Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin khắp nơi – 15/04/2019

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2019 17:56 // ,

Tin khắp nơi – 15/04/2019

Mỹ cố không để bí mật của F-35

rơi vào tay Nga và Trung Quốc

Mỹ và Nhật Bản đang triển khai một lượng tài nguyên chưa từng thấy, để tìm kiếm mảnh vỡ của chiến đấu cơ F-35 có khả năng đảo lộn vị trí ưu thế của không quân nếu Nga hoặc Trung Quốc tìm thấy trước, theo Asia Nikkei Review.
Kể từ khi chiến đấu cơ tàng hình F-35 do Nhật sản xuất biến mất khỏi radar ngoài khơi Nhật Bản hôm thứ Ba, lực lượng phòng không Nhật Bản và quân đội Mỹ đã gửi nhiều máy bay và tàu đến cuộc tìm kiếm đang diễn ra ở Thái Bình Dương, tìm kiếm mảnh vỡ, và phi công, thiếu tá Akinori Hosomi, hiện vẫn đang mất tích.
Phi cơ VNCH giúp đánh thắng Iraq năm 1991
Chiến đấu cơ F-35 của Nhật rơi xuống Thái Bình Dương
Ethiopian Airlines: ‘Không ai sống sót’ khi Boeing 737 rơi trên đường tới Kenya
Chiến đấu cơ F-35 tàng hình mới bị mất tích của Nhật Bản chứa đựng công nghệ tiên tiến, đóng vai trò quan trọng trong lá chắn phòng thủ tên lửa, được xem là có thể hoạt động như một máy dò tìm và định vị hiệu suất cao trên không.
Mỹ đã đặt mức độ ưu tiên chưa từng thấy trong vụ rớt máy bay này. Điều đó là vì F-35 dự kiến sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến tranh hiện đại.
Thật vậy, vụ chiến đấu cơ F/A-18 bị rơi sau khi va chạm với máy bay tiếp nhiên liệu KC-130 Hercules ngoài khơi Nhật Bản vào tháng 12, khiến sáu người trên máy bay thiệt mạng, đã không thúc đẩy cuộc tìm kiếm trên diện rộng như với F-35.
F-35, được hãng Lockheed Martin chế tạo, là thế hệ máy bay mới nhất được phát triển sau khi Washington đầu tư nhiều năm và hàng tỷ đôla cho nghiên cứu.
Chiến đấu cơ này dự kiến sẽ thực hành nhiều nhiệm vụ cho Mỹ, Nhật Bản, Anh, Úc và các đồng minh khác trong vài thập niên tới. Nhưng chính vì khả năng được sử dụng trong việc phòng thủ tên lửa, nhờ hệ thống radar hiệu suất cao đã khiến F-35 thu hút sự chú ý nhất.
F-35, được điều khiển bởi phi công Nhật Bản và Mỹ, có thể ở vị trí chờ sẵn sàng để phát hiện và bắn hạ tên lửa đạn đạo trong giai đoạn kích hoạt ban đầu, khi tên lửa ở tốc độ chậm nhất.
Khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo trên không trung sẽ không chỉ đóng vai trò phòng thủ chống lại các vụ phóng tên lửa của Trung Quốc và Triều Tiên, mà còn có thể tăng cường sự phòng không trong việc chống lại Nga.
Chiến đấu cơ F-35 lần đầu tham chiến
Những bí ẩn bên trong siêu máy bay A380
Boeing 747: Siêu máy bay chinh phục thế giới
Được theo dõi tìm hiểu kỹ lưỡng
Giới phân tích quân sự tin rằng trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Nga sẽ nhắm vào các hệ thống lá chắn tên lửa Aegis trên bờ với vũ khí hạt nhân nhỏ để cho phép nó bắn các tên lửa khác. F-35 tạo thêm cho Mỹ một lớp phòng thủ với khả năng đánh chặn các cuộc tấn công đạn đạo.
Bất kỳ thông tin nào về công nghệ trong F-35 đều được theo dõi tìm hiểu kỹ lưỡng.
Tin cho hay Trung Quốc đã nắm được một phần bản vẽ của F-35 thông qua việc đánh cắp không gian mạng. Nước này cũng đã xúc tiến chương trình máy bay chiến đấu tàng hình, triển khai máy bay phản lực J-20 của mình để cạnh tranh với F-35.
Nhưng dù đã đánh cắp được thông tin nào, thì việc có thể chạm tay vào và phân tích vật liệu thực sự, hoặc loại sơn hấp thụ radar được sử dụng cho F-35 tàng hình, sẽ đẩy sự hiểu biết của Trung Quốc lên một tầm cao mới.
Vả lại, luôn luôn có trường hơp thông tin mà Trung Quốc có trong tay không chính xác, chẳng hạn, do Mỹ cố tình đặt thông tin giả trong không gian ảo như một biện pháp phản gián.
Vì thế không khó để tưởng tượng rằng giới lãnh đạo quân sự và tình báo ở Bắc Kinh và Moscow đang chảy nước miếng khi nghĩ về một chiếc F-35 trên biển.
Việc quân đội Mỹ đi một bước bất thường là gửi máy bay B-52 đến khu vực gặp nạn của F-35 là một thông điệp nghiêm khắc rằng nó sẽ không cho phép bất cứ ai chạm tay vào chiến đấu cơ này.
Địa điểm rơi chiến đấu cơ cách tỉnh Aomori của Nhật Bản khoảng 150 km và trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật.
Trung Quốc và Nga không thể có các hoạt động tìm kiếm hoặc trục vớt mà không có sự cho phép của Tokyo.
Nhưng điều đó không có nghĩa là Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hay quân đội Nga không thể triển khai tàu ngầm hoặc máy bay không người lái dưới nước để cố gắng tiếp cận F-35.
Số phận của chiếc F-35 bị chìm có thể thay đổi sự cân bằng sức mạnh không lực giữa các cường quốc. Và chắc chắn những nước tham gia chương trình F-35 khác, như Anh, Úc và Israel, sẽ chăm chú theo dõi.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47932081

Mỹ sẽ toát mồ hôi nếu TQ tìm thấy F-35 của Nhật trước?

Nhật Bản thông báo tìm thấy xác chiến cơ F-35 mất tích hôm 9/4 trên bầu trời Thái Bình Dương và tin này được cho là đã khiến Mỹ ‘thở phào nhẹ nhõm’.
Business Insider dẫn lời nhiều chuyên gia nhận định, nếu Nga hoặc Trung Quốc – hai nước có sự hiện diện hải quân lớn trong khu vực – tìm thấy máy bay trước thì tương lai sức mạnh không quân của Mỹ có thể “bị khai tử từ trứng nước”.
“Mấu chốt là điều đó không hề tốt” cho tương lai của không lực Mỹ, nếu Nhật hay Mỹ không nhanh chóng tìm thấy chiến cơ rơi, tướng Không quân Mỹ về hưu David Deptula bình luận với Business Insider.
Nếu Moscow và Bắc Kinh có thể sử dụng các tàu ngầm tàng hình tối tân để thăm dò đáy đại dương và tìm thấy xác chiếc F-35 trước, thì họ có thể giành được kho báu bí mật về một hệ thống vũ khí thuộc loại đắt nhất trong lịch sử thế giới.
Vụ F-35 của Nhật mất tích ở Thái Bình Dương là cơ hội để Nga và Trung Quốc truy tìm loại tiêm kích này ở môi trường tự do, vì đến nay mới chỉ có duy nhất một chiếc F-35 rơi nhưng ở đất Mỹ. Nếu nắm được các chi tiết kỹ thuật của F-35, Nga và Trung Quốc có thể tự chế các phiên bản chiến cơ này cho mình.
“Sự hữu ích với Nga hoặc Trung Quốc nếu tìm thấy một số bộ phận hoặc toàn bộ máy bay là tùy thuộc vào mức độ thiệt hại đối với máy bay này khi lao xuống nước”, Business Insider dẫn lời Justin Bronk – một chuyên gia về chiến đấu trên không ở Viện Royal United Services.
“Hình dạng chung của máy bay cũng như các đặc điểm năng lực đều đã được biết đến, vì vậy mục tiêu cần tìm và thử nghiệm là các bộ phận radar, cảm biến, thậm chí kỹ thuật đảo ngược” của nó, ông Bronk bình luận thêm.
http://biendong.net/bi-n-nong/27412-my-se-toat-mo-hoi-neu-tq-tim-thay-f-35-cua-nhat-truoc.html

Mỹ lo bị lộ công nghệ F-35

vì hệ thống S-400 của Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ

Thu Hằng
Quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, đều là thành viên của NATO, hiện đang căng thẳng vì Ankara kiên quyết mua hệ thống phòng không S-400 Triumph của Nga, trong khi đã ký hợp đồng 100 chiến đấu cơ tàng hình tối tân thế hệ 5 F-35 của Mỹ. Tại lễ kỷ niệm 70 thành lập (04/04/2019), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương tiếp tục xem Matxcơva là mối đe dọa hàng đầu.
Theo hợp đồng trị giá khoảng 2,5 tỉ đô la được ký cuối năm 2017, Nga sẽ giao cho Thổ Nhĩ Kỳ hai hệ thống tên lửa địa đối không S-400 vào tháng 09/2019, gồm một hệ thống điều khiển và 8 bệ phóng.
Ngoài ra, hai nước sẽ hợp tác kỹ thuật, cho phép Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất tên lửa địa đối không trên lãnh thổ nước này. Vào tháng 09 và 10/2019, khoảng 100 quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được cử sang Nga theo một khóa đào tạo 5 tháng tại trung tâm đào tạo trực thuộc bộ Quốc Phòng ở Gatchina, vùng Saint-Peterburg.
S-400 được coi là hệ thống phòng không và chống tên lửa tối tân nhất của Nga, có tầm bắn hơn 400 km, có thể đạt tới mục tiêu ở độ cao 30 km, đồng thời có thể nhắm bắn các mục tiêu trên mặt đất. Giá bán cũng là một yếu tố thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 : Hệ thống tên lửa phòng thủ của Nga có giá 800 triệu euro, rẻ hơn so với mức giá 1 tỉ euro của hệ thống Patriot của Mỹ.
S-400 có thể thu thập thông tin về F-35
Tại sao Mỹ kịch liệt phản đối Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga ? Lý do thứ nhất, theo tạp chí Air Force Times, được Sputnik trích dẫn, “hệ thống S-400 có thể được sử dụng để thu thập thông tin về sự vận hành của F-35, cũng như của các loại máy bay quân sự khác của Mỹ. Thông tin này có thể sẽ rơi vào tay người Nga”.
Ngoài ra, còn phải kể đến một số nguy cơ khác. Các nước thành viên NATO sử dụng liên kết dữ liệu chiến thuật, được gọi là Link 16 (L16), cho phép các máy bay quân sự, thậm chí là cả tầu thuyền và bộ binh, chia sẻ hình ảnh chiến thuật gần như cùng lúc với nhau.
Máy bay của NATO còn sử dụng hệ thống nhận dạng Bạn hoặc Thù (Identification Friend or Foe, IFF) để nhận dạng máy bay của đồng minh. Vì S-400 bán cho Ankara không được trang bị hệ thống nhận dạng Bạn hoặc Thù, nên hai hệ thống IFF và Link 16 có thể sẽ được cài vào hệ thống S-400 để chiến đấu cơ F-35 của Thổ Nhĩ Kỳ bay qua được các vùng mà S-400 phủ sóng, thông qua máy phát-đáp.
Theo một cựu chuyên gia về radar và vũ khí, giải thích với tạp chí Air Force Times, “điều này có nguy cơ gây hại cho tất cả thiết bị kết nối dữ liệu chiến thuật Link 16 và IFF. Nếu một chiến đấu cơ F-35 bay gần hệ thống S-400, theo thời gian, người ta có thể thu thập được đặc tính tàng hình nhạy cảm của chiếc F-35 đó và biết được nhiều hơn về tính năng tàng hình của máy bay này”.
Vị chuyên gia này giải thích thêm : “Ngay cả việc sử dụng những chiếc F-35 của không quân Mỹ từ căn cứ Incirlik (Thổ Nhĩ Kỳ) cũng có thể gặp khó khăn, nếu một hệ thống S-400 được triển khai gần đó”.
Tướng Curtis Scaparrotti, tư lệnh tối cao các lực lượng liên quân ở châu Âu (SACEUR), tại phiên điều trần ngày 04/03 trước Thượng Viện Mỹ, khuyến cáo “nên tránh khai thác chung F-35 với một đồng minh sử dụng hệ thống của Nga, đặc biệt là hệ thống phòng không có thể có kỹ năng công nghệ tiên tiến nhất”.
Còn theo nhận định của David Deptula, một vị tướng không lực Mỹ đã nghỉ hưu, đưa S-400 vào hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ vô hình chung sẽ dẫn đến “chuyển giao công nghệ”.
Thổ Nhĩ Kỳ lĩnh “hậu quả nghiêm trọng” nếu mua S-400 của Nga
Lời đe dọa được phát ngôn viên Lầu Năm Góc Charles Summers đưa ra ngày 08/03. Thực ra đằng sau lời cảnh báo trên là lo ngại về bí mật chế tạo F-35 của tập đoàn Lockheed Martin có nguy cơ rơi vào tay của Matxcơva.
Ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ thông báo ý định mua hệ thống S-400 của Nga, Hoa Kỳ đã lên tiếng cảnh báo và gây sức ép để Ankara từ bỏ ý định. Tháng 06/2018, hai chiếc F-35A đầu tiên được bàn giao cho không quân Thổ Nhĩ Kỳ tại Fort Worth (bang Texas), theo hợp đồng cung cấp 100 chiếc. Tuy nhiên, cả hai phi cơ này vẫn chưa được phép rời khỏi lãnh thổ Mỹ. Một số quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ đang được huấn luyện ở căn cứ Luke, bang Arizona.
Để thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ hợp đồng với Nga, Mỹ đã đề xuất bán hệ thống phòng thủ Patriot PAC-3 trị giá 3,5 tỉ đô la với một số điều khoản thuận lợi như chuyển giao công nghệ và đồng sản xuất. Tuy nhiên, đối với tổng thống Erdogan, hồ sơ mua vũ khí đã chốt, thậm chí phát biểu trên truyền hình ngày 06/03, ông cho biết “có thể sẽ đàm phán về S-500” với Nga. Còn ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu, trong buổi họp báo chung với đồng nhiệm Nga ngày 29/03, đã nhấn mạnh : “Hợp đồng với Nga đã được ký kết và có hiệu lực. Bất kỳ nước thứ ba nào phản đối đều là đi ngược với luật pháp quốc tế”.
Trước thái độ kiên quyết của chính quyền Ankara bảo vệ hợp đồng đã ký với Matxcơva và nguy cơ công nghệ F-35 có thể bị rơi vào tay Nga, Washington buộc phải cứng rắn hơn.
Đầu tháng 04/2019, các thượng nghị sĩ Mỹ, cả Cộng Hòa lẫn Dân Chủ, đã đệ trình một dự luật ngăn chặn việc bàn giao mọi chiến đấu cơ F-35 cho không quân Thổ Nhĩ Kỳ chừng nào chính quyền của tổng thống Trump chưa có được cam kết Ankara không mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Mọi hoạt động liên quan đến việc thiết lập khả năng hoạt động của chiến đấu cơ F-35 tại Thổ Nhĩ Kỳ đã bị Washington đình chỉ.
Tất nhiên Thổ Nhĩ Kỳ có thể cho rằng Lầu Năm Góc vi phạm hợp đồng, nhưng phía Mỹ cũng có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt Ankara theo đạo luật CAATSA (Countering America’s Adversares Through Sanctions Act) nhắm vào các thực thể ký hợp đồng với ngành công nghiệp vũ khí Nga.
Ngoài hợp đồng mua chiến đấu cơ F-35, Thổ Nhĩ Kỳ còn là một trong số những đối tác cấp độ 3 của chương trình chế tạo F-35. Khoảng 12 doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào chương trình và cung cấp 800 linh kiện cho chiến đấu cơ thế hệ 5 của Mỹ.
Tuy nhiên, theo một nguồn tin của Reuters, nếu vì bất đồng với Mỹ mà Ankara “rút khỏi dây chuyền cung cấp”, điều này “chắc chắn sẽ làm chậm quá trình sản xuất và bàn giao” nhưng sẽ không ảnh hưởng tới tiến triển của chương trình hoặc làm tăng chi phí, vì Mỹ dễ dàng tìm được những phụ thầu khác thay thế.
Một biện pháp cảnh cáo khác của Mỹ là vào ngày 04/03, chính quyền Trump đã quyết định chấm dứt các thỏa thuận ưu đãi thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ (chương trình SGP). Theo chương trình trên, các nhà công nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ được ưu tiên thâm nhập thị trường Mỹ nhờ được miễn thuế hải quan. Lý do được Nhà Trắng đưa ra là “trong suốt bốn thập kỷ rưỡi, Thổ Nhĩ Kỳ được hưởng quy chế SGP dành cho các nước đang phát triển, nay nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã phát triển và đa dạng hóa”.
Là thành viên có quân số lớn thứ hai trong khối NATO, phải chăng Ankara đang dần tách khỏi tổ chức này để xích lại gần hơn với Matxcơva ? Ngoài lý do kinh tế, mua S-400 của Nga là một hành động thiện chí của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Nga, một đối tác chiến lược, một nhân tố quan trọng trong việc giải quyết hồ sơ Syria.
(Tổng hợp từ Sputnik, The Telegraph, Opex360)
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190415-my-lo-bi-lo-cong-nghe-f-35-vi-he-thong-s-400-cua-nga-o-tho-nhi-ky

Mỹ khẳng định “Không bỏ rơi Đài Loan”

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày ký kết “Đạo luật Quan hệ Đài Loan”, Tổng thống Thái Anh Văn đã có cuộc hội nghị video kết nối với Hoa Kỳ. Bộ Ngoại giao Mỹ đã nhắc lại cam kết thực kiện lời hứa an ninh đối với Đài Loan.
Bà Thái Anh Văn đã nhận lời mời phát biểu trước giới chính trị và học giả quan trọng của Hoa Kỳ thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ( CSIS), Viện Nghiên cứu Brookings, và Trung tâm Học giả Quốc tế Woodrow Wilson. Hội nghị video do Phó Chủ tịch cấp cao khu vực châu Á và Nhật Bản tại CSIS chủ trì, và phát biểu khai mạc là ông Richard L. Armitage – cựu Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ.
Nữ tổng thống nhấn mạnh, trong 40 năm, đạo luật đã giúp đỡ Đài Loan vượt qua thời kỳ đen tối nhất và trở thành một xã hội dân chủ tự do mạnh mẽ như hôm nay.
Ông Patrick Murphy, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Châu Á Thái Bình Dương: “Chúng tôi tin rằng an ninh của Đài Loan là huyết mạch an ninh của khu vực Ấn Độ”.
Bà Thái Anh Văn đã có bài phát biểu quan trọng đối với an ninh Đài Loan trước hội thảo video. (Ảnh: chụp từ video NTD/ ET ghép ảnh).
Ông Patrick Murphy đã tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ đối với an ninh của Đài Loan, và bày tỏ quan ngại với sự xuất hiện thường xuyên của máy bay quân sự Trung Quốc tại Eo biển Đài Loan, ông cho rằng Trung Quốc đang cố gắng thay đổi hiện trạng.
“Chúng tôi rất lo lắng về điều này, vì nó đã khiến căng thẳng Eo biển Đài Loan tăng lên, đi theo hướng ngược lại cuộc đối thoại và khuôn khổ. Đây là một minh chứng về việc thay đổi hiện trạng”.
40 năm trước, cựu Tổng thống James Earl Carter Jr. đã chuyển hướng ngoại giao từ Đài Loan sang thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Vì thế Nghị Viện Hoa Kỳ đã ban hành “Đạo luật Quan hệ Đài Loan”, duy trì trao đổi dân sự giữa Hoa Kỳ và Đài Loan, và bảo vệ an ninh của Đài Loan.
Patrick Murphy, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Châu Á Thái Bình Dương cam kết Hoa Kỳ sẽ thực hiện bảo vệ an ninh Đài Loan trong đạo luật. (Ảnh: chụp màn hình video NTD).
Trước việc Bắc Kinh có những động thái gây áp lực trên nhiều phương diện đố với Đài Loan, các chính khách và học giả Hoa Kỳ hy vọng, sẽ tiếp tục củng cố quan hệ Mỹ – Đài theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan trong tương lai.
Chủ tịch Hiệp hội Hoa Kỳ Đài Loan, James F. Moriarty cho biết: “Chúng tôi muốn tiếp tục tiến bước hơn nữa trên những con đường hiện có và làm thế nào để tăng cường mối quan hệ của chúng ta trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh. Đối với Hoa Kỳ, đó là làm thế nào thực hiện tốt lời hứa trong “Đạo luật Quan hệ Đài Loan”, cũng như Đài Loan làm thế nào tiếp tục trở thành một lực lượng có lợi ích trong cộng đồng quốc tế”.
“23,5 triệu người Đài Loan phải thoát khỏi các mối đe dọa và uy hiếp vũ lực và phải có khả năng thiết lập con đường của mình. Nhiều người dân Hoa Kỳ, không chỉ ở Washington đều có nhận xét như vậy”, theo Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Richard Armitage.
http://biendong.net/bi-n-nong/27410-my-khang-dinh-khong-bo-roi-dai-loan.html

Hoa Kỳ tố Trung Quốc diễn tập gần Đài Loan

Hôm 15/4, Hoa Kỳ tố cáo việc máy bay ném bom và tàu chiến Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận quanh đảo Đài Loan, là hành động “dùng vũ lực để áp đảo”, và là một mối đe dọa cho sự ổn định của khu vực.
Hãng tin Reuters trích lời ông James Moriarty, Chủ tịch Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT), nói tại buổi lễ kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ Hoa Kỳ- Đài Loan: “Chúng tôi nghĩ rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm gây ảnh hưởng đến Đài Loan bằng cách hăm dọa hoặc cưỡng ép, đều gây mất ổn định khu vực và đe dọa sự ổn định tại eo biển Đài Loan.”
Hôm 15/4, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cho biết nhiều tàu chiến, máy bay ném bom và máy bay trinh sát của họ đã tiến hành “các cuộc tập trận cần thiết” quanh Đài Loan. Bắc Kinh gọi đó là những hoạt động thường lệ.
Trong vài năm qua, Trung Quốc đã nhiều lần thực hiện điều mà họ gọi là “tuần tra bao vây đảo.”
Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết đảo quốc này đã cử máy bay phản lực và tàu để theo dõi các lực lượng Trung Quốc, Bộ cáo buộc Bắc Kinh là “cố tìm cách thay đổi hiện trạng tại eo biển Đài Loan.”
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nói rằng Trung Quốc gần đây đã tăng cường các mối đe dọa quân sự nhắm vào Đài Loan.
Tháng trước, Washington đã phái tàu Hải quân và Cảnh sát biển đi qua eo biển Đài Loan, trong khuôn khổ của chiến dịch gia tăng tần suất tuần tra của Hoa Kỳ tại tuyến đường thủy chiến lược này để thể hiện sự ủng hộ đối với Đài Bắc.https://www.voatiengviet.com/a/hoa-ky-to-to-trung-quoc-dien-tap-gan-dai-loan/4876382.html

Ông Trump để ngỏ khả năng thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 3

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un lần thứ 3 nhưng Washington sẽ giữ nguyên cấm vận.
Tuyên bố đưa ra tại cuộc gặp giữa ông Trump và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In tại Washington ngày 11-4, giờ địa phương, để thảo luận về các cách thức nhằm tái khởi động đàm phán phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
“Cuộc thượng đỉnh thứ ba có thể diễn ra và nó phải theo từng bước, từng bước một chứ không phải một tiến trình nhanh chóng. Tôi chưa bao giờ nói nó sẽ nhanh. Tôi thích các cuộc thượng đỉnh” – Reuters
dẫn lời ông Trump nói. Ông cũng không loại trừ khả năng tham gia thượng đỉnh 3 bên với cả ông Kim lẫn ông Moon.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Hàn Quốc nhất trí cần duy trì đối thoại với Triều Tiên để loại bỏ các vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Tổng thống Hàn Quốc tỏ ra lạc quan rằng Mỹ – Triều sẽ đạt được thoả thuận dù cuộc thượng đỉnh lần 2 tại Hà Nội vào cuối tháng 2 – 2019 kết thúc đột ngột mà không có thỏa thuận nào.
“Tôi cho rằng, điều quan trọng hiện nay là duy trì đà đối thoại và hy vọng rằng hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 3 sẽ được tổ chức trong tương lai gần” – ông Moon nói.
Tổng thống Moon cho biết ông sẽ sớm liên lạc với Bình Nhưỡng để tổ chức một cuộc thượng đỉnh liên Triều khác.
Về phần mình, tổng thống Trump nhấn mạnh ông muốn đạt được một thỏa thuận lớn với Triều Tiên về chương trình vũ khí hạt nhân của nước này, đồng thời vẫn duy trì các biện pháp trừng phạt hiện nay.
“Chúng tôi lúc nào cũng có thể tăng cường (trừng phạt) nhưng tôi không muốn làm điều đó tại thời điểm này” – ông Trump nói.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng mong muốn tiếp tục tổ chức đối thoại với ông Kim Jong Un.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/27407-ong-trump-de-ngo-kha-nang-thuong-dinh-my-trieu-lan-3.html

Mỹ ‘dùng mọi cách gây áp lực

cho Tổng thống Venezuela Maduro’

Hoa Kỳ sẽ dùng tất cả các công cụ kinh tế và chính trị để buộc Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng tại nước này và sẽ nói rõ với Cuba và Nga rằng họ sẽ trả giá cho việc ủng hộ ông, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói.
Theo Reuters, ông Pompeo đưa ra bình luận này tại thành phố biên giới Cucuta của Colombia, điểm dừng chân cuối cùng của chuyến đi kéo dài ba ngày tới Chile, Paraguay và Peru, nhóm các nước đang phát triển.
Maduro gọi chính phủ Donald Trump là ‘cực đoan’
Venezuela: Guaidó chờ quân đội ủng hộ
Mỹ muốn LHQ thôi công nhận chính phủ Maduro
Venezuela: Đụng độ nổ ra khi Maduro chặn viện trợ
Ông Maduro nói các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng và nói tổng thống lâm thời tự xưng Juan Guaido “là con rối của Mỹ”.
Hơn 3 triệu người Venezuela đã tháo chạy khỏi nước này do siêu lạm phát, khan hiếm lương thực, thuốc men và khủng hoảng chính trị.
“Hoa Kỳ sẽ tiếp tục sử dụng mọi phương cách để giúp đỡ người dân Venezuela,” ông Pompeo nói sau khi đến thăm người di cư tại một lán trại ở Cucuta.
“Áp các biện pháp trừng phạt, hủy bỏ thị thực và các phương cách khác, chúng tôi cam kết buộc nhà lãnh đạo Venezuela phải chịu trách nhiệm về tình trạng tham nhũng và đàn áp dân chủ”.
Cucuta tiếp nhận một phần đáng kể người di cư Venezuela đến Colombia.
Dù hầu hết các quốc gia phương Tây, gồm cả Hoa Kỳ, đã công nhận ông Guaido là người đứng đầu nhà nước lâm thời, tuy vậy Nga, Trung Quốc và Cuba đứng về phía Maduro.
“Quý vị thấy chiếc thòng lọng chính trị và ngoại giao đang thắt chặt quanh cổ ông Maduro,” ông Pompeo nói với các phóng viên.
“Người Cuba cũng phải hiểu rằng sẽ phải trả giá vì liên quan đến việc tiếp tục ủng hộ ông Maduro,” ông nói. “Và chúng tôi cũng sẽ nói điều tương tự với người Nga.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47924848

Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi

chính quyền Venezuela mở cửa biên giới

Thanh Hà
Một ngày trước cuộc họp của nhóm Lima tại Santiago, Chilê, chiều 14/04/2019, tại thành phố Cucuta, sát biên giới Colombia và Venezuela, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kêu gọi chính quyền Maduro “mở cửa biên giới” để hàng viện trợ quốc tế đến tay người dân Venezuela.
Ông Mike Pompeo còn nhắn nhủ phe đối lập Venezuela hãy “vững tâm tranh đấu” và Hoa Kỳ tiếp tục dùng các kênh chính trị, ngoại giao và kinh tế để giúp đỡ họ.
Cucuta là chặng dừng cuối cùng, kết thúc vòng công du 4 nước Nam Mỹ của ngoại trưởng Hoa Kỳ. Chuyến đi này nhằm mục đích gia tăng áp lực buộc tổng thống Venezuela Nicolas Maduro phải ra đi.
Thông tín viên RFI Marie-Eve Detoeuf từ Colombia tường trình :
“Mike Pompeo không cần ghé lại Bogota, thủ đô Colombia. Tổng thống Ivan Duque, trong bộ vét sậm mầu, đã trịnh trọng đến tận Cucuta tiếp đón ngoại trưởng Hoa Kỳ.
Ông Pompeo mặc áo cộc tay, không thắt cà vạt. Ngoại trưởng Mỹ tham quan cây cầu Simon Boliva nối liền Colombia với Venezuela, ông đến thăm một trại đón nhận người nhập cư Venezuela, một nhà kho chứa hàng viện trợ của Mỹ mà đến nay Caracas vẫn không muốn nhận.
Tại đây, ngoại trưởng Hoa Kỳ nhắc lại, Maduro hiện tại là một ưu tiên của chính quyền Mỹ. Mike Pompeo hoan nghênh Colombia đón nhận người nhập cư Venezuela cũng như việc Bogota cũng muốn lật đổ chế độ Nicolas Maduro. Về điểm này Washington và Bogota hoàn toàn ăn ý với nhau.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều hồ sơ gây sóng gió giữa hai nước. Tháng 02/2019, tổng thống Mỹ Donald Trump đã công khai chỉ trích đồng nhiệm Colombia Ivan Duque thụ động trước các tổ chức buôn ma túy.
Tuần trước, chủ nhân Nhà Trắng đã nhắc lại điều này. Đây là một vố đau đối với tổng thống Colombia, vốn chủ trương rắp tâm nghe theo Washington và bản thân Ivan Duque từng ngỡ ông là đồng minh thân thiết nhất của Donald Trump”.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190415-ngoai-truong-my-pompeo-keu-goi-chinh-quyen-venezuela-mo-cua-bien-gioi

Hãng Mỹ tiếp tục hủy chuyến bay Boeing 737 MAX

tới hết ngày 19/8

Hãng American Airlines hôm 14/4 thông báo tiếp tục hủy chuyến bay của Boeing 737 MAX tới hết ngày 19/8.
Theo Reuters, điều đó đồng nghĩa với việc hủy khoảng 115 chuyến bay hàng ngày, hay 1,5% lịch trình bay mùa hè của hãng.
Trong một bức thư gửi các nhân viên và khách hàng, Giám đốc điều hành Doug Parker và Chủ tịch Robert Isom nói rằng họ tin là loại máy bay 737 MAX sẽ được chứng nhận bay trở lại trước ngày 19/8, nhưng họ muốn bảo đảm sự tin cậy “cho mùa du lịch cao điểm” bằng quyết định trên.
XEM THÊM:
Hãng Mỹ loại Boeing 737 MAX khỏi lịch bay tới hết ngày 5/8
Máy bay 737 MAX đã bị ngừng bay trên toàn thế giới hồi tháng Ba sau vụ tai nạn của Ethiopian Airlines làm tất cả 157 người trên khoang thiệt mạng, chỉ năm tháng sau vụ tai nạn tương tự của hãng Lion Air ở Indonesia làm tất cả 189 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
American Airlines sở hữu 24 máy bay MAX và đang đợi việc chuyển giao thêm 16 chiếc nữa trong năm nay.
Hôm 11/4, một hãng hàng không khác của Mỹ là Southwest Airlines thông báo sẽ loại bỏ 34 chiếc máy bay Boeing 737 MAX khỏi lịch bay cho tới hết ngày 5/8, dẫn tới việc hủy khoảng 160 chuyến bay hàng ngày.
Trong một thông cáo, Chủ tịch Southwest Tom Nealon nói rằng quyết định này nhằm “tăng mức độ tin cậy của lịch bay và giảm số lượng thay đổi chuyến bay vào phút chót”, nhất là trong mùa du lịch hè, theo Reuters.
https://www.voatiengviet.com/a/h%C3%A3ng-m%E1%BB%B9-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-h%E1%BB%A7y-chuy%E1%BA%BFn-bay-boeing-737-max-t%E1%BB%9Bi-h%E1%BA%BFt-ng%C3%A0y-19-8/4875218.html

Mũi tấn công chĩa vào Nga gồm những cường quốc nào?

Trong cuộc họp diễn ra hồi cuối tuần vừa rồi, Ngoại trưởng của 7 cường quốc mạnh hàng đầu thế giới thuộc nhóm G7 đã đồng loạt “chĩa mũi tấn công” về phía Nga, đổ lỗi cho Nga gây ra sự đổ vỡ của một hiệp ước vũ khí đồng thời cảnh báo sẽ trả đũa Nga.
Ngoại trưởng các nước thuộc nhóm G7 hồi cuối tuần vừa rồi đã kêu gọi Moscow quay trở lại thực thi nghiêm túc và đầy đủ các nghĩa vụ đưa ra trong Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF). Đây là nội dung có trong thông cáo chung cuối cùng được đưa ra sau cuộc họp hai ngày vừa rồi của Ngoại trưởng các nước G7 ở Dinard của Pháp.
“Chúng tôi kêu gọi Nga quay trở lại thực thi đầy đủ và có kiểm chứng các nghĩa vụ được đưa ra trong Hiệp ước, trước khi quyết định rút khỏi Hiệp ước của Mỹ có hiệu lực, nhằm bảo vệ Hiệp ước này. Chúng tôi thừa nhận Nga đã không tuân thủ Hiệp ước và vì thế có thế khiến Hiệp ước này bị chấm dứt”, Thông cáo chung của G7 đã viết như vậy.
Ngoại trưởng các nước G7 cam kết “sẽ tiếp tục cảnh giác trước những hệ lụy về an ninh gây ra từ việc Nga phát triển và triển khai các tên lửa không tuân theo INF đồng thời sẽ có biện pháp đáp trả”.
Những phát biểu trên cho thấy các nước phương Tây tiếp tục nỗ lực cứu vãn Hiệp ước INF. Trong phát biểu của mình, các nước G7 đã công khai đổ lỗi cho Nga đồng thời đã cảnh báo sẽ trả đũa Nga.
INF được ký kết là để giải quyết một cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân thời Xô-viết nhằm vào các thủ đô phương Tây. Hiệp ước INF được ông Mikhail Gorbachev và ông Ronald Reagan ký năm 1987 cấm Nga và Mỹ phát triển, triển khai và thử nghiệm các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo được phóng đi từ mặt đất với tầm bắn từ khoảng 300 đến 3.400 dặm (tương đương từ 482km đến 5470km). Hiệp ước này được coi là một thành tựu lớn đạt được trong nỗ lực nhằm “tháo ngòi” căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh và giúp hóa giải nỗi lo sợ về vũ khí hạt nhân ở châu Âu.
Nga và Mỹ liên tục cáo buộc lẫn nhau về những vụ vi phạm hiệp ước. Mỹ tố cáo Nga chế tạo các tên lửa bị cấm trong hiệp ước. Trong khi đó, Nga tố ngược lại rằng Mỹ không tuân thủ INF khi thiết lập các căn cứ quân sự ở Đông Âu có khả năng không chỉ phòng thủ mà còn tấn công được và có thể nhằm vào Nga. Bất chấp những lời cáo buộc trên, chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama trước đó đã quyết định không từ bỏ thỏa thuận này.
Tuy nhiên, trong một động thái gây sững sờ với các đồng minh Châu Âu của Mỹ, Tổng thống Donald Trump hồi cuối năm ngoái đã tuyên bố ý định rút Mỹ ra khỏi hiệp ước INF với lý do Nga vi phạm hiệp ước này. Đầu năm nay, Mỹ chính thức tuyên bố khởi động tiến trình rút khỏi hiệp ước INF từ hồi đầu tháng này với lý do là để đáp trả việc Moscow triển khai tên lửa 9M729 – một loại tên lửa mới bị cáo buộc là vi phạm hiệp ước INF. Ngay sau động thái của Mỹ, Nga cũng tuyên bố rút khỏi hiệp ước. Việc Mỹ rút khỏi hiệp ước INF là động thái gây ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh của Châu Âu và vì thế Châu Âu đã không thể tránh khỏi cảm giác choáng váng trước hành động của đồng minh thân thiết Mỹ.
Quá trình Mỹ rút ra khỏi hiệp ước INF chỉ chính thức có hiệu lực vào tháng 8. Điều này đồng nghĩa vẫn còn cơ hội trong 6 tháng tới để cứu vãn hiệp ước. Tuy nhiên, rất ít người nghĩ rằng, hiệp ước INF có thể được cứu vãn. Tổng thư ký NATO Stoltenberg nói rằng, liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương phải chuẩn bị cho “một tương lai không có hiệp ước INF và một tương lai với nhiều tên lửa của Nga hơn”.
Sự sụp đổ của hiệp ước ký năm 1987 INF làm dấy lên quan ngại về viễn cảnh bùng nổ một cuộc chạy đua vũ trang mới ở Châu Âu.
Những diễn biến trên cho thấy rõ một thực tế là Châu Âu đang thực sự quan ngại về viễn cảnh hiệp ước INF bị xóa bỏ và đang tìm cách cứu vãn hiệp ước này.
Nếu hiệp ước INF bị hủy bỏ thì sẽ chỉ còn Hiệp ước Cắt Giảm Vũ khí Chiến lược (START MỚI) là bước cản trở cuối cùng đối với viễn cảnh phổ biến vũ khí hạt nhân không kiểm soát. Hiệp ước này có thời hạn đến năm 2021 và Washington chưa quyết định có làm mới nó hay không.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/27419-mui-tan-cong-chia-vao-nga-gom-nhung-cuong-quoc-nao.html

Bênh vực Ukraine,

NATO nhận cảnh báo chiến tranh đáng sợ từ Nga

Sự ủng hộ của NATO đã khích lệ cho sự bất cẩn của Ukraine trong mối quan hệ với Nga. Tuy nhiên, những hành động khiêu khích như vậy có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh mà bản thân NATO có thể bị cuốn vào, Hội đồng Liên bang Nga cảnh báo.
Các Thượng nghị sĩ Nga vừa phát đi một tuyên bố chung liên quan đến sự kiện NATO tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày thành lập liên minh quân sự này hôm thứ Ba vừa rồi (9/4). Trong tuyên bố của mình, Hội đồng Liên bang Nga đặc biệt chú ý đến những phát biểu chống Nga mới nhất từ NATO.
Đại sứ Mỹ tại NATO – ông Kay Bailey Hutchison tuần trước cho biết, một “gói biện pháp” đặc biệt đã được đưa ra trong khuôn khổ NATO “nhằm đảm bảo các tàu thuyền của Ukraine có được một con đường an toàn” để đi qua Eo biển Kerch. Con đường biển hẹp này nối giữa Biển Đen và Biển Azov – nơi Nga đang kiểm soát. Eo biển Kerch là nơi chứng kiến cuộc đối đầu căng thẳng giữa hải quân hai nước Nga và Ukraine hồi tháng 11 năm ngoái.
Hôm 25/11/2018, các tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Nga đã đuổi theo và nổ súng vào các tàu của Ukraine. Nga tuyên bố họ buộc phải sử dụng vũ khí để ngăn chặn các tàu của Ukraine đi vào vùng lãnh hải của Nga ở Biển Đen. Các tàu hải quân của Ukraine gồm tàu Berdiansk, Nikopol và Yany Kapu cùng với 24 thủy thủ trên tàu đã bị bắt giữ vì vi phạm vùng lãnh hải của Nga. Moscow cáo buộc các tàu này đã phớt lờ “yêu cầu hợp pháp” của Nga đòi họ dừng hoạt động xâm phạm lãnh hải của Nga. Không những thế, các tàu của Ukraine còn tiếp tục “có những động thái nguy hiểm” và các tàu của Nga đã buộc phải nổ súng để ngăn chặn đối phương, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) xác nhận.
Hải quân Ukraine cáo buộc Nga nổ súng vào hạm đội tàu của họ, làm bị thương ít nhất 6 thủy thủ và bắt giữ ba tàu của họ ở khu vực gần tuyến đường biển then chốt nằm ngoài khơi bán đảo Crimea.
Vụ việc trên đã đẩy cao căng thẳng giữa Nga và Ukraine lên mức cao nhất kể từ sau khi Moscow tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
Hội đồng Liên bang Nga đã làm rõ rằng “việc các tàu thuyền của Ukraine đi qua Eo biển Kerch không phải là vấn đề về sự cân bằng lực lượng hay sự hiện diện của NATO ở khu vực Biển Đen mà chỉ liên quan đến vấn đề của phía Ukraine – vấn đề tuân thủ nghiêm túc các thủ tục mà họ nắm rất rõ và đã thực hiện thành công trước đó.”
“Những nỗ lực của Kiev trong việc phớt lờ các thủ tục đó đem đến nguy cơ bùng nổ xung đột quân sự giữa Nga với Ukraine và NATO có thể sẽ bị cuốn vào cuộc chiến đó”, tuyên bố của Nga cảnh báo.
Trên thực tế, Nga không cấm các tàu thuyền của Ukraine đi qua Eo biển Kerch và các tàu dân sự của Ukraine vẫn đi qua đây hàng ngày. Các tàu quân sự phải thông báo trước với giới chức ở cảng của Nga nếu muốn đi qua Eo biển Kerch – đây là điều mà các tàu của hải quân Nga đã không làm trong cuộc khủng hoảng hồi tháng 11 năm ngoái. Moscow miêu tả đó là hành động “khiêu khích” của Kiev.
Các Thượng nghị sĩ Nga cho rằng, việc NATO ủng hộ cho các nước không phải là thành viên như Ukraine và Gruzia đã “thúc đẩy giới chức những nước như vậy tham gia vào những cuộc phiêu lưu vì họ cảm thấy họ được miễn trừ khỏi các hình phạt.”
Tuyên bố của các Thượng nghị sĩ Nga còn lên án các hoạt động bành trướng về hướng đông và tăng cường sự hiện diện quân sự xung quanh biên giới Nga của NATO. Đồng thời, các Thượng nghị sĩ Nga cũng kêu gọi liên minh quân sự phương Tây nối lại cuộc đối thoại với quân đội Nga dựa trên “sự tôn trọng lẫn nhau” vì đây là cách duy nhất để giảm căng thẳng
http://biendong.net/bi-n-nong/27416-benh-vuc-ukraine-nato-nhan-canh-bao-chien-tranh-dang-so-tu-nga.html

WikiLeaks : Assange bị tố

đã biến sứ quán Ecuador thành ổ gián điệp

Trọng Nghĩa
Tổng thống Ecuador Lenin Moreno tiếp tục biện minh cho quyết định « giao nộp » người sáng lập WikiLeaks Julian Assange cho cảnh sát Anh.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho nhật báo Anh The Guardian ngày 14/04/2019, ông Moreno khẳng định rằng trong thời gian  Assange tị nạn, đại sứ quán Ecuador ở Luân Đôn gần như đã biến thành một « trung tâm gián điệp ».
Từ Quito, thủ đô Ecuador, thông tín viên Eric Samson giải thích :
« Theo lời chứng của các nhân viên an ninh được tờ báo Tây Ban Nha El País trích dẫn, khu vực rộng 300 mét vuông của đại sứ quán Ecuador tại Luân Đôn « chứa đầy camera, quay cảnh cả bên trong lẫn bên ngoài » tòa nhà. Julian Assange bị mô tả như là một người bị ảm ảnh bởi nỗi lo ngại bị chính quyền Anh dọ thám.
Một ví dụ : Khi cần sửa chữa vòi hoa sen trong phòng tắm của Julian Assange, đại sứ quán đã phải mời một thợ sửa ống nước người Tây Ban Nha đáng tin cậy, để tránh nguy cơ bị tình báo Anh gắn micro theo dõi.
Không khí ngày càng căng thẳng
Những lời chứng cho thấy một bầu không khí càng lúc càng căng thẳng hơn giữa Assange với các quan chức của đại sứ quán.
Theo tổng thống Moreno, nhà sáng lập WikiLeaks đã sử dụng thiết bị điện tử do chính phủ của cựu tổng thống Rafael Correa cung cấp để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Mọi người đều nhớ lại tuyên bố của Assange ủng hộ một xứ Catalunya độc lập.
Đủ lý do để tước bỏ quy chế tị nạn
Theo tổng thống Lenin Moreno, ông Assange đã vi phạm các điều kiện tị nạn của mình bằng cách tiếp tục tổ chức các chiến dịch của WikiLeaks, bao gồm việc tiết lộ tài liệu chống lại ứng cử viên tổng thống Mỹ năm 2016 Hillary Clinton, những tài liệu do mật vụ Nga đánh cắp.
Việc điều này có thể đã được thực hiện từ đại sứ quán Ecuador ở Luân Đôn, theo ông Moreno, là lý do chính đáng để hủy bỏ quy chế tị nạn của ông Assange, mà không đi ngược lại luật pháp quốc tế ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190415-wikileaks-assange-bi-to-da-bien-su-quan-ecuador-thanh-o-gian-diep

TT Pháp Macron công bố các biện pháp

 sau đợt Thảo Luận Toàn Quốc

Trọng Nghĩa
Vào lúc 20 giờ ngày 15/04/2019, tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ phát biểu trên truyền hình về các biện pháp mà chính phủ đề ra, dựa trên kết quả đợt Thảo Luận Toàn Quốc đã được tổ chức để đối phó với cuộc khủng hoảng “Áo Vàng” kéo dài từ năm tháng nay.
Phủ tổng thống Pháp cho biết sau phần phát biểu, ông Macron sẽ trả lời các câu hỏi của phóng viên trong cuộc họp báo vào thứ Tư 17/04.
Theo các nhà quan sát, bài phát biểu tối 15/04 là một thời điểm rất quan trọng đối với người đứng đầu Nhà nước Pháp, muốn đóng lại trang « Áo Vàng » và khai mở một hướng đi mới cho nhiệm kỳ tổng thống của ông.
Cho đến trưa 15/04, không có gì được tiết lộ về các quyết định mà nguyên thủ quốc gia Pháp sẽ loan báo, nhưng căn cứ vào nội dung các cuộc thảo luận khắp nơi trên đất Pháp vừa qua, các nhà phân tích cho rằng đó sẽ là các biện pháp  nâng cao sức mua cho người nghỉ hưu, cho các hộ gia đình đơn thân ; các biện pháp cải thiện cách vận hành của nền dân chủ hoặc thúc đẩy quá trình chuyển đổi sinh thái, và trên hết là các biện pháp về thuế.
Trong những ngày qua, đặc biệt là trên báo chí ra ngày 14/04, các đối thủ nặng ký của ông Macron trong phe đối lập cũng như giới công đoàn, giới bảo vệ sinh thái đã gia tăng sức ép đối với tổng thống Pháp, từ bà Marine Le Pen, cho đến François Baroin, Laurent Berger hay cựu bộ trưởng Nicolas Hulot.
http://vi.rfi.fr/phap/20190415-tt-phap-macron-dich-than-cong-bo-ket-qua-cuoc-dai-thao-luan-toan-quoc

Gian lận về khí thải: Tập đoàn xe Đức Daimler bị điều tra

Thanh Hà
Hãng xe uy tín của Đức Daimler ngày 14/04/2019 xác nhận đang bị tư pháp Đức điều tra vì nghi ngờ gian lận về lượng khí do xe chạy bằng dầu diesel thải ra. Nghi án này liên quan đến khoảng 60.000 chiếc Mercedes-Benz GLK 220 CDI sản xuất trong thời gian từ 2012 đến 2015.
Thông tín viên RFI tại Berlin, Nathalie Versieux giải thích :
“Hãng Daimler liệu có xem thường KBA, cơ quan đăng kiểm xe hơi của Đức hay không ? Từ lâu nay, cơ quan này vốn mang tiếng là lạc hậu trước những công nghệ của ngành chế tạo xe hơi Đức. Nhưng mọi chuyện đã thay đổi kể từ khi vụ tai tiếng liên quan đến động cơ xe dầu Volkswagen được phơi bày ra ánh sáng.
Năm 2018, KBA phát hiện 5 vụ gian lận về phần mềm của Daimler cho phép giảm lượng khải thí monoxide nitơ khi xe được mang ra thử nghiệm. Liền sau đó Daimler đã được lệnh phải thu hồi 750.000 chiếc xe trên toàn thế giới, trong đó có 280.000 xe đang lưu hành tại Đức. Nhưng lúc đó Daimler vẫn tiếp tục che giấu sự thật, khai rằng đây là sai phạm duy nhất trong các kiểu xe của mình.
Vừa rồi, cơ quan KBA đã phát hiện thêm nhiều vụ khác nữa. Daimler bị cáo buộc khai gian và đây là điều hết sức nghiêm trọng. Nếu phải ra tòa, tập đoàn xe này có thể sẽ bị phạt rất nặng.
Vụ tai tiếng mới bị phát hiện này đang làm suy yếu Ola Kallenius, giám đốc kỹ thuật của hãng xe Đức, vào lúc ông đang chuẩn bị lên lãnh đạo tập đoàn Daimler, thay thế Dieter Zetsche vào đầu tháng 5″.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190415-gian-lan-ve-khi-thai-doc-tap-doan-xe-duc-daimler-bi-dieu-tra

Bầu cử Phần Lan : Cánh tả chiến thắng sít sao

Trọng Nghĩa
Hai mươi năm sau thắng lợi cuối cùng, vào ngày 14/04/2015, đảng Dân Chủ Xã Hội Phần Lan, thuộc cánh tả, đã trở lại vị trí số một trên chính trường, về đầu trong cuộc bầu cử Quốc Hội. Tuy nhiên, thắng lợi đó rất sít sao, vì đảng này chỉ hơn được một ghế so với đảng về nhì thuộc phe cực hữu.
Theo kết quả chính thức, đảng Dân Chủ Xã Hội Phần Lan do cựu bộ trưởng Tài Chính Antti Rinne dẫn đầu, đã chiếm được 40 ghế trong số 200 ghế tại Quốc Hội Phần Lan. Theo sát phía sau là đảng cực hữu Những Người Phần Lan Chân Chính, được 39 dân biểu. Chênh lệch về tỷ lệ phiếu bầu giữa hai đảng chỉ vỏn vẹn 0,2%.
Theo giới quan sát, chính sự vươn lên của đảng cực hữu mới là một cú sốc thực sự ở một đất nước thường được cho là hạnh phúc nhất thế giới. Tình hình chính trường Phần Lan sẽ được các láng giềng theo sát, bởi vì kể từ tháng 7 tới đây, nước này sẽ lên làm chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu.
Từ Stockholm, Frédéric Faux, thông tín viên RFI tại khu vực Bắc Âu, cho biết thêm thông tin về đảng cực hữu Phần Lan:
“Phải sau nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi tối hôm qua (14/04) mới có kết quả khẳng định chiến thắng của lãnh đạo đảng Dân Chủ Xã Hội Antti Rinne. Ông sẽ là thủ tướng tương lai của Phần Lan.
Chiến thắng này là sự lên án rõ ràng chính sách thắt lưng buộc bụng và cắt giảm ngân sách của thủ tướng tiền nhiệm Juha Sipila, với đảng cánh trung của ông hoàn toàn bị đè bẹp.
Thế nhưng, người nở nụ cười tươi nhất không nằm bên cánh tả, mà là ông Jussi Halla Alo, lãnh đạo đảng Những Người Phần Lan Chân Chính, đã nhân đôi được số dân biểu của mình. Chỉ mới vài tháng trước đây, người ta còn cho rằng đảng cực hữu này đang tàn lụi, bị chia cắt làm hai sau khi vào chính phủ.
Tuy nhiên, cánh cực đoan nhất đã được khôi phục dưới tay của Jussi Halla Aho, một cựu nghị sĩ Châu Âu, từng bị kết án về tội kích động hận thù chủng tộc.
Từ một đảng dân túy ôn hòa, Những Người Phần Lan Chân Chính đã biến thành một tổ chức dân tộc chủ nghĩa cực đoan, chống nhập cư, tố cáo cái mà họ gọi là “cuồng loạn khí hậu”. Bước ngoặt cực đoan đã không ngăn cản đảng này đạt được thành công lịch sử trong cuộc bầu cử hôm qua.”
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190415-phan-lan-canh-ta-chien-thang-sit-sao-trong-cuoc-bau-cu-lap-phap

Bị chiến hạm NATO “thọc” vào sân sau,

dàn vũ khí Nga giương nòng

Tàu tấn công và trinh sát của Hạm đội Biển Đen cùng các hệ thống tên lửa ven biển của Nga đã được đặt trong tình trạng báo động, khi NATO tiến hành cuộc tập trận ở Biển Đen, Trung tâm Chỉ huy Phòng thủ thuộc Bộ Quốc phòng Nga hôm qua (8/4) cho biết.
Theo Trung tâm Chỉ huy Phòng thủ Nga, để có thể phản ứng nhanh trước các tình huống khẩn cấp, Hạm đội Biển Đen đang được triển khai và hạm đội này sẽ thực hiện một loạt các biện pháp nhằm giám sát chặt chẽ các tàu của NATO.
“Trong khu vực được xác định ở Biển Đen, các tàu trinh sát, các nhóm tàu tấn công của Hải quân Nga cùng với các hệ thống tên lửa ven bờ Bastion và Bal cũng như máy bay của hải quân đã được tung vào trực chiến”, Trung tâm Chỉ huy Phòng thủ Nga cho hay.
Trung tâm của Nga cho biết, NATO hôm qua đã khai hỏa một cuộc tập trận mang tên Sea Shield-2019 (tạm dịch là Lá chắn Biển) ở khu vực tây nam Biển Đen. Các tàu và máy bay đến từ các nước thành viên NATO gồm Mỹ, Bulgari, Hy Lạp, Canada, Hà Lan, Rumani và Thổ Nhĩ Kỳ đã đến tham gia vào cuộc tập trận. Gruzia và Ukraine đã cử đại diện của Lực lượng Vũ trang hai nước đến quan sát cuộc tập trận của NATO.
Một quan chức NATO hồi cuối tuần vừa rồi đã nói với hãng tin Itar Tass rằng, cuộc tập trận đang diễn ra của Nhóm Hàng hải Thường trực 2 của NATO ở Biển Đen đã “được lên kế hoạch từ lâu” và không có liên quan gì đến cuộc bầu cử tổng thống vừa diễn ra ở Ukraine. Mục đích chính của cuộc tập trận là diễn tập các hoạt động quân sự trong khuôn khổ cuộc tập trận Sea Shield-2019.
“Trước cuộc tập trận Sea Shield 2019, Nhóm Hàng hải Thường trực 2 của NATO đã tiến hành các hoạt động tuần tra ở Biển Đen. Cuộc tập trận lần này đã được lên kế hoạch từ lâu và là cuộc tập trận hàng năm do Rumani chủ trì. Cả các cuộc tuần tra và các cuộc tập trận đều không có liên quan gì đến những sự kiện ở Ukraine”, vị quan chức của NATO nhấn mạnh khi được phóng viên hỏi về sự trùng hợp về thời điểm giữa cuộc tập trận lần này của NATO với cuộc bầu cử ở Ukraine.
“Ba nước thành viên của chúng tôi (Rumani, Bulgari và Thổ Nhĩ Kỳ) nằm giáp biên giới với Biển Đen, và NATO thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận và chiến dịch ở B iển Đen để duy trì sự răn đen và khả năng sẵn sàng đáng tin cậy”, vị quan chức NATO cho hay.
Năm 2018, các tàu của Nhóm Hàng hải Thường trực 2 của NATO đã đi vào Biển Đen 3 lần để tham gia các cuộc tập trận.
Cuộc tập trận trên diễn ra vào thời điểm khi mà Nga và NATO đang đối đầu nhau gay gắt vì một loạt vấn đề. Cuộc tập trận này cũng diễn ra vào thời điểm khi Ukraine đang tiến hành bầu cử tổng thống và Kiev luôn bày tỏ sự quan ngại về việc Moscow sẽ can thiệp vào cuộc bầu cử của Ukraine. Không rõ cuộc tập trận mới nhất của NATO có phải là một thông điệp răn đe mà liên minh quân sự mạnh nhất thế giới muốn nhắn gửi đến Nga hay không.
Quan hệ giữa Nga và NATO đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh sau khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng lên. Cả hai bên đều có những động thái quân sự khiến cộng đồng quốc tế lo ngại về viễn cảnh bùng nổ xung đột trong khu vực.
Sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea, NATO đã tuyên bố cắt đứt mối quan hệ với Moscow. Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương ra sức cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình ở Ukraine. Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, NATO vẫn đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình tại các quốc gia nằm sát biên giới với Nga như Ba Lan, một số quốc gia vùng Baltic thuộc Liên xô cũ như Latvia, Lithuania và Estonia. NATO thậm chí đang triển khai các lực lượng hàng nghìn quân đến đóng tại các khu vực sát với biên giới Nga.
Việc NATO tiến sát đến biên giới Nga đi ngược lại những cam kết mà liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đưa ra trong Dự luật Nga-NATO. Dự luật này quy định liên minh quân sự phương Tây không được phép triển khai một số lượng binh lính đáng kể đến lãnh thổ của các nước thành viên NATO mới nằm sát Nga. Những bước đi của NATO khiến Nga không thể ngồi yên. Nga liên tục cáo buộc NATO muốn bành trướng vào khu vực ảnh hưởng hậu Xô-viết của Nga. Moscow bắt đầu thực hiện một loạt bước đi nhằm sẵn sàng đối phó và đáp trả NATO.
Gần đây, quan hệ Nga và NATO tiếp tục leo thang căng thẳng sau khi xảy ra vụ đụng độ hải quân giữa Nga và Ukraine ở Biển Đen hồi tháng 11 năm ngoái. NATO chỉ trích Moscow về vụ bắt giữ 3 tàu của Hải quân Ukraine cùng với 24 thủy thủ Ukraine. NATO đã gây sức ép buộc Nga phải trả các tàu và thủy của Ukraine. Tuy nhiên, Nga giữ một lập trường cứng rắn, quyết không lùi bước trước sức ép của đối thủ. Mới đây nhất, hồi tuần trước, một tòa án ở Moscow đã ra phán quyết tiếp tục giam giữ các thủy thủ của Ukraine để chờ đến phiên xét xử sơ thẩm diễn ra vào tháng Tư tới.
Ngoài vụ việc liên quan đến Ukraine nói trên, Nga và NATO còn đang mâu thuẫn về kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ và về Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung. Nga cảnh báo rằng, một chiến lược phòng thủ tên lửa mới của Mỹ trong khu vực có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm trong không gian và sẽ không khác gì việc khởi động lại chương trình “Chiến tranh giữa các vì sao” thời Chiến tranh Lạnh.
NATO cũng đang quan ngại về diễn biến xoay quanh Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung. NATO cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước này. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rút khỏi hiệp ước vì lý do Moscow tiếp tục phát triển tên lửa hạt nhân, đi ngược lại với những quy định được đưa ra trong hiệp ước.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/27418-bi-chien-ham-nato-thoc-vao-san-sau-dan-vu-khi-nga-giuong-nong.html

Nga “tiếp lửa” hàng trăm vũ khí cực mạnh

cho kỳ phùng địch thủ của TQ

Chính phủ Ấn Độ đã quyết định mua thêm một lô xe tăng T-90 để bổ sung cho lực lượng vũ trang của nước này và Nga đã sẵn sàng để kéo dài hợp đồng cấp phép tương ứng, Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật-Quân sự Liên bang Nga mới đây đã cho hãng tin Itar Tass biết như vậy.
“Nga đã chuẩn bị sẵn sàng để kéo dài hợp đồng cấp phép và tăng cường sản xuất xe tăng T-90 ở Ấn Độ sau khi chính phủ Ấn Độ quyết định mua thêm xe tăng cho lực lượng vũ trang của họ”, Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật-Quân sự Liên bang Nga cho hay.
Nga sẽ tiếp tục cung cấp sự trợ giúp cho các đối tác ở Ấn Độ “trong việc tăng cường hoạt động sản xuất các phương tiện bọc thép được đề cập ở trên.”
Trước đó, công ty xuất bản Jane’s hôm 9/4 dẫn lời các nguồn tin giấu tên tiết lộ, Ủy ban An ninh thuộc Nội các Ấn Độ đã thông qua quyết định mua một lô gồm 464 chiếc xe tăng T-90MS của Nga.
Ấn Độ ký hợp đồng mua T-90 đầu tiên với Nga là vào năm 2001. Tập đoàn Uralvagonzavod của Nga đã cung cấp cho Ấn Độ 124 chiếc xe tăng T-90 hoàn chỉnh cùng với 186 bộ lắp ráp xe tăng T-90.
Vào năm 2004, Nga và Ấn Độ tiếp tục ký một hợp đồng T-90 khác. Theo hợp đồng lần này, Nga cấp phép cho Ấn Độ sản xuất 1.000 chiếc xe tăng T-90 ở trong nước. Ba năm sau, hai nước lại ký hợp đồng theo đó Nga cung cấp 124 xe tăng T-90 hoàn chỉnh và 223 bộ xe tăng lắp ráp.
Năm 2017, Ấn Độ đồng ý kéo dài hợp đồng cấp phép sản xuất xe tăng với Nga. Phó Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật-Quân sự Liên bang Nga – ông Vladimir Drozhzhov cho biết, Nga sẵn sàng “đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào từ phía đối tác Ấn Độ liên quan đến việc sản xuất hay cung cấp xe tăng T-90S”.
T-90S là một trong những vũ khí hiện đại nhất của quân đội Nga hiện nay. Được mệnh danh là “xe tăng bay” và là mẫu xe tăng chủ lực của quân đội Nga, T-90S sở hữu khả năng chiến đấu siêu hạng và nhiều tính năng vượt trội hơn các loại xe tăng khác. T-90S được trang bị pháo 125mm, tầm bắn cầu vồng 10km, bắn thẳng 4km, với tốc độ 8 lần khai hỏa/phút ở chế độ tự động. Đây là loại xe tăng duy nhất phát huy hỏa lực tối đa và có khả năng tiêu diệt nhiều loại xe bọc thép khác trong phạm vi 5km.
Xe tăng T-90S được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực tự động có khả năng phát hiện mục tiêu thậm chí vào ban đêm và trong mọi điều kiện thời tiết. Hệ thống quan trắc của T-90S được trang bị loại camera cảm nhiệt có thể nhìn được vào ban đêm.
Ngoài ra loại xe tăng này còn được trang bị hệ thống cảnh báo sớm giúp cho tổ lái phát hiện được các cuộc tấn công từ xa. Dựa vào đó, tổ lái có các biện pháp đối phó như phun khói. Được trang bị hệ thống tia hồng ngoại Shtora ATGM, T-90S có thể làm vô hiệu hóa các loại tên lửa điều khiển bằng vệ tinh của đối phương. Do vậy, đây cũng có thể được coi là loại xe tăng tàng hình đối với các loại vũ khí của đối phương.
Nhờ trang bị động cơ 1.000 mã lực, xe tăng T-90S có thể đạt vận tốc tối đa lên tới 60 km/giờ trên địa hình bằng phẳng và 45 km/giờ trên địa hình đồi núi. Ngoài ra, xe tăng này có thể tự điều chỉnh nhiệt độ bên trong khi tác chiến tại các sa mạc hay các khu rừng rậm nhiệt đới.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/27415-nga-tiep-lua-hang-tram-vu-khi-cuc-manh-cho-ky-phung-dich-thu-cua-tq.html

Nước Nga dưới thời Putin đang thắng thế trước Mỹ?

Mỹ và các đồng minh có thể đã chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh, nhưng các tin tức hiện tạo ấn tượng rằng phương Tây đang thua nước Nga đương đại của Tổng thống Vladimir Putin.
“Nga là cường quốc trong khu vực”, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng tuyên bố tại một hội nghị quốc tế vào tháng 3/2014, sau khi Nga sáp nhập Crưm. Vào thời điểm đó, Washington có vẻ đánh giá thấp và coi nước cựu thù thời Chiến tranh Lạnh đang suy yếu, do tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga chỉ chiếm không đầy 3% GDP toàn cầu, tức xấp xỉ 1/7 của Mỹ.
Tuy nhiên, chỉ vài năm sau, nhận thức đó đã thay đổi dù tỉ lệ GDP của Nga so với toàn cầu không cao hơn.
Tháng 12/2017, Tổng thống Putin bất ngờ có chuyến thăm căn cứ không quân của Nga ở Syria để chúc mừng binh sĩ nước này đã bảo đảm sự tồn tại của chính quyền Bashar al-Assad bất chấp các mong muốn lật đổ của Mỹ.
Ngay sau đó, ông Putin lên đường tới Cairo và ký với Tổng thống Ai Cập Abdel Fatah al-Sissi một thỏa thuận trị giá 21 tỉ USD, theo đó Nga sẽ xây một nhà máy điện hạt nhân cho quốc gia châu Phi này. Tiếp theo, nhà lãnh đạo Nga đã bay tới Ankara và cùng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan lên án chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump vì công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Theo ngela Stent, tác giả cuốn “Putin’s World: Russia Against the West and With the Rest” (tạm dịch “Thế giới của Putin: Nga chống lại phương Tây và đồng hành cùng phần còn lại của thế giới”), ông chủ Điện Kremlin đã chứng minh Nga không thể thiếu ở Trung Đông. Dưới sự lãnh đạo của ông Putin, Nga đã tăng cường quan hệ đồng thời với cả Ảrập Xêút và Iran, hai nước đối địch nhau, cũng như Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất và Israel, một kẻ thù khác của Iran.
“Nga là cường quốc duy nhất có thể đối thoại với cả các nước Hồi giáo Shiite, các nước Hồi giáo Sunni và Israel”, tác giả Stent bày tỏ sự kinh ngạc.
Nước Nga của Putin cũng phớt lờ cả vực sâu ngăn cách giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Ông Putin đã tiếp đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ở Sochi hồi tháng 5/2018. Tại đây, hai nguyên thủ đã ca ngợi “quan hệ đối tác chiến lược đặc quyền” giữa hai nước.
Ngay tháng tiếp theo, Tổng thống Nga công du Bắc Kinh và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố: “Tổng thống Putin là lãnh đạo của một đất nước vĩ đại, có ảnh hưởng khắp thế giới. Ông ấy là người bạn thân cận nhất, tốt nhất của tôi”. Ông Tập nhấn mạnh thêm rằng, Trung Quốc và Nga “nhất quyết ủng hộ các lợi ích cốt lõi của nhau”.
Điều gì đã xảy ra? Câu trả lời ngắn gọn là Nga thực sự đã có các hoạt động ngoại giao tài tình, khéo léo. Thông qua các câu chuyện cụ thể, tác giả Stent đã cố gắng làm sáng tỏ mối quan hệ của Moscow với mọi khu vực trên thế giới một cách khách quan nhất, không sa đà vào việc phóng đại vai trò cá nhân của Tổng thống Putin và phủ nhận đóng góp của những người tiền nhiệm ông như Mikhail Gorbachev hay Boris Yeltsin.
Theo bà Stent, Nga đã thâu tóm được vô số cơ hội, hết lần này đến lần khác do những sai lầm ngớ ngẩn hoặc sự lơ là của Mỹ. Và sức mạnh của Nga đến từ quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, kho vũ khí khổng lồ, việc mạnh tay đầu tư cho quân sự, buôn bán vũ khí khắp toàn cầu cùng trữ lượng hyđro-cácbon “khủng” và nhiều hoạt động táo bạo khác.
Tác giả Stent còn nhấn mạnh đến mạng lưới các mối quan hệ lâu bền Nga được thừa hưởng từ Liên Xô cũ.
Bà Stent cũng chỉ ra mối quan hệ “cơm không lành, canh chẳng ngọt” giữa Nga và Mỹ, khi Washington có những hành động mạnh mẽ nhằm đẩy lui sự ảnh hưởng của Moscow cũng như theo đuổi các lĩnh vực quan tâm chung như chống khủng bố, kiểm soát vũ khí và giải trừ hạt nhân. Dẫu vậy, bà Stent thừa nhận, 3 nỗ lực thất bại trong việc tái điều chỉnh quan hệ song phương Nga – Mỹ cho thấy, sự gắn kết cũng không hiệu quả hơn những nỗ lực cô lập.
Bà Stent lưu ý, Mỹ và các đồng minh phương Tây đang đối mặt với các hạn chế khi thách thức các lợi ích của nước Nga dưới sự lãnh đạo của Putin ở khu vực Á – Âu. Việc chấm dứt đàm phán về kết nạp các nước như Ukraina hay Grudia vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được coi là một chiến thắng của ông Putin. Từ lâu, chính phủ của ông luôn phản đối việc Mỹ và phương Tây vươn tầm ảnh hưởng tới tận “sân sau” của Nga.
Tuy nhiên, chính sách ngoại giao kiểu Judo (môn võ thuật biến sức mạnh của đối thủ thành thế lực chống lại chính đối thủ đó) của ông Putin được tin chỉ phát huy tác dụng nếu Mỹ và các đồng minh đặt mình vào thế dễ tổn thương, chẳng hạn như việc châu Âu sử dụng chung đồng Euro mà không hợp nhất về tài chính, cuộc chiến tranh Iraq thứ hai, khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự xâm lấn của các nền tảng mạng xã hội.
Ngoài ra, giới quan sát vẫn còn hoài nghi chuyện Nga có thu được nhiều lợi ích chiến lược dài lâu từ việc gia tăng các hoạt động ở nước ngoài hay không, do các mối quan hệ đầy rủi ro giữa nước này với châu Âu và Trung Quốc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/27413-nuoc-nga-duoi-thoi-putin-dang-thang-the-truoc-my.html

2018: Phi cơ Nhật xuất kích 999 lần,

chủ yếu đối phó với Trung Quốc

Trọng Nghĩa
Không quân Nhật Bản đã phải xuất kích cả ngàn lần trong năm 2018 để sẵn sàng ngăn chặn, không cho máy bay nước ngoài xâm nhập không phận Nhật Bản.
Trong bản báo cáo mới nhất được hãng truyền thông Nhật NHK công bố hôm 12/04/2019, bộ Quốc Phòng Nhật Bản xác định rõ hai đối tượng ngăn chặn chính : Trung Quốc và Nga.
Theo bộ Quốc Phòng Nhật Bản, trong năm tài chính 2018 kết thúc vào tháng 03/2019 vừa qua, chiến đấu cơ Nhật Bản đã phải bay lên 999 lần để chặn máy bay ngoại quốc tiến vào không phận – hay chính xác hơn là vào vùng nhận dạng phòng không ADIZ – của Nhật Bản.
Tính ra, đây là số vụ xuất kích cao thứ hai trong lịch sử, chỉ thua kỷ lục gần 1.200 vụ của năm 2016.
Về quốc tịch các máy bay mà không lực Nhật Bản phải ngăn chặn, Trung Quốc đứng đầu với 638 vụ, chiếm 64% số lần xuất kích. Đứng thứ hai là Nga, mà phi cơ đã buộc không lực Nhật Bản bay lên nghênh chiến 343 lần, tức là 34% tổng số.
Trong một bài nghiên cứu được trang mạng The Interpreter của Viện Nghiên Cứu Lowy tại Úc công bố hôm 03/04 vừa qua, chuyên gia Peter Layton đã ghi nhận một khác biệt lớn giữa Trung Quốc và Nga : Phần lớn máy bay Trung Quốc bị ngăn chặn là chiến đấu cơ, trong khi phi cơ Nga chủ yếu là các loại máy bay thu thập thông tin tình báo.
Một trong những vùng bị Bắc Kinh thường xuyên đe dọa là khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông, hiện do Nhật Bản kiểm soát, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền. Một khu vực thứ hai mà Trung Quốc quan tâm là vùng eo biển Miyako, cửa ngõ đi ngang qua quần đảo Nhật Bản thường xuyên được Không Quân Trung Quốc sử dụng để đi ra Thái Bình Dương.
Một vài ví dụ gần đây: Ngày 30/03, Nhật Bản đã phải cho chiến đấu cơ bay lên giám sát một phi đội gồm 8 chiếc máy bay Trung Quốc, trong đó có 4 oanh tạc cơ chiến lược H-6K bay qua khu vực nằm giữa đảo Okinawa và Miyako của Nhật Bản.
Trước đó, ngày 20/03, Nhật Bản phải tung chiến đấu cơ bay lên ngăn chặn một phi cơ tác chiến điện tử Y-9JB của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190415-2018-phi-co-nhat-xuat-kich-999-lan-chu-yeu-doi-pho-voi-trung-quoc

Cất công đi Mỹ, Tổng thống Hàn sẽ gỡ được bế tắc Mỹ-Triều?

Giữa lúc quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên căng thẳng, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In ngày 10/4 lên đường đến Washington để gặp người đồng cấp Donald Trump.
Ngày 10/4, ông Moon gặp Tổng thống Trump cùng các quan chức cấp cao của Mỹ, trong đó có Ngoại trưởng Mike Pompeo. Cuộc gặp diễn ra 6 tuần sau khi hai nhà lãnh đạo Mỹ – Triều rời hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội mà không đạt thỏa thuận nào.
Giới phân tích cho rằng, trước tình hình Tổng thống Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un không thể tìm được nền tảng chung, ông Moon sẽ đóng một vai trò then chốt trong tháo gỡ bế tắc, bắt đầu bằng cuộc gặp với ông Trump.
Thời gian gần đây, nhà lãnh đạo Hàn Quốc đã lên tiếng về sự cần thiết phải cung cấp cho Bình Nhưỡng “một vụ thu hoạch sớm” – tức là giảm nhẹ một số lệnh trừng phạt kinh tế để kích hoạt nỗ lực giải trừ hạt nhân.
Tuy nhiên, đến lúc này Washington vẫn phản đối cách thức đó. Mới đây, Ngoại trưởng Pompeo tuyên Mỹ vẫn sẽ duy trì chính sách “áp lực kinh tế tối đa” lên Triều Tiên cho đến khi nào nước này nhất trí giải giáp hoàn toàn và vĩnh viễn các chương trình tên lửa – hạt nhân.
Theo giới phân tích, ở điểm này, dường như chỉ mỗi ông Moon mới có thể làm cầu nối.
“Bây giờ là phép thử thực sự về chiến lược của Seoul. Nhiệm vụ của Tổng thống Moon ngày 11/4 sẽ không dễ dàng”, Washington Times dẫn lời Harry J. Kazianis – Giám đốc các nghiên cứu về Hàn Quốc tại Trung tâm lợi ích quốc gia.
“Trước tiên, ông phải phải khẳng định Washington được đầu tư vào một quá trình dài hạn, đảm bảo Mỹ sẽ tham gia đàm phán ngoại giao cụ thể với Triều Tiên. Seoul sẽ đề xuất một thỏa thuận thỏa hiệp, theo đó Washington không cần phải dỡ bỏ trừng phạt”.
Trước đó, Tổng thống Moon đã đề nghị Mỹ “tạm hoãn một số lệnh trừng phạt chọn lọc” để đổi lấy việc Triều Tiên đóng cửa tất cả cơ sở tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon. Hiện chưa rõ ông Trump có chấp nhận không dù Yongbyon là điểm tranh cãi mấu chốt trong các cuộc đàm phán.
Yongbyon và nhà máy làm giàu uranium trong tổ hợp này được cho là vẫn hoạt động, dù các báo cáo gần đây nói rằng hoạt động đang chậm lại.
Theo truyền thông Hàn Quốc, ông Moon hy vọng sẽ tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh nữa giữa hai miền trong tháng 4 và đón Tổng thống Trump đến Seoul trong vài tháng tới. Mục tiêu cuối cùng là tạo ra đủ tiến bộ để dẫn tới hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 3.
Dự kiến, Tổng thống Trump sẽ tới khu vực trong tháng 6 để dự hội nghị G20 ở Osaka, Nhật Bản, cùng đại diện của các nước công nghiệp và thị trường mới nổi toàn cầu.
Trong khi đó, bầu không khí bên trong Triều Tiên dường như đã dịch chuyển khỏi những ràng buộc với Mỹ. Trong tuần này, Chủ tịch Kim Jong Un phát biểu tại cuộc gặp với các lãnh đạo đảng cầm quyền rằng Bình Nhưỡng phải tăng cường “tự lực” – một tuyên bố cho thấy Triều Tiên không trông chờ cấm vận của Mỹ và Liên Hợp Quốc sẽ sớm giảm bớt.
Cũng theo truyền thông Hàn Quốc, ông Moon sẽ tìm kiếm “các biện pháp cụ thể” để giúp khởi động các cuộc đàm phán giữa Washington và Bình Nhưỡng. Tuy giới chức Mỹ nói rằng các kênh ngoại giao vẫn để ngỏ, song đàm phán chính thức đã sa lầy sau hội nghị cuối tháng 2.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/27411-cat-cong-di-my-tong-thong-han-se-go-duoc-be-tac-my-trieu.html

TT Hàn Quốc kêu gọi thực hiện thượng đỉnh lần thứ 4

với Lãnh tụ Kim Jong Un

Hôm 15/4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết ông đã sẵn sàng cho hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư với lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un để giúp cứu vãn các cuộc đàm phán đang bị khựng lại giữa Triều Tiên và Hoa Kỳ về chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Tổng thống Moon đã gặp ông Kim Jong Un 3 lần vào năm ngoái. Ông cũng làm trung gian thức đẩy các cuộc đàm phán giữa Triều Tiên và Hoa Kỳ.
Hãng tin AP trích lời ông Moon nói: “Bất kỳ khi nào Triều Tiên sẵn sàng, chúng tôi mong Hàn Quốc và Triều Tiên có thể ngồi lại với nhau và thảo luận tình hình cụ thể một cách thực tiễn để có thể đạt được tiến bộ ngoài những gì đã đạt được trong hai hội nghị thượng đỉnh giữa Triều Tiên và Hoa Kỳ.”
Tuần trước Tổng thống Moon đã gặp Tổng thống Trump tại thủ đô Washington, hai bên đồng ý về tầm quan trọng của các cuộc đàm phán với Triều Tiên nhưng không công bố chi tiết cụ thể để khai thông bế tắc trong các cuộc đàm phán.
Vào tháng 2, ông Trump và ông Kim đã gặp lại nhau ở Việt Nam, nhưng hội nghị thượng đỉnh này không đạt kết quả.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-han-quoc-keu-goi-thuc-hien-thuong-dinh-lan-thu-4-voi-lanh-tu-kim-jong-un/4876347.html

Đầu tư Trung Quốc:

Tâm điểm trong cuộc tranh cử tại Indonesia

Minh Anh
Sau Sri Lanka, Malaysia hay Maldives, giờ đến lượt Indonesia. Các dự án đầu tư của Trung Quốc bị các ứng cử viên đem ra « mổ xẻ » để công kích nhau, với lập luận rằng đầu tư Trung Quốc có nguy cơ đe dọa đến an ninh kinh tế và chủ quyền quốc gia. Đây là cảm giác bất an thật sự trước các khoản đầu tư « hậu hĩnh » của Trung Quốc, hay đó chỉ là « một chiêu bài » để vận động tranh cử ?
Thứ Tư, 17/04/2019, Indonesia sẽ tổ chức tổng tuyển cử để bầu tổng thống và Quốc Hội. Jakarta cũng như các nước châu Á dân chủ khác đều cần đến nguồn vốn của Trung Quốc để phát triển cơ sở hạ tầng yếu kém.
Thế nhưng, tâm lý bài Trung Quốc cũng tăng theo số lượng dự án đầu tư của Bắc Kinh tại Indonesia. Người dân nước này lo sợ nguy cơ bị mất chủ quyền tại những cơ sở trọng yếu của nền kinh tế, cũng như rủi ro mắc nợ Trung Quốc quá cao, mà Sri Lanka là một ví dụ điển hình.
Ông Deasy Simandjuntak, Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á tại Singapore, nhận xét với hãng tin Pháp AFP: « Sức mạnh kinh tế ngày càng lớn của Trung Quốc là một vấn đề chủ chốt trong các cuộc bầu cử tại nhiều nước châu Á. Phe đối lập chỉ trích các chính phủ về những chính sách bị cho là ʺthân Trung Quốcʺ ».
Đây cũng chính là những luận điểm mà ông Prabowo Subianto, một cựu tướng lĩnh Indonesia, đối thủ của tổng thống Indonesia mãn nhiệm Joko Widodo đưa ra trong cuộc tổng tuyển cử năm nay. Bị ông Widodo dẫn trước 10 điểm trong các cuộc thăm dò, Prabowo Subianto đã sử dụng luận điệu « dân tộc chủ nghĩa », đòi xem xét lại các dự án phát triển cơ sở hạ tầng có nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc, nhất là những công trình nằm trong khuôn khổ dự án Con Đường Tơ Lụa Mới của Bắc Kinh.
Quả thật dưới thời tổng thống Widodo, hàng tỷ đô la đầu tư của Trung Quốc đã ồ ạt đổ vào Indonesia. Là một đảo quốc rộng lớn được hình thành từ 17.000 đảo nhỏ, Indonesia cần nguồn vốn của Trung Quốc để phát triển các cơ sở hạ tầng quan trọng như đường xá, sân bay, đường sắt… Theo số liệu chính thức, riêng trong năm 2018, Jakarta và Bắc Kinh đã ký kết nhiều thỏa thuận đầu tư trị giá tổng cộng 23 tỷ đô la.
Một số doanh nghiệp Trung Quốc đã có mặt trong nhiều dự án lớn, trong đó có dự án xây khu công nghiệp trên đảo Celebes và một dự án đường tầu hỏa tốc hành nối Jakarta và Bandung, trị giá 6 tỷ đô la. Đây cũng chính là hai dự án bị phe đối lập khai thác triệt để, kích động nỗi sợ ở người dân về một làn sóng công nhân Trung Quốc ùa sang và tỷ lệ mắc nợ cao đáng lo ngại.
Mà nỗi sợ « người Hoa » này cũng không phải là một điều gì mới mẻ tại đất nước có 250 triệu dân và đại bộ phận là theo Hồi giáo. Người dân Indonsia từ lâu đã có hiềm khích với cộng đồng người Hoa trong nước, nhất là với những người giầu, vốn kiểm soát một phần quan trọng nền kinh tế Indonesia. Họ cũng từng là mục tiêu của các cuộc thanh trừng « chống Cộng sản » trong những năm 1960 và các cuộc thảm sát năm 1998, vào thời điểm chế độ Suharto sụp đổ.
Giờ đây, với những dòng vốn đầu tư Trung Quốc ồ ạt đổ vào Indonesia, thái độ « bài người Hoa » còn gia tăng mạnh mẽ. Bởi vì « vốn đầu tư Trung Quốc bị gán với cộng sản và bị cho là một mối đe dọa » như lưu ý của bà Trissia Wijaya, chuyên gia về kinh tế Đông Nam Á, tại đại học Murdoch của Úc.
Đây quả là một mảnh đất « mầu mỡ » cho phe đối lập khai thác. Trong cuộc đấu này, chưa biết ai thắng ai. Nhưng có một điều chắc chắn là khái niệm « Quốc gia trước đã » của ông Donald Trump đang trở nên thịnh hành.
Prabowo Subianto, 67 tuổi, mang tư tưởng bài Trung Quốc, chủ trương « chủ nghĩa dân tộc sáng suốt » thông qua một chính sách gọi là « Indonesia First ». Phải chăng đã đến lúc tổng thống Mỹ cần đăng ký bản quyền cho khái niệm « Nước Mỹ trước đã ! » ?
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190415-dau-tu-trung-quoc-tam-diem-trong-cuoc-tranh-cu-tai-indonesia

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.