Cựu phó của Obama khó đánh bại Tổng thống Trump vì liên hệ mờ ám với Trung Quốc
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, Phó Tổng thống Mike Pence, cựu Tổng thống Barack Obama, cựu Phó Tổng thống Joe Biden sau lễ nhậm chức tổng thống của ông Trump tại thủ đô Washington ngày 20/1/2017 (Ảnh: Bloomberg)
Tờ The Federalist gần đây cho đăng bài viết của ông Ben Weingarten, một học giả cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Luân Đôn, cho rằng những nỗ lực tranh cử tổng thống 2020 của cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hoàn toàn bị lu mờ, do những mối liên hệ tài chính với Trung Quốc.
Ông Biden, cấp phó của Tổng thống Brack Obama trong suốt 8 năm, gần đây gặp bão chỉ trích từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa khi phát ngôn rằng Trung Quốc không phải là mối đe dọa đối với Mỹ. “Trung Quốc sẽ cướp miếng ăn của chúng ta? Thôi nào, làm gì có chuyện đó”, ông Biden phát biểu hôm 1/5 tại thành phố Iowa. “Ý tôi là, bạn biết đó, họ không phải người xấu”.
Với góc nhìn như ông Biden, không lạ gì khi Trung Quốc liên tục “bóc lột” Mỹ về thương mại (theo mô tả của Tổng thống Trump) và bành trướng tham vọng ở Biển Đông trong suốt hai nhiệm kỳ của ông và cấp trên Obama.
Trong cuộc phỏng vấn với Reuters vào ngày 23/2/2017, Tổng thống Donald Trump trách chính quyền Obama đã cho phép Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông (Ảnh: Getty)Theo học giả Weingarten, điều quan trọng là các ứng cử viên tổng thống Mỹ phải là người có khả năng đánh giá Trung Quốc một cách khách quan, không có xung đột lợi ích và vướng mắc tài chính quá mức.
Ông Weingarten cho rằng Trung Quốc đã trâng tráo đe dọa tự do của Mỹ, bao gồm các quyền tự do thương mại, giao thông hàng hải, và liên lạc, đe dọa cuộc sống và tính mệnh của những người lính Mỹ và người dân Mỹ. Trung Quốc đã tìm cách làm giảm hiệu quả của các bài phát biểu trên đất Mỹ, và gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử của nước Mỹ.
“Trung Quốc che giấu tham vọng bành trướng, đe dọa tự do của Mỹ và những đồng minh của Mỹ. Nói tóm lại, không có thách thức nào lớn hơn đối với người Mỹ trong lĩnh vực an ninh quốc gia và đối ngoại”, ông Weingarten nhận định.
Ben Weingarten, học giả cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Luân Đôn, chuyên viết về an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại, kinh tế và chính trị.Theo ông Weingarten, vào thời điểm khi mối quan tâm, được các cơ sở truyền thông-chính trị tuyên bố về ảnh hưởng của nước ngoài đối với hệ thống chính trị của nước Mỹ, là tối quan trọng, người Mỹ nên đặt một câu hỏi cho mỗi ứng cử viên Mỹ: “Lập trường của Ngài đối với Trung Quốc như thế nào, và ngài có bất kỳ vướng mắc – kinh tế hay cái gì đó – với Bắc Kinh, mà chúng tạo ra xung đột lợi ích hay không?”.
Do hầu như không được đề cập đến công khai trong các bài phát biểu của các quan chức Mỹ trong thời gian trước đây, vấn đề này đã được đưa ra tại một cuộc họp gần đây của những người có quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc, trong cộng đồng tài chính Mỹ.
videoinfo__video3.dkn.tv||6be9c591e__
Donald Trump lặng lẽ trở tổng thống thành công nhất Hoa Kỳ
Được tổ chức bởi một người bạn thân thiết cũ của Tổng thống Trump, cuộc họp này được cho là đã đưa ra tín hiệu về một cuộc tranh luận nghiêm trọng về chiến dịch bầu cử tổng thống sắp tới.
Nhắm vào cựu Phó Tổng thống Joe Biden, người gần đây nhất có ý định ra tranh cử ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, ông Steve Bannon, cựu chiến lược gia trưởng của Tổng thống Trump, đặt câu hỏi: “Liệu ông Joe Biden có trong sạch 100% trong mối quan hệ của ông ấy và gia đình ông ấy với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) … Chúng ta cần biết mọi mối liên hệ mà Joe Biden đã có với ĐCSTQ, với Ngân hàng Trung Quốc và tất cả các tổ chức tài chính ở Trung Quốc”.
Mối liên hệ mờ ám của ông Biden với Trung Quốc
Cựu cố vấn tổng thống Mỹ ông Steve Bannon đã ám chỉ đến báo cáo của tác giả Peter Schweizer trong cuốn sách 2018 của ông: “Secret Empires: How the American Political Class Hides Corruption and Enriches Family and Friends” [Tạm dịch: “Những đế chế bí mật: Giới chính trị Mỹ che giấu tham nhũng và làm giàu cho gia đình và bạn bè như thế nào”.
Trong cuốn sách, ông Schwweizer viết về mối liên hệ giữa vai trò của ông Biden trong chính sách Mỹ-Trung, và một thỏa thuận với chính phủ Trung Quốc, được tiến hành bởi công ty đầu tư Rosemont Seneca Partners của ông Hunter Biden, con trai ông Joe Biden.
Về chuyến thăm chính thức Trung Quốc của ông Joe Biden vào tháng 12/2013, trong sách có đoạn viết: “Phó tổng thống đang đàm phán một loạt các vấn đề rất nhạy cảm với Trung Quốc, bao gồm Biển Đông, thương mại, chuyển giao công nghệ, v.v. Ông Biden bị chỉ trích trong chuyến đi đó vì cơ bản đã mềm mỏng với Bắc Kinh. Ngay sau khi trở về Mỹ, công ty của ông Hunter Biden đã nhận được một giao dịch góp vốn tư nhân trị giá 1 tỷ USD từ chính phủ Trung Quốc [thông qua Ngân hàng Trung Quốc]. Không phải từ một doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc; mà chính từ chính phủ Trung Quốc. Sau đó, giá trị giao dịch tăng lên 1,5 tỷ đô la. Chúng ta không có cách nào biết được công ty Rosemont đã thu được bao nhiêu trong thỏa thuận này vì không có yêu cầu công bố”.
Ông Schweizer khẳng định rằng đây là lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc cho phép một công ty phương Tây quyền tiếp cận một quỹ đầu tư xuyên biên giới, được hình thành tại Khu vực Thương mại Tự do Thượng Hải.
Tuy nhiên, trước những tiết lộ này, phát ngôn viên của ông Hunter Biden và cộng sự của ông ấy tại công ty Rosemont Seneca, ông Christopher Heinz, con trai riêng của cựu ngoại trưởng John Kerry, đã bác bỏ những tuyên bố của ông Schweizer, và khẳng định rằng công ty Rosomont không tham gia trong thỏa thuận với Trung Quốc.
Ủy ban về Mối đe dọa hiện tại: Trung Quốc
Thách thức đối với ông Biden đã diễn ra tại một cuộc họp của Ủy ban mới được thành lập mang tên “Mối đe dọa Hiện tại: Trung Quốc” (CPDC), một sự tái sinh của “Ủy ban về Mối đe dọa Hiện tại” trước đây được thành lập trong thời Chiến tranh Lạnh, để thức tỉnh người dân Mỹ trước mối đe dọa từ Liên Xô.
CPDC, được lãnh đạo bởi Chủ tịch Brian Kennedy, người hiện là chủ tịch Tập đoàn Chiến lược Mỹ (ASP), và Phó chủ tịch Frank Gaffney, người hiện là chủ tịch điều hành của Trung tâm Chính sách An ninh (CSP).
Bao gồm các nhà lãnh đạo trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh quốc gia, và truyền thông, CPDC có mục tiêu “bảo vệ nước Mỹ thông qua giáo dục công cộng và vận động chống lại toàn bộ các nguy cơ thông thường và không thông thường do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gây ra”.
Tập trung vào “cuộc chiến tranh kinh tế không giới hạn của Trung Quốc”, cuộc họp của CPDC là được dẫn dắt bởi nhiều chuyên gia, những người đã nêu lên các vấn đề nổi cộm khác.
Một trong những chuyên gia đó là ông Roger Robinson, cựu thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Ronald Reagan.
Là người đã giúp xây dựng kế hoạch đánh bại Liên Xô về kinh tế, và điều hành một công ty phân tích kinh doanh, theo dõi các giao dịch toàn cầu của Trung Quốc, ông Robinson nhấn mạnh đến các giao dịch, đe dọa an ninh quốc gia và nhân quyền, mà người Mỹ vô tình làm bảo lãnh phát hành, thông qua danh mục đầu tư của Trung Quốc.
Một chuyên gia khác là ông Gordon Chang, một nhà phê bình thẳng thắn về Trung Quốc. Ông Chang cho rằng sự tăng trưởng kinh tế đáng kể ‘vô tận’ của Trung Quốc là một sự lừa đảo. Ông Chang kêu gọi chính quyền Trump không cung cấp ‘phao cứu sinh’ cho ĐCSTQ thông qua một thỏa thuận thương mại, mà nên gia tăng áp lực đáng kể, bao gồm việc tăng cường thuế quan và cấm nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, đã được hưởng lợi từ hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc.
Là một trong số ít người dự đoán chính xác, và thu lợi từ cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn, ông Kyle Bass, người điều hành Quỹ đầu tư cổ phần Hayman Capital, đã ủng hộ quan điểm trái chiều của ông Chang về sự yếu kém của nền kinh tế Trung Quốc. Ông Bass cho hay nghiên cứu của ông cho thấy Trung Quốc đang bắt đầu thiếu hụt đô la Mỹ, kết hợp với việc in tiền khổng lồ, chồng chất nợ nần, hệ thống chính trị và kiểm soát kinh tế yếu kém, biểu lộ rằng sự sụp đổ kinh tế của Trung Quốc sắp xảy ra.
Một chuyên gia khác, ông Dan David, chuyên quản lý tiền bạc, đã khám phá và tiết lộ về vụ lừa đảo trị giá hàng tỷ đô la trong các công ty Trung Quốc, khi ông ấy tiến hành nghiên cứu, sau khi đã thoái vốn một cách có lợi. Ông David lập luận rằng chìa khóa để chống lại hành vi xấu xa của Trung Quốc, là phát biểu thẳng thắn về các hoạt động bất hợp pháp của Bắc Kinh.
“Thông điệp cơ bản từ tất cả các diễn giả trong cuộc họp là việc coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn đối với Mỹ, và Mỹ đã để cho điều này xảy ra thông qua sự tham lam và mù quáng cố ý của chúng ta”, ông Weingarten nhận xét .
Giới doanh nhân Mỹ sẽ phản ứng thế nào?
Điều đáng chú ý trong cuộc họp chính là sự tán đồng giữa các nhà hoạch định chính sách, những người đứng đầu các ngành công nghiệp và giới trí thức, với một câu chuyện đầy thách thức: “Các doanh nghiệp Mỹ đã phục vụ như là một ‘công cụ vận động hành lang’ cho ĐCSTQ”, và Phố Wall là “bộ phận quan hệ với nhà đầu tư” của Trung Quốc.
Steve Bannon, cựu chiến lược gia trưởng của Tổng thống Trump.(Ảnh: The Atlantic).Truyền đi thông điệp của ông Peter Navarro, người đứng đầu Hội đồng Thương mại Quốc gia Nhà Trắng, ông Bannon nói thêm rằng trong khi các nhà chức trách Mỹ hiện đang rất quan tâm đến các đại lý nước ngoài chưa đăng ký, liên quan đến đối thủ Nga ít quyền lực hơn, đã đến lúc cần điều tra những người ở Phố Wall và những doanh nghiệp Mỹ. Họ là những người đang gây gây áp lực lên chính quyền Trump sao cho có được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc bằng bất cứ giá nào.
Không nghi ngờ gì, giới tinh hoa Mỹ sẽ bực tức với thông điệp này. Nhưng có phải vì họ coi thông điệp như vậy là khó chịu và gây bất hòa không cần thiết, hay là bởi vì họ nhận ra rằng những lợi ích chính trị và tài chính, là đã và đang thao túng lợi ích quốc gia trong nhiều thập niên, đặc biệt là đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc, ông Weingarten đặt câu hỏi.
Nếu sự im lặng trước các chính sách của nữ Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein (bang California) có lợi cho Trung Quốc, trước việc gia đình bà ấy được hưởng lợi từ những khoản đầu tư liên quan đến Trung Quốc, và việc nhân viên của bà làm gián điệp cho Trung Quốc trong 20 năm, là bất kỳ dấu hiệu nào đó, thì các tổ chức truyền thông-chính trị sẽ không có nhiều quyết tâm để giải quyết những vấn đề này một cách cởi mở và trung thực.
“Tuy nhiên, nếu chúng ta là một quốc gia thực sự quan tâm đến bản chất phá hủy dần dần và gây bất ổn, của ảnh hưởng nước ngoài, thì chúng ta có nên quan tâm nhiều nhất đến đối thủ nước ngoài lớn nhất hay không? Liệu các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ có nên thể hiện một mặt trận thống nhất với các thành viên của một chính phủ liên bang ngày càng đoàn kết, để có thể đàm phán một cách cứng rắn nhất có thể, nhằm thay đổi cơ bản hành vi của Trung Quốc, và tạo ra hiệu quả thực sự cho bất kỳ hình phạt nào nếu như Bắc Kinh không tuân thủ thỏa thuận mà họ đã thực hiện nhiều lần trong quá khứ hay không” ông Weingarten đặt câu hỏi.
Như các diễn giả trong cuộc họp của CPDC đã nói rõ, chính sách Mỹ-Trung không chỉ xứng đáng là trung tâm của cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, mà nó phải là trung tâm của cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, ôn Weingarten lưu ý.
Phạm Duy
0 nhận xét