Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia lần đầu tập trận hải quân chung tại Tây Thái Bình Dương
Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019
19:11
//
- TinThế giới
,
Slider
Hải quân Mỹ (23/5) cho biết, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia đã bắt đầu tập trận hải quân chung lần đầu ở Tây Thái Bình Dương nhằm tăng cường phối hợp, sẵn sàng đối phó với những thách thức từ Trung Quốc.
Tàu chỉ huy của Hạm đội 7 USS Blue Ridge
Cuộc tập trận “Đội tiên phong Thái Bình Dương” do Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia tiến hành, tập trung vào tập trận bắn đạn thật, chiến dịch phòng không, chiến tranh chống ngầm và tiếp vận trên biển nhằm “mài dũa kỹ năng và tăng cường hợp tác thực chất trên biển”. Tham gia cuộc tập trận trên có 3.000 thủy thủ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia; Mỹ điều tàu chỉ huy của Hạm đội 7 USS Blue Ridge, cùng 4 tàu chiến và các máy bay chiến đấu, máy bay tuần tra hàng hải tham gia tập trận. Trong khi đó, Australia điều 2 khinh hạm, Nhật Bản điều 2 tàu khu trục còn Hàn Quốc điều 1 tàu khu trục.
Được biết, tàu USS Blue Ridge (LCC-19) là tàu chỉ hủy quan trong của hải quân Mỹ. Tàu được khởi đóng vào năm 1967, hạ thủy năm 1969 và đến tháng 11 năm 1970 chính thức được bàn giao cho lực lượng hải quân, hiện nay cảng mẹ của LCC-19 là Yokosuka, Nhật Bản - nơi đặt trụ sở của Bộ tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ. LCC-19 có lượng giãn nước 19.609 tấn; dài 194m, rộng 32,9m, mớn nước 8,8m; trang bị 1 động cơ turbin, 2 nồi hơi công suất động cơ 16,4MW, hệ thống động lực đơn trục đẩy; Vận tốc tối đa 23 hải lý/h, tốc độ tuần hành 16 hải lý/h; tầm hoạt động khoảng 13.000 hải lý (23.400 km); tối đa vận chuyển 1.173 người (52 sĩ quan chỉ huy), với 200 buồng ngủ. LCC-19 là tàu chỉ huy đổ bộ nên tàu không trang bị hệ thống vũ khí gì đáng kể, bao gồm 1 trực thăng vận tải hạng nặng CH-53 “Super Stallions”, hoặc có thể 2 chiếc trực thăng SH-60 Seahawk; 2 hệ thống pháo phòng không tầm gần Mk-15 Phalanx 20mm; 4 pháo hạm Bushmaster 25 mm, 8 súng máy phòng không 12,7 mm. Tàu được trang bị hệ thống tác chiến điện tử gồm 4 cụm phóng Mk-36 (mỗi cụm 6 ống phóng) tên lửa nhử mồi SRBOC. Hệ thống chỉ huy, kiểm soát trên tàu được trang bị hệ thống thông tin chỉ huy liên hợp trên biển (JMCIS2.2); hệ thống kiểm soát trên không phản ứnh nhanh thời chiến; hệ thống thông tin số liệu Link 4A, Link 11, Link 14; hệ thống thông tin sóng cực ngắn WSC-3 (UHF), hệ thống thông tin vệ tinh WSC-6 (SHF), USC-38 (EHF).
Đây là lần đầu tiên Mỹ cùng Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia tổ chức tập trận hải quân tại Tây Thái Bình Dương. Giới truyền thông và học giả cho răng cuộc tập trận trên có ý nhĩa quan trọng và mang thông điệp cứng rắn gửi tới Trung Quốc. Cuộc tập trận thể hiện lập trường cứng rắn của Pháp, Nhật Bản, Australia và Mỹ về việc đảm bảo hòa bình, ổn định và tự do hàng hải ở Biển Đông. Đáng chú ý, giới chuyên gia nhận định cuộc tập trận quy mô lớn giữa 4 nước ở Tây Thái Bình Dương còn thể hiện quyết tâm của Mỹ và các nước đồng minh nhằm bảo vệ tự do hàng hải, hàng không trong khu vực. Ngoài ra, cuộc tập trận trên còn bao hàm ý nghĩa chính trị sâu sắc, tô đậm sự hội tụ chiến lược của hải quân 4 nước liên quan đến nguyên tắc quốc tế, tự do hàng hải lẫn vùng trời trong khu vực; cũng như thị uy sức mạnh hải quân kết hợp giữa Mỹ và các nước đồng minh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo Reuters, cuộc tập trận diễn ra trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Nhật Bản vào cuối tuần này và trong bối cảnh Washington tìm đến các đồng minh ở châu Á để giúp đối phó với sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong khu vực.
Trước đó, Hải quân Pháp, Nhật Bản, Australia và Mỹ (16/5) lần đầu tổ chức tập trận hải quân chung trên các vùng biển châu Á. Tham gia tập trận có tàu sân bay FS Charles de Gaulle của Pháp cùng các tàu hộ tống và 5 tàu hải quân khác, trong đó có một tàu sân bay trực thăng của Nhật Bản, một tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Mỹ và một tàu ngầm của Australia. Trong đợt tập trận này, các tàu cùng thực hiện các khoa mục huấn luyện chung như triển khai đội hình, bắn đạn thật, tìm kiếm và cứu hộ. Đây là một phần trong kế hoạch của Mỹ và Nhật Bản nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng với các quốc gia khác trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương và xa hơn, gồm Anh và Pháp, nhằm tạo thế cân bằng chiến lược trong khu vực. Tàu sân bay trực thăng Izumo của Nhật Bản và tàu khu trục USS William P. Lawrence hồi tuần trước đã tham gia vào các cuộc tập trận tại Biển Đông cùng với các tàu của Ấn Độ và Philippines.
Đáng chú ý, truyền thông Trung Quốc lại cho rằng Mỹ đang bị “quá tải” đối với các cuộc tập trận. Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Hải quân Mỹ đang dàn trải hoạt động để đối phó với nhiều điểm nóng trên thế giới như Vùng Vịnh, Địa Trung Hải, Biển Đen. Tại Biển Đông, các quốc gia trong khu vực và thế giới đang tăng cường phối hợp với Mỹ để thúc đẩy các hoạt động tự do hàng hải.
0 nhận xét