Thế giới ngầm rộng lớn dưới đất ở Việt Nam
26 tháng 7 2019
Thế giới ngầm rộng lớn dưới đất ở Việt Nam
Ẩn dưới những khu rừng rậm rạp ở miền trung Việt Nam là một mê cung sâu dưới lòng đất gồm 3 trong số 4 hang động lớn nhất thế giới.
Bạn sẽ không bị va đầu vào đá trong các hang ở tỉnh Quảng Bình thuộc miền trung Việt Nam vì chúng lớn tới mức chứa được cả tòa nhà 40 tầng.
Ba trong số bốn hang động lớn nhất thế giới nằm ở khu vực hẹp nhất của đất nước có dáng mảnh dẻ này. Hàng trăm hang động đá vôi khác có các hang nhỏ sâu và sông ngầm cũng nằm ở đây, và mỗi năm lại phát hiện ra các hang động mới. Hang mới là tin vui cho vùng này, một vùng ngay phía Bắc khu phi quân sự đã chia Bắc và Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975. Mỹ đã ném bom ở đây rất nhiều trong chiến tranh Việt Nam (một hố bom đã được dụng làm địa điểm cho một quán bar ngoài trời), và sự nghèo đói là nghiêm trọng trong hơn một thập kỷ sau đó.
Bây giờ Quảng Bình là điểm nóng mới của thế giới để thăm hang động, nơi có vườn quốc gia, được Unesco bảo vệ, rộng 126.000 ha mà khu rừng nhiệt đới rậm rạp che giấu một thế giới ngầm rộng 104km - biến nó thành một trong những hệ sinh thái hang đá vôi ngoạn mục nhất hành tinh.
Gần đây tôi đến để khám phá một số hang động lớn của Việt Nam, kể cả một hang động được mở ra cho công chúng vài tháng trước. Khi tôi sống ở đây vào những năm 1990, tôi không biết gì về khu vực mê cung ẩn giấu dưới chân mình. Trước đây tôi rất thích hang động - ở một mức độ nào đó. Hầu hết trải nghiệm của tôi là trên xe ô tô mà các chuyến du lịch vào nơi chật chội dẫn đến va đụng biêu đầu, sau đó là các cửa hàng bán toàn đồ vớ vẩn. Giờ đây tôi đang tìm kiếm sự hùng vĩ của hang động.
Phần lớn tin tức ở Quảng Bình tập trung nói về hang Sơn Đoòng cao 200m và dài 5km, lớn nhất thế giới. Một thợ đốn cây đã tình cờ tìm thấy hang này năm 1991, sau đó các nhà khoa học đã khám phá nó năm 2009 trước khi mở cho các tour du lịch vào năm 2013. Nhưng việc vào thăm hang Sơn Đoòng là hạn chế (chỉ 1.000 người một năm) với giá 69.766.100 đồng Việt Nam (2.384 bảng Anh) một người, nghĩa là phần lớn du khách, kể cả tôi, phải tìm tới hàng trăm các hang khác được biết đến của tỉnh này. Một số hang có đường vào dễ dàng bằng ván gỗ, các măng đá và nhũ đá được chiếu sáng. Các hang khác còn hoang sơ, đòi hỏi những chuyến đi bộ trong rừng qua đêm có hướng dẫn đến các điểm cắm trại ở các bãi cát trong hang động dưới lòng đất. Trong khi đó, hệ sinh thái dưới mặt đất này vẫn đang phát triển. Các hang động mới được mở cửa cho du khách mỗi năm.
"Chúng tôi vẫn chỉ khám phá khoảng 30% khu vực. Vì vậy, việc tìm kiếm còn nhiều lắm, Lim Limbert, thuộc Hiệp Hội Nghiên Cứu Hang Động Anh, người đầu tiên đến Việt Nam vào năm 1990 cùng với vợ ông, Deb, nói. Họ ở lại đây để khám phá và giúp các nhà khai thác địa phương mở hang động cho công chúng, kể cả hang Sơn Đoòng vào năm 2013.
Theo Howard, sự kết hợp giữa trầm tích đá vôi 450 triệu năm tuổi và mưa lớn ở Quảng Bình là điều kiện để tạo ra hang động. Nước mưa được dẫn qua đá cứng hơn (không phải đá vôi) dần dần hình thành nên các dòng sông ngầm và các buồng/vòm hoành tráng kéo dài hàng km. Ở một số vòm hang, bạn có thể nhìn thấy các rãnh trần vòm, cách sàn hang hàng trăm mét, được tạo thành do xoáy nước khi mà các các hang động tràn ngập nước trong mùa gió mùa thu.
Trung tâm của những điểm tham quan tự nhiên này là Vườn Quốc Gia Phong Nha- Kẻ Bàng, cách thị trấn ven biển Đồng Hới 50 phút ô tô về phía tây. Ở làng Phong Nha khiêm nhường, hàng chục nhà nghỉ do gia đình điều hành chạy dọc vài km theo một con sông ven núi, nơi người dân dùng sào chống đẩy các ghe dài để thu hoạch cỏ trên sông dùng làm thức ăn cho các trang trại nuôi cá. Hiện không có khu nghỉ dưỡng nào (mặc dù nhiều tin đồn là có). Và điều ấn tượng là người dân ở đây làm đủ các nghề kinh doanh.
Hang động gần nhất với ngôi làng là Phong Nha, du khách đến đây bằng thuyền đi từ bến đỗ ở làng. Nhưng tôi lại khám phá cách đi khác, đi vào và đi quanh vườn quốc gia, một tuyến đường vòng 50 Km đi qua các hang, vườn bách thảo, đường mòn sinh thái và thậm qua 1 hoặc 2 đường cáp thô sơ.
Bằng xe máy, tôi đi theo đường mòn Hồ Chí Minh cũ (trước dùng để vận chuyển thiết bị và nhân sự trong chiến tranh Việt Nam) từ làng vào công viên. Bản thân chuyến đi là rất thích thú. Những tán cây chùm lên nhau giữa những ngọn núi xanh xen kẽ nhìn xuống một thung lũng sâu bị cắt bởi một dòng sông nhỏ bé màu nâu bùn.
Tôi đi đường vòng đến một hang miếu thờ ảm đạm, Hang Tám Cô, nơi tưởng nhớ 8 bộ đội nữ Việt Nam bị mắc kẹt ở đây sau một cuộc ném bom của Mỹ vào năm 1972, và cuối cùng chết trong bóng tối. Ở điểm dừng tiếp theo, Hang Thiên Đường, mở cửa vào năm 2011, một chiếc xe ô tô điện đã đưa tôi đến một đoạn đường dốc lát đá để rồi tôi leo qua các cây để tới một cầu thang bằng gỗ dẫn xuống các vòm hang khổng lồ chạy dài 32km.
Cho đến lúc đó, Hang Tám Cô dễ dàng là hang động gây ngạc nhiên nhất mà tôi từng thấy. Nhưng chính những chuyến du lịch, có người hướng dẫn, đến các hang động xa hơn khiến Quảng Bình trở thành điểm đến lớn nhất thế giới về du lịch hang động. Hai cửa hàng của địa phương về thiết bị du lịch, Oxalis và Jungle Boss, có đặc quyền vào nhiều hang động khác nhau, chủ yếu phục vụ du khách ở các cấp độ kỹ năng khác nhau. Tôi quyết định không đi các chuyến qua đêm mà đi 3 chuyến, mỗi chuyến 1 ngày.
Cái tên Hang Tiên cám dỗ tôi trước hết. Tôi đã tham gia cùng 12 du khách khác, hai hướng dẫn viên nói tiếng Anh và hai người khuân vác để mạo hiểm vào đi mạng lưới hang Tu Lan, cách công viên quốc gia 70km về phía tây bắc. Cảnh núi non xung quanh ở đây được sử dụng cho bộ phim Kong: Đảo Đầu Lâu, khi ngồi trên xe, tôi cứ dán mắt vào cửa sổ khi xe đi qua các ngôi làng dựa vào các núi có đỉnh răng cưa, um tùm cây và đầy ấn tượng, vươn lên bầu trời.
Chuyến đi bộ của chúng tôi bắt đầu từ một con đường đất đi vào khu rừng tưởng như không thể xuyên qua nổi. Con đường đất hẹp leo qua các dễ cây xù xì và những tảng đá vôi lởm chởm trong khi dây leo cọ sát vào vai chúng tôi. Khi chúng tôi đi, hướng dẫn viên Tham 'Katy' Nguyễn, vui vẻ chỉ ra những dấu vết chân còn mới của gấu đen và tiếng xào xạc của khỉ trên những tán cây phía trên đầu.
Không khí oi ả và ẩm, và chẳng mấy chốc tôi đã đẫm mồ hôi. Sau vài giờ, chúng tôi đến một ngách trong núi nơi bóng râm che một lối vào hang rộng mở.
Trong vài ngày tiếp theo, sự cảm kích của tôi đối với hang động ngày càng sâu sắc. Trong một chuyến đi đến Thung lũng Ma Da, một phương tiện giao thông Bắc Việt cũ từ thời chiến tranh đã đưa tám người chúng tôi trở lại công viên quốc gia. Chúng tôi đã vượt qua các sông và trèo qua những cây cầu gỗ để đến một "hang ướt', nơi chúng tôi bơi gần 1km theo một dòng sông ngầm, nước sâu, tối tăm, trong khi những con dơi nhào lộn trên đầu chúng tôi. Ở một hang khác, chúng tôi đã đi qua một đống chai cũ, đế giày, túi da, tất cả do bộ đội Bắc Việt để lại trong chiến tranh.
Hướng dẫn viên địa phương của chúng tôi, tên là Đại Úy, thường xuyên khám phá rừng rậm trong nhiều ngày mà chỉ mang theo một cái võng, dao rựa và bật lửa. Ông đã tự mình khám phá ra nhiều hang động.
"Để tìm một cái hang, hãy đi theo dòng sông", ông nói khi chúng tôi ăn gà nướng sau khi ngâm mình trong một cái hố bơi màu xanh sáng. "Tôi đã tìm thấy một cái hang mới cách đây 3 tháng. Tôi chưa đặt tên cho nó."
Tôi đã đến đây không phải để đặt tên cho các hang động, nhưng tôi đã trở thành người Mỹ đầu tiên đến thăm một hang với một câu chuyện đáng ngạc nhiên mà nó vừa được khai trương trong năm nay.
Tướng Giáp - qua đời năm 2013 ở tuổi 102 - đã từng sử dụng những hang động này để tránh bom Mỹ, nhưng thấy các hang động này là tiềm năng lớn hơn như một địa điểm du lịch sinh thái một khi hòa bình trở lại. Ngày nay ý kiến của ông đang giúp Quảng Bình không đi theo sự phát triển thái quá của các kỳ quan thiên nhiên khác ở Việt Nam, như vịnh Hạ Long. Vai trò của ông, như người gìn giữ cho khu vực, nảy sinh trong bữa ăn trưa tình cờ với vợ chồng Howard và Deb Limbert năm 1992.
"Chúng tôi không biết ông là ai," Deb nói. "Nhưng ông rõ ràng là người quan trọng vì theo ông có đoàn tùy tùng."
"Ông viết, 'Việc ông bà chăm sóc và bảo tồn các hang động là hết sức quan trọng,' Howard nói. "Ông đã đi trước thời đại của mình."
Năm tháng trôi qua, nhiều nhà phát triển đã để mắt đến những ngọn núi cho các dự án khai mỏ, khai thác gỗ hoặc đường cáp treo, và Limbert luôn dẫn lời ông Giáp.
"Tôi đã đưa cho họ xem lá thư này và họ không làm nữa," Howard nói.
Các hang động đã phục vụ rất nhiều thứ cho con người: nơi trú ngụ, nơi ẩn náu, tấm vải tranh chưa được vẽ, phép ẩn dụ, một nguồn để nghiên cứu khoa học chuyển động chậm. Và ở Quảng Bình, hang động không chỉ là một xứ sở thần tiên cho các nhà thám hiểm, mà còn là hy vọng đang tiếp diễn để bảo tồn một trong những khu vực đẹp nhất Đông Nam Á.
Bài tiếng Anh trên BBC Travel
0 nhận xét