Tin Việt Nam – 29/05/2019
Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019
19:16
//
Slider
,
Tin Việt Nam
Thêm một nhà hoạt động xã hội ở Nghệ An bị bắt
Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh, một giáo dân công giáo, giảng dạy thanh nhạc tại trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Nghệ An, vừa bị công an tỉnh Nghệ An bắt vào sáng ngày 29 tháng 5. Chị Nguyễn Thị Tình, vợ ông Nguyễn Năng Tĩnh cho Đài Á Châu Tự Do biết như vậy qua điện thoại vào tối ngày 29/5. Chị Tình cho biết ông Tĩnh bị bắt khi đang cùng con trai cả 7 tuổi đi ăn sáng.“Lúc khoảng 10 giờ thì chị có tin là anh bị bắt rồi. Chị liên lạc với anh không được và liên lạc với bạn bè cũng không được. Sau đó thì ông nội gọi điện về và cho biết là Công an tỉnh gọi điện và bảo ra ủy ban xã để đón cháu. Nó bắt con và cho lên xe đưa về mà lúc đó hai cha con chuẩn bị đi ăn sáng. Đứa con trai lớn mô tả là ba cho con đi ăn sáng mà mấy chú đến rất nhiều. Mấy chú không cho con ăn và mấy chú bắt ba và tống lên xe. Con khóc thì mấy chú nói là ba mày phạm tội”
Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh được giới hoạt động trong nước cho biết là người năng nổ trong công tác xã hội, văn hóa tại Giáo Phận Vinh.
Chị Nguyễn Thị Tình cho biết gia đình đã không nhận được bất cứ lệnh bắt nào của công an đối với ông Nguyễn Năng Tĩnh. Gia đình ông Tĩnh hiện cũng chưa được vào thăm gặp ông Tĩnh.
“Hiện tại người nhà, có một đứa em con cậu hỏi và muốn vào gặp mà họ đóng cửa họ không tiếp. Họ không có bất cứ giấy tờ gì”.
Thông tin từ các nhà hoạt động xã hội trong nước và các trang facebook được cho là thân chính phủ cho biết Công an đã đến phòng trọ của ông Tĩnh ở xã Nghi Phú, thành phố Vinh để khám xét, tịch thu giấy tờ, tài liệu và niêm phong phòng trọ này.
Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh sinh năm 1976, quê quán xóm 11, xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Vợ thầy giáo Tĩnh nói rằng chồng bà là người hay giúp đỡ người khác đồng thời phản bác các thông tin trên các trang xã hội thân chính phủ cho rằng ông Tĩnh là thành viên đảng Việt Tân.
“Anh là người nhiệt tình, hay giúp đỡ người khác. Còn đảng Việt Tân thì em là vợ của anh, em xác định 100% là anh không bao giờ có trong danh sách. Anh thì ai cần việc mà anh cảm thấy việc đó là tốt là anh làm đúng lương tâm. Bây giờ nói đảng Việt Tân thì chứng cứ đâu ra? Mà đảng Việt Tân có gì xấu em cũng không biết… Anh đâu có làm gì phạm tội đâu”.
Việt Nam xếp đảng Việt Tân, một đảng có trụ sở và hoạt động hợp pháp tại Mỹ, vào danh sách khủng bố.
Hôm 16/8 năm ngoái, tòa án Tỉnh Nghệ An đã kết án 20 năm tù một giáo dân khác thuộc Giáo Phận Vinh là ông Lê Đình Lượng – một nhà hoạt động môi trường. Truyền thông trong nước viết rằng ông Lê Đình Lượng là đối tượng phản động đặc biệt nguy hiểm thuộc tổ chức Việt Tân. Ông bị kết tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Tổ chức Amnesty International mới đây công bố báo cáo, cho biết hiện Việt Nam đang giam giữ ít nhất 128 tù nhân lương tâm.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/another-activist-detained-05292019103040.html
TNLT Nguyễn Viết Dũng bị kỷ luật,
cựu TNLT Đinh Mã Phong mất tích
Tin từ Việt Nam, ngày 29/5/2019: Tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ) bị kỷ luật trong trại giam, và vẫn chưa có tin tức gì về cựu tù nhân lương tâm Đinh Mã Phong, người mất tích từ chiều 24/5.Ngày 28/5, ông Nguyễn Viết Hùng, cha của anh Dũng đã đến Trại giam Ba Sao (tỉnh Hà Nam) để thăm gặp con trai, người đang thụ án tù 6 năm về tội danh nguỵ tạo “tuyên truyền chống nhà nước.” Tuy nhiên, khi ông tới phân trại 1 để thăm và gửi quà cho Dũng như mọi khi thì được phân trại 1 cho biết rằng Dũng đang bị kỷ luật và đã bị chuyển sang phân trại 2.
Tại phân trại 2, ông được thông báo là Dũng đang trong thời gian chịu kỷ luật nên không được gặp người nhà, cũng không được nhận bất cứ thư từ, thực phẩm, thuốc men hay tiền lưu kí do gia đình gửi vào. Phía trại giam cũng không cho biết lý do Dũng bị kỷ luật, bị kỷ luật trong bao lâu và ngoài việc không được gặp người thân, không được nhận đồ tiếp tế thì còn phải chịu kỷ luật gì thêm nữa.
Xin nhắc lại, Dũng và blogger Nguyễn Văn Hoá là nhân chứng trong vụ án của ông Lê Đình Lượng, người bị khép tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” với bản án 20 năm tù giam. Hiện Hoá đang bị biệt giam và nhiều hình thức kỷ luật khác sau khi bị đánh đập bởi quản giáo ngày 12/5. Rất có thể việc đàn áp hai tù nhân lương tâm có liên quan đến nhau.
Trong khi đó, theo gia đình cựu tù nhân lương tâm Đinh Mã Phong, anh đã mất tích từ chiều 24/5. Gia đình đã báo công an ngày 28/5 sau khi không thể liên lạc với anh bằng mọi hình thức giao tiếp. Chàng thanh niên trẻ mới mãn án ngày 10/4/2019 sau 10 tháng tù giam vì tham gia biểu tình phải đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng tại Biên Hoà, Đồng Nai ngày 10/6/2018.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/tnlt-nguyen-viet-dung-bi-ky-luat-cuu-tnlt-dinh-ma-phong-mat-tich/
Nhóm Dân biểu Hoa Kỳ gửi thư kêu gọi trả tự do
cho Nguyễn Văn Hóa và Trương Duy Nhất
Một nhóm dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ vừa đồng ký tên vào lá thư gửi cho Ngoại trưởng Mike Pompeo nêu bật quan ngại của họ về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.Bức thư đề ngày 28 tháng 5 do nhóm 25 dân biểu gồm những vị luôn quan tâm đến Việt Nam như Alan Lowenthal, Tim Kaine, Ro Khana, Juis Correa, Zoe Lofgren… cho rằng hơn 4 thập niên sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc cũng như việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Washington, Hà Nội vẫn là một quốc gia độc đảng dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản theo đường lối không mấy dung tha cho tiếng nói đối lập.
Những vị dân biểu Hoa Ký ký tên vào thư gửi cho Ngoại trưởng Mike Pompeo quan ngại về chiến dịch của chính phủ Việt Nam trấn áp, bắt bớ các nhà báo, ngăn chặn truyền thông độc lập và quyền tự do báo chí.
Những trường hợp được nêu ra gồm các nhà báo hay cộng tác viên cho Đài Á Châu Tự Do và Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, mà cả hai đều trực thuộc Cơ quan Truyền thông Toàn Cầu Hoa Kỳ (USAGM).
Đó là trường hợp của anh Nguyễn Văn Hóa, người từng tham gia quay phim loan tin về thảm họa môi trường Formosa cho Ban Tiếng Việt, Đài Á Châu Tự Do. Anh bị lực lượng chức năng bắt vào năm 2017 và bị kết án 7 năm tù và 3 năm quản chế với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Trường hợp thứ hai được nêu lên là nhà blogger và nhà báo Lê Anh Hùng bị bắt theo điều 331, Bộ Luật Hình sự Việt Nam ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ’. Ông Lê Anh Hùng là thành viên của Hội Nhà báo Độc lập chuyên vận động cho quyền tự do báo chí tại Việt Nam. Ông này cũng là một cộng tác viên viết blog cho Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ.
Trường hợp thứ ba được nêu lên trong bức thư là nhà báo độc lập Trương Duy Nhất, một cộng tác viên viết blog cho Ban Tiếng Việt, Đài Á Châu Tự Do. Ông bị bắt cóc tại Bangkok vào ngày 26 tháng 1 năm 2019; chỉ một ngày sau khi đến Cao Ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc để nộp đơn xin qui chế tỵ nạn.
Đến tháng 3 năm 2019, truyền thông quốc tế loan tin ông này bị giam giữ mà không có cáo buộc gì tại Trại T6 thuộc Bộ Công An ở Hà Nội.
Các dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ ký tên vào thư gửi ngoại trưởng Mike Pompeo yêu cầu 3 điểm đối với người đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ: Bộ Ngoại giao đang thực hiện những gì để vận động cho việc trả tự do cho những cá nhân vừa nêu?; Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bangkok có hỏi cơ quan chức năng Thái Lan về cuộc điều tra đang tiến hành đối với trường hợp ông Trương Duy Nhất chưa? Nếu có thì câu trả lời nhận được là khi nào và thế nào? Nếu chưa thì vì sao?; Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có xem xét những biện pháp đối với cơ quan chức năng Việt Nam nếu như những cá nhân vừa nêu không được trả tự do; trong đó có những biện pháp trừng phạt và những hạn chế về du lịch và tài sản của những quan chức Việt Nam liên quan đến những cá nhân vừa nêu?
Thời hạn mà các vị dân biểu đưa ra cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo để trả lời các vấn đề vừa nêu là ngày 17 tháng 6 tới đây.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/us-congress-members-sent-letter-to-state-secretary-about-the-vietnamese-political-prisoners-and-detainees-05292019085654.html
VN: 100 người ký tên vào danh sách
bị vi phạm quyền tự do đi lại
Đến nửa đêm ngày 27/5, đã có 100 người ký tên vào danh sách những người đã và đang bị xâm phạm quyền tự do đi lại và dự kiến con số này sẽ tăng lên. Bản tuyên bố được họ ký tên viết:“Chúng tôi, những công dân Việt Nam thường xuyên bị những người lạ mặt vô cớ ngang nhiên xâm phạm, ngăn cản thô bạo quyền tự do đi lại.”
“Những người lạ mặt này không xuất trình được lệnh điều động tới canh giữ chúng tôi. Trong nhiều trường hợp họ dùng những lời lẽ thô tục, vô văn hóa xúc phạm danh dự và nhân phẩm chúng tôi. Thậm chí nhiều khi họ còn dùng vũ lực ngăn cản, xâm phạm về thân thể gây tổn hại sức khỏe, đe dọa đến tính mạng chúng tôi,”
Sợ???: Bộ phim về giới đấu tranh thảm họa Formosa
Giới đấu tranh VN chia sẻ kinh nghiệm bị bắt tù
Giới đấu tranh VN tuyệt thực đòi tin tức về Nguyễn Văn Hóa
“Để chấm dứt tình trạng ngang nhiên phạm pháp kéo dài rất lâu này, chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam thực thi đúng trách nhiệm, hãy chỉ đạo các cơ quan chức năng gấp rút có biện pháp ngăn chặn, xử lý những người vô cớ xâm phạm quyền tự do đi lại của chúng tôi theo quy định pháp luật,”
“Nếu những người nói trên vẫn tiếp tục vô cớ xâm phạm quyền tự do đi lại của chúng tôi, chúng tôi sẽ thực hiện Quyền phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015,” một đoạn trong tuyên bố chung đi kèm danh sách chữ ký.”
“Mọi hậu quả gây ra do xô xát, hay gây ra án mạng thì nhà cầm quyền Việt Nam và các cơ quan chức năng phải chịu trách nhiệm.”
Muốn cho cộng đồng thế giới biết
Bản tuyên bố nói rằng danh sách ký tên này là “muốn cho đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước biết về thực trạng vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam.”
“Chúng tôi tha thiết kêu gọi các quốc gia, các tổ chức chức quốc tế xem quyền con người là một trong những tiêu chí không thể thiếu khi quan hệ bang giao với Việt Nam, cần có biện pháp chế tài mạnh nếu Việt Nam vi phạm các cam kết.”
Nhà báo Sương Quỳnh, một trong những người ký tên trong danh sách cho BBC biết, lý do cộng đồng đấu tranh muốn đưa bản ký tên vào thời điểm này vì nhiều năm qua họ thường xuyên bị tước quyền đi lại.
“Việc muốn thu thập chữ ký thời điểm này vì nhà cầm quyền gia tăng canh giữ chúng tôi, bất kể lý do gì. Ví dụ, một tù nhân lương tâm nào ra tù cũng canh, cưỡng chế đất ở đâu đó cũng canh, lễ tang một lãnh đạo nào đó chết.”
“Hồi trước chỉ canh những ngày tưởng niệm Hoàng Sa- Trường Sa và khi có kêu gọi biểu tình. Giờ thì canh dù chỉ lý do vu vơ nào đó.”
Bà Sương Quỳnh cho biết, bản tuyên bố và danh sách ký tên này là để nói rằng họ “sẽ có những phản ứng để tự vệ”.
“Vì càng ngày người dân càng thức tỉnh và cùng xuống đường đông hơn. Do đó họ kiểm soát những người hay đi biểu tình vì họ cho đó là những ‘ngòi nổ’. Nhưng thực tế những cuộc biểu tình sau này là do ý thức người dân mà họ tự đi chứ không cần bất cứ ‘ngòi nổ’ nào.”
Và dự kiến để nhiều người ký tên vào danh sách trước khi gửi cho các tổ chức nhân quyền và các nước cũng như Liên Hiệp Quốc.
Những người chặn nhà là ai?
Bà Sương Quỳnh cho biết, một số lần bà ra khỏi nhà để đi tưởng niệm thì bị những người đàn ông tự xưng là “an ninh” giữ lại.
“Họ yêu cầu và đủn tôi vô nhà lại dù giọng vẫn ngọt ngào van xin: ‘Chị ở nhà giùm em. Em chỉ làm theo lệnh trên’.
“Một lần tôi vọt xe đi được một đoạn thì cậu an ninh to đùng chặn xe tôi lại yêu cầu tôi vô đồn công an phường hoặc phải về nhà, sau đó cậu ta còn gọi 2-3 cậu khác ra ngăn cản tôi đi. Cuối cùng tôi phải quay về…”
Thời gian đầu những người đến nhà mặc sắc phục thì bị bà quay phim đăng Facebook, về sau tất cả những người đàn ông đều mặc thường phục.
“Chẳng bao giờ họ xuất trình giấy tờ gì. Tôi hỏi ‘Mặc vậy tôi biết cậu là ai?’ Mấy cậu trơ trẽn trả lời: ‘Chị thừa biết em là ai rồi hỏi làm gì?’”
Nhiều người dân địa phương vẫn nhận ra những cán bộ công an phường, công an quận mà họ hay gặp, đứng quanh nhà báo Sương Quỳnh.
Bà cho biết quanh nhà bà nhiều là 4-5 người canh. Vào những lúc cao điểm khi có tưởng niệm ở Sài Gòn hay biểu tình thì có tới 20 người canh mọi ngả đường.
Quyền tự do đi lại được minh định trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam; Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945; Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền năm 1948 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và các Công ước Quốc Tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia ký kết và cam kết thực hiện, tuyên bố chung viết.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48430994
Viện kiểm sát đề nghị bác kháng cáo của Vũ “nhôm”
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao hôm 29/5 đề nghị bác kháng cáo kêu oan của Phan Văn Anh Vũ tức Vũ “nhôm”.Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày.
Tòa án Nhân dân Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh hôm 29/5, tiếp tục phiên xét xử phúc thẩm vụ án gây thất thoát tại ngân hàng Đông Á hơn 3.600 tỷ đồng, trong đó các bị cáo gồm Phan Văn Anh Vũ tức “Vũ nhôm”, Trần Phương Bình và các đồng phạm khác.
Trước ngày xét xử, Phan Văn Anh Vũ tức “Vũ nhôm” có gởi đơn kháng cáo kêu oan.
Tuy nhiên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho biết qua 2 ngày xét xử, đã nhận định, Vũ ‘nhôm’ biết rõ Trần Phương Bình không có tiền mặt cho Vũ vay, nhưng Vũ vẫn ký khống để chuyển tiền vào Công ty Bắc nam 79. Do đó kết tội Vũ “nhôm” là đúng người, đúng tội, không oan sai.
Vì vậy, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đề nghị y án sơ thẩm cho Vũ “nhôm”.
Trần Phương Bình, nguyên Tổng giám đốc và Nguyễn Thị Kim Xuyến, nguyên Phó Tổng giám đốc ngân hàng Đông Á cũng bị đề nghị y án sơ thẩm.
Trước đó, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Vũ “nhôm” bị hoãn do quá nhiều luật sư và các bị cáo được tại ngoại đã vắng mặt.
Phiên tòa này liên quan vụ ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á và Vũ “nhôm”, cùng với 24 bị cáo trong vụ án gây thiệt hại hơn 3.600 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Đông Á.
Ông Phan Văn Anh Vũ, hay còn được biết đến với biệt danh Vũ ’Nhôm’, từng là một thượng tá tình báo Công an. Ông này bị cáo buộc thu tóm nhiều đất đai tại thành phố biển Đà Nẵng và Sài Gòn.
Một số quan chức tại Đà Nẵng trong thời gian qua bị bắt vì có liên quan đến những sai phạm của nhân vật Vũ ‘Nhôm’.
Ông Phan Văn Anh Vũ bị tòa án Hà Nội đưa ra xét xử vào cuối tháng 7 năm ngoái về tội ‘cố ý làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước’ với mức án 9 năm tù. Trong phiên phúc thẩm vào đầu tháng 11 năm 2018, tòa giảm 1 năm cho ông này còn 8 năm về tội ‘cố ý làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-procuratorate-rejected-the-appeal-of-vu-nhom-05292019083458.html
Tại sao Nguyễn Phú Trọng ủy nhiệm
cho phó chủ tịch nước trình công ước 98?
Tin Vietnam.– Báo Thanh Niên loan tin, sáng ngày 29 tháng 5 năm 2019, tại kỳ họp 7 của Quốc hội CSVN, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, phó Chủ tịch nước đã thay mặt ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, kiêm chủ tịch nước trình bày Tờ trình của ông Trọng về việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế, về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.Theo báo Thanh Niên, ông Trọng đã ủy nhiệm cho bà Thịnh trình bày thay cho ông. Còn nguyên nhân vì sao ông Trọng ủy nhiệm, và ông Trọng có xuất hiện trong kỳ họp hay không thì không được đề cập đến.
Trước đó, vào ngày 10 tháng 5, cũng trên báo Thanh Niên loan tin, theo dự trù tại kỳ họp 7, ông Trọng sẽ là người trình bày Tờ trình về việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế. Không chỉ “ẩn mình” trong kỳ họp 7, mà trước đó, vào ngày 19 tháng 5 mới đây, ông Trọng đã không xuất hiện trong đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo đảng, nhà nước vào dâng hương trong lăng ông Hồ như những năm trước.
Tất cả những dữ kiện này, một lần nữa lại làm dư luận hoài nghi về sức khỏe của ông Trọng vẫn chưa ổn định, sau sự xuất hiện của ông vào ngày 14 tháng 5.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/tai-sao-nguyen-phu-trong-uy-nhiem-cho-pho-chu-tich-nuoc-trinh-cong-uoc-98/
Biển Phú Quốc được cho thuê
với giá 7,5 triệu đồng/ha/năm
Tin Kiên Giang, Vietnam.– Báo Trithucvn ngày 29 tháng 5 năm 2019 loan tin, ông Phạm Vũ Hồng, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã ký quyết định số 08/2019/QĐ-UBND vào ngày 9 tháng 5 năm 2019, về việc công bố mức thu tiền cho thuê khu vực biển để khai thác, sử dụng tài nguyên biển.Theo đó, với giá thuê 7 triệu, và 7,5 triệu đồng/ha/năm sẽ giành cho 6 nhóm hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển. Cụ thể, biển tại Kiên Giang sẽ được cho thuê với giá 7 triệu đồng/ha/năm để khai thác thác năng lượng gió, sóng, thủy triều, và dòng hải lưu; để xây dựng hệ thống ống dẫn ngầm, lắp đặt cáp viễn thông, cáp điện; xây dựng các công trình ngầm, nổi, đảo nhân tạo.
Tuy nhiên, cũng cùng các hoạt động trên, thì ở khu vực huyện Phú Quốc sẽ có giá cao hơn 500 ngàn đồng, tức 7,5 triệu đồng/ha/năm. Với giá thuê 7,5 triệu đồng/ha/năm, thì người thuê sẽ được sử dụng khu vực biển thuê để làm bãi đổ chất thải nạo bùn vét; được làm vùng nước cảng nổi, cảng biển, cảng dầu khí, và các bến cảng khác; được xây dựng cảng cá, bến cá, vùng nước dùng để phục vụ vui chơi, giải trí, nơi neo đậu trú đêm của các tàu thuyền du lịch; thăm dò, khai thác khoáng sản, khai thác nước biển làm mát cho nhà máy; trục vớt các hiện vật, khảo cổ và nhiều hoạt động khác.
Quyết định trên của lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đang khiến cho dư luận hoài nghi. Vì đảo Phú Quốc thuộc tỉnh này được quy hoạch xây dựng thành đặc khu kinh tế cho Trung Cộng thuê.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/bien-phu-quoc-duoc-cho-thue-voi-gia-75-trieu-dong-ha-nam/
Dịch tả heo Châu Phi
tiếp tục lây lan thêm 10 tỉnh thành Việt Nam
Báo cáo của tổ chức Thú y Thế giới vào ngày 28/5 cho biết, dịch tả lợn Châu Phi đã lây lan thêm 10 tỉnh thành khác của Việt Nam, đưa con số tỉnh và thành phố có dịch bệnh lên 44. Hiện chỉ còn 20 tỉnh thành chưa báo cáo dịch bệnh.Theo báo cáo của tổ chức Thú y Thế giới, 10 tỉnh thành mới bị phát hiện có dịch tả heo có Hà Giang và Tuyên Quang tại khu vực phía Bắc, 8 tỉnh khác tại khu vực phía Nam nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Các số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam cho thấy, chưa đầy 4 tháng sau khi ổ dịch đầu tiên được phát hiện tại Hưng Yên, đến nay Việt Nam đã bắt buộc phải tiêu hủy hơn 1.7 triệu heo, chiếm 5% tổng số lượng heo của cả nước.
Ông Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ nông nghiệp Phát triển Nông thông nói với báo giới trong nước rằng, dịch tả heo Châu Phi rất nguy hiểm và gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với ngành chăn nuôi heo tại Việt Nam.
Vị Bộ trưởng cũng thừa nhận rằng, đã huy động tất cả lực lượng với nhiều biện pháp phòng chống dịch tả nhưng mọi nỗ lực chỉ làm giảm hoặc khoanh vùng được dịch bệnh, làm chậm việc lây lan chứ chưa thể khống chế được dịch bệnh.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/asf-vietnam-virus-in-10-new-provinces-05292019084006.html
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch sẽ ‘trầm lặng’
khi dự Đối thoại Shangri-La?
Ben NgôBBC Tiếng ViệtMột nhà quan sát bình luận với BBC rằng đại diện Việt Nam để lại ấn tượng lớn nhất ở Đối thoại Shangri-La là cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và dự báo Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch “sẽ tham dự sự kiện này một cách khá trầm lặng”.
Tâm điểm của diễn đàn hợp tác an ninh-quốc phòng châu Á dự kiến diễn ra tại Singapore từ hôm 31/5 đến 2/6 được dự báo là cuộc gặp giữa quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa.
Đối thoại Shangri-La: VN ‘khó phát biểu chung chung’
Diễn đàn an ninh vùng: Biển Đông nằm ở đâu?
TQ: ‘Sẽ không bao giờ từ bỏ một tấc lãnh thổ’
Bình luận về đề xuất VN tham gia Bộ tứ Quad
Hoa Kỳ điều tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan
‘Tâm điểm chú ý’
Tác giả Prashanth Parameswaran viết trên trang The Diplomat:
“Tại Đối thoại Shangri-La năm nay, có thể chủ đề cạnh tranh cao độ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là tâm điểm chú ý của giới quan sát. Trong khi giới truyền thông có thể chú ý hơn đến các hành động kế tiếp của chính phủ Mỹ đối với Huawei hoặc cuộc gặp khả dĩ giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong khuôn khổ Hội nghị G-20 ở Nhật Bản vào tháng 6/2019.”
“Trung Quốc lần đầu tiên cử bộ trưởng Quốc phòng dự sự kiện này sau gần một thập kỷ trong lúc quyền bộ trưởng quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan được trông đợi sẽ đưa ra những nét chính về khía cạnh quốc phòng của Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Mở và Tự do (FOIPS). Dự kiến phát ngôn và hoạt động của hai quan chức nêu trên sẽ chiếm trọng tựa bài tường thuật về sự kiện mỗi ngày của truyền thông.”
Trước đó, tại cuộc họp báo thường kỳ, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết: “Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 18, thể hiện vai trò tích cực, chủ động và trách nhiệm cao của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế và khu vực, mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với các nước trong việc giải quyết các thách thức an ninh chung, qua đó xây dựng lòng tin làm nền tảng thúc đẩy hợp tác vì hoà bình và phát triển.”
“Đây cũng là mục tiêu chính và quan trọng của đoàn Việt Nam tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La.”
‘Truyền thống trầm lặng’
Trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt hôm 28/5, ông Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Victoria Wellington, New Zealand, bình luận:
“Những câu chuyện trọng tâm ở Shangri-La mỗi năm vẫn luôn xoay quanh chủ đề an ninh khu vực, đặc biệt là Biển Đông. Năm nay cũng không phải là ngoại lệ, đặc biệt là sau những căng thẳng vừa qua trên cả phương diện kinh tế và an ninh. Việc Mỹ cho tàu chiến đi gần bãi cạn Scarborough và eo Đài Loan gần đây là một ví dụ. Phát biểu của quyền bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, và cuộc gặp giữa hai bên nếu diễn ra, có lẽ sẽ là sự kiện được chờ đợi nhất. Theo tôi, ngoài ra, vấn đề Bắc Hàn và an ninh mạng – cái thứ nhất về an ninh truyền thống và cái thứ hai là an ninh phi truyền thống, sẽ là các chủ đề quan trọng trọng diễn đàn.”
BBC:Theo ông, việc Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, nay là ông Ngụy Phượng Hòa, tham dự Đối thoại Shangri-La lần đầu tiên sau gần một thập kỷ, là chỉ dấu của việc gì?
Ông Nguyễn Khắc Giang: Trong sự kiện này những năm trước, Bắc Kinh có lý do để không cử đại diện cấp cao tham gia Shangri-La. Họ luôn cho rằng diễn đàn này tập hợp các tiếng nói “thân” Mỹ, và là cái cớ để các nước “đánh hội đồng” Trung Quốc về các vấn đề trong khu vực. Thêm vào đó, Bắc Kinh cũng muốn đẩy mạnh diễn đàn an ninh của riêng họ – Diễn đàn Hương Sơn – nên không muốn tỏ ra quá hào hứng với Shangri-La.
Nhưng có lẽ sau một thời gian, họ nhận ra việc để trống Shangri-La sẽ khiến họ chịu thiệt thòi trong việc thể hiện quan điểm của mình, phản pháo lại các quan điểm đối lập, cũng như thấu hiểu quan điểm của các nước trong khu vực về chính sách của Bắc Kinh. Đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ đang gia tăng, chiến lược Vành đai-Con đường (BRI) đối diện với nhiều phản ứng tiêu cực, cũng như tâm lý bài Trung xuất hiện ở khu vực, Bắc Kinh có thể cho rằng họ chưa thể một mình một lối mà vẫn cần phải tham gia vào những cuộc đối thoại trong khu vực.
Việc VN mua vũ khí Mỹ ‘mang tính chất phòng thủ’
Mỹ muốn hợp tác chiến lược chặt chẽ hơn với VN
Donald Rumsfeld và Robert Gates nhắc lại chiến tranh VN
BBC: Từ quan sát của ông thì Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịchsẽ để lại dấu ấn nào trong sự kiện này?
Ông Nguyễn Khắc Giang: Theo tôi thấy, vị đại diện Việt Nam để lại ấn tượng lớn nhất ở Shangri-La là cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào năm 2013 với bài phát biểu về “lòng tin chiến lược”. Còn lại phần lớn các đại biểu Việt Nam tại sự kiện này các năm sau đều tham dự một cách khá trầm lặng.
Nguyên do có thể là bởi chính sách quốc phòng thận trọng và nguyên tắc lãnh đạo tập thể, không thể hiện quan điểm cá nhân. Tôi nghĩ ông Ngô Xuân Lịch lần này cũng sẽ tiếp tục truyền thống này, và sẽ khó có đột phá nào ngoại trừ các cuộc gặp gỡ, trao đổi song phương với các đối tác.
BBC: Liệu Biển Đông sẽ được nhắc đến tại Đối thoại Shangri-La thế nào trong bối cảnh sau khi tàu chiến Mỹ có những động thái lại gần Scarborough, qua eo biển Đài Loan vào trung tuần tháng 5/2019?
Ông Nguyễn Khắc Giang: Biển Đông đã và sẽ là vấn đề được thảo luận nhiều nhất tại Shangri-La, đặc biệt là sau một loạt các động thái cứng rắn vừa qua của Mỹ và các đồng minh để thể hiện quyền tự do hàng hải, hay dự luật đệ trình nhằm trừng phạt các cá nhân và tổ chức Trung Quốc có liên quan đến hoạt động quân sự trên Biển Đông.
BBC: Có ý kiến cho rằng Đối thoại Shangri-La hiện chỉ được xem như một diễn đàn về quân sự khu vực, nơi các đoàn đại biểu có thể nêu và tiếp nhận ý kiến chứ chưa có một cơ chế ràng buộc nào, hoặc đem lại sự thay đổi đáng kể về chính sách quân sự, quốc phòng của các nước trong khu vực sau đó. Ông nghĩ gì về bình luận này?
Ông Nguyễn Khắc Giang: Dù là một diễn đàn phi chính thức, Shangri-La là nơi tập trung những tiếng nói quan trọng nhất về vấn đề an ninh trong khu vực.
Đúng như tinh thần của tên gọi (Đối thoại Shangri-La), những trao đổi không mang tính ràng buộc, nhưng sẽ khiến các bên hiểu nhau hơn, và sẽ là tiền đề cho các hợp tác chính thức. Trong bối cảnh khu vực không có nhiều các diễn đàn chính thức (như diễn đàn khu vực Asean, ARF), thì đây vẫn là một kênh ngoại giao quan trọng cho tất cả các bên tham gia, thậm chí là để thể hiện các quan điểm vốn sẽ trở nên nhạy cảm hơn tại các diễn đàn chính thức.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48429643
Cải cách để không trở thành
bãi rác công nghiệp bẩn của Trung Quốc
Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng đầu tháng 5 có bài viết với cảnh báo ‘Làm thế nào Việt Nam có thể tránh trở thành bãi rác công nghiệp bẩn của Trung Quốc?’. Tác giả là một giảng viên cao cấp tại Học viện Ngoại giao Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại giao. Bài viết nhấn mạnh đến những tác động xấu từ đầu tư của nước láng giềng Trung Quốc mà Hà Nội cần phải cẩn trọng; đồng thời tác giả nêu ra biện pháp cho thực tế đáng lo đó.Thời điểm hiện nay do quan hệ thương mại Trung – Mỹ căng thẳng nên Trung Quốc chuyển hướng đầu tư vốn đi các nước, đặc biệt chuyển sang Việt Nam là thuận lợi nhất.- PGS. TS Ngô Trí Long
Chỉ trong 7 năm, dòng vốn từ Trung Quốc đại lục, Ma Cao và Hồng Kong đổ vào Việt Nam đã tăng gần 3,5 lần, từ mức 700 triệu đô la Mỹ trong năm 2011 lên đến 2,4 tỷ đô la Mỹ vào năm ngoái, trở thành nhà đầu tư lớn thứ 5 tại dải đất chữ S.
Giải thích vì sao Bắc Kinh lại rót tiền vào Việt Nam ngày càng nhiều, Phó Giáo sư – Tiến sĩ kinh tế Ngô Trí Long cho biết:
“Thời điểm hiện nay do quan hệ thương mại Trung – Mỹ căng thẳng nên Trung Quốc chuyển hướng đầu tư vốn đi các nước, đặc biệt chuyển sang Việt Nam là thuận lợi nhất. Thứ nhất vì điều kiện vị trí địa lý và có nhiều nét tương đồng.”
Tác giả bài viết dẫn ý kiến của cả phía ủng hộ lẫn chỉ trích nguồn đầu tư từ Trung Quốc. Những người ủng hộ nêu ra những lợi điểm như tạo công ăn việc làm…; trong khi đó giới phản đối chỉ rõ những dự án của Trung Quốc vào Việt Nam chỉ nhằm khai thác lao động và khoáng sản giá rẻ, gây hủy hoại môi trường và đưa đối tác địa phương vào bẫy nợ. Một nguy cơ được cảnh báo là Việt Nam sẽ trở thành một bãi thải công nghiệp bẩn của Trung Quốc nếu không biết khôn ngoan chọn lựa dự án.
Nhận xét về mặt này, chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng chính phủ Hà Nội sẽ không để Trung Quốc biến Việt Nam thành nơi đổ tất cả những công nghệ lỗi thời cũng như những sản phẩm bẩn và chất thải đúng theo ý đồ của họ.
“Tôi nghĩ quốc gia nào cũng biết nếu chấp nhận đầu tư thì có rủi ro nhưng tôi không nghĩ rằng Việt Nam dại đến nỗi chấp nhận sản phẩm cũng như công nghệ hủy hoại môi trường. Theo tôi hiểu thì chính phủ Việt Nam rất đắn đo, cẩn thận những đầu tư từ Trung Quốc. Dĩ nhiên họ theo đuổi những lợi ích từ việc đầu tư phải sinh lời, sa thải công nghệ cũ bằng cách đưa máy móc sang những nước khác để hiện đại hóa ngành công nghiệp của họ. Có thể đó là ý đồ của nhà đầu tư, trong đó có những ý đồ chính đáng và không chính đáng trên phương diện chính trị, xã hội, và kinh tế.”
Theo phân tích của PGS. TS. Ngô Trí Long, những dự án chính phủ Hà Nội mời Bắc Kinh tham gia thầu thì chất lượng thường kém hiệu quả do công nghệ thiết bị máy móc lạc hậu và thời gian kéo dài làm đội vốn lên. Nhưng nếu tự Trung Quốc đầu tư vào thì mọi chuyện sẽ khác vì Bắc Kinh sẽ phải tự chịu trách nhiệm do tự bỏ vốn vào thu lợi nhuận, mà ngày không xác định đúng, không hiệu quả thì vốn đầu tư sẽ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, yếu tố chuyển giá là một nhược điểm khiến chính phủ Việt Nam bị thất thoát một khoản thuế.
Giải thích rõ hơn, Tiến sĩ Ngô Trí Long cho biết ‘chuyển giá’ là một hình thức được dùng để trốn thuế hoặc né thuế. Không chỉ riêng Trung Quốc mà tất cả các nước vào Việt Nam đều có mục tiêu đầu tư là để kiếm lợi, trong đó cách tốt nhất là trốn thuế và né thuế.
“Có nhiều hình thức chuyển giá phổ biến là khai giá trị đầu vào rất cao, đòi hỏi phải có sự thẩm định. Đây là một bài toán Việt Nam đang đặt vấn đề xử lý không những chuyển giá trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà chuyển giá ngay trong lĩnh vực đầu tư ban đầu. Khi đầu tư 1 nhưng lại khai 3, 4 thì khi đấy là nâng giá lên rồi tính khấu hao để làm cho quá trình sản xuất không có lãi, mà không có lãi thì không phải nộp thuế, là tránh thuế, trốn thuế.”
Theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, ngoài những lý do trên, vấn đề đội giá, khai khống giá trị hàng hóa trang thiết bị, phí quản lý gửi về cho công ty mẹ ở nước ngoài, cũng gây nên tình trạng lãi thực nhưng lỗ giả. Ông đưa ra nguyên nhân:
“Tôi nghĩ rằng có thể đó là sự yếu kém trong việc kiểm tra, thanh tra, giám sát tất cả những đầu vào của các công ty FDI.”
Tôi nghĩ quốc gia nào cũng biết nếu chấp nhận đầu tư thì có rủi ro nhưng tôi không nghĩ rằng Việt Nam dại đến nỗi chấp nhận sản phẩm cũng như công nghệ hủy hoại môi trường.- TS. Nguyễn Trí Hiếu
Giải pháp cho những vấn đề được nêu ra là chính phủ Hà Nội cần có những cải cách về mặt pháp lý, cần xây dựng luật chống chuyển giá và thu hẹp khoảng cách về ưu đãi thuế giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước để cân bằng quyền lợi hai bên.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cần cải tiến giá trị liên kết khi thu hút đầu tư vốn FDI từ Trung Quốc. Dựa trên thực tế hiện nay cho thấy, dòng vốn FDI của Trung Quốc phần lớn tập trung vào những ngành có rủi ro cao như nhiệt điện, thép, hóa chất, và xi măng, có nguy cơ gây ô nhiễm cả nước.
Do đó, Việt Nam cần thu hút các công ty thân thiện với môi trường, năng lượng sạch, cũng như các thiết bị y tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tiên tiến.
PGS. TS Ngô Trí Long nhắc lại:
“Phải xem xét những lĩnh vực đầu tư là lĩnh vực nào? Thường thường đầu tư thì bao giờ cũng tìm lợi nhuận, phải có hiệu quả. Việc đầu tư có hiệu quả hay không thì Việt Nam trong quá trình xét duyệt chọn lọc, thu hút đầu tư phải chọn lọc về chất lượng, hiệu quả và đồng thời tránh gây ô nhiễm môi trường.”
Tác giả bài viết cho rằng chính phủ hai nước có thể làm hơn nữa trong vấn đề cải thiện chất lượng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam; khi đó sẽ mang lại lợi ích cho mọi người.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/reforms-to-not-become-china-dirty-industrial-landfill-05292019081916.html
Hoa Kỳ tăng nhập hàng từ Việt Nam
vì thương chiến với Trung Quốc
Nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng mạnh trong quý đầu của năm 2019 trong bối cảnh các doanh nghiệp thay chuỗi cung ứng vì Bắc Kinh và Washington tiếp tục có căng thẳng thương mại.Nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam tăng 40,2% trong ba tháng đầu năm 2019, so với năm 2018 và có thể vượt nhập khẩu từ Anh, là nhà cung cấp hàng nhập khẩu lớn thứ 7 của Hoa Kỳ vào năm 2018, theo Bloomberg.
Đại bàng Mỹ cào mặt Gấu Panda TQ
Những điều cần biết về thương chiến Mỹ-Trung
Trump tăng gấp đôi thuế quan lên hàng hóa TQ
Nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Hoa Kỳ cũng tăng 18,4% trong năm nay.
Tuy nhiên nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc, giảm 13,9%.
Năm 2018, xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Hoa Kỳ là hàng điện máy.
Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cho biết, Hoa Kỳ đã nhập khẩu trị giá 11 tỷ đô la hàng điện máy, cộng với 7,2 tỷ đô la hàng dệt kim và 6,2 tỷ đô la giày dép.
Đó là ‘kỳ vọng’ của chính Hoa Kỳ
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington, chính quyền Trump nói rằng thuế quan sẽ buộc các công ty sản xuất tại Trung Quốc phải di dời các nhà máy sang các nước lân cận.
“Kỳ vọng của tôi là rất nhiều doanh nghiệp này sẽ được chuyển từ Trung Quốc đến những nơi khác trong khu vực,” Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện hôm thứ Tư.
Và đó dường như là những gì đang xảy ra. Tin tức cũng cho thấy bằng chứng về sự thay đổi, với các chủ doanh nghiệp và các nhà phân tích nói rằng họ thấy việc di dời các cơ sở sản xuất của các công ty đến Việt Nam.
Tập Cận Bình: TQ ‘là của châu Á và thế giới’
Bị Trump ‘đánh’, công ty TQ ‘âm thầm’ sang VN?
Thương chiến Mỹ-Trung: Cơ hội ‘ngàn năm một thuở’ cho VN
Trong khi đó cũng có nhiều công ty Trung Quốc âm thầm chuyển sang Việt Nam do thương chiến với Mỹ.
Một số hãng đối diện các khó khăn và chi phí cao hơn những hãng đã chuyển sang Việt Nam từ hai năm qua không muốn phát biểu công khai.
Có một số nguyên nhân như việc họ phải giải quyết khéo léo kế hoạch sa thải công nhân và bồi thường, chưa kể phản ứng từ các nhà cung cấp hay biến động về giá cả đối với các doanh nghiệp lưu hàng với số lượng lớn.
Trong một số trường hợp, chính quyền địa phương phía Trung Quốc thậm chí không cho chủ hãng rời máy móc nhà xưởng đi chừng nào chi trả được tiền bồi thường và an sinh xã hội hay thuế thỏa đáng.
Trong bài ‘Thương chiến Mỹ-Trung và cơ hội ‘ngàn năm một thuở cho VN‘ gửi BBC, Tiến sỹ Đinh Trường Hinh biện luận đây là cơ hội “độc nhất vô nhị”, mà nếu nắm bắt được thì nó sẽ giúp Việt Nam tiến lên rất mạnh và rất xa trong kỹ nghệ hóa, trở thành một nước tân tiến trong 20-30 năm.
Ông Hinh cho rằng chính phủ Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng và nếu Việt Nam không nắm lấy thì chắc chắn các nước cạnh tranh sẽ lấy đi mất.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-48448494
Đi xa hơn trận thương chiến
Nguyễn Xuân NghĩaMột hậu quả đầu tiên của trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là trong Quý 1 năm 2019 số xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Mỹ giảm gần 14% mà xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ lại tăng hơn 40% so với năm ngoái. Trước tin mừng đó, có lẽ chúng ta nên nhìn xa hơn. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu tại sao.
Lợi thế của Việt Nam
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, trang kinh tế hôm 27 của Bloomberg đã trích dẫn dữ kiện của văn phòng U.S. Census Bureau rằng Việt Nam là một trong các nguồn xuất khẩu hàng hóa nhanh nhất tại Châu Á vào Hoa Kỳ vì trong ba tháng đầu năm nay số hàng nhập vào Mỹ đã tăng hơn 40% so với năm ngóai mà số hàng của Trung Quốc lại giảm gần 14% khi trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc leo thang. Ông nghĩ sao về biến cố đáng mừng này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng chúng ta rất nên thận trọng vì bốn lý do.
Việt Nam nên kiểm lại xem là trong lượng hàng bán qua Mỹ, có bao nhiêu là của doanh nghiệp Trung Quốc hầu khỏi có hiện tượng “Hồn Trung Hoa, da hàng Việt”, nôm na là dán nhãn “Chế tạo tại Việt Nam” lên hàng Trung Quốc để bán cho Mỹ.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
- Thứ nhất, do trận thương chiến Mỹ-Hoa, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư mạnh hơn vào Việt Nam, trong bốn tháng đầu năm, số đầu tư lên tới 65% của cả năm ngoái: họ dời cơ sở sản xuất vào Việt Nam để tránh thuế của Hoa Kỳ. Vì vậy, Việt Nam nên kiểm lại xem là trong lượng hàng bán qua Mỹ, có bao nhiêu là của doanh nghiệp Trung Quốc hầu khỏi có hiện tượng “Hồn Trung Hoa, da hàng Việt”, nôm na là dán nhãn “Chế tạo tại Việt Nam” lên hàng Trung Quốc để bán cho Mỹ. Nếu tỷ lệ này quá lớn, Việt Nam sẽ hết được Hoa Kỳ ngầm nâng đỡ như chúng ta đã thấy mà còn bị vạ lây vì được coi là một chi nhánh của Bắc Kinh.
- Thứ hai, Việt Nam không thể quên là ngoài lượng hàng rất lớn được xuất khẩu qua Mỹ thì còn số nhập khẩu quá nhiều từ Trung Quốc, tức là còn lệ thuộc hơn vào nước láng giềng này
Thứ ba, Việt Nam tưởng được lợi thế nhân công của mình rẻ hơn Trung Quốc, nhưng lợi thế đó không bền và lực lượng lao động trong khu vực công nghiệp của Việt Nam chỉ có 14 triệu rưởi so với 200 triệu của Trung Quốc. Chưa kể rằng đầu tư gia tăng sẽ gây thêm đắt đỏ cho giá đất và các loại chi phí sản xuất và thu hẹp khả năng cạnh tranh nếu so với doanh nghiệp của các nước Á Châu ngoài Trung Quốc.
- Thứ tư, về quyền lợi trường kỳ thì chiến lược thu hút đầu tư ngoại quốc để xuất cảng dẫn đến sự lệ thuộc vào luồng xuất nhập khẩu và đầu tư do nước ngoài quyết định trong khi lại cố ép lương công nhân của mình. Lời thì doanh nghiệp ngoại quốc hưởng phần lớn, trong khi tay nghề và điều kiện lao động của công nhân Việt Nam chưa chắc đã được cải thiện vì nhược điểm trong giáo dục và đào tạo. Sau vài năm hồ hởi với cơ hội mới của trận thương chiến, có khi doanh nghiệp Việt Nam mất khả năng cạnh tranh với Malaysia, Indonesia hay Bangladesh và kinh tế sẽ bị ảnh hưởng.
Nguyên Lam: Theo như ông nghĩ thì đâu là những lợi thế của Việt Nam?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đây là câu hỏi bạc tỷ và câu trả lời thật không dễ!
- Đầu tiên, Việt Nam cần thấy ra mục tiêu lâu dài của xứ láng giềng khổng lồ này. Lãnh đạo Trung Quốc không hề che giấu mục tiêu, kể cả qua khái niệm “thao quang dưỡng hối”, là phát huy các điểm tích cực mà ghìm bớt ý đồ âm mưu để khỏi gây hãi sợ. Xưa nay, họ vẫn nói tới “phú quốc cường binh” mà ta tưởng là dân giàu nước mạnh, tức là lấy kinh tế làm đòn bẩy trợ lực cho quân sự và giờ này thì ai cũng e ngại đà bành trướng quân sự đó. Sau mấy thập niên tăng trưởng, Tổng bí thư Tập Cận Bình vẽ ra một viễn ảnh vĩ đại hơn. Đó là chẳng những vượt qua Hoa Kỳ mà còn thiết lập một trật tự quốc tế khác do Trung Quốc lãnh đạo. Viễn ảnh đó mới là chuyện đáng sợ cho tương lai Việt Nam.
Trật tự của Trung Hoa
Nguyên Lam: Ông vừa trình bày khái quát cái viễn ảnh lãnh đạo thế giới của Bắc Kinh, thế Việt Nam nên làm gì hoặc không nên làm gì trong cái trật tự Trung Hoa đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Lãnh đạo Bắc Kinh vẽ ra một trật tự quốc tế trên cơ sở luật pháp được các nước cùng tôn trọng mà chính họ lại không hề tuân thủ.
- Về kinh tế họ tham gia các định chế quốc tế với rất nhiều cam kết, chẳng hạn như Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, hay Liên hiệp quốc, mà lại lần lượt vi phạm những cam kết đó và đấy là cái gốc của trận thương chiến với Hoa Kỳ, nhưng ta đừng quên rằng các nước khác cũng bị thiệt hại và đang đứng ngoài giám trận để cân nhắc về quyền lợi của mình sau khi Hoa Kỳ đẩy lui Trung Quốc. Việc trợ cấp doanh nghiệp nội địa, bảo vệ khu vực kinh tế nhà nước, không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, nhập nhằng sử dụng doanh nghiệp có quy chế tư nhân mà chính là nơi tiếp thu hay đánh cắp công nghệ của thiên hạ cho mục tiêu an ninh và quân sự là các tệ nạn đang bị phơi bày.
- Về an ninh và quân sự, Bắc Kinh công khai bành trướng và uy hiếp các nước lân bang mà phủ nhận mọi phán quyết của các tổ chức quốc tế. Điển hình là việc tranh chấp chủ quyền trên các quần đảo từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á và khống chế các dòng hải lưu từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương tới Trung Đông và Âu Châu. Bắc Kinh không chỉ thách thức sức mạnh của Hoa Kỳ mà còn đòi khống chế các nước khác, từ bên trong là Tân Cương, Tây Tạng đến bên ngoài là Đài Loan và Hong Kong, xuống tới Nam Thái Bình Dương. Đấy là “trật tự quốc tế” đích thực của Trung Quốc.
Việt Nam nên làm gì?
Nguyên Lam: Khi đó Việt Nam nên làm gì, thưa ông?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Việt Nam nên nhìn xa hơn trận thương chiến hiện nay mà tự xác định là một quốc gia biết tôn trọng trật tự quốc tế, và đấy là ưu thế cạnh tranh của mình. Muốn như vậy, nên kiểm điểm lại quá nhiều sai lầm đã qua.
- Trước hết, các nước đều ưu lo về nạn ô nhiễm môi sinh và hiện tượng nhiệt hóa địa cầu mà Trung Quốc lại không tôn trọng và còn liên tục gây họa cho thiên hạ. Việt Nam nên ưu tiên tham gia vào nỗ lực chung và cải tiến môi trường sinh sống của mình cho người dân được hưởng và khỏi bị quá nhiều thiệt hại chồng chất như hiện nay. Đấy là biểu hiện của văn minh và tiến bộ bên cạnh một Trung Quốc ngang ngược tàn phá môi sinh của nhân loại.
Tôi cho rằng Việt Nam không cần ra tuyên ngôn chống Tầu hay Thoát Trung hoặc công khai dựa vào Hoa Kỳ mà chỉ lặng lẽ đổi mới thể chế để cho thấy rằng mình khác và nhất là đáng tin hơn.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
- Thứ nhì, sau môi sinh, hãy nghĩ tới quyền lợi của giới lao động mà ban hành rồi thực thi các luật lệ bảo vệ thích hợp, điển hình là sự cam kết trong khuôn khổ của Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương với 10 nước kia. Vai trò của công đoàn tự do và độc lập sẽ là một ưu thế cạnh tranh, khác hẳn vai trò hiện nay của các chi bộ đảng trong mọi doanh nghiệp công, tư và nước ngoài tại Trung Quốc.
- Thứ ba là cải cách hạ tầng cơ sở vô hình mà then chốt là hệ thống luật lệ nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng cho mọi doanh nghiệp, là điều không hề có tại Trung Quốc, vì vậy mới gây mâu thuẫn gay gắt trong trận thương chiến hiện nay.
Nguyên Lam: Có lẽ thính giả của chúng ta thấy rằng Việt Nam nên cố gắng làm khác Trung Quốc. Phải chăng đấy là những đề nghị chính yếu của ông?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta nên ý thức ra một sự thật là cái trật tự quốc tế hình thành từ 75 năm nay, từ Thế Chiến Hai, đang cần cải thiện vì nhân loại đã bước vào một hình thái phát triển khác. Nhưng thay vì cùng các nước từng bước cải thiện trật tự đó thì Bắc Kinh muốn lập ra một trật tự mới, với Trung Quốc là trung tâm.
- Khi ấy, Việt Nam nên xác định rằng mình không là một thuộc quốc cỏn con của Trung Quốc, với mọi nhược điểm đã thấy trong quốc gia láng giềng đáng sợ này. Càng làm rõ cái khác, Việt Nam càng có thêm bạn hàng và đồng minh để khỏi đơn phương đứng trên tuyến đầu, dưới tầm đạn của Bắc Kinh và cầu mong xứ khác bảo vệ, hay lại phải đu dây giữa hai thế lực đối nghịch ở hai bờ Thái Bình Dương.
- Thành thử, tôi cho rằng Việt Nam không cần ra tuyên ngôn chống Tầu hay Thoát Trung hoặc công khai dựa vào Hoa Kỳ mà chỉ lặng lẽ đổi mới thể chế để cho thấy rằng mình khác và nhất là đáng tin hơn. Từ việc đổi mới thể chế, Việt Nam nên cải cách chiến lược vận động đầu tư nước ngoài vì không chỉ thiếu vốn nên cần thiên hạ mà còn gây lãng phí khi đi vay và sử dụng vốn. Bây giờ lại còn dùng vốn của Tầu để ngầm bán đồ vào Mỹ là một quyết định tai hại từ đầu vào là Trung Quốc cho tới đầu ra là Hoa Kỳ!
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phỏng vấn tuần này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/EconomicForum/beyond-the-trade-war-05282019131131.html
Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào danh sách
các nước phải theo dõi về thao túng tiền tệ
Bộ Tài chính Mỹ hôm 28/5 xếp Việt Nam vào danh sách 9 nước cần phải theo dõi về thao túng tiền tệ vì chưa đáp ứng được một số tiêu chí của Mỹ.Báo cáo hàng năm của Bộ Tài chính Mỹ được gửi cho Quốc hội, xem xét các chính sách của 21 đối tác thương mại lớn của Mỹ. 9 nước bị đưa vào danh sách phải theo dõi bao gồm Ireland, Ý, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản và Nam Hàn.
Có 3 tiêu chí để Bộ Tài chính Mỹ quyết định một nước có bị xem là thao túng tiền tệ hay không gồm: có thặng dư thương mại lớn với Mỹ, có thặng dư tài khoản vãng lai lớn và thiên lệch với bằng chứng rõ ràng, thường xuyên can thiệp tiền tệ.
Trong báo cáo năm nay, Bộ Tài chính Mỹ đã mở rộng phạm vi xem xét. Theo tiêu chí mới, bất cứ quốc gia nào có kim ngạch thương mại hai chiều với Mỹ hơn 40 tỷ đô la đều bị xem xét, thay vì chỉ 12 đối tác lớn nhất trước kia. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng hạ ngưỡng thặng dư tài khoản vãng lai xuống từ 3% GDP còn 2% GDP.
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam năm ngoái đã đạt gần 60 tỷ đô la. Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ vào năm 2018 là gần 35 tỷ đô la, theo số liệu của Tổng cục Thống kê.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/treasury-says-nine-trade-partners-deserve-scrutiny-over-currency-practice-05292019084112.html
Có sự hiểu nhầm về ‘kinh tế VN
sớm vượt Singapore’?
Một bản tin của Bloomberg nói nền kinh tế của Việt Nam “có thể lớn hơn” Singapore vào năm 2029 đang gây ra nhiều tranh luận theo hướng ngờ vực, mỉa mai trên một số diễn đàn mạng ở Việt Nam.Các chuyên gia kinh tế nói có tâm lý hoài nghi đó là do nhiều người hiểu nhầm giữa các khái niệm “quy mô nền kinh tế” và “mức sống”. Đồng thời, các chuyên gia cũng khuyến cáo Việt Nam cần thay đổi mô hình kinh tế mới duy trì được tăng trưởng.
Bản tin ngắn do Bloomberg đăng lên hôm 28/5 trích dẫn dự báo của Ngân hàng DBS nói rằng Việt Nam “có tiềm năng tăng trưởng với tốc độ 6-6,5% trong thập kỷ tới”, căn cứ vào dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy mạnh vào Việt Nam cũng như sự gia tăng về năng suất trong những năm tới.
“Nếu Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng đó, kinh tế Việt Nam sẽ có quy mô lớn hơn kinh tế Singapre sau 10 năm nữa”, nhà kinh tế Irvin Seah làm việc ở Singapre viết trong tài liệu nghiên cứu được công bố hôm 28/5, theo bản tin của Bloomberg. Thông tin này được nhiều tờ báo, trang tin điện tử của Việt Nam đăng lại.
Trên các diễn đàn Bàn luận về Kinh tế-Chính trị và Góc nhìn Báo chí-Công dân với tổng cộng hơn 263.000 thành viên, xuất hiện hàng trăm ý kiến bình luận về bản tin. Đa số những người tham gia bình luận cho rằng việc kinh tế Việt Nam vượt Singapore là “hoang đường”, “ảo tưởng”, hay “mơ hão”.
Một số ít người có cách nhìn nhận điềm tĩnh hơn, bày tỏ quan điểm rằng dự báo của ngân hàng DBS là “hoàn toàn có khả năng”, giống như Trung Quốc đã vượt Nhật Bản về quy mô kinh tế. Tuy nhiên, họ lưu ý rằng “không nên nhầm lẫn giữa Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP), tức là tầm vóc nền kinh tế, với thu nhập đầu người”. Họ nói thêm rằng GDP đầu người “mới thể hiện sự thịnh vượng của quốc gia”, và việc báo chí trong nước so sánh tổng GDP “thật buồn cười”.
Doanh nhân Trần Quốc Quân, người nổi tiếng trên mạng xã hội và hiện sinh sống ở Ba Lan, chia sẻ với quan điểm cho rằng nhiều người có sự nhầm lẫn về các khái niệm kinh tế.
Dựa vào các số liệu do các tổ chức quốc tế công bố, ông Quân, với chuyên môn về thống kê, tính toán rằng với mức tăng trưởng trung bình 3,2%/năm, GDP của Singapore năm 2019 dự kiến là 359 tỷ đô la Mỹ sẽ tăng thành 492 tỷ đô la vào năm 2029.
Vấn đề là ở chỗ duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay mà lại vẫn dựa trên mô hình cũ thì liệu có duy trì được hay không về lâu về dài. Hai là duy trì tốc độ tăng trưởng như vậy có thực sự có ý nghĩa không cho sự phát triển về lâu dài của Việt Nam?
Nhà kinh tế Phạm Chi Lan
Về mức dự báo cho Việt Nam, doanh nhân Trần Quốc Quân tính toán rằng với tốc độ tăng trưởng trung bình 6,5%/năm, GDP của Việt Nam sẽ tăng từ 266 tỷ đô la của năm 2019 lên 499 tỷ đô la vào năm 2029.
VOA thực hiện tính toán độc lập với các số liệu tự thu thập và cũng đi đến kết quả tương tự.
“Năm 2029 QUI MÔ kinh tế của Việt Nam đuổi kịp và vượt Singapore nhé. 499 tỷ USD so với 492 tỷ USD”, ông Quân viết trên trang Facebook cá nhân có tổng cộng hơn 13.000 người theo dõi.
Mặc dù vậy, doanh nhân này cũng lưu ý rằng “QUI MÔ nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn có thể đuổi kịp và vượt Singapore nhưng MỨC SỐNG tính theo đầu người thì còn lâu, chắc phải hơn nửa thế kỷ nữa nếu vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng này”.
Từ góc nhìn của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, quy mô kinh tế của Việt Nam có vượt Singapore hay không, điều đó không quá quan trọng, mà theo bà, vấn đề chính của Việt Nam là “phải cải thiện một cách rất cơ bản về hiệu quả của tăng trưởng kinh tế để có thể hướng tới tăng trưởng bền vững”.
Nữ chuyên gia kinh tế kỳ cựu phân tích với VOA rằng mô hình tăng trưởng của Việt Nam lâu nay vẫn dựa vào các nhân tố cũ như lao động giá rẻ, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu, điều đó sẽ bộc lộ nhược điểm trong những năm tới. Bà Lan nói thêm với VOA:
“Vấn đề là ở chỗ duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay mà lại vẫn dựa trên mô hình cũ thì liệu có duy trì được hay không về lâu về dài. Hai là duy trì tốc độ tăng trưởng như vậy có thực sự có ý nghĩa không cho sự phát triển về lâu dài của Việt Nam? Vì vậy, có vượt Singapore về quy mô trong một thời gian nào đó thì nó cũng không phải là những cái mang lại giá trị lớn hay dài hạn cho đất nước và người dân”.
Việt Nam cần “phát triển dựa vào nội lực nhiều hơn” thay vì dựa quá nhiều và đầu tư nước ngoài, song song với điều đó, cải cách thể chế để chống tham nhũng tốt hơn, giúp tăng hiệu quả cho nền kinh tế là việc “hết sức cần thiết”, nữ chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đề xuất.
“Chỉ cần làm được như vậy không thôi, Việt Nam đã có thể tăng trưởng cao hơn, nhất là hiệu quả tăng trưởng được cải thiện hơn”, bà Lan nói với VOA.
Hồi tháng 3/2006, trong một cuộc trả lời phỏng vấn được nhiều báo lớn của Việt Nam đăng tải, nói về khoảng thời gian mà Việt Nam cần để đuổi kịp các nước trong khu vực về thu nhập bình quân đầu người với điều kiện tất cả các nước đều duy trì đà tăng trưởng, ông IL Houng Lee, Trưởng đại diện IMF ở Việt Nam tại thời điểm đó, cho rằng Việt Nam có thể phải mất 18 năm để đuổi kịp Indonesia, 34 năm với Thái Lan và 197 năm với Singapore.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, GDP đầu người của Singapore năm 2017 là 55.235 đô la Mỹ. Con số trong cùng năm của Việt Nam là 2.343 đô la.
https://www.voatiengviet.com/a/co-su-hieu-nham-ve-kinh-te-vn-vuot-singapore/4937265.html
Chỉ sau một tiếng ùm, hàng ngàn ha đất vườn máu thịt
biến mất dưới nước sông
An NhiênÔng Ba Sổ không ngờ có một ngày mình trở thành người nổi tiếng nhất cồn Tân Bắc.Ông cũng hoàn toàn chẳng thể ngờ nổi, ở tuổi tám mươi ba, sau gần một thế kỷ sinh sống trọn vẹn trên cồn, ông và người vợ đã bảy mươi chín tuổi sắp phải tay trắng ra đi. Bởi vì hầu như toàn bộ gia sản, đất đai của họ đều đã sụp xuống dưới lòng sông Tiền.
Ông Ba Sổ tên trong giấy tờ là Dương Văn Sổ, nhà cặp bờ sông Tiền, trên cồn Tân Bắc (cồn Dơi) thuộc ấp Tân Bắc, xã Tân Phú, huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre. Chỉ là một ông lão nông dân vô cùng bình thường, nhưng mấy năm nay, chỉ vừa bước chân vào cồn Tân Bắc hỏi ông Ba Sổ thì hầu như ai cũng à lên: “Là ông già mất hết đất đó hả?”
Ghe hút cát lậu đậu đông không thua chợ nổi Cái Răng
Cách đây chục năm, nhà ông khá lắm, vườn cây trái rợp kín bảy công đất. Nhưng từ hồi bị nạn “cát tặc” tới giờ, vườn và đất lần lần sụp xuống sông sạch sẽ. Ông bà chỉ còn một thẻo mỏng dánh vài mét kẹp giữa bờ bao trong, và lòng sông.
Trên cái thẻo đất đó, hai vợ chồng già đã dỡ nhà, dời nhà vô tới ba lần, cuối cùng đành chịu náu lại trong ngôi nhà tạm bợ nhỏ xíu. Bên này một bộ ngựa gỗ, trên mắc cái võng cũ mèm đòng đưa là nơi ông ngủ. Bên kia, chiếc giường gỗ to rộng chân quỳ đóng theo kiểu xưa, một đầu giường đóng dính cả chiếc tủ khá lớn, dấu vết còn sót lại của một thời rủng rỉnh ăn nên làm ra. Những chiếc chân quỳ kiểu cách giờ đứng chơ chỏng, tương phản đến đáng thương trên nền đất nện đen đủi lam nham.
Nhờ ơn đội quân hút cát khổng lồ hoành hành trên sông Tiền, cồn lở dữ dội. Tiền bạc từ huê lợi thửa vườn của vợ chồng ông Ba đổi thành đá tảng đổ xuống chân bờ bao hết. Một chỉ vàng lúc đó giá bốn, năm trăm ngàn đồng, ông Ba sang tận Đồng Tâm (Tiền Giang) mua tổng cộng tới 25 triệu tiền đá tảng, đổ xuống chân bờ bao để kè bờ. Nhưng bó tay!
Không chỉ hút cát giữa lòng sông, đội quân hút cát mò vào tận mép cồn, ngang nhiên neo ghe vô những gốc bần lớn mọc cách bờ bao có vài mét rồi cứ thế hút tận lực.
“Ghe với xà lan cát hàng trăm chiếc, đậu đen sông, (đông đúc) không khác gì cái chợ nổi Cái Răng”-anh Trần Hoàng Quân kể- “Tới nỗi có cả xuồng bơi ra bán cháo vịt cháo gà, cà phê sữa đá (cho người trên ghe hút cát), đủ hết”.
Chỉ chục năm, nó hút bứt cái cồn
Từ ba năm nay, anh Quân giữ “chức” tổ phó tổ Nhân dân tự quản chống tội phạm khai thác cát sông trái phép số 2 ấp Tân Bắc. Anh lấy vợ là dân cồn này. Siêng năng, chịu khó, hai vợ chồng lần lần tạo lập cơ nghiệp gồm hơn 3 mẫu vườn trong cồn và một vựa trái cây ngoài lộ lớn, chỉ cách vài cây số.
Giống như hầu hết người dân mé trên cồn, toàn bộ đất vườn của anh Quân đều nằm cặp sông Cái (nhánh sông Tiền Giang chảy qua vùng này-bên kia là sông Hàm Luông). Hưởng no nê dòng nước ngọt vô tận và phù sa bồi đắp mỗi năm cùng mưa thuận gió hòa, đất vườn mang lại huê lợi dồi dào. Một công (1.000 m2) sầu riêng, nếu trúng mùa có thể thu trên 200 triệu. Trừ hết công thuê người làm, phân bón, thuốc trừ sâu… khoảng 20-30 triệu, ít nhứt chủ vườn bỏ túi được 150 triệu đồng/năm. Nhà nào tự làm, không thuê nhân công thì còn lời nhiều hơn.
Trên chiếc cồn nổi dài theo sông Tiền này, dân tuyệt đại đa số sống bằng nghề vườn, từ cả trăm năm nay.
Bởi vậy, khi những khu vườn đã cho cây trái hàng chục năm nay bắt đầu theo nhau lở ùm ùm xuống sông, đe dọa trực tiếp đến kế sinh nhai, anh Quân cũng như tất cả dân cồn xắn tay bắt đầu cuộc chiến ngoan cường chống lại lũ hút cát trộm.
Người dân cồn Tân Bắc kể, trước đây nhiều năm, mé bờ bên Bến Tre bồi rất mạnh. Đất vườn của dân còn kéo dài ra 30 m-50 m ra mặt sông hiện tại, rồi mới đến bờ bao cũ. Ngoài bờ là bãi lục bình dày bít. Tiếp đó là bãi bồi kéo dài từ mỏm Hàm Luông xuống gần như suốt dọc cồn, rộng vài chục mét. Bần, ô rô, cóc kèn, mái dầm, dứa dại… mọc dày đặc “bịt bùng tới nỗi tàu Mỹ bắn từ ngoài sông vô cũng không lọt qua được”-ông Sáu Đen kể. Ngày ngày người dân vẫn lội ra đó bắt rùa, rắn, cua đinh.
-Vậy mà chỉ chục năm, “nó” hút bứt cái cồn. Bứt luôn cái đê bao ngoài. Nhà nước phải lăn đê vô trong. Một lần lăn một lần dân mất đất. Cái đê này lăn ba lần rồi. Cô hỏi mí (mép) cồn ngày xưa hả? Đứng trên này chỉ đâu có tới. Phải bơi xuồng ra mới chỉ tới lận-ông Ba Sổ lệu đệu đi ra sát mí sông, giơ tay chỉ.
Mới tháng 3 mà nắng gay gắt như lửa. Trong nắng quái, mặt sông Tiền càng mênh mang. Ở vài khúc sông, những thân dừa khoảng 20 năm ngã ngang ngoài mặt nước tít xa vẫn còn đánh dấu nơi đó từng là đất, là vườn.
Kéo dài từ mỏm Hàm Luông đến cuối cồn Dơi, một cảnh tượng chung đáng sợ: những ngôi nhà đổ sập, bốn bức tường gạch đỏ hay sơn xanh vỡ nát nằm thoi loi giữa nước sâu. Những cánh cửa vẫn đóng chặt nhưng không còn được che chở cho mái ấm nào nữa.
Người dân làm đủ cách để giữ chân bờ bao: xây gạch, xây bê tông, đóng cừ tràm, cừ bằng thân dừa gie ngang ra sông để làm yếu dòng chảy, tấn hàng ngàn bao cát, nuôi lục bình, trồng bần… Vô ích! Phía nhà ông Sáu Lai, hàng mít trên bờ bao vẫn đeo bầy trái nặng trĩu nhưng một nửa bộ rễ phơi trọn ra ngoài vì bị bóc sạch lớp đất. Chỉ vài tuần lễ nữa thôi, với sóng đánh ngày đêm vào bờ đất thịt mềm không còn bất cứ thứ gì che chắn, tất cả những hàng mít, hàng dừa sống sót này cũng sẽ nối tiếp nhau ngã ùm xuống sông hết.
Gần mỏm Hàm Luông, bờ bao bê tông vỡ chìm xuống sông hàng mảng lớn. Ao nuôi cá của hộ nào đó đã bị bể. Những nhà kho lớn của các công ty nuôi cá giờ gần như nằm ngay mép nước.
Đang là mùa khô, nhưng đó đây những chiếc xáng cạp đã gừ gừ móc đất lên đắp cho cao những bờ bao riêng của từng hộ dân. Đến mùa mưa, đất đã đủ cứng lại, may mắn thì chống được sức nước cả trên cao đổ xuống, dưới sông tràn lên.
Nhưng đó chỉ là may mắn thôi. Không ai dám đoán được ngày nào những chiếc lưỡi của dòng sông sẽ thản nhiên liếm nốt lớp đất đai, vườn tược, nhà cửa còn lại.
Bể bờ bao thì dân trong cồn chết hết
Ông Hai Nhỏ, hàng xóm ông Ba Sổ kể: mới cách đây mấy năm, tính từ bờ bao vô, vườn ông Ba Sổ có một liếp dừa, một liếp nhãn long, một liếp nhãn quế, tiếp đến một liếp dừa nữa mới vô thấu nhà. Mỗi liếp chừng 6 m bề ngang, kéo dài hết 150 m chiều rộng đất. Giờ mất sạch. Lòng sông khúc này đã ăn sâu vô tới hơn 20 m.
Dòng nước cứ gặm lem lém chân đê. Chỉ cách ba tuần, chúng tôi quay lại cồn, những bựng đất còn nguyên cỏ cao tới bụng người đã tuột xuống lòng sông. Mặt đê bao chỉ còn một lối nhỏ xíu, dân phải dắt xe đạp qua chứ không dám chạy.
Ngôi nhà của ông Ba đã lùi hết đất. Không còn chỗ, bàn thờ thiên phải dựng ngay sát bờ bao, ngay dưới lối chân người đi, xe chạy. Sợ bụi đất xổ xuống bàn thờ, ông bà căng tấm nilon cũ che vòng. Nhưng dù hai ông bà chủ già vẫn cố gắng giữ sạch sẽ và tươm tất nhất có thể, dù những bông hoa đỏ thắm mang tên Hạnh phúc vẫn luôn cắm đầy chiếc bình nhỏ trên bàn thờ, vẫn không giấu nổi sự rệu rã đến đáng thương của quang cảnh.
Trụi lủi, không còn bãi bồi hay vườn tược che chắn, bây giờ khi nước lớn, tầm mắt từ ngoài sông có thể xồng xộc phóng thẳng đến tận bàn thờ tổ tiên, đến tận giường ngủ. Đêm xuống, ngọn đèn vàng mờ mờ dưới cái chái nhà thấp trĩu không mang cho người ta sự yên lòng như vẫn thường thấy, mà chỉ càng trĩu nặng thêm nỗi bất lực và cô độc.
Từ nhà ông Ba, bờ cồn sạt lở nặng nhất kéo dài xuống cả ngàn mét. Vì từ mé này, cồn Tân Bắc hơi cong ngang ra mặt sông. Người dân giải thích do quá nhiều cát đáy sông bị lấy mất, tạo thành những lòng chảo sâu bên dưới nên đất phải từ chỗ cao hơn trụt xuống bù lại, khiến bờ bao cồn không còn chân đứng nữa. Địa hình lòng sông biến dạng quá lớn cũng khiến dòng chảy thay đổi. Mùa nước đổ, dòng nước xói thẳng vào phần đất cồn cong ra này.
-Đêm nằm nghe đất lở ùm ùm xuống sông. Dân cồn này không dám ăn, không dám ngủ-chị Năm Dánh nói.
Tổng cộng có đến 13 hộ dân mất đất nặng nề: ông Ba Sổ mất khoảng 6 công; anh Sáu Đen, ông Tư Dần, ông Năm Dánh, bà Hai Bé, anh Út Nhỏ, ông Sáu Lai, ông Năm Lai… mỗi người đều mất từ một tới hơn 3 công… Đất cồn này màu mỡ hơn nhiều chỗ khác. Mỗi công đất mới trồng chôm chôm, giá khoảng 300-400 triệu đồng. Vườn sầu riêng đắt hơn nhiều, tới năm, sáu trăm triệu/công. Còn vườn ở mé sát lộ, không bị sạt lở có giá tới cả tỷ; tỷ ba, tỷ tư/công.
“Nhưng mấy năm nay hổng ai hỏi mua nữa”-ông Chín kể. Ông có vườn ở mé trong của cồn, không bị sạt lở.
“Nhưng mà bể bờ bao thì ở sâu như tui cũng chết, dân trong cồn chết hết, cây trái chết hết”-ông nói thêm.
Những miền đất thịt ngã xuống sông
Đêm 10/3, vừa phờ phạc trở về sau một ngày trời giang nắng lặn lội hết trong vườn lại ra sông, có một anh thanh niên lượn sát chiếc xe máy tới bên anh đạo diễn của chúng tôi, nói em chờ anh chị ở đây lâu lắm rồi. Rồi em dúi vào một chiếc phong bì mỏng.
Chúng tôi không biết phải làm gì. Mười mấy năm qua, đã có hàng ngàn bài báo điều tra, phỏng vấn, phân tích đủ kiểu về hiện trạng khai thác cát tận diệt + khai thác lậu cộng với việc ngăn dòng thủy điện trên sông Mê Kông đã khiến mỗi năm thêm 500 ha đất của người dân Đồng bằng sông Cửu Long mất hút xuống sông.
Được biết từ đầu năm đến nay, các lực lượng chức năng của tỉnh Bến Tre đã phát hiện, bắt giữ hơn 650 phương tiện khai thác cát trái phép, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước; xử phạt gần 5,5 tỷ đồng.
Nhưng, số tiền phạt trên chỉ là hạt cát so với lợi nhuận khổng lồ mà lũ hút cát lậu thu được. Mỗi đêm hút khoảng 3-5 chuyến, một xà lan thu lời cả trăm triệu đồng. Lợi nhuận choáng óc như thế, chỉ bằng vài biện pháp xua đuổi, “tự quản” của người dân làm sao có thể chấm dứt?
Ngoài ra, về an ninh, không thể tiếp tục để người dân mạo hiểm trực diện với những kẻ liều lĩnh và cố tình vi phạm pháp luật.
Mười mấy năm nay, hàng trăm ngàn ha đất thịt của Đồng bằng đã thành đáy sông theo đà hút cát lậu hung hãn.
Đất thịt có nghĩa là đất trồng trọt tốt. Nhưng ở một nghĩa khác, nó chính là máu thịt của nhiều đời người nối nhau vun bồi nên vườn tược xanh tươi, làm nên danh tiếng miệt vườn Nam Bộ.
Nhưng, những máu thịt trải hàng trăm năm đó đang ngày ngày biến mất tăm dưới hàng chục sải nước sông.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/thousands-of-land-swallowed-by-river-05282019122413.html
Hàng ngàn nhân viên ngân hàng lớn ở Việt Nam
bỏ việc
Tin Vietnam.– Báo Vietnamnet ngày 28 tháng 5 năm 2019 loan tin, nhiều ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam đã và đang xảy ra tình trạng hàng loạt nhân viên xin nghỉ việc.Thí dụ như ngân hàng VPBank, trong báo cáo tài chính của ngân hàng này cho biết, chỉ tính riêng quý một năm 2019, đã có 520 nhân viên của ngân hàng nghỉ việc. Theo báo Vietnamnet thì số lượng nhân viên nghỉ việc trong thời gian này của VPBank có thể lớn hơn, vì phía ngân hàng đã liên tục đăng tuyển nhiều nhân viên vào các vị trí khác nhau. Và với số lượng nhân viên nghỉ việc như trên, VPBank được xem là ngân hàng có số lượng nhân viên nghỉ việc nhiều nhất trong những tháng đầu năm 2019.
Đối với Viettinbank, một ngân hàng được xếp vào top 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam, có mức thu nhập bình quân trong top 6 hàng năm, số lượng nhân viên nghỉ việc trong những tháng đầu năm là 280 người.
Nguyên nhân được suy đoán có thể là do sự thay đổi trong chính sách lương. Thí dụ như tại Viettinbank, mức thu nhập bình quân giảm từ 31,3 triệu đồng của quý 1 năm 2018 xuống còn 28,5 triệu đồng ở quý 1 năm 2019. Ngoài hai ngân hàng trên, thì còn có nhiều ngân hàng khác cũng có số lượng nhân viên sụt giảm.
Việc có hàng ngàn nhân viên ngân hàng nghỉ việc khiến dư luận đặt ra nhiều nghi vấn. Bởi mức thu nhập của nhân viên ngành ngân hàng luôn là niềm mong muốn của nhiều người Việt.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/hang-ngan-nhan-vien-ngan-hang-lon-o-viet-nam-bo-viec/
‘Nhất đới nhất lộ’
tăng hợp tác Việt – Trung trong nghiên cứu?
Nguyễn HùngSáng kiến Vành đai và Con đường, nguyên văn theo âm Hán Việt là ‘Nhất đới, Nhất lộ’ có thể đã góp phần đáng kể vào việc tăng cường hợp tác trong nghiên cứu khoa học giữa Trung Quốc và các quốc gia khác trong đó có Việt Nam.
Số liệu thống kê từ cơ sở dữ liệu các nghiên cứu có thẩm định lớn nhất thế giới Elsevier’s Scopus cho thấy các khoa học gia Việt Nam và Trung Quốc đã cùng đứng tên trong gần 1.700 công trình nghiên cứu trong giai đoạn 2013-2017 và mức tăng trưởng hợp tác trong giai đoạn này đạt trên 85%.
Vẫn theo thống kê xuất hiện trên trang chuyên về giáo dục và nghiên cứu ở bậc đại học Times Higher Education có trụ sở tại Anh, số nghiên cứu chung giữa các trí thức Thái Lan và Trung Quốc tăng hơn 80% trong cùng giai đoạn, đạt hơn 3.600 công trình. Con số cho Malaysia là hơn 3.300 nghiên cứu với mức tăng trưởng 175%.
Mức tăng đối với các quốc gia lớn hơn như Nga và Ấn Độ đều ở mức trên 90%. Nước láng giềng của Ấn Độ, Pakistan, thậm chí có mức tăng gần 220% và tổng số nghiên cứu chung giữa hai bên lên tới gần 6.500.
Giáo sư Susan Robertson từ Đại học Cambridge nói với Times Higher Education rằng Trung Quốc khuyến khích các đại học của nước này tìm cách tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường. Bà Robertson nói: “Người ta cũng dành ra ngân quỹ để họ [các trường đại học] phát triển chiến lược xuyên quốc gia.”
Sáng kiến Vành đai và Con đường được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố hồi năm 2013 khi Bắc Kinh cam kết bỏ ra 750 tỷ đô la để tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới. Trung Quốc nhắm tới gần 70 nước với nửa dân số thế giới và trên 40% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu.
Nhà nghiên cứu Colin Parks từ Khoa Báo chí của Đại học Hong Kong Baptist cho rằng Trung Quốc sẽ có “vai trò trực tiếp trong việc tạo dựng những mặt căn bản” trong quá trình phát triển của các nước liên quan tới sáng kiến của Bắc Kinh.
Chuyên gia này nhận định: “Về mặt lịch sử mà nói, sự áp đảo về kinh tế tất yếu dẫn tới áp đảo về văn hoá ở mức độ nhất định… Nhìn vào sự mất cân bằng quá lớn giữa Trung Quốc và các láng giềng gần, tương quan lịch sử dễ thấy là trường hợp của Hoa Kỳ đối với Mỹ Latin trong phần lớn thế kỷ 20.”
Colin Parks dẫn nghiên cứu của nhiều học giả cho rằng sự thống lĩnh của Hoa Kỳ với các quốc gia Mỹ Latin có thể xem là “bành trướng truyền thông và văn hoá”. Về mặt truyền thông, Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc đang phát bằng 44 ngôn ngữ trong đó có cả tiếng Việt. Kênh truyền hình bằng tiếng Anh CGTN trong khi đó tăng cường hoạt động trong cố gắng cạnh tranh với CNN và BBC.
Trong giáo dục, Trung Quốc cũng đặt mục tiêu đón nửa triệu sinh viên quốc tế tới các trường đại học ở Trung Quốc trong năm 2020. Mặc dù Trung Quốc hiện mới chỉ có hai đại học nằm trong 100 đại học hàng đầu thế giới theo xếp hạng của Times Higher Education, Đại học Thanh Hoa đã lần đầu tiên vươn lên đứng đầu châu Á trong bảng xếp hạng 2019. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có tham vọng đưa trên 40 đại học của nước này đạt chất lượng quốc tế trong vòng 30 năm nữa.
Quay trở lại lĩnh vực nghiên cứu, Times Higher Education cũng nói trong giai đoạn 1997-2017, số nghiên cứu có thẩm định từ Trung Quốc trong cơ sở dữ liệu đầu bảng thế giới Elsevier’s Scopus tăng trên 1.300%so với mức tăng gần 65% của Hoa Kỳ và trên 110% của châu Âu trong cùng giai đoạn. Người ta cho rằng số nghiên cứu của Trung Quốc sẽ vượt Hoa Kỳ trong vài năm tới.
Đương nhiên mối lo đối với hầu như tất cả những gì tới từ Trung Quốc là chất lượng tới đâu. Times Higher Education nhắc lại trường hợp một tạp chí phương Tây đã rút lại 100 bài nghiên cứu của các tác giả Trung Quốc trong năm 2017 vì họ cho rằng quá trình thẩm định các bài này có vấn đề. Nhưng người ta cũng nói so với tổng số khổng lồ các công trình nghiên cứu từ Trung Quốc, số công trình có thẩm định theo kiểu dối trá không phải là nhiều.
Người ta còn đang dự đoán chỉ trong vòng một năm nữa Trung Quốc sẽ vượt Hoa Kỳ về số công trình nghiên cứu khoa học được trích dẫn. Và một khi sức mạnh mềm của Trung Quốc chinh phục được thế giới thì ảnh hưởng của nó ở Việt Nam có lẽ cũng là điều tất yếu.
https://www.voatiengviet.com/a/nhat-doi-nhat-lo-trung-quoc-hoa-ky/4936131.html
Khi công thổ lũ lượt đội nón ra đi
Trân VănChưa bao giờ tính chất phản động của Điều 53 trong Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành rõ ràng như bây giờ.
Theo Điều 53: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Tài nguyên nước, khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do nhà nước dùng công sản đầu tư, đang được nhà nước thay mặt toàn dân quản lý, sử dụng như thế nào có lẽ ai cũng biết và sẽ được bàn vào dịp khác.
Riêng đất đai – một loại tài sản cũng thuộc “sở hữu toàn dân” thì cần phải ngẫm nghĩ kỹ, hành động sớm, nếu không, ngay cả cám cũng chẳng còn…
***
Kết quả Kiểm toán bảy dự án được đầu tư theo hình thức BT do Kiểm toán Nhà nước (KTNN) công bố hồi cuối tuần trước đều dính đến đất (1).Khác với BOT (nhà đầu tư bỏ vốn thực hiện dự án rồi tổ chức khai thác dự án cho đến khi thu hồi đủ cả vốn lẫn lãi thì chuyển giao cho chính quyền), BT là hình thức chỉ có hai công đoạn, nhà đầu tư bỏ vốn thực hiện dự án, sau khi hoàn tất sẽ chuyển giao luôn cho chính quyền, đổi lại, nhà đầu tư sẽ được giao một dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và hưởng lợi, hoặc được thanh toán theo thoả thuận đã được ghi trong hợp đồng.
Căn cứ vào báo cáo do KTNN mới công bố thì cả bảy dự án được đầu tư theo hình thức BT mà KTNN đã kiểm toán thì dự án nào cũng trái với hình thức BT: Nhà đầu tư nhận thực hiện dự án để lấy đất nhưng chưa thực hiện dự án đã được giao đất. Khi đem đất đổi công trình, hệ thống công quyền vừa định giá đất rất thấp, vừa vận dụng đủ thứ qui định để nhà đầu tư có thể giảm tối đa khoản tiền sử dụng đất phải nộp cho công quỹ.
Phần lớn các công trình được chính quyền nhiều địa phương lựa chọn để đầu tư theo hình thức BT đều không cấp bách, thiệt hại do đổi đất lấy bảy công trình này khoảng 3.000 tỉ đồng! Trước đó, khi tổ chức kiểm toán 30 dự án được đầu tư theo hình thức BT, KTNN từng xác định, chuyện đem đất đổi công trình gây thiệt hại khoảng 4.515 tỉ đồng. Công thổ đổi chủ không đơn thuần là “thiệt hại cho ngân sách”, đó là tổn hại của toàn dân.
***
Đất đai – tài sản thuộc “sở hữu toàn dân” – không chỉ thất tán vì bị mang ra đổi các công trình khoác áo phục vụ dân sinh, phúc lợi công cộng, kiểu như “Dự án Giải quyết ngập do triều cường khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu – Giai đoạn 1” một trong bảy dự án được đầu tư theo hình thức BT mà KTNN mới công bố.Trước nay, loại tài sản thuộc “sở hữu toàn dân” này vẫn được dùng làm vốn để giao cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Khi các DNNN trở thành gánh nặng, toàn dân không còn kham nổi, chúng được cổ phần hóa (thay đổi nguồn gốc sở hữu). Tiến trình cổ phần hóa các DNNN giống nhau ở chỗ, đất đai được “giải tư” (chuyển đổi quyền sở hữu từ của toàn dân thành của tư nhân) với giá như giá của bèo.
Một báo cáo khác mà KTNN vừa công bố, sau khi ghé mắt nhìn vào chuyện quản lý – sử dụng đất trong quá trình cổ phần hóa các DNNN ở Đà Nẵng, minh họa thêm cho thực trạng vốn đã kéo dài cả thập niên trên toàn quốc: Đất – tài sản thuộc “sở hữu toàn dân” – trở thành vốn của các công ty cổ phần. Các công ty cổ phần có vốn nhà nước thành lập liên doanh. Liên doanh đệ trình các dự án xin khai thác nguồn vốn là đất rồi công ty cổ phần có vốn nhà nước chuyển nhượng phần đất được xem như vốn với giá rẻ mạt (2).
Chẳng riêng Đà Nẵng mà chỗ nào cũng vậy. Công thổ – tài sản thuộc “sở hữu toàn dân” – dù được xem như đất vàng vì vị trí đặc biệt – lũ lượt đội nón ra đi. Toàn dân mất cả chì lẫn chài vừa vì vuột mất “vàng”, vừa vì “vàng” được định giá quá rẻ, lại mất phần lớn tiền sử dụng đất, thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất,… được hệ thống công quyền tìm mọi cách để chỉ thu ở mức thấp nhất.
Cho dù chuyện “chuyển đổi quyền sử dụng đất” từ “sở hữu toàn dân” thành sở hữu tư nhân diễn ra rầm rộ trên toàn Việt Nam đã hai thập niên song toàn dân được hưởng những gì từ đó? Chính sách an sinh, phúc lợi công cộng liệu có tốt hơn? Duy trì “sở hữu toàn dân” đối
với đất đai chỉ tạo ra những cá nhân đột nhiên giàu có đến mức “nứt đố, đổ vách”, xem đồng bào mình như cỏ rác.
Duy trì “sở hữu toàn dân” đối với đất đai đã giúp biến rừng thành những trang trại không phải của toàn dân như Hà Nội (3), Đắk Nông (4),… Tình trạng bờ của những con sông chảy trong lòng nhiều đô thị như TP.HCM, rồi bờ biển của nhiều tỉnh, thành phố, thậm chí đảo (5),… những thắng cảnh nổi tiếng ở nhiều nơi (6), đổi chủ, trở thành những chỗ đại đa số công dân không được phép lui tới, đột nhiên trở thành… tất nhiên.
Đất đai thuộc “sở hữu toàn dân” vừa tạo ra vô số thảm án như vụ Đặng Văn Hiến (7), biến hàng triệu người thành vô gia cư, bế tắc về sinh kế như ở Thủ Thiêm (TP.HCM), vừa hỗ trợ những viên chức như ông Nguyễn Thanh Sơn, cựu Bí thư Huyện ủy Sông Hinh, sở hữu hàng chục ngàn mét vuông đất ở thị trấn Hai Riêng, khi phải giao trả để tránh bị cưỡng chế, nộp đơn kiện hệ thống công quyền đòi bồi thường (8).
Đất đai thuộc “sở hữu toàn dân” nên chính quyền tỉnh Quảng Nam vừa công khai nhắc nhở hệ thống truyền thông chính thức “không thông tin sâu” về chuyện tại sao gia đình ông Vũ Ngọc Hoàng, cựu Bí thư Tỉnh ủy, trở thành chủ hai lô đất diện tích 1.261 mét vuông ở thành phố Tam Kỳ “để tránh ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương” (9).
Đất đai thuộc “sở hữu toàn dân” đã mở đường cho hết scandal này đến scandal khác, hết viên chức này đến viên chức khác từ trung ương đến địa phương, hết viên tướng này đến viên tướng khác của cả quân đội lẫn công an phạm pháp, đa số chỉ bị khiển trách, cảnh cáo, tước bỏ những chức vụ đã từng mang. Tỉ lệ viên chức bị phạt tù, tài sản bị tịch thu, sung công vì làm thất tán đất đai, tài sản thuộc sở hữu toàn dân có tương xứng không?
Với tốc độ, khả năng “sáng tạo” trong chuyển đổi quyền sở hữu về đất đai và lối xử lý nửa mùa như thế, làm sao chặn được viễn cảnh toàn dân trắng tay? Đến giờ, thực tế cho thấy, nhà nước – tổ chức đại diện toàn dân quản lý đất đai – chỉ mới giúp nguồn lợi từ đất đai lọt từ “sàng” này, xuống “nia” khác. Toàn dân đã được gì và sẽ hưởng gì từ chuyện nhà nước giành tư cách đại diện để toàn quyền sử dụng công thổ?
***
Nhiều người thất vọng khi chính phủ Việt Nam rút Dự luật sửa Luật Đất đai, không trình dự luật cho Quốc hội Việt Nam xem xét trong năm nay (10). Có thể gửi gắm hy vọng nào vào nỗ lực sửa luật đất đai không khi Hiến pháp vẫn thế, các Điều 53, 54 không thay đổi: Dành riêng cho nhà nước tư cách đại diện để toàn quyền quản lý, sử dụng công thổ mà không chịu bất kỳ sự kiểm soát, bất kỳ hình thức chế tài nào?Chú thích
(1) https://plo.vn/thoi-su/kiem-toan-nha-nuoc-15-du-an-bot-va-bt-co-sai-pham-834936.html
(2) https://tuoitre.vn/mot-loat-dai-gia-an-dam-dat-vang-nho-co-phan-hoa-20190522112953784.htm
(3) https://vnexpress.net/thoi-su/ca-nghin-cong-trinh-vi-pham-tren-dat-rung-soc-son-3898105.html
(4) https://baotainguyenmoitruong.vn/tai-nguyen/dak-nong-ai-sai-pham-trong-vu-cap-so-do-hon-370ha-dat-rung-1267911.html
(5) https://tuoitre.vn/gian-nan-mo-duong-xuong-bien-giat-minh-sua-sai-20180503084949548.htm
(6) https://infonet.vn/da-nang-de-nghi-quan-ly-cac-loi-len-xuong-bien-va-duong-di-bo-ven-bien-post295024.info
(7) https://plo.vn/phap-luat/luat-va-doi/an-tu-cho-dang-van-hien-va-su-day-dua-cua-chinh-quyen-782320.html
(8) https://nhadat.tuoitre.vn/nguyen-bi-thu-huyen-giao-9-700m2-dat-cho-chinh-quyen-truoc-ngay-bi-cuong-che-20190306165954.htm
(9) https://tuoitre.vn/de-nghi-khong-thong-tin-sau-2-lo-dat-1-261m2-cua-gia-dinh-cuu-bi-thu-tinh-uy-20190522072915114.htm
(10) https://tuoitre.vn/lui-sua-doi-luat-dat-dai-den-2020-vi-nhieu-van-de-phuc-tap-20190410113031523.htm
https://www.voatiengviet.com/a/khi-cong-tho-lu-luot-doi-non-ra-di/4935896.html
0 nhận xét