vào khai thác gần chục mỏ, hàng năm cung cấp hàng triệu tấn dầu và hàng tỉ mét khối khí góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế và phục vụ dân sinh.
(3) Vùng biển Việt Nam có một nguồn tài nguyên sinh vật biển hết sức phong phú, đa dạng và có giá trị kinh tế cao, nhất là các loại hải sản như: tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển….
(4) Biển Đông còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược an ninh, quốc phòng của Việt Nam.
Đối với Philippines, Brunei, Malaysia:
Biển Đông không những mang lại cho họ những lợi ích to lớn về mặt kinh tế, thương mại mà còn có vai trò to lớn về mặt quốc phòng an ninh. Tuy nhiên, chủ quyền, lợi ích của các quốc gia này không giống nhau. Với Philipines, Biển Đông cũng chính là “phên dậu” bảo vệ phần phía Tây của họ trước các mối xâm lăng từ ngoại bang. Với Malaysia cũng vậy, toàn bộ phần phía Bắc và Tây Bắc của họ được Biển Đông che trở. Do vậy, vai trò của Biển Đông đối với Philippines và Malaysia là hết sức to lớn không chỉ về mặt kinh tế thương mại mà còn bảo vệ họ trước các cuộc xâm lăng từ ngoại bang. Còn đối với Brunei, một quốc gia ven Biển Đông có diện tích nhỏ nhất trong khu vực Đông Nam Á nhưng có lượng dầu mỏ xuất khẩu lớn thứ 3 khu vực, với doanh thu dầu khí đóng góp trên 70% GDP, chiếm 90% chi tiêu của chính phủ thì giá trị to lớn mà Biển Đông đem đến là không thể tính toán được.
Đối với các nước Đông Nam Á khác,
Biển Đông ở vị trí trung tâm của khu vực. Hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều có lợi ích hoặc được hưởng lợi ích do vị trí địa chính trị đặc biệt của Biển Đông mang lại. Trong số 11 quốc gia khu vực Đông Nam Á, có đến 8 nước là các quốc gia ven Biển Đông bao gồm: Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Campuchia. Ba quốc gia còn lại là Myanmar, Lào và Đông Timor, mặc dù không phải là quốc gia ven Biển Đông, nhưng được hưởng nhiều lợi ích từ vị trí địa chính trị quan trọng của Biển Đông. Trong những năm gần đây, vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền vẫn diễn biến căng thẳng, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra xung đột, thực sự là một trong những thách thức lớn đối với tất cả các nước trong khu vực. Nếu vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, hoặc nổ ra xung đột sẽ tác động lớn đến môi trường hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực cũng như lợi ích của tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Đối với Mỹ,
Biển Đông có vai trò quan trọng về kinh tế – chính trị và quân sự. Nhiều lần các quan chức lãnh đạo Mỹ đã khẳng định, Mỹ có lợi ích ở Biển Đông, nhất là vấn đề về an ninh hàng hải. An toàn hàng hải và tự do giao thông là quyền lợi chiến lược trọng yếu của Mỹ. Không những vậy, Biển Đông được coi là một mắt xích hết sức quan trọng trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, Mỹ ngày càng mạnh dạn, thẳng thắn, công khai tuyên bố có lợi ích ở Biển Đông và không chấp nhận sự áp đặt của bất kỳ quốc gia nào đối với vấn đề an ninh, an toàn, tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông, bày tỏ sự quan ngại sâu sắc đối với các hoạt động gia tăng căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Đối với Nhật Bản,
Biển Đông là cánh cửa của con đường vận chuyển dầu lửa quan trọng từ Trung Đông về Nhật Bản. Việc bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải cho tuyến đường vận tải trên biển qua Biển Đông là một trong những vấn đề hết sức quan trọng đối với Nhật Bản. Việc độc quyền kiểm soát Biển Đông của bất kỳ một quốc gia nào đều là mối lo ngại đối với Nhật Bản. Những năm gần đây, Nhật Bản ngày càng quan tâm đến vấn đề an ninh an toàn hàng hải tại khu vực này, thậm chí còn cung cấp trang thiết bị quân sự, công nghệ quốc phòng, tàu tuần tra cho một số nước có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc và cân nhắc khả năng tham gia các cuộc tuần tra trên không với Mỹ ở Biển Đông để đối phó với những hành động ngày càng gia tăng căng thẳng của Trung Quốc.
Đối với Nga,
khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng luôn có một vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược an ninh quốc gia. Chủ trương của Nga là duy trì và mở rộng quan hệ về kinh tế, quân sự, ngoại giao đối với tất cả các nước trong khu vực Biển Đông và phối hợp với các nước khác để góp phần giải quyết tranh chấp ở khu vực này, nâng cao ảnh hưởng và vị thế của Nga ở khu vực, thậm chí năm 2016 còn tuyên bố sẵn sàng tập trận ở Biển Đông với các nước đối tác của Nga ở châu Á – Thái Bình Dương.
Vấn đề Biển Đông tác động chiến lược biển của một số nước
Trong những năm gần đây, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường, tác động lớn đến môi trường hòa bình ổn định của khu vực, chủ quyền và lợi ích của nhiều nước. Do đó, nhiều nước có lợi ích trong khu vực đã điều chỉnh chủ trương, chính sách liên quan vấn đề biển đảo.
Trung Quốc đang mở rộng không gian chiến lược hướng biển để duy trì sự phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc gia. Nghiên cứu chiến lược biển được Trung Quốc đặc biệt quan tâm, nhất là chiến lược khai thác phát triển Biển Đông. Trung Quốc coi khống chế được Biển Đông tức là khống chế được cả vùng Đông Nam Á và con đường giao lưu huyết mạch từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. Giành được vị thế ở Biển Đông sẽ giúp nước này giành được thế chủ động để vươn ra các vùng biển khác, đồng thời giúp Trung Quốc tăng cường và mở rộng tầm ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực đối với các nước trong khu vực. Chiến lược biển của Trung Quốc phải bảo đảm ba yếu tố: Các lợi ích chung về biển của Trung Quốc; Các lợi ích an ninh quốc gia của Trung Quốc; Xây dựng một “xã hội hòa hợp” về biển, trong đó công nhận sự cạnh tranh toàn cầu trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên biển đang tăng lên. Không những vậy, các nhiệm vụ chính về biển của Trung Quốc trong tương lai gồm: bảo vệ nguồn lực về biển của Trung Quốc đối với “các vùng nước liên quan”; phát triển kinh tế biển; tăng cường việc sử dụng biển và quản lý các đảo; duy trì môi trường biển; phát triển các ngành công nghiệp biển và khoa học về biển; nâng cao sự đóng góp của Trung Quốc vào hải dương học toàn cầu. Ngoài ra, Chiến lược biển của Trung Quốc đã thay đổi theo hướng “chủ động, tích cực” hơn, biểu thị rõ ràng thái độ kiên quyết không từ bỏ cái mà họ coi là quyền lợi “chính đáng”.
Mặc dù không phải là quốc gia ven bờ Biển Đông nhưng do tầm quan trọng của Biển Đông nên Mỹ vẫn coi vùng này là con đường thông thương chiến lược chính của mình, lợi ích của Mỹ ở Biển Đông không kém phần quan trọng. Biển Đông được coi là “mắt xích” trọng yếu trong hệ thống quân sự ven biển của Mỹ ở châu Á. Chính sách và mục tiêu chiến lược của Mỹ đối với tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông được thể hiện qua lập trường 4 điểm: Mỹ thúc giục giải pháp tăng cường “hòa bình, thịnh vượng và an ninh” trong khu vực; Mỹ không đồng tình với việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để khẳng định yêu sách về chủ quyền của bất kỳ nhà nước nào ở Biển Đông và coi đây là một vấn đề nghiêm trọng; Mỹ sẵn sàng giúp đỡ bằng giải pháp hòa bình đối với các yêu sách đó nếu được các bên yêu cầu; Mỹ có lợi ích chiến lược trong việc duy trì sự an toàn và tự do đối với các tuyến đường giao thông trên Biển Đông và xem đó là vấn đề cơ bản để không đồng tình về bất kỳ yêu sách về chủ quyền biển của quốc gia nào không phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. Theo đó, Mỹ xác định mục tiêu chiến lược ở Biển Đông là: Một là, không thừa nhận cơ sở pháp lý về các đòi hỏi chủ quyền đối với Biển Đông của bất kỳ nước nào, bởi sự thừa nhận này sẽ đẩy Mỹ vào thế bất lợi. Hai là, bảo đảm việc tự do đi lại trên các tuyến đường hàng hải quốc tế, ngăn cản việc giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông bằng vũ lực. Điều này giúp Mỹ có tiếng nói và vị trí nhất định trong khu vực. Ba là, Biển Đông là “lá bài” cần thiết để kiềm chế tham vọng độc chiếm khu vực này của Trung Quốc.
Nhằm khôi phục và duy trì vị thế cường quốc biển của Nga trên phạm vi toàn thế giới, Nga đã công bố học thuyết biển mới vào năm 2015. Theo đó, nội dung của Học thuyết bao gồm: Phát triển vận tải; khai thác và bảo vệ tài nguyên đại dương; tiếp tục nghiên cứu khoa học biển; tiếp tục duy trì hoạt động của hải quân. Các nội dung này thể hiện chủ trương khôi phục và duy trì vị thế cường quốc biển của Nga trên phạm vi thế giới. Học thuyết biển mới của Nga xác định các hướng chiến lược trọng tâm mà ở đó Nga sẽ củng cố sức mạnh. Một là, khu vực Biển Đen, nơi Nga sẽ phát triển lực lượng Hạm đội Biển Đen, ngăn chặn sự mở rộng của NATO áp sát biên giới Nga; Hai là, khu vực Bắc Cực với tiềm năng dồi dào, buộc Nga phải có những điều chỉnh về chiến lược và tập trung lực lượng để khai thác phục vụ lợi ích quốc gia Nga; Ba là, khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, khu vực hội tụ các đại dương lớn và quan trọng của thế giới, bảo đảm lợi ích, mục tiêu phát triển và an ninh của Nga.
Là quốc gia hải đảo, với đường bờ biển dài và hàng nghìn hòn đảo, phụ thuộc nhiều vào biển để phát triển kinh tế, Nhật Bản rất chú trọng phát triển chính sách biển. Trong các thập niên qua, Nhật Bản trở thành cường quốc số một trong khu vực về phát triển kinh tế biển bởi quốc gia này đã xây dựng và thực thi chiến lược kinh tế biển nhằm khai thác và quản lý các nguồn lực từ biển. Chính sách về biển
của Nhật Bản chủ yếu tập trung phát triển tài nguyên biển, kết hợp hài hoà giữa khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; bảo đảm an toàn và an ninh trên biển; tăng cường nghiên cứu khoa học về biển, thúc đầy các hoạt động trong nghiên cứu và phát triển liên quan đến biển, tăng cường thăm dò đại dương ở những vùng có đủ dữ liệu; phát triển hợp lý các ngành kinh tế biển. Trong bối cảnh các nước trên thế giới đều chạy đua, hướng ra biển, lấy biển làm điều kiện sống tất yếu cho sự phát triển của quốc gia, Nhật Bản ngày càng chú trọng tăng cường đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho kinh tế biển. Chính sách mới về đại dương của Nhật Bản nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự hợp tác giữa các lực lượng liên quan để ứng phó trước những thách thức mới trên biển. Để bảo đảm an toàn cho các tuyến hải lộ, chính sách mới này cũng quy định Chính phủ sẽ thúc đẩy “chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” để duy trì và củng cố trật tự trong khu vực.
http://biendong.net/bien-dong/29423-vi-the-vai-tro-cua-bien-dong-tac-dong-den-chien-luoc-bien-cua-mot-so-nuoc.html

Thượng Viện Nhật Bản :

Chiến thắng không hoàn hảo của Abe

Gia Hưng
Theo kết quả kiểm phiếu được công bố hôm nay, 22/07/2019, liên minh cầm quyền của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã giành được đa số ghế của Thượng Viện trong cuộc bầu cử hôm qua, nhưng không đủ đa số hai phần ba giúp ông thực hiện tham vọng cải tổ Hiến pháp Nhật.
Theo hãng tin AFP, liên minh của đảng Dân chủ Tự Do ( LDP) của ông Shinzo Abe đã giành được 71 trên tổng số 124 ghế được bầu lại trong Thượng viện Nhật Bản. Kết quả này cũng đồng nghĩa với việc ông Abe sẽ có thể nắm quyền thủ tướng Nhật Bản cho đến hết nhiệm kỳ thứ ba vào năm 2021, đồng thời đảm bảo việc ông sẽ có đủ sự ủng hộ cho việc tăng thuế vào tháng Mười tới.
Tuy không đủ đa số hai phần ba Thượng viện cần thiết để cải tổ Hiến pháp, nhưng ông Shinzo Abe vẫn cam kết theo đuổi tham vọng này. Thủ tướng Nhật phát biểu trong buổi họp báo hôm nay: « Tôi đã nói nhiều lần rằng cuộc bỏ phiếu này là để xác định liệu chúng ta có muốn bàn về việc cải tổ Hiến pháp hay không và tôi nghĩ rằng qua việc giành được đa số, cử tri cho rằng chí ít chúng ta phải bàn bạc về vấn đề này ».
Việc thực hiện tham vọng này của ông Abe là không hề đơn giản, vì ngoài việc giành được đa số hai phần ba tại Thượng viện, thủ tướng Nhật Bản còn phải có sự ủng hộ của người dân.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190722-bau-cu-thuong-vien-nhat-ban-chien-thang-khong-hoan-thien-cua-thu-tuong-shinzo-abe

Biểu tình Hong Kong:

‘Côn đồ áo trắng’ tấn công ở trạm MTR

Hàng chục người đàn ông mặc áo thun trắng đeo khẩu trang, trang bị gậy gộc xông vào một nhà ga MTR ở quận Yuen Long, Hong Kong, đêm 21/7.
Các đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội cho thấy những người đàn ông mặc áo thun trắng tấn công dữ dội người trên sân ga và cả bên trong các toa tàu.
Ít nhất 45 người bị thương, một người trong số này rơi vào tình trạng nguy kịch.
Biểu tình Hong Kong và một góc nhìn từ Việt Nam
Hong Kong: Hàng vạn người biểu tình
Biểu tình Hong Kong: Công nghệ hỗ trợ biểu tình như thế nào?
Hong Kong bị choáng sau đợt biểu tình
Cuộc tấn công diễn ra sau cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ mới nhất ở trung tâm Hong Kong, nơi cảnh sát chống bạo động bắn hơi cay và đạn cao su vào người biểu tình.
Không rõ những kẻ côn đồ là lực lượng nào, nhưng họ tấn công hành khách và người dân đang trên đường trở về sau cuộc biểu tình.
Thông cáo của chính quyền nói rằng tại Yuen Long “có một số người đã tụ tập tại nhà ga MTR và các toa tàu, tấn công hành khách”.
“Điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với Hong Kong, một xã hội thượng tôn pháp luật. Chính quyền [Đặc khu] lên án mạnh mẽ bất kỳ hành vi bạo lực nào.”
Cảnh sát Hong Kong cũng cho biết: “Một số người đã tấn công những người đi tàu tại sân ga trạm MTR Yuen Long và các toa tàu, khiến nhiều người bị thương.”
Đám côn đồ xông vào trạm MTR Yuen Long vào khoảng 22:30 giờ địa phương (14:30 GMT), vài giờ sau cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát ở khu vực Sheung Wan.
Yuen Long nằm cách xa nơi diễn ra các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ chính.
4 điều cần biết về biểu tình ở Hong Kong
Hong Kong: Đụng độ trong cuộc biểu tình hôm 13/7
Trong cuộc biểu tình hôm 21/7, tuyến đường biểu tình đã thay đổi, những người xuống đường dừng lại ở Wan Chai thay vì quận Central, nơi đặt các văn phòng chính quyền.
Khoảng 4.000 cảnh sát được điều động.
Bonnie Leung, tổ chức Mặt trận Nhân quyền Dân sự kêu gọi Đặc khu trưởng Carrie Lam “ngừng làm ngơ trước những yêu cầu của người dân Hong Kong”.
Những người tổ chức cuộc biểu tình hôm 21/7 cho biết hơn 430.000 người đã tham gia sự kiện này nhưng cảnh sát đưa ra con số 138.000.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49067922

Phẫn nộ dâng lên sau khi xảy ra

vụ côn đồ tấn công người biểu tình Hong Kong

Phẫn nộ trong dân chúng được ghi nhận tại Hong Kong trong ngày thứ hai, 22 tháng 7, sau khi xảy ra vụ những thành phần bị mặt mặc áo trắng sử dụng gậy gộc  tấn công những người biểu tình phản đối dự luật dẫn độ ở Hong Kong vào tối ngày 21 tháng 7.
AFP loan tin ngày 22 tháng 7 cho biết những thủ phạm bị nghi là thành viên của những băng nhóm ‘tam hoàng’ khiến hằng chục người biểu tình bị thương.
Đây được cho là một leo thang mới trong đợt biểu tình chống dự luật dẫn độ cũng như đòi hỏi tôn trọng dân chủ, tự do tại đặc khu được Anh trao trả lại cho Trung Quốc từ năm 1997.
Những hình ảnh được truyền trực tiếp trên mạng xã hội Facebook cho thấy những nạn nhân kêu gào khi bị đánh. Giới chức bệnh viện xác nhận có 45 người bị thương, một người trong số họ trong tình trạng nguy kịch, 5 người khác bị thương nặng.
Cảnh sát Hong Kong bị lên án vì cả tiếng đồng hồ sau mới đến hiện trường nơi xả ra các vụ tấn công như vừa nêu và không bắt giữ được những kẻ thủ ác. Ngoài ra những kẻ tấn công người biểu tình chống chính phủ vẫn có mặt trên đường quanh nhà ga mà họ ra tay cho đến sáng ngày thứ hai 22 tháng 7.
Hình ảnh quay lại được cho thấy một số nghi phạm mặc áo trắng rời hiện trường bằng những xe ô tô mang biển số đại lục.
Những nhà lập pháp Hong Kong vào ngày thứ hai tổ chức một cuộc họp báo tố cáo lãnh đạo Hong Kong thân Trung Quốc về việc làm ngơ để những kẻ thủ ác ra tay tấn công người biểu tình ủng hộ dân chủ, tự do và phản đối chính quyền đặc khu.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/anger-soars-over-vicious-mob-attack-on-hong-kong-protesters-07222019093127.html

Cảnh sát Hong Kong vào tối chủ nhật ngày 21 tháng 7

lại bắn hơi cay và đạn cao su

vào những người biểu tình chống chính quyền.

Cảnh sát tại Hong Kong vào tối chủ nhật ngày 21 tháng 7 lại bắn hơi cay và đạn cao su vào những người biểu tình chống chính quyền.
Biện pháp này được thực hiện mấy giờ sau khi Văn phòng Trung Quốc  tại Hong Kong bị ném trứng và vẽ hình mai mỉa sự cai trị của Bắc Kinh.
AFP loan tin mô tả cảnh tượng hỗn loạn trong khói hơi cay và cảnh sát đụng độ với những người biểu tình đeo mặt nạ tại khu thương mại của đặc khu. Trong khi đó có nhóm người ủng hộ chính quyền cũng đeo mặt nạ dùng gậy tấn công một nhóm những người biểu tình   tại một trạm xe lửa. Có cả nhà báo đang trực tiếp truyền đi cảnh tại hiện trường cũng bị những người ủng hộ chính quyền đánh.
Khủng hoảng chính trị tại Hong Kong đợt này được cho là tồi tệ nhất tại đặc khu này khi mà nhiều tuần lễ qua nổ ra những cuộc tuần hành biểu tình cũng như những vụ đối đầu bạo lực giữa cảnh sát và những thành viên biểu tình nòng cốt.
Biểu tình khởi phát do dự thảo luật dẫn độ cho phép đưa nghi can phạm tội tại Hong Kong sang Hoa Lục để xét xử. Do sức ép của người dân, đặc khu trưởng Hong Kong tuyên bố bãi bỏ dự luật dẫn độ; tuy nhiên phong trào phản đối lan rộng ra đòi hỏi cải tổ dân chủ, phổ thông đầu phiếu, ngưng tình trạng các quyền tự do bị suy giảm ở đặc khu hành chánh Hong Kong.
Cuộc biểu tình tuần hành của hằng chục ngàn người vào ngày chủ nhật 21 tháng 7 là cuộc biểu tình quần chúng lần thứ bảy liên tiếp vào cuối tuần tại Hong Kong đợt này.
Tuy nhiên, tình trạng những thành phần bịt mặt tấn công người biểu tình chống chính quyền Hong Kong được cho là một diễn tiến leo thang mới làm tăng quan ngại những băng nhóm tội phạm ‘tam hoàng’ nhảy vào cuộc xung đột chính trị. Cuộc tấn công phối hợp nhắm vào người biểu tình xảy ra tại khu vực gần ranh giới với Hoa Lục nơi mà những băng nhóm tội phạm vẫn còn ảnh hưởng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/hk-pro-july-21-07212019125121.html

Chứng khoán Thượng Hải khai trương

 ’Thị trường Star’ chuyên về công nghệ

Giao dịch chứng khoán trong mảng công nghệ của Trung Quốc bắt đầu diễn ra hôm thứ Hai và đã có khởi đầu rất tốt.
Hầu hết các cổ phiếu trên cái được gọi là Thị trường Star (tương tự như Nasdaq) do Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải điều hành, đều tăng vọt vào lúc ra mắt.
Hãng làm chip của Mỹ vận động giúp Huawei
G20: Điều gì xảy ra nếu Mỹ-Trung không đạt thỏa thuận về thương chiến?
Apple cảnh báo Trump “tăng thuế TQ sẽ giúp các đối thủ”
Hồi năm ngoái, Trung Quốc nói sẽ đưa ra hệ thống mua bán chứng khoán tập trung vào mảng công nghệ. Trung Quốc muốn xây dựng cho Thượng Hải vai trò là một cổng tài chính toàn cầu.
Việc đưa ra Thị trường Star là một bước đi quan trọng trong việc nước này nỗ lực mở cửa kinh tế và thị trường.
Khoảng 25 công ty đã bắt đầu tiến hành mua bán cổ phiếu của mình tại đây.
Công ty bán dẫn Anji Microelectronics Technology là một trong các hãng đạt kết quả tốt nhất, với cổ phiếu của hãng tăng tới hơn 400% trong phiên giao dịch buổi sáng.
Zhangjiang Hangke Technology, hãng chuyên sản xuất thiết bị kiểm tra ắc-quy, tăng hơn 120%.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải nói sẽ có một chỉ số theo dõi Thị trường Star được đưa ra trong những tuần tới.
Mảng giao dịch cổ phiếu công nghệ này được Chủ tịch Tập Cận Bình công bố hồi tháng 11 năm ngoái, và được coi như một phần trong nỗ lực của Trung Quốc trong việc phát triển mảng công nghệ của nước này.
Trung Quốc đang trong cuộc thương chiến với Hoa Kỳ. Gần đây, Washington đã mở rộng đối tượng tấn công sang các công ty công nghệ.
Mỹ áp các hạn chế thương mại lên Huawei, hãng công nghệ viễn thông khổng lồ của Trung Quốc, trên cơ sở hãng này có thể tiềm ẩn gây nguy hại tới an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, một số người cho rằng bước đi của Hoa Kỳ là nhằm đối phó với tham vọng của Trung Quốc trong việc trở thành một thế lực đi đầu trong công nghệ toàn cầu.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-49059604

TQ đã vi phạm nghiêm trọng

Phán Quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đông

Tại hội nghị Pilipinas do Viện Albert del Rosario tổ chức vào cuối tháng 12/2018 vừa qua, Cựu Bộ trưởng ngoại giao Philippines Albert del Rosario cho rằng từ khi Tòa Trọng tài Thường trực được thành lập theo Phụ lục 7 của Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 ra Phán quyết về Biển Đông vào ngày 12/7/2016, Trung Quốc vẫn không ngừng vi phạm phán quyết như xây dựng đảo bất hợp pháp, làm suy thoái môi trường biển, gây trở ngại cho ngư dân các nước trong khu vực và các tàu thương mạiở Biển Đông.
Phán quyết là văn bản pháp lý có giá trị mạnh mẽ bác bỏ quyền lịch sử của Trung Quốc trong phạm vi đường lưỡi bò, xác định đường lưỡi bò không có cơ sở pháp lý và cũng bác bỏ luôn cả quyền lịch sử đối với tài nguyên bên trong đường lưỡi bò. Đây cũng là lần đầu tiên Toà đã ra bộ quy chế về pháp lý đầy đủ về các cấu trúc trên biển, lần đầu tiên nhân loại có một bộ định nghĩa đầy đủ thế nào là đảo, là đá, bãi nửa nổi nửa chìm… và quy chế pháp lý đối với từng cấu trúc như vậy, có thể xem là một sự tiến bộ của nhân loại về mặt pháp lý, khoa học. Phán quyết cũng tuyên bố rằng việc bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo trên quy mô lớn của Trung Quốc gần đây là không phù hợp với nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982, trong quá trình giải quyết tranh chấp, trong chừng mực mà Trung Quốc đã gây ra những tác hại không thể sửa chữa được với môi trường biển, xây dựng một đảo nhân tạo lớn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, và phá huỷ các bằng chứng về điều kiện tự nhiên của các cấu trúc ở Biển Đông mà là một phần của tranh chấp giữa các Bên.
Tuy nhiên, từ khi Phán quyết có hiệu lực đến nay 12/7/2016, Trung Quốc vẫn “phớt lờ” phán quyết tiếp tục có các hành vi vi phạm nghiêm trọng Phán Quyết.
1. Xây dựng đảo bất hợp pháp
Bắt đầu từ năm 2010, các hoạt động nạo vét, tôn tạo và bồi đắp đảo đầu tiên của Trung Quốc diễn ra trên diện rộng. Chỉ 9 năm sau, Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng các đảo nhân tạo và đang tăng cường củng cố các cơ sở quân sự tại Biển Đông. Thậm chí hành động này của Trung Quốc đã bị Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ và yêu cầu dừng lại vào năm 2016. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục điên cuồng mở rộng diện tích các đảo, đá do chiếm được trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách bất hợp pháp và trang bị các khí tài quân sự gây “quan ngại” về hòa bình, an ninh trong khu vực này.
Cục Dữ liệu và Thông tin Biển quốc gia Trung Quốc ngày 22/12/2018 ra thông báo cho biết, Trung Quốc đã hành động “hợp lý” khi tiến hành các hoạt động mở rộng đảo nhân tạo xây dựng trái phép trên Biển Đông, bao gồm cả các cơ sở radar bao trùm trên một diện tích lên đến 290.000 m2, sân bay “Vĩnh Hưng” (đảo Phú Lâm). Từ khi đưa vào sử dụng đến nay, các cơ sở này đã hỗ trợ bay an toàn cho tổng cộng khoảng 680 chuyến bay hàng không dân dụng,… Theo Thời báo Hoàn Cầu, một trong những thành tựu lớn nhất của Trung Quốc trong việc tôn tạo đảo trên Biển Đông là gia tăng các cơ sở vật chất vì mục đích dân sự trên những đảo này. Bên cạnh đó, thông báo khẳng định Trung Quốc đang tăng cường các hoạt động tuần tra quân sự, năng lực quốc phòng trên những đảo này đã được cải thiện với lực lượng quân đội đóng quân ở đây. Có thể thấy tốc độ cải tạo đảo đá của Trung Quốc diễn ra một cách ồ ạt, nhanh chóng qua các số liệu cụ thể sau:
Theo các hình ảnh vệ tinh do Space Know cung cấp, ngày 25/12/2009, đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa chỉ mới có 0,01km2 công trình xây dựng của Trung Quốc, nhưng đến 3/9/2017 đã có tới 0,91 km2 công trình được xây dựng. Tại đá Su Bi, năm 2014, chưa có dấu hiệu của việc xây dựng cải tạo ở đây nhưng đến ngày 14/3/2017, sau Phán Quyết của tòa Trọng tài có hiệu lực 8 tháng, Trung Quốc đã xây dựng được 1,19km2 cơ sở hạ tầng. Đá Gạc Ma lúc chưa cải tạo chỉ có diện tích khoảng 7,2 km2 nhưng sau khi cải tạo có diện tích trải rộng gần 100.000m2. Trên đá Gạc Ma được bố trí 01 Tòa nhà kiên cố cao 8 tầng, có nhà máy bê tông, tháp phòng thủ, trạm liên lạc, ra đả, trạm bơm, nhiên liệu,…
Đối với Đá Chữ Thập, năm 2010, Trung Quốc chỉ mới bắt đầu cải tạo, xây dựng nhưng cuối năm 2018, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc công bố ảnh chụp từ trên không Đá Chữ Thập, cho thấy Đá Chữ Thập đã bị cải tạo thành một căn cứ không quân với đầy đủ các công trình quân sự do Trung Quốc lắp đặt. Hiện trên Đá Chữ Thập có 1 đường băng dài 3.125 mét đủ để các máy bay chiến lược H-6K hạ cánh. Ngoài ra, Trung Quốc đang xây dựng tại đây một bệnh viện, một số công trình
quân sự bao gồm hệ thống radar cảnh báo sớm và hệ thống vũ khí cự ly gần, đồng thời thiết lập một lực lượng đồn trú bao gồm hơn 200 binh sĩ.
Bên cạnh đó, Báo cáo quốc phòng của Đài Loan công bố cuối năm 2017 cho biết, Trung Quốc vẫn tiếp tục triển khai các hoạt động bồi đắp quân sự hóa đảo đá, đặc biệt là tại các đá Chữ Thập, Vành Khăn, Subi và Gạc Ma; tiếp tục bố trí các thiết bị quân sự, xây dựng công trình hạ tầng như cầu cảng và sân bay, đáp ứng mỗi đảo đá thời gian tới có thể tiếp nhận được từ 20 – 26 máy bay chiến đấu và những cầu cảng có thể đón tiếp tàu hàng chục ngàn tấn; đồng thời bố trí hệ thống tên lửa chống hạm và lực lượng phòng không. Lực lượng trên đảo đá sẽ kết hợp với tàu công vụ tiến hành các hoạt động tuần tra, giám sát và bảo vệ chủ quyền trên biển. Kèm theo báo cáo là bản đồ các đá nêu trên trước và sau khi Trung Quốc bồi lấp, bố trí các thiết bị quân sự.
Tháng 2/2019, Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (CSIS) cho biết, thời gian qua, Trung Quốc đã ồ ạt xây dựng các đảo nhân tạo đang có tranh chấp ở Trường Sa và đến đầu năm 2019, Trung Quốc đã xây dựng được 8.000 km2 đất giữa Biển Đông, vượt trội các hoạt động bồi đắp của các nước khác và chưa thấy có dấu hiệu dừng lại, bất chấp việc Phán quyết của Tòa Trọng Tài về Biển Đông có hiệu lực hay không.
2. Tàn phá môi trường biển
Theo Phán quyết, Toà Trọng tài kết luận rằng Trung Quốc đã gây hại nghiêm trọng với môi trường ở các rạn san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái dễ bị tổn thương và môi trường sống của các loài đang suy yếu, bị đe doạ và bị huỷ diệt. Nhà chức trách Trung Quốc đã nhận thức được việc ngư dân Trung Quốc đã đánh bắt các loài rùa biển, san hô và sò tai tượng quý hiếm trên diện rộng ở Biển Đông (bằng các biện pháp gây ra tổn hại nghiêm trọng với môi trường rạn san hô) và đã không thực hiện các nghĩa vụ của nước này trong việc ngăn chặn và chấm dứt các hoạt động này.
Theo các thông tin được tiết lộ các chuyên gia hàng hải ngày 3/7/2019 cho biết, “các đội tàu đánh cá khổng lồ và các hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc ở Biển Đông đang gây ra thiệt hại ít nhất 33 tỷ peso (880 triệu đô la Singapore) mỗi năm cho hệ sinh thái trên biển của Philippines”. Chuyên gia an ninh hàng hải Jay Batongbacal cho biết ước tính hiện tại chưa bao gồm các khu vực không thể nhìn thấy từ các vệ tinh.Trung Quốc không phải là những kẻ duy nhất gây hại cho vùng biển này nhưng việc Trung Quốc thu hoạch sò tai tượng, san hô và cải tạo, xây dựng các đảo ở Trường Sa gây ra nhiều tác hại nhất. Trung Quốc đã nạo vét một lượng lớn cát và rạn san hô để phục vụ việc cải tạo thêm 1.300 ha vào 7 hòn đảo do Trung Quốc yêu sách ở khu vực này.
Tiến sỹ Annette Junio Menne, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học biển, Đại học Tổng hợp Philippines khẳng định ở Biển Đông có một tam giác san hô với hơn 500 loài san hô khác nhau. Đây là ngôi nhà của 3.000 loài sinh vật. Tuy nhiên việc xây dựng, bồi đắp biển các bãi đá thành đảo nhân tạo của Trung Quốc là quá thô bạo, vượt quá các tiêu chuẩn. Nhiều khu vực của rạn san hô và bãi trầm tích đã bị mất vĩnh viễn. Điều đó gây tổn thất lớn về lâu dài cho môi trường. “Về khía cạnh kinh tế, mỗi năm thế giới mất ít nhất 4 tỉ USD vì các hoạt động khai thác bừa bãi ở rạn san hô trên Biển Đông của Trung Quốc. “Điều đó không chỉ vi phạm hòa bình mà còn cả sự thịnh vượng của các quốc gia trên Biển Đông nữa”.
Giới khoa học Mỹ thường xuyên đưa ra các bằng chứng, số liệu lên án việc Trung Quốc hủy hoại môi trường biển ở Biển Đông. Theo các số liệu hồi tháng 5/2019, các hình ảnh vệ tinh của CSIS cho thấy các tàu khai thác sò tai tượng khổng lồ của Trung Quốc đã hoạt động thường xuyên hơn ở Biển Đông trong 6 tháng đầu năm 2019. Theo báo cáo, từ năm 2012 – 2015, các ngư dân khai thác sò tai tượng của Trung Quốc đã làm hư hại hay phá hủy ít nhất 28 rạn san hô trên khắp Biển Đông. Kể từ cuối năm 2018, những đội tàu của Trung Quốc đã hoạt động thường xuyên ở bãi Scarborough và toàn bộ quần đảo Hoàng Sa; ngày 7/4, gần đá An Nhơn khu vực Trường Sa cũng xuất hiện một tàu dài 20m và nhiều tàu nhỏ. Mức độ phá hủy do khai thác sò tai tượng có thể thấy rõ ràng nhất ở khu vực đá Bạch Quy (Passu Keah reef) thuộc quần đảo Hoàng Sa, khi so sánh hình ảnh chụp vào tháng 2/2018, bãi này chưa thấy có dấu hiệu bị phá hủy nhưng đến tháng 11/2018 nhìn thấy những vết cào rõ ràng.
Đánh giá môi trường ở Biển Đông, Giáo sư John W.MacManus, Trường Đại học tổng hợp Miami (Mỹ) cho rằng nơi đây đang bị tàn phá nặng nề. “Mọi thứ đều bị hủy hoại. Đặc biệt là các hoạt động của Trung Quốc. Những tàu cá Trung Quốc đào bới, nạo vét để tìm ngao, sò tai tượng. Trung Quốc nói dối về việc họ không xây dựng đảo nhân tạo ở các rạn san hô. Thực tế họ đã phá hủy rất nhiều. Tác động của các quốc gia khác chưa bằng 1/100 những hoạt động của họ”. Cụ thể, đã có 160 km2 rạn san hô bị hủy hoại, gồm 17 km2 do hoạt động bồi đắp, xây dựng kênh cảng và 143 km2 do các hoạt động hút vật liệu xây dựng và khai thác sò tai tượng.
Việc khai thác thủy hải sản và cải tạo đảo, đá của Trung Quốc đã làm cho môi trường Biển Đông trở nên suy thoái. Giáo sư Batongbacal nói thêm rằng“nếu các nước không cùng nhau ngăn chặn ngư dân Trung Quốc thì Trung Quốc có thể sẽ rút hết tài nguyên biển chỉ trong vài năm nữa. Tại bãi cạn Scarborough, Trung Quốc thậm chí còn tự mình phá hủy các rạn san hô. Nếu điều này tiếp diễn, bãi cạn sẽ bị xóa sổ hoàn toàn sau 5 năm nữa”.
3. Làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông
Phát biểu tại hội nghị Pilipinas hồi tháng 12/2018, ông Greg Poling, Giám đốc cơ quan AMTI nhấn mạnh rằng: năm 2018 vừa qua chính là năm Trung Quốc bước vào giai đoạn 3 của tiến trình quân sự hoá, còn gọi là giai đoạn “triển khai”. Trong năm 2018, Trung Quốc đặc biệt triển khai thiết bị quân sự và tàu thuyền đến các đảo nhân tạo mà họ đã bồi đắp và xây dựng gần như xong tại quần đảo Trường Sa.
Theo ông Poling, đà tăng cường lực lượng của quân đội Trung Quốc đến quần đảo Trường Sa đã diễn ra đều đặn, khá nhanh chóng, đặc biệt là tại 3 thực thể: Đá Xu Bi, Đá Vành Khăn và Đá Chữ Thập. Bên cạnh đó, chuyên gia Poling cũng nêu lên những hoạt động của Trung Quốc tại Hoàng Sa, một quần đảo ở Biển Đông mà Trung Quốc đã đánh chiếm toàn bộ từ năm 1974 từ tay Việt Nam.
Việc triển khai lực lượng Trung Quốc xuống Biển Đông được thấy trước tiên qua việc chuyển thiết bị quân sự đến các tiền đồn mà họ đã xây dựng bao gồm việc máy bay vận tải quân sự lần đầu tiên hạ cánh trên Đá Vành Khăn, thiết bị gây nhiễu tiên tiến được lắp đặt trên Đá Vành Khăn và Đá Chữ Thập. Đáng ngại hơn cả là việc bố trí các hệ thống tên lửa phòng không và tên lửa hành trình chống hạm trên một số thực thể ở quần đảo Trường Sa. Còn tại Hoàng Sa, Trung Quốc đã xây dựng một cấu trúc được trang bị pin mặt trời và một vòm radar ở đảo Bông Bay. Giám đốc AMTI ghi nhận Trung Quốc đã xây tổng cộng 72 nhà chứa phi cơ trên các đảo họ chiếm giữ tại Trường Sa và tất nhiên “các nhà chứa này được xây đâu phải là với mục đích để trống”.
Ngoài các cơ sở cố định, trong năm 2018, tàu hải quân Trung Quốc liên tục cập bến các đảo nhân tạo ở Trường Sa, trong lúc lực lượng dân quân biển Trung Quốc được tăng cường trong khu vực. Ảnh vệ tinh chụp vào tháng 8/2018 vừa qua cho thấy khoảng 200 tàu bán quân sự của lực lượng dân quân biển Trung Quốc quanh Đá Xu Bi. Với chiều dài 51 mét, các tàu này lớn hơn hầu hết tàu của các cơ quan chấp pháp biển của các nước Đông Nam Á.
Chỉ mới đây, ngày 20/6/2019, Trung Quốc đã không “ngại ngần” điều 4 máy bay chiến đấu J-10 đến đảo Phú Lâm và trong đợt diễn tập trên biển ngày 29/6 – 3/7/2019, Trung Quốc cũng đã thử nghiệm bắn tên lửa đạn đạo chống hạm xuống Biển Đông. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc công khai việc điều máy bay chiến đấu đến khu vực này và cố tình phô trương trước các vệ tinh cũng như diễn tập bắn tên lửa, cho thấy dấu hiệu Trung Quốc đang từng bước triển khai giai đoạn tiếp theo trong việc kiểm soát Biển Đông, đó là quân sự hóa khu vực này đi ngược lại với Phán quyết, vi phạm Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982, và “phớt lờ” Tuyên bố ứng xử của các bên về Biển Đông (DOC).
4. Trung Quốc cần tôn trọng và thực thi Phán quyết
Các hành động bất chấp kết quả phán quyết từ Tòa Trọng tài của Trung Quốc đã làm dấy lên lo ngại đối với nội bộ Philippines cũng như cộng động quốc tế. Cựu Bộ trưởng ngoại giao Philippines Albert del Rosario đã kêu gọi chính phủ Philippines nên tìm kiếm một nghị quyết từ Đại hội đồng Liên Hợp Quốc để yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết Tòa Trọng Tài về Biển Đông. Theo ông Albert del Rosario “Chính quyền Tổng thống Duterte không nên để Trung Quốc thoát khỏi sự trừng phạt với các hành vi vi phạm. Các hành vi vi phạm phải bị phản đối vì đây là những lợi ích khó kiếm được của người Philippines thu được từ kết quả của Tòa Trọng tài trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp đang diễn ra ở Biển Đông.
Trước đó, ngày 20/12/2018, Hạ Nghị sỹ Philippines Gary C.Alejano đã trình một Dự luật lên Hạ Viện đề nghị Chính phủ Philippines cần tổ chức một lễ kỷ niệm Phán quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đông ngày 12/7/2016. Ông cho biết, Tôi hy vọng rằng bằng cách tuyên bố một ngày nghỉ làm việc đặc biệt vào ngày 12/7, chúng tôi có thể truyền cảm hứng cho người dân Philippines và thúc đẩy niềm tự hào dân tộc. Dự luật đề xuất này đã được Hạ viện Philippines nhận vào ngày 18/12. Dự luật này còn nhằm đáp lại sự không hài lòng của người dân với cách chính phủ xử lý vấn đề Biển Đông.
Có thể thấy, có một làn sóng ngầm cộng đồng quốc tế đang cảm thấy sốt ruột trước việc Phán quyết của Tòa Trọng tài vẫn chưa được Trung Quốc thực thi hiệu quả trong 3 năm qua, thậm chí là còn có các hành động vi phạm nghiêm trọng. Tuy nhiên, phán quyết của Tòa Trọng Tài chính là một trong những cơ sở pháp lý mà các nước có liên quan cần phải tôn trọng và thực thi. Dù muốn hay không, là
một thành viên thuộc Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982, Trung Quốc cần nêu gương, đi đầu về việc thượng tôn pháp luật, tôn trọng trật tự quốc tế hòa bình, ổn định.
http://biendong.net/bien-dong/29425-tq-da-vi-pham-nghiem-trong-phan-quyet-cua-toa-trong-tai-ve-bien-dong.html

Hơn 50 doanh nghiệp toàn cầu

cân nhắc chuyển sản xuất khỏi TQ

Theo một khảo sát của Nikkei, trong khoảng 1 năm qua, đã có hơn 50 doanh nghiệp toàn cầu, gồm Apple, Nintendo đã chuyển hoặc đang cân nhắc chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc sang nơi khác hoặc trở về quê nhà vì chính tranh thương mại Mỹ – Trung.
Bên cạnh các doanh nghiệp Mỹ, Nhật và Đài Loan, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc cũng đang theo xu hướng này, bao gồm các nhà sản xuất máy tính cá nhân, di động thông minh và thiết bị điện tử khác.
“Chúng tôi cần các biện pháp dài hạn để tránh rủi ro thuế quan và thuộc diện bị đánh thuế của Mỹ”, Kiyofumi Kakudo, CEO của nhà sản xuất máy tính Dynabook, cho biết. Công ty thuộc Sharp Corp này đang cân nhắc chuyển sản xuất dòng máy tính xách tay xuất khẩu Mỹ sang một nhà máy mới xây tại Việt Nam. Dynabook hiện sản xuất gần như toàn bộ các dòng máy tính của mình tại Trung Quốc, chủ yếu tại nhà máy ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. “Dù đợt áp thuế thứ 4 của Mỹ đã tạm thời được hoãn lại, chúng ta không thể nói trước điều gì sẽ xảy ra và khi nào”, Kakudo cho biết.
Trong khi đó, Apple cũng đang yêu cầu các nhà cung cấp chính xem xét việc chuyển 15 – 30% dây chuyền sản xuất iPhone ra khỏi Trung Quốc. Theo nguồn tin mới đây của Nikkei, Apple đang chuẩn bị sản xuất thử tai nghe không dây Airpod tại khu vực Đông Nam Á.
Các nhà sản xuất máy tính của Mỹ gồm HP và Dell cũng đang cân nhắc việc chuyển tới 30% dây chuyền sản xuất máy tính xách tay từ Trung Quốc sang Đông Nam Á và một số nơi khác. Còn công ty Nintendo của Nhật sẽ chuyển một phần dây chuyền sản xuất máy chơi game Nintendo Switch ra khỏi Trung Quốc.
Nhiều nhà phân tích quan ngại rằng động thái của các công ty này có thể gây ảnh hưởng tới tiêu dùng và việc làm tại Trung Quốc. Phản ứng lại xu hướng này, Bắc Kinh đang nỗ lực giữ chân doanh nghiệp toàn cầu bằng việc đưa ra những đãi ngộ đặc biệt để lợi ích của việc ở lại lớn hơn so với thiệt hại do thuế quan của Mỹ.
Tesla là một trong những công ty được hưởng lợi từ chính sách này của chính phủ Trung Quốc. Công ty này đang chuyển thiết bị tới nhà máy mới động thổ tại ngoại ô Thượng Hải vào nửa năm trước. Nhà sản xuất xe điện Mỹ cũng sẽ bắt đầu tuyển người cho nhà máy này vào tháng tới. Theo Nikkei, Tesla được cho là đã mua mảnh đất xây nhà máy này với giá ưu đãi từ chính quyền địa phương và có thể cũng đã nhận được khoản vay với lãi suất thấp.
Trung Quốc đang dần mở cửa hơn với các doanh nghiệp nước ngoài từ năm 2018, khi căng thẳng thương mại với Mỹ leo thang. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước này đã tăng 3,5% lên khoảng 70,7 tỷ USD trong nửa đầu năm 2019, theo Bộ Thương mại Trung Quốc.Cuối tháng 6 vừa rồi, Trung Quốc tuyên bố sẽ nới lỏng các hạn chế với đầu tư nước ngoài trong 7 lĩnh vực, trong đó có dầu khí. Nước này cũng đang thúc đẩy các kế hoạch để mở cửa lĩnh vực tài chính.
Chưa rõ những biện pháp này có thể giúp Trung Quốc giữ chân các nhà sản xuất nước ngoài hay không, nhưng trước mắt, nhiều người lao động nước này đã chịu ảnh hưởng.
Tại nhà máy của công ty UE Furniture, cách Thượng Hải 200 km về phía tây, nhân viên tan ca vào lúc 16h30. “Chúng tôi không còn làm thêm giờ nữa bởi vấn đề thuế quan. Công ty đã quyết định mở cơ sở sản xuất mới tại nước khác để tránh thuế của Mỹ. Đến nay chưa có nhân viên nào bị sa thải, nhưng thu nhập của nhiều người bị giảm vì giờ làm việc ngắn hơn”, một nhân viên cho biết.
Hồi tháng 5, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc quyết định thành lập tổ công tác để chỉ đạo các biện pháp giải quyết vấn đề việc làm và thúc đẩy các chương trình đào tạo việc làm với ngân sách từ các chương trình bảo hiểm của nhà nước.
http://biendong.net/doc-bao-viet/29429-hon-50-doanh-nghiep-toan-cau-can-nhac-chuyen-san-xuat-khoi-tq.html

TQ trước sau không như một

Những hành động phi pháp của Trung Quốc thời gian qua ngày càng cho thấy rõ mưu đồ nhất quán của nước này nhằm độc chiếm Biển Đông.
Theo dõi tình hình Biển Đông suốt nhiều năm qua, các chuyên gia trong nước và quốc tế đều có chung nhận định là Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ âm mưu chiếm trọn Biển Đông xuyên suốt của mình bằng nhiều cách. Chiến lược đó càng kéo dài càng gây ra những hệ lụy nguy hiểm đối với an ninh khu vực.
Âm mưu lâu dài độc chiếm Biển Đông
Từ giữa thế kỷ 20, Trung Quốc đã lăm le Biển Đông trong tuyên bố năm 1958 về nới rộng lãnh hải ra 12 hải lý. Tiếp đó là các cuộc cưỡng chiếm Hoàng Sa rồi các bãi đá ở Trường Sa (đều thuộc chủ quyền của VN). Theo PGS-TS Vũ Thanh Ca (nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ – Tổng cục Biển và Hải đảo VN): “Cái mà Trung Quốc thèm muốn không chỉ là các đảo đá mà là toàn bộ Biển Đông. Mục đích chính của Trung Quốc khi chiếm các đảo đá là làm cơ sở cho yêu sách chủ quyền và tạo bàn đạp để khống chế Biển Đông”.
Theo ông Ca, Trung Quốc đã đưa ra yêu sách về đường lưỡi bò cực kỳ phi lý, tuyên bố các “quyền lịch sử” đối với khoảng 87% diện tích Biển Đông. Nước này rất mập mờ về cái gọi là “quyền lịch sử”, nhưng khi hành xử, họ tự ý cấm các quốc gia xung quanh Biển Đông đánh cá, ngăn trở thăm dò, khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia bị đưa vào phạm vi đường lưỡi bò. Như vậy, Trung Quốc đã tự ý biến khu vực biển mà đường lưỡi bò “liếm trúng” như vùng đặc quyền kinh tế của mình. Để biến Biển Đông thành “ao nhà”, Trung Quốc thực hiện rất nhiều thủ đoạn từ mặt trận ngoại giao, truyền thông cho đến thực địa.
Trong bài trả lời phỏng vấn Thanh Niên, Giáo sư Alexander Vuving (Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á – Thái Bình Dương, thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ) phân tích: “Các hoạt động xây dựng cơ sở, công trình và triển khai vũ khí, khí tài quân sự trên các vị trí mà Trung Quốc chiếm đóng hoàn toàn nằm trong chiến lược nhất quán của họ tại Biển Đông. Một chủ trương lớn trong chiến lược này là biến các vị trí chiếm đóng thành căn cứ hậu cần và quân sự tiền phương, tạo bàn đạp cho các phương tiện như máy bay, tàu nổi, tàu ngầm của Trung Quốc tỏa ra thống lĩnh vùng trời và vùng biển ở Biển Đông”. Theo chuyên gia này, quá trình xây đảo nhân tạo phi pháp trong giai đoạn 2013 – 2015 là một bước rất quan trọng, nhưng chưa phải là bước cuối cùng trong quá trình Trung Quốc theo đuổi. “Trong khoảng 5 – 10 năm tới, Trung Quốc có thể tiến đến giai đoạn cuối trong quá trình tạo dựng và củng cố thế đứng trên Biển Đông, tức là giai đoạn từ các bàn đạp trên các đảo chiếm đóng ở Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc có thể phản ứng tức thời và áp đảo lực lượng của bất kỳ nước nào khác trên bất cứ khu vực nào ở Biển Đông. Cần nhớ là Trung Quốc đang có thêm một số tàu sân bay mới và trong ít năm nữa, Bắc Kinh hoàn toàn có thể để một tàu sân bay thường trực ở Biển Đông”, ông nhấn mạnh.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29415-tq-truoc-sau-khong-nhu-mot.html

WTJ: ‘Campuchia ‘

cho Trung Quốc đóng tại căn cứ hải quân’

Trung Quốc sẽ có thể đặt lực lượng vũ trang tại một căn cứ hải quân của Campuchia theo một thỏa thuận bí mật giữa hai quốc gia, tờ Wall Street Journal đưa tin hôm 21/7.
Động thái này nằm trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm tăng cường sức mạnh quân sự trên toàn cầu, tờ Wall Street Journal dẫn lời các quan chức Hoa Kỳ và đồng minh nắm rõ vấn đề này.
Thỏa thuận không được công bố này cho phép Trung Quốc tiếp cận độc quyền một phần của Căn cứ Hải quân Ream của Campuchia trên Vịnh Thái Lan, theo bài báo của Wall Street Journal. Qua đó, giúp Trung Quốc tăng cường các yêu sách về lãnh thổ và lợi ích kinh tế đang tranh chấp ở Biển Đông, thách thức các đồng minh của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á.
Mỹ đòi Campuchia giải trình vụ căn cứ hải quân Ream
Campuchia: Sập công trình, chủ Trung Quốc bị bắt giữ
Các quan chức Trung Quốc và Campuchia phủ nhận có thỏa thuận này, theo Wall Street Journal.
Phay Siphan, người phát ngôn của chính phủ Campuchia nói rằng đây là ‘tin giả’.
Một số chi tiết trong bản thỏa thuận này còn chưa rõ ràng, nhưng bản phác thảo đầu tiên mà giới chức Mỹ được tiếp cận cho hay Trung Quốc được quyền sử dụng Căn cứ Hải quân Ream của Campuchia trong thời hạn 30 năm, và sau đó cứ sau 10 năm lại tự động được gia hạn.
Trung Quốc được quyền đưa nhân viên quân sự tới đây, trữ vũ khí và neo đỗ tàu chiến.
Bãi Tư Chính: ‘VN và TQ không muốn leo thang xung đột’
Bãi Tư Chính: ‘VN nên công bố chi tiết’ và đừng ‘hạn chế báo chí’
Bãi Tư Chính và lô 06-01: Rõ hơn về tàu Trung Quốc ‘quấy nhiễu’ Việt Nam
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Campuchia từ chối một thỏa thuận như vậy, nói rằng quốc gia này có một cam kết nêu trong hiến pháp đối với người dân của mình để theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập.
“Chúng tôi lo ngại rằng bất kỳ động thái nào của chính phủ Campuchia cho phép một sự hiện diện quân sự nước ngoài tại Campuchia sẽ đe dọa sự gắn kết và tính trung lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc phối hợp phát triển khu vực, và làm xáo trộn hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á,” tuyên bố cho hay.
Đầu tháng này, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc có thể đang cố gắng giành được vị thế quân sự ở Campuchia trong một lá thư gửi Campuchia hỏi tại sao quốc gia này từ chối lời đề nghị của Mỹ giúp sửa chữa căn cứ hải quân tại đây.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49067742

Campuchia bác bỏ

tin cho Trung Quốc sử dụng căn cứ hải quân

Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm 22/7 lên tiếng bác bỏ thông tin cho rằng Phnompenh đã ký một thỏa thuận bí mật cho phép Trung Quốc đồn trú tại căn cứ hải quân Ream bên bờ vịnh Thái Lan.
Trước đó, vào ngày 21/7, tờ Wall Street Journal (WSJ) của Mỹ trích các nguồn tin từ các giới chức Hoa Kỳ và đồng minh cho biết Trung Quốc và Campuchia đã ký thỏa thuận ngầm cho phép Trung Quốc sử dụng căn cứ hải quân lớn nhất của Campuchia.
Thủ tướng Hun Sen nói “Đây là thông tin bịa đặt tồi tệ nhất chống lại Campuchia”, và nói việc cho phép quân đội nước ngoài đồn trú tại Campuchia là đi ngược lại hiến pháp của nước này.
Reuters trích lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia Chlum Socheat nói rằng thông tin của WSJ là “bịa đặt và không có cơ sở”.
Theo WSJ, thỏa thuận mới giữa Phnompenh và Bắc Kinh sẽ cho phép Trung Quốc sử dụng căn cứ hải quân trong vòng 30 năm và sẽ được tự động gia hạn cứ mỗi 10 năm. Theo thỏa thuận này, Trung Quốc sẽ được phép đóng quân, đặt thiết bị quân sự và đỗ tàu chiến tại căn cứ.
WSJ nhận định, hoạt động từ căn cứ quân sự này bao gồm cả sân bay đang được một công ty Trung Quốc xây dựng gần đó sẽ làm tăng khả năng của Bắc Kinh trong những hoạt động đòi hỏi chủ quyền và lợi ích về kinh tế ở Biển Đông, đe dọa các đồng minh của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á, đồng thời giúp mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ra tới tận vịnh Malacca.
WSJ cho biết Hoa Kỳ và các đối tác đang cố gắng thuyết phục Campuchia không cho Trung Quốc sử dụng sân bay lớn đang được xây dựng ở Dara Sakor, cách Ream khoảng 40 mile (tương đương khoảng 64 km) về phía tây bắc. Đây là sân bay được một công ty tư nhân Trung Quốc xây dựng với hợp đồng cho thuê 99 năm.
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy sân bay được xây dựng có đường băng dài 2 mile, đủ lớn để đậu Boeing 747, Airbus 380 và cả những máy bay ném bom tầm xa hay vận tải quân sự của Trung Quốc.
Hồi đầu tháng này, Reuters loan tin cho biết Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ lo ngại Campuchia đang có kế hoạch cho Trung Quốc thuê căn cứ Ream sau khi nước này từ chối đề nghị giúp đỡ sửa căn cứ của Mỹ.
Trung Quốc những năm qua đã đổ hàng tỷ đô la vốn vay phát triển giúp Campuchia, đặc biệt là qua sáng kiến Vành Đai Con Đường được Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra hồi năm 2013.
Kể từ năm 2017, Campuchia đã đình chỉ vô thời hạn các cuộc tập trận chung với Mỹ nhưng đã bắt đầu tập trận chung với Trung Quốc từ năm 2016.
Hồi tháng 3 năm nay, Campuchia và Trung Quốc cũng đã thực hiện cuộc tập trận lần thứ 3 có tên Rồng Vàng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/cambodia-denied-leasing-largest-naval-base-to-china-07222019081147.html

Lo ngại khả năng TQ biến khu nghỉ dưỡng mới

ở Campuchia thành căn cứ quân sự

Hiện diện hải quân ở Campuchia sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng chiến lược của mình ở Đông Nam Á, củng cố vị trí của Trung Quốc tại Biển Đông.
Lo ngại của Mỹ
Dọc theo những bờ biển hoang sơ của Campuchia, lướt qua những đàn voi trong vườn quốc gia lớn nhất đất nước, là một khu vực có diện tích bằng phân nửa Singapore, nơi đang khiến các chiến lược gia quân sự từ Mỹ và nhiều nước khác phải đau đầu.
Dara Sakor, khu vực đầu tư trị giá 3,8 tỉ USD do Trung Quốc hỗ trợ bao quanh 20% đường ven biển của Campuchia, không giống như bất kỳ nơi nào khác ở đất nước Đông Nam Á đang phát triển này.
Do một công ty Trung Quốc điều hành theo hợp đồng thuê 99 năm, Dara Sakor có các kế hoạch theo nhiều giai đoạn nhằm phát triển một sân bay quốc tế, một cảng nước sâu và một khu công nghiệp cùng với một khu nghỉ dưỡng xa hoa có trạm điện, nhà máy xử lý nước và các trung tâm y tế.
Bloomberg dẫn nguồn tin quan chức cho hay: Tầm vóc và quy mô kế hoạch phát triển Dara Sakor đã khiến Mỹ lo ngại về khả năng khu nghỉ dưỡng là một phần trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm đặt căn cứ quân sự ở Campuchia.
Hiện diện hải quân ở Campuchia sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng chiến lược của mình ở Đông Nam Á, củng cố vị trí của Trung Quốc tại Biển Đông và các tuyến đường thủy trọng yếu nắm giữ hàng trăm nghìn tỉ USD giá trị thương mại.
Đây không phải lần đầu tiên sự hiện diện của Trung Quốc ở Campuchia khiến chính quyền ông Trump lo ngại. Năm ngoái, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã gửi thư cho Thủ tướng Campuchia Hun Sen để bày tỏ lo ngại về khả năng Campuchia cho phép Trung Quốc đặt thiết bị quân sự và khí tài ở căn cứ hải quân Ream.
Khu nghỉ dưỡng chiến lược
Nhìn chung, Mỹ nghi ngờ rằng việc xây dựng cảng và các cơ sở hạ tầng chiến lược ở những quốc gia như Sri Lanka, Pakistan, Myanmar trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai – Con đường của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ mở đường cho Trung Quốc thiết lập thêm căn cứ quân sự ở nước ngoài sau cơ sở đầu tiên ở Djibouti cách đây 2 năm.
Campuchia ngày càng trở thành đối tác tin cậy nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Khoảng 75% đầu tư vào nước này tới từ Trung Quốc.
“Nếu có một căn cứ quân sự ở Campuchia thì điều đó có nghĩa là hải quân Trung Quốc sẽ có môi trường hoạt động thuận tiện hơn ở các vùng biển quanh Đông Nam Á”, Charles Edel, cựu quan chức Mỹ nhận định.
“Bỗng nhiên toàn bộ phần lục địa Đông Nam Á có khả năng nằm sau một vành đai quân sự phòng thủ của Trung Quốc. Tính tới giờ thì đây là hàm ý lớn nhất và có khả năng gây tác động chính trị”.
Kể từ khi lên nắm quyền năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công khai tỏ ra nghi ngờ về giá trị của những đồng minh lâu năm của Mỹ ở châu Á và những nơi khác trên thế giới. Điều đó đã tạo điều kiện cho Trung Quốc và Nga khởi động quá trình củng cố quan hệ chiến lược với các quốc gia thân thiết.
Thủ tướng Hun Sen đã gọi những tin tức về căn cứ quân sự của Trung Quốc là “giả mạo và bóp méo sự thật”. Hồi đáp bức thư của ông Pence, ông Hun Sen khẳng định: Campuchia từ chối cho quân đội nước ngoài hiện diện.
Tuy nhiên, điều đó chưa đủ để trấn an Mỹ. Hồi tháng trước, quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ Joseph Felter đã gửi thư cho Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh để hỏi nguyên nhân vì sao Campuchia khước từ đề nghị tài trợ sửa chữa các cơ sở thuộc căn cứ quân sự Ream mà Mỹ đưa ra sau khi Phnom Penh đệ trình yêu cầu hồi tháng 1.
Felter nói rằng, việc Campuchia đột ngột đổi ý đã làm nảy sinh nghi ngờ về khả năng Campuchia cho Trung Quốc đặt các thiết bị quân sự ở căn cứ Ream.
“Chúng tôi lo ngại rằng bất cứ bước đi nào của chính quyền Campuchia nhằm mời gọi quân đội nước ngoài hiện diện quân sự ở Campuchia cũng sẽ đe dọa tới tính gắn kết và trung lập của ASEAN”, Emily Zeeberg, phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ tại Campuchia cho hay.
Chính quyền Campuchia khẳng định chẳng có gì cần phải che giấu. Trả lời RFA, ông Tea Bank giải thích rằng, Campuchia không cần tiền của Mỹ nữa bởi các cơ sở trong diện sửa chữa sẽ được chuyển tới một địa điểm mới.
Phát ngôn viên chính phủ Campuchia Phay Siphan so sánh lo ngại của phía Mỹ về khả năng Trung Quốc đặt căn cứ quân sự ở Campuchia với việc nước này tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq. Campuchia không có ý định cho Trung Quốc đặt thiết bị quân sự ở Dara Sakor hay bất cứ nơi nào, ông Phay Siphan nhấn mạnh.
“Dara Sakor là khu vực dân sự – chẳng có căn cứ nào ở đó cả”, Phay Siphan nói, “Nó có thể được cải biến, đúng vậy, nhưng cái gì mà anh chẳng cải biến được”.
Chỉ trong một đêm là có thể biến thành căn cứ hải quân
Bao phủ 360 km2 vườn quốc gia rậm rạp Botum Sakor, Dara Sakor được xem là trung tâm du lịch năm 2008, khi quyền thuê nhượng được trao cho Tập đoàn Phát triển Liên hiệp Thiên Tân (TUDG) của Trung Quốc.
TUDG muốn biến Dara Sakor thành một đô thị mới của Campuchia. Thông tin trên trang web của công ty này cho thấy những kế hoạch đầy tham vọng để phát triển Dara Sakor: một sân bay có khả năng phục vụ phân nửa du khách tới Campuchia, khu vực neo đậu cho các du thuyền cỡ lớn và đường tàu cao tốc kết nối với thủ đô Phnom Penh cùng Siem Reap.
Sau nhiều lần gọi điện thoại tới văn phòng của TUDG, Bloomberg nhận được câu trả lời từ một phụ nữ tên Zhong: “Chúng tôi thấy chính phủ Campuchia đã phản hồi về vấn đề này và bác bỏ đồn đoán về việc xây dựng căn cứ quân sự ở đó. Chúng tôi chẳng còn gì để nói thêm”.
Tại hội thảo an ninh ở Singapore hồi tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phương Hòa đã phủ nhận chuyện Trung Quốc xây căn cứ hải quân ở Campuchia: “Không hề có chuyện Trung Quốc thiết lập hiện diện quân sự ở Campuchia”.
Dù vậy, nhiều chiến lược gia lại thấy một số điểm nghi vấn.
Sân bay mới có sức chứa 10 triệu hành khách mỗi năm, gấp đôi sức chứa ở Phnom Penh và hơn 40 lần so với lượng du khách tới sân bay ở điểm đến nổi tiếng Sihanoukville năm 2017.
“Trừ khi anh đã có sẵn phương án du lịch mình cần ở đó, còn không thì anh không xây sân bay – đặc biệt là khi đã có một sân bay ở gần đó rồi”, Đại tá lục quân Ấn Độ về hưu Vinayak Bhat nhận định.
Ông Bhat cho rằng, cảng nước sâu cũng không hợp lý với phương án du lịch. “Chỉ trong một đêm là nó có thể biến thành căn cứ hải quân”, Bhat nói.
http://biendong.net/diem-tin/29427-lo-ngai-kha-nang-tq-bien-khu-nghi-duong-moi-o-campuchia-thanh-can-cu-quan-su.html

Nạn nhân buôn người được Thái Lan giải cứu

 tăng cao gần mức kỷ lục

Số nạn nhân buôn người được giải cứu ở Thái Lan dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục trong năm nay, Reuters dẫn số liệu của chính phủ cho biết, một phần là do nhu cầu tuyển dụng lao động giá rẻ tăng cao ở nước láng giềng Malaysia.
Từ đầu năm đến nay, cảnh sát Thái Lan đã giải cứu 974 nạn nhân buôn người – chủ yếu là từ Myanmar – so với con số 622 người trong cả năm ngoái và mức cao nhất lên tới 982 người vào năm 2015, theo dữ liệu được Cơ quan chống buôn người công bố vào tuần trước.
Trong những năm gần đây, quốc tế theo dõi kỹ vấn nạn nô lệ hiện đại và buôn người ở Thái Lan, đặc biệt là trong ngành thủy sản và tình dục.
Báo cáo buôn người của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm nay liệt Thái Lan vào trong danh sách theo dõi về nạn buôn người và chỉ trích quốc gia Đông Nam Á này chưa làm tốt để bài trừ vấn nạn này.
Đại tá cảnh sát Mana Kleebsattabudh, phó chỉ huy Cơ quan phòng chống buôn người, nói: “Có khả năng cao là con số năm nay sẽ đạt mức cao kỷ lục. Nhiều nạn nhân nói với chúng tôi rằng họ đang lên kế hoạch làm việc ở Malaysia.”
Có khoảng 4,9 triệu di dân ở Thái Lan, chiếm hơn 10% lực lượng lao động của đất nước, theo Liên Hiệp Quốc. Hầu hết đến từ các nước láng giềng nghèo khổ hơn bao gồm Myanmar, Campuchia, Lào và Việt Nam.
Ông Kleebsattabudh cho biết, hầu hết các nạn nhân buôn người được giải cứu đã được các công ty và “cò” môi giới tuyển dụng với giá 20.000-30.000 baht (650 – 975 đôla) để làm việc trong các nhà máy ở Malaysia.
https://www.voatiengviet.com/a/nan-nhan-buon-nguoi-duoc-thailan-giai-cuu-tang-cao-gan-muc-ky-luc/5010275.html

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.