Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin khắp nơi – 11/03/2019

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019 18:05 // ,

Tin khắp nơi – 11/03/2019




Tổng thống Trump sẽ đề nghị Quốc hội

phân bổ 8.6 tỷ USD cho bức tường biên giới

Washington, DC – Theo Reuter dẫn lời nguồn tin thân cận với kế hoạch chi tiêu của Tòa Bạch Ốc, hôm thứ Hai (11 tháng 3), Tổng thống Donald Trump sẽ yêu cầu Quốc hội phê chuẩn thêm 8.6 tỷ Mỹ kim cho bức tường biên giới.
Theo Reuters, số tiền mà Tổng thống Trump đề nghị cao hơn gấp 6 lần mức ngân sách mà Quốc hội phân bổ cho các dự án ở biên giới trong hai năm tài khóa gần đây, và cao hơn 6% so với ngân sách mà Tổng thống có được nhờ vào tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Trước đó, ông từng đề nghị 5.7 tỷ Mỹ kim cho bức tường trong năm tài khóa 2019, nhưng Quốc hội chỉ phân bổ 1.375 tỷ Mỹ kim. Đảng Dân Chủ cho rằng bức tường là dự án không cần thiết và phi đạo đức, do đó, yêu cầu lần này của Tổng thống có khả năng không được Hạ viện thông qua.
Tuy nhiên, dù Quốc hội không thông qua ngân sách, hành động này sẽ giúp Tổng thống Trump tranh luận trong kỳ bầu cử năm 2020. Nếu khẩu hiệu của ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2016 là “Build the Wall,” thì khẩu hiệu trong cuộc vận động tái tranh cử năm 2020 sẽ là “Finish the Wall.” Theo nguồn tin giấu tên của Reuters, Tổng thống Trump có thể lập luận rằng Tổng thống đã thực hiện cam kết kiểm soát hoạt động ở biên giới phía nam.
Theo Reuters, dự luật ngân sách cần phải được Quốc hội thông qua trước ngày 1 tháng 10, nếu không chính phủ sẽ lại đóng cửa lần nữa. Nếu Quốc hội và Tòa Bạch Ốc không thống nhất tăng hạn mức chi tiêu bắt buộc theo luật năm 2011, nhiều chương trình chính phủ sẽ bị cắt giảm ngân sách. Bên cạnh đó, Tổng thống Trump và các nhà lập pháp phải đồng ý dỡ bỏ mức nợ trần, hoặc Hoa Kỳ sẽ đối mặt với nguy cơ vỡ nợ, kéo theo sự sụp đổ của nền kinh tế. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-donald-trump-se-de-nghi-quoc-hoi-phan-bo-8-6-ty-my-kim-cho-buc-tuong-bien-gioi/

Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung về mạng 5G

 ‘đang nóng lên từng ngày’

Cuộc chạy đua vũ trang mới giữa Trung Quốc và Mỹ về mạng không dây 5G đang ngày càng trở nên kịch tính, theo ông James Grundvig, tác giả cuốn sách “Master Manipulator” (Kẻ thao túng lão luyện), đăng trên The Epoch Times gần đây.
Trong thần thoại Bắc Âu, Thần một mắt Odin đã nhìn thấy tất cả các sự kiện hàng ngày của loài người khi ông ngồi trong vương quốc của mình mỗi đêm, lắng nghe các báo cáo từ 2 con quạ, Hugin và Munin (Suy nghĩ và Trí nhớ), trong đó một con khẽ báo cáo về những gì nó đã trông thấy và con kia giải thích ý nghĩa của chúng.
Theo ông Grundvig, trong năm 2019, Trung Quốc tin rằng phải mất hàng chục năm để đạt được công nghệ tương đương với tầm nhìn toàn thế giới của Thần Odin, có được tin tức về các hoạt động của con người, bất kể công việc làm thường ngày hay là rải rác, phân tán.
Theo tờ China Daily [Trung Quốc Nhật báo], để truyền mạng dữ liệu rộng khắp, Trung Quốc sẽ cần kiểm soát cơ sở hạ tầng viễn thông thế hệ thứ năm (5G), một công nghệ mới sẽ trở nên phổ biến trong việc kết nối thế giới trong 5 năm tới. Để đạt được mục tiêu đó, Trung Quốc đã công bố kế hoạch đầu tư hơn 220 tỷ đô la vào 5G cho đến năm 2025.
Ông Grundvid cho rằng 5G hiện là tâm điểm của các siêu cường quốc, ganh đua quyền lực tối cao toàn cầu. 5G làm cơ sở cho cuộc chiến tranh lạnh mới, thay thế cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân của Liên Xô, bằng chiến tranh thông tin lĩnh vực điện từ.
Tập đoàn khổng lồ Huawei của Trung Quốc đối mặt với làn sóng tẩy chay của thế giới (Ảnh: Getty)
Trung tâm của sự thúc đẩy ganh đua là công ty viễn thông toàn cầu Huawei của Trung Quốc, trong đó Huawei đã đệ đơn kiện chính phủ Mỹ, “thách thức Dự luật chi tiêu quốc phòng, ngăn chặn các cơ quan chính phủ sử dụng các thiết bị viễn thông của họ”, như tờ New York Times đã đưa tin.
Đó là một cách để [Huawei] thổi phồng sự cạnh tranh khốc liệt trong việc cố gắng trở thành nhà xây dựng mạng 5G, và thương mại hóa chúng trên toàn thế giới.
‘Chiến tranh kỹ thuật số không giới hạn’
Theo ông Grundvig, cách tiếp cận ‘tiêu thổ’ [phá hủy bất cứ cái gì có lợi cho kẻ thù] của Trung Quốc để có được quyền bá chủ toàn cầu, bắt nguồn từ học thuyết của Bắc Kinh về chiến tranh không giới hạn, được nêu rõ trong một cuốn sách cùng tên. Được viết bởi 2 vị đại tá quân đội Trung Quốc trong năm 1999, cuốn sách vạch ra 26 lĩnh vực chiến tranh, bao trùm những lĩnh vực, từ quân sự và ‘xuyên quân sự’, như chiến tranh mạng và buôn lậu, cho đến chiến tranh phi quân sự trong thương mại, truyền thông và tài chính, trong số những lĩnh vực bất ổn khác.
Bằng cách quan sát các chiến thuật và vũ khí thông minh của quân đội Mỹ được sử dụng trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, các đại tá quân đội Trung Quốc phát hiện ra rằng thông tin là mấu chốt để đạt được chiến thắng toàn diện và nhanh chóng.
Trong một báo cáo năm 2014 của Đại học Chiến tranh Quân đội Mỹ (USAWC) với tiêu đề: “Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và Chiến tranh Thông tin”, Tiến sĩ Larry M. Wortzel, giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược của USAWC, viết: “Quân đội Trung Quốc đã dành hơn một thập kỷ để xem xét các ấn phẩm của quân đội Mỹ về chiến tranh, tập trung vào không gian mạng, và sự phát triển của học thuyết Mỹ về chiến tranh thông tin. Trong chiến tranh vùng Balkans và chiến tranh Vùng vịnh lần thứ nhất, quân đội Trung Quốc đã nhận thấy hiệu quả của các hoạt động thông tin hiện đại trên chiến trường và trên trường quốc tế”.
Sự xâm nhập âm thầm của Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới danh nghĩa Khổng Tử
Ông Grundvig cho rằng nếu tiến sỹ Wortzel cập nhật báo cáo của mình ngày hôm nay, ông có thể đề cập đến cuộc chiến mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tiến hành chống lại người Duy Ngô Nhĩ. Chìa khóa trong việc chiếm đoạt tỉnh Tân Cương, nơi sinh sống của 12 triệu người bản địa, ĐCSTQ đã sử dụng 3 công cụ xấu xa, bao gồm: pháp lý, dư luận xã hội và chiến tranh tâm lý. Kết quả cuối cùng là một sự ỉm tin của các phương tiện truyền thông và sự câm lặng của công chúng về những tội ác chống lại loài người, ngay cả trong thế giới Hồi giáo.
Phòng thí nghiệm Chiến tranh 5G đối với người Duy Ngô Nhĩ
Theo ông Grundvig, kể từ năm 2017, Trung Quốc đã dựng lên các trại tập trung, nơi họ giam cầm hơn một triệu người dân tộc thiểu số, tước bỏ quyền con người và bản sắc tôn giáo của người dân. Hàng ngàn người bất đồng chính kiến đã bị biến mất. Nhưng công cụ thực sự cho sự thống trị hoàn toàn, đi kèm với gián điệp lan tràn được xây dựng trên các mạng không dây 5G, đã biến người Duy Ngô Nhĩ thành nô lệ bằng kỹ thuật số, kể cả đối với những người không ở trong các trại tập trung.
Mỗi phút mỗi ngày, người Duy Ngô Nhĩ đều bị theo dõi qua điện thoại thông minh của họ, và bị theo dõi xung quanh các thị trấn và thành phố bằng hàng ngàn camera nhận dạng khuôn mặt. Họ bị quét khuôn mặt, bị truy lùng và bị thẩm vấn tại các điểm kiểm tra an ninh. Cảnh sát lấy mẫu DNA và dấu sinh trắc học của họ trong khi kiểm tra các ứng dụng và hình ảnh di động trên điện thoại thông minh của họ, để
tìm nội dung bất hợp pháp. Luồng thông tin sau đó được truyền đến cơ sở dữ liệu để chính quyền lưu trữ, kiểm soát và tiến hành đàn áp.
Phụ nữ Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) phản đối Cảnh sát Chống bạo động Trung Quốc, trong một cuộc đàn áp của chính phủ đối với sắc tộc thiểu số này. (Ảnh: Radio Free Europe/Radio Liberty)Phụ nữ Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) phản đối Cảnh sát Chống bạo động Trung Quốc, trong một cuộc đàn áp của chính phủ đối với sắc tộc thiểu số này. (Ảnh: Radio Free Europe/Radio Liberty)
Vậy tại sao Tân Cương khô cằn, bụi bặm lại quan trọng đối với những kế hoạch của ĐCSTQ? Ông Grundvig đặt câu hỏi.
Được biết, Tân Cương nằm trên dấu vết của ‘Con đường Tơ lụa’ cũ. Không lâu nữa, vùng đất huyền thoại sẽ kết nối Pakistan trong ‘Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc’ với các tuyến đường thương mại tới Trung Đông và Châu Âu. Mục tiêu là để loại bỏ Mỹ và các đồng minh Tây Âu khỏi mô hình thương mại mới. Ngoài việc xây dựng đường ống và những đường vận chuyển, các mạng 5G của Trung Quốc sẽ theo dõi các lô hàng và chuỗi cung ứng, đo lường năng suất của công nhân và đảm bảo rằng không có ai hoặc đối tác của Dự án ‘Một vành đai Một con đường’, là không phù hợp với quan điểm hoặc các chính sách của ĐCSTQ.
Trung Quốc có thể đáng tin cậy với mạng 5G?
Với tốc độ tải xuống dữ liệu nhanh hơn 200 lần so với công nghệ 4G, mạng 5G sẽ triển khai trí thông minh nhân tạo (AI) trên dữ liệu được thu thập được từ hàng trăm tỷ thiết bị cảm biến được gắn trên con người, các thiết bị, kiốt, máy ảnh, robot, máy móc, các giao dịch, các sổ cái phân tán (blockchain ledger) và các hợp đồng. Công nghệ 5G-Nhân tạo (5G-AI) sẽ cho phép máy móc liên lạc với máy móc, trong các thiết bị không người lái, các phương tiện và vũ khí, chuyển thế giới Analog sang kỹ thuật số, trên mạng internet đồ sộ.
Trong tương lai với siêu kết nối này, vô vàn dữ liệu sẽ được đưa vào cơ sở dữ liệu để phân tích và hành động theo ‘thời gian thực’ (real time).
Thương trường như chiến trường Trung Quốc lợi dụng & tấn công Mỹ như thế nào
Theo ông Grundvug, mặc dù rất nhiều các bác sỹ và các nhà khoa học nêu ra những rủi ro sức khỏe do bức xạ 5G, có 3 lĩnh vực khác của mạng 5G mà các nhà lãnh đạo phương Tây cần quan tâm. Đó là Trung Quốc xuất khẩu hệ thống giám sát, tận dụng các lỗ hổng an ninh mạng và thực hiện các ứng dụng quân sự.
Ông Grundvug cho rằng trung tâm của cuộc chiến 5G chính là Huawei. Được thành lập vào năm 1987 bởi ông Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), một cựu chiến binh Trung Quốc, người đã nổi lên như một nhà nghiên cứu về công nghệ thông tin quân sự, Huawei đã đang thua trận chiến tranh truyền thông gần đây.
Huawei đang bị điều tra về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, đánh cắp robot được công ty viễn thông Mỹ T-Mobile sử dụng để thử nghiệm điện thoại thông minh. Vụ bắt giữ nổi tiếng giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu, con gái của ông Nhậm và là người kế vị rõ ràng của Huawei, đã tốn rất nhiều giấy mực của giới báo chí.
Bà Mạnh Vãn Châu là con gái của ông Nhậm Chính Phi – kỹ sư công trình trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). (Ảnh: Zhongyangshe)Bà Mạnh Vãn Châu là con gái của ông Nhậm Chính Phi – kỹ sư công trình trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). (Ảnh: Zhongyangshe)
Đã có những cáo buộc về việc đổ dữ liệu cho ĐCSTQ qua ‘cửa hậu’ (backdoor) trong thiết bị của Huawei, trong khi do thám người Mỹ tại nhà và nơi làm việc của họ. Vì thế người ta cần kiểm tra kỹ càng hơn những lỗ hổng an ninh tiềm tàng.
Lấy viễn cảnh trong đó thiết bị của Huawei được cài đặt vào tất cả mọi thứ được cho là ‘thông minh’, từ các dụng cụ đo đạc, thiết bị, nhà cửa và các tòa nhà, cho đến các phương tiện tự xử lý và những lưới điện của các thành phố thông minh, thì Trung Quốc có thể đóng cửa bất kỳ bộ phận nào của hệ thống bất cứ lúc nào, kể cả việc làm mất điện của các nhà máy điện hạt nhân và bệnh viện, hoặc cho phép các tin tặc xâm nhập vào cuộc sống của người dân hoặc đánh cắp bí mật thương mại của các doanh nghiệp.
Ông Grundvig nhận định vì 5G sẽ ở cả mặt đất và trên các vệ tinh quay quanh Trái đất, quân đội Trung Quốc sẽ có thể theo dõi người dùng ngoài mạng của Huawei, chẳng hạn như các nước nghèo không có cơ sở hạ tầng viễn thông. Tuy nhiên, mối đe dọa thực sự là đến từ việc sử dụng 5G cho mục đích quân sự trong tương lai gần, trong đó Trung Quốc có thể làm rối loạn giao thông đường bộ, đường biển và trên không, tạo ra chiến tranh thiết bị không người lái, điều khiển bằng máy móc hoặc loại bỏ các mạng ăng-ten 5G hoặc vệ tinh 5G trong không gian.
Tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ hôm 1/3 với chủ đề “Kẻ hủy diệt Thế kỷ 21: Trung Quốc đã sử dụng 5G và Trí tuệ Nhân tạo để chiếm lĩnh thế giới như thế nào”, ông Gordon Chang, tác giả cuốn sách ‘The coming collapse of China’ (Tạm dịch: ‘Trung Quốc sắp sụp đổ’), đã nêu rõ: “Cuộc chạy đua cho 5G sẽ được quyết định trong 2 đến 3 năm tới, và thực sự sẽ quyết định số phận của thế giới trong nửa đầu thế kỷ này. Tốt hơn hết là không phải Huawei, nếu chúng ta muốn được tự do”.
trung quốc Ông Gordon G. Chang, tác giả của cuốn sách “The coming collapse of China” tại New York vào ngày 30 tháng 9, năm 2015. (Ảnh: Benjamin Chasteen / The Epoch Times)
Liệu Trung Quốc có thể tin cậy được không sau khi họ bất chấp luật pháp quốc tế bằng việc xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo san hô ở Biển Đông? Trung Quốc có thể tin cậy được không sau khi nô dịch người Duy Ngô Nhĩ và những người dân tộc thiểu số khác bằng tội ác của chính họ? Liệu các công ty công nghệ Trung Quốc, như ZTE và Huawei, có thể tin cậy để bảo mật và không lạm dụng dữ liệu của bạn?
“Các câu trả lời là không, không và không”, ông Grundvig khẳng định.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/26784-chien-tranh-lanh-my-trung-ve-mang-5g-dang-nong-len-tung-ngay.html

Mỹ – Trung trong “Chiến tranh Lạnh”

Bắt đầu từ tham vọng của 2 quốc gia, cuộc đối đầu Mỹ – Trung không phải chỉ từ những tranh cãi thương mại hay thuế quan mà đến từ những nhận thứccho rằng mình là chủ thể quốc tế có ảnh hưởng vượt trội hơn
Mỹ và Trung Quốc và cuộc Chiến tranh Lạnh
Các nhà nghiên cứu cho rằng thế giới đang bước vào một cuộc Chiến trạnh Lạnh mới khi mà cả Mỹ và Trung Quốc đều đang đối đầu trực diện để giành vị trí siêu cường thế giới. Người ta cũng cho rằng không chỉ là vấn đề thuế quan, nhìn vào cuộc chiến xoay quanh vụ việc Tập đoàn viễn thông Huawei, ai cũng thấy hình ảnh của một cuộc Chiến tranh Lạnh
Để đề phòng xung đột vũ trang thảm khốc có thể xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc, một kho vũ khí khổng lồ được Trung Quốc đã được xây dựng, có lẽ không nhằm mục đích nào khác ngoài việc thách thức vị trí của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương.
Các chuyên gia cũng nhận định cuộc “Chiến tranh Lạnh” mới này không tập trung vào cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân như những năm về trước, mà việc này như muốn nói về quốc phòng ta cũng chẳng kém gì ngươi.
Nhiều nhận định được đưa ra, như: “Cuộc Chiến tranh Lạnh này hơi khác một chút. Nó sẽ là cuộc chạy đua vũ trang trí tuệ nhân tạo hoặc điện toán lượng tử – một cuộc chạy đua vũ trang công nghệ cao. Đó là Chiến tranh Lạnh phiên bản 2.0”,
Hay “Sự đối đầu Mỹ – Trung có thể ảnh hưởng đến các quốc gia khác trên thế giới như những gì từng xảy ra với cuộc đối đầu Mỹ – Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Lạnh trước đó. Nếu kịch bản đó xảy ra, đây sẽ là một thảm họa về kinh tế”.
Quan điểm Mỹ về cuộc đối đầu với TQ?
Tuyên bố một cuộc Chiến tranh Lạnh với Trung Quốc, Mỹ chỉ cân nhắc đến điều làm thế nào để “chiến đấu” và “chiến thắng” trong cuộc chiến này mới là điều đáng quan tâm.
Trong khi Washington xác định việc ngăn cản Trung Quốc thực hiện các tham vọng toàn cầu là ưu tiên chiến lược cao nhất của Mỹ thì bản chất và quy mô của kế hoạch này vẫn chưa được xem xét một cách cụ thể và rõ ràng để thực hiện.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, người Mỹ không lo lắng về một “cuộc Chiến tranh Lạnh” với Trung Quốc nếu nó xảy ra, bởi họ cho rằng đây là cuộc chiến mà Washington không khó khăn gì để giành chiến thắng.
Nhìn bề ngoài, người ta nhìn thấy rất rõ việc có hay không Mỹ nỗ lực trong việc hình thành một chiến lược kiềm chế Trung Quốc, thực sự Mỹ chưa quan tâm đến vắn đề này lắm. Tuy nhiên, từ những nghiên cứu chính sách của các viện nghiên cứu đến Sáng kiến Tái đảm bảo châu Á (ARIA) gần đây của Quốc hội đều cho rằng Mỹ có thể giải quyết những thách thức từ phía Trung Quốc.
Mỹ rất quan tâm đến việc thắt chặt quan hệ với đồng minh, giữ vai trò là một đối tác chủ động, triển khai quân sự hay phát triển kinh tế… Đó là những gì Mỹ đang nói và đang làm trong những năm qua nhưng thực tế là không có biện pháp nào trong số đó kiềm chế được sức ảnh hưởng đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Một sai lầm lớn đối với Mỹ là đã đánh giá thấp Trung Quốc, sự hiểu lầm nghiêm trọng của Mỹ về quyền lực và tham vọng của Trung Quốc. Khi các vấn đề liên quan đến Trung Quốc được hiểu đúng đắn và được xem xét cụ thể, rõ ràng Mỹ đang phải đối mặt với một thách thức lớn và không dễ giải quyết.
Theo đó, một cuộc Chiến tranh Lạnh mới thậm chí sẽ khó khăn, nguy hiểm và tốn kém không kém gì cuộc Chiến tranh Lạnh từng xảy ra trước đây.
Đằng sau cuộc đối đầu Mỹ – Trung là gì?
Cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung thực sự nên được hiểu như thế nào? Các quan chức Mỹ đã khẳng định rằng vấn đề của Mỹ với Trung Quốc nằm ở các chính sách cụ thể ở Bắc Kinh, chẳng hạn như tham vọng của Trung Quốc với các vùng biển trong khu vực hay những chính sách kinh tế thiếu công bằng?
Nếu thực sự vấn đề căng thẳng Mỹ – Trung nằm ở đó thì chỉ cần thuyết phục Bắc Kinh từ bỏ các chính sách này và sau đó mọi việc sẽ lại được giải quyết, cũng như quan hệ hai nước sẽ lại trở nên tốt đẹp. Tuy nhiên, điều đáng nói là Trung Quốc không dễ từ bỏ và vấn đề giữa hai quốc gia cũng không chỉ có vậy.
Vấn đề ở đây là Mỹ muốn trở thành quốc gia có tầm ảnh hưởng vượt trội ở Đông Á và Trung Quốc thì muốn thay thế vị trí này, đó là cuộc cạnh tranh thực sự – cuộc cạnh tranh giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới để giành vai trò lãnh đạo trong khu vực năng động nhất thế giới. Với những gì đã hiểu, những tranh cãi hiện nay về luật biển hay quyền sở hữu trí tuệ có vẻ như “không thấm tháp gì”.
Thêm nữa là, trả lời cho câu hỏi ai sẽ giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung? Đó sẽ không phải là điều đơn giản vì cả Washington và Bắc Kinh đều cho rằng mình mới thực sự là chủ thể có tầm ảnh hưởng lớn nhất ở châu Á. Nếu như Mỹ cho rằng Mỹ duy trì ảnh hưởng ở châu Á như một lẽ tự nhiên và phù hợp thì Trung Quốc lại cho rằng điều ấy là không thể chấp nhận được.
Sức mạnh của Trung Quốc là trở ngại lớn nhất mà Mỹ phải đối mặt hiện nay và trở ngại này thậm chí sẽ ngày càng khó khăn hơn. Giống như mọi quốc gia, nền tảng cho sức mạnh của Trung Quốc là nền kinh tế và hiện nay kinh tế của Trung Quốc đang ngày càng lớn hơn và phát triển mạnh hơn. Theo đánh giá chung thì nền kinh tế Trung Quốc hiện nay tương đương với Mỹ và lớn hơn cả Liên Xô ở thời kỳ đỉnh cao.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Trung Quốc sẽ sớm giữ vai trò “đầu tàu thế giới” nhưng nó thực sự biến Trung Quốc trở thành một “trở ngại khó khăn” với Mỹ.
Câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ có thực sự thành công trong việc tiếp tục giữ một trật tự mà Washington từng thiết lập ở châu Á hay không, trong bối cảnh Bắc Kinh đang ngày càng quyết tâm để thay thế vị trí này?
http://biendong.net/dam-luan/26788-my-trung-trong-chien-tranh-lanh.html

Công ty Formosa Bị Kiện $179 Triệu Đô La

Vì Đổ Nhựa Thải Vào Vịnh Texas — Thông Cáo Báo Chí

Của Nguyên Đơn và Tổ chức Texas RioGrande Legal Aid

LTS: Không chỉ gây thảm họa môi trường tại 4 tỉnh miền Trung Việt Nam, công ty Formosa cũng đã xả thải nhựa vào sông nước của Texas và đang bị người dân tại phía Nam Texas kiện. Dưới đây là Thông Cáo Báo Chí của các Nguyên Đơn và Tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý TRLA. Vụ kiện này cũng sẽ giúp vụ khiếu kiện công ty Formosa ra tòa án quốc tế của người dân miền Trung Việt Nam trong những ngày tháng sắp tới.
Victoria, Texas: Người dân Texas đã đứng đơn kiện Công ty Formosa Plastic vì công ty này đã đổ chất thải nhựa vào vịnh Lavaca, Texas gần đường sông. Nội vụ sẽ được tòa án Liên Bang phân xử vào ngày 25 tháng 3 sắp tới. Tiền bồi thường tối đa được cho phép theo Đạo luật Nước Sạch của Liên bang sẽ là $179 Triệu USD.
Bà Diane Wilson, một cựu ngư phủ sống bằng nghề đánh bắt tôm, người đại diện trong vụ kiện do tổ chức cung cấp pháp lý phi lợi nhuận Texas RioGrande Legal Aid (TRLA) cho biết, Formosa đã đổ hàng tỷ và hàng tỷ viên nhựa thải vào đường nước chảy. Rác thải này đe dọa cá, chim, các loài có nguy cơ tuyệt chủng và những người sống dựa vào môi trường tự nhiên ở đây.
Wilson và các đồng Nguyên đơn của bà, gồm các thành viên của Công ty cấp nước San Antonio Bay Estuarine, đã đệ đơn kiện vào tháng 7 năm 2017 chống lại công ty Formosa Plastic Texas, một công ty con của công ty Formosa Plastic Corporation USA, nơi điều hành cơ sở Point Comfort gần vịnh Lavaca. Kể từ ngày 31 tháng 1 năm 2016, Wilson và các đồng Nguyên đơn – được đại diện bởi luật sư David Bright từ Corpus Christi và luật sư chuyên về môi trường David Frederick đến từ Austin – họ đã thu thập
khoảng 2.400 mẫu viên nhựa và bột nhựa mà Formosa thải ra vịnh Lavaca và con rạch Cox Creek gần đó . Các mẫu, cũng như hình ảnh và video, tài liệu vi phạm luật Texas và Đạo luật Nước sạch sẽ được sử dụng làm bằng chứng tại phiên tòa vào hạ tuần tháng 3, 2019 tại tòa án liên bang ở Victoria, Texas.
Giáo sư Hóa Học Môi Trường Jeremy Conkle, tại Đại học Texas A & M, đã tính toán lượng chất thải viên nhựa mà Formosa đã phải dọn sạch sau khi bị phát giác vào đầu tháng 4, 2017 tính cho đến đầu tháng 2 năm 2019 do nhà thầu của Formosa khoảng từ 341.000 đến 3.4 triệu cân Anh.
Những con số này chưa tính đến lượng nhựa thải khổng lồ đã được thải ra trước năm 2017. Năm 2010, cơ quan bảo vệ môi trường EPA đã cảnh báo Formosa rằng việc xả nhựa đã vi phạm Đạo luật Nước Sạch.
Giáo sư Conkle phát biểu: “Lần đầu tiên nhìn thấy số lượng của các viên nhựa và bột đã được thải tại vịnh Lavaca và Cox Creek, tôi đã không tin. Bây giờ đã hơn một năm, những nỗ lực dọn dẹp như chẳng thấm vào đâu so với số lượng khổng lồ của các các viên nhựa và bột mà tôi đã thấy gần đây trong các hệ thống này.
Tháng 1, 2019 cơ quan giám sát môi trường của tiểu bang Texas TCEQ đã phạt Formosa $112.000 đô la vì sáu vụ gây ô nhiễm; theo giấy phép xả nước mưa, công ty Formosa không được phép thải bất kỳ chất chất rắn trôi nổi nào lẫn lộn, nhưng Formosa đã vi phạm điều này và đã bị bà Wilson và các đồng Nguyên đơn của bà khám phá và khiếu nại trước cơ quan giám sát môi trường TCEQ.
Các Nguyên đơn sẽ tranh luận trước tòa rằng Formosa nên bị phạt vì tất cả các hành vi xả thải bất hợp pháp của mình – không chỉ có sáu vụ gây ô nhiễm, Các Nguyên đơn sẽ yêu cầu mức phạt lên tới $179 triệu đô la, mức phạt tối đa theo Đạo luật Nước Sạch quy định; trong 1,130 ngày xả liên tục và đối với công ty phạm lỗi mà không báo cáo các vi phạm cho TCEQ.
Bà Wilson chia sẻ: “Vì cuộc điều tra của TCEQ rất hạn chế, họ chỉ phạt Formosa vì một số sự kiện ô nhiễm. Thực tế, ngay sau khi Formosa bị phạt , họ đã chẳng quan tâm (Formosa đã báo cáo thu nhập ròng 900 triệu đô la trong năm 2017). Bà Wilson cho biết vào tháng Hai vừa qua, vài tuần sau khi bị phạt tiền vào tháng Giêng, bà và các nguyên đơn khác vẫn tìm thấy các viên nhựa thải và bột xung quanh Vịnh Lavaca và Cox Creek. Công ty vẫn tiếp tục vi phạm pháp luật. Họ vẫn chưa làm bất kể một thay đổi nào mà họ cần phải làm”
Josh Kratka, một luật sư thâm niên tại Trung tâm Luật Môi trường Quốc gia (NELC), nói rằng các hình phạt phải đủ lớn mạnh để bắt buộc những người gây ô nhiễm bất hợp pháp phải tuân thủ.
Vẫn theo Luật sư Kratka: “Một trong những lý do khiến các vụ kiện liên hệ đến Đạo luật Bảo Vệ Nước Sạch của người dân hiếm khi được đưa ra xét xử tới cùng là vì trong những trường hợp này những bằng chứng trách nhiệm pháp lý xuất hiện quá nhiều, một bị cáo phải đối mặt với nguy cơ bị phạt nặng nề và bị tòa án bắt buộc phải có những thay đổi về cách vận hành công ty để đảm bảo không tiếp tục gây ô nhiễm.” Chính Ls. Kratka mới đây đã xin được lệnh tòa phạt công ty Exxon Mobil $20 triệu đô la tại một phiên tòa thuộc quận phía Nam của Texas để thực thi Đạo Luật Không Khí Sạch.
Ls. Kratka nói tiếp:” Trong vụ kiện này người dân sẵn sàng đưa nội vụ ra tòa đã gửi ra một thông điệp mạnh mẽ tới công ty Formosa và những công ty khác, những công ty không coi nghĩa vụ tuân thủ nghiêm túc Đạo Luật Nước Sạch là quan trọng”
Cũng nên biết, được thành lập vào năm 1970, Texas RioGrande Legal Aid, Inc. (TRLA) là một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho khoảng 23.000 người Texas có thu nhập thấp ở 68 quận. Nhiệm vụ chính của TRLA là thúc đẩy việc tôn trọng nhân phẩm, tự lực cánh sinh, an toàn và tiếp cận công lý cho người dân Texas có thu nhập thấp bằng cách cung cấp hỗ trợ pháp lý chất lượng cao và các dịch vụ giáo dục liên quan.
Mọi thắc mắc xin liên lạc với: Diane Wilson, 361-218-2353; wilsonalamobay@aol.com
Nancy Nusser, Press Officer, TRLA, 512-374-2764 or 419-934-9588; nnusser@trla.org
SOURCE: https://jffv.org/2019/03/10/cong-ty-formosa-bi-kien-179-trieu-do-la-vi-do-nhua-thai-vao-vinh-texas-thong-cao-bao-chi-cua-nguyen-don-va-to-chuc-texas-riogrande-legal-aid/
https://vietbao.com/p112a291696/cong-ty-formosa-bi-kien-179-trieu-do-la

Chuyên gia Mỹ:

Triều Tiên có thể phóng tên lửa gắn vệ tinh vào tháng tới

Triều Tiên có thể phóng tên lửa tầm xa gắn vệ tinh từ bãi thử Dongchang-ri vừa được sửa chữa nhằm khẳng định với người dân rằng nước này không hề “chùn bước bởi trừng phạt”.
Theo hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc ngày 8/3, đó là nhận định của ông Joel Wit, chuyên gia hàng đầu về Triều Tiên và là nhà sáng lập trang mạng phân tích tình hình đất nước này mang tên 38North.
Ông Wit lập luận rằng vụ phóng nhiều khả năng xảy ra vào giữa tháng 4 khi Bình Nhưỡng tổ chức kỳ họp Hội đồng Nhân dân Tối cao (Quốc hội) thứ 14.
“Ông Kim Jong-un có thể sử dụng một vụ phóng tên lửa để chứng tỏ tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân Tối cao thứ 14, vào giữa tháng thứ 4 rằng ông ấy không bị chùn bước bởi các biện pháp trừng phạt”.
Đầu tuần qua, cơ quan tình báo quốc gia của Hàn Quốc báo cáo lên Quốc hội rằng Triều Tiên cho thấy những dấu hiệu xây dựng lại bãi phóng Dongchang-ri, từng bị phá hủy một phần để thể hiện cam kết phi hạt nhân hóa sau Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 1 với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore năm 2018.
Trang 38North sau đó đưa tin, dẫn kèm hình ảnh vệ tinh hôm 6/3, cho thấy cơ sở này dường như đã trở về “trạng thái hoạt động bình thường”, làm dấy lên quan ngại nước này có thể sẵn sàng cho vụ phóng tiếp theo.
“Chưa có bằng chứng xác thực cho thấy Bình Nhưỡng chuẩn bị phóng bất cứ thứ gì dựa trên hình ảnh vệ tinh thương mại hiện có”, ông Wit nói, “Nhưng tất nhiên, khả năng này không thể loại trừ”.
Phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có thể quá mạo hiểm bởi vì nó có thể khiến cộng đồng quốc tế lên án, trong đó có cả Trung Quốc và Nga.
Ông Wit cho rằng sau vụ phóng, nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể đề xuất nối lại đàm phán với Mỹ, tương tự như ông từng làm sau vụ phóng tên lửa năm 2012, dẫn đến Thỏa thuận Ngày nhuận (Leap Day Deal) năm đó.
Trước đó, Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton tuyên bố Tổng thống Donald Trump sẵn sàng tiếp tục đàm phán với Triều Tiên về phi hạt nhân hóa song ông sẽ “vô cùng thất vọng” nếu các thông tin Bình Nhưỡng đã xây dựng lại các bãi phóng tên lửa là chính xác.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/26785-chuyen-gia-my-trieu-tien-co-the-phong-ten-lua-gan-ve-tinh-vao-thang-toi.html

Mỹ – Triều hậu thượng đỉnh

Cả CHDCND Triều Tiên lẫn Mỹ đều có những chuyển đông mới sau hội nghị thượng đỉnh hồi cuối tháng 2.
Với những diễn biến trong tuần qua về việc CHDCND Triều Tiên có dấu hiệu tiếp tục hoạt động các cơ sở phát triển hạt nhân và khu vực phóng thử tên lửa, có thể thấy rằng ngay sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều, Bình Nhưỡng đã nhanh chóng củng cố “thế mạnh” của mình để giữ vững vị thế trong các cuộc đàm phán tương lai. Sau hội đàm, Bình Nhưỡng cũng có lý do tin rằng chính quyền của Tổng thống Donald Trump chưa thực sự đồng thuận với cách tiếp cận của Triều Tiên.
Thực tế, không riêng gì Bình Nhưỡng, mà Washington có lẽ cũng đang điều chỉnh lại vị thế trong việc giải quyết vấn đề giữa hai bên. Bởi diễn biến sau hội nghị có thể khiến Mỹ nhận thức rằng chưa đủ để đặt niềm tin vào các cam kết của Triều Tiên về việc từng bước giải giáp chương trình hạt nhân.
Chính vì thế, cả hai bên nhiều khả năng sẽ xem xét lại cách tiếp cận với nhau trong việc giải quyết bất đồng. Trong bối cảnh đó, Triều Tiên có thể phải xoay hướng tăng cường tiếp cận với hai đối tác truyền thống Trung Quốc và Nga, đồng thời mở rộng hợp tác cùng Hàn Quốc nhằm nới lỏng các lệnh trừng phạt, hoặc nhận hỗ trợ dưới những hình thức nào đó. Nếu kịch bản này xảy ra thì Bình Nhưỡng vẫn có thể củng cố được kinh tế để giải quyết các khó khăn nội tại.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26776-my-trieu-hau-thuong-dinh.html

Mỹ: TT Venezuela quyết bám trụ, dù vấp phải áp lực lớn

Đặc sứ của Hoa Kỳ về Venezuela nói rằng không có dấu hiệu cho thấy Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro muốn đối thoại để chấm dứt thế bế tắc chính trị với lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido.
Ông Elliott Abrams, người từng phục vụ trong chính quyền của cả Tổng thống Ronald Reagan và George W. Bush, nói rằng bất kỳ giải pháp nào cần phải đạt được giữa người Venezuela, và rằng Hoa Kỳ có thể giúp đỡ bằng cách dỡ bỏ hoặc nới lỏng các biện pháp trừng phạt và giới hạn đi lại của Mỹ, một khi ông Maduro đồng ý ra đi.
Tuy nhiên, theo Reuters, ông Abrams không cho rằng Tổng thống Maduro sẵn sàng đàm phán về việc từ nhiệm.
Đặc sứ này nói thêm: “Theo những gì chúng tôi chứng kiến, chiến thuật của ông Maduro là bám trụ”.
Theo Reuters, có 56 nước đã công nhận ông Guaido là tổng thống lâm thời của Venezuela, trong khi ông Maduro vẫn duy trì được sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc cũng như kiểm soát các cơ quan nhà nước, trong đó có quân đội.
XEM THÊM:
TT Maduro: Venezuela không thể là ‘Việt Nam mới’
Ông Abrams đã gặp đại diện của Nga tại Mỹ về sự hậu thuẫn của Moscow đối với ông Maduro.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói đầu tháng này, sau cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mike Pompeo, rằng Moscow sẵn sàng tham gia các cuộc thảo luận song phương về Venezuela.
Ông Abrams được dẫn lời nói rằng phía Nga tỏ ra “không hài lòng với ông Maduro”, và rằng ông được cho biết rằng Moscow đã “đưa ra lời khuyên cho ông Maduro và ông ta không nghe”.
Đặc sứ Mỹ nói tiếp: “Rồi sẽ tới thời điểm phía Nga đi tới kết luận rằng chính quyền [Venezuela] thực sự không thể cứu vãn được nữa”.
Ông Abrams cho hay rằng ông chưa thể trao đổi với quan chức chính phủ Trung Quốc về sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với ông Maduro vì điều được cho là “các vấn đề về lịch làm việc”.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-tt-venezuela-quy%E1%BA%BFt-b%C3%A1m-tr%E1%BB%A5-d%C3%B9-v%E1%BA%A5p-ph%E1%BA%A3i-%C3%A1p-l%E1%BB%B1c-l%E1%BB%9Bn/4822094.html

Mất điện ở Venezuela: Cướp bóc khi tuyệt vọng gia tăng

Hôm thứ Hai, chính phủ Venezuela đã ra lệnh cho các trường học và doanh nghiệp đóng cửa do việc mất điện đã kéo dài đến ngày thứ năm. Phe đối lập nói rằng có ít nhất 17 người đã chết vì mất điện. Người dân thủ đô Caracas chia sẻ với phóng viên Will Grant của BBC về nỗi tuyệt vọng ngày càng tăng của họ.
Cứ mỗi giờ trôi qua mà không có điện, Venezuela, quốc gia đang đứng trên bờ vực, phải hứng chịu thêm nhiều đau thương và căng thẳng.
Trong khi các băng đảng thân chính phủ được gọi là “colectivos” chạy xe máy trên những con đường tối tăm để giữ trật tự tại các điểm súng, thì các vụ cướp bóc lẻ tẻ vẫn diễn ra làm gia tăng nỗi tuyệt vọng cho người dân Venezuela.
Thật khó để hiểu hết những khó khăn vì mất điện ở đây trong bốn ngày qua.
Nhiều nơi trên cả nước bị mất điện và thật không dễ để nắm được toàn bộ tình hình. Ngay cả khi có điện trở lại thì nó cũng bị ngắt quãng và chỉ tổn tại trong vài giờ.
Có thể thấy rõ, người dân tại nhiều khu vực ở Venezuela đang phải vật lộn với cuộc sống kể từ khi bị mất điện vào thứ Năm tuần trước.
Cuộc sống không internet, không điện thoai, không ngân hàng, không máy rút tiền, không nồi cơm điện hoặc không điều hòa thật khó khăn đối với nhiều người, đặc biệt là những người có thu nhập thấp.
Trên bờ vực
“Tôi có con trai hai tuổi. Tối qua chúng tôi chẳng có gì để ăn cả,” Majorie nói với vẻ tức giận bên ngoài một siêu thị trong khu phố Terrazas del Club Hípico ở Caracas.
Một cửa hàng gần nhà cô đã bị cướp và một người hàng xóm đã cho cô ít cơm, Majorie nói.
“Tôi đã đổ thêm ít nước, cho thêm ít đường vào số cơm đó rồi đút cho con trai ăn. Hôm nay nó cũng hỏi tôi có gì ăn không, nhưng tôi biết lấy gì cho nó ăn bây giờ? Tôi có thể chịu đói. Đối với người lớn, một cốc nước cũng đủ sống qua ngày. Nhưng một đứa trẻ thì phải làm sao đây?”
Sau lưng chúng tôi, một nhóm các bà mẹ tuyệt vọng và đau khổ không kém bắt đầu đập cửa siêu thị để được vào bên trong.
Bên trong siêu thị, máy tính tiền và máy quẹt thẻ không hoạt động, và nhân viên chỉ nhận thanh toán bằng đô la Mỹ.
“Ở Venezuela chúng tôi không dùng đô la, chúng tôi cũng không được trả bằng đô la, mà chúng tôi được trả bằng tiền Bolivars”, Majorie nói với giọng tức giận.
“Chúng tôi không muốn cướp phá các cửa hàng, chúng tôi không muốn gây ra những chuyện này. Cái chúng tôi muốn là đồ ăn. Chúng tôi đói.”
Đấu tranh để sinh tồn
Đối với một số khác, vấn đề còn nghiêm trọng hơn việc thiếu thức ăn.
Patricia (không phải tên thật) hiện là nhân viên kỹ thuật phòng thí nghiệm của một bệnh viện nhi ở Caracas.
Lo sợ sẽ gặp rắc rối, Patricia gặp tôi tại một nơi cách xa bệnh viện JM de los Rios để nói về ảnh hưởng của việc mất điện lên các bệnh nhân.
“Hôm thứ Năm, không ai có thông tin gì về việc tại sao máy phát điện khẩn cấp của bệnh viện không khởi động. Tại khoa chăm sóc đặc biệt, câu hỏi chuyện gì đang xảy ra và tại sao mọi chuyện lại như vậy vẫn chưa có hồi đáp.”
Một đồng nghiệp nói với Patricia rằng, các các bệnh nhi đang được cứu sống bằng hô hấp thủ công.
Ở đó, nhiều trẻ sơ sinh và trẻ vài tháng tuổi vẫn cần sự chăm sóc đặc biệt.
“Khi đi qua các phòng bệnh, chúng tôi nhìn thấy một bà mẹ đang khóc và phát hiện ta một trong những đứa bé đã chết,” Patricia nói.
Mặc dù đội ngũ nhân viên y tế đã cố gắng hết sức, một trẻ sơ sinh khác cũng đã chết sau đó.
Một máy phát điện cuối cùng cũng đã được đưa đến bệnh viện. Tuy nhiên trong bối cảnh hỗn loạn vì mất điện, máy phát điện này không được chuyển đến bởi các quan chức y tế hay chính phủ mà bởi “colectivos” – các băng đảng thân chính phủ.
Không có tiền, không có đám tang
Việc mất điện không chỉ khiến an ninh lương thực và ngành y tế tan rã, mà nó thậm chí còn khiến người chết cũng không được yên nghỉ.
Con trai của María Errazo bị giết ở khu phố nghèo nơi bà sống vào hôm thứ Năm, ngày đầu tiên mất điện. Từ đó đến nay, thi thể anh ta vẫn nằm ở nhà xác Bello Monte.
Do hầu hết các văn phòng chính phủ đã đóng cửa từ chiều thứ Năm, María đã không thể làm các thủ tục cần thiết để xem thi thể con trai hay đưa nó về để chôn cất.
Nếu có văn phòng mở cửa thì cũng không thể sử dụng máy in hay kết nối với internet. Theo đó, María cũng sẽ không nhận được xác nhận chính thức về việc con trai bà bị giết như thế nào.
Thậm chí nếu María có thể đưa xác con trai về nhà thì bà cũng không có tiền để tổ chức đám tang. Siêu lạm phát tràn lan ở Venezuela đã cướp đi khoản tiết kiệm nhỏ mà bà có.
“Chúng tôi không có tiền,” María nói với giọng buồn bã vì không thể giúp con trai yên nghỉ. Các ngân hàng đã đóng cửa và cũng không có nhiều điểm gọi điện thoại.
“Tôi thậm chí không thể gọi nổi một cuộc điện thoại để tìm cách giải quyết,” María nói.
Khi màn đêm buông xuống, chúng tôi nghe nói siêu thị mà chúng tôi đến sáng nay đã bị cướp.
Chúng tôi chạy ngay đến đó, đúng lúc thấy hàng chục người dân địa phương bị bắt giữa trong khi mẹ, vợ và con gái họ nổi cơn thịnh nộ với lực lượng an ninh nhà nước.
“Chúng tôi phải làm sao bây giờ?” một người phụ nữ hét lên. “Cháu của chúng tôi đang chết đói kia kìa.”
Lời kêu cứu của cô kết thúc một ngày nữa ở Venezuela, nơi sự hỗn loạn vẫn diễn ra trong bóng tối.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47526882

Venezuela vẫn tê liệt vì cúp điện,

đối lập đòi hỏi tình trạng khẩn cấp

Thụy My
Một lần nữa, chính quyền Venezuela hôm qua 10/03/2019 lại ra lệnh đóng cửa các trường học và cơ quan hành chính, trong bối cảnh toàn quốc vẫn bị tê liệt do cúp điện từ hôm thứ Năm 070/3. Thủ lãnh đối lập Juan Guaido kêu gọi Quốc Hội thông qua « tình trạng khẩn cấp».
Đã bốn đêm liên tiếp, Venezuela tiếp tục chìm trong bóng tối. Phía ông Maduro tố cáo bị Mỹ phá hoại, nhưng đối lập cáo buộc chính quyền từ nhiều năm qua không bảo trì mạng lưới điện. Sân bay phải kiểm tra an ninh bằng phương pháp thủ công, đã có ít nhất 15 bệnh nhân tử
vong do không được chạy thận. Người dân cố tìm cách sống sót trong khi cả nước không còn điện nước, không có phương tiện giao thông và liên lạc.
Từ Caracas, thông tín viên Benjamin Delille tường thuật :
« Từ hôm thứ Sáu đến nay, đa số các cửa hàng và siêu thị tại Caracas đều đóng cửa. Do siêu lạm phát, những tờ giấy bạc hầu như đã biến mất, và điện bị cúp nên các thiết bị đọc thẻ tín dụng trở nên vô dụng. Ở lối vào Petare, vùng ngoại ô lớn nhất Venezuela, hàng trăm người xếp hàng chờ trước những cửa hiệu nhỏ có máy phát điện.
Maria cho biết : « Hầu như không còn một cửa hàng nào có điện để có thể trả tiền, nhưng ở đây thì được. Chẳng còn tiền mặt, nên nếu không có điện thì người mua không thể thanh toán được ».
Còn Francisco sau hai tiếng đồng hồ chờ đợi rốt cuộc cũng đã có thể mua sắm. Do tủ lạnh không còn hoạt động, nên anh phải chọn lựa. Francisco cho biết : « Chúng tôi cố gắng mua những loại thực phẩm không bị hư hỏng như gạo, bột mì, trứng…là những thứ không cần phải giữ trong tủ lạnh, để trữ lại ăn dần ».
Phía sau quầy, cô bán hàng Ingrid gật đầu đồng tình : Từ hôm thứ Sáu cô đã bị mất tất cả những thức ăn để trong tủ lạnh. Ingrid nói : « Tất cả những loại thịt mà tôi có đều bị hỏng, tôi phải quăng hết vào thùng rác. Thế là một tháng lương đã tiêu tùng. Coi như cả tháng tôi chẳng làm gì cả, tôi lao động không công ».
Tất cả những người khách đang chờ đợi đều cư ngụ tại những khu phố bình dân. Họ không cần biết nạn cúp điện là do bị phá hoại hay do mạng lưới không được bảo trì, đơn giản chỉ muốn rằng tình trạng này phải chấm dứt. Và Venezuela sẽ trở lại thành một đất nước bình thường ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190311-venezuela-tiep-tuc-te-liet-vi-cup-dien-doi-lap-doi-ban-bo-tinh-trang-khan-cap

LHQ lo ngại Bangladesh có thể di dời người  Rohingya ra đảo

Hôm 11/3, một nhà điều tra nhân quyền của LHQ phụ trách Myanmar bày tỏ quan ngại sâu sắc về kế hoạch của Bangladesh di dời 23.000 người tị nạn Rohingya ra một hòn đảo xa xôi ở Vịnh Bengal vào tháng 4 tới, nói rằng nơi đó không thể sinh sống được và có thể tạo ra “một cuộc khủng hoảng mới.”
Bangladesh cho biết việc di dời những người tị nạn này đến đảo Bhasan Char – theo tiếng Hồi có nghĩa là đảo nổi – sẽ giảm bớt tình trạng quá tải kinh niên trong các trại tập trung ở thị trấn Cox’s Bazar, nơi khoảng 730.000 người Rohingya lánh nạn đang tạm trú.
LHQ nói rằng nhóm người thiểu số Hồi giáo này đã phải chạy khỏi bang Rahkine của Myanmar đến Bangladesh để lánh nạn từ khi xảy ra các vụ sát hại và hãm hiếp xảy ra do quân đội thực hiện vào tháng 8/2017.
Bà Yanghee Lee, báo cáo viên đặc biệt của LHQ phụ trách Myanmar, người đã đến thăm hòn đảo này vào tháng 1 năm nay, nói: “Ngay sau chuyến thăm của tôi vẫn còn một số điều chưa rõ ràng, chủ yếu là liệu hòn đảo này thực sự có thể sinh sống được hay không.”
Bà phát biểu tại kỳ họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ: “Tái định cư không được lên kế hoạch tốt, và tái định cư mà không có sự đồng ý của những người tị nạn liên quan, thì có khả năng tạo ra một cuộc khủng hoảng mới.”
Một số nhóm nhân đạo đã lên tiếng chỉ trích kế hoạch di dời của Bangladesh, nói rằng hòn đảo trong Vịnh Bengal này rất thường xuyên bị lốc xoáy ập vào.
Bà Lee phát biểu thêm rằng có tới 10.000 dân thường được cho là đã rời bỏ nhà cửa của họ ở bang Myanmar Myanmar Rakhine kể từ tháng 11 năm ngoái do bạo lực và thiếu viện trợ nhân đạo. Bản thân bà Lee bị chính quyền Myanmar cấm nhập cảnh.
Bà Lee kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ chuyển hồ sơ cáo buộc Myanmar tàn sát người Hồi giáo đến Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) và khuyên chính quyền Yangon hãy chấp nhận phán quyết của tòa này.
Ông Shah Kamal, Bộ trưởng Bộ quản lý thiên tai Bangladesh, cho biết chính phủ của ông đang đàm phán với các cơ quan của LHQ về vấn đề di dời người tị nạn Rohingya ra đảo.
https://www.voatiengviet.com/a/lhq-lo-ngai-neu-bangladesh-di-doi-nguoi-rohingya-ra-dao/4823921.html

Kể từ năm 2021 công dân Hoa Kỳ

phải có visa trước khi đến các nước EU

Theo tin từ KTLA, vào năm 2021, công dân Hoa Kỳ đến lãnh thổ châu Âu sẽ cần sự cho phép (authorization) từ Liên minh Châu Âu (EU).
Năm 2018, EU tuyên bố tổ chức này đang thiết lập Hệ thống cho phép và thông tin du lịch châu Âu (ETIAS). Theo đó, ETIAS sẽ kiểm tra an ninh, và nguy cơ di dân (migration risk) của khách du lịch được miễn visa đến khu vực Schengen.
Theo đài KTLA, Schengen là khu vực gồm 26 quốc gia châu Âu không có biên giới nội địa và cho phép mọi người di chuyển tự do giữa các nước, bao gồm cả Tây Ban Nha, Pháp, Hy Lạp, Đức, Ý và Ba Lan.
Hiện tại, công dân Hoa Kỳ có thể đi du lịch đến Châu Âu trong tối đa 90 ngày mà không cần bất kỳ sự đồng ý nào của các quốc gia trong khối EU, nhưng hệ thống ETIAS sẽ thay đổi điều đó. Khách du lịch được miễn visa, bao gồm cả công dân Hoa Kỳ, sẽ cần phải yêu cầu sự cho phép từ ETIAS trước khi đến khu vực Schengen. Họ phải hoàn thành mẫu đơn, và trả phí dịch vụ khoảng 8 Mỹ kim trên trang web trực tuyến.
Quyết định ủy quyền sẽ có hiệu lực trong vòng ba năm. Hoa Kỳ có một hệ thống tương tự được gọi là Hệ thống điện tử cấp phép đi lại (ESTA). Ngoài Hoa Kỳ, công dân của 60 quốc gia khác sẽ phải ghi danh hệ thống ETIAS, trước khi vào khu vực Schengen, bao gồm Brazil, Canada, New Zealand, Singapore, Israel và Mauritius…
Theo KTLA, Nghị viện châu Âu đồng ý thành lập ETIAS vào tháng 7 năm 2018. Vào thời điểm đó, Ủy viên châu Âu về di trú, đối nội và quyền công dân, ông Dimitris Avramopoulos cho biết EU áp dụng hệ thống ETIAS vì lý do an ninh. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/ke-tu-nam-2021-cong-dan-hoa-ky-phai-co-visa-truoc-khi-den-cac-nuoc-eu/

Pháp : Tổng thống Macron thăm đồng minh Djibouti

Tú Anh
Để củng cố vị trí của Pháp trong khu vực Đông Phi, tổng thống Emmanuel Macron công du Djibouti, Ethiopia và Kenya trong bối cảnh thế lực Trung Quốc ngày càng tăng. Khoảng 50 đại công ty Pháp hiện có mặt trong vùng.
Theo chương trình, tổng thống đến Djibouti vào chiều 11/03/2019. Sáng hôm sau, ông sẽ đến thăm căn cứ quân sự của Pháp lớn nhất tại hải ngoại. Tuy là một tiểu quốc, Djibouti có vị trí chiến lược tại ngõ vào biển Hồng Hải, đón tiếp căn cứ quân sự duy nhất của Mỹ tại Phi Châu và từ năm 2017, cho phép Trung Quốc thuê lập quân cảng. Trong phái đoàn tổng thống, ngoài các doanh nhân, còn có bộ trưởng bộ quân lực Florence Parly. Tháng hai vừa qua, bà tuyên bố « quyết tâm ngăn chận thế lực Trung Quốc » khống chế Djibouti bằng nợ và tín dụng.
Tiếp tục chuyến công du cho đến thứ năm, tổng thống Pháp sẽ qua hai nước Ethiopia và Kenya. Với dân số 100 triệu dân, Ethiopia đứng đầu danh sách đối tác thương mại xuất siêu của Pháp tại châu Phi. Ngoài máy bay Airbus 250, Ethiopia còn gia tăng nhập khẩu tân dược của Pháp. Đổi lại, Pháp nhập cảng nông phẩm Ethiopia. Ehiopia chờ đợi tổng thống Pháp đề xuất các biện pháp bảo trì các di tích Thiên chúa giáo được UNESCO công nhận là di sản thế thế giới.
Kenya, quốc gia dầu hỏa trù phú ở Đông Phi là chặn cuối cùng. Theo AFP, trong cuộc hội kiến với tổng thống Uhuru Kennatta tại Nairobi, vấn đề ngân sách tài trợ cho phái bộ quân sự của Liên Hiệp Châu Phi chống khủng bố ở Somalia sẽ được thảo luận.
http://vi.rfi.fr/phap/20190311

Các công ty Bắc Ireland khuyến cáo

rủi ro kinh tế, xã hội khi Anh rời EU

Belfast, Northern Ireland – Theo tin từ Reuters, vào hôm Chủ Nhật (ngày 10 tháng 3), các công ty Bắc Ireland kêu gọi các nhà lập pháp Anh quốc tìm kiếm một thỏa hiệp về việc rời khỏi Liên minh châu Âu nhằm tránh các rủi ro về kinh tế và xã hội mà khu vực này phải đối mặt.
Trước một cuộc bỏ phiếu vào hôm thứ Ba về thỏa thuận rời bỏ khối EU của Anh quốc, hơn 50 công ty đã gửi một bức thư ngỏ khuyến cáo các thành viên Quốc hội về những nguy cơ của việc mất đoàn kết cũng như ảnh hưởng đến việc bảo vệ hòa bình và kinh tế ở Bắc Ireland.
Với việc Anh quốc rời khỏi EU vào ngày 29 tháng 3 tới đây, Thủ tướng Theresa May cho đến nay vẫn chưa bảo đảm được các thay đổi đối với các thỏa thuận cần thiết nhằm tạo được sự ủng hộ từ Quốc hội, bao gồm cả đảng ủng hộ Brexit Bắc Ireland.
Các công ty Bắc Ireland trong nhiều tháng qua đã thúc giục đảng Liên minh Dân chủ (DUP) từ bỏ sự phản đối của họ với tâm điểm là sự bất đồng quan điểm về việc kiểm soát biên giới giữa vùng Bắc Ireland thuộc Anh quốc và vùng Ireland thành viên của EU. Trong số những người ký bức thư ngỏ có các công ty lớn của địa phương cũng như các công ty đa quốc gia bao gồm Bombardier, Coca-Cola, Ngân hàng Danske, Phòng thí nghiệm Norbrook, Đại học Nữ hoàng Belfast, Công ty Viridian và Ngân hàng Hoàng gia Scotland.
Nội dung bức thư đề cập đến sự lo ngại của cộng đồng công ty Bắc Ireland về việc phải đối mặt với sự sụp đổ của nền kinh tế khi Anh quốc rời khỏi EU mà không có thỏa thuận nào, cũng như việc thiếu hụt đầu tư vào khu vực này trước khi tiến hành Brexit. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cac-cong-ty-bac-ireland-khuyen-cao-rui-ro-kinh-te-xa-hoi-khi-anh-quoc-roi-khoi-lien-minh-chau-au/

Hàng ngàn người Nga biểu tình chống cô lập về Internet

Tại Nga, hôm qua, 10/3/2019, khoảng 15.000 người đã biểu tình chống một dự luật mà theo họ là mối đe dọa cho tự do ngôn luận trên Internet, nhằm cô lập nước Nga khỏi mạng thông tin toàn cầu. Chính quyền thì nói rằng luật này là nhằm tạo lập một mạng Internet độc lập và bảo đảm an ninh mạng.
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Etienne Bouche gởi về bài phóng sự :
« Tất cả chúng ta đều quen sống với Internet, nên nếu bắt đầu bị kiểm duyệt, thì mọi người đều phải quay trở vào nhà bếp ». Oleg, một người cao tuổi so với đa số người biểu tình tuyên bố như trên. Ông nhớ lại thời kỳ mà dư luận bị nhốt bên trong bốn bức tường. Theo Oleg, không còn nghi ngờ gì nữa, mục tiêu của dự luật là tăng cường kiểm soát các nội dung trên Internet.
Còn Kirill, khoảng 20 tuổi, nhấn mạnh đây không phải là lần đầu chính quyền Nga định siết chặt Internet. Anh nói : « Có thể lấy ví dụ về Telegram. Nhà nước đã toan chặn lại, nhưng ứng dụng này vẫn tiếp tục hoạt động cho đến nay. Nếu Quốc Hội thông qua dự luật, chính quyền sẽ có đủ phương tiện để đẩy việc kiểm duyệt lên một mức cao hơn, và chận được bất kỳ nội dung nào họ muốn ».
Dự luật này muốn ngăn chận những trang mạng Nga hoạt động nhờ các máy chủ đặt ở nước ngoài. Irina lo ngại kiểm duyệt lại được tái sinh. Cô giải thích : « Họ dùng tất cả những luật lệ này để đối phó với những người đối lập. Tôi tin rằng con cái của chúng tôi sẽ không tha thứ nếu chúng tôi không đứng lên phản đối nạn đàn áp trong lúc này, chống lại một sự quay về thời kỳ xưa cũ. Chính quyền cố chặn đúng  những tiến bộ, nhưng điều này là bất khả ».
Sự tham gia đông đảo dường như đã vượt quá mong đợi của những người tổ chức biểu tình. Gần ba chục người đã bị bắt giữ ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190311-hang-ngan-nguoi-nga-bieu-tinh-chong-co-lap-ve-internet

Chiến binh Nhà nước Hồi giáo ISIS

xin chính phủ Ý cho phép về nước

Qamishli, Syria – Theo tin từ Reuters, vào thứ Bảy (ngày 9 tháng 3), một chiến binh Nhà nước Hồi giáo bị giam giữ ở Syria đã thúc giục chính phủ nước Ý cho phép anh về nước để bắt đầu cuộc sống mới.
Anh Mounsef al-Mkhayar, 22 tuổi, người gốc Morocco lớn lên ở Ý, đã có một cuộc phỏng vấn đầu tiên với Reuters kể từ khi anh đầu hàng Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) hai tháng trước. Anh đã phải ở tù kể từ khi chạy trốn khỏi Baghouz, một ngôi làng nhỏ ở miền đông Syria, nơi SDF đang chuẩn bị kế hoạch tấn công để giành lấy lãnh thổ cuối cùng của ISIS.
Anh Mkhayar đã kể lại về sự hỗn loạn đang gia tăng giữa các chiến binh thánh chiến bên bờ vực của thất bại và các tranh chấp trong hàng ngũ khi các chỉ huy hàng đầu chạy trốn khỏi Syria. Nhưng anh cũng cho biết Nhà nước Hồi giáo đang chuẩn bị kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo bằng cách đưa hàng trăm người ra khỏi khu vực để trở thành những tổ ngủ năm (sleeper cells) trên khắp Iraq và miền đông Syria để chờ thời cơ nổi dậy.
Anh Mkhayar là một trong số hàng ngàn người từ khắp nơi trên thế giới bị ISIS mê hoặc về một đất nước dành cho người Hồi giáo Sunni rộng lớn. Các viên chức an ninh người Kurd xác định anh Mkhayar là người Ý và anh khẳng định bản thân có quốc tịch Ý. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/chien-binh-nha-nuoc-hoi-giao-isis-xin-chinh-phu-y-cho-phep-ve-nuoc/

Dù mất đi cứ địa, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo

 vẫn là một mối đe dọa

Trọng Nghĩa
Kể từ 18 giờ ngày 10/03/2019, Lực Lượng Dân Chủ Syria bao gồm các chiến binh Kurdistan và Ả Rập, với sự yểm trợ của không lực liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu, đã mở cuộc tấn công vào làng Baghouz gần biên giới với Irak. Đây là cứ địa cuối cùng của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (Daech) tại Syria và Irak. Việc Daech mất đi mảnh đất cuối cùng là điều chắc chắn, nhưng theo giới quan sát, mối đe dọa mà tổ chức khủng bố này đặt ra vẫn tồn tại.
Trước hết, phải nói rằng việc tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo không còn đất dụng võ là một sự kiện tích cực trên nhiều bình diện.
Trước hết, Daech đã mất đi một công cụ tuyên truyền, không còn huênh hoang được là mình có lãnh thổ để tuyển mộ người từ khắp nơi. Tổ chức khủng bố này cũng mất đi cơ sở hậu cần, nơi được họ dùng để huấn luyện các chiến binh hay lên kế hoạch phối hợp tấn công ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, Daech cũng mất đi nguồn tài chánh khổng lồ mà chưa một tổ chức khủng bố nào có được, nhờ bán dầu từ các mỏ trong tay họ hay thu thuế trên cư dân trong vùng họ kiểm soát.
Đối với những người sinh sống tại các vùng lãnh thổ bị tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo chiếm đóng trước đây, việc Daech bị đánh đuổi tương đương với một sự giải thoát. Họ không còn bị đe dọa hành quyết hay trừng phạt dã man do luật lệ khắc nghiệt của Daech, và đối với một số nhóm dân thiểu số, không còn bị bắt làm nô lệ tình dục hay bị thảm sát.
Hiểm họa Daech tại Syria và Irak vẫn còn
Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, dù không còn lãnh thổ, hiểm họa Daech không phải là bị hoàn toàn triệt tiêu tại Syria hay Irak. Từ khi bắt đầu bị đẩy lùi từ năm 2017, tổ chức này đã bắt đầu áp dụng trở lại chiến thuật rút vào hoạt động bí mật để chờ thời. Các thành viên « nằm vùng » của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tại Irak chẳng hạn, đã tiến hành nhiều vụ bắt cóc và giết người rải rác ở nhiều nơi để phá hoại chính quyền Bagdad.
Ngay tại khu vực đông bắc Syria dưới quyền kiểm soát của người Kurdistan Syria, được Mỹ hậu thuẫn, các phần tử nằm vùng của Daech cũng đã thực hiện nhiều vụ đánh bom, trong đó có vụ hạ sát 4 người Mỹ hồi tháng Giêng vừa qua. Giới chức Kurdistan và Hoa Kỳ xác nhận rằng Daech vẫn còn là mối đe dọa ở trong vùng.
Daech vẫn có thể kích động khủng bố ở các nước ngoài vùng
Không chỉ tại Irak và Syria, Daech được cho là vẫn còn khả năng gây hại ở những nước lân cận hay ở các quốc gia phương Tây.
Mới đây, lãnh đạo cơ quan tình báo Anh MI6 đã cảnh báo rằng bị mất lãnh thổ, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo sẽ quay trở lại với chiến thuật tấn công « bất đối xứng ».
Daech vẫn thường xuyên lên tiếng tự nhận là tác giả một số vụ khủng bố ở nhiều quốc gia khác nhau, mặc dù những vụ đó thường được cho là do « những con sói đơn độc » thực hiện, chứ không phải là dưới sự chỉ đạo của Daech.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, Daech đã kêu gọi những người theo họ ở nước ngoài là chủ động tự lên kế hoạch khủng bố, thay vì chỉ tập trung vào những vụ được chỉ đạo từ bên trên với các cán bộ được huấn luyện từ trước.
Ngay từ đầu năm 2018, viên tư lệnh Mỹ phụ trách khu vực Trung Đông đã cảnh báo rằng tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo có một sức chịu đựng bền bỉ và vẫn có khả năng « truyền cảm hứng để kích động tấn công khủng bố ở bên trong cũng như bên ngoài vùng Trung Đông ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190311-du-mat-di-cu-dia-to-chuc-nha-nuoc-hoi-giao-van-la-mot-moi-de-doa

Tổng thống Iran thăm Irak, đồng minh của Mỹ

Tú Anh
Ngày 11/03/2019, tổng thống Iran đến Irak. Trong ngày đầu tiên, ông Hassan Rohani sẽ lần lượt gặp tổng thống và thủ tướng Irak trước khi đến hai thánh địa của hệ phái Hồi Giáo Shia, Kerbala và Najab. Tại vùng Trung Đông đang có xung khắc giữa phe thân Mỹ và thân Iran, chính phủ Irak cố giữ thế quân bình với hai đối tác là kẻ thù của nhau. Đó là cơ hội tốt để Teheran luồn lách cấm vận kinh tế của Washington.
Từ Teheran, thông tín viên Siavosh Ghazi phân tích :
“Đây là lần đầu tiên từ năm năm nay, tổng thống Hassan Rohani thăm Irak. Chuyến viếng thăm này diễn ra vào lúc kinh tế Iran bị thiệt hại nặng nề vì lệnh cấm vận của Hoa Kỳ. Thắt chặt quan hệ với các nước láng giềng là một phương cách lách né các biện pháp trừng phạt.
Irak đang từ từ trở thành đối tác thương mại số một của Iran, cho dù Bagdad bị sức ép của Washington. Theo số liệu chính thức, trao đổi thương mại giữa hai nước lên đến 10 tỷ đôla, phần lớn là hàng hóa Iran xuất sang Irak như dầu hỏa, điện và các loại dịch vụ.
Chỉ tiêu của tổng thống Rohani là tăng gắp đôi khối kim ngạch xuất khẩu để đạt mức 20 tỷ đôla trong hai năm tới đây.
Từ khi chế độ của nhà độc tài Saddam Hussein sụp đổ, hai quốc gia láng giềng có đa số dân theo hệ phái Shia đã trở thành đồng minh thân thiết. Iran giúp chính quyền Irak trong cuộc chiến chống Daech, cung cấp vũ khí và cố vấn quân sự cho Bagdad.
Chuyến viếng thăm của tổng thống Rohani sẽ giúp Iran củng cố vai trò cường quốc cấp vùng sau khi vừa mới tiếp lãnh đạo Syria Bachar al Assad tại Teheran.”
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190311-trung-dong-tong-thong-iran-tham-irak-dong-minh-cua-my

Ethiopian Airlines:

Tìm thấy thiết bị ghi âm ở hiện trường tai nạn

Ethiopian Airlines cho biết, các máy ghi âm của chuyến bay bị rơi vào ngày Chủ nhật đã được các nhà điều tra tìm thấy.
Các thiết bị được tìm thấy tại hiện trường tai nạn bao gồm máy ghi âm buồng lái và máy ghi dữ liệu kỹ thuật số của chuyến bay.
Trước đó, máy bay Boeing 737 Max-8 trên đường từ Addis Ababa đến thủ đô Nairobi của Kenya đã bị rơi sau khi cất cánh được sáu phút, làm thiệt mạng tất cả 157 người có mặt trên chuyến bay.
Một số hãng hàng không đã ngừng sử dụng loại máy bay này của Boeing sau vụ tai nạn.
Chiếc máy bay chỉ mới được đưa vào sử dụng vài tháng đã rơi gần thị trấn Bishoftu, cách thủ đô Addis Ababa 60km về hướng Đông Nam lúc 08:44 sáng theo giờ địa phương.
Công dân của hơn 30 nước đã có mặt trên chuyến bay này, bao gồm Kenya, Canada và Anh.
Vụ tai nạn xảy ra như thế nào?
Hiện nguyên nhân vụ tai nạn vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, Ethiopian Airlines cho biết phi công chuyến bay đã báo tình trạng khó khăn và yêu cầu được quay lại Addis Ababa.
“Tại thời điểm này, chúng tôi không thể bỏ qua bất cứ điều gì,” ông Tewolde Gebremariam, tổng giám đốc của Ethiopian Airlines nói với các phóng viên có mặt tại sân bay quốc tế Bole ở Addis Ababa hôm chủ nhật.
“Chúng tôi cũng chưa thể phát ngôn về nguyên nhân vụ tai nạn vì theo luật quốc tế, chúng tôi phải đợi kết luận từ cơ quan điều tra.”
Tầm nhìn chuyến bay được cho là tốt nhưng giám sát không lưu Flightradar24 báo cáo rằng “tốc độ thẳng đứng của máy bay không ổn định sau khi cất cánh”.
Theo Ethiopian Airlines, Đại úy Yared Getache, phi công chuyến bay là người có “thành tích đáng khen ngợi” với hơn 8,000 giờ bay.
Chúng ta biết gì về Boeing 737 Max-8?
Máy bay 737 Max-8 của hãng Boeing chỉ mới được đưa vào sử dụng từ năm 2017.
Chiếc máy bay bị rơi là một trong số sáu chiếc 737 Max-8 trên tổng số 30 chiếc máy bay mà Ethiopian Airlines đã đặt để mở rộng quy mô. Theo chia sẻ của hãng, chiếc máy bay này đã trải qua một đợt “kiểm tra bảo trì nghiêm ngặt lần đầu tiên” hôm 04/02/2019.
Boeing nói rằng họ “vô cùng đau buồn” về vụ tai nạn và đã cử một đội đến hỗ trợ kỹ thuật.
Đây là tai nạn thứ hai trong vòng năm tháng có liên quan đến Boeing 737 Max 8. Trước đó, tai nạn máy bay của hãng Lion Air ở Indonesia vào tháng 10 năm ngoái đã khiến 189 người thiệt mạng.
Các nhà điều tra vụ tai nạn máy bay của Lion Air hồi tháng 10 năm ngoái cho biết, các phi công đã gặp khó khăn với hệ thống tự động được thiết kế để giữ cho động cơ máy bay không bị treo. Đây là một tính năng mới của loại máy bay này.
Theo các phát hiện sơ bộ, hệ thống chống treo động cơ này liên tục làm mũi máy bay chúi xuống mặc dù các phi công đã nỗ lực khắc phục.
Chiếc máy bay mà hãng Lion Air đã sử dụng cũng là một chiếc máy bay mới và tai nạn cũng đã xảy ra không lâu sau khi cất cánh.
“Điều này thật đáng ngờ,” bà Mary Schiavo, cựu Tổng thanh tra Bộ Giao thông vận tải Mỹ nói với CNN.
“Có đến hai chiếc máy bay mới bị rơi trong vòng một năm. Đây là hồi chuông cảnh báo cho ngành hàng không bởi vì chuyện này không thể xảy ra được”.
Sau vụ tai nạn hồi tháng 10 năm ngoái, Boeing đã gửi thông báo khẩn đến các hãng hàng không để cảnh báo họ về sự cố gặp phải với hệ thống chống treo động cơ của máy bay.
Theo hãng Reuters, nay Boeing được mong đợi sẽ đưa ra một bản sơ đồ phần mềm của hệ thống chống treo động cơ để giải quyết vấn đề này.
Tuy nhiên, theo điều tra sơ bộ của Ethiopian Airlines, vẫn chưa rõ nguyên nhân của vụ tai nạn hôm chủ nhật có liên quan đến hệ thống này hay không. Các chuyên gia hàng không cho biết các vấn đề kỹ thuật khác hoặc yếu tố con người không nên bị loại trừ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47526880

Tai nạn máy bay Ethiopia :

Điều tra về an toàn của Boeing 737 MAX 8

Thụy My
Hôm nay 11/03/2019 các nhà điều tra đã tìm được cả hai hộp đen của chiếc máy bay Boeing 737 MAX 8 thuộc hãng hàng không Ethiopia bị rơi hôm qua, làm toàn bộ 157 người trên phi cơ thiệt mạng. Các nạn nhân mang 35 quốc tịch khác nhau, trong đó có 22 nhân viên Liên Hiệp Quốc. Đây là thảm họa thứ hai trong vòng bốn tháng qua liên quan đến kiểu máy bay mới nhất và bán chạy nhất của hãng Boeing.
Hai chiếc hộp đen ghi lại những đối thoại trong buồng lái và dữ liệu chuyến bay được tìm thấy tại địa điểm máy bay rơi, khiến các điều tra viên có mặt tại hiện trường từ chiều qua hy vọng sẽ điều tra được nguyên nhân dẫn đến tai nạn.
Cũng như vụ phi cơ của Lion Air (hãng hàng không Indonesia) bị nạn hồi tháng cuối tháng 10/2018 làm 189 người chết, chiếc Boeing 737 MAX 8 còn mới tinh của Ethiopian Airlines bị rơi xuống đất vỡ tan tành chỉ vài phút sau khi cất cánh. Thế nên, vấn đề an toàn của kiểu máy bay này đang được đặt ra. Tai nạn xảy ra trong bối cảnh thời tiết tốt tại Addis Abeba, hãng hàng không Ethiopian Airlines có uy tín và phi công kinh nghiệm đã báo cáo gặp « một số khó khăn », yêu cầu được quay lại nơi xuất phát.
Tạm ngừng sử dụng Boeing 737 MAX 8
Trung Quốc là nước đầu tiên ra lệnh cho các hãng hàng không của mình ngưng sử dụng Boeing 737 MAX 8. Cơ quan hàng không dân dụng Trung Quốc trong một thông cáo cho biết chỉ cho bay lại sau khi Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ (FAA) và hãng Boeing có các biện pháp bảo đảm an toàn bay. Hiện nay Trung Quốc sở hữu 96 chiếc máy bay loại này.
Indonesia cũng có quyết định tương tự, và bắt đầu kiểm tra 11 chiếc MAX 8 đang sở hữu. Ethiopian Airlines hôm nay loan báo cho ngưng hoạt động tất cả những chiếc Boeing 737 MAX 8 « cho đến khi có lệnh mới ».
Báo chí Việt Nam dẫn lời Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng hôm nay khẳng định chưa xét cấp chứng chỉ cho dòng máy bay này. Được biết hãng Vietjet đã ký hợp đồng đặt mua 200 chiếc Boeing 737 MAX 8, và Bamboo Airways cũng dự tính mua 25 chiếc.
Tai nạn trên đây là một đòn nặng nề cho Boeing, vì 737 MAX 8 là kiểu phi cơ đắt khách nhất từ trước đến nay của máy bay 737, với 10.000 chiếc máy bay đã được sản xuất. Chương trình này chiếm 64% tổng sản lượng của Boeing cho đến năm 2032. Tập đoàn Mỹ tối qua loan báo hoãn lại buổi lễ giới thiệu kiểu máy bay mới 777x. Tại Wall Street hôm nay, cổ phiếu của hãng đã bị sụt mất 10% giá trị.
Ethiopia để quốc tang
Ethiopia và Kenya – nước có 32 công dân thiệt mạng trong thảm họa – tuyên bố quốc tang hôm nay. Đại hội vì môi trường lần thứ tư của Liên Hiệp Quốc, từ ngày 11 đến 15/3 tại Nairobi, diễn ra trong không khí tang tóc vì 22 nhân viên thuộc 6 cơ quan Liên Hiệp Quốc đã tử vong trong tai nạn, cờ các quốc gia thành viên được hạ xuống. Thủ đô Kenya có trụ sở của hai cơ quan Liên Hiệp Quốc (Môi trường và Nhà ở), và trụ sở khu vực của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), Cao ủy Tị nạn (HCR).
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190311-tai-nan-may-bay-ethiopia-dieu-tra-ve-an-toan-cua-boeing-737-max-8

Nhật Bản tưởng niệm nạn nhân thảm họa Fukushima

Trọng Nghĩa
Vào hôm nay, 11/03/2019, toàn thể nước Nhật đã lại giành một phút mặc niệm để tưởng nhớ nạn nhân của ba thảm họa đồng thời xẩy ra cách đây đúng 8 năm : Một trận động đất dữ dội đã làm dấy lên một đợt sóng thần cực lớn, kéo theo một thảm họa hạt nhân khi nhà máy điện nguyên tử Fukushima bị thiên tai phá hỏng. Tính ra đã có khoảng 18.500 người thiệt mạng trong ba thảm họa liên hoàn đó.
Vào lúc 14:46 giờ địa phương (tức 05:46 giờ GMT), thời điểm xẩy ra trận động đất mạnh 9 độ richter ở ngoài khơi miền đông bắc Nhật Bản, với hệ quả bi thảm mà ngày nay ai cũng biết, người Nhật trên toàn quốc đã giữ một phút im lặng, đặc biệt là tại khu vực dọc theo bờ biển phía đông bắc bị tàn phá nặng nề nhất.
Một lễ tưởng niệm toàn quốc đã được tổ chức tại Tokyo, với sự có mặt của hoàng tử Akishino (con trai thứ của Nhật hoàng Akihito) và phu nhân Kiko, cả hai đại diện hoàng gia Nhật Bản, bên cạnh thủ tướng Shinzo Abe và các thành viên nội các, cũng như đại diện gia đình các nạn nhân và các chính quyền địa phương.
Trận động đất kéo theo những đợt sóng thần khổng lồ, có nơi cao đến vài chục mét, đã trực tiếp giết chết 18.430 người, nhưng chỉ có 15.897 thi thể được tìm thấy. Ngoài ra, do điều kiện sơ tán và sinh hoạt hết sức khó khăn vừa do sự tàn phá của động đất và sóng thần, vừa do tai nạn hạt nhân, đã có thêm khoảng 3.700 nạn nhân khác sau đó được công nhận là do các thảm họa ngày 11 tháng Ba năm 2011.
Thảm kịch cách đây 8 năm đã ghi đậm dấu ấn trong cách sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Thông tín viên Bruno Duval tại Tokyo ghi nhận :
Từ ngày 11/03/2011, nhiều người Nhật luôn chuẩn bị sẵn « một cái túi vật dụng để sinh tồn ». Một bà nội trợ giải thích : « Trong cái túi này, có một cái radio, một cái đèn pin, và pin để thay thế… để mang theo trong trường hợp phải sơ tán gấp rút. Nói thế thôi, chứ khi xẩy ra chuyện, có thể là tôi sẽ không kịp chạy đi. Như vậy, tôi đành phải ở lại nhà và cầu nguyện, trông chờ vào số phận mà thôi ».
Một số người khác thì dứt khoát hơn và đã tích trữ lương thực trong nhà. Một người đã về hưu cho biết : « Trong nhà, tôi luôn có đủ thức ăn và nước uống để sống được trong một tuần lễ, nếu không còn gì tại các cửa hàng sau một trận động đất lớn. »
Trong vòng 8 năm qua, số lượng nhà đóng thêm bảo hiểm động đất đã tăng vọt. Tuy nhiên, nhiều cơ sở công cộng – như trường học chẳng hạn – sẽ không chịu nổi động đất ở mức độ như vào năm 2011. Cho nên, bộ Giáo Dục Nhật Bản đã cho phép học sinh đến lớp với điện thoại di động của các em.
Một bậc phụ huynh đã rất hoan nghênh quyết định trên : « Đó là điều tối thiểu. Sau một thảm họa, tôi muốn liên lạc được với con gái tôi ngay trong hai phút sau để xem nó có bình yên hay không. »
Theo giới chuyên gia, có đến đến 80% xác suất là trong vòng 30 năm tới đây, động đất kéo theo sóng thần lớn sẽ lại tàn phá một phần lớn bờ biển phía đông Nhật Bản.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190311-nhat-ban-tuong-niem-nan-nhan-3-tham-hoa-dong-thoi-ngay-11032011

Đài Loan tuyên bố tập trận kiểu mới để chống TQ

Quân đội Đài Loan công bố thực hiện các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn “theo kiểu mới” trong năm nay nhằm chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc để sử dụng vũ lực để giành quyền kiểm soát hòn đảo.
Theo hãng tin AP, thông tin trên được Hãng thông tấn Trung ương (CNA) của Đài Loan nêu ra dựa trên phát biểu của Thiếu tướng Yeh Kuo Hui – chỉ huy ban kế hoạch của lực lượng quốc phòng Đài Loan.
Thiếu tướng Yeh Kuo Hui nêu rõ rằng các lực lượng vũ trang của Đài Loan vẫn thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận qui mô lớn như vậy, nhưng các cuộc tập trận trong năm 2019 này “được điều chỉnh dựa trên các chiến thuật mới nhằm chống lại khả năng tấn công từ Trung Quốc”.
Theo hãng tin AP, trong những năm gần đây, chiến lược quân sự của Đài Loan đã chuyển từ việc đánh bại lực lượng đổ bộ xâm lược sang đẩy lùi lực lượng xâm lược đến từ biển và trên không.
Tuyên bố này được đưa ra giữa lúc các căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan càng tăng nhiệt những ngày gần đây.
Hôm 5-1, lãnh đạo Đài Loan, bà Thái Anh Văn đã phải lên tiếng kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ nền dân chủ của hòn đảo này trước các cảnh báo từ chính quyền Bắc Kinh, theo Hãng tin Reuters.
Thông điệp này rõ ràng xuất phát từ tuyên bố khá cứng rắn vài ngày trước đó của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Hôm 2-1, trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm “Thư gửi đồng bào Đài Loan”, ông Tập nói rằng Bắc Kinh sẽ nỗ lực để “thống nhất” trong hòa bình, nhưng vẫn bảo lưu phương án sử dụng vũ lực để kiểm soát Đài Loan.
Ông Tập nói rằng “không ai có thể thay đổi được việc Đài Loan là một phần của Trung Quốc”, đồng thời kêu gọi “thống nhất” theo mô hình “một quốc gia, hai chế độ”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tăng áp lực lên Đài Loan kể từ khi bà Thái Anh Văn, người có lập trường cứng rắn với Bắc Kinh, lên lãnh đạo hòn đảo hồi năm 2016.
Binh sĩ Đài Loan luyện tập với trực thăng Mỹ sản xuất tại căn cứ hải quân ở Cao Hùng năm 2016 – Ảnh: AFP
Đài Loan hiện là vấn đề nhạy cảm nhất của Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh tuyên bố hòn đảo này là lãnh thổ không thể chia tách của Trung Quốc.
Trong phát biểu hôm 2-1, lãnh đạo Trung Quốc cũng khẳng định việc tái thống nhất Đài Loan phải được thực hiện theo nguyên tắc “Một Trung Quốc”, và ông còn nhấn mạnh “không ai và không một thế lực nào có thể thay đổi thực tế rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc, cũng như thực tế lịch sử và pháp lý rằng cả hai bờ eo biển đều cùng là một Trung Quốc”.
Lời nhắn nhủ này rõ ràng hướng đến sự can thiệp của Mỹ bởi Washington là nhà cung cấp vũ khí chính cho Đài Loan hiện nay.
Chủ tịch Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh sẽ không từ bỏ việc sử dụng vũ lực để tái thống nhất và ngăn Đài Loan độc lập nhưng quân đội sẽ chỉ nhắm vào các thế lực và những phần tử gây chia rẽ đến từ bên ngoài.
Tàu khu trục Đài Loan bắn tên lửa chống ngầm trong cuộc tập trận thường niên mang tên Han Kuang – Ảnh: AP
Tuyên bố “không từ bỏ việc sử dụng vũ lực để tái thống nhất và ngăn Đài Loan độc lập” của Bắc Kinh đã khiến Đài Loan không thể xem nhẹ.
Với lực lượng vũ trang lên đến 3 triệu thành viên và ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới (173 tỉ USD), Trung Quốc có lợi thế quân sự áp đảo so với Đài Loan dù Đài Loan trông cậy và vũ khí hiện đại hơn.
Một con số đáng chú ý cũng được truyền thông đưa ra trong ngày hôm nay. Tờ South China Morning Post của Hong Kong ngày 9-1 đưa tin Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) dự kiến tăng cường tập trận trong năm 2019 giữa bối cảnh “các thách thức địa chính trị gia tăng” và có nhiều ngày kỷ niệm lớn.
Trong khi đó, Tân Hoa xã của Trung Quốc xác nhận khoảng 2 triệu binh sĩ đã tham gia vào hơn 18.000 cuộc tập trận trong năm 2018.
Bài báo không so sánh với số liệu năm 2017 nhưng truyền thông Trung Quốc đưa tin PLA có khoảng 100 cuộc tập trận quy mô lớn vào năm 2016.
http://biendong.net/bi-n-nong/26778-dai-loan-tuyen-bo-tap-tran-kieu-moi-de-chong-tq.html

Trung Quốc

tạm ngừng khai thác thương mại Boeing 737 Max-8

Trung Quốc yêu cầu các hãng hàng không địa phương tạm ngừng sử dụng Boeing 737 Max-8 sau vụ tai nạn chết người của Ethiopian Airlines, sử dụng cùng loại máy bay này.
Các hãng hàng không phải tạm ngừng khai thác thương mại tất cả các máy bay Boeing 737 Max-8 trước 18:00 giờ địa phương (10:00 GMT).
Ethiopian Airlines: ‘Không ai sống sót’ khi Boeing 737 rơi trên đường tới Kenya
Indonesia: Vì sao Boeing 737 mới tinh đã rơi?
Boeing 747: Từ nhu cầu quân sự đến phi cơ dân dụng
Chuyến bay của Ethiopian Airlines bị rơi chỉ vài phút sau khi cất cánh vào Chủ nhật, khiến toàn bộ 157 người trên máy bay thiệt mạng.
Đó là vụ tai nạn thứ hai liên quan đến Boeing 737 Max-8 trong 5 tháng qua.
Vào tháng 10/2018, một chuyến bay do Lion Air khai thác đã mất độ cao ngay sau khi cất cánh, khiến 189 người trên máy bay thiệt mạng.
“Dựa trên thực tế rằng hai vụ tai nạn đều liên quan đến máy bay Boeing 737 Max-8 mới được bàn giao, và đều xảy ra trong giai đoạn cất cánh, [cho thấy] chúng có điểm tương đồng ở một mức độ nào đó,” Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc cho biết trong một thông cáo.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo vẫn còn quá sớm để nói nguyên nhân gây ra thảm họa của hãng Ethiopian Airlines .
Cơ quan quản lý hàng không Trung Quốc cho biết họ sẽ thông báo cho các hãng hàng không khi nào có thể tiếp tục sử dụng các máy bay Boeing.
Một số hãng hàng không Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng bởi việc này, bao gồm Air China, China Eastern Airlines và China Southern Airlines.
Máy bay 737 Max-8 còn khá mới trong hàng không dân dụng. Nó chỉ mới được khai thác thương mại kể từ năm 2017.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47520469

TQ thảm sát cán bộ chiến sỹ Việt Nam trên đá Gạc Ma

không chỉ là hành động mất tính người

mà còn vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế

Ngày 14/3/1988, Trung Quốc không chỉ cho binh lính lên đá Gạc Ma sát hại cán bộ chiến sỹ Việt Nam mà còn dùng pháo 100 ly, 37 ly 2 nòng xả đạn dã man sát hại gần hết số cán bộ chiến sỹ Việt Nam đang giữ đảo. Trong cuộc thảm sát phi nghĩa của Trung Quốc đã khiến 64 cán bộ chiến sỹ Việt Nam hy sinh, mãi nằm lại nơi vùng đất thiêng liêng của tổ quốc.
Trung Quốc xả súng sát hại cán bộ, binh lính Việt Nam tay không tấc sắt
Trung Quốc đã có âm mưu đánh chiếm các đảo, đá của Việt Nam ở Biển Đông từ lâu. Việt Nam hiểu rõ điều này nên cố gắng cho cán bộ, binh lính lên đồn trú bảo vệ chủ quyền tại đá Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma. Đến tối 13/3/1988, trên đảo có 48 chiến sĩ công binh, chỉ mang theo xà beng, cuốc xẻng màkhông mang theo vũ khí. Ngoài ra, có 2 tàu cỡ 400 tấn mang số hiệu HQ 604 và HQ 605 là hai tàu chuyên chở các chiến sĩ công binh lên đảo. Đây chính là tàu Trung Quốc đã viện trợ cho ta trong chiến tranh chống Mỹ, chỉ làm nhiệm vụ vận tải, không có vũ khí tấn công. Trên tàu HQ 605 chỉ có súng AK (trang bị vũ khí nhẹ của bộ binh) và B40 tầm bắn 150m. Tương tự, tàu HQ 604 không có vũ khí gì đáng kể, mấy khẩu AK, một khẩu súng máy tầm bắn 300m, một khẩu súng chống tăng tầm bắn 150m. Ngoài ra, ta còn có tàu HQ 505 nguyên là tàu USS Bulloch County LST-509.
Trong khi đó, Trung Quốc chiếm ưu thế hoàn toàn về lực lượng với 3 tàu chiến chuyên dụng. Ba tàu của Trung Quốc là tàu khu trục, gồm tàu khu trục 502 nặng 1.400 tấn, trang bị 3 pháo 100 mm và 8 pháo 37mm, tàu khu trục nặng 1.925 tấn, trang bị 4 pháo 100 mm và 2 pháo 37mm, tàu khu trục 531 nặng 1.925 tấn, trang bị 4 pháo 100 mm và 8 pháo 37mm. Cả 3 tàu chiến chuyên dụng được trang bị đầy đủ hỏa lực đại bác cỡ lớn, có thể bắn vào mục tiêu từ tầm xa trên 10km.
Khi lính Trung Quốc đổ bộ thấy cờ Việt Nam cắm ở đó thì xông đến để nhổ cờ, dập xuống nước. Anh em chiến sĩ ta cố sức bảo vệ lá quốc kỳ nên xảy ra xô xát bằng dao găm. Ngay lập tức, lính Trung Quốc đứng đó không xa dùng tiểu liên bắn quét tất cả 48 anh em chiến sĩ trên đảo. Tàu chiến Trung Quốc cũng đã nã pháo bắn chìm luôn hai tàu HQ 604 và HQ 605 của Việt Nam, làm 16 cán bộ và chiến sĩ trên tàu hi sinh. Còn một số anh em kịp lên các xuồng cao su sau đó được Bộ Tư lệnh hải quân cử tàu mang cờ chữ thập đỏ đến cứu.
Đáng chú ý, trong suốt quá trình xung đột, Hải quân Việt Nam chưa hề bắn phát súng nào đáp trả, chỉ cố gắng bảo vệ hòa bình và chủ quyền của dân tộc, chỉ có Trung Quốc dùng súng thảm sát cán bộ, binh lính Việt Nam nhằm xâm chiếm hải đảo của Việt Nam. Kết quả 64 chiến sĩ hy sinh dưới họng súng của phía xâm lược. Cách thức hành động là tàu Trung Quốc đứng từ xa nã đạn pháo vào tàu Việt Nam để hỗ trợ cho binh lính Trung Quốc dùng xuồng đổ quân lên chiếm Gạc Ma – nơi có một tổ cắm cờ 5 người cùng 20 chiến sĩ công binh Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng trên bãi đá. Cái gọi là “trận đánh” chẳng qua chỉ là sự điên cuồng nhả đạn đủ loại trọng liên 12,7mm, pháo 37mm, pháo 76,2mm, pháo 100mm, rocket 12 nòng của hải quân Trung Quốc, bắn vào tàu HQ-604 và binh lính Việt Nam trên đá Gạc Ma – họ gần như tay không bảo vệ lá cờ đỏ sao vàng.
Mặt khác, với tổn thất to lớn chỉ trong khoảng một giờ của ngày 14/3/1988 ở Gạc Ma, có thể coi đó là cuộc thảm sát của Hải quân một quốc gia lớn có đủ phương tiện và vũ khí hiện đại trong tay, nhằm chiếm đoạt một thực thể địa lý có chủ quyền của nước láng giềng, cướp đoạt cuộc sống của những thần dân đang thực thi chủ quyền trên vùng biển thiêng liêng của đất nước họ.
Trung Quốc đã vi phạm các quy định của luật quốc tế
Việc Trung Quốc dùng súng thảm sát cán bộ, binh lính Việt Nam ở đá Gạc Ma năm 1988 là vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Luật Nhân đạo quốc tế, Công ước Genève về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh chiến tranh…
Đầu tiên, hành động thảm sát cán bộ, binh lính Việt Nam của Trung Quốc được coi là tội ác chiến tranh, nó là hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật áp dụng trong xung đột vũ trang (còn gọi là Luật Nhân đạo quốc tế). Theo đó, các hành vi được coi là tội ác chiến tranh bao gồm “giết người, ngược đãi hoặc chuyển người dân dân sự của một lãnh thổ bị chiếm đóng vào các trại lao động nô lệ”, “các vụ giết người hoặc ngược đãi các tù nhân chiến tranh”, giết các con tin, “phá hủy bừa bãi các thành phố, thị xã, làng, và tàn phá không có lý do cần thiết quân sự, hoặc dân sự”… Luật trên cũng quy định những người nằm ngoài và những người bị loại khỏi vòng chiến phải được tôn trọng về sinh mạng, được đảm bảo toàn vẹn về thân thể và tinh thần. Trong mọi trường hợp, các đối tượng trên phải được bảo hộ và đối xử nhân đạo không có bất kỳ sự phân biệt nào; nghiêm cấm việc giết hoặc làm bị thương đối phương khi họ đã quy hàng hoặc đã bị loại khỏi vòng chiến đấu; người bị thương hoặc bị ốm phải được thu gom lại và chăm sóc bởi bên đối phương đang cầm giữ họ. Các nhân viên y tế, các trạm và phương tiện vận chuyển và trang thiết bị y tế phải được tôn trọng và bảo vệ. Biểu tượng chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ trên nền trắng là dấu hiệu bảo hộ những người và vật dụng nói trên nên phải được tôn trọng; tù binh và dân thường bị phía đối phương bắt giữ phải được tôn trọng về sinh mạng, phẩm giá, các quyền tự do và tư tưởng cá nhân, chính trị, tín ngưỡng và tập tục tôn giáo. Cấm sử dụng các hành động bạo lực hoặc trả đũa đối với họ. Họ được bảo đảm quyền liên lạc với gia đình và tiếp nhận sự cứu trợ… Tuy nhiên, Trung Quốc không hề để ý đến quy định của Luật Nhân đạo quốc tế, không cho phép tàu mang cờ chữ thập đỏ của Việt Nam vào cứu chữa những người bị thương trên đảo, đồng thời Trung Quốc cũng đàn áp, không cứu chữa những người bị thương khi bắt giữ họ.
Thứ hai,vào thời điểm năm 1988, luật quốc tế đã cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Việc sử dụng vũ lực chỉ được cho phép trong trường hợp ngoại lệ khi có sự cho phép của Liên hiệp quốc theo Điều 42 hoặc tự vệ khi bị xâm lược theo Điều 51 của Hiến chương. Không những vậy, Trung Quốc còn vi phạm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia quy định tại Khoản 1 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc khi Trung Quốc dựa vào vị thế nước lớn nên tự cho mình có nhiều quyền và lợi ích trên biển hơn quốc gia khác, để tiến hành hoạt động quân sự nhằm bảo vệ
cho những quyền và lợi ích đó bất chấp việc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền, lợi ích hợp pháp của các nước khác.
Vi phạm nguyên tắc các quốc gia giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình quy định tại Khoản 3 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc. Vi phạm Khoản 4, Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc, cụ thể quy định “các quốc gia thành viên hạn chế việc đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực (Vũ lực thông thường được hiểu là vũ lực quân sự, vũ lực do vũ khí, khí tài) trong quan hệ quốc tế chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia khác hoặc trái với các mục đích của Liên hợp quốc”.
Vi phạm Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc, trong đó quy định: “Các bên tham gia tranh chấp trước tiên phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng các tổ chức hoặc các hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình”, tuy nhiên việc quân sự hóa trên các thực thể ở Biển Đông của Trung Quốc hoàn toàn đi ngược lại quy định này. Trên thực tế, do thiếu vắng sự cho phép của Liên hợp quốc và cơ sở pháp lý hợp pháp cho hành vi tự vệ, hành động sử dụng vũ lực của Trung Quốc vào năm 1988 là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy phạm bắt buộc jus cogen của luật quốc tế.
Không những vậy, Trung Quốc còn vi phạm nguyên tắc tôn trọng các cam kết quốc tế.Nguyên tắc tôn trọng các cam kết quốc tế (pacta sunt servanda) là một trong các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được quy định tại khoản 2 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc. Theo đó, mọi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện tự nguyện và có thiện chí, trung thực và đầy đủ các nghĩa vụ đối với các điều ước quốc tế mà nước mình đã tham gia ký kết. Nguyên tắc này cũng được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế khác. Lời mở đầu của Hiến chương Liên hợp quốc đã khẳng định quyết tâm của các nước thành viên là: “Tạo những điều kiện cần thiết để bảo đảm công lý và tôn trọng những nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước quốc tế và các nguồn khác của luật quốc tế đặt ra”.
Điều 26 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế cũng nêu rõ “Mọi điều ước đã có hiệu lực ràng buộc các bên tham gia và phải được các bên thi hành với thiện chí”. Tuyên bố năm 1970 về Các nguyên tắc của luật quốc tế; Định ước Helsinki năm 1975 cũng có nêu rõ nguyên tắc này.
Thứ ba, đối với các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, việc Trung Quốc dùng súng thảm sát cán bộ, binh lính Việt Nam ở đá Gạc Ma năm 1988 là vi phạm Điều 39 về các nghĩa vụ của tàu thuyền và phương tiện bay trong khi quá cảnh. Theo đó, Việt Nam là nước có chủ quyền hợp pháp đối với quần đảo Trường Sa nói chung và đá Gạc Ma nói riêng, nên tàu thuyền của Trung Quốc khi đi qua vùng biển này “không được đe dọa hay dùng vũ lực để chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của các quốc gia ven eo biển hay dùng mọi cách khác trái với các nguyên tắc pháp luật quốc tế được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc; Không được có hoạt động nào khác ngoài những hoạt động cần cho sự quá cảnh liên tục và nhanh chóng, theo phương thức đi bình thường, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trừ trường hợp nguy cấp” (Mục b, c, Khoản 1, Điều 39). Điều đáng nói ở đây, Trung Quốc không chỉ đe dọa sử dụng vũ lực mà còn dùng súng để thảm sát cán bộ, binh lính của Việt Nam đang ở trên đá Gạc Ma.
Ngoài ra, Trung Quốc còn vi phạm Điều 301 về việc sử dụng biển vào những mục đích hòa bình. Điều 301 quy định: “Trong việc thực hiện các quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình theo đúng Công ước, các quốc gia thành viên tránh dựa vào việc đe dọa hay sử dụng vũ lực để xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của mọi quốc gia hay tránh cùng bất kỳ cách nào khác không phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế đã được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc”.
Thứ tư, khi bắt giữ 9 binh lính Việt Nam, Trung Quốc đã giam giữ và có các hành động tra tấn và không cứu chữa vết thương đối với họ. Hành động này của Trung Quốc cũng đã vi phạm nghiêm trọng Công ước Genève về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh chiến tranh. Theo Công ước, đối xử nhân đạo với tù binh và hàng binh chiến tranh là các hướng dẫn về việc bảo toàn an toàn tính mạng, danh dự, phẩm giá tù binh và hàng binh. Nó bao gồm các khuyến cáo về việc trợ giúp cứu chữa cho người bị thương; các hành vi bị khuyến cáo không được phép dùng để truy bức về tinh thần và thể xác; các hình thức, các nhục hình và các lời nói làm xúc phạm đến nhân phẩm người bị bắt hoặc xúc phạm niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng hoặc lý tưởng người bị bắt; các khuyến cáo về việc không được dùng tù binh và hàng binh làm con tin hoặc bia đỡ đạn, hoặc lao động khổi sai… các hướng dẫn về việc sinh hoạt tối thiểu của người bị bắt về vệ sinh, lương thực, thuốc men, thực phẩm tuỳ theo điều kiện cho phép của các bên và tình hình chiến trường. Công ước Genève cũng khuyến cáo các hành vi của lực lượng chiếm đóng đối với dân thường trong việc nhanh chóng lập lại trật tự xã hội, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của dân thường và việc cung cấp các phương tiện sống căn bản và chăm sóc y tế căn bản cho nạn nhân chiến tranh. Công ước Genève cũng xác định các quyền lợi và nghĩa vụ của lực lượng chiếm đóng
trong việc được tiếp tục sở hữu các tài sản và quyền lợi của chính quyền cũ về cơ sở hạ tầng và cơ sở kinh tế nhưng lực lượng chiếm đóng phải gánh chịu các nghĩa vụ nợ của chính quyền cũ, kể cả các món nợ lương và lương hưu của các nhân viên dân sự phục vụ chính quyền cũ hoặc các món nợ kinh tế vay từ bên ngoài không phục vụ trực tiếp cho chiến tranh.
Từ những dẫn chứng và căn cứ pháp lý trên cho thấy, Trung Quốc dùng súng thảm sát 64 cán bộ, binh lính Việt Nam trên đá Gạc Ma không chỉ là hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, mà còn đi ngược lại các quy định của luật pháp quốc tế. Hành động của Trung Quốc là tội ác chiến tranh, dùng vũ lực xâm lược lãnh thổ hợp pháp của nước khác.
http://biendong.net/bien-dong/26769-tq-tham-sat-can-bo-chien-sy-viet-nam-tren-da-gac-ma-khong-chi-la-hanh-dong-mat-tinh-nguoi-ma-con-vi-pham-nghiem-trong-luat-phap-quoc-te.html

Thấy gì từ kỳ họp lưỡng hội TQ?

Đây cũng là dịp để Đảng Cộng sản thông qua kỳ họp lưỡng hội để thông báo các chính sách cũng như thay đổi nhân sự quan trọng trong năm.
Kỳ họp lưỡng hội Trung Quốc, bao gồm kỳ họp Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) và Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (Mặt trận Tổ quốc), khai mạc vào tháng 3 hằng năm thường được coi là hàn vũ biểu quan trọng về chính sách Trung Quốc trong năm.
24 lần đề cập “nguy cơ”
Năm 2019, kỳ họp lưỡng hội mang ý nghĩa biểu tượng khi đánh dấu kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, nhưng nội dung của nó bị bao phủ bởi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và nền kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu giảm sút khi xuất khẩu trong tháng 2 giảm 20%.
Chính vì vậy, kỳ họp lập pháp năm 2019 dự kiến kéo dài trong 10 ngày, từ ngày 5 đến 15-3, là cơ hội để các nhà quan sát nhìn vào các báo cáo chính sách của chính phủ và ngân sách trong năm của Trung Quốc.
Bản báo cáo của Thủ tướng Lý Khắc Cường trước Quốc hội cho thấy hai sắc thái khác nhau của chính quyền Trung Quốc trong năm 2019: vừa mang tính mềm dẻo để đáp ứng thực tế, vừa muốn thể hiện tính nguyên tắc của mình.
Điều đáng chú ý đầu tiên là mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2019 xuống mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua, từ 6-6,5%.
Đưa ra khoảng mục tiêu tăng trưởng dao động từ 6% đến 6,5%, thay vì một con số cố định như các năm trước, thể hiện chính quyền Trung Quốc không thể dự đoán được những rủi ro bất định cho nền kinh tế trong thời gian sắp tới, khi vấn đề thương mại với Mỹ vẫn chưa được giải quyết và những ảnh hưởng tiêu cực của chiến tranh thương mại lên các nhà sản xuất và đầu tư.
Ông Lý đề cập từ “nguy cơ” tới 24 lần trong bản báo cáo dài gần 100 phút của mình. Để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực lên các nhà sản xuất, Chính phủ Trung Quốc đã cắt giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 16% còn 13%, và cắt giảm thuế đối với các công ty xây dựng và vận chuyển từ 10% còn 9%.
Tổng giá trị cắt giảm thuế trị giá khoảng 194 tỉ USD trong năm 2019 theo dự toán làm tăng thâm thủng ngân sách của Trung Quốc lên 2,8% so với 2,6% của năm ngoái nhưng theo ông Lý, điều này cần thiết để đảm bảo tăng trưởng kinh tế và các điều chỉnh mang tính cấu trúc ổn định.
Đây cũng là chỉ dấu rằng các nhà hoạch định chính sách Bắc Kinh đã sẵn sàng cho quá trình giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc trong thời gian sắp tới.
Phớt lờ “Made in China 2025″
Những mục tiêu tham vọng của kế hoạch Made in China 2025 – vốn bị Mỹ và các quốc gia đồng minh cáo buộc về cưỡng ép chuyển giao công nghệ, ăn cắp công nghệ và trợ giá của Chính phủ Trung Quốc cho các công ty mũi nhọn – đã tránh được đề cập trong bản báo cáo này.
Kế hoạch trên ra đời vào năm 2015 và liên tục được đề cập vào các năm sau đó nhưng trong bản báo cáo trước Quốc hội năm nay, Thủ tướng Lý Khắc Cường không nhắc tới “Made in China 2025″ mà thay vào đó, ông sử dụng các cụm từ như “nâng cấp công nghệ chế tạo” và “tăng trưởng chất lượng cao”.
Điều đó không có nghĩa là Trung Quốc từ bỏ kế hoạch dẫn đầu thế giới về các ngành công nghệ cao. Ngân sách dành cho nghiên cứu khoa học và công nghệ cho năm 2019 đã thể hiện điều đó khi tăng 13,4% so với năm 2018, đạt mốc gần 53 tỉ USD.
Chính quyền Trung Quốc năm nay có vẻ muốn tạo nhẹ nhàng hơn trong các vỏ bọc tham vọng của mình. Rút kinh nghiệm với các dự án tham vọng được khuếch trương ầm ĩ bị phương Tây chú ý săm
soi quá nhiều, Trung Quốc hiện tại muốn né sự chú ý khi tránh đề cập đến Made in 2025 trong báo cáo trước Quốc hội năm nay.
Có vẻ để làm hài lòng những yêu cầu của Mỹ trong các cuộc đàm phán thương mại trước đó, các nhà lập pháp Trung Quốc kỳ này cũng sẽ thảo luận dự luật đầu tư nước ngoài, trong đó có điều khoản bảo vệ sở hữu trí tuệ và cấm việc cưỡng ép chuyển giao công nghệ từ các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này thể hiện Trung Quốc có ý muốn nhượng bộ Mỹ trong các tranh cãi về phạm vi “thực hành thương mại không công bằng”.
Tuy nhiên bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc lại ủng hộ cuộc chiến pháp lý của Tập đoàn viễn thông Huawei kiện chính quyền Mỹ, khi cho rằng việc chính quyền Mỹ cấm các cơ quan chính quyền mua thiết bị viễn thông của Huawei theo Đạo luật cấp thẩm quyền quốc phòng quốc gia (NDAA) là vi hiến. Bằng cách này, Chính phủ Trung Quốc cũng cho thấy họ đang dần sử dụng công cụ pháp lý để giải quyết mâu thuẫn, thay vì sử dụng sức ép chính trị để trả đũa.
Có thể nói, kỳ họp lưỡng hội năm 2019 của Trung Quốc thể hiện chính quyền khá uyển chuyển với các chính sách của mình để đáp ứng tình hình mới, nhưng họ không dễ dàng từ bỏ mục tiêu tham vọng của mình.
Khái niệm quốc phòng mơ hồ
Chi phí quốc phòng Trung Quốc năm 2019 đạt mức 177 tỉ USD, tăng 7,5%, giảm chút ít so với mức tăng trưởng 8,1% của năm ngoái, dành tập trung cho hiện đại hóa quân đội và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Một điểm đáng chú ý trong bản báo cáo của ông Lý Khắc Cường là quân đội không chỉ là lực lượng “bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh Trung Quốc” mà còn bảo vệ “lợi ích phát triển” của Trung Quốc.
Đây là một khái niệm khá rộng và mơ hồ. Do đó có thể dẫn đến phạm vi can thiệp của quân đội Trung Quốc lớn hơn trong tương lai, khi Trung Quốc hiện đang có nhiều xung đột lợi ích với các quốc gia láng giềng trong khu vực.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26781-thay-gi-tu-ky-hop-luong-hoi-tq.html

Hoa Vi kiện Mỹ: “Con kiến đi kiện củ khoai” ?

Mai Vân
Tập đoàn công nghệ Trung Quốc Hoa Vi ngày 07/03/2019 đã mở thêm một mặt trận mới trong cuộc chiến chống chính phủ Hoa Kỳ khi đệ đơn kiện luật cấm các cơ quan liên bang sử dụng sản phẩm của tập doàn Trung Quốc. Theo nhiều nhà quan sát, khả năng Hoa Vi thắng kiện rất ít. Trong một bản tin ngày 07/03 vừa qua, hãng tin Anh Reuters đã điểm qua các biện pháp của chính quyền Mỹ đối với Hoa Vi, bản chất của vụ kiện do tập đoàn Trung Quốc khởi động và lý do tại sao Hoa Vi có thể sẽ thất bại.
Theo Reuters, các chuyên gia pháp lý cho rằng tập đoàn Hoa Vi có nguy cơ thua kiện, do các tòa án Mỹ thường có xu hướng tránh phán xét các quyết định của Quốc Hội trong những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, trong số này có lệnh cấm được ban hành vào tháng 8/2018 trong khuôn khổ một đạo luật về ngân sách quốc phòng.
Tuy nhiên, một số luật sư cho rằng dù biết trước về khả năng thua kiện, nhưng Hoa Vi có thể ghi được điểm về mặt tuyên truyền chống chính quyền Mỹ.
Tại sao Hoa Vi  lại bất hòa với chính phủ Hoa Kỳ ?
Tập đoàn Hoa Vi, trụ sở tại Thâm Quyến (miền nam Trung Quốc), là nhà sản xuất thiết bị mạng viễn thông lớn nhất thế giới, đồng thời là đối thủ cạnh tranh sừng sỏ với hãng Apple của Mỹ và Samsung của Hàn Quốc trong lãnh vực điện thoại thông minh.
Nhậm Chánh Phi, ông chủ, và cũng là người sáng lập Hoa Vi, từ lâu nay đã bị nghi ngờ có quan hệ chặt chẽ với các cơ quan tình báo và quân sự Trung Quốc. Hoa Vi phủ nhận việc họ hợp tác với chính phủ Trung Quốc và việc sản phẩm của họ được thiết kế để tạo điều kiện cho hoạt động gián điệp.
Ngoài đạo luật bị kiện có nội dung cấm các cơ quan chính phủ Mỹ sử dụng thiết bị Hoa Vi, Washington cũng đang xem xét khả năng cấm các công ty Hoa Kỳ sử dụng thiết bị viễn thông Hoa Vi trong việc xây dựng mạng di động 5G, và đang thúc giục các đồng minh của Mỹ có biện pháp cấm tương tự.
Washington cũng đã cáo buộc Hoa Vi ăn cắp bí mật thương mại và vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu, cũng là con gái của ông Nhậm Chánh Phi, đã bị bắt vào tháng 12 tại Canada theo yêu cầu của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ. Phía Mỹ cáo buộc bà Mạnh Vãn Châu là người đã dàn dựng các vi phạm cấm vận.
Hoa Vi đã bác bỏ những lời tố cáo của Mỹ, cho rằng các hành động đó có động cơ chính trị, được đưa ra vào lúc chính quyền Trump đang tiến hành các cuộc đàm phán thương mại tối quan trọng với Bắc Kinh.
Đơn kiện của Hoa Vi bao gồm những gì ?
Lập luận chính của Hoa Vi là lệnh cấm các sản phẩm của họ là một loại « bill of attainder », tức là một đạo luật do Quốc Hội ban hành, buộc tội và trừng phạt một cá nhân hay một tập thể mà không cần xét xử trước tòa. Loại luật tước quyền này bị Hiến Pháp Mỹ đặc biệt nghiêm cấm.
Hãng tin Anh nhắc lại rằng một trong những vụ kiện nổi tiếng nhất có liên quan đến một đao luật thuộc diện « bill of attainder » là phán quyết nhất trí năm 1946 của Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ, hủy bỏ một đạo luật bị xem là vi hiến của Quốc Hội nhằm tước bỏ lương bổng của ba công chức bị cho là đã có hành động ủng hộ các « hoạt động nổi loạn ».
Gần đây hơn, một thẩm phán liên bang đã ra phán quyết về một đạo luật của tiểu bang North Carolina giới hạn các khoản tài trợ cho tổ chức chăm sóc y tế phụ nữ, Planned Parenthood, xem đấy là một đạo luật thuộc diện bill of attainder vi hiến, vì đã được thông qua đặc biệt để trừng phạt tổ chức Planned Parenthood.
Hoa Vi cũng cho rằng quyền được xét xử công bằng chính đáng của họ bị vi phạm, lập luận rằng Quốc Hội Mỹ đã vi phạm nguyên tắc phân quyền được Hiến Pháp quy định, khi thực thi quyền lực dành riêng cho hệ thống tư pháp.
Hoa Vi có khả năng thắng kiện hay không?
Hầu hết các chuyên gia pháp lý của Hoa Kỳ đều cho rằng Hoa Vi khó có khả năng thắng kiện, vì trong trường hợp đó, các tòa án Mỹ sẽ phải phán quyết rằng Quốc Hội Hoa Kỳ hoàn toàn không có bất kỳ một cơ sở chính đáng nào khi lồng lệnh cấm Hoa Vi vào trong đạo luật của mình.
Theo Reuters, nhìn chung, các tòa án Mỹ rất ngần ngại trong việc phê phán các quyết định về an ninh quốc gia của Quốc Hội và hành pháp, được xem là có tư cách tốt hơn để đưa ra các quyết định như vậy.
Một số chuyên gia pháp lý đã nêu bật phán quyết vào tháng 11/2018 của một tòa kháng án liên bang, bác bỏ một đơn kiện tương tự của công ty an ninh mạng Nga, Kasperky Lab, mà phần mềm chống vi rút tin học đã bị cấm sử dụng trên hệ thống mạng của chính phủ Hoa Kỳ vào năm 2017.
Trong vụ kiện đó, tòa án nói rằng đã có những « bằng chứng rộng rãi » chứng thực những mối quan ngại về an ninh quốc gia mà Kaspersky đặt ra, và cần phải cung cấp cho Quốc Hội quyền hành động « rộng rãi » để bảo vệ an ninh quốc gia.
Tòa án Texas xét xử đơn kiện của Hoa Vi sẽ không bị phán quyết kể trên ràng buộc, nhưng chắc chắn sẽ xem xét kỹ lưỡng những lý lẽ nêu lên trong bản án đó do những điểm tương đồng trong hai vụ kiện.
Tại sao Hoa Vi lại kiện dù biết khó thắng ?
Theo Reuters, có thể là Hoa Vi đã cho rằng những lợi ích tiềm tàng về mặt chinh phục dư luận xứng đáng với việc khởi động một cuộc chiến pháp lý, bất kể kết quả ra sao. Trong hai tháng vừa qua, tập đoàn Trung Quốc đã tung ra cả một chiến dịch tấn công về mặt giao tế.
Nếu đơn kiện của họ được chấp nhận, Hoa Vi sẽ được phép yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ cung cấp thông tin. Ngoài các tài liệu, tập đoàn Trung Quốc cũng có thể yêu cầu các quan chức Mỹ điều trần.
Những loại tài liệu đó có thể cung cấp cho Hoa Vi bằng chứng hỗ trợ cho lập luận của họ, theo đó Washington cấm đoán Hoa Vi vì động cơ chính trị, chứ không phải là vì quan ngại về an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, theo hãng tin Anh, các chuyên gia pháp lý cho biết là Hoa Vi sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để cho đơn kiện của họ được chấp nhận thụ lý. Đơn kiện của công ty Nga Kaspersky đã bị bác ngay từ đầu.
Trong trường hợp Hoa Vi, bản chất tập trung của chính phủ Trung Quốc, với mối quan hệ chặt chẽ giữa chính quyền với ngành công nghiệp, cộng thêm với nhiều vụ tin tặc Trung Quốc hoành hành đã được điều tra kỹ lưỡng, sẽ góp phần chứng minh rằng luật pháp Hoa Kỳ có cơ sở hợp lý khi cấm Hoa Vi.
Một số chuyên gia pháp lý cho rằng một vụ kiện liên quan đến một công ty năng lượng gió, thuộc sở hữu của công dân Trung Quốc, có thể mang đến cho Hoa Vi một hy vọng mong manh nào đó.
Tập đoàn Ralls Corp đã đệ đơn kiện sau khi chính quyền Obama vào năm 2012 quyết định cấm không cho tập đoàn này xây dựng các tuabin gió gần một khu quân sự ở bang Oregon vì lý do an ninh. Một tòa án liên bang phán quyết rằng chính phủ Mỹ đã vi phạm quyền được xét xử công bằng của tập đoàn Ralls, khi không cho tập đoàn này cơ hội bác bỏ các bằng chứng chính phủ Mỹ dựa vào để đưa ra quyết định.
Vụ việc đã được giải quyết vào năm 2015 trong một cuộc dàn xếp bí mật, sau đó tập đoàn Ralls đã bán đi các trang trại năng lượng gió của họ
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190311-hoa-vi-kien-my-chau-chau-da-xe

Từ vụ đụng độ Pakistan – Ấn Độ:

Liệu hàng không thế giới có chịu ảnh hưởng

từ việc TQ triển khai tên lửa, vũ khí ở Biển Đông?

Hàng loạt chuyến bay khu vự và quốc tế đã bị ảnh hưởng sau khi Pakistan đóng cửa không phận và Ấn Độ đóng không phận phía Bắc sau cuộc đối đầu giữa tiêm kích 2 nước khiến ít nhất 3 chiếc bị rơi tại vùng tranh chấp Kashmir. Vụ việc đã làm dấy lên lo ngại về an toàn hàng không trên thế giới, trong đó có khu vực Biển Đông khi Trung Quốc những năm qua đã triển khai hàng loạt tên lửa, máy bay chiến đấu, tập trận quân sự ở Biển Đông.
Các chuyến bay phải tránh không phận Bắc Ấn Độ và toàn bộ Pakistan hôm 28/2 và việc TQ triển khai tên lửa ở Biển Đông. Nguồn: Reuters
Hàng không các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ căng thẳng quân sự Pakistan – Ấn Độ
Hàng loạt chuyến bay quốc tế, khu vực của các nước đã bị ảnh hưởng sau khi Pakistan đóng cửa không phận và Ấn Độ đóng không phận phía Bắc sau cuộc đối đầu giữa tiêm kích 2 nước khiến ít nhất 3 chiếc bị rơi tại vùng tranh chấp Kashmir hôm 27/2.Ấn Độ ngay sau đó đã đóng cửakhông phận phía Bắc Ấn Độ từ 10 giờ 30 trước khi mở cửa trở lại vào 14h giờ 30 (giờ địa phương). Pakistan đóng cửa không phận trong hơn 50 giờ kể từ 12 giờ 30 ngày 27/2 đến 5 giờ ngày 1/3. Và hậu quả là, các hãng Emirates, Qatar Airways, Etihad, flydubai, Gulf Air, SriLankan Airlines và Air Canada từ ngày 27/2 đã hủy các chuyến bay đến Pakistan và nhiều khu vực tại Ấn Độ.Trong khi đó, các hãng hàng không có chuyến bay qua không phận 2 nước để đến châu Âu, Trung Đông và châu Á cũng bị ảnh hưởng, trong đó một số chuyến bay được chuyển hướng qua Mumbai dọc bờ biển phía tây Ấn Độ nhằm tránh không phận Pakistan.Tại Thái Lan, hàng ngàn du khách bị mắc kẹt tại Bangkok vào ngày 28/2 sau khi hãng Thai Airways hủy tất cả các chuyến bay qua không phận Pakistan.Gần 30 chuyến bay chủ yếu kết nối với châu Âu đã bị ảnh hưởng, trong đó có 3 máy bay buộc phải trở lại sân bay Suvarnabhumi, trong khi các chuyến bay khác bị hủy hoặc chuyển hướng. Các máy bay của hãng Singapore Airlines bay thẳng đến châu Âu cũng buộc phải tiếp thêm nhiên liệu và một chuyến của hãng này đến Frankfurt (Đức) đã bị hủy.Nhiều sân bay ở khu vực phía Bắc đóng cửa tạm thời, hàng chục chuyến bay nội địa bị ảnh hưởng. Nhiều nguồn tin cho biết hơn 150 chuyến bay nội địa, 110 chuyến bay của hãng Pakistan International Airlines, 50 chuyến bay quốc tế và 50 chuyến bay tư nhân bị hủy hoặc hoãn. Cơ quan hàng không dân dụng Pakistan cũng đã thông báo đến tất cả các hãng liên quan về việc đóng cửa không phận.
Vụ việc trước đó bắt nguồn từ hôm 14/2 khi một phần tử thuộc nhóm khủng bố Jaish-e-Mohammed (JeM), có căn cứ tại Pakistan, bất ngờ tấn công đoàn xe buýt của Trung tâm Lực lượng Cảnh sát Dự bị Bộ Nội vụ Ấn Độ bằng một xe đánh bom tự sát VBIED. Vụ tấn công khủng bố có hậu quả thực sự nghiêm trọng, khiến hơn 40 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Căng thẳng lập tức gia tăng dữ dội giữa Ấn Độ và Pakistan. Ấn Độ đe dọa sẽ trả đũa các nhóm khủng bố ở Pakistan. Sáng sớm ngày 26/2, các máy bay chiến đấu Mirage 2000 của Ấn Độ vượt qua biên giới LoC có kiểm soát và tấn công doanh trại của nhóm JeM trên lãnh thổ Pakistan. Sáng ngày 27/2, không quân Pakistan dường như đã quyết định phản công nhằm vào các căn cứ địa và trận địa hỏa lực của Ấn Độ. Các máy bay Ấn độ truy đuổi bị trúng tên lửa tầm xa trong khu vực LoC. Pakistan tuyên bố bắn hạ hai máy bay Ấn Độ và bắt giữ một phi công, phía Ấn Độ thừa nhận mất 1 MiG-21.
Nguy cơ đe dọa an toàn hàng không, hàng hải từ việc TQ triển khai tên lửa, máy bay chiến đấu và tập trận quân sự ở Biển Đông
Từ năm 2016 đến nay, Trung Quốc nhiều lần ngang nhiên điều hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 và chiến đấu cơ J-11 đến đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, theo Đài Fox News. Tháng 5/2018, Bắc Kinh lần đầu điều máy bay ném bom chiến lược H-6K diễn tập cất/hạ cánh trên đảo Phú Lâm. Trung Quốc còn xây 3 đường băng phi pháp ở Chữ Thập, Vành Khăn và Xu Bi. Đây là 3 trong số 7 thực thể nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp, bồi đắp thành đảo nhân tạo. Ngày 3/5/2018, CNBC dẫn một số nguồn tin tiết lộ Trung Quốc đã âm thầm đưa tên lửa HQ-9 và tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B đến 3 đá này. Cùng thời gian trên, Chương trình sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ) cho biết Trung Quốc đã điều máy bay vận tải quân sự tới Chữ Thập, Vành Khăn và Xu Bi. AMTI nhận định hầu hết những hoạt động quân sự hóa gần đây của Trung Quốc ở Trường Sa theo mô hình đã thực hiện tại đảo Phú Lâm. Từ đó, AMTI dự đoán Bắc Kinh sẽ sớm đưa chiến đấu cơ tới Trường Sa.
Vào tháng 6/2018, Trung Quốc đã tiến hành đợt tập trận tên lửa, có sự thamgia của cả máy bay không người lái mô phòng việc chống lại các cuộc tấn công đạn đảo của đối phương ở Biển Đông. Máy bay, tàu thuyền các nước đã được thông báo không di chuyển trong khu vực Trung Quốc tập trận. Đến tháng 9/2018, Trung Quốc tiếp tục điều hàng chục máy bay chiến đấu và máy bay ném bom thuộc Chiến khu miền Nam của Trung Quốc tập trận ở Biển Đông nhằm kiểm tra khả năng của các phi công Trung Quốc trong tác chiến, xuyên phá hệ thống phòng thủ và không kích với độ chính xác cao. Gần đây nhất, hôm 8/01/2019, Trung Quốc tiếp tục triển khai tên lửa đạn đạo diệt hạm Đông Phong-26 (DF-26) tại khu vực cao nguyên và sa mạc phía Tây Bắc nước này, ngày sau khi hải quân Mỹ điều tàu khu trục tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý quanh quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép). Theo các chuyên gia, với tầm bắn 3.000 – 4000 km và được lắp thiết bị lướt siêu vượt âm có quỹ đạo rất khó đánh chặn, tên lửa DF-26 được cho là có thể xuyên thủng các hệ thống phòng không tối tân bảo vệ tàu sân bay, bao trùm cả Biển Đông.
Có thể nói từ vụ đụng độ quân sự giữa quân đội Pakistan và Ấn Độ những ngày qua cho thấy, việc Trung Quốc triển khai tên lửa, máy bay chiến đấu hay nói rộng hơn là hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông đã và đang tạo ra những mối đe dọa, nguy cơ tiềm ẩn uy hiếp nghiêm trọng an toàn hàng không dân dụng và hàng hải ở khu vực, khiến dư luận các nước không khỏi quan ngại.
http://biendong.net/bien-dong/26771-tu-vu-dung-do-pakistan-an-do-lieu-hang-khong-the-gioi-co-chiu-anh-huong-tu-viec-tq-trien-khai-ten-lua-vu-khi-o-bien-dong.html

TC Không Thể Mua Phi, Mã

Vi Anh
Chuyển biến mới nhứt về Biển Đông. Ngoại trưởng [NT]  Mỹ Mike Pompeo trên đường về sau hội nghị thượng đỉnh Trump- Kim ở Hà nội, ghé Phi Luật Tân [Phi]. Ông gặp và hội đàm với Tổng thống  Phi Rodrigo Duterte  hôm 28/2 rồi cùng họp báo với Ngoại Trưởng Phi Teodoro Locsin. Ngoại Trưởng Mỹ Pompeo bảo đảm Mỹ sẽ bảo vệ Phi nếu bị tấn công trên Biển Đông, và tái khẳng định Hiệp ước Quốc phòng Chung Phi-Mỹ 1995 sẽ được tuân thủ nếu đồng minh của Mỹ là Phi bị xâm chiếm. Và NT Mỹ nói rõ Trung Quốc là một mối đe dọa cho sự ổn định. Ông Pompeo quả quyết “Bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào nhắm vào các lực lượng, máy bay và tàu của Philippines ở Biển Đông sẽ khởi động các nghĩa vụ quốc phòng chung.”
Và trước đó tân Thủ tướng Mahathir Mohamad của Malaysia 93 tuổi, nhiều lần làm thủ tướng, nhiều kinh nghiệm về TC đã hủy bỏ hai dự án Vành đai Con đường lớn, một tuyến đường sắt trị giá 20 tỷ USD, với lý do là chi phí quá cao. Thế là chiến lược Vành Đai Con Đường của TC bị đứt đoạn, mất một đầu cầu tối quan trọng ở Đông Nam Á, coi như TC sẽ phải để chết lặng lẽ thôi.
Vì Chủ Tịch Tập cận Bình của TC với não trạng CS coi nhà cầm quyền CS là tối cao, toàn trị, tưởng mua được Tổng Thống Duterte của Phi luật tân, mua được Thủ Tướng của Mã lai á, là bắt được hồn lẫn xác hai quốc gia dân tộc này, với một giá rẻ như bèo. Một sự sai lầm kinh khủng của CS do coi thường các nước nhỏ và dốt nát về sinh hoạt chánh trị của các thể chế tự do, dân chủ. Thực tế và thực sự trừ khi CS cướp được chánh quyền, áp đặt chế độ độc tài đảng trị toàn diện lên hai quốc gia dân tộc này thì họa may, chớ nếu hai nước Phi, Mã còn thể chế tự do, dân chủ thì TC đừng mong vô ích.
Một, trên hết là do chủ quyền, độc lập của một quốc gia đối với mọi dân tộc là điều không thể thương lượng, không thể tương nhượng, không thể bán buôn. Nước càng nhỏ, dân càng nghèo, càng yêu nước. Người Phi châu yêu nước, thương dân sống gần sa mạc nóng cháy. Người Nam Mỹ yêu nước thương dân sống giữa rừng xanh Amazon. Không có chủ nghĩa chánh trị nào có thể thay thế tình yêu quốc gia dân tộc được. Không có quyền lợi nào lớn hơn quyền lợi quốc gia được. Người Esquimos ở Bắc Cực ăn thịt sống, thắp đèn mỡ hải cẩu, ở trong hang tuyết yêu quê hương, xứ sở giá băng của mình không thua người Hoa yêu nền văn minh Hoàng hà 6.000 năm của Hán tộc. Chủ Tịch Tập cận Bình có đem ngọc ngà châu báu Trung Hoa đổi, người Esquimos cũng từ chối. Cái chủ nghĩa CS chủ trương vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo là hoàn toàn trái tâm lý Con Người, trái văn minh Nhân Loại
Hai, là do tổng thống, thủ tướng, lãnh đạo quốc gia trong chế độ, trong thể chế, trong chánh quyền tự do, dân chủ là chánh quyền của dân, vì dân, do dân, không phải là người lãnh đạo quốc gia muốn làm gì thì làm. Phải bàn bạc với nội các, với bộ tổng tham mưu quân đội bên Hành Pháp, với quốc hội phía Lập pháp. Ba bên lập pháp, hành pháp, tư pháp giám sát, ngăn chận nhau. Bên nào vi hiến, vi luật dù tổng thống, thủ tướng, chủ tịch quốc hội cũng bị luận tội. Cơ cấu pháp quyền, phân quyền tam lập hành pháp, lập pháp, tư pháp điều hành như thế. Khác rất xa với CS là chế độ độc tài đảng trị toàn diện, CS làm như chúa rừng xanh.
Ba, là đã xuất hiện phản ứng của chánh quyền và nhân dân Phi, Mã chống tổng thống, thủ tướng đi TC mãi quốc cầu an, cầu vinh. Sau khi TT Duterte đi TC về, ngày 31/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc,  Hoa Xuân Oánh vẫn khẳng định TQ vẫn duy trì “việc quản lý bình thường”, “không có gì thay đổi và sẽ không thay đổi” ở bãi cạn Scarborough. Thẩm phán Tối cao Pháp viện Phi từng tuyên bố trước khi TT Duterte công du TC, để mất bãi cạn là phản quốc, tức bị truất phế.
Còn Thủ Tướng Mã lai Najib Razak lúc bấy giờ thân TC, từ TQ vừa về nước tưởng dân chúng mừng vì đem về khoảng 34 tỷ đô la hợp đồng ký với TQ, nhưng Ông bị chống đối từ đối lập bên ngoài đảng và lẫn bên trong nội bộ đảng cầm quyền của Ông nữa. Tố Ông bán rẻ Mã Lai cho TC. Khơi lại xích mích của 50% dân Mã theo Hồi Giáo chống 25% gốc Hoa từ lâu đã chi phối nền kinh tế của đất nước dân tộc này. 50% theo Hồi Giáo lâu nay ủng hộ Tổ Chức Dân Tộc Mã Lai Thống Nhất (UMNO) và Ông cầm quyền liên tục từ ngày Malaysia được độc lập đến nay, bây giờ phân nửa dân số Mã Lai này coi Ông là người công khai theo Tàu, đối thủ của dân chúng theo Hồi Giao. Nội các của Ông bị lung lay, nứt bể. Và dân chúng bầu đối thủ của Ông là Ô. Mahathir Mohamad 93 tuổi lên làm thủ tướng.
Bốn, hai nước Hồi Giáo ở Á châu là Nam Dương (Indonesia) và Mã Lai (Malaysia). Đặc biệt Nam Dương là nước dân theo Hồi Giáo đông nhứt, lớn nhứt thế giới, hồi năm 2013 đã lên 250 triệu người. Thời Chiến Tranh Lạnh, Nam Dương từng lật đổ chánh quyền thân TC, đánh đuổi toà Đại sứ  TC chạy trối chết. Và Mã Lai cũng là một nước có 61,3% dân số theo Hồi Giáo, khoảng 19,5 triệu người theo Hồi Giáo. Gần đây TC thọc mũi dùi sâu xuống gây hấn Nam Dương và Mã Lai. TQ công khai khuyến khích ngư dân Trung Quốc tràn xuống Biển Đông, một phương thức thâm hiểm khác để áp đặt chủ quyền. Nên hồi tháng 03 năm 2016 Nam Dương và Mã Lai  công khai phản đối TC đã hiếu chiến, gây hấn, xâm lấn vùng đặc quyền kinh tế của hai quốc gia Hồi Giáo này ở Đông Nam Á. Malaysia phải điều tàu và máy bay đến nơi tăng cường giám sát, đồng thời lên tiếng cảnh cáo là lực lượng chấp pháp Malaysia sẽ can thiệp nếu tàu cá Trung Quốc đánh bắt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia. TC đã làm nhiều lần rồi. Chính phủ Malaysia đã phải báo cáo nhiều lần, cho Thượng Viện, cho dân chúng và các nước chuyện làm quá đáng của TC ở vùng biển South Luconia Shoals của Mã Lai. Malaysia đã hội ý với Úc, và có ý định tham khảo thêm Việt Nam và Philippines, phối hợp tìm biện pháp “đẩy lùi” TC.
Còn đối với Nam dương, khá lâu rồi TC tuyên bố chủ quyền trên vùng biển với bản đồ hình lưỡi bò liếm gần hết Biển Đông, ăn vào vùng đặc quyền kinh tế của Nam Dương ngoài khơi quần đảo Natuna nằm sát Biển Đông. Lực lượng Hải Cảnh TC  gần đây có mặt trong khu vực, đã không ngần ngại can thiệp để xua đuổi ngư dân Nam Dương hay sách nhiễu lực lượng kiểm ngư Nam Dương để bảo vệ tàu cá Trung Quốc.
Mới đây, Tổng thống Indonesia ông Joko Widodo  tuyên bố  nước ông sẽ “không nhượng bộ” trong vấn đề chủ quyền trên vùng tranh chấp tại Biển Đông. Và  trong chuyến công du Úc, Ông đã cùng Bộ trưởng Ngoại giao Úc, bà Julie Bishop, cho biết hai nước đang xem xét khả năng tiến hành các cuộc tuần tra hải quân chung trên những vùng biển tranh chấp./.(VA)
https://vietbao.com/a291715/tc-khong-the-mua-phi-ma

Tổng thống Duterte: ‘Philippines đấu không lại TQ

vì họ có rất nhiều vũ khí tốt’

Ông Rodrigo Duterte thừa nhận Manila không đủ năng lực chống lại Trung Quốc nếu xảy ra chiến tranh bởi Bắc Kinh là một nước “giàu” và có “rất nhiều vũ khí chất lượng tốt”.
Tờ Manila Bulletin ngày 10-3, dẫn lời Tổng thống Duterte phát biểu tại chuyến thăm tỉnh Negros Occidental, cho biết chiến tranh chống Trung Quốc chẳng khác nào tàn sát binh lính của Manila.
“Nếu chúng ta chiến đấu chống Trung Quốc, ta sẽ mất hết binh lính ngay khi họ ra chiến trường. Đó sẽ là một cuộc thảm sát. Chúng ta không có khả năng đấu với họ” – tổng thống Philippines nói.
“Không giống Trung Quốc, tiền của chúng ta đang chi cho giáo dục và lương giáo viên” – ông nói.
Ông Duterte cũng cho rằng: Bắc Kinh đã phát triển rất nhiều trong giai đoạn bùng nổ hạ tầng tạo công ăn việc làm cho nhiều người. “Bây giờ họ là một nước giàu, có rất nhiều vũ khí chất lượng tốt… trong nhiều năm, chủ tịch của họ chỉ đạo liên tục sản xuất súng”.
Về vấn đề Biển Đông, dù thừa nhận Trung Quốc là nước bành trướng nhất tại khu vực, tổng thống Philippines khẳng định sẽ bảo vệ đất nước “khỏi những kẻ muốn chiếm đất”.
“Trước đó, không ai bảo chúng ta nên đặt súng máy và đại bác ở đó (Biển Đông). Vì vậy, Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền. Họ chỉ dựa vào điều đó” – ông giải thích.
Philippines cũng là một bên có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông. Dù thắng kiện tại phiên tòa quốc tế về vấn đề này, ông Duterte vẫn chọn theo đuổi con đường đối thoại song phương với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ.
Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Manila năm ngoái, hai bên đã cam kết giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và không dùng vũ lực.
Tuy nhiên, nhiều tiếng nói tại Philippines đã chỉ trích ông Duterte không đủ cương quyết phản đối Bắc Kinh tăng cường quân sự tại khu vực tranh chấp.
http://biendong.net/bi-n-nong/26779-tong-thong-duterte-philippines-dau-khong-lai-tq-vi-ho-co-rat-nhieu-vu-khi-tot.html

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.