Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin khắp nơi – 10/07/2019

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019 15:45 // ,

Tin khắp nơi – 10/07/2019

Chính quyền TT Trump tái xét vai trò

của nhân quyền trong chính sách đối ngoại Mỹ

Chính quyền của Tổng thống Trump hôm 8/7 cho biết sẽ tái xét vai trò của nhân quyền trong chính sách đối ngoại Mỹ, và đang chỉ định một ủy ban mà theo dự kiến sẽ nêu bật các quan ngại về tự do tôn giáo và vấn đề phá thai.
Bản tin của AP dẫn lời các tổ chức bảo vệ nhân quyền tố cáo chính quyền ông Trump là chính trị hóa chính sách đối ngoại theo hướng có thể làm suy yếu các biện pháp bảo vệ các thành phần bị gạt ra ngoài lề, kể cả cộng đồng người đồng tính và chuyển giới. Các nghị sĩ đảng Dân chủ nêu lên quan ngại về ý đồ và thành phần nhân sự trong ủy ban, vì lo ngại các thành viên sẽ gồm những người “có quan điểm thù nghịch với nữ quyền” và làm mai một các tiêu chuẩn và định nghĩa hiện hữu về nhân quyền.
Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố thành lập “Ủy ban về các Quyền không thể xâm phạm”, nói rằng Hoa Kỳ phải “cảnh giác, không để cho đối thoại về nhân quyền bóp méo hoặc cướp đi các quyền căn bản, hoặc được sử dụng vào những mục đích đáng ngờ hoặc có ác ý.”
Ông nói trong bối cảnh các cáo buộc về vi phạm nhân quyền “bùng nổ” ở khắp nơi, các quốc gia đang tranh chấp với nhau về những gì có thể “cấu thành quyền con người”, và quyền con người nào cần được tôn trọng và thừa nhận.
“Tôi hy vọng rằng ủy ban sẽ xem xét lại câu hỏi cơ bản: nói hoặc tuyên bố điều gì đó là một quyền con người có nghĩa là gì?” ông Pompeo nói. “Làm thế nào để chúng ta biết, hoặc xác định rằng điều này – hoặc điều nọ – trên thực tế là một quyền con người? Điều đó có đúng không và do đó, phải được tôn trọng?”
Ngoại Trưởng Mỹ nói ông trông đợi các quyền con người sẽ được xem xét lại một cách triệt để nhất kể từ khi bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền ra đời năm 1948 và được Liên Hiệp Quốc thông qua, nêu rõ các quyền và quyền tự do phổ quát được chấp nhận rộng rãi.
Người được chọn đứng đầu Ủy ban là giáo sư Harvard Mary Ann Glendon, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh Vatican. Là một học giả có lập trường bảo thủ, bà Glendon đã từ chối một vinh dự của trường Notre Dame vào năm Tổng thống Barack Obama đọc diễn văn tại lễ tốt nghiệp ở nhà trường, để phản đối quyết định của trường vinh danh ông Obama, cho dù ông Obama ủng hộ quyền phá thai.
Thông báo của Ngoại Trưởng Pompeo hôm 8/7 gây lo ngại cho các tổ chức bảo vệ nhân quyền, các tổ chức này nói họ lo sợ ủy ban có thể lật ngược những tiến bộ hiện có trong việc bảo vệ các nhóm bị gạt ra bên lề xã hội.
Tổ chức Ân xá Quốc tế ở Hoa Kỳ nói không có lý do để tái xét các quyền con người như do chính quyền Tổng thống Trump đề xuất, xét những biện pháp bảo vệ đã có từ hàng thập kỷ nay. Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) nói “tiền của người đóng thuế tốt hơn nên được chi vào việc đánh giá thất bại của chính phủ trong việc đáp ứng nghĩa vụ của mình đối với các quyền làm người căn bản, thay vì định nghĩa lại thế nào là quyền con người.”
Adotei Akwei, Phó Giám đốc của Tổ chức Ân xá Quốc tế về vận động và quan hệ chính phủ, nói ông lo ngại rằng khi dùng cụm từ “không thể xâm phạm”, ủy ban nhắm định nghĩa lại một cách hẹp hòi các quyền con người theo sự hiểu biết thời đó của các nhà sáng lập ra nước Mỹ.
Thông báo của Ngoại Trưởng Pompeo hôm 8/7 gây lo ngại cho các tổ chức bảo vệ nhân quyền, các tổ chức này nói họ lo sợ ủy ban có thể lật ngược những tiến bộ hiện có trong việc bảo vệ các nhóm bị gạt ra bên lề xã hội.
Tổ chức Ân xá Quốc tế ở Hoa Kỳ nói không có lý do để tái xét các quyền con người như do chính quyền Tổng thống Trump đề xuất, xét những biện pháp bảo vệ đã có từ hàng thập kỷ nay. Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) nói “tiền của người đóng thuế tốt hơn nên được chi vào việc đánh giá thất bại của chính phủ trong việc đáp ứng nghĩa vụ của mình đối với các quyền làm người căn bản, thay vì định nghĩa lại thế nào là quyền con người.”
Adotei Akwei, Phó Giám đốc của Tổ chức Ân xá Quốc tế về vận động và quan hệ chính phủ, nói ông lo ngại rằng khi dùng cụm từ “không thể xâm phạm”, ủy ban nhắm định nghĩa lại một cách hẹp hòi các quyền con người theo sự hiểu biết thời đó của các nhà sáng lập nước Mỹ.
“Sự thực là các tổ phụ sáng lập ra nước Mỹ không đối mặt với các quyền con người rộng lớn mà họ nói đến”.
Trong một bức thư hồi tháng trước, một nhóm nghị sĩ đảng Dân chủ bày tỏ quan tâm sâu sắc về việc ủy ban được tập hợp mà không chịu sự giám sát của quốc hội. Theo họ, một số nhân vật có tên trong danh sách thành viên của ủy ban ủng hộ các chính sách phân biệt đối xử đối với người đồng tính, cả nam lẫn nữ, “có quan điểm thù nghịch với nữ quyền và/hoặc ủng hộ các lập trường không phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế của Hoa Kỳ theo tinh thần các công ước quốc tế đã ký kết.”
https://www.voatiengviet.com/a/chinh-quyen-trump-tai-xet-vai-tro-cua-nhan-quyen-trong-chinh-sach-doi-ngoai-my/4993276.html

Mỹ nói đóng băng phải là khởi đầu

 việc phi hạt nhân hóa Bắc Hàn

Hoa Kỳ hy vọng sẽ thấy Bắc Hàn thực hiện việc ‘đóng băng’ chương trình hạt nhân như bước khởi đầu, chứ không phải bước kết thúc, của quá trình phi hạt nhân hóa.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết yêu cầu nói trên hôm 9/7, trước các cuộc đàm phán mới với Bình Nhưỡng dự kiến sẽ diễn ra trong tháng này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un đã có cuộc gặp bất ngờ vào cuối tháng Sáu tại Khu phi quân sự (DMZ) giữa hai miền Triều Tiên và đồng ý nối lại đàm phán vốn bị đình trệ kể từ sau hội nghị thất bại tại Việt Nam hồi tháng 2/2019.
Bình Nhưỡng chỉ trích Mỹ ngay sau cuộc gặp Trump-Kim
Bắc Hàn đòi loại Ngoại trưởng Mỹ khỏi đàm phán hạt nhân
Bắc Hàn: ‘Mỹ vứt đi cơ hội vàng’
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho hay các cuộc đàm phán có thể diễn ra vào khoảng tháng Bảy, có lẽ trong hai hoặc ba tuần tới.
Chính quyền Trump bác bỏ một tường thuật của New York Times rằng giới chức Hoa Kỳ đang có ý tưởng nối lại đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận đóng băng chương trình hạt nhân của Bắc Hàn, thay vì phi hạt nhân hóa hoàn toàn, do đó ngầm chấp nhận Bắc Hàn là một quốc gia hạt nhân.
“Quý vị biết đấy, việc đóng băng không bao giờ là giải pháp của một quá trình. Đó sẽ không bao giờ là kết thúc của một quá trình,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Morgan Ortagus nói trong một cuộc họp báo.
Đây là thứ mà chúng ta hy vọng sẽ thấy ngay từ bước khởi đầu. Nhưng tôi không nghĩ rằng chính quyền đặt việc đóng băng là mục tiêu cuối cùng. Đó sẽ phải là khởi đầu của quá trình [phi phạt nhân hóa].
Bắc Hàn đã cho đóng băng các khu vực thử nghiệm bom hạt nhân và tên lửa từ năm 2017, nhưng giới chức Mỹ tin rằng Bắc Hàn đã mở rộng kho vũ khí bằng cách tiếp tục sản xuất nhiên liệu bom và tên lửa. Mỹ rất muốn thấy Bắc Hàn đóng băng việc sản xuất này.
Bà Ortagus cho biết mục tiêu của Washington vẫn là loại bỏ hoàn toàn tất cả các vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bắc Hàn.
Bà Ortagus cho hay đại diện đặc biệt của Hoa Kỳ tại Bắc Hàn, Stephen Biegun, sẽ gặp người đồng cấp Hàn Quốc trong chuyến thăm châu Âu tuần này để thảo luận các cách thức nhằm đạt được thỏa thuận.
Cuộc gặp gỡ tại DMZ, khởi xướng bởi một dòng tweet ngắn ngủi của ông Trump mà ông Kim nói đã khiến ông bất ngờ, cho thấy mối quan hệ thân thiết giữa hai người nhưng các nhà phân tích chính sách cho biết hai bên dường như không thu hẹp khoảng cách giữa yêu cầu phi hạt nhân hóa của Mỹ và yêu cầu dỡ bỏ lệnh trừng phạt của Bắc Hàn.
Hai nhà lãnh đạo thậm chí chưa thống nhất một định nghĩa chung về phi hạt nhân hóa mà Bắc Hàn cho là ‘chiếc ô hạt nhân’ để Hoa Kỳ bảo vệ Nhật Bản và Hàn Quốc.
Washington thì đã yêu cầu Bình Nhưỡng đơn phương từ bỏ vũ khí hạt nhân.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48932961

Mỹ bác thông tin sẽ ngầm

coi Triều Tiên là quốc gia hạt nhân

Bộ Ngoại giao Mỹ tái khẳng định mục tiêu cuối cùng của Washington vẫn là loại bỏ hoàn toàn vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bình Nhưỡng.
“Đóng băng sẽ không bao giờ là giải pháp của quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Đó là điều chúng ta muốn thấy ở đầu quá trình. Tôi không nghĩ rằng chính quyền coi đóng băng là mục tiêu cuối cùng”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết trong cuộc họp báo ngày 9/7.
Bà Ortagus cho biết mục tiêu cuối cùng của Washington vẫn là loại bỏ hoàn toàn các vũ khí hủy diệt của Bình Nhưỡng. Bà cũng cho hay đặc phái viên phụ trách vấn đề Triều Tiên của Mỹ Stephen Biegun sẽ gặp người đồng cấp Hàn Quốc trong chuyến công du châu Âu tuần này để thảo luận các phương án nhằm đạt được mục tiêu trên.
Phát biểu của Ortagus bác bỏ thông tin được tờ New York Times đưa ra trước đó rằng các quan chức Washington có ý định đàm phán để Bình Nhưỡng đóng băng chương trình hạt nhân và ngầm coi Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân, thay vì buộc nước này phi hạt nhân hóa hoàn toàn.
Triều Tiên đã ngừng thử nghiệm bom hạt nhân và tên lửa đạn đạo từ năm 2017, nhưng các quan chức tình báo Mỹ cho rằng nước này vẫn ngầm tiến hành chương trình hạt nhân, tên lửa của mình. Washington muốn Bình Nhưỡng đóng băng các hoạt động này.
Sau cuộc gặp bất ngờ tại Khu Phi quân sự (DMZ) ở biên giới liên Triều hôm 30/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhất trí nối lại đàm phán phi hạt nhân hóa vốn bị đình trệ từ sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần hai hồi cuối tháng 2. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết phái đoàn hai nước sẽ gặp nhau trong tháng 7.
Cuộc gặp Trump – Kim ở DMZ thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa hai lãnh đạo và thắp lên hy vọng về một kết quả tích cực trong đàm phán phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng hai bên vẫn chưa thu hẹp được bất đồng, khi Mỹ yêu cầu Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn trước khi nhượng bộ, còn Bình Nhưỡng coi việc được nới lỏng các lệnh trừng phạt là điều kiện tiên quyết để phi hạt nhân hóa một phần.
http://biendong.net/bi-n-nong/29224-my-bac-thong-tin-se-ngam-coi-trieu-tien-la-quoc-gia-hat-nhan.html

Hoa Kỳ muốn Bắc Hàn tạm dừng sản xuất

nguyên tử như một sự khởi đầu giải trừ hạt nhân

Tin từ WASHINGTON, DC — Vào hôm Thứ Ba (9/7), Bộ Ngoại Giao cho biết Hoa Kỳ hy vọng Bắc Hàn sẽ đóng băng chương trình nguyên tử của họ như một sự khởi đầu của quá trình giải trừ hạt nhân, trước các cuộc đàm phán mới với Bình Nhưỡng dự kiến sẽ diễn ra trong tháng này.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un đã thực hiện một cuộc gặp bất ngờ vào cuối tháng 6 tại Khu phi quân sự (DMZ) giữa hai miền Triều Tiên, và đã đồng ý nối lại cuộc đối thoại bị đình trệ kể từ hội nghị thượng đỉnh thất bại tại Việt Nam hồi tháng 2. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã cho biết rằng các cuộc đàm phán này có thể sẽ diễn ra “vào khoảng tháng 7 … có lẽ trong hai hoặc ba tuần tới”.
Chính quyền tổng thống Trump đã bác bỏ một bài báo của tờ New York Times về việc các viên chức Hoa Kỳ đang lên kế hoạch để tìm cách đàm phán đóng băng nguyên tử của Bắc Hàn, thay vì giải trừ nguyên tử hoàn toàn, và theo đó ngầm chấp nhận Bắc Hàn là một quốc gia nguyên tử.
Bắc Hàn đã thử nghiệm bom nguyên tử và hỏa tiễn từ năm 2017, nhưng các viên chức Hoa Kỳ tin rằng họ đã mở rộng kho vũ khí trong nước bằng cách tiếp tục sản xuất nhiên liệu bom và hỏa tiễn. Hoa Kỳ hiện cũng đang rất muốn tạm dừng việc sản xuất này.
Phát ngôn viên Morgan Ortagus của Bộ Ngoại Giao cho biết mục tiêu của Washington vẫn là loại bỏ hoàn toàn tất cả các vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bắc Hàn. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-muon-bac-han-tam-dung-san-xuat-nguyen-tu-nhu-mot-su-khoi-dau-giai-tru-hat-nhan/

Chặn đứng tham vọng của TQ, Tổng thống Trump

đang khiến thế giới thay đổi mãi mãi như thế nào?

Mối quan hệ dần lỏng lẻo hơn giữa Mỹ và Trung Quốc đang ảnh hưởng đến mọi thứ, từ những thứ to tát như chiến lược địa chính trị đến những thứ nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày của bạn.
Tại hội nghị G20 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp mà ông Trump gọi là “tuyệt vời”, dẫn đến một “thỏa thuận ngừng bắn” để thị trường có thể tạm thở phào.
Tuy nhiên, đối với Alfred LaSpina, kết quả của cuộc gặp này không có nhiều ý nghĩa. Khi vị tân phó chủ tịch của eLumigen, công ty có trụ sở đặt ở Troy, Michigan, bắt đầu nghĩ về 1 chuỗi cung ứng cho các sản phẩm chiếu sáng công nghiệp mà startup của ông sản xuất ra, Trung Quốc tự động hiện ra ngay thức khắc. Đã từng có kinh nghiệm với việc đặt nhà máy sản xuất ở Trung Quốc, LaSpina có thể dễ dàng tìm thấy các nhà cung ứng đáng tin cậy và dày dặn kinh nghiệm.
Tuy nhiên động thái bất ngờ tăng thuế hồi đầu tháng 5 của Tổng thống Trump khiến ông phải suy nghĩ lại và nghiêng về phương án tìm những lựa chọn thay thế ở Đông Nam Á. Với mối quan hệ Bắc Kinh – Washington quá bấp bênh như hiện nay, LaSpina cho rằng đó là một lựa chọn sáng suốt.
Tình thế của LaSpina chỉ là 1 ví dụ nhỏ cho thấy cuộc đối đầu giữa hai cường quốc kinh tế đang định hình lại thế giới – theo cả 2 hướng tích cực và tiêu cực – như thế nào, và thậm chí cả khi 2 bên đạt được thỏa thuận thương mại thì quá trình thay đổi cũng sẽ không vì thế mà chậm lại.
Mối quan hệ dần lỏng lẻo hơn giữa Mỹ và Trung Quốc đang ảnh hưởng đến mọi thứ, từ những thứ to tát như chiến lược địa chính trị đến những thứ nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày của bạn: các mặt hàng được bán trong Walmart sẽ không còn được làm ra tại Trung Quốc, những việc làm nào sẽ mất đi hoặc được sinh ra, công nghệ nào mà bạn sẽ sử dụng, và ai sẽ ngồi chung giảng đường với con bạn tại Harvard hay bạn sẽ đầu tư tiền nhàn rỗi vào đâu.
Thế giới đang đứng trước thời khắc lịch sử
Kể từ những năm 1990, các nhà hoạch định chính sách và giới kinh doanh đều nhất trí rằng thế giới sẽ ngày càng trở nên gắn kết hơn, và có lẽ biểu tượng vĩ đại nhất chính là mối quan hệ kinh tế Mỹ – Trung. Mặc dù là 2 cường quốc với 2 hệ thống chính trị và tư tưởng đối lập, nền kinh tế của họ ngày càng gắn bó chặt chẽ trên nhiều khía cạnh, từ thương mại, tiền tệ đến các mối quan hệ cá nhân. Mối quan hệ thân thiết đến mức đã xuất hiện 1 khái niệm mới để miêu tả mối quan hệ này: “Chimerica”.
Trung Quốc đã trở thành tâm điểm của một mạng lưới thương mại chằng chịt. Mặc dù vẫn có những phàn nàn về một số vấn đề như mức độ bảo hộ cao trong khi mức độ mở cửa thị trường còn thấp, với sự sụp đổ của Liên minh Xô Viết và sự kết thúc của chiến tranh lạnh, thế giới hòa hợp là tương lai không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên điều đó không còn đúng nữa. Dù mối quan hệ Mỹ – Trung có tốt đẹp trở lại sau những rạn nứt vừa qua, các doanh nghiệp vẫn đang vẽ lại “bản đồ sản xuất toàn cầu”. Apple có dự định chuyển 1/3 hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Mới đây Terry Gou, nhà sáng lập Foxconn – công ty chuyên lắp ráp cho Apple – cho biết ông sẽ thúc giục Apple rời khỏi Trung Quốc.
Một công ty ít được biết đến hơn nhưng cũng là nhà sản xuất xe đạp lớn nhất thế giới – Giant Manufacturing – đã di dời dây chuyển sản xuất phục vụ khách hàng Mỹ từ đại lục về quê nhà Đài Loan, và cũng đang mở 1 nhà máy mới ở Hungary.
Đây không phải là những trường hợp cá biệt. Theo một khảo sát được Phòng thương mại Mỹ tại Trung Quốc thực hiện từ tháng 5, khoảng 40% người được hỏi cho biết họ đã hoặc đang xem xét chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc.
Và chiến tranh thương mại đóng vai trò là 1 chất xúc tác cực mạnh trong bối cảnh các doanh nghiệp đang tính đến chuyện ra đi vì chi phí ở Trung Quốc tăng cao. Nhà sản xuất đồ chơi Hasbro (Mỹ) đã giảm tỷ lệ sản phẩm “made in China” từ mức 80% trong năm 2012 xuống còn 67% tính đến cuối năm 2018 và con số sẽ tiếp tục giảm trong những năm sắp tới.
“Điều mà các công ty đang làm là đẩy nhanh tiến độ kế hoạch rời khỏi Trung Quốc càng sớm càng tốt”, Stephen Lamar, phó chủ tịch Hiệp hội dệt may và da giày Mỹ, cho biết. Ông gọi đây là “cuộc dịch chuyển mang tính thế hệ”.
Ai lợi, ai thiệt trong làn sóng dịch chuyển này?
Đối với một số quốc gia, đây là tin tốt lành. Các công ty muốn rời khỏi Trung Quốc đang nhắm đến những nền kinh tế mới nổi khác. Lịch sử kinh tế hiện đại cho thấy những việc làm mà cá công ty này tạo ra tại những nước đang phát triển có thể thúc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và giảm bớt nghèo đói, mà bản thân Trung Quốc chính là ví dụ điển hình.
Trong khi đó, Mỹ gặp phải nhiều xáo trộn. Không giống như ông Trump thường tự hào, không nhiều công ty Mỹ trở về quê nhà: trong khảo sát nói trên chỉ có 6% cho biết đang xem xét lựa chọn này). ĐIều đó có nghĩa là thâm hụt thương mại mà Tổng thống Trump luôn than phiền sẽ chỉ dịch chuyển sang đối tác thương mại khác mà không biến mất.
Còn đối với Trung Quốc, làn sóng dịch chuyển gây sức ép buộc các doanh nghiệp Trung Quốc phải “tiến lên trên chuỗi giá trị”. Không còn có thể dựa vào hoạt động sản xuất cơ bản phục vụ xuất khẩu để duy trì việc làm, các chủ doanh nghiệp Trung Quốc giờ đây phải học cách sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, nhiều chất xám hơn để có thể tiếp tục tạo ra phép màu tăng trưởng. Đó cũng là mục tiêu mà chính sách công nghiệp của Trung Quốc đang hướng đến: thúc đẩy các công nghệ tiên tiến – từ xe điện đến microchip – với sự hỗ trợ của nhà nước.
Tuy nhiên, chính sách công nghiệp của Trung Quốc cũng chính là gốc rễ gây ra xung đột với Mỹ. Nội các của ông Trump đang nỗ lực giữ những công nghệ quan trọng của Mỹ nằm ngoài tầm với của các doanh nghiệp Trung Quốc, bằng cách cấm các công ty Mỹ bán linh kiện quan trọng (như chip) cho các công ty công nghệ nòng cốt của Mỹ (như Huawei).
Những biện pháp này, cùng với tham vọng tự tạo ra các công nghệ tiên tiến của Trung Quốc, có thể chia cách Mỹ và Trung Quốc về mặt kỹ thuật số, với người tiêu dùng ở mỗi nước sẽ sử dụng các phần mềm và thiết bị công nghệ khác hẳn nhau. Bắc Kinh cũng đã bắt đầu sử dụng tường lửa để ngăn cản nhiều công ty Mỹ hoạt động ở thị trường Trung Quốc. Kết quả là cư dân mạng Trung Quốc giống như đang sống trong 1 thế giới khác, sử dụng tiểu blog Sina Weibo thay vì Twitter, và tìm kiếm trên Baidu chứ không phải Google.
Không chỉ trong thế giới ảo, ngoài đời thực người dân Trung Quốc và Mỹ cũng đang dần xa cách. Các nhà khoa học Trung Quốc có liên quan đến quân đội sẽ không được nghiên cứu hoặc học tập tại Mỹ. Tháng này, Bộ Giáo dục Trung Quốc phát đi cảnh báo các sinh viên “cần phải nghiên cứu kỹ hơn các rủi ro khi đi du học ở Mỹ”. Ngược lại, Huawei gần đây đã sa thải các nhân viên người Mỹ khỏi phòng nghiên cứu và phát triển tại trụ sở ở Thâm Quyến.
Xung đột Mỹ – Trung còn tạo ra một xu hướng mới trong các mối quan hệ quốc tế. Ví dụ, Trung Quốc và Nga có thể trở nên thân thiết với nhau hơn. Ở châu Âu, mối quan hệ giữa Italy và Mỹ đang trở nên xấu đi trong khi nước này vừa trở thành thành viên đầu tiên trong nhóm G7 tham gia vào sáng kiến Vành đai con đường của Trung Quốc. Ngày càng có nhiều quốc gia cảm thấy khó xử hơn khi vừa phải duy trì mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc vừa không làm đồng minh Mỹ phật lòng, mà trong trường hợp này Australia chính là ví dụ điển hình.
Mỹ và Trung Quốc từng là đại diện của xu hướng hợp tác toàn cầu, giờ đây họ lại cũng chính là những biểu tượng cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc và làn sóng chống toàn cầu hóa. Sự thay đổi này sẽ có mức độ sâu rộng đến đâu?
Lamar cho rằng nếu 2 bên đạt được thỏa thuận và dỡ bỏ thuế quan, một số doanh nghiệp có thể quay trở lại như xưa – vì chuyển toàn bộ chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc là điều không hề dễ dàng vì hệ thống đang hoạt động quá hiệu quả. Tuy nhiên, kể cả khi ông Trump đã hết nhiệm kỳ và không còn ngồi trong Nhà Trắng, quan hệ Mỹ – Trung đã mãi mãi thay đổi.
http://biendong.net/doc-bao-viet/29211-chan-dung-tham-vong-cua-tq-tong-thong-trump-dang-khien-the-gioi-thay-doi-mai-mai-nhu-the-nao.html

Thương chiến Mỹ-Trung :

Đàm phán mở lại qua điện thoại

Tú Anh
Đúng như thông báo, Washington và Bắc Kinh mở lại thương thuyết vào ngày thứ Ba 09/07/2019 để tìm cách giải quyết xung khắc trong quan hệ thương mại. Tuy nhiên, điều được gọi là nỗ lực đàm phán chỉ là một cuộc điện đàm giữa đại diện Thương Mại và bộ trưởng Tài Chính Mỹ với hai đồng sự Trung Quốc.
Theo thông báo của cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cũng như bộ Thương Mại xác nhận sau đó, ngày hôm qua đại diện Thương Mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin đã điện đàm với phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và bộ trưởng Thương Mại Chung Sơn. Hai bên đồng ý « tiếp tục thương lượng để giải quyết các vấn đề thương mại » giữa Mỹ và Trung Quốc.
Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đưa ra thông cáo ngắn gọn : hai bên thảo luận về việc thực thi « đồng thuận » mà nguyên thủ Mỹ-Trung đạt được tại Osaka hồi cuối tháng sáu, nhân hội nghị G20.
Theo AFP, tổng thống Donald Trump và chủ tịch Tập Cận Bình quyết định nối lại đàm phán bị cắt đứt một tháng trước đó, cứu vãn tình hình căng thẳng đến cực độ. Theo Washington, do Trung Quốc đã phủ nhận những cam kết trong các đợt đàm phán trước khiến Mỹ phải phản ứng mạnh.
Để tạo điều kiện mở lại đàm phán, tổng thống Mỹ tạm ngưng thực thi lời đe dọa tăng áp thuế 300 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc, cũng như giảm nhẹ lệnh cấm một số linh kiện của Hoa Vi. Theo Washington, Bắc Kinh sẽ nhập khẩu trở lại nông phẩm của Mỹ với khối lượng lớn.
Mục tiêu đi tới của Hoa Kỳ là buộc Trung Quốc cải cách sâu rộng chính sách thương mại, tôn trọng tài sản trí tuệ của đối tác, chấm dứt tình trạng ép buộc chuyển giao công nghệ và tài trợ bất chính, theo nhận định của Reuters.
Hệ quả thương chiến Mỹ-Trung : Nintendo, Sony ngắm nghé Việt Nam
Theo Financial Times, công ty sản xuất đồ chơi điện tử Nhật Bản Nintendo hôm thứ ba cho biết đã tính đến giải pháp dời một số nhà máy ở Trung Quốc qua một nước khác trước khi chiến tranh thương mại giữa Washington và Bắc Kinh nổ ra.
Cụ thể là cơ sở sản xuất bộ điều khiển « Console Switch » được dự trù sẽ dời qua Việt Nam. Tiếp theo thông báo của Nintendo, tập đoàn Sony cũng tuyên bố sẽ « nghiên cứu các biện pháp tương tự ».
Theo giới phân tích, tùy theo cung cách của Trung Quốc giải quyết xung khắc với Mỹ mà Sony và cả Microsoft sẽ lấy quyết định theo gương Nintendo. Trong một hành động hiếm hoi, hồi giữa tháng sáu, trong một bức thư chung gửi bộ Thương Mại Hoa Kỳ, ba tập đoàn điện tử này báo động : nếu giá sản phẩm tăng 25% thì nhiều gia đình Mỹ không thể mua trò chơi điện tử thế hệ mới.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190710-thuong-chien-my-trung-dam-phan-mo-lai-qua-dien-thoai

Tổng thống Trump nói

đại sứ Anh ‘là gã rất ngu ngốc’

Đại sứ “lập dị” của Anh tại Mỹ là “một gã rất ngu ngốc,” Tống thống Mỹ Donald Trump nói, trong bối cảnh một loạt các điện thư ngoại giao bị rò rỉ.
Không chỉ dừng lại ở đó, ông Trump còn có lời lẽ được cho là chỉ trích cả Thủ tướng sắp ra đi của Anh, bà Theresa May, liên quan Brexit.
Bình luận này được đưa ra sau khi phủ thủ tướng Anh ở Downing Street tái khẳng định “sự hậu thuẫn hoàn toàn” của mình cho Đại sứ Kim Darroch.
Hôm Chủ nhật 7/07/2019, các thư điện tử bị tiết lộ cho thấy đại sứ Anh đã gọi chính quyền Trump là “vụng về và bất tài”.Đại sứ “lập dị” của Anh tại Mỹ là “một kẻ rất ngu ngốc” Donald Trump nói, trong bối cảnh một loạt các điện thư ngoại giao bị rò rỉ.
Đại sứ lập dị mà Anh quốc dung túng ở Hoa Kỳ không phải là người làm chúng ta ấn tượng, đó là một gã rất ngu ngốcTổng thống Donald Trump
Đại sứ Anh tại Mỹ ‘có sự ủng hộ tuyệt đối’ của bà May
Rò rỉ điện tín của đại sứ Anh về Trump
Nữ hoàng Anh đón TT Trump ở Điện Buckingham
Brexit: Trump Jr chê Anh và EU gia hạn ‘có điều kiện’
Trump ‘khuyên Anh kiện EU’
‘Mẫn cán, đáng kính’
Đại sứ Darroch giờ sẽ không còn gặp con gái của tổng thống, Ivanka Trump, như dự kiến vào thứ Ba, theo BBC được biết.
Người phát ngôn của thủ tướng Theresa May nói rằng đại sứ Darroch là “một quan chức chính phủ mẫn cán và đáng kính” và khẳng định không có kế hoạch nào để bà May và ông Trump tổ chức một cuộc điện nhằm đàm thảo luận về quan hệ sau vụ rò rỉ.
Đầu ngày thứ ba, 09/7, ông Trump đã gửi thông điệp trên trang Twitter:
“Đại sứ lập dị mà Anh quốc dung túng ở Hoa Kỳ không phải là người làm chúng ta ấn tượng, đó là một gã rất ngu ngốc.
“Ông ta nên nói chuyện với đất nước của mình, và Thủ tướng May, về cuộc đàm phán Brexit thất bại của họ, và không nên bất bình với những lời chỉ trích của tôi về việc Brexit đã bị xử lý tồi tệ như thế nào.
Tôi đã nói với Theresa May cách thực hiện thỏa thuận đó như thế nào, nhưng bà ấy đã đi theo con đường ngu ngốc của riêng mình – không thể hoàn tất được Brexit. Thật là một thảm họa!Tổng thống Donald Trump
“Tôi đã nói với Theresa May cách thực hiện thỏa thuận đó như thế nào, nhưng bà ấy đã đi theo con đường ngu ngốc của riêng mình – không thể hoàn tất được Brexit. Thật là một thảm họa!
“Tôi không biết Đại sứ nhưng đã được thông báo rằng ông ta là một kẻ ngốc hợm hĩnh. Hãy nói với ông ta rằng Hoa Kỳ hiện có Kinh tế & Quân sự tốt nhất so với bất cứ đâu trên thế giới, cho đến nay… và cả hai lĩnh vực này chỉ ngày càng lớn hơn, tốt hơn và mạnh hơn mà thôi… Cảm ơn ngài, ngài Tổng thống!”
Phủ thủ tướng Anh trước đó gọi vụ rò rỉ thư tín ngoại giao này là “không may” và đã bắt đầu một cuộc điều tra chính thức. Số 10 phố Downing Street nói Vương quốc Anh và Hoa Kỳ vẫn chia sẻ một mối quan hệ “đặc biệt và lâu dài”.
Đại sứ Kim Darroch đã lên kế hoạch đến thăm Nhà Trắng cùng với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Liam Fox vào thứ ba, nhưng giờ sẽ không tham dự, phóng viên Nick Bryant của BBC cho hay.
‘Rối loạn, chia rẽ’
Các email mật từ Đại sứ của Anh ở Mỹ, bị rò rỉ đến tờ báo Mail vào Chủ nhật, chứa đựng một loạt chỉ trích về ông Trump và chính quyền của ông, và nói Nhà Trắng “rối loạn” vận hành chưa từng thấy và bị “chia rẽ” dưới thời tổng thống của ông.
Kim Darroch, người trở thành đại sứ Anh tại Hoa Kỳ vào tháng 01/2016 khoảng một năm trước khi ông Trump nhậm chức, đã đặt câu hỏi liệu Nhà Trắng “sẽ bao giờ có vẻ hữu hiệu” hay không, nhưng cũng cảnh báo rằng Tổng thống Mỹ sẽ không bị phế truất.
Các email, có từ năm 2017, nói các tin đồn về “đấu đá và hỗn loạn” trong Nhà Trắng hầu hết là sự thật và chính sách về các vấn đề nhạy cảm như Iran là “không nhất quán, hỗn loạn”.
Phát biểu hôm thứ Hai, 08/7, sau những bình luận ban đầu của ông Trump về các email bị rò rỉ, phủ Thủ tướng Anh nói Thủ tướng không đồng ý với đánh giá của Kim Darroch, nhưng có “tin tưởng hoàn toàn” vào ông.
Vương quốc Anh có mối quan hệ đặc biệt và lâu dài với Hoa Kỳ dựa trên lịch sử lâu dài và cam kết của chúng tôi đối với các giá trị được chia sẻ và điều đó sẽ tiếp tụcNgười phát ngôn Phủ Thủ tướng Anh
Vào sáng thứ Ba, trước những bình luận mới nhất của tổng thống, một phát ngôn nhân của phủ Thủ tướng Anh nói: “Chúng tôi đã nói rõ với Hoa Kỳ về sự rò rỉ đáng tiếc này như thế nào. Những trích đoạn rò rỉ này không phản ánh sự mối quan hệ thân cận và kỳ vọng mà hai nước có với nhau.”
Nhưng người phát ngôn này nói các đại sứ cần phải có khả năng đưa ra những đánh giá trung thực về chính trị ở đất nước của họ, và thủ tướng hậu thuẫn đại sứ Kim Darroch.
“Vương quốc Anh có mối quan hệ đặc biệt và lâu dài với Hoa Kỳ dựa trên lịch sử lâu dài và cam kết của chúng tôi đối với các giá trị được chia sẻ và điều đó sẽ tiếp tục “, ông nói.
Ứng viên tranh cử vào ghế lãnh đạo đảng Bảo thủ và cựu ngoại trưởng Anh, Boris Johnson nói rằng ông có “mối quan hệ tốt” với Nhà Trắng.
“Tôi nghĩ rằng điều rất quan trọng là chúng ta có mối quan hệ chặt chẽ với đồng minh quan trọng nhất của chúng ta”, ông nói.
“Hoa Kỳ đã, sẽ là, trong tương lai thấy trước, người bạn và đối tác quân sự chính trị số một của chúng ta và chúng ta sẽ tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của mối quan hệ đó.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48928413

Hoa Kỳ muốn thành lập liên minh quân sự

bảo vệ vùng biển ngoài khơi Iran và Yemen

Tin từ WASHINGTON, DC — Vào hôm Thứ ba (9/7), vị tướng hàng đầu của Hoa Kỳ cho biết họ hy vọng sẽ chiêu mộ các đồng minh trong hai tuần tới hoặc lâu hơn, vào một liên minh quân sự để bảo vệ vùng biển chiến lược ngoài khơi Iran và Yemen, nơi Washington đổ lỗi cho Iran và các chiến binh có liên kết với Iran về các cuộc tấn công.
Theo kế hoạch chỉ mới được hoàn thiện trong những ngày gần đây, Hoa Kỳ sẽ cung cấp các tàu chỉ huy và dẫn đầu những nỗ lực giám sát cho liên minh quân sự. Các đồng minh sẽ tuần tra vùng biển gần các tàu chỉ huy của Hoa Kỳ và hộ tống các tàu thương mại có cờ quốc gia của họ. Đại tướng thủy quân lục chiến Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, đã nói rõ những chi tiết này với các phóng viên sau các cuộc họp vào hôm thứ ba về vấn đề này với Bộ trưởng đương nhiệm của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper và Ngoại trưởng Mike Pompeo.
Iran từ lâu đã đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz, nơi gần một phần năm lượng dầu của thế giới lưu thông, nếu không thể xuất cảng dầu của họ. Chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Trump đã tìm cách chặn việc xuất cảng dầu của Iran để buộc Tehran đàm phán lại thỏa thuận về chương trình nguyên tử của họ.
Đề nghị của Hoa Kỳ về một liên minh quốc tế để bảo vệ việc vận chuyển ở eo biển này đã tạo được tiến triển kể từ các cuộc tấn công vào tháng Năm và tháng Sáu, nhằm vào các tàu chở dầu ở vùng Vịnh. Hồi tháng trước, Iran đã bắn hạ một máy bay không người lái của Hoa Kỳ gần Eo biển, khiến Tổng thống Donald Trump phải ra lệnh không kích trả đũa và hủy lệnh này vào phút chót. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-muon-thanh-lap-lien-minh-quan-su-bao-ve-vung-bien-ngoai-khoi-iran-va-yemen/

Mỹ cho phép bán linh kiện cho Huawei

 ’nếu đảm bảo an ninh quốc gia’

Chính phủ Hoa Kỳ sẽ cấp giấy phép cho các công ty muốn bán linh kiện cho Huawei với điều kiện “không có mối đe dọa nào cho an ninh quốc gia”, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cho biết hôm 9/7.
Theo Reuters, các nhà quan sát không rõ loại sản phẩm nào được sẽ được cấp phép.
Hãng làm chip của Mỹ vận động giúp Huawei
Mỹ truy tố Huawei và bà Mạnh Vãn Chu
Huawei quảng cáo trên báo Mỹ để cải thiện hình ảnh
VN có thể ‘không dùng Huawei’ cho mạng 5G?
Trong động thái muốn nối lại các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố vào tháng trước rằng các công ty Mỹ sẽ được phép bán sản phẩm cho Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới.
Những bình luận của ông Trump đưa ra sau khi Hoa Kỳ đưa Huawei vào cái gọi là danh sách quan ngại về an ninh quốc gia của Bộ Thương mại hồi tháng 5/2019.
Huawei có thể đột phá vào lâu đài công nghệ 5G?
Các linh kiện và thiết bị của Hoa Kỳ thường không được bán cho những công ty nằm trong danh sách nếu không có giấy phép đặc biệt.
Trong khi các nhà sản xuất chip của Mỹ hoan nghênh thông báo của ông Trump, nhiều quan chức trong ngành và chính phủ tỏ ra bối rối về chính sách mới.
Phát biểu tại một hội nghị ở Washington, ông Ross khẳng định Huawei sẽ vẫn nằm trong danh sách cấm và cho biết phạm vi của các mặt hàng yêu cầu giấy phép sẽ không thay đổi. Tuy nhiên, sẽ có một số đơn hàng được phê duyệt.
Đại học hàng đầu Mỹ MIT cắt quan hệ với Huawei, ZTE
Trung Quốc đe dọa Mỹ vì lệnh trừng phạt Huawei
Huawei mất Android, người dùng mất gì?
“Để thực thi chỉ thị của tổng thống tại G20, Bộ Thương mại sẽ cấp giấy phép khi không có mối đe dọa nào đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ,” ông Ross nói.
“Trong giới hạn đó, chúng tôi sẽ cố gắng đảm bảo rằng không có chuyện chuyển doanh thu từ Hoa Kỳ sang các công ty nước ngoài,” ông nói.
Sau khi Huawei bị đưa vào danh sách cấm, ngành công nghiệp bán dẫn đã vận động chính phủ Hoa Kỳ cho phép bán các mặt hàng “không nhạy cảm” mà Huawei có thể dễ dàng mua ở nước khác và cho rằng lệnh cấm toàn diện sẽ gây tổn hại cho các công ty Mỹ.
Các nhà quan sát trong ngành cho biết bình luận của ông Ross không rõ ràng và cũng không đem lại sự nới lỏng mà nhiều người mong đợi sau tuyên bố của Trump.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48933001

Ross Perot:

Chân dung người làm nghiêng ngả chính trị Hoa Kỳ

Ross Perot, tỷ phú người Texas từng tranh cử tổng thống hai lần, qua đời hôm thứ Ba, luôn nói rằng ông đã thực hiện được giấc mơ Mỹ.
“Tôi sinh ra trong một gia đình rất khiêm tốn”, ông nói trong cuộc tranh luận tranh cử tổng thống năm 1992. “Không ai may mắn hơn tôi.”
Bây giờ, sau khi ông qua đời ở tuổi 89, câu chuyện về sự nghiệp đầy màu sắc của người đi tiên phong trong chính trị Hoa Kỳ một lần nữa lại trở thành chủ đề.
Vươn lên sau cuộc Đại suy thoái
Ross Perot lớn lên trong nghèo khó.
Sinh ngày 27/6/1930, ông Ross Perot tên thật là Henry Ross Perot. Ông ra đời chỉ một năm sau vụ sụp đổ ở Phố Wall đã đẩy Mỹ vào cuộc Đại khủng hoảng.
Tỷ phú Starbucks muốn làm tổng thống Mỹ
Nữ giới tranh cử Tổng thống Mỹ tăng kỷ lục
Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Dân chủ thắng Hạ viện
Đó là một thời kỳ nghèo khổ và hỗn loạn cùng cực cho hàng triệu công nhân Hoa Kỳ.
Ông bắt đầu đi làm lúc mới bảy tuổi và vài năm sau đó, cưỡi ngựa để đi giao báo cho những khu dân cư nghèo ở Texarkana.
Perot về sau khoe rằng ông đã quá thành công trong việc bán báo khiến cho người chủ phải tìm cách hạ thấp tỷ lệ hoa hồng khi tính tiền trả ông. Nhưng – khi ông phàn nàn trực tiếp với nhà xuất bản – người chủ đã phải nhượng bộ.
“Kể từ đó, bất cứ khi nào tôi gặp vấn đề, tôi đều đi thẳng lên cấp cao nhất”, ông nói với tờ New York Times năm 1992.
Ông Ross Perot tốt nghiệp năm 1953 tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ, nơi ông học về máy tính lần đầu tiên. Môn học này khiến ông hết sức thích thú, một đam mê sau này giúp ông tạo nên được tài sản khổng lồ.
Thành triệu phú sau một đêm
Sau một thời gian ngắn phục vụ trong Hải quân, Ross Perot tìm được một công việc bán hàng tại IBM. Ngành bán hàng là điều mà ông thấy mình có khả năng thiên khiếu.
Tuy nhiên ông cảm thấy nản chí khi những sáng kiến và đề nghị của mình liên tục bị người sếp khước từ. Ông vay vợ 1.000 đôla và ở tuổi 32, dùng số tiền này để thành lập công ty đầu tiên của mình – Hệ thống dữ liệu điện tử (Electronic Data Systems – EDS).
Công ty EDS, vào thời điểm thế giới đang chuyển từ giấy sang hồ sơ điện tử, quản lý mạng máy tính cho các khách hàng cao cấp như NASA và nhiều cơ quan chính phủ khác nhau.
Khi EDS bán cổ phiếu gây vốn lần đầu tiên vào năm 1968, Perot trở thành triệu phú chỉ sau một đêm. Khoảng hai thập niên sau, ông thành lập công ty thứ hai, Perot Systems, công ty này sau được Dell mua lại với giá 3,9 tỷ đôla.
Là một chủ nhân, ông được nhân viên biết đến với những điều kỳ quặc – đặc biệt là quy tắc ăn mặc nghiêm ngặt. Công nhân phải mặc áo sơ mi trắng, đeo cà vạt và bị cấm không được để ria mép hoặc râu.
Tài trợ một cuộc đột kích táo bạo
Nhưng quy tắc ăn mặc nghiêm ngặt này không có nghĩa ông là một người không quan tâm đến những gì xảy ra chung quanh. Thật thế, trong một lần, Perot đã làm hết sức để bảo vệ nhân viên của mình.
Năm 1979, khi hai nhân viên của ông bị tống giam ở Iran vì tranh chấp hợp đồng ngay trước Cách mạng Hồi giáo xảy ra, ông đã tài trợ cho một cuộc giải cứu đặc công.
Cuộc giải cứu được chỉ huy bởi Đại tá Arthur Simons, một sĩ quan lực lượng đặc biệt đã nghỉ hưu, với Perot và các nhân viên khác là thành viên. Một cuộc bạo loạn đã được tạo ra tại cổng trại giam và, trong sự hỗn loạn theo sau, đội cứu hộ đã đưa được các nhân viên ra ngoài.
“Một ngày nọ, Ross đến nhà tù và nói,” Chúng tôi sẽ đưa các bạn ra ngoài “, một trong những người đàn ông bị bỏ tù nói với Associated Press. “Có bao nhiêu CEO làm được điều đó thời nay?”
Cuộc đột kích đó đã truyền cảm hứng cho một cuốn sách bán chạy nhất và một bộ phim truyền hình.
Perot cũng vô địch trong việc hỗ trợ những nỗ lực yêu nước, và ông được người Mỹ bên ngoài thế giới kinh doanh biết đến lần đầu tiên vào thập niên 1980 khi tuyên bố rằng hàng trăm binh sĩ mất tích đã bị bỏ lại và bị giam cầm sau Chiến tranh Việt Nam.
Tạo lịch sử trong bầu cử tổng thống
Nhưng mãi đến năm 1992, Perot mới trở thành một cái tên quen thuộc ai cũng biết.
Chưa bao giờ giữ chức vụ dân cử, ông tuyên bố trên một chương trình truyền hình rằng mình sẽ tranh cử tổng thống với tư cách một ứng cử viên độc lập.
Ông tạo được số người ủng hộ đáng kể với tài hùng biện về chủ nghĩa dân túy, kêu gọi chính phủ cân bằng ngân sách và chấm dứt việc thuê mướn công nhân nước ngoài.
Perot bỏ ra 63 triệu đôla tiền riêng của mình để vận động tranh cử, và, vào một thời điểm trong tháng 6 năm đó, đã dẫn đầu cả hai đối thủ chính của mình. Ông thậm chí còn xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Time.
Ông cũng được biết đến với những nhận xét sâu sắc và thái độ thẳng thừng. “Nếu bạn thấy một con rắn, hãy giết ngay nó. Đừng mất công đi lập một ủy ban nghiên cứu về rắn,” là một trong những câu nói nổi tiếng của ông.
Perot trở thành ứng cử viên độc lập thành công nhất trong tám thập niên khi ông kết thúc cuộc đua với 19% số phiếu phổ thông. Kết quả bầu cử năm đó cho thấy cử tri Mỹ khao khát có một ứng cử viên từ ngoài thế giới chính trị có thể phá vỡ được hệ thống hai đảng thông thường.
Nhiều nhà phân tích cho rằng thành công của ông đã khiến ứng cử viên đảng Cộng hòa và tổng thống đương nhiệm George HW Bush lúc đó thất bại trong việc tái tranh cử.
Chiến dịch tranh cử thứ hai của ông vào năm 1996 ít thành công hơn. Ông không tham gia vào các cuộc tranh luận tổng thống, vì các nhà tổ chức cho biết ông không được sự hỗ trợ cần có, với chỉ 8% phiếu bầu.
Sau thất bại này, Đảng Cải Cách (Reform Party) do ông thành lập và hy vọng xây dựng thành một lực lượng chính trị quốc gia bắt đầu sụp đổ.
Nhưng nhiều chủ đề ý thức hệ mà ông cổ động – chính phủ nhỏ, chống thương mại và chủ nghĩa toàn cầu – sau đó đã được Donald Trump làm theo để đẩy ông vào Nhà Trắng khiến giới đảng viên lâu năm của Đảng Cộng hòa thất bại.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48932801

Tòa bác bỏ yêu cầu thay đổi nhóm pháp lý

của chính phủ trong vụ kiện câu hỏi quốc tịch

Tin từ Washington, DC – Vào hôm thứ Ba (9 tháng 7), một quan tòa ở New York bác bỏ yêu cầu của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ về việc thay đổi nhóm pháp lý đang phụ trách vụ kiện về câu hỏi quốc tịch trong thống kê dân số 2020, qua đó tạo thêm một rào cản khác đối với chính quyền Tổng thống Trump.
Quan tòa Jesse Furman cho rằng lý do thay đổi luật sư giải quyết vụ kiện của chính phủ là không thỏa đáng. Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ bỏ ngỏ khả năng câu hỏi có thể được thêm vào mẫu thống kê dân số, nếu chính phủ đưa ra một lý do khác.
Hôm thứ Hai (8 tháng 7), Bộ Tư pháp đã nộp các giấy tờ cho tòa án để thông báo thay đổi các luật sư mới, nhưng các biện lý New York và Liên đoàn Tự do Dân sự Hoa Kỳ (ACLU) đã tranh luận về quyết định này. Quan tòa Furman của U.S District phán quyết các bị cáo không cung cấp lý do cho sự thay đổi này, chưa kể đến việc đưa ra lý do thỏa đáng. Quan tòa nói thêm rằng Bộ Tư Pháp sắp hết thời hạn để trả lời yêu cầu của các nguyên đơn, bao gồm cả yêu cầu cấm chính quyền sửa đổi mẫu thống kê dân số để thêm câu hỏi quốc tịch.
Theo Reuters, quá trình in ấn mẫu đơn thống kê dân số đã được tiến hành. Vào tháng 1, chính phủ đã ký kết với Công ty R.R. Donnelley & Sons bản hợp đồng trị giá 114 triệu Mỹ kim, để chi trả cho việc in ấn hơn 600 triệu mẫu đơn gửi đến hơn 130 triệu gia đình. Quan
tòa Furman cho biết Bộ Tư pháp có thể kiến nghị tòa án một lần nữa để thay đổi luật sư, nhưng mỗi yêu cầu phải được kèm theo một bản khai có chữ ký và lời tuyên thệ giải thích rõ ràng lý do. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/toa-bac-bo-yeu-cau-thay-doi-nhom-phap-ly-cua-chinh-phu-trong-vu-kien-cau-hoi-quoc-tich/

Tòa phán quyết

Trump không được chặn chỉ trích trên Twitter

Một tòa án phúc thẩm liên bang Mỹ phán quyết Tổng thống Donald Trump không thể bịt miệng những người chỉ trích trên trang Twitter cá nhân vì hành động đó vi phạm quyền tự do ngôn luận theo hiến định.
Tòa Phúc thẩm liên bang Hoa Kỳ khu vực 2 ở Manhatta, với 3 phiếu thuận 0 phiếu chống, hôm 9/7 tuyên phán rằng Tu chính án thứ nhất cấm ông Trump không được ngăn chặn những chỉ trích trên tài khoản Twitter vì đây là một diễn đàn công cộng.
Nhân danh một ủy ban gồm 3 thẩm phán , thẩm phán liên bang Barrington Parker viết “Tu chính án thứ Nhất không cho phép một giới chức sử dụng tài khoản truyền thông xã hội dùng trong những mục đích chính thức để loại trừ những cá nhân đối thoại mở rộng trên mạng bày tỏ những quan điểm mà giới chức này không đồng ý.”
Ông Trump đã sử dụng tài khoản Twitter có hơn 60 triệu người theo dõi để quảng bá cho lịch trình làm việc của ông và tấn công những người chỉ trích.
Tòa phán quyết theo đơn kiện nhân danh 7 người bị ông Trump ngăn chặn sau khi chỉ trích chính sách của ông.
Phán quyết của Tòa giữ nguyên một phán quyết vào tháng 5 năm 2018 của một tòa án liên bang ở New York.
Bộ Tư pháp Mỹ nói phán quyết này “nhận thức sai về căn bản” và cho rằng ông Trump sử dụng tài khoản với tư cách riêng để bày tỏ quan điểm của ông chứ không phải một diễn đàn thảo luận công cộng.
Chính quyền ông Trump không bình luận về phán quyết của tòa, Twitter hay nguyên đơn cũng vậy.
https://www.voatiengviet.com/a/t%C3%B2a-ph%C3%A1n-quy%E1%BA%BFt-trump-kh%C3%B4ng-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-ch%E1%BA%B7n-ch%E1%BB%89-tr%C3%ADch-tr%C3%AAn-twitter-/4993486.html

California: tiểu bang đầu tiên cung cấp

bảo hiểm y tếcho người di dân bất hợp pháp

Tin từ Sacramento – California vừa trở thành tiểu bang đầu tiên cung cấp các lợi ích sức khỏe cho người di dân bất hợp pháp.
Hôm thứ Ba (9 tháng 7), Thống đốc Gavin Newsom ký thông qua dự luật cho phép những người trưởng thành dưới 25 tuổi, có thu nhập thấp, đủ điều kiện tham gia chương trình Trợ cấp y tế của tiểu bang, bất chấp tình trạng di dân của họ. Chính quyền tiểu bang dự kiến kế hoạch sẽ tài trợ cho khoảng 90,000 người với ngân sách 98 triệu Mỹ kim.
Trước đó, California từng có trợ cấp y tế cho trẻ em dưới 18 tuổi bất kể tình trạng di dân. Điều luật mới sẽ không cung cấp bảo hiểm y tế cho tất cả thanh niên dưới 25 tuổi, mà chỉ hỗ trợ những người có thu nhập thấp.
Theo hãng thông tấn AP, ông Newsom và những người đứng đầu đảng Dân Chủ cho biết họ có kế hoạch mở rộng phạm vi bảo hiểm cho nhiều người trưởng thành hơn trong những năm tới.
Phản ứng trước quyết định này, Tổng thống Donald Trump gọi hành động của tiểu bang California là sự điên rồ. Dù vậy, những người ủng hộ điều luật cho rằng đây là một giải pháp để cải thiện sức khỏe của người di dân, bằng cách cung cấp cho họ dịch vụ chăm sóc y tế mà họ cần. Nhiều người di dân bất hợp pháp đã ghi danh một số chương trình do chính phủ tài trợ, nhưng họ chỉ được hỗ trợ trong các trường hợp khẩn cấp và trong thời gian mang thai.
Đảng Dân chủ đã cố gắng mở rộng phạm vi bảo hiểm cho nhiều người trưởng thành, nhưng ông Newsom đã từ chối các đề nghị này, vì tiểu bang sẽ phải chi 3.4 tỷ Mỹ kim để cung cấp bảo hiểm cho tất cả di dân trưởng thành sinh sống bất hợp pháp tại California. Nhưng ông Newsom vẫn tuyên bố sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi bảo hiểm trong những năm tới. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/california-tieu-bang-dau-tien-cung-cap-bao-hiem-y-te-cho-nguoi-di-dan-bat-hop-phap/

Đại gia Epstein bị giam

sau cáo buộc về buôn người mại dâm

Đại gia tài chính người Mỹ Jeffrey Epstein, bị buộc tội buôn bán các cô gái vị thành niên làm mại dâm, giờ đây bị giam trong xà lim tại một tòa tháp nhà tù trông giống như pháo đài, nơi mà các tù nhân và luật sư chỉ trích về các điều kiện khắc nghiệt.
Sau khi bị bắt hôm thứ Bảy 6/7 tại sân bay Teterboro, bang New Jersey, khi hạ cánh trên máy bay riêng đến từ Paris, ông Epstein có nhiều khả năng bị biệt giam tại Trung tâm Cải huấn Thành phố (MCC) ở khu hạ Manhattan, theo các luật sư bào chữa và những người nắm thông tin về nhà tù.
Ông Epstein không nhận tội tại tòa án liên bang ở gần đó hôm thứ Hai 8/7 về một tội danh buôn người làm mại dâm và một tội danh về mưu đồ buôn người làm mại dâm. Ông ta sẽ bị giam ít nhất là đến khi được ra tòa về việc nộp tiền để tại ngoại vào ngày 15/7. Các công tố viên liên bang nói rằng ông ta có thể bỏ trốn bằng máy bay vì rất giàu có và có nhiều mối quan hệ quốc tế.
Trong quá khứ, ông Epstein, 66 tuổi, có tiếng là giao du nhiều với các chính trị gia và giới hoàng gia, trong đó có những người bạn như Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, cựu tổng thống Bill Clinton và, theo các giấy tờ của tòa án, là cả Hoàng tử Anh Andrew.
Bản cáo trạng cho biết ông Epstein đề nghị các cô gái trẻ thực hiện các màn mát xa khỏa thân và các động tác tình dục khác, và trả tiền cho một số cô gái để tuyển dụng các cô khác, ít nhất từ năm 2002 đến 2005 tại dinh thự của ông ta ở New York và khu nhà ở Florida.
MCC chứa khoảng 800 phạm nhân, hầu hết trong số họ đang chờ xét xử và chưa bị kết án. Các phạm nhân và luật sư bào chữa đã phàn nàn về nạn chuột, gián và tình trạng quá nóng hoặc quá lạnh, hay các vấn đề về cấp nước.
https://www.voatiengviet.com/a/dai-gia-epstein-bi-giam-sau-cao-buoc-ve-buon-nguoi-mai-dam/4994438.html

Hạt nhân : Châu Âu cố tạo ra

 « không gian đối thoại » Mỹ-Iran

Thanh Phương
Buộc phải có hành động trong hồ sơ hạt nhân Iran, các nước châu Âu, đặc biệt là Pháp, đang tìm cách kéo dài thời gian để thuyết phục Teheran tuân thủ đầy đủ các cam kết và để tránh vùng Vịnh đi đến xung đột quân sự.
Do nền kinh tế bị bóp nghẹt kể từ khi tổng thống Donald Trump đơn phương rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định Vienna 2015 và tái lập các biện pháp trừng phạt, Iran cuối cùng đã phản pháo bằng cách thông báo không tuân thủ một số cam kết của họ trong văn bản này.
Cụ thể, từ đầu tháng này, Iran đã vượt quá mức giới hạn dự trữ 300 kg uranium, theo quy định của hiệp định Vienna và thứ Hai vừa qua, thông báo bắt đầu làm giàu chất uranium với tỷ lệ 4,5%, cao hơn mức mà hiệp định Vienna cho phép ( 3,67% ). Teheran đòi các quốc gia còn tham gia hiệp định phải thi hành các biện pháp để bảo đảm các lợi ích của Iran và dọa sẽ thi hành các biện pháp mới « trong vòng 60 ngày tới » nếu các yêu sách của họ không được thỏa mãn.
Với những hành động như trên, Iran rõ ràng làm muốn gây áp lực đối với các nước châu Âu tham gia hiệp định, với hy vọng nới lỏng gọng kềm trừng phạt của Mỹ và tranh thủ những mối lợi kinh tế mà hiệp định Vienna mang lại đổi lấy việc hạn chế chương trình hạt nhân của nước này.
Nhưng một nhà ngoại giao Pháp, được hãng tin AFP trích dẫn, hôm qua nhấn mạnh « con đường mà họ chọn có thể sẽ buộc chúng tôi đi theo con đường mà chúng tôi không muốn ». Nếu Iran tiếp tục đà vi phạm hiệp định hạt nhân, hồ sơ này có nguy cơ sẽ bị đưa ra Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, với hậu quả là Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Châu Âu buộc phải tái lập các biện pháp trừng phạt, và điều này có nghĩa là hiệp định Vienna bị khai tử.
Theo nhận xét của chuyên gia Sanam Vakil, thuộc viện nghiên cứu Chatham House, Luân Đôn, các nước châu Âu hiện đang trong tình thế « rất khó chịu », bởi vì họ muốn kéo dài thời gian trước khi dẫn đến hậu quả nói trên, nhưng cũng « rất bực bội » khi thấy Iran đang từng bược phá vỡ hiệp định hạt nhân.
Trong tình hình hiện nay, các nước châu Âu và nhất là Pháp đang nỗ lực tạo ra một « không gian đối thoại » giữa Hoa Kỳ và Iran. Đứng trên tuyến đầu, tổng thống Emmanuel Macron hôm thứ Bảy (06/07/2019) đã điện đàm với đồng nhiệm Iran Hassan Rohani và hôm thứ Hai (08/07) đã nói chuyện với tổng thống Mỹ Donald Trump, đồng thời cử cố vấn ngoại giao Emmnuel Bonne đến Teheran hôm qua (09/07).
Để có thể tạo ra được không gian đối thoại đó, ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian kêu gọi Hoa Kỳ nên có « những cử chỉ hòa dịu cần thiết ». Theo một nguồn tin ngoại giao, những cử chỉ đó có thể là chấp nhận miễn trừ cấm vận đối với dầu hỏa của Iran xuất sang Trung Quốc và Ấn Độ, hoặc nhắm mắt làm ngơ trước những nạn buôn bán dầu trái phép, lách lệnh cấm vận. Nhưng cũng theo nguồn tin này, rất có thể phía Teheran sẽ đòi thêm nữa.
Tuy vậy, Iran cũng cố để mở ngỏ cánh cửa đối thoại, như lời một nhà ngoại giao của nước này : « Nếu chúng tôi không muốn thương lượng, chúng tôi đã ra khỏi hiệp định rồi ». Hiện giờ, Iran chỉ mới làm giàu chất uranium với tỷ lệ ít nhất là 4,5% . Theo lời cựu ngoại trưởng Dominique de Villepin, phải vượt quá tỷ lệ 20% thì mới thật sự là bước vào vùng nguy hiểm, còn trước mắt thì « chúng ta vẫn còn trong một vùng kiểm soát được ».
AFP trích lời một quan chức phủ tổng thống Pháp nhận xét : « Phía Iran lạm dụng, nhưng không quá mức, còn Trump gây áp lực tối đa, nhưng ông thi hành chính sách này cho đến khi có thể thương lượng được. »
Tóm lại, châu Âu hiện vẫn tin là Iran và Hoa Kỳ đều chưa hoàn toàn triệt tiêu khả năng đối thoại. Mọi người đang chờ xem kết quả chuyến đi của cố vấn ngoại giao của tổng thống Macron ở Teheran. Bản thân ông Macron cũng đã tuyên bố với đồng nhiệm Iran là từ đến ngày 15/07 sẽ « thăm dò mọi điều kiện để tái lập đối thoại giữa các bên ». Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu sau ngày 15/07 mà cánh cửa đối thoại vẫn chưa hé mở ?
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190710-hat-nhan-chau-au-co-tao-ra-khong-gian-doi-thoai-my-iran

Đại sứ Anh tại Mỹ từ chức sau bất hòa ngoại giao

và bình luận của Trump

Trong diễn biến mới nhất về quan hệ Anh – Mỹ, Đại sứ Vương quốc Anh tại Hoa Kỳ, Sir Kim Darroch, người bị TT Trump gọi là ‘kẻ rất ngu ngốc’, vừa từ chức.
Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jeremy Hunt lên tiếng nói ông Donald Trump “đã tỏ ra thiếu tôn trọng thủ tướng và Vương quốc Anh.”
Bình luận của ông được đưa ra sau khi Tổng thống Trump gọi Đại sứ Anh tại Hoa Kỳ là “một kẻ rất ngu ngốc” vì phê phán Tòa Bạch Ốc qua các điện thư rò rỉ.
Ông Trump còn chỉ trích bà Theresa May về Brexit, nói rằng bà đã bỏ qua lời khuyên của ông và đi theo “con đường ngu ngốc” của riêng bà.
Hôm Chủ nhật, email tiết lộ đại sứ Anh đã gọi chính quyền Trump là “vụng về và bất tài”.
Trong khi đó, cuộc họp dự kiến của Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Liam Fox với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross tại Hoa Kỳ đã bị hủy bỏ hôm thứ Ba.
Trong đơn từ nhiệm, Đại sứ Anh, Sir Kim Darroch, viết: “Kể từ khi có việc rò rỉ các tài liệu chính thức từ Tòa Đại sứ này, đã có rất nhiều lời đồn đoán quanh quan điểm của tôi, và về thời gian tại nhiệm còn lại của tôi trong cương vị đại sứ.”
“Tôi muốn chấm dứt những đồn đoán này. Tình thế hiện thời khiến tôi không thể tiếp tục thực hiện vai trò như tôi mong muốn được nữa.”
“Tuy nhiệm kỳ của tôi vẫn còn cho tới cuối năm nay, nhưng tôi tin rằng tình hình hiện nay thích hợp cho việc bổ nhiệm một tân đại sứ.”
Ông nói ông “vô cùng cảm động” trước những ủng hộ mà ông nhận được.
Đại sứ Anh tại Mỹ ‘có sự ủng hộ tuyệt đối’ của bà May
Rò rỉ điện tín của đại sứ Anh về Trump
Nữ hoàng Anh đón TT Trump ở Điện Buckingham
Brexit: Trump Jr chê Anh và EU gia hạn ‘có điều kiện’
Trump ‘khuyên Anh kiện EU’
Ông Hunt đã đáp trả lại cơn giận giữ mới nhất của ông Trump bằng tweet: “Bạn bè nói thẳng thắn nên tôi sẽ nói luôn: những bình luận này thiếu tôn trọng và sai với thủ tướng của chúng tôi và đất nước tôi.”
Ứng viên tiềm năng cho vị trí lãnh đạo Đảng Bảo thủ cũng nói rằng ông sẽ giữ Ngài Kim cho đến khi ông nghỉ hưu vào Giáng sinh.
Trong một cuộc tranh luận trên truyền hình, ông Boris Johnson, người dẫn đầu trong cuộc đua giành chức lãnh đạo Đảng Bảo thủ hiện tại, đã bị chất vấn rằng liệu ông có giữ vị đại sứ hay không, nói rằng ông “sẽ không quá tự phụ” để nghĩ rằng ông có thể làm được điều đó.
Ông Johnson cho biết ông có “mối quan hệ tốt” với Nhà Trắng và điều quan trọng là phải có “mối quan hệ đối tác chặt chẽ” với Mỹ.
Biên tập viên chính trị của BBC Laura Kuenssberg nói rằng việc lời qua tiếng lại này là một nhắc nhở về bản chất “tế nhị và nhạy cảm” của mối quan hệ giữa Anh với Mỹ và thách thức đối với các ứng viên Đảng Bảo thủ đang mong sẽ là lãnh đạo, trong việc đối phó với một tổng thống “có vẻ thích khuấy động những tranh cãi”.
“Chính ông Jeremy Hunt, thường được coi là thận trọng hơn trong hai người, đã nói thẳng thắn và trực tiếp với Donald Trump về vấn đề này, trong khi đó, Boris Johnson chỉ nói rằng ông không xấu hổ khi thân với Nhà Trắng”. Bà Kuenssberg nói.
Sau những bình luận của ông Trump hôm thứ Hai rằng Hoa Kỳ sẽ “không còn giao tiếp” với Ngài Kim, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ sẽ tiếp tục “đứng ra làm việc với bất kỳ cá nhân được công nhận nào cho đến khi chúng tôi nhận thêm được hướng dẫn từ Nhà Trắng hoặc tổng thống”.
“Chúng tôi có một mối quan hệ chiến lược đặc biệt với Vương quốc Anh trong một thời gian khá dài – điều đó lớn hơn bất kỳ cá nhân hay chính phủ nào”.
Trước đó, chính phủ Anh đã tái khẳng định “sự hỗ trợ đầy đủ” của mình cho Ngài Kim.
Người phát ngôn của Theresa May nói rằng Ngài Kim là “một quan chức chính phủ tận tụy, đáng kính” và khẳng định không có kế hoạch nào cho thấy bà May và ông Trump sẽ thảo luận về quan hệ hai bên sau vụ rò rỉ.
Anh cũng xác nhận rằng Ngài Kim sẽ không tham dự cuộc họp giữa Ivanka Trump và Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Liam Fox tại Washington.
Người phát ngôn nói: “Ông ấy không tham dự cuộc họp đó nhưng vẫn hỗ trợ Liam Fox trong chuyến đi của ông ấy.”
Trước đó vào thứ Ba, ông Trump đã tweet: “Đại sứ lập dị của Anh tại Mỹ, người chúng ta chẳng ưa gì lắm, là một gã rất ngu ngốc”.
“Ông ta nên nói chuyện với đất nước của mình, và Thủ tướng May, về cuộc đàm phán Brexit thất bại của họ, chứ đừng buồn vì những lời chỉ trích của tôi về việc đàm phán Brexit được xử lý tồi tệ như thế nào.
“Tôi đã nói với @theresa_may cách thực hiện thỏa thuận đó, nhưng bà ấy đã đi theo con đường ngu ngốc của riêng mình – và không thể hoàn thành nó. Đúng là một thảm họa!
“Tôi không biết Đại sứ nhưng đã được thông báo rằng ông ta là một kẻ ngốc đầy tự phụ. Hãy nói với ông ta rằng Hoa Kỳ hiện có tình trạng Kinh tế & Quân sự tốt nhất ở bất cứ đâu trên thế giới, và cả hai chỉ ngày càng trở nên lớn hơn, tốt hơn và mạnh hơn …”
Anh trước đây gọi vụ rò rỉ, được đưa tin trên Daily Mail hôm Chủ nhật, là “không may” và đã bắt đầu một cuộc điều tra chính thức. Họ cho biết Vương quốc Anh và Hoa Kỳ vẫn có một mối quan hệ “đặc biệt và lâu dài”.
Các email bí mật từ đại sứ của Vương quốc Anh chứa một loạt chỉ trích về ông Trump và chính quyền của ông, và nói rằng Nhà Trắng “rối loạn chức năng” và bị chia rẽ dưới thời tổng thống Trump.
Ngài Kim, người trở thành đại sứ tại Mỹ vào tháng 1 năm 2016, khoảng một năm trước khi ông Trump nhậm chức, cũng đặt câu hỏi liệu Nhà Trắng “có bao giờ trông có thẩm quyền” hay không, nhưng cũng cảnh báo rằng tổng thống Mỹ không nên bị xem thường.
Các email, có từ năm 2017, cho biết tin đồn về “đấu đá và hỗn loạn” trong Nhà Trắng hầu hết là sự thật và chính sách về các vấn đề nhạy cảm như Iran “hỗn loạn, không mạch lạc”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48933041

Anh cấm RT và Sputnik dự hội nghị tự do báo chí

do ‘truyền bá tin sai’

Hai hãng tin của Nga là RT và Sputnik bị cấm dự hội nghị về tự do báo chí tại London do đã đóng “vai trò tích cực trong việc cố tình truyền bá thông tin sai”.
Cả RT và Sputnik đều được chính phủ Nga hậu thuẫn và cấp ngân khoản.
Campuchia bỏ tù người dịch phim về nạn mãi dâm cho đài Nga
Vụ Skripal và hai người Nga yêu Salisbury quá độ
Anh trả đũa Nga ra sao vì vụ đầu độc điệp viên?
Khoảng 60 bộ trưởng, quan chức chính phủ các nước và 1.000 phóng viên cùng các thành viên xã hội dân sự tham dự sự kiện ’Global Conference for Media Freedom, London 2019′ diễn ra trong hai ngày 10-11/7.
Bảo vệ tự do báo chí
Hội nghị do chính phủ Anh và chính phủ Canada phối hợp tổ chức, là sự kiện lần đầu tiên diễn ra với mục tiêu “bảo vệ tự do báo chí và cải thiện độ an toàn cho các phóng viên trên toàn cầu”.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Anh từ chối cấp thẻ tham dự cho RT và Sputnik.
Đại sứ quán Nga gọi quyết định này là “sự phân biệt đối xử trực tiếp mang động cơ chính trị”.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Anh nói:
“Chúng tôi không cấp thẻ tham dự cho RT và Sputnik bởi họ đã đóng vai trò tích cực trong việc cố tình truyền bá thông tin sai. Tuy việc đáp ứng toàn bộ các đơn xin tham dự là điều không thể, nhưng phóng viên từ khắp nơi trên thế giới tới sự hội thảo này, trong đó có cả những người đến từ Nga.”
Báo Anh, tờ The Guardian, dẫn lời các quan chức nói trước khi diễn ra hội nghị rằng chỉ có ba nước không được mời tham dự là Bắc Hàn, Syria và Venezuela.
Đại sứ quán Nga nói họ đã khiếu nại lên Bộ Ngoại giao Anh, và cáo buộc Anh đã có “chiến dịch bôi nhọ kéo dài cả tháng” đối với RT.
RT nói trong một tuyên bố: “Thật là đạo đức giả khi lên tiếng cổ súy cho tự do báo chí nhưng lại cấm những tiếng nói không hợp tai và phỉ báng truyền thông thay thế.”
Sputnik thì nói: “Các mục tiêu của chúng tôi được nêu rõ ràng trong hiến chương hoạt động, và việc truyền bá thông tin sai không phải là một trong các mục tiêu đó.”
RT từng bị cơ quan quản lý truyền thông Anh cảnh cáo
RT, kênh truyền hình trước có tên là Russia Today (Nước Nga Ngày Nay), trong những năm gần đây đã tăng phần nội dung tường thuật tin tức về Anh, Mỹ, với nỗ lực đưa mình thành một nguồn thông tin thay thế cho các hãng tin chính thống ở cả hai nước này.
Vào tháng Mười Hai, kênh này bị cơ quan quản lý truyền thông Anh, Ofcom, nói là đã có bảy vi phạm đối với các quy tắc hoạt động truyền thông ở Anh trong việc đưa tin về vụ đầu độc Novichok đối với cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái ông, Yulia, tại Salisbury, Anh.
Ofcom nói RT đã không tường thuật cân bằng khi phỏng vấn và phát các ý kiến, bình luận, và gọi đó là “vi phạm nghiêm trọng trong việc tuân thủ quy tắc hoạt động truyền thông”.
Liên quan đến tự do truyền thông, Bộ Ngoại giao Anh hôm 7/7 vừa công bố gói ngân khoản 18 triệu bảng Anh cho ba năm tới, nhằm chống tình trạng cố tình loan tin sai và tin giả trên toàn Đông Âu, và tăng cường tự do báo chí ở vùng Tây Balkans.
RT khác các hãng truyền thông khác như thế nào? (video tiếng Anh)
Vai trò của BBC trong hội nghị
Bộ Ngoại giao Anh nói luật sư nhân quyền quốc tế Amal Clooney sẽ tham dự hội nghị trong vai trò đặc phái viên của Anh về tự do báo chí.
Cuộc hội thảo cũng sẽ có sự tham dự của các quan chức cao cấp trong chính phủ, thành viên các phái đoàn ngoại giao, gồm một số quan chức các nước Đông Nam Á, và các học giả.
Tổng giám đốc của BBC, Lord Tony Hall, có mặt trong ban chủ tọa phần thảo luận “Tự do báo chí là gì: vì sao nó quan trọng?”, bên cạnh Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt và Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland cùng các quan chức cao cấp khác.
Giám đốc phụ trách phần tin tức thời sự của BBC, bà Fran Unsworth, có mặt trong ban chủ tọa điều hành phần thảo luận về an toàn và bảo vệ phóng viên.
Phần thảo luận về bối cảnh tự do báo chí ở Đông Nam Á sẽ do cựu trưởng ban tiếng Miến Điện của BBC, bà Daw Tin Htar Swe, điều hành.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48922839

Anh Quốc : Hai ứng viên thủ tướng tranh luận

 trên truyền hình

Mai Vân
Hai ứng viên chung cuộc vào chiếc ghế thủ tướng Anh, cựu ngoại trưởng Boris Johnson và đương kim ngoại trưởng Jeremy Hunt vào hôm qua, 09/07/2019, đã lên truyền hình tham gia cuộc tranh luận duy nhất trước hạn chót bầu phiếu. Cả hai đã ra sức thuyết phục về chính sách của mình cho dù thăm dò dư luận cho thấy ông Johnson sẽ là người đắc cử.
Trọng tâm tranh luận vẫn là hồ sơ Brexit, với Boris Johnson dứt khoát rời Liên Hiệp Châu Âu vào thời hạn 31 tháng 10 tới đây, trong bất kỳ tình huống nào, trong lúc Jeremy Hunt muốn có cơ may thương lượng lại với Bruxelles để tránh một Brexit thảm hại.
Hiện thời, ông Boris Johnson vẫn bỏ xa đối thủ Jeremy Hunt trong các cuộc thăm dò, trong lúc mà cuộc vận động sẽ kết thúc trong hai tuần lễ tới đây. Cho nên, như theo ghi nhận của Muriel Delcroix, thông tín viên RFI tại Luân Đôn, kết quả cuộc chạy đua giành chiếc ghế thủ tướng đã rõ.
« Trước một Jeremy Hunt nghiêm nghị và thực tế, Boris Johnson đã chơi lá bài quen thuộc, tức tỏ thái độ lạc quan và nghị lực tràn trề của ông. Sự tin tưởng vào sức thuyết phục của ông đã tóm lược được cảm nhận : Cho dù cuộc đọ sức trên truyền hình có thế nào chăng nữa, thì vẫn sẽ không có gì thay đổi về kết quả chung cuộc.
Vả lại báo chí Anh đều nhận định không một chút ảo tưởng nào. Một số báo, như tờ Telegraph hay Daily Mail, đã công nhận là Jeremy Hunt là người thắng trong cuộc tranh luận, ông vừa khéo léo, vừa biết tấn công và đã đánh trúng đối phương vài cú, như chỉ trích việc Boris Johnson không bao giờ trả lời thẳng câu hỏi, và nhất là luôn tìm cách làm vừa lòng cử tri mà không giải quyết những vấn đề cấp bách của đất nước.
Nhưng các nhà bình luận đánh giá là cuộc tranh luận trên truyền hình sẽ không đảo ngược xu hướng : Boris Johnson đã không phạm sai lầm tối qua và ông dẫn trước đối phương với một khoảng cách xa đến mức mà chiếc ghế thủ tướng ông sẽ ngồi vào trong hai tuần tới đây kể như chắc chắn.
Những đảng viên đảng Bảo Thủ sẽ bỏ phiếu quyết định. Họ đã nhận được phiếu bầu từ thứ Bảy vừa qua, và một nửa đã gởi lại phiếu bầu mà không chờ đợi xem cuộc tranh luận. Đây là dấu hiệu cho thấy là nhiều người đã chuẩn bị cho việc ông Johnson chiến thắng.
Tờ báo Times, vốn rất chống Brexit và rất chỉ trích ông Boris Johnson, trong một bài xã luận cách đây vài ngày, rốt cuộc đã quyết định ủng hộ ông. »
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190710-anh-quoc-hai-ung-vien-vao-ghe-thu-tuong-tranh-luan-tren-truyen-hinh

Brexit: Hãng BMW của Đức

rút một phần chế tạo khỏi Anh

Hãng BMW của Đức đã di chuyển một bộ phận sản xuất động cơ ra khỏi nước Anh do Brexit, hãng Reuters cho hay hôm 09/7/2019.
Giám đốc sản xuất của hãng xe hơi của Đức cho biết tin trên hôm thứ Ba, trong một dấu hiệu nữa về các quyết định mà các công ty phải đưa ra để xử lý sự không chắc chắn về việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Anh sẽ rời khỏi khối này vào ngày 31/10 và Jeremy Hunt và Boris Johnson, cả hai ứng cử viên đang cạnh tranh để thay thế Thủ tướng Theresa May, nói họ đã chuẩn bị cho việc nước Anh rời đi mà không có thỏa thuận, mặc dù đó không phải là lựa chọn ưa thích của họ.
Cựu giám đốc tình báo Anh quan ngại về Brexit
Vì sao kinh tế Anh có vẻ tốt bất chấp lo lắng Brexit?
VN cần Anh tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Việt Nam: ‘Cần minh bạch tài sản trước khi cổ phần hóa’
Ngành công nghiệp xe hơi, đều sụt giảm doanh số, sản xuất và đầu tư kể từ năm 2017, lo lắng rằng một sự rút khỏi EU vô trật tự có thể dẫn đến mức thuế lên tới 10%, chưa kể các vấn đề về thủ tục hành chính và nhiều chi phí khác.
Các hiệp định thương mại tự do cũng thường yêu cầu một hàm lượng địa phương tối thiểu vào khoảng từ 55 đến 60% với các cấu phần chế tạo của Anh được tính cùng với các bộ phận, phụ tùng khác của Liên minh châu Âu hiện nay.
‘Có thể thay đổi’
Điều đó có thể thay đổi vào cuối năm nay tùy thuộc vào bản chất của Brexit, vẫn theo hãng tin Anh.
Các động cơ của Anh đã được gửi đến Nam Phi, nơi BMW hiện đang chế tạo xe hơi X3, nhưng họ sẽ không còn có tư cách EU và những chiếc xe sẽ mất tình trạng nhập khẩu miễn thuế vào châu Âu, giám đốc sản xuất Oliver Zipse cho biết hôm thứ ba, 09/7.
“Hams Hall (nhà máy chế tạo động cơ) không xây dựng bất kỳ sản phẩm nào ở Nam Phi nữa, điều này tất nhiên là không tốt cho nước Anh, người có thể trở thành tân giám đốc điều hành của công ty được các nguồn tin dẫn thuật.
“Đây không phải là một khối lượng lớn,” ông nói thêm.
Một phát ngôn viên của BMW cùng lúc nói sản lượng tại nhà máy Hams Hall của Anh sẽ ổn định trong năm nay và nhà máy sẽ xuất khẩu nhiều hơn sang Hoa Kỳ, Reuters cho hay.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-48928414

Đến lượt vợ cựu chủ tịch Interpol

bị Trung Quốc âm mưu bắt cóc ?

Thụy My
Sau vụ ông Mạnh Hoành Vĩ (Meng Hongwei), chủ tịch tổ chức cảnh sát quốc tế có trụ sở tại Lyon bị mất tích năm ngoái, liệu tình báo Trung Quốc có toan bắt cóc luôn vợ của ông này ? Tư pháp của Pháp hiện đang tìm kiếm câu trả lời.
Cuối tháng 9/2018, chủ tịch Interpol, ông Mạnh Hoành Vĩ bỗng dưng bị mất tích khi đang đi Trung Quốc. Đến ngày 07/10/2019, Interpol nhận được đơn từ chức của ông, và vài giờ trước đó Bắc Kinh loan báo ông Mạnh đã bị bắt vì tội tham nhũng. Nay theo thông tin của báo Le Monde, cơ quan tư pháp Lyon đang mở lại hồ sơ về một âm mưu bắt cóc người vợ ông này là bà Grace Meng.
Luật sư của bà là Emmanuel Marsigny hôm 26/2 đã nộp đơn kiện, sau khi Viện Công tố Lyon hồi tháng 10 năm ngoái đã cho ngưng cuộc điều tra sơ khởi vì « tội phạm có tổ chức với âm mưu bắt cóc ». Vị luật sư bày tỏ sự ngạc nhiên, vì sao cuộc điều tra của cảnh sát hình sự Lyon với nghi vấn chính quyền Trung Quốc có nhúng tay vào, lại bị xếp hồ sơ. Ông nhấn mạnh đến một loạt những hoạt động khả nghi nhắm vào thân chủ mình, trong những ngày sau khi ông Mạnh Hoành Vĩ bị mất tích.
Từ những người khách bí ẩn, cuộc điện thoại đe dọa…
Ngày 08/10/2018, một người đàn ông châu Á lái chiếc xe hơi hiệu BMW mang bảng số ngoại giao đến trước nhà hai vợ chồng ông Mạnh ở Lyon. Cuộc viếng thăm này được camera an ninh của căn biệt thự ghi lại. Liệu có phải đến lượt người vợ ông Mạnh Hoành Vĩ bị tình báo Trung Quốc mưu toan bắt cóc để « đưa vào một nơi bí mật » như ông chồng ?
Câu hỏi này giờ đây được nghiêm chỉnh đặt ra, trong khi cả chính quyền Pháp lẫn Interpol hồi đó dường như đều không muốn can thiệp, coi vụ này như là chuyện nội bộ của Trung Quốc. Tuy nhiên vào thời điểm đó, cuộc tiếp xúc kỳ lạ trên không phải là duy nhất đối với bà Mạnh.
Như tờ Libération đã tiết lộ, ngay từ ngày 05/10/2018, bà Mạnh đã tỏ ra thận trọng, quyết định đi mướn phòng tại khách sạn Marriott thay vì ở nhà. Một cặp nam nữ người châu Á mà cho đến nay vẫn chưa rõ danh tính, đã vào sảnh khách sạn. Hai người này cố gắng tìm hiểu số phòng của bà nhưng không thành công. Một hôm trước đó, khi bà Mạnh vừa đăng ký được một số điện thoại và chỉ có vài người biết, bà nhận được một cuộc gọi từ một người nói tiếng Hoa, đe dọa rằng « đã có hai ê-kíp giám sát bà ».
Theo biên bản của cảnh sát hình sự mà Le Monde đọc được, cuộc gọi này là từ một điện thoại mua ở Lycamobile, với một thẻ sim trả tiền trước, dưới một cái tên giả, một số hộ chiếu mà chính quyền Pháp không biết đến.
Số điện thoại mới của vợ chủ tịch Interpol mà người bí mật này gọi đến, chỉ có bốn thành viên trong ê-kíp của chồng bà biết. Bởi vì bà mua điện thoại mới vào ngày 26/09/2018, ngay sau hôm nhận được tin nhắn cuối cùng của ông Mạnh Hoành Vĩ hôm 25/9, lúc đó đang ở Trung Quốc. Ông nhắn « Chờ tôi gọi lại », rồi sau đó gởi biểu hiện emoticon hình con dao. Bà chỉ sử dụng số điện thoại này sau khi gói thuê bao của bà được phía Trung Quốc chi trả, vài ngày trước đó bất ngờ bị cắt.
…Đến vị doanh nhân có máy bay riêng, ê-kíp giúp việc « bốc hơi »
Lãnh sự Trung Quốc ở Lyon đã nhiều lần cố gặp bà Mạnh nhưng không thành công, với lý do để « giúp đỡ và cho biết thông tin » về ông Mạnh Hoành Vĩ. Một doanh nhân Trung Quốc mà bà Mạnh đã từng tư vấn trong quá khứ bỗng dưng xuất hiện, đề nghị bà đi Cộng hòa Sec vào đầu tháng 10. Người này nói rằng cần tham vấn về một dự án đầu tư, và bà sẽ được đi bằng máy bay riêng. Họ gặp nhau tại khách sạn Sofitel ở Lyon, nhưng bà Mạnh từ chối đề nghị.
Ít lâu sau, doanh nhân này lại gạ bà Mạnh về những vụ làm ăn khác, lần này ở những nước khác, đặc biệt là Thụy Sĩ. Vì sao ông ta liên tục đưa ra những đề nghị như vậy ? Không thể hiểu được. Cảnh sát Pháp không điều tra về nhân thân của doanh nhân này, về lý do và thời gian có mặt trên đất Pháp, lịch bay của phi cơ riêng ông ta…
Một chi tiết đáng ngờ nữa là ê-kíp giúp việc cho ông Mạnh Hoành Vĩ với tư cách chủ tịch Interpol, đã biến mất sau ngày 04/10/2018. Trợ lý riêng của gia đình ông Mạnh tên là Jiange, được đại sứ quán Trung Quốc triệu hồi về. Xia Xin, thư ký của ông Mạnh Hoành Vĩ biến đi không tăm tích. Còn Kwok Ka Chun, một nhà phân tích người Hồng Kông làm việc với cựu chủ tịch Interpol thì lấy « lý do cá nhân » để quay về nước.
Rõ ràng là có những mệnh lệnh từ chính quyền trung ương ở Bắc Kinh. Ngoài ra, vào đầu tháng 10/2018, một phái đoàn Trung Quốc do một người tên Liao Jinrong dẫn đầu đã đến trụ sở Interpol ở Lyon. Vì lý do gì ? Cuộc điều tra sơ khởi chưa thể làm rõ.
Chính để làm sáng tỏ những vùng xám này, mà luật sư của bà Mạnh yêu cầu tiến hành các cuộc điều tra. Trong số đó có việc tìm hiểu kỹ hơn xung quanh chiếc điện thoại, danh tính của kẻ đã tìm đến nhà ông Mạnh Hoành Vĩ, hay những chuyến đi của doanh nhân Trung Quốc có máy bay riêng.
Ngang nhiên bắt cóc chủ tịch Interpol : Chưa có tiền lệ !
Bà Mạnh, lấy tên là « Grace » chứ không dùng tên tiếng Hoa, đã được chấp nhận cho tị nạn tại Pháp vào đầu tháng Năm. Trong thông cáo ngày 6/7 vừa rồi, bà Grace Meng loan báo đã kiện lên Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye. Bà tố cáo Interpol đã « thất bại trong việc bảo vệ và hỗ trợ » gia đình bà, « đồng lõa với các hành động tùy tiện của một trong những quốc gia thành viên là Trung Quốc ».
Về phía tư pháp Trung Quốc, vào tháng Sáu đã cho đưa lên kênh truyền hình nhà nước CCTV một tấm ảnh của ông Mạnh Hoành Vĩ, trông gầy đi hẳn, trong phiên xử ông ở tòa án Thiên Tân (Tianjin). Ông bị buộc tội « từ chối áp dụng các quyết định của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc », và « xài tiền công quỹ không cần đếm, một cách vô đạo đức, để thỏa mãn cuộc sống đế vương của gia đình ».
Theo báo chí nhà nước Trung Quốc, ông Mạnh Hoành Vĩ đã thú nhận việc nhận số tiền hối lộ 14 triệu nhân dân tệ (1,8 triệu euro). Tuy nhiên tình trạng không tôn trọng quyền được biện hộ cũng như cưỡng bức nhận tội là đặc tính của hệ thống điều tra hình sự Trung Quốc.
Với việc ông Mạnh Hoành Vĩ lên làm chủ tịch Interpol, Trung Quốc đã có được một trong những chức vụ đứng đầu một tổ chức quốc tế, bất chấp sự phản đối kịch liệt vào thời đó của các tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền, và sự nghi ngại của các nước thành viên.
Chín tháng sau vụ ông Mạnh bị bắt, câu hỏi vẫn còn nguyên vẹn. Trung Quốc, đang trên đường tìm kiếm uy tín trên thế giới, lấy lý do gì để ngang nhiên bắt cóc một chủ tịch của tổ chức cảnh sát quốc tế ?
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190710-den-luot-vo-cuu-chu-tich-interpol-bi-trung-quoc-am-muu-bat-coc

Paris tìm cách hạn chế xe trượt

Tuấn Thảo
Tại Paris, một nửa các công ty cho thuê xe trượt chạy bằng điện buộc phải ngưng hoạt động, vì chi phí bảo trì và sửa chữa quá cao. Tình trạng này một phần cũng vì Paris đã bắt đầu áp dụng nhiều quy định khắt khe hơn, hầu hạn chế việc sử dụng tùy tiện xe trượt trong thành phố.
Kể từ ngày 01/07/2019, thủ đô Paris áp dụng các quy định mới hạn chế việc sử dụng xe trượt chạy bằng điện (trottinette électrique). Lúc đầu, nhiều người dân Paris đã hưởng ứng phương tiện giao thông này, nhưng nhiều tai nạn xe trượt gần đây buộc hội đồng thành phố phải tăng cường các biện pháp kiểm soát.
Cách đây vài năm, chẳng có ai biết xe trượt là gì. Nhưng kể từ một năm nay, xe trượt đã xuất hiện ở khắp nơi, do không có trạm đậu xe cố định, cho nên các loại trottinette nằm ngổn ngang, la liệt trên vỉa hè, đôi khi đặt ở những chỗ gây cản trở lối đi, khiến cho người đi bộ phải than phiền, người lái xe cũng bực mình vì một số người đi xe trượt không tôn trọng luật giao thông.
Theo số liệu của hội đồng thành phố, tính tới đầu tháng 7/2019, có khoảng 20.000 xe trượt chạy bằng điện trong Paris. Lime (với logo màu xanh quả chanh) là công ty đầu tiên được chính thức đưa vào hoạt động vào tháng 6 năm 2018. Chỉ một năm sau, có tới hơn một chục hãng cho thuê xe trượt chen chân vào thị trường Paris, trong đó đa phần là các công ty khởi nghiệp (start-up). Nhưng sau ngày 01/07/2019, có ít nhất là 6 công ty thuê xe trượt Bold, Wind, Tier, Hive, Ufo và Voi buộc phải ‘‘bỏ cuộc’’.
Tuy vậy, với 6 công ty còn lại, số lượng xe trượt ở Paris vẫn còn cao hơn nhiều so với các thủ đô khác như Madrid, Lisboa hay Luân Đôn. Trong khi nhiều thành phố lớn đã đơn thuần cấm sử dụng loại xe trượt chạy bằng điện, như trường hợp của Barcelona (Tây Ban Nha), Seattle (Mỹ) hay là Villeurbanne (Pháp).
Theo thăm dò của báo Le Parisien, có khoảng từ 10% đến 15% dân Paris sử dụng xe trượt để di chuyển trong thành phố. Vậy thì xe trượt đặt ra những vấn đề nào khác so với xe đạp ? Theo ông Xavier Desjardins, giáo sư đại học Sorbonne chuyên về quy hoạch đô thị, cuộc tranh luận gần đây khiến cho mọi người có cảm tưởng là xe trượt tràn ngập Paris, nhưng thật ra phương tiện di chuyển này vẫn còn rất khiêm tốn, chỉ tương đương với khoảng 4% các phương tiện giao thông nói chung. Hàng năm, có khoảng 6.500 vụ tai nạn xe hơi, trong khi tai nạn xe đạp là khoảng 600 vụ. Do vậy, xe trượt chưa thể được xem là nguy hiểm hơn xe đạp. Điểm khác biệt lớn nhất là vẫn còn thiếu những quy định rõ ràng về xe trượt.
Trước đây, dịch vụ cho thuê xe đạp Velib có đặt nhiều trạm đậu xe trong khắp thành phố, trong khi xe trượt được khai thác theo mô hình ‘‘free floating’’ tức là không có chỗ trả xe hay đậu xe cố định, chỉ cần dùng ứng dụng dựa theo GPS để tìm ra vị trí của mỗi chiếc xe. Do thiếu quy định, nên đội xe trượt bị thảy bừa bải trên vỉa hè, khiến cho dân thành phố có cảm tưởng thiếu an toàn, mất trật tự.
Kể từ nay, người đi xe trượt buộc phải tôn trọng nhiều giới hạn về mặt tốc độ. Các công ty cho thuê xe trượt buộc phải ‘‘kềm hãm động cơ’’, nén tốc độ xuống còn 20 cây số/giờ thay vì 30 20 cây số/giờ, còn trong những khu vực trung tâm dành cho người đi bộ, tốc độ bị giới hạn tối đa ở mức 8 cây số/giờ. Xe trượt cũng không được đậu hay chạy trên vỉa hè, mà phải dùng làn dành cho xe đạp.
Liệu những quy định mới sẽ được tôn trọng và hạn chế các tai nạn ? Theo ông Jean-Paul Lechevalier, phát ngôn viên của hiệp hội ‘‘60 Millions de Piétons’’ (60 triệu người đi bộ), chỉ riêng trong khu vực trung tâm Paris nơi có nhiều không gian dành cho khách bộ hành, cũng có gần 1.000 cây số vỉa hè. Quy định cấm các xe trượt chạy hay đậu trên vỉa hè không dễ áp dụng.
Không thể nào bố trí thêm cảnh sát ở mỗi ngã tư đường phố để kiểm soát giao thông. Chuyện phạt vạ chưa chắc gì là đủ, mà phải rút hẳn giấy phép hoạt động của các công ty khai thác nếu các hãng này không đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn. Vấn đề thứ hai là việc giáo dục sao cho những người đi xe trượt ý thức rằng, người đi bộ ít đề phòng khi đi trên vỉa hè, xe trượt chạy bằng điện lại ít có tiếng động, cho nên càng dễ gây ra tai nạn.
Tuy vậy, theo ông Xavier Desjardins giáo sư đại học Sorbonne và là tác giả của quyển sách nghiên cứu ‘‘Urbanisme et mobilités’’ (Quy hoạch đô thị và Sự di động), rất khó mà cấm hẳn việc sử dụng xe trượt như New York, Barcelona hay Valencia đã từng làm. Đối với các đô thị có chủ trương giảm ô nhiễm, xe trượt vẫn được xem là một phương tiện khá tốt để thay thế xe hơi. Trong thành phố việc di chuyển thường là dưới 10 cây số, đi xe trượt thay vì lái xe hơi giúp giảm bớt nạn kẹt xe, cũng như tình trạng thiếu chỗ đậu xe. Điều đó có thể giải thích vì sao Paris, do có chủ trương hạn chế tối đa xe hơi, muốn tìm ra một giải pháp ổn thỏa cho các hình thức di chuyển mới.
Và dường như không phải chỉ có Paris, vì sau một thời gian cấm hẳn, New York, San Francisco cũng bắt đầu xem xét lại việc có nên triển khai hay không các loại xe trượt trong thành phố. Ngoài các quy định giao thông rõ ràng, các phương tiện di chuyển mới đòi hỏi nơi các chuyên viên quy hoạch đô thị một kế hoạch phát triển dài hạn và phân biệt đâu là những sáng kiến thực sự giúp cải thiện đời sống người dân trong thành phố.
http://vi.rfi.fr/phap/20190709-paris-tim-cach-han-che-xe-truot-a-publier-mercredi-10072019

Pháp đánh thuế môi trường trên vé máy bay

Thanh Phương
Hôm qua, 09/07/2019, bộ trưởng Giao Thông Pháp Elizabeth Borne thông báo là kể từ năm 2020, các hãng hàng không phải trả tiền thuế từ 1,5 euro đến 18 euro trên các vé máy bay đối với các chuyến bay từ Pháp (nhưng không áp dụng đối với các chuyến bay đến Pháp).
Cụ thể, đối với các chuyến bay nội địa và trong khu vực châu Âu, mức thuế sẽ là 1,50 euro trên vé hạng phổ thông và 9 euro trên vé hạng thương gia. Còn đối với các chuyến bay ra ngoài khu vực châu Âu, mức thuế sẽ là 3 euro trên vé hạng phổ thông và 18 euro trên vé hạng thương gia.
Loại thuế mới này sẽ mang lại thu nhập 180 triệu euro/năm cho nước Pháp kể từ năm 2020. Theo lời bộ trưởng Giao Thông Pháp, số tiền này sẽ được dùng để phát triển các phương tiện giao thông ít gây ô nhiễm hơn, như giao thông đường sắt.
Nhưng theo hãng tin AFP, ngành hàng không đón nhận quyết định nói trên của chính phủ một cách rất lạnh nhạt. Hãng Air France, mà Nhà nước Pháp nắm giữ 14,3% vốn, xem đây là một quyết định « không thể hiểu được », vì theo họ, loại thuế mới sẽ được dùng để tài trợ cho các phương tiện giao thông cạnh tranh với hàng không, trong đó có giao thông đường bộ, chứ không tài trợ cho việc chuyển tiếp năng lượng trong ngành hàng không.
Air France còn lưu ý là với loại thuế mới, chi phí của hãng này sẽ tăng thêm hơn 60 triệu euro, trong khi họ đã mất hơn 180 triệu euro năm ngoái trên các chuyến bay nội địa.
Chủ tịch Hiệp hội các sân bay Pháp Thomas Juin xem quyết định của chính phủ là « vô nghĩa về mặt kinh tế và môi trường ».
Tuy nhiên, theo ông Andrew Murphy, một chuyên gia về hàng không, được AFP trích dẫn hôm qua, Pháp không phải là nước duy nhất ở châu Âu đánh thuế môi trường trên vé máy bay, mà loại thuế này đã có ở các nước Anh, Đức, Ý, Thụy Điển và Na Uy.
Các số liệu của Cơ quan Môi trường châu Âu cho thấy là lượng khí phát thải CO2 của ngành hàng không là 285 gam/hành khách/km, cao hơn nhiều so với các phương tiện vận chuyển khác.
http://vi.rfi.fr/phap/20190710-phap-danh-thue-moi-truong-tren-ve-may-bay

Cố vấn ngoại giao của tổng thống Pháp

gặp các lãnh đạo Iran

Thanh Phương
Hôm nay, 10/07/2019, cố vấn ngoại giao của tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp các lãnh đạo Iran tại Teheran, trong nỗ lực nhằm cứu vãn hiệp định hạt nhân Iran 2015 và làm dịu căng thẳng giữa Teheran với Washington.
Theo hãng tin AFP, vào cuối buổi sáng nay, ông Emmanuel Bonne, cố vấn ngoại giao của tổng thống Macron, đã họp với thư ký Hội đồng Tối cao An ninh Quốc gia Iran, chuẩn đô đốc Ali Shamkhani và theo dự kiến sau đó sẽ gặp ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif. Phần còn lại trong chương trình làm việc của cố vấn ngoại giao của tổng thống Pháp hiện chưa được công bố.
Theo lời ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian hôm qua, nhiệm vụ của ông Emmanuel Bonne là « cố gắng mở ra một không gian thảo luận để tránh một sự leo thang không kiểm soát được », vào lúc căng thẳng giữa Iran với Hoa Kỳ lên đến mức ai cũng lo ngại nguy cơ xung đột bùng nổ ở vùng Vịnh.
Tuyên bố với hãng tin chính thức IRNA, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Iran đã hoan nghênh sáng kiến của Pháp, « bởi vì Pháp có tham gia hiệp định hạt nhân» và Iran xem những nỗ lực đó cũng là « trách nhiệm của Pháp nhằm giúp cho hiệp định sống sót ».
Hôm qua, Anh, Đức, Pháp và Liên Hiệp Châu Âu đã ra một thông cáo chung ghi nhận là Iran vẫn có ý định ở lại trong hiệp định hạt nhân 2015 ký tại Vienna. Nhưng các nước châu Âu kêu gọi Teheran tuân thủ trở lại hiệp định « một cách đầy đủ và không chậm trễ ».
Về phần tổng thống Mỹ Donald Trump, hôm qua ông đã một lần nữa cảnh cáo Iran là nên « rất chú ý », nhưng không nói rõ là Washington sẽ có những hành động nào mới để trừng phạt Teheran.
http://vi.rfi.fr/phap/20190710-co-van-ngoai-giao-cua-tong-thong-phap-gap-cac-lanh-dao-iran

Thủ Tướng Netanyahu khuyến cáo

Iran nằm trong tầm không kích của Israel

Vào hôm thứ Ba (9 tháng 7), Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khuyến cáo Iran rằng nước này nằm trong phạm vi các cuộc không kích của Israel, đồng thời trích dẫn những gì ông mô tả là mối đe dọa của Iran nhằm tiêu diệt Israel.
Thủ tướng Netanyahu nhắc nhở Iran rằng các chiến đấu cơ của Israel có thể “tiếp cận bất cứ nơi nào ở Trung Đông, bao gồm cả Iran.” Lời tuyên bố này được ông Netanyahu đưa ra khi đến thăm một căn cứ không quân của Israel, nơi ông đã xem một phi đội chiến đấu cơ F-35 do Hoa Kỳ chế tạo.
Vào tuần trước, hãng thông tấn bán chính thức Mehr dẫn lời một nghị sĩ cao cấp của Iran cho biết, nếu Hoa Kỳ tấn công Iran, Israel sẽ bị hủy diệt trong vòng nửa giờ. Từ lâu, Israel luôn khẳng định rằng mọi lựa chọn đều được cân nhắc trên bàn đàm phán, nhằm bảo đảm Iran không phát triển vũ khí nguyên tử. Ngoài ra, Israel cũng ủng hộ việc thực hiện các cuộc không kích ở Syria, nhằm ngăn chặn sự cố thủ của quân đội Iran ở khu vực này.
Cho đến nay, Tehran vẫn phủ nhận việc phát triển vũ khí nguyên tử. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/thu-tuong-netanyahu-khuyen-cao-iran-nam-trong-tam-khong-kich-cua-israel/

Hàn Quốc lo ngại

tranh chấp xuất khẩu kéo dài với Nhật Bản

Mai Vân
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In vào hôm nay, 10/09/2019, cảnh báo là việc Nhật cấm xuất khẩu linh kiện thiết yếu cho ngành điện tử Hàn Quốc sẽ còn kéo dài và gây nên « tình trạng khẩn cấp chưa từng có ».
Tổng thống Moon Jae In đưa ra lời cảnh báo trên trong buổi tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn của Hàn Quốc, từ Samsung Electronics, SK Group cho đến Huyndai Motor Co và Lotte Group, để bàn về quyết định cấm xuất khẩu của Nhật.
Ông Moon còn cho là tranh chấp thương mại hai bên sẽ nghiêm trọng hơn. Theo ông, Seoul đang nỗ lực giải quyết vấn đề bằng con đường ngoại giao và hy vọng được Tokyo  đáp ứng, có điều là « không thể loại trừ khả năng tình hình xấu này sẽ kéo dài ».
Tổng thống Hàn Quốc cho là « cần phải có một kế hoạch đáp trả chung, có phối hợp giữa chính quyền và lãnh vực tư nhân trong tình trạng khẩn cấp chưa từng có » mà Hàn Quốc đang lâm vào, đồng thời hứa là chính quyền sẽ hỗ trợ các công ty bị tác hại.
Ông Moon Jae In cũng bác bỏ lập luận của các viên chức chính phủ Nhật, giải thích rằng Tokyo chỉ xuất khẩu những linh kiện nhạy cảm qua các quốc gia đáng tin cậy. Thủ tướng Shinzo Abe nói thẳng là nghi ngờ Seoul mua linh kiện Nhật để rồi xuất sang Bắc Triều Tiên.
Tổng thống Hàn Quốc cũng thúc giục Nhật không nên đi quá xa dẫn đến tình trạng không lối thoát.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190710-han-quoc-lo-ngai-tranh-chap-xuat-khau-keo-dai-voi-nhat-ban-0

Đài Loan xác nhận hành trình Caribbean thăm Mỹ

của Tổng thống Thái Văn Anh

Văn phòng Tổng thống Đài Loan vào thứ Ba (9/7) xác nhận Tổng thống Thái Văn Anh có chuyến thăm từ 11-22/7 tới 4 đồng minh Caribbean. Trên hành trình, bà Thái dừng chân tại Thành phố New York và Denver, Colorado, theo Taiwan News.
Theo sau lịch trình hai ngày ở New York, bà Thái Văn Anh (蔡英文) sẽ lần đầu tiên tới Haiti, ở đây bà sẽ thăm một triển lãm các sản phẩm của Đài Loan và dùng bữa tối, nhưng sẽ không ở lại qua đêm, Thông tấn Xã Trung ương Đài Loan CNA đưa tin.
Hồi đầu tháng này vào ngày 1/7, đã có tin tức về khả năng Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn sẽ quá cảnh Hoa Kỳ trong tháng, trong chuyến công du gặp các đồng minh ngoại giao tại vùng biển Caribbean. Động thái này của Đài Loan có thể khiến Trung Quốc tức giận.
Bà Thái Anh Văn sẽ thăm đảo quốc Saint Vincent và Grenadines; Saint Lucia; Liên bang Saint Kitts và Nevis; và Haiti trong chuyến đi kéo dài từ 11-22 tháng Bảy, nhà ngoại giao Tsao nói với các phóng viên.
Điểm dừng chân tiếp theo của bà Thái là Liên bang Saint Christopher và Nevis, bà sẽ ở đây 4 ngày 3 đêm, trong thời gian này, Tổng thống Đài Loan tham dự lễ khai trương một công viên danh lam thắng cảnh mới, bày tỏ lòng kính trọng đối với các nạn nhân của một thảm họa đường biển và chứng kiến lễ ký kết một thỏa thuận giáo dục nghề nghiệp.
Trong hai ngày và một đêm ở đảo quốc Saint Vincent và Grenadines, bà Thái sẽ có bài phát biểu ở quốc hội và quan sát lễ ký kết hiệp định song phương về một cuộc chiến chống tội phạm xuyên quốc gia, theo CNA.
Ở Saint Lucia, chương trình nghị sự bao gồm một chuyến thăm một trung tâm xuất khẩu chuối, một cuộc họp với các thành viên của một nhóm viện trợ Đài Loan, và bà cũng có một bài phát biểu tại quốc hội nước này.
Trên hành trình trở về, bà Thái sẽ đến Denver vào ngày 20/7, hôm sau bà sẽ chủ trì một cuộc họp báo và trở về Đài Loan vào ngày 22/7 trong buổi chiều.
http://biendong.net/bi-n-nong/29221-dai-loan-xac-nhan-hanh-trinh-caribbean-tham-my-cua-tong-thong-thai-van-anh.html

Đài Loan cảm ơn Hoa Kỳ về chuẩn thuận bán vũ khí

Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Đài Loan hôm 9/7 đã cùng với Tổng thống Thái Anh Văn ngỏ lời cảm ơn chính phủ Hoa Kỳ đã phê duyệt thương vụ bán gói vũ khí mới cho đảo quốc này, theo CNA.
Văn phòng đặc trách các vấn đề quân sự và chính trị thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ loan báo quyết định bán vũ khí cho Đài Loan, kể cả xe tăng M1A2T Abrams và tên lửa Stinger, trong khi Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ chính thức thông báo cho Quốc hội việc phê chuẩn thương vụ này vào hôm thứ Hai.
Trong một bài đăng trên Facebook hôm thứ Ba, bà Thái Anh Văn bày tỏ sự cảm kích của bà về những vũ khí phòng thủ do chính phủ Hoa Kỳ cung cấp. Bà nói các vũ khí đó sẽ tăng khả năng phòng thủ của Đài Loan và răn đe các mối đe dọa quân sự tiềm tàng, đồng thời đảm bảo hòa bình ở eo biển Đài Loan và ở khu vực rộng lớn hơn.
Chính phủ Hoa Kỳ đã nhân kỷ niệm 40 năm Đạo luật Quan hệ Đài Loan, nền tảng của mối quan hệ Mỹ-Đài, đưa ra hành động cụ thể nhằm thực thi cam kết của Mỹ đối với an ninh của Đài Loan, theo CNA.
Tổng thống Đài Loan nói: “Là một thành viên có trách nhiệm của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, Đài Loan quyết tâm bảo vệ nền dân chủ và tự do của mình, vốn khó khăn lắm mới dành được, và cùng lúc, bảo vệ an ninh và ổn định khu vực”.
Bộ Quốc phòng cho biết rằng đây là lần bán vũ khí thứ tư cho Đài Loan kể từ khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 20/1/2017, cho thấy Washington đã bình thường hóa việc bán vũ khí cho Đài Loan.
Bộ Ngoại giao cho biết trong một thông cáo báo chí rằng Đài Loan hoan nghênh Mỹ bán vũ khí, và lưu ý rằng thương vụ này phù hợp với Đạo luật Quan hệ Đài Loan và sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai bên eo biển Đài Loan.
Bộ này nói thêm. “Trung Quốc gần đây đã phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực với những lẽ và khiêu khích quân sự đáng lo ngại”.
Vì Đài Loan nằm ở tuyến đầu của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc và phải đối mặt với các mối đe dọa và áp lực từ Bắc Kinh, quyết định bán vũ khí cho đảo quốc này được cho là có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng cường khả năng tự vệ của Đài Loan.
Trong Báo cáo Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương công bố vào tháng 6, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tái khẳng định cam kết an ninh với Đài Loan và chỉ ra rằng Đài Loan, cùng với New Zealand, Mông Cổ và Singapore, là các đối tác tự nhiên có khả năng và đáng tin cậy của Hoa Kỳ, CNA dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Đài Loan nói.
Thương vụ bán vũ khí, trị giá 2,22 tỷ đôla, bao gồm 108 xe tăng M1A2T Abrams và các thiết bị, hỗ trợ liên quan, 250 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai I-92F Stinger, 4 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai I-92 Stinger Fly-to-Buy và các thiết bị liên quan.
Thương vụ này không bao gồm 66 chiến đấu cơ F-16V mà Bộ Quốc phòng Đài Loan đã tìm mua hồi tháng Hai.
https://www.voatiengviet.com/a/dai-loan-cam-on-hoa-ky-ve-chuan-thuan-ban-vu-khi/4993154.html

Lãnh đạo Hồng Kông thôi chức khi nào

Những lời xin lỗi và giải thích của nhà lãnh đạo Hồng Kông Carrie Lam về dự luật dẫn độ chết yểu không dập tắt được căng thẳng chính trị, và nhiều người ở thành phố nay nằm dưới sự cai trị của Trung Quốc cho rằng việc bà Lam ra đi chỉ là vấn đề thời gian.
Hôm thứ Ba 9/7, bà Lam mô tả rằng dự luật “đã chết”. Nhưng các nhà hoạt động và các nhóm phản đối nói họ không thể tin vào lời nói của bà và đang gia tăng sức ép đòi bà phải chính thức rút lại dự luật và từ chức.
Khi được hỏi liệu bà có đáp ứng lời yêu cầu bà từ chức khi mới chỉ làm 2 năm trong nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên hay không, bà Lam nói “việc Trưởng Đặc khu rời bỏ chức vụ không phải là điều đơn giản”.
“Bản thân tôi vẫn say mê và cam kết phục vụ người dân Hồng Kông”, bà Lam nói.
Đối với một số nhà phân tích, lời tuyên bố của bà Lam là một dấu hiệu cho thấy có thể bà đã nộp đơn xin từ chức. Nhưng Bắc Kinh sẽ chỉ để bà ra đi vào thời điểm thích hợp.
“Đây là vấn đề phức tạp hơn so với suy nghĩ của những người bình thường … Khi làm việc với Bắc Kinh, không phải cứ thích thì từ chức và ra đi mà được”, bình luận gia và nhà khoa học chính trị Sonny Lo nói.
Ông cho rằng các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh phải cân nhắc các rủi ro trong nước và khu vực và tìm người thay thế – đây không phải là việc dễ dàng liên quan đến một chức vụ bị xem như là một chén thuốc độc, khi xét đến một bên là các quyền tự do được vun đắp của Hồng Kông và một bên là bản năng độc đoán của Đảng Cộng sản.
Bắc Kinh có thể muốn bà Lam ít nhất là khắc phục một số thiệt hại mà dự luật dẫn độ bị thất bại đã gây ra, trước khi bà ra đi, để giúp đỡ cho bất cứ ai là người kế nhiệm, nhưng gần như chắc chắn là họ cũng muốn bà ra đi trước cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp vào tháng 9 năm sau, Lo nói.
Ming Sing, phó giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, nói ông tin rằng Bắc Kinh không để bà Lam từ chức.
“Nếu bà ấy từ chức ngay bây giờ, nếu bà ấy bị Bắc Kinh buộc phải từ chức, điều đó sẽ gửi một tín hiệu rất mạnh mẽ đến Hồng Kông và cộng đồng quốc tế rằng Bắc Kinh, quốc gia độc đảng lớn nhất, nhà nước độc tài lớn nhất thế giới, sẽ nhượng bộ trước áp lực quần chúng”, ông nói.
Mặc dù vậy, một số nhà phân tích và nhà ngoại giao lưu ý rằng bà Lam đã làm tổn hại đến nghị trình an ninh quốc gia rộng lớn hơn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khiến việc đưa ra bất kỳ luật mới nào liên quan đến an ninh ở Hồng Kông trở nên khó khăn hơn, và khởi động lại những lời kêu gọi về cải cách dân chủ.
Nhà lập pháp Hồng Kông Fernando Cheung nói với Reuters rằng bà Lam giờ đây là một nhà lãnh đạo bị trói tay, sẽ không thể hoàn thành nhiệm kỳ của mình.
“Cách thức chính quyền và Trưởng Đặc khu xử lý sự phản đối từ công chúng cũng khiến nhiều người nhận thức được rằng nếu không có dân chủ thực sự, sẽ không có hy vọng nào về việc quản trị có trách nhiệm”, nhà lập pháp của Công đảng nói, “một khi có sự nhận thức như vậy, sẽ không có chuyện quay trở lại”.
https://www.voatiengviet.com/a/lanh-dao-hong-kong-thoi-chuc-chi-la-van-de-thoi-gian/4994251.html

Tập Cận Bình lên nắm quyền và “bảo hiểm chính trị”

Đến hiện nay, ông Tập Cận Bình vẫn chưa từ bỏ phương thức cai trị đất nước độc đảng chuyên chính như giới quan sát mong đợi, và cơ hội từ bỏ như vậy cũng ngày càng ít. Dưới sự ôm giữ hình thái ý thức, thế lực tham nhũng, hủ bại của Trung Quốc vẫn được giữ lại và tiếp tục phát triển. Nhưng việc ôm giữ không buông như vậy, cũng không thể ngăn cản được sự suy vong của ĐCSTQ. Cục thế này được hình thành từ khi ông Tập lên nắm quyền tại Đại hội 18 ĐCSTQ, dường như có nguyên nhân bí mật mang tính quyết định.
Reuters tiết lộ “bảo hiểm chính trị” đằng sau việc “tập kết Thái tử đảng” tại Đại hội 18
Tháng 11/2012, khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, tại Đại hội 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), trong số 7 Thường ủy Bộ Chính trị mới, có 4 người là “quý tộc đỏ”. “Thái tử Đảng” lần đầu tiên trở thành chủ đạo trong tầng lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ.
Ngày 26/11/2012, Reuters đưa tin, việc cất nhắc cho nhiều “Thái tử Đảng” vào tầng lãnh đạo cao nhất, có liên quan đến “chính sách bảo hiểm chính trị” của ĐCSTQ. Bởi vì “Thái tử Đảng” được coi là người bảo vệ trung thành cho chính quyền ĐCSTQ, có thể được tin tưởng rằng sẽ không đào mộ của ĐCSTQ.
Bản tin nói, “Thái tử Đảng” nổi lên không phải là điều bất ngờ. Áp lực mà hiện nay ĐCSTQ đối mặt là hiếm thấy trong suốt 60 năm qua. Công chúng phẫn nộ vì tham nhũng khắp nơi, sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo và suy thoái môi trường trông thấy đang gặm nhấm tính hợp pháp của ĐCSTQ. Mục tiêu cao nhất của ĐCSTQ là duy trì quyền kiểm soát đối với chính quyền của họ.
Bản tin dẫn lời của một nhà bình luận chính trị tại Bắc Kinh cho biết, “về cơ bản, ‘Thái tử Đảng’ bảo vệ và duy trì độc tài một đảng”, “đây cũng là lằn ranh giới thấp nhất của họ”.
Mặc dù người anh em hừng hực dã tâm của họ, từng là người cạnh tranh vị trí Thường ủy Bộ chính trị – Bạc Hy Lai, đột nhiên “ngã ngựa”, nhưng các “Thái tử Đảng” này vẫn nổi lên trong tầng lãnh đạo mới.
Reuters còn đưa tin, trong cuộc đấu đá tranh giành vào tầng lãnh đạo mới, “Thái tử Đảng” được sự giúp đỡ của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân. Ông Giang Trạch Dân hy vọng ủng hộ ông Tập Cận Bình thì có thể giữ được di sản và bảo vệ lợi ích gia tộc của mình.
Trích dẫn nguồn tin từ nội bộ ĐCSTQ, Reuters nói, ông Giang Trạch Dân cũng tự nhận là “Thái tử Đảng”. Người chú của ông ta mất năm 1939, được ca ngợi là “liệt sĩ cách mạng”. Tuy nhiên, theo Tạp chí Tiền Tiêu tại Hồng Kông và nhiều kênh truyền thông khác, cha của ông Giang Trạch Dân là Giang Thế Tuấn là tâm phúc và cán bộ cốt cán của Hồ Lan Thành thuộc Bộ Tuyên truyền thời chính quyền bù nhìn Uông Tinh Vệ, đồng thời kiêm nhiệm chức thành viên ban chủ nhiệm Ủy ban Xã luận. Để che giấu thân phận Hán gian của cha mình, Giang Trạch Dân không nhận cha, trong bảng kê khai hồ sơ nhân sự, Giang Trạch Dân đã viết người chú thứ 6 Giang Thượng Thanh là cha mình, và xóa bỏ mối quan hệ với người cha ruột Giang Thế Tuấn – người đã nuôi dưỡng Giang Trạch Dân đến lúc vào đại học.
Nhân sĩ trong nội bộ ĐCSTQ nói, Giang Trạch Dân hy vọng có thể đảm bảo hai người con trai của ông ta được bảo vệ khi thời điểm thanh thế chống tham nhũng ai cũng sợ hãi đang lên cao, khi mà bên ngoài tăng cường dò xét tài phú của gia tộc những người trong tầng lãnh đạo cấp cao. Hai người con này của Giang đều là thương nhân nổi như diều gặp gió. Gia đình Giang Trạch Dân được coi là biểu mẫu của “âm thầm phát tài”.
Khóa Thường ủy mới tại Đại hội 18 cũng là lần đầu tiên “Thái tử Đảng” chiếm vị trí chủ đạo. Thời ông Hồ Cẩm Đào, các Thường ủy chủ yếu là quan chức kỹ thuật, nhưng Tăng Khánh Hồng lại là lãnh tụ “Thái tử Đảng” thời kỳ đó, cũng là trợ thủ giúp ông Giang Trạch Dân (đã nghỉ hưu) can thiệp chính trị, dư luận thường gọi Tăng Khánh Hồng là “quân sư quạt mo” của Giang Trạch Dân.
Một khoảng thời gian dài, đại đa số đảng viên cấp cao của ĐCSTQ đều cho rằng ĐCSTQ đã làm điều giống như “Sa hoàng kinh tế” Trần Vân nói: “Thiên hạ sẽ có một ngày giao cho “Thái tử Đảng”, họ có thể được tin tưởng rằng sẽ không đào mộ ĐCSTQ”.
Reuters đưa tin nói, ngoài ông Tập Cận Bình, các thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đều có phụ bối là các nguyên lão có công giúp ĐCSTQ xây dựng chính quyền. Trong đó có ông Vương Kỳ Sơn, người nỗ lực lãnh đạo chống tham nhũng; cựu Bí thư Thượng Hải Du Chính Thanh; còn có Trương Đức Giang, người từng học tập kinh tế tại Bắc Triều Tiên và thay thế Bạc Hy lai đảm nhậm chức Bí thư Trùng Khánh.
Nhưng những thái tử đảng này lại không cùng một nhịp điệu, sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền và tiến hành chiến dịch chống tham nhũng, họ đã nhanh chóng phân chia thành các bè phái khác nhau. Ông Vương Kỳ Sơn chủ quản chống tham nhũng, là đồng minh của ông Tập Cận Bình; Trương Đức Giang là nhân vật hàng đầu của phe Giang Trạch Dân; Du Chính Thanh dường là phe đứng giữa. Ông Giang Trạch Dân vẫn luôn lo lắng, chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình rồi cuối cùng sẽ chỉ hướng đến chính mình.
Tập Cận Bình từng được coi là hy vọng khiến Trung Quốc cởi mở hơn
Khi đó Reuters chỉ ra, ngoài việc “Thái tử Đảng” cam kết giữ sự thống trị của ĐCSTQ ra, nhân sĩ trong nội bộ còn nói, “Thái tử Đảng” có xu hướng can thiệp các việc quan trọng mà Trung Quốc đối mặt, đặc biệt là khuynh hướng cải cách chính trị và kinh tế. Từ khi tiếp nhận vị trí cao nhất, ông Tập Cận Bình đã sử dụng ngôn từ tiêu chuẩn của ĐCSTQ, nói rằng Trung Quốc “cần tiếp tục cải cách và mở cửa”.
Có nhà phân tích nói, nhiều “Thái tử Đảng” không chịu sự ràng buộc của các chính sách thiên hướng mạnh mẽ, mà là chịu trói buộc bởi đặc quyền của họ và niềm tin rằng họ sinh ra làm kẻ thống trị.
Một số nhà phân tích từng có thái độ lạc quan dè dặt đối với chính quyền ĐCSTQ dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận, cho rằng nhóm “Thái tử Đảng” này có thể có hành động lớn mật ngoài dự liệu. Một nhà phân tích chính trị tại Bắc Kinh nói, “Thái tử Đảng” tin rằng, thống trị là quyền lực khi họ sinh ra đã có, do đó họ sẽ có hành động tương ứng. Nhà phân tích  so sánh họ với giàn lãnh đạo thời ông Hồ Cẩm Đào, và cho rằng thái tử đảng đương nhiên tự tin hơn và to gan hơn so với con của những người bình thường như ông Hồ Cẩm Đào, “‘Thái tử Đảng’ coi những người bình thường (lãnh đạo không liên quan đến quý tộc đỏ) như là kẻ giữ cửa, hoặc như là giám đốc điều hành được thuê để điều hành công ty”.
Nhà phân tích nói, “Giám đốc điều hành sẽ phải càng cẩn thận hơn. Nếu công ty hoạt động không tốt, cổ đông sẽ lo lắng hơn cả giám đốc điều hành. Thái tử đảng có thể sẽ càng mạnh dạn hơn trong thúc đẩy biến đổi.”
Hiện nay nhìn lại, mấy năm đầu khi ông Tập Cận Bình mới lên nắm quyền, thanh thế chống tham nhũng mạnh mẽ, trong đó cả việc lật đổ nhóm thân tín của ông Giang Trạch Dân, xác thực là đã thu phục được không ít lòng dân, cũng khiến cho giới quan sát cho rằng ông có khả năng dùng cờ hiệu “y pháp trị quốc” để đánh đổ “hổ chúa” Giang Trạch Dân, nhưng làm thế thì lại phải động đến thuyết “ba đại diện” trong Điều lệ đảng.
Tuy nhiên, tại Đại hội 19, được coi là đã trải qua một cuộc giao dịch chính trị, “Thái tử Đảng” đắc lực nhất trong các đồng minh của ông Tập Cận Bình là ông Vương Kỳ Sơn lại rút lui, rồi cuối cùng quay trở lại với chức vị hữu danh vô thực – Phó chủ tịch nước. Còn thế lực còn lại của phe Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng vẫn được giữ lại. Đồng thời, giới quan sát còn thấy việc ông Tập Cận Bình sửa đổi hiến pháp để tại vị ở chức chủ tịch nước trong nhiệm kỳ tiếp theo, ngoài việc tập trung quyền lực, thì cũng không thấy có khuynh hướng cải cách chính trị gì.
Một thái tử đảng nổi tiếng quyết rời xa ĐCSTQ đang sống ở ngoài Trung Quốc đã liên tiếp viết 19 lá thư công khai cho ông Tập Cận Bình, cố gắng khuyên ông Tập Cận Bình cải cách, từ bỏ ĐCSTQ và đi con đường dân chủ, nhưng cuối cùng nhận lại đều là sự thất vọng. Đến năm 2019, về cơ bản, hiện nay các nhà phân tích không còn suy nghĩ như vậy nữa.
Tuy nhiên, tình hình Trung Quốc phát sinh biến đổi to lớn trong năm 2018 và 2019. Sau khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bùng nổ, ông Tập Cận Bình đối mặt với nhiều nguy cơ chưa từng có cả trong lẫn ngoài. Ngoài đối phó với xung đột song phương và đa phương trên trường quốc tế, kinh tế trong nước đi xuống, lòng dân oán hận tích tụ, kẻ địch chính trị trong nội bộ đảng ĐCSTQ chịu áp lực từ chiến dịch chống tham nhũng đang chờ thời cơ phản công, quan trường là cảnh tượng như thời mãn Thanh, lười nhác chính trị phổ biến khắp nơi. Trong tình hình như thế này, quân sư của ông Tập Cận Bình, người chủ quản về hình thái ý thức Vương Hộ Ninh lại dùng tình cảm Cách mạng Văn hóa để cố ý dẫn hướng chính quyền đi theo con đường theo kiểu Mao Trạch Đông.
Hiện nay, các nhà phân tích phần lớn cho rằng, ông Tập Cận Bình đúng là đã hưởng ứng những dự kiến muốn ông bảo vệ đảng để bảo tồn lợi ích của gia tộc đỏ. Nhưng trong trào lưu mạnh mẽ của quốc tế, khi mà giá trị phổ phát được coi trọng, ông Tập Cận Bình cũng bị đặt vào thế khó “trong ngoài không có ai ủng hộ”, còn ĐCSTQ thì vẫn trong đấu đá nội bộ mà đi đến suy bại.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29220-tap-can-binh-len-nam-quyen-va-bao-hiem-chinh-tri.html

Bắc Kinh sợ hãi bất an trước tình hình Hồng Kông?

Hồi tháng 6, người dân Hồng Kông đã hai lần diễu hành quy mô lớn với hàng triệu người tham dự, ngăn chặn thành công việc giới chức Hồng Kông thúc đẩy sửa đổi Luật dẫn độ.
Ngày 1/7 vừa qua, 550.000 người Hồng Kông lại xuống đường biểu tình, một lần nữa làm nên lịch sử và gây chấn động thế giới. Một số nhà bình luận chỉ ra rằng các nhà chức trách Bắc Kinh trên bề mặt dường như không thể hiện rõ là họ lo lắng trước hàng loạt cuộc kháng nghị ở Hồng Kông. Tuy nhiên, các tài liệu bí mật của Bộ Công an gần đây cho thấy Bộ này đã yêu cầu các sở công an địa phương tổng động viên nhằm ngăn chặn tình hình ở Hồng Kông lan sang Đại Lục.
Mới đây, một báo cáo đặc biệt của Bộ chỉ huy nhằm duy trì và ổn định khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương đã truyền xuất ra ngoài. Nội dung chính của tài liệu này là bài phát biểu của ông Tăng Hiến Giang, Đội trưởng đội điều tra hình sự của Bộ Công an tại khu tự trị, trong cuộc họp với Bộ chỉ huy hôm 12/6. Trên đầu tài liệu được đóng dấu hai chữ “cơ mật”.
Theo nội dung của tài liệu được tiết lộ trên mạng, phần đầu tiên trong bài phát biểu của ông Tăng Hiến Giang đã đề cập đến vấn đề Hồng Kông, nói rằng cần phải “tăng cường cảnh báo sớm và kiên quyết bảo vệ an ninh chính trị quốc gia”. Tài liệu còn nhắc đến cuộc biểu tình ngày 9/6 tại Hồng Kông “lượng người đông đảo, cảnh tượng hùng tráng, đã gây nên ảnh hưởng đáng kể… Căn cứ theo tình hình nắm được, cùng với việc sửa đổi pháp lệnh bước vào giai đoạn bàn thảo và biểu quyết, hoạt động diễu hành biểu tình có thể sẽ tiến tới mở rộng hơn nữa”.
Ông Tăng Hiến Giang yêu cầu các cơ quan công an địa phương nghiêm ngặt phòng chống ảnh hưởng của Hồng Kông, ảnh hưởng của hoàn cảnh bên ngoài và ảnh hưởng của tin tức trên mạng Internet đến tình hình trong nước. Ông còn yêu cầu phải “theo dõi sát sao động tĩnh của các đối tượng hoạt động chính trị trọng điểm ở Trung Quốc, đề phòng họ…”
Tài liệu này cũng đề cập đến bản tin ngày 29/6 của tờ South China Morning. Bài báo viết, Bộ Công an Trung Quốc đã bí mật đàm phán và dẫn hướng dư luận rằng cuộc biểu tình ở Hồng Kông là do thế lực nước ngoài (như Hoa Kỳ) xúi giục. Chính quyền ĐCSTQ yêu cầu “đội quân trên mạng” khởi động chiến dịch bôi nhọ và tung tin cuộc diễu hành Hồng Kông là do thế lực thù địch nước ngoài thao túng, khiến người Trung Quốc nghĩ rằng đây là “hành động bạo lực” chứ không phải là hoạt động diễu hành ôn hòa, lý trí.
Theo một bản tin trên Thông tấn xã Trung ương ngày 28/6, sau cuộc đại biểu tình ở Hồng Kông, để cấm dư luận lan truyền, chính quyền ĐCSTQ thậm chí còn cắt cử công an đến tận nhà từng người dân, yêu cầu họ không được thảo luận đến vấn đề ở Hồng Kông.
Một công dân Bắc Kinh chỉ vì lên tiếng đồng tình với người dân Hồng Kông mà đã bị cảnh sát và nhân viên an ninh quốc gia gọi đến “uống trà” hai lần. Cảnh sát còn in các bình luận trên mạng xã hội như Wechat về vấn đề Hồng Kông, sau đó ép buộc người dân phải ký tên vào và viết bản hối lỗi, đảm bảo từ nay về sau sẽ tự kiểm duyệt các nội dung đăng tải lên mạng Internet, không đăng bất kỳ nội dung nào “gây bất lợi cho ổn định xã hội”.
Một người dân làm việc ở miền Đông Trung Quốc cũng bị cảnh sát mượn cớ kiểm tra hộ khẩu đến tận nhà và yêu cầu “Không được lên mạng nói gì về sự việc ở Hồng Kông.”
Theo Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI), chính quyền ĐCSTQ còn ban hành một văn kiện, yêu cầu nhân viên của tất cả các cơ quan và tổ chức chính phủ không được đến Hồng Kông và Macao kể từ tháng 7. Hơn nữa, chỉ có các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ mới được đưa tin về các vấn đề Hồng Kông và phải thận trọng đề phòng ảnh hưởng của Hồng Kông lan sang Đại Lục.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29219-bac-kinh-so-hai-bat-an-truoc-tinh-hinh-hong-kong.html

Thương chiến ảnh hưởng đến ‘Vành đai và con đường’,

dã tâm của TQ có thể gặp khó

Trung Quốc có kế hoạch đầu tư hơn 1 nghìn tỉ USD vào 150 quốc gia nằm trong sáng kiến “Một vành đai, một con đường” đầy dã tâm. Tuy nhiên, chiến tranh thương mại kéo dài, đã bắt đầu buộc các tổ chức đầu tư phải đánh giá lại rủi ro đầu tư, do đó nỗ lực của Trung Quốc có thể sẽ trôi theo dòng nước.
“Trong một thời gian dài, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ đã cung cấp vốn cho việc xây dựng ‘Một vành đai, Một con đường’”, nhà nghiên cứu cấp cao Daniel Kliman thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới (Center for A New American Security) nói với đài Tiếng nói Hoa Kỳ. “Nếu Mỹ thành công trong việc giảm mạnh thâm hụt thương mại với Trung Quốc, thì năng lực đầu tư của Trung Quốc tính theo giá USD trong khuôn khổ ‘Một vành đai, Một con đường’ sẽ giảm”.
Tuy nhiên, cân nhắc tới việc Trung Quốc đang nắm giữ lượng lớn tài sản USD, thì việc này sẽ là một quá trình chậm và lâu dài. Trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên áp thuế quan hàng hóa Trung Quốc vào tháng 1 năm ngoái (năm 2018), lượng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc vào khoảng 3,14 nghìn tỉ USD. Tháng 10/2018, con số này giảm mạnh xuống còn 3,05 nghìn tỉ USD, đạt mức thấp nhất trong 18 tháng trước đó. Nhưng sau đó lại tăng trở lại, tính đến tháng 6 năm nay đạt mức 3,21 nghìn tỉ USD.
Sau Hội nghị Thượng đỉnh G20 hồi cuối tháng 6 vừa qua tại Nhật Bản, tình hình căng thẳng thương mại hai nước có sự hòa hoãn. Ông Trump cho biết, tạm hoãn tăng thuế quan mới với hàng hóa Trung Quốc, để đổi lấy việc Trung Quốc mua lượng lớn nông sản của Mỹ. Tuy nhiên, mức thuế quan mà Mỹ đã tăng đối với khoảng 250 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc vẫn giữ nguyên, và việc đạt được cam kết thương mại cũng là điều xa vời. Hôm Chủ Nhật (7/7), ông Trump cho biết, nước Mỹ đang thu được lợi ích từ trưng thu thuế quan hàng hóa Trung Quốc.
Tính không chắc chắn trong triển vọng thương mại khiến các tổ chức cho vay tiền ngày càng cẩn thận với dự án “Một vành đai, Một con đường” có thể chịu ảnh hưởng từ thuế quan của Mỹ. Họ lo lắng, chất lượng tín dụng của doanh nghiệp Trung Quốc cung cấp vốn cho các dự án “Một vành đai, Một con đường” hoặc phát huy vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, sẽ xấu đi.
Hôm thứ Hai (8/7), Reuters dẫn lời của một chuyên gia ngân hàng tại Bắc Kinh cho biết: “Sau khi phân tích về chiến tranh thương mại có thể tạo thành ảnh hưởng ngầm đối với các nhà đầu tư, chúng tôi đang cân nhắc từ chối cung cấp vốn cho các dự án ‘Một vành đai, Một con đường’”.
Dữ liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy, 5 tháng đầu năm nay, đầu tư trực tiếp phi tài chính của Trung Quốc đối với 51 quốc gia dọc theo “Một vành đai, Một con đường” đã giảm 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 5,63 tỉ USD.
Trong khi kinh tế trong nước đang chịu xung kích từ chiến tranh thương mại, thì dự án “Một vành đai, Một con đường” mà Trung Quốc đang thúc đẩy cũng sẽ trở lên kén chọn hơn. Nhà nghiên cứu Daniel Kliman cho biết, “Trung Quốc có thể thực thi quy trình ưu tiên nghiêm ngặt hơn đối với các dự án cơ sở hạ tầng mang tính chiến lược.”
Chuyên gia thương mại còn chỉ ra, trong bối cảnh các dự án cỡ lớn khó có thể thực thi được, Trung Quốc tồn tại rủi ro khi cung cấp vốn cho các dự án không khả thi, điều này dẫn đến nước vay nợ khó có thể trả nợ, từ đó làm gia tăng sự mong manh về tài chính của Trung Quốc.
Mặc dù có sự không chắc chắn, các chuyên gia ngân hàng vẫn đang chú ý đến cơ hội đầu tư tiềm ẩn. Ngân hàng đầu tư Nhật Bản Nomura công bố một bản báo cáo hồi tháng 5 cho thấy, cùng với việc Mỹ và Trung Quốc chuyển hướng xuất nhập khẩu hàng hóa của nhau sang nhập khẩu của nước khác, các nước Đông Nam Á có thể sẽ thành những nước nhận cơ hội thương mại và đầu tư.
Đến hiện nay, Việt Nam là nước hưởng lợi nhất, xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc đều gia tăng, việc này sẽ giúp tăng trưởng GDP trong nước đạt mức 7,9%. Ngân hàng đầu tư Nhật Bản Nomura cho biết, Đài Loan, Chile, Malaysia và Argentina cũng là những nước hưởng lợi từ chiến tranh thương mại.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29218-thuong-chien-anh-huong-den-vanh-dai-va-con-duong-da-tam-cua-tq-co-the-gap-kho.html

ĐCSTQ đứng sau vụ tấn công

Tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hồng Kông?

Sau khi những người biểu tình ở Hồng Kông tấn công Hội đồng Lập pháp, truyền thông của ĐCSTQ bất ngờ “gỡ bỏ” lệnh cấm đối với sự kiện ở Hồng Kông, đồng loạt đưa tin rằng đây là “hành động bạo lực” phá hoại trật tự xã hội quốc gia. Ngoại giới nghi ngờ rằng sự kiện này có sự tham gia của nhân viên an ninh ĐCSTQ nhằm tạo cớ cho chính quyền đàn áp.
9 giờ tối ngày 1/7, cảnh sát Hồng Kông bất ngờ rút lui và những người biểu tình đã tiến vào bên trong Tòa nhà Hội đồng Lập pháp. Khi ở bên trong tòa nhà, những người này đã xé bỏ chân dung của các lãnh đạo Hội đồng Lập pháp và phun sơn lên tường của phòng họp chính các khẩu hiệu như “Rút lại dự luật”, “Nói Không với luật dẫn độ” và “Người dân đã bị chính quyền buộc phải nổi dậy”.
Đến 10 giờ 21 tối, cảnh sát đã phát hành một video lên mạng xã hội, trong đó một phát ngôn viên không xưng danh tính đã lên án những người biểu tình chiếm giữ tòa nhà LegCo là “những kẻ bạo động”. Người phát ngôn trong video này cũng thông báo rằng cảnh sát sẽ nhanh chóng tới hiện trường để bắt đầu “dọn dẹp khu vực này”.
Khoảng 12 giờ đêm, cảnh sát bắt đầu thu dọn hiện trường, hàng trăm người biểu tình rời đi mà không có đụng độ kịch liệt. Điều đáng ngạc nhiên là cùng thời điểm đó, truyền thông Đại Lục đột nhiên đồng loạt nhanh chóng đưa tin buộc tội những người biểu tình là “côn đồ”, như thể đã có sự chuẩn bị sẵn.
Truyền thông Đại Lục đồng loạt bôi nhọ cuộc biểu tình Hồng Kông
Một số chuyên gia trong ngành pháp lý tin rằng, chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lo lắng người dân Đại Lục hiểu được các cuộc biểu tình ôn hòa của người Hồng Kông, họ sẽ học theo và tạo ra những thay đổi chấn động trong xã hội Đại Lục. Vì thế, ĐCSTQ đã cố tình bôi nhọ để khiến người dân hiểu sai về các cuộc biểu tình Hồng Kông.
Trước cuộc bao vây Hội đồng Lập pháp, truyền thông ĐCSTQ không đề cập đến các cuộc biểu tình và diễu hành ở Hồng Kông, mạng xã hội Đại Lục thậm chí còn bị kiểm duyệt nghiêm ngặt hơn. Tuy nhiên, ngay sau vụ việc, hình ảnh những người biểu tình tấn công Hội đồng Lập pháp bắt đầu lan truyền trên Internet và không hề bị chặn. Thậm chí, nhiều người được cho là “dư luận viên” còn lưu truyền thông tin nghệ sĩ Hồng Kông ủng hộ sửa đổi pháp lệnh về tội phạm đào tẩu.
CCTV mô tả cuộc biểu tình bao vây Tòa nhà Hội đồng Lập pháp là “hành động phi pháp nghiêm trọng, chà đạp lên luật pháp ở Hồng Kông, phá hoại trật tự xã hội của Hồng Kông và làm tổn hại lợi ích cơ bản của Hồng Kông, cũng là thách thức trắng trợn đối với chính sách ‘một quốc gia, hai chế độ’…”
Thời báo Hoàn cầu lại bình luận rằng một nhóm “cực đoan” đã tấn công Hội đồng Lập pháp và phá hủy nó. Tờ báo nhấn mạnh đây là hành vi bạo lực khủng khiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích xã hội Hồng Kông, làm mờ nhạt hình ảnh “trung tâm tài chính quốc tế ”của Hồng Kông.
Tại Quảng Đông, truyền hình cáp đã phát đoạn video ghi lại hình ảnh những người biểu tình ở Hồng Kông tấn công Hội đồng Lập pháp. Doanh nhân Quảng Đông Trần Bằng nói rằng Quảng Đông có thể bắt được sóng của Đài truyền hình Hồng Kông và Đài Loan, nhưng cứ đến các dịp như ngày 4/6, ngày 1/7 hay giai đoạn diễn ra các cuộc biểu tình phản đối chính quyền của Hồng Kông, các kênh truyền hình đó đều bị chặn.
Tuy nhiên, không ít người dân Đại Lục đã sớm nhận ra bản chất của vấn đề. Ông Lưu Tuấn, một cư dân Đại lục công tác trong ngành pháp lý, nói với Đài Á Châu Tự Do rằng ông đã xem truyền hình trực tiếp về cuộc bao vây Hội đồng Lập pháp, cảm thấy rất đáng khích lệ. Ông nhận thấy những người biểu tình hết sức ôn hòa, không hề gây thương vong và đã rút đi sau nửa đêm. Điều này cho thấy ý thức công dân của người Hồng Kông vô cùng thành thục. Cuộc biểu tình phản đối Luật dẫn độ hoàn toàn hòa bình, hợp lý và phi bạo lực. Những người xung quanh ông Lưu cũng rất quan tâm chú ý đến sự kiện này.
Ông Tôn, một cư dân ở Hoài Hóa tỉnh Hồ Nam, nói rằng ông bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc kháng nghị hòa bình của người dân Hồng Kông. Ông nói rằng toàn bộ các cuộc biểu tình ở Hồng Kông từ ngày 9/6 đến 1/7, người dân Đại Lục đều biết. Ông còn nhận định, nếu các
cuộc biểu tình quy mô lớn như vậy diễn ra tại Đại Lục, không cần kéo dài quá lâu, chỉ cần 4-5 ngày là có thể phát sinh biến đổi rung chuyển trời đất.
Cư dân mạng Trương Nguyệt bày tỏ, theo thói quen xưa nay của ĐCSTQ, không loại trừ trường hợp những người tấn công trong quá trình bao vây Hội đồng Lập pháp chính là người bên an ninh công cộng hoặc an ninh quốc gia do chính quyền Trung Quốc gửi đến. Anh Trương và bạn bè của anh cực lực phản đối việc truyền thông ĐCSTQ nói những người tham gia cuộc biểu tình là “côn đồ”.
Trên thực tế, sau khi những người biểu tình ở Hồng Kông chiếm Hội đồng Lập pháp hôm 1/7, họ đã không quên bảo vệ các di tích văn hóa trong thư viện, ngay cả sau khi lấy đồ uống từ nhà hàng cũng tự động để lại tiền.
Nghi vấn về nhóm người đeo khẩu trang đập cửa kính Tòa nhà Hội đồng Lập pháp
Khi sự kiện bao vây Hội đồng Lập pháp bắt đầu, một nhóm “người biểu tình” đeo khẩu trang đã sử dụng xe đẩy bằng sắt, ống tuýp sắt đâm vào kính bên ngoài Hội đồng Lập pháp. Các nhà dân chủ có mặt trong Hội đồng Lập pháp khi đó vô cùng nản lòng, dù họ đã cố thương thuyết nhưng vẫn không thể ngăn chặn được. Cảnh tượng vô cùng hỗn loạn. Đáng chú ý, những người đeo khẩu trang này đột nhiên biến mất vào khoảng 4 giờ chiều.
Nhiều người dân địa phương cho biết, ngay từ đầu đã cảm thấy hành động của nhóm người này rất đáng ngờ, và họ nhanh chóng đã rời khỏi hiện trường. Tiến vào bên trong Hội đồng Lập pháp chỉ còn lại những người trí thức hoặc sinh viên.
Ngoại giới nghi ngờ rằng ĐCSTQ đứng sau sự cố đập cửa kính Tòa nhà Hội đồng Lập pháp, nhằm kích động người dân và tạo cớ cho sự đàn áp của đảng.
Tờ “Daily Telegraph” của Anh đã xuất bản bài báo trên trang nhất có tiêu đề “Người dân Hồng Kông bao vây Hội đồng Lập pháp”. Bài báo viết “cảnh sát chống bạo động đã giương cao các lá cờ đỏ, đứng sau cánh cổng sắt và lớn tiếng cảnh báo người biểu tình không được tiếp tục tiến về phía trước, nếu không họ sẽ bị bắt”. Thế nhưng cảnh sát đã quay trở lại phía hành lang một cách khó hiểu, và lặng lẽ rút khỏi tòa nhà khi nhóm biểu tình tiến vào bên trong.
Nhật báo “The Sydney Morning Herald” của Úc dẫn lời ông Trương Siêu Hùng, thành viên Hội đồng Lập Pháp Hồng Kông: “Đây hoàn toàn là một cái bẫy. Đáng tiếc là rất nhiều người đã rơi vào trong đó.” Ông Trương cũng nói với BBC rằng “Cảnh sát vốn đã có thể giải tán nhóm biểu tình từ sớm, nhưng họ không làm vậy. Họ đợi những người biểu tình vào bên trong rồi mới ‘chiến đấu’”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29217-dcstq-dung-sau-vu-tan-cong-toa-nha-hoi-dong-lap-phap-hong-kong.html

Thái Lan bỏ luật truy tố

thường dân ra tòa án quân sự

Tú Anh
Tướng Pryut Chan-O-Cha, thủ lĩnh tập đoàn quân sự Thái Lan, nay nắm ghế thủ tướng, đã hủy bỏ hàng chục đạo luật độc đoán ban hành sau cuộc đảo chính. Trong số này có luật sử dụng tòa án quân sự để xét xử thường dân. Tuy nhiên, do thiếu tự tin, chính quyền hậu đảo chính vẫn duy trì biện pháp giam giữ tùy tiện.
Theo AFP, Công báo Hoàng gia Thái ngày 09/07/2019 cho biết, kể từ nay, những vụ án đang thụ lý ở tòa án quân sự phải được chuyển qua tòa án dân sự.
Tướng Chan-O-Cha, thủ tướng Thái Lan từ sau cuộc bầu cử Quốc Hội hậu đảo chính vào tháng Ba vừa qua, đã ra lệnh hủy bỏ hơn một chục đạo luật được ban hành từ năm 2014, trong đó có luật dùng tòa án quân sự trấn áp thường dân. Hơn 2000 nạn nhân đã bị tuyên án vì có quan điểm chống tập đoàn tướng lãnh hay bị cáo buộc tội khi quân.
Quyết định mới này chỉ làm cho các hiệp hội nhân quyền lo lắng hơn. Quân đội vẫn có quyền khám xét nhà cửa và tạm giam nơi bí mật đến 7 ngày bất cứ người nào bị cáo buộc vi phạm « an ninh quốc gia ».
Theo Anon Chawalawan, thuộc tổ chức Luật Gia Thiện Nguyện Ilaw, « chính quyền Chan-O-Cha dường như không chắc chắn sẽ thành công trong việc kiểm soát các nguyên tắc sinh hoạt dân chủ, cho nên họ thủ một lá bài cho phép trấn áp các cuộc biểu tình lớn bằng biện pháp triệu tập, tạm giam » những người đối lập.
Trong tháng qua, nhiều công dân Thái bị tấn công vì có lập trường chống đảo chính. Điển hình là Sirawith Seritiwat, một trong những lãnh đạo sinh viên bị nhiều người đánh đập giữa ban ngày tại thủ đô Bangkok, theo tin của AFP. Tiếp theo đó, 8 Facebooker do tố cáo cảnh sát tổ chức hành hung, đã bị truy tố với nguy cơ mỗi người lãnh án đến 5 năm tù.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190710-thai-lan-bo-luat-truy-to-thuong-dan-ra-toa-an-quan-su

Ấn Độ đã, đang và sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động

hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí ở Biển Đông

Trong những năm gần đây, Ấn Độ là một trong những nước tăng cường hợp tác, thăm dò và khai thác dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông.
Trước đó, bất chấp việc Trung Quốc đưa ra mời thầu các lô dầu khí ở Biển Đông và phản đối sự hiện diện của các tàu khảo sát của Ấn Độ tại khu vực, ONGC Videsh vẫn quyết định phối hợp với Việt Nam tiếp tục thăm dò lô dầu khí 128 ở Biển Đông và Việt Nam đã gia hạn 5 lần hợp đồng cho công ty này. Tuy nhiên, cuộc đối đầu quân sự căng thẳng dài 73 ngày giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc tại khu vực Doklam năm 2017 đã khiến quan hệ song phương đi xuống. Hiện hai bên đang tiến hành các cuộc gặp để bình thường hóa quan hệ. Theo một quan chức chính phủ giấu tên của Ấn Độ, sau quá trình thăm dò, không có nguồn khí ở lô 128 nhưng OVL hiện diện ở đây là do phía Việt Nam muốn vậy và để thực hiện cam kết hợp đồng với Việt Nam, OVL đang thương lượng để chuyển sang một lô dầu khí khác của Việt Nam. Vậy đây là nguyên nhân chính khiến Ấn Độ muốn chuyển sang khu vực khác để thăm dò, khai thác dầu khí trên Biển Đông.
Tiềm lực của Công ty dầu khí ONGC Videsh Ltd
OVL là một công ty đa quốc gia của Ấn Độ, hoạt động trong ngành thăm dò, khai thác dầu mỏ và khí thiên nhiên. Công ty đặt trụ sở chính tại Dehradun, bang Uttarakhand. Đây là doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ Ấn Độ nắm tỉ trọng vốn lớn, thuộc quyền quản lý của Bộ Dầu khí Ấn Độ. ONGC là công ty thăm dò và khai thác dầu khí lớn nhất toàn quốc, sản xuất khoảng chừng 69% lượng dầu mỏ của Ấn Độ (tương đương khoảng 30% tổng nhu cầu về dầu trong nước) và khoảng 62% khí thiên nhiên của Ấn Độ.
ONGC được thành lập ngày 14 tháng 8 năm 1956. Hiện thời Chính phủ Ấn Độ đang sở hữu 69,23% vốn của công ty. ONGC tham gia thăm dò và khai thác dầu khí ở 26 bồn địa trầm tích của Ấn Độ, sở hữu và điều hành trên 11.000 km đường ống dẫn dầu khí trong nước. Công ty con Videsh có dự án ở 15 quốc gia. ONGC đã phát hiện được 6 trong 7 mỏ dầu đang khai thác thương mại ở bồn địa Ấn Độ. Mặc cho sự giảm sút sản lượng khai thác từ các mỏ cũ trên toàn cầu, ONGC vẫn duy trì được sản lượng nhờ sự hỗ trợ của việc đầu tư không tiếc tiền cho các dự án IOR (Improved oil recovery) và EOR (Enhanced oil recovery). Tại nhiều mỏ cũ, tỉ lệ khôi phục của ONGC đạt 25-33%.
Ngày 31 tháng 3 năm 2013, giá trị vốn hóa thị trường của công ty đạt 2,6 ngàn tỉ rupee (48,98 tỉ đô la Mỹ), khiến công ty được xếp thứ hai trong danh sách các công ty đại chúng lớn nhất Ấn Độ. Trong cuộc khảo sát của chính phủ dành cho năm tài chính 2011-2012, ONGC được xếp là doanh nghiệp nhà nước tạo ra lợi nhuận nhiều nhất Ấn Độ. ONGC đứng ở hạng 357 trong danh sách Fortune Global 500 (500 công ty lớn nhất thế giới) vào năm 2012. Công ty đứng hạng 22 trong danh sách 250 Công ty Năng lượng Hàng đầu (Top 250 Global Energy Companies) của Platts.
Quá trình hợp tác khai thác dầu khí giữa Ấn Độ và Việt Nam ở Biển Đông
Ngay từ những năm 1980, Ấn Độ đã tiến hành các dự án khai thác năng lượng xa bờ ở Biển Đông với Việt Nam. OVL vào Việt Nam từ năm 1988 và đã có được giấy phép khai thác Lô 6.1. Đến năm 2006, công ty này được quyền thăm dò các Lô 127 và 128. Sau đó, Ấn Độ rút ra khỏi Lô 127 ở ngoài khơi Phú Khánh vì không tìm thấy dầu khí.
Vào đầu những năm 2000, Trung Quốc đã phản đối vai trò của Ấn Độ trong liên doanh này. Tuy nhiên, Ấn Độ đã khẳng định quyền của công ty quốc doanh của nước này trong việc thực hiện dự án như một phần lợi ích kinh tế hợp pháp của Ấn Độ. Ấn Độ cũng bán tàu tuần duyên cho Việt Nam nhằm tăng cường năng lực tuần tra ven biển của Việt Nam. Các tàu
chiến của Ấn Độ nhiều lần cập cảng Việt Nam và sẽ sử dụng hải quân để bảo vệ các cơ sở dự án liên doanh trên trong trường hợp bị đe dọa. Vào tháng 10/2014, nhân chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, hai bên đã ký Thỏa thuận Hợp tác giữa OVL và PetroVietnam về các dự án thăm dò dầu khí mới tại Việt Nam. OVL đã quyết định lần thứ 3 gia hạn giấy phép thăm dò tại Lô số 128, khu vực mà Trung Quốc cũng đòi chủ quyền, nhằm duy trì lợi ích chiến lược của Ấn Độ tại Biển Đông. Việt Nam khẳng định Lô 128 nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo UNCLOS. Trước đó, vào năm 2011, Bắc Kinh đã cảnh báo phi lý OVL rằng, “các hoạt động thăm dò của công ty này ở bờ biển ngoài khơi Việt Nam là phi pháp và vi phạm chủ quyền Trung Quốc”, song OVL vẫn tiếp tục hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng biển này.
ONGC từng tiết lộ dù bị Trung Quốc gây sức ép, song vẫn tiếp tục tiến hành thăm dò dầu khí trong vùng thềm lục địa của Việt Nam là do không có tàu lớn ra vào lô 127 và 128 mà Ấn Độ đang khai thác trong một thời gian dài; Tòa quốc tế ra phán quyết Trung Quốc vi phạm luật quốc tế. Nếu xảy ra đụng độ trong khu vực, cộng đồng quốc tế sẽ xem xét việc này một cách nghiêm túc.
Hiện OVL đang giữ 45% cổ phần trong Lô 6.1, cách bờ biển Việt Nam 375km. Rosneft Vietnam BV nắm 35% và Petro Vietnam nắm giữ 20% còn lại. OVL đã hoàn thành khảo sát giai đoạn 1 tại Lô 128 khơi miền Trung Việt Nam do họ nắm 100% quyền điều hành. Việt Nam tiêu thụ gần ¼ sản lượng dầu khí của OVL, bao gồm 5,5 triệu tấn dầu và 3,3 tỷ mét khối khí trong giai đoạn 2014 – 2015.
Ngoài mục đích kinh tế, Ấn Độ hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông là nhằm đối phó Trung Quốc
Ấn Độ có lợi ích kinh tế quan trọng ở khu vực Biển Đông bởi vì: (1) Tốc độ tăng trưởng thương mại của Ấn Độ với các nước Đông Á là nhanh nhất so với các khu vực khác (28%), đạt mức 250 tỷ USD trong năm 2014. Một số nhà đầu tư hàng đầu tại Ấn Độ hiện nay đến từ khu vực Đông Á; (2) nhiều dòng chảy thương mại của Ấn Độ đi qua khu vực Biển Đông, trong đó có tuyến đường nhập khẩu dầu thô quan trọng từ khu vực Sakhalin của Nga; (3) Ấn Độ đang thúc đẩy chính sách “Hành động phía Đông”, nỗ lực trở thành một phần trong chuỗi cung ứng giá trị ở khu vực Đông Nam Á để tạo sự kết nối lớn hơn với khu vực. Ấn Độ hiện đã ký kết nhiều thỏa thuận Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) và thỏa thuận Hợp tác kinh tế toàn diện (CECA) với nhiều nước, khu vực trong đó có ASEAN. Bên cạnh đó, New Delhi cũng đang tích cực tham gia vào các Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mở rộng trong khu vực như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); (4) Đông Nam Á là khu vực năng động nhất trên thế giới, Ấn Độ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường thúc đẩy quan hệ hợp tác mạnh mẽ với các quốc gia trong khu vực này.
Về lợi ích chiến lược của Ấn Độ ở Biển Đông, có thể nhìn nhận dưới một số góc độ sau: Một là, Biển Đông là trung tâm của Đông Nam Á, là tuyến đường vận tải biển quan trọng của khu vực. Do đó, bất kỳ quốc gia nào kiểm soát được khu vực Biển Đông đều tạo ra được những lợi thế chiến lược to lớn. Hai là, Trung Quốc đang nổi lên như “người chơi thống trị” trong khu vực với những hành động quyết đoán và ngang ngược, phớt lờ sự phản đối cũng như lợi ích của các nước trong khu vực. Ba là, sự gia tăng hiện diện của Hải quân Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc cũng như các quốc gia liên quan ở khu vực Biển Đông có thể dẫn đến xung đột vũ trang. Trong tình huống đó, đây không còn là cuộc chiến giữa 2 hoặc 3 quốc gia với nhau mà sẽ có sự tham gia của nhiều cường quốc và sẽ đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực cũng như ảnh hưởng đến lợi ích của Ấn Độ. Do đó, Ấn Độ cần đóng vai trò lớn hơn trong việc tìm kiếm các giải pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, đồng thời tạo ra sự cân bằng chiến lược cần thiết cho ổn định và phát triển ở khu vực.
Ngoài ra, cũng giống như Việt Nam và một số nước ASEAN, Ấn Độ cũng tồn tại tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở khu vực biên giới giữa hai nước. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh liên tục triển khai vũ khí, điều quân đội áp sát khu vực tranh chấp khiến quan hệ song phương ngày càng trở nên căng thẳng. Chính vì vậy, Ấn Độ muốn thông qua việc đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác quốc phòng và thương mại với Việt Nam nói riêng và các nước ASEAN nói chung là một phần chiến lược cân bằng ảnh hưởng và gia tăng ảnh hưởng để đối chọi với Trung Quốc. Thời gian tới, Ấn Độ cần tăng cường hợp tác và phối hợp với Mỹ trong duy trì và đảm bảo an ninh, hòa bình ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bên cạnh đó tăng cường hợp tác với Nhật Bản, Việt Nam cũng như mở rộng hợp tác với Indonesia để tăng cường vai trò, ảnh hưởng của New Delhi ở khu vực cũng như đối phó với Trung Quốc. Ngoài ra, New Delhi cũng cần thúc đẩy các cơ chế hợp tác đa phương như Ấn-Mỹ-Nhật, Ấn-Việt-Nhật, trước mắt chủ yếu hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải, tham gia các cuộc tập trận hải quân chung, tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, dần dần hướng tới các cuộc đối thoại chính sách chiến lược đa phương góp phần duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực.
Không những vậy, ngoài vấn đề kinh tế và chiến lược, Ấn Độ còn muốn thông qua việc tăng cường hiện diện ở Biển Đông để đảm bảo rằng, lập trường ngày càng cứng rắn của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp hàng hải ở Biển Đông không tái diễn ở Ấn Độ Dương. Những sự kiện diễn ra gần đây ở Biển Đông có thể báo hiệu cho hành vi tiềm năng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương trong tương lai, đặc biệt nếu Trung Quốc nâng việc bảo vệ các tuyến đường biển lên thành “một lợi ích cốt lõi”, bằng với các lợi ích chủ quyền trong việc giải quyết các cuộc tranh chấp lục địa và hàng hải cũng như việc tái thống nhất với Vùng lãnh thổ Đài Loan. Hơn nữa, việc Trung Quốc tăng cường sự hiện diện của hải quân ở Ấn Độ Dương sớm muộn có thể dẫn đến việc nước này can thiệp vào các cuộc tranh chấp về đường biên giới trên biển giữa Ấn Độ với các nước láng giềng gồm Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka. Trên thực tế, Trung Quốc đã được phép tham gia vào hoạt động khai thác đáy biển ở khu vực tây nam Ấn Độ Dương từ hồi tháng 7 năm 2011. Diễn biến này cho thấy khả năng có thể xảy ra một kịch bản như nói ở trên. Trong bối cảnh đó, sự hiện diện còn trong trứng nước của Hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, trong đó có các chiến dịch chống cướp biển, chắc chắn vấp phải sự hoài nghi. Có nhiều nguồn tin cho biết, một tàu ngầm Ấn Độ và một đơn vị hải quân Trung Quốc từng có “cuộc chạm trán căng thẳng” gần Eo biển Bab-el-Mandeb ở Vịnh Aden hồi tháng 1 năm 2009. Vụ việc này minh chứng Ấn Độ Dương có thể là một “sân chơi” cạnh tranh mới giữa hai cường quốc châu Á – Trung Quốc và Ấn Độ. Lo ngại viễn cảnh này, New Delhi buộc phải can dự vào Biển Đông để có thể ngăn chặn trước kịch bản những hành vi cứng rắn, quyết liệt của Trung Quốc tái diễn ngay ở Ấn Độ Dương – nơi được coi là khu vực sân sau của Ấn Độ.
Trung Quốc nhiều lần tìm cách ngăn cản Ấn Độ khai thác dầu khí ở Biển Đông
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng (11/1/2018) cho rằng Bắc Kinh không phản đối việc phát triển quan hệ song phương bình thường giữa các nước láng giềng của Trung Quốc, nhưng “cực lực phản đối các bên liên quan dùng điều đó làm cớ để xâm phạm quyền lợi chính đáng của Trung Quốc tại Biển Đông và tác hại đến hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc lên tiếng phản đối Ấn Độ đầu tư vào lĩnh vực dầu khí tại khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam. Trong những năm qua, Bắc Kinh luôn phản đối hoạt động thăm dò của Tập đoàn Dầu Khí Ấn Độ (ONGC) tại những lô thuộc Việt Nam tại Biển Đông. Người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du (15/9/2011) từng tuyên bố rằng “Trung Quốc được hưởng chủ quyền không thể tranh cãi trên Biển Đông và các hải đảo. Vị trí của Trung Quốc là dựa trên những sự kiện lịch sử và luật pháp quốc tế. Chúng tôi phản đối bất kỳ quốc gia nào tham gia vào các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc”. Hay ), Tổng Vụ phó Vụ Châu Á, Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoàng Lệ Nhàn (04/06/2015) cũng từng “nhắc” Ấn Độ không thể tiến hành thăm dò dầu khí tại những nơi có tranh chấp ở Biển Đông.
http://biendong.net/bien-dong/29227-an-do-da-dang-va-se-tiep-tuc-tang-cuong-cac-hoat-dong-hop-tac-tham-do-khai-thac-dau-khi-o-bien-dong.html

ASEAN – New Zealand nhất trí

tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược

Ngày 05/7 tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN, Jakarta, Indonesia, đã diễn ra Cuộc họp lần thứ 7 Ủy ban hợp tác chung ASEAN – New Zealand (ANZJCC).
Tại cuộc họp, hai bên đánh giá cao những kết quả đã đạt được trên tất cả các lĩnh vực hợp tác chính trị – an ninh, kinh tế và văn hóa – xã hội. Theo đó, trong triển khai Kế hoạch Hành động ASEAN – New Zealand giai đoạn 2016-2020 với hai chiến lược trọng tâm là Chiến lược về Người dân và Chiến lược vì sự Thịnh vượng, đã có 55/59 dòng hành động được thực hiện trên các lĩnh vực chính trị – an ninh, kinh tế, văn hóa – xã hội, kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển. Các chương trình hợp tác như Chương trình Hợp tác Pháp lý ASEAN – New Zealand, Chương trình Hỗ trợ Hợp tác Kinh tế AANZFTA, Diễn đàn Đối tác Hội nhập ASEAN – CER, Sáng kiến Lãnh đạo Doanh nghiệp trẻ (YBLI), Chương trình đào tạo tiếng Anh cho cán bộ ASEAN (ELTO), Chương trình đào tạo thực tế dành cho các Nhà Ngoại giao trẻ ASEAN… đã góp phần hỗ trợ ASEAN thực hiện các mục tiêu xây dựng Cộng đồng và thu hẹp khoảng cách.
New Zealand khẳng định coi trọng quan hệ với ASEAN, cam kết ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực, tham gia tích cực trong các cơ chế khu vực do ASEAN dẫn dắt như Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn biển ASEAN mở rộng (EAMF). Theo đó, New Zealand thông báo bổ sung thêm Chiến lược vì Hòa bình là chiến lược trọng tâm trong hợp tác với ASEAN cùng hai Chiến lược về Người dân và vì sự Thịnh vượng. New Zealand cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng và thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2025, thu hẹp khoảng cách phát triển, kết nối, góp phần vào duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, cũng như ở Biển Đông.
Trong thời gian tới, ASEAN và New Zealand nhất trí tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN – New Zealand; phối hợp chặt chẽ nhằm triển khai hiệu quả và hoàn tất các lĩnh vực đã được thống nhất trong Kế hoạch Hành động giai đoạn 2016-2020, đồng thời xác định các nội dung hợp tác trọng tâm trong thời gian tới để chuẩn bị xây dựng Kế hoạch hành động cho giai đoạn tiếp theo, chú trọng các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm, New Zealand có thế mạnh và ASEAN cũng ưu tiên như thúc đẩy hợp tác về thương mại và đầu tư, khoa học – công nghệ, kinh tế số, tăng cường kết nối, thực hiện Sáng kiến Hội nhập IAI về thu hẹp khoảng cách phát triển và triển khai Kế hoạch Tổng thể Kết nối ASEAN 2025 (MPAC 2025), triển khai Sáng kiến Mạng lưới Thành phố Thông minh, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), tăng cường hợp tác về các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế, phòng chống dịch bệnh, quản lý thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
ASEAN và New Zealand nhất trí tiếp tục triển khai đầy đủ Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Australia – New Zealand (AANZFTA) và thúc đẩy việc sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào cuối năm nay.
Được biết, New Zealand hiện là đối tác thương mại lớn thứ 10 của ASEAN với thương mại hai chiều năm 2017 đạt 9.5 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp của New Zealand vào ASEAN đạt 300 triệu USD năm 2017, là nhà đầu tư FDI lớn thứ 9 của ASEAN.
Cuộc họp lần thứ 5 Uỷ ban hợp tác chung ASEAN – New Zealand
Trong năm 2017, Cuộc họp diễn ra nhằm kiểm điểm tình hình triển khai Kế hoạch Hành động ASEAN – New Zealand giai đoạn 2016-2020 (KHHĐ 2016-2020) với trọng tâm là Chiến lược Con người và Chiến lược Thịnh vượng, đồng thời trao đổi về các biện pháp tăng cường quan hệ hợp tác trong thời gian tới.
Tại cuộc họp, hai bên bày tỏ hài lòng với kết quả đạt được trong việc triển khai quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – New Zealand trong thời gian qua. Đáng chú ý cho đến nay, 52/59 dòng hành động được đưa vào triển khai trên các lĩnh vực chính trị – an ninh, kinh tế, văn hoá – xã hội, thu hẹp khoảng cách phát triển và kết nối. Đại diện các nước thành viên ASEAN đánh giá cao việc New Zealand tích cực tham gia các cơ chế do ASEAN dẫn dắt và hợp tác trên các lĩnh vực chuyên ngành; đánh giá cao vai trò chủ động tích cực của New Zealand trong việc đề xuất, xây dựng các chương trình/dự án, nhất là cho Chiến lược Con người và Thịnh vượng, nhằm thúc đẩy hơn nữa hiểu biết và hợp tác ASEAN – New Zealand trên nhiều lĩnh vực, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, giáo dục đào tạo, giao lưu nhân dân… góp phần triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và 03 Kế hoạch tổng thể về chính trị-an ninh, kinh tế và văn hoá-xã hội. Trong khi đó, Đại sứ New Zealand tại ASEAN khẳng định chính sách coi trọng hợp tác với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của
ASEAN, tích cực tham gia các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, tích cực đóng góp duy trì duy trì hoà bình, ổn đỉnh, an ninh ở khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông; nhấn mạnh việc ủng hộ ASEAN trong triển khai tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và hợp tác hỗ trợ thu hẹp khoảng cách phát triển.
Về phương hướng hợp tác trong thời gian tới, hai bên nhất trí sẽ tăng cường hợp tác thực chất và hiệu quả trong các lĩnh vực cùng quan tâm như thúc đẩy hoà bình, ổn định và an ninh tại khu vực, nhất là trong bối cảnh tình hình khu vực tiếp tục diễn biến nhanh và phức tạp đặt ra những thách thức trong việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, tự do hoá thương mại…
Hai bên nhấn mạnh tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trên các lĩnh vực New Zealand có thế mạnh và ASEAN ưu tiên như nông nghiệp, đào tạo tiếng Anh, đào tạo nghề, an ninh lương thực, ứng phó thiên tai, thu hẹp khoảng cách phát triển, kết nối, đặc biệt là triển khai hiệu quả Chiến lược Con người và Thịnh vượng.
http://biendong.net/bien-dong/29226-asean-new-zealand-nhat-tri-tang-cuong-quan-he-hop-tac-chien-luoc.html

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.