Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin khắp nơi – 16/03/2019

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2019 15:35 //

Tin khắp nơi – 16/03/2019

Thượng viện Mỹ chống Trump về bức tường biên giới

Các thành viên Cộng hoà không bầu theo đảng của Tổng thống Donald Trump đã dồn phiếu cho nghị quyết khước từ tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở biên giới Mỹ – Mexico.
Mười hai Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đã phá vỡ hàng ngũ đảng để theo phe Dân chủ, phê chuẩn nghị quyết thu hồi tuyên bố khẩn cấp với 59 thuận và 41 phiếu chống.
Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát tháng trước đã ủng hộ nghị quyết này.
Sau cuộc bỏ phiếu hôm thứ Năm, ông Trump đã tweet ngay: “VETO!
Mỹ: 16 tiểu bang kiện Trump vì bức tường biên giới
Mỹ: 7 điều nên biết về bức tường của Trump qua biểu đồ
Quốc hội cần 2/3 đa số của cả hai viện để bác quyền phủ quyết của tổng thống, điều được coi là không thể xảy ra trong trường hợp này.
Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu vừa qua được xem là một thất bại đáng xấu hổ cho tổng thống về vấn đề quốc nội then chốt của ông.
Trên Twitter, ông Trump lên án việc bỏ phiếu, gọi đó là “Nghị quyết lấy cảm hứng từ đảng Dân chủ sẽ mở biên giới trong khi gia tăng tội phạm, ma túy và nạn buôn người ở nước ta”.
Cuộc bỏ phiếu khước từ tình trạng khẩn cấp xảy ra chỉ một ngày sau khi Thượng viện khiển trách chính sách đối ngoại của ông Trum khi ông phê chuẩn dự luật chấm dứt hỗ trợ của Mỹ cho liên minh do Saudi dẫn đầu ở Yemen.
Những thành viên đảng Cộng hòa rời hàng ngũ hôm thứ Năm gồm: Mitt Romney và Mike Lee của tiểu bang Utah, Marco Rubio của Florida, Roy Blunt của Missouri, Lamar Alexander của Tennessee, Pat Toomey của Pennsylvania, Rob Portman của Ohio, Jerry Moran của Kansas, Susan Collins của Maine, Lisa Murkowski của Alaska, Rand Paul của Kentucky, và Roger Wicker của Mississippi.
Thượng nghị sĩ Thom Tillis ở Bắc Carolina thay đổi quyết định vài phút trước khi bỏ phiếu và nói rằng ông sẽ phản đối nghị quyết.
Tổng thống Cộng hòa tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 15/2 sau khi Quốc hội từ chối tài trợ cho việc xây bức tường ở biên giới Mỹ-Mexico, một cam kết quan trọng trong chiến dịch tranh cử của ông.
Mục đích của ông Trump trong việc này là đi vòng qua Quốc hội và lấy tiền từ ngân sách quân sự để xây bức tường biên giới mà ông hứa hẹn từ lâu.
Biện pháp này có thể giúp ông có gần $ 8 tỷ đôla cho bức tường, tuy vẫn còn thiếu nhiều so với chi phí được ước tính là $23 tỷ đôla để xây một hàng rào gần 3.200km dọc theo biên giới, nhưng nhiều hơn so với gần 1,4 tỷ đôla mà Quốc hội miễn cưỡng dành cho ông trong tháng trước.
Nơi quyền hạn kết thúc và sự lạm quyền bắt đầu
Phân tích của Gary O’Donoghue, BBC News, Washington
Theo bất kỳ tiêu chuẩn nào, đây là một cuộc nổi loạn lớn của những thành viên đảng Cộng hòa tại Thượng viện và vì thế là một bối rối đáng kể cho tổng thống.
Nhưng cuộc bỏ phiếu này không phải là sự không ủng hộ của họ đối với chính sách bức tường biên giới của ông, mà nhiều người trong số đó ủng hộ với những mức độ nhiệt tình khác nhau.
Điều này đặt ra câu hỏi: họ quan tâm về điều gì?
Nói một cách dễ hiểu, việc sử dụng quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia được xem là sự lạm quyền của tổng thống theo hai cách:
Đầu tiên, đó là một nỗ lực khá trắng trợn để vượt qua quyền lực cai quản ngân sách của Quốc hội – một quyền lập hiến của Quốc hội Mỹ trong việc quyên góp và tiêu tiền.
Tổng thống đã đòi hàng tỷ đôla cho bức tường, Quốc hội đã không đồng ý; chính phủ đã phải đóng cửa, và cuối cùng Nhà Trắng đã nhượng bộ. Vì vậy, nhất định lấy tiền cho bằng được theo con đường này được xem là không chơi theo luật.
Thứ hai, đảng Dân chủ và một số thành viên đảng Cộng hòa xem đây là một việc thu tóm quyền lực có thể tạo tiền lệ nguy hiểm.
Trong quá khứ, một điệp khúc mà đảng Cộng hòa ca liên tục là cựu Tổng thống Barack Obama thường xuyên lạm dụng quyền lực hành pháp để làm những việc mà lẽ ra ông phải giành được sự ủng hộ của quốc hội.
Và nhiều đợt Thượng nghị sĩ Cộng hòa hiện tại sẽ ở còn tại vị rất lâu sau khi Tổng thống Trump rời nhiệm sở. Họ có thể sẽ thấy khó khăn hơn, nếu bây giờ họ ủng hộ tổng thống, để sau này lập luận rằng một tổng thống dân chủ tương lai không thể sử dụng quyền hạn khẩn cấp để thay đổi chính sách sở hữu súng hoặc thay đổi khí hậu, chẳng hạn.
Vì vậy, những thành viên Cộng hòa phá vỡ hàng ngũ vừa được ăn vừa được cả gói mang về. Một điểm đánh dấu đã được đặt ra, nhưng, không có cơ hội bác bỏ phủ quyết, tổng thống vẫn tiếp tục theo cách của mình.
Hoặc ít nhất là trong thời điểm hiện tại. Cuối cùng thì chín thẩm phán của Tối cao Pháp viện sẽ là người quyết định đâu là nơi quyền lực hợp pháp chấm dứt và sự lạm quyền bắt đầu.
Trước đó, hôm thứ Năm, ông Trump gọi đảng Dân chủ là “những người từ chối biên giới” và nói rằng bất kỳ thành viên đảng Cộng hòa nào phản đối ông sẽ là việc “bỏ phiếu cho bà Nancy Pelosi”.
Ông nói rằng bức tường biên giới cần thiết cho việc chống lại việc nhập cư bất hợp pháp ở biên giới phía Nam mà ông mô tả là một “cuộc khủng hoảng”.
Đảng Dân chủ cho rằng việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp này vi hiến, rẳng ông Trump đã tự tạo ra khẩn cấp bức tường biên giới này và la làng lên đây là tình trạng cần giải quyết gấp.
Nghị quyết thu hồi tuyên bố đã thông qua Hạ viện với kết quả bỏ phiếu là là 245 phiếu thuận và 182 chống vào tháng Hai. Mười ba thành viên đảng Cộng hòa đứng về phía đảng Dân chủ.
Các nhà lập pháp đã sử dụng một điều khoản từ Đạo luật khẩn cấp quốc gia để bác tuyên bố của tổng thống.
Hầu hết thành viên Cộng hòa ủng hộ quyết định của ông Trump và cáo buộc đảng Dân chủ ngó lơ tình huống khẩn cấp ở biên giới.
Lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell nói rằng tuyên bố này là “hậu quả có thể dự đoán và có thể hiểu được từ quyết định của đảng Dân chủ trong việc đặt lợi ích của đảng phái trước lợi ích quốc gia”.
Thành viên Cộng hòa phá hàng ngũ nói gì?
Những người Cộng hòa bảo thủ phá vỡ hàng ngũ chủ yếu lên án tuyên bố khẩn cấp của ông Trump, vì điều này thiết lập một tiền lệ tổng thống nguy hiểm, mặc dù họ vẫn đồng ý với các chính sách biên giới của ông.
“Đây không phải là vấn đề tăng cường an ninh biên giới, một mục tiêu mà tôi ủng hộ và đã bỏ phiếu thuận”, Thượng nghị sĩ Collins nói trước cuộc bỏ phiếu.
“Đây là một tình trạng nghiêm trọng liên quan đến việc liệu cơ quan này [Thượng viện] có đứng lên bảo vệ cho các đặc quyền thể chế của mình hay không, và sẽ có hỗ trợ cho việc tam quyền phân lực được ghi trong rõ trong hiến pháp của chúng ta hay không.”
Thượng nghị sĩ Paul đồng ý là Quốc hội phải tài trợ cho an ninh biên giới, “nhưng không tổng thống nào nên đi vòng quanh Quốc hội”.
Ông nói thêm rằng nếu tuyên bố khẩn cấp đứng vững, nó có thể cho phép một “tổng thống có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa” trong tương lai ,thông qua luật kiểm soát môi trường hoặc súng.
Thượng nghị sĩ Romney lặp lại một cảm nhận tương tự, gọi việc sử dụng tình trạng khẩn cấp là “lạm dụng” rằng “là một lời mời tiếp tục mở rộng và lạm dụng cho các tổng thống tương lai”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47580123

Trump phủ quyết dự luật chấm dứt tình trạng khẩn cấp

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 15/3 phủ quyết một dự luật của Quốc hội nhằm chấm dứt tình trạng khẩn cấp mà ông Trump ban hành để có ngân quỹ xây tường biên giới Mỹ-Mexico.
Đây là lần đầu tiên trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình, ông Trump sử dụng quyền phủ quyết.
Dù không có khả năng Quốc hội có đủ số phiếu để vô hiệu hóa sự phủ quyết này, nhưng việc một số nghị sĩ trong chính Đảng Cộng hòa của ông Trump không ủng hộ chuyện ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp đã khiến ông Trump bị tổn thương về mặt chính trị, ít nhất là tạm thời, trong lúc di trú và tường biên giới sẽ tiếp tục là điểm nóng trong chiến dịch tái tranh cử của ông Trump vào năm 2020.
Kết quả bỏ phiếu của cả hai đảng tại Thượng viện hôm 14/3 là một cái tát vào mặt ông Trump đối với quyết định tuyên bố tình trạng khẩn cấp hầu vượt qua Quốc hội lấy ngân quỹ đã chuẩn chi cho các chương trình khác để trang trải cho bức tường biên giới.
Mười hai thượng nghị sĩ Cộng hòa đã hòa cùng phe Dân chủ bỏ phiếu thông qua đạo luật chấm dứt tình trạng khẩn cấp mà ông Trump ban hành.
Trước khi phủ quyết, ông Trump một lần nữa nói rằng có cuộc khủng hoảng quốc gia trầm trọng, trong khi Bộ trưởng Tư pháp William Barr nói hành động của Tổng thống là hợp pháp.
Tuyên bố tình trạng khẩn cấp của ông Trump đang bị kiện ra tòa vì bị coi là ‘vi phạm quyền lực của Quốc hội về ngân sách một cách vi hiến’.
Ông Trump ngồi giữa các quan chức biên giới và những người có thân nhân bị sát hại bởi những di dân bất hợp pháp khi ông ký lệnh phủ quyết ở Phòng Bầu dục.
Ông nói rằng ông muốn xây tường để ngăn không cho di dân vào Mỹ bất hợp pháp. Phe Dân chủ bác bỏ có cuộc khủng hoảng tại biên giới với dẫn chứng là các vụ băng qua biên giới hiện đang ở mức thấp nhất trong vòng 40 năm qua.
Ông Trump cảm ơn các thượng nghị sĩ Cộng hòa đã bỏ phiếu ủng hộ trong một dòng tweet vào sớm ngày 15/3: “Hãy nhìn này, khi quý vị trở về bang nhà của quý vị, người dân sẽ yêu mến các vị nhiều hơn bao giờ hết.”
https://www.voatiengviet.com/a/trump-ph%E1%BB%A7-quy%E1%BA%BFt-d%E1%BB%B1-lu%E1%BA%ADt-ch%E1%BA%A5m-d%E1%BB%A9t-t%C3%ACnh-tr%E1%BA%A1ng-kh%E1%BA%A9n-c%E1%BA%A5p/4833538.html

Phiên kết án cựu phụ tá của Trump được đề xuất hoãn lại

Văn phòng Công tố viên Đặc biệt của Mỹ hôm 15/3 yêu cầu tòa hoãn phiên kết án đối với ông Rick Gates, cựu phó chủ tịch ban vận động tranh cử cho Tổng thống Trump, giữa lúc những cuộc điều tra xuất phát từ cuộc điều tra về sự can thiệp bầu cử của Nga đang tiếp diễn.
Trong văn bản gửi đến tòa án liên bang ở Washington, Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller đã dẫn ra sự tiếp tục hợp tác của ông Gates với nhiều cuộc điều tra khác nhau và xin phép cập nhật cho Thẩm phán một lần nữa về vụ việc vào ngày 14/5.
“Ông Gates tiếp tục hợp tác trong một vài cuộc điều tra đang diễn ra, và theo đó các bên không tin rằng bắt đầu quá trình kết án vào lúc này là thích hợp,” văn phòng ông Mueller viết trong văn bản gửi tòa.
Ông Gates là một trong số những cố vấn của ông Trump đã bị kết án hay nhận tội trong cuộc điều tra liên bang về cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 và khả năng có sự thông đồng với ban vận động tranh cử của ông Trump.
Gates là đối tác làm ăn lâu năm của ông Paul Manafort, chủ tịch ban vận động tranh cử của ông Trump. Ông Manafort đang đối mặt với án trên 7 năm tù về các tội tài chính và tội âm mưu sau khi bị tuyên án thêm trong tuần này.
Không giống như Manafort, ngay từ sớm, Gates đã đồng ý hợp tác với đội ngũ của ông Mueller và ra khai chứng chống lại đối tác làm ăn cũ của ông.
Hồi tháng 2 năm 2018, ông Gates đã nhận tội âm mưu chống nước Mỹ và nói dối với cơ quan điều tra.
https://www.voatiengviet.com/a/phi%C3%AAn-k%E1%BA%BFt-%C3%A1n-c%E1%BB%B1u-ph%E1%BB%A5-t%C3%A1-c%E1%BB%A7a-trump-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-%C4%91%E1%BB%81-xu%E1%BA%A5t-ho%C3%A3n-l%E1%BA%A1i/4833533.html

Tác động tới Boeing sau biến cố ngừng bay 737 Max?

Hai tai nạn máy bay chết người gần đây liên quan Boeing 737 Max đang khiến tập đoàn Mỹ đối mặt việc khôi phục niềm tin về an toàn.
Úc, Anh, Singapore tạm thời cấm Boeing 737 Max
Indonesia: Vì sao Boeing 737 mới tinh đã rơi?
Mỹ đã tuyên bố 737 Max sẽ bị tạm ngừng bay cho đến ít nhất tháng Năm.
Một số hãng hàng không nói sẽ tìm kiếm bồi thường trong lúc Boeing tạm ngừng việc giao hàng.
Giới phân tích cho rằng ảnh hưởng lâu dài cho Boeing còn phụ thuộc kết quả điều tra.
Lo ngại xảy ra sau khi chuyến bay của Ethiopian Airlines gặp nạn hôm Chủ nhật làm chết 157 người.
Tháng 10 năm ngoái, 189 người chết trong tai nạn của Lion Air.
Cơ quan quản lý của Mỹ nói 737 Max, máy bay bán chạy nhất của Boeing, nay tạm bị ngừng bay cho đến tháng Năm.
Đây là mẫu mới, từ mẫu truyền thống 737, và việc giao hàng chỉ mới bắt đầu năm 2017.
Hiện toàn cầu có 370 máy bay này đang hoạt động, trong khi Boeing đã nhận đơn đặt hàng lên tới 5.000 chiếc.
Mỗi máy bay có giá khoảng 45-50 triệu đôla.
Các đơn hàng sẽ thế nào?
Boeing hiện tạm thời ngừng giao hàng, mặc dù sẽ vẫn làm máy bay này.
Tuy nhiên, một số khách hàng cân nhắc việc hủy.
Garuda Indonesia nói có thể sẽ hủy đơn hàng 20 máy bay.
VietJet của Việt Nam nói đơn hàng 25 tỉ đôla sẽ phụ thuộc kết quả điều tra.
320 Neo của Airbus là đối thủ trực tiếp của 737 Max.
Tuy nhiên, không đơn giản một sớm một chiều để một hãng bay đổi từ Boeing sang Airbus hay ngược lại. Đó là vì một đơn hàng có thể mất nhiều năm trước khi hoàn tất.
Ngoài ra, còn là vấn đề đào tạo phi công.
Peter Morris, từ Ascend, giải thích: “Thường là có phi công Boeing, và phi công Airbus.”
Hệ thống điều khiển của hai hãng này khác nhau. Phi công cần có bằng chứng nhận trước khi được lái máy bay hãng khác, nên không dễ dàng.
Nếu 737 Max bị ngừng trong thời gian dài, khách hàng có thể yêu cầu đàm phán lại, khiến Boeing bị ảnh hưởng thu nhập.
Các hãng bay nói gì?
Một số hãng nói sẽ đòi bồi thường.
Norwegian Air và Smartwings nghe nói đang đòi Boeing trả tiền.
Nhưng có lẽ Boeing sẽ đủ tiền để vượt qua khó khăn.
Tác động tới các hãng bay?
Do hiện nay có ít 737 Max đang vận hành, và lệnh ngừng bay xảy ra trong thời điểm không phải là cao điểm trong năm, nên ảnh hưởng chưa lớn.
Nếu tình trạng ngừng bay kéo dài, sẽ phức tạp hơn.
Trong giai đoạn bận rộn, các hãng bay có thể thuê máy bay từ các công ty chuyên biệt. Nếu ‘thuê ướt’, tức là máy bay cho thuê gồm cả phi hành đoàn, chi phí bảo trì và bảo hiểm, thì có thể tốn khoảng 3.000 đôla một giờ cho loại 737-800.
Hoặc nếu chỉ thuê riêng máy bay không tính dịch vụ, thì mỗi tháng tốn khoảng 230.000 tới 330.000 đôla.
Cổ phiếu Boeing đã mất khoảng 10% từ khi xảy ra tai nạn, tương đương 25 tỉ đôla về giá trị thị trường.
Ảnh hưởng lâu dài còn phụ thuộc nguyên nhân tai nạn.
Nếu là lỗi phần mềm, việc này sẽ nhanh và ít tốn kém hơn lỗi thiết kế.
Nhưng Boeing đối diện khó khăn của việc khôi phục niềm tin.
Năm 2013, 787 của Boeing bị ngừng bay do cháy pin. Nó được sửa, và tiếp tục được đặt hàng lớn.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-47595605

Lũ lụt ở vùng Trung Tây khiến người dân phải tìm nơi trú ẩn

Fond du Lac, Wisconsin – Theo tin từ đài CBS, khắp miền Trung Tây đang hứng chịu đợt lũ lụt khiến hàng ngàn người phải tìm nơi trú ẩn. Ngoài ra, nhiều tuyến đường xa lộ phải đóng cửa do ngập nước, các thống đốc cũng đưa ra tuyên bố về các khu vực thảm họa, khi nước lũ dâng cao đến mức nguy hiểm.
Theo các bản tin, có ít nhất một nông dân thiệt mạng vì bị nước lũ cuốn trôi. Trong khi đó tại Fond du Lac, Wisconsin, nước lũ đang rút dần.
Tuy nhiên, cũng như nhiều cư dân khác, căn nhà của ông bà Ronda và Brad Haseleu giờ chỉ là sự hỗn độn. Ông Ronda Haseleu cho hay nước lũ đã tràn xuống và ngập lên tới nóc tầng hầm.
Theo CBS, thời tiết ở Fond du Lac trở lạnh hơn vào thứ Sáu (15 tháng 3), khiến nước lũ bị đóng băng, sau đó lượng băng này sẽ tan khi nhiệt độ ấm hơn.
Tiểu bang Wisconsin cũng đang bị bao phủ trong tuyết.
Đài CBS cho biết, thành phố Eau Claire có lượng tuyết rơi dày 4.5 feet trong tháng Hai, vượt qua mức kỷ lục 1.5 feet trước đó.
Vào hôm thứ Năm, mưa và hiện tượng băng tan nhanh đã đẩy các khối băng tuyết chắn ngang nhiều cây cầu, trong khi nước băng tan chảy ra sông. Ngoài ra, dòng thác Sioux ở Nam Dakota lại có một hồ nước mới, và một cây cầu bị khối băng phong tỏa ở Nebraska. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/lu-lut-o-vung-trung-tay-gay-nguy-hiem-khien-nguoi-dan-phai-tim-noi-tru-an/

Cựu nhân viên tình báo Hoa Kỳ

 nhận tội làm gián điệp cho Trung Cộng

Washington, DC – Theo tin từ Reuters, vào hôm thứ Sáu (15 tháng 3), Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết một cựu nhân viên thuộc Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) Hoa Kỳ đã nhận tội làm gián điệp cho Trung Cộng.
Ông Ron Rockwell Hansen, bị buộc tội chuyển thông tin quốc phòng bí mật của Hoa Kỳ cho Trung Cộng, và nhận được hàng trăm ngàn Mỹ kim, khi làm gián điệp cho chính quyền Trung Cộng.
Theo Reuters, vào năm 2006, ông Hansen bắt đầu làm việc tại DIA, cơ quan chuyên trách về tình báo quân sự, sau khi ông nghỉ hưu ở Lục quân Hoa Kỳ, và được cấp quyền miễn trừ an ninh tuyệt mật suốt nhiều năm. Bộ Tư pháp cho biết một cơ quan tình báo Trung Cộng đã tuyển dụng ông Hansen vào năm 2014.
Nhân viên FBI đã bắt giữ ông Hansen vào tháng 6/2018, khi ông đang ở phi trường quốc tế Seattle-Tacoma để lên chuyến bay chuyển tiếp đến Trung Cộng. Ông Hansen sẽ phải đối mặt với án tù lên đến 15 năm, và tòa sẽ tuyên án vào ngày 24 tháng 9 tới.
Hiện vẫn chưa rõ luật sư nào đang đại diện cho ông Hansen trong vụ án này. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cuu-nhan-vien-tinh-bao-hoa-ky-nhan-toi-lam-gian-diep-cho-trung-cong/

Ngân sách quốc phòng mới của Mỹ

 tập trung đối phó Trung Quốc

Ngân sách quốc phòng mới được Bộ Quốc phòng Mỹ đề xuất tập trung vào việc đối phó với nguy cơ từ Trung Quốc khi nước này đang gia tăng hiện đại hoá quân đội với những vũ khí hiện đại. Hãng tin AP loan tin này hôm 16/3.
Phát biểu trước buổi điều trần tại Uỷ ban Quốc phòng Thượng viện Mỹ hôm thứ Năm, ngày 14/3 vừa qua, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan nói Hoa Kỳ đã bỏ qua vấn đề này quá lâu. Quyền Bộ trưởng Shanahan viết trong báo cáo gửi Thượng viện Mỹ rằng: “ Trung Quốc đang tích cực hiện đại hoá quân đội, ăn cắp một cách có hệ thống khoa học và công nghệ và tìm kiếm lợi thế quân sự qua chiến lược kết hợp quốc phòng và dân sự’.
Trong ngân sách đề nghị 718 tỷ đô la, Bộ Quốc phòng Mỹ đề nghị chi 25 tỷ đô la cho năm 2020 vào vũ khí hạt nhân để vượt hăn hơn Trung Quốc về kho vũ khí hạt nhân. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói Trung Quốc hiện đang phát triển máy bay ném bom tầm xa cso thể mang vũ khí hạt nhân và nếu Trung Quốc thành công thì điều này sẽ giúp Trung Quốc trở thành một trong ba nước bao gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc có vũ khí hạt nhân cả trên biển, bờ và trên không.
Bộ trưởng Shanahan không phải là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên bày tỏ những lo ngại về sự đe doạ từ Trung Quốc.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis cũng đã đặt Trung Quốc vào hàng đầu danh sách những vấn đề mà Mỹ phải đối phó trong chiến lược quốc phòng quốc gia của Mỹ.
Chiến lược quốc phòng quốc gia Mỹ chỉ rõ cùng với việc phát triển kinh tế và quốc phòng, Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi hiện đại hoá quân sự để tìm cách bành trướng ra khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương trong thời gian gần và tìm cách thay thế Mỹ trong tương lai.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/new-us-military-budget-focused-on-china-03162019095532.html

Cảnh báo ‘bẫy nợ’ Trung Quốc,

Ngoại trưởng Mỹ bị chê ‘thiếu hiểu biết’

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bị báo chí Trung Quốc chê ‘thiếu hiểu biết và thâm độc’ sau khi ông cảnh báo các khoản đầu tư từ Trung Quốc trong khu vực Mỹ Latinh.
Giữa tuần qua, ông Pompeo đã có bài phát biểu tại Mexico City (Mexico). Ngoại trưởng Mỹ nói ông không có ý chống lại các khoản đầu tư chính đáng của Trung Quốc, nhưng “khi Trung Quốc xuất hiện thì không phải lúc nào cũng mang theo ý tốt cho công dân của các bạn”, đặc biệt là dạng “tốt một cách đáng ngờ” (too good to be true).
“Khi họ đưa ra một khoản đầu tư hợp lý, hợp pháp, minh bạch và tuân thủ luật lệ, nó được gọi là cạnh tranh, và là những điều mà Mỹ chào đón. Nhưng khi họ đến với những hợp đồng béo bở một cách đáng ngờ, thì thường là như vậy, thực tế là như vậy”, ông Pompeo nói.
Cũng theo ông Pompeo, các công ty quốc doanh Trung Quốc đang thể hiện sự thiếu minh bạch, không vận hành bằng thị trường và không nhằm mục đích mang tới lợi ích cho người bản địa, đơn cử là người dân tại Panama. Thay vào đó, các công ty này chỉ muốn gặt hái lợi ích cho chính quyền Trung Quốc.
Những bình luận của ông Pompeo đã gặp sự phản kháng từ dư luận Trung Quốc. Tờ China Daily gọi bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ là “vừa thiếu hiểu biết vừa thâm độc”.
“Những tuyên bố ngông cuồng như vậy là những gì chúng tôi đã biết trước đối với các thành viên trong chính quyền của (Tổng thống Mỹ) Trump, vốn dĩ không dựa trên sự thật”, China Daily viết hôm 21-10.
Hiện nay, trong chiến lược phát triển và gây dựng tầm ảnh hưởng toàn cầu, giới đầu tư Trung Quốc rải tiền khắp nơi cho sáng kiến Vành đai – Con đường.
Các dự án trong sáng kiến này nhằm kết nối châu Á, châu Âu, Trung Đông và châu Phi bằng mạng lưới giao thông rộng khắp.
Nhưng trong khi Trung Quốc tự hào về các nỗ lực này, khắp nơi lại xuất hiện những tin tức về mối lo ngại các nước nhận đầu tư sẽ rơi vào “bẫy nợ” của Bắc Kinh.
Nhưng đối với tờ China Daily, thì những phát biểu như của ông Pompeo vừa qua chỉ càng “bóc trần” ý đồ bắt nạt của Mỹ trong khu vực. Tờ này viết thêm: “Washington liên tục cố gắng áp đặt chiến thuật cũ
kỹ và uể oải của họ trong việc ghim sâu những ngờ vực về động cơ của Trung Quốc trong Vành đai – Con đường, nhằm cản trở sự tiến bộ của sáng kiến”.
Tờ Global Times (Hoàn cầu Thời báo), tiếp lời với việc gọi bài phát biểu của ông Pompeo là “thiếu tôn trọng”, đồng thời cáo buộc Mỹ “cố gắng gây chia rẽ” Trung Quốc và Mỹ Latinh.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26848-canh-bao-bay-no-trung-quoc-ngoai-truong-my-bi-che-thieu-hieu-biet.html

Mỹ-Hà Lan nhất trí dùng Curacao

làm trung tâm viện trợ cho Venezuela

Hoa Kỳ và Hà Lan ngày 15/3 đạt thỏa thuận dùng các cơ sở trên đảo Curacao của vùng Caribe Hà Lan làm nơi phân phối viện trợ khả dĩ cho Venezuela ở lân cận, Thủ tướng Curacao loan báo.
Bộ Ngoại giao Hà Lan tháng rồi cho biết đảo Curacao sẽ chỉ được dùng cho các hoạt động dân sự để chuyển hàng viện trợ như thuốc men và thực phẩm tới Venezuela nếu chính phủ Venezuela cho phép công khai.
Thủ tướng Curacaom, Eugene Ruggenaath, cho hay Hoa Kỳ và Hà Lan ký thỏa thuận chi tiết hóa việc tiếp cận và sử dụng các cơ sở trên Curacao như là một trung tâm nhân đạo để chuyển viện trợ sang Venezuela.
Tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro, nhất mực không cho hàng viện trợ vào nước ông bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề, siêu lạm phát, và khan hiếm thuốc men, thực phẩm.
Ông Maduro gọi nỗ lực viện trợ do Mỹ dẫn đầu là vỏ bọc của một sự xâm lược nhằm truất phế ông và ông khẳng định Venezuela không hề có cuộc khủng hoảng nào.
Ngược lại, lãnh đạo đối lập Venezuela, Juan Guaido, kêu gọi cho phép hàng viện trợ nhập cảnh.
Mỹ, Hà Lan, và khoảng 50 nước đã công nhận ông Guaido, người đứng đầu Quốc hội, là Tổng thống lâm thời của Venezuela.
https://www.voatiengviet.com/a/my-ha-lan-nhat-tri-dung-curacao-lam-trung-tam-vien-tro-cho-venezuela-/4833511.html

Liên minh châu Âu sẽ cứng rắn hơn với TQ,

như cách Mỹ nhìn nhận Bắc Kinh

Liên minh châu Âu (EU) hôm thứ Ba (12/3) đã có động thái “điều chỉnh lại” quan hệ với Trung Quốc bằng việc cho công bố một báo cáo chiến lược “ứng phó” với quốc gia Đông Á.
Báo cáo này cho thấy sự cứng rắn của EU sẽ tăng lên trong việc đối đầu với những đe dọa thương mại và tham vọng ngày càng tăng của Bắc Kinh, theo tạp chí WSJ.
Đây là một sự thay đổi mạnh mẽ khi chỉ mới hai năm trước EU còn coi Trung Quốc là một đối tác chiến lược trong việc duy trì trật tự toàn cầu, thì nay, những người dẫn dắt liên minh này đã xem Bắc Kinh là “đối thủ kinh tế” trong các lĩnh vực quan trọng như phát triển mạng 5G đồng thời cũng là một “đối thủ” về phương diện chính trị, WSJ nhận xét.
Các khẳng định được thể hiện trong báo cáo hoạch định chiến lược của Ủy ban châu Âu có thể khuấy lên một sự bất ổn cho các đồng minh của Trung Quốc trong khối, đưa cách tiếp cận của Brussels đối với Bắc Kinh gần hơn với cách đánh giá của Hoa Kỳ về Trung Quốc – coi quốc gia đầy tham vọng ở Châu Á là một đối thủ chiến lược lớn, tờ tạp chí nổi tiếng của Mỹ nhận định.
Dưới thời Tổng thống Trump, mối quan hệ Mỹ-Trung đã trở nên căng thẳng do các cuộc đấu tranh thương mại, và tham vọng của Trung Quốc trong khu vực.
Dưới thời Trump, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc đã cứng rắn hơn. Hai nước đang có những xung đột quan điểm ở nhiều vấn đề như thương mại, Biển Đông, Đài Loan, hay Venezuela. (Ảnh: Reuters)
Các quan chức EU nói rằng, thái độ của châu Âu đối với Trung Quốc thay đổi là do Bắc Kinh không mở cửa thị trường, bảo hộ quá mức các doanh nghiệp trong nước, thực hiện các hành động bất chấp luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tham vọng thống trị trong lĩnh vực công nghệ và viễn thông.
“Có một xu hướng nhìn nhận ngày càng tăng ở châu Âu rằng sự cân bằng của những thách thức và cơ hội do Trung Quốc tạo ra đã thay đổi”, báo cáo chiến lược viết.
Sau báo cáo này, vấn đề Trung Quốc dường như trở nến nóng hơn khi chương trình nghị sự của EU trong thời gian tới dày đặc các hoạt động liên quan tới việc xử lý mối quan hệ với Bắc Kinh.
 Thương trường như chiến trường Trung Quốc lợi dụng & tấn công Mỹ như thế nào
Tuần tới, các bộ trưởng ngoại giao EU sẽ gặp đối tác Trung Quốc, trong khi cuối tháng này, các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận về những thách thức chiến lược tới từ phía Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh thường xuyên của EU tại Brussels. Vào ngày 9/4, EU sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh thường niên với đoàn ngoại giao Trung Quốc do Thủ tướng Lý Khắc Cường dẫn đầu. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng chuẩn bị có chuyến thăm Châu Âu trong vài tuần tới.
“Báo cáo chiến lược thể hiện một cách diễn đạt rõ ràng đối với những thách thức đang gia tăng trong mối quan hệ châu Âu – Trung Quốc, như thiếu thành ý trong đề nghị về việc mở cửa thị trường hoặc chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng ở Trung Quốc, cũng như [nó sẽ] cung cấp động lực quan trọng cho các phản ứng chung của châu Âu”, một nhà ngoại giao cấp cao của Đức bày tỏ quan điểm đối với báo cáo chiến lược của EU.
Tuy nhiên, một số quốc gia trong khối lại có cách nhìn lạc quan đối với Trung Quốc, trong đó Ý là một nước như vậy.
WSJ cho hay, Chính phủ Ý đang đàm phán một bản ghi nhớ với Trung Quốc về khoản đầu tư từ dự án Vành đai và Con đường (BRI). Ý có thể sẽ là thành viên thứ 14 của EU nhận đầu tư từ chương trình này, gây ra sự chia rẽ trong liên minh cầm quyền của quốc gia này, làm dấy lên sự chỉ trích từ phía Hoa Kỳ, và lan truyền sự khó chịu ở các còn lại của EU.
Báo cáo chiến lược cũng kêu gọi các nỗ lực lớn hơn của EU nhằm đảm bảo rằng sự hợp tác BRI của Trung Quốc tuân theo các quy tắc của khối, đồng thời cũng kêu gọi EU gia tăng áp lực thông qua các cuộc đàm phán thương mại quốc tế để chấm dứt việc Bắc Kinh yêu cầu các công ty nước ngoài phải chuyển giao công nghệ và các hành vi không công bằng khác.
Báo cáo cũng đề cập đến những rủi ro từ việc nhận đầu tư của Trung Quốc trong các lĩnh vực chiến lược, bao gồm đầu tư vào cơ sở hạ tầng viễn thông như mạng internet di động thế hệ tiếp theo. Báo cáo thông tin, lãnh đạo EU sẽ đưa ra các đề xuất vào cuối tháng này về “cách tiếp cận chung của EU đối với các rủi ro bảo mật đối với các mạng 5G”.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/26859-lien-minh-chau-au-se-cung-ran-hon-voi-tq-nhu-cach-my-nhin-nhan-bac-kinh.html

Pháp : Paris, tâm điểm của phong trào Áo Vàng hồi thứ 18

Thanh Hà
Nhiều cửa hàng bị đập phá trên đại lộ Champs Elysées và nhiều vụ đụng độ với cảnh sát đã xảy ra ngày 16/03/2016 trong cuộc xuống đường lần này của phong trào Áo Vàng tại Pháp. Sau 18 tuần lễ liên tiếp, cuộc xuống đường hôm nay được coi là “tối hậu thư” của phe Áo Vàng gửi tới chính phủ.
Champs Elysées và Khải Hoàn Môn trong khói lửa mịt mù. Hình ảnh trên các kênh truyền hình cho thấy một số người biểu tình tấn công vào xe của Hiến Binh, một số khác đập phá các cửa hàng dọc trên con lộ đẹp nhất Paris. Nhân viên an ninh dùng hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông, như ghi nhận của hãng tin Pháp AFP.
Cảnh sát Paris cho biết cho đến 16 giờ chiều, 94 người bị câu lưu. Sau hơn bốn tháng đấu tranh, phong trào Áo Vàng đã bị hụt hơi. Thứ Bảy tuần trước chỉ còn 28.000 người tuần hành trên toàn quốc, theo thống kê của bộ Nội Vụ. Con số này chỉ bằng 1/10 so với khởi điểm ban đầu hôm 17/11/2018.
Nhưng ở “Hồi thứ 18″, phe Áo Vàng muốn phô trương sức mạnh và kêu gọi tập hợp về thủ đô nước Pháp. Cảnh sát Paris huy động 5.000 nhân viên, 6 xe bọc thép của Hiến Binh để đối phó. Tình hình ở Paris trong ngày càng thêm phức tạp do một số các cuộc tuần hành khác cũng được dự trù diễn ra hôm nay.
Đáng chú ý nhất là cuộc xuống đường để bảo vệ môi trường, mang tên “Cuộc tuần hành của thế kỷ”. Ban tổ chức kỳ vọng được tất cả những đảng phái chính trị, các hội đoàn và các thành phần trong xã hội thiết tha với vấn đề khí hậu đông đảo hưởng ứng kêu gọi xuống đường hôm nay.
Đây là bước kế tiếp sau cuộc bãi công của giới sinh viên, học sinh không chỉ tại Pháp mà trên toàn thế giới ngày Thứ Sáu 15/03/2019 chống biến đổi khí hậu.
http://vi.rfi.fr/phap/20190316-phap-paris-tam-diem-cua-phong-trao-ao-vang-hoi-thu-18

Nhóm bất đồng chính kiến bất ngờ

tấn công vào tòa đại sứ Bắc Hàn tại Tây Ban Nha

Washington, DC – Theo tin từ Reuters, vào hôm thứ Sáu (15 tháng 3), tờ Washington Post đưa tin rằng, một tổ chức bất đồng chính kiến đã thực hiện vụ tấn công bất ngờ vào tòa đại sứ Bắc Hàn ở Tây Ban Nha hồi tháng trước.
Tờ Washington Post trích dẫn thông tin từ những người liên quan và những người thực hiện đợt tấn công này. Đồng thời tờ báo cũng xác định rằng, nhóm bất đồng chính kiến này có tên là Cheollima Civil Defense, hay còn được gọi là Free Joseon, với mong muốn lật đổ Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un.
Các nguồn tin của tờ Washington Post cho biết, nhóm này hành động mà không có sự phối hợp với bất kỳ chính phủ nào. Đồng thời, dựa vào thời điểm nhạy cảm trước hội nghị thượng đỉnh thứ hai giữa Chủ tịch Kim và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Hà Nội vào 27 và 28 tháng 2, thì việc các cơ quan tình báo Hoa Kỳ liên quan đến vụ tấn công là khó có thể xảy ra.
Theo các cơ quan truyền thông Tây Ban Nha, vào ngày 22 tháng 2, một nhóm người bí ẩn tấn công vào tòa đại sứ Bắc Hàn ở Madrid, trói và bịt miệng các nhân viên, sau đó trốn thoát cùng với những chiếc máy tính. Ngoài ra, tòa đại sứ Bắc Hàn tại Madrid là nơi nhà đàm phán cao cấp của Bắc Hàn Kim Hyok Chol đàm phán với Hoa Kỳ.
Các chuyên gia tình báo cho biết, những cơ quan tình báo ngoại quốc rất mong muốn tìm được những chiếc máy tính và điện thoại đã bị nhóm Cheollima lấy đi trong cuộc tấn công.
Khi được hỏi về các thông tin của tờ Washington Post, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chuyển các câu hỏi tới chính quyền Tây Ban Nha, và phía CIA từ chối đưa ra bình luận. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nhom-bat-dong-chinh-kien-bat-ngo-tan-cong-vao-toa-dai-su-bac-han-tai-tay-ban-nha/

Syria : Daech đánh bom

nhằm vào dân di tản khỏi cứ điểm Baghouz

Trong lúc cùng quẫn, nhóm quân Daech hôm 15/03/2019, đã tiến hành một loạt các vụ đánh bom liều chết nhằm vào những người đang chạy khỏi Baghouz, cứ điểm cố thủ cuối cùng của quân thánh chiến tại Syria bên bờ đông sông Euphrate.
Các vụ đánh bom đã làm 6 người chết và nhiều người bị thương, theo thông báo của liên quân Ả Rập-Kurdistan đang mở cuộc tấn công vào quân thánh chiến. Thông tín viên RFI tại Beyrouth, Paul Khalifeh tóm lược tình hình:
Một phát ngôn viên của Lực lượng Dân chủ Syria FDS, được Hoa Kỳ hậu thuẫn, đã thông báo có 3 vụ tấn công tự sát nhằm vào mục tiêu là các nơi tụ tập đông người đang muốn chạy khỏi Baghouz, điểm cố thủ cuối cùng của quân thánh chiến.
Đài quan sát Nhân quyền Syria OSDH thì nói có 2 vụ tấn công do các phụ nữ của nhóm Nhà nước Hồi Giáo tiến hành. Những kẻ đánh bom liều chết đã cho kích nổ đai thuốc nổ ngay giữa đám đông đang chờ được chuyển ra xa khỏi vùng chiến sự. Các vụ đánh bom này đã gây thương vong không chỉ cho thường dân mà cả lực lượng FDS, theo Đài quan sát Nhân Quyền Syria.
Việc di tản thường dân và tiếp nhận đầu hàng của các chiến binh Daech vẫn tiếp diễn trong hai ngày qua, trong khi đó cuộc tấn công vào điểm cố thủ cuối cùng của quân thánh chiến đã khởi sự từ đầu tuần.
OSHD cho biết là 6300 người, là những thường dân, gia đình của chiến binh thánh chiến đã ra hàng quân FDS trong tuần này. Trong số đó có nhưng người Syria, Irak, Liban và các nước phương Tây.
Hàng trăm người vẫn còn đang trốn trong những đường hầm ngầm. 300 quân thánh chiến có thể đã thoát ra khỏi được vòng vây để tới được cứ điểm của Daech trong sa mạc Badia, khu vực do quân chính phủ Syria và đồng minh của họ kiểm soát, nằm bên bờ tây sông Euphrate.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190316-syria-daech-danh-bom-nham-vao-dan-di-tan-khoi-cu-diem-baghouz

Algeri : Biểu tình quy mô

đòi tổng thống Bouteflika phải ra đi

Thụy My
Hàng trăm ngàn người hôm qua 15/03/2019 đã xuống đường tại trung tâm thủ đô Alger để đòi hỏi tổng thống Abdelazir Bouteflika phải từ chức. Đây là cuộc biểu tình quy mô nhất ở Alger kể từ đầu phong trào phản kháng.
Sau buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu, đám đông biểu tình đã tràn ngập đường phố không chỉ ở thủ đô mà còn tại nhiều thành phố khác của Algeri, tiếp tục gây áp lực lên chính quyền. Tối qua cảnh sát thông báo có 75 người bị câu lưu và 11 cảnh sát bị thương tại Alger, những con đường dẫn đến trụ sở chính quyền và Quốc Hội bị phong tỏa.
Sau ba tuần dân chúng biểu tình liên tục, tổng thống Bouteflika đã 82 tuổi và không hề xuất hiện trước công chúng sau vụ đột quỵ năm 2013, vào đầu tuần này đã từ bỏ ý định tái ứng cử nhiệm kỳ thứ năm. Đồng thời hoãn lại vô thời hạn cuộc bầu cử tổng thống dự kiến tổ chức vào ngày 18/4 tới.
Đối lập tố cáo đây là một biện pháp nửa vời, thậm chí là một cái bẫy nhằm duy trì quyền lực. Tân thủ tướng Noureddine Bedoui hôm thứ Năm 14/3 hứa hẹn sẽ thành lập một chính phủ kỹ trị, trong đó dành chỗ cho giới trẻ và phụ nữ, trước khi mở ra cuộc tham vấn về cải cách Hiến pháp.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190316-algeri-bieu-tinh-quy-mo-doi-tong-thong-bouteflika-phai-ra-di

Triều Tiên đo phản ứng của Mỹ trước khi có bước kế tiếp

Triều Tiên đang xem xét đình chỉ các cuộc đàm phán với Mỹ và cân nhắc lại một lệnh cấm các cuộc thử hạt nhân và tên lửa trừ khi Washington nhượng bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui tuyên bố hôm 15/3.
Phía Triều Tiên đổ lỗi rằng các quan chức cấp cao của Mỹ ‘tạo ra môi trường thù địch và thiếu tin tưởng’ dẫn tới sự đổ vỡ của thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai ở Hà Nội vào tháng trước, đồng thời cảnh báo rằng họ có thể sẽ suy nghĩ lại về chuyện tạm ngưng các vụ phóng tên lửa và thử hạt nhân.
Phát biểu ở Washington, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định Mỹ mong muốn tiếp tục đàm phán với Bình Nhưỡng và ‘hết sức mong chờ’ nhà lãnh đạo Kim Jong Un vẫn giữ đúng cam kết không nối lại các cuộc thử hạt nhân và tên lửa.
Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui tố cáo “lập trường hành xử như lưu manh của Mỹ” “đe dọa tình hình.”
Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton phát biểu với các phóng viên bên ngoài Nhà Trắng rằng: “Tôi nghĩ điều đó không chính xác.”
Còn Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thì nói với báo giới rằng đây không phải là lần đầu tiên ông bị Triều Tiên gọi là ‘lưu manh’. “Và sau đó chúng tôi tiếp tục có cuộc đối thoại rất chuyên nghiệp… Tôi hoàn toàn tin rằng chúng tôi vẫn tiếp tục như vậy,” ông nói.
Ông cũng nói rằng trong tuyên bố của Triều Tiên vẫn để ngỏ khả năng tiếp tục đàm phán.
“Mong muốn của chính quyền là chúng tôi tiếp tục đàm phán về vấn đề này,” ông Pompeo nói. “Như Tổng thống đã nói khi ông ở Hà Nội, đề xuất họ đưa ra, đơn giản là không đến mức độ có thể chấp nhận được, xét trên những gì mà họ đòi để đáp lại.”
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã cam kết nhiều lần với Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Hà Nội rằng ông sẽ không nối lại các vụ thử hạt nhân hay tên lửa, ông Pompeo cho biết. “Đó là lời của Chủ tịch Kim. Chúng tôi hết sức trông chờ ông ấy sẽ giữ đúng cam kết.”
Lời phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên thể hiện giọng điệu trước đây của Bình Nhưỡng tại những thời điểm căng thẳng trong việc đối phó với Washington.
Chuyên gia về Triều Tiên Joshua Pollack tại Trung tâm James Martin về nghiên cứu không phổ biến vũ khí hạt nhân ở Monterey, California, cho rằng Bình Nhưỡng có thể đang đưa ra tối hậu thư.
Ông Joel Wit thuộc tổ chức ‘38 độ Bắc’ nhận định Triều Tiên nhiều khả năng trở nên cứng rắn hơn sau khi thượng đỉnh Hà Nội sụp đổ. “Họ có thể đang đo lường phản ứng của Mỹ trước khi đưa ra quyết định phóng tên lửa,” ông nói.
https://www.voatiengviet.com/a/tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-%C4%91o-ph%E1%BA%A3n-%E1%BB%A9ng-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-khi-c%C3%B3-b%C6%B0%E1%BB%9Bc-k%E1%BA%BF-ti%E1%BA%BFp/4833528.html

Cố vấn TQ đe dọa tăng sức ép với Đài Loan

Li Yihu cho rằng Bắc Kinh sẽ gây áp lực quân sự và ngoại giao đối với Đài Loan nếu chính quyền hòn đảo có động thái đòi ly khai.
Phát biểu bên lề Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc ở Bắc Kinh hôm 12/3, đại biểu Li Yihu, viện trưởng Viện nghiên cứu Đài Loan của Đại học Bắc Kinh, nói rằng lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn sẽ chỉ khiến hòn đảo đi vào đường cùng và gia tăng xung đột với Bắc Kinh nếu bà đánh giá sai tình hình, theo SCMP.
“Thái Anh Văn không thể nhìn thấy xu hướng phát triển mối quan hệ xuyên eo biển, không thể hiểu mấu chốt của vấn đề và quan điểm của bà ấy về toàn bộ vấn đề là một sai lầm”, Li, người đóng vai trò là cố vấn của chính phủ Trung Quốc, nói.
Quân đội Trung Quốc gần đây tiến hành nhiều cuộc diễn tập không quân, hải quân xung quanh đảo Đài Loan. “Lý do Trung Quốc điều máy bay và tàu chiến tới quanh Đài Loan là bởi các lực lượng ủng hộ độc lập là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia”, Li cho hay.
Ông này cũng nhấn mạnh “không gian quốc tế của Đài Loan sẽ bị thu hẹp” nếu chính quyền ở hòn đảo “tiếp tục các động thái ly khai”.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả phải dùng vũ lực. Quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan trở nên căng thẳng hơn sau khi bà Thái Anh Văn, người bác bỏ chính sách “Một Trung Quốc”, nhậm chức vào tháng 5/2016. Chính quyền của bà kiên quyết từ chối công nhận hòn đảo là một phần của Trung Quốc.
Trung Quốc liên tục thực hiện các động thái để lôi kéo đồng minh ngoại giao của Đài Loan, trong đó 5 nước Sao Tome và Principe, Panama, Cộng hòa Dominican, Burkina Faso và El Salvador đã cắt đứt quan hệ với hòn đảo kể từ khi bà Thái lên nắm quyền vào tháng 5/2016.
Bà Thái gần đây đưa ra một bộ hướng dẫn để giúp hòn đảo đối phó với đề xuất “một quốc gia, hai chế độ” mà Bắc Kinh cho rằng có thể là mô hình cho sự thống nhất của Đài Loan với Trung Quốc đại lục. Cuối tháng này, lãnh đạo Đài Loan sẽ thăm Palau, Nauru và Quần đảo Marshall, ba trong số 17 đồng minh còn lại của hòn đảo, nhằm củng cố quan hệ ngoại giao.
http://biendong.net/bi-n-nong/26845-co-van-tq-de-doa-tang-suc-ep-voi-dai-loan.html

Đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc:

Luật mới ảnh hưởng cách kinh doanh

Stephen McDonellBBC News, Bắc Kinh
Trung Quốc đang gấp rút thông qua luật đầu tư nước ngoài trong một nỗ lực rõ ràng nhằm xoa dịu Washington trong khi các nhà đàm phán cố gắng hòa giải hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới khỏi cuộc chiến thương mại đang diễn ra. Nhưng nó có thành công?
Khoảng 3.000 đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC) hàng năm của Trung Quốc đã thông qua luật mới vào thứ Sáu.
Họ không phản đối luật này. Đó không phải là cách làm luật ở đây.
Ba điều Mỹ và Trung Quốc sẽ không bao giờ thỏa hiệp
TQ lần đầu thừa nhận kinh tế sụt giảm vì thuế Mỹ
Canh bạc kinh tế thật to của Trung Quốc
TQ: Tăng trưởng kinh tế chậm nhất trong gần 30 năm
Khi một cuộc bỏ phiếu được thực hiện, thông thường chỉ có một số ít người bỏ phiếu chống lại. Số phiếu này chỉ để cho có, mang tính tượng trưng, bởi vì nếu bầu 100% “có” hết lần này đến lần khác thì sẽ trông thật lố bịch.
Nếu có sự phản kháng hay sửa đổi gì đối với bản dự thảo luật, thì những việc này sẽ xảy ra trước khi Đại hội diễn ra, tại một loạt các cuộc họp kín của ủy ban thường trực. Quá trình này có thể mất nhiều năm.
Lần này, bộ luật này chỉ mất ba tháng.
Chính phủ Trung Quốc dường như đã vội vã thông qua luật đầu tư như sính lễ gửi đến Hoa Kỳ trong bối cảnh đang diễn ra các cuộc đàm phán chiến tranh thương mại.
Tuy nhiên, nhiều người trong cộng đồng doanh nghiệp ở Trung Quốc ở đây coi luật này là một danh sách những chủ định, đề nghị hơn là một bộ quy tắc có luật lệ cụ thể, có thể thi hành được.
Họ lo sợ bộ luật quá lỏng lẻo và có thể dẫn đến nhiều cách hiểu và thi hành luật khác nhau.
Bộ luật được cho biết sẽ giải quyết được nhưng mối quan tâm lớn nhất của các công ty nước ngoài, bao gồm trộm cắp tài sản trí tuệ, yêu cầu các công ty nước ngoài hợp tác với một công ty địa phương và tình trạng trợ cấp thiên vị cho các công ty Trung Quốc.
Nó cũng sẽ giải quyết tình trạng ưu ái các công ty Trung Quốc trong việc trao hợp đồng và tình trạng buộc các công ty nước ngoài phải trao các bí mật công nghệ như một vé vào cổng thị trường lớn của Trung Quốc.
Nhưng luật này sẽ không bao gồm tất cả lĩnh vực kinh doanh.
Có một “danh sách đen” gồm 48 lĩnh vực sẽ không được mở cho đầu tư nước ngoài hoặc, trong một số trường hợp, không được mở nếu không có điều kiện hoặc sự cho phép đặc biệt.
Ví dụ, có một lệnh cấm hoàn toàn về đầu tư vào thị trường đánh cá, nghiên cứu gen, giáo dục tôn giáo, phương tiện truyền thông và phát sóng truyền hình.
Được phép đầu tư một phần vào khai thác dầu khí, năng lượng hạt nhân, hàng không, vận hành sân bay và y tế công cộng, và một số các lĩnh vực khác.
Sản xuất ô tô năng lượng không tái tạo sẽ yêu cầu hợp tác với công ty địa phương trong một vài năm nhưng sau đó sẽ bỏ dần.
Đối với các ngành không có trong danh sách, nguyên tắc là các công ty nước ngoài sẽ nhận được sự đối xử tương tự như các công ty Trung Quốc.
Các công ty nước ngoài có nên cảnh giác?
Một trong những điều khoản sẽ bao gồm yêu cầu các công ty con địa phương của các công ty nước ngoài báo cáo các chi tiết về hoạt động của họ cho các quan chức Trung Quốc.
Điều này có thể bao gồm các chỉ số hiệu suất liên quan đến quan hệ lao động, số lượng nhân viên tổng thể, hồ sơ ô nhiễm…
Điều đó nghe có vẻ ổn trừ việc các công ty nước ngoài đã yêu cầu chính quyền Trung Quốc phải đảm bảo về mặt pháp lý rằng dữ liệu này sẽ không được chuyển cho các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc của họ – nhưng Bắc Kinh không hề cam kết điều này.
Và rồi thủ tục khiếu nại hứa hẹn đền bù nếu phát hiện bất kỳ hành vi vi phạm nào theo luật mới.
Nếu thủ tục này được điều hành thông qua các tòa án Trung Quốc bình thường, sẽ thường bảo đảm kết quả có lợi cho Đảng Cộng sản, và điều này có vẻ không phải là một cơ chế thực thi thỏa đáng.
Trong những năm qua, chúng tôi đã đưa tin về nhiều trường hợp doanh nhân nước ngoài, đặc biệt là người gốc Trung Quốc, đã bị tống vào tù với tội danh rất đáng nghi ngờ sau một cuộc tranh chấp thương mại với một doanh nhân địa phương được cán bộ Đảng Cộng sản địa phương ủng hộ.
Những người ở đây lâu với tri nhớ tốt thì đều biết rõ điều này và sẽ tiếp cận bộ luật mới với một mức độ thận trọng có thể hiểu được.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-47595072

Vì sao Trung Quốc khơi mào

 làn sóng tẩy chay Boeing 737 MAX?

Cơn ác mộng thực sự đã xảy đến với Boeing sau khi Trung Quốc, thị trường hàng không lớn thứ 2 thế giới quyết định tẩy chay dòng Boeing 737 MAX 8.
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên ra lệnh cấm bay đối với dòng máy bay Boeing 737 MAX 8, chỉ một ngày sau thảm kịch kinh hoàng xảy ra đối với chiếc máy bay mang số hiệu ET 302 của hãng hàng không Ethiopia, khiến 157 người thiệt mạng hôm 10/3. Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) cho biết, với quyết định này, Bắc Kinh muốn gửi đi thông điệp rằng Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) không còn là cơ quan có tiếng nói mạnh mẽ nhất trong ngành hàng không dân dụng thế giới.
Sau khi Cơ quan Quản lý Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) yêu cầu hơn chục hãng hàng không của nước này ngừng sử dụng máy bay Boeing 737 MAX 8, một loạt quốc gia như Ethiopia, Indonesia, Mông Cổ, Singapore và Hàn Quốc ngay lập tức có động thái tương tự. Tiếp đến, các hãng hàng không của Châu Mỹ Latin, Liên minh châu Âu cũng tạm thời không để Boeing 737 MAX 8 cất cánh. Theo SCMP, tính đến ngày 12/3, đã có ít nhất 45 quốc gia và vùng lãnh thổ đình chỉ hoạt động của dòng máy bay này.
Xuất phát từ động cơ chính trị?
Tờ SCMP cho biết, động thái của Trung Quốc là chưa từng có tiền lệ bởi nước này thường nghe theo các khuyến nghị từ FAA. Quyết định của Trung Quốc và nhiều quốc gia khác đang làm gia tăng áp lực lên Boeing và quan chức Mỹ, trong khi cuộc điều tra vụ tai nạn ở Ethiopia mới bắt đầu. Đây cũng được coi là đòn giáng mạnh vào tập đoàn Boeing, nhà sản xuất máy bay khổng lồ có trụ sở tại Chicago bởi Trung Quốc tiêu thụ khoảng 20% số Boeing 737 Max 8 được giao trên toàn thế giới. MAX là phiên bản mới của Boeing 737, được đưa vào vận hành vào tháng 5/2017. Đối với Boeing, MAX là “con gà đẻ trứng vàng”. Ngoài 350 chiếc đã bán ra thị trường, tập đoàn này còn nhận được đơn đặt hàng thêm 4.661 chiếc nữa.
Theo giới chức Trung Quốc, động thái nêu trên được thực hiện sau nhiều tháng Bắc Kinh chỉ nhận được lời giải thích không rõ ràng từ giới chức Mỹ và Boeing về những nghi vấn an toàn đối với dòng Boeing 737 MAX sau vụ tai nạn máy bay tại Indonesia tháng 10/2018. Ông Andrew Herdman, Tổng Giám đốc Hiệp hội các hãng hàng không châu Á Thái Bình Dương cho rằng: “Sự khác biệt về quan điểm sẽ khiến FAA chịu thêm áp lực phải trình bày rõ lập luận của mình và đề xuất cách xử lý”.
Hiện các nhà điều tra vẫn chưa kết luận có mối liên hệ giữa vụ tai nạn máy bay của Hãng hàng không Ethiopia và vụ tai nạn máy bay của hãng Lion Air (Indonesia) hay không, vì thế theo một số chuyên gia, quyết định của Trung Quốc ngay lập tức cấm bay với phi đội Boeing 737 MAX 8 dường như đi chệch với thông lệ. Neil Hansford, nhà tư vấn hàng không tại tổ chức Giải pháp chiếc lược hàng không (Strategic Aviation Solutions) cho rằng, quyết định của Trung Quốc một phần mang động cơ chính trị bởi căng thẳng thương mại giữa nước này với Mỹ.
Theo ông Hansford, chính phủ Trung Quốc có đủ lý do để “ra tay trước”. FAA đã thể hiện sự miễn cưỡng khi phải áp dụng biện pháp cứng rắn đối với một nhà sản xuất lớn của Mỹ và việc Trung Quốc đưa ra biện pháp mạnh trước FAA là điều dễ hiểu, ông nói. “Nếu chiếc máy bay gặp nạn là máy bay của Airbus (thuộc Châu Âu) chẳng hạn, FAA sẽ chẳng ngần ngại đưa ra phản ứng mạnh”.
Tuy nhiên khi trả lời câu hỏi của báo chí về việc liệu cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có ảnh hưởng quyết định nêu trên hay không, Phó giám đốc Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc Li Jian đã bác bỏ điều này và khẳng định căng thẳng thương mại là “một vấn đề riêng biệt”.
Việc Trung Quốc cấm bay đối với dòng máy bay Boeing 737 MAX 8 diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang thúc đẩy tính cạnh tranh của ngành công nghiệp hàng không những năm gần đây và một trong những mục tiêu là sớm cung cấp máy bay C919 cho các tập đoàn hàng không trên toàn thế giới.
Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (COMAC), nhà thiết kế, phát triển và sản xuất máy bay chở khách C919 đã bắt đầu xây dựng trung tâm đào tạo dịch vụ chăm sóc khách hàng tại khu vực Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang. Trung tâm này dự kiến sẽ đào tạo tiếp viên hàng không, nhân viên bảo trì máy bay và nhân viên điều phối dịch vụ, luôn sẵn sàng đảm nhận công việc khi C919 được tung ra thị trường.
Xét về phương diện kỹ thuật, C919 không phải là chiếc máy bay đỉnh cao về công nghệ bởi nó mất thời gian dài thử nghiệm kể từ khi ra mắt vào tháng 5/2017. Vậy điều gì khiến Trung Quốc kỳ vọng loại máy bay này có thể cạnh tranh với dòng 737 MAX 8 của Boeing và A320 của Airbus? Câu trả lời là giá thành. Mỗi chiếc C919 có thể rẻ hơn 10% so với hai đối thủ trong khi vẫn đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của các hãng hàng không giá rẻ. Tuy nhiên, COMAC đã gặp phải nhiều rào cản trong kế hoạch mở rộng thị trường đối với C919, một phần do FAA đã từ chối cấp chứng nhận cho máy bay này và không chấp nhận cho C919 thực hiện các chuyến bay thậm chí là bay thử nghiệm trên lãnh thổ Mỹ.
Trung Quốc cũng phải gánh hậu quả
Cái giá phải trả cho quyết định của Trung Quốc cấm bay đối với Boeing 737 MAX 8 không hề rẻ. Ngành công nghiệp du lịch hàng không của Trung Quốc là một trong những ngành bận rộn nhất trên toàn cầu. Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc ước tính trong số 10 sân bay bận rộn nhất thế giới năm 2018 thì sân bay quốc tế Bắc Kinh đứng thứ 2 và sân bay Quốc tế Phố Đông – Thượng Hải đứng số 9.
Nhiều hãng hàng không của Trung Quốc đã phải ngừng vận hành máy bay Boeing 737 MAX 8. Trong số này có những hãng hàng không có lịch trình bận rộn và thường khai thác hết công suất như Air China, China Eastern Airlines, China Southern Airlines và Hainan Airlines. Thống kê cho thấy đã có 29 chuyến bay quốc tế và nội địa đã bị hủy riêng trong ngày 12/3, ước tính hàng trăm chuyến bay khác cũng sẽ bị hủy trong tuần tới, ngay cả khi các hãng hàng không linh hoạt thu xếp cho khách hàng đổi chuyến để tránh gián đoạn dịch vụ. Với việc đình chỉ hoạt động của Boeing 737 MAX 8, các hãng hàng không Trung Quốc sẽ bị thiệt hại hàng triệu USD vì phải hoàn trả vé hoặc sắp xếp lại lịch trình cho khách hàng.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/26870-vi-sao-trung-quoc-khoi-mao-lan-song-tay-chay-boeing-737-max.html

Chính trị gia Thái Lan cố tạo ‘hình ảnh gần dân’ trước bầu cử

Vấn đề hình ảnh đặc biệt quan trọng với những người trong mắt công chúng như chính trị gia cần phải đảm bảo rằng họ dễ dàng được nhớ đến và cân nhắc với tình cảm của công chúng bỏ phiếu.
Với cuộc bầu cử Thái Lan hiện đang bước vào giai đoạn cuối, nhiều chính trị gia bắt đầu chỉnh trang “diện mạo” của họ.
Vì chuyện này, một số người nhận được phản ứng tích cực; những người khác thì bị “ném đá”, và khiến chỉ trích tăng lên.
Thái Lan: Đảng đề cử công chúa ứng cử Thủ tướng bị giải tán
Thái Lan không cho Đảng Cộng Sản tranh cử
Hết trì hoãn, Thái Lan sẽ bầu cử năm 2019
Người đàn ông già cố gắng thu hút giới trẻ
(Thủ tướng) Tướng Prayut Chan-o-cha nói với báo giới hôm 12/3/2019 rằng ông đang cố gắng rời xa hình ảnh quân nhân cứng nhắc, rằng ông lo cho sức khỏe và mức độ căng thẳng phải gánh chịu.
Đây là cách ông chuyển vị thế từ ‘thét ra lửa’ sang thân thiện, thổ lộ phần ‘rất người’.
Khi được hỏi về ‘diện mạo’ bỗng nhiên rất mới của ông đang trên mạng xã hội, thủ tướng nói rằng ông thực ra là người vui tính, ôn hòa và luôn mỉm cười.
“Hình ảnh trước đây của tôi được các bạn trong giới truyền thông tạo ra. Khi tôi nói nhỏ nhẹ và mỉm cười người ta cho rằng đó không phải là tin tức.”
Đây không phải lần đầu tiên vị thủ tướng được miêu tả ở một khía cạnh khác. Trang Facebook của ông “Gen. Prayuth Chan o-cha” cho thấy ông trông thư thái, khỏe mạnh, thoải mái, cùng với chú chó “Bear” ngồi trên đùi ông.
Bức ảnh được chú thích: “Thời gian chất lượng của tôi với Chao Mee (Bear)” và “Chao Mee phải đợi ông chủ trở lại vào ngày mai”.
Dám thay đổi?
Bình luận về bức ảnh của tướng Prayut, bà Kanok Khapholdee, cựu nhân viên văn phòng phát triển chính phủ, ở độ tuổi 70, nói với BBC rằng bà thấy nó thú vị, bởi vì bất chấp phong cách quân đội dữ tợn và lỗ mãng, ông đã tìm cách thay đổi diện mạo của mình.
“Tôi không biết đó là gì, nhưng nó làm tôi thích thú,” bà cười khi bà bắt chước các tạo dáng của vị thủ tướng.
“Tôi không nghiêm khắc với điều đó. Tôi chỉ nghĩ “Ông ấy có dám thay đổi bản thân nhiều như vậy không?” Bất cứ điều gì sẽ xảy đến nếu bạn muốn quyền lực. Bạn có thể là bất cứ ai – một nhân vật hoạt hình hoặc diễn viên hài. Các bạn trong nhóm của tôi cũng nhận thấy (những bức ảnh của ông ấy) thật dí dỏm,” bà Khapholdee nói.
“Có hơi quá muộn để bắt đầu thay đổi (hình ảnh của ông ấy)? Có thể nó sẽ có ích một chút. Nhưng chúng tôi đã nhìn vào ông ấy rất lâu rồi nên cách thể hiện bản thân của ông ấy có thể không hiệu quả,” Pakawan Kongsaktrakul, nữ sinh năm ba của Trường Đại học Chulalongkorn, nói với BBC Tiếng Thái.
Khi được hỏi về tính cách và phong cách của các chính trị gia mà cô ngưỡng mộ, cô nói: “Ông hoặc bà ấy phải nghĩ kỹ và rõ ràng trước khi phát ngôn và không được nói huyên thuyên.” Cô cũng kêu gọi chính trị gia thực hiện lời hứa tranh cử khi đã được bầu vào chính phủ. “Đừng cố và lừa dối người dân.”
Tiếp cận các nhóm mục tiêu – các bà già
Tuy nhiên, những bức ảnh công bố gần đây của thủ tướng có thể được xem là thành công khi cho rằng chúng nhắm vào nhóm mục tiêu của ông. Cử tri cơ bản của ông là người cao tuổi, theo Phó giáo sư Tiến sĩ Wilaiwan Chongwilaikasem, phó Khoa Journalism and Mass Communication của Đại học Thammasat.
“Những người không nằm trong đối tượng (cử tri) của ông sẽ nói ‘kinh tởm’ nhưng nhiều người bà và cô đã lưu những bức ảnh và chia sẻ cho nhau. Điều này có nghĩa là truyền thông đã thành công và được dẫn dắt bởi cảm xúc chứ không phải lý do,” bà nói.
“Thủ tướng bây giờ giống như một sản phẩm bởi vậy truyền thông tiếp thị không nói lên toàn bộ sự thật mà chỉ là một nửa câu chuyện. Nhấn mạnh khía cạnh cảm xúc có thể có hiệu quả,” PGS. TS. Wilaiwan nói.
Ông chú trẻ trung
Lãnh đạo Đảng Dân chủ ông Abhisit Vejjajiva là một chính trị gia khác có hình ảnh trở thành chủ đề bàn luận kể từ khi ông tham gia chính trường hơn hai thập niên trước.
Trở lại lúc đó, là một người đàn ông trẻ được đào tạo ở Anh quốc, Abhisit còn là fan bóng đá cuồng nhiệt của CLB Newcastle United của Anh.
Giờ đây khi không còn quá trẻ, Abhisit đang nỗ lực cập nhật hình ảnh của mình bằng cách tự thay đổi mình theo hướng hiện đại.
Ông được nhìn thấy với cháu trai Parit Wacharasindhu hoặc Itim, cũng là một ứng cử viên của Đảng Dân chủ trong chiến dịch tranh cử.
Ông “đóng vai” người chú trẻ trung bằng cách đá bóng với Itim.
Ngoài ra, lãnh đạo Đảng Dân chủ tiết lộ với báo chí rằng ông thích nghe nhạc hơn nghe tin tức. Những bước tiến mới này được xem như nỗ lực tiếp cận thế hệ trẻ.
Abhisit cũng tái tạo hình ảnh mình cho “Cuộc tranh luận chuẩn mực” gần đây, áp dụng cách tiếp cận mới bằng cách đọc một lá “thư tình” để cố gắng giành sự ủng hộ.
Bức thư kết thúc với: “Anh có thể trông không thú vị, không mạnh mẽ và không gợi cảm cũng không có gì đặc biệt. Nhưng anh không thay đổi như anh vẫn vậy. Anh sẽ không bao giờ làm em tổn thương.”
“Bức thư tình” lôi kéo fan lớn tuổi
PGS. TS. Wilaiwan lưu ý rằng ông ấy nói về 27 năm trước trong bức thư và nó cho thấy rõ rằng ông ấy muốn giao tiếp với các “fan” của ông ấy, hầu hết là những người lớn tuổi có thể cảm động và xúc động trước những lời nói của ông. “Hơn nữa, chữ viết tay làm cho thông điệp của ông trông chân thành. Có vẻ như Abhisit và thủ tướng có chung mục tiêu giữ chân những người ủng hộ dài lâu thay vì lôi kéo người mới.
Bức thư tình viết tay của ông Abhisit
Hình ảnh mâu thuẫn của thủ tướng
Ông Thanabat Chaidarn, chủ trang @tootsyreview trên Facebook và là giảng viên chuyên về marketing, xây dựng nội dung và thương hiệu, nói với BBC tiếng Thái rằng điều đó dựa trên các thuật ngữ tâm lý học, khái niệm về bản thân bao gồm bản thân thật, hình ảnh bản thân và con người lý tưởng.
Thủ tướng là người thẳng thắn, lỗ mãng và hung dữ như công chúng chứng kiến trên truyền thông. Hình ảnh đó là con người thật của ông ấy về mặt lý thuyết.
Nhưng những bức ảnh được bàn tán nhiều về mô tả ông ấy ở góc độ khác như là thân thiện, điềm tĩnh và tốt bụng và là con người lý tưởng. Kết quả thì ngược lại.
“Thủ tướng đã thể hiện con người thật ngay từ đầu và mọi người đã quen với hình ảnh đó. Khi họ nhìn thấy cái gì đó không quen thuộc, họ nghĩ rằng nó không đáng tin và giả. Đó không phải là ông ấy và nó giả bởi vì ông ấy không dễ thương. Những gì chúng ta nhớ và cái mà công chúng thấy không giống nhau,” ông Thanabat nói.
Hành động trước khi thay đổi hình ảnh
Ông Thanabat nói thêm rằng thủ tướng phải xem lại hình ảnh của mình ngay từ đầu và ông ấy có thể phải thay đổi cả hành động của mình. Ví dụ, ông ấy luôn nói chuyện thẳng thắn và hung hăng và ông ấy có thể thay đổi điều đó bằng cách nói nhẹ nhàng và chậm rãi hơn và suy nghĩ kỹ trước khi nói. Quan trọng hơn, ông ấy phải nhất quán để tạo ra hình ảnh tốt.
“Đó là nhiệm vụ khó khăn để làm dịu hình ảnh của ông ấy bởi vì nó là một phần của thái độ cá nhân của ông. Thật khó để thay đổi từ tiêu cực sang tích cực và điều duy nhất ông có thể làm là cố gắng và thay đổi dần dần và đừng cố biến mình chỉ sau một đêm.”
Trong trường hợp của Abhisit, ông nói rằng Đảng (Dân chủ) đủ thông minh để thu hút người trẻ mà không cần cố gắng “làm giảm” tuổi của ông. Đảng này sử dụng “những người có ảnh hưởng” như Itim Parit và Kanawat Chataralawan hoặc Tiến sĩ Egg (ứng cử viên thủ tướng Đảng Dân chủ) để giúp ông tiếp cận giới trẻ và đây là cách làm marketing đúng đắn.
Bằng cách đó, Abhisit có thể hòa hợp hài hòa với giới trẻ trong hoạt động tranh cử.
Xắn tay áo, mặc quần đen và bắt đầu làm việc
Với cá tính của các chính trị gia, nghiên cứu của Tiến sĩ Satithorn Thananichot thuộc Viện King Prajadhipok’s chỉ ra rằng “mô hình tính cách” thay đổi nhanh chóng. Trước đây, chính trị gia được nhìn thấy choàng khăn hoàng gia hoặc trang điểm theo kiểu hoàng gia; và nếu họ không có bất kỳ thứ nào như vậy, họ sẽ mặc bộ áo choàng tốt nghiệp hoặc bộ com lê.
Nhưng gần đây, ứng cử viên của hầu hết các đảng mặc trang phục giống nhau – áo sơ mi trắng kết hợp quần đen và tay áo thì xắn lên.
Quy định trang phục này nhằm mục đích mô tả hình ảnh công nhân cổ cồn trắng trong khi tay áo xắn lên cho thấy họ sẵn sàng làm việc. Rũ bỏ danh hiệu và địa vị của họ cũng giúp họ được yêu thích hơn với tầng lớp trung lưu.
Người mạnh nhất quốc gia
“Người mạnh nhất quốc gia” là biệt danh dân mạng Thái đặt cho ông Chatchart Sittipha, một ứng cử viên thủ tướng của Đảng Pheu Thai, khi ông còn là bộ trưởng giao thông. Ông từng được gắn mác “bộ trưởng bị lãng quên” mặc dù ông là cố vấn trong chính quyền Thaksin II và là người ủng hộ chính quyền Samak Sundaravej.
Hình ảnh làm chấn động cả Thái Lan
Ông Chatchart từng đăng ảnh mình là Hulk, nhân vật siêu anh hùng, nhưng nó không chiếm được cảm tình của công chúng nhiều như khi ông đăng bức ảnh “đời thật” của ông.
Một lần, ông đi chân đất tới chùa, mình mặc áo phông có tay cùng với quần short và mang theo túi đựng thức ăn. Trong những lần khác, ông đang đạp xe hoặc chạy bộ ở công viên Lumpini, đi xe buýt hoặc ngồi sau xe ôm.
Việc lựa chọn cách giao tiếp thông qua sinh hoạt đời thường của người dân đã phát huy hiệu quả, giống ông tiếp cận công chúng và thay đổi nhận thức của họ.
Từ một vị bộ trưởng bị lãng quên, ông nhanh chóng được biết đến với biệt danh “bộ trưởng thực tế”.
BBC sẽ tiếp tục đưa tin về cuộc bầu cử dự kiến là đa đảng và nhắm tới các tiêu chuẩn dân chủ, lần đầu sau đảo chính quân sự 2014 ở Thái Lan.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47583165

‘Vành đai – con đường’ TQ đang ‘thay lòng’ Nepal?

Khoảng 140km về phía bắc thủ phủ Kathmandu, Nepal – kế hoạch cơ sở hạ tầng Vành đai – Con đường (BRI) của Trung Quốc đang được thực hiện hết công suất, theo Nikkei.
“Về phía Trung Quốc, con đường trông suôn sẻ bằng phẳng nhìn như là Thụy Sỹ, về phía Nepal, nó là một con đường ghập ghềnh từ Kathmandu tới biên giới” Indra Bahadur Tamang, một người lái xe than thở.
Sau khi rời thủ phủ của Nepal vào lúc bình minh, trong một sớm mùa đông lạnh, anh Bahadur đang trên hành trình tới vùng biên giới Nepal và Tây Tạng là Rasuwagadhi-Jilong. Người lái xe đang thực hiện một chuyến xe 2 chiều trong 3 tuần, giúp anh kiếm được 530 USD một tháng – một mức lương tốt ở Nepal – nơi mà theo Cục thống kê Trung ương nước này cho biết, tổng sản phẩm quốc nội chỉ hơn 1.000 USD trong 2017-2018.
Vành đai Con đường đang “thay lòng” Nepal
Vào thế kỷ 19, Nepal đã xuất khẩu gạo, bột mì, và bơ dầu tới Tây Tạng, và nhập khẩu len muối từ cao nguyên. Ngày nay, khoảng 90% thương mại biên giới bao gồm hàng hóa công nghiệp và tiêu dùng từ Trung Quốc vào Nepal. Các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc liên quan tới BRI đang mọc lên như nấm ở đây. Trong đó còn là những kế hoạch tu bổ những cây cầu bắc qua con sông biên giới ở Tatopani-Zhangmu và Rasuwagadhi-Jilong.
Lãnh sự quán Nepal ở Lhasa, cơ quan ngoại giao duy nhất ở thủ phủ Tây Tạng, gần đây đã lặp lại sự ủng hộ không lay chuyển cho các yêu sách của Bắc Kinh đối với cả Tây Tạng và Đài Loan. Điều này, là cái giá phải trả của Nepal với sự hỗ trợ ngoại giao của Bắc Kinh, theo Tom Vater và Laure Siege của Nikkei.
Pasang Lhamu, con đường nguy hiểm từ Kathmandu tới biên giới thường xuyên bị hư hại do lở đất được kiểm soát chặt chẽ bởi quân đội Nepal. Tuyến đường này cần tới 8 giờ tập trung cao độ của các lái xe đến kiệt sức, nhưng không có sự thay thế nào khác. Trước đó, con đường đi qua biên giới thị trấn Timur của Nepal đã bị tàn phá bởi một trận động đất năm 2015.
Tổng thống Trump: Để trở thành một cường quốc, chúng ta phải có đường biên giới ổn định
Những cơn địa chấn tại khu vực đã phá hủy bưu điện vùng biên Tatopani-Zhangmu, khiến nó bị đóng cửa, và làm hư hại nghiêm trọng tổ hợp thủy điện Rasuwagadhi chưa hoàn thành – nhà máy thủy điện với nguồn tài trợ từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, và được xây dựng bởi Tập đoàn Three Gorges cũng của Trung Quốc.
Sau trận động đất, quân đội Trung Quốc đã dọn dẹp những con đường, phân phối các viện trợ, sơ tán những người Trung Quốc sống sót khỏi nhà máy thủy điện, nơi mà 35 người đã thiệt mạng. Kể từ đó, sự tham gia của Trung Quốc vào khu vực đã tăng mạnh, trên quy mô rộng lớn của BRI.
Dự án thủy điện đã tái khởi động vào năm 2016, bất chấp những khiếu nại của những người dân địa phương rằng, cá ở sông Trishuli đã chết gần hết, và hàng trăm gia đình ở quận Rasuwa đã bán đất để nhường chỗ cho các cơ sở lưu trữ hàng hóa và thủy điện bởi sự hỗ trợ phát triển chính thức của Trung Quốc. Những tòa nhà bê tông 3 tầng chưa hoàn thành nằm dọc con đường chính lầy lội của thị trấn, trong khi những khách sạn bằng ván ép thô sơ và các xe tải đỗ đầy trên một bờ kè cát ở phía nam.
“Chúng tôi kín phòng vào ban đêm – khách của chúng tôi là những lao động và khách du lịch Ấn Độ, những lái xe tải người Nepal, các quan chức và doanh nhân Trung Quốc”, theo Khado, một chủ nhà nghỉ, và cô có chị gái sống cách đó vài km ở biên giới về phía Tây Tạng.
Thương trường như chiến trường Trung Quốc lợi dụng & tấn công Mỹ như thế nào
Những lo ngại quốc tế về mối quan hệ Nepal – Trung Quốc
Khado cho biết, cô đã trốn thoát khỏi Trung Quốc 20 năm trước, và không thể quay lại Tây Tạng, mặc dù cô có thể trò chuyện với chị gái qua điện thoại.
Khoảng 20.000 người Tây Tạng sống ở Nepal, theo các nhà ngoại giao tại Kathmandu – nhưng dòng suối di cư đã trở nên khô cạn – khi mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nepal được cải thiện – khiến những người Tây Tạng lưu vong không chắc chắn về tương lai của chính họ. Không thiếu những lời chỉ trích từ cộng đồng quốc tế về mối quan hệ đang phát triển giữa Trung Quốc và Nepal.
International Rivers, một tổ chức phi chính phủ trụ sở tại Hoa Kỳ tập trung vào các vấn đề môi trường và nhân quyền – cho biết, các rủi ro và lợi ích từ các dự án mà Trung Quốc hậu thuẫn tại quận Rasuwa cần được đánh giá lại.
Nepal – giao cắt bởi 6.000 con sông – coi tiềm năng thủy điện là một phần chưa được khai thác, là một nguồn tài nguyên xuất khẩu quan trọng và vẫn muốn khuyến khích đầu tư nước ngoài. Nước này cũng hy vọng khai thác vị trí chiến lược của họ như là một cửa ngõ thuận lợi cho thị trường Ấn Độ ở biên giới phía nam.
Vào tháng 6/2018, Nepal và Trung Quốc đã hồi sinh kế hoạch đưa tuyến đường tới JiLong vào năm 2020, với việc mở rộng đến Kathmandu qua Timure vào năm 2027, và kết nối cuối với Lumbini – biên giới Nepal và Ấn Độ. Dự án trị giá 8 tỷ USD cho thấy những khó khăn rất lớn, 90% các đường ray trên lãnh thổ Nepal sẽ phải chạy qua các cây cầu hoặc trong đường hầm, theo Bộ đường sắt Nepal, tuy nhiên chúng vẫn đang được thương thảo dù các vấn đề tài chính chưa rõ ràng.
Ấn Độ và Hoa Kỳ đã cảnh báo Nepal cảnh giác với những khoản vay và các điều kiện tài chính không rõ ràng từ Trung Quốc. Các nhà phê bình nói rằng, những điều đó nhằm lôi kéo các nước đang phát triển rơi vào bẫy nợ, cho phép Trung Quốc giành quyền kiểm soát các tài sản trọng yếu của chính những quốc gia này.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26857-vanh-dai-con-duong-tq-dang-thay-long-nepal.html

Nepal cấm Đảng CS sau các vụ đánh bom ở Kathmandu

Chính phủ Nepal ra lệnh cấm Đảng Cộng sản theo phái Maoist của ông Netra Bikram, gọi đây là ‘tổ chức tội phạm’ sau các vụ đánh bom.
Theo báo Kathmandu Post hôm 13/3, hai vụ đánh bom liên tiếp ở thủ đô Kathmandu khiến chính phủ Nepal muốn đặt Đảng Cộng sản Nepal ra ngoài vòng pháp luật.
Dù hiệp ước hòa bình với du kích quân cộng sản theo đường lối Mao đã ký lần đầu năm 2006, bạo lực vẫn diễn ra ở quốc gia vùng núi Himalaya.
Cánh cực đoan trong phe cộng sản Nepal đã đánh bom làm chết một người, và làm bị thương hai người vào tháng trước.
Vụ nổ xảy ra ngoài văn phòng một công ty điện thoại ở Kathmandu.
Cuối tuần trước, thêm một vụ nổ nữa xảy ra trong nhà riêng của một doanh nhân, làm bị thương hai người.
Hôm thứ Ba, có thêm một vụ nổ ở thành phố Bharatpur mà cảnh sát nói là do Đảng Cộng sản Nepal phái Maoist thực hiện.
Bộ trưởng Ngoại giao Nepal Pradeep Gyawali nói với báo chí hôm thứ Tư rằng chính quyền có trách nhiệm kiểm soát an ninh, và quyết đị́nh cấm Đảng Cộng sản.
Đảng Cộng sản Nepal từng nắm lực lượng du kích chiến đấu chống chính phủ từ 1996 đến 2006 trong xung đột giết chết 16 nghìn người.
HN có số đảng viên Cộng sản bị kỷ luật ‘tăng đều’
Chủ nghĩa cộng sản ‘súp thịt’ là gì?
Trường đại học TQ là ‘pháo đài’ của Đảng Cộng sản?
GS Chu Hảo tuyên bố ‘từ bỏ Đảng CS’
Ông Netra Bikram Chand, Tổng bí thư của đảng cộng sản Nepal chưa bao giờ chính thức tuyên bố từ bỏ dứt khoát “con đường đấu tranh vũ lực”.
Chính quyền tin rằng đảng của ông nhắm tới việc phá hoại một hội nghị về đầu tư dự kiến diễn ra vào 29 và 30 tháng 3.
Đảng Cộng sản Nepal của ông Netra Bikram Chand tách ra từ một đảng khác là Đảng Cộng sản Nepal Thống nhất (UCPN) hồi 2014 vì cho rằng đảng kia không trung thành với chủ nghĩa Marx, Lenin và Mao Trạch Đông.
Từ đó, đảng mới này có tên viết tắt là ‘CPN-M’ tức Communist Party of Nepal – Maoist.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47590372

Vụ xả súng New Zealand:

Nghi phạm Brenton Tarrant ra tòa

Nghi phạm chính trong vụ xả súng nhà thờ Hồi giáo khiến 49 người chết ở New Zealand hôm thứ Sáu đã xuất hiện tại tòa với một tội danh giết người.
Công dân Úc Brenton Tarrant, 28 tuổi, xuất hiện trong chiếc áo tù trắng và bị còng tay. Dự đoán sẽ có thêm nhiều cáo buộc chống lại anh ta.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern nói: “Luật súng của chúng tôi sẽ thay đổi” sau khi biết nghi phạm Tarrant có 5 khẩu súng và giấy phép sử dụng súng.
Hai người khác cũng đang bị giam giữ. Không một ai trong số những người bị giam giữ từng có tiền án tiền sự.
New Zealand: Xả súng đền đạo Hồi giết chết 49 người
Tajikistan: Đền Hồi giáo dựng lại tượng Lenin
Shamima Begum: Cuộc sống của cặp đôi IS ở Syria
Co cụm ở Syria, IS đã bị đánh bại?
Tarrant đã bị tạm giam và sẽ ra tòa một lần nữa vào ngày 5 tháng Tư.
Phát biểu tại một cuộc họp báo vào thứ Bảy, bà Ardern nói rằng những khẩu súng mà kẻ tấn công sử dụng dường như đã được sửa đổi, và chiếc xe của nghi phạm chứa đầy vũ khí, cho thấy “ý định tiếp tục tấn công của hắn”.
Thủ tướng cũng nói về tầm quan trọng của việc đoàn tụ người thân với các nạn nhân “càng nhanh càng tốt” và rằng các thi thể vẫn đang được đưa ra khỏi nhà thờ Hồi giáo Al Noor – nơi xảy ra vụ tấn công đầu tiên.
Bà nói thêm rằng sẽ có hỗ trợ tài chính cho những gia đình, người thân phụ thuộc tài chính vào người đã mất.
Nạn nhân đầu tiên của cuộc tấn công hôm thứ Sáu được biết tên là Daoud Nabi, 71 tuổi, nhập cư vào New Zealand từ Afghanistan vào những năm 1980.
Danh tính của các nạn nhân khác vẫn chưa được công bố.
Tổng cộng có 48 người bị thương trong vụ xả súng. Trong số những người bị thương có hai cậu bé – hai tuổi và 13 tuổi. Mười một người đang ở trong tình trạng nguy kịch đang được điều trị tại Bệnh viện Christchurch, trưởng khoa phẫu thuật Greg Robertson nói.
Bangladesh, Ấn Độ và Indonesia đều nói rằng một số công dân của họ đã thiệt mạng trong vụ nổ súng.
Vào thứ Bảy, Thị trưởng thành phố Christchurch Lianne Dalziel đã bày tỏ “sự bức xúc” trước “hành động khủng bố” này và tỏ lòng thương tiếc với các nạn nhân.
“Chúng tôi chào đón những con người mới đến với thành phố chúng tôi. Họ là bạn của chúng tôi, họ là hàng xóm của chúng tôi,” bà nói với các phóng viên. “Chúng tôi cùng nhau hỗ trợ họ.”
An ninh vẫn được thắt chặt trên khắp thành phố Christchurch. Tất cả các nhà thờ Hồi giáo ở New Zealand đã bị đóng cửa.
Diễn biến vụ tấn công
Báo cáo đầu tiên về một cuộc tấn công đến từ nhà thờ Hồi giáo Al Noor ở trung tâm thành phố Christchurch, lúc diễn ra phiên cầu nguyện vào thứ Sáu lúc 13:40 giờ địa phương.
Một tay súng lái xe đến cửa trước, bước vào và bắn vào những người bên trong khoảng 5 phút.
Tay súng, người phát sóng trực tiếp cuộc tấn công từ camera gắn trên đầu, tự nhận mình là Brenton Tarrant trong đoạn phim và đã bắn vào đàn ông, phụ nữ và trẻ em.
Tay súng được cho là đã lái xe 5km đến nhà thờ Hồi giáo khác ở ngoại ô của Linwood nơi vụ nổ súng thứ hai xảy ra.
Một nhân chứng cho biết một người cầu nguyện đã tìm cách tước lấy súng của kẻ tấn công, khiến hắn chạy đến một chiếc xe đang chờ bên ngoài.
Hiện chưa rõ các vụ bắt giữ đã được thực hiện ở đâu.
Cảnh sát nói rằng họ đã thu hồi được súng từ cả hai nhà thờ Hồi giáo và các thiết bị nổ đã được tìm thấy trong một chiếc xe của một trong những nghi phạm.
Theo số liệu thống kê dân số mới nhất, người Hồi giáo chiếm khoảng 1,1% dân số New Zealand, tức 4,25 triệu người.
Con số tăng mạnh khi New Zealand tiếp nhận những người tị nạn từ các quốc gia bị chiến tranh tàn phá kể từ những năm 1990.
Nghi phạm chính
Nghi phạm chính đã “đi nhiều nơi trên thế giới với một số khoảng thời gian rời rạc sinh sống ở New Zealand,” Thủ tướng Ardern nói với các phóng viên.
“Tôi không cho rằng anh ta là một người định cư ở đây,” bà nói.
“Kẻ phạm tội đã sở hữu giấy phép sử dụng súng. Tôi được biết chúng đã được mua vào tháng 11/2017,” bà Ardern nói.
Bà nói rằng các cơ quan tình báo New Zealand đã tăng cường điều tra các phần tử cực đoan cực hữu, nhưng nói thêm rằng:
“Cá nhân bị buộc tội giết người đã không bị phát hiện bởi cộng đồng tình báo cũng như cảnh sát về xu hướng chủ nghĩa cực đoan”.
Trước các cuộc tấn công vào thứ Bảy, các tài khoản mạng xã hội có tên Brenton Tarrant đã đăng một tài liệu dài, mang tính phân biệt chủng tộc, trong đó tác giả đã xác định các nhà thờ Hồi giáo đã bị tấn công sau đó.
Người đàn ông nói rằng anh ta bắt đầu lên kế hoạch cho một cuộc tấn công sau khi đến thăm châu Âu vào 2017 và tức giận vì các vụ việc ở đó.
Tài liệu này có tên là “Sự Thay thế tuyệt vời” – một cụm từ bắt nguồn từ Pháp và đã trở thành lời kêu gọi của những kẻ cực đoan chống nhập cư châu Âu.
Luật súng của New Zealand
Độ tuổi hợp pháp tối thiểu để sở hữu súng ở New Zealand là 16 tuổi, hoặc 18 đối với vũ khí bán tự động kiểu quân đội.
Tất cả chủ sở hữu súng phải có giấy phép sử dụng súng, nhưng hầu hết các vũ khí không phải có giấy đăng ký – New Zealand là một trong số ít các quốc gia có trường hợp này.
Người xin cấp giấy phép sử dụng súng phải vượt qua kiểm tra lý lịch hồ sơ tội phạm và y tế, bao gồm các yếu tố như sức khỏe tâm thần và bạo lực gia đình.
Khi giấy phép đã được cấp, chủ sở hữu súng có thể mua bao nhiêu vũ khí tùy thích.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47537162

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.