Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin khắp nơi – 27/05/2019

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019 16:01 // ,

Tin khắp nơi – 27/05/2019

Trump và Abe, hai nhà lãnh đạo có đầu óc thực tế

Thanh Hà
Chỉ bốn tuần trước thượng đỉnh G20 Osaka –Nhật Bản, tổng thống Hoa Kỳ và phu nhân công du xứ hoa anh đào. Nếu như Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của Tokyo, ngược lại toàn bộ an ninh của Nhật Bản đều được đặt trong tay Hoa Kỳ. Sự vồn vã của Donald Trump với lãnh đạo Bắc Triều Tiên khiến Tokyo nửa mừng, nửa lo.
Tổng thống Donald Trump là nguyên thủ quốc tế đầu tiên được tân Nhật hoàng long trọng tiếp đón. Đây là một sự trọng thị đặc biệt mà hoàng gia Nhật chỉ dành riêng cho chủ nhân Nhà Trắng.
Trước Tokyo, từ Bắc Kinh đến Paris, Luân Đôn đều đã trải thảm đỏ đón nguyên thủ Mỹ, biết tổng thống Donald Trump thích được tâng bốc và đều xem đó là một ngôn ngữ để nói chuyện riêng với Donald Trump. Nhưng tất cả đều đã thất bại. Tổng thống Hoa Kỳ vẫn mở cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, và đã không để Pháp thuyết phục ở lại trong hiệp định hạt nhân với Iran. Dù là Luân Đôn đồng minh thân thiết nhất Washington tại châu Âu, nhưng nguyên thủ Mỹ không bỏ lỡ cơ hội để chỉ trích chính quyền Anh ngay cả trên một số hồ sơ nội bộ của nước này.
Với Nhật Bản, từ khi tổng thống Trump nhậm chức tháng 1/2017, thủ tướng Shinzo Abe là nhà lãnh đạo thường xuyên lui tới phòng Bầu Dục hơn cả. Lần này là chuyến công du Nhật Bản lần thứ nhì của nguyên thủ Mỹ. Chưa kể là đến cuối tháng 6/2019, ông sẽ trở lại Nhật dự thượng đỉnh G20 Osaka.
Báo chí quốc tế nói đến một “mối quan hệ đặc biệt” giữa Donald Trump và Shinzo Abe. Điều đó không cấm cản tổng thống Hoa Kỳ vẫn đe dọa áp thuế vào xe hơi, thép và nhôm của Nhật bán sang Hoa Kỳ. Donald Trump không từ bỏ mục đích thu hẹp thâm hụt thương mại 70 tỷ đô la một năm của Mỹ với Nhật Bản. Về chiến lược, Tokyo đang lo ngại trước thái độ quá vồn vã của Donald Trump với Kim Jong Un nhất là sau thượng đỉnh Singapore 2018.
Về phía thủ tướng Nhật, Shinzo Abe liên tục chứng tỏ là một người bạn tốt với Donald Trump. Thậm chí ông là một trong hai nhà lãnh đạo trên thế giới đánh giá tổng thống Hoa Kỳ xứng đáng được đề cử tranh giải Nobel Hòa Bình, vì những nỗ lực giải trừ hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Câu hỏi đặt ra là thủ tướng Nhật Bản đang tính toán những gì và liệu rằng, chiến thuật tâng bốc Donald Trump của ông có đem lại kết quả mong muốn hay không ? RFI Pháp ngữ đặt câu hỏi với chuyên gia Guibourg Delamotte, giảng dậy tại Học Viện Ngôn Ngữ và Văn Minh Phương Đông, INALCO của Pháp.
Trước hết bà đánh giá về cách cư xử của thủ tướng Shinzo Abe với tổng thống Mỹ, Donald Trump :
Guibourg Delamotte : “Chắc chắn là Donald Trump cảm kích về mối quan tâm mà Shinzo Abe đã dành cho ông ngay từ đầu. Khác với châu Âu, Nhật Bản đã không xem thường Trump và nhờ đó Tokyo ghi được một điểm hết sức quan trọng trong mắt Donald Trump. Hơn nữa tôi thực sự nhận thấy có một sự tôn trọng nào đó giữa hai người mặc dù là họ xuất thân từ hai môi trường rất khác nhau. Câu hỏi đặt ra là chiến thuật đó của ông Abe có hiệu quả hay không, chúng ta phải nhìn nhận rằng hiện đang có nhiều hồ sơ gây bất đồng và đừng quên rằng Donald Trump không ngần ngại gì khi áp thuế nhắm vào kim loại của Nhật”.
Ngay khi đặt chân đến Nhật Bản bắt đầu chuyến công du bốn ngày, tổng thống Mỹ đã tuyên bố ông muốn Mỹ Nhật có một mối quan hệ mậu dịch “công bằng” ?
Guibourg Delamotte : Đúng như vậy. Donald Trump chưa bao giờ đổi ý trên hồ sơ này. Ông ấy luôn trăn trở vì khoản nhập siêu 70 tỷ đô la của Mỹ với bạn hàng Nhật Bản. Tổng thống Hoa Kỳ cũng muốn bảo vệ công việc làm cho người Mỹ trên đất Mỹ. Cần chú ý rằng, Donald Trump là một doanh nhân, ông chủ trương đàm phán song phương để buộc Nhật Bản nhượng bộ. Ngược lại, thủ tướng Abe lại chủ trương đàm phán đa phương, điển hình là qua Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương đã được hoàn tất dưới thời tổng thống Obama. Nhưng rồi khi lên cầm quyền, ông Trump đã rút Mỹ ra khỏi hiệp định đa phương này và đòi đàm phán lại từ đầu”.
Chỉ riêng về thương mại, hai hồ sơ gây tranh cãi giữa Mỹ và Nhật Bản là công nghệ xe hơi và nông nghiệp. Washington vẫn đang đe dọa đánh thuế xe hơi Nhật và đây là điều mà Tokyo muốn tránh bằng mọi giá ?
Guibourg Delamotte : Vâng, đương nhiên. Mỹ là thị trường lớn nhất để xuất khẩu xe Nhật. Nếu như Washington tăng thuế thì giá thành sẽ bị đẩy lên, và như vậy xe Nhật sẽ đắt hơn đối với người tiêu dùng ở Mỹ, xe Nhật mất đi lợi thế cạnh tranh. Xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ sụt giảm. Tuy nhiên tháng 9 năm ngoái đôi bên đã bắt đầu dàn xếp với nhau, đã đưa ra một nền tảng để từ đó bắt đầu đàm phán. Theo thỏa thuận này, Tokyo và Washington đồng ý thu hẹp thâm hụt mậu dịch của Mỹ; Nhật Bản cam kết bảo vệ công việc làm cho người Mỹ. Đổi lại Washington chấp nhận để cho Nhật bảo vệ lĩnh vực nông nghiệp, không cam kết nhiều với phía Mỹ so với những gì đã quy định trong thỏa thuận TPP mà Mỹ đã rút lui, hay là so với hiệp định tự do thương mại giữa Nhật với Liên Hiệp Châu Âu. Tôi nghĩ là sớm hay muôn, thì đôi bên sẽ đạt được đồng thuận trên cả hai lĩnh vực này. Bởi vì Trump và Abe cần lẫn nhau, cả về mặt kinh tế lẫn chiến lược. Đặc biệt là trong nhãn quan của ông Trump, ông Abe luôn bày tỏ thiện trí hơn những đối tác khác rất nhiều.
Nhưng về mặt chiến lược, Iran và Bắc Triều Tiên hiện là hai điểm nhậy cảm của trục Washington –Tokyo ?
Guibourg Delamotte : Trước hết về Iran, cho đến nay, lập trường của Nhật gần với châu Âu hơn là với Mỹ, bởi vì Tokyo vốn có nhiều mối quan hệ làm ăn với Teheran. Nhật cũng mong Hoa Kỳ chóng xóa bỏ cấm vận Iran. Nhưng có ít khả năng là Shinzo Abe đương đầu với Donald Trump về hồ sơ này nhất là sau khi Nhật Bản trông thấy những nỗ lực của châu Âu đã không đi đến đâu. Tôi hoàn toàn tin tưởng là Tokyo sẽ có cùng quan điểm với Mỹ về hạt nhân Iran. Rủi ro đặt ra ở đây đối với Nhật, là Trump luôn dùng đòn vừa dụ, vừa dọa và ông hoàn toàn có thể đổi thái độ với Iran nếu chính quyền Teheran có một số nhượng bộ nào đó. Hồ sơ nguyên tử Bắc Triều Tiên phức tạp hơn. Nhật Bản từ trước tới nay vẫn chủ trương giải trừ hạt nhân Bắc Triều Tiên một cách toàn diện và không thể đảo ngược – Đây cũng là lập trường của Mỹ. Nhưng sự vồn vã của Donald Trump với Kim Jong Un khiến Tokyo hoang mang. Thêm vào đó, ở Washington ngày càng có nhiều tiếng nói cho rằng, Mỹ không nên có thái độ triệt để như vậy mà hãy lôi kéo Bắc Triều Tiên về phía mình, qua đó tăng cường kiểm soát các hoạt động hạt nhân của Bình Nhưỡng. Thay đổi về hồ sơ Bắc Triều Tiên này của Mỹ không phù hợp với quan điểm của Nhật. Tokyo không muốn có những giải pháp nửa vời, hay là Washington có một số nhượng bộ với Bình Nhưỡng. Bởi đây là bước đầu để phá hủy luôn cả hiệp định cấm phổ biến vũ khí hạt nhân”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190527-trump-va-abe-hai-nha-lanh-dao-co-dau-oc-thuc-te

Họp Trump-Abe: Tokyo muốn

Bình Nhưỡng trả công dân Nhật bị bắt cóc

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói ông ủng hộ một cuộc họp trực tiếp gữa các nhà lãnh đạo của Nhật Bản và Bắc Hàn.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nói ông Trump cam kết “ủng hộ hết mình” đối với cuộc họp đó, là sự kiện mà ông muốn có các đối thoại “thẳng thắn” về chính sách hạt nhân của Bắc Hàn và về những người Nhật bị Bắc Hàn bắt cóc.
Trump gạt bỏ các thử nghiệm ‘vũ khí nhỏ’ của Bắc Hàn
Nhật: ‘Bắc Hàn là đe dọa cấp bách nhất’
Nhật Bản không bình luận vụ ‘gặp Bắc Hàn ở VN’
Bắc Hàn thả du khách Nhật vì ‘nhân đạo’
Tổng thống Mỹ nói ông trông đợi sẽ có “những thứ tốt lành” được đưa ra từ phía Bắc Hàn.
Ông Trump, người đang có chuyến thăm bốn ngày tới Nhật Bản, đã trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp gỡ Nhật Hoàng Naruhito.
Trong cuộc họp hôm thứ Hai tại Điện Akasaka, nơi đón tiếp khách quốc gia, ông Trump và ông Abe đã thảo luận về nhiều vấn đề, từ thương mại tới ngoại giao.
Thủ tướng Nhật Bản nói hai nhà lãnh đạo có cùng tham vọng muốn thấy Bắc Hàn giải trừ hạt nhân, nhưng hai bên có vẻ như không thống nhất quan điểm về các vụ thử hạt nhân tầm ngắn mà Bình Nhưỡng thực hiện hồi đầu tháng.
Vụ bức hại công dân Nhật là ‘quan trọng nhất’
Ông Abe, người coi các vụ thử hạt nhân ở Bắc Hàn là mối đe dọa cho an ninh Nhật Bản, đã mô tả các vụ thử này là “vô cùng đáng tiếc”, trong lúc cá nhân ông Trump thì nói ông “không bận tâm”.
Tổng thống Mỹ cũng mô tả nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un là “một người rất thông minh”, và nói ông trông đợi “rất nhiều tốt lành” sẽ được đưa ra từ Bắc Hàn.
Bình luận của ông được đưa ra sau khi Bắc Hàn gọi Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton là một “gã cuồng chiến”.
Bên cạnh việc ủng hộ các cuộc đối thoại giữa ông Abe và ông Kim, tổng thống Mỹ nói ông sẽ làm việc với Tokyo để đưa các công dân Nhật bị điệp viên Bắc Hàn bắt cóc hàng chục năm trước trở về.
Bắc Hàn thừa nhận đã bắt cóc 13 công dân Nhật Bản trong thập niên 1970-1980, và đã trả cho Nhật năm người vào năm 2002.
Bình Nhưỡng nói những người còn lại đã chết, nhưng Nhật không tin.
Các công dân Nhật bị bắt cóc nhằm huấn luyện cho điệp viên Bắc Hàn văn hóa, phong tục tập quán và tiếng Nhật.
Vấn đề đã kéo dài hàng chục năm này là một chương đen tối trong quan hệ giữa Bình Nhưỡng với Tokyo.
Ông Abe nói chủ đề bắt cóc công dân Nhật vẫn là “điều quan trọng nhất” đối với chính phủ ông, và nói thêm rằng các gia đình nạn nhân “đánh giá cao” việc ông Trump gặp gỡ họ vào hôm thứ Hai.
“Bất kể nhiệm kỳ của tôi ra sao, tôi cũng phải làm mọi thứ có thể để giải quyết vấn đề này,” ông Abe nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48424642

Trump gạt bỏ

các thử nghiệm ‘vũ khí nhỏ’ của Bắc Hàn

Tổng thống Mỹ Donald Trump gạt bỏ những lo ngại về các vụ thử tên lửa gần đây của Bắc Hàn, điều này dường như mâu thuẫn với cố vấn an ninh quốc gia của ông.
Trong một tweet được đăng ngay sau khi đến Nhật Bản vào Chủ nhật, ông Trump gọi các tên lửa của Bắc Hàn là “vũ khí nhỏ”.
Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton cho biết hôm thứ Bảy rằng việc Bắc Hàn thử tên lửa vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Mỹ: Trump chấp thuận ‘bán 8 tỷ đôla vũ khí’ cho Saudi
Liệu Biden, phó TT của Obama có thể đánh bại Trump?
Tổng thống Trump bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản vào Chủ nhật 26/5 và đã chơi golf với Thủ tướng Shinzo Abe.
Hai nhà lãnh đạo cùng nhau ăn sáng vào Chủ nhật, trước khi ra sân golf 16 lỗ ở Chiba, bên ngoài thủ đô Tokyo.
Ông Trump cho biết ông muốn đạt được thỏa thuận với Nhật Bản để giải quyết vấn đề mà ông gọi là mất cân bằng thương mại giữa hai nước.
Ông Trump viết: “Bắc Hàn đã phóng một số vũ khí nhỏ, làm phiền một số người của tôi và những người khác, nhưng không phiền tôi”. Ông nói thêm: “Tôi tin tưởng rằng Chủ tịch Kim sẽ giữ lời hứa với tôi.”
Đây không phải lần đầu tiên, ông Trump viết trên Twitter những điều có thể gây mâu thuẫn với ông Bolton, và cả với quốc gia sở tại. Ông Abe tuần trước đã gọi các vụ thử tên lửa của Bắc Hàn là “vô cùng đáng tiếc”.
Ông Bolton và ông Abe đều cáo buộc Bắc Hàn vi phạm các nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
Sự mâu thuẫn giữa tổng thống Mỹ và cố vấn an ninh quốc gia của ông theo sau những quan điểm trái ngược của cả hai gần đây về chính sách đối ngoại, bao gồm cả cách giải quyết cuộc khủng hoảng tại Venezuela và mối quan hệ của Mỹ với Iran.
Bắc Hàn thử nghiệm những vũ khí nào?
Việc nối lại quan hệ hợp tác giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ tưởng rằng đã đạt được năm ngoái sau khi ông Trump và ông Kim gặp nhau tại Singapore.
Nhưng mối quan hệ đã trở nên tồi tệ trong những tháng gần đây sau khi hội nghị thượng đỉnh thứ hai giữa ông Trump và ông Kim kết thúc ở Việt Nam mà không đạt được thỏa thuận nào.
Giữa lúc căng thẳng gia tăng, Bắc Hàn đã thực hiện nhiều vụ thử vũ khí.
Đầu tháng này, Bắc Hàn thử một số tên lửa tầm ngắn, phóng từ bán đảo Hodo ở phía Đông của nước này. Truyền thông Bắc Hàn cho biết đích thân ông Kim giám sát một “cuộc tấn công diễn tập”, thử nghiệm nhiều loại tên lửa khác nhau.
Cuộc thử nghiệm này diễn ra sau khi Bình Nhưỡng cho biết đã thử nghiệm những gì được mô tả là “vũ khí dẫn đường chiến thuật” mới vào tháng Tư.
TQ tố Mỹ ‘xâm phạm’ chủ quyền kinh tế
Trung Quốc: Mỹ vu cáo, đặt điều về ‘ép buộc công nghệ’
Chính sách ‘ngoại giao gấu trúc’ của TQ
Cả hai cuộc thử nghiệm này không vi phạm lời hứa không thử tên lửa tầm xa hoặc hạt nhân. Tuy nhiên, những vụ thử nói trên có thể khiến Nhật Bản khó chịu.
Phát biểu tại Tokyo tuần trước, ông Abe lặp lại lời của ông Bolton, gọi vụ phóng tên lửa gần đây của Bắc Hàn là “vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và vô cùng đáng tiếc”.
“Trong khi hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ và các nước liên quan khác, chúng tôi đang lên kế hoạch giải quyết vấn đề này một cách thích hợp bằng cách tăng cường thực thi các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc,” ông nói.
Bắc Hàn đã phóng một số tên lửa vượt qua Nhật Bản vào năm 2017, và ông Trump nói với ông Abe rằng Mỹ có thể chặn tên lửa “nếu cần thiết”.
Tại sao ông Trump đến Nhật Bản?
Tổng thống Mỹ có mặt tại Nhật Bản để thảo luận về các vấn đề thương mại và an ninh. Các vụ thử tên lửa và chương trình hạt nhân của Bắc Hàn dự kiến sẽ đứng đầu chương trình nghị sự.
Nhật Bản được xem là một trong những đồng minh quan trọng nhất của Mỹ, vì lý do an ninh và kinh tế, và ông Trump đã tìm cách củng cố mối quan hệ, thực hiện các chuyến đi ngoại giao thường xuyên để gặp ông Abe.
Mối đam mê của họ với golf là một cách họ đã gắn kết. Họ chơi golf vào Chủ nhật tại Mobara ở Chiba.
Ngoài golf, ông Trump sẽ tham dự ngày cuối cùng của giải đấu “basho” sumo và gặp gỡ Hoàng đế mới của Nhật Bản, Naruhito.
Ông Trump sẽ là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp Nhật hoàng mới.
Cùng lúc đó, các cuộc đàm phán của đại diện thương mại của Trump, ông Robert Lighthizer và người đồng cấp Nhật Bản, Bộ trưởng Kinh tế Toshimitsu Motegi, đang diễn ra.
Họ đặt mục tiêu đạt được tiến bộ trong việc đàm phán một thỏa thuận thương mại giữa hai nước.
Ông Trump tin rằng mối quan hệ thương mại của hai nước không công bằng. Ông nói với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Tokyo vào thứ Bảy rằng “Nhật Bản đã có lợi thế đáng kể trong nhiều năm qua”.
Tình hình thương mại sẽ trở nên “công bằng hơn một chút”, ông Trump nói, mà không giải thích chi tiết.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48419404

Vì sao quân sự là điểm nhạy cảm nhất

trong tổng thể quan hệ Mỹ-Trung?

Do tồn tại mâu thuẫn khó hòa giải trong các vấn đề Đài Loan và Biển Đông…, quân đội hai nước Mỹ-Trung không tránh khỏi việc lên kế hoạch đấu tranh quân sự.
Quan hệ quân sự Mỹ-Trung luôn là tập hợp các hình ảnh phản chiếu phức tạp, hai bên đều cảm thấy khó khăn trong việc đánh giá, nhìn nhận đối phương là đối tác, đối thủ hay kẻ thù.
Ngay cả trong thời kỳ quan hệ quân sự hai nước tốt nhất vào những năm 1980, hai bên xác định nhau là đối tác chiến lược nhưng trong vấn đề Đài Loan vẫn tương đối thù địch.
Hiện tại, mặc dù trong vấn đề chống khủng bố, cướp biển, gìn giữ hòa bình thế giới cũng như các lĩnh vực an ninh phi truyền thống khác, Mỹ-Trung vẫn là đối tác không thể thiếu, nhưng cạnh tranh chiến lược giữa hai nước này vẫn đang ở mức chưa từng có.
Quan hệ quân sự hai nước luôn là điểm yếu lớn nhất trong quan hệ tổng thể Mỹ-Trung. Quân đội của bất cứ quốc gia nào đều phải luôn trong tư thế chuẩn bị chiến đấu để có thể đối phó với tình huống xấu nhất.
Do tồn tại mâu thuẫn khó hòa giải trong các vấn đề Đài Loan và Biển Đông…, quân đội hai nước Mỹ-Trung không tránh khỏi việc lên kế hoạch đấu tranh quân sự nhằm vào đối phương trong tình huống xấu nhất.
Quan hệ quân sự Mỹ – Trung đã xấu đi trong vài năm trở lại đây sau các hành động quân sự hóa bất hợp pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Mỹ đã rút lại lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân RIMPAC vào tháng 5/2018. Để đáp trả, một chỉ huy hải quân Trung Quốc hủy chuyến thăm đối tác Mỹ và một tàu hải quân Mỹ còn bị từ chối thăm cảng ở Hong Kong.
Cùng với việc Trung Quốc thúc đẩy hiện đại hóa quân sự, sự chênh lệch về năng lực quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục thu hẹp, mâu thuẫn mang tính cơ cấu giữa hai nước liên quan đến việc phân chia quyền lực và trật tự trong khu vực ngày càng rõ ràng hơn.
Sau khi Mỹ chính thức coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược lớn nhất, mâu thuẫn này đang vượt qua các vấn đề truyền thống trở thành nguyên nhân chính của cuộc đấu sức.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã từng cáo buộc Bắc Kinh tìm cách hạ uy tín của Tổng thống Donald Trump và khẳng định Mỹ sẽ không chịu chùn bước cả về kinh tế lẫn quân sự.
Sự đề phòng lẫn nhau về mặt an ninh và đối địch nhau về quân sự giữa hai nước đã quyết định mức độ phát triển quan hệ tổng thể Mỹ-Trung.
Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay, sự phát triển quan hệ quân sự của hai nước đã thụt lùi so với sự cải thiện quan hệ trong các lĩnh vực khác, ở một mức độ rất lớn đã quyết định mức độ khó khăn của hai nước trong việc xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới.
Trên thực tế, nhận thức về đối thủ của hai bên Mỹ-Trung có xu hướng tăng từ sau năm 2010.
Hàng loạt sự kiện cho thấy rằng Mỹ coi Trung Quốc chí ít là đối thủ quân sự hàng đầu tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mặc dù Trung Quốc chưa cho thấy họ trực tiếp thách thức quyền chủ đạo quân sự châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.
Trong khi đó, theo quan điểm của nhiều người Trung Quốc, Mỹ là mối đe dọa lớn nhất của Trung Quốc.
Sau khi Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền năm 2016, hải quân Mỹ thường xuyên tổ chức tập trận có quy mô lớn ở quanh các vùng biển Trung Quốc nhảy vào tranh chấp với các nước khác.
Tuy các quan chức của Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố cuộc tập trận này không có ý đồ gây chiến với Trung Quốc nhưng quân đội Mỹ lại coi tập trận này là khâu đầu tiên trong kế hoạch tác chiến tự do hàng hải.
Kể từ năm 2017, hải quân Mỹ đã nhiều lần triển khai tàu chiến và máy bay chiến đấu đến vùng biển gần Trung Quốc, đó là Biển Đông và eo biển Đài Loan. Mục đích được cho là thể hiện sự chuyển đổi chiến lược quốc phòng của Mỹ, tích cực tham gia cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn.
Từ khi chính quyền Tổng thống Donald Trump lên lãnh đạo, nước Mỹ đã hoàn thành chuyển đổi chiến lược quốc phòng từ lấy chống khủng bố làm trung tâm trong thời kỳ George W.Bush cầm quyền sang lấy chiến thắng trong cạnh tranh giữa các nước lớn là điểm cốt lõi. Dự thảo ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2019 đã thể hiện rõ việc xây dựng quân đội nước này tập trung để đối đầu với Trung Quốc và Nga.
Là cường quốc quân sự chiếm ưu thế ở châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ đảm bảo an ninh cho các đồng minh của mình bằng các lực lượng triển khai thường trú ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines.
Mỹ cũng đề xuất đảm bảo an ninh cho Đài Loan để giúp duy trì hiện trạng quan hệ giữa hòn đảo này với Trung Quốc, bất chấp việc Mỹ luôn khẳng định tôn trọng chính sách một Trung Quốc.
Trong khi đó, các học giả Trung Quốc nhận định Trung Quốc không có khả năng xâm phạm nước Mỹ, nhưng Trung Quốc có đầy đủ năng lực khiến Mỹ phải trả giá với mức không thể chịu nổi nếu ngày nào đó họ xâm phạm Trung Quốc.
http://biendong.net/bien-dong/28264-vi-sao-quan-su-la-diem-nhay-cam-nhat-trong-tong-the-quan-he-my-trung.html

TQ hôm nay là sai lầm của Mỹ 20 năm qua?

Hàng loạt tổng thống Mỹ, từ Bill Clinton đến Barack Obama, bị đánh giá là nhìn nhận sai tham vọng của Trung Quốc. Hậu quả của “sai lầm 20 năm” đến bây giờ mới bắt đầu phơi bày, khi Trung Quốc đã trở nên quá mạnh.
Bài phân tích của giáo sư Panos Mourdoukoutas, trưởng khoa kinh tế Đại học LIU Post (New York, Mỹ), đăng trên tạp chí Forbes.
Từ Biển Đông, Ấn Độ Dương cho đến châu Phi, Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ, thách thức vị thế thống trị của Mỹ. Đây là điều các nhà đầu tư nên trông chừng: căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bắt đầu lan ra xa hơn, không chỉ riêng thương mại.
Cần phải nhấn mạnh: sự trỗi dậy của Trung Quốc không phải vô tình. Nó diễn ra một cách có hệ thống, một chiến lược khổng lồ được giúp đỡ bởi “lòng tốt” của các đời tổng thống Mỹ trước.
Trong một báo cáo công bố gần đây, tổ chức học giả Hội đồng quan hệ đối ngoại (CFR) đánh giá rằng một loạt chính quyền Mỹ, từ trào Bill Clinton đến Barack Obama, đã nhìn nhận sai ý đồ chiến lược của Trung Quốc trên nhiều mặt trận; họ đã quá lạc quan về quan hệ Mỹ – Trung.
“Trong khi các vị tổng thống này nói chuyện lạc quan trong gần 20 năm, Trung Quốc đã áp dụng một chiến lược quy mô dưới thời ông Tập Cận Bình; dùng công cụ địa – kinh tế để lấn ép láng giềng và nhiều quốc gia khác, gần đây nhất là thông qua Sáng kiến Vành đai, con đường (BRI);
Vi phạm các quy tắc thương mại quốc tế, trộm cắp tài sản trí tuệ của Mỹ trên quy mô lớn; mở rộng lực lượng quân sự nhằm đẩy Hoa Kỳ phân tán khỏi Nhật Bản và Philippines; xây dựng và quân sự hóa Biển Đông, vi phạm luật quốc tế… Kiên trì vun đắp sức mạnh và ảnh hưởng với mục tiêu chiến lược thách thức vị trí quyền lực số 1 của Mỹ ở châu Á”.
Trận thương chiến Mỹ – Trung ngày nay là hậu quả gây ra bởi loạt chính sách của các đời tổng thống Mỹ trước – Ảnh: Forbes
Một trong những sai lầm của các tổng thống Mỹ trước đây là thất bại trong việc trấn an các đồng minh châu Á rằng Mỹ sẽ đứng cạnh họ nếu Trung Quốc tấn công. Đây là quan ngại được nhiều chuyên gia đối ngoại lên tiếng trong một thời gian dài.
Chẳng hạn, học giả Ely Ratner thuộc tổ chức Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) nhiều lần kêu gọi Washington từ bỏ chính sách trung lập ở Biển Đông, tăng cường sức mạnh ngoại giao bằng đảm bảo quân sự.
Trong bài viết “Siêu cường ẩn náu: Làm cách nào Trung Quốc che giấu tham vọng toàn cầu?” đăng trên ấn phẩm tháng 1-2 của tổ chức CFR, ông Ratner thể hiện rõ quan điểm: “Mỹ cần phải cảnh báo Trung Quốc: Nếu tình hình cứ tiếp tục ở Biển Đông, Mỹ sẽ từ bỏ chính sách trung lập và giúp các nước trong khu vực bảo vệ quyền lợi của họ. Washington cần làm
rõ: Mỹ có thể chấp nhận thế giằng co không mấy dễ chịu ở châu Á, nhưng Trung Quốc xưng bá thì tuyệt đối không”.
Quan hệ Mỹ – Trung trở nên sóng gió kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nhậm chức – Ảnh: REUTERS
Ở một góc nhìn khác, Ted Bauman – nhà kinh tế thuộc hãng tư vấn thị trường Banyan Hill Publishing – đồng ý rằng nước Mỹ đã đóng một vai trò trong sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng nó không hẳn xuất phát từ “lòng tốt”.
“Các chính quyền Mỹ liên tiếp nhau đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra nền kinh tế Trung Quốc hiện đại, trên hết là sự trợ giúp của chính quyền Clinton đưa Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO)… Nó phản ánh một thay đổi rộng hơn trong bản chất của nền kinh tế chính trị Mỹ, mà điều này lại góp phần tạo ra thâm hụt thương mại của chúng ta với Trung Quốc” – ông Bauman phân tích.
Và nói đến thâm hụt thương mại, một “thủ phạm” không nhỏ là chính sách tín dụng dễ dãi của Mỹ vốn cho phép người dân tiêu xài (đôi khi) vượt quá khả năng kiếm tiền, theo chuyên gia Bauman.
“Một quốc gia bị thâm hụt thương mại khi tiêu dùng vượt quá giá trị hàng hóa và dịch vụ nó tạo ra. Người làm công ăn lương Mỹ chính là hạt nhân của vấn đề thâm hụt thương mại với Trung Quốc, họ vay mượn tiền để mua hàng hóa Trung Quốc trước cả khi bản thân làm ra đủ để trả cho sản phẩm đó” – vị chuyên gia này giải thích.
Nói tóm lại: Các chính sách của Mỹ giúp Trung Quốc “cất cánh” trong 20 năm qua là một sai lầm nếu nhìn qua lăng kính của hôm nay, nhưng hồi xưa người ta lại thấy đó là cơ hội.
Và hôm nay, chính sách đối đầu Trung Quốc trông có vẻ như một cơ hội, nhưng 20 năm nữa chúng sẽ ra sao?
http://biendong.net/goc-nhin-moi/28255-tq-hom-nay-la-sai-lam-cua-my-20-nam-qua.html

Liệu Biden, phó TT của Obama có thể đánh bại Trump?

Đã bốn tuần kể từ khi Joe Biden tuyên bố ra tranh cử tổng thống. Từ đó, bất chấp những tiên đoán, tỷ lệ ủng hộ ông tăng trong các cuộc thăm dò, ông còn đạt số tiền gây quỹ ấn tượng.
Ông Biden cũng dường như đã gạt bỏ được cáo buộc về tiếp xúc thân thể phụ nữ một cách không thích hợp.
Ứng cử viên nhiều người nghĩ là một con hổ giấy này tạm thời nổi tiếng do sự công nhận tên tuổi cao và không thêm nhiều điều gì khác, đã cho thấy ông là một ứng viên đáng kể.
Tuy nhiên, ông cũng có rất nhiều cạm bẫy tiềm ẩn phía trước, và nhiều cách để vấp ngã trước khi đến đích.
Như người ta thường nói, chiến dịch tranh cử tổng thống là một cuộc đua đường dài chứ không phải chạy nước rút. Liệu chính trị gia kỳ cựu 76 tuổi từ tiểu bang Delaware có đủ sức để biến vị trí đang dẫn đầu sớm của mình thành ứng cử viên của đảng – và, trong 18 tháng, đắc cử tổng thống?
Tại sao Biden đang dẫn đầu
Vào một buổi chiều thứ Bảy nắng chan hoà, Joe Biden “chính thức” khởi động chiến dịch tranh cử tổng thống trước khoảng 6.000 người hâm mộ nhiệt tình ở Philadelphia.
Trong khi số người tham dự thua các buổi khai mạc chiến dịch của Thượng nghị sĩ Kamala Harris, California (20.000) và Bernie Sanders, Vermont (13.000), thì ít nhất nó cũng tạm thời trả lời câu hỏi những người thực sự cảm thấy hào hứng về ứng cử viên Biden là ai.
“Tôi nghĩ ông ấy chính là những gì mọi người đang chờ đợi”, Jason Pudleiner, một luật sư ở Philadelphia bình luận. Pudleiner đã đứng xếp hàng rất lâu để có một chiếc áo thun in tên Biden sau cuộc vận động ở Philadelphia. “Đó là sự kết hợp hoàn hảo của việc truyền bá hy vọng, và là người sẽ không bị Donald Trump bắt nạt. Tôi yêu người đàn ông này.”
Bỏ qua những lời ủng hộ qua một bên, giải thích lý do tại sao Joe Biden đang dẫn một cách bền bỉ là điều khá đơn giản. Ông đứng đầu trên danh sách tổng hợp các cuộc thăm dò ý kiến mới nhất của RealClearPolitic với 38%, vượt xa Thượng nghị sĩ tiểu bang Vermont Bernie Sanders ở mức 19%.
Ông không bỏ xa đối thủ ở các tiểu bang bỏ phiếu sớm Iowa và New Hampshire, nhưng đáng gờm ở Nam Carolina nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của các cử tri da đen.
Theo phân tích của Geoffrey Skelley thuộc trang FiveThentyEight.com, một ứng cử viên nổi tiếng như Biden, với tỷ số ủng hộ toàn quốc ở mức gần 40% trở lên có xác suất 75% giành được đề cử của đảng, tính từ năm 1972 đến nay.
Ngoài ra, còn phải nói đến quỹ tranh cử đang lớn lên một cách nhanh chóng của Joe Biden.
Trong khi khởi đầu muộn hơn các tên tuổi lớn khác trong lĩnh vực này, trong vòng 24 giờ đầu ông Biden đã mang về 6,3 triệu đôla, cao hơn số tiền của Sanders và cựu Dân biểu Texas Beto O’Rourke. Ông kiếm được 700.000 đôla trong một lần gây quỹ ở Hollywood và có triển vọng sẽ quyên được ngang số tiền đó trong chuyến đi đến thành phố New York sắp tới.
Biden cho thấy sẵn sàng chen vai thích cánh với những người có tiền để đóng góp và tài giỏi của đảng, điều có thể khiến giới cấp tiến trong đảng nhíu mày, nhưng sẽ cung cấp nhiều nhiên liệu cho bộ máy vận động tranh cử của ông.
Lịch sử cũng thuận lợi cho Biden. Các vị cựu hay đương kim phó tổng thống vận động sự đề cử của đảng thường giành được chiến thắng – gồm Al Gore năm 2000, George HW Bush năm 1988, Walter Mondale năm 1984, Hubert Humphrey năm 1968 và Richard Nixon vào năm 1960 và 1968.
Từ năm 1960 chỉ có hai cựu phó tổng thống không thành công trong việc được đề cử là ứng viên tổng thống của đảng là Humphrey năm 1972 và Dan Quayle năm 2000.
Những người chiếm giữ vị trí số hai trong Nhà Trắng có lợi điểm là đã phục vụ cho ít nhất một chiến dịch tranh cử thành công.
Họ có thể thiết lập một mạng lưới nhà tài trợ và người ủng hộ quốc gia, thông qua sức mạnh của văn phòng mình. Và họ thường có một khuôn mặt và cái tên được nhiều người trong giới chính trị biết đến. Điều này có giá trị cao.
Tại sao Biden có thể thắng
Theo một cuộc thăm dò ý kiến cử tri của Quinnipiac, Biden vừa nổi tiếng vừa được yêu thích – ứng cử viên mạnh nhất nếu đo lường theo những tiêu chuẩn đó.
Bốn mươi chín phần trăm người Mỹ cho biết họ có cái nhìn tích cực về vị cựu phó tổng thống, so với 39% tiêu cực. Cả Sanders và Trump, những cái tên được nhiều người biết đều thua Biden.
Thượng nghị sĩ tiểu bang Nam Carolina Dick Harpootlian, cựu chủ tịch Đảng Dân chủ của tiểu bang và là người ủng hộ lâu dài của ông Biden, nói rằng chìa khóa cho lời kêu gọi của cựu phó tổng thống chính là cá tính của ông.
“Ông ấy có lẽ là người chân thật, trung thực và chân thành nhất mà tôi từng gặp trong chính trị từ trước đến nay,” Dick Harpootlian nói. “Nhiều chính trị gia rất tính toán, mọi phát ngôn của họ đều quan tâm đến việc tái đắc cử hơn là hoàn thành công việc. Tôi nghĩ Joe Biden thực sự là người tốt. “
Biden nhận được nhiều cảm tình đáng kể vào năm 2015 sau cái chết của cậu con trai 46 tuổi mắc bệnh ung thư não.
Bi kịch cá nhân đánh dấu suốt cuộc đời Biden, khi ông mất người vợ đầu tiên và con gái trong một tai nạn xe hơi năm 1972, ngay trước khi tuyên thệ nhậm chức thượng nghị sĩ Hoa Kỳ của tiể̀u bang Delaware.
“Ông ấy có lẽ là người chân thật, trung thực và chân thành nhất mà tôi từng gặp trong chính trị từ trước đến nay,” Dick Harpootlian nói. “Rất nhiều người mà bạn giao tiếp với rất tính toán, mọi phát ngôn của họ đều quan tâm đến việc tái đắc cử hơn là hoàn thành công việc. Tôi nghĩ Joe Biden thực sự là người tốt.”
Biden đã nhận được thiện cảm đáng kể vào năm 2015 sau cái chết của cậu con trai 46 tuổi mắc bệnh ung thư não.
Bi kịch cá nhân đánh dấu suốt cuộc đời Biden, khi ông mất người vợ đầu tiên và con gái trong một tai nạn xe hơi năm 1972, ngay trước khi tuyên thệ nhậm chức thượng nghị sĩ Hoa Kỳ của tiể̀u bang Delaware.
“Tôi nghĩ rằng những bi kịch đã trải qua và cách ông vượt qua những bi kịch đó chứng tỏ ông là một người có tính cách, sức mạnh và đức tin to lớn”, Harpootlian nói.
“Tôi nghĩ rằng những bi kịch ông đã trải qua và cách ông vượt qua những bi kịch đó chứng tỏ ông là một người có tính cách, sức mạnh và đức tin to lớn”, Harpootlian nói.
Biden cũng có lợi thế từ việc làm phó tổng thống trong tám năm cho Barack Obama, người đã đánh bại ông trong cuộc tranh cử sơ bộ của đảng Dân chủ năm 2008, và sau đó chọn ông làm ứng cử viên tổng thống.
Đây có lẽ là một trong những lý do chính khiến Biden được sự ủng hộ rất cao của các cử tri da đen, ngay cả trong lúc các ứng cử viên như Thượng nghị sĩ Kamala Harris và Cory Booker chạy đua với ông.
Hai nhiệm kỳ của ông ở vị trí thứ hai, nơi ông thường xuyên xuất hiện bên cạnh hoặc chỉ đứng sau vai tổng thống, đã cho phép Biden có thể lấy điểm với phần lớn di sản của Obama – bao gồm việc thông qua Đạo luật Obamacare, gói kích thích kinh tế và cải cách ngành tài chính .
Trong bài phát biểu tại Philadelphia, Biden trích dẫn cả gói kích thích năm 2009 và Obamacare khi phản ánh cách ông sẽ cai trị – hợp tác với đảng Cộng hòa trong gói kích thích, và quyết định theo đảng Dân chủ về Obamacare.”
“Tôi biết có những lúc cần phải có một cuộc chiến tay đôi”, ông Biden nói. “Nhưng nó không phải cách nên làm trong mọi vấn đề.”
‘Đánh bại Trump’
Một khoảnh khắc ở giữa cuộc vận động tranh cử đầu tiên tại Philadelphia của Biden có lẽ minh họa cho sức mạnh lớn nhất – và cũng là nguy hiểm tiềm tàng – của cuộc tranh cử tổng thống mới khởi đầu này của ông.
Lời chúc phúc được đưa ra, Lời thề trung thành với tổ quốc được đọc, và bài Quốc ca được hát. Một ban nhạc và dàn hợp xướng thánh ca trình bày Amazing Grace và bản nhạc What’s Going On nổi tiếng của Marvin Gaye năm 1971. Các trợ lý đang loay hoay với Tele-prompter trên bục, để đảm bảo ứng viên Biden có thế đứng hoàn hảo trước các ống kính truyền hình trên bầu trời Philadelphia vào một buổi chiều nắng rực rỡ.
Sau khi đám đông la lên vài tiếng hô ngắn “Chúng tôi muốn Joe! “, Một người phụ nữ đã thực hiện một chiến thuật khác.
“Chúng ta không muốn ai? ” Bà bắt đầu hét lên.” Trump!” Nhiều người khác phụ hoạ. Sự nhiệt tình rất rõ ràng, nhưng nghe từ xa thì lại chỉ có vẻ như họ chỉ đang hô vang tên của tổng thống.
Rất nhiều ứng cử viên mong được đảng Dân chủ đề cử đang theo đuổi chiến lược họ là ai hoặc họ có thể làm gì. Elizabeth Warren có nguyên một sấp đề xuất chính sách. Sanders rao giảng cách mạng chính trị. Pete Buttigieg và Booker quảng bá tính cách cá nhân và thái độ lạc quan của mình.
Biden tập trung những ngày đầu của chiến dịch tranh cử vào người mà ông không ưa – Donald Trump. Và những gì ông có thể ngăn chặn – nhiệm kỳ bốn năm thứ hai của Trump.
“Tôi nghĩ nhiều ứng cử viên khác có ý tưởng tuyệt vời,” Harpootlian nói. “Họ có khát vọng lớn và họ rất giỏi trước công chúng – tất cả những điều bạn muốn ở một ứng cử viên. Nhưng họ không có kinh nghiệm, trọng tài hay sự cứng rắn mà Joe Biden mang đến trong cuộc chiến với Donald Trump. Biden có thể đối đầu với Trump trong mọi cuộc tranh luận, mọi lúc, mọi nơi.”
Trong bài phát biểu hôm thứ Bảy, Biden đã duyệt qua một danh sách các ưu tiên chính sách của đảng Dân chủ về y tế, giáo dục và môi trường, nhưng ông kết luận rằng “điều quan trọng nhất chúng ta phải làm để hoàn tất những điều này là đánh bại Donald Trump”.
“Nếu bạn muốn biết tấm ván đầu tiên và quan trọng nhất trong đề xuất thay đổi khí hậu của tôi cho nước Mỹ là gì”, ông nói. “Đánh bại Trump.”
Đó là một thông điệp đã gây được tiếng vang với đám đông ở Philadelphia và nói với những người thăm dò ý kiến rằng việc chọn một ứng cử viên có thể giành chiến thắng là ưu tiên hàng đầu của họ vào năm 2020.
“Trump nhất định phải xuống”, David Dignetti, một thợ sửa ống nước từ Philadelphia đến tham dự cuộc biểu tình của Biden cùng với vợ Deirdre nói. “Tôi chỉ muốn chính phủ hoạt động trở lại. Phải quay trở lại như cũ.
“Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, một lần nữa,” Dierdre lặp lại. “Thật tuyệt vời dưới thời Obama.”
Tại sao Biden có thể thua
Tất nhiên, có một mối nguy hiểm khi chọn một ứng cử viên mà chỉ căn cứ vào khả năng đánh bại địch thủ. Nếu có điều gì xảy ra để lột bỏ sự hấp dẫn đó – sự thiếu sắc bén trong các cuộc tranh luận, khi mà ứng cử viên thiếu năng lượng cần thiết hoặc sự nhiệt tình – thì sẽ không còn nhiều gì khác để dựa vào.
Liệu Biden có thể hoàn thành công việc? Có những ứng viên có kế hoạch chi tiết hoặc tham vọng hơn. Biden là một người tốt ư? Ông không phải là người tốt duy nhất. Và bạn biết những gì họ nói về những người tốt.
Vào tháng 3, nữ dân biểu Alexandria Ocasio Cortez, một ngôi sao đang lên trong phe cấp tiến của đảng, đã đưa ra một lập luận rõ ràng chống lại việc chọn một ứng cử viên dựa trên triển vọng đắc cử.
“Tôi nghĩ rằng trong giai đoạn đầu tiên này, chúng ta có trách nhiệm tìm kiếm và thực sự đấu tranh cho người mà chúng ta tin tưởng”, Cortez nói. “Những gì mọi người nghĩ sẽ giành được chiến thắng là sai. Gần như luôn luôn là vậy.”
Lựa chọn cho ứng cử viên “có thể đắc cử”, theo Cortez, là cách mà cử tri cuối cùng có thể phải chọn giữa các ứng cử viên mà họ không thích. Và trong khi tỷ lệ được ưa chuộng của Biden hiện đang ở mức cao, thì Biden có những khu vực sẵn sàng để cho người ta tấn công.
Câu hỏi đã được đặt ra, bởi Donald Trump và những người dưới quyền ông, về lợi ích kinh doanh ở Ukraine của con trai Joe Biden, Hunter Biden và bất cứ điều gì không đúng đắn mà Biden có thể đã làm để giúp thúc đẩy quyền lợi của Hunter.
Hillary Clinton không ra tranh cử tổng thống 2020
Mỹ: Kirsten Gillibrand tranh cử tổng thống
Mỹ: Đảng viên Dân chủ nào tranh cử năm 2020?
Rồi còn những lời buộc tội về việc đụng chạm không phù hợp vào người phụ nữ – kèm với video về việc biểu lộ tình cảm công khai và lời chứng thực từ hai người phụ nữ. Biden đã đáp lại những lời chỉ trích bằng cách nói ông là một người đồng cảm, nhưng ông hiểu rằng những kỳ vọng và tiêu chuẩn giao tiếp đã thay đổi.
Bào chữa này có thể sụp đổ nếu bằng chứng hoặc cáo buộc mới xuất hiện.
Tuổi của Biden cũng có thể là một mục tiêu. Ông sẽ được 78 tuổi vào ngày nhậm chức năm 2021 – tổng thống cao tuổi nhất từng được bầu vào nhiệm kỳ đầu tiên cho đến nay.
Theo một cuộc thăm dò của Gallup đầu tháng này, chỉ 63% người Mỹ cho biết họ sẽ sẵn sàng bỏ phiếu cho ai đó trên 70 tuổi làm tổng thống.
Tất nhiên, bản thân Trump đã 72 tuổi, vì vậy họ có thể không có nhiều sự lựa chọn.
“Bạn có được rất nhiều kinh nghiệm với tuổi tác”, Leeann Held, một nhân viên FBI đã nghỉ hưu, người tham dự cuộc vận động tranh cử cuối tuần của Biden nói. “Tôi biết rất nhiều người tuyệt vời ở độ tuổi đó.”
Tuy nhiên, lịch trình tranh cử kéo dài 18 tháng có thể khiến một ứng cử viên trẻ hơn cũng mệt nhoài.
Và trong khi Biden bước trên sân khấu Philadelphia với chiếc kính phi công thể thao và một nụ cười rộng mở, nếu ông bị vấp ngã trong thời gian tới, điều đó có thể thay đổi phương trình chính trị.
Cao tuổi cũng mang đến những thách thức khác. Biden đã giữ những chức vụ dân cử trong gần 40 năm – đủ lâu để các bức ảnh tập tin về chiến dịch tranh cử đầu tiên của ông vào Thượng viện của tiểu bang Delaware vào năm 1972 còn là hình đen trắng.
Đầu sự nghiệp chính trị của mình, ông đứng về phía những người kỳ thị miền Nam trong việc chống lại lệnh của tòa án cho việc xe buýt của trường học công lập phân biệt chủng tộc.
Với tư cách là chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện năm 1991, ông giám sát các phiên điều trần xác nhận của thẩm phán Clarence Thomas vào Tối cao Pháp viện và đã bị chỉ trích gay gắt trong việc xử lý các cáo buộc của Anita Hill rằng bà bị Thomas quấy rối tình dục.
Biden ủng hộ quyết liệt của một dự luật chống tội phạm năm 1994 mà nhiều người phe tả bây giờ nói rằng khuyến khích các bản án bắt buộc và bắt giam hàng loạt.
Ông bỏ phiếu cho cuộc xâm lược vào Iraq năm 2003 và thường xuyên thúc đẩy luật pháp có lợi cho các tổ chức tài chính lớn có trụ sở tại Delaware, bao gồm một dự luật tài chính năm 2005 ngăn chặn rất nhiều quyền xin khai phá sản cá nhân.
Đó là loại hồ sơ, nhìn một cách tổng thể, khiến Biden trở thành người không đại diện được cho một Đảng Dân chủ hiện đại.
“Khoảng cách giữa hình ảnh của Biden và hồ sơ của ông ấy thực sự đáng kinh ngạc”, Norman Solomon, một cây bút bình luận và người ủng hộ Bernie Sanders nói. “Tôi nghĩ rằng ông phát triển mạnh trên nền tảng thiếu kiến thức về những gì ông đã làm trong bốn thập niên.”
Trong Đại hội nghị Dân chủ Quốc gia năm 2016, Solomon giúp tổ chức các cuộc biểu tình của các người ủng hộ Sanders, những người nghi ngờ Hillary Clinton và khối chính trị gia chuyên nghiệp đảng Dân chủ. Solomon nói lần này, cử tri thậm chí có thể cảnh giác hơn với Biden, người mà Solomon cho là ứng cử viên mặc định của Đảng Dân chủ cũ.
“Biden rất không được những người cấp tiến ưa chuộng,” Solomon nói. “Khác biệt giữa sự đưa tin của truyền thông đại chúng và truyền thông trực tuyến cấp tiến về Biden rất lớn. Trong một môi trường, ông ấy gần giống như thánh. Ở môi trường kia, ông gần giống như quỷ dữ.”
Như vậy câu hỏi được đặt ra là đối thủ của Biden sẽ làm để làm cho ông bị mất ủng hộ. Elizabeth Warren từng yêu cầu cựu phó tổng thống ủng hộ dự luật phá sản năm 2005, nói rằng sự tức giận của bà về dự luật này là lý do khiến bà tham gia chính trường.
“Joe Biden đứng về phía các công ty thẻ tín dụng”, bà nói với một phóng viên hồi tháng trước.
Thống đốc tiểu bang Washington Jay Inslee, công bố một phần khác trong kế hoạch chống lại khí hậu của ông vào tuần trước, cho biết ông Biden phải “mạnh mẽ hơn” về việc ủng hộ môi trường.
“Biden sẽ phải nói rằng chúng ta phải loại bỏ sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch trong lưới điện,” Inslee nói. “Cho đến giờ tôi chưa thấy dấu hiệu gì là ông ấy có thể làm được điều đó.”
Theo Solomon, tuy nhiên, Bernie Sanders sẽ tấn công Biden mạnh nhất. Chưa gì vị thượng nghị sĩ tiểu bang bang Vermont đã đặt câu hỏi về việc từng hỗ trợ thương mại của đối thủ, bao gồm Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
“Nếu bạn nhìn vào hồ sơ của Joe và hồ sơ của tôi, thì sẽ hiển nhiên thấy là ai tiến bộ hơn”, Sanders nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình đầu tháng này.
Những ứng cử viên còn lại, Solomon nói, có thể chơi tốt với Biden với hy vọng trở thành ứng cử viên phó tổng thống, hoặc phục vụ trong nội các của ông ấy sau này.
“Như trong rất nhiều khía cạnh khác,” ông nói, “Bernie sẽ là người tìm ra sự thật.”
Nói cách khác, chúng ta hãy chuẩn bị mục kích một cuộc chiến.
Hillary Clinton hay Warren G Harding?
Vấn đề là thông điệp tranh cử của Biden có vẻ rất giống với hứa hẹn của Hillary Clinton với người Mỹ năm 2016. Giống Hillary, Biden nói ông có kinh nghiệm để đảm nhận trách nhiệm. Giống Hillary, ông lập luận rằng ông Trump về mặt tính khí không phù hợp với chức vụ tổng thống. Giống như Hillary, Biden đang lập luận rằng sự đoàn kết có thể vượt qua sự chia rẽ chính trị hiện giờ.
Năm 2016, các khẩu hiệu của bà Clinton bao gồm “Đoàn kết kể mạnh mẽ hơn” và “Thương yêu thắng thù ghét”. Ông Biden đã có bài phát biểu tại Philadelphia trước màn hình video được khắc chữ “đoàn kết” và nói về nước Mỹ là tốt nhất khi nó là “một nước Mỹ”.
“Chúng cần phải đến gần nhau”, ông nói. “Và mọi việc sẽ ổn.”
Ông Biden bị các nhà phê bình chỉ trích vì cho rằng tổng thống Trump là một lầm lạc, và ông đã trở lại chủ đề đó vào thứ Bảy.
“Chúng ta không phải như vậy,” ông nói. “Chúng ta tốt hơn thế này.”
Những gì đất nước cần bây giờ, ông nói, là lùi khỏi sự chia rẽ của những năm dưới chính quyền Trump.
Năm 1920, sau hậu quả của Thế chiến I, Warren G Harding vận động tranh cử với khẩu hiệu “trở lại bình thường”. Những người đương thời đã chế giễu khẩu hiệu này không đúng ngữ pháp, nhưng sự hấp dẫn của thông điệp chính là sự đơn giản của nó.
Trong một trong những câu nói nổi tiếng nhất, ông Harding nói rằng nước Mỹ cần được chữa lành chứ không cần anh hùng; Phục hồi chứ không phải cách mạng; điều chỉnh, chứ không kích động.
Nếu đảng Dân chủ năm 2020 muốn cách mạng hoặc kích động, cựu phó tổng thống sẽ không phải là người đó. Tuy nhiên, ông Biden cá cược rằng “sự bình thường” là điều mà quốc gia muốn – và ông là người có thể mang đến điều đó.
“Không ai thích cãi cọ với chính gia đình mình, và tôi thấy mình tranh cãi với gia đình và bạn bè”, Brandi Bogard, một nhân viên công ty dược phẩm tình nguyện cho Biden nói trong cuộc vận động của Biden”. Tôi ngồi trước tivi và khóc. Tôi chưa bao giờ quan tâm đến chính trị, nhưng tôi không cưỡng được. “
Bogard mô tả Biden là “người ông yêu thương” mà quốc gia cần.
Sau bốn năm với tổng thống Trump, ông Biden đang đặt cược hy vọng làm tổng thống của mình vào nhận định là người Mỹ không tức giận mà là mệt mỏi – hoặc, ít nhất, sẵn sàng cho một sự thay đổi.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48377057

Diện mạo Nghị Viện Châu Âu thay đổi

sau cuộc bầu cử 2019

Minh AnhĐăng ngày 27-05-2019 Sửa đổi ngày 27-05-2019 15:12
Đợt bầu cử Nghị Viện Châu Âu đã kết thúc ngày 26/05/2019 với cuộc bỏ phiếu tại 21 thành viên còn lại trong Liên Hiệp. Phong trào dân túy trỗi dậy mạnh mẽ tại nhiều nơi. Tuy trào lưu ủng hộ châu Âu vẫn còn thắng thế, nhưng tương quan lực lượng trên chính trường châu Âu đã có những thay đổi sâu sắc và đầy phức tạp.
Chưa hẳn là một cơn sóng thần nhưng ít ra cũng là một cơn địa chấn nhỏ. Cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu 2019 cho thấy đã qua rồi thời hai xu hướng chính trị – tả và hữu truyền thống – thống lĩnh nghị trường. Phe ủng hộ châu Âu vẫn chiếm đa số, nhưng phe dân túy, chủ nghĩa dân tộc tiếp tục đà tiến làm cho diện mạo, « mầu sắc » chính trị ở Nghị Viện Châu Âu có nhiều thay đổi cơ bản.
Chính trường châu Âu giống như một bức tranh treo tường. Hôm qua vẫn còn là tấm ảnh hai khối mầu tả-hữu đối lập ngự trị, thì hôm nay là một bức họa mới với nhiều mảng mầu sắp
đặt cạnh nhau. Hai xu hướng vốn chủ đạo là liên minh cánh hữu PPE (Tập hợp đảng Nhân Dân Châu Âu) và cánh tả S&D (Xã hội và Dân chủ), liên kết với nhau lãnh đạo nghị trường châu Âu trong nhiều năm qua, tuy vẫn chiếm số đông (PPE 180 ghế và S&D 150 ghế) nhưng không có được đa số tuyệt đối cần thiết 376 nghị sĩ để có thể áp đặt thông qua các dự luật.
Các đảng phái dân túy, chủ nghĩa dân tộc thắng thế tại một số nước nhưng chỉ có được tổng cộng 92 ghế, chưa đủ để tạo thành một thế lực chính trị mạnh thật sự tại nghị trường. Trong khi mà các nhóm theo xu hướng tự do (khoảng 100 ghế) và ủng hộ sinh thái (70 ghế) lần lượt chiếm các vị trí thứ ba và tư.
Theo AFP, với một quang cảnh chính trị vỡ vụn thành từng mảng, các luật chơi trong nghị trường sẽ bị thay đổi theo. Việc tìm kiếm đồng thuận sẽ càng phức tạp hơn, bất kể là những dự án cải cách lớn hay trong việc phân chia các vị trí lãnh đạo ở Bruxelles.
Việc tìm người thay thế ông Jean-Claude Juncker ở vị trí chủ tịch Ủy Ban Châu Âu sẽ là bài trắc nghiệm đầu tiên cho Nghị Viện mới. Cuộc đua này đã bắt đầu từ trước khi diễn ra bầu cử, tại thượng đỉnh Sibiu tại Rumani ngày 09/05/2019, giờ lại được khởi động ngay từ sáng nay giữa các nhóm chính trị tại Nghị Viện Châu Âu.
AFP lưu ý, cho dù nguyên thủ và lãnh đạo 28 nước thành viên có chọn được người để thay thế, ứng viên này cũng phải có được đa số tức 376 lá phiếu ủng hộ tại Nghị Viện. Nói một cách khác, ứng viên này phải có được sự đồng thuận của ít nhất ba nhóm chính trị tại Nghị Viện, chứ không phải là hai như trước đây.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190527-dien-mao-nghi-vien-chau-au-thay-doi-sau-cuoc-bau-cu-2019

Bầu Nghị Viện Châu Âu :

Các đảng phái truyền thống lùi bước

Trọng Thành
Kết quả cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu hôm 26/05/2019 xác nhận sự lui bước của các đảng phái truyền thống và sự trỗi dậy của các đảng bài châu Âu. Việc tổng số phiếu của hai đảng lớn truyền thống tả-hữu không đạt đa số tuyệt đối khiến các cuộc đàm phán để bầu chủ tịch Ủy Ban Châu Âusẽ kéo dài. Đảng Xanh và đảng Tự Do Dân Chủ được coi là hai đảng giành thắng lợi thực sự.
Thông tín viên Pierre Benazet tường trình từ Bruxelles :
« Sự trỗi dậy của các đảng dân túy châu Âu, hay các đảng gần như là bài châu Âu, đã xảy ra nhưng rốt cục với tầm mức nhẹ hơn nhiều so với các dự đoán. Kết quả sơ bộ cho thấy các đảng phái này sẽ có thêm khoảng 15 ghế trên tổng số 751 ghế nghị sĩ. Đồng thời việc nước Anh rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu sẽ tước đi của nhóm chính trị này khoảng 30 ghế vốn của đảng chủ trương Brexit Anh Quốc do Nigel Farage lãnh đạo. Việc này làm giảm đi rất mạnh mức độ trỗi dậy của các đảng bi quan về châu Âu trong cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu.
Hai đảng bảo thủ (Đảng Nhân Dân Châu Âu – PPE) và đảng Xã Hội-Dân Chủ là bên thua thiệt nhất trong cuộc bầu cử, bị mất tổng cộng hơn 70 ghế. Hệ quả là các đảng này mất đa số tuyệt đối trong Nghị Viện (điều lần đầu tiên xảy ra từ năm 1979).
Các đảng phái nói trên buộc phải tìm cách xây dựng các liên minh với hai đảng thực sự thắng lớn trong cuộc bầu cử. Cụ thể là đảng Xanh, giành được 20 ghế, và nhất là đảng Tự Do Dân Chủ với 40 ghế. Nhưng đảng Tự Do cũng sẽ mất 16 nghị sĩ Anh của đảng Tự Do-Dân Chủ, một khi Luân Đôn rời Liên Âu.
Việc phân chia lại số ghế nói trên khiến các đảng phái ủng hộ châu Âu sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đàm phán để chọn ra chủ tịch Uỷ Ban Châu Âu tương lai ».
Đảng bảo thủ PPE về đầu với 179 ghế (so với 217 ghế khóa trước). Đảng Xã Hội – Dân Chủ chỉ dành được 150 (so với 186 trước đó). Việc tìm kiếm đa số mới trong Nghị Viện đặt đảng Xanh, và đặc biệt là các nghị sĩ tự do thuộc Liên Minh Tự Do Dân Chủ vì Châu Âu (ADLE), vào trung tâm của cuộc chơi. Trong số hơn 40 ghế nghị sĩ mới mà đảng này vừa đắc cử, có 30 nghị sĩ đảng Nước Cộng Hòa Tiến Bước, cầm quyền tại Pháp.
Nghị Viện Châu Âu mới sẽ chính thức khai mạc ngày 02/06.
Hy Lạp : Đảng cầm quyền thất bại, muốn tổ chức bầu cử sớm
Đảng cánh tả cầm quyền Syriza của thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras thất bại nặng nề, bị đối lập Dân Chủ Mới (ND) dẫn trước hơn 10 điểm. Tối qua, thủ tướng Alexis Tsipras thông báo sẽ đề nghị tổng thống tổ chức bầu cử trước thời hạn ngay lập tức.
Đức : Đảng của Merkel ít phiếu kỷ lục, đảng Xanh về nhì
Đảng cầm quyền tại Đức cũng chịu thất bại đau đớn. Đảng trung hữu CDU-CSU của thủ tướng Merkel tuy tiếp tục là đảng đứng đầu nước Đức, nhưng chỉ thu được 28,4% phiếu, tỉ lệ thấp ở mức kỷ lục trong lịch sử đảng này. Ngược lại đảng Xanh nước Đức về thứ hai, với hơn 20% phiếu, vượt xa đảng Xã Hội – Dân Chủ (15,5%).
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190527-bau-nghi-vien-chau-au-cac-dang-phai-truyen-thong-lui-buoc

Bầu cử châu Âu:

Đảng cánh hữu ‘thắng lớn ở Pháp và Italy’

Cử tri toàn châu Âu đã bày tỏ thái độ bằng cách tước quyền đa số mà các đảng trung hữu và trung tả lâu nay có được tại nghị viện châu Âu.
Brexit: Thủ tướng May đứng trước ‘cơ hội cuối cùng’
Brexit: Pháp và EU phản ứng về Thủ tướng May ‘từ chức’
Anh: Cuộc đua thay bà May ‘nóng ngay từ đầu’
Các đảng dân túy và dân tộc thắng lớn ở Italy, Pháp và Anh.
Tại Anh, đảng Brexit của ông Nigel Farage có quan điểm chống châu Âu thắng to, mặc dù chỉ mới thành lập được sáu tuần.
Tuy vậy, đảng Xã hội chiến thắng ở Tây Ban Nha, trong khi đảng Xanh về nhì ở Đức.
Theo đánh giá ban đầu, các đảng trung hữu và trung tả đã mất đa số ở nghị viện châu Âu.
Tỉ lệ đi bỏ phiếu toàn châu Âu cao nhất kể từ 1994, có vẻ như vì nhiều người trẻ đi bầu.
Cảm giác thời đại đang thay đổi được thể hiện tại Đức, khi đảng Dân chủ Thiên chúa giáo của Thủ tướng Angela Merkel chỉ giành 29% phiếu – tệ hại nhất trong lịch sử.
Đảng Dân chủ Xã hội theo xu hướng trung tả về thứ ba với 16%.
Cánh hữu dân tộc chủ nghĩa chưa thắng to?
Ban đầu có dự đoán thế lực cánh hữu sẽ thắng lớn trong bầu cử châu Âu.
Nhưng điều này chưa xảy ra.
Tại Pháp và Đức, phe dân tộc đã thắng.
Matteo Salvini, lãnh đạo đảng Liên đoàn, được dự đoán sẽ chiếm 30% phiếu bầu tại Italy.
Tại Pháp, đảng Tập hợp Quốc gia của Marine Le Pen – trước đây có tên Mặt trận Quốc gia – có vẻ sẽ về nhất với 23,5% phiếu, vượt qua đảng của tổng thống Emmanuel Macron.
Nhưng tại các nước khác, các nhóm cánh hữu chưa thể so được.
Tại Đức, AfD theo xu hướng cực hữu được dự đoán chỉ giành 11% phiếu, tăng so với 7,1% của năm năm trước, nhưng thấp hơn so với kỳ tổng tuyển cử năm 2017.
Tại Hà Lan, đảng Tự do của chính khách chống Hồi giáo Geert Wilders mất hết ghế.
Tại Anh, đảng mới lập, đảng Brexit chống EU, đã giành thắng lợi to nhất.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48423551

Cảnh sắt Pháp bắt giữ bốn nghi can

trong vụ nổ bom tại Lyon

Sáng nay, 27/05/2019, bộ trưởng Nội Vụ Pháp Christophe Castaner thông báo cảnh sát đã bắt giữ được nghi can đầu tiên liên quan đến vụ nổ bom tại Lyon ngày 24/05.
Không lâu sau, trên kênh truyền hình BFMTV, thị trưởng thành phố Lyon Gérard Collomb cho biết ba kẻ tình nghi khác cũng đã bị bắt giữ.
Theo Reuters, nghi can chính là một người đàn ông 24 tuổi, quốc tịch Algeri, theo học ngành công nghệ thông tin. Người này bị cảnh sát theo dõi khi đi từ nhà riêng và bị bắt giữ tại quận 7 thành phố Lyon vào lúc 09h55 sáng. Tại nhà của nghi can, cảnh sát đã phát hiện có dấu vết chất nổ.
Cũng trong sáng nay, nghi can thứ hai, cũng mang quốc tịch Algeri, được biết là người thân của gia đình nghi can chính, cũng bị bắt.
Vài giờ sau khi bắt giữ hai nghi can nói trên, bố và mẹ của nghi can chính cũng đã bị cảnh sát bắt giữ. Một người thân khác trong gia đình cũng đã bị tạm giữ để thẩm vấn.
Tại hiện trường vụ nổ hôm thứ Sáu, 24/05/19 ở Lyon, cảnh sát đã tìm thấy dấu vết ADN của hung thủ.
Lực lượng cảnh sát hiện đang khám xét một căn nhà tại khu ngoại ô Oullins, phía nam thành phố Lyon.
http://vi.rfi.fr/phap/20190527-canh-sat-phap-bat-giu-ba-ke-tinh-nghi-lien-quan-toi-vu-no-bom-tai-lyon

Pháp: Đảng cực hữu về đầu

trong bầu cử Nghị Viện Châu Âu

Minh Anh
Bầu cử Nghị Viện Châu Âu tại Pháp hôm 26/05/2019 đã kết thúc. Kết quả kiểm phiếu cho thấy phe cực hữu về đầu và đảng Xanh hồi sinh ngoạn mục.
Theo các số liệu do bộ Nội Vụ Pháp công bố hôm nay, đảng cựu hữu RN (Rassemblement National – Tập hợp Quốc gia) của bà Marine Le Pen đã thu được 23,4% số phiếu và về đầu, qua mặt đảng LREM của tổng thống Emmanuel Macron, được 22,4% số phiếu.
Kết quả này phản ảnh đúng các dự báo trước đó, cho thấy xu hướng thắng thế của phe cực hữu Pháp. Đối với bà Marine Le Pen, lãnh đạo đảng RN, thắng lợi này được xem như là một sự phục thù cho cuộc đọ sức trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2017.
Về phần đảng LREM, giới quan sát cho rằng việc để thua đối thủ cực hữu một điểm là một thất bại đối với chính tổng thống Emmanuel Macron trên cả hai bình diện đối nội và đối ngoại. Kết quả này có thể cản trở các tham vọng của tổng thống Pháp trong các dự án cải cách Liên Hiệp Châu Âu.
Cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu năm nay có nhiều điểm bất ngờ ở Pháp. Đảng Xanh đã gây ngạc nhiên, vươn lên hàng thứ ba, với 13,5% số phiếu, bỏ xa các đối thủ khác, đặc biệt là hai chính đảng truyền thống vốn ngự trị chính trường Pháp trong nhiều thập niên, đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa và đảng Xã Hội, thuộc cánh tả.
Số người tham gia bỏ phiếu cao cũng là điều khiến nhiều cơ quan thăm dò không ngờ tới, với tỷ lệ 51,3%, cao hơn kỳ bầu cử năm 2014 khoảng 7 điểm.
Kết quả bầu cử châu Âu lần này tại Pháp phản ảnh rõ sự thay đổi xu hướng chính trị: Sự đối đầu tả – hữu nay bị thay thế bằng cuộc song đấu giữa phong trào dân túy, dân tộc chủ nghĩa và phe chủ trương tự do, ủng hộ châu Âu.
http://vi.rfi.fr/phap/20190527-phap-dang-cuc-huu-ve-dau-trong-bau-cu-nghi-vien-chau-au

Iran đề nghị ký hòa ước bất tương xâm

với các láng giềng

Gia Hưng
Căng thẳng giữa Iran và Hoa Kỳ tiếp tục leo thang sau khi Washington điều thêm 1500 binh sĩ tới Vùng Vịnh. Phát biểu trước báo giới cùng đồng nhiệm phía Iraq 26/05/2019, tại thủ đô Bagdad, ngoại trưởng Iran Mahammad Javad Zarif đề xuất một hiệp ước bất tương xâm giữa Iran và các nước làng giếng nhằm xoa dịu bầu không khí căng thẳng.
Thông tin viên Siavosh Ghazi từ Teheran cho biết thêm :
« Đang công du Bagdad, ngoại trưởng Iran đề xuất một hiệp ước bất tương xâm giữa Iran và các quốc gia trong khu vực. Đề xuất này chủ yếu nhắm vào Ả Rập Xê Út, theo hệ phái Sunni, đối thủ của Iran theo hệ phái Shia.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Hoa Kỳ tuần trước đã quyết định điều thêm 1500 binh sĩ tới vùng Vịnh Ba Tư và bán thêm 8 tỉ đôla vũ khí cho các đồng minh trong khu vực.
Hoa Kỳ cũng đã tăng cường sự hiện diện trong vùng với việc điều động một tàu sân bay và nhiều máy bay ném bom chiến lược B52 nhằm đối phó với cái mà Washington gọi là « mối đe dọa dai dẳng của Iran. »
Các quan chức Iran gia tăng công du nhiều nước trong khu vực. Ngoại trưởng Iran cũng vừa trở về sau khi đi thăm Pakistan, Nhật Bản, Ấn Độ, và Trung Quốc. Lãnh đạo số hai bộ Ngoại Giao Iran đã bắt đầu chuyến thăm Koweit, Qatar, và Oman vào Chủ Nhật vừa qua.
Các lãnh đạo chính trị và quân sự Iran không ngừng khẳng định là Teheran không hề mong muốn có chiến tranh với Hoa Kỳ nhưng sẵn sàng tự vệ nếu bị tấn công.
Teheran cố gắng vận động các nước trong khu vực, nhưng đồng thời bác bỏ mọi đối thoại với Washington cho tới khi nào Mỹ rỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế nhắm vào Iran. »
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190527-iran-keu-goi-binh-on-khu-vuc-nham-doi-pho-voi-washington

Tại sao vấn nạn của Huawei với Google

 khiến châu Phi lo lắng

Dickens OleweBBC News
Giới phân tích nói với BBC rằng quyết định ngừng cung cấp phiên bản Android mới của Google cho Huawei được xem là khởi đầu cho một cuộc chiến tranh lạnh công nghệ có thể buộc các nước châu Phi – trong tương lai – phải lựa chọn giữa công nghệ Mỹ và Trung Quốc.
Hầu hết người châu Phi kết nối với internet ngày nay sử dụng điện thoại thông minh Trung Quốc, hoạt động trên hạ tầng mạng do Trung Quốc sản xuất và một nửa là do Huawei chế tạo.
Theo Eric Olander, thuộc tổ chức Dự án tại Châu Phi của Trung Quốc, thì “Huawei xây dựng một phần lớn cơ sở hạ tầng CNTT hiện tại của châu Phi và nếu Mỹ thành công trong việc làm tê liệt công ty này, thì châu Phi có thể phải hứng chịu những dư chấn hết sức nặng nề vì đang phụ thuộc vào một công ty nằm trong tầm ngắm của Washington.”
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dẫn đầu một chiến dịch công khai kêu gọi các đồng minh của Mỹ cắt đứt quan hệ với Huawei, nói rằng công nghệ của công ty này là một mối đe dọa an ninh vì nó cho phép chính phủ Trung Quốc theo dõi các quốc gia khác.
Huawei đã nhiều lần phủ nhận các các buộc này.
Huawei mất Android: Người dùng bị ảnh hưởng thế nào
Huawei: Chính phủ Hoa Kỳ ‘đánh giá thấp chúng tôi’
Tình báo Mỹ: Huawei được an ninh nhà nước TQ tài trợ
Chiến dịch tẩy chay của Hoa Kỳ có thể châm ngòi cho những gì Eric Schmidt, cựu Giám đốc điều hành của Google từng dự đoán, đó là sự chia rẽ không thể tránh khỏi của internet, giữa một “internet do Trung Quốc lãnh đạo và một mạng do Mỹ dẫn đầu”.
Nếu điều này xảy ra, châu Phi không nên nghiêng về bên nào cả, Harriet Kariuki, một chuyên gia quan hệ Trung-Phi, nói với BBC.
“Đó không phải là cuộc chiến của chúng tôi, thay vào đó chúng tôi nên tập trung vào những điều có ích cho mình”, Harriet Kariuki nói.
Các nước châu Phi nên cùng nhau giáo dục mọi người về những mối đe dọa tiềm ẩn, và cố gắng thông qua luật bảo vệ dữ liệu kiểu EU để bảo vệ người tiêu dùng châu Phi, bà Kariuki bình luận.
“Đây có lẽ là lúc châu Phi cân nhắc phát triển nền công nghệ của riêng mình phù hợp với thị trường thay vì chỉ là người tiêu dùng thụ động. Tôi muốn thấy các nước châu Phi kết hợp lại và đẩy lùi sự xâm chiếm kỹ thuật số này”, bà nói với BBC.
‘Vụ xâm nhập Liên minh châu Phi’
Trong khi quan tâm về Huawei bắt đầu hiện đang là tiêu điểm của các mạng truyền thông ở phương Tây, thì trước đó đã có những cáo buộc về xâm phạm an ninh liên quan tới công ty này ở châu Phi.
Giới chỉ trích hoạt động của Huawei chỉ ra rằng một bản tường trình công bố tháng Giêng 2018 trên tờ Le Monde của Pháp đã khám phá ra là hệ thống máy tính được cài đặt bởi
Huawei tại trụ sở của Liên minh châu Phi, ở thủ đô Addis Ababa của Ethiopia, đã bị xâm phạm.
Phát hiện này cho thấy trong suốt 5 năm, từ nửa đêm đến hai giờ sáng, dữ liệu từ các máy chủ của AU đã được chuyển đến các máy chủ ở Thượng Hải cách đó hơn 8.000km.
Những cáo buộc này đã bị Liên minh châu Phi và các quan chức Trung Quốc bác bỏ.
Các chính phủ châu Phi, ngay cả những nước có mối quan hệ an ninh chặt chẽ với Mỹ, hầu hết đã đứng ngoài cuộc tranh luận về Huawei – và lý do rất dễ hiểu.
Huawei có các hoạt động lớn ở khắp châu Phi bao gồm cả việc bán điện thoại thông minh.
Huawei cũng đã xây dựng hầu hết mạng internet 4G của châu Phi, Cobus van Staden, một nhà nghiên cứu cao cấp Trung Quốc-Châu Phi tại Viện các vấn đề quốc tế Nam Phi, nói với BBC.
Giám đốc điều hành của tập đoàn viễn thông khổng lồ Safaricom Bob Collymore của Kenya cho biết Huawei đã là “đối tác tuyệt vời trong nhiều năm”.
“Chúng tôi muốn gắn bó tối đa với các đối tác của mình, tuy nhiên thực tế có thể có một số khó khăn nếu lệnh cấm các công ty Mỹ làm việc với Huawei vì đây là một doanh nghiệp đa kết nối”, ông nói trong một bài phát biểu gần đây.
Huawei ở Châu Phi:
Bắt đầu hoạt động ở Châu Phi vào năm 1998 tại Kenya
Hoạt động tại 40 quốc gia
Xây dựng ít nhất 50% mạng 4G của Châu Phi
Cung cấp công nghệ cho các dự án thành phố thông minh
Điều hành một số nghiên cứu chung
Hãng điện thoại thông minh lớn thứ tư tại đây
Nguồn: Viện Chính sách Chiến lược Úc, Huawei, IDC
Công ty Huawei, mở văn phòng đầu tiên tại châu Phi vào năm 1998, hiện đang ở vị trí dẫn đầu trong cuộc đua giành hợp đồng triển khai mạng 5G trên lục địa.
Mạng siêu nhanh được quảng cáo là sự tái thiết lập internet và cung cấp kết nối cho các công nghệ “Vạn vật Internet”, thành phố thông minh, xe tự hành, v.v.
Ông Van Staden nói: “Việc liên tục mở rộng hiện diện của Huawei trên lục địa là nhờ họ là công ty đầu tiên khai thác tiềm năng của nền kinh tế CNTT ở châu Phi và có cơ sở để hỗ trợ các dự án của họ”.
“Các điều kiện hỗ trợ ràng buộc của Trung Quốc đòi hỏi các chính phủ châu Phi phải hợp tác với các công ty Trung Quốc, cũng đã giúp đỡ các công ty này”, ông nói thêm.
Theo công ty nghiên cứu công nghệ IDC, Huawei hiện là hãng bán điện thoại thông minh lớn thứ tư ở châu Phi, sau một công ty khác của Trung Quốc là Transsion với hai thương hiệu Tecno và Infinix và tiếp đó là Samsung.
Tất cả bốn thương hiệu hiện đang sử dụng hệ điều hành Android của Google.
Sự thống trị của Huawei và mối quan hệ của nó với các chính phủ ở châu Phi có thể trở nên hữu ích nếu cái gọi là chiến tranh lạnh công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ đe dọa các hoạt động ở châu Phi của họ.
“Châu Phi là thị trường công nghệ cuối cùng trên thế giới và sự thống trị thị trường này sẽ là chìa khóa”, ông Van Staden nói.
“Một số người, như ở Nam Phi, nơi Huawei nắm phần lớn thị phần, lo lắng về việc bị khóa khỏi hệ sinh thái Google nhưng Huawei có thể sử dụng tình huống hiện tại để thay đổi sân chơi”.
“Rất ít công ty Mỹ biết cách làm việc tại thị trường châu Phi, để tạo ra các sản phẩm phù hợp cho người tiêu dùng ở đây. Huawei, có thể sử dụng tình hình hiện tại để thay đổi tính toán và phát triển phần mềm bằng các ngôn ngữ thực sự phục vụ thị trường châu Phi”, ông van Staden nói.
Hầu hết người dân châu Phi lên trực tuyến hàng ngày nhờ điện thoại Trung Quốc giá rẻ và khách hàng ở đây quan tâm hơn về giá của các thiết bị và các tính năng khác – như điện thoại hai thẻ SIM và thời lượng pin dài – hơn là một hệ điều hành, ông nói thêm.
Internet Mỹ và internet Trung Quốc
Iginio Gagliardone, tác giả của Trung Quốc Châu Phi và Tương lai của Internet, đồng ý rằng cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ có thể là điều thúc đẩy Huawei tăng cường sử dụng phần mềm của riêng mình để hỗ trợ thị trường điện thoại thông minh đang phát triển.
Nhưng ông nói với BBC rằng nó sẽ không rẻ hay dễ dàng để xây dựng.
Cũng sẽ khó xuất khẩu mô hình internet kín từ Trung Quốc, điều này có nghĩa là yêu cầu khách hàng sử dụng Yahoo thay vì Google và Sina Weibo thay vì Twitter.
Tuy nhiên, WeChat, một ứng dụng đa năng kết hợp các nền tảng truyền thông xã hội, nhắn tin và thanh toán di động, có thể cất cánh ở châu Phi.
Vậy thì châu Phi có sẽ bắt buộc phải lựa chọn?
“Các nước châu Phi không nên chọn một bên, thực tế sẽ rất thú vị nếu trong cuộc chiến tranh lạnh công nghệ này, nó có thể hình thành một phong trào không liên kết phục vụ lợi ích của chính họ”, ông Gagliardone nói.
Nghiên cứu của ông không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc đang thúc giục các nước ở châu Phi chấp nhận phiên bản kiểm duyệt của internet.
“Những gì bạn thấy là Trung Quốc đang cung cấp các sản phẩm đã được chính phủ châu Phi yêu cầu”, ông Gagliardone nói.
Tuy nhiên, ông Gagliardone cho rằng Trung Quốc, trong nỗ lực bảo vệ các doanh nghiệp của mình, có thể thúc đẩy mối quan hệ với các chính phủ châu Phi để phát triển các giao thức tạo lợi thế cho các công ty của họ so với các đối thủ phương Tây.
“Tuy nhiên, tôi không thấy thị trường tiêu dùng bị ảnh hưởng, tôi vẫn thấy người tiêu dùng tiếp tục có quyền truy cập vào các sản phẩm khác nhau để lựa chọn”, ông nói thêm.
Chiến tranh lạnh công nghệ sắp xày ra là một cơ hội và châu Phi không nên bị buộc phải chọn một bên, theo bà Kariuki.
Tuy nhiên, theo Fazlin Fransman, thuộc Viện nghiên cứu Moja của Nam Phi thì “sự bùng nổ công nghệ và internet hiện nay [ở châu Phi] phần lớn là do sự đầu tư của các công ty công nghệ Trung Quốc.
Châu Phi, theo cái nhìn ủa bà, thật ra đã chọn một bên, và đó là Trung Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48419824

Nhật Bản chủ động ngăn chặn mối đe dọa

từ TQ ở Biển Đông

Biển Đông đã trở thành “đấu trường”, nơi sự va chạm giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng. Trung Quốc cải thiện khả năng thực hiện đánh trả một cuộc tấn công hạt nhân của Mỹ, là triển khai tàu ngầm chiến lược ở Biển Đông, hoạt động từ một căn cứ ở đảo Hải Nam.
Mỹ – Nhật Bản cầm đầu liên minh ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông
Duy trì năng lực chống tàu ngầm ở Biển Đông để đối phó với các lực lượng của Trung Quốc là một nhân tố thiết yếu trong chiến lược của Hải quân Mỹ, một chiến lược trong đó Nhật Bản đóng một vai trò ngày càng hữu ích.   Những thách thức gần đây của Trung Quốc đối với tàu chiến Mỹ và Australia trong những chuyến tuần tra bảo vệ quyền tự do Hàng hải ở Biển Đông càng khẳng định tính chất xác đáng của những lời cảnh báo mà  Tokyo đưa ra, theo đó Trung Quốc là một mối đe dọa chiến lược.
Nhật Bản ngày càng tin chắc rằng Trung Quốc coi Biển Đông là lãnh hải của mình. Sự vươn lên của hải quân Trung Quốc đang đặt ra một thách thức quân sự ngày càng lớn đối với Mỹ, nhưng trước hết sức mạnh đó được dùng để ép buộc các nước Đông Nam Á chấp nhận đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở các vùng tranh chấp.
Trước sự hiện diện ngày càng mạnh của Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông, Nhật Bản đã đáp trả bằng phương thức ngoại giao lẫn quân sự.
Từ năm 2010 Nhật Bản đã luôn luôn chỉ trích Trung Quốc về vấn đề tranh chấp Biển Đông, kêu gọi một giải pháp thương lượng giữa các bên tranh chấp, trong đó có Việt Nam và Philippines.
Nhật Bản đã làm việc cùng với Mỹ và một số quốc gia Đông Nam Á để nêu lên giải pháp này trong nhiều diễn đàn trong khu vực, như Thượng đỉnh Đông Á hàng năm, hợp tác với các quốc gia vùng eo biển Malacca – một chốt giao thông đường biển quan trọng, để đảm bảo an toàn cho tàu buôn qua lại nơi này. Khả năng phòng không giới hạn của Nhật Bản không cho phép Tokyo đơn phương hành động trên vùng Biển Đông khi có tranh chấp thực sự.
Tuy nhiên các chiến dịch của Mỹ trong vùng, với sự tham gia của Nhật Bản đã ngăn được việc Trung Quốc chuẩn bị triển khai máy bay chiến đấu và máy bay oanh tạc tại đây, và Trung Quốc đã luôn phản đối hoạt động của Hải quân Nhật Bản ở Biển Đông.
Chính sách năng nổ mới về mặt an ninh của Nhật Bản vẫn được thực hiện trong khuôn khổ cho phép của hiến pháp chủ hòa. Điều 9 được diễn giải đã cho phép Nhật Bản tham gia vào các hoạt động phòng thủ chung. Mở đường cho việc hợp tác với Mỹ hay đồng minh của Mỹ như Australia, khi nổ ra chiến tranh.
Theo cách diễn giải này, phạm vi địa lý của công cuộc hợp tác đã được mở rộng ra “bên ngoài vùng châu Á – Thái Bình Dương”. Và phạm vi nhiệm vụ của quân đội Nhật Bản không còn giới hạn ở việc “hỗ trợ từ phía sau”.
Nhật Bản đã làm đúng khi dấn thân nhiều hơn vào Biển Đông, trong bối cảnh quân đội Mỹ không còn duy trì được uy thế thống trị áp đảo do đà vươn lên của hải quân Trung Quốc.
Tokyo do đó đang bổ sung vào những chỗ thiếu sót của Mỹ, cả về năng lực lẫn uy tín, trong bối cảnh sự nghi ngờ ngày càng tăng về cam kết của tổng thống Mỹ Donald  Trump đối với châu Á.
Nhật Bản duy trì hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á, nhưng Nhật Bản đã tránh không cung cấp các phương tiện tấn công quân sự tinh vi, vì điều này hàm chứa nhiều rủi ro.
Việc chuyển giao vũ khí tối tân có thể gây ra tình trạng bất hòa không mong muốn giữa các quốc gia Đông Nam Á, khi sự đoàn kết giữa các nước này là điều thiết yếu trong việc chống lại Trung Quốc.
http://biendong.net/bi-n-nong/28259-nhat-ban-chu-dong-ngan-chan-moi-de-doa-tu-tq-o-bien-dong.html

2 tàu sân bay, 20 F-35B: Nhật Bản

Nỗ lực nâng cấp tàu sân bay (TSB) của Nhật Bản sẽ chỉ là “trứng chọi đá” khi Trung Quốc đang gấp rút hoàn thiện 4 TSB hạt nhân để có thể sở hữu số lượng 6 chiếc vào năm 2035.
F-35B cất cánh từ Khu trục hạm trực thăng.
Người Nhật vẫn còn tranh cãi về Tàu sân bay lớp Izumo
Một số người Nhật hiện tại đang đặt cho mình câu hỏi về các Tàu sân bay mới: Chúng ta sẽ làm được gì với chúng?
Bản thân các quan chức Nhật Bản cho tới nay đã trở nên bối rối về cách gọi của 2 tàu chiến thuộc lớp Izumo. Có vẻ như chúng là các là khu trục hạm trực thăng, nhưng những tàu chiến 27.000 tấn (đầy tải) này trông giống như những tàu sân bay hạng nhẹ.
Vấn đề quan trọng nhất đối với Nhật Bản là hiến pháp của họ sau Thế chiến thứ 2 cấm Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JSDF) sở hữu các vũ khí tấn công chiến lược như Tàu sân bay.
Tuy nhiên, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã thông qua việc nâng cấp để các khu trục hạm trực thăng này trở thành tàu sân bay và có thể là nơi cất cánh của ít nhất 10 chiếc F-35B (biến thể hải quân của tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ) vào năm 2018.
Nhưng việc sở hữu tàu sân bay và hệ thống hóa các nhiệm vụ được xác định cho chúng là hai việc không tương đồng với nhau đối với Nhật Bản.
Theo tờ Japan Times, các nhà lập pháp Nhật Bản đang trở nên rối bời với các câu hỏi về việc nâng cấp của Izumo có còn nằm trong giới hạn của chính sách phòng thủ hòa bình của Nhật Bản hay không.
Và quan trọng nhất là họ thiếu sự đồng thuận về vai trò chính xác của các tàu sân bay trước áp lực của Hải quân Trung Quốc. Một số quan chức quốc phòng Nhật Bản tiết lộ với Japan Times như sau:
“Nhật Bản muốn tái sở hữu các tàu sân bay vì áp lực quân sự ngày càng tăng. Chúng tôi sẽ không công khai tên quốc gia này, nhưng thực tế là hải quân Trung Quốc thường xuyên xâm nhập vào Thái Bình Dương bằng cách đi qua eo biển Miyako. Họ đã hoạt động ngày càng trở nên tích cực (ở Thái Bình Dương) trong vòng 5 năm qua”.
Một số chính trị gia Nhật Bản và cựu chỉ huy quân sự lo ngại rằng tàu sân bay sẽ từng bước đưa người Nhật trở lại việc theo đuổi các chính sách xâm lược như trước Thế chiến.
Tương quan lực lượng Hải quân Nhật-Trung: 2 Tàu sân bay lớp Izumo và máy bay tàng hình F-35B chỉ như “trứng chọi đá”
Ngay cả các quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng và các cựu sĩ quan MSDF (Lực lượng phòng vệ hàng hải) cũng bối rối về các mục tiêu hoạt động của tàu sân bay lớp Izumo.
Liệu các tàu sân bay lớp Izumo có thực sự được triển khai cho các hoạt động chiến đấu hay không, hay mục tiêu chủ yếu là thể hiện năng lực quân sự (hạn chế) của Nhật Bản.
Câu hỏi đặt ra theo sau tranh cãi về hiến pháp là: Tàu sân bay Izumo và các máy bay tàng hình F-35B thì Nhật Bản có thể thực hiện một cuộc tấn công phủ đầu từ trên biển?
Tuy nhiên, định nghĩa “tấn công phủ đầu” áp dụng với trường hợp này sẽ là một cuộc tấn công của 2 Tàu sân bay nhỏ với 20 máy bay F-35B là điều gây tranh cãi.
Thông thường, để các tàu sân bay hoạt động một cách hiệu quả đòi hỏi Hải quân nước sở hữu phải có ít nhất là 3 tàu sân bay ở chế độ “tích cực”. Một quan chức cấp cao của JSDF bình luận:
Hải quân Hoa Kỳ đã gây ra một làn sóng chỉ trích vào tháng 2/2019 khi có tin đồn họ đang xem xét “khai tử” tàu sân bay USS Harry S. Truman, điều này sẽ làm giảm lực lượng tàu sân bay “tích cực” của Mỹ từ 11 xuống còn 10.
Nhưng ngay cả khi có đủ 11 tàu sân bay (Lầu Năm Góc thì tuyên bố rằng 12 mới là con số “đủ”), Hải quân Hoa Kỳ vẫn sẽ phải “chạy đôn chạy đáo” để giữ các tàu sân bay hoạt động trên toàn thế giới trong khi vẫn đảm bảo đủ thời gian để bảo trì và nghỉ ngơi cho thủy thủ đoàn.Phó đô đốc MSDF (đã nghỉ hưu) Toshiyuki Ito ước tính Nhật Bản sẽ cần ít nhất 4 Tàu sân bay:
“Nếu Nhật Bản chỉ có 2 tàu sân bay, chúng ta chỉ có thể sử dụng chúng cho việc huấn luyệncất cánh và hạ cánh. Vì vậy, kế hoạch này (nâng cấp 2 tàu lớp Izumo) không có ý nghĩa đối với các sĩ quan MSDF.
Một vấn đề quan trọng với các tàu sân bay thuộc lớp Izumo là mỗi chiếc chỉ có thể mang theo khoảng 10 F-35B.
Con số này quá nhỏ bé nếu so sánh với các tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ (85-90 máy bay cánh cố định và trực thăng) hay tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc (50 máy bay).
Số lượng này chỉ có thể đủ cho các hoạt động gìn giữ hòa bình. Tất nhiên là chỉ khi việc tàu sân bay ra nước ngoài được chấp nhận về mặt chính trị là để bảo vệ các tàu của Nhật Bản.
Nhưng số lượng F-35B này không thể đủ để hỗ trợ hỏa lực cho Lực lượng đặc nhiệm hải quân Nhật Bản, hay bảo vệ các hòn đảo đang tranh chấp trước lực lượng hải quân và không quân đang phát triển với cấp số nhân của Trung Quốc.
Ngoài 2 tàu sân bay Izumo đang được nâng cấp (DDH-183 Izumo và DDH-184 Kaga) Nhật Bản còn có 2 Khu trục hạm trực thăng 19.000 tấn (đầy tải) khác thuộc lớp Hyuga (DDH-181 Hyuga và DDH-182 Ise) hoàn toàn có thể nâng cấp trở thành Tàu sân bay.
Trong trường hợp xung đột leo thang, Nhật Bản có thể nâng cấp 2 chiếc thuộc lớp Hyuga trở thành tàu sân bay và đưa con số Tàu sân bay lên 4 và có thể hỗ trợ cất cánh cho 40 chiếc F-35B.
Nhưng có thể các nỗ lực nâng cấp tàu sân bay của Nhật Bản sẽ là “Trứng chọi đá” khi Trung Quốc đang gấp rút hoàn thiện 4 tàu sân bay hạt nhân để có thể sở hữu số lượng tàu sân bay “tích cực” là 6 chiếc vào năm 2035.
Một sự kiện “tồi tệ” hơn nữa là chiếc F-35A của JSDF bị rơi tại vùng biển tiếp giáp lãnh hải Nhật Bản vào ngày 9/4 đã ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng và trang bị loại máy bay tàng hình này của Nhật Bản.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya được cho là đã ra lệnh ngừng toàn bộ hoạt động của 12 chiếc F-35A cho tới khi tìm ra nguyên nhân gây tai nạn.
http://biendong.net/diem-tin/28277-2-tau-san-bay-20-f-35b-nhat-ban-muon-danh-don-phu-dau-6-tau-san-bay-tq.html

Vụ Thiên An Môn:

Người Hong Kong yêu cầu TQ nhận trách nhiệm

Hàng nghìn người tham gia cuộc tuần hành thường niên qua trung tâm Hong Kong hôm 26/5, yêu cầu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về cuộc đàn áp Thiên An Môn ba thập kỷ trước.
Theo Reuters, cuộc đàn áp Thiên An Môn ngày 3/6/1989 là chủ đề cấm kỵ ở Trung Quốc và chính quyền từ chối thừa nhận trách nhiệm toàn diện hoặc công bố con số người chết mà các tổ chức nhân quyền và các nhân chứng nói rằng có thể lên tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người.
2019 đánh dấu 30 năm ngày xảy ra cuộc đàn áp và Hong Kong cũng như Macau là nơi duy nhất trên lãnh thổ thuộc Trung Quốc mà cuộc kỷ niệm diễn ra, theo Reuters.
XEM THÊM:
Bất chấp chỉ trích, lãnh đạo Hồng Kông quyết thúc đẩy dự luật dẫn độ
Những người biểu tình Hong Kong đã tuần hành tới văn phòng liên lạc chính của Trung Quốc ở Hong Kong.
Một số người đã mang theo các biểu ngữ trong khi hô vang các khẩu hiệu như “người dân sẽ không quên”.
Nhiều người cũng giơ cao ô (dù) màu vàng, vốn là một biểu tượng của phong trào ủng hộ dân chủ, dẫn tới các cuộc biểu tình rầm rộ năm 2014 ở Hong Kong.
Reuters dẫn lời nhà lập pháp Wu Chi-wai, vốn lãnh đạo Đảng Dân chủ đối lập chính ở Hong Kong, nói rằng “người dân Hong Kong không quên sự kiện xảy ra 30 năm trước”.
https://www.voatiengviet.com/a/v%E1%BB%A5-thi%C3%AAn-an-m%C3%B4n-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-hong-kong-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-tq-nh%E1%BA%ADn-tr%C3%A1ch-nhi%E1%BB%87m-/4933219.html

Trung Quốc giận dữ

phản đối cuộc họp an ninh cao cấp Mỹ-Đài

Trung Quốc giận dữ sau khi có tin quan chức an ninh cao cấp nhất của Hoa Kỳ hồi đầu tháng đã gặp gỡ người tương nhiệm phía Đài Loan.
Đây là cuộc gặp an ninh cao cấp lần đầu tiên kể từ khi Mỹ chấm dứt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan hồi 40 năm trước, năm 1979.
Vì sao Mỹ luôn quyết liệt về Đài Loan?
Tập Cận Bình: Đài Loan ‘phải và sẽ’ hợp nhất với TQ
TQ dè chừng Mỹ khi căng thẳng với Đài Loan tăng lên
Chỉ 3% người Đài Loan muốn ‘về với Trung Quốc’
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói Bắc Kinh mạnh mẽ phản đối cuộc họp giữa Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton và người đứng đầu, phụ trách an ninh quốc gia Đài Loan David Lee.
Chi tiết cuộc gặp tại Washington được Bộ Ngoại giao Đài Loan xác nhận hôm thứ Bảy, 25/5.
Từ trước tới nay, quan chức an ninh cao cấp nhất từng có các cuộc họp như vậy mới chỉ ở cấp phó cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh phản loạn.
Luôn coi đó là một phần lãnh thổ của mình, Bắc Kinh nói sẽ sử dụng vũ lực nếu cần thiết.
Cơn tức giận của Trung Quốc nổ ra vào thời điểm Bắc Kinh đang có cuộc chiến thương mại căng thẳng với Washington.
“Trung Quốc cực kỳ không hài lòng và cương quyết phản đối việc này,” phát ngôn nhân Lục Khảng nói trong buổi họp báo thường nhật. Ông cũng nói thêm rằng Bắc Kinh phản đối bất kỳ hình thức trao đổi chính thức nào giữa Hoa Kỳ và Đài Loan.
Cuộc họp hiếm hoi, diễn ra trong thời gian ông Lee tới thăm Hoa Kỳ 13-21/5, sẽ được Đài Loan coi như tín hiệu ủng hộ từ phía chính quyền ông Trump đối với Đài Bắc.
Vấn đề then chốt
Đối với Bắc Kinh thì Đài Loan luôn là chủ đề nhạy cảm nhất, quan trọng nhất trong quan hệ với Hoa Kỳ.
Đài Loan đã là vấn đề then chốt mà Hoa Kỳ và Trung Quốc phải thương thảo trước khi thiết lập quan hệ ngoại giao song phương hồi 1979.
Sau các cuộc đàm phán căng thẳng, chính quyền Mỹ khi đó dưới thời Tổng thống Carter chấp nhận rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc, và công nhận vai trò của Bắc Kinh trong các tổ chức quốc tế.
Đậu hũ thối, đặc sản không thể bỏ qua của Đài Bắc
Bắc Sơn Thành và cuộc chiến âm thanh Trung-Đài
Thú ăn đêm không thể bỏ qua ở Đài Loan
Đài Loan, hòn đảo ‘xin lỗi’ của thế giới
Washington khi đó cũng cam kết chỉ thiết lập các mối quan hệ với Đài Loan trên cở sở không chính thức.
Vào ngày 15/12/1978, Hoa Kỳ tuyên bố cắt đứt quan hệ với Đài Loan và tái nối lại quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào ngày 1/1/1979.
Ngay sau đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã có chuyến thăm chính thức nhằm bình thường hóa quan hệ song phương
Tuy không có quan hệ chính thức với Hoa Kỳ, nhưng các nguồn vũ khí chính của Đài Loan đều đến từ nước này.
Ngũ Giác Đài nói Washington đã bán cho Đài Bắc lượng vũ khí trị giá hơn 15 tỷ đô la Mỹ kể từ 2010.
Hồi 12/2007, nhân dịp kỷ niệm 29 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ-Trung, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter phát biểu rằng Trung Quốc ý thức rõ việc Hoa Kỳ sẽ cung cấp vũ khí cho Đài Loan bất chấp việc đã bỏ quan hệ ngoại giao chính thức với hòn đảo này.
Chủ đề bán vũ khí cho Đài Loan, bên cạnh một số vấn đề khác, là phần nội dung mà Hoa Kỳ hồi 1979 đã từ chối đáp ứng yêu cầu của Bắc Kinh và duy trì ở trạng thái mập mờ.
Hoa Kỳ gần đây tỏ ý quan ngại về các hoạt động của Bắc Kinh trong thời gian qua tại Eo biển Đài Loan, trong đó có cả việc cho các chiến đấu cơ bay qua đường ranh giới phân chia hai bên, và đã tăng cường tuần tra tại Eo biển Đài Loan, nơi có tầm quan trọng chiến lược, bất chấp sự phản đối từ phía Trung Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48403433

TQ trỗi dậy, đe dọa “ngôi vương” của Mỹ:

Chính Washington giúp TQ làm điều này

Sự trỗi dậy của Trung Quốc không vô tình xảy ra mà có hệ thống, được giúp đỡ bởi các quyền Mỹ trước đây, cho phép Trung Quốc khởi động và thực hiện chiến lược lớn của mình.
Trung Quốc trỗi dậy nhanh chóng trong 20 năm
Từ Biển Đông đến Ấn Độ Dương và lục địa châu Phi, Trung Quốc đang trỗi dậy một cách nhanh chóng, thách thức sự thống trị lâu dài của Mỹ.
Theo một báo cáo đặc biệt của Hội đồng Ngoại giao được công bố gần đây, các chính quyền Mỹ tiền nhiệm, từ Tổng thống Clinton đến Tổng thống Obama, đã hiểu sai ý định chiến lược của Trung Quốc trên nhiều mặt trận; và đưa ra những tuyên bố lạc quan về quan hệ Mỹ-Trung.
Trong khi các tổng thống tiền nhiệm đưa ra những tuyên bố lạc quan trong khoảng thời gian gần 20 năm, Trung Quốc đã thực hiện một chiến lược lớn dưới thời ông Tập Cận Bình; sử dụng các công cụ địa-kinh tế để ép buộc các nước láng giềng và các nước khác, bao gồm gần đây nhất là Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI); vi phạm các thông lệ thương mại quốc tế, trong đó có thực hiện hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Mỹ; thao túng tiền tệ; đe dọa Đài Loan; xây dựng phi pháp và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế… đồng thời kiên trì và dần dần gia tăng sức mạnh và ảnh hưởng với mục tiêu chiến lược là thách thức Washington với tư cách là siêu cường ở châu Á.
Chính Mỹ đã tạo ra nền kinh tế Trung Quốc ngày nay
Một trong những sai sót của các chính quyền Mỹ trước đây ở Nam Á là không đảm bảo với các đồng minh châu Á rằng Washington sẽ đứng về phía các nước này trong trường hợp bị
Bắc Kinh tấn công. Vấn đề này đã được các chuyên gia chính sách đối ngoại tranh cãi trong một thời gian dài. Chẳng hạn, Ely Ratner thuộc Trung tâm An ninh Mỹ, đã kêu gọi Mỹ từ bỏ tính trung lập ở khu vực Biển Đông, bổ sung các đảm bảo quân sự với các nước trong khu vực.
Trong bài viết “Siêu cường tàng hình: Làm thế nào Trung Quốc che giấu tham vọng toàn cầu”, xuất bản trên tạp chí Ngoại giao, ông Ratner cho rằng, Washington nên có thêm các răn đe, cảnh báo Trung Quốc rằng nếu tiếp tục, Mỹ sẽ từ bỏ tính trung lập và giúp các nước trong khu vực bảo vệ yêu sách của họ.
Ted Bauman, một nhà phân tích nghiên cứu và kinh tế cấp cao tại Banyan Hill Publishing, đồng ý rằng chính quyền Washington đóng một vai trò trong việc hỗ trợ Trung Quốc trỗi dậy.
Các chính phủ Mỹ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra nền kinh tế Trung Quốc hiện đại, trên hết là sự hỗ trợ của chính quyền Clinton để đưa Trung Quốc vào WTO.
Việc mở cửa nền kinh tế Mỹ cho Trung Quốc cho phép người lao động Mỹ đến với quyền truy cập vào hàng hóa lương thấp của Trung Quốc, như điện tử, thiết bị gia dụng, đồ nội thất quần áo, v.v. nhưng điều này góp phần vào thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc, ông nói.
“Điểm mấu chốt cần lưu ý ở đây là, các chính sách hỗ trợ sự trỗi dậy của Trung Quốc vào thời điểm ra đời lại được nhìn nhận như một cơ hội nhưng 20 năm sau, đã trở thành lỗi chính sách. Vậy các chính sách hiện tại với Bắc Kinh được xem là có lợi sẽ thế nào trong 20 năm tới?”, nhà phân tích của Banyan Hill Publishing nói
http://biendong.net/diem-tin/28268-tq-troi-day-de-doa-ngoi-vuong-cua-my-chinh-washington-giup-tq-lam-dieu-nay.html

Mỹ bị cáo buộc xâm phạm chủ quyền kinh tế của TQ

Theo Tân Hoa Xã, việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng phát triển các doanh nghiệp nhà nước là sự xâm phạm chủ quyền kinh tế của nước này.
Trong bài bình luận ngày 25/05, Tân Hoa Xã cho biết trên bàn đàm phán, Mỹ đã đưa ra một số yêu cầu ngạo mạn đối với Trung Quốc, bao gồm việc hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước. Hãng thông tấn Trung Quốc cho rằng yêu cầu này đã đi quá giới hạn của các cuộc đàm phán và ảnh hưởng tới hệ thống kinh tế cơ bản của Trung Quốc.
Theo Tân Hoa Xã, Mỹ đang sử dụng cuộc chiến thương mại nhằm xâm phạm chủ quyền kinh tế của Trung Quốc và buộc Trung Quốc tự làm tổn hại tới các lợi ích cốt lõi của mình.
Bài bình luận của Tân Hoa Xã cũng cho rằng Mỹ đã đưa ra những cáo buộc không có cơ sở đối với Trung Quốc bao gồm việc Bắc Kinh buộc các công ty nước ngoài phải chuyển giao công nghệ bắt buộc và đây là chứng cứ Mỹ đang buộc Trung Quốc thay đổi định hướng phát triển của mình.
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đã gia tăng đáng kể sau khi chính quyền Tổng thống Trump cáo buộc Trung Quốc tìm cách rút khỏi các cam kết trong đàm phán trước đó. Washington đã tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và Bắc Kinh cũng đã đáp trả với các biện pháp thuế quan đối với hàng hóa của Mỹ.
http://biendong.net/diem-tin/28273-my-bi-cao-buoc-xam-pham-chu-quyen-kinh-te-cua-tq.html

TQ: Bị bắt vì dùng ‘quốc tửu’ để tiến thân

Ngày 23/5, Viện Kiểm sát tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) ra quyết định bắt giam ông Viên Nhân Quốc, nguyên Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Tập đoàn Mao Đài, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Tài chính HĐND tỉnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hội nghị Chính Hiệp tỉnh Quý Châu.
Một ngày trước đó, trang web của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương – Ủy ban Giám sát quốc gia (UBKTKLTW) đã thông báo về việc Viên Nhân Quốc bị “song khai” (khai trừ đảng tịch và công chức).
Thông báo của UBKTKLTW viết: “Qua điều tra cho thấy, Viên Nhân Quốc đã vi phạm nghiêm trọng kỷ luật chính trị và quy tắc chính trị, sử dụng quyền kinh doanh rượu Mao Đài
làm công cụ để tạo các mối quan hệ, đổi chác lợi ích, tiến hành tạo chỗ dựa về chính trị, kiếm chác vốn liếng chính trị; đổi quyền lấy tiền, sử dụng quyền kinh doanh rượu Mao Đài giúp các thương gia kinh doanh phi pháp, phá hoại nghiêm trọng thị trường kinh doanh loại rượu này; tham nhũng kiểu gia tộc; di chuyển, cất giấu tang vật; thông đồng với người khác, đối kháng tổ chức thẩm tra; vi phạm kỷ luật tổ chức, không báo cáo thật vấn đề cá nhân; vi phạm kỷ luật liêm khiết, hoạt động kiếm lợi trái quy định, kiếm chác lợi nhuận cực lớn; chơi trò “quyền sắc giao dịch, tiền sắc giao dịch” (đổi quyền lấy sắc, đổi tiền lấy sắc); vi phạm pháp luật quốc gia và các quy định, lợi dụng chức quyền để mưu lợi cho người khác rồi nhận tiền và của cải số lượng đặc biệt lớn, có dấu hiệu phạm tội nhận hối lộ. Tỉnh ủy Quý Châu đã quyết định kỷ luật khai trừ đảng tịch và công chức đối với Viên Nhân Quốc, chuyển vấn đề phạm tội sang cơ quan kiểm sát xử lý theo pháp luật”.
Viên Nhân Quốc sinh 1956, quê Quý Châu, tham gia công tác năm 1974, từ một Phó văn phòng xưởng nấu rượu, quản đốc phân xưởng, trợ lý giám đốc đã dần dần leo lên giữ chức vụ quản lý: từ 1990 đến 1997 là Phó giám đốc Nhà máy rượu Mao Đài; từ năm 2000 đến 5/2018 là Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn công ty cổ phần rượu Mao Đài; đại biểu Quốc hội khóa 12; từ 1/2017 là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế – Tài chính HĐND tỉnh; từ 2/2018 là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hội nghị Chính Hiệp tỉnh Quý Châu.
Từ cuối năm 2018, trong dư luận đã lan truyền tin đồn Viên Nhân Quốc bị điều tra. Tạp chí “Tài Kinh” ngày 7/12/2018 đã đưa tin: Viên Nhân Quốc có tin đồn đã ngã ngựa hiện vẫn chưa bị áp dụng biện pháp cưỡng chế, nhưng các vấn đề liên quan đến ông ta đang được điều tra; có tin Viên Nhân Quốc bị điều tra có liên quan đến quan hệ lợi ích với nhiều hãng kinh doanh và Phó tỉnh trưởng Vương Hiểu Quang đã ngã ngựa.
Vương Hiểu Quang bị mất chức tháng 4/2018, có liên quan đến việc kinh doanh rượu Mao Đài. Viện Kiểm sát cáo buộc Quang “là người nắm được các thông tin nội bộ và có được thông tin cổ phiếu nội bộ một cách trái phép, vào thời điểm nhạy cảm, ông ta đã mua vào số lượng rất lớn cổ phiếu rượu Mao Đài để trục lợi”. Tháng 4/2019 Quang đã phải nhận mức án 20 năm tù giam và bị phạt 173,5 triệu NDT.
Mấy năm gần đây, tập đoàn Mao Đài có nhiều quan chức giới quản lý cao cấp bị mất chức do liên quan đến vụ án; trước Viên Nhân Quốc đã có 3 người cùng ê kíp bị trừng trị vì tội nhận hối lộ là: Đàm Định Hoa, nguyên Phó TGĐ kiêm Kế toán trưởng đã nghỉ hưu vẫn bị điều tra; Phòng Quốc Hưng, Phó TGĐ bị điều tra rồi bị nhận án tù 10 năm 6 tháng; Kiều Hồng Ba, nguyên TGĐ bị bắt và bị “song quy”, bị tuyên án tử hình, hoãn thi hành…
Mao Đài vốn là một trong vô số thương hiệu rượu trắng nổi tiếng ở Trung Quốc; tuy nhiên từ sau cuộc “khủng hoảng rượu trắng 1998”, Mao Đài bỗng vọt lên bỏ phía sau tất cả các loại rượu khác, được cho là do đã xây dựng được mạng lưới tiêu thụ ở khắp nơi, mật độ dày đặc.
Sau đó, với lý do “đảm bảo giá trị thương hiệu và lợi ích các đại lý kinh doanh”, công ty đã quy hoạch lại giá cả; sự chênh lệch rất lớn giữa giá xuất xưởng với giá bán đã mang lại lợi nhuận khủng cho các đại lý, khiến họ càng nỗ lực tiêu thụ.
Năm 2000, khi Viên Nhân Quốc lên giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn, doanh thu của Mao Đài mới có 1 tỷ 114 triệu NDT, lãi ròng 251 triệu, chỉ bằng 1/5 so với tập đoàn Ngũ Lương Dịch (doanh thu 3 tỷ 954 triệu NDT, lãi 768 triệu NDT); nhưng đến năm 2005, Mao Đài đã lãi ròng 1 tỷ 119 triệu NDT vượt qua Ngũ Lương Dịch, trở thành doanh nghiệp dẫn đầu ngành rượu bia Trung Quốc. Năm 2018 tập đoàn doanh thu đạt 73,639 tỷ NDT (tăng 26,49%), lãi ròng 35,204 tỷ NDT, tăng 30% so với năm trước.
Về mối quan hệ giữa Viên Nhân Quốc và Vương Hiểu Quang, mạng “Tài Tân” cho biết: “Viên Nhân Quốc đi đường lối quan chức, cống quan, dưỡng quan, hối lộ quan chức để mình được thăng tiến”.
Trong số những thứ Quang nhận hối lộ có số lượng rượu Mao Đài rất lớn. Quang thích uống Mao Đài, muốn người nhà mở cửa hàng kinh doanh Mao Đài liền gọi điện cho Quốc, Quốc liền cho mở mấy cửa hàng. Viên Nhân Quốc còn “giới thiệu” cho Vương Hiểu Quang một cô gái đẹp để làm người tình, có lẽ đó là “giao dịch quyền sắc” nói trong thông báo kỷ luật.
Tân Kinh Báo cho biết, mỗi khi tiếp khách, Vương Hiểu Quang đều bảo cấp dưới chuẩn bị 1 thùng Mao Đài, ăn uống xong lại bảo xếp số rượu còn lại vào cốp xe rồi mang về nhà. Ngày nào Quang cũng tiếp khách, cứ thế tích lại, mỗi tháng Quang kiếm được không dưới 50 chai
Mao Đài đắt tiền; cộng với những người nhờ vả thường đem rượu đến biếu nên rượu Mao Đài ngon ở nhà Quang chất đống, chúng được chuyển tới các cửa hàng của người nhà để bán.
Theo “Đệ nhất Tài Kinh” thì sau khi rời chức lãnh đạo tập đoàn, Viên Nhân Quốc đã bị UBKTKL điều tra dưới hình thức “mời gặp nói chuyện”, chủ yếu điều tra quan hệ lợi ích giữa Quốc và các đại lý tiêu thụ và vấn đề liên quan đến nguyên Phó tỉnh trưởng Vương Hiểu Quang.
Có tin cho biết, trong 18 năm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Mao Đài, Viên Nhân Quốc đã vơ vét được “hàng trăm triệu Nhân dân tệ”. Tuy nhiên có lẽ phải chờ khi viện kiểm sát đưa ra cáo trạng, người ta mới biết được số tiền mà Quốc đã nhận hối lộ là bao nhiêu.
http://biendong.net/doc-bao-viet/28272-tq-bi-bat-vi-dung-quoc-tuu-de-tien-than.html

ĐCSTQ nhiều lần phán đoán sai,

đang chờ đến bầu cử Mỹ?

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đột nhiên nóng lên, chính quyền Trung Quốc lại nhắc đến “Vạn lý trường chinh mới” để chuẩn bị ứng phó với những ngày tháng khó khăn. Truyền thông ngoài nước ngoài cho rằng, chính quyền Trung Quốc hết lần này đến lần khác phán đoán sai lầm, hiện tại lại muốn đợi đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào năm tới, và đây đây vẫn sẽ là một sai lầm.
Hôm 24/5, tờ Apple Daily tại Hồng Kông có đăng một bài viết của nhà báo lâu năm Phan Tiểu Đào, bài viết cho rằng, trong chiến tranh thương mại Mỹ – Trung này, cao tầng của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nhiều lần phán đoán sai lầm về Mỹ, từ đó khiến cho chiến tranh thương mại liên tục leo thang.
Bài viết nói, năm ngoái, khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung mới bùng nổ, cao tầng của ĐCSTQ cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump là vì muốn cầu tài, nên chỉ cần mua hàng chục tỉ hàng hóa Mỹ là có thể giải quyết, nhận định rằng Mỹ không dám thực sự đánh trong cuộc chiến này, thế là họ làm ầm ĩ để đáp trả Mỹ. Thực tế đã chứng minh, đây là phán đoán sai lầm nghiêm trọng.
Còn lần này, cao tầng của ĐCSTQ lại sai lầm cho rằng ông Trump đang nóng lòng muốn đạt được thỏa thuận thương mại, sai lầm cho rằng ông Trump sẽ dùng thỏa thuận này làm vũ khí để tái đắc cử nhiệm kỳ tiếp theo. Thế là ĐCSTQ mới lật lọng, chỉnh sửa bản thảo văn bản cam kết thương mại đã đạt được, khiến ông Trump tức giận và tăng thuế quan với hàng hóa Trung Quốc, đồng thời giáng đòn đau vào doanh nghiệp công nghệ của Trung Quốc.
Bài viết cho rằng, hiện tại cao tầng ĐCSTQ không có chiêu nào, chỉ có thể huy động truyền thông nhà nước để đẩy trách nhiệm cho phía Mỹ về vấn đề đàm phán bị đổ bể; kích động tình cảm chủ nghĩa dân tộc của người dân, dịch chuyển tầm nhìn của người dân trong nước, cố gắng làm mờ nhạt ảnh hưởng của chiến tranh thương mại đến kinh tế Trung Quốc trong năm ngoái; mang cả ông Mao Trạch Đông ra, mưu tính “dùng Mao chế Mỹ”. Ý đồ tập trung sự ủng hộ của người dân cho để kéo dài cuộc chiến, vừa “đàm” vừa “đánh” để kéo dài đến cuộc bầu cử Mỹ vào năm tới.
Đài Tiếng nói Đức (Deutsche Welle) đưa tin hôm 24/5 đã trích dẫn lời của hai chuyên gia cho rằng, sau khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung rơi vào thế giằng co, việc ĐCSTQ ngồi đợi bầu cử Mỹ vào sang năm, chắc chắn là một canh bạc; dù là đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa, thì nguyên tắc cơ bản trong mối quan hệ với Trung Quốc đều là nhất trí.
Bản tin dẫn lời của ông Andrew Small – Chuyên gia về vấn đề quan hệ Mỹ – Trung thuộc Quỹ Marshall Đức (German Marshall Fund) nói rằng, thái độ “tĩnh lặng quan sát thay đổi” của Trung Quốc có rất nhiều rủi ro. Một mặt, kiểu đợi chờ này sẽ tốn rất nhiều thời gian; mặt khác, kinh tế Trung Quốc hiện nay đã đang chịu ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài.
Andrew Small cho biết, thực tế việc Washington ngăn chặn Huawei và ZTE đã cho thấy, Mỹ có năng lực gây thiệt hại nặng cho kinh tế Trung Quốc, còn phía Trung Quốc lại không cách nào đáp trả tương ứng được. Trong khi đó, việc ngăn chặn các công ty công nghệ của Trung Quốc cũng dẫn đến phản ứng dây chuyền, hậu quả có thể sẽ nghiêm trọng hơn nữa. Bởi vì rất nhiều doanh nghiệp quốc tế đang cân nhắc kỹ xem liệu có tiếp tục làm ăn với những công ty bị Mỹ liệt vào danh sách đen hay không.
Abraham Denmark, cựu Trợ lý Sự vụ Đông Á của Bộ Quốc phòng Mỹ, hiện đang là Chủ nhiệm dự án châu Á thuộc Trung tâm học giả quốc tế Woodrow Wilson, cho biết, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình gần đây nhắc đến “Vạn lý trường chinh mới”, cho thấy ĐCSTQ muốn dân chúng chuẩn bị tốt cho “nhiều vấn đề kinh tế sẽ xuất hiện từ nay về sau”, cũng cho thấy rõ tranh chấp thương mại Mỹ – Trung đã tạo thành xung kích đối với kinh tế Trung Quốc và hiển nhiên là vượt ngoài dự báo của chính quyền Bắc Kinh.
Abraham Denmark cho rằng, nếu ĐCSTQ ngồi đợi cuộc bầu cử Mỹ vào năm tới, “dùng chiến lược tĩnh lặng quan sát thay đổi, vậy thì chắc chắn đó là một canh bạc”. Các nhà hoạch định chính sách dù là đến từ đảng Cộng hòa hay đảng Dân chủ, họ đều cho rằng Mỹ đã tham gia vào trong một cuộc cạnh tranh giành giật tương lai với ĐCSTQ. Cách nhìn nhận này cũng rất phổ biến trong cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ.
Hôm 10/5, Mỹ đã chính thức nâng mức thuế quan từ 10% lên 25% đối với 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ; đồng thời cũng cho biết sẽ tăng thuế quan đối với 300 tỉ hàng hóa khác của Trung Quốc nhập vào Mỹ.
Hôm 11/5, ông Trump chia sẻ trên Twitter, “Tôi cho rằng Trung Quốc cảm thấy họ đã bị đánh tơi tả trong vòng đàm phán gần đây và họ có lẽ muốn đợi cho tới cuộc bầu cử tiếp theo, 2020, để xem liệu họ có may mắn chứng kiến một thành viên Đảng Dân chủ thắng cử – trong trường hợp đó họ sẽ tiếp tục ăn chặn của Hoa Kỳ 500 tỷ USD một năm…”
Ông cũng nói thêm, “Vấn đề duy nhất là họ biết rằng tôi sẽ chiến thắng (con số kinh tế & việc làm tốt nhất trong lịch sử Mỹ & nhiều hơn thế), và thỏa thuận sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều nếu phải đàm phán tại nhiệm kỳ 2 của tôi. Sẽ là khôn ngoan nếu họ hành động ngay, nhưng tôi cũng thích thu những khoản tiền thuế to đùng!”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/28257-dcstq-nhieu-lan-phan-doan-sai-dang-cho-den-bau-cu-my.html

Thủ tướng Pakistan điện đàm với đồng nhiệm Ấn Độ:

Dấu hiệu tan băng ?

Ba ngày sau khi đảng của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi giành chiến thắng, đồng nhiệm Pakistan Inram Khan hôm 26/05/2019, đã gọi điện chúc mừng. Với cuộc điện thoại này, thủ tướng Pakistan đã khép lại một giai đoạn căng thẳng kéo dài nhiều tháng giữa hai nước.
Thông tín viên Sébastian Farcis tường trình từ New Delhi :
« Cú điện thoại thân thiện và mang tính nghi thức: Thủ tướng Pakistan chúc mừng đồng nhiệm Ấn Độ Narendra Modi. Về phần mình, thủ tướng Ấn khẳng định với đối tác Pakistan là hai bên cần chung sức chống khủng bố và tình trạng nghèo khó tại khu vực. Cuộc điện thoại không có gì là đặc biệt, ngoại trừ việc từ nhiều tháng nay, giữa hai quốc gia anh em thù nghịch, ngay cả các trao đổi ngoại giao cũng không tồn tại nữa. Hai quân đội được trang bị vũ khí hạt nhân này thậm chí hồi tháng Hai vừa qua còn trong tình trạng đối đầu, với cả chiến đấu cơ nhập cuộc. Điều chưa từng xảy ra từ bốn chục năm nay.
Còn quá sớm để nói đến việc hòa giải, tuy nhiên, hiện tại hai nước không còn trong tình trạng sẵn sàng chiến tranh. Để nói đến hòa bình, sẽ cần nhiều thời gian hơn. New Delhi thường xuyên nhấn mạnh là các đàm phán với Islamabad chỉ được nối lại, nếu các tấn công khủng bố chấm dứt. Trong khi đó các chiến binh Pakistan vẫn thường xuyên xâm nhập vào vùng Cachemire Ấn Độ. New Delhi thông báo đã tiêu diệt nhiều phần tử khủng bố, trong lúc dân cư địa phương tại vùng đất Ấn Độ này ngày càng chống lại việc chính quyền trung ương đàn áp khốc liệt phong trào đòi tự trị. Hiện vẫn chưa hội đủ các điều kiện thuận lợi để chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài từ 71 năm nay ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190527-thu-tuong-pakistan-dien-dam-voi-dong-nhiem-an-do-dau-hieu-tan-bang

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.