Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Bản tin ngày 12-4-2019

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2019 17:30 // ,

Tin Biển Đông

Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 11/4, Việt Nam lên tiếng việc TQ đưa giàn khoan Đông Phương vào Vịnh Bắc Bộ, Zing đưa tin. Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết, các cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn đang xác minh thông tin vụ giàn khoan Đông Phương 13-2 CEPB của Trung Quốc sẽ được đưa vào Vịnh Bắc Bộ.

Bà Hằng phát biểu: “Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ đã quy định rõ phạm vi và chế độ pháp lý lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa của từng nước trong Vịnh Bắc Bộ, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982”.
RFA có bài phỏng vấn ThS Hoàng Việt về giàn khoan Đông Phương: Trung Quốc nắn gân Việt Nam trước chuyến thăm Hoa Kỳ của TBT Nguyễn Phú Trọng. Ông Việt nhận định: “Khi mà Việt Nam xích gần Hoa Kỳ hơn thì Trung Quốc có cái nhìn không được thiện cảm và an tâm cho lắm, theo cách nhìn của họ… Gần đây, trong Hội thảo quốc phòng giữa Việt Nam – Hoa Kỳ, đó cũng giải thích vì sao ông Nguyễn Chí Vịnh ít khi nhắc, lên án chuyện Trung Quốc, trong khi Hoa Kỳ lên án rất mạnh mẽ”.
Ông Việt dự đoán: Nếu Trung Quốc “đặt giàn khoan này vào khu vực mà thuộc Việt Nam hoặc vùng chưa phân định thì đó là vấn đề chắc chắn Việt Nam sẽ phản đối. Nếu Việt Nam không phản đối thì họ (Trung Quốc) sẽ làm tới và kịch bản vụ giàn khoan năm 2014 tiếp tục tái lập, hình thành những chuyện khác”.
Mời đọc thêm: Đang xác minh thông tin vị trí giàn khoan Đông Phương của Trung Quốc ở Biển Đông (TT).VN đang xác minh tin về giàn khoan Đông Phương của TQ ở Biển Đông (VOA). – Nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ về bảo vệ chủ quyền biển đảo (VNN). – Tàu chiến Mỹ đến Biển Đông tham gia tập trận với Philippines (TTXVN).
Vụ Út ‘trọc’ Đinh Ngọc Hệ
Thanh tra Chính phủ vừa chuyển cơ quan điều tra hồ sơ hàng loạt dự án BOT liên quan Út “trọc”, báo Thanh Niên đưa tin. Theo đó, chiều 11/4/2019, TTCP công bố kết luận thanh tra sai phạm ở một số dự án đầu tư, xây dựng có liên quan đến Công ty Thái Sơn của Bộ Quốc phòng. TTCP đã chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để làm rõ và xử lý theo quy định các vụ giả mạo hồ sơ, chuyển nhượng thầu sai quy định tại dự án nâng cấp sân bay Pleiku.
Bên cạnh đó, TTCP lưu ý, Dự án khôi phục cải tạo quốc lộ 20 theo hình thức BOT kết hợp BT do Bộ GTVT chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án là liên danh Tổng Công ty 319, Công ty Thái Sơn (đều thuộc Bộ QP) và Công ty Yên Khánh, tổng vốn đầu tư là 4.110 tỉ đồng, nhưng cả 3 nhà đầu tư đều không đạt yêu cầu về vốn chủ sở hữu.

Út “trọc” Đinh Ngọc Hệ đã bị Tòa án quân sự T.Ư tuyên phạt 12 năm tù về tội “Lợi dụng uy tín quân đội để trục lợi”. Ảnh: Đình Trường/TN
Báo Lao Động bàn về hàng loạt sai phạm nghiêm trọng của Út “trọc” trong các dự án BOT. Bài viết lưu ý: Công ty Thái Sơn của Út “trọc” thiếu năng lực cả về chuyên môn, tài chính và thiết bị, nhưng lại được cả Bộ GTVT và Bộ QP “ưu ái” trong nhiều dự án BOT quan trọng, gây ra nhiều sai phạm dẫn đến thất thu hàng chục tỉ đồng cho nhà nước, vi phạm nghiêm trọng các quy định về đấu thầu, thuế và quản lý đầu tư xây dựng.

Mời đọc thêm: Đề nghị điều tra 4 vụ việc liên quan công ty của Út ‘trọc’ (TP). Chuyển Bộ Công an 4 vụ liên quan đến Út ‘trọc’ (PLTP). – Đề nghị điều tra 4 vụ việc liên quan công ty của Út ‘trọc’ (MTG). – Công ty của Út trọc bị điều tra dấu hiệu trốn thuế, giả mạo hồ sơ tài chính (CL). – Các dự án liên quan Út ‘trọc’: Giả mạo hồ sơ, bán thầu trục lợi (TP).
“Đầy tớ” của dân?
Tin khó tin ở Đồng Tháp: Dân báo có bom, cơ quan chức năng cứ đủng đỉnh thờ ơ suốt mấy chục năm, theo báo Một Thế Giới. Bà Mai Thị Dung, ở xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, kể rằng, vào năm 1976, cha bà ra đìa bắt cá thì phát hiện quả bom to và dài như trụ điện, người nhà ông lập tức đi báo chính quyền. Tuy nhiên chính quyền thời ấy lại không quan tâm nên chuyện “tử thần” ẩn trong lòng đất bị rơi vào quên lãng.
Cụ Lượm, mẹ bà Dung, kể: “Tui chẳng biết đó là trái bom nổ hay lép. Nhưng dù bom gì thì mình cũng sợ bởi tự dưng nó phát nổ thì cả gia đình tui chết hết. Từ lúc phát hiện trái bom, chẳng những tui không dám ra đìa mà vào ban đêm ngủ tui cũng hay giật mình”. Đến nay chính quyền địa phương vẫn để mặc trái bom ở đó.

Chiếc cọc đánh dấu vị trí trái bom. Ảnh: Thanh Vĩnh/MTG
Báo Lao Động bàn về vụ cán bộ xỉn mặc quần đùi chỉ đạo cưỡng chế đất: Phú Quốc nợ câu trả lời. Vụ việc xảy ra vào ngày 6/1/2019, ông Lê Quang Minh, Trưởng phòng TN&MT huyện Phú Quốc, Kiên Giang bị người dân tố cáo đến chỉ đạo vụ cưỡng chế trong trạng thái “mặc quần cộc, đi dép tông, sặc hơi men”. Sau hơn 3 tháng, các cơ quan hữu trách vẫn chưa thể đưa ra kết luận thỏa đáng vụ này.

Ngày 8/4, ông Lê Thành, Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy Phú Quốc trả lời điện thoại: “Tuần tới tôi mới nghe báo cáo của tổ kiểm tra, sau đó, UBKT mới có kết luận”. Bài viết lưu ý: Gần một tháng trước, trong cuộc nói chuyện tương tự, ông Thành đã hứa “tuần tới sẽ tiến hành đo đạc”“sớm kết luận”. Nhiều khả năng “tuần tới” của ông Thành sẽ lùi đến… vô cực.

Ông Minh (áo trắng) bị tố mặc quần cộc, đi dép tông, sặc mùi rượu chỉ đạo cưỡng chế. Nguồn: LĐ
Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Hồng Dân, Bạc Liêu vừa khai trừ khỏi Đảng cựu lãnh đạo chiếm dụng tiền của Quỹ nông dân huyện, VOV đưa tin. Ông Dương Hoàng Nghiệp bị khai trừ đảng vì trong thời gian giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao chiếm dụng số tiền hơn 280 triệu đồng.

Mời đọc thêm: Mới thăng chức một năm, cán bộ huyện bị lộ sai phạm tiền tỉ (DV). – Xử lý nghiêm sai phạm trong vụ “cán bộ đi thi công chức” ở An Giang (CAND). – Khai trừ Đảng nguyên Phó chủ tịch Hội nông dân H.Hồng Dân, Bạc Liêu (TN). – Bạc Liêu: Công an vào cuộc giải quyết vụ xô xát vì tranh chấp đất ở huyện Hồng Dân (PL Plus). – Quảng Nam bắt 3 cán bộ lập khống hồ sơ đất đai (GDVN). – Thanh Hóa: Cán bộ xã xây nhà trái phép trên đất giao thầu (DT).
Vụ gian lận thi cử: Tiếp tục hé lộ thông tin thí sinh gian lận
VnExpress đưa tin: Ba thí sinh được nâng điểm đang học tại Đại học Y Hà Nội. Chiều 11/4/2019, PGS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu phó Đại học Y Hà Nội thừa nhận, sau khi Bộ GD&ĐT chấm thẩm định điểm thi THPT quốc gia của ba tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La thì có 3 trường hợp đậu vào ngành Y đa khoa, có điểm thấp hơn điểm đã công bố.
Có 2 thí sinh chắc chắn bị đuổi học do điểm chấm lại thấp hơn điểm trúng tuyển. Thí sinh còn lại có điểm chấm lại vẫn đủ điểm chuẩn, nhưng điểm thi môn khác bị xuống 2 điểm. Vì điểm được nâng không thuộc tổ hợp xét tuyển nên ông Tú cho biết: “Nếu em này đủ điều kiện tốt nghiệp thì tiếp tục được học Y đa khoa”. Nhiều người phản đối quyết định này vì một người đã gian lận khi thi, dù môn gian lận không được dùng xét tuyển, thì đạo đức đã có vấn đề, chưa nói đến y đức.
Báo Người Đưa Tin viết: Hé lộ thân thế bất ngờ của Top 3 Thủ khoa ĐH Y Hà Nội đến từ Sơn La gian lận 15,3 điểm. Báo này nói thẳng tên của một thí sinh gian lận vào ĐH Y Hà Nội: “Võ Hoàng Long, cựu học sinh trường THPT Tô Hiệu (Sơn La) mới đây được xác định đã gian lận 15,3 điểm để trở thành Top 3 thủ khoa đầu vào đại học Y Hà Nội năm 2018”.
VietNamNet có bài: Nhiều thí sinh Hà Giang, Sơn La được nâng điểm là con em lãnh đạo đương nhiệm. Một phụ huynh có con tham dự kỳ thi THPT Quốc gia 2018 ở Hà Giang, tiết lộ, tại huyện Vị Xuyên, con của hai lãnh đạo cấp phòng nằm trong danh sách nâng điểm.
Một thí sinh học Trường THPT chuyên Hà Giang, con một lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện có điểm chấm thẩm định hạ 13 điểm so với công bố ban đầu, một thí sinh khác cũng học lớp chuyên Toán trường này, bị hạ mỗi môn gần 2 điểm sau khi chấm thẩm định.
Tuy nhiên, lãnh đạo ngành Giáo dục vẫn chưa công khai danh tính các phụ huynh và thí sinh gian lận, nên hầu hết các báo “lề đảng” vẫn chỉ đưa tin hành lang, rất ít báo dám để tên thật của các thí sinh “hạt giống đỏ”.
Báo Tiền Phong đưa tin: Con trưởng phòng giáo dục Trung học Sơn La được nâng 6,05 điểm. Bài báo cho biết: Thí sinh N.Y.K, con của trưởng phòng giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT Sơn La, nằm trong danh sách 44 thí sinh được nâng điểm tại kỳ thi THPT Quốc gia 2018 ở tỉnh này.
Theo đó, điểm thi ban đầu của Y.K môn Toán là 9.60, môn Ngoại ngữ là 9.60. Sau khi Bộ GD&ĐT chấm thẩm định, thì điểm thực của Y.K môn Toán là 7.0 điểm, môn Tiếng Anh là 7.4 điểm. Tuy nhiên, trong đợt chấm thẩm định vào trung tuần tháng 7/2018, Y.K cũng là 1 trong 42 thí sinh của Sơn La có điểm chấm lại thấp hơn điểm công bố ban đầu là 1,25 điểm. Như vậy, tổng số điểm mà Y.K được nâng lên là 6,05 điểm. Y.K hiện đang theo học tại một trường ĐH thuộc khối ngành kinh tế tại Hà Nội.
Trang Gia Đình và Xã Hội đặt câu hỏi về tiêu cực điểm thi ở Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La: Công khai danh tính thí sinh và phụ huynh để đảm bảo công bằng? Bài viết thống kê: Sau vụ gian lận thi cử THPT Quốc gia 2018 bị phát hiện, kết quả thẩm định cho thấy, ở Hòa Bình có 64 thí sinh có điểm thi thay đổi so với thời điểm công bố hồi tháng 7/2018. Ở Hà Giang, có 97 bài thi của 44 thí sinh được sửa nâng điểm, 44 thí sinh này đều đã nhập học vào các trường công an, quân đội, y dược.
LS Đặng Văn Cường cho rằng, “cần phải xác định danh tính các phụ huynh đã tác động để sửa điểm, nâng điểm và làm rõ trách nhiệm của từng học sinh trong trường hợp những học sinh đó xúi giục hoặc giúp sức cha mẹ, người thân tác động để sửa điểm”.
Báo Tiền Phong đặt câu hỏi: Gian lận thi cử chỉ là vi phạm hay tham nhũng quyền lực? TS Vũ Đình Ánh cảnh báo về tình trạng tham nhũng quyền lực ngày càng nghiêm trọng: “Gian lận thi cử vừa qua chỉ là vi phạm hay tham nhũng quyền lực? Có bàn tay quyền lực can thiệp vào đó không? Không đơn giản mà người ta dám sửa từ 0,25 điểm lên 9 điểm được, không có bất cứ một học sinh giỏi nào có thể giải được bài toán này”. Không chỉ là “bàn tay quyền lực”, mà có cả một đường dây quyền lực can thiệp.
Nhiều người tin rằng: Nhiều đường dây quyền lực như vậy đã can thiệp vào các kết quả thi tốt nghiệp từ nhiều thập niên qua, từ Nam ra Bắc, chứ không phải bây giờ mới xảy ra. Cho nên, trong bộ máy nhà nước đầy “hạt giống đỏ” là con em, người thân của các lãnh đạo, gia đình nhiều thế hệ là đảng viên. Bộ máy nhà nước “hồng hơn chuyên”, trọng lý lịch chứ không trọng trình độ, đã tạo nên hiện trạng của nước VN kiệt quệ về mọi mặt, xã hội ngày càng suy thoái, người dân ngày càng bất bình.
Báo Dân Việt đặt câu hỏi: Bộ Công an trả 28 thí sinh được nâng điểm, người điểm thật bị cướp cơ hội? Viện sĩ “lề đảng” Đào Trọng Thi trả lời lấp liếm để cố gắng chứng minh rằng, chưa chắc 28 thí sinh gian lận thì cũng chừng ấy người bị cướp cơ hội?! Khi được hỏi về chuyện công khai danh tính các trường hợp gian lận, ông Thi nói: “Tôi nghĩ về danh tính của các em thí sinh được nâng điểm nếu thấy không cần thiết phải công khai mà giữ kín cũng là điều tốt”.
Những người có tư duy như ông Thi nhưng lại mang danh GS, TS, Viện sĩ dưới chế độ CSVN cũng là bằng chứng cho thấy chế độ được sắp xếp để hầu hết các thành phần trí thức, quan chức đều bảo vệ các “hạt giống đỏ” của họ.
Mời đọc thêm: Xử lý người liên quan đến gian lận điểm thi (GDTĐ). – Cựu thiếu tá công an bị khởi tố liên quan đến gian lận điểm thi ở Sơn La (VTC). – Sửa điểm Sơn La: 12/44 là con lãnh đạo, cán bộ ngành (ĐV). – Nhiều cán bộ có chức vụ “mua” điểm cho con: Thương con hay hại con? (VOV). – ĐBQH khuyên công khai vụ sửa điểm thi: Nếu do xu nịnh… (ĐV).
Thí sinh Sơn La vào ĐH Y Hà Nội được nâng khống tới 15,4 điểm (PLTP). – Thí sinh Sơn La được nâng 15,3 điểm để đỗ ngành Y đa khoa (SGGP). – Đừng lấy “nhân văn” làm bình phong cho gian lận thi cử (LĐ). – Con 12 cán bộ, giáo viên trong ngành được nâng điểm, Cục Nhà giáo nói gì? (GDVN). Mời đọc lại: Bộ Giáo dục: Công khai thí sinh được nâng điểm có thể tác động cực đoan (VNE).
Tin giáo dục
Báo Người Lao Động đặt câu hỏi: Thầy giáo bị “tố” xâm hại nhiều học sinh nam nói gì? Chiều 11/4, một lãnh đạo công an quận Hoàng Mai cho biết: “Khi làm việc với cơ quan chức năng thì các em học sinh nói một hướng còn thầy giáo cũng nói một hướng khác. Cơ quan chức năng cũng đang làm rõ những thông tin trong buổi làm việc giữa nhà trường với thầy giáo trước đó, mà thầy giáo đã nhận là chỉ xoa đầu, khen ngợi các em chứ không hề thừa nhận hành vi sàm sỡ”.
VietNamNet đưa tin: Hiệu phó ĐH Y dược Thái Nguyên bị điều tra về gian lận nghiên cứu khoa học. Đó là bê bối liên quan đến đề tài cấp bộ mang tên: “Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sinh con mắc bệnh Thalassemia (thiếu máu, tan máu bẩm sinh) ở phụ nữ người dân tộc tại khu vực miền núi phía Bắc” của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, sử dụng kinh phí nhà nước để nghiên cứu.
Theo đó, hóa chất dùng để thực hiện xét nghiệm phải là hóa chất “đóng”, hóa chất đặc thù chỉ duy nhất do hãng sản xuất máy phân phối. Tuy nhiên, những hợp đồng mua hóa chất của ông Dũng ký với 2 cửa hàng tại Thái Bình có tổng giá trị hàng trăm triệu đồng được cho là hợp đồng khống.

Một trong số các hóa đơn mua bán hàng hóa được cho là lập khống do chủ cửa hàng không có thật. Nguồn: VNN
Mời đọc thêm: Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng vụ thầy giáo dâm ô học sinh nam (LĐ). – Vụ thầy giáo lạm dụng tình dục bảy học sinh ở Hà Nội: Đã đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội dâm ô (TQ). – Nghi vấn hàng loạt nam học sinh bị thầy giáo dâm ô tại Hà Nội, phụ huynh cần làm gì lúc này? (PNSK). – Cởi bỏ ‘mặt nạ’ vì nền giáo dục trung thực (TT).

Kiếp làm nông VN
Bài thứ hai trong loạt bài trên báo Dân Việt về hiện tượng tiêu chết trắng, giá rẻ như rau: Nông dân cầu cứu ngân hàng. Tại Gia Lai, tổng dư nợ mà nông dân vay vốn ngân hàng để trồng tiêu là hơn 4.300 tỉ đồng, trong đó 2.200 tỉ đồng là nợ xấu. Hiện hàng ngàn hộ dân đang “cầu cứu” các ngành chức năng và ngân hàng để gia hạn nợ. Giá hồ tiêu rớt xuống đáy, từ 220.000 đồng/kg chỉ còn 41.000 – 43.000 đồng/kg.
Một nông dân tại xã Ia Băng, huyện Chư Prông, chia sẻ: “Gần 2 năm nay, chẳng ngày nào tôi được ngủ ngon vì khoản nợ lớn dần mà hồ tiêu để lại. Tiền gốc là 450 triệu đồng, tiền lãi mỗi năm gần 50 triệu đồng. Cứ 6 tháng trả một lần, nhưng hiện tại tiền ăn còn bữa đói bữa no, biết kiếm đâu ra 24 triệu đồng trả lãi”.

“Tiêu chết, nợ sống”, hàng nghìn hộ dân chỉ mong được giãn nợ từ phía ngân hàng để không có nợ xấu. Ảnh: T.H/DV
VietNamNet bàn về vụ Trung Quốc đột nhiên cắt cầu: Thảm cảnh đổ bỏ cả xe tải dứa cho bò ăn. Theo đó, “do chưa phải mặt hàng xuất chính ngạch vào Trung Quốc nên vừa qua, do chính sách siết chặt nhập tiểu ngạch của thị trường này nên dứa không xuất đi được. Người trồng dứa phải tìm đủ mọi cách tiêu thụ nhưng do nhu cầu trong nước thấp, hàng chục tấn dứa phải đổ đi”. Clip nông dân đổ cả xe ô tô dứa chín:

Mời đọc thêm: Tây Nguyên: Tiêu chết, giá rẻ như rau, tỉ phú thành con nợ khó đòi (DV). – Giá hồ tiêu đang tụt dốc (VnEconomy). – Giá dứa thấp kỷ lục, nông dân đổ cho bò ăn (Tiêu Dùng). – Trung Quốc bất ngờ cắt cầu: Bà con Lào Cai buồn não ruột (VNN). – Chuyện lạ, nông dân Hưng Yên phải ‘canh’ nước sạch để tưới lúa (MTĐT). – Vườn bưởi Năm Roi đang cho trái bị kẻ gian chặt ngang gốc (Zing). – Tức tưởi vì 64 gốc bưởi đang cho trái bị kẻ gian đốn hạ (NLĐ).
***
Thêm một số tin: Mỹ đánh giá rủi ro ‘tiền bẩn’ ở Việt Nam (BBC). – Có phải ‘an ninh mạng’ đã bỏ lỡ những ‘hiện tượng xấu’ trên mạng? (RFA). – Mạng xã hội và con người phi xã hội hóa (DDDN). – Thực phẩm ‘dính độc’ bị nước ngoài trả lại, đem bán cho dân Việt (NV). – Chất lượng nòi giống Việt bị đe dọa? (NB&CL).
https://baotiengdan.com/2019/04/12/ban-tin-ngay-12-4-2019/

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.