Tin Biển Đông – 20/07/2019
Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019
16:36
//
Biển Đông
,
Slider
Biển Đông : Tàu Trung Quốc
vẫn hoạt động tại vùng biển Việt Nam
Hôm nay 20/07/2019, theo ghi nhận của giáo sư Ryan Martinson, chiếc tàu Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 cùng với các tàu hộ tống vẫn tiếp tục hoạt động tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam ở bãi Tư Chính. Bắc Kinh hiện vẫn giữ im lặng sau khi bị Hà Nội tố cáo đích danh vi phạm chủ quyền, và yêu cầu rút toàn bộ tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Bản đồ do giáo sư Ryan Martinson, trường Hải chiến Hoa Kỳ cập nhật hôm nay cho thấy nhóm tàu này từ ngày 18 đến 20/7 vẫn liên tục hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Việt Nam. Trong khi theo Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS) mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên, thì nếu các nước khác khi có những hoạt động tại khu vực 200 hải lý trên, nếu ảnh hưởng đến quốc gia ven biển, thì phải được phép của nước này.
Tuần trước, tàu Haijing 35111 của tuần duyên Trung Quốc đã thao tác một cách mà theo mô tả của CSIS là « đầy đe dọa » đối với các tàu Việt Nam đang bảo vệ một giàn khoan của Nhật mang tên Hakuryu-5, do tập đoàn quốc doanh Nga Rosneft (ROSN.MM) thuê, hoạt động tại lô dầu 06.1 của Việt Nam, ở cách Việt Nam 370 km (230 hải lý) về hướng đông nam.
Theo quan sát của các chuyên gia, Trung Quốc đưa tàu thăm dò địa chất và tàu hải cảnh cỡ lớn đến bãi Tư Chính, nhằm gây sức ép lên việc khai thác dầu khí của Việt Nam trước khi xây dựng xong bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Sự hiện diện của dân quân biển Trung Quốc cũng cho thấy dự báo Bắc Kinh dùng lực lượng này để quấy nhiễu là đúng đắn.
Tuy tình trạng này đã diễn ra nhiều tuần qua, nhưng đến hôm qua Hà Nội mới phản ứng bằng một tuyên bố mạnh mẽ, tố cáo Trung Quốc vi phạm chủ quyền và yêu cầu Bắc Kinh rút toàn bộ các tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm 12/7 tuyên bố « Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền và quyền hàng hải trên Biển Đông ». Tuy nhiên sau khi bị Việt Nam tố cáo đích danh hôm qua, đến nay chưa thấy có phản ứng gì về phía Trung Quốc. Bắc Kinh cũng không đáp ứng lời kêu gọi của đô đốc Philip Davidson, tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương về việc thiết lập một cơ chế liên lạc trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
Trên Twitter, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton kêu gọi « tôn trọng chủ quyền và quyền tự do hàng hải », chỉ trích các hành vi cưỡng bức của Trung Quốc đối với các láng giềng Đông Nam Á. Cũng trên Twitter, giáo sư về Luật Biển quốc tế James Kraska bình luận : « Vi phạm trắng trợn UNCLOS. Việt Nam nên kiện Trung Quốc theo phụ lục VII của Công ước, sẽ thắng ».
Ngay sau tuyên bố của bộ Ngoại Giao Việt Nam, trên mạng xã hội Việt Nam, nơi mà thông tin về tàu Trung Quốc vốn đã rò rỉ từ mấy ngày qua, xuất hiện rất nhiều bài viết đả kích thái độ ngang ngược của Bắc Kinh, và cả những lời kêu gọi có hành động phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc.
Biển Đông: Đô đốc Mỹ
chỉ trích hành động thử tên lửa của TQ
Hôm 18/7, Đô đốc Philip Davidson, Chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ ở khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nói hành động thử nghiệm tên lửa của Trung Quốc ở Biển Đông “gửi một thông điệp đe dọa tới Hoa Kỳ,” theo tờ Washington Free Beacon.
Vào cuối tháng 6, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm một tên lửa đạn đạo chống hạm mới, bắn một loạt sáu tên lửa xuống Biển Đông.
Thêm vào đó, Trung Quốc cũng tiến hành thử tên lửa đạn đạo hạt nhân sau bài phát biểu “đe dọa” của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại hội nghị an ninh ở Singapore hồi đầu tháng Sáu.
Đây là hai động thái riêng lẻ của Trung Quốc cũng trong tháng 6 và 7, không liên quan đến vụ việc diễn ra tại Bãi Tư Chính.
Tướng Davidson mô tả bài phát biểu này của Tướng Ngụy là “lạnh người”.
“[Ngụy] không chỉ nói rõ rằng châu Á và Tây Thái Bình Dương không phải là nơi dành cho Mỹ, mà ông ta còn nói châu Á thậm chí cũng không phải dành cho người châu Á, châu Á là dành cho người Trung Quốc,”
“Trong vòng 24 giờ sau đó, họ đã thử một tên lửa đạn đạo hạt nhân mới, không ở chế độ hạt nhân,” ông Davidson nói thêm.
Theo Rick Fisher, một thành viên cao cấp tại Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế (AISC), cho biết Davidson nói về việc Trung Quốc bắn sáu tên lửa từ đại lục vào các khu vực mục tiêu phía bắc và phía nam của quần đảo Hoàng Sa, ở phía bắc Biển Đông.
“Khu vực thử nghiệm ở phía nam của nhóm đảo Hoàng Sa gần với các tuyến đường biển lớn rất quan trọng đối với nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc”, ông Fisher nói.
“Đây là cuộc thử nghiệm ASBM của Quân đội Giải phóng Nhân dân đầu tiên được công nhận bởi một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ,” ông lưu ý.
TQ là ‘mối đe dọa chiến lược dài hạn’
Theo Davidson, Trung Quốc là một “mối đe dọa chiến lược dài hạn” khi Bắc Kinh tham gia vào một loạt các hoạt động nguy hiểm ở châu Á và trên thế giới.
Vẫn theo Washington Free Beacon, hôm 8/7, ông Ngụy đã nói trước các bộ trưởng quốc phòng từ các quốc gia châu Mỹ Latinh và Thái Bình Dương rằng: “Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc thực sự là một nền tảng cho việc mở rộng quân sự trong tương lai”.
Trong khi đó, các quan chức Trung Quốc trước đây khẳng định không có yếu tố quân sự nào trong sáng kiến trị giá hàng tỷ đô la này.
Davidson cho biết, chỉ huy quốc phòng Trung Quốc đã nói rõ sáng kiến ”thực sự là một cách để [TQ] đặt một chỗ đứng quân sự ở những nơi khác trên toàn cầu.”
“Trong vòng vài giờ sau đó, họ đã bắn sáu tên lửa đạn đạo chống hạm, những tên lửa mới mà họ đã phát triển vào Biển Đông,” Davidson nói và cho biết đây là lần đầu tiên tên lửa được thử nghiệm trên biển.
“Một [cuộc thử nghiệm] thì có thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng đã xảy ra hai lần thì thực sự là một thông điệp không chỉ với Hoa Kỳ mà còn thực sự cho toàn cầu,” Davidson nói.
Mỹ cần khẩn trương nâng cấp vũ khí
Davidson cảnh báo rằng quân đội Hoa Kỳ cần khẩn trương nâng cấp vũ khí và khả năng của mình để tránh bị vượt qua bởi Trung Quốc.
“Và những khả năng ở lĩnh vực – hàng không, hàng hải, đất liền, không gian, điện tử, chúng ta sẽ gặp rủi ro nếu không chủ động và Trung Quốc thực sự sẽ vượt qua chúng ta vào giữa thập kỷ tới.”
Việc triển khai toàn cầu của lực lượng Trung Quốc cũng đang gia tăng.
Còn theo ông Fisher, các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc trên Biển Đông “biểu thị rằng những thách thức lâu nay về việc kiểm soát vùng biển đã bước sang một kỷ nguyên mới; nhóm tác chiến tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân không còn là lực lượng quân sự thống trị trên biển.”
“Trung Quốc rõ ràng đã lắp ráp các hệ thống, tên lửa đạn đạo chống hạm cộng với bộ sưu tập các cảm biến vệ tinh, radar và máy bay cần thiết để nhắm vào chúng, để đe dọa tàu sân bay rằng nó có thể không thể đánh bại.”
Ngoài ra, ông Fisher khuyên Hoa Kỳ có thể chế tạo tên lửa đạn đạo chống hạm của riêng mình và triển khai chúng trên các tàu và tàu ngầm của Hải quân.
Và với đủ tên lửa, “có thể ngăn chặn Trung Quốc sử dụng chúng chống lại tàu của Hoa Kỳ”.
Về mặt tích cực, Davidson cho Washington Beacon biết Hoa Kỳ đang nỗ lực làm nổi bật những hành vi của Trung Quốc để lấy thêm sự hỗ trợ để thúc đẩy một Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương “tự do và cởi mở” không bị kiểm soát bởi Trung Quốc.
Các quốc gia khác, bao gồm Nhật Bản, Úc, Canada, Anh và Pháp cũng đã hợp tác hoặc tiến hành các hoạt động tự do độc lập trên Biển Đông để đẩy lùi yêu sách của Trung Quốc về việc sở hữu tới 90% khu vực biển theo Đường Chín đoạn mơ hồ.
Davidson cho biết Hoa Kỳ đang tìm cách cạnh tranh với Trung Quốc và không tìm kiếm sự đối đầu hay ngăn chặn. Những ngôn từ này “đến từ phía Trung Quốc”, ông nói.
“Cạnh tranh không có nghĩa là chúng tôi không tiếp cận”, ông nói.
9 tàu Việt Nam đã theo sát tàu TQ ở Biển Đông
trong cuộc đối đầu khoảng 1 tuần
Hãng tin Reuters đưa tin, các tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc đã đối đầu khoảng một tuần, gần một khối dầu ngoài khơi vùng tranh chấp trên Biển Đông, trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hai nhà nghiên cứu ở Washington cho biết trong hôm thứ Tư.
Haiyang Dizhi 8 của Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc vận hành, hôm thứ Hai đã hoàn thành cuộc khảo sát 12 ngày trong vùng biển gần quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, theo báo cáo riêng của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) và Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (C4ADS).
Khi tàu Haiyang Dizhi 8 thực hiện khảo sát, chín tàu Việt Nam đã theo sát nó, theo Reuters, trong khi đó tàu Trung Quốc được hộ tống bởi 3 tàu Cảnh sát biển Trung Quốc, theo dữ liệu từ Winward Maritime do C4ADS biên soạn.
Khối dầu nằm trong khu vực mà Trung Quốc vạch ra có hình chữ U còn được gọi là “đường chín đoạn”. Một loạt dấu gạch đứt nằm trên bản đồ Trung Quốc, khiến cho các yêu sách của Trung Quốc thường “mơ hồ”.
Mỹ: ‘Trung Quốc làm ngơ
đề nghị lập cơ chế đối thoại về Biển Đông’
Một chỉ huy quân sự hàng đầu của Hoa Kỳ mạnh mẽ chỉ trích Bắc Kinh là khoa trương sức mạnh để giành chủ quyền Biển Đông, và làm ngơ đề xuất của Mỹ, đề nghị thiết lập một cơ chế liên lạc để giảm thiểu nguy cơ tính toán sai lầm, dẫn tới xung đột trên Biển Đông.
Báo Hoa Nam Buổi Sáng dẫn lời phát biểu của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương Hoa Kỳ (USINDOPACOM), Đô đốc Philip Davidson, tại Diễn đàn An ninh Aspen ở Colorado hôm thứ Năm 18/7, khuyến cáo thế giới nên thận trọng về sự bành trướng quân sự đang tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Đô đốc Davidson cho biết Washington và Bắc Kinh đang tiếp tục một “cuộc đối thoại” ở cấp quân sự, tuy nhiên theo ông, còn cần có một cơ chế liên lạc tránh khủng hoảng để giảm nguy cơ tính toán sai lầm.
Đô đốc Philip Davidson nói:
“Hoa Kỳ bấy lâu nay vẫn để ngỏ yêu cầu Trung Quốc mở đường dây liên lạc tránh khủng hoảng giữa Bộ Tư Lệnh Miền Nam của Hoa Kỳ vốn chịu trách nhiệm xử lý vấn đề Biển Đông,với Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Đông Trung Quốc…nhưng họ chưa hồi đáp.”
Trung Quốc và Hoa Kỳ đang đối đầu trong một cuộc tranh chấp về vấn đề triển khai quân sự trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Bắc Kinh phản đối các hoạt động của Mỹ để bảo vệ tự do hàng hải trong Biển Đông, giữa lúc Hoa Kỳ và các nước láng giềng của Trung Quốc tại Đông Nam Á bày tỏ quan tâm về sự bành trướng lực lượng quân sự của Trung Quốc trong khu vực.
Theo breakingdefense.com, Đô đốc Philip Davidson khẳng định cam kết của Washington sẽ duy trì sự hiện diện quân sự tại vùng biển đang tranh chấp ở Đông Nam Á. Ông nói Hoa Kỳ có mặt trong khu vực không phải để đòi chủ quyền mà là để giải quyết những sự tranh chấp một cách hòa bình, và duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật pháp.
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương của Hoa Kỳ nói:
“Nhiều quốc gia mạnh mẽ hậu thuẫn các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải của chúng ta, bất chấp sự chống đối của Trung Quốc.”
Ông lưu ý rằng 5 liên minh phòng thủ hỗ tương của Hoa Kỳ nằm trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Theo trang mạng freebeacon.com, Đô đốc Philip Davidson lưu ý rằng Bắc Kinh đã thử nghiệm tên lửa không lâu sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phụng Hòa đọc diễn văn tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hồi tháng 6/2019, trong đó ông Ngụy bênh vực việc quân sự hóa các bãi cạn trong các vùng biển đang tranh chấp ở Biển Đông là “quyền chính đáng của Trung Quốc.”
Đô đốc Philip Davidson nói:
“Không những ông Ngụy nói rõ rằng ông không tin Hoa Kỳ nên có mặt ở Châu Á và Tây Thái Bình Dương, mà về cơ bản, còn nói rằng Châu Á không phải là của người Á Châu mà là của người Trung Quốc.”
0 nhận xét