Đông Phong 17: Tên lửa siêu thanh tầm xa nhất thế giới của TQ
Thứ Ba, 2 tháng 7, 2019
16:01
//
Slider
,
Tin Trung Quốc
Trung Quốc được cho là đang phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa di động Đông Phong 17 (DF-17) có tầm bắn xa nhất thế giới.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa di động DF-17
Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) đã chứng minh sự phát triển và triển vọng của mình trong lĩnh vực công nghệ tên lửa đạn đạo, họ đã lần đầu tiên tiết lộ về quy trình phóng mô phỏng tên lửa di động thế hệ mới. Theo phân tích bên ngoài, loại tên lửa đạn đạo di động này rất có khả năng là “Dongfeng-17” đầy bí ẩn của Quân chủng tên lửa chiến lược, bởi vì tính năng lớn nhất theo của tin đồn DF-17 đó được trang bị đầu đạn siêu vượt âm. Báo chí quốc tế tin rằng DF-17 có tầm bắn từ 18.000 đến 25.000 km, đây là tầm bắn xa nhất trong các loại hình tên lửa Dongfeng (và tầm xa nhất trên thế giới). Dự kiến tên lửa đạn đạo DF-17 sẽ được trang bị cả đầu hạt nhân và thông thường. Toàn bộ nền tảng tên lửa lẫn đầu đạn lượn siêu vượt âm đặc biệt đều do Trung Quốc tự phát triển.
Về cơ bản, vũ khí siêu vượt âm được xem như một dạng đầu đạn hạt nhân đặc biệt có độ cơ động cực cao, nó vẫn được phóng đi bằng tên lửa đẩy xuyên lục địa thông thường và chỉ khi lên tới tầng cao của khí quyển thì mới tách ra rồi thực hiện chế độ bay linh hoạt để tiếp cận mục tiêu. Tính năng đáng chú ý nhất của đầu đạn thông thường đó là hầu như chỉ dựa vào tốc độ cực cao (lên tới Mach 8 - 10) để vượt qua hàng rào phòng thủ. Một số loại đầu đạn tiên tiến được tích hợp thêm khả năng thay đổi quỹ đạo trong khi bay nhằm vô hiệu hóa thuật toán nội suy điểm chạm nhằm đưa tên lửa đánh chặn lên đón đầu.
Tuy nhiên khả năng vận động của chúng vẫn khá hạn chế với quỹ đạo tương đối đơn giản, không thay đổi được hướng đi nhiều lần, dẫn tới việc vẫn có thể bị phá hủy nếu phía phòng thủ bắn nhiều tên lửa cùng lúc. Trong khi đó phương tiện bay siêu vượt âm lại khác hẳn, nó có khả năng cơ động linh hoạt chẳng kém gì một chiếc tàu lượn di chuyển ở tốc độ cực cao với quỹ đạo được điều khiển từ xa, cho nên không có tính dự báo hay có thể nội suy điểm chạm, từ đó gia tăng thách thức đối với hệ thống phòng thủ. Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc cho biết vũ khí siêu vượt âm của họ còn được tích hợp trí thông minh nhân tạo, giúp nó tự động đánh giá các mối hiểm họa để lẩn tránh khỏi vùng phòng không của đối phương.
Trước đó, theo thông tin của tình báo Mỹ, các tên lửa tầm trung DF-17 được thử nghiệm vào ngày 1 và 15/11/2017 có tầm bắn 1.800-2.500 km, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và thông thường. Đáng chú ý, đây có thể là đầu đạn cơ động hoặc thiết bị bay siêu vượt âm. Nguồn tin cho biết, trong vụ thử đầu, thiết bị bay siêu vượt âm đã đến mục tiêu với độ chính xác vài mét. Sau khi tách khỏi tên lửa, thiết bị bay trong 11 phút ở độ cao 60 km đã vượt qua quãng đường 1.400 km. DF-17 là tên lửa đầu tiên được thiết kế để mang thiết bị bay siêu vượt âm trong Lực lượng tên lửa Trung Quốc.
Từ năm 2014-2016, Trung Quốc đã thực hiện tổng công 7 vụ thử nghiệm các mẫu thiết bị bay siêu vượt âm. Mỹ và Nga cũng đang phát triển các thiết bị này, nhưng chưa từng thử nghiệm ở cấu hình dự định để triển khai tác chiến. Giới chuyên gia nhận định, các vụ thử đầu tiên trên thế giới thiết bị bay siêu vượt âm sử dụng tên lửa thiết kế cho mục đích tác chiến. Mỹ cho rằng, DF-17 được phát triển trên cơ sở tên lửa tầm ngắn DF-16B đã được đưa vào biên chế và dự đoán sẽ hoàn tất phát triển vào năm 2020.
Nhà bình luận quân sự của đài truyền hình Phoenix (Hong Kong, Trung Quốc) Song Zhongping phân tích: Hệ thống phương tiện bay siêu thanh có thể được sử dụng với nhiều loại tên lửa đạn đạo, đơn cử như tên lửa đạn đạo liên lục địa có tầm bắn ít nhất 5.500km. Ông Song Zhongping đánh giá đó còn có thể là tên lửa DF-41 có phạm vi hoạt động 12.000 km, mang khả năng tấn công vào mọi vị trí của Mỹ trong vòng chưa đầy 1 giờ đồng hồ.
Một nhà phân tích quân sự khác đưa ra ý kiến rằng phương tiện bay siêu thanh của Trung Quốc còn đánh bại được hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối của Mỹ (THAAD). Năm 2017, Mỹ đưa THAAD đến Hàn Quốc để đề phòng chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên nhưng Trung Quốc lại coi hệ thống này là mối đe dọa với mình.
Nhà phân tích quân sự tại Bắc Kinh Zhou Chenming đưa ý kiến cá nhân rằng phương tiện bay siêu thanh của Trung Quốc có thể tấn công mục tiêu nhanh và chính xác hơn với các căn cứ quân sự tại Nhật Bản và mục tiêu tại Ấn Độ đều nằm trong tầm bắn.
0 nhận xét