Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Ký Thiệt: Loạn “Hội đoàn”

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2019 17:10 // ,

5/05/2019
Bác sĩ Trần Văn Tích tị nạn VC ở nước Đức là người nhiều nhiệt tình trong các sinh hoạt cộng đồng và có can đảm nói thật nói thẳng trước những điều chướng tai gai mắt. Ngày 23 tháng 4 vừa qua, ông bác sĩ đã viết bài “Thực trạng Hội đoàn Hải ngoại” để lên tiếng về một tệ nạn mà ai cũng biết nhưng không ai muốn đụng tới vì… đụng thì có chạm, mất vui, nội dung như sau:


Có tổ chức loan báo rằng được cả chục hội đoàn tham gia. Có cá nhân tuyên bố là mình kêu gọi biểu tình mà có cả mấy chục hội đoàn ghi tên ủng hộ. Những câu văn hay những lời nói như vậy thực chất lắm khi chỉ là những câu, những lời hầu như hoàn toàn vô nghĩa.

Vì trú ngụ tại Đức từ trên ba mươi lăm năm nay và nhất là vì từng tích cực tham gia hoạt động cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản nên tôi xin mô tả tình trạng đúng với sự thật của các cơ cấu mệnh danh là Hội đoàn, tình trạng đó có khác với tình hình nhìn thấy hay nghe thấy từ bên ngoài.

Hội đoàn độc đáo:

Trường hợp Hội đoàn Một người. Có một số Hội đoàn luôn luôn chỉ do một người đại diện tham gia sinh hoạt tập thể, năm này qua năm khác, nhiệm kỳ này qua nhiệm kỳ khác, thập kỷ này qua thập kỷ khác, thế kỷ này qua thế kỷ khác, thậm chí cả thiên kỷ này qua thiên kỷ khác nữa! Chỉ có một khuôn mặt đó, quay đi quay lại cũng cứ dzậy hoài. Không biết sao nó lại có thể và có gan tự nhận và tự xưng là Hội đoàn, bởi vì Hội đoàn, theo danh nghĩa, là một tổ chức quần chúng ít nhiều rộng rãi qui tụ những người cùng chung một nghề nghiệp, xuất thân từ một sinh quán hay có chung một hoạt động chính trị-xã hội v.v… Luật Đức có những qui định chi phối việc thành lập Hội đoàn nhưng chắc đây là những Hội đoàn đứng trên và đứng ngoài pháp luật Đức, trong một sublime isolation!

Trường Hợp Hội đoàn Hai người. Hình thức sinh hoạt này tiến bộ hơn Hội đoàn Một người vì nó có… thêm một người, thường là người hôn phối. Hai nhân vật thuận vợ thuận chồng nên kết hợp thành một tập thể nhỏ bé gọn gàng. Không cần Ban Chấp Hành cho thêm lôi thôi. Hai người là quá đủ rồi. Đương nhiên nó cũng không thể ghi tên theo luật định vì nhà làm luật, dẫu nghiên cứu, bàn soạn, diễn đạt, ban hành, áp dụng và giải thích thế nào đi nữa thì cũng chẳng thể đồng hoá hôn nhân khế ước thành chứng từ đoàn thể.

Trường Hợp Hội đoàn Nửa người. Ở Đức có người thấy mình thành lập một Hội đoàn là chưa đủ nên đứng tên thay mặt cho hai Hội đoàn luôn. Cũng vẫn cùng là một nhân vật nhưng khi hoạt động chính trị thì là đại diện cho Tổ chức X và khi bước qua lĩnh vực xã hội chẳng hạn thì lại là thay mặt cho Cơ cấu Y. Trên nguyên tắc, như vậy đương sự có quyền bỏ hai phiếu khi bầu cử ban chấp hành giữa hai kỳ đại hội.

Trường Hợp Hội đoàn Đông miên. Khí hậu quanh năm của nước Đức vốn lạnh nhiều hơn nóng, vì thế có nhiều Hội đoàn ngủ giấc mùa đông quanh năm. Những Hội đoàn đó không hề tổ chức hội họp định kỳ hay sinh hoạt bất thường. Họ cũng chẳng bao giờ lên tiếng những khi đáng lên tiếng, cần lên tiếng. Im hơi kín tiếng, ngậm miệng lặng câm là tôn chỉ hoạt động của hạng Hội đoàn này.

Trường Hợp Hội đoàn Mau miệng. Những loại Hội đoàn Một người, Hội đoàn Hai người hay Hội đoàn Nửa người là những Hội đoàn mau miệng, hay nói. Nghe rục rịch ở đâu có tổ chức gì đó là các Hội đoàn này lên tiếng ủng hộ liền, để chậm họ sợ mất phần ủng hộ. Nhanh nhẹn trong phản ứng hoan hô, lẹ làng khi ghi tên bày tỏ thái độ đồng ý, họ là những món quà quý của các chính khách đam mê thứ hậu thuẫn mang tính hoang tưởng thì nhiều mà có thực lực thì ít.

Trường Hợp Hội đoàn có Thực lực. Đây là một số rất ít những Hội đoàn có Ban Chấp Hành đầy đủ, có họp Đại Hội đồng định kỳ để bầu Ban Chấp Hành luân phiên, có ghi tên hợp lệ tại Toà án Địa phương theo qui chế e.V. (Eingetragener Verein), thậm chí có cả tư cách gemeinnützig (công ích), sinh hoạt thường kỳ đều đặn, sinh hoạt bất ngờ đặc biệt. Tại Đức hiện có hai, ba Hội đoàn qui tụ đủ các tiêu chuẩn vừa kể. Không nhiều, nhưng thôi, sự bất quá tam.

Hội muôn năm cũ. Ai còn nhớ ngày thành lập Tập thể Chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà Hải ngoại rồi nhìn lại Tập thể liên hệ vào ngày hôm nay mà không thấy ngậm ngùi. Tuy nhiên ngay các Hội đoàn qui tụ những thành phần tương đối thuần nhất cũng không thoát khỏi qui luật sinh và lão. Hội Y Nha Dược Sĩ Thế giới Tự do và Hội Y Nha Dược sĩ Tự do tại Cộng Hoà Liên Bang Đức là những ví dụ.

Hội Y Nha Dược Sĩ Thế giới Tự do qui tụ các nam nữ bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ tỵ nạn cộng sản Việt Nam ở hải ngoại và trên khắp thế giới. Đã có một thời gian nó hoạt động rất mạnh không những chỉ qua vai trò ái hữu nghề nghiệp y khoa, mà còn ở những lĩnh vực khác như lĩnh vực văn hoá. Thành quả đáng khích lệ nhất là Giải thưởng Văn học do Hội Y Nha Dược sĩ Thế giới Tự do tổ chức. Là một tập hợp những con người chuyên môn về khoa học ứng dụng, Hội bước qua địa bàn khoa học nhân văn mà vẫn đạt được thành công. Những nam nữ tác giả nhận giải đều hãnh diện về công trình trước tác đoạt giải của mình. Rất tiếc những năm sau này không còn có Giải thưởng Văn học của Hội Y Nha Dược sĩ Thế giới nữa.

Hội Y Nha Dược sĩ Tự do tại Cộng hoà Liên bang Đức ban đầu được phía Đức ủng hộ hết mình, cụ thể là qua hai cơ quan Hồng Thập Tự Đức và Cơ quan Độc Lập. DRK (Hồng Thập Tự Đức) sẵn sàng thu xếp địa điểm sinh hoạt để bà con gặp mặt và ngủ qua đêm, cung cấp thức ăn nước uống đầy đủ, lúc đầu còn bồi hoàn cả một phần chi phí di chuyển. Những buổi hội họp qui tụ đông đảo đồng nghiệp ngành y khoa, các thuyết trình viên Việt và Đức đều là những khuôn mặt có uy tín và danh vọng. Nhưng rồi qua thời gian, công việc được bàn giao cho những người mới, tình hình cứ càng ngày càng suy thoái và hiện giờ thì Hội Y Nha Dược của những người tỵ nạn cộng sản Việt Nam đang li bì ngủ giấc ngủ mùa đông, mặc dầu đã có nhiều biện pháp cố gắng phục hồi được áp dụng! Thực chất nó hiện là một thi hài chưa chịu chết.

Kết luận

Sự thăng trầm của một tổ chức cũng giống như sự sinh trưởng của một cơ thể. Có thời gian sung mãn thì cũng có giai đoạn suy thoái. Dầu sao thì sự hiện hữu của các loại Hội đoàn hữu danh vô thực cũng có cái ý nghĩa của nó. Những Hội đoàn này cần có đó để cho bếp lửa chống cộng tiếp tục âm ỉ cháy mà không đến nỗi nguội tanh. Hơn nữa, phải có Hội đoàn hữu danh vô thực thì mới làm vui lòng những nhân vật tự nhận hay được xem là đấu tranh; để cho chư vị này có lý do tự hào tự đắc. Tổ chức hội thảo mà đếm được cỡ chừng hai trăm người tham gia là coi như đã khá nhưng triệu tập biểu tình mà được vài chục Hội đoàn ghi danh ủng hộ thì coi như hơi xìu.

Mô tả sự thực đòi hỏi chút xíu can đảm. Chỉ mong không đến nỗi bị cho là bi quan yếm thế hay ngoạn mục hơn nữa, bị cho là thực thi Nghị quyết… (ngưng trích)

Xin thành thật chia buồn với Bác sĩ Tích về “giấc ngủ mùa đông” của Hội Y Nha Dược Sĩ Thế giới Tự do, nhưng sao lại “tiếc những năm sau này không còn có Giải thưởng Văn học của Hội Y Nha Dược sĩ Thế giới nữa” nhỉ?

Hội của các ông bà y, nha, dược sĩ tổ chức “Giải thưởng Văn học” thì ai có thể cấm hội chủ tiệm vàng hay chủ tiệm “neo” cũng bắt chước… học làm sang, tổ chức Giải thưởng Văn học, khi họ cũng yêu văn nghệ, cũng có những hội viên làm thơ, viết văn, đặt nhạc và có nhiều tiền để treo giải thưởng thì thiếu gì người dự thi đông vui? Có gì khác nhau nào?

Lại nữa, cần phải vận dụng “chút xíu can đảm” để nói lên một hiện tượng trái cựa trong cộng đồng ta ở hải ngoại mà không sợ bị chửi và chụp cho cái nón cối. Trong khi hội của các ông bà y, nha, dược sĩ tổ chức “Giải thưởng Văn học” thì hội của các ông bà nhà văn, nhà thơ ở hải ngoại (như Hội Các Nhà Văn Lưu Vong, Hội Văn Nghệ Sĩ VN Tự Do, Hội Văn Bút…) lại không bao giờ tổ chức Giải Thưởng Văn Học, và  “hoạt động” của các hội này cùng chức tước của những người trong hội được đồng hương biết tới là nhờ những bài chửi nhau của các “văn hữu” trong hội phổ biến tùm lum trên các “mạng” điện tử.

Nói có sách mách có chứng, xin trích dẫn dưới đây một “đoạn văn” đọc được gần đây trên mạng của “Hội Văn Bút” và ngoài Hội Văn Bút:

Thưa Quý Văn Hữu, tại sao lại nói: – anh dtl tự chửi mẹ mình “đi lấy trai” – muốn hiểu đầu đuôi thì tôi xin phép phải dài dòng như thế này. Như quý vị biết, anh dtl là đệ tử, nói chính xác hơn là “tiểu đệ” của tôi. Ngày chưa thành danh, chưa là Ct vbvnhn và chưa phản thầy, lúc nào anh dtl cũng cung kính gọi tôi là “đại ca” và xưng là “tiểu đệ”. Với cái nghĩa đệ-huynh như vậy, tôi kính trọng cha mẹ của dtl như cha mẹ của mình và ngược lại, nếu anh dtl là người biết lễ nghĩa thì cũng phải coi cha mẹ của tôi như là cha mẹ ruột của anh ấy. Thế mà, chúng tôi, nay cơm không lành, canh không ngọt, dĩ nhiên là có lời quá tiếng lại, dù thế nào chăng nữa, tôi cũng không bao giờ dám động đến những bậc trưởng thượng, những vị là cha là mẹ của dtl. Nhưng có lẽ dtl quyết đánh cho tôi “thổ huyết” như anh dtl nói (nôm na là hộc máu) nên dtl đã có những hành động ngoài sự tưởng tượng của tôi. Không tưởng tượng được vì, một Luật sư lại đương là CT Văn bút (Hội Nhà Văn) mà lại “đào mồ bới mả” cha mẹ tôi lên để rủa xả, cứ hệt như hàng tôm hàng cá ngoài chợ. Cha tôi, gia nhập lực lượng Việt Minh, đi kháng chiến chống Pháp, tử trận từ năm 1952, thế mà anh dtl rủa xả là “cộng sản”. Bảy năm sau ngày cha tôi “đền nợ nước”, mẹ tôi mới tái hôn, tất cả câu chuyện này tôi đều tự thuật rõ ràng và chi tiết trong tiểu truyện “Mưa Trên Sông Đồng Nai” chứ không phải là chuyện đời tư bí mật gì của tôi như dtl mô tả. Điều kinh ngạc nhất là chuyện một người đàn bà tái hôn sau khi chồng mất nhiều năm mà anh dtl lại gọi là “đi lấy trai”, tôi tin là dtl đã cố moi óc để tìm những từ ngữ miệt thị nặng nhất mà dtl có thể dùng. Thú thật, sau khi đọc hết lá thư của anh dtl, tôi không tức đến hộc máu nhưng buồn tê tái thì có, buồn khi thấy thằng đệ tử cũ của tôi táng tận lương tâm đến thế thì thôi…(ngưng trích)

Áng văn trên đây được trích từ một bài được ghi là “Bài thứ 19”, và cuộc trao đổi văn chương giữa hai văn hữu “quyền cao chức trọng” trong Hội Văn Bút vẫn còn tiếp tục, nay đã leo thang tới tòa án để nhờ pháp luật phân xử.

Năm nay, 2019, đúng 40 năm Hội Văn Bút (VNHN) được thu nhận là một “Trung Tâm” của “International P.E.N.” (1979) do công lao của Nhà văn Minh Đức Hoài Trinh sau hai năm đơn thương độc mã lặn lội vận động qua ba kỳ “International P.E.N. Congress” (Đại Hội VBQT) tại Sydney, Stockholm và Rio de Janeiro. Dây là một thành công được đánh giá là to lớn và nhiều ý nghĩa của người Việt tị nạn về quốc tế vận. Đêm qua, tôi nằm mơ thấy Bà Minh Đức Hoài Trinh ngồi ôm mặt khóc bên Suối Vàng.

Nói thêm nữa về chuyện hội đoàn lại có thể bị lên án là “bi quan yếm thế”, hay nặng hơn, “thực thi nghị quyết 36 kiểu”. Xin chuyển qua một chuyện rất lạc quan, trong sáng, phấn khởi và không liên quan gì tới các “hội đoàn” trong cộng đồng ta.

Image result for Tượng đài Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản tại WASHINGTON d.c.

Vào đầu thập niên 2000 của Thế kỷ 21, The Victims of Communism Memorial Foundation (VOCMF), một tổ chức quốc tế được thành lập tại thủ đô Washington, với dự án xây dựng một tượng đài để tưởng nhớ hơn một trăm triệu người đã bị cộng sản tàn sát trên thế giới, trong đó có hơn một triệu người Việt Nam, và làm một Viện Bảo tàng để lưu trữ những bằng chứng về tội ác mà chủ nghĩa cộng sản đã gây ra với nhân loại. Đây là một hội tư không có tài trợ của chính quyền nên cần gây quỹ, bước đầu là dựng một đài tưởng niệm tại Hoa-Thịnh-Đốn, đài tưởng niệm nạn nhân cộng đầu tiên trên thế giói. Tin này được loan tải khá rộng rãi trên báo chí địa phương, nhất là trên Nhật báo The Washington Times.

Tại Vùng Hoa-Thịnh-Đốn có trên 60 ngàn người Việt cư ngụ và nghe nói có khoảng bốn mươi hội đoàn, từ Hội Nem nướng Ninh Hòa tới Tổ chức Cộng Đồng với một bản “Hiến Chương” khẳng định lập trường “chống cộng” hẳn hoi, nhưng không nghe có đóng góp gì vào dự án đầy ‎ý nghĩa này, nên có một nhóm vài người, cả nam lẫn nữ, cảm thấy đây là việc nên làm và cần phải làm, bèn ngồi lại với nhau, tích cực gây quỹ được một số tiền khá lớn, đóng góp cho VOCMF “nhân danh Cộng đồng người Việt hải ngoại” để xây dựng Tượng đài Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản trên khắp thế giới.

Trong buổi lễ vỡ đất để xây dựng Tượng đài ngày 27.9.2006, đại diện nhóm người Việt này đã có vinh dự góp mặt với mấy “yếu nhân” quốc tế cầm xẻng xúc những miếng đất đầu tiên, tượng trưng cho việc khởi công xây dựng. Đoạn phim thời sự dài mấy phút của buổi lễ này đã “đi vào lịch sử” khi được dùng trong nhiều phim tài liệu, trong đó có phim “Sự Thật về Hồ Chí Minh” do nhóm Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ thực hiện (bản Anh ngữ mang tựa đề “Ho Chi Minh, The Man and The Myth”).


Khởi công xây tượng đài Tưởng niệm nạn nhân CS tại Wash.D.C.

Ngày 12.6.2007, đã là một ngày vui hiếm có trong cộng đồng người Việt tại vùng thủ đô nước Mỹ với sự góp mặt của hơn 200 đồng hương, nhiều người  cầm lá cờ VNCH trên tay, có những bà trong chiếc áo dài màu vàng với ba gạch tréo màu đỏ thân thương, trong số người tham dự buổi lễ khai mạc long trọng Đài Tưởng niệm Nạn nhân cộng sản do Tổng thống George W. Bush chủ tọa. Ông nói: “Tại nơi thiêng liêng này, những nạn nhân vô danh của cộng sản sẽ được ghi khắc trong lịch sử và sẽ được tưởng nhớ mãi mãi.”

Tiến sĩ Lee Edwards, chủ tịch VOCMF thì nói “không có sự đóng góp của cộng đồng Việt Nam thì hôm nay đã không có tượng đài này”.

Nhóm người ngồi lại với nhau suốt ba năm (2004-2007) để làm việc cho Tượng Đài đã lặng lẽ chia tay, để lại vinh dự cho Cộng Đồng. Họ đã không lập hội và không nhân danh gì cả, dù là có tới… 5 người!

Ký Thiệt
Bác sĩ Trần Văn Tích tị nạn VC ở nước Đức là người nhiều nhiệt tình trong các sinh hoạt cộng đồng và có can đảm nói thật nói thẳng trước những điều chướng tai gai mắt. Ngày 23 tháng 4 vừa qua, ông bác sĩ đã viết bài “Thực trạng Hội đoàn Hải ngoại” để lên tiếng về một tệ nạn mà ai cũng biết nhưng không ai muốn đụng tới vì… đụng thì có chạm, mất vui, nội dung như sau:


Có tổ chức loan báo rằng được cả chục hội đoàn tham gia. Có cá nhân tuyên bố là mình kêu gọi biểu tình mà có cả mấy chục hội đoàn ghi tên ủng hộ. Những câu văn hay những lời nói như vậy thực chất lắm khi chỉ là những câu, những lời hầu như hoàn toàn vô nghĩa.

Vì trú ngụ tại Đức từ trên ba mươi lăm năm nay và nhất là vì từng tích cực tham gia hoạt động cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản nên tôi xin mô tả tình trạng đúng với sự thật của các cơ cấu mệnh danh là Hội đoàn, tình trạng đó có khác với tình hình nhìn thấy hay nghe thấy từ bên ngoài.

Hội đoàn độc đáo:

Trường hợp Hội đoàn Một người. Có một số Hội đoàn luôn luôn chỉ do một người đại diện tham gia sinh hoạt tập thể, năm này qua năm khác, nhiệm kỳ này qua nhiệm kỳ khác, thập kỷ này qua thập kỷ khác, thế kỷ này qua thế kỷ khác, thậm chí cả thiên kỷ này qua thiên kỷ khác nữa! Chỉ có một khuôn mặt đó, quay đi quay lại cũng cứ dzậy hoài. Không biết sao nó lại có thể và có gan tự nhận và tự xưng là Hội đoàn, bởi vì Hội đoàn, theo danh nghĩa, là một tổ chức quần chúng ít nhiều rộng rãi qui tụ những người cùng chung một nghề nghiệp, xuất thân từ một sinh quán hay có chung một hoạt động chính trị-xã hội v.v… Luật Đức có những qui định chi phối việc thành lập Hội đoàn nhưng chắc đây là những Hội đoàn đứng trên và đứng ngoài pháp luật Đức, trong một sublime isolation!

Trường Hợp Hội đoàn Hai người. Hình thức sinh hoạt này tiến bộ hơn Hội đoàn Một người vì nó có… thêm một người, thường là người hôn phối. Hai nhân vật thuận vợ thuận chồng nên kết hợp thành một tập thể nhỏ bé gọn gàng. Không cần Ban Chấp Hành cho thêm lôi thôi. Hai người là quá đủ rồi. Đương nhiên nó cũng không thể ghi tên theo luật định vì nhà làm luật, dẫu nghiên cứu, bàn soạn, diễn đạt, ban hành, áp dụng và giải thích thế nào đi nữa thì cũng chẳng thể đồng hoá hôn nhân khế ước thành chứng từ đoàn thể.

Trường Hợp Hội đoàn Nửa người. Ở Đức có người thấy mình thành lập một Hội đoàn là chưa đủ nên đứng tên thay mặt cho hai Hội đoàn luôn. Cũng vẫn cùng là một nhân vật nhưng khi hoạt động chính trị thì là đại diện cho Tổ chức X và khi bước qua lĩnh vực xã hội chẳng hạn thì lại là thay mặt cho Cơ cấu Y. Trên nguyên tắc, như vậy đương sự có quyền bỏ hai phiếu khi bầu cử ban chấp hành giữa hai kỳ đại hội.

Trường Hợp Hội đoàn Đông miên. Khí hậu quanh năm của nước Đức vốn lạnh nhiều hơn nóng, vì thế có nhiều Hội đoàn ngủ giấc mùa đông quanh năm. Những Hội đoàn đó không hề tổ chức hội họp định kỳ hay sinh hoạt bất thường. Họ cũng chẳng bao giờ lên tiếng những khi đáng lên tiếng, cần lên tiếng. Im hơi kín tiếng, ngậm miệng lặng câm là tôn chỉ hoạt động của hạng Hội đoàn này.

Trường Hợp Hội đoàn Mau miệng. Những loại Hội đoàn Một người, Hội đoàn Hai người hay Hội đoàn Nửa người là những Hội đoàn mau miệng, hay nói. Nghe rục rịch ở đâu có tổ chức gì đó là các Hội đoàn này lên tiếng ủng hộ liền, để chậm họ sợ mất phần ủng hộ. Nhanh nhẹn trong phản ứng hoan hô, lẹ làng khi ghi tên bày tỏ thái độ đồng ý, họ là những món quà quý của các chính khách đam mê thứ hậu thuẫn mang tính hoang tưởng thì nhiều mà có thực lực thì ít.

Trường Hợp Hội đoàn có Thực lực. Đây là một số rất ít những Hội đoàn có Ban Chấp Hành đầy đủ, có họp Đại Hội đồng định kỳ để bầu Ban Chấp Hành luân phiên, có ghi tên hợp lệ tại Toà án Địa phương theo qui chế e.V. (Eingetragener Verein), thậm chí có cả tư cách gemeinnützig (công ích), sinh hoạt thường kỳ đều đặn, sinh hoạt bất ngờ đặc biệt. Tại Đức hiện có hai, ba Hội đoàn qui tụ đủ các tiêu chuẩn vừa kể. Không nhiều, nhưng thôi, sự bất quá tam.

Hội muôn năm cũ. Ai còn nhớ ngày thành lập Tập thể Chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà Hải ngoại rồi nhìn lại Tập thể liên hệ vào ngày hôm nay mà không thấy ngậm ngùi. Tuy nhiên ngay các Hội đoàn qui tụ những thành phần tương đối thuần nhất cũng không thoát khỏi qui luật sinh và lão. Hội Y Nha Dược Sĩ Thế giới Tự do và Hội Y Nha Dược sĩ Tự do tại Cộng Hoà Liên Bang Đức là những ví dụ.

Hội Y Nha Dược Sĩ Thế giới Tự do qui tụ các nam nữ bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ tỵ nạn cộng sản Việt Nam ở hải ngoại và trên khắp thế giới. Đã có một thời gian nó hoạt động rất mạnh không những chỉ qua vai trò ái hữu nghề nghiệp y khoa, mà còn ở những lĩnh vực khác như lĩnh vực văn hoá. Thành quả đáng khích lệ nhất là Giải thưởng Văn học do Hội Y Nha Dược sĩ Thế giới Tự do tổ chức. Là một tập hợp những con người chuyên môn về khoa học ứng dụng, Hội bước qua địa bàn khoa học nhân văn mà vẫn đạt được thành công. Những nam nữ tác giả nhận giải đều hãnh diện về công trình trước tác đoạt giải của mình. Rất tiếc những năm sau này không còn có Giải thưởng Văn học của Hội Y Nha Dược sĩ Thế giới nữa.

Hội Y Nha Dược sĩ Tự do tại Cộng hoà Liên bang Đức ban đầu được phía Đức ủng hộ hết mình, cụ thể là qua hai cơ quan Hồng Thập Tự Đức và Cơ quan Độc Lập. DRK (Hồng Thập Tự Đức) sẵn sàng thu xếp địa điểm sinh hoạt để bà con gặp mặt và ngủ qua đêm, cung cấp thức ăn nước uống đầy đủ, lúc đầu còn bồi hoàn cả một phần chi phí di chuyển. Những buổi hội họp qui tụ đông đảo đồng nghiệp ngành y khoa, các thuyết trình viên Việt và Đức đều là những khuôn mặt có uy tín và danh vọng. Nhưng rồi qua thời gian, công việc được bàn giao cho những người mới, tình hình cứ càng ngày càng suy thoái và hiện giờ thì Hội Y Nha Dược của những người tỵ nạn cộng sản Việt Nam đang li bì ngủ giấc ngủ mùa đông, mặc dầu đã có nhiều biện pháp cố gắng phục hồi được áp dụng! Thực chất nó hiện là một thi hài chưa chịu chết.

Kết luận

Sự thăng trầm của một tổ chức cũng giống như sự sinh trưởng của một cơ thể. Có thời gian sung mãn thì cũng có giai đoạn suy thoái. Dầu sao thì sự hiện hữu của các loại Hội đoàn hữu danh vô thực cũng có cái ý nghĩa của nó. Những Hội đoàn này cần có đó để cho bếp lửa chống cộng tiếp tục âm ỉ cháy mà không đến nỗi nguội tanh. Hơn nữa, phải có Hội đoàn hữu danh vô thực thì mới làm vui lòng những nhân vật tự nhận hay được xem là đấu tranh; để cho chư vị này có lý do tự hào tự đắc. Tổ chức hội thảo mà đếm được cỡ chừng hai trăm người tham gia là coi như đã khá nhưng triệu tập biểu tình mà được vài chục Hội đoàn ghi danh ủng hộ thì coi như hơi xìu.

Mô tả sự thực đòi hỏi chút xíu can đảm. Chỉ mong không đến nỗi bị cho là bi quan yếm thế hay ngoạn mục hơn nữa, bị cho là thực thi Nghị quyết… (ngưng trích)

Xin thành thật chia buồn với Bác sĩ Tích về “giấc ngủ mùa đông” của Hội Y Nha Dược Sĩ Thế giới Tự do, nhưng sao lại “tiếc những năm sau này không còn có Giải thưởng Văn học của Hội Y Nha Dược sĩ Thế giới nữa” nhỉ?

Hội của các ông bà y, nha, dược sĩ tổ chức “Giải thưởng Văn học” thì ai có thể cấm hội chủ tiệm vàng hay chủ tiệm “neo” cũng bắt chước… học làm sang, tổ chức Giải thưởng Văn học, khi họ cũng yêu văn nghệ, cũng có những hội viên làm thơ, viết văn, đặt nhạc và có nhiều tiền để treo giải thưởng thì thiếu gì người dự thi đông vui? Có gì khác nhau nào?

Lại nữa, cần phải vận dụng “chút xíu can đảm” để nói lên một hiện tượng trái cựa trong cộng đồng ta ở hải ngoại mà không sợ bị chửi và chụp cho cái nón cối. Trong khi hội của các ông bà y, nha, dược sĩ tổ chức “Giải thưởng Văn học” thì hội của các ông bà nhà văn, nhà thơ ở hải ngoại (như Hội Các Nhà Văn Lưu Vong, Hội Văn Nghệ Sĩ VN Tự Do, Hội Văn Bút…) lại không bao giờ tổ chức Giải Thưởng Văn Học, và  “hoạt động” của các hội này cùng chức tước của những người trong hội được đồng hương biết tới là nhờ những bài chửi nhau của các “văn hữu” trong hội phổ biến tùm lum trên các “mạng” điện tử.

Nói có sách mách có chứng, xin trích dẫn dưới đây một “đoạn văn” đọc được gần đây trên mạng của “Hội Văn Bút” và ngoài Hội Văn Bút:

Thưa Quý Văn Hữu, tại sao lại nói: – anh dtl tự chửi mẹ mình “đi lấy trai” – muốn hiểu đầu đuôi thì tôi xin phép phải dài dòng như thế này. Như quý vị biết, anh dtl là đệ tử, nói chính xác hơn là “tiểu đệ” của tôi. Ngày chưa thành danh, chưa là Ct vbvnhn và chưa phản thầy, lúc nào anh dtl cũng cung kính gọi tôi là “đại ca” và xưng là “tiểu đệ”. Với cái nghĩa đệ-huynh như vậy, tôi kính trọng cha mẹ của dtl như cha mẹ của mình và ngược lại, nếu anh dtl là người biết lễ nghĩa thì cũng phải coi cha mẹ của tôi như là cha mẹ ruột của anh ấy. Thế mà, chúng tôi, nay cơm không lành, canh không ngọt, dĩ nhiên là có lời quá tiếng lại, dù thế nào chăng nữa, tôi cũng không bao giờ dám động đến những bậc trưởng thượng, những vị là cha là mẹ của dtl. Nhưng có lẽ dtl quyết đánh cho tôi “thổ huyết” như anh dtl nói (nôm na là hộc máu) nên dtl đã có những hành động ngoài sự tưởng tượng của tôi. Không tưởng tượng được vì, một Luật sư lại đương là CT Văn bút (Hội Nhà Văn) mà lại “đào mồ bới mả” cha mẹ tôi lên để rủa xả, cứ hệt như hàng tôm hàng cá ngoài chợ. Cha tôi, gia nhập lực lượng Việt Minh, đi kháng chiến chống Pháp, tử trận từ năm 1952, thế mà anh dtl rủa xả là “cộng sản”. Bảy năm sau ngày cha tôi “đền nợ nước”, mẹ tôi mới tái hôn, tất cả câu chuyện này tôi đều tự thuật rõ ràng và chi tiết trong tiểu truyện “Mưa Trên Sông Đồng Nai” chứ không phải là chuyện đời tư bí mật gì của tôi như dtl mô tả. Điều kinh ngạc nhất là chuyện một người đàn bà tái hôn sau khi chồng mất nhiều năm mà anh dtl lại gọi là “đi lấy trai”, tôi tin là dtl đã cố moi óc để tìm những từ ngữ miệt thị nặng nhất mà dtl có thể dùng. Thú thật, sau khi đọc hết lá thư của anh dtl, tôi không tức đến hộc máu nhưng buồn tê tái thì có, buồn khi thấy thằng đệ tử cũ của tôi táng tận lương tâm đến thế thì thôi…(ngưng trích)

Áng văn trên đây được trích từ một bài được ghi là “Bài thứ 19”, và cuộc trao đổi văn chương giữa hai văn hữu “quyền cao chức trọng” trong Hội Văn Bút vẫn còn tiếp tục, nay đã leo thang tới tòa án để nhờ pháp luật phân xử.

Năm nay, 2019, đúng 40 năm Hội Văn Bút (VNHN) được thu nhận là một “Trung Tâm” của “International P.E.N.” (1979) do công lao của Nhà văn Minh Đức Hoài Trinh sau hai năm đơn thương độc mã lặn lội vận động qua ba kỳ “International P.E.N. Congress” (Đại Hội VBQT) tại Sydney, Stockholm và Rio de Janeiro. Dây là một thành công được đánh giá là to lớn và nhiều ý nghĩa của người Việt tị nạn về quốc tế vận. Đêm qua, tôi nằm mơ thấy Bà Minh Đức Hoài Trinh ngồi ôm mặt khóc bên Suối Vàng.

Nói thêm nữa về chuyện hội đoàn lại có thể bị lên án là “bi quan yếm thế”, hay nặng hơn, “thực thi nghị quyết 36 kiểu”. Xin chuyển qua một chuyện rất lạc quan, trong sáng, phấn khởi và không liên quan gì tới các “hội đoàn” trong cộng đồng ta.

Image result for Tượng đài Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản tại WASHINGTON d.c.

Vào đầu thập niên 2000 của Thế kỷ 21, The Victims of Communism Memorial Foundation (VOCMF), một tổ chức quốc tế được thành lập tại thủ đô Washington, với dự án xây dựng một tượng đài để tưởng nhớ hơn một trăm triệu người đã bị cộng sản tàn sát trên thế giới, trong đó có hơn một triệu người Việt Nam, và làm một Viện Bảo tàng để lưu trữ những bằng chứng về tội ác mà chủ nghĩa cộng sản đã gây ra với nhân loại. Đây là một hội tư không có tài trợ của chính quyền nên cần gây quỹ, bước đầu là dựng một đài tưởng niệm tại Hoa-Thịnh-Đốn, đài tưởng niệm nạn nhân cộng đầu tiên trên thế giói. Tin này được loan tải khá rộng rãi trên báo chí địa phương, nhất là trên Nhật báo The Washington Times.

Tại Vùng Hoa-Thịnh-Đốn có trên 60 ngàn người Việt cư ngụ và nghe nói có khoảng bốn mươi hội đoàn, từ Hội Nem nướng Ninh Hòa tới Tổ chức Cộng Đồng với một bản “Hiến Chương” khẳng định lập trường “chống cộng” hẳn hoi, nhưng không nghe có đóng góp gì vào dự án đầy ‎ý nghĩa này, nên có một nhóm vài người, cả nam lẫn nữ, cảm thấy đây là việc nên làm và cần phải làm, bèn ngồi lại với nhau, tích cực gây quỹ được một số tiền khá lớn, đóng góp cho VOCMF “nhân danh Cộng đồng người Việt hải ngoại” để xây dựng Tượng đài Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản trên khắp thế giới.

Trong buổi lễ vỡ đất để xây dựng Tượng đài ngày 27.9.2006, đại diện nhóm người Việt này đã có vinh dự góp mặt với mấy “yếu nhân” quốc tế cầm xẻng xúc những miếng đất đầu tiên, tượng trưng cho việc khởi công xây dựng. Đoạn phim thời sự dài mấy phút của buổi lễ này đã “đi vào lịch sử” khi được dùng trong nhiều phim tài liệu, trong đó có phim “Sự Thật về Hồ Chí Minh” do nhóm Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ thực hiện (bản Anh ngữ mang tựa đề “Ho Chi Minh, The Man and The Myth”).


Khởi công xây tượng đài Tưởng niệm nạn nhân CS tại Wash.D.C.

Ngày 12.6.2007, đã là một ngày vui hiếm có trong cộng đồng người Việt tại vùng thủ đô nước Mỹ với sự góp mặt của hơn 200 đồng hương, nhiều người  cầm lá cờ VNCH trên tay, có những bà trong chiếc áo dài màu vàng với ba gạch tréo màu đỏ thân thương, trong số người tham dự buổi lễ khai mạc long trọng Đài Tưởng niệm Nạn nhân cộng sản do Tổng thống George W. Bush chủ tọa. Ông nói: “Tại nơi thiêng liêng này, những nạn nhân vô danh của cộng sản sẽ được ghi khắc trong lịch sử và sẽ được tưởng nhớ mãi mãi.”

Tiến sĩ Lee Edwards, chủ tịch VOCMF thì nói “không có sự đóng góp của cộng đồng Việt Nam thì hôm nay đã không có tượng đài này”.

Nhóm người ngồi lại với nhau suốt ba năm (2004-2007) để làm việc cho Tượng Đài đã lặng lẽ chia tay, để lại vinh dự cho Cộng Đồng. Họ đã không lập hội và không nhân danh gì cả, dù là có tới… 5 người!

Ký Thiệt
https://baotgm.net/ky-thiet-loan-hoi-doan/

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.