Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Hãng sản xuất chíp bán dẫn của Mỹ ngừng cung cấp dịch vụ cho TQ

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2019 16:24 // ,

Công ty Mỹ ‘Applied Materials’, chuyên cung cấp thiết bị và phần mềm để sản xuất chip bán dẫn, đã tạm ngừng cung cấp dịch vụ cho một số công ty Trung Quốc, chưa đầy một tuần sau khi những công ty này bị Bộ thương mại Mỹ đưa vào danh sách bị gắn ‘cờ đỏ’, theo Epoch Times.
Hãng truyền thông Nikkei của Nhật Bản đã nhận được một thông báo, rằng hôm 12/4, Applied Materials đã gửi cho tất cả các nhân viên của mình làm việc với các công ty Trung Quốc bị “gắn cờ”, trong đó hướng dẫn họ “ngay lập tức dừng việc giao hàng tất cả các thiết bị đang chờ xử lý và trong tương lai, và ngừng ngay mọi hoạt động dịch vụ tại địa điểm của mình”.
Theo Nikkei, thông báo cũng yêu cầu các nhân viên, nhà thầu và các nhân sự khác ngay lập tức rút ra khỏi các cơ sở của những công ty trong danh sách này. Thông báo cảnh báo việc không tuân thủ có thể dẫn đến vi phạm luật thương mại của Mỹ.
Được biết, hôm 10/4, Bộ Thương mại Mỹ đã bổ sung 37 công ty, trường đại học và viện nghiên cứu của Trung Quốc, vào danh sách đen của “những thực thể chưa được xác minh”, mà các công ty Mỹ cần đối xử một cách thận trọng.
Media player poster frame
VÌ SAO TỔNG THỐNG TRUMP QUYẾT ‘ĂN THUA ĐỦ’ VỚI TRUNG QUỐC VỀ THƯƠNG MẠI?
 Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters, ông Kevin Wolf, cựu trợ lý Bộ trưởng Thương mại Mỹ, phụ trách xuất khẩu, giải thích việc nằm trong danh sách này không có nghĩa là chính quyền Mỹ đã tạo ra lệnh cấm vận bán hàng. Tuy nhiên, các công ty Mỹ phải xin giấy phép mới, để có thể bán các sản phẩm hoặc sửa chữa hàng hóa, cho những công ty Trung Quốc trong danh sách.
Ông Kevin Wolf, cựu trợ lý Bộ trưởng Thương mại Mỹ. (Ảnh: CSIS)
Trích dẫn các nguồn tin giấu tên, tờ Nikkei cho hay ít nhất 3 thực thể Trung Quốc bị ‘gắn cờ’ tuần trước, cũng là khách hàng của Applied Materials. Đó là Công ty Công nghệ Quang điện tử Hạ Môn San’an, nhà sản xuất chip vi mạch LED lớn nhất của Trung Quốc; Đại học Giao thông Tây An; và một đơn vị không tên thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.
Theo các nguồn tin trong ngành mà Nikkei không nêu tên, quyết định của hãng sản xuất chip bán dẫn của Mỹ, có thể ảnh hưởng đến các nhà cung cấp khác của Mỹ cũng như các công ty bên ngoài Mỹ, hợp tác với các thực thể Trung Quốc này.
Theo Nikkei, Applied Matetials đã đạt được 26% doanh thu của mình trong quý 4, kết thúc vào ngày 27/1, từ Trung Quốc, thị trường lớn nhất của công ty. Nhưng, Applied Materials cũng cung cấp cho tất cả các nhà sản xuất bảng bán dẫn và bảng điều khiển LED lớn trên thế giới, bao gồm Intel, Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn Đài Loan và công ty điện tử Samsung Electronics.
Công ty Quang điện tử Hạ Môn San’an
Thành lập vào năm 2000 tại thành phố phía nam Hạ Môn thuộc tỉnh Phúc Kiến, công ty San’an đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải vào năm 2008. Trên trang web của công ty, San’an cho biết họ đã tham gia vào các chương trình quốc gia 863 và 973 của Trung Quốc.
Theo báo cáo năm 2011 của Văn phòng Điều hành Phản gián Quốc gia của Mỹ, Chương trình 863 là một chương trình do cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khởi xướng vào năm 1986, tập trung vào các ngành công nghệ quan trọng như công nghệ sinh học và vũ trụ. Mục đích của Chương trình 863 là nhằm “bí mật đạt được công nghệ và những thông tin kinh tế nhạy cảm của Mỹ”. Trong khi đó, Chương trình 973 tập trung vào nghiên cứu công nghệ vì những lợi ích của chính quyền Trung Quốc.
Công ty công nghệ ‘Recorded Future’ cho rằng “cả hai chương trình đều có tác dụng giúp Trung Quốc dễ dàng hơn trong việc đánh cắp tài sản trí tuệ, nhằm đạt được những mục tiêu của chương trình”.
Tòa nhà trụ sở Công ty Quang điện tử Hạ Môn San’an. (Ảnh chụp trên trang web của San’an),
Trên thực tế, hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ nhắm vào công ty Applied Materials đã xảy ra trước đó. Vào tháng 11/2017, các công tố viên Mỹ đã truy tố 4 cựu kỹ sư của Applied Materials, vì họ đã ăn cắp thiết kế chip vi mạch từ công ty, và cố gắng sử dụng chúng để thành lập một công ty khởi nghiệp Trung Quốc.
Công ty San’an được cho là đã dựa vào trợ cấp của chính phủ Trung Quốc và các chương trình tuyển dụng, để trở thành nhà sản xuất chip vi mạch LED hàng đầu của Trung Quốc.
Nhiều phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết San’an đã nhận được tổng cộng 3,395 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 506 triệu đô la) tiền trợ cấp của chính phủ từ năm 2009 đến 2016. Mặc dù không biết San’an đã nhận được bao nhiêu kể từ đó. Tuy nhiên, theo báo cáo thường niên 2017 của công ty, San’an đã nhận được tài trợ từ chính sách công nghiệp “Made in China 2025” của Bắc Kinh.
Trong năm 2015, Bắc Kinh đã đưa ra chương trình “Made in China 2025”, như một kế hoạch chi tiết để biến Trung Quốc thành một cường quốc sản xuất công nghệ cao, trong các lĩnh vực như hàng không vũ trụ và robot.
Theo bài viết đăng hôm 7/3 trên website của chính quyền thành phố Hạ Môn, San’an cũng đã tích cực tuyển dụng các tài năng công nghệ từ nước ngoài, bao gồm hơn 400 người Đài Loan, những người nắm giữ vị trí quản lý cấp cao hoặc chuyên gia công nghệ quan trọng trong công ty.
San’an cũng tuyển dụng các chuyên gia thuộc “Chương trình Ngàn Tài năng” của Trung Quốc, do Bắc Kinh triển khai vào năm 2008, để ráo riết tuyển dụng những người lao động nhiều triển vọng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Theo báo cáo tháng 3/2012 của tờ nhật báo Hạ Môn, ông Liao Tingdi, nhà khoa học đứng đầu về kỹ thuật quang học tại San’an, đã được tuyển dụng thông qua Chương trình Ngàn tài năng. Ông Liao đã làm việc tại San’an từ tháng 12/2010.

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.