Tin khắp nơi – 14/05/2019
Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019
19:37
//
- TinThế giới
,
Slider
Trump sẽ gặp Tập Cận Bình
sau khi TQ đánh thuế trả đũa Mỹ
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết hôm 13/5 rằng ông sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng tới, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nước trở nên căng thẳng hơn, khiến thị trường toàn cầu rung chuyển, theo Reuters.Thương chiến Mỹ-Trung: TQ trả đũa với biểu thuế mới
Trump tăng gấp đôi thuế quan lên hàng hóa TQ
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung qua năm biểu đồ
Trước đó, Trung Quốc tuyên bố sẽ áp mức thuế cao hơn lên một loạt hàng hóa của Hoa Kỳ, bao gồm rau quả đông lạnh và khí tự nhiên hóa lỏng, một động thái trả đũa quyết định của Washington tăng thuế lên hàng hóa trị giá 200 tỷ đô la của Trung Quốc hồi tuần trước.
Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cho biết họ đã lên kế hoạch tổ chức một phiên điều trần công khai vào tháng tới về khả năng áp thuế lên tới 25% đối với hàng nhập khẩu trị giá hơn 300 tỷ đô la từ Trung Quốc. Điện thoại di động và máy tính xách tay sẽ nằm trong danh sách này, nhưng dược phẩm sẽ được loại trừ.
Viễn cảnh Hoa Kỳ và Trung Quốc rơi vào vòng xoáy của một cuộc tranh chấp không có điểm dừng có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, và vốn đã khiến các nhà đầu tư rối loạn, dẫn đến một đợt bán tháo mạnh trên thị trường chứng khoán trong tuần qua.
Chỉ số chứng khoán toàn cầu giảm thêm 1,9% vào thứ Hai, mức giảm trong-ngày lớn nhất trong hơn 5 tháng qua. Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12 và giá dầu giao dịch giảm.
Ông Trump, người chấp nhận chủ nghĩa bảo hộ như là một phần của chương trình nghị sự ‘Nước Mỹ trên hết’, cho biết ông sẽ nói chuyện với ông Tập tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tháng Sáu.
“Có thể điều gì đó sẽ xảy ra,” ông Trump nói trong bài phát biểu tại Nhà Trắng. “Tôi nghĩ đó có thể là một cuộc gặp gỡ rất hiệu quả.”
Phát biểu vài giờ sau trong tiệc tối tại Nhà Trắng, ông Trump nói rằng trong ba hay bốn tuần tới, sẽ rõ liệu chuyến đi của phái đoàn thương mại Hoa Kỳ đến Bắc Kinh hai tuần trước có thành công không.
“Tôi có cảm giác rằng nó sẽ rất thành công,” ông Trump nói.
Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị, nói trong chuyến đi tới Nga rằng đàm phán Mỹ-Trung không phải là ‘một chiều’, và cần được tiến hành trên cơ sở bình đẳng, theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
“Các nhóm đàm phán của cả hai nước có khả năng và sự khôn ngoan để giải quyết các yêu cầu hợp lý của nhau, và cuối cùng đạt được một thỏa thuận đôi bên cùng có lợi,” ông Vương Nghị nói.
Giai đoạn lấy ý kiến công luận về đợt thuế mới lên 3.805 loại sản phẩm này ngắn hơn các thời điểm trước, vì vậy có khả năng ông Trump sẽ rơi vào tình thế kích hoạt các mức thuế đó trước khi gặp ông Tập.
Nông dân Hoa Kỳ nằm trong số những người bị tổn thương nhất bởi cuộc chiến thương mại, với doanh số bán đậu nành sang Trung Quốc giảm mạnh và thấp nhất trong một thập kỷ.
Ông Trump cho biết hôm 23/5 rằng chính quyền của ông đã lên kế hoạch trợ cấp khoảng 15 tỷ đô la để giúp nông dân bị ảnh hưởng.
Nông dân, những cử tri cốt lõi của đảng Cộng hòa của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội năm 2020, đang ngày càng thất vọng với các cuộc đàm phán thương mại kéo dài và không đạt được kết quả.
“Đối với những người trồng đậu tương, chúng ta đang thua cuộc,” ông Davie Stephens, chủ tịch Hiệp hội đậu tương Hoa Kỳ, cho biết trong một thông cáo.
Trung Quốc ‘kiểm soát được’ tác động của thuế Mỹ
Trung Quốc cho biết hôm 14/5 rằng họ đã lên kế hoạch áp thuế nhập khẩu từ 5% đến 25% đối với 5.140 sản phẩm của Hoa Kỳ trong danh sách mục tiêu 60 tỷ đô la. Trung Quốc cho biết mức thuế mới sẽ có hiệu lực vào ngày 1/6.
Bộ Tài chính của Trung Quốc cho biết, “việc điều chỉnh thuế quan bổ sung là một phản ứng đối với chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ của Hoa Kỳ”.
“Trung Quốc hy vọng Hoa Kỳ sẽ quay trở lại đúng hướng với các cuộc tham vấn kinh tế và thương mại song phương với Trung Quốc.”
Giữa lúc cuộc đàm phán đang diễn ra vào tuần trước, ông Trump đã tăng mức thuế từ 10% lên 25% đối với hàng hóa trị giá 200 tỷ đô la của Trung Quốc.
Động thái này ảnh hưởng đến 5.700 danh mục sản phẩm của Trung Quốc, bao gồm modem và bộ định tuyến internet.
Các nguồn tin cho biết các cuộc đàm phán bị đình trệ sau khi Trung Quốc cố gắng xóa bỏ các cam kết sẽ sửa luật để ban hành các chính sách bảo vệ sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ bắt buộc.
Bắc Kinh hôm 13/5 tuyên bố sẽ không bao giờ đầu hàng trước sức ép từ bên ngoài. Truyền thông Trung Quốc vẫn giữ giọng điệu vốn có, nhắc lại các bình luận mạnh mẽ, rằng cánh cửa đàm phán luôn mở nhưng thề rằng Trung Quốc sẽ bảo vệ lợi ích và nhân phẩm quốc gia.
Truyền hình Trung Quốc cho biết trong một bài bình luận rằng tác động của thuế quan của Hoa Kỳ đối với nền kinh tế Trung Quốc hoàn toàn có thể kiểm soát được.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48263296
Sau đòn trả đũa của Bắc Kinh, TT Trump nói gì
về số phận của 325 tỉ USD hàng nhập khẩu TQ còn lại?
“Có thể sẽ có một vài đòn đáp trả, nhưng chúng sẽ chẳng đáng kể gì so với [đòn thuế quan của Mỹ]“, Tổng thống Trump phát biểu sau khi Trung Quốc công bố biện pháp trả đũa mới nhất.Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông “vẫn chưa quyết định” về việc tiếp tục áp đặt thuế nhập khẩu đối với 325 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc còn lại, sau khi phía Bắc Kinh chính thức công bố đòn trả đũa nhằm vào 60 tỉ USD hàng Mỹ hôm thứ 2 (13/5) vừa qua.
“Chúng ta [Mỹ] có quyền đánh thuế 25% đối với 325 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc còn lại”, ông Trump khẳng định, song ông cho biết mình vẫn chưa quyết định về điều này.
Phát biểu về động thái mới nhất của Trung Quốc, Tổng thống Trump nói rằng đòn đáp trả này đã giúp đưa Mỹ vào vị trí “tuyệt vời”, và đây chính là “một bước đi rất tích cực” trong quá trình đàm phán thương mại song phương.
“Tôi thích vị trí hiện tại của chúng ta [Mỹ]. Có thể sẽ có một vài đòn đáp trả, nhưng chúng sẽ chẳng đáng kể gì so với [đòn thuế quan của Mỹ]“, CNBC dẫn lời ông Trump.
Trung Quốc hôm 13/5 vừa qua đã tuyên bố sẽ áp thuế nhập khẩu lên đến 20% đối với 60 tỉ USD hàng hóa Mỹ, và lệnh thuế quan này sẽ bắt đầu được áp dụng từ ngày 1/6 tới đây.
Động thái trên được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Trump đăng một loạt tweet cảnh báo Bắc Kinh “đừng nên trả đũa” nếu không muốn mọi chuyện ngày càng tồi tệ hơn.
Lệnh tăng thuế mới nhất của Trung Quốc nhắm tới 60 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm hơn 5.000 mặt hàng đa chủng loại, và đối tượng chủ yếu bị áp thuế là các loại hàng hóa có liên quan đến các cử tri ủng hộ ông Trump như ngành sản xuất và nông nghiệp. Mức thuế được áp dụng cũng đa dạng, từ 10% đến 25%.
Bên cạnh đó, ông Trump cũng xác nhận rằng ông sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20, được tổ chức tại Nhật Bản vào cuối tháng 6 tới.
Được biết, trong một cuộc gặp trước đó với Thủ tướng Hungary Viktor Orban tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã khẳng định rằng mức thuế quan 25% mới sẽ đem về cho Kho bạc của Mỹ “hàng trăm tỉ USD”, tuy nhiên ông không hề nhắc đến khoản tiền thuế mà người tiêu dùng Mỹ sẽ phải chi trả, theo CNBC.
Xung đột thương mại của hai nước Mỹ-Trung đã leo thang lên một bước mới vào tuần trước, ngay trước ngày diễn ra cuộc đàm phán thương mại song phương. Ông Trump đã cáo buộc Trung Quốc “không giữ lời” về một số điểm mấu chốt trong bản thỏa thuận dự thảo, và đã quyết định tăng mức thuế từ 10% lên 25%.
“Chúng tôi [Mỹ] đã sắp đạt được thỏa thuận với Trung Quốc, chúng tôi đã đi được 95% chặng đường rồi”, ông Trump nói.
“Sau đó các đại diện của tôi đã tới Trung Quốc, và phía Bắc Kinh nói rằng họ không thực hiện những điều hai bên đã đồng thuận nữa, rằng họ không đồng ý với những điều khoản đó nữa, rằng Mỹ sẽ không nhận được [điều chúng tôi muốn] nữa. Và tôi đã nói rằng, được thôi, vậy thì chúng ta đánh thuế”, ông Trump kể lại.
http://biendong.net/diem-tin/27984-sau-don-tra-dua-cua-bac-kinh-tt-trump-noi-gi-ve-so-phan-cua-325-ti-usd-hang-nhap-khau-tq-con-lai.html
Không phải chiến tranh thương mại,
đây mới là điều tồi tệ nhất giữa Mỹ và TQ
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế. Nó còn liên quan tới chính trị và thể diện siêu cường.Để có được hòa bình, điều đầu tiên là người ta phải muốn nó.
Điều này là rào cản lớn nhất đối với bất cứ thỏa thuận thương mại nào giữa Mỹ và Trung Quốc. Việc Mỹ quyết định tăng thuế từ 10% lên 25% với hơn 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc nhằm đẩy nhanh việc hiện thực hóa thỏa thuận thương mại có thể sẽ phản tác dụng. Bắc Kinh tuyên bố sẽ đánh thuế trả đũa Mỹ, đẩy cuộc chiến thương mại lên tới đỉnh điểm.
Gần như không có khả năng cho thấy các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ được khởi động vào thứ 5 tuần này. Thay vì được giải quyết nhanh chóng, đôi bên có vẻ như đã sẵn sàng cho một cuộc chiến lâu dài với những diễn biến xấu. Không phải chiến tranh thương mại mà việc Mỹ và Trung Quốc không còn muốn một thỏa thuận mới thực sự là điều đáng lo sợ.
Dấu hiệu đầu tiên của việc này được nhìn thấy ở Mỹ. Tổng thống Donald Trump cho biết ông cảm thấy vui với hơn 100 tỷ USD thuế quan được bơm vào ngân khố Mỹ hàng năm. Ông Trump cũng tự tin rằng một cuộc chiến thương mại sẽ khiến Trung Quốc bị tổn thương nhiều hơn Mỹ.
Thật vậy. Nói theo nhiều cách, đánh thuế thay vì tìm cách xóa bỏ chúng sẽ mang đến những nền tảng chính sách kinh tế tốt, cho phép Tổng thống Trump có được quyền lực. Ông Trump luôn đề cao sản xuất trong nước và đánh thuế chính là cách tốt để chuyển các nhà máy về nước Mỹ. Khi sản xuất trở về với nước Mỹ, ông Trump sẽ nhận được những kết quả tốt về mặt chính trị.
Trong khi đó, một thỏa thuận thương mại tốt với Mỹ sẽ giúp Trung Quốc trở thành điểm đến hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài bằng cách thắt chặt luật sở hữu trí tuệ, trấn áp gián điệp công nghiệp hay chấm dứt việc yêu cầu chuyển giao công nghệ bắt buộc…. Các doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ cũng khó có thể tránh được những cám dỗ ấy. Tuy nhiên, nó lại bất lợi cho việc “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại” hay đưa nhà máy về lại nước Mỹ.
Ở Trung Quốc, việc căng thẳng thương mại leo thang cũng không hoàn toàn là bất lợi. Về mặt chính trị, nó cho thấy Trung Quốc không phải làm theo những gì Mỹ muốn. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, đang đi nhanh trên con đường trở thành một siêu cường. Họ muốn thách thức vị thế dẫn đầu của Mỹ chứ không phải là đi theo Mỹ.
Ngay sau khi Mỹ tăng thuế, phía Trung Quốc đã lên tiếng khẳng định họ sẽ “không bao giờ đầu hàng trước các áp lực bên ngoài” đồng thời khẳng định sự tự tin và khả năng bảo vệ các “quyền và lợi ích hợp pháp” của mình. Truyền thông Trung Quốc thì giữ giọng điệu cứng rắn, nói rằng cánh cửa đàm phán phía Trung Quốc luôn mở nhưng Bắc Kinh “thề sẽ bảo vệ lợi ích và phẩm giá của quốc gia”.
Trong bài xã luận trên tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh nhấn mạnh: “Sẽ không bao giờ Trung Quốc để mất đi sự tôn nghiêm của đất nước. Không ai có thể hy vọng Trung Quốc nuốt trái đắng để gây hại cho các lợi ích cốt lõi của mình”. Rõ ràng, Trung Quốc và Mỹ đang đẩy vấn đề đi xa hơn nhiều so với những mâu thuẫn về thương mại.
Không thể phủ nhận, việc đánh thuế cũng gây tổn thất cho nhiều ngành của Trung Quốc. Tuy nhiên, đó lại là những ngành mà các nhà hoạch định kinh tế có tầm nhìn xa muốn “bỏ lại phía sau” để giúp Trung Quốc thoát khỏi cái bẫy thu nhập trung bình. Trong một cuộc xung đột thương mại kéo dài, việc sản xuất đồ chơi, đồ nội thất, quần áo và lắp ráp hàng điện tử có thể chuyển từ Trung Quốc sang các nước như Mexico và Việt Nam.
Điều này không phải quá tệ đối với một nền kinh tế mong muốn đẩy mạnh chuỗi giá trị theo hướng các ngành công nghiệp tương lai như xe chạy điện, sản xuất linh kiện điện tử, chế tạo máy bay, robot hay công nghệ y tế. Có lẽ, chiến tranh thương mại lại giúp Trung Quốc có thể quyết tâm hơn trong việc theo đuổi con đường này.
Những người theo tư tưởng diều hâu ở Trung Quốc còn có thể bám vào một lập luận khác. Ban đầu, rõ ràng Trung Quốc chịu thiệt nhiều hơn Mỹ. Tuy nhiên, xét về lâu dài, cuộc chiến thương mại cũng mang đến cho Mỹ những nỗi đau tương tự. IMF cảnh báo rằng, cả hai nền kinh tế đều giảm 0,5% trong tăng trưởng.
Tuy nhiên, con số này có thể sẽ chưa đủ lớn để ngăn Mỹ và Trung Quốc quyết chơi tới cùng, đặc biệt là khi họ đều có con bài kích thích tài chính và tín dụng phía sau. Tuy nhiên, thế giới nên quan tâm đến sự rạn nứt trong các siêu cường bởi nó thường là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của một cuộc xung đột nóng hơn.
Đó là lý do vì sao chúng ta không nên lo lắng về chiến tranh thương mại mà hãy lo lắng cho việc Mỹ và Trung Quốc không còn muốn làm hòa với nhau.
http://biendong.net/doc-bao-viet/27988-khong-phai-chien-tranh-thuong-mai-day-moi-la-dieu-toi-te-nhat-giua-my-va-tq.html
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
kéo hai bên đi xuống
Trọng ThànhTrong tuần lễ thứ hai của tháng 5/2019, đàm phán thương mại Mỹ – Trung bất ngờ chuyển sang một bước quanh mới. Vòng thương thuyết thứ 11 tưởng như gần đạt kết quả, bất ngờ đổ vỡ. Cùng lúc đó Hoa Kỳ quyết định tăng thuế với toàn bộ hơn 300 tỉ đô la hàng nhập khẩu Trung Quốc. Ba ngày sau, Bắc Kinh trả đũa. Xung đột thương mại Mỹ – Trung tác động đến hai bên ra sao ?
Sau đây là một số nhận định của nhà báo Dominique Baillard, phụ trách chuyên mục Thời sự Kinh tế của RFI.
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bùng phát trở lại với quyết định trả đũa của Bắc Kinh hôm qua, 13/05/2019. Trung Quốc quyết định tăng thuế nhập khẩu với 60 tỉ đô la hàng Mỹ, từ 10 đến 25%, kể từ đầu tháng 6/2019. Cuộc chiến tăng thuế qua lại bắt đầu gây tổn hại cho nền kinh tế hai quốc gia. Bên nào thiệt hại nặng nhất ?
Theo tổng thống Mỹ Donald Trump, thì chắc chắn không phải là Hoa Kỳ. Ông Trump coi Mỹ là bên thắng lớn trong xung đột này. Theo tổng thống Mỹ, các biện pháp bảo hộ mậu dịch, được thiết lập để trừng phạt Trung Quốc, buộc Bắc Kinh phải ký kết một thỏa thuận mang lại nhiều tiền cho nước Mỹ. Kể từ thứ Sáu tuần trước, 10/05, thuế nhập khẩu vào Mỹ với hàng Trung Quốc đã tăng từ 10 đến 25% đối với tổng cộng 200 tỉ đô la hàng hóa. Và chính quyền Mỹ dự kiến tiếp tục nâng thuế với toàn bộ hàng trăm tỉ đô la hàng Trung Quốc còn lại. Trên thực tế, nếu như chính quyền Liên bang thực sự có thêm nhiều khoản thu mới, thì ngược lại các nhà xuất khẩu Trung Quốc không có vẻ chấp nhận mất tiền, chưa có gì cho thấy trong hiện tại, phía Trung Quốc sẽ giảm giá hàng hóa bán sang Mỹ.
Vậy ai sẽ phải trả giá ?
Cho đến nay, theo các kinh tế gia của Ngân Hàng Trung Ương Mỹ, cũng như của Ngân Hàng Thế Giới, các doanh nghiệp và người tiêu thụ Mỹ là thiệt hại nhất. Các doanh nghiệp Mỹ có nguy cơ tổn thương nhiều hơn cả, bởi họ cần đến thị trường Trung Quốc để sản xuất hoặc bán các sản phẩm như Apple, Caterpillar, hay Intel, vốn nhập từ Trung Quốc đến 25% số linh kiện cần thiết. Các tập đoàn này đang gánh chịu các tổn thất nặng nề trên thị trường chứng khoán. Kể từ khi chính quyền Trump gia tăng áp lực với Trung Quốc, ba tập đoàn này đã mất hơn 10% trị giá cổ phiếu trên chứng khoán Wall Street. Các công ty phân phối như WallMart hay Macy’s chắc chắn cũng sẽ gánh chịu hậu quả của việc tăng thuế với hàng dệt may Trung Quốc. Nếu họ không tăng giá hàng bán ra, để có thể duy trì khả năng cạnh tranh, thì phần lãi thu về sẽ sụt giảm.
Chứng khoán Mỹ hôm qua sụt giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng Giêng đến nay. Vì sao lại như vậy ?
Bởi các nhà đầu tư bắt đầu nghi ngờ về khả năng hai nước tìm được một thỏa thuận, trong lúc dường như cách đây chục hôm, viễn cảnh đó là nằm trong tầm tay. Tại các vùng nông thôn nước Mỹ, nỗi nghi ngờ nhường chỗ cho sự tuyệt vọng. Các chủ trang trại Mỹ đã thiệt hại nhiều trong cuộc chiến thương mại này, bất chấp việc họ đã nhận được những khoản trợ cấp đặc biệt, nhằm bù lại việc không bán được đậu tương sang Trung Quốc chẳng hạn. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là nạn nhân của việc tăng thuế Mỹ. Về mặt số lượng thuần túy, Trung Quốc là bên thiệt hại hơn. Do Trung Quốc xuất khẩu nhiều sang Mỹ hơn là nhập khẩu – một trong các nguồn gốc của xung đột song phương, điều tự nhiên là kinh tế Trung Quốc bị tổn thương nhiều hơn, do việc tăng thuế. Quý một năm nay là quý đầu tiên, mà tổng trao đổi thương mại song phương sụt giảm, so với cùng kỳ năm ngoái 2018.
Tuy nhiên, phải chăng Trung Quốc vẫn còn các lá chủ bài trong cuộc đọ sức với Hoa Kỳ ?
Trước hết, để giảm nhẹ các cú sốc, chính quyền Trung Quốc có trong tay phương tiện tiền tệ. Hồi năm ngoái, đồng nhân dân tệ đã giảm giá 8%. Điều này làm vô hiệu hóa các tác động của việc tăng thuế nhập khẩu Mỹ. Với các biện pháp trả đũa hôm qua, chính quyền Trung Quốc cho thấy là họ không có ý định để bị tấn công, mà không có phản ứng gì, và Bắc Kinh cũng sẵn sàng sử dụng các vũ khí gây thiệt hại hơn nhiều. Theo một nhật báo lớn của Trung Quốc, số lượng phi cơ Boeing Trung Quốc đặt mua của Mỹ có thể sẽ giảm bớt. Dư luận cũng ngày càng nói đến nhiều hơn một vũ khí ghê gớm khác. Đó là việc bán ồ ạt ra thị trường các trái phiếu của Ngân Hàng Trung Ương Mỹ (Trung Quốc là quốc gia mua nhiều trái phiếu của Mỹ nhất, với tổng dự trữ 1.200 tỉ đô la). Đây là một vũ khí gây tổn hại kinh hoàng. Một mặt, việc này gây tổn thất đáng kể cho nước Mỹ, khiến Mỹ phải chi nhiều tiền hơn cho các khoản nợ. Nhưng mặt khác, Trung Quốc cũng sẽ phải gánh chịu hậu quả ngược lại, với việc làm tổn hại chính giá trị của kho dữ trữ tiền tệ của họ. Một điều chắc chắn là, trước mắt, cuộc chạy đua tăng thuế nhập khẩu chỉ khiến các bên thua thiệt.
***
Theo AFP, các chuyên gia cũng nói đến một số biện pháp trả đũa khác của Trung Quốc, và những hậu quả gậy ông đập lưng ông. Như kêu gọi tẩy chay một số mặt hàng mũi nhọn Mỹ, như điện thoại iPhone. Điều mà Trung Quốc đã từng làm với Nhật Bản vào năm 2012 và Hàn Quốc, năm 2017. Các đợt vận động tẩy chay do chính quyền giật dây khiến doanh thu ngành xe hơi hai nước tại Trung Quốc sụt giảm đến 50%. Tuy nhiên, biện pháp tẩy chay cũng sẽ ảnh hưởng đến chính hàng triệu người Trung Quốc làm việc cho các công ty Mỹ, cùng các đối tác địa phương Trung Quốc.Việc siết chặt kiểm soát nhằm ngăn cản hoạt động của các công ty Mỹ tại Trung Quốc, cũng là điều nằm trong tầm tay của Bắc Kinh. Như đòi hỏi phải tuân thủ ngặt nghèo các quy định, tăng cường kiểm tra tiêu chuẩn vệ sinh, hay làm nghẽn việc lưu thông hàng hóa tại hải quan… Một thành viên của phòng Thương Mại Mỹ tại Trung Quốc cảnh báo là, cho dù các biện pháp này được « một bộ phận đông đảo người Trung Quốc ủng hộ, nhưng sẽ khiến các doanh nghiệp (nước ngoài) mất lòng tin ». Ngược lại, Washington cũng có thể đáp trả bằng việc cấm cửa một số doanh nghiệp Trung Quốc, ngăn chặn doanh nghiệp Trung Quốc tiếp cận một số công nghệ cao cấp, như đã từng làm với tập đoàn công nghệ viễn thông Trung Quốc ZTE hồi năm ngoái.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190514-chien-tranh-thuong-mai-my-trung-keo-hai-ben-di-xuong
Mỹ: Manning có thể ngồi tù lần nữa
nếu bất tuân trát tòa
Chelsea Manning, cựu nhân viên phân tích tình báo quân đội Hoa Kỳ và nguồn tin cho Wikileaks, có nguy cơ bị bỏ tù lần nữa nếu cô từ chối tuân thủ trát tòa.Theo Reuters, sau 62 ngày bị giam, cô Manning – một quân nhân chuyển giới – được trả tự do hôm 9/5. Cô bị giam vì từ chối tuân thủ trát của đại bồi thẩm đoàn về việc ra lấy lời khai trong cuộc điều tra về Wikileaks của các công tố viên Hoa Kỳ ở Alexandria, Virginia.
Thụy Điển mở lại cuộc điều tra về Assange
Obama giảm án cho binh nhì Chelsea Manning
Harvard gây tranh cãi vì Chelsea Manning
Anh bắt giữ Julian Assange tại sứ quán Ecuador
Các công tố viên liên bang được cho là tập trung vào Wikileaks và nhà sáng lập Julian Assange, người đang thụ án 50 tuần trong một nhà tù ở London.
Trát đầu tiên đã hết hạn và Manning ngay lập tức được triệu tập để ra điều trần trước một bồi thẩm đoàn mới vào ngày 16/5.
Một nguồn cho biết nếu Manning từ chối làm chứng, các công tố viên có thể sẽ yêu cầu bắt giam cô vì tội khinh miệt.
Hôm 10/5, Manning xuất hiện trong một video trên YouTube tuyên bố rằng cô sẽ tiếp tục từ chối hợp tác. “Nếu tôi đến tòa vào hôm 16/5, chuyện xảy ra lần trước sẽ tái diễn. Tôi sẽ không hợp tác với bất kỳ bồi thẩm đoàn nào khác,” cô Manning nói.
Một luật sư của Manning không bình luận về vụ việc.
Manning bị tòa án binh kết án tội gián điệp vào năm 2013 vì đã cung cấp hơn 700.000 tài liệu cho Wikileaks trong giai đoạn cô làm nhà phân tích tình báo ở Iraq. Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, trong những ngày cuối của nhiệm kỳ, đã giảm án cho Manning.
Assange, sau gần bảy năm lánh nạn tại đại sứ quán Ecuador, vào ngày 11/4 đã bị cảnh sát Anh bắt giữ. Hoa Kỳ đang tìm cách dẫn độ ông ta để đối mặt với cáo buộc âm mưu xâm nhập máy tính. Assange có kế hoạch chống lại yêu cầu dẫn độ của Hoa Kỳ.
Hôm 13/5, vụ việc của Assange trở nên phức tạp hơn khi Thụy Điển công bố quyết định mở lại cuộc điều tra về cáo buộc cưỡng hiếp đối với ông và Thụy Điển sẽ tìm cách dẫn độ ông.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48242690
Tổ chức Trump đối mặt
án phạt hàng triệu đô la vì gây ô nhiễm
Thị trưởng New York Bill de Blasio, người đang cân nhắc sẽ chạy đua vào Nhà Trắng vào năm 2020, hôm 13/5 đã đe dọa sẽ phạt Tổ chức Trump 2,1 triệu đô la mỗi năm kể từ năm 2030 trừ phi tổ chức kinh doanh của Tổng thống Donald Trump phải cắt giảm lượng khí phát thải từ các tòa nhà của mình.“Việc anh là ai, cho dù có là tổng thống Mỹ, cũng không quan trọng, anh phải tuân thủ luật pháp của thành phố New York,” ông de Blasio phát biểu tại một cuộc tập hợp ở sảnh của Tháp Trump, nơi có tư dinh của ông Trump và cũng là trụ sở của các hoạt động kinh doanh của ông.
Trong lúc vị thị trưởng Dân chủ này phát biểu, những người biểu tình đối lập đã giơ cao các khẩu hiệu sau lưng ông de Blasio trong đó gọi ông này là ‘thị trưởng thất bại’ và ủng hộ cho chiến dịch tái tranh cử của ông Trump với khẩu hiệu ‘Trump 2020’.
Một sắc lệnh của thành phố New York sẽ có hiệu lực kể từ ngày 17/5 để đặt ra các chuẩn mực phát thải cho các tòa nhà lớn như Tháp Trump – một tòa nhà chọc trời cao 58 tầng trên Đại lộ số 5 của Manhattan.
Các tòa nhà thải ra gần 70% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ở thành phố này, văn phòng thị trưởng cho biết trong một thông cáo. Nhưng cho đến nay thị trưởng de Blasio chỉ nêu đích danh Tổ chức Trump là đơn vị vi phạm.
Ông de Blasio đang cân nhắc gia nhập trên 20 ứng cử viên khác đang chạy đua giành tấm vé đề cử của Đảng Dân chủ cho Nhà Trắng. Ông nói quyết định tổ chức một cuộc tập hợp ở sảnh của Tháp Trump hoàn toàn không có liên quan gì đến tham vọng vào Nhà Trắng và ông hứa hẹn sẽ công khai nêu tên các tổ chức vi phạm khác trong tương lai.
Tám trong số các tòa nhà của ông Trump ở New York không đáp ứng được các tiêu chuẩn phát thải 2030 và thải ra khoảng 27.000 tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính mỗi năm, tức tương đương với lượng khí thải phát ra từ 5.800 chiếc xe, văn phòng của ông de Blasio cho hay.
Tổ chức Trump, vốn bao gồm khoảng 500 công ty mà ông Trump là sở hữu duy nhất hay nắm cổ phần đa số. Sau khi đắc cử tổng thống vào năm 2016, ông Trump đã từ bỏ các chức vụ quản lý tại đây nhưng vẫn giữ cổ phần.
Tháp Trump sẽ đối mặt khoản tiền phạt 469.848 một năm nếu không có cải thiện, tuyên bố của văn phòng thị trưởng cho biết. Một tài sản khác của ông Trump, tòa tháp Khách sạn Quốc tế Trump, đối mặt với khoản phạt 850.871 một năm.
Đạo luật về khí thải của các tòa nhà là một phần nằm trong ý tưởng Chính sách Kinh tế Xanh (Green New Deal) của New York vốn có mục tiêu giảm 30% lượng khí phát thải cho đến năm 2030 và tuân thủ các chuẩn mực của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu mà ông Trump đã rút nước Mỹ ra.
https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-trump-%C4%91%E1%BB%91i-m%E1%BA%B7t-%C3%A1n-ph%E1%BA%A1t-h%C3%A0ng-tri%E1%BB%87u-%C4%91%C3%B4-la-v%C3%AC-g%C3%A2y-%C3%B4-nhi%E1%BB%85m/4915784.html
Mỹ: Monsanto phải bồi thường kỷ lục
hơn 2 tỉ đôla cho nạn nhân ung thư
Thu HằngLần thứ ba Monsanto bị kết án bồi thường cho nạn nhân Mỹ sử dụng thuốc diệt cỏ Roundup, với số tiền kỉ lục hơn 2 tỉ đô la. Bản án được một tòa án ở Oakland, bang California, công bố hôm 13/05/2019.
Thông tín viên RFI tại San Francisco, Eric de Salve cho biết thêm :
« Đây là lần thứ ba liên tiếp, một tòa án ở California kết án sản phẩm Roundup gây bệnh ung thư. Trong hai phiên xử trước ở San Francisco, Monsanto cũng đã bị kết án với mức bồi thường kỉ lục : 289 triệu đô la vào tháng 08/2018 cho một người làm vườn bị mắc ung thư giai đoạn cuối, sau đó là 80 triệu đô la vào tháng 03/2019 cho một người nghỉ hưu cũng mắc ung thư.
Lần này, bản án của tòa Oakland còn gây choáng váng hơn. Tập đoàn dược phẩm Đức Bayer, sở hữu Monsanto, phải bồi thường 2, 55 tỉ đô la cho một cặp vợ chồng 70 tuổi, bị mắc bệnh ung thư máu, được cho là do sử dụng chất diệt cỏ Roundup trong suốt 35 năm tại những nơi họ sinh sống ở San Francisco.
Bayer đã kháng án hai bản án trước, nhưng chắc rằng tập đoàn Đức mới chỉ ở giai đoạn đầu của hàng loạt vụ thua kiện vì số đơn kiện sản phẩm Roundup không ngừng tăng thêm, hiện có khoảng 13.400 thủ tục tố tụng trên khắp nước Mỹ.
Trong khi đó, thuốc diệt cỏ chứa thành phần glyphosate vẫn được bán tự do trên thị trường mà không có cảnh báo mức độ độc hại. Vậy mà trong cả ba phán quyết, tư pháp Mỹ cho rằng Monsanto biết rõ nguy cơ gây ung thư, nhưng nhà sản xuất vùng Missouri đã khôn khéo che giấu.
Quyết định mua lại Monsanto vào năm 2018 trở thành thảm họa đối với tập đoàn Đức Bayer, trong khi các cổ đông ngày càng phản đối. Cổ phiếu của Bayer đã bị mất 30% giá trị sau hai bản án đầu tiên ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190514-monsanto-boi-thuong-25-ti-dola-cho-nan-nhan-ung-thu
Đồng minh Châu Âu cảnh báo Mỹ
về căng thẳng với Iran
Anh, Pháp và Đức hôm 13/5 một lần nữa bày tỏ ủng hộ thỏa thuận hạt nhân nhằm ngăn chặn tham vọng vũ khí hạt nhân của Iran trong khi cảnh báo Mỹ không nên gia tăng sức ép ở khu vực Vùng Vịnh với sự thể hiện sức mạnh quân sự cũng như các nỗ lực nhằm làm suy sụp nền kinh tế của Iran.Các nhà ngoại giao hàng đầu của ba nước đồng minh châu Âu gặp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ở Brussels sau khi ông hủy chặng dừng chân đã được lên kế hoạch trước ở Moscow khi đang trên đường đến khu nghỉ mát Sochi của Nga để gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov vào ngày 14/5.
Bộ Ngoại giao Mỹ nói ông Pompeo sẽ bàn bạc với các đồng minh về ‘các hành động và tuyên bố mang tính đe dọa mới đây của Cộng hòa Hồi giáo Iran’.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani hồi tuần trước cảnh báo rằng Tehran có thể sẽ nối lại hoạt động làm giàu uranium ở một cấp độ cao hơn nếu các cường quốc châu Âu, Trung Quốc và Nga không đưa ra được kế hoạch để đẩy lùi các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với khu vực ngân hàng và năng lượng của Iran.
Tổng thống Mỹ Doanld Trump đã quyết định rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 nhằm kiềm chế tham vọng hạt nhân của Iran. Mỹ đã điều nhóm tấn công của hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln và bốn máy bay ném bom B-52 đến Trung Đông trước những quan ngại rằng Iran có thể đang hoạch định một cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu Mỹ.
Tuy nhiên, các đồng minh châu Âu đã cảnh báo Mỹ về việc leo thang căng thẳng này.
Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt đã kêu gọi ‘thời kỳ yên bình’.
“Chúng tôi rất lo lắng về nguy cơ xung đột xảy ra bất chợt với sự leo thang vốn không có chủ ý từ trước từ cả hai bên nhưng lại dẫn đến xung đột theo cách nào đó,” ông Hunt nói.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói động thái của Mỹ tăng cường các biện pháp chế tài nhắm vào Iran để ngăn chặn các giao dịch dầu mỏ quốc tế của nước này ‘không phù hợp với chúng tôi’.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nói Berlin ‘vẫn xem thỏa thuận hạt nhân này là cơ sở để Iran không phát triển vũ khí hạt nhân trong tương lai và chúng tôi xem nó là mang tính chất sống còn cho an ninh của chúng tôi.” Ông nói Berlin ‘quan ngại về những diễn biến và căng thẳng trong khu vực và rằng Đức không muốn có sự leo thang quân sự’.
Trước cuộc hội đàm, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói rằng ông Pompeo sẽ ‘tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đồng minh và đối tác để đảm bảo an ninh của các lợi ích chung của chúng tôi ở Trung Đông và trên thế giới.”
Hoa Kỳ đang củng cố sự hiện diện quân sự ở Trung Đông trong hành động được các quan chức gọi là ‘sự đáp trả trực tiếp đối với các chỉ dấu và lời cảnh báo leo thang và gây lo ngại của Iran’
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã kêu gọi ông Pompeo dùng ngoại giao thay vì đe dọa để giải quyết các vấn đề sau khi ông Lavrov có cuộc nói chuyện với người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif ở Moscow.
https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%E1%BB%93ng-minh-ch%C3%A2u-%C3%A2u-c%E1%BA%A3nh-b%C3%A1o-m%E1%BB%B9-v%E1%BB%81-c%C4%83ng-th%E1%BA%B3ng-v%E1%BB%9Bi-iran/4915785.html
Châu Âu phản đối chiến lược của Mỹ
gây căng thẳng với Iran
Thu HằngNgoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã không được các đồng nhiệm Liên Hiệp Châu Âu chào đón nồng nhiệt trong cuộc họp tối 13/05/2019 tại Bruxelles. Ông Mike Pompeo đã đổi lịch trình vào phút chót, ghé châu Âu trước khi đến Nga, để thảo luận « nhiều vần đề khẩn cấp », trong đó có hồ sơ Iran.
Tuy nhiên, phía châu Âu lại tỏ ra quan ngại về mối quan hệ Mỹ-Iran thêm căng thẳng trong thời gian gần đây.
Thông tín viên RFI Pierre Bénazet tường trình từ Bruxelles:
«Ông Mike Pompeo bất ngờ đến tham dự cuộc họp của các ngoại trưởng Liên Hiệp Châu Âu. Có thể nói là các bộ trưởng Liên Âu cố tình cho đồng nhiệm Mỹ thấy rằng họ đã mất ít nhiều thời gian để thay đổi lịch làm việc để có thể tiếp đón ông. Đến mức mà ông Pompeo phải chờ vài giờ giữa các buổi làm việc riêng với ngoại trưởng Pháp, Đức, Anh, ba nước Liên Hiệp Châu Âu tham gia ký thỏa thuận với Iran và cuộc gặp với bà Federica Mogherini, người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu.
Ngoại trưởng Pompeo đến tìm hậu thuẫn của Liên Hiệp Châu Âu cho chính sách cứng rắn của Mỹ đối với Iran nhưng bà Federica Mogherini lại phản đối, khẳng định mong muốn của Bruxelles bảo vệ thỏa thuận Vienna về vấn đề hạt nhân Iran.
Bà phát biểu : « Phía Liên Hiệp Châu Âu hoàn toàn quyết tâm làm mọi việc mà chúng tôi có thể với mọi phương tiện trong tay để thực hiện trọn vẹn phần cam kết của mình trong thỏa thuận chừng nào phía Iran tiếp tục tuân thủ những cam kết của họ. Và cho tới nay, tôi xin nhấn mạnh rằng Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) xác nhận rằng Iran đã tuân thủ thỏa thuận. IAEA là cơ quan duy nhất được phép xác minh liệu Iran có thực thi những cam kết của họ hay không ».
Các ngoại trưởng Liên Âu cũng cho ông Mike Pompeo biết quan ngại của họ trước việc gia tăng căng thẳng trong vùng, cũng như mong muốn tránh leo thang quân sự. Đây là cách rất ngoại giao để cáo buộc Hoa Kỳ cùng chịu trách nhiệm với Iran về tình hình căng thẳng ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190514-chau-au-phan-doi-chien-luoc-cua-my-gay-cang-thang-voi-iran
Vụ giải cứu con tin ở châu Phi:
Tưởng niệm 2 người lính đặc nhiệm Pháp
Thùy DươngHôm nay 14/05/2019, nước Pháp tổ chức lễ tưởng niệm và vinh danh hai thành viên đội đặc nhiệm Hubert đã hy sinh hôm 10/05/2019 tại Burkina Faso, trong chiến dịch giải cứu con tin, bị bắt cóc trước đó ở Benin.
Hai lính đặc nhiệm đã thiệt mạng là Cédric de Pierrepont, 33 tuổi, và Alain Bertoncello, 28 tuổi. Trong số bốn con tin được giải cứu, có hai người Pháp, một người Mỹ và một người Hàn Quốc. Lễ tưởng niệm được tổ chức tại Điện Invalide, Paris, vào hồi 11 giờ hôm nay, dưới sự chủ trì của tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Nhiều quan chức nhà nước và chính trị gia cũng có mặt tại buổi lễ.
Pierrepont và Bertoncello hôm nay được tổng thống Macron truy tặng huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh, tấm huân chương danh giá nhất của nước Pháp dành cho những người có các đóng góp lớn lao cho đất nước. Còn hôm qua, hai người hùng của nước Pháp đã được truy tặng huân chương của quân đội Pháp. Sự hy sinh của hai người lính đặc nhiệm của đội Hubert đã gây xúc động mạnh mẽ tại nước Pháp.
Hôm qua, bộ Quân Lực Pháp cho AFP biết là thi hài hai quân nhân đã được đưa về nước hôm Chủ Nhật 12/05. Bộ trưởng Quân Lực, bà Florence Parly, và nhiều chỉ huy quân đội đã có mặt trong lễ tiếp nhận linh cữu của hai người lính đặc nhiệm.
http://vi.rfi.fr/phap/20190514-vu-giai-cuu-con-tin-o-chau-phi-tuong-niem-2-nguoi-linh-dac-nhiem-phap
Điện ảnh :
Cannes sẵn sàng cho Liên hoan quốc tế lần thứ 72
Thanh PhươngThành phố Cannes chìm trong ánh nắng rực rỡ của tháng 5, nhưng không khí ở vùng biển vẫn còn mát lạnh. Tại Cung Liên hoan ( Palais des festivals ), các nhân viên đang tất bật trải tấm thảm đỏ khổng lồ để chuẩn bị tiếp đón quan khách tối nay, 14/05/2019, chuẩn bị cho buổi khai mạc Liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes lần thứ 72.
Trong số quan khách tối nay dĩ nhiên là có ban giám khảo do đạo diễn Mêhicô Alejandro Gonzalez Inarritu chủ trì. Họ sẽ có trọng trách xét chọn trao Cành cọ vàng cho một trong số 21 bộ phim tranh giải năm nay.
Được chiếu khai mạc Liên hoan Cannes tối nay là bộ phim kinh dị « The Dead Don’t Die » ( tạm dịch Thây ma còn sống ), của đạo diễn Mỹ Jim Jarmusch. Dường như đây là lần đầu tiên Festival Cannes khai mạc bằng một bộ phim kinh dị, mà lại là một phim về zombie ! Điều đáng chú ý là The Dead Don’t Die sẽ được chiếu cùng lúc tối nay, tại rất nhiều các rạp ciné ở Pháp, trước khi được công chiếu toàn quốc ngày mai. Không những thế, lễ khai mạc Liên hoan Cannes còn được truyền trực tiếp tại hơn 450 rạp ở Pháp tối nay.
Tham gia tranh giải năm nay, có khá nhiều tên tuổi quen thuộc của làng điện ảnh quốc tế, từng đoạt giải Cành cọ vàng, như Ken Loach, Pedro Aldomovar, hay Quentin Taratino, nhưng cũng có không ít những tài năng mới, như đạo diễn Pháp Ladj Ly, 39 tuổi, đến Cannes với bộ phim « Les Misérables » ( Những kẻ khốn cùng ), nói về bạo lực cảnh sát tại Pháp, một chủ đề thời sự nóng bỏng trong bối cảnh phong trào biểu tình Áo Vàng vẫn chưa dứt. Trong số 6 bộ phim Pháp tranh giải năm nay, có đến 4 phim là của những đạo diễn lần đầu tiên đến Cannes.
Có một điều mà ban tổ chức Festival bị giới đấu tranh cho nữ quyền chê trách, đó là trong số 21 phim tranh giải, chỉ có 4 tác phẩm là của các nữ đạo diễn. Nhưng ông Thierry Frémaux, tổng đại diện của Festival Cannes, đã đáp lại rằng « không thể nào trộn lẫn mục tiêu bình đẳng giới với việc tuyển chọn phim ».
Thật ra thì trong tổng cộng các bộ phim tranh những giải chính thức ở Cannes năm nay, có đến 15 phim là của phụ nữ, con số nhiều chưa từng có tại liên hoan điện ảnh này, phản ánh một sự chuyển biến thuận lợi cho bình đẳng giới trong điện ảnh.
Trong khi chờ đợi, từ hôm qua, những nhiếp ảnh gia nghiệp dư đã đặt sẵn những cái thang trước Cung Liên hoan để trong những ngày tới không bỏ sót bức ảnh nào của rất nhiều siêu sao sẽ bước lên thảm đỏ, trong đó một số người sẽ bước lên sân khấu tối 25/05 để nhận các giải thưởng cao quý của Festival điện ảnh quốc tế lớn nhất.
Từ Cung liên hoan Cannes, Thanh Phương, RFI.
http://vi.rfi.fr/phap/20190514-dien-anh-cannes-san-sang-cho-lien-hoan-quoc-te-lan-thu-72
Cannes : Một tỷ euro để nâng cấp các khách sạn
Tuấn ThảoThành phố Cannes chỉ có khoảng 70.000 dân, nhưng lại có đến gần 140 khách sạn đủ mọi cấp, với tổng cộng hơn 5.000 phòng. Xét về mật độ, Cannes là nơi có nhiều phòng khách sạn nhất tính theo dân số. Trong một thập niên qua, ngành khách sạn tại Cannes đã chi một tỷ euro (1,15 tỷ đô la) cho việc trùng tu, nâng cấp.
Cách đây đúng 10 năm, hai khách sạn 5 sao J.W Marriott và Radisson Blu đã mở cửa đón khách trở lại sau một thời gian sửa chữa. Kể từ thời điểm ấy, ngành công nghiệp khách sạn tại Cannes, vốn bị xem như đang ‘‘ngủ quên’’, nếu không nói là ‘‘lỗi thời’’, đã đảo ngược xu hướng trong vòng một thập niên liền.
Theo ông Michel Chevillon, Chủ tịch nghiệp đoàn các nhà quản lý khách sạn Cannes (gồm 133 thành viên), trong vòng mười năm, đã có tới khoảng một tỷ đô la được đầu tư vào khâu tân trang và nâng cấp các khách sạn 4 sao hoặc 5 sao, các khách sạn đắt tiền nhất là nơi đón tiếp các ngôi sao màn bạc quốc tế nhân mỗi kỳ liên hoan điện ảnh Cannes, trong trung tuần tháng 5.
Một trong những trường hợp tiêu biểu là khách sạn Carlton, với mặt tiền lộng lẫy thiết kế theo kiểu ‘‘Belle Époque’’ đầu thế kỷ XX. Toàn bộ ‘‘diện mạo’’ của toà nhà này đã được tân trang, bên cạnh đó còn có dự án mở rộng diện tích, xây thêm các căn hộ để rao bán. Khách sạn Carlton thuộc tập đoàn InterContinental gồm gần 350 phòng, đã ăn mừng sinh nhật 100 tuổi vào năm 2011. Chi phí nâng cấp toàn bộ công trình (dự trù kết thúc vào năm 2022) lên tới 300 triệu euro.
Kể từ năm 2009 trở đi, hầu hết các tập đoàn khách sạn lớn trên thế giới đều tái tạo cấu trúc hoặc là mở rộng xây thêm để tăng số phòng. Sau Mariott và Radisson Blu vào năm 2009, đến phiên các khách sạn như Majestic 2010 và Gray d’Albion 2017 (tập đoàn Barrière), khách sạn Martinez (tập đoàn Hyatt) năm 2018, và MGallery Croisette Beach (tập đoàn Accor) vừa mới khai trương trở lại đầu tháng 5 năm 2019 để đón tiếp kịp thời liên hoan Cannes.
Sở dĩ các tập đoàn chịu chi nhiều như vậy, là vì ngành này tiếp tục hái ra tiền, đặc biệt là tại một địa điểm thuận lợi và có nhiều uy tín như Cannes. Khách sạn là ngành tuyển dụng nhiều nhân viên nhất tại thành phố này : tạo ra 2.750 việc làm trực tiếp và tính chung là tạo thêm 20.000 việc làm trong những ngành có liên quan như nhà hàng và các dịch vụ.
Sau một thời gian dài trùng tu, Martinez, khách sạn lớn nhất tại Cannes với hơn 400 phòng, đã mở cửa trở lại vào năm 2018. Đây là một dự án khổng lồ, chi phí lên tới 150 triệu euro, khách sạn Martinez với lối kiến trúc Art Déco đã đầu tư để nâng cấp lại toàn bộ các cơ sở và thiết bị, không phải chỉ có mặt tiền và bề ngoài mà ngay cả các đường ống và hệ thống thoát nước ngầm.
Về phần Majestic, khách sạn này đã mướn thêm 40 nhân viên phục vụ, sau khi xây thêm một toà nhà mới. Majestic vẫn là nơi có cho mướn phòng suite với giá đắt nhất 34.000 euro mỗi đêm vào những mùa cao điểm kể cả mùa hè, cũng như nhân kỳ liên hoan Cannes. Cũng trong cùng một giai đoạn 2008-2018, Majestic đã nhân lên gần gấp đôi doanh thu, từ 45 triệu tăng lên 82 triệu euro hàng năm.
Đối với các công đoàn bảo vệ quyền lợi của người lao động, sự kiện các khách sạn đầu tư nâng cấp cơ sở hoạt động, cũng ảnh hưởng tới chính sách chung của thành phố trong việc giữ gìn các thắng cảnh và làm đẹp các công trình xây dựng công cộng. Đó là điểm tích cực đáng ghi nhận, nhưng về mặt đời sống xã hội, giá sinh hoạt cũng như bất động sản gia tăng đều đặn, người dân địa phương sống tại thành phố Cannes quanh năm suốt tháng cũng phải chịu đóng thuế nhiều hơn cho các nỗ lực làm đẹp khu vực Croisette dọc bờ biển.
Theo lời ông Ange Romiti, một trong những đại diện công đoàn lao động : các khách sạn được hưởng lợi đầu tiên, đổi lại các nhân viên được tuyển dụng ‘‘nhân mùa liên hoan’’ sẽ phải chịu một số thiệt thòi : áp lực công việc cao hơn nhiều so với mức bình thường, nhưng đồng lương chưa chắc gì là tương xứng. Bên cạnh thành phần nhân viên làm việc theo hợp đồng dài hạn, ngành dịch vụ tại Cannes còn tuyển thêm rất nhiều nhân viên chỉ trong một thời gian rất ngắn. Trong vòng 10 năm, doanh thu các khách sạn tăng gần gấp đôi, nhưng theo các hợp đồng, nhân viên không được trả thêm gì nhiều (nhất là trong ngành nhà hàng).
Trước nhịp độ đầu tư đều đặn của ngành khách sạn, Tòa thị chính Cannes cũng nỗ lực đề ra một chương trình sự kiện dày đặc hơn. Ngoài liên hoan điện ảnh quốc tế hàng năm, Cannes còn khá nổi tiếng trên thế giới nhờ liên hoan Midem của ngành công nghiệp giải trí và festival quốc tế có trao giải cho các bộ phim quảng cáo. Hội đồng thành phố Cannes dự trù vào năm 2024 nâng cấp Cung liên hoan (Palais des Festivals) mở thêm một phòng chiếu phim cũng như một khu vực lễ tân nhìn ra biển. Lịch sự kiện trở nên dày đặc vẫn nhằm mục đích thu hút thêm giới chuyên môn cũng như du khách. Điều đó cũng dự báo sự gia tăng của giá phòng các khách sạn hạng trung bình và hạng sang.
http://vi.rfi.fr/phap/20190514-cannes-mot-ty-euro-de-nang-cap-cac-khach-san
Tiết lộ vũ khí Pháp được sử dụng tại Yemen,
3 nhà báo bị thẩm vấn
Thu HằngLiệu tự do báo chí cũng bị vi phạm ở Pháp ? Sau khi đăng một phóng sự về vũ khí Pháp « được sử dụng hàng loạt » tại chiến trường Yemen, ba nhà báo của trang mạng Disclose bị Cơ quan Phản gián Pháp (DGSI) triệu tập thẩm vấn ngày 14/05/2019, trong khuôn khổ cuộc điều tra « vi phạm bí mật quốc phòng ».
An ninh Pháp quan tâm đến tập tài liệu 15 trang của Quân báo được đăng ngày 15/04 trên trang Disclose, một trang mạng chuyên về thể loại báo chí điều tra, thành lập từ năm 2018. Theo bản báo cáo, nhiều chiến đấu cơ Mirages 2000 được Pháp giao cho Ả Rập Xê Út đã được sử dụng ở Yemen và xe tăng Leclerc cũng được triển khai vào tháng 09/2018.
Chính phủ Pháp luôn khẳng định những loại vũ khí trên chỉ được sử dụng vào mục đích phòng thủ, chứ không được triển khai trên chiến trường Yemen. Tuy nhiên, trang Disclose phủ nhận điều này.
Ông Geoffrey Livolsi, một trong ba nhà báo bị thẩm vấn, khẳng định cuộc điều tra tư pháp do Cơ quan Phản gián Pháp tiến hành chỉ nhằm một mục đích duy nhất : « tìm ra được các nguồn cung cấp tin ». Dựa vào quyền được giữ im lặng, cả ba nhà báo từ chối tiết lộ nguồn tin của họ.
Ngay sau khi ba nhà báo Pháp bị cơ quan an ninh triệu tập thẩm vấn, 37 cơ quan truyền thông Pháp, trong đó có RFI, đã ủng hộ các đồng nghiệp của trang Disclose. Trả lời RFI ngày 14/05, ông Tony Fortin, phụ trách nghiên cứu của tổ chức Đài Quan sát Vũ khí, đánh giá : Quyết định triệu thẩm vấn ba nhà báo của Disclose « là điều không chấp nhận được trong một nền dân chủ hiện đại ».
http://vi.rfi.fr/phap/20190514-tiet-lo-vu-khi-phap-tai-yemen-3-nha-bao-bi-tham-van
TT Nga tiếp ngoại trưởng Mỹ
nhằm ổn định lại quan hệ song phương
Thùy DươngHôm nay 14/05/2019, tổng thống Nga Vladimir Poutine tiếp ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Sotchi, nhằm tìm giải pháp “ổn định” lại mối quan hệ song phương hiện đang rất căng thẳng trên nhiều hồ sơ.
Venezuela, Iran, Syria, Ukraina, giải trừ vũ khí … là những điểm bất đồng chính giữa hai nước Nga – Mỹ.
Theo điện Kremlin, trước tiên, lãnh đạo ngoại giao Mỹ sẽ trao đổi với đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov rồi cả hai ngoại trưởng sẽ cùng gặp tổng thống Nga Vladimir Poutine.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet cho biết chi tiết:
“Đây là chuyến thăm Nga đầu tiên của Mike Pompéo kể từ khi ông làm lãnh đạo ngoại giao Mỹ, và theo dự báo thì sẽ có rất nhiều chủ đề thảo luận. Washington và Matxcơva đang bất đồng trên nhiều vấn đề. Gần đây, hai nước đã có nhiều tranh cãi gay gắt và ngoại trưởng Mỹ muốn bày tỏ với Matxcơva những lo ngại của Washington về sự can thiệp của Nga vào Ukraina và nhất là Venezuela và đương nhiên là cả những vấn đề liên quan đến Iran, Syria và Bắc Triều Tiên.
Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết tất cả các chủ đề sẽ được đề cập, nói theo ngôn ngữ ngoại giao, là một cách thẳng thắn và trực tiếp. Người ta không mong chờ một kết quả cụ thể nào, nhưng cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Mueller vốn đầu độc quan hệ hai nước, đã khép lại, và Washington hy vọng có được sự hợp tác tốt đẹp hơn với Matxcova. Có thể hai bên sẽ đạt được nhiều bước tiến, chẳng hạn về vấn đề Afghanistan hoặc trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí.
Theo Nhà Trắng, tổng thống Donald Trump đã điện đàm với đồng nhiệm Nga vào cuối tuần trước trong gần một giờ đồng hồ một dự thảo thỏa thuận song phương về vũ khí hạt nhân”.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190514-tt-nga-tiep-ngoai-truong-my-nham-on-dinh-lai-quan-he-song-phuong
Vùng Vịnh : Vụ “tàu dầu bị phá hoại”
tăng rủi ro xung đột Mỹ-Iran
Trọng NghĩaLiên tiếp trong hai ngày 12 và 13/05/2019, hai đồng minh của Mỹ trong vùng Vịnh, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Ả Rập Xê Út, báo động về việc một số tàu chở hàng dân sự bị « phá hoại ». Cho đến nay, thủ phạm không được bên nào xác định, nhưng giới phân tích rất lo ngại trước khả năng các vụ này trở thành duyên cớ gây chiến giữa Iran và Mỹ, vốn đang dồn lực lượng đến khu vực.
Lời báo động đầu tiên do chính quyền Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đưa ra ngày 12/05, cho biết là hôm đó đã có « 4 chiếc tàu vận tải thương mại trở thành mục tiêu của hành vi phá hoại ở khu vực phía đông cảng Fujairah ». Bộ Ngoại Giao của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất xác nhận rằng trong các vụ phá hoại đó, không có trường hợp thương vong nào.
Điểm đáng chú ý trong thông báo của mình, chính quyền Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất không nêu rõ thủ phạm thực hiện các vụ phá hoại, chỉ gọi đó là những diễn biến nguy hiểm và kêu gọi quốc tế ngăn chặn những hành động tương tự trong tương lai.
Một hôm sau, ngày 13/05, đến lượt Ả Rập Xê Út lên tiếng, cho biết là 2 tàu chở dầu của họ đã bị « tấn công phá hoại » ở ngoài khơi cảng Fujairah. Theo hãng thông tấn Ả Rập Xê Út SPA, các vụ tấn công không gây thương vong hay làm thất thoát dầu, nhưng đã làm hư hại nặng nề cấu trúc của hai chiếc tàu dầu. Riyad cũng không nói rõ ai là thủ phạm các vụ tấn công.
Đối với các nhà quan sát, vụ các tàu buôn bị phá hoại phải nói là lớn, nhưng thông tin đưa ra rất manh múm. Ngoài việc không cho biết thủ phạm là ai, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất chẳng hạn, cũng không nói rõ là 4 chiếc tàu bị phá hoại là của nước nào.
Còn Ả Rập Xê Út, khi đưa tin về hai chiếc tàu chở dầu của mình bị tấn công, cũng không nói rõ là hai chiếc đó có nằm trong số 4 chiếc mà Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất trước đó đã nói đến hay không.
Hãng tin Mỹ AP mới đây cho biết là có ba nước xác nhận có tàu bị hư hỏng là Ả Rập Xê Út, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Na Uy.
Trong bối cảnh thông tin thiếu chính xác đó, Mỹ đã tố cáo Iran là thủ phạm các vụ phá hoại. Được Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đề nghị, Mỹ đã cử ngay một nhóm chuyên gia quân sự đến điều tra các vụ phá hoại, và không ngần ngại quy tội cho chế độ Teheran.
Theo hãng tin Mỹ AP, một quan chức quốc phòng Mỹ xin ẩn danh hôm 13/05 đã tiết lộ rằng « các chuyên viên điều tra của quân đội Mỹ tin rằng đây là hậu quả từ cuộc tấn công bằng thuốc nổ do Iran hoặc lực lượng ủy nhiệm của nước này tiến hành ».
Có điều là phía Mỹ không cung cấp bằng chứng cho thấy Iran có liên can đến vụ việc, trong lúc bộ chỉ huy Hạm Đội 5 phụ trách vùng biển Trung Đông từ chối bình luận.
Phản ứng từ phía Iran cũng rất nhanh chóng. Trong một thông báo, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Iran đã gọi các sự cố ngoài khơi Fujirah là điều « đáng tiếc và đáng báo động », đồng thời cảnh báo về những « âm mưu của những phần tử có ác ý, muốn khuấy động an ninh khu vực ». Iran đồng thời kêu gọi các nước trong vùng « đề cao cảnh giác trước các hành vi phiêu lưu của các phần tử bên ngoài ».
Theo một số chuyên gia phân tích được nhật báo Pháp Le Figaro trích dẫn, nếu thực sự là Iran có dính líu vào các vụ phá hoại này, họ sẽ phải cố xóa sạch các dấu vết để khỏi bị vạch mặt chỉ tên.
Dẫu sao thì sự cố tàu hàng bị phá hoại đã làm căng thẳng gia tăng, trong bối cảnh Mỹ đã tăng cường đáng kể lực lượng trong vùng để gây sức ép trên Iran, và trong lúc Teheran khẳng định sẽ đáp trả cứng rắn nếu Hoa Kỳ khai chiến.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190514-vu-tau-dau-vung-vinh-tang-rui-ro-xung-dot-my-iran
Bắc Hàn đòi Mỹ trả tàu Wise Honest đang bị bắt giữ
Bắc Hàn đòi phải trả lại ngay lập tức một tàu hàng của nước này bị Hoa Kỳ bắt giữ, và gọi hành động bắt tàu là một “vụ cướp bất hợp pháp”.Hồi tuần trước, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cáco buộc Bình Nhưỡng vi phạm các lệnh trừng phạt quốc tế với việc sử dụng con tàu này để vận chuyển than.
Tàu Wise Honest đầu tiên bị bắt tại Indonesia vào 4/2018.
Mỹ bắt giữ tàu chở than của Triều Tiên
Bắc Hàn ‘thử tên lửa’ lần hai trong vòng năm ngày
Mỹ ‘theo dõi’ việc Bắc Hàn thử tên lửa tầm ngắn
Bắc Hàn nói việc bắt tàu là vi phạm tinh thần nội dung thỏa thuận trong hội nghị thượng đỉnh 2018 giữa ông Donald Trump và ông Kim Jong-un.
“Hành động này là sự nới rộng cách toan tính kiểu Mỹ trong việc đặt chúng tôi vào tình thế phải chịu ‘áp lực tối đa’ từ phía họ, và là sự chối bỏ hoàn toàn tinh thần căn bản của tuyên bố chung mà Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (DPRK) và Hoa Kỳ ký hôm 12/06,” Bộ Ngoại giao nước này nói.
Đây sẽ là “tính toán sai lầm lớn nhất” nếu như Mỹ cho rằng có thể dùng vũ lực để kiểm soát Bắc Triều Tiên, tuyên bố nói thêm.
Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ bắt giữ một tàu của Bình Nhưỡng với lý do vi phạm các lệnh trừng phạt, và việc bắt giữ diễn ra giữa lúc quan hệ hai nước đang xấu đi.
Tàu hàng này đầu tiên bị Indonesia bắt giữ, nhưng Hoa kỳ đã đệ đơn lên một tòa án Mỹ yêu cầu ra trát bắt.
Washington nói rằng tàu chở các lô than bất hợp pháp, vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, và rằng chi phí duy trì hoạt động tàu đã được chi trả bất hợp pháp thông qua các tổ chức tài chính Mỹ, nhưng các tổ chức này không biết.
Kim Jong-un thị sát thử tên lửa
Mỹ ‘theo dõi’ việc Bắc Hàn thử tên lửa tầm ngắn
Putin: ‘Ông Kim cần được quốc tế bảo đảm’
Bắc Hàn có 60 ngày để phản đối quyết định của tòa án Mỹ, nhưng người ta cho rằng Bình Nhưỡng sẽ không làm việc này.
Nếu như con tàu vẫn nằm trong ty Mỹ, Washington có thể đem bán.
Cuộc họp thượng đỉnh thứ nhì giữa nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận gì hồi tháng Hai tại Hà Nội.
Khi đó, Mỹ đòi Bắc Hàn từ bỏ chương trình hạt nhân của mình, còn Bình Nhưỡng đòi phải được nới lỏng các lệnh trừng phạt.
Trong mấy tuần qua, Bắc Hàn đã tiến hành hai vụ thử vũ khí, sự kiện được xem là nhằm nỗ lực gây sức ép lên Hoa Kỳ.
Các quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng tuyên bố bắt tàu không liên quan gì tới các vụ thử của Bình Nhưỡng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48253945
Trung Quốc hạ thủy hai khu trục hạm
Trung Quốc vừa cho hạ thủy hai khu trục hạm có tên lửa dẫn đường Type 052D.Tin do Mạng Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng loan ngày 14 tháng 5. Hoạt động này được nói nhằm tiếp tục nâng cao năng lực hải quân của Hoa Lục.
Tuy vậy, một số nhà phân tích tin rằng tốc độ đóng tàu của Trung Quốc sẽ bị chậm lại vào khi quân đội Hoa Lục bắt đầu phải chú tâm đến công tác huấn luyện và nhân sự.
Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng dẫn lại nguồn của Tờ Hoàn Cầu Thời Báo rằng hai khu trục hạm Type 052D được hạ thủy tại Xưởng đóng tàu Đại Liên ở đông bắc Hoa Lục vào hôm thứ sáu tuần qua.
Hiện nay Trung Quốc có tổng cộng 20 chiến hạm Type 052D, hoặc đang hoạt động hay sắp được đưa vào hoạt động. Loại này được cải tiến từ loại trước nó là Type 052C.
Hiện tại Xưởng đóng tàu Đại Liên, loại khu trục hạm Type 55 cũng đang được đóng và Trung Quốc cho rằng đó là loại tàu hiện đại nhất cùng chủng loại ở khu vực Châu Á.
Chuyên gia phân tích quân sự Tống Trung Bình cho rằng Trung Quốc cần giải quyết thách thức cho thay thế những chiến hạm cũ như các loại Type 051, Type 053 và Type 037 bằng những chiến hạm tối tân hơn.
Nguồn tin của chính quân đội Trung Quốc thừa nhận rằng hai loại chiến hạm Type 052c và Type 052D sẽ là thành phần chính của đội khu trục hạm Hải quân Trung Quốc; tuy nhiên vẫn còn khoảng cách lớn về khả năng giữa chúng và loại khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Hải quân Hoa Kỳ.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/china-52d-05142019103250.html
Bị ông Trump dồn ép nghẹt thở, Trung Quốc còn sợ gì
mà chưa tung 3 “sát chiêu” cuối cùng?
Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 10/5 tuyên bố “không thể không thực hiện các biện pháp đối phó”, tuy nhiên cơ quan này lại không tiết lộ chi tiết khác.Truyền thông quốc tế nhận định, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang, Bắc Kinh rất có thể sẽ tiến hành ba biện pháp nhằm đối phó với Washington. Các biện pháp đó lần lượt là: Phá giá đồng Nhân dân tệ; bán tháo trái phiếu Mỹ; cuối cùng là phong tỏa hoàn toàn và triệt để sản phẩm đậu tương Mỹ. Tuy nhiên, các biện pháp này có thể đều sẽ phải trả một mức giá đáng kể.
Bloomberg dẫn lời Brad Setser, chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Hiệp hội Quan hệ ngoại giao Mỹ (Council on Foreign Relations, CFR) đánh giá, Trung Quốc khó có thể đáp trả trực tiếp bằng các biện pháp thuế quan vì điều này sẽ “gây hại trực tiếp cho Trung Quốc”.
Trong cuộc “giao đấu” thuế quan tháng 9/2018, đã có 110 tỉ USD hàng Mỹ trong số 150 tỉ USD kim ngạch nhập khẩu của Mỹ vào Trung Quốc bị ảnh hưởng. Nếu áp thuế lên 40 tỉ USD hàng Mỹ còn lại – gồm những mặt hàng hết sức quan trọng như các chất bán dẫn – thì chính các nhà sản xuất ở Trung Quốc sẽ chịu thiệt hại.
Trong khi đó, ngay cả khi đã áp thuế lên 250 tỉ USD hàng Trung Quốc, ông Trump vẫn còn “dư địa” để trừng phạt thêm tới 267 tỉ USD giá trị hàng hóa khác, căn cứ vào thặng dư thương mại mà Trung Quốc có được so với Mỹ.
Bắc Kinh có thể phá giá đồng Nhân dân tệ để đạt được lợi ích trong việc xuất khẩu, tương tự việc đồng tiền này mất giá 5.5% trong năm 2018. Sự mất giá này có tác dụng phụ đáng kể.
Uông Đào, chuyên gia kinh tế kiêm giám đốc nghiên cứu của Tập đoàn UBS ở châu Á nhận định, đồng tệ mất giá có thể khiến cho dòng vốn trong nước chảy ra nước ngoài, làm tổn hại nghiêm trọng niềm tin đầu tư trong nước, và có thể dẫn đến việc Tổng thống Mỹ Donald Trump cảm thấy bất mãn, đồng thời càng tăng thêm các biện pháp trừng phạt chống lại Trung Quốc.
Kể từ năm ngoái, đã có quan chức Trung Quốc kiến nghị Bắc Kinh bán tháo khoản trái phiếu Mỹ trị giá 1.1 nghìn tỷ USD. Song theo chuyên gia Ed Al-Hussainy của Columbia Threadneedle Investments, có ba vấn đề với cách tiếp cận này.
Trước hết, do Trung Quốc hiện đang nắm giữ trái phiếu của Mỹ, và 3.1 nghìn tỷ USD tiền gửi ngoại hối, Bắc Kinh có thể sẽ không tìm thấy một nơi nào để tiếp nhận được một lượng tiền lớn như vậy.
Bloomberg đánh giá, khả năng Bắc Kinh sẽ thực hiện biện pháp phong tỏa hoàn toàn đậu tương từ Mỹ là khả thi hơn cả, đặc biệt là khi xét đến ngành trồng đậu tương – một trong những cây trồng xuất khẩu nông sản có giá trị nhất của Mỹ – là ưu tiên lớn của Tổng thống Trump.
Trung Quốc nhắm đến các sản phẩm nông nghiệp như đậu tương, cám thức ăn gia súc,… tại những vùng mà ông Trump có tỉ lệ cử tri ủng hộ lớn nhằm gây sức ép đối với Tổng thống Mỹ, tác động đến uy tín của Trump.
Tuy nhiên, CNBC cho biết, việc dịch tả lợn châu Phi hoành hành ngoài tầm kiểm soát đã khiến giá lợn trên thị trường Trung Quốc tăng cao, điều này có thể khiến Bắc Kinh buộc phải nhập khẩu thịt lợn từ thị trường Mỹ.
Hơn nữa, gần đây đã có những loài sâu bệnh gây hại nghiêm trọng đối với những cánh đồng đậu tương của Trung Quốc, việc nước này có thực sự sử dụng đậu tương như một vũ khí để tiến hành đáp trả Mỹ trong cuộc chiến thương mại hay không, hiện vẫn là một biến số.
http://biendong.net/diem-tin/27986-bi-ong-trump-don-ep-nghet-tho-trung-quoc-con-so-gi-ma-chua-tung-3-sat-chieu-cuoi-cung.html
Vòng luẩn quẩn thương chiến:
Lý do TQ mua bao nhiêu máy bay, đậu tương của Mỹ
cũng vô dụng
Chuyên gia kinh tế Nhật Bản chỉ ra, việc định vị những nguyên nhân gây ra chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ hiện nay dường như không hợp lý.Trong suy nghĩ phổ biến, cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ xuất phát từ ba vấn đề chính: Mất cân bằng thương mại song phương, thực tế Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, và chính phủ Trung Quốc trợ cấp thiên lệch cho doanh nghiệp nhà nước.
Tờ Nikkei Asian Review (Nhật Bản) ngày 10/5 chia sẻ quan điểm của chuyên gia kinh tế học Ke Long – nhà nghiên cứu cấp cao từ Viện nghiên cứu Quỹ Tokyo (Tokyo Foundation for Policy Research), giáo sư Đại học tỉnh Shizuoka và thành viên thỉnh giảng Trung tâm nghiên cứu kinh tế thuộc Viện nghiên cứu Fujitsu.
Ông Ke Long bình luận, với tư cách là một nhà nghiên cứu về kinh tế học, nhưng ông vẫn chưa thể tìm ra lý do tại sao Trung Quốc và Mỹ lại triển khai cuộc chiến thương mại này. Tưởng như hai bên có thể dễ dàng thông qua đàm phán đạt được đồng thuận, nhưng không ngờ thực tế đã diễn biến trái ngược.
Có phải do mất cân bằng thương mại?
Theo ông Ke Long, nếu nguyên nhân của cuộc chiến thương mại là sự mất cân bằng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, như lời của Tổng thống Donald Trump là Mỹ đã chịu quá nhiều thiệt thòi, vậy thì cho dù Mỹ có tăng thêm bao nhiêu thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cũng không thể loại bỏ được thực tế này. Đây là nguyên lý cực kỳ đơn giản.
Lý do chính gây mất cân bằng thương mại giữa hai nước là hệ quả của xu thế nhiều tập đoàn đa quốc gia tại Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) hay Nhật Bản rầm rộ chuyển các nhà máy sang Trung Quốc nhằm giúp các tập đoàn này gia tăng khả năng cạnh tranh quốc tế. Hiện Trung Quốc là thị trường xuất khẩu đáng kể của Mỹ, đặc biệt là hàng có giá trị gia tăng cao như sản phẩm điện tử là sân chơi của nhiều tập đoàn đa quốc gia.
Lợi ích Trung Quốc có được nhờ đầu tư trực tiếp của các tập đoàn đa quốc gia này là vô số cơ hội việc làm, còn lợi ích của các doanh nghiệp nhờ đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc là thu được lợi nhuận lớn bởi chi phí lao động của người Mỹ, châu Âu và Nhật đắt hơn nhiều so với người Trung Quốc. Chắc hẳn, với tư cách là một doanh nhân, ông Trump hiểu rõ thực tế đơn giản này.
Những ai tinh ý sẽ thấy rõ vấn đề thực sự của cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ không phải là mất cân bằng thương mại, mà là các vấn đề của Trung Quốc trong hoạt động thương mại quốc tế như đầu tư và nghiên cứu phát triển công nghệ (R&D), cũng như tiêu chuẩn tiếp cận thị trường của Trung Quốc không phù hợp quy tắc quốc tế hiện hành của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Vì vậy, dù Trung Quốc mua bao nhiêu máy bay, đậu tương và khí tự nhiên của Mỹ cũng không giải quyết được vấn đề. Vì chuyện vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của một số công ty Trung Quốc cũng như vấn đề chính phủ Trung Quốc (trung ương và địa phương) trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước là thực tế, nên việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc hành động theo các quy tắc quốc tế là không có gì sai, nhưng nếu dùng biện pháp trừng phạt thuế quan để gây sức ép Trung Quốc thì dường như có gì đó lầm lẫn.
Cần xác định vai trò của WTO
Việc thành lập WTO là để giải quyết các tranh chấp trong thương mại quốc tế, vậy tại sao Mỹ không kiện các vi phạm của Trung Quốc tại WTO?
Theo chuyên gia Ke Long, có lẽ như Tổng thống Trump đã cho biết, WTO đã đánh mất vai trò từ lâu. Nhưng cuộc chiến mà hai nước đang làm để giải quyết vấn đề cân bằng thương mại là không khả thi. Mặc dù hai bên có đề cập thông qua đàm phán là biện pháp để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, nhưng nước tham gia đàm phán thường dễ hướng theo cảm tính (chỉ nghĩ lợi ích của mình), cho nên việc chấp nhận bên thứ ba làm trọng tài là một giải pháp hiệu quả cho câu chuyện này.
Trong thực tế bế tắc vì Mỹ muốn cử ban giám sát trú tại Trung Quốc, nhưng Trung Quốc là quốc gia có chủ quyền nên không thể chấp nhận. Ông Ke đề xuất vấn đề việc cử ban giám sát không nên là Mỹ, mà phải là WTO.
Chuyên gia Nhật Bản nhấn mạnh rằng, nhìn về lâu dài thì thực trạng mất cân bằng thương mại Trung – Mỹ không phải là vấn đề, bởi vì cùng với thực tế gia tăng chi phí lao động ở Trung Quốc, nhiều ngành công nghiệp có giá trị gia tăng thấp và trung bình đương nhiên phải được chuyển sang các nước Đông Nam Á khác, như Việt Nam và Myanmar.
Ví dụ, thời điểm Nhật Bản đầu tư nhiều nhất vào Trung Quốc đã có đến 25.000 doanh nghiệp, nhưng hiện tại còn khoảng 19.000, giảm 6.000 doanh nghiệp. Nhưng đồng thời số doanh nghiệp sản xuất hàng có giá trị gia tăng cao lại tăng lên, đây chính là thực tế phát triển lên cao của cơ cấu sản xuất công nghiệp. Không một quốc gia nào có thể tập hợp trong thời gian dài toàn bộ kết cấu sản xuất công nghiệp từ giá trị gia tăng thấp đến giá trị gia tăng cao, vì phát triển sản xuất công nghiệp luôn là một quá trình chọn lọc và đào thải.
Giành lại công bằng cho chính doanh nghiệp Trung Quốc
Vấn đề lầm lẫn nữa trong cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ là câu chuyện Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng như trợ cấp doanh nghiệp nhà nước.
Chuyên gia Ke Long chỉ ra, dù Mỹ yêu cầu Trung Quốc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không phải đòi hỏi vô nguyên tắc, nhưng việc một số công ty Trung Quốc xâm phạm bừa bãi quyền sở hữu trí tuệ của các công ty khác không chỉ là vấn đề tổn hại đến quyền sở hữu trí tuệ của các công ty nước ngoài, nghiêm trọng hơn chính là làm giảm sự nhiệt huyết của chính nhà đầu tư Trung Quốc trong nghiên cứu và phát triển công nghệ.
Thậm chí, ngay cả khi các công ty Trung Quốc may mắn có được công nghệ lõi từ con đường không chính thức nào đó thì họ cũng không thể tiếp tục phát triển được những công nghệ này. Chỉ cần tìm hiểu qua về trình độ công nghệ phổ biến của các công ty Trung Quốc là có thể thấy thực tế này.
Do đó, tác giả cho rằng, vấn đề quan trọng hơn của câu chuyện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ lại chính là tạo bầu không khí cho chính các doanh nghiệp Trung Quốc yên tâm nghiên cứu phát triển công nghệ. Theo một nghĩa nào đó, yêu cầu của Tổng thống Trump thực sự đang giúp các công ty Trung Quốc yên tâm để nghiên cứu phát triển công nghệ.
Còn vấn đề hạn chế trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước cũng tương tự. Nguyên tắc của nền kinh tế thị trường là cạnh tranh công bằng. Phải đối xử công bằng với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, vì tất cả đều là người nộp thuế như nhau. Chỉ khi ngừng trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước thì mới là cách đối xử công bằng với doanh nghiệp tư nhân [của chính Trung Quốc].
http://biendong.net/doc-bao-viet/27987-vong-luan-quan-thuong-chien-ly-do-tq-mua-bao-nhieu-may-bay-dau-tuong-cua-my-cung-vo-dung.html
TQ đang thách thức luật pháp và cộng đồng quốc tế
khi đơn phương áp đặt
“lệnh cấm đánh bắt cá” trái phép ở Biển Đông
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc bắt đầu đơn phương thực thi “lệnh cấm đánh bắt cá” trái phép trên Biển Đông trong ba tháng rưỡi, bắt đầu từ 12h ngày 1/5 đến 12h ngày 16/8, trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến vùng biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, một phần khu vực Vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough. Hành động này của Trung Quốc không chỉ vi phạm luật pháp mà còn là hành vi thách thức cộng đồng quốc tế.“Lệnh cấm đánh bắt cá” vô nghĩa của Trung Quốc
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc bắt đầu đơn phương thực thi lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông từ 12h ngày 1/5 – 12h ngày 16/8, trong phạm vi từ 120 vĩ Bắc đến vùng biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, một phần khu vực Vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough.
Thời gian và địa điểm cấm đánh bắt cá năm 2019 được đưa ra giống năm ngoái. Cơ quan hải giám Trung Quốc ngang nhiên cho rằng “lệnh cấm” áp dụng đối với toàn bộ ngư dân Trung Quốc cũng như các nước khác trong khu vực và trong thời gian có lệnh cấm Trung Quốc sẽ tăng cường các lại tàu chấp pháp, giám sát, tuần tra và thực hiện nghiêm ngặt trong 24 giờ mỗi ngày và bất cứ vi phạm nào trong thời gian này sẽ bị xử lý ngay lập tức.
Trung Quốc đang vi phạm luật pháp quốc tế
Cấm đánh bắt cá là một trong những chính sách phổ biến của nhiều quốc gia giáp biển. Lệnh cấm này nhằm mục đích bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, dựa trên các văn bản pháp luật quốc tế như: Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS); Hiệp định về các loài cá di cư của LHQ 1995; Công ước bảo vệ đa dạng sinh học (CBD); Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật đang bị nguy cấp (CITES) và Công ước về các loài di cư (CMS).
Theo các quy định trên, thì lệnh cấm đánh bắt cá được áp dụng trong 2 điều kiện là: Các quốc gia ven biển chỉ có quyền đánh bắt cá trong phạm vi vùng biển mà quốc gia đó chủ quyền và quyền tài phán, thường chủ yếu là vùng đặc quyền kinh tế; Lệnh cấm đánh bắt cá phải dựa trên các số liệu khoa học, trên cơ sở trao đổi thường xuyên với các tổ chức trong khu vực và quốc tế, ngoài ra phải có sự tham vấn của các quốc gia liên quan. Trước khi áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá, thì quốc gia đó phải thông báo công khai, thông tin đầy đủ khu vực, nội dung đánh bắt cá với ngư dân trong nước và tham vấn với các nước trong khu vực.
Việc tham vấn với các quốc gia có liên quan đặc biệt quan trọng và trở thành nghĩa vụ trong trường hợp quy định cấm đánh bắt cá được áp dụng với các loài cá có khả năng di cư xa hoặc sinh sống trên khu vực biển của nhiều quốc gia. Danh sách các loài cá có khả năng di cư xa, đang bị đe doạ hoặc sinh sống tại nhiều quốc gia được quy định rõ tại CBD, CMS và Hiệp định 1995. Ngoài ra, trước khi áp dụng, quốc gia ven biển có nghĩa vụ thông báo công khai, đầy đủ thông tin về quy định cấm đánh bắt cá với ngư dân của nước mình và ngư dân của các nước khác được phép đánh bắt cá trong EEZ của nước mình.
Thực tiễn quốc tế cho thấy, Liên minh châu Âu (EU) và nhiều quốc gia như Australia, Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines, Mexico… đều từng áp dụng các quy định cấm đánh bắt cá theo thời gian hoặc theo một số loài cá nhất định. Đây là một trong những biện pháp được đánh giá có tính hiệu quả cao giúp bảo tồn, quản lý, duy trì nguồn tài nguyên sinh vật biển và bảo vệ đa dạng sinh học, từ đó thúc đẩy phát triển bền vững. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ sở hữu hợp pháp 13% diện tích Biển Đông, tức là nếu áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá theo quy định quốc tế, thì nước này chỉ được cấm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Nhưng Bắc Kinh lại ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với 90% khu vực của Biển Đông (hơn 3 triệu km2), vi phạm nghiêm trọng UNCLOS và xâm hại đến vùng đặc quyền kinh tế mà các nước trong khu vực đã tuyên bố chủ quyền.
Không những vậy, việc Trung Quốc đơn phương áp đặt “lệnh cấm” trên là hành vi xâm phạm an ninh, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông, cụ thể: (i) “Lệnh cấm” trên vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Quần đảo Hoàng Sa vốn là một bộ phận không thể tách rời của Việt Nam, song đã bị Trung Quốc 3 lần sử dụng vũ lực bất hợp pháp vào năm 1909, năm 1956 và năm 1974. (ii) Phạm vi của Lệnh cấm đánh cá này xâm phạm các EEZ và thềm lục địa của Việt Nam. Theo quy định của UNCLOS 1982, Việt Nam (12/11/1982) đã công bố Tuyên bố về hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam, nên Việt Nam hoàn toàn có quyền xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của mình. Phạm vi mà Lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến khu vực biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và khu vực vịnh Bắc Bộ của Việt Nam. (iii) Phạm vi lệnh cấm đánh cá còn vi phạm quy chế của vùng chồng lấn nằm ở cửa vịnh Bắc Bộ. Hiện nay, giữa Việt Nam và Trung Quốc đang đàm phán phân định vùng chồng lấn này. Theo quy định của UNCLOS và theo thực tiễn quốc tế, trong khi đàm phán phân định vùng chồng lấn, các bên liên quan không được phép đơn phương tiến hành bất kỳ một hoạt động nào. Việc Trung Quốc đơn phương ra lệnh cấm đánh cá ở vùng chồng lấn là trái với quy định của UNCLOS, bất chấp thông lệ quốc tế và hoàn toàn đi ngược lại cam kết chính trị của hai bên. (iv) Việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm cho thấy Trung Quốc vi phạm nguyên “kiềm chế, không thực hiện các hoạt động làm phức tạp và leo thang tranh chấp” đã được quy định trong DOC.
Dù biết vi phạm luật pháp quốc tế, Trung Quốc cố tình đưa ra lệnh cấm đánh cá nhằm phục vụ âm mưu riêng.
Thứ nhất, để thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc áp dụng và phối hợp đồng bộ nhiều biện pháp để “giành lấy sự công nhận trên thực tế” yêu sách chủ quyền phi pháp trên Biển Đông. Trung Quốc muốn thông qua việc cố tình giải thích và áp dụng sai các quy định của Luật pháp và Thực tiễn quốc tế, đặc biệt là UNCLOS để tìm cách hợp thức hóa yêu sách “đường lưỡi bò” ở Biển Đông.
Thứ hai, thông qua việc đưa ra quy định cấm đánh bắt cá hàng năm, Trung Quốc muốn phản biện lại phán quyết của Tòa Trọng tài (7/2016) bằng cách chứng minh “Trung Quốc là nước đang kiểm soát hiện hữu, lâu dài ở Biển Đông” và các thực thể địa lý (bị Tòa tuyên bố không phải đảo) đó hoàn toàn “thích hợp cho con người ở và có đời sống kinh tế riêng”.
Thứ ba, Trung Quốc muốn thông qua lệnh cấm đánh bắ cá mặc cả, răn đe, hăm dọa, mua chuộc các quốc gia, các công ty, các cá nhân đang thực hiện các dự án đầu tư khai thác tài nguyên trong phạm vi hoàn toàn nằm trong các vùng biển hợp pháp của các quốc gia ven Biển Đông.
Phản ứng chính thức từ Việt Nam
Sau khi Trung Quốc đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông năm 2018, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng phản đối và kiên quyết bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc, cho rằng quy chế này “xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên các vùng biển của mình, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS)”; đồng thời khẳng định quy định của Trung Quốc đã đi ngược lại tinh thần của Tuyên bố của các bên ở Biển Đông (DOC), trái với thoả thuận về nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, không phù hợp với thoả thuận quan trọng lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được về kiểm soát tốt bất đồng trên biển. Quy chế của Trung Quốc cũng không có lợi cho việc duy trì môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông và xu thế phát triển tốt đẹp của quan hệ Việt Nam và Trung Quốc, cũng như nỗ lực của các nước trong việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử (COC).
Hội Nghề cá Việt Nam cũng nhiều lần có công văn gửi các Bộ, ngành liên quan phản đối hành động đơn phương này từ phía Trung Quốc. Theo Hội Nghề cá Việt Nam, hành động đơn phương han hành Quy chế cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông gây cản trở sản xuất trên biển của ngư dân, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và vùng biển vịnh Bắc bộ, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, đi ngược lại DOC; không phù hợp với xu thế phát triển của quan hệ hai nước trong bối cảnh hiện nay, không có lợi cho duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực; nhấn mạnh Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối hành động đơn phương và không có giá trị pháp lý của phía Trung Quốc. Quyết định trên của phía Trung Quốc là vô giá trị.
Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam Nguyễn Việt Thắng cho biết, đây là lệnh cấm vào dịp hè kéo dài 3 tháng được Trung Quốc đơn phương áp dụng bắt đầu từ năm 1999 trở lại đây; khẳng định lệnh đánh bắt cá trên không có giá trị đối với Việt Nam. Theo ông Nguyễn Việt Thắng, “người ta muốn thể hiện cái quyền của người ta về cái đường lưỡi bò, với lý do là để bảo vệ thì nó cũng đơn giản như mọi năm đều nó là bảo vệ nguồn cá trong vùng biển đó. Tuy nhiên đối với Việt Nam chúng tôi thì nó chả có giá trị pháp lý gì cả vì nó vi phạm luật pháp quốc tế và vi phạm luật biển của Việt Nam. Vùng biển Việt Nam thì do người Việt quản lý chứ chả
cần đợi người khác bảo vệ quyền lợi trên vùng biển của chúng tôi. Người Việt Nam sẽ lo việc đó”.
http://biendong.net/bien-dong/27981-tq-dang-thach-thuc-luat-phap-va-cong-dong-quoc-te-khi-don-phuong-ap-dat-lenh-cam-danh-bat-ca-trai-phep-o-bien-dong.html
Tham vọng của TQ trong việc kiểm soát nguồn nước
sông Mekong và tác động đối với các nước hạ lưu
Trung Quốc đang sử dụng dòng sông Mekong làm đòn bẩy để gây sức ép lên các nước ở phía dưới hạ nguồn, buộc những nước này phải chơi theo luật chơi của Bắc Kinh.Tham vọng và ý đồ của Trung Quốc
Cách hàng xử của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á ngày càng trở thành tâm điểm trong thời gian gần đây. Hành vi của Trung Quốc không phải là để duy trì “nguyên trạng”, mà phần nhiều là nhằm mục đích xét lại những năng động và đường hướng vốn đã được thiết lập ở khu vực. Chủ nghĩa xét lại có thể trở thành nguồn gia tăng căng thẳng chủ yếu và xung đột tiềm tàng ở khu vực Đông Nam Á. Không nơi nào mà chủ nghĩa nghĩa xét lại của Trung Quốc đặt mục tiêu rõ ràng như ở Biển Đông và thượng nguồn sông Mekong, con sông bắt nguồn từ miền Nam Trung Quốc rồi chảy qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Trong khu vực sông Mekong của lục địa Đông Nam Á, Trung Quốc đã tự ý tạo ra quyền lực chính trị đơn phương bằng cách thao túng đường thủy tự nhiên thông qua việc xây dựng hàng loạt các đập thủy điện ở thượng nguồn. Khi các nước ở vùng hạ lưu sông Mekong đang phải hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, trong một hành động bề ngoài có vẻ nhân từ, Trung Quốc đã tháo nước đập Cảnh Hồng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, quyết định xả nước của Trung Quốc được thúc đẩy một phần là do Bắc Kinh muốn “bôi trơn” trước khi diễn ra Hội nghị Cấp cao Lan Thương – Mekong (LMC) gồm 6 nước trong Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng. Việc Trung Quốc xả nước cho các nước hạ nguồn trong một khoảng thời gian ngắn cho thấy khu vực hạ nguồn sông Mekong đã trở nên phụ thuộc vào “thiện chí và lòng quảng đại” của Trung Quốc. Sông Mekong, Trung Quốc gọi là Lan Thương (có nghĩa là định hướng), là con sông dài nhất Đông Nam Á. Con sông này cung cấp kế sinh nhai và môi trường sống cho các cộng đồng ven sông với hơn 60 triệu người và động vật tự nhiên hoang dã. Việc Trung Quốc xây dựng đập thủy điện trên thượng nuồn từ lâu được coi là mối rủi ro địa chính trị đối với các quốc gia hạ nguồn và là mối tiềm ẩn xung đột tiềm tàng cho toàn bộ khu vực tiểu vùng sông Mekong. Rủi ro này đã trở nên nghiêm trọng hơn do biến đổi khí hậu và sự phát triển nhanh chóng của khu vực này, mà hiện cần nhiều nước hơn bao giờ hết. Với lợi thế đòn bẩy trước các nước hạ nguồn, Trung Quốc đã háo hức triệu tập hội nghị cấp cao LMC ở Tam Á, tỉnh Hải Nam. Bắc Kinh đã công bố một khoản vay và gói tín dụng trị giá 11,5 tỷ USD cho các dự án phát triển ở khu vực sông Mekong từ đường sắt cho đến các khu công nghiệp. Bắc Kinh cũng sẽ thành lập một trung tâm tài nguyên nước và các dự án quỹ xóa đói giảm nghèo theo từng giai đoạn trị giá 200 triệu USD, cùng với một khoản 300 triệu USD cho hợp tác khu vực trong vòng 5 năm tới. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh rằng những kế hoạch này là một phần thiết yếu trong chiến lược phát triển của Trung Quốc xung quanh Sáng kiến “một vành đai, một con đường” và kêu gọi xây dựng lòng tin lớn hơn nữa giữa Trung Quốc và các nước hạ nguồn sông Mekong.
Điều có ý nghĩa ở đây là Hội nghị LMC đang thúc đẩy hiệu quả Ủy hội sông Mekong (MRC). MRC được thành lập bởi Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam vào năm 1995, với sự giám sát quốc tế và hỗ trợ kinh phí để quản lý các nguồn tài nguyên theo các công ước quốc tế và các giao thức quản lý đường thủy trên toàn cầu. Myanmar và Trung Quốc là đối tác đối thoại của MRC, nhưng Bắc Kinh đã cố tình đứng ngoài Ủy hội, thay vào đó nhấn mạnh tầm nhìn riêng của mình trong LMC.
Với độ lớn và vị trí nằm ở phía đỉnh cửa sông Mekong, Trung Quốc có thể tùy ý chặn dòng chảy. Trung Quốc đã hoàn thành xây dựng 6 trên tổng số 15 đập theo kế hoạch. Các chính phủ ở dưới vùng hạ lưu, đặc biệt là Campuchia và Việt Nam, hoặc là quá chịu ơn hoặc phụ thuộc vào những quyết sách và sự rộng lượng của Bắc Kinh. Tất nhiên, các quốc gia khác, bao gồm Lào, cũng đã xây dựng đập thủy điện trên sông Mekong. Các đập thủy điện trên sông Mekong không chỉ đơn giản là nguyên nhân Trung Quốc làm đòn bẩy đơn phương để gây áp lực lên các nước còn lại.
Tuy nhiên, với sự phụ thuộc của Lào vào Trung Quốc ngày càng tăng về kinh tế và chính phủ quân sự Thái Lan công khai ủng hộ Bắc Kinh, Trung Quốc đã trở thành một người bảo trợ cho khu vực Mekong. Tương tự, Campuchia dựa vào viện trợ phát triển và đầu tư nước ngoài của Trung Quốc. Về phần mình, Việt Nam không có tiếng nói mạnh trong vấn đề Biển Đông và sông Mekong. Trong thiết kế sông Mekong của Trung Quốc, Myanmar được coi là chiếc cờ lê. Nhưng dưới chính quyền dân sự mới được bầu do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, chính phủ Myanmar có thể không theo sự sắp đặt của Trung Quốc. Cần phải thừa nhận rằng sông Mekong là khu vực sân sau quan trọng của Trung Quốc, tình trạng này có thể thay đổi nếu Thái Lan trở lại với nguyên tắc dân chủ và chung tay với Myanmar đang trên con đường tiến tới dân chủ.
Với những tính toán thực dụng và hung hăng trong cả vấn đề Biển Đông và sông Mekong, Trung Quốc có thể sẽ buộc các quốc gia nhỏ hơn không được hình thành một liên minh khu vực chống lại Trung Quốc. Để tránh khuấy động một cuộc phản đối thống nhất củ các nước láng giềng ở khu vực này, Bắc Kinh tốt hơn nên đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra các quy tắc và thể chế phù hợp với các nước khác trong khu vực.
Tác động của đập thủy điện trên dòng Mekong tới kinh tế các nước Đông Nam Á
Theo một báo cáo mới được Ủy hội sông Mekong công bố, hệ thống các đập thủy điện trên lưu vực sông Mekong sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và gây thiệt hại không nhỏ cho kinh tế Campuchia.
Sự xuất hiện của các đập nước sẽ khiến dòng Mekong tại đoạn chảy qua tỉnh Kratie có thể mất đi 60% lượng nước và trầm tích, phù sa có thể giảm 65%. Sự hạn chế dòng chảy có thể làm mất đi khoảng 10% các loài cá tại khu vực Nam Campuchia và Việt Nam. Hai quốc gia hạ nguồn sông Mekong là Việt Nam và Campuchia có thể thiệt hại 50% sản lượng cá mà các giải pháp công nghệ thủy sản tốt nhất cũng khó bù đắp được.
Báo cáo tóm tắt của Ủy hội sông Mekong nói rằng, kết quả nghiên cứu cho thấy, sự đa dạng sinh học của Campuchia sẽ bị ảnh hưởng lớn và nguồn lợi thủy sản sẽ bị giảm sút nghiêm trọng và khiến kinh tế Campuchia thiệt hại ít nhất 450 triệu USD. Phần lớn các sự thay đổi nói trên đều đang ở tình trạng nguy cơ hiện hữu.
Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã tiến hành thực hiện nghiên cứu nói trên trong vòng 30 tháng, với sự hỗ trợ từ Viện Thủy lợi Đan Mạch và hợp tác của các chuyên gia Lào, Campuchia.
Sông Mekong có vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt và phát triển kinh tế của Campuchia. Với diện tích lưu vực trên đất Campuchia chiếm khoảng 20%, sông Mekong cung cấp nguồn nước cho Biển Hồ – hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, tạo ra môi trường sinh thái đồng bằng ngập nước đa dạng sinh học cho Campuchia và là điều kiện giúp Campuchia trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu cá nước ngọt hàng đầu thế giới. Sông Mekong cũng có vai trò rất quan trọng đối với ngành nông nghiệp Campuchia vốn vẫn sử dụng phương thức sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Trong số 11 đập thủy điện được xây dựng trên vùng hạ lưu sông Mekong, có hai đập nằm trên phần đất của Campuchia.
Sau khi nghiên cứu và thảo luận, nhận thấy thực tế rằng các nước láng giềng ở hạ lưu đang phải chịu tình hình hạn hán và xâm nhập mặn khốc liệt nhất trong 20 năm qua, nhất là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống dân sinh, Chính phủ Lào đã chỉ đạo Bộ Năng lượng và Mỏ nghiên cứu khả năng xả nước các đập thủy điện để giúp các nước láng iềng ở khu vực hạ lưu đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề của nạn hạn hán, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Trong khi đó, các quan chức và chuyên gia Thái Lan cho biết tình hình hạn hán tại nước này đang diễn biến hết sức nghiêm trọng đồng thời cảnh báo trong vòng 4 tháng rưỡi nữa, Thái Lan sẽ phải có các chương trình cụ thể quản lý nguồn nước và sử dụng nước khoa học để tránh hậu quả khó lường. Theo Bộ trưởng Nông nhiệp và Hợp tác xã Thái Lan Chatchai
Sarikulya, người dân ở đồng bằng hai con sông Chao Phraya và Mekong vẫn đủ nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt cho đến hết tháng Bảy tới. Tuy nhiên, ông cũng cho biết hiện chỉ có gần 5/21 triệu ha đất trồng trọt của nước này có đủ nước tưới và nhà chức trách đang theo dõi sát việc xả nước từ các đập chính để đảm bảo hai vùng canh tác nông nghiệp chín không bị ảnh hưởng. Hiện một số đập nước chính ở Thái Lan đã ngừng xả nước phục vụ tưới cho cây nông nghiệp mà chỉ ưu tiên cho sinh hoạt của người dân và đảm bảo cân bằng sinh thái. Mùa mưa ở nước này thường đến vào tháng Năm, song các chuyên gia đã cảnh báo rằng mùa mưa năm nay sẽ đến muộn. Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan kêu gọi tất cả các ngành kinh tế tiết kiệm nước để có thể đảm bảo đủ nước dùng cho đến cuối tháng Bảy tới, đề phòng khả năng mùa mưa bị lùi sang tận tháng Tám. Tại các tỉnh đang đối mặt với hạn hán nghiêm trọng như Khon Kaen, Chon Buri và Suphan Buri, Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan sẽ cho phép sử dụng lượng nước dưới “mực chết” trong các hồ, đập chứa nước, vốn thường được giữ lại để đảm bảo an toàn nguồn nước. Một phần nước mực nước chết tại các đập Ubolrat, Bang Phra và Kra Siao sẽ được bơm ra cấp cho người dân khu vực chịu hạn.
Trong khi đó, tình trạng nhiễm mặn tại các tỉnh ven biển cuối nguồn sông Chao Phraya cũng trở nên đáng báo động. Cục Cấp thoát nước đô thị cho các vùng thủ đô Bangkok, Nonthaburi và Samut Prakan, mới đây cho biết độ mặn của sông Chao Phraya đã tăng lên mức cao báo động nhiều lần trong tháng Ba vừa qua. Cơ quan trên kết luận cần phải xem xét lại việc lấy nước từ sông này để đảm bảo cân bằng sinh thái. Bộ Nội vụ Thái Lan đã tuyên bố đặt 15 tỉnh trong tình trạng báo động thiên tai vì hạn hán trong khi theo dõi sát tình hình tại 42 tỉnh khác.
Để giải quyết tình trạng hạn hán ở vùng Đông Bắc, Thái Lan đã bắt đầu tiến hành xây dựng các trạm bơm chuyển nước sông Mekong vào hệ thống đập và kênh dẫn nước. Tại tỉnh Nong Khai từ giữa tháng Hai vừa qua đã xây dựng một cửa ngăn phụ lưu của sông Mekong trên địa phận Thái Lan và đào 30 hồ trữ nước gần lưu vực sông này từ năm ngoái. Hiện các máy bơm tạm thời ở thôn Chum Phon, huyện Phmvisay hút nước từ sông Mekong với công suất 15 m3/giây để cấp nước tưới tiêu cho khu lòng chảo Huay Luang. Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan cho biết dự kiến sẽ tiến hành bơm 47,4 triệu m3 nước trong vòng 3 tháng từ trạm bơm tạm thời này.
Về dài hạn, các máy bơm tạm thời dự kiến được thay thế bằng dự án trạm máy bơm cố định Ban Daen Muang ở thông Dong Khoong, huyện Phomvisay, tỉnh Nong Khai, với công suất hoạt động cao gấp 10 lần. Việc thi công xây dựng trạm bơm công suất lớn này đã được tiến hành suốt 3 tháng qua. Nếu giai đoạn triển khai ban đầu cho kết quả tốt, chương trình tích nước quy mô lớn cũng sẽ được triển khai ở tỉnh Loei, giáp tỉnh Nong Khai. Chính phủ Thái Lan đã dự kiến chỉ 1,8 tỷ USD để thực hiện kế hoạch chuyển nước sông Mekong nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.
http://biendong.net/bien-dong/27979-tham-vong-cua-tq-trong-viec-kiem-soat-nguon-nuoc-song-mekong-va-tac-dong-doi-voi-cac-nuoc-ha-luu.html
Ông Lưu Hạc nói TQ ở tình thế
“bóng tối trước bình minh”: Bắc Kinh
ngoài miệng tự tin nhưng thâm tâm lại chột dạ?
Cuộc phỏng vấn của Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc còn dự báo về sự biến đối lớn bất trắc, khôn lường của cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ.Vào ngày 10/5, trước khi trở về Bắc Kinh, Phó Thủ tướng kiêm Trưởng phái đoàn đại diện thương mại Trung Quốc Lưu Hạc đã tổ chức cuộc họp báo chung. Cuộc họp báo này ngay lập tức thu hút sự chú ý của giới truyền thông, đặc biệt là truyền thông Trung Quốc.
Theo giới phân tích, so với các hoạt động rầm rộ trước đó của các hãng-kênh truyền thông lớn ở Mỹ, Bắc Kinh cũng hiểu rằng họ cần phải phá vỡ sự im lặng và không thể tiếp tục bị ảnh hưởng bởi áp lực từ dư luận Mỹ.
Trong cuộc họp báo trước đó ngày 9/5, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, ông mang theo thành ý của Bắc Kinh tới Washington. Và tại cuộc họp báo ngày hôm sau, ông nhấn mạnh đặc biệt đến tình hình kinh tế của Trung Quốc và được cho cố gắng dùng lợi ích kinh tế để thúc đẩy quá trình đàm phán.
Do đó, vấn đề đã xuất hiện. Khi truyền thông Trung Quốc truyền tải thông điệp thể hiện sự tự tin, ý chí của ông Lưu Hạc thì truyền thông thế giới lại đọc được những ẩn ý đáng lo ngại từ cuộc họp báo này, báo tiếng Hoa Đa chiều cho biết.
Ví dụ, theo truyền thông thế giới, cụm từ “bóng tối trước bình minh” của ông Lưu Hạc có thể ám chỉ đàm phán thương mại Trung-Mỹ đang rơi vào tình thế vô cùng khó khăn. Và khi ông liên tục nhấn mạnh “Trung Quốc không sợ”, kết hợp với các cụm từ “chúng ta phải đáp trả”, “không thể nhượng bộ”, có thể thấy Bắc Kinh đang chột dạ và niềm tin đang bị giảm nhẹ.
“Trong điều kiện trước mắt, tôi nghĩ, chúng ta cần nỗ lực từng bước một. Chúng ta cần đứng vững, đi qua bóng tối trước bình minh, cho nên hy vọng nhận được sự thấu hiểu và ủng hộ từ các giới”, ông Lưu Hạc nói, “Vì lợi ích của người dân Trung Quốc, vì lợi ích của người dân Mỹ và vì lợi ích của nhân dân thế giới, chúng ta sẽ giải quyết một cách tỉnh táo. Nhưng Trung Quốc không sợ, dân tộc Trung Hoa không sợ”.
Trấn an dư luận
Theo Đa chiều, Bắc Kinh thời gian gần đây đã mất cảnh giác khi đối mặt với Washington. Cụ thể, vào chiều 5/5 trên twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa tăng mức thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc. Một ngày sau, 6/6, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã tổ chức một cuộc họp báo, tuyên bố ủng hộ chính sách của Nhà Trắng.
Đặc biệt, trước thời điểm 00h01 ngày 10/5 – chính thức áp dụng mức thuế mới đối với 200 tỷ USD hàng hóaTrung Quốc, Washington đã thông qua truyền thông để thông báo rằng, Bắc Kinh đã “lật kèo” với các thỏa thuận song phương trước đó.
Rõ ràng, ngoài cuộc chiến thương mại, Bắc Kinh còn một cuộc chiến dư luận với Mỹ. Điều này khiến chuyến đi đến Washington của ông Lưu Hạc không chỉ mang sứ mệnh đối thoại mà còn đảm nhận nhiệm vụ tham gia phỏng vấn, phát đi tín hiệu lạc quan về kinh tế của Trung Quốc cũng như trấn an dư luận.
Báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo đã xuất bản liên tiếp các bài xã luận, nhấn mạnh rằng “nền kinh tế Trung Quốc có lợi thế sâu rộng” và “có khả năng giải quyết nhiều rủi ro”, kết hợp bài phát biểu của ông Lưu Hạc đã xác lập thái độ cơ bản của Bắc Kinh: “Trung Quốc kiên quyết phản đối Mỹ tăng thuế, chuẩn bị đầy đủ cho các tình huống khác nhau”, đồng thời ổn định thị trường, tăng cường sự tự tin trong giới kinh doanh tài chính và doanh nghiệp Trung-Mỹ.
Từ quan điểm này, ông Lưu đúng là đã chia sẻ về những tín hiệu lạc quan nền kinh tế Trung Quốc tại cuộc họp báo.
“Về trung hạn, tôi tin rằng kinh tế Trung Quốc đã chạm đáy chu kỳ kinh tế vào cuối năm ngoái và hiện đã bước vào giai đoạn tăng trưởng. Vì vậy, chúng tôi rất lạc quan về chu kỳ trung hạn và dài hạn”, Phó Thủ tướng Trung Quốc nói.
Về lĩnh vực cải cách hệ thống cung ứng, ông cũng khẳng định, “sức cạnh tranh của ngành nghề, sức cạnh tranh của sản phẩm, sức cạnh tranh của doanh nghiệp đều được cải thiện toàn diện”.
Ngoài ra, ông cũng tiết lộ rằng, Mỹ sẽ cử phái đoán đến Bắc Kinh trong thời gian tới, tiếp tục thúc đẩy quá trình đối thoại. Điều này cho thấy, Mỹ và Trung Quốc vẫn sẽ quay trở lại bàn đàm phán và trong tay Washingtong có thể đã không còn quá nhiều “lá bài” đắc lực, nhằm chứng tỏ Trung Quốc sẽ không chịu biến động mạnh mẽ trước đe dọa của Hoa Kỳ và mâu thuẫn thương mại Trung-Mỹ cũng sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của Trung Quốc.
Bóng tối trước bình minh
Theo Đa chiều, so với những ý định lạc quan mà Bắc Kinh cố gắng thể hiện. Nội dung lặp đi lặp ại trong bài phát biểu của Liu He đã cho thế giới bên ngoài “nhiều cánh cửa khác để hiểu rõ” Bắc Kinh.
Trước hết, Phó Thủ tướng Lưu Hạc bất ngờ nhận trả lời phỏng vấn vào hai thời điểm: khi vừa đặt chân đến Mỹ và thời điểm sau khi cuộc đàm phán kết thúc. Điều này khác biệt hẳn so với các vòng đàm phán trước đây.
Kể từ năm 2018 khi cuộc chiến thương mại nổ ra, Trung Quốc được cho đã điều chỉnh chiến lược dư luận đàm phán thương mại, vì vậy khi đó ông Lưu hiếm khi nói chuyện cởi mở về mâu thuẫn thương mại.
Trước sự thể hiện quyết liệt của Tổng thống Trump và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer về thuế quan, lý do mà ông Lưu Hạc đưa ra là “những gì xảy ra là bình thường, chỉ là những trục trặc nhỏ phát sinh trong quá trình đàm phán song phương” càng khó thuyết phục dư luận.
Cuộc phỏng vấn của ông Lưu Hạc không đơn thuần thông báo về tình hình đang phát triển rất thuận lợi mà nó còn dự báo về sự biến đối lớn bất trắc, khôn lường của cuộc chiến này, Đa chiều nhận định.
Thứ hai, bài phát biểu của ông Lưu Hạc xuất hiện nhiều từ lặp ví dụ, “không thể nhượng bộ nguyên tắc”, “trung hạn”, “thời kỳ phát triển”, “cải thiện toàn diện”.
Khi trả lời một số câu hỏi ở cuối buổi họp báo, ông cũng nhấn mạnh các cụm từ “Bóng tối trước bình minh” và “Trung Quốc không sợ hãi”. Tuyên bố này cho thấy ý đồ của Bắc Kinh về việc cố gắng tăng cường sự tự tin nhưng sự thể hiện trong phát biểu lại chưa hoàn toàn trọn vẹn.
Trong bối cảnh hiện tại kết hợp với cụm từ “dân tộc Trung Hoa không sợ” vô hình trung thể hé lộ sự tự tin của Bắc Kinh trở nên đáng lo ngại. “Bóng tối trước mình minh” rõ ràng mô tả về một tình thế thiếu lạc quan và cụm từ lặp “không sợ”cho thấy đây không phải tình huống thông thường.
Đặc biệt, Đa chiều cho rằng, khi đưa tin, truyền thông Trung Quốc cũng đã chỉnh sửa “quá đà”, làm mất đi tính toàn vẹn của bài phát biểu của ông Lưu Hạc. Nội dung cuộc phỏng vấn được “cô đọng” trong khoảng 6 phút khiến giới quan sát dấy lên nghi ngờ về những nội dung bị cắt.
Tờ này cho rằng, Trung Quốc hiện đã nâng cấp độ tuyên truyền về cuộc chiến thương mại nhưng điều này là chưa đủ và chưa thể thỏa mãn dư luận.
http://biendong.net/doc-bao-viet/27985-ong-luu-hac-noi-tq-o-tinh-the-bong-toi-truoc-binh-minh-bac-kinh-ngoai-mieng-tu-tin-nhung-tham-tam-lai-chot-da.html
Chiến tranh thương mại:
Bắc Kinh kích động dân chúng chống Mỹ
Thùy DươngBa ngày sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh khởi động thủ tục áp thuế đối với gần như toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, truyền thông Nhà nước Trung Quốc từ tối hôm qua, 13/05/2019, đã “lên giọng” tuyên bố “Chúng ta sẽ chiến đấu đến cùng”.
Chỉ một giờ sau tuyên bố của truyền thông Nhà nước, Bắc Kinh thông báo biện pháp đáp trả Washington: Trung Quốc sẽ áp thuế trên 60 tỉ đô la hàng nhập từ Mỹ.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Stéphane Lagarde cho biết chi tiết:
“Sau nhiều ngày yên ả và che giấu thông tin, sự thức tỉnh của các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã kích động tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của cư dân mạng.
Tân Văn Liên Bá (Xinwen Lianbo), bản tin thời sự lúc 19 giờ của kênh truyền hình trung ương Trung Quốc, đã được hơn 3 tỉ lượt « like » vào sáng hôm nay. Người dẫn bản tin thời sự được xem nhiều nhất ở Trung Quốc đã nói dằn từng chữ, xin trích : « Hoa Kỳ đã phát động chiến tranh thương mại. Quan điểm của chúng ta rất rõ ràng : Trung Quốc không muốn chiến tranh, nhưng không sợ chiến tranh. Nếu chúng ta không có lựa chọn nào khác, chúng ta sẽ chiến đấu đến cùng ».
Những lời nói trên không phải là tình cờ. Những tuyên bố đó được ra chỉ một giờ trước khi bộ Tài Chính phát đi một thông cáo về các biện pháp đáp trả nhắm vào 60 tỉ đô la hàng nhập từ Hoa Kỳ. Băng vidéo về những tuyên bố trên được chia sẻ rộng rãi trên mạng internet. Các cư dân mạng đã tới tấp bình luận : «Trung Quốc không bao giờ lùi bước về các nguyên tắc», «Tôi rất xúc động, tôi ủng hộ đất nước tôi».
Hôm nay, sự ủng hộ này đã được thể hiện dưới hình thức một cuộc thăm dò ý kiến trên Đậu Biện (Douban), diễn đàn trên mạng hiện giờ được nhiều người biết đến nhất. Trả lời cho câu : « Nếu leo thang thương mại vẫn tiếp diễn, nếu Trung Quốc cần quý vị, thì quý vị sẽ làm gì ? », 66 % cư dân mạng cho biết sẵn sàng tẩy chay các sản phẩm của Mỹ, trong đó có cả iPhone. 59% nói sẽ không bao giờ uống Coca Cola nữa. Ngược lại, chỉ có 15 % cho biết sẵn sàng hiến vàng cho Nhà nước. 9 % sẵn sàng làm việc thêm giờ mà không cần được trả thêm tiền. »
Trong khi đó, tại Mỹ, hôm qua 13/05, phát biểu trước báo giới tại Nhà Trắng, tổng thống Donald Trump thông báo chính phủ sẽ chi 15 tỉ đô la để hỗ trợ nông dân đối phó với các biện pháp trả đũa của Trung Quốc. Năm ngoái, Washington cũng đã chi 12 tỉ đô la trợ giúp nông dân bị ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190514-bac-kinh-kich-dong-dan-chung-chong-my
Tòa án tối cao Philippines yêu cầu chính phủ
bảo vệ “chủ quyền” ở Biển Đông
Tòa án tối cao Philippines (3/5) đã ra lệnh yêu cầu Chính phủ và các cơ quan an ninh Manila phải bảo vệ môi trường biển ở các khu vực đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.Tòa án tối cao Philippines đưa ra chỉ thị vô lý
Theo đó, Tòa án tối cao Philippines đã phát lệnh chỉ đạo người đứng đầu các bộ chủ chốt, lực lượng tuần duyên, hải quân và cảnh sát nước này thực thi những công ước quốc tế cùng luật nội địa nhằm bảo vệ các bãi đá, sinh vật biển trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Philippines. Chỉ đạo được Tòa án tối cao Philippines đưa ra có phạm vi thực hiện bao trùm 3 khu vực là bãi cạn Scarborough, cùng bãi Cỏ Mây và đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Không những vậy, Tòa án tối cao Philippines không đưa ra khung thời gian để chính phủ và các cơ quan liên quan của nước này thực hiện chỉ đạo cũng như không đề cập họ nên thực thi các luật lệ như thế nào.
Theo giới truyền thông, động thái trên nhằm phản ứng với những phàn nàn của ngư dân Philippines về việc chính quyền nước này không có nhiều bước đi để đối phó hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngoài ra, chỉ đạo của Tòa án tối cao Philippines đã đặt ra thách thức hiếm hoi dành cho cái mà giới chỉ trích nước này nói là “sự thỏa ước” của chính quyền Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte để đổi lấy những gói đầu tư khổng lồ từ Bắc Kinh bất chấp các động thái quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông.
Được biết, Philippines yêu sách chủ quyền 53 thực thể địa lý trong quần đảo Trường Sa. Hiện tại Philippines đang chiếm đóng và kiểm soát trái phép 10 thực thể địa lý: Bến Lạc (Đảo Dừa), Bình Nguyên, Loại Ta, Song Tử Đông, Thị Tứ, Vĩnh Viễn, An Nhơn, trong đó có ba bãi ngầm Cá Nhám, Công Đo, Cỏ Mây. Philippines cho rằng quần đảo Trường Sa là vô chủ trước khi họ thực hiện việc chiếm đóng. Tuy nhiên, quần đảo Trường Sa đã thuộc chủ quyền của Việt Nam trước khi Philippines đưa quân ra chiếm đóng. Do đó, sự chiếm đóng của Philippines cũng không hợp pháp và không thể là căn cứ để xác lập chủ quyền.
Philippines xâm phạm chủ quyền của Việt Nam
Trong những năm gần đây, Philippines có nhiều tuyên bố, hành động phi pháp, vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông:
Thứ nhất, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (6/4/2018) cho biết đã ra lệnh Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) đóng quân và cắm cờ trên tất cả các đảo đang chiếm đóng ở Biển Đông, trong đó có đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Cùng ngày, ông Duterte thông báo kế hoạch sẽ thăm đảo Thị Tứ vào Ngày Quốc khánh Philippines (12/6/2018) nhằm củng bố tuyên bố “chủ quyền” của Philippines đối với khu vực này. Tuy nhiên, ông Duterte đã không “thực hiện được ước mơ” cùa mình vì lo ngại bị các nước phản đối.
Thứ hai, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana (4/2) cho biết Manila đặt mục tiêu hoàn thành một đoạn đường dốc trên đảo Thị Tứ “trong đầu năm 2019”. Theo AMTI đoạn đường này “sẽ tạo điều kiện cho việc cung cấp thiết bị và vật liệu xây dựng cho hòn
đảo để phục vụ hoạt động nâng cấp theo kế hoạch”, đặc biệt là đường băng đổ nát của nó. Trước đó, ông Delfin Lorenzana cho biết, Tổng thống Duterte đã chấp thuận nâng cấp cơ sở hạ tầng ở Thị Tứ (xây một đường băng, một cảng và một bến tàu cho tàu thuyền trên đảo Thị Tứ) cùng 8 thực thể khác mà Philippines đang kiểm soát ở Biển Đông; nhấn mạnh Philippines sẽ xây dựng một số cơ sở hạ tầng trên các đảo như doanh trại dành cho nam giới, hệ thống cung cấp nước (đã được khử muối) và xử lý nước thải, máy phát điện, hải đăng, nhà tạm trú cho ngư dân. Trước đó, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (3/2017) yêu cầu sửa chữa các cơ sở hạ tầng tại đảo Pag-asa, trong đó ưu tiên hàng đầu là sửa chữa đường băng trên đảo. Nghị sĩ Philippines Johnny Pimentel cũng cho biết Philippines sẽ chi 450 triệu peso (khoảng 9 triệu USD) để xây dựng cảng biển trên đảo Thị Tứ; đồng thời kêu gọi Chính phủ khởi động lại việc thăm dò dầu khí ở Biển Đông, xây dựng một trạm nghiên cứu và tìm cách cung cấp nguồn điện tái tạo trên đảo.
Thứ ba, tháng 7/2017, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana và Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Philippines Eduardo Ano ra thăm phi pháp đảo Thị Tứ. Trước đó, cựu Tổng Tham mưu trưởng quân đội Philippines Gregorio Pio Catapang cùng một số quan chức quân đội và nhà báo (11/5/2015) đến thăm đảo Thị Tứ nhằm củng cố tuyên bố “chủ quyền” của Philippines và cam kết sẽ bảo vệ lãnh thổ, đồng thời sẽ hỗ trợ phát triển du lịch và khai thách tài nguyên biển tại đây.
Thứ tư, một nhóm thanh niên Kalayaan Atin Ito gồm 50 thành viên (26/12/2015) đã đến đảo Thị nhằm phản đối yêu sách “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong khi đó, chính giới, chuyên gia, học giả Philippines tìm cách bao biện cho kế hoạch cải tạo trái phép đảo Thị Tứ của Việt Nam. Họ ngang nhiên cho rằng việc Philippines cải tạo đảo Thị Tứ nhằm “cải thiện đời sống người dân trên đảo”. Ông Eugenio bito-onon, cựu Thị trưởng thành phố Kalayaan (đô thị nhỏ nhất của Philippines ở quần đảo Trường Sa), cho biết cảng biển này được thiết kế nhằm giúp đảo Thị Tứ dễ tiếp cận hơn đối với khoảng 200 cư dân (chủ yếu là ngư dân) và khoảng 50 binh sĩ luân phiên sống trên đảo. Ngoài ra, xây dựng cảng biển sẽ tạo điều kiện thuận lợi để người dân Philippines, thậm chí là du khách nước ngoài đến thăm đảo Thị Tứ.
http://biendong.net/bien-dong/27980-toa-an-toi-cao-philippines-yeu-cau-chinh-phu-bao-ve-chu-quyen-o-bien-dong.html
Cựu quân nhân, cảnh sát
tràn ngập Thượng viện Thái Lan
Hơn một phần ba các tân nghị sĩ Thái Lan xuất phát từ lực lượng quân đội hoặc cảnh sát, một tài liệu chính thức cho thấy hôm 14/5. Đây là một dấu hiệu cho thấy thượng viện mới của Thái Lan có thể bỏ phiếu để củng cố vị thế thống trị của quân đội trong guồng máy chính phủ, 5 năm sau cuộc đảo chính quân sự.250 thượng nghị sĩ do chính quyền chỉ định và được Quốc vương Maha Vajirusongkorn bổ nhiệm hôm thứ ba, sẽ có tiếng nói lớn trong việc bầu chọn người đứng ra lãnh đạo chính phủ tiếp theo, chiếu theo hiến pháp hậu đảo chính của Thái Lan được phê chuẩn vào năm 2017.
“Không thể phủ nhận Thượng viện sẽ là một công cụ để mở rộng quyền lực của tập đoàn quân nhân cầm quyền, ông Piyabutr Saengkanokkul của Đảng Chuyển tiếp Tương lai, chủ trương chống sự cai trị của quân đội.
Một trong những nghị sĩ mới là anh/em trai của ông Prayuth Chan-ocha, thủ lãnh cuộc đảo chính và giờ là người cầm đầu chính quyền. Ngoài ra trong thượng viện mới còn có hơn một chục người từng là thành viên nội các của ông Chan-ocha, theo một tài liệu của báo Royal Gazette mà Reuters đã được xem qua.
Các nghị sĩ mới được bổ nhiệm sau cuộc bầu cử ngày 24/3, khi đảng Palang Pracharat thân quân đội tìm cách duy trì ông Prayuth trong chức vụ Thủ Tướng, chống lại liên minh đối lập “Mặt trận Dân chủ” muốn đẩy quân đội ra khỏi chính trường.
Kết quả bầu cử được công bố vào tuần trước cho thấy chính đảng Palang Pracharat giành được 115 ghế trong Hạ viện gồm tất cả 500 thành viên, trong khi liên minh đối lập đoạt được 245 ghế.
Nhưng Thượng viện có thể là chìa khóa để duy trì ông Prayuth trong vị trí cầm quyền, bởi vì Thượng viện sẽ kết hợp với Hạ viện trong cuộc biểu quyết để bầu chọn thủ tướng. Theo hiến pháp cũ thì chỉ có Hạ viện bỏ phiếu.
Với 17 ghế đã nằm trong tay của các đồng minh của ông Prayuth, nếu tất cả 250 thượng nghị sĩ đều bỏ phiếu theo cùng cách, thì chính đảng của ông Prayuth sẽ hội vừa đủ phiếu để chiếm đa số cần thiết, là 376 phiếu, để bầu ông Chan-ocha làm thủ tướng, trong cuộc bỏ phiếu chung của Thượng viện và Hạ viện.
Trong danh sách Thượng viện, Reuters đếm được 105 người có cấp bậc trong quân đội hoặc cảnh sát, trong số này có Tướng Preecha Chan-ocha, anh/em trai của ông Prayuth, và anh/em trai của ông Prawit Wongsuwan, phó Thủ Tướng trong chính quyền quân nhân.
Danh sách còn gồm 15 cựu bộ trưởng trong nội các của ông Prayuth đã từ chức vào tuần trước, nhiều người trong số họ là những tướng lãnh và là trợ lý thân cận của ông Prayuth.
Trong cùng ngày thứ ba 14/5, nhà vua Thái Lan ra lệnh cho quốc hội mới triệu tập vào ngày 22 tháng 5, kỷ niệm năm thứ 5 cuộc đảo chính năm 2014.
https://www.voatiengviet.com/a/cuu-quan-nhan-canh-sat-tran-ngap-thuong-vien-thai-lan/4916730.html
Đại án Securency hối lộ:
Tố cáo mất việc, không ai vào tù
Đại án hai công ty in tiền Úc, Securency và Note Printing Australia, hối lộ ở nhiều nước châu Á để giành hợp đồng in tiền polymer chỉ mới kết thúc tháng 12/2018, sau 10 năm có thủ tục pháp lý kéo dài ở Úc.Tham nhũng VN tệ đi dù có chiến dịch ‘đốt lò’?
Năm 2009, cảnh sát liên bang Úc mở điều tra cáo buộc hối lộ quan chức nước ngoài liên quan Securency và Note Printing Australia, để giành hợp đồng in tiền ở Malaysia, Nepal, Indonesia và Việt Nam.
Thông cáo cuối cùng của cảnh sát Úc cuối năm 2018 cho hay Securency đã nhận tội hối lộ ở Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
Nhưng rốt cuộc, chỉ có bốn bị cáo bị tòa Úc kết án, tất cả vì tội hối lộ chỉ liên quan ở Indonesia và Malaysia mà thôi.
Không ai trong bốn bị cáo này chịu án tù giam.
Truyền thông Úc gọi đây là đại án hối lộ lớn nhất lịch sử Úc.
Trong diễn tiến cho thấy thủ tục pháp lý phức tạp của Úc, mãi đến sau ngày 27/11/2018, khi Christian Boillot, 67, là bị can cuối cùng nhận tội hối lộ quan chức nước ngoài, Tòa tối cao bang Victoria mới gỡ bỏ lệnh cấm báo chí tường thuật.
Các bị cáo đã yêu cầu tòa ra lệnh cấm chính quyền và báo chí tiết lộ tên tuổi, với lý do bảo đảm họ có phiên tòa công bằng.
Chỉ đến cuối năm 2018, sau khi tòa Úc gỡ bỏ lệnh cấm, báo chí mới được phép công bố thêm thông tin về kết quả các vụ xử.
Ví dụ, mãi đến cuối năm 2018, báo chí Úc mới được đưa tin rằng hai công ty Úc đã bị phạt hơn 21 triệu đôla Úc vì hối lộ.
Án phạt thực ra đã đưa ra từ 2011 và 2012, nhưng tòa cấm tiết lộ cho công chúng.
Đại án điều tra và xử kéo dài suốt 10 năm tại Úc, đem lại lời nhận tội của tám người, trong đó có bốn cựu nhân viên Securency.
Nhưng không có ai phải vào tù, vì toàn bộ án phạt là án treo.
Luật sư người Úc Robert Wyld nói kết quả vụ án Securency “không phải là khoảnh khắc tươi sáng cho các cơ quan công tố, điều tra, quản lý của Úc”.
Mất việc vì tố cáo
Bê bối Securency bắt đầu được tiết lộ, khi một người tố cáo, James Shelton, gặp một phóng viên của báo Úc The Age năm 2008 trong quán cà phê ở Melbourne.
James Shelton làm trong nhóm bán hàng (sales) của Securency, trực thuộc Ngân hàng Dự trữ Úc, được hai năm thì thấy có bất thường.
Hai nhà báo, Richard Baker và Nick McKenzie, là nhóm đầu tiên phanh phui vụ việc, cho hay khi gặp mặt, Shelton kể rằng vào tháng 4/2008, ông đã tố cáo lên cảnh sát liên bang Úc nhưng không thấy làm gì.
Tháng 5/2009, một đêm trước khi họ công báo bài báo trên tờ The Age, phó thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc Ric Battelino gọi điện cho nhóm điều tra: “Các anh không đăng chứ hả?”
Ric Battelino nói với báo rằng Ngân hàng Dự trữ Úc đã khẳng định với Securency và Note Printing Australia rằng không được hối lộ qua đại lý và người trung gian.
Vào ngày bài báo được đăng, Ngân hàng Dự trữ Úc rốt cuộc yêu cầu cảnh sát liên bang điều tra.
Sau đó, một người tố cáo thứ hai, Brian Hood, nhân viên của Note Printing Australia, tố cáo với báo The Age về hối lộ ở Malaysia.
Theo báo chí Úc, cả hai người tố cáo, James Shelton và Brian Hood, sau đó đều bị cơ quan sa thải.
Hôm 5/12/2018, sau khi đại án kết thúc, văn phòng tổ chức Transparency International tại Úc kêu gọi: “Từ quá lâu, những người tố cáo ở Úc bị bỏ mặc, thường là bị thiệt hại về sức khỏe, sự nghiệp, chỉ vì làm điều đúng và tố cáo sai trái.”
“Không có hành động của James Shelton và Brian Hood, có thể chúng ta không bao giờ biết về bê bối tham ô lớn nhất của Úc – vụ hối lộ quan chức nước ngoài của hai công ty thuộc Ngân hàng Dự trữ, là Securency và Note Printing Australia.”
Hai nhà báo, Richard Baker và Nick McKenzie, nói rằng chính phủ Úc đã cố gắng lờ đi vụ việc sau khi nó bị phanh phui.
Đến giữa năm 2011, cảnh sát liên bang Úc loan báo đã khởi tố nhiều cá nhân về tối hối lộ.
Nhưng đến cuối năm đó, tòa án bang Victoria ra một loạt lệnh cấm tường thuật do yêu cầu của luật sư bị cáo, và cả một yêu cầu của chính phủ Úc với lý do không để gây hại cho quan hệ quốc tế.
Hai nhà báo, Richard Baker và Nick McKenzie, cho hay thậm chí sự tồn tại của lệnh cấm cũng không được cho báo chí nói ra.
Không ai bị án tù giam
Cho mãi đến tháng 12/2018, sau khi tòa đã gỡ bỏ lệnh cấm, cảnh sát liên bang Úc mới có thông cáo tóm tắt kết quả vụ án.
Thông cáo cảnh sát liên bang Úc cho hay vào tháng 10/2011, Securency và Note Printing Australia nhận có tội về ba cáo buộc hối lộ ở nước ngoài.
Theo đó, tội của Securency xảy ra ở Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Tội của Note Printing Australia xảy ra ở Indonesia, Malaysia và Nepal.
Tháng 7/2012, Securency nhận phạt 480.000 đôla Úc, Note Printing Australia nhận phạt 450.000 đôla Úc.
Sau này, tổng cộng mức phạt cho hai công ty là 21,6 triệu đôla Úc – khoản phạt lớn nhất trong lịch sử Úc.
Tháng 7/2012, John Ellery, cựu giám đốc tài chính của Securency, nhận tội làm giả kế toán về khoản tiền trả cho đại lý Malaysia. Bị cáo bị tòa phạt tù 6 tháng, nhưng treo trong hai năm.
Tháng 9/2018, Radius Christanto, đại lý người Indonesia cho Securency, nhận tội hối lộ quan chức ở Indonesia. Bị cáo bị án tù hai năm, nhưng cũng chuyển sang án treo.
Tháng 10/2017, Myles Curtis, cựu giám đốc tài chính của Securency, nhận tối hối lộ quan chức ở Indonesia và Malaysia, làm giả kế toán cho tiền trả cho đại lý Malaysia. Bị cáo bị án hai năm sáu tháng tù, nhưng cũng thành án treo.
Tháng 5/2018, Clifford Gerathy, cựu nhân viên Securency, nhận tội làm giả kế toán cho tiền trả cho đại lý Malaysia. Bị cáo nhận án tù ba tháng, thành án treo.
Ngày 27/11/2018, Christian Boillot, cựu nhân viên Securency, nhận tội hối lộ quan chức ở Malaysia. Bị cáo bị tòa tuyên hai năm sáu tháng tù, nhưng được trả tự do ngay lập tức.
Việc kết án Christian Boillot đã kết thúc vụ án Securency và Note Printing Australia.
Công tố viên Úc không thể tiếp tục truy tố bốn bị cáo khác vì tòa nói biện pháp điều tra đã được tiến hành “phi pháp”.
Securency sau này được Ngân hàng Dự trữ Úc bán đi, và nay có tên mới là CCL Secure. Note Printing Australia vẫn thuộc ngân hàng này.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48254749
0 nhận xét