Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Xe hơi “ma-dzê in Vietnam”

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019 21:29 // ,


Đồ Hiếm (Danlambao)Trong khi ngành công nghiệp xe hơi thế giới đã hơn 150 năm tuổi, nay 2019 thì csVN mới chập chững bước vào nghề. Và để có những bước được cho là “nhảy vọt” bắt kịp trào lưu thế giới, Vinfast đã dùng chiêu “rượu cũ bình mới”, hay theo Truyện Kiều là: “Nước vỏ lựu, máu mào gà, mượn màu chiêu tập lại là còn nguyên.” (Nguyễn Du – Truyện Kiều). 
*
Sáng 17/06/2019, chiếc xe hơi “Ma-dzê in Vietnam” thương hiệu VinFast Fadil (dòng xe đô thị hạng A) của tư bản đỏ Phạm Nhật Vượng đã được giới thiệu “quành chán“ ra mắt công chúng.


Xe hơi VinFast Fadil đã được tân trang qua từng bước sau:
- Đầu tiên VinFast đã ký hợp đồng hợp tác với General Motors (GM) – một trong ba ngành sản xuất xe hơi lớn nhất nước Mỹ – để mua lại bản quyền toàn bộ dây chuyền sản xuất một số dòng xe hơi cũ đang bị tồn kho của GM. Cùng lúc Vinfast cũng (phải) mua lại hệ thống bán hàng của GM tại Hà Nội cũng như trên toàn VN.
- Sau khi gom được bản quyền các dòng xe hơi do GM sản xuất từ bao năm qua gồm: Aveo, Cruze, Orlando, Captiva và Spark, VinFast bắt tay vào việc tân trang thay đổi ngoại hình; Thiết kế mới vỏ xe; Thêm thắt một số hệ trang bị điện tử bên trong mà theo tiêu chuẩn các xe hiện đại và vội vàng dọn đường cho dòng “xe quốc dân” (* bắt chước theo cách gọi xe Volkswagen của Đức) với tên gọi là VinFast Fadil ra đời.


Hãy nhìn qua hình chụp so sánh phía trên của xe Mỹ Chevrolet Spark và xe Việt cộng Vinfast Fadil, cảm nhận đầu tiên là bên ngoài… na ná như nhau. Còn trang trí bên trong thì được các tay bồi bút (sau khi đã nhận đủ $) tâng bốc lên tận mây xanh: Nào là, ghế xe của VinFast Fadil được bọc da tổng hợp (nói thẳng da giả cho rồi) trong khi Chevrolet Spark chỉ được bọc nỉ; VinFast Fadil được trang bị MP3, bluetooth, chỗ gắn smartphone, lỗ cắm USB, đầu DVD với hệ thống âm thanh 6 loa (Chevrolet Spark chỉ 4 loa); Máy điều hòa tự động, tiện nghi hơn so với điều hòa chỉnh tay của Chevrolet Spark…
Hỏi nhỏ mấy tay bồi bút bưng bô không biết ngượng, tìm thử các dòng xe của Đức, Pháp, Nhật và Nam Hàn sản xuất trong vòng 5 năm trở lại xem có dòng xe nào mà không được trang bị các hệ thống như trên không? Bởi vì hệ thống điện tử đã trở thành các tiêu chuẩn cơ bản nhất để làm vừa lòng khách hàng ngày nay mua xe hơi rồi, có ai bỏ cả chục ngàn đô ra để rước kỹ thuật lạc hậu về đâu. Khi đánh giá. Hãy so sánh với những mẫu xe cùng cấp hiện nay, còn so với mẫu xe cũ của Chevrolet Spark từ 1998 và lần cải tiến cuối cùng là 2007 thì có gì là hãnh diện?
Thêm một tin động trời “nghe lạ mà hơi quen” có liên quan đến dòng xe Chevrolet Spark (4): “Dòng xe này (Daewoo Matiz) đã được sản xuất và bán ở Trung Quốc với tên gọi Chevrolet Spark. Nó đã trở thành tâm điểm của một cuộc tranh cãi về sở hữu trí tuệ công nghiệp, khi xuất hiện một loại xe rất giống Chevrolet là dòng Chery QQ do Chery Automobile của China sản xuất. Các lãnh đạo của GM thậm chí đã nói rằng, cánh cửa của xe Chery QQ có thể đem sang lắp trên Chevrolet Spark mà không cần thay đổi gì cả!!!”. Chuyện dzui à nghen, nàng Chery QQ của Tàu cộng đã từng đóng giả vai Chevrolet Spark, ai dám chắc là Vinfast Fadil không nhờ nàng Chery QQ đóng thế thân?

Chevrolet Matiz/Spark (trái) và Chery QQ (phải) (Xem 4)
VinFast Fadil chẳng qua chỉ là một cánh tay nối dài cho Chery QQ sau khi được khoát cho một cái áo mới, trang bị thêm một vài hệ thống hiện đại (Bảo đảm tất cả phụ tùng đều do Chery Automobile ma-dzê Chai-na cung cấp) và gắn thêm logo VinFast Fadil mà thôi. Còn rất nhiều các thông số kỹ thuật cơ khí còn được VinFast cho giữ bí mật như: Thép chế tạo sườn xe có sức bền vật liệu thế nào? Bảo hành bao lâu (hay dùng thép Tàu, chưa chạy đã rỉ sét); Máy tiêu thụ bao nhiêu lít xăng / 100 km? Hệ thống phanh do nước nào sản xuất? Xả khói có theo tiêu chuẩn thân thiện môi trường hay không? Nước sơn xe bảo đảm bao lâu? Có hại cho môi trường và bảo đảm sức khỏe cho công nhân đứng bên dây chuyền không? Rồi còn kết quả về độ an toàn qua các vụ thí nghiệm “tai nạn” (crash) theo tiêu chuẩn nào và ra sao? Tất cả chỉ là hào nhoáng bên ngoài còn vận hành của động cơ bên trong VinFast Fadil có gì mới không, có cải thiện như các nước tân tiến là thay bằng động cơ điện hoặc động cơ Hybrid, hay chỉ tăng mã lực lên và vẫn làm y choang như xe Chevrolet Spark quá cũ kỹ và thiếu an toàn?
Còn giá cả VinFast Fadil thì sao?
Tuy VinFast được Bộ Tài Chính cs cho hưởng mọi ưu đãi về thuế như được miễn thuế nhập linh kiện xe hơi, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu, và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo. Nhưng giá một chiếc VinFast Fadil kể từ 01/09/19 chưa tính thuế VAT sẽ là 465 triệu đồng (khoảng 20.000 USD)! Trong khi giá của các xe hạng A bán trong nước tính cả thuế như Kia Morning 290 triệu đồng, xe Hyundai 350 triệu, xe Skoda 350 triệu, xe Dacia 310 triệu… Trong khi VinFast Fadil đã được miễn mọi thứ thuế mà chém 465 triệu, thì nói rẻ hơn ở đâu mà gọi là “xe quốc dân”?
Với giá cả cao ngất, vẻ ngoài bóng lộn như thế nhưng mức độ an toàn, sức bền vật liệu của VinFast đã được một Ủy ban Công nghệ có thẩm quyền nào kiểm chứng hay chưa? Nói như nhà báo Lê Trung Khoa (Thời báo Đức) là Phạm Nhật Vượng đã nhập hàng “đồng nát” về cho dân xài, quả là khủng khiếp (2).
Ở VN, ai cũng rành rõ: Tư bản đỏ Phạm Nhật Vượng là sân sau của”en” Thủ niễng, khi xe VinFast Fadil bán ra (chắc chắn) không ai (ngu gì mà) mua, thì Chú Phỉnh sẽ ép cho các cục, phân cục, công sở, đảng, đoàn, hội trong Mặt Trân Tổ Cuốc… khắp 64 tỉnh thành phải mua (Đố địa phương nào dám chống lại). Nếu có thua lỗ, thì tư bản đỏ lại dùng chiêu cũ “khai khống” rồi thu vốn qua thuế hoàn lại từ ngân sách nhà nước (như trường hợp Formosa được hoàn thuế sau thảm họa môi trường). Dự án xe hơi VinFast thật sự là vụ “móc ngoặc” giữa tư bản đỏ và đảng đỏ mà thôi.
Dự án xe hơi luôn là một thách thức “rất khó khăn”, nhưng Vingroup vẫn hăng hái bắt tay vào. Vì sao? Vì diện là sản xuất xe hơi ma-dzê VN, còn điểm là Vingroup sẽ được chính phủ cho phép thu mua rẻ đất công – đất dành riêng để xây nhà máy (đất đai gần cảng Hải Phòng, Vân Đồn, Phú Quốc); Nhận thầu cung cấp toàn bộ xe hơi cho Chú Phỉnh (3); Rửa tiền tham nhũng cho các cán gộc tham nhũng dưới danh nghĩa là các nhà đầu tư góp vốn với VinFast, và cuối cùng, nếu công ty có thua lỗ, thì Vingroup sẽ lại bán đất đai hay nhà máy cho Tàu cộng đang sẵn sàng mua lại với bất cứ giá nào!
Chưa kể tình trạng tai nạn giao thông tại VN ngày càng tăng chóng mặt, mà đưa một cái xe chưa được thẩm định chất lượng này lăn bánh ra đường, như vậy chẳng khác nào xem mạng dân như là chuột trong phòng thí nghiệm. Dân đen đã từng chết về “tiêu chuẩn môi trường” quốc gia của cs, dân đã luôn gánh nặng nợ vì những “cú đấm thép” của đảng như Vinashin và Vinalines, nay thêm cú này nữa, thì không những mất tiền mà còn mất mạng do xe Ma-dzê in VN VinFast “cán nát” không chừng?

Chú thích:

(*) Volkswagen: Tên của hãng xe Đức ghép 2 chữ Volk (nghĩa là dân chúng) và Wagen (nghĩa là xe hơi) = xe hơi quốc dân.
3. Vụ này tương tự như vụ Nhật Cường Mobile: Chuyện mới xẩy ra tháng trước, mà có điểm tương đồng giữa sự “bắt tay” của tư bản đỏ và cán gộc trung ương để ăn cướp ngân quỹ đất nước: Chung “con”, chủ tịt UBND Hà Thành, đã “bắt tay” với Nhật Cường Mobile để cho trúng thầu trong việc “xây dựng chính quyền điện” của thủ đô Hà Nội. Và cũng đừng quên, Phạm Nhật Vũ, em trai Phạm Nhật Vượng, đã bị bắt vì sai phạm “đưa hối lộ cho 10 cán bộ cao cấp”trong phi vụ MobiFone mua 95% cổ phần của Công Ty Cổ Phần Nghe Nhìn Toàn Cầu (AVG).
5. Ghi chú thêm một chút về lai lịch hãng xe GM. Vào cuối năm 2015, GM cho biết sẽ từ bỏ thương hiệu Chevrolet tại thị trường Châu Âu, với lý do số lượng xe bán ra của thương hiệu này tại đây quá thấp. Là thương hiệu lớn nhất của GM tại thị trường Hoa Kỳ, nhưng Chevrolet không thành công trong việc lấy lòng khách hàng bằng các đối thủ Hyundai (Hàn Quốc), Skoda (Tiệp, thuộc sở hữu của Volkswagen Đức) và Dacia (thuộc sở hữu của Renault Pháp). Trước đó, GM đã rút lui khỏi thị trường Nga, bên cạnh đó, công ty GM đã không còn sản xuất xe hơi Holden tại Úc.

18.06.2019

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.