Căng thẳng Iran - Mỹ có vượt quá kiểm soát?
Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019
18:45
//
- TinThế giới
,
Slider
BBC
14 tháng 6 2019
Liệu chiến tranh giữa Mỹ và Iran có xảy ra không, sau khi Tổng thống Donald Trump quy tội cho Tehran quanh vụ tấn công tàu chở dầu ở Vịnh Oman.
Hải quân Mỹ công bố đoạn băng video mà họ tuyên bố cho thấy một tàu Iran đang gỡ bỏ một quả mìn chưa nổ từ một con tàu chở dầu.
Trả lời Fox News hôm thứ Sáu, Tổng thống Donald Trump tuyên bố: "Iran đã làm, các bạn thấy con tàu rồi đó."
Ông Trump chỉ vào đoạn video, mà Mỹ nói quay cảnh tàu Iran gỡ một quả mìn chưa nổ khỏi tàu Kokuka Courageous do Nhật sở hữu.
Hình ảnh của Mỹ được nói là do tàu USS Bainbridge quay. Tàu khu trục này đã cứu 21 thủ thủy khỏi con tàu chở dầu.
Hai tàu chở dầu bị tấn công gần Eo biển Hormuz, rất quan trọng cho việc chở dầu trong vùng.
Iran đã bác bỏ mọi dính líu, giống như hồi tháng Năm, khi xảy ra các cuộc tấn công hồi tháng Năm nhắm vào các tàu chở dầu trong vùng Vịnh.
Hoa Kỳ nay khẳng định cả hai vụ đều do Iran làm.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã khăng khăng về vai trò của Iran.
Ông Pompeo nói kết luận của Mỹ dựa trên tình báo, các vũ khí sử dụng, mức độ chuyên môn cần có và các vụ tấn công khác của Iran trước đây.
Nếu bị tấn công, rất có thể Iran sẽ mở chiến tranh tổng hợp, sử dụng các nhóm dân quân trong vùng thực hiện tấn công các mục tiêu.
Đó là một viễn cảnh rất đáng lo ngại trong vùng.
Với Hoa Kỳ, một cuộc tấn công bằng hải quân và không quân vào Iran cũng sẽ gây ra rủi ro.
Có vẻ như đến giờ này, Tổng thống Mỹ Donald Trump không mặn mà với các sứ vụ quân sự ở hải ngoại. Các vụ không kích của Mỹ ở Syria chỉ mang tính biểu tượng.
Nhưng nếu các tiếng nói diều hâu trong chính phủ Mỹ thắng thế, và Iran cảm thấy bị đe dọa, liệu nó có dẫn tới tính toán sai cho cả hai phía?
Một cuộc chiến tình cờ, không chủ ý, là một rủi ro có thật.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nói với Hội đồng Bảo an hôm thứ Năm rằng thế giới không muốn "một đối đầu lớn ở Vùng Vịnh".
Trung Quốc, EU và nhiều nước đã kêu gọi kiềm chế.
Căng thẳng Iran và Mỹ đã gia tăng sau khi Tổng thống Donald Trump rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân hồi năm ngoái.
Kể từ đó, Washington đã gia tăng trừng phạt Iran.
Xuất khẩu dầu thô của Iran đã giảm chỉ còn 400.000 thùng mỗi ngày, so với 2, 5 triệu thùng hồi tháng 4/2018.
Vụ tấn công tàu chở dầu hôm thứ Năm xảy ra trong khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang thăm Iran.
Jon Alterman, từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nói: "Luôn có khả năng có ai đó đổ trách nhiệm cho Iran."
"Nhưng khả năng lớn hơn, đây là cố gắng nhằm thúc đẩy ngoại giao Iran bằng cách khiến quốc tế thấy cần giúp Mỹ và Iran nói chuyện."
0 nhận xét