Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin khắp nơi – 02/05/2019

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019 18:00 // ,

Tin khắp nơi – 02/05/2019

Trump yêu cầu 4,5 tỉ đôla

để giải quyết khủng hoảng di dân

Chính quyền Trump hôm 1/5 yêu cầu Quốc hội cấp 4,5 tỉ đôla ngân quỹ khẩn cấp ngay lập tức để giúp giải quyết tình trạng di dân tăng vọt ở biên giới phía Nam của Mỹ, viện dẫn lý do chính phủ không đủ nguồn lực để ứng phó tình hình.
Tổng thống Donald Trump hồi đầu năm nay đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì dòng di dân ồ ạt đổ quan biên giới. Tuyên bố này cho phép ông chuyển 6 tỉ đôla ngân khoản chi tiêu của chính phủ cho các dự án xây dựng một bức tường ở biên giới, một cam kết trọng tâm của chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2016 của ông.
Nhưng yêu cầu 4,5 tỉ đôla không nằm trong ngân khoản xây tường, và được đưa ra trong bối cảnh số lượng kỉ lục các gia đình Trung Mỹ đang xin tị nạn tại Mỹ, gây quá tải cho các trung tâm tạm trú ở các thành phố biên giới như El Paso của bang Texas và Las Cruces của Mexico.
Yêu cầu này bao gồm 3,3 tỉ đôla cho nơi tạm trú, thức ăn và những thứ bắt buộc khác cho di dân bị giam giữ; 1,1 tỉ đôla cho nhân viên và 178 triệu đôla cho công nghệ thông tin và các nhu cầu khác, các quan chức cho biết.
Phe Dân chủ quy trách chính quyền Trump đã làm trầm trọng thêm tình hình với các chính sách nhập cư cứng rắn của mình, trong khi ông Trump cáo buộc phe Dân chủ đã không thể ngăn chặn dòng di dân, một phần bằng cách không tài trợ cho bức tường biên giới mà lâu nay ông tìm kiếm.
Trump cũng đã kêu gọi quân đội hỗ trợ các nỗ lực của lực lượng Tuần tra Biên giới, và nói hồi đầu tháng này rằng ông sẽ cần phải tăng binh sĩ tại biên giới.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-yeu-cau-45-ti-dola-de-giai-quyet-khung-hoang-di-dan/4899896.html

Mỹ: Nạn nhân vụ xả súng quật ngã kẻ tấn công,

cứu mạng nhiều người

Một trong các nạn nhân vụ xả súng hôm 30/4 tại Đại học North Carolina ở Charlotte đã được ca ngợi là người hùng vì cứu sống nhiều người khác bằng cách quật ngã tay súng, NPR đưa tin.
Đài phát thanh của Mỹ dẫn lời ông Kerr Putney, cảnh sát trưởng địa phương, nói rằng anh Riley Howell, 21 tuổi, “đã quật ngã nghi can”.
Ông Putney nói rằng anh Howell “đã làm đúng những gì chúng tôi huấn luyện mọi người thực hiện – hoặc là bỏ chạy, tìm cách trốn hoặc đối đầu với kẻ tấn công”.
XEM THÊM:
Mỹ: Giáo viên ở Florida có thể mang súng tới lớp học
“Không còn nơi trốn, cậu ấy đã thực hiện điều cuối cùng”, ông Putney nói.
NPR cũng trích lời ông Kevin Westmoreland, cha của người bạn gái lâu năm của anh Howell, nói rằng anh là người có thể sẵn lòng “đứng chắn trước tàu vì cô nếu anh buộc phải làm vậy”.
Ngoài anh Howell, còn có một sinh viên khác 19 tuổi thiệt mạng trong vụ xả súng, theo AP. Ngoài ra, còn có 4 người bị thương.
Hiện chưa rõ động cơ vụ xả súng của nghi phạm Trystan Andrew Terrell, 22 tuổi.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-n%E1%BA%A1n-nh%C3%A2n-v%E1%BB%A5-x%E1%BA%A3-s%C3%BAng-qu%E1%BA%ADt-ng%C3%A3-k%E1%BA%BB-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-c%E1%BB%A9u-m%E1%BA%A1ng-nhi%E1%BB%81u-ng%C6%B0%E1%BB%9Di/4900603.html

Cựu nhân viên CIA nhận tội

âm mưu làm gián điệp cho Trung Quốc

Một cựu nhân viên CIA đã nhận tội âm mưu đưa bí mật quốc phòng và tình báo của Hoa Kỳ cho Trung Quốc, theo Reuters.
Hôm thứ Tư 2/5, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết đây là trường hợp thứ ba như vậy trong vòng chưa đầy một năm.
Được biết ông Jerry Chun Shing Lee, 54 tuổi, được hai sĩ quan tình báo Trung Quốc tiếp cận năm 2010, đề nghị trả 100.000 đôla và ‘chăm sóc’ ông ta suốt đời vì những thông tin mà ông này có được khi còn là nhân viên CIA. Lee rời CIA năm 2007 và chuyển đến Hong Kong.
Hàng trăm ngàn đô la sau đó được gửi vào tài khoản ngân hàng cá nhân của Lee, từ năm 2010 đến 2013, theo bản cáo trạng.
Tình báo Mỹ: Huawei được an ninh nhà nước TQ tài trợ
Trump: tình báo Mỹ ‘ngây thơ’ và nên ‘đi học lại’
Nhân viên tình báo Mỹ bị Trung Quốc mua chuộc thế nào?
Cáo trạng cho hay Lee đã tạo ra các ổ cứng chứa thông tin bí mật về các hoạt động của CIA, vị trí và khung thời gian của một hoạt động nhạy cảm.
Một cuộc điều tra của FBI năm 2012 tại một phòng khách sạn ở Honolulu mà Lee đăng ký lưu trú cũng phát hiện những bản viết tay của ông ta về công việc của ông ta khi là một nhân viên CIA trước năm 2004.
Những tài liệu này bao gồm thông tin tình báo do các nhân viên CIA cung cấp, tên thật của những người này, địa điểm cuộc họp, số điện thoại, và thông tin về các cơ sở bí mật.
Trợ lý Tổng chưởng lý Hoa Kỳ John Demers cho biết đây là trường hợp thứ ba trong vòng chưa đầy một năm, trong đó một cựu nhân viên tình báo Hoa Kỳ nhận tội hoặc bị kết tội âm mưu chuyển bí mật quốc phòng cho Trung Quốc.
“Tất cả các trường hợp này đều là sự phản bội bi thảm đối với đất nước và đồng nghiệp,” ông nói trong thông cáo.
Bản án cho Lee được ấn định vào ngày 23/8 và ông ta phải đối mặt với án tù chung thân.
Giới chức Trung Quốc và luật sư của Lee không phản hồi đề nghị bình luận về vụ việc từ Reuters.
Vào tháng Ba, một cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ, Ron Rockwell Hansen, đã nhận tội âm mưu chuyển thông tin mật cho Trung Quốc và nhận hàng trăm ngàn đô la khi hoạt động cho Bắc Kinh.
Tháng Sáu năm ngoái, một cựu nhân viên CIA khác, Kevin Mallory, bị kết án tội gián điệp vì đã chuyển tài liệu mật cho Trung Quốc.
Tuần này, Giám đốc FBI Christopher Wray cho biết Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với Hoa Kỳ về vấn đề gián điệp kinh tế.
Tháng trước, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết một cựu kỹ sư và một doanh nhân Trung Quốc bị buộc tội gián điệp kinh tế và âm mưu đánh cắp bí mật thương mại từ General Electric Co trong một kế hoạch mà chính phủ Trung Quốc cung cấp hỗ trợ tài chính và các hỗ trợ khác.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48129818

Bộ Trưởng Tư Pháp điều trần trước Thượng Viện

Tin Washington DC – Bộ Trưởng Tư Pháp William Barr vào thứ Tư, 1 tháng 5, đã xuất hiện trước một ủy ban Thượng Viện, để trả lời các câu hỏi về cách ông giải quyết báo cáo điều tra của Cố Vấn Đặc Biệt Robert Mueller, về việc Nga can thiệp bầu cử 2016.
Trước đó, ông Barr bị cáo buộc đã giải thích sai các kết luận của bản báo cáo Mueller. Lên tiếng trước Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện, Bộ Trưởng Barr đã bênh vực cách ông giải quyết bản báo cáo, và việc Bộ Tư Pháp xóa bỏ một phần báo cáo để giữ bí mật các thông tin nhạy cảm. Trong khi đó, đảng Dân Chủ cáo buộc ông Barr đang cố gắng bảo vệ Tổng Thống Donald Trump.
Đây là lần đầu tiên một thành viên trong chính phủ Trump ra điều trần về báo cáo Mueller, vốn tiết lộ chi tiết việc liên lạc giữa ban tranh cử của ông Trump với Moscow, cùng sự trông đợi của ban tranh cử này khi cho rằng họ sẽ có lợi từ hành động của Nga. Ngoài ra, báo cáo cũng liệt kê các hành động của tổng thống Trump nhằm cản trở cuộc điều tra. Trong cuộc điều trần, Bộ Trưởng Barr đã giải thích vì sao các hành động của Tổng Thống Trump là không đủ để Bộ Tư Pháp kết luận ông phạm tội cản trở công lý.
Theo báo cáo Mueller, Tổng Thống Trump từng muốn luật sự Tòa Bạch Ốc Don McGahn yêu cầu Phó Bộ Trưởng Tư Pháp Rod Rosenstein kiểm tra Cố Vấn Mueller về khả năng xung đột lợi ích. Luật sự McGahn cho rằng lời yêu cầu này có nghĩa là ông Trump muốn sa thải ông Mueller. Tuy nhiên, theo giải thích của Bộ Trưởng Barr, lời yêu cầu của tổng thống có thể được hiểu theo cách là Bộ Tư Pháp có thể sẽ cần có một cố vấn đặc biệt khác, thay vì là chấm dứt cuộc điều tra. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/bo-truong-tu-phap-dieu-tran-truoc-thuong-vien/

Bộ trưởng Tư pháp bênh vực

chuyện xác định Trump không cản trở công lí

Bộ trưởng Tư pháp William Barr hôm 1/5 bác bỏ chỉ trích của phe Dân chủ về quyết định của ông xác định Tổng thống Mỹ Donald Trump không phạm tội cản trở công lí trong cuộc điều tra Nga và quy trách Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller vì đã không đưa ra kết luận của chính mình về vấn đề này.
Trong phiên khai chứng đầu tiên kể từ khi công bố phiên bản được che bớt thông tin của báo cáo vào ngày 18 tháng 4, ông Barr cũng bác bỏ những than phiền của ông Mueller rằng hôm 24/3 ông đã tiết lộ kết luận của Mueller một cách không đầy đủ khiến công chúng khó hiểu về các khía cạnh hệ trọng của cuộc điều tra.
Trong một phát biểu cho thấy căng thẳng giữa hai người, ông Barr gọi một lá thư ngày 27 tháng 3 của ông Mueller là lời “cằn nhằn.” Trong thư này, Công tố viên đặc biệt hối thúc ông công bố các bản tóm tắt rộng hơn về các phát hiện để cho thấy một bức tranh đầy đủ hơn. Ông Barr rốt cục đã từ chối đề nghị của ông Mueller và ông Trump đã chớp lấy bản tóm tắt của ông Barr mà tuyên bố rằng mình được giải oan hoàn toàn.
Ông Barr, quan chức thực thi pháp luật hàng đầu của Mỹ và là người được ông Trump bổ nhiệm, đã lời qua tiếng lại với các thành viên Dân chủ của Ủy ban Tư pháp Thượng viện trong suốt bốn giờ khai chứng đôi khi căng thẳng, với một số thượng nghị sĩ Dân chủ kêu gọi ông từ chức sau khi Bộ trưởng Tư pháp bênh vực ông Trump đến cùng.
Phe Dân chủ cáo buộc ông Barr tìm cách bảo vệ vị Tổng thống Đảng Cộng hòa, người đang tìm cách tái đắc cử vào năm sau. Họ hỏi dồn ông Barr về lí do tại vì sao hai ngày sau khi nhận được bản báo cáo dài 450 trang từ Mueller hồi tháng 3, ông lại kết luận rằng ông Trump đã không tìm cách cản trở một cách phi pháp cuộc điều tra kéo dài 22 tháng.
“Tôi không nghĩ rằng chính phủ đã có đủ luận cứ để truy tố,” ông Barr khai chứng về những nội dung của báo cáo Mueller.
Báo cáo nêu chi tiết nhiều liên hệ giữa ban vận động tranh cử Tổng thống năm 2016 của ông Trump và Moscow và kì vọng của ban vận động sẽ hưởng lợi từ các hành động của Nga, bao gồm xâm nhập tin tặc và tuyên truyền có lợi cho ông Trump và làm tổn hại ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton. Báo cáo cũng nêu chi tiết một loạt những hành động của ông Trump thực hiện nhằm cản trở cuộc điều tra.
https://www.voatiengviet.com/a/bo-truong-tu-phap–benh-vuc-chuyen-xac-dinh-trump-khong-can-tro-cong-li/4899899.html

Bộ Trưởng Tư Pháp hủy bỏ phiên điều trần thứ hai,

 tạo căng thẳng với quốc hội

Tin từ Washington, D.C. (Reuters) – Vào hôm Thứ Tư (ngày 1 tháng 5), Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr hủy bỏ kế hoạch điều trần trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện, về cách thức ông giải quyết cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller. Quyết định hoãn điều trần của ông Barr khiến căng thẳng giữa Tổng Thống Trump với Đảng Dân Chủ tại Quốc Hội ngày càng leo thang.
Theo Reuters, ông Barr dự kiến sẽ phải ra điều trần trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hoa Kỳ vào Thứ Năm (ngày 2 tháng 5), nhưng ông hủy kế hoạch sau khi hai bên không thể đồng ý về cách thức tiến hành phiên điều trần. Trước đó, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ Viện Jerrold Nadler đề nghị ông Barr phải được thẩm vấn bởi các luật sư của Ủy Ban. Tuy nhiên, phát ngôn viên của Bộ Tư pháp Kerri Kupec cho biết đề nghị trên của ông Nadler là “chưa từng có trong lịch sử và hoàn toàn không cần thiết”, lập luận rằng các câu hỏi nên đến từ các nhà lập pháp. Vào hôm Thứ Tư, Bộ Tư pháp cũng nói rằng họ sẽ không tuân thủ trát đòi hầu tòa do ông Nadler ban hành, yêu cầu một bản báo cáo chưa qua chỉnh sửa của ông Mueller cùng các hồ sơ điều tra cơ bản.
Trước đó vào hôm Thứ Tư, ông Barr có một phiên điều trần kéo dài 4 giờ trước Ủy ban Tư pháp của Thượng viện. Tại phiên điều trần này, ông Barr vấp phải những chỉ trích của Đảng Dân chủ về quyết định kết luận Tổng Thống Trump không hề cản trở công lý và tố cáo ông Mueller đã không thể đi đến kết luận sau cuộc điều tra. Trong phiên điều trần đầu tiên trước Quốc hội kể từ khi công bố bản báo cáo của ông Mueller vào ngày 18 tháng 4, ông Barr cũng bác bỏ những phàn nàn của ông Mueller rằng ông đưa ra những kết luận một cách không đầy đủ vào ngày 24 tháng 3, gây ra sự nhầm lẫn cho công chúng. Một số thành viên Đảng Dân chủ trong Ủy Ban Tư Pháp Thượng viện đã kêu gọi ông Barr từ chức. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/bo-truong-tu-phap-huy-bo-phien-dieu-tran-thu-hai-tao-cang-thang-voi-quoc-hoi/

Khảo sát: Phe Dân chủ không coi trọng

chuyện tuổi tác ứng viên tổng thống

Trong khi những người theo Đảng Dân chủ cân nhắc 20 ứng cử viên đang vận động tranh cử vào Nhà Trắng bao gồm các ứng cử viên sẽ là Tổng thống trẻ nhất hoặc già nhất, một cuộc khảo sát ý kiến của Reuters/Ipsos mới cho thấy tuổi tác có thể đóng một vai trò lớn.
Hơn một nửa trong số tất cả những người theo Đảng Dân chủ cho biết họ dè dặt với một ứng cử viên trên 70 tuổi. Hơn một phần ba cho biết họ hài lòng bỏ phiếu cho một ứng cử viên trẻ hơn 40 tuổi, theo cuộc thăm dò ý kiến từ ngày 17 đến 22 tháng 4.
Khoảng một phần tư của tất cả những người theo Đảng Dân chủ cho biết tuổi tác của một ứng cử viên Nhà Trắng không quan trọng.
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Bernie Sanders, 77 tuổi và cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, 76 tuổi, là những ứng cử viên già nhất trong nhóm các ứng cử viên Dân chủ. Cho đến nay, họ dường như bất chấp những lo ngại về tuổi tác khi họ cùng nhau dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Elizabeth Warren sẽ tròn 70 tuổi vào tháng 6.
Pete Buttigieg, thị trưởng thành phố South Bend, bang Indiana, Dân biểu Hoa Kỳ Tulsi Gabbard và Eric Swalwell là những người trẻ nhất, cả ba đều dưới 40 tuổi. Dân biểu Hoa Kỳ Seth Moulton thì 40 tuổi.
Trong số những người theo Đảng Dân chủ từ 18 đến 34 tuổi, 54 phần trăm cho biết họ phần nào hoặc không mấy ủng hộ một ứng cử viên trên 70 tuổi.
Trong số những người theo Đảng Dân chủ từ 35 đến 54 tuổi, 58 phần trăm cho biết họ họ phần nào hoặc không mấy ủng hộ một ứng cử viên trên 70 tuổi, trong khi 59 phần trăm những người theo Đảng Dân chủ từ 55 tuổi trở lên cũng nói như vậy.
Bất chấp những lo ngại đó, ông Biden và ông Sanders dẫn đầu phe Dân chủ cho đề cử Tổng thống năm 2020 trong cuộc khảo sát của Reuters/Ipsos. 30 phần trăm những người theo Đảng Dân chủ cho biết họ sẽ bỏ phiếu cho ông Biden và 15 phần trăm cho biết họ ủng hộ ông
Sanders.
Cuộc khảo sát cho thấy các ứng cử viên trẻ hơn được các cử tri trẻ tuổi ưa chuộng hơn khó thuyết phục một số cử tri lớn tuổi rằng họ sẵn sàng lãnh đạo.
Trong số những người theo Đảng Dân chủ từ 18 đến 34 tuổi, 49 phần trăm cho biết họ phần nào hoặc sẽ ủng hộ một ứng cử viên dưới 40 tuổi, trong khi 28 phần trăm cho rằng điều đó không quan trọng. 23 phần trăm cho biết họ sẽ không bỏ phiếu cho những ứng cử viên trẻ hơn.
https://www.voatiengviet.com/a/khao-sat-phe-dan-chu-khong-coi-trong-chuyen-tuoi-tac-tong-thong/4899901.html

Đại gia Trung Quốc ‘chạy’ $6,5 triệu

cho con vào đại học Stanford

Một nhà giàu Trung Quốc bị phát hiện chi đến 6,5 triệu đôla để cho con gái vào trường đại học danh tiếng Stanford ở bang California, trang Los Angeles Times đưa tin hôm 1/5.
Trang Los Angeles Times cho biết sinh viên Trung Quốc có tên là Yusi Zhao, thường được gọi là Molly, đã được nhận vào trường Stanford vào mùa xuân năm 2017, và gia đình cô ở Bắc Kinh đã chi cho ông William “Rick” Singer, nhà tư vấn tuyển sinh đại học ở California, với số tiền hàng triệu đôla để lo cho cô con gái lọt vào đại học danh giá hàng đầu của Hoa Kỳ.
Cho đến nay, chưa ai trong gia đình này bị khởi tố.
Theo tờ New York Times, gia đình người Hoa này được ông Michael Wu, một cố vấn tài chính tại công ty Morgan Stanley có trụ sở tại Pasadena, giới thiệu cho ông Singer.
Người phát ngôn của công ty Morgan Stanley nói rằng ông Wu đã bị cho thôi việc vì không hợp tác với cuộc điều tra nội bộ, cũng theo New York Times.
XEM THÊM:
Mỹ: Thêm tội danh ‘rửa tiền’ với các cha mẹ ‘chạy trường’
Tại một phiên tòa vào tháng 3, trưởng công tố Eric S. Rosen cho biết ông William Singer đã tìm cách để cô Zhao được tuyển vào đội thể thao chèo thuyền của trường Stanford, đồng thời tạo hồ sơ giả các thành tích của Zhao trong môn thể thao này.
Nữ sinh người Trung Quốc này cuối cùng không được tuyển vào đội đua thuyền của trường, song công tố viên Rosen kết luận cô được nhập học ở Stanford một phần là nhờ những thành tích giả cùng với việc ông Singer ủng hộ 500.000 đôla – sau khi cô được xét tuyển – cho chương trình chèo thuyền của trường.
Ông Singer, 58 tuổi, đã nhận tội làm tiền phi pháp và là kẻ chủ mưu của đường dây gian lận thi đại học, hối lộ cán bộ nhà trường để tuyển sinh viên không phải vận động viên đạt tiêu chuẩn.
Ông John Vandemoer, cựu huấn luyện viên đội chèo thuyền trường Stanford, trước tòa đã thú tội nhận hối lộ. Theo phán quyết, ông Vandemoer không thật sự giúp được nữ sinh Zhao trúng tuyển nhưng vẫn nhận các khoản tiền của ông Singer và tạo sự ưu ái cho các khách hàng khác của ông Singer trong đường dây chạy trường.
Trước đó, ông Singer cũng bị phát hiện nhận lót tay 1,2 triệu đôla của phụ huynh nữ sinh viên Sherry Guo, cũng đến từ Trung Quốc, để lo chạy vào trường đại học Yale.
https://www.voatiengviet.com/a/dai-gia-tq-chay-6-5-trieu-do-cho-con-vao-dh-stanford/4900619.html

Mỹ – Trung diễn biến nhiều “trận chiến”

trước khi căng thẳng thương mại chấm dứt?

Các nhà đàm phán Mỹ -Trung đang tập trung vào nỗ lực giải quyết các mâu thuẫn lâu dài thông qua các vòng đàm phán.
Theo scmp, mâu thuẫn thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn được đánh giá là vượt quá giới hạn khi điểm dừng lại là chưa thể.
Các nhà phân tích cho rằng, công nghệ, chính trị và thậm chí là quân sự sẽ vẫn tiếp tục tồn tại các mâu thuẫn chưa thể tháo gỡ.
Trung Quốc và Mỹ đang đến gần một hiệp ước nhằm nỗ lực chấm dứt chiến tranh thương mại. Tuy nhiên, các nghị sĩ và các nhà đầu tư cho rằng chiến thắng thương mại vẫn chưa có thông báo cụ thể.
Các nhà đàm phán đứng đầu Washington đang chuẩn bị cho cuộc gặp các đối tác tại Bắc Kinh vào ngày 30/4 trong bối cảnh nhiều kỳ vọng có thể chấm dứt các căng thẳng thương mại kéo dài.
Rất nhiều tuần căng thẳng đàm phán nhưng vẫn chưa khiến Mỹ có thể nới lỏng các trừng phạt. Các nghị sĩ cho rằng, quân đội Mỹ có thể phải chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thương mại nóng với Trung Quốc trong thời gian tới.
Thoả thuận thương mại diễn ra trong vài tuần qua đủ để thấy sự chậm chạp trong quá trình đàm phán các căng thẳng. Nhiều người tin rằng, nhiều xung đột căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington có thể sẽ tiếp tục diễn ra.
“Các quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở giai đoạn cạnh tranh và tồn tại các mâu thuẫn thương mại”, ông Richard Turnill – một nhà nghiên cứu đứng đầu tại BkackRock cho biết trong một bài báo cáo tháng này.
“Các căng thẳng tiếp tục bao gồm công nghệ, chính trị và quân sự có thể nhìn thấy trong thời gian dài”, ông Richard Turnill nói đồng thời cảnh báo các nhà đầu tư sẽ phải tự mình đối phó với tình trạng diễn biến phức tạp trong thời gian tới.
Theo scmp, đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizervà Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchinđang chuẩn bị cho vòng đàm phán tiếp theo với Trung Quốc.
Các nhà phân tích cho rằng, các đàm phán sẽ tiến tới nỗ lực chấm dứt chiến tranh thương mại và đi tới một thỏa thuận chung vào cuối tháng Năm. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng cho biết rằng, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ nhanh chóng có chuyến thăm tới Nhà Trắng.
http://biendong.net/diem-tin/27723-my-trung-dien-bien-nhieu-tran-chien-truoc-khi-cang-thang-thuong-mai-cham-dut.html

Quân đội Mỹ ‘chưa được lệnh’

chuẩn bị cho chiến tranh ở Venezuela

Một quan chức Lầu Năm Góc hôm 1/5 cho biết “chưa nhận được lệnh” chuẩn bị cho một cuộc xung đột ở Venezuela bằng việc triển khai các binh sĩ Mỹ.
Theo Reuters, quyền trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Kathryn Wheelbarger về các vấn đề an ninh quốc tế nói tiếp: “Chúng tôi dĩ nhiên luôn xem xét các lựa chọn sẵn có và chuẩn bị cho các tình thế”.
Vài giờ sau khi Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng Hoa Kỳ chuẩn bị có hành động quân sự, nếu cần, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan nói rằng Hoa Kỳ đã tiến hành “việc hoạch định toàn diện” về Venezuela.
XEM THÊM:
Biến động chính trị ở Venezuela
Nhưng ông Shanahan và các quan chức khác tiếp tục nhấn mạnh tới giải pháp gây áp lực ngoại giao và kinh tế nhằm lật đổ ông Maduro, thay vì việc thay đổi chế độ bằng quân sự do Mỹ dẫn đầu, theo Reuters.
Cho tới nay, quân đội Mỹ phần lớn chỉ đóng vai trò giám sát tong các quyết định về chính sách ngoại giao của Mỹ về Venezuela, dù từng có đóng góp nhỏ như vận chuyển hàng cứu trợ nhân đạo tới Colombia để được chuyển tiếp tới Venezuela.
Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng tăng cường việc thu thập tình báo và chia sẻ thông tin tình báo với các đồng minh như Colombia, trong khi lên kế hoạch sơ tán người Mỹ khỏi Venezuela nếu cần.
Theo Reuters, việc hoạch định đó là tiêu chuẩn trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nào có quy mô như ở Venezuela.
https://www.voatiengviet.com/a/qu%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%99i-m%E1%BB%B9-ch%C6%B0a-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-l%E1%BB%87nh-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-cho-chi%E1%BA%BFn-tranh-%E1%BB%9F-venezuela/4900347.html

Venezuela: Juan Guaidó kêu gọi leo thang đình công

Lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaidó kêu gọi một loạt các cuộc đình công leo thang để buộc Tổng thống Nicolás Maduro phải từ bỏ quyền lực.
Ông Guaidó thúc giục các viên chức hành động hôm 2/5 và nói rằng việc bãi công sẽ dẫn đến cuộc tổng đình công.
Một phụ nữ đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh ở Caracas hôm 1/5, báo cáo cho biết.
Trong khi đó, ông Maduro bác bỏ những suy đoán rằng ông đã sẵn sàng chạy trốn và cáo buộc Hoa Kỳ chỉ đạo cuộc đảo chính.
“Chúng ta sẽ tiếp tục mạnh mẽ hơn trước,” lãnh đạo phe đối lập Juan Guaidó đăng trên Twitter.
Các cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ cũng đang diễn ra.
Các cuộc biểu tình đối lập diễn ra sau khi Tổng thống Nicolás Maduro nói rằng ông đã ngăn chặn một “âm mưu đảo chính” vào thứ Ba.
Trong khi Guaidó nói rằng ông được các thành viên của lực lượng vũ trang ủng hộ, Maduro khẳng định ông vẫn nhận được sự ủng hộ của họ.
Venezuela nói đang ‘dập tắt âm mưu đảo chính’ 30/4
Guaido hủy biểu tình ở Tây Venezuela
Venezuela: Guaidó kêu gọi tiếp tục biểu tình
Mỹ ‘dùng mọi cách gây áp lực cho Maduro’
Trong một bài phát biểu khá quyết liệt trên truyền hình hôm thứ Ba, ông Maduro cáo buộc những người biểu tình “phạm tội nghiêm trọng” và sẽ “không thể không bị trừng phạt”, và nói rằng Hoa Kỳ đang âm mưu chống lại ông.
Trước đó, hồi tháng Một, Juan Guaidó đã tuyên bố là nhà lãnh đạo lâm thời của Venezuela và đã được hơn 50 quốc gia công nhận, bao gồm Mỹ, Anh và hầu hết ở Mỹ Latinh.
Nhưng ông Maduro – được Nga, Trung Quốc và quân đội hàng đầu của nước này hậu thuẫn – đã từ chối nhượng quyền lãnh đạo cho đối thủ của ông.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng hành động quân sự là “có thể” nếu cần thiết nhưng Hoa Kỳ mong muốn có một sự chuyển đổi quyền lực trong hòa bình.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo Mỹ ngừng thực hiện các bước đi “hung hãn”.
Trong khi đó, Liên Hợp Quốc kêu gọi cả hai bên “kiềm chế tối đa”.
Diễn biến mới nhất
Phát biểu trước những người ủng hộ ông ở Venezuela, ông Guaidó gọi các cuộc biểu tình là “quá trình không thể đảo ngược” và tuyên bố sẽ tiếp tục các cuộc biểu tình mỗi ngày “để đạt được tự do”.
“Chúng ta đang đi đúng hướng, không thể quay đầu lại,” ông nói.
Ông cũng cho biết sẽ có một loạt các cuộc đình công đan xen bắt đầu vào thứ Năm và kết thúc trong một cuộc tổng đình công.
Truyền thông địa phương đưa tin về vụ xả súng ở Altamira, một khu phố ở phía đông Caracas, nơi phe đối lập thường xuyên tụ tập.
Cũng có những cuộc đụng độ trên đường cao tốc gần căn cứ không quân ở phía đông thủ đô, khi những người biểu tình lái xe van qua hàng rào vành đai.
Vệ binh quốc gia lái xe máy bắn hơi cay vào người biểu tình.
Một số người biểu tình ném đá, trong khi những người khác được trông thấy đang làm những quả bom tự chế, cocktail Molotov.
Nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra ở tất cả 23 bang của Venezuela cũng như ở thủ đô Caracas, các tổ chức phi chính phủ và truyền thông địa phương cho biết.
Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc cho biết họ “vô cùng lo lắng” trước các báo cáo rằng lực lượng an ninh đã sử dụng vũ lực “quá mức” đối với người biểu tình.
Phát ngôn viên Marta Hurtado nói: “Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên thể hiện sự kiềm chế tối đa và chính quyền tôn trọng quyền tụ họp trong ôn hòa”.
Nhưng cũng có những cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ, mà ông Maduro nói là các công nhân đang tập trung trên khắp đất nước để kỷ niệm Quốc tế Lao động.
Khung cảnh ở Caracas
Guillermo Olmo, phóng viên BBC Venezuela
Juan Guaidó trước đó trông có vẻ như đang mất thế nhưng dường như các sự kiện vào thứ Ba đã hồi sinh cơ hội của ông.
Căn cứ không quân La Carlota, nơi xảy ra vụ đụng độ dữ dội ngày hôm qua, trông giống như một chiến trường. Nó phủ đầy bởi những miếng kính vỡ và các mảnh gạch và đá, cũng như vỏ đạn và hộp khí hơi cay. Có những chiếc xe máy bị cháy và một chiếc xe buýt đang bốc cháy chặn đường.
Trong khi đó ở phía Tây của thành phố, thì diễn ra cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ. Mặc dù các cuộc biểu tình gần đây nhất do chính phủ kêu gọi có rất ít người tham gia, nhưng cuộc biểu thứ Tư này dường như đầy những người ủng hộ họ.
Ngày Quốc tế Lao động 1/5 luôn luôn là một ngày rất có ý nghĩa đối với chính phủ Venezuela cánh tả – một ngày có ý nghĩa truyền thống với họ.
Cuộc tuần hành ủng hộ chính phủ diễn ra một cách ôn hòa; Có một bầu không khí tiệc tùng với âm nhạc và khiêu vũ.
Từ đó chúng tôi đến một quảng trường ở Altamira, một thành trì của phe đối lập. Nó cũng đầy người, những người biểu tình vẫn khá ôn hòa – mặc dù có tin có tiếng súng nổ ở đâu đó trong thành phố. Nó cũng có nhiều người tham gia hơn những cuộc biểu tình gần đây nhất mà ông Guaidó kêu gọi.
Nhưng phần còn lại của thành phố đã hoàn toàn yên bình. Chúng tôi thấy nhiều người dắt chó đi dạo và mua trái cây. Một số người nói rằng họ không thể đi làm vào thứ Ba ông chủ của họ bảo họ đừng đi, nhưng khu vực của họ vẫn bình yên.
Chuyện gì xảy ra vào thứ Ba?
Vào sáng thứ Ba 30/4, ông Guaidó xuất hiện trong một video trên mạng xã hội cùng một số người mặc quân phục, tuyên bố rằng ông có sự hỗ trợ của “những người lính dũng cảm” ở Caracas.
“Các lực lượng vũ trang quốc gia đã đưa ra quyết định chính xác … họ được đảm bảo đứng về phía lẽ phải của lịch sử,” ông nói.
Tuy nhiên, quân đội dường như không ủng hộ ông Guaidó trong hôm đó.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48129928

Đụng độ ở Venezuela, một người thiệt mạng

Các cuộc đụng độ giữa ủng hộ viên của phe đối lập và lực lượng vũ trang Venezuela hôm 1/5 đã làm một người phụ nữ thiệt mạng và 46 người bị thương, trong bối cảnh lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido tìm cách huy động người biểu tình chống lại Tổng thống Nicolas Maduro.
Cô Jurubith Rausseo, 27 tuổi, tử vong tại một bệnh xá sau khi trúng “đạn ở đầu trong cuộc tuần hành”, AFP đưa tin, dẫn nguồn từ tổ chức phi chính phủ có tên gọi Đài quan sát Xung đột Xã hội Venezuela.
Trong khi đó, các tổ chức nhân quyền và y tế đưa tin rằng 46 người bị thương trong các cuộc đối đầu hôm 1/5, trong đó có một người bị thương vì súng đạn.
XEM THÊM:
Quân đội Mỹ ‘chưa được lệnh’ chuẩn bị cho chiến tranh ở Venezuela
Tin cho hay, các binh sĩ thuộc lực lượng Vệ binh Quốc gia đã bắn hơi cay vào những người biểu tình ném gạch đá nhằm chặn một đường cao tốc gần một căn cứ không quân ở phía đông thủ đô Caracas, nơi ông Guaido hôm 30/4 tìm cách hiệu triệu một cuộc nổi dậy quân sự.
Theo AFP, ngày đụng độ thứ hai giữa những người ủng hộ phe đối lập và các lực lượng an ninh của ông Maduro xảy ra trong khi Hoa Kỳ tuyên bố chuẩn bị sẵn sàng hành động quân sự, nếu cần, nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng tại quốc gia Nam Mỹ này.
Ít nhất một ký giả đã bị thương khi các binh sĩ thuộc Vệ binh Quốc gia bắn đạn cao su về phía một nhóm phóng viên đưa tin về các cuộc đụng độ.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guteres cảnh báo chính quyền Venezuela không được sử dụng vũ khí sát thương đối với người biểu tình, trong khi Nga và Mỹ cáo buộc nhau đã làm cuộc khủng hoảng trở nên nghiêm trọng hơn.
https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%E1%BB%A5ng-%C4%91%E1%BB%99-%E1%BB%9F-venezuela-m%E1%BB%99t-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-thi%E1%BB%87t-m%E1%BA%A1ng-/4900492.html

Dân Venezuela tiếp tục biểu tình,

bế tắc chính trị đang hiện rõ

Người dân Venezuela hôm 1/5 làm theo lời kêu gọi xuống đường của lãnh đạo đối lập Juan Guaido trong nỗ lực lật đổ Tổng thống Nicolas Maduro nhưng có ít dấu hiệu cho thấy có kết quả cụ thể gì trong khi tình hình ngày càng có vẻ là đang bế tắc chính trị.
Ông Guaido đã kêu gọi ‘cuộc biểu tình lớn nhất’ trong lịch sử Venezuela và viết trên Twitter rằng ‘hàng triệu người dân Venezuela’ đã xuống đường trong ‘giai đoạn cuối cùng’ của chiến dịch lật đổ ông Maduro.
Nhưng cho đến chiều, nhiều người biểu tình ở thủ đô Caracas đã quay về nhà.
Bất chấp việc Guaido kêu gọi quân đội ủng hộ ủng, giới lãnh đạo quân đội Venezuela cho đến nay vẫn trung thành với ông Maduro, người đã cầm quyền từ năm 2013.
Phong trào đối lập Venezuela thường tổ chức các cuộc biểu tình đường phố rầm rộ phản đối Maduro nhưng cho đến nay vẫn không thể lật đổ ông bất chấp suy thoái kinh tế sâu sắc và lạm phát phi mã.
Giờ đây, ông Guaido đối mặt thách thức làm sao duy trì được thời cơ.
Dưới ánh nắng thiêu đốt, những người biểu tình đập trống và giương cờ Venezuela và biểu ngữ ‘Tự do’. Một số người biểu tình ở Caracas dùng áo bịt mặt từ trên cầu vượt đã ném các vật thể vào Vệ binh Quốc gia phía dưới. Lực lượng này đáp trả bằng cách bắn hơi cay.
“Nếu chế độ ngày nghĩ rằng chúng ta đã đạt đến mức áp lực tối đa, thì họ thậm chí còn chưa hình dung nổi đâu,” ông Guaido phát biểu trước hàng ngàn người hoan hô. “Chúng ta phải bám trụ trên đường phố.”
Một số người biểu tình đang cảm thấy bất mãn là không có gì thay đổi hơn ba tháng sau khi ông Guaido viện dẫn Hiến pháp để tuyên bố mình là Tổng thống lâm thời với lý do việc ông Maduro tái đắc cử hồi năm ngoái là bất hợp pháp.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói với người đồng cấp Mỹ qua điện thoại hôm 1/5 rằng ‘những bước đi hung hăng’ khác ở Venezuela sẽ có hậu quả nghiêm trọng, Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Về phần mình, Mỹ đã cáo buộc Nga can thiệp vào quốc gia Nam Mỹ này. Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton đã nói rằng ‘Khu vực này là lãnh địa của chúng tôi’.
“Đây không phải là nơi người Nga có thể can thiệp. Đó là sai lầm của họ. Nó sẽ không giúp cải thiện quan hệ,” ông Bolton nói.
Tổng thống Maduro vẫn duy trì kiểm soát đối với các cơ quan nhà nước và sự trung thành của các lực lượng vũ trang, khiến cho ông Guaido không thể thực hiện được chức trách Tổng thống lâm thời trong các công việc hàng ngày của nhà nước.
Ông Carlos Alberto, một chủ buôn bán nhỏ 70 tuổi, quấn quanh mình quốc kỳ Venezuela trong cuộc xuống đường ở thủ đô Caracas, nói: “Chúng tôi đã mệt mỏi với chế độ này vốn đã khiến chúng tôi nghèo đi tàn tệ. Các con tôi và gần như toàn bộ gia đình tôi đã rời bỏ Venezuela. Chúng tôi biết rằng nếu không phải là ngày hôm nay thì sẽ là ngày mai bởi vì tình trạng này phải chấm dứt.”
Trong lúc này, ông Maduro cũng kêu gọi những người ủng hộ ông xuống đường.
“Chúng ta đang đương đầu với các hành vi hung hăng và nỗ lực đảo chính chưa từng xảy ra trong lịch sử đất nước chúng ta,” ông Maduro nói hôm 30/4.
Hàng ngàn ủng hộ viên của ông Maduro mặc áo đỏ đã hướng về phía Dinh Tổng thống.
Mercedes Martinez, một nhà giáo dục, đã gọi Guaido là ‘con chó cảnh’ và nói: “Đế quốc muốn bóp nghẹt chúng ta, chặt đầu chúng ta biến chúng ta thành thuộc địa… Nhân dân Venezuela đang bảo vệ quê hương mình.”
https://www.voatiengviet.com/a/d%C3%A2n-venezuela-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-b%E1%BA%BF-t%E1%BA%AFc-ch%C3%ADnh-tr%E1%BB%8B-%C4%91ang-hi%E1%BB%87n-r%C3%B5/4899894.html

Dân Cuba biểu tình phản đối chế tài của Mỹ

Hàng triệu người Cuba ngày 1/5 xuống đường phản đối các chế tài mới của chính quyền Trump áp đặt lên đảo quốc vùng biển Caribê này và các nỗ lực của Mỹ nhằm lật đổ chính phủ của nước đồng minh xã hội chủ nghĩa Venezuela.
“Chúng tôi sẽ đưa ra một phản ứng mạnh mẽ, vững chắc và mang tính cách mạng đối với các tuyên bố chứa đầy những đe dọa, khiêu khích, dối trá và vu khống của đế chế Yankee,” Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel viết trên Twitter trước bình minh ở Havana.
Các cuộc tuần hành hàng năm trên khắp đất nước cộng sản này, đánh dấu Ngày Quốc tế Lao động, đã tạo cơ hội đầu tiên để phản đối công khai một cuộc công kích của Mỹ nhắm vào chủ nghĩa xã hội trong khu vực vốn được tuyên bố bởi cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton vào cuối năm ngoái. Việc này theo sau một loạt những chế tài mới nhắm vào Venezuela, Cuba, Nicaragua cùng tình trạng dường như khan hiếm các mặt hàng cơ bản ở Cuba.
“Chúng tôi lên án các hành động nhằm gây bất ổn cho các chính phủ cánh tả và cấp tiến, đặc biệt là ở Venezuela và Nicaragua,” theo một tuyên bố được đọc khi bắt đầu cuộc tuần hành tại Quảng trường Cách mạng lịch sử của Havana.
Chính phủ Cuba đã cho thấy họ không thể chống lại các chế tài và những vụ công kích mới của Mỹ nhắm vào Nicaragua và đặc biệt là Venezuela, Reuters dẫn lời các nhà ngoại giao phương Tây cho biết.
“Họ đang làm những gì có thể thông qua các kênh ngoại giao để hỗ trợ đối thoại ở Venezuela và chắc chắn vẫn có ảnh hưởng với châu Phi và các nước đang phát triển khác”, một đại sứ châu Âu nói.
“Và họ chắc chắn đang sử dụng tình hình để tăng cường hỗ trợ chính trị ở nhà và hỗ trợ ở nước ngoài nơi họ có thể. Họ không thể làm gì nhiều hơn nữa”, ông nói.
Hôm 30/4, ông Trump đe dọa “cấm vận đầy đủ và toàn phần ở đây” và sẽ có thêm các chế tài nếu quân đội Cuba tiếp tục chống lưng cho chính phủ Venezuela của Tổng thống theo xã hội chủ nghĩa Nicolas Maduro. Những phát biểu này được đưa ra sau khi ông Bolton nói có hơn 20.000 nhân viên quân sự Cuba ở Venezuela và những người đào tị cấp cao khả dĩ đang khiếp sợ cơn thịnh nộ của Cuba.
Cuba đã nhiều lần phủ nhận họ có binh sĩ ở Venezuela.
“Bolton là một kẻ nói dối bệnh hoạn, thông tin sai về Tổng thống Trump. Không có quân đội Cuba ở Venezuela hay Cuba tham gia các hoạt động quân sự hoặc an ninh”, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez đã tweet vào hôm thứ Ba.
Dù các cuộc tuần hành trên khắp Cuba do chính phủ tổ chức, người dân Cuba có phần chắc bị sốc và tức giận vì mối quan hệ xấu đi nhanh chóng với Mỹ trong những tháng gần đây, theo Reuters. Họ cũng coi Venezuela là một đồng minh và là nguồn cung ứng nhu yếu phẩm cho họ.
https://www.voatiengviet.com/a/dan-cuba-bieu-tinh-phan-doi-che-tai-cua-my/4899895.html

Đức Giáo hoàng bị công kích là ‘dị giáo’

Một nhóm 19 linh mục và học giả Công giáo kêu gọi các giám mục lên án Đức Giáo hoàng Francis là ‘dị giáo’ trong động thái tấn công đồng loạt mới nhất của phe bảo thủ cực đoan trong Giáo hội nhằm vào Giáo hoàng trên một loạt các vấn đề từ thông công cho những người ly hôn cho đến đa dạng tôn giáo.
Nhân vật có tên tuổi nhất trong nhóm công kích này là linh mục người Anh Aidan Nichols, 70 tuổi, thuộc dòng tu Dominica – người đã viết nhiều cuốn sách và là một trong những nhà giáo lý được biết đến nhiều nhất trong thế giới Anh ngữ.
“Chúng tôi xem biện pháp này là phương cách cuối cùng để phản ứng trước những thiệt hại cộng dồn lại của những hành động và lời nói từ Giáo hoàng Francis trong những năm qua vốn đã gây ra một trong những cuộc khủng hoảng tệ hại nhất trong lịch sử của Giáo hội Công giáo,” thư ngỏ dài 20 trang viết.
Lá thư công kích Giáo hoàng Francis vì cho là ông đã mềm mỏng hơn trong lập trường của Giáo hội trên một loạt các vấn đề. Các linh mục công kích cho rằng Đức Giáo hoàng đã không lên tiếng đủ mạnh chống lại việc phá thai và quá dễ dãi đối với người đồng tính cũng như quá chiều lòng những người Tin Lành và Hồi giáo.
Lá thư được công bố hôm 30/4 trên trang LifeSiteNews, một trang mạng Công giáo bảo thủ thường được dùng làm diễn đàn công kích Đức Giáo hoàng. Hồi năm ngoái, trang này đã đăng tải một tài liệu của Tổng giám mục Carlo Maria Vigano, cựu đại sứ Vatican ở Mỹ, kêu gọi Giáo hoàng Francis thoái vị.
Phát ngôn nhân Tòa thánh Vatican không bình luận về lá thư ngỏ vốn chứa đựng hàng chục ghi chú, trích dẫn từ Kinh Thánh, các tuyên bố của các đời Giáo hoàng trước. Thư ngỏ cũng kêu gọi mọi người ký tên ủng hộ qua mạng.
Thư viết: “Chúng tôi khẩn cầu các Quý Ngài khẩn trương giải quyết việc Giáo hoàng Francis công khai đi theo dị giáo.”
Lá thư kêu gọi họ ‘công khai khuyên nhủ Giáo hoàng Francis từ bỏ dị giáo mà ông ấy đã đi theo’.
Ông Massimo Faggioli, một giáo sư có tiếng về giáo lý lịch sử tại Đại học Villanova ở Mỹ, nói rằng lá thư là bằng chứng cho thấy sự phân cực đỉnh điểm trong Giáo hội Công giáo.
“Một bên là sự ủng hộ áp đảo trong Giáo hội toàn cầu dành cho Giáo hoàng Francis và một bên là nhóm nhỏ những kẻ cực đoan tìm cách tô vẽ Giáo hoàng là kẻ dị giáo. Vấn đề là có rất ít những lời phê bình hợp pháp và mang tính xây dựng đối với vai trò và những lời rao giảng của Giáo hoàng,” ông phân tích.
Giáo hoàng Francis đã kêu gọi Giáo hội bớt khắt khe và cảm thông nhiều hơn đối với những tín đồ ‘không hoàn hảo’, chẳng hạn những người đã ly dị và sau đó tái hôn bằng thủ tục dân sự.
Giáo hội Công giáo không chấp nhận cho ly dị. Theo giáo luật thì những người đã ly dị bị rút phép thông công trừ phi họ không có quan hệ tình dục với người bạn đời mới bởi vì cuộc hôn nhân đầu tiên của họ vẫn hợp pháp trong mắt của Giáo hội ngoại trừ trường hợp họ đã được tha.
Đức Giáo hoàng Francis đã mở cánh cửa cho một số biệt lệ, cho phép các linh mục hay giám mục được quyền quyết định liệu một người đã ly dị có được tái gia nhập hoàn toàn vào sinh hoạt của nhà thờ và được cấp phép thông công hay không trên cơ sở xem xét từng trường hợp một.
Những người bảo thủ cáo buộc Giáo hoàng gieo rắc sự mù mờ trong những vấn đề đạo đức quan trọng. Cho đến nay, Ngài vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của họ là giải tỏa các nghi ngờ cho họ.
Lá thư mới này liệt kê những điều mà họ cho rằng ‘bằng chứng cho thấy Giáo hoàng Francis phạm tội dị giáo’.
Nó công kích Giáo hoàng vì Ngài đã từng nói rằng ý định của Martin Luther, người khởi xướng phong trào cải cách dẫn đến sự ra đời của đạo Tin Lành, ‘không hề sai lầm’, và rằng Ngài không lên án nạn phá thai đủ mạnh mẽ và quá khoan dung với những người đồng tính.
Lá thư cũng chỉ trích Giáo hoàng đã ký tuyên bố chung với phái Tin Lành hồi năm 2016 trong đó Giáo hoàng nói rằng những người Công giáo ‘biết ơn’ về những ‘món quà giáo lý’ mà phong trào Cải cách đem lại.
Giáo hoàng cũng bị công kích vì đã ra tuyên bố chung với một lãnh đạo Hồi giáo ở Abu Dhabi hồi tháng 2 trong đó nói rằng sự đa nguyên và đa dạng tôn giáo là ‘ý Chúa’. Phe bảo thủ trong Giáo hội cho rằng chỉ có Giáo hội Công giáo La Mã là tôn giáo đích thực và các giáo dân được kêu gọi phải cải đạo người khác sang Công giáo.
https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%E1%BB%A9c-gi%C3%A1o-ho%C3%A0ng-b%E1%BB%8B-c%C3%B4ng-k%C3%ADch-l%C3%A0-d%E1%BB%8B-gi%C3%A1o-/4899888.html

HRW tố cáo Trung Quốc dùng công nghệ

giám sát người Duy Ngô Nhĩ

Thụy My
Một báo cáo của Human Rights Watch (HRW) công bố hôm nay 02/05/2019 tố cáo chính quyền Trung Quốc sử dụng một ứng dụng điện thoại di động để giám sát những hành động « hoàn toàn hợp pháp » của người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Bắc Kinh trở thành tâm điểm chỉ trích của thế giới do chính sách đàn áp tại Tân Cương, nơi người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi chiếm đa số. Khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị đưa vào các trại tập trung cải tạo, nhân danh « đấu tranh chống khủng bố Hồi giáo và ly khai »,tại vùng đất trên 20 triệu dân. Chế độ cộng sản Trung Quốc bác bỏ con số này, ra sức biện hộ rằng đó chỉ là các « trung tâm huấn nghệ », chuyên giáo dục và dạy nghề để chống Hồi giáo cực đoan.
Xếp loại 36 cách ứng xử khác nhau
Human Rights Watch trước đây vốn đã tố cáo việc chính quyền Tân Cương sử dụng một hệ thống giám sát có tên là Integrated Joint Operations Platform (IJOP) để tập hợp các thông tin đến từ nhiều nguồn, từ các camera nhận dạng khuôn mặt cho đến các thiết bị phân tích wifi, các điểm kiểm soát của công an, thậm chí cả dữ liệu ngân hàng và khám xét nhà ở.
Nhưng trong bản báo cáo mới nhất hôm nay mang tên « Các thuật toán đàn áp của Trung Quốc », Human Rights Watch nghiên cứu việc sử dụng một ứng dụng kết nối với IJOP để giám sát thái độ ứng xử của người dân.
Theo báo cáo, chính quyền Tân Cương theo dõi 36 loại thái độ khác nhau. Chẳng hạn không tỏ ra thân thiện với các láng giềng, tránh sử dụng cửa chính hoặc điện thoại di động, tặng tiền cho các đền thờ Hồi giáo « một cách hăng hái », hay tiêu thụ một lượng điện cao « một cách bất thường ».
Ứng dụng này cũng khuyến cáo nên theo dõi một người nào đó có liên quan đến một « đối tượng » khác đã đăng ký số điện thoại mới, hoặc đã rời đất nước trên 30 ngày.
Bà Vương Tùng Liên (Maya Wang), chuyên gia về Trung Quốc của HRW tuyên bố : « Các nghiên cứu của chúng tôi lần đầu tiên đã chứng minh được công an Tân Cương sử dụng các thông tin thu thập một cách bất hợp pháp, về cách cư xử hoàn toàn theo đúng pháp luật của người dân, và sử dụng chúng để tấn công vào họ ».
Theo dõi việc sử dụng 51 công cụ internet
Tổ chức phi chính phủ đấu tranh cho nhân quyền đã có được một bản sao của ứng dụng này, và đề nghị công ty an ninh mạng Cure53 có trụ sở tại Berlin nghiên cứu. Ngoài việc thu thập các dữ liệu riêng tư, ứng dụng trên còn đề nghị chính quyền theo dõi các cá nhân, xe cộ hay những sự kiện bị coi là khả nghi, và gởi các yêu cầu điều tra cho công an.
Công an Tân Cương cũng được đề nghị kiểm tra việc sử dụng một trong 51 công cụ internet được cho là đáng nghi ngờ, trong đó có những ứng dụng của nước ngoài như WhatsApp, LINE, Telegram. Nhiều người tố cáo bản thân họ và các thành viên trong gia đình đã bị bắt chỉ vì có cài ứng dụng WhatsApp hay một mạng riêng ảo, tức Virtual Private Network (VPN) trên điện thoại di động.
Báo cáo của HRW cho biết ứng dụng này do Hebei Far East Communication System Engineering Company (HBFEC) tức công ty viễn thông Hà Bắc, gọi tắt là Viễn Đông Thông Tín triển khai. Đây là một công ty đặt dưới sự kiểm soát của tập đoàn quốc doanh Electronics Technology Group Corporation (CETC, Trung Quốc Điện Khoa).
Đọc thêm: Trung Quốc chi 10 tỉ đô la một năm để kềm kẹp Tân Cương
Human Rights Watch kết luận, hệ thống IJOP theo dõi dữ liệu của tất cả cư dân Tân Cương, qua việc giám sát hệ thống định vị từ điện thoại của họ, thẻ căn cước, xe cộ, và cả việc sử dụng điện, đổ xăng.
Bà Samantha Hoffman, chuyên gia phân tích của Australian Strategic Policy Institute (Viện Chính sách Chiến lược Úc) thuộc International Cyber Policy Centre nhận xét : « Về mặt tâm lý, nếu người ta tin chắc rằng các hoạt động của mình đều bị theo dõi, và có thể bị xét xử nếu ra khỏi một ‘không gian xám’, thì rất có thể họ sẽ làm mọi cách để tránh tiến gần ‘lằn ranh đỏ’ ».
Chuyên gia này nhấn mạnh : « Chẳng có quy định luật pháp nào về vấn đề này. Tại Trung Quốc, Đảng đơn phương quyết định xem thái độ nào là hợp pháp hay bất hợp pháp, và chẳng cần phải viết ra bằng văn bản ».
AFP không liên lạc được với tập đoàn Trung Quốc Điện Khoa, còn công ty Viễn Đông Thông Tín từ chối trả lời hãng tin Pháp.
Ứng dụng điện thoại IJOP có thể đưa hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ vào tù
Trước đó vào giữa tháng Tư, tờ New York Times cho biết công nghệ nhận dạng khuôn mặt đã được cài đặt trong mạng lưới camera an ninh khổng lồ tại Trung Quốc, và được lập trình chuyên biệt để theo dõi người Duy Ngô Nhĩ và các hoạt động của họ. Không chỉ tại Tân Cương, người Duy Ngô Nhĩ còn bị giám sát cả ở các thành phố khác như Hàng Châu, Ôn Châu.
Cũng theo New York Times, chỉ trong vòng một tháng, một thành phố ở Trung Quốc đã scan lại 500.000 khuôn mặt để tìm các cư dân người Duy Ngô Nhĩ. Tại Thiểm Tây, « năm ngoái chính quyền đã mua một hệ thống camera có cài phần mềm nhận diện, có thể phân biệt được ai là người Duy Ngô Nhĩ hoặc không ».
Bộ Công An Trung Quốc cũng tránh không trả lời tờ báo Mỹ về thông tin trên.
Năm ngoái, Washington đã áp đặt việc kiểm soát đối với hàng xuất khẩu của các công ty Trung Quốc, trong đó có Viễn Đông Thông Tín, và các công ty khác do Trung Quốc Điện Khoa quản lý, nêu ra các nguy cơ cho an ninh quốc gia và lợi ích đối ngoại.
Hồi tháng Hai, nhà sản xuất thiết bị khoa học Thermo Fisher của Mỹ loan báo đã từ chối bán cho Nhà nước Trung Quốc một loại thiết bị có thể dùng để lập ra hệ thống cơ sở dữ liệu khổng lồ về mã di truyền của những người thuộc sắc tộc Duy Ngô Nhĩ. Cũng trong tháng Hai, một chuyên gia tin học phát hiện một vụ rò rỉ dữ liệu liên quan đến 2,6 triệu cư dân Tân Cương, và một hệ thống lưu trữ thông tin của công ty Trung Quốc SenseNets (gồm các cuộc đàm thoại giữa các cá nhân, số thẻ căn cước, địa chỉ IP máy tính, định vị các cuộc di chuyển…)
Theo ông Greg Walton, một chuyên gia độc lập về an ninh mạng, đã tư vấn cho các tác giả của báo cáo, thì hệ thống IJOP trên đây là « một công cụ tàn bạo, có thể đóng góp trực tiếp vào việc đưa đông đảo người dân vào các trại tập trung ».
Ngoài ra, các dữ liệu thu thập nếu được lưu trữ có thể phục vụ cho các thuật toán mới. Chuyên gia trên cho biết : « Các dữ liệu mà ứng dụng này lấy được hôm nay, trong vài năm nữa có thể được phân tích bằng một phần mềm chắc chắn là hoàn hảo hơn ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190502-hrw-to-cao-trung-quoc-dung-cong-nghe-giam-sat-nguoi-duy-ngo-nhi

Bộ trưởng quốc phòng Anh bị sa thải vì vụ rò rỉ tin về Huawei

tin một cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia.
Downing Street nói thủ tướng “mất tín nhiệm đối với khả năng phụng sự của ông”, và ông Penny Mordaunt sẽ thay thế.
Anh có thể điều tra hình sự vụ tiết lộ tin Huawei
Anh cho Huawei tham gia giúp xây mạng 5G?
Huawei có thể bị cấm ở khu chính phủ Anh
Cuộc điều tra được tiến hành sau khi có các tường thuật về kế hoạch cho phép hãng viễn thông Huawei của Trung Quốc quyền tiếp cận hạn chế nhằm giúp xây dưng mạng lưới 5G mới tại Anh.
Ông Williamson, người giữ chức bộ trưởng quốc phòng kể từ 2017 tới nay, tiếp tục bác bỏ việc mình đã tiết lộ thông tin.
Cuộc điều tra về vụ rò rỉ thông tin cuộc họp của Hội đồng Anh ninh Quốc gia được tiến hành sau khi báo Daily Telegraph tường thuật về các cảnh báo trong nội các về khả năng có nguy cơ rủi ro đối với an ninh quốc gia liên quan tới hợp đồng Huawei.
Huawei phải tháo thiết bị khỏi hệ thống CCTV của Pakistan
Bộ trưởng Quốc phòng Anh quan ngại về Huawei
Nhà sáng lập Huawei phủ nhận rò rỉ tin cho TQ
Hội đồng An ninh Quốc gia gồm các bộ trưởng cao cấp trong nội các và các cuộc họp hàng tuần do thủ tướng chủ trì; các bộ trưởng, quan chức và những gương mặt cao cấp từ các lực lượng có vũ trang, các đơn vị tình báo cũng được mời họp khi cần.
Đây là nơi bàn thảo mà các tin tức bí mật có thể được các cơ quan tình báo Anh GCHQ, MI6 và MI5 chia sẻ. Tất cả những người này đều tham gia cam kết giữ bí mật theo Đạo luật Giữ Bí mật của Anh.
Không có xác nhận chính thức về vai trò của Huawei trong mạng lưới 5G, và Số 10 Downing Street nói kết luận cuối cùng sẽ được đưa ra vào cuối mùa xuân.
Huawei bác bỏ việc có bất kỳ nguy cơ gián điệp hoặc phá hoại nào trong các sản phẩm do hãng cung ứng, và bác bỏ việc hãng bị chính phủ Trung Quốc kiểm soát.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48126092

Bạo lực nổ ra trong cuộc tuần hành

 Quốc tế Lao động ở Paris

Hàng chục phần tử vô chính phủ đeo mặt nạ và trùm đầu xung đột với cảnh sát chống bạo động ở Paris trong ngày 1/5. Họ đốt thùng rác, đập phá tài sản, ném đá và chai lọ vào cảnh sát trong cuộc tuần hành nhân ngày Quốc tế Lao động vốn tập trung vào việc phản đối các chính sách của Tổng thống Emmanuel Macron.
Hàng chục ngàn thành viên công đoàn và các thành viên ‘áo gi-lê vàng’ đã xuống đường trên khắp nước Pháp chỉ vài ngày sau khi ông Macron đưa ra giải pháp cho các cuộc biểu tình trên đường phố kéo dài nhiều tháng qua, trong đó có gói cắt giảm thuế trị giá 5,6 tỷ đô la.
Ở Paris, cảnh sát chống bạo động thi thoảng bắn hơi cay và vòi rồng tại một vài chỗ dọc theo cuộc tuần hành nhân Ngày Quốc tế Lao động để giải tán những nhóm đeo mặt nạ trà trộn vào đám đông.
Khoảng 7.400 cảnh sát đã được triển khai và họ đã bắt giữ 380 người. Có 38 người bị thương, trong đó có 14 cảnh sát.
Cuộc tuần hành chính băng qua phía Nam Paris cuối cùng cũng đã di chuyển một cách tương đối yên bình sau khi cảnh sát giữ cho xung đột khỏi bùng nổ mặc dù có vẻ như là các phần tử áo vàng và cực đoan mới là người chi phối cuộc tuần hành chứ không phải các công đoàn.
Công đoàn CGT cực tả đã lên án bạo lực của cảnh sát và cho biết tổng thư ký của họ đã bị trúng hơi cay.
“Tình hình hiện nay, vốn đáng xấu hổ và chưa từng có tiền lệ, là không thể chấp nhận được trong nền dân chủ của chúng ta,” CGT ra tuyên bố nói.
Sở Cảnh sát Paris đã bác bỏ chuyện dùng bạo lực quá mức.
Nhìn chung, so với cuộc biểu tình một năm trước đây và một số cuộc bạo loạn gần đây của phong trào áo vàng, bạo lực đã được kiểm soát và không leo thang ngoài vòng kiểm soát. Các cuộc biểu tình dường như đã kết thúc trong yên bình.
https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BA%A1o-l%E1%BB%B1c-n%E1%BB%95-ra-trong-cu%E1%BB%99c-tu%E1%BA%A7n-h%C3%A0nh-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF-lao-%C4%91%E1%BB%99ng-%E1%BB%9F-paris/4899881.html

Pháp : Tuần hành ngày 1/5 diễn ra ôn hòa, ngoại trừ Paris

Thanh Phương
Hàng trăm ngàn người đã xuống đường hôm qua, 01/05/2019 trên toàn nước Pháp nhân ngày Lễ Lao Động. Cuộc tuần hành nói chung diễn ra một cách ôn hòa. Riêng tại Paris đã xảy các vụ đụng độ lẻ tẻ giữa các thành phần cực đoan với cảnh sát, nhưng đã không có sự cố nghiêm trọng nào.
Tổng cộng trên toàn nước Pháp đã có khoảng từ 164.500 người (theo số liệu của chính phủ) đến 310.000 người (theo thống kê của các công đoàn) đã tham gia tuần hành hôm qua, đông hơn so với năm ngoái.
Tại Paris, theo thống kê của một nhóm các cơ quan truyền thông, có khoảng 40.000 người xuống đường hôm qua. Để tránh tái diễn những vụ bạo động, đập phá, hỗn loạn như trong các cuộc biểu tình của những người Áo Vàng, nhà chức trách đã huy động đến 7.400 cảnh sát và hiến binh ở thủ đô Pháp, đặc biệt nhằm đối phó với khoảng từ 1.000 đến 2.000 phần tử cực đoan, nhất là nhóm “black-bloc”.
Cuộc tuần hành ngày 1/5 chưa bắt đầu thì đã xảy ra đụng độ giữa những thành phần quá khích này với cảnh sát, được điều động tới để bảo vệ quán La Rotonde nổi tiếng, nơi mà tổng thống Emmanuel Macron đã ăn mừng chiến thắng ngay sau khi lọt vào vòng 1 cuộc bầu cử tổng thống năm 2017.
Đụng độ lẻ tẻ đã xảy ra sau đó giữa phe “black-bloc” với cảnh sát trong suốt cuộc tuần hành quy tụ các đoàn viên công đoàn và những người Áo Vàng. Vào cuối cuộc tuần hành, căng thẳng lại gia tăng, nhưng đến đầu buổi tối, đa số những người tham gia tuần hành đã bị giải tán. Theo Sở Cảnh sát Paris, tổng cộng đã có gần 330 người bị câu lưu và theo Viện Công tố Paris, có 254 người bị tạm giữ.
Nhưng sự kiện khiến nhà chức trách và nhân viên y tế rất phẫn nộ đó là việc hàng chục người hôm qua đã xông vào bệnh viện Pitié-Salpêtrière, nằm trên lộ trình cuộc tuần hành ở Paris. Một số người trong nhóm này, với những cử chỉ hung bạo, còn toan xâm nhập khoa hồi sức của bệnh viện, trước khi bị cảnh sát tống khứ. Khoảng 30 người đã bị câu lưu trong vụ này.
Ngoại trừ Paris, các cuộc tập hợp theo lời kêu gọi của các công đoàn và những người Áo Vàng đã diễn ra một cách ôn hòa.
http://vi.rfi.fr/phap/20190502-phap-tuan-hanh-ngay-15-dien-ra-on-hoa-ngoai-tru-paris

Hai TT Pháp – Ý kỷ niệm 500 năm ngày mất

của thiên tài Leonardo da Vinci

Mai Vân
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và tổng thống Ý Sergio Mattarella, vào hôm nay, 02/05/2019, đã đến vùng Touraine, miền trung nước Pháp, để kỷ niệm 500 năm ngày thiên tài người Leonardo da Vinci qua đời, đúng ngày 02/05/1519. Đây cũng là dịp phô bày tình hữu nghị Pháp – Ý trong lúc quan hệ hai bên rất căng thẳng.
Theo chương trình, sáng nay hai nguyên thủ quốc gia đến nghiêng mình trước mộ của Da Vinci ở lâu đài Amboise, trước khi ăn trưa ở lâu đài Clos-Lucé, nơi ông đã sống cách đây 5 thế kỷ. Sinh năm 1452, ông Da Vinci đã được nhà vua Pháp François Đệ Nhất đón tiếp và sống 3 năm cuối cuộc đời tại Pháp.
Sau đó 2 ông Macron và Mattarella đến lâu đài Chambord, gặp số 500 thanh niên Pháp -Ý tập hựop trong các tổ dưới sự hướng dẫn của những gương mặt nổi danh trong khoa học và văn hóa, như kiển trúc sư người Ý Renzo Piano, nhà vật lý học Fabiola Gianotti, hay phi hành gia người pháp Thomas Pesquet, nhà văn Alessandro Barico…
Ngày tưởng niệm thiên tài Da Vinci cũng là dịp để tạm gác qua một bên căng thẳng, bất đồng ngày càng nhiều giữa lãnh đạo Pháp – Ý.
Nếu giữa tổng thống Pháp và Ý có nhiều mối tương quan, như về Châu Âu chẳng hạn, thì đối với thủ tướng Ý và các bộ trưởng thì khác.
Ngay vụ tưởng niệm Da Vinci hôm nay, cũng đã dẫn đến tranh cãi. Nhân dịp này, Bảo Tàng Louvre của Pháp muốn Ý cho mượn tranh của Leonardo Da Vinci để trưng bày, nhưng phía Ý không muốn. Bộ trưởng văn hóa Ý còn chỉ trích Paris « muốn cho người ta tưởng Da Vinci là người Pháp », và Pháp không thể có tất cả.
Còn bộ trưởng Nội Vụ Matteo Salvini thì đòi Paris trả lại cho Ý bức tranh La Joconde hiện lưu trữ tại Viện Bảo Tàng Louvre (Paris).
Theo nhận định giới quan sát, chuyến đến Pháp hôm nay của tổng thống Ý cho phép nhắc lại quan hệ mạnh mẽ giữa Pháp và Ý, nhưng không đủ để dẹp đi tinh thần ghét Pháp trong một phần dân chúng Ý hoặc làm im đi tranh cãi, nhất là khi gần đến bầu cử nghị viện châu Âu.
http://vi.rfi.fr/phap/20190502-hai-tt-phap-y-ky-niem-500-nam-ngay-mat-cua-thien-tai-leonardo-da-vinci

Không cần ngư lôi, Nga đủ sức diệt mọi tàu ngầm Mỹ

Tại triển lãm Công nghiệp Quốc phòng lần thứ 14 IDEF-2019 đang diễn ra ở Instanbul, Nga đã chính thức công bố vũ khí đặc biệt – bom chống ngầm Zagon-2E.
Thông tin về sự ra mắt của vũ khí đặc biệt này được Phó tổng giám đốc Tập đoàn Techmash, ông Alexandr Kochkin coh biết trong cuộc trò chuyện với hãng Sputnik.
“Chúng tôi giới thiệu bom chống ngầm có dẫn dường Zagon-2E với tư cách là một trong những mẫu vũ khí chống ngầm hàng đầu thế giới hiện nay. Đây là loại bom được thiết kế để phá hủy tàu ngầm hoạt động trên mặt nước hay dưới nước, với độ sâu lên tới 600m”, ông Kochkin cho biết.
Điều khiến bom Zagon-2E trở nên đặc biệt hơn tất cả các sản phẩm cùng loại đó chính là khả năng duy trì bay lượn trên mặt nước trong khoảng thời gian vừa đủ để tìm mục tiêu.
Bom Zagon-2E được thiết kế để tiêu diệt các tàu ngầm đang nổi hoặc lặn sâu dưới mặt nước. Khi tấn công mục tiêu, bom Zagon-2E sẽ bật dù và tiếp cận mặt nước.
Sau khi đã lặn xuống mặt nước, nó sẽ hướng về phía mục tiêu dựa vào tín hiệu sonar và hệ thống kiểm soát chuyển động mục tiêu.
Theo thông tin được công khai, bom Zagon-2E có kích thước không lớn khi chỉ dài 150cm, nặng 120 kg và có thể dò tìm ra các tàu ngầm của đối phương ở khoảng cách 450m, độ sâu 600m.
Theo thiết kế, loại bom này được thiết kế để trang bị trên các loại máy bay chống ngầm Il-38 và Tu-42M hay trực thăng Mi-14 và Ka-38.
Nhà sản xuất tuyên bố, khi được trang bị, không một loại tàu ngầm nào của Mỹ có thể thoát được đòn tấn công của bom Zagon-2E.
Bởi tính đến thời điểm hiện tại, tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia và lớp Ohio của Hải quân Mỹ đều không thể lặn sâu hơn 300m. Như vậy, độ sâu diệt mục tiêu bom Zagon-2E đạt được gấp đôi khả năng lặn của tàu ngầm Mỹ.
Không chỉ trình làng vũ khí tối tân, bản thân lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Moscow cũng đang khiến Mỹ và phương Tây lo lắng.
Được biết, hồi năm 2014, một chiếc tàu ngầm hạt nhân của Nga đã nổi lên cách không quá xa Tượng Nữ thần Tự do và cách khu Manhattan – “trái tim tài chính và kinh tế của phương Tây” ở New York khoảng 1 km khiến Lầu Năm Góc nín thở.
Toàn bộ hệ thống giám sát của Mỹ hoàn toàn không phản ứng với sự xuất hiện của tàu ngầm của Nga trong vùng lãnh hải của quốc gia này.
Đại tướng Martin Dempsey, khi đó là Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên minh Mỹ chỉ biết được tin này qua người dân cấp báo. Đến khi con tàu ngầm lặng lẽ rời đi thì người Mỹ mới kịp phát lệnh báo động ở mức cao nhất.
Đối với quân đội Mỹ đây là một mối đe dọa khủng khiếp. Sự kiện này đã khuấy động tâm trí của các quan chức quân sự Mỹ. Các cuộc hội đàm tìm hiểu nguyên nhân: tại sao các hệ thống của họ không phát hiện ra sự xuất hiện của tàu ngầm này.
Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, đây là một điều không thể chấp nhận được, bởi vì trong trường hợp xảy ra cuộc xung đột quân sự, tàu ngầm cùng với các loại tên lửa của Nga trên tàu có thể bất ngờ xuất hiện trong vùng biên giới của Mỹ và thực hiện cuộc tấn công chớp nhoáng vào các vị trí chiến lược.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/27754-khong-can-ngu-loi-nga-du-suc-diet-moi-tau-ngam-my.html

TT Putin ký ban hành luật mạng internet riêng của Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký ban hành luật quản lý mạng internet riêng của Nga, CNN dẫn các nguồn tin trên một cổng thông tin chính phủ hôm 1/5 cho biết.
Tạp chí Forbes loan tin Tổng thống Putin ban hành luật luật này nhằm giúp tăng cường ổn định hoạt động của Cơ quan quản lý Internet Nga (Runet) đề phòng trường hợp mạng điện toán của Nga bị ngắt kết nối với mạng Internet toàn cầu (World Wide Web).
Luật mới nhằm này nhằm bảo vệ Nga không bị ảnh hưởng bởi hạn chế trực tuyến của nước ngoài bằng cách tạo ra điều mà Kremlin gọi là mạng internet nội địa “bền vững, an toàn và vận hành hoàn chỉnh.”
Theo hãng thông tấn nhà nước RIA-Novosti, luật này có hiệu lực vào tháng 11/2019.
Luật yêu cầu thành lập một cơ quan giám sát và một trung tâm quản lý do cơ quan viễn thông của Nga gọi là Roskomnadzor, làm chủ quản.
Theo Thời báo Moscow, Nga đã thực hiện các cuộc vận hành thí điểm vào giữa năm 2014 để kiểm tra phản ứng của đất nước trong trường hợp bị ngắt khỏi mạng internet toàn cầu.
Các nhà hoạt động lên tiếng lo ngại rằng một mạng internet Nga độc lập sẽ liên quan đến việc tạo ra một tường lửa quốc gia kiểu Trung Quốc chuyên giám sát và kiểm duyệt nội dung đăng tải trên mạng, theo CNN.
Luât này được gọi là Chương trình Quốc gia về Kinh tế Kỹ thuật số, theo đó yêu cầu các nhà cung cấp mạng Internet (ISP) của Nga phải đảm bảo rằng họ có thể hoạt động độc lập trong trường hợp bị các cường quốc nước ngoài cô lập mạng internet của Nga.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-putin-ky-ban-hanh-luat-mang-internet-rieng-cua-nga/4900741.html

Nga – Mỹ cảnh cáo nhau

về hành vi can thiệp vào Venezuela

Trọng Nghĩa
Vào lúc tình hình Venezuela đang căng thẳng và giằng co với cuộc đọ sức giữa hai lực lượng của tổng thống tự phong Juan Guaido và tổng thống được bầu Nicolas Maduro, đấu khẩu giữa Mỹ, nước ủng hộ ông Guaido, và Nga, hậu thuẫn của Maduro đã càng lúc càng gay gắt.
Vào hôm qua, 01/05/2019, hai bên tố cáo lẫn nhau là đã xen vào việc nội bộ của Venezuela. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng trong hậu trường, có thể hai bên đang tìm kiếm một giải pháp chung.
Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, bộ Ngoại Giao Nga hôm qua cho biết là trong một cuộc điện đàm với đồng nhiệm Mỹ, ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đã lên tiếng cảnh cáo là « những bước hung hăng hơn » của Mỹ ở Venezuela sẽ kéo theo đầy rẫy hậu quả nghiêm trọng.
Thông cáo của Nga còn tố cáo Mỹ là đã vi phạm luật pháp quốc tế khi « can thiệp » vào các vấn đề nội bộ của một quốc gia có chủ quyền (Venezuela) và « đe dọa » lãnh đạo của nước này.
Cũng trong cuộc điện đàm, phía Mỹ đã phản pháo, kêu gọi Nga chấm dứt ủng hộ Maduro, đồng thời lập lại lời tố cáo hành động can thiệp vào nội tình Venezuela của Nga và Cuba, mà theo phía Mỹ, đã « gây nên tình trạng bất ổn định tại Venezuela và cho quan hệ song phương Nga-Mỹ ».
Hôm 30/04 vừa qua, chính ngoại trưởng Pompeo đã tố cáo Nga can thiệp vào nội tình Venezuela, thuyết phục tổng thống Maduro không nên rời khỏi Venezuela khi nhân vật này đã chuẩn bị lên đường. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Nga vào hôm qua, 01/05 đã gọi thông tin của ông Pompeo là « tin giả – fake news ».
Lời lẽ của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton đối với Nga còn thẳng thừng hơn nữa. Phát biểu với báo giới vào hôm qua, ông Bolton nói rằng Venezuela nằm ở « bán cầu của chúng ta », và « không phải nơi người Nga can thiệp ». Đối với ông Bolton, sai lầm của Nga chính là đã xen vào nội tình Venezuela, và điều đó sẽ không dẫn đến việc cải thiện quan hệ với Mỹ.
Cho dù đấu khẩu công khai giữa Mỹ và Nga rất gay gắt, nhưng giới phân tích cho rằng trong hậu trường, hai bên đang tìm cách thỏa thuận với nhau về hồ sơ Venezuela.
Kênh truyền thông Mỹ CNBC ngày hôm qua ghi nhận là trong những tuần lễ gần đây, hai ông Lavrov và Pompeo đã có nhiều cuộc điện đàm với nhau về Venezuela. Nga đặc biệt khó chịu với khả năng Mỹ can thiệp quân sự vào Venezuela và vào lúc này, cả hai dường như tập trung vào việc làm cho căng thẳng xuống thang. Trả lời đài NBC, chính ngoại trưởng Pompeo cho biết Hoa Kỳ muốn có một quá trình chuyển đổi hòa binh tại quốc gia Nam Mỹ.
Khả năng Mỹ-Nga thỏa thuận về Venezuela
Một số nhà phân tích nghĩ rằng hai nước có thể sẽ đi đến một thỏa thuận nào đó về sự ra đi của Maduro.
Theo CNBC, Timothy Ash, một chuyên gia phân tích thị trường, vào hôm qua cho rằng Nga và Hoa Kỳ đã nói chuyện trong nhiều tuần về một thỏa thuận nào đó để giúp Maduro rời bỏ quyền hành. Chuyên gia này căn cứ vào 2 yếu tố : Trước hết, Matxcơva đã giành được một lợi thế trong đàm phán với Mỹ sau khi gửi cố vấn quân sự tới Caracas. Ngoài ra, cho đến nay, tổng thống Trump đã không ký lệnh trừng phạt mới đối với Nga về vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Skripal ở Anh năm 2018.
Đối với chuyên gia này, chính các cộng sự viên đã ngăn cản không để cho ông Trump ký lệnh trừng phạt Nga vì muốn giữ lại một con bài đàm phán với Matxcơva về Venezuela.
Cũng theo ông Ash, đối với Nga, thỏa thuận khả dĩ chấp nhận được sẽ bao gồm việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, để các công ty dầu khí Nga tiếp tục hoạt động ở Venezuela và được thanh toán đầy đủ nợ nần, cùng một số thỏa thuận liên quan đến « vùng ảnh hưởng ».
Nói cách khác, theo chuyên gia này, Matxcơva sẽ không tiếp tục ủng hộ Maduro bằng mọi giá.
Đó cũng là ý kiến của Eileen Gavin, chuyên gia phân tích chính trị tại văn phòng tham vấn Verisk Maplecroft. Theo chuyên gia này, Nga « có nhiều con cá lớn hơn Venezuela để bắt », nhưng sẽ có tìm cách bảo toàn quyền lợi của mình.
Trả lời CNBC, chuyên gia này xác định : « Nga vừa có tài sản trên đất liền ở Venezuela, vừa có lợi ích tài chính đáng kể, do đó họ sẽ muốn có mặt tại bất kỳ cuộc thảo luận nào về tương lai Venezuela ».
Chuyên gia này kết luận : « Hậu thuẫn của Nga đối với Maduro chỉ là hình thức. Tôi cho rằng họ sẽ vui lòng để ông ta ra đi, nhưng họ muốn có ghế ở bàn đàm phán để bảo vệ tài sản của họ. »
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190502-nga-my-canh-cao-nhau-ve-hanh-vi-can-thiep-vao-venezuela

Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng

gặp lãnh đạo Bắc Triều Tiên “vô điều kiện”

Trọng Nghĩa
Để khôi phục quan hệ ngoại giao lạnh giá giữa hai đối thủ, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề nghị một cuộc gặp với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Theo tờ báo Nhật Sankei Shimbun vào hôm nay 02/05/2019, ông Abe khẳng định không đặt ra bất kỳ điều kiện nào cho cuộc gặp.
Trả lời phỏng vấn của báo Sankei Shimbun vào hôm qua, 01/05, thủ tướng Nhật Bản nói nguyên văn như sau : « Tôi muốn gặp chủ tịch Kim Jong Un vô điều kiện và nói chuyện với ông ấy một cách thẳng thắn trong tinh thần cởi mở ».
Ông Shinzo Abe cho rằng Nhật Bản cần phải chủ động trong việc giải quyết quan hệ với Bắc Triều Tiên, và hai nước « không thể xóa bỏ thái độ nghi kỵ lẫn nhau » nếu không có được một cuộc tiếp xúc « trực tiếp » giữa hai lãnh đạo.
Thủ tướng Nhật Bản bày tỏ hy vọng rằng ông Kim Jong Un là « một lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định chiến lược và linh hoạt về những gì tốt nhất cho đất nước của ông ».
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, dù nổi tiếng là « diều hâu » trong lãnh vực đối ngoại, ông Shinzo Abe gần đây đã dịu giọng với Bình Nhưỡng, và đã yêu cầu một cuộc gặp thượng đỉnh với lãnh đạo Bắc Triều Tiên để giải quyết hồ sơ rất nhạy cảm về vụ những vụ bắt cóc công dân Nhật Bản do gián điệp Bắc Triều Tiên tiến hành trong những năm 1970 và 1980.
Vào tháng Giêng vừa qua, thủ tướng Nhật Bản đã gợi ý tổ chức một cuộc gặp tay đôi với ông Kim Jong Un và thiết lập bang giao với Bắc Triều Tiên để « phá vỡ gông cùm của sự ngờ vực lẫn nhau ».
Theo ghi nhận của AFP, phía Bình Nhưỡng cho đến nay chưa hề có dấu hiệu công khai nào cho thấy là họ sẵn sàng đáp ứng đề nghị về một cuộc gặp thượng đỉnh Shinzo Abe – Kim Jong Un.
Nhật Bản là một trong những cường quốc có quan điểm cứng rắn nhất đối với Bắc Triều Tiên, và đã trở thành đối tượng bị Bình Nhưỡng công kích dữ dội nhất. Không những thế, Bắc Triều Tiên còn không ngần ngại cho bắn tên lửa bay ngang bầu trời nước Nhật.
Trong một năm qua, chế độ Bình Nhưỡng đã mở một chiến dịch tấn công ngoại giao ngoạn mục nhằm phá vỡ thế cô lập của Bắc Triều Tiên. Lãnh đạo Kim Jong Un đã ba lần tiếp xúc với tổng thống Hàn Quốc, hai lần gặp gỡ tổng thống Mỹ, và mới đây đã qua Nga tiếp xúc với tổng thống Nga Vladimir Putin. Đó là chưa kể đến những cuộc gặp với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Nhật Bản đã hầu như bị Bắc Triều Tiên lơ là trong chiến dịch vận động ngoại giao đó.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190502-thu-tuong-nhat-san-sang-gap-lanh-dao-bac-trieu-tien

Phi công Đài Loan ‘lỡ tay’ phóng đạn

mồi khi gặp chiến đấu cơ TQ

Theo nguồn tin của báo China Times, gần đây xảy ra sự cố một phi công Đài Loan “lỡ tay” phóng một vũ khí tự vệ, khi đối mặt với một chiến đấu cơ của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).
Nguồn tin của tờ báo Đài Loan không cho biết sự cố xảy ra ở vị trí nào, thời điểm nào, nhưng nói thêm rằng “ Vụ phóng đạn mồi hồng ngoại tuyến này là một hành động tự vệ, nên không dẫn đến cuộc đấu súng”.
Đạn mồi hồng ngoại tuyến thường được dùng để tránh bị tên lửa đối phương đang bay tới bắn trúng.
Trong một sự cố khác, một phi công Đài Loan khác cũng “vô tình” bắn một đạn mồi hồng ngoại tuyến, khi máy bay của anh ta giám sát một máy bay tuần thám biển P-3C của Mỹ bay gần Đài Loan, theo nguồn tin trên.
Không quân Đài Loan không cho biết có điều tra hai sự cố này hay không.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hồng Kông), chi tiết các vụ đối đầu hiếm hoi kể trên cho thấy tình hình căng thẳng leo thang ở vùng Eo biển Đài Loan. Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một tỉnh hải ngoại cần sáp nhập về Hoa lục, nếu cần thiết thì sử dụng vũ lực.
Từ khi bà Thái Anh Văn trở thành lãnh đạo Đài Loan năm 2016, Bắc Kinh đã tăng cường hoạt động quân sự gần Đài Loan. Bà Thái thuộc đảng Dân Tiến, đòi độc lập khỏi Trung Quốc.
Hồi cuối tháng 3, hai chiến đấu cơ của PLA đã từ Hoa lục bay vào gần Đài Loan. Bà Thái ra lệnh “phải mạnh mẽ đẩy lui” bất kỳ máy bay quân sự PLA nào khỏi “lằn ranh ngăn cách” Đài Loan với Trung Quốc.
Ông Collin Koh, một chuyên gia quân sự ở Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam (thuộc Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore) nói việc Bắc Kinh tăng sức ép quân sự có thể gây ra nhiều vụ “lỡ tay” sử dụng vũ khí: “Dù khó xác minh mục đích thật từ vụ phi công Đài Loan bắn đạn mồi, điều chắc chắn là trong tình huống căng thẳng có nguy cơ xảy ra vô ý sử dụng đến vũ lực. Nếu PLA tiếp tục tuần tra quanh Đài Loan, thì chúng ta có thể nghĩ đến việc quân sự Đài Loan sẽ có phản ứng và theo dòng thời gian, căng thẳng leo thang có thể gây ra tai họa”.
Nhưng China Times cũng đưa tin Đài Loan ít khi cử máy bay lên bay chặn và cảnh báo – giám sát máy bay PLA trong năm 2018, một động thái được cho là có sự thay đổi trong cách đối phó sự khiêu khích của Trung Quốc.
Báo này nêu các hoạt động quân sự của Trung Quốc gần Đài Loan đều được giám sát từ khoảng cách 30 km, vì Đài Loan muốn tránh xung đột ngoài ý muốn. Chuyên gia quân sự Chu Thần Minh (ở Bắc Kinh) nói việc Đài Loan ít cử máy bay bay chặn cho thấy Đài Loan cảm nhận sức ép của Trung Quốc.
http://biendong.net/doc-bao-viet/27721-phi-cong-dai-loan-lo-tay-phong-dan-moi-khi-gap-chien-dau-co-tq.html

Công dân Tân Cương ở TQ

bị cảnh sát theo dõi bằng app di động

Cảnh sát Trung Quốc đang dùng một ứng dụng (app) di động để lưu trữ dữ liệu về hàng triệu người Uighur ở tỉnh Tân Cương, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói.
Trong bản phúc trình ra hôm thứ Năm, HRW nói họ đã dùng kỹ thuật để tìm hiểu về mức độ quy mô theo dõi.
App được dùng để theo dõi chặt chẽ các hành vi, tổ chức này nói, trong đó gồm cả việc thiếu việc giao tiếp xã hội, sử dụng quá nhiều điện, hoặc giao thiệp, làm quen với người ở nước ngoài.
Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu TQ thôi giam giữ người Duy Ngô Nhĩ
TQ chi hàng tỷ USD xây trại giam ở Tân Cương
Lãnh đạo Tân Cương ca ngợi ‘trung tâm giáo dục’
Các nhóm nhân quyền nói rằng người Hồi giáo Uighur đang bị đàn áp khốc liệt tại Trung Quốc.
Liên Hiệp Quốc nói có những phúc trình khả tín nói rằng có tới một triệu người Uighur đang bị giam giữ tại Tân Cương, trong những nơi mà Trung Quốc gọi là các “trung tâm cải tạo giáo dục”.
‘Hệ thống theo dõi xâm nhập thô bạo nhất’
Theo nội dung bản phúc trình của HRW, app này được các viên chức dùng để ghi và lưu giữ thông tin về mọi người.
Cụ thể, nó nhắm vào “36 kiểu người” mà giới chức cần để ý.
Nhưng người này gồm cả những người hiếm khi ra vào ở cửa chính của nhà mình, dùng điện nhiều tới mức bất thường, và những người đã từng thực hiện Hajj – tức là cuộc hành hương của người Hồi giáo – mà không được giới chức cho phép.
Bản phúc trình không nêu rõ các nhóm sắc tộc thiểu số này bị nhắm vào, nhưng trong “36 kiểu người” có các giáo sỹ Hồi giáo imam “không chính thức”, cùng những người theo chủ nghĩa Wahhabi, một học thuyết Hồi giáo.
Thông tin do app này thu được sẽ được gửi về hệ thống trung tâm theo dõi giám sát rộng khắp ở Tân Cương – Integrated Joint Operations Platform (IJOP) – HRW nói.
Nhà nghiên cứu cao cấp chuyên theo dõi tình hình Trung Quốc của HRW, Maya Wang nói rằng IJOP là “một trong những hệ thống theo dõi rộng khắp có tính xâm nhập thô bạo nhất”.
Tìm hiểu chuyện ‘người Hồi giáo ở TQ bị trấn áp’
Trung Quốc chặn các học giả nước ngoài ra sao?
TQ: Bắc Kinh phủ nhận giam giữ một triệu người Hồi giáo Uighur
“Nó thu thập thông tin từ các điểm kiểm tra trên đường phố, nhà ga, trường học… lấy thông tin ra từ các nơi này và giám sát người dân về bất kỳ biểu hiện ‘bất thường’ nào có thể khiến giới chức cảm thấy báo động.”
App này được HRW hợp tác với Cure53, một hãng chuyên về an ninh đóng tại Berlin, lấy được và phân tích.
Cùng với các chiến dịch ở Tân Cương, Trung Quốc có 170 triệu camera theo dõi CCTV đặt trên toàn quốc và tính đến cuối 2020, ước tính khoảng 400 triệu camera mới sẽ được lắp đặt.
Toàn bộ những thứ này là một phần trong mục tiêu của Trung Quốc, hướng tới xây dựng cái mà họ gọi là “mạng lưới theo dõi giám sát bằng camera lớn nhất thế giới”.
Trung Quốc cũng thiết lập một hệ thống “uy tín xã hội” nhằm tính điểm các hành vi, thái độ đối với xã hội của toàn bộ các công dân.
Mục tiêu là tính đến 2020, mọi người ở Trung Quốc sẽ đều tham gia đăng ký vào một cơ sở dữ liệu toàn quốc, gồm thông tin liên quan đến tài chính và quan hệ với chính quyền, trong đó có cả các lỗi vi phạm giao thông nhỏ, từ đó đưa ra mức điểm uy tín đối với mỗi cá nhân.
Các trại tập trung ở Trung Quốc
Tân Cương là vùng bán tự trị. Trên lý thuyết, vùng này ít nhất cũng có quyền tự quản khỏi Bắc Kinh.
Người Philippines vẫn tin Mỹ hơn TQ
Người Tân Cương bị tịch thu hộ chiếu
TQ diễu hành ‘chống khủng bố’ tại Tân Cương
Người Uighur, hầu hết là người thiểu số theo Hồi giáo, chiếm khoảng 45% dân số Tân Cương.
Bản phúc trình của HRW được công bố vào lúc Trung Quốc đang bị đặt câu hỏi về cách thức đối xử với các cộng đồng thiểu số ở Tân Cương.
Ủy ban nhân quyền của Liên Hiệp Quốc hồi năm ngoái được nghe trình bày rằng có tới một triêu người Uighurs đang bị giữ tại các trại giam giữ ở Tân Cương.
Tuy nhiên, Trung Quốc nói đó là các “trung tâm giáo dục dạy nghề”, nhằm giáo dục vào hội nhập người Uighur Hồi giáo, tránh xa khỏi chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48134521

Trung Quốc trọng thị nước nào, qua tường thuật báo chí?

BBC Monitoring tìm hiểu thái độ trọng thị hay không của Trung Quốc với các nước, thể hiện qua tường thuật của truyền thông nhà nước về diễn đàn Cấp cao Hợp tác quốc tế “Một vành đai, một con đường”.
Bàn tròn: Thủ tướng Phúc thay Chủ tịch Trọng dự Diễn đàn BRI ở Bắc Kinh
‘Vành đai, Con đường’: Thêm ủng hộ, chưa hết nghi ngờ
Lãnh đạo VN và Diễn đàn BRF ở Bắc Kinh
37 nước đã tham dự diễn đàn lần thứ hai, bế mạc tại Bắc Kinh hôm 27/4.
Trong số lãnh đạo đến Bắc Kinh có tổng thống Nga Vladimir Putin và thủ tướng Italy Giuseppe Conte.
Với Trung Quốc, hai người này có mặt là rất quan trọng.
Truyền thông nhà nước dành nhiều dòng về hai nhân vật này, ca ngợi quan hệ truyền thống Nga – Trung, và khen ngợi Rome đồng ý tham gia sáng kiến.
Ngược lại, Anh chỉ gửi bộ trưởng tài chính Philip Hammond, và ông này bị báo chí Trung Quốc thờ ơ.
Tường thuật lớn về Nga
Bài báo nổi nhất về ông Putin đưa ra ngày 27/4. Bức hình ông bắt tay ông Tập Cận Bình được in trên trang nhất của Nhân dân Nhật báo, tờ báo cao nhất trong đảng cộng sản.
Đây là ưu tiên đặc biệt cho lãnh đạo nước ngoài, vì Nhân dân Nhật báo thường chỉ đăng hình Tập Cận Bình nổi bật một mình trên trang nhất.
Ông Putin không chỉ lên trang nhất, ông còn xuất hiện cả trong trang hai.
Trong bài báo, chủ tịch Tập tặng bằng tiến sĩ danh dự của đại học Thanh Hoa cho tổng thống Nga.
Diễn văn của ông Tập gọi ông Putin là “lão bằng hữu”.
Italy là bạn mới
Hồi tháng Ba, Trung Quốc có thành công khi Italy là nước đầu tiên trong G7 ủng hộ dự án.
Truyền thông Trung Quốc, tại hội nghị, cũng tập trung vào Italy, với hình ông Conte gặp ông Tập được in trong trang hai Nhân dân Nhật báo, một ngày sau Putin.
Tập trung vào Tập Cận Bình
Theo dân mạng xã hội ở Hong Kong và Đài Loan, tên ông Tập được nhắc 15 lần trong các dòng tít phụ trên trang nhất của Nhân dân Nhật báo hôm 26/4, khi hội nghị khai mạc.
Tờ báo này tường thuật chi tiết ông Tập đã gặp các lãnh đạo nước ngoài hôm đó.
Tờ báo nêu danh sách các nước, xếp theo thứ tự quan trọng về mặt biên tập cho tờ báo.
Đó là: Mông Cổ, Serbia, Kenya, Uzbekistan, Philippines, Cyprus, Belarus, Ai Cập, UAE, Việt Nam, Hungary, Malaysia, Papua New Guinea và Indonesia.
Còn trong trang hai cũng cùng ấn bản, gương mặt ông Tập xuất hiện trong 13 tấm hình bắt tay các lãnh đạo.
Ai bị thờ ơ?
Một số lãnh đạo châu Âu gặp ông Tập trong các ngày sau.
Thủ tướng Áo Sebastian Kurz, Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa và Tổng thống Thụy Sĩ Ueli Maurer có cuộc gặp ngày 29/4, ba ngày sau khi Tập gặp Putin.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng gặp ông Tập ngày 29/4.
Bộ trưởng tài chính Anh Philip Hammond không gặp ông Tập.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48105264

Tàu chiến Mỹ vừa đi qua eo biển Đài Loan,

dàn chiến hạm Nga đã tới TQ

Dàn chiến hạm Nga có mặt ở thành phố Thanh Đảo để chuẩn bị tập trận chung với hải quân Trung Quốc hôm 29/4, đúng ngày hai tàu khu trục Mỹ đi qua eo biển Đài Loan.
Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), hai tàu khu trục của hải quân Mỹ là USS Stethem và USS William P. Lawrence đã đi qua eo biển Đài Loan vào ngày 28 – 29/4.
Tuy nhiên, khác với những phản ứng gay gắt như trước đây, phía Trung Quốc chỉ “bày tỏ sự quan ngại” sau sự kiện hai tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan.
Còn Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, hạm đội tàu chiến Nga do tuần dương hạm Varyag dẫn đầu đã có mặt tại cảng Dagang thuộc thành phố Thanh Đảo vào ngày 29/4 để chuẩn bị tham gia cuộc tập trận chung mang tên “Tương tác hải quân 2019″ với hải quân Trung Quốc. Tàu Varyag là con tàu đầu đàn của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga.
Theo thông báo từ hải quân Trung Quốc , dàn tàu chiến Nga đã nhận được sự hoan nghênh nồng nhiệt từ các cộng sự Trung Quốc khi tới thành phố Thanh Đảo.
Giới chuyên gia quân sự thì cho rằng, hải quân Nga – Trung sẽ tiến hành đợt tập trận phòng thủ chung trên biển và thể hiện lòng tin song phương ở mức cao của hai nước.
Tham gia đợt diễn tập từ ngày 29/4 – 4/5 cùng hải quân Trung Quốc , hạm đội tàu chiến của Nga còn cử một tàu ngầm, hai tàu chống hạm, một tàu hộ tống, một tàu đổ bộ, một tàu tiếp dầu và một tàu cứu hộ.
Trong khi đó, hải quân Trung Quốc điều động một tàu ngầm, hai tàu khu trục tên lửa dẫn đường, ba tàu hộ vệ tên lửa dẫn đường, một tàu cứu hộ tàu ngầm tham gia cuộc tập trận chung với hải quân Nga , theo thông báo từ hải quân Trung Quốc.
Hồi tuần trước, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, 7 máy bay cánh cố định, 4 trực thăng và 80 lính thủy quân lục chiến của quân đội Nga và Trung Quốc sẽ tham gia cuộc tập trận chung diễn ra từ ngày 29/4 – 4/5.
Hải quân Trung Quốc cũng nhấn mạnh chương trình tập trận phòng thủ trên biển sẽ là chủ đề của đợt tập trận chung Nga – Trung lần này.
Ngoài ra, theo Sputnik, nội dung cuộc tập trận bao gồm tuần tra chung, tổ chức liên lạc, bắn pháo và tên lửa vào các mục tiêu trên biển và trên không cũng như hỗ trợ tìm kiếm và cứu nạn.
Ông Zhang Junshe, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc chia sẻ với Thời báo Hoàn Cầu, nội dung chính của cuộc tập trận chung là diễn tập phòng thủ trên biển nên hải quân Nga – Trung có thể sẽ tiến hành hoạt động phòng không, chống tên lửa và cứu hộ tàu ngầm.
Cũng theo ông Zhang, trong các bài diễn tập này, vũ khí cùng nhiều thiết bị quân sự của hải quân hai nước bao gồm radar và hệ thống định vị dưới mặt nước (sonar) sẽ được “phô diễn”. Hành động này thể hiện sự tin tưởng đôi bên ở mức chiến lược cấp cao của quân đội Nga – Trung.
Còn theo thông báo từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc, mục tiêu của cuộc tập trận là thể hiện sự đoàn kết và tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Trung Quốc, cũng như thắt chặt thêm quan hệ hợp tác liên quân đồng thời củng cố năng lực hải quân hai nước trong việc đối phó trước các mối đe đọa an ninh trên biển.
http://biendong.net/diem-tin/27737-tau-chien-my-vua-di-qua-eo-bien-dai-loan-dan-chien-ham-nga-da-toi-tq.html

Hành động vô liêm sỉ của TQ: Lồng ghép hình ảnh

đánh chiếm trái phép đá Gạc Ma của Việt Nam

trong video quảng cáo “chiến tích” hải quân

Bộ Quốc phòng Trung Quốc (16/3) tán phát video quảng cáo “chiến tích” của Hải quân Trung Quốc từ khi thành lập đến nay, trong đó có lồng ghép hình ảnh về việc quân đội Trung Quốc tàn sát cán bộ, binh lính Việt Nam tại đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Quân đội Trung Quốc tàn sát cán bộ, binh lính Việt Nam tại đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Video trên dài 02 phút, do Trung tâm Truyền thông của đơn vị tuyên truyền văn hóa thuộc cục chính trị hải quân Trung Quốc sản xuất nhằm tuyên truyền về “chiến tích” của hải quân Trung Quốc từ khi thành lập cho đến nay (1949 -2019). Trong đó có 30 giây hình ảnh về việc Trung Quốc sử dụng vũ lực đánh chiếm và tàn sát cán bộ, binh lính Việt Nam ở đảo Gạc Ma.
Gạc Ma là một phần thiêng liêng của Việt Nam bị Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng
Ngay từ thế kỷ 17, dưới các triều đại phong kiến, Việt Nam là nước đầu tiên phát hiện và quản lý lâu dài, một cách hòa bình đối với quần đảo Trường Sa nói chung và đá Gạc Ma nói riêng.
Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa nói chung và đá Gạc Ma nói riêng là không thể tranh cãi, dựa trên các yếu tố cấu thành chủ quyền của một quốc gia về lãnh thổ đó là khẳng định chủ quyền về mặt nhà nước và sự đương nhiên thừa nhận trong tập quán quốc tế. Việt Nam là quốc gia duy nhất có những dữ kiện địa lý, bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lý quốc gia và quốc tế để xác lập chủ quyền và khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nội dung chính sách về biển của Nhà nước Việt Nam trong quá trình xác lập chủ quyền về mặt nhà nước đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa luôn phù hợp với hệ thống quy phạm pháp lý quốc tế về xác lập chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ. Đó là một quốc gia khi xác lập chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ phải thể hiện đầy đủ tính chất về mặt nhà nước, tức là nhà nước đó có ban hành văn bản, chính sách và tổ chức quản lý hành chính vùng lãnh thổ đó hay không khi nó chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào, đồng thời cách thức xác lập chủ quyền phải được thực hiện bởi tổ chức hành chính trực thuộc nhà nước. Xét về khía cạnh này, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực Biển Đông đáp ứng đầy đủ tính chất về xác lập chủ quyền và khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa nói chung và đá Gạc Ma nói riêng về mặt nhà nước theo quy định của luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế.
Quá trình hoạch định và triển khai chính sách về biển của Nhà nước Việt Nam qua các triều đại phong kiến đã được thể hiện rõ nét trong suốt mọi giai đoạn lịch sử, nội dung đó đã hình thành và liên tục được kế thừa phát triển qua các thể chế nhà nước. Đặc biệt, trong chính sách về biển đảo có nội dung khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa nói chung và đá Gạc Ma nói riêng. Những chứng lịch sử đã chứng minh quá trình xác lập chủ quyền đối với toàn bộ vùng biển đảo của Nhà nước Việt Nam, trong đó có quần đảo Trường Sa nói chung và đá Gạc Ma nói riêng là một trong những nội dung cơ bản của quá trình triển khai chính sách về biển đối với các Nhà nước phong kiến Việt Nam.
Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của đất nước, chủ quyền của Nhà nước Việt Nam trên các vùng biển đảo và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong khu vực Biển Đông luôn được xác định rõ ràng, nội dung này được thể hiện qua những nội dung cơ bản của quá trình hoạch định và thực thi chính sách về biển của quốc gia, điều này hoàn toàn phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về xác lập chủ quyền đối với những vùng lãnh thổ vô chủ đương thời. Tuy nhiên, do vấn đề lịch sử để lại, bởi vậy, chủ quyền của Nhà nước Việt Nam trên quần đảo Trường Sa nói chung và đá Gạc Ma nói riêng
trên Biển Đông đã bị một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực bất chấp những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nội dung của Hiến chương Liên hợp quốc cũng như những quy định của luật biển quốc tế đã xâm chiếm trái phép hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa và một số đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trung Quốc khơi dậy nỗi đau tàn sát cán bộ, binh lính Việt Nam ở đá Gạc Ma
Hình ảnh trong đoạn video trên có đoạn về sự kiện Trung Quốc (14/3/1988) không chỉ cho binh lính lên đá Gạc Ma sát hại cán bộ chiến sỹ Việt Nam mà còn dùng pháo 100 ly, 37 ly 2 nòng xả đạn dã man sát hại gần hết số cán bộ chiến sỹ Việt Nam đang giữ đảo. Trong cuộc thảm sát phi nghĩa của Trung Quốc đã khiến 64 cán bộ chiến sỹ Việt Nam hy sinh, mãi nằm lại nơi vùng đất thiêng liêng của tổ quốc.
Trung Quốc đã có âm mưu đánh chiếm các đảo, đá của Việt Nam ở Biển Đông từ lâu. Việt Nam hiểu rõ điều này nên cố gắng cho cán bộ, binh lính lên đồn trú bảo vệ chủ quyền tại đá Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma. Đến tối 13/3/1988, trên đảo có 48 chiến sĩ công binh, chỉ mang theo xà beng, cuốc xẻng mà không mang theo vũ khí. Ngoài ra, có 2 tàu cỡ 400 tấn mang số hiệu HQ 604 và HQ 605 là hai tàu chuyên chở các chiến sĩ công binh lên đảo. Đây chính là tàu Trung Quốc đã viện trợ cho ta trong chiến tranh chống Mỹ, chỉ làm nhiệm vụ vận tải, không có vũ khí tấn công. Trên tàu HQ 605 chỉ có súng AK (trang bị vũ khí nhẹ của bộ binh) và B40 tầm bắn 150m. Tương tự, tàu HQ 604 không có vũ khí gì đáng kể, mấy khẩu AK, một khẩu súng máy tầm bắn 300m, một khẩu súng chống tăng tầm bắn 150m. Ngoài ra, ta còn có tàu HQ 505 nguyên là tàu USS Bulloch County LST-509.
Trong khi đó, Trung Quốc chiếm ưu thế hoàn toàn về lực lượng với 3 tàu chiến chuyên dụng. Ba tàu của Trung Quốc là tàu khu trục, gồm tàu khu trục 502 nặng 1.400 tấn, trang bị 3 pháo 100 mm và 8 pháo 37mm, tàu khu trục nặng 1.925 tấn, trang bị 4 pháo 100 mm và 2 pháo 37mm, tàu khu trục 531 nặng 1.925 tấn, trang bị 4 pháo 100 mm và 8 pháo 37mm. Cả 3 tàu chiến chuyên dụng được trang bị đầy đủ hỏa lực đại bác cỡ lớn, có thể bắn vào mục tiêu từ tầm xa trên 10km.
Khi lính Trung Quốc đổ bộ thấy cờ Việt Nam cắm trên đá Gạc Ma thì xông đến để nhổ cờ, dập xuống nước. Các chiến sĩ Việt Nam cố sức bảo vệ lá quốc kỳ nên xảy ra xô xát bằng dao găm. Ngay lập tức, lính Trung Quốc đứng đó không xa dùng tiểu liên bắn quét tất cả 48 chiến sĩ trên đảo. Tàu chiến Trung Quốc cũng đã nã pháo bắn chìm luôn hai tàu HQ 604 và HQ 605 của Việt Nam, làm 16 cán bộ và chiến sĩ trên tàu hi sinh. Còn một số chiến sĩ kịp lên các xuồng cao su sau đó được Bộ Tư lệnh hải quân cử tàu mang cờ chữ thập đỏ đến cứu.
Đáng chú ý, trong suốt quá trình xung đột, Hải quân Việt Nam chưa hề bắn phát súng nào đáp trả, chỉ cố gắng bảo vệ hòa bình và chủ quyền của dân tộc, chỉ có Trung Quốc dùng súng thảm sát cán bộ, binh lính Việt Nam nhằm xâm chiếm hải đảo của Việt Nam. Kết quả 64 chiến sĩ hy sinh dưới họng súng của phía xâm lược. Cách thức hành động là tàu Trung Quốc đứng từ xa nã đạn pháo vào tàu Việt Nam để hỗ trợ cho binh lính Trung Quốc dùng xuồng đổ quân lên chiếm Gạc Ma – nơi có một tổ cắm cờ 5 người cùng 20 chiến sĩ công binh Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng trên bãi đá. Cái gọi là “trận đánh” chẳng qua chỉ là sự điên cuồng nhả đạn đủ loại trọng liên 12,7mm, pháo 37mm, pháo 76,2mm, pháo 100mm, rocket 12 nòng của hải quân Trung Quốc, bắn vào tàu HQ-604 và binh lính Việt Nam trên đá Gạc Ma – họ gần như tay không bảo vệ lá cờ đỏ sao vàng.
Hình ảnh phục vụ kỷ niệm 70 năm thành lập Hải quân, song nó cho thấy Trung Quốc là kẻ cướp vũ trang, xâm chiếm biển đảo của Việt Nam.
Mục đích video trên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc là nhằm tuyên truyền vè 70 năm thành lập Hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, nó sử dụng những hình ảnh về việc tàn sát cán bộ, binh lính Việt Nam ở đá Gạc Ma, đã làm rõ bộ mặt của Trung Quốc – kẻ cướp vũ trang, xâm chiếm biển đảo của Việt Nam, vì:
Việc Trung Quốc dùng súng thảm sát cán bộ, binh lính Việt Nam ở đá Gạc Ma năm 1988 là vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Luật Nhân đạo quốc tế, Công ước Genève về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh chiến tranh…
Đầu tiên, hành động thảm sát cán bộ, binh lính Việt Nam của Trung Quốc được coi là tội ác chiến tranh, nó là hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật áp dụng trong xung đột vũ trang (còn gọi là Luật Nhân đạo quốc tế). Theo đó, các hành vi được coi là tội ác chiến tranh bao gồm “giết người, ngược đãi hoặc chuyển người dân dân sự của một lãnh thổ bị chiếm đóng vào các trại lao động nô lệ”, “các vụ giết người hoặc ngược đãi các tù nhân chiến tranh”, giết các con tin, “phá hủy bừa bãi các thành phố, thị xã, làng, và tàn phá không có lý do cần thiết quân sự, hoặc dân sự”… Luật trên cũng quy định những người nằm ngoài và những người bị loại khỏi vòng chiến phải được tôn trọng về sinh mạng, được đảm bảo toàn vẹn về
thân thể và tinh thần. Trong mọi trường hợp, các đối tượng trên phải được bảo hộ và đối xử nhân đạo không có bất kỳ sự phân biệt nào; nghiêm cấm việc giết hoặc làm bị thương đối phương khi họ đã quy hàng hoặc đã bị loại khỏi vòng chiến đấu; người bị thương hoặc bị ốm phải được thu gom lại và chăm sóc bởi bên đối phương đang cầm giữ họ. Các nhân viên y tế, các trạm và phương tiện vận chuyển và trang thiết bị y tế phải được tôn trọng và bảo vệ. Biểu tượng chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ trên nền trắng là dấu hiệu bảo hộ những người và vật dụng nói trên nên phải được tôn trọng; tù binh và dân thường bị phía đối phương bắt giữ phải được tôn trọng về sinh mạng, phẩm giá, các quyền tự do và tư tưởng cá nhân, chính trị, tín ngưỡng và tập tục tôn giáo. Cấm sử dụng các hành động bạo lực hoặc trả đũa đối với họ. Họ được bảo đảm quyền liên lạc với gia đình và tiếp nhận sự cứu trợ… Tuy nhiên, Trung Quốc không hề để ý đến quy định của Luật Nhân đạo quốc tế, không cho phép tàu mang cờ chữ thập đỏ của Việt Nam vào cứu chữa những người bị thương trên đảo, đồng thời Trung Quốc cũng đàn áp, không cứu chữa những người bị thương khi bắt giữ họ.
Thứ hai, vào thời điểm năm 1988, luật quốc tế đã cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Việc sử dụng vũ lực chỉ được cho phép trong trường hợp ngoại lệ khi có sự cho phép của Liên hiệp quốc theo Điều 42 hoặc tự vệ khi bị xâm lược theo Điều 51 của Hiến chương. Không những vậy, Trung Quốc còn vi phạm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia quy định tại Khoản 1 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc khi Trung Quốc dựa vào vị thế nước lớn nên tự cho mình có nhiều quyền và lợi ích trên biển hơn quốc gia khác, để tiến hành hoạt động quân sự nhằm bảo vệ cho những quyền và lợi ích đó bất chấp việc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền, lợi ích hợp pháp của các nước khác.
Vi phạm nguyên tắc các quốc gia giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình quy định tại Khoản 3 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc. Vi phạm Khoản 4, Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc, cụ thể quy định “các quốc gia thành viên hạn chế việc đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực (Vũ lực thông thường được hiểu là vũ lực quân sự, vũ lực do vũ khí, khí tài) trong quan hệ quốc tế chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia khác hoặc trái với các mục đích của Liên hợp quốc”.
Vi phạm Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc, trong đó quy định: “Các bên tham gia tranh chấp trước tiên phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng các tổ chức hoặc các hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình”, tuy nhiên việc quân sự hóa trên các thực thể ở Biển Đông của Trung Quốc hoàn toàn đi ngược lại quy định này. Trên thực tế, do thiếu vắng sự cho phép của Liên hợp quốc và cơ sở pháp lý hợp pháp cho hành vi tự vệ, hành động sử dụng vũ lực của Trung Quốc vào năm 1988 là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy phạm bắt buộc jus cogen của luật quốc tế.
Không những vậy, Trung Quốc còn vi phạm nguyên tắc tôn trọng các cam kết quốc tế.Nguyên tắc tôn trọng các cam kết quốc tế (pacta sunt servanda) là một trong các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được quy định tại khoản 2 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc. Theo đó, mọi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện tự nguyện và có thiện chí, trung thực và đầy đủ các nghĩa vụ đối với các điều ước quốc tế mà nước mình đã tham gia ký kết. Nguyên tắc này cũng được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế khác. Lời mở đầu của Hiến chương Liên hợp quốc đã khẳng định quyết tâm của các nước thành viên là: “Tạo những điều kiện cần thiết để bảo đảm công lý và tôn trọng những nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước quốc tế và các nguồn khác của luật quốc tế đặt ra”.
Điều 26 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế cũng nêu rõ “Mọi điều ước đã có hiệu lực ràng buộc các bên tham gia và phải được các bên thi hành với thiện chí”. Tuyên bố năm 1970 về Các nguyên tắc của luật quốc tế; Định ước Helsinki năm 1975 cũng có nêu rõ nguyên tắc này.
Thứ ba, đối với các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, việc Trung Quốc dùng súng thảm sát cán bộ, binh lính Việt Nam ở đá Gạc Ma năm 1988 là vi phạm Điều 39 về các nghĩa vụ của tàu thuyền và phương tiện bay trong khi quá cảnh. Theo đó, Việt Nam là nước có chủ quyền hợp pháp đối với quần đảo Trường Sa nói chung và đá Gạc Ma nói riêng, nên tàu thuyền của Trung Quốc khi đi qua vùng biển này “không được đe dọa hay dùng vũ lực để chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của các quốc gia ven eo biển hay dùng mọi cách khác trái với các nguyên tắc pháp luật quốc tế được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc; Không được có hoạt động nào khác ngoài những hoạt động cần cho sự quá cảnh liên tục và nhanh chóng, theo phương thức đi bình thường, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trừ trường hợp nguy cấp” (Mục b, c, Khoản 1, Điều 39). Điều đáng nói ở đây, Trung Quốc không chỉ đe dọa sử dụng vũ lực mà còn dùng súng để thảm sát cán bộ, binh lính của Việt Nam đang ở trên đá Gạc Ma.
Ngoài ra, Trung Quốc còn vi phạm Điều 301 về việc sử dụng biển vào những mục đích hòa bình. Điều 301 quy định: “Trong việc thực hiện các quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình theo đúng Công ước, các quốc gia thành viên tránh dựa vào việc đe dọa hay sử dụng vũ lực để xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của mọi quốc gia hay tránh cùng bất kỳ cách nào khác không phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế đã được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc”.
Thứ tư, khi bắt giữ 9 binh lính Việt Nam, Trung Quốc đã giam giữ và có các hành động tra tấn và không cứu chữa vết thương đối với họ. Hành động này của Trung Quốc cũng đã vi phạm nghiêm trọng Công ước Genève về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh chiến tranh. Theo Công ước, đối xử nhân đạo với tù binh và hàng binh chiến tranh là các hướng dẫn về việc bảo toàn an toàn tính mạng, danh dự, phẩm giá tù binh và hàng binh. Nó bao gồm các khuyến cáo về việc trợ giúp cứu chữa cho người bị thương; các hành vi bị khuyến cáo không được phép dùng để truy bức về tinh thần và thể xác; các hình thức, các nhục hình và các lời nói làm xúc phạm đến nhân phẩm người bị bắt hoặc xúc phạm niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng hoặc lý tưởng người bị bắt; các khuyến cáo về việc không được dùng tù binh và hàng binh làm con tin hoặc bia đỡ đạn, hoặc lao động khổi sai… các hướng dẫn về việc sinh hoạt tối thiểu của người bị bắt về vệ sinh, lương thực, thuốc men, thực phẩm tuỳ theo điều kiện cho phép của các bên và tình hình chiến trường. Công ước Genève cũng khuyến cáo các hành vi của lực lượng chiếm đóng đối với dân thường trong việc nhanh chóng lập lại trật tự xã hội, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của dân thường và việc cung cấp các phương tiện sống căn bản và chăm sóc y tế căn bản cho nạn nhân chiến tranh. Công ước Genève cũng xác định các quyền lợi và nghĩa vụ của lực lượng chiếm đóng trong việc được tiếp tục sở hữu các tài sản và quyền lợi của chính quyền cũ về cơ sở hạ tầng và cơ sở kinh tế nhưng lực lượng chiếm đóng phải gánh chịu các nghĩa vụ nợ của chính quyền cũ, kể cả các món nợ lương và lương hưu của các nhân viên dân sự phục vụ chính quyền cũ hoặc các món nợ kinh tế vay từ bên ngoài không phục vụ trực tiếp cho chiến tranh.
http://biendong.net/bien-dong/27751-hanh-dong-vo-liem-si-cua-tq-long-ghep-hinh-anh-danh-chiem-trai-phep-da-gac-ma-cua-viet-nam-trong-video-quang-cao-chien-tich-hai-quan.html

Tướng Mỹ: Tiêm kích tàng hình của TQ

có thể sắp đi vào hoạt động

Trung Quốc năm nay có thể đưa vào hoạt động tiêm kích tàng hình đầu tiên của nước, trong khi tiếp tục phát triển các máy bay ném bom tầm xa có khả năng mang vũ khí hạt nhân, chỉ huy lực lượng không quân Mỹ ở Thái Bình Dương cho biết.
Tướng Charles Brown, người đứng đầu Lực lượng Không quân của Mỹ ở Thái Bình Dương, nói với hãng tin Bloomberg rằng máy bay chiến đấu tàng hình J-20 “có khả năng” đi vào hoạt động trong năm nay.
Ông Brown nói thêm rằng động thái này sẽ dẫn tới “mối đe dọa lớn hơn” cũng như “khả năng lớn hơn” cho Trung Quốc ở Thái Bình Dương.
XEM THÊM:
Trung Quốc lần đầu trình làng tên lửa trên chiến đấu cơ J-20
Trong bài viết đăng hôm 1/5, hãng tin Mỹ dẫn lời quan chức không quân cho biết rằng các nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm chống lại các diễn biến này bao gồm việc gia tăng triển khai các máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo F-35 cũng như tiếp tục các chuyến bay ngang qua những khu vực chiến lược như Biển Đông.
Việc đưa vào hoạt động J-20 sẽ củng cố khả năng của không lực lớn nhất khu vực và lớn thứ ba trên thế giới, với hơn 2.500 máy bay, trong đó có 1.700 chiến đấu cơ tấn công và máy bay ném bom chiến lược, Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ nhận định trong phúc trình công bố đầu năm nay.
Ông Brown nói thêm rằng Trung Quốc đang tiếp tục phát triển máy bay ném bom có mục đích sử dụng kép “giống như các máy bay ném bom của chúng tôi”, với khả năng mang vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí dẫn đường chính xác, phi hạt nhân.
https://www.voatiengviet.com/a/t%C6%B0%E1%BB%9Bng-m%E1%BB%B9-ti%C3%AAm-k%C3%ADch-t%C3%A0ng-h%C3%ACnh-c%E1%BB%A7a-tq-c%C3%B3-th%E1%BB%83-s%E1%BA%AFp-%C4%91i-v%C3%A0o-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng/4900518.html

Cảnh sát Philippines điều tra

cáo buộc “gián điệp” đối với Huawei

Hôm thứ Ba (30/4), Tổng cục Cảnh sát quốc gia Philippines cho biết, cơ quan này sẽ triển khai điều tra Công ty Công nghệ Huawei về cáo buộc “hoạt động gián điệp” hoặc gián điệp.
Người phát ngôn của Tổng cục Cảnh sát quốc gia Philippines (Philippine National Police) Bernard Banac nói rằng, vẫn chưa chính thức nhận được thông tin hợp lệ về sản phẩm liên quan của Huawei bị dùng cho hoạt động giám sát.
Bernard Banac nói trong một cuộc họp báo rằng, Tổng cục Cảnh sát quốc gia sẽ tiến hành điều tra thông tin nhận được về cáo buộc gián điệp liên quan đến sản phẩm Huawei.
Trang web tại Philippines của Đài CNN đưa tin hôm thứ Ba (30/4) cho biết, do “lo ngại về an ninh”, Bộ Ngoại giao Philippines đã cảnh báo các cơ quan chính phủ nước này không nên hợp tác với Huawei.
Tuy nhiên, sau đó, Bộ Ngoại giao Philippines đã phủ nhận, đồng thời yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành điều tra việc tiết lộ văn kiện cơ mật. “Điều quan trọng là, Bộ Ngoại giao cảm thất bất an về việc văn kiện cơ mật bị phát tán, đồng thời kêu gọi các cơ quan liên quan tiến hành điều tra về việc này.” Bộ Ngoại giao Philippines nói trong một tuyên bố.
Mỹ cảnh báo về thiết bị của Huawei
Hồi tháng 3, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đến thăm Philippines, tại đây, ông nhấn mạnh Mỹ đã phát đi cảnh báo về rủi ro an ninh khi sử dụng thiết bị di động của Huawei, nhất là các thiết bị sử dụng công nghệ 5G.
Chính phủ Mỹ tiếp tục biểu thị lo lắng đối với việc sử dụng thiết bị 5G của Huawei, cho rằng gián điệp Trung Quốc có thể sẽ sử dụng các thiết bị này.
Khi đó, ông Pompeo cho biết, cạnh tranh trong lĩnh vực khoa học công nghệ nên là “cởi mở, tự do và minh bạch”. Ông bổ sung, chính phủ Mỹ lo lắng Huawei chưa thể đạt được tiêu chuẩn như thế này.
Ngoài việc hạn chế các cơ quan liên bang sử dụng sản phẩm của Huawei, Mỹ cũng kêu gọi đồng minh tránh xa thiết bị của công ty này. Úc, New Zealand, Nhật Bản và Đài Loan đều cho biết sẽ ngăn chặn cơ quan chính phủ sử dụng thiết bị mạng di động 5G của Huawei.
Dù vậy, Huawei vẫn luôn phủ nhận các cáo buộc của Mỹ.
Philippines vẫn hợp tác với Huawei
Tổng cục Cảnh sát quốc gia Philippines cho biết, cơ quan này không có hợp đồng hiện hành nào với Huawei; tuy nhiên Bộ Nội chính sẽ hợp tác với Công ty Viễn thông Trung Quốc và Huawei để ra mắt dự án giám sát tại Philipines.
Dự án này được gọi là “Philippines an toàn”, mục tiêu là xây dựng một hệ thống giám sát gồm 12.000 camera xung quanh Vùng Thủ đô Manila (Metro Manila) và thành phố Davao.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/27755-canh-sat-philippines-dieu-tra-cao-buoc-gian-diep-doi-voi-huawei.html

Malaysia kiên quyết không chấp nhận

đàm phán song phương với TQ trong vấn đề Biển Đông

Hãng thông tấn Đài Loan (24/4) dẫn lời Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah khẳng định Malaysia sẽ không chấp nhận đàm phán song phươn với Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Phát biểu trên được đưa ra trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Mahathir Mohamad. Theo Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah, chính phủ Trung Quốc đang muốn bàn về các vấn đề an toàn và an ninh ở Biển Đông trong các cuộc gặp chính thức với Malaysia. Tuy nhiên, Malaysia ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN khi thảo luận với Trung Quốc. Ông Saifuddin Abdullah nhấn mạnh rằng Thủ tướng Mahathir đã nói rõ quan điểm về vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc
Từ trước đến nay, Malaysia có truyền thống áp dụng cách tiếp cận “giữ an toàn” ở Biển Đông vừa để bảo vệ yêu sách của nước này vừa để duy trì mối quan hệ song phương quan trọng với Trung Quốc. Trong giai đoạn cầm quyền, chính quyền của cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak duy trì chính sách “không đối đầu, không gây chuyện”, cố gắng tránh xung đột bên ngoài, đặc biệt là xung đột quân sự; ưu tiên việc sử dụng biện pháp chính trị để đảm bảo duy trì lợi ích ở Biển Đông; chủ trương của Malaysia có phần ủng hộ, ngả theo Trung Quốc, song Malaysia cũng tăng cường hợp tác quân sự với các nước
trong khu vực và Mỹ. Malaysia cũng đã lựa chọn biện pháp an ninh và chính trị mang tính phòng bị đối với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Chủ yếu bao gồm 3 phương diện: (1) Tăng cường bố trí quân sự, đẩy nhanh nâng cao sức mạnh hải quân; (2) Tăng cường hợp tác an ninh quân sự với thế lực ngoài khu vực chủ yếu là Mỹ, lợi dụng tối đa sự hoài nghi chiến lược lẫn nhau giữa Trung Quốc và Mỹ, để Mỹ cân bằng sức mạnh quân sự và tầm ảnh hưởng khu vực không ngừng tăng lên của Trung Quốc, đạt được mục đích duy trì thế cân bằng ở khu vực Biển Đông; (3) Nỗ lực thúc đẩy ký kết “Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC), đẩy mạnh hợp tác và liên kết với Philippines, Việt Nam, thúc đẩy đoàn kết nội bộ ASEAN, làm suy yếu ưu thế của lực lượng biển Trung Quốc tại khu vực Biển Đông. Trên thực tế, cách tiếp cận trong vấn đề Biển Đông của Malaysia có thể nhìn nhận, đánh giá dựa trên một số khía cạnh sau:
Từ những năm 1980 đến nay, Malaysia luôn kiên trì thái độ không nhượng bộ đối với tuyên bố “chủ quyền” ở Biển Đông, mặc khác lại luôn lựa chọn thái độ tương đối bình tĩnh ôn hòa, chủ trương bằng phương thức hòa bình, thông qua con đường ngoại giao để giải quyết tranh chấp. Malaysia đã từng đưa ra nhiều tuyến bố khẳng định chủ quyền ở Biển Đông, chỉ trích, lên án các hành động phi pháp, bất chất luật quốc tế của Trung Quốc trong khu vực. Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak (17/10/2016) từng tuyên bố Malaysia sẽ không thỏa hiệp trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman (20/3/2017) nhấn mạnh nước này bác bỏ yêu sách “chủ quyền” theo “đường lưỡi bò” của Trung Quốc và cho rằng hành động của Bắc Kinh chỉ làm gia tăng căng thẳng, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực, khẳng định Malaysia phản đối các hành động quân sự hóa phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ngoài ra, để tăng cường khả năng bảo vệ “chủ quyền” ở Biển Đông, Malaysia cũng tích cực đầu tư, hiện đại hóa lực lượng hải quân. Được biết, hải quân nước này mới hạ thủy tàu chiến ven biển đầu tiên (có lượng giãn nước 3.100 tấn) trong gói hợp đồng 2 tỷ USD được ký kết vào năm 2011. Bộ Quốc phòng Malaysia hiện đang có kế hoạch đẩy mạnh mua sắm thêm các trang thiết bị quân sự mới như tàu chiến, máy bay trinh sát trên biển… trong năm 2019.
Ngay sau khi Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của Liên hợp quốc ra phán quyết liên quan vụ kiện Trung Quốc của Philippines về vấn đề Biển Đông, Bộ Ngoại giao Malaysia cũng ra tuyên bố, song chủ yếu nhằm thăm dò phản ứng của các bên và đưa ra quan điểm chung chung liên quan phán quyết, như: “Malaysia tin tưởng các bên liên quan cần giải quyết hòa bình tranh chấp bằng việc thực sự tôn trọng quá trình pháp lý và ngoại giao, các luật liên quan và UNCLOS. Malaysia cho rằng điều quan trọng là phải duy trì hòa bình, an ninh và ổn định bằng cách kiềm chế những hành động có thể làm phức tạp tranh chấp hay làm leo thang căng thẳng, tránh đe dọa hoặc sử dụng vũ lực ở Biển Đông. Malaysia cho rằng Trung Quốc và tất cả các bên liên quan có thể tìm ra những cách thức mang tính xây dựng để thúc đẩy các đối thoại, đàm phán và tham vấn một cách hiệu quả, trong khi duy trì tính thượng tôn pháp luật vì hòa bình và an ninh khu vực”. Gần đây, phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 16, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein từng khẳng định, “ quan điểm của Malaysia là rõ ràng và nhất quán: Vấn đề Biển Đông phải được giải quyết hòa bình và thông qua cơ chế đa phương, đặc biể là cơ chế có sự tham gia của các bên liên quan như ASEAN”.
Trong khi đó, phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn lần thứ 6 (2016), cựu Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Hishammuddin Hussein đã khẳng định “quan điểm của Malaysia trong vấn đề Biển Đông là các tranh chấp cần phải được giải quyết một cách hòa bình thông qua các nền tảng, cơ chế đa phương”; cho biết Malaysia tin rằng COC là phương cách tốt nhất để quản lý, kiểm soát các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông; đồng thời kêu gọi tăng cường tham vấn giữa ASEAN và Trung Quốc để sớm thống nhất COC và đảm bảo sự tuân thủ COC đầy đủ, hiểu quả. Trước đó, phát biểu bên lề Hội nghị ADMM diễn ra tại Brunei hồi tháng 8/2013, ông Hishammuddin còn tỏ ý muốn cùng Trung Quốc khai thác Biển Đông và không cho rằng các cuộc tuần tra bất hợp pháp của Bắc Kinh trong vùng lãnh thổ tranh chấp không phải “mối đe dọa đáng chú ý”.
Từ khi lên cầm quyền cho đến nay, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad được cho là người theo chủ nghĩa dân tộc, có quan điểm, chủ trương bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia. Liên quan vấn đề Biển Đông, ông Mahathir Mohamad cho rằng Biển Đông nên là một vùng biển hợp tác, kết nối và xây dựng cộng đồng, không phải là nơi đối đầu hay xung đột; Không phải đe dọa quân sự mà tham vấn ngoại giao mới là chìa khóa để xử lý và giải quyết bất cứ tranh chấp liên quốc gia nào ở Đông Á cũng như những nơi khác; Tất cả các nước, dù lớn hay nhỏ, đều được hoan nghênh đóng vai trò xây dựng trong một cộng đồng Đông Á rộng mở thông qua sự hội nhập và tạo thành thị trường lớn hơn, nhưng lợi ích của các nước yếu hơn phải được tôn trọng, bảo vệ và hoàn thiện.
Thời gian tới, Malaysia sẽ tiếp tục thực thi chính sách Biển Đông như hiện nay, theo đó Malaysia sẽ: (1) Bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của Malaysia ở Biển Đông; (2) Thúc đẩy phối hợp với các nước liên quan tranh chấp chủ quyền trong khu vực và kêu gọi ASEAN đóng vai trò dẫn dắt và chủ động trong việc xử lý mọi tình huống trên Biển Đông. (3) Tìm cách thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các nước lớn trong cả lĩnh vực chiến lược và kinh tế. Điều này được thể hiện bằng việc Malaysia cam kết duy trì sự trung lập và kêu gọi sự tham gia của tất cả các tác nhân, đồng thời nhấn mạnh vai trò của việc tham vấn, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN cũng như mở rộng chủ nghĩa đa phương của tổ chức khu vực này trên nhiều tầng nấc. (4) Tăng cường hợp tác, giao lưu hải quân với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm thúc đẩy sự tin cậy chính trị, nâng cao năng lực hải quân và khả năng ứng phó với những tình huống đột xuất trên biển. (5) Tìm cách ngăn chặn các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.
Nhìn chung, Malaysia đã thể hiện thái độ dứt khoát trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông dựa trên các quy định của luật pháp quốc tế và đàm phán đa phương giữa các bên liên quan và không chấp nhận chủ trương đàm phán song phương của Trung Quốc. Dưới thời chính quyền Thủ tướng Mahathir Mohamad, Malaysia sẽ thực thi chính sách mang tính cứng rắn, cương quyết hơn trong vấn đề Biển Đông. Một mặt, Malaysia sẽ tăng cường hợp tác với các nước nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích ở Biển Đông. Mặt khác, Malaysia sẽ giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế và từng bước ngăn chặn, lên án những hành động phi pháp của Bắc Kinh trong khu vực.
http://biendong.net/bien-dong/27752-malaysia-kien-quyet-khong-chap-nhan-dam-phan-song-phuong-voi-tq-trong-van-de-bien-dong.html

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.