Tham vọng trở thành cường quốc biển của TQ từ Hồ Cẩm Đào đến Tập Cận Bình
Thời kỳ Hồ Cẩm Đào làm Tổng Bí Thư (2002-2012) là giai đoạn chủ chốt cho sự phát triển của chiến lược biển của Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, bao gồm các mặt trận ý thức hệ, quân sự và hoạch định chính sách của chính phủ. Bước sang giai đoạn khi Tập Cận Bình lên nắm quyền từ tháng 11/2012 đến này, Trung Quốc đã tiếp tục theo đuổi và đẩy nhanh chiến lược này.
Tháng 11/2012, trong Bản báo cáo làm việc tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi xây dựng Trung Quốc trở thành cường quốc biển và nhấn mạnh mục tiêu xây dựng cường quốc biển được nâng cấp thành một ưu tiên quốc gia. Chính giới, chuyên gia Trung Quốc lúc đó ca ngợi Bắc Kinh coi việc sử dụng toàn bộ cách thức thể hiện nỗ lực liên quan đến đại dương là một yêu cầu để đạt được những tham vọng chiến lược của Trung Quốc. Theo đó, Trung Quốc cần có ngành công nghiệp liên quan đến biển có thể tạo ra tỷ lệ tương đối lớn đối với tổng thể nền kinh tế Trung Quốc, số lượng lớn các ngành nghề liên quan đến biển có thể đạt được những thành tựu về khoa học và công nghệ, việc khai thác các nguồn tài nguyên biển nên được tiến hành một cách bền vững; năng lực phòng thủ nên đủ mạnh để bảo vệ chủ quyền quốc gia và quyền, lợi ích trên biển, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ hoà bình, thúc đẩy sự phát triển của các vấn đề trên biển quốc tế.
Thời kỳ Hồ Cẩm Đào làm Tổng Bí Thư (2002-2012) là giai đoạn chủ chốt cho sự phát triển của chiến lược biển của Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, bao gồm các mặt trận ý thức hệ, quân sự và hoạch định chính sách của chính phủ. Từ góc độ ý thức hệ, năm 2003, ông Hồ đã tổ chức một phiên nghiên cứu trong bộ chính trị nhằm đánh giá những nhân tố tạo điều kiện cho các cường quốc trỗi dậy. Sau phiên họp này, đã có phong trào nghiên cứu học thuật được chính phủ tài trợ và một loạt chương trình truyền hình được phát sóng vào năm 2006. Bắc Kinh đang tìm cách xã hội hoá tư tưởng rằng sức mạnh trên biển có vai trò quan trọng cho sự trỗi dậy của các cường quốc trong lịch sử, và qua đó, tạo ra cơ sở ủng hộ từ trong nước cho kế hoạch xây dựng cường quốc biển, một nỗ lực vẫn được tiếp tục cho đến thời điểm hiện tại. Ông Hồ Cẩm Đào đã giám sát việc mở rộng phạm vi địa lý và chức năng nhiệm vụ cho lực lượng hải quân, tạo tiền đề cho những mục tiêu đột phá vươn xa vùng ngoại vi Trung Quốc các năm sau này. Tháng 12/2004, chỉ sau một vài tháng chính thức tiếp quản quân đội từ người tiềm nhiệm, ông Hồ Cẩm Đào đã có bài diễn văn khẳng định rằng sứ mệnh lịch sử cho thời kỳ hiện tại trong thế kỷ mới bao gồm đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, bảo đảm giai đoạn cơ hội chiến lược cho phát triển, bảo vệ các lợi ích quốc gia và bảo vệ hoà bình thế giới và thúc đẩy phát triển chung.
Đến năm 2006, Trung Quốc tái khẳng định 4 chức năng trên trong “Sách trắng quốc phòng” và bổ sung thêm một vài chi tiết thể hiện tăng cường năng lực hoạt động để thực hiện các chức năng trên. Sách trắng nhấn mạnh các yêu sách đối kháng về các quyền và lợi ích trên biển là một nhân tố quan trọng trong môi trường an ninh của Trung Quốc, cho thấy đây là một điểm tối quan trọng trong những năm sau này khi Trung Quốc tìm cách bảo vệ các quyền và lợi ích tại Biển Đông. Một chuyên gia quân sự Trung Quốc bình luận rằng việc bảo vệ sự thống nhất quốc gia và các quyền và lợi ích đại dương của quốc gia cũng như bảo vệ các đường cung ứng trên biển của Trung Quốc ngày càng bị thách thức, cho thấy nhu cầu ngày càng lớn trong việc phát triển của hải quân, cụ thể là năng lực tác chiến trên biển. Một số hàm ý chiến lược từ những điểm mới thời ông Hồ Cẩm Đào về học thuyết quân sự trở nên rõ nét vào tháng 12/2009, khi quân đội Trung Quốc triển khai các chiến dịch chống cướp biển tới Ấn Độ Dương để bảo vệ các đường biển nối châu Á và Trung Đông.
Tháng 2/1992, Trung Quốc ban hành “Luật của CHND Trung Hoa về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải 1992”, xác định mở rộng lãnh hải của Trung Quốc, bao gồm các khu vực tranh chấp bao trùm Đài Loan và các đảo thuộc Đài Loan, quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, Hoàng Sa, bãi Trung Sa (Macclesfield Bank) và Trường Sa. Trung Quốc cũng đã đưa ra một cụm từ trở thành một thuật ngữ mang tính chủ đạo trong chiến lược biển của Trung Quốc là quyền và lợi ích trên biển. Các luật khác được ban hành sau đó, như Luật của CHND Trung Hoa về Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa năm 1998. Các luật này trở nên rất quan trọng; Bắc Kinh đã đặt ra các chỉ dấu trong nội luật để sau này có thể trích dẫn khẳng định yêu sách chủ quyền tại các vùng biển tranh chấp. Chẳng hạn, Trung Quốc trích dẫn luật 1992 khẳng định trong phân định đường cơ sở quanh đảo Senkaku vào năm 2012. Năm 2016, Trung Quốc trích dẫn các luật năm 1992 và năm 1998 để củng cố yêu sách Biển Đông phản đối lại Manila và Toà Trọng tài. Cụ thể, Trung Quốc đã trích dẫn Điều 14 của Luật năm 1998, để không ảnh hưởng tới các quyền lịch sử của CHND Trung Hoa.
Tổng Bí Thư Tập Cận Bình đã mở rộng và làm rõ mối liên hệ giữa cường quốc biển và các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc, cho thấy rõ sức mạnh trên biển vừa là yêu cầu và vừa là hình thức chứng minh sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc vững mạnh. Ông Tập đã chỉ ra rõ mối liên hệ giữa chiến lược biển và việc Trung Quốc đạt được các mục tiêu chiến lược quốc gia trong trung và dài hạn xây dựng một xã hội thịnh vượng hài hoà ở mọi lĩnh vực từ nay đến năm 2021 (Kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc) và Đại hồi sinh dân tộc Trung Hoa hay hồi sinh quốc gia, từ nay đến năm 2049 (Kỷ niệm 100 năm thành lập nước CHND Trung Hoa). Tháng 7/2013, Tập Cận Bình đã điều hành một phiên họp nghiên cứu của Bộ Chính trị về các vấn đề trên biển, trong đó, ông nhấn mạnh cường quốc biển là đóng vai trò chủ đạo cho sự phát triển kinh tế vững bền và thịnh vượng và bảo vệ các lợi ích về chủ quyền quốc gia, an ninh và phát triển. Điều này thúc đẩy cho lập luận tiếp theo của ông là cường quốc biển là nhân tố quan trọng để đạt được một xã hội thịnh vượng hài hoà và hồi sinh quốc gia.
Những nhà hoạch định của chính phủ cũng quan tâm nhiều hơn đối với các vấn đề trên biển trong thời Hồ Cầm Đảo. Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 của Trung Quốc (2006-2010) đã đưa thêm không gian cho các vấn đề trên biển hơn Kế hoạch năm năm thứ 10. Một mục có tiêu đề “Bảo vệ và khai thác các nguồn tài nguyên đại dương” mở đầu với lời kêu gọi tăng cường nhận thức về biển và đại dương, bảo vệ các quyền và lợi ích, bảo vệ môi trường biển, bảo vệ tài nguyên biển, thực thi quản lý biển tổng thể và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế biển, từng chủ đề vẫn tiếp tục cho đến hiện nay. Cùng với sự quan tâm ngày càng tăng đối với biển, năm 2006, Trung Quốc tăng cường hoạt động thực thi pháp luật tại Hoàng Hải và Biển Đông. Sau đó, vào năm 2008, một văn bản do Quốc vụ Viện ban hành về sự phát triển biển lưu ý về những kế hoạch đóng tàu hải giám có khả năng hoạt động tại các vùng biển duyên hải, phạm vi trung bình và xa bờ để thực hiện hoạt động thực thi pháp luật. Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015) kêu gọi việc soạn thảo một chiến lược phát triển biển quốc gia tập trung vào việc xây dựng Trung Quốc trở thành một cường quốc trên biển.
Năm 2012, Bắc Kinh thành lập Tiểu tổ Lãnh đạo về Quyền và Lợi ích Biển, một nhóm điều phối quan chức cấp cao với đại diện từ nhiều Bộ và quân đội. Động thái này gần như chắc chắn là nhằm tăng cường việc phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến chính sách trên biển của Trung Quốc. Tập Cận Bình, sau này là Phó Chủ Tịch, đã được chỉ định là giám đốc văn phòng của nhóm này. Vị trí này lẽ ra đã đặt ông vào vị trí khẳng định tầm ảnh hưởng lớn lên chương trình nghị sự của Tiểu tổ vì lúc này Đảng Cộng sản Trung Quốc đang chuẩn bị nội dung cho đại hội sắp tới, tại đây Tập Cận Bình sẽ lên nắm quyền.
Ngày 08/11/2012 đánh dấu đỉnh cao về sự phát triển chiến lược biển của Trung Quốc. Lời kêu gọi của ông Hồ trong Báo cáo trước Đại Hội Đảng lần thứ 18 về mục tiêu Trung Quốc xây dựng cường quốc biển cho thấy việc theo đuổi cường quốc biển là một thành tố không thể thiếu trong đại chiến lược của Trung Quốc và Bắc Kinh cam kết nỗ lực dài hạn để đạt được mục tiêu đó. Từ đó, các quan chức Trung Quốc thường xuyên trích dẫn phát biểu của ông Hồ làm lý do cho các kế hoạch và chương trình biển của họ và thể hiện sự cam kết đối với các ưu tiên do lãnh đạo vạch ra.
Chiến lược cường quốc biển không chỉ khiến quá trình chuyển giao quyền lực từ ông Hồ Cẩm Đào sang ông Tập Cận Bình được diễn ra suôn sẻ mà còn được nhấn mạnh và trở nên rõ ràng hơn. Như đã đề cập trong phần trước, trong Phiên họp nghiên cứu năm 2013 về các vấn đề trên biển, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nêu bốn chuyển đổi để định hướng sự nghiệp trên biển của Trung Quốc, gồm chuyển đổi kinh tế biển theo hướng chất lượng và hiệu quả, chuyển đổi các phương pháp phát triển trên biển theo hướng sử dụng bền vững, chuyển đổi khoa học và công nghệ biển để đổi mới đóng vai trò định hướng và chuyển đổi trong việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích trên biển của quốc gia để thống nhất quá trình kế hoạch hoá. Bốn sự chuyển đổi trùng khớp một cách có ý nghĩa với bốn đặc điểm của Cường quốc biển trong thời ông Hồ Cẩm Đào, nhưng nhấn mạnh nhiều hơn tới việc thúc đẩy và nâng cấp cách tiếp cận của Trung Quốc đối với đại dương cùng với việc Bắc Kinh nhấn mạnh rộng hơn về việc chuyển giao mô hình phát triển kinh tế theo hướng đổi mới, có sự gắn kết, xanh, mở và chia sẻ, trong ngôn ngữ của Kế hoạch 5 năm lần thứ 13. Được thông qua vào tháng 3/2016, kế hoạch này là một bước thúc đẩy mang tính hệ thống quan trọng tiếp theo cho chiến lược biển.
Tóm lại, Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược cường quốc biển, quá trình này tập trung nhiều ở khu vực Biển Đông, biểu hiện của nó là những yêu sách chủ quyền hoàn toàn không có cơ sở của nước này. Quá trình này cũng được các nước điểm mặt chỉ tên với việc quân sự hóa, cải tạo đảo quy mô lớn, tự tung tự tác ở khu vực trong suốt thời gian qua. Rõ ràng, phát triển là nhu cầu tất yếu và chính đáng của bất kỳ quốc gia nào, song cách thức mà Trung Quốc đang tiến hành ở Biển Đông đã bất chấp luật pháp quốc tế và xu thế phát triển chung của các nước, đáng bị dư luận lên án mạnh mẽ.
0 nhận xét