Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin khắp nơi – 02/03/2019

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2019 15:48 // ,

Tin khắp nơi – 02/03/2019

Ông Trump muốn TQ bỏ toàn bộ thuế quan

 áp trên hàng nông sản Mỹ

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump yêu cầu Trung Quốc “ngay lập tức” dỡ bỏ toàn bộ thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.
Trong một tin đăng trên Twitter, ông Trump nói ông đưa ra yêu cầu bởi “chúng ta đang tiến tới một cách rất tốt đẹp các cuộc thảo luận Thương mại”.
Mỹ hoãn áp thêm thuế với hàng Trung Quốc
Donald Trump hy vọng gặp Tập Cận Bình ở Florida tháng Ba
Huawei quảng cáo trên báo Mỹ để cải thiện hình ảnh
Ông Trump đã hoãn áp dụng biểu thuế quan, lẽ ra theo kế hoạch sẽ có hiệu lực từ 1/3/2019, đối với hàng hóa Trung Quốc, do việc đàm phán đang có tiến triển.
Ông từ lâu nay đã than phiền về cách thức kinh doanh thương mại của Bắc Kinh, và đã áp thuế với tổng giá trị trên 250 tỷ đô la trên các mặt hàng Trung Quốc.
Trung Quốc đáp trả với việc đánh thuế tổng giá trị lên tới 110 tỷ đô la trên các mặt hàng Mỹ, và cáo buộc Hoa Kỳ là bắt đầu “cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế”.
Hồi tháng trước, ông Trump nói hai nước đã “rất rất gần” với việc ký một thỏa thuận thương mại mới, và nói đã “đạt tiến bộ quan trọng” sau kỳ họp thượng đỉnh ở Washington.
Lẽ ra mức thuế đánh lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tăng từ 10% lên 25% bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/3. Nay, Hoa Kỳ lên kế hoạch sẽ có kỳ họp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Trump tại Florida.
Cuộc chiến thương mại đã làm dấy lên những lo lắng trong các thị trường tài chính về ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế toàn cầu.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế hồi tháng Mười trong bản đánh giá về tình hình tăng trưởng của thế giới cảnh báo rằng cuộc chiến thương mại có nguy cơ đẩy thế giới vào tình trạng “nghèo hơn, nguy hiểm hơn”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47415829

Thượng đỉnh Trump-Kim:

Buồn ít buồn nhiều sau cuộc họp ở Hà Nội

Cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào.
Tuy nhiên, Washington nói rằng việc đối thoại với Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục, và thất bại của hội nghị thượng đỉnh Hà Nội không phải là một nỗi thất vọng gì ghê gớm.
Điểm qua dư luận mạng XH về dư âm cuộc gặp Trump-Kim
Giải mã hội nghị Trump-Kim ‘không ký gì’ ở Hà Nội
Điều Trump muốn từ cuộc gặp với Kim
BBC tổng hợp ý kiến của các chuyên gia theo dõi tình hình Bắc Hàn về lý do khiến kỳ họp thượng đỉnh đột ngột kết thúc.
‘Không đạt thỏa thuận’ là điều đã được đoán trước
Ankit Panda, biên tập viên cao cấp, The Diplomat
Việc ‘không đạt thỏa thuận’ là điều người ta đã nhìn thấy trước. Thực sự là nếu xem xét một cách nghiêm túc các tuyên bố của Bắc Hàn kể từ sau hội nghị thượng đỉnh Singapore hồi năm ngoái, ta sẽ thấy chúng toát ra vấn đề cốt lõi, dẫn tới kết quả không đạt được thỏa thuận.
Vào ngày sau khi kết thúc họp thượng đỉnh Singapore, truyền thông nhà nước Bắc Hàn dẫn lời ông Kim Jong-un, theo đó nói Bình Nhưỡng sẽ có “các biện pháp thiện chí thêm nữa” nếu như Hoa Kỳ thực hiện “các biện pháp thành tâm”.
Tới hôm đó, Bắc Hàn đã dỡ bỏ địa điểm thử hạt nhân của họ tại Punggye-ri và tuyên bố tạm ngưng các vụ thử hạt nhân và các vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa
Vài tuần sau, Bắc Hàn cũng dỡ bỏ một phần, không thể tái hoàn, đối với một điểm thử động cơ tên lửa.
Khi ông Kim gặp Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in trong lần họp thượng đỉnh thứ ba tại Bình Nhưỡng hồi tháng Chín năm ngoái, họ đã nhắc tới các cơ sở hạt nhân của Bắc Hàn tại Yongbyon như một thứ mà miền Bắc có thể đặt lên bàn đàm phán để đổi lấy “các biện pháp tương ứng” từ phía Hoa Kỳ.
Cuối cùng, vào ngày 1/1 năm nay, ông Kim Jong-un nêu nội dung tương tự trong bài phát biểu Năm Mới của mình: các biện pháp tương ứng sẽ tạo tiến độ trong quan hệ ngoại giao Mỹ-Triều.
Đoạn nói này đã bị diễn giải sai thành ra là bất kỳ nhượng bộ nào từ Mỹ, gồm cả việc có thể có tuyên bố chấm dứt Cuộc chiến Triều Tiên, khi Bắc Hàn thực ra là muốn nói tới việc nới lỏng các lệnh trừng phạt.
Với Bắc Hàn thì điều vô cùng quan trọng ở đây là hậu quả tiếp theo: Hoa Kỳ phải đồng ý nới lỏng các lệnh trừng phạt trước thì Bình Nhưỡng mới có bất kỳ nhân nhượng nào thêm trong việc phi hạt nhân hóa. Trên thực tế Yongbyon vẫn không được đặt lên bàn đàm phán cho tới khi Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt.
Trump-Kim và bữa ăn tối ở Hà Nội
Dư luận VN về thượng đỉnh Trump-Kim tại Hà Nội
Vì sao ông Kim Jong-un đi tàu hỏa tới Việt Nam?
Ông Donald Trump tại cuộc họp báo trong ngày thứ hai tại hội nghị thượng đỉnh Hà Nội xác nhận rằng đây chính xác là điều gây ra đổ bể trong các cuộc thảo luận.
Chừng nào mà Washington còn chưa sẵn sàng có bước đi đầu tiên trong việc nới lỏng lệnh trừng phạt thì tiến trình đàm phán nhiều khả năng sẽ vẫn còn bị kẹt. Mà kẹt càng lâu, thì nguy cơ đổ bể càng cao.
Mỹ đã ‘nguội nhiệt’?
Jenny Town, chủ biên điều hành, 38 North
Điều gây ngạc nhiên là chuyện họ đã không rời đi với một thỏa thuận sơ bộ, khi mà họ rõ ràng là đã phải vạch ra một bản như thế trước khi bước vào vòng đàm phán cuối cùng trong các cuộc thương thảo diễn ra trước hội nghị thượng đỉnh.
Giọng điệu được dùng trong cuộc họp báo khá là lạc quan, cho thấy là chính quyền Mỹ vẫn nhìn thấy hướng đi tiếp theo và có ý sẽ tiếp tục đàm phán.
Vào lúc này, đây là điều rất khích lệ, và cũng đem lại ít nhiều yên tâm cho những ai nghĩ rằng Mỹ sẽ chịu chấp nhận một “thỏa thuận tồi”.
Tuy nhiên, trong lúc này, không có nghĩa vụ cụ thể nào được đưa ra cho bất kỳ bên nào, và tôi khó mà tin được là việc Bắc Hàn đưa ra các biện pháp xây dựng niềm tin, điều mà chúng ta thấy họ đã từng làm – như dỡ bỏ địa điểm thử hạt nhân – sẽ tiếp tục diễn ra.
Với tất cả các bên tham gia tiến trình này, việc thiếu chuyển động trong nghị trình làm việc Mỹ-Triều khiến Nam Hàn rơi vào tình thế vô cùng khó xử.
Nam Hàn đã hy vọng cuộc họp thượng đỉnh sẽ đem đến những miễn trừ nhất định đối với lệnh trừng phạt Bắc Hàn, và đó là thứ cần thiết để Seoul có thể nối lại sự hợp tác kinh tế liên Triều.
Thêm nữa, bất chấp việc Tổng thống Trump tỏ ý sẵn sàng tiếp tục đàm phán với Bắc Hàn, thực tế môi trường chính trị trong nước Mỹ vào thời điểm này đang khiến cho câu chuyện Bắc Hàn trở nên nguội dần, bị chìm giữa một biển các mối quan tâm khác.
Rủi ro cho Bắc Hàn
Andray Abrahamian, Đại học Stanford
Về mặt căn bản, kỳ họp thượng đỉnh này được cho là sẽ bắt đầu với một tiến trình qua đó hai nước sẽ tìm cách đạt được mối quan hệ hai bên cùng có lợi hơn nữa, thay vì là kết cục “kẻ thắng người thua” vốn đã tồn tại trong mối quan hệ Mỹ-Triều kể từ lâu nay.
Những điều Bắc Hàn có thể học từ phụ nữ Việt Nam
Trump: ‘VN thịnh vượng hiếm có trên Trái Đất’
Bởi vậy, phải nói là các bên đều thua trong lần này.
Tuy nhiên, từ cách nhìn của ông Trump thì đây là kết quả thua mà ông chịu được.
Một “thỏa thuận tồi” theo đó ông phải ‘thả’ ra rất nhiều thứ sẽ dẫn tới nhiều năm tranh cãi và công kích từ giới tinh hoa về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.
Bởi vậy, ông Trump chuyển nó sang thành dạng ‘có thể đạt được’ thông qua các thảo luận ở cấp thấp hơn, và bỏ về.
Đây là mối nguy cho Bắc Hàn.
Việc xây dựng được động cơ tích cực để thúc đẩy đàm phán giữa hai quốc gia là điều khó đạt được, và nay thì có nhiều khả năng là ông Donald Trump sẽ bị phân tâm do tình hình chính trị trong nước Mỹ, còn cơ hội cho Bắc Hàn đã khép lại.
Ai biết trước được tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ sẽ là ai, và người đó sẽ hào hứng tới đâu trong chuyện Bắc Hàn?
Không còn ‘áp lực tối đa’
Oliver Hotham, chủ biên điều hành, NK News
Việc Bắc Hàn đòi dỡ bỏ ‘toàn bộ các lệnh trừng phạt’ khi bước vào đàm phán, như lời ông Trump nói, cho thấy phía Bình Nhưỡng ngày càng quẫn bách, gấp gáp muốn được nới lỏng lệnh trừng phạt, và rằng họ coi bất kỳ nhượng bộ nào khác cũng là vô nghĩa – chúng ta sẽ chờ xem họ phản ứng ra sao.
Thất bại của cuộc họp thượng đỉnh cũng là một cú mất mặt lớn cho chính phủ Nam Hàn, vốn đã có kế hoạch ra thông báo quan trọng về “Tương lai hòa bình và thịnh vượng của Triều Tiên” vào ngày hôm sau, và đã hy vọng sẽ có sự mở rộng hợp tác ở mức đáng kể đối với miền Bắc sau cuộc họp thượng đỉnh.
Trung Quốc và Nga cũng vậy, sẽ rất khó chịu với kết quả này.
Tuy nhiên, tâm trạng ở Bình Nhưỡng có thể là bình tĩnh hơn nhờ các bình luận của ông Trump theo đó nói ông sẽ không tăng các lệnh trừng phạt đối với Bắc Hàn, và rằng ông “yêu thích” việc chứng kiến họ phát triển trong tương lai gần.
Thông điệp đưa ra ở đây là tuy không có chuyện nới lỏng chính thức lệnh trừng phạt trong thời gian tới, nhưng những ngày “áp lực tối đa” đã qua đi.
‘Nhân quyền và phi hạt nhân hóa là các vấn đề có liên hệ đan xen’
Olivia Enos, phân tích gia chính trị, Trung tâm Nghiên cứu châu Á, Quỹ Heritage Foundation
Tổng thống Trump đã có quyết định đúng đắn khi bỏ đi.
Đòi hỏi của Bắc Hàn trong việc dỡ bỏ toàn bộ các lệnh trừng phạt là điều không thể chấp nhận được, và cũng là điều bất hợp pháp.
trừng phạt của Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc, các lệnh trừng phạt không thể được dỡ bỏ cho tới khi Bắc Hàn thực hiện dỡ bỏ hoàn toàn, có thể xác minh được, và không thể hoàn tác, đối với chương trình hạt nhân của Bắc Hàn, và cho tới khi chế độ Bình Nhưỡng cải thiện hồ sơ vi phạm nhân quyền của mình.
Có từ 80.000 đến 120.000 người Bắc Hàn phải sống trong các nhà tù bị ông Kim Jong-un khai tháco sức lao động miễn phí nhằm phục vụ và thiết kế cho chương trình hạt nhân và vũ khí của Bình Nhưỡng.
Các tường thuật nói rằng một số người thậm chí bị thử nghiệm vũ khí hóa học và vũ khí sinh học lên cơ thể.
Việc không đạt được thỏa thuận ở Hà Nội cho thấy nhu cầu cần phải có một chính sách toàn diện hơn đối với Bắc Hàn, một chính sách trong đó thể hiện rõ nhân quyền và việc giải trừ hạt nhân là các vấn đề có mối liên hệ đan xen.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47415825

Trump: Cả đôi bên Mỹ-Triều đều hiểu rõ vấn đề

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/3 loan báo trên Twitter rằng các cuộc đàm phán giữa ông với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Hà Nội trong tuần này rất “quan trọng.” “Chúng tôi biết rõ họ muốn gì và họ hiểu rõ chúng tôi phải đạt được những gì,” ông Trump viết.
Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ nhì diễn ra trong hai ngày 27-28/2 tại Việt Nam sụp đổ hôm thứ năm tuần này mà không đạt được thỏa thuận nào hoặc một kế hoạch tức thì nào cho cuộc gặp kế tiếp giữa phái đoàn hay lãnh đạo của hai nước.
Đôi bên đưa ra lý do khác nhau lý giải sự kết thúc đột ngột của cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Hôm 28/2, ông Trump cho báo giới biết Bình Nhưỡng muốn toàn bộ chế tài phải được dỡ bỏ hoàn toàn.
Thế nhưng Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho bác tuyên bố của ông Trump trong cuộc họp báo sau đó vài tiếng, nói rằng Bình Nhưỡng chỉ yêu cầu dỡ bỏ một phần các lệnh trừng phạt để đổi lại với việc Triều Tiên phá hủy địa điểm hạt nhân chính yếu tại Yongbyon.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói Seoul sẽ làm việc với Hoa Kỳ và Triều Tiên để giúp đôi bên đạt được một thỏa thuận giải giới hạt nhân.
Ông Moon cam kết chính phủ Seoul sẽ liên lạc và hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ và Triều Tiên để giúp các cuộc đàm phán được suông sẻ. Ông cũng cho biết Hàn Quốc sẽ tham vấn với Hoa Kỳ về các cách mở lại những dự án chung với Bình Nhưỡng kể cả phát triển du lịch tại Núi Kumgang và khu phức hợp công nghiệp Kaesong.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-noi-ca-doi-ben-my-trieu-deu-hieu-ro-van-de-/4810074.html

Quan chức Mỹ xác nhận

Triều Tiên không đòi bỏ hết cấm vận

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 28/2 cho biết ông bỏ ngang cuộc gặp thượng đỉnh thứ hai với Chủ tịch Kim Jong Un của Triều Tiên tại Hà Nội vì ông Kim yêu cầu dỡ bỏ toàn bộ các lệnh cấm vận, một tuyên bố khiến phái đoàn Triều Tiên đã phải tổ chức một cuộc họp báo bất thường vào nửa đêm hôm đó để bác bỏ.
Vậy ai là người nói thật? Trong trường hợp này, có vẻ như đó là phía Triều Tiên bởi vì những gì họ nói cũng là yêu cầu mà họ đã thúc đẩy trong nhiều tuần tại các cuộc đàm phán ở cấp thấp.
Cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim lần hai ở Hà Nội sụp đổ hôm 28/2 khi bị ông Trump cắt ngắn đột ngột mà không có thỏa thuận nào được ký kết. Ngay sau đó, ông Trump đã nói với báo giới rằng lý do đàm phán thất bại là bất đồng xung quanh việc dỡ bỏ các lệnh cấm vận.
“Về cơ bản, họ đòi dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh cấm vận mà chúng tôi không thể làm được,” ông nói. “Chúng tôi phải rời bỏ cuộc họp.”
Vài giờ sau, hai thành viên cao cấp của phái đoàn Triều Tiên nói với các phóng viên rằng đó không phải là điều ông Kim yêu cầu. Họ nhấn mạnh rằng ông Kim chỉ đòi dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận để đổi lấy việc họ đóng cửa khu phức hợp hạt nhân chính của họ. Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho nói rằng nước ông sẵn sàng cam kết bằng văn bản việc dừng các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Thứ trưởng Ngoại giao Choe Sun Hui cho biết phản ứng của ông Trump đã khiến ông Kim khó hiểu và nói thêm rằng ông Kim ‘có lẽ đã mất ý chí tiếp tục các cuộc thương thảo Mỹ-Triều Tiên’.
Bộ Ngoại giao Mỹ sau đó đã làm rõ lập trường của Mỹ.
Hãng tin AP dẫn lời một quan chức cấp cao với điều kiện giấu tên cho biết Triều Tiên ‘về cơ bản yêu cầu dỡ bỏ tất cả lệnh cấm vận’.
Tuy nhiên, quan chức này thừa nhận rằng đòi hỏi của Bình Nhưỡng chỉ là muốn Washington ủng hộ việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt mà Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã áp đặt kể từ tháng 3 năm 2016 chứ không bao gồm các nghị quyết khác có từ trước đó một thập kỷ.
Điều mà Bình Nhưỡng mong muốn, nguồn tin ẩn danh này cho biết, là Liên Hiệp Quốc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt gây khó khăn cho cuộc sống của người dân và làm trở ngại nền kinh tế dân sự của họ. Lời thừa nhận của quan chức Mỹ này cũng giống như những gì mà ông Ri tuyên bố.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã áp đặt gần một chục nghị quyết trừng phạt Triều Tiên, khiến họ trở thành một trong những quốc gia bị trừng phạt nặng nề nhất trên thế giới. Do đó, ông Kim thật sự muốn nới lỏng rất nhiều, bao gồm các lệnh cấm cung cấp tất cả mọi thứ từ kim loại, nguyên liệu thô, hàng xa xỉ, hải sản, than đá, dầu tinh chế, dầu thô.
Tuy nhiên ông Kim không đòi hỏi dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí vốn được áp đặt trước đó nữa, từ năm 2006, khi Bình Nhưỡng tiến hành cuộc thử hạt nhân đầu tiên.
Đối với Bình Nhưỡng, đó là một khác biệt quan trọng.
Mặc dù Bình Nhưỡng tuyên bố rằng vũ khí hạt nhân là cần thiết để tự vệ, ít nhất vào thời điểm này, họ vẫn chấp nhận các lệnh trừng phạt nhắm trực tiếp vào vũ khí hạt nhân và công nghệ tên lửa. Tuy nhiên Triều Tiên vẫn luôn xem việc áp đặt các lệnh trừng phạt vào các lĩnh vực thương mại khác là tàn ác và xem chúng là điểm đàm phán của họ.
Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ giấu tên vừa kể cho biết ông Trump và các nhà đàm phán của ông xem yêu cầu đó là đi quá xa bởi vì họ đã cân nhắc rằng dỡ bỏ các lệnh cấm vận từ sau năm 2016 sẽ đồng nghĩa với việc cho Triều Tiên ‘hàng tỷ đô la’ và về cơ bản số tiền này có thể được dùng để tiếp tục chương trình hạt nhân và tên lửa của họ.
Cho dù yêu cầu của Bình Nhưỡng chắc chắn là quá táo bạo, nhưng không phải là yêu cầu dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt như ông Trump nói.
Yêu cầu này của Bình Nhưỡng không có gì bất ngờ. Nguồn tin từ vị quan chức Mỹ giấu tên cũng cho biết thêm rằng Triều Tiên đã đưa ra yêu cầu này từ nhiều tuần trước trong các cuộc đàm phán cấp thấp.
Vào lúc này, truyền thông nhà nước Triều Tiên không hề nhắc gì đến quyết định của ông Trump cắt ngang cuộc họp mà không có thỏa thuận và tỏ dấu hiệu miền Bắc đang hướng đến các cuộc đàm phán khác.
“Hai nhà lãnh đạo của hai nước đánh giá cao việc cuộc gặp thứ hai ở Hà Nội đem đến một dịp quan trọng để đào sâu sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau và đưa quan hệ giữa hai nước vào một giai đoạn mới,” truyền thông nhà nước Triều Tiên viết. “Họ đồng ý giữ liên lạc chặt chẽ vì sự phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và sự phát triển vượt bậc của quan hệ Mỹ-Triều trong tương lai.”
https://www.voatiengviet.com/a/quan-ch%E1%BB%A9c-m%E1%BB%B9-x%C3%A1c-nh%E1%BA%ADn-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-kh%C3%B4ng-%C4%91%C3%B2i-b%E1%BB%8F-h%E1%BA%BFt-c%E1%BA%A5m-v%E1%BA%ADn/4810025.html

19 nghị sĩ Mỹ kêu gọi chấm dứt chiến tranh Triều Tiên

Các hạ nghị sĩ Đảng Dân chủ nhận định tình trạng chiến tranh với Triều Tiên là mối đe dọa lớn cho Mỹ và các đồng minh trong khu vực.
Một nhóm hạ nghị sĩ Mỹ gồm 19 người ngày 26/2 trình dự thảo nghị quyết yêu cầu chính quyền Tổng thống Donald Trump công bố “lộ trình rõ ràng để đạt được hòa bình và phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên”, theo Hill. Dự thảo này được đưa ra vào thời điểm Tổng thống Trump đang ở Việt Nam để dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần hai.
Các nghị sĩ Mỹ nhận định sự tồn tại của tình trạng chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên là mối đe dọa thường trực đối với an ninh Mỹ và đồng minh, kêu gọi Tổng thống Trump sớm tuyên bố chấm dứt tình trạng này và sớm có “cam kết ngoại giao nghiêm túc, khẩn cấp”.
“Cuộc gặp gỡ lịch sử giữa các lãnh đạo hai miền Triều Tiên tạo ra cơ hội có một không hai trong hàng thập kỷ để chính thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên. Tổng thống Trump không được bỏ phí cơ hội hòa bình hiếm có này. Tổng thống Trump nên bắt tay với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, đồng minh chúng ta để khép lại cuộc chiến và tiến đến mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên”, Ủy viên Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ Ro Khanna phát biểu khi trình dự thảo lên Hạ viện Mỹ.
Các hạ nghị sĩ Mỹ kêu gọi chính quyền Trump tích cực hơn trong hoạt động hồi hương hài cốt binh sĩ Mỹ chết trong chiến tranh Triều Tiên, hợp tác nhân đạo và hỗ trợ hoạt động đoàn tụ những gia đình ly tán trong cuộc chiến này. Tuy nhiên các hạ nghị sĩ cho rằng việc chấm dứt tình trạng chiến tranh với Triều Tiên không đồng nghĩa với việc Mỹ rút 28.000 binh sĩ đóng quân tại Hàn Quốc hoặc công nhận Triều Tiên là quốc gia hạt nhân.
Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953 với thỏa thuận ngừng bắn, chứ không phải định hòa bình. Ước tính 2,5 triệu người dân hai miền bán đảo Triều Tiên thương vong trong cuộc chiến này. Triều Tiên và Hàn Quốc ký thỏa thuận hòa bình lịch sử tháng 9/2018 với cam kết phi quân sự hóa biên giới liên Triều, mở tuyến đường vận tải giữa hai miền, hợp tác kinh tế và liên lạc với các gia đình bị chia cắt sau chiến tranh
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/26538-19-nghi-si-my-keu-goi-cham-dut-chien-tranh-trieu-tien.html

Thu nhập và chi tiêu của người Mỹ giảm

Thu nhập cá nhân của người Mỹ giảm lần đầu tiên trong hơn ba năm qua trong tháng Giêng năm nay và chi tiêu của họ trong tháng 12 đã giảm nhiều nhất kể từ năm 2009, khiến kinh tế Mỹ đi vào con đường tăng trưởng yếu trong quý đầu năm nay.
Triển vọng kinh tế cũng trở nên u ám với các số liệu khác hôm 1/3, cho thấy hoạt động sản xuất của các nhà máy đã chạm đáy trong hơn hai năm trong tháng Hai với các nhà sản xuất cho biết họ chậm có thêm đơn hàng mới cũng như ít thuê mướn thêm nhân công.
Kinh tế Mỹ đang giảm tốc khi tác dụng kích thích từ gói cắt giảm thuế 1.500 tỷ đô la và việc gia tăng chi tiêu chính phủ đang ngày càng suy yếu. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, lãi suất cao hơn, tăng trưởng toàn cầu suy yếu và những bất trắc từ việc Anh ra khỏi Liên minh châu Âu đang làm u ám triển vọng.
“Suy giảm nhẹ vẫn là kịch bản khả dĩ nhất cho năm 2019,” Eric Winograd, kinh tế gia Mỹ cao cấp tại hãng AllianceBernstein ở New York, được hãng tin Reuters dẫn lời cho biết. “Chúng ta không nên trông đợi Fed có bất cứ hành động gì cho đến ít nhất nửa năm sau.” Fed là từ viết tắt của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.
Bộ Thương mại cho biết thu nhập cá nhân đã giảm 0,1% trong tháng 1 – lần đầu tiên giảm kể từ tháng 11 năm 2015 sau khi tăng 1% trong tháng 12.
Bộ này cũng cho biết chi tiêu của người tiêu dùng, vốn chiếm trên 2/3 hoạt động kinh tế Mỹ, đã giảm 0,5% trong tháng 12. Đó là sự sụt giảm lớn nhất kể từ tháng 9 năm 2009 sau khi tăng 0,6% trong tháng 11.
Kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 2,6% trong quý cuối cùng của năm 2018 sau khi tăng 3,4% vào quý 3 trước đó.
https://www.voatiengviet.com/a/thu-nh%E1%BA%ADp-v%C3%A0-chi-ti%C3%AAu-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-m%E1%BB%B9-gi%E1%BA%A3m/4810022.html

Hạ viện Mỹ điều tra việc con rể ông Trump

được cấp quyền an ninh

Một ủy ban Hạ viện Mỹ do Đảng Dân chủ chi phối hôm 1/3 đã yêu cầu Nhà Trắng đáp ứng yêu cầu cung cấp tài liệu và nhân chứng cho cuộc điều tra về cáo buộc lạm dụng quyền tiếp cận an ninh dành cho ông Jared Kushner, con rể của Tổng thống Donald Trump và những người khác.
Sau nhiều tuần Nhà Trắng bất hợp tác, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Hạ viện Elijah Cummings viết trong một lá thư gửi đến Nhà Trắng nói rằng “Giờ đây tôi viết thư lần cuối cùng để yêu cầu quý vị tình nguyện hợp tác.” Ủy ban của ông Cummings có quyền ra trát đòi trình diện.
Trong lá thư này, ông Cummings nhấn mạnh một bản tin trên tờ New York Times cho biết ông Trump đã ra lệnh cho cựu chánh văn phòng Nhà Trắng của ông là ông John Kelly cấp cho ông Kushner quyền tiếp cận an ninh bất chấp sự phản đối của Kelly và ông Donald McGahn, lúc đó là cố vấn Nhà Trắng.
Tờ báo này cho biết cả hai ông Kelly và McGahn đều viết bản ghi nhớ về vụ việc và rằng ông McGahn đã ghi lại những quan ngại mà các quan chức an ninh gạo cội, bao gồm quan chức CIA, đưa ra về ông Kushner.
“Nếu là sự thật thì những tin tức này đặt ra vấn đề nghiêm trọng về những thông tin tiêu cực gì mà các quan chức an ninh có được về ông Kushner để khiến họ đề xuất không cho phép ông ấy tiếp cận những bí mật nhạy cảm nhất của đất nước chúng ta,” ông Cummings viết trong thư.
Ủy ban Giám sát Hạ viện đã mở cuộc điều tra hôm 23/1. Ông Cummings cho biết sau đó ông và các nhân viên của ông đã viết thư và nói chuyện với các quan chức Nhà Trắng nhiều lần về việc cung cấp hồ sơ và nhân chứng nhưng không được đáp ứng.
Quy chế tiếp cận an ninh tạm thời của ông Kushner đã bị ông Kelly thu hồi vào tháng 2 năm 2018 cùng với các quan chức khác cũng được tiếp cận an ninh tạm thời như là một phần của các biện pháp siết chặt an ninh sau khi Thư ký Nhà Trắng Rob Porter bị sa thải vì hai người vợ cũ của ông cáo buộc ông bạo hành gia đình.
Ông Cummings cho biết ông đã đưa cho Nhà Trắng bản mô tả chi tiết về những lạm dụng quyền tiếp cận an ninh của ít nhất chín quan chức Nhà Trắng cấp cao bao gồm Kushner cùng với các cựu cũng các đương kim cố vấn an ninh quốc gia.
Lá thư này cũng có bản ghi lại nội dụng một cuộc phỏng vấn ông Trump vào ngày 31/1 mà khi đó ông Trump bác bỏ việc ra lệnh cho ông Kelly bất chấp sự phản đối của các quan chức an ninh để cấp quyền tiếp cận an ninh cho Kushner. Ông Trump nói rằng ông không nghĩ ông có quyền vượt mặt các quan chức an ninh trên vấn đề này.
Tuy nhiên, cố vấn Nhà Trắng Kellyanne Conway nói trên kênh NBC hôm 1/3 rằng ông Trump đã từng nói ông ‘có quyền tuyệt đối’ để ra lệnh cấp quyền tiếp cận an ninh.
https://www.voatiengviet.com/a/h%E1%BA%A1-vi%E1%BB%87n-m%E1%BB%B9-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-vi%E1%BB%87c-con-r%E1%BB%83-%C3%B4ng-trump-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-c%E1%BA%A5p-quy%E1%BB%81n-an-ninh/4810012.html

Phó TT Mỹ kêu gọi đảng Cộng Hòa

ủng hộ tình trạng khẩn cấp

Tại Mỹ, Hội nghị thường niên của đảng Cộng Hòa diễn ra vào cuối tuần này ở Washington. Phát biểu tại hội nghị ngày 01/03/2019, phó tổng thống Mike Pence đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của bức tường chống di dân ở biên giới với Mêhicô và kêu gọi nghị sĩ Cộng Hòa ủng hộ tình trạng khẩn cấp để có thể huy động được ngân sách xây tường.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình :
« Khẩu hiệu ‘Xây tường’ từ lúc vận động tranh cử tổng thống của ông Donald Trump tiếp tục được hô vang trong đảng Cộng Hòa. Và phó tổng thống Mike Pence khẳng định điều đó : « Chúng ta xây bức tường đó, như tổng thống vẫn nói, các vị đừng lo về vấn đề này ».
Trong hai tuần nữa, Thượng Viện Mỹ sẽ ra phán quyết về văn bản đã được Hạ Viện thông qua. Trước đó, Hạ Viện đã bác tình trạng khẩn cấp mà tổng thống Donald Trump ban hành để có kinh phí xây bức tường. Và sự chống đối đang lan san bên phe Cộng Hòa : Rất nhiều thượng nghị sĩ phản đối quyết định của chủ nhân Nhà Trắng. Vì thế, phó tổng thống Mike Pence tìm cách chấn chỉnh lại nội bộ.
Ông nói : « Hôm nay, tôi kêu gọi tất cả các nghị sĩ cùng đứng lên để bảo vệ an ninh ở biên giới. Hãy ngừng làm chính trị với vấn đề an ninh của người dân Mỹ và hãy sát cánh với tổng thống Trump để có được một nước Mỹ mạnh hơn và an toàn hơn ».
Vào đầu tuần này, ông Thom Tillis, một thượng nghị sĩ Cộng Hòa đã viết một bài phản đối tuyên bố tình trạng khẩn cấp của tổng thống Mỹ. Ông viết : « Những người biến tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Donald Trump thành bài trắc nghiệm để xem người ta có ủng hộ tổng thống hay không là những người không xứng đáng ».
Để phản đối quyết định của tổng thống Donald Trump, sẽ chỉ cần 4 thượng nghị sĩ Cộng Hòa sử dụng quyền phủ quyết của mình ».
Tăng trưởng Mỹ đạt 2,9% trong năm 2018
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ đã đạt 2,9% trong năm 2018 và xấp xỉ chỉ tiêu 3% mà tổng thống Donald Trump đề ra. Theo số liệu của bộ Thương Mại Mỹ, công bố hôm 28/03/2019, đây là thành tích cao nhất kể từ năm 2015.
Trả lời đài truyền hình CNBC, khi dừng chân ở Alaska, trên hành trình từ Việt Nam về nước, ông Donald Trump phát biểu : « Nền kinh tế của chúng ta chưa bao giờ tốt hơn như thế ».
Theo AFP, kết quả tăng trưởng trên đạt được là nhờ nhiều biện pháp kích thích ngân sách của chính quyền Trump, như giảm thuể và tăng chi phí quốc phòng.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190302-my-pho-tt-mike-pence-keu-goi-dang-cong-hoa-ung-ho-tinh-trang-khan-cap

Canada: Có thể dẫn độ Mạnh Vãn Chu

Canada cho biết sẽ cho phép dẫn độ Giám đốc điều hành của Huawei Mạnh Vãn Chu theo yêu cầu của Hoa Kỳ, nhưng tòa án sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng.
Hoa Kỳ muốn bà Mạnh Vãn Chu bị đưa ra xét xử về các cáo buộc gồm có gian lận liên quan đến vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran.
Bà Mạnh đã bị bắt ở Canada vào tháng 12 theo lệnh của Hoa Kỳ. Đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawa cho biết họ “hoàn toàn không hài lòng” với quyết định này và gọi đó là một cuộc “bắt bớ chính trị” đối với bà Mạnh và kêu gọi trả tự do cho bà.
Việc giam giữ cấp cao đã làm xấu đi mối quan hệ giữa Trung Quốc, Mỹ và Canada.
Chính quyền Mỹ đã đệ trình gần 20 cáo buộc chống lại Huawei, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới và bà Mạnh vào tháng Một, cùng với yêu cầu chính thức về việc dẫn độ bà.
Người sáng lập Huawei: ‘Mỹ không thể bóp nát chúng tôi’
Nhậm Chính Phi muốn gì khi trả lời BBC?
Huawei quảng cáo trên báo Mỹ để cải thiện hình ảnh
Các cáo buộc bao gồm gian lận ngân hàng, cản trở công lý và trộm cắp công nghệ.
Huawei và bà Mạnh đều phủ nhận tất cả các cáo buộc.
Bộ Tư pháp Canada sẽ quyết định liệu vụ dẫn độ sẽ được tiến hành tại tòa án Canada hay không.
Quyết định này sẽ dựa trên việc yêu cầu dẫn độ có tuân thủ hiệp ước dẫn độ Mỹ-Canada hay không và nếu tuân thủ thì không thể từ chối tiến hành.
“Một phiên xét xử dẫn độ không phải là một phiên tòa và cũng không đưa ra phán quyết về việc có tội hay vô tội,” Bộ Tư pháp cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu rằng họ đã cho phép tiến hành dẫn độ bà Mạnh.
“Nếu một người bị dẫn độ khỏi Canada để đối mặt với việc truy tố ở một quốc gia khác, thì cá nhân đó sẽ bị xét xử ở phiên tòa tại quốc gia đó.”
Trong một tuyên bố, nhóm bảo vệ của bà Mạnh nói rằng họ thất vọng vì quyết định này “bất chấp bản chất chính trị của các cáo buộc của Hoa Kỳ” và trước những bình luận của tổng thống Mỹ.
Donald Trump đã hai lần đề nghị ông sẽ can thiệp vào vụ kiện của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ chống lại bà Mạnh nếu điều đó đem lại lợi ích an ninh quốc gia hoặc giúp đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
“Khách hàng của chúng tôi khẳng định rằng bà ấy vô tội về bất kỳ hành vi sai trái nào và rằng việc truy tố và dẫn độ của Hoa Kỳ cấu thành sự lạm dụng các quy trình pháp luật”, họ nói.
Chuyện gì xảy ra tiếp theo?
Bà Mạnh hiện đang được tại ngoại tại Vancouver và sẽ được tại ngoại trong khi các thủ tục tố tụng tại tòa án đang được tiến hành.
Bà là người tiếp theo dự kiến xuất hiện tại Tòa án Tối cao British Columbia vào 6/3, ngày Canada có thể sẽ chính thức ban bố “Thẩm quyền tiến hành” việc dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ.
Phiên điều trần dẫn độ của bà cũng dự kiến diễn ra vào thời điểm đó.
Quyết định này vẫn là một bước đầu trong quá trình.
Nếu một thẩm phán đồng tình với các bằng chứng được đưa ra trong phiên điều trần dẫn độ, ông hoặc bà ta sẽ cho phép thực hiện dẫn độ cá nhân đó.
Bộ trưởng Tư pháp sau đó sẽ quyết định có đưa người này sang Mỹ hay không.
Bà Mạnh có thể kháng cáo trong suốt quá trình. Trong một số trường hợp hiếm, một vài vụ dẫn độ đã kéo dài hơn một thập kỷ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47425841

Mỹ: Tăng Trừng Phạt 6 Nhân Vật Venezuela

Thân Maduro; TT Juan Guaido Định Về Nước Chấp Chính

Dù Bị Đe Dọa An Ninh

WASHINGTON   -    Trong lúc 2 phe Venezuela đối đầu về cứu trợ nhân đạo bị chận tại biên giới, Hoa Kỳ loan báo các trừng phạt mới, mục tiêu cụ thể là 6 viên chức gắn bó với cường quyền Maduro.
Thông báo từ Bộ ngân khố cho biết: 6 cá nhân này kiểm soát các lực lượng ngăn trở tiếp cận viện trợ nhân đạo.
Sau vụ bạo động đổ máu tại biên giới Venezuela cuối tuần trước, bộ trưởng Steve Mnuchin tuyên bố “Chúng tôi trừng phạt các viên chức an ninh của chế độ Maduro và tiếp tục nhắm mục tiêu gồm nhóm thân tín Maduro mưu đồ kéo dài thống khổ của dân thường trong cuộc khủng hoảng nhân tạo hiện nay”.
Mục tiêu của đợt trừng phạt loan báo hôm Thứ Hai là 4 thống đốc, là đồng minh của Maduro.
Trong khi đó, lên tiếng với nhà báo tại thủ đô Brazil sau cuộc hội đàm với TT Bolsonaro, lãnh tụ đối lập Juan Guaido tự tuyên thệ TT trong tháng qua xác nhận ý định về nước dù bản thân và gia đình bị đe dọa.
Theo lời ông Guaido, không có cơ hội đối thoại với cường quyền Maduro – ông nói: chế độ Caracas yếu vì thiếu hậu thuẫn trong nước và quốc tế.
Trong thông cáo chung, TT Bolsonaro tỏ ý hy vọng tái lập tự do, dân chủ và thịnh vượng tại lân bang Venezuela.
Ngoài ra, TT Mario Abdo báo tin: lãnh tụ Guaido định viếng thăm Paraguay ngày Thứ Sáu tuần này trong lúc vận động công luận để gây áp lực buộc Maduro từ bỏ quyền lực.
https://vietbao.com/p122a291379/my-tang-trung-phat-6-nhan-vat-venezuela-than-maduro-tt-juan-guaido-dinh-ve-nuoc-chap-chinh-du-bi-de-doa-an-ninh

Venezuela: Juan Guaido

 tiếp tục thăm đồng minh ở Châu Mỹ La Tinh

Trọng Nghĩa
Tình hình Venezuela vẫn mù mịt. Tổng thống tự phong Juan Guaido chưa biết lúc nào có thể trở về nước vì bị chính quyền Maduro dọa bắt giữ vì đã rời nước cách đây một tuần một cách trái phép. Hôm qua, 01/03/2019, Guaido đã ghé Achentina trong khuôn khổ chuyến đị thăm các nước Châu Mỹ La Tinh đã công nhận ông là tổng thống Venezuela.
Tại Achentina ông Guaido đã được tổng thống Macri đón tiếp, và cũng như các tổng thống Brazil và Paraguay trước đó, ông Macri đã lên tiếng bảo đảm hậu thuẫn của Achentina đối với ông Guaido.
Tại Buenos Aires, nơi có hơn 130.000 người Venezuela lánh nạn, ông Guaido được tiếp đón một cách nồng nhiệt.
Như vậy là sau Colombia, ông Juan Guaido đã lần lượt ghé thăm Brazil, Paraguay và Achentina. Hôm nay, 02/03, ông sẽ ghé Ecuador sau đó sẽ qua Peru vào ngày mai.
Vấn đề đối với ông Guaido hiện nay, là trở về Venezuela, chịu bị bắt hay đi vào con đường lưu vong, chống Maduro từ bên ngoài.
Trong bối cảnh đó, bộ Tài Chính Mỹ vào hôm qua, thông báo một loạt trừng phạt mới nhắm vào chế độ Maduro: Hàng chục người thân cận với tổng thống Venezuela bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ; tài sản tại Mỹ của 6 lãnh đạo an ninh Venezuela bị phong tỏa.
Chính quyền Maduro tiếp tục được Nga ủng hộ
Nhân dịp đón tiếp phó tổng thống Venezuela, bà Delcy Rodriguez, ngoại trưởng Nga, Serguei Lavrov, vào hôm qua, 01/03/2019, tái khẳng định hậu thuẫn của Matxcơva đối với ông Nicolas Maduro, và cam kết tiếp tục trợ giúp nhân đạo cho Venezuela.
Thông tín viên RFI tại Matxcơva, Etienne Bouche, tường thuật :
Serguei Lavrov đã phân biệt rõ ràng: Washington sử dụng viện trợ nhân đạo như một công cụ gây sức ép trong lúc trợ giúp của Nga là chính đáng. Với sự đồng ý của Caracas, Nga sẽ tiếp tục hỗ trợ vật chất.
Ông Lavrov nói: « Chúng tôi vừa gởi đợt đầu 7,5 tấn thuốc . Chúng tôi cũng vừa nhận thêm một danh sách thuốc mà chính phủ Venezuela muốn có. Ngoài ra tôi nghĩ là lượng lúa mì to lớn mà Nga cung cấp sẽ đóng góp cho việc bình thường hóa tình hình và giúp chính quyền Venezuela đối phó với các thách thức trước mắt. »
Ngoại trưởng Nga kêu gọi một cuộc đối thoại ở cấp quốc gia và tố cáo thái độ ‘thực dân mới’ của những quốc gia hậu thuẩn cho lãnh đạo đối lập Juan Guaido.
Ông Lavrov khẳng định: « Chính quyền chính đáng của Venezuela sẵn sàng thảo luận, điều này cho thấy tổng thống Nicolas Maduro có thái độ xây dựng và ngược lại với thái độ phá hoại của người được chỉ định nguyên thủ quốc gia vi phạm tất cả những chuẩn mực và nguyên tắc của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. »
Về phần phó tổng thống Venezuela, Delcy Rodriguez, bà mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế giữa Matxcơva và Caracas. Bà thông báo đã đóng cửa văn phòng ở Lisboa của tập đoàn nhà nước PDVSA, rất có trọng lượng trong kinh tế Venezuela. Văn phòng này sẽ chuyển đến Matxcơva.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190302-venezuela-juan-guaido-tiep-tuc-tham-dong-minh-o-chau-my-la-tinh

Nội bộ chính quyền Anh lục đục vì Brexit

Một số nghị sĩ kỳ cựu trong đảng Bảo Thủ nói, Thủ tướng Theresa May nên nhường đường cho lãnh đạo mới trong giai đoạn tiếp theo của việc Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit).
Theo Guardian, một số nhân vật cấp cao trong Chính phủ Anh cho hay, họ muốn Thủ tướng rút lui ngay sau khi giai đoạn đầu của các cuộc thương thuyết Anh rời EU (viết tắt là Brexit) kết thúc. Nếu không, nhà nữ lãnh đạo này có thể bị đánh bại trong một cuộc bỏ phiếu không tín nhiệm vào cuối năm.
Bà May muốn giữ chức Thủ tướng đủ lâu để đảm bảo một di sản chính trị sau các cuộc thương thuyết cam go về Brexit. Tuy nhiên, một số bộ trưởng cho rằng nữ Thủ tướng nên công bố lịch trình ra đi sau khi kết quả bầu cử địa phương được công bố, mở đường cho một cuộc đua tranh vào ghế lãnh đạo đảng Bảo thủ vào mùa hè.
Những người ủng hộ Anh rời EU trong nội các nước này muốn thấy một lãnh đạo mới nắm quyền khi các cuộc đàm phán với EU bước sang giai đoạn mới. Bà May từng cam kết các nghị sĩ sẽ giữ vai trò tích cực hơn các nhà cố vấn trong giai đoạn thương thuyết Brexit mới.
Gần đây nhất, ba bộ trưởng nội các Anh công khai tuyên bố sẽ ủng hộ những động thái nhằm trì hoãn việc Anh rời EU nếu Quốc hội không thông qua thoả thuận mà bà May đưa ra.
Trong một bài viết chung, Bộ trưởng Việc làm và Lương hưu Amber Rudd, Bộ trưởng Tư pháp David Gauke và Bộ trưởng Thương mại Greg Clark cho hay, họ muốn đảm bảo Anh không bị loại khỏi cuộc chơi khi rời EU mà không có thoả thuận vào ngày 29/3. Các bộ trưởng này cho rằng họ đã chuẩn bị để thách thức Thủ tướng và cùng các nghị sĩ khác thúc đẩy việc gia hạn Điều 50 nếu trong tuần tới không có tiến bộ vượt bậc nào.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/26533-noi-bo-chinh-quyen-anh-luc-duc-vi-brexit.html

Putin-Ngôi sao Điện Kremlin

 không còn tỏa sáng với dân Nga?

Tuy còn khá lâu mới đến năm 2024, khi ông Vladimir Putin hết nhiệm kỳ nữa, có ý kiến cho rằng người Nga ngày càng ít hứng thú với ‘nghị trình của Điện Kremlin’ và thời đại Putin.
Bài ‘Putin’s Hold on the Russian Public Is Loosening’ của Sir Andrew Wood, Viện Chatham House, London hôm 28/02/2019 nói tâm lý chán nản đang hiện rõ ở Nga.
“Thu nhập thực tế giảm từ 11-14% với người dân Nga trong bốn năm qua, kể từ khi Nga chiếm Crimea, đem lại một liều thuốc tự hào cho Nga.”
“Nay, điều tra dư luận cho thấy niềm tin vào chính phủ, các cơ quan nhà nước đều giảm sút, xuống thấp nhất từ 2002.”
“Cuối 2018, điều tra dư luận của Levada cho hay 53% dân Nga mong muốn nội các của Medvedev bị sa thải.”
Nga: Putin tái đắc cử với hơn 76% phiếu
Hai phi cơ ném bom Nga sang Venezuela làm gì?
Khodorkovsky: ‘Putin là tù nhân của quyền lực’
Putin nói Ukraine dàn dựng vụ đụng độ trên biển
Riêng với ông Putin, người mà một số giới ở Nga muốn mô tả như vị cứu tinh của dân tộc Nga sau thời Liên Xô tan rã, niềm tin từ dân cũng giảm từ 60 xuống 39%.
Nhiều năm qua, các vấn đề của Nga không thay đổi: thiếu vắng cải cách mọi mặt, và quyết định tăng tuổi hưu gần đây của ông Putin khiến nhiều người Nga bức xúc.
niềm tin của dân Nga vào ông Putin giảm từ 60 xuống 39%
Vẫn bài trên trang của Viện Chatham House trích điều tra dư luận của Levada nói trong năm 2018, số người cho rằng ông Putin phải chịu trách nhiệm cá nhân cho các vấn đề đủ loại ở Nga tăng từ 40% giai đoạn 2015-17 lên 61% hiện nay.
Lối mòn không có gì mới?
Tuy thế, Sir Andrew Wood cho rằng bản thân ông Putin cũng khó có thể thay đổi chính sách gì, dù cho ông có ở lại cầm quyền tiếp sau 2024.
Hiện cũng chưa rõ có ai trong nhóm xung quanh ông có thể lên thay Putin, theo tác giả ở Anh.
Bài diễn văn đầu năm 2019 của ông trước toàn dân Nga bị cho là “lặp lại các chủ đề quen thuộc, không có gì mới”.
Sinh năm 1952, năm nay ông Putin 66 tuổi và gần đây vẫn ra sân tập judo, môn thể thao ông có đai đen.
Đến năm 2024, ông sẽ vào tuổi 72.
Hồi đầu 2018, trả lời báo Anh The Sunday Times, cựu tỷ phú Nga Mikhail Khodorkovsky, cho rằng ông Putin “là tù nhân của quyền lực”.
Tin mới nhất cho hay ông Putin vẫn quan tâm đến các vấn đề quốc tế như Venezuela nhưng thiếu độ mặn mà.
Hôm 01/03/2019, ông nhắn qua Ngoại trưởng Sergei Lavrov tới Phó Tổng thống Venezuela, Delcy Rodriguez rằng Nga luôn ủng hộ Tổng thống Nicolas Maduro.
Tuy nhiên, ông Putin không có thời gian để tiếp ông Rodriguez ở thăm Moscow, và Kremlin cũng không hứa cho chính phủ Maduro thêm viện trợ gì về tiền bạc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47421745

Ả-rập Saudi tước quốc tịch của con trai bin Laden

Ả-rập Saudi đã tước quốc tịch của Hamza bin Laden, con trai của thủ lãnh đã bị sát hại của al Qaeda – Osama bin Laden, bộ nội vụ nước này cho biết trong một thông cáo đăng tải trên tờ báo chính thức của cơ quan này.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 28/2 treo thưởng 1 triệu USD ai cung cấy thông tin giúp “nhận dạng hoặc định vị Hamza ở bất cứ đất nước nào”, và gọi ông ta là một thủ lãnh nòng cốt của al Qaeda.
Hamza, được cho là khoảng 30 tuổi, đã ở bên cha của mình ở Afghanistan trước các cuộc tấn công ngày 11/9/2001 và ở với ông ở Pakistan sau khi Mỹ đưa quân vào Afghanistan truy lùng các thủ lãnh cao cấp của al Qaeda, theo Viện nghiên cứu Brookings.
Được Ayman al-Zawahiri thủ lãnh mới của al-Qaida giới thiệu qua một thông điệp bằng audio vào năm 2015, Hamza trở thành một tiếng nói trẻ của nhóm khủng bố này, nơi các thủ lãnh lớn tuổi phải rất khó khăn để truyền cảm hứng cho những chiến binh trên toàn thế giới được Nhà nước Hồi giáo kích động, theo các nhà phân tích.
Hamza đã kêu gọi tấn công khủng bố ở các thủ đô phương Tây và đe dọa trả thù Mỹ vì đã giết bố của ông, Bộ Ngoại giao Mỹ nói hồi năm 2017 xác định Hamza là một kẻ khủng bố toàn cầu.
Hamza cũng đe dọa nhắm vào những công dân Mỹ ở nước ngoài và thúc giục các bộ tộc Saudi đoàn kết với al Qaeda của Yemen ở Bán đảo Ả-rập để chống lại Ả-rập Saudi, theo bộ ngoại giao Mỹ.
Osaman bin Laden bị lực lượng đặc biệt của Mỹ giết ở Pakistan năm 2011. Hamza được cho là bị giam tại gia ở Iran vào thời điểm đó. Các tài liệu thu được từ khu phức hợp mà Osama bin Laden trú ẩn cho thấy những phụ tá đã tìm cách đưa Hazam đoàn tụ với cha mình.
Quyết định của Saudi tước quốc tịch của ông Hamza được đưa ra hồi tháng 11, theo một thông cáo được đăng tải trên báo chính thống Um al-Qura.
https://www.voatiengviet.com/a/a-rap-saudi-tuoc-quoc-tich-cua-con-trai-bin-laden/4809770.html

Dân Algeri biểu tình

phản đối TT Bouteflika tranh cử nhiệm kỳ 5

Thu Hằng
Ngày 03/03/2019, tổng thống Algeri đương nhiệm Bouteflika sẽ nộp hồ sơ tranh cử nhiệm kỳ mới theo đúng thời hạn lên Hội Đồng Lập Hiến. Bất chấp các cuộc biểu tình phản đối, được tổ chức từ nhiều tuần nay, vị tổng thống bệnh tật, ít xuất hiện trước công chúng và hiện đang điều trị tại Thụy Sĩ, vẫn quyết tâm ra tranh cử nhiệm kỳ thứ 5.
Ngày 01/02, hàng chục nghìn người dân Algeri lại xuống đường biểu tình trên khắp đất nước. Tại thủ đô Alger, cuộc biểu tình thu hút đông người hơn những tuần trước và đã xảy ra một số vụ xô xát giữa cảnh sát và người tham gia, cách phủ tổng thống không xa.
Phóng viên của AFP chứng kiến khoảng 10 người bị thương do bị trúng đá hoặc dùi cui của cảnh sát. Cửa kính của nhiều cửa hàng bị đập vỡ, một chi nhánh ngân hàng và một xe hơi bị đốt. Theo thống kê của cảnh sát, 56 cảnh sát và 7 người biểu tình bị thương, 45 người bị bắt giữ ở Alger.
Nhiều cuộc tuần hành khác cũng được tổ chức ở Oran và Constantine, hai thành phố lớn thứ hai và thứ ba của Algeri, cũng như ở rất nhiều địa phương nhỏ hơn.
Làn sóng phản đối tổng thống Bouteflika bắt đầu từ ngày 10/02 khi ông thông báo ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ nữa trong khi ông bị bại liệt do hệ quả của đợt tai biến mạch máu năm 2013. Hiện 82 tuổi, ông Bouteflika đã giữ bốn nhiệm kỳ tổng thống, từ năm 1999.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190302-nguoi-algeri-bieu-tinh-phan-doi-tong-thong-bouteflika-tranh-cu-nhiem-ky-5

Thượng đỉnh Trump-Kim

và bài học của Việt Nam cho Triều Tiên

Khi Kim Jong-un tới Hà Nội để dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tuần này, ông sẽ không chỉ tìm kiếm một thỏa thuận với Mỹ về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Rốt cuộc, một thỏa thuận như vậy sẽ chỉ là công cụ để Kim đưa Triều Tiên thoát khỏi sự cô lập và trừng phạt quốc tế để cải cách đất nước nghèo đói của mình, điều này sẽ giúp nhà lãnh đạo 35 tuổi duy trì sự cai trị của mình trong nhiều thập niên tới. Do đó, hội nghị lần này và chuyến thăm song phương tới Việt Nam mang đến cho Kim một trải nghiệm hiếm hoi về những gì có thể là một nguồn kinh nghiệm hữu ích cho các kế hoạch tương lai của ông nhằm cải cách đất nước.
Triều Tiên ngày nay mang nhiều nét tương đồng với Việt Nam trước khi mở cửa và áp dụng cải cách thị trường, còn gọi là chính sách Đổi mới, vào cuối những năm 1980. Trước đó, giống như  Triều Tiên ngày nay, Việt Nam là một nền kinh tế chỉ huy bị chi phối bởi các doanh nghiệp nhà nước yếu kém, phải đối mặt với tình trạng nghèo đói và kém phát triển rộng khắp do chi tiêu quá mức cho quốc phòng và các lệnh trừng phạt quốc tế nặng nề vì gửi quân vào Campuchia. Sau 30 năm cải cách, Việt Nam đã tăng quy mô nền kinh tế hơn 30 lần, trở thành một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới với tổng kim ngạch thương mại gấp đôi GDP và thoát khỏi tình trạng thu nhập thấp vào năm 2010.
Quan trọng hơn, mặc dù Việt Nam không bị cai trị bởi một cá nhân lãnh đạo tập quyền như Kim, nhưng hệ thống độc đảng do Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) thống trị phần lớn tương đồng với Bắc Triều Tiên, nơi Đảng Lao động Triều Tiên của Kim đang nắm quyền lực độc tôn. Những cải cách kinh tế trong ba thập niên qua đã củng cố sự cai trị của ĐCSVN bằng nhiều cách, trong đó có việc nâng cao tính chính danh cho Đảng ở trong nước lẫn quốc tế. Vì Kim Jong-un rất lo lắng cho an ninh của bản thân cũng như chế độ của mình, các bài học của ĐCSVN có thể được ông quan tâm.
Về đối ngoại, Việt Nam cũng từng là kẻ thù không đội trời chung với Hoa Kỳ, và mãi đến năm 1994, Washington mới dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam để mở đường cho bình thường hóa quan hệ một năm sau đó. Kể từ đó, quan hệ song phương liên tục được củng cố đến mức hai nước gần như trở thành “bán đồng minh”. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam và là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ mười một, trong khi Việt Nam đang trở thành thị trường xuất khẩu ngày càng thiết yếu đối với các công ty Mỹ và là đối tác quan trọng trong chiến lược an ninh khu vực của Washington.
Trong bối cảnh Kim Jong-un đang mong muốn cải thiện quan hệ với Mỹ và tiến hành cải cách kinh tế, Việt Nam là một mô hình hợp lý hơn so với Trung Quốc để Kim có thể tham khảo. Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn với 1,5 tỷ dân, tạo cho Đảng Cộng sản Trung Quốc dư địa nhằm thực hiện một số chính sách mà các quốc gia nhỏ hơn nhiều như Triều Tiên và Việt Nam không thể có được. Quan trọng hơn, Triều Tiên sẽ không muốn tỏ ra phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc bằng cách áp dụng mô hình của nước này, vì một sự phụ thuộc như vậy không chỉ khiến Triều Tiên dễ bị tổn thương trong dài hạn mà còn cản trở nỗ lực bình thường hóa quan hệ với Mỹ, nước ngày càng xem Trung Quốc như một mối đe dọa.
Theo nhiều cách, vấn đề hạt nhân đối với Triều Tiên cũng tương tự như vấn đề Campuchia đối với Việt Nam trong những năm 1980. Việt Nam đã phải trải qua những khó khăn rất lớn để giải quyết vấn đề Campuchia trước khi có thể thoát khỏi các lệnh trừng phạt quốc tế và đạt được những bước đột phá trong đàm phán bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Tương tự, Triều Tiên sẽ phải giải quyết vấn đề hạt nhân trước khi Washington có thể đưa ra những “phần thưởng” cho quốc gia này. Hội nghị thượng đỉnh
Trump-Kim lần thứ hai có thể được coi như một bước đi tiếp theo mà Kim thực hiện để đạt được mục tiêu đó.
Với các lợi ích lớn mà hai bên đưa ra mặc cả, việc kỳ vọng vấn đề hạt nhân của Triều Tiên sẽ được giải quyết chỉ sau vài vòng đàm phán là không thực tế. Tuy nhiên, có những lý do để tin rằng hai bên sẽ cố gắng đạt được một số kết quả có ý nghĩa khi gặp nhau tại Hà Nội tuần này. Vì đây là hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai, họ muốn có một số kết quả cụ thể để cho thấy sự tiến bộ trong các cuộc đàm phán song phương. Kim cần một kết quả tích cực để thể hiện thiện chí của mình và tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán tiếp theo với Mỹ, trong khi Trump cần một phần thưởng để đóng góp vào bộ sưu tập di sản đối ngoại của mình, đồng thời củng cố vị thế trong nước trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Như vậy, một định nghĩa rõ ràng hơn về khái niệm “phi hạt nhân hóa” có thể là một trong những kết quả mà hai bên hướng tới. Hoặc hai bên có thể cố gắng đưa ra một tuyên bố chấm dứt chính thức Chiến tranh Triều Tiên, cuộc chiến mà về mặt kỹ thuật vẫn chưa kết thúc vì giao tranh chấm dứt vào năm 1953 theo một thỏa thuận đình chiến thay vì một hiệp ước hòa bình.
Bất kể hội nghị thượng đỉnh lần này mang lại kết quả ra sao, Kim vẫn có thể muốn quan tâm tới một bài học khác từ Việt Nam trong ứng xử với Hoa Kỳ. Một số lãnh đạo ĐCSVN từng rất lo ngại về ý định của Hoa Kỳ nhằm lật đổ chế độ của họ thông qua chính sách mà họ gọi là “diễn biến hòa bình”, một kế hoạch khuyến khích cải cách kinh tế và chính trị theo hướng tự do tại Việt Nam, điều cuối cùng sẽ làm xói mòn sự cai trị của ĐCSVN. Để làm dịu mối lo đó, Việt Nam đã nhất quyết đòi đưa vào bản tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác toàn diện song phương với Mỹ năm 2013 một cam kết rằng hai bên sẽ tôn trọng lợi ích chính trị của nhau, ngụ ý rằng Hoa Kỳ sẽ từ bỏ mọi nỗ lực nhằm lật đổ chế độ của ĐCSVN.
Triều Tiên có thể muốn đạt được một cam kết tương tự từ Mỹ ngay tại hội nghị thượng đỉnh Trump – Kim lần thứ hai, ngay cả khi như trường hợp của Việt Nam cho thấy, việc lật đổ các chế độ như của Kim hay ĐCSVN không phải là lợi ích của Washington, đặc biệt là trong bối cảnh Đông Á . Lợi ích tối quan trọng của Washington bây giờ và trong nhiều thập niên tới chính là ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc. Giống như một Việt Nam ngày càng trở nên độc lập so với Trung Quốc kể từ sau Đổi Mới, một Triều Tiên cải cách mạnh mẽ và độc lập sẽ phục vụ cho lợi ích chiến lược của Mỹ tốt hơn nhiều so với một Triều Tiên nghèo đói và phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên, một cam kết như vậy sẽ giúp Kim tự tin hơn để buông bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình, và giúp Trump có cơ hội thể hiện sự chân thành trong đàm phán với Triều Tiên.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26537-thuong-dinh-trump-kim-va-bai-hoc-cua-viet-nam-cho-trieu-tien.html

4 bước Triều Tiên có thể phi hạt nhân hóa

sau thượng đỉnh Trump – Kim

Bình Nhưỡng có thể đóng băng toàn bộ hoạt động hạt nhân và công khai kho vũ khí nếu đạt được thỏa thuận với Washington tại Hà Nội.
Trong cuộc trò chuyện chiều nay tại khách sạn Metropole ở Hà Nội Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đều bày tỏ kỳ vọng rằng hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần hai sẽ thu được kết quả tốt đẹp hơn so với cuộc gặp thứ nhất ở Singapore hồi năm ngoái, đồng thời tuyên bố mối quan hệ giữa hai ông chính là “tiến bộ lớn nhất” trong quan hệ song phương.
Những tuyên bố đầy lạc quan giữa hai lãnh đạo thắp lên kỳ vọng về những thỏa thuận sẽ được hai bên đưa ra trong cuộc gặp thượng đỉnh ngày mai. Dù chương trình nghị sự cho ngày làm việc thứ hai của lãnh đạo Mỹ – Triều chưa được tiết lộ, giới quan sát cho rằng hai lãnh đạo sẽ tập trung thảo luận và thống nhất định nghĩa khái niệm “phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên”, bên cạnh khả năng nới lỏng lệnh trừng phạt Triều Tiên hay tuyên bố kết thúc chiến tranh.
Nếu hai bên đạt được thỏa thuận lớn trong cuộc gặp này, Triều Tiên có thể sớm khởi động lộ trình 4 bước để tiến tới phi hạt nhân hóa, theo Yonhap.
Quá trình phi hạt nhân hóa thường bắt đầu với việc đóng băng mọi hoạt động hạt nhân, chấm dứt việc vận hành lò phản ứng và nhà máy xử lý những thanh nhiên liệu đã qua sử dụng. Bình Nhưỡng cần niêm phong các cơ sở hạt nhân và lắp đặt thiết bị giám sát để ngăn bất cứ ai tiếp cận trái phép.
Bước thứ hai sẽ giúp kiểm chứng cam kết phi hạt nhân hóa của Triều Tiên, khi nước này phải công khai toàn bộ các cơ sở hạt nhân, nơi lưu trữ nhiên liệu phóng xạ, vũ khí hạt nhân và trang thiết bị đi kèm. Các quan sát viên quốc tế sau đó sẽ áp dụng quy trình xác thực để bảo đảm Bình Nhưỡng không che giấu chương trình hạt nhân.
Sau khi danh sách các loại vũ khí và cơ sở hạt nhân được kiểm chứng đầy đủ, Triều Tiên có thể bắt đầu quá trình vô hiệu hóa cơ sở hạt nhân, bao gồm tháo dỡ các thành phần then chốt và chuyển chúng ra nước ngoài hoặc phá hủy hoàn toàn ở trong nước. Điều này nhằm bảo đảm các nhà máy hạt nhân của Bình Nhưỡng sẽ ngừng hoạt động trong một thời gian nhất định, trước khi thực hiện bước cuối cùng.
Lộ trình phi hạt nhân hóa sẽ kết thúc với việc phá hủy hoàn toàn các nhà máy hạt nhân, tẩy bớt phóng xạ và chôn lấp vật liệu hạt nhân cùng các thiết bị liên quan. Giai đoạn này có thể được đẩy nhanh nếu không có nguy cơ gây rò rỉ chất phóng xạ ra môi trường xung quanh.
“Triều Tiên có thể chấp nhận tháo dỡ nhà máy hạt nhân Yongbyon sau hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội. Đây là địa điểm có khoảng 400 công trình với trung tâm là một lò phản ứng hạt nhân công suất 5 megawatt, cùng các nhà máy làm giàu urani và địa điểm xử lý các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng”, bình luận viên Song Sang-ho của Yonhap nhận định.
Bình Nhưỡng đang sở hữu khoảng 50 kg plutoni cấp độ vũ khí sau khi xử lý các thanh nhiên liệu từ nhà máy Yongbyon, cho phép nước này chế tạo ít nhất 8 đầu đạn hạt nhân.
Giới chuyên gia Hàn Quốc cho rằng việc phá hủy cơ sở Yongbyon sẽ ngăn Triều Tiên chế tạo thêm vật liệu phóng xạ, trở thành bước đi quan trọng hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nghi ngại cho rằng quá trình tháo dỡ nhà máy này sẽ không chấm dứt được mối đe dọa quân sự của Bình Nhưỡng.
Nằm cách Bình Nhưỡng khoảng 100 km về phía bắc, Yongbyon mang giá trị biểu tượng như “viên ngọc quý” của chương trình hạt nhân Triều Tiên. Được xây dựng vào năm 1979, tổ hợp này sản xuất plutoni và những vật liệu cần thiết khác để Triều Tiên thực hiện vụ thử bom nguyên tử đầu tiên hồi năm 2006.
Chủ tịch Kim Jong-un tháng 9 năm ngoái đưa Yongbyon trở lại bàn thảo luận với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in khi ông bày tỏ thiện chí sẵn sàng chấp nhận “tháo dỡ vĩnh viễn” nhà máy này nhằm đổi lại “những động thái tương ứng” từ phía Mỹ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26524-4-buoc-trieu-tien-co-the-phi-hat-nhan-hoa-sau-thuong-dinh-trump-kim.html

Kim Jong Un bị lên án về cái chết

của sinh viên Hoa Kỳ Otto Warmbier

Tin Hà Nội, Việt Nam.- Bên lề hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai Donald Trump và Kim Jong Un tại Hà Nội bùng phát dư luận chỉ trích, cho rằng Kim Jong Un phải chịu trách nhiệm về cái chết của một sinh viên Hoa Kỳ sau chuyến du lịch Bình Nhưỡng. Hai nhà lãnh đạo Trump – Kim hầu như không đạt được bước tiến nào trong mục tiêu giải trừ vũ khí hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên cũng như dỡ bỏ cấm vận. Thay vào đó, chế độ độc tài Kim Jong Un vô tình trở thành tấm bia của dư luận chỉ trích guồng máy cai trị quốc gia cộng sản độc tài gây ra cái chết của sinh viên công dân Hoa Kỳ, Otto Warmbier 22 tuổi.
Nhắc lại câu chuyện bi thảm, đài RFA cho biết Warmbier bị bắt hồi tháng 12 năm 2015 vì tội trộm một bích chương tuyên truyền tại một khách sạn lưu trú cùng với nhóm du khách viếng thăm Bình Nhưỡng. Otto Warmbier bị kết án 15 năm tù lao động khổ sai và bị chấn thương thần kinh tại đây. Tháng 6 năm 2016, Warmbier được phóng thích về nước, sống đời thực vật và chết sau đó không lâu. Bắc Hàn nói Warmbier bị ngộ độc thuốc ngủ nhưng các thầy thuốc ở Hoa Kỳ không tìm thấy chứng cứ nạn nhân chết vì ngộ độc.
Trong khoảnh khắc sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Năm tại Hà Nội, tổng thống Trump tuyên bố tại cuộc họp báo khi được hỏi liệu ông có hỏi Kim về trách nhiệm đối với cái chết của Otto Warmbier hay không. Tổng thống Trump trả lời rằng chuyện xảy ra rất tồi tệ nhưng ông không nghĩ rằng Kim Jong Un biết điều đó hoặc phải chịu trách nhiệm đã để xảy ra cái chết thương tâm của Warmbier.
Giới quan sát, bắt đầu là cha mẹ của Warmbier chỉ trích nhận định của tổng thống Trump, và công bố một bức thư hôm thứ Sáu nói rằng họ đã giữ sự im lặng trong khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh nhưng nay cảm thấy cần phải lên tiếng tố cáo lãnh tụ Kim và chế độ tàn bạo Bắc Hàn đã gây ra cái chết của con trai mình.
Cũng vậy, dư luận liên hệ với vụ đầu độc ông Kim Jong Nam, người anh cùng cha khác mẹ của Kim Jong Un. Một chuyên viên pháp luật Việt Nam, Pham Le Vuong Cac nói rằng Đoàn Thị Hương, nghi can giết Kim Jong Nam chỉ là một con cờ, một nạn nhân bị các điệp viên Bắc Hàn lừa gạt để thực hiện vụ giết người đầy thâm độc.
Song Châu
https://www.sbtn.tv/lanh-tu-bac-han-kim-jong-un-bi-len-an-ve-cai-chet-cua-mot-sinh-vien-hoa-ky/

Lãnh đạo BTT Kim Jong Un kết thúc chuyến thăm Việt Nam

Thu Hằng
Sau bốn ngày lưu lại Hà Nội để tham gia thượng đỉnh với tổng thống Mỹ Donald Trump và thăm chính thức Việt Nam, lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã lên tầu về nước, xuất phát từ ga Đồng Đăng lúc 12 giờ 30 trưa mồng 02/03/2019. Giống như chặng đi, ông Kim Jong Un sẽ mất hơn 60 giờ để vượt chặng đường khoảng 4.500 km.
Giao thông trên tuyến quốc lộ 1 từ Hà Nội đến Đồng Đăng bị cấm từ 8 giờ đến 17 giờ. An ninh được thắt chặt dọc hành trình và trên nhiều tuyến đường dẫn vào ga Đồng Đăng.
Đến tiễn chủ tịch Kim Jong Un là ông Võ Văn Thưởng, ủy viên Bộ Chính Trị, trưởng ban Tuyên Giáo Trung Ương và ông Mai Tiến Dũng, bộ trưởng chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ cùng với nhiều quan chức chính phủ và tỉnh Lạng Sơn cũng như đông đảo người dân địa phương.
Trước khi khởi hành đến ga Đồng Đăng ở biên giới Việt-Trung, vào lúc 9 giờ 50, ông Kim Jong Un đã dẫn đầu phái đoàn Bắc Triều Tiên đến đặt vòng hoa tại tượng đài liệt sĩ và viếng lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi chỉnh lại dải ruy băng ghi« Tưởng nhớ chủ tịch Hồ Chí Minh »bằng tiếng Triều Tiên, lãnh đạo Kim Jong Un cúi đầu tưởng niệm trong gần 1 phút.
Theo AFP, đây là sự kiện khác thường đối với ông Kim vì ông chỉ thường cúi đầu tưởng nhớ hai nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, ông nội Kim Nhật Thành và người cha Kim Jong Il, được quàn tại Cung Thái Dương ở Bình Nhưỡng.
Đây là lần đầu tiên ông Kim Jong Un đến thăm Việt Nam. Trước đó, chủ tịch Kim Nhật Thành, ông nội của lãnh đạo Bắc Triều Tiên hiện nay, đã hai lần đến thăm Việt Nam vào các năm 1958 và 1964.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190302-lanh-dao-kim-jong-un-vieng-lang-chu-tich-ho-chi-minh-truoc-khi-ve-nuoc

Mỹ và Hàn Quốc có ý định ngưng tập trận chung

Thùy Dương
Mỹ và Hàn Quốc có ý định ngưng các đợt tập trận chung vào lúc tổng thống Mỹ Donald Trump đang nỗ lực cải thiện quan hệ với Bắc Triều Tiên. Hai ngày sau thượng đỉnh Trump-Kim lần 2, một quan chức Hoa Kỳ xin ẩn danh hôm qua 01/03/2019 khẳng định với AFP như trên.
NBC News của Mỹ là trang đầu tiên trích dẫn hai quan chức quốc phòng Mỹ, loan tin đợt tập trận chung thường niên vào mùa xuân Foal Eagle năm nay sẽ được hoãn lại. Theo NBC News, các đợt tập trận chung thường niên sẽ được thay thế bằng các đợt thao dợt « hạn chế hơn và theo từng nhiệm vụ cụ thể ». Tuy nhiên, tổng thống Donald Trump từ chối rút 28.500 quân Mỹ khỏi lãnh thổ Hàn Quốc để bảo vệ đồng minh trước mối đe dọa hạt nhân từ Bắc Triều Tiên.
Kể từ thượng đỉnh Trump-Kim đầu tiên tại Singapore hồi tháng 06/2018, hai đồng minh Mỹ – Hàn đã giảm quy mô hoặc hủy bỏ nhiều đợt tập trận chung. Oanh tạc cơ của Mỹ cũng không bay trên không phận Hàn Quốc nữa.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần phàn nàn là chi phí cho các đợt tập trận chung Mỹ – Hàn quá cao, trong khi đó các đợt tập trận chung thường niên Key Resolve và Foal Eagle thường khiến Bắc Triều Tiên nổi giận. Bình Nhưỡng xem đó là các đợt diễn tập xâm lược Bắc Triều Tiên. Trong quá khứ, 200.000 quân nhân Hàn Quốc và 30.000 binh lính Mỹ đã tham gia hai đợt tập trận này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190302-my-va-han-quoc-co-y-dinh-ngung-tap-tran-chung

Trung Quốc kêu gọi LHQ dỡ bỏ một phần

lệnh cấm vận Bắc Triều Tiên

Trong bối cảnh thượng đỉnh Trump-Kim tại Hà Nội thất bại, Trung Quốc hôm qua 01/03 kêu gọi Liên Hiệp Quốc thảo luận để điều chỉnh, dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận kinh tế nhắm vào Bắc Triều Tiên.
Một trong những phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Trung Quốc khẳng định « cả Washington và Bình Nhưỡng đều cho rằng dỡ bỏ cấm vận là một phần quan trọng của tiến trình phi hạt nhân hóa », nhấn mạnh tình hình bán đảo Triều Tiên đã có những tiến triển tích cực và Bình Nhưỡng đã có những biện pháp tiến tới phi hạt nhân, nên cả hai hồ sơ dỡ bỏ cấm vận và phi hạt nhân « phải được giải quyết đồng thời ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190302-my-va-han-quoc-co-y-dinh-ngung-tap-tran-chung

Vì sao Trung Quốc cố gắng đầu tư đường sắt Đông Nam Á ?

Khi nhà thầu Nhật Bản Itochu và nhà sản xuất xe lửa Hitachi rút khỏi một bỏ thầu cho dự án đường sắt cao tốc gần Bangkok, đây dường như là một chiến thắng khác đối với Trung Quốc, theo Nikkei.
Thái Lan trong nhiều thập kỷ qua là trung tâm của chiến lược của Tokyo đối với Đông Nam Á, và các kế hoạch xây dựng các tuyến đường sắt mô hình “shinkansen” rộng lớn ở phía đông và phía bắc nước này nhằm củng cố mối quan hệ giữa hai quốc gia đã được thương thảo từ lâu.
Nhưng trong khi dự định của Nhật Bản bị trì hoãn vì những bất đồng về tài chính và các vấn đề khác, Bắc Kinh đã tranh thủ đẩy mạnh việc xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc khác cũng ở Thái Lan. Đối với một vài người, dự án đường sắt là một biểu tượng cho những ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc tại một quốc gia mà Nhật đã xây dựng mối quan hệ trong hàng thập kỷ.
Tuy nhiên, tham vọng của Trung Quốc về tuyến đường sắt cao tốc tại Đông Nam Á chưa dừng lại tại Bangkok.
Kết thân Singapore
Theo kế hoạch của Bắc Kinh, với mạng lưới đường sắt xuyên Á 3.000 km, các tuyến đường sắt Trung Quốc sẽ còn vươn xa về phía nam, trải dài qua Malaysia và đi vào Singapore.
Tọa lạc đầu bán đảo Malay, Singapore là 1 thành viên phát triển nhất của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, cũng là một trong những nước có mối quan hệ mạnh mẽ nhất với Washington tại khu vực, giúp dự án tăng phần ý nghĩa đối với Trung Quốc.
“Nếu Bắc Kinh có thể cầu thân thành công với Singapore, và đưa nước này vào quỹ đạo của họ, có thể có nghĩa là Singapore giảm mối quan hệ an ninh với Hoa Kỳ, sẽ cho Bắc Kinh nhiều “vùng trời” hơn để hoạt động ở Đông Nam Á”, theo Phó giáo sư Stephen Nagy, Đại học Quốc tế Christian tại Tokyo. Điều đó cũng có thể có nghĩa là ASEAN sẽ trở nên “dễ bảo” hơn đối với các yêu cầu của Trung Quốc, như việc thúc đẩy kiểm soát Biển Đông, Stephen nói thêm.
Singapore cũng là cửa ngõ vào Eo biển Malacca, điểm nối giao thông hàng hải – nối Trung Đông “giàu có dầu mỏ” với Đông Á “đói năng lượng”. Các tàu của Mỹ thì neo đậu tại các cảng Singapore và diễn tập hải quân hàng năm với nước này.
Tuy nhiên, một sự thay đổi kịch tính trong chính trị Malaysia đã khiến kế hoạch của Trung Quốc đối với Singapore bị trì hoãn.
Thủ tướng 93 tuổi Malaysia cam kết “dọn đường” cho người kế nhiệm
Sau cuộc bầu cử hồi tháng Năm, Thủ tướng Mahathir Mohamad đã quyết định ngừng “ngay lập tức” tuyến đường sắt bờ biển phía đông trị giá 20 tỷ USD, kéo dài 688 km nối từ phía nam Thái Lan đến Kuala Lumpur. Đồng thời, hoãn lại 2 năm tuyến đường sắt cao tốc dài 350 km giữa thủ đô của Malaysia và Singapore.
Điều quan trọng là, dự án ước tính từ 18 tỷ đến 27 tỷ USD bị đóng băng – chứ không bị bỏ rơi hoàn toàn. Ông Mahathir 93 tuổi, và ông đã cam kết sẽ “dọn đường” cho một người kế nhiệm trong 1 – 2 năm, và câu hỏi đặt ra là liệu nhà lãnh đạo tiếp theo sẽ đứng vững với Trung Quốc như ông hay không. Và Malaysia đã đàm phán với Trung Quốc về các điều khoản mới cho tuyến đường sắt bờ biển phía đông.
Dưới thời Mahathir, Malaysia đã rút lui khỏi các dự án cơ sở hạ tầng được “tài trợ – bẫy nợ” được ưa chuộng bởi người tiền nhiệm Najib Razak, người sẽ đối mặt với khoảng 40 cáo buộc liên quan tới tham nhũng tại tòa vào tháng tới.
Thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad đã ngừng một dự án đường sắt của Trung Quốc tại đất nước của ông. (Ảnh: Reuters)
Một tuyến đường hao tiền tốn của tại Lào
Lào có dân số dưới 7 triệu người, và được Liên Hợp Quốc xếp vào nhóm “quốc gia kém phát triển nhất”. Bất chấp những lo ngại về khả năng thanh toán cho phần của họ, Trung Quốc đã hậu thuẫn một dự án đường sắt cáo tốc 160kph tại quốc gia hình thành tuyến đầu trong mạng lưới đường sắt châu Á của Trung Quốc.
Nếu tất cả theo kế hoạch, tuyến đường 417 km sẽ nối thủ đô Viêng Chăn, Lào với thành phố Côn Minh, Trung Quốc.
Dự án đã được quốc hội Lào phê duyệt năm 2012, nhằm chặn lại những lo lắng rằng họ không thể chi trả tổng chi phí xây dựng khoảng 6 tỷ USD. Sáng kiến Vành đai – Con đường ra mắt vào năm sau, đưa dự án quay trở lại đúng hướng. Với việc Trung Quốc đồng ý gánh 70% tổng chi phí xây dựng, dự án khởi công năm 2015 và bắt đầu xây dựng cuối 2016. Dự án đã được tái khẳng định trong chuyến thăm Lào của ông Tập Cận Bình năm 2017, theo Nikkei.
Chính phủ Lào đã chấp nhận dự án này với hy vọng cải thiện hệ thống đường sắt của đất nước sẽ giảm chi phí vận chuyển lấy đà cho thương mại. Địa hình của Lào đặt ra những thách thức riêng. Tuyến đường sắt sẽ cần tới 167 cây cầu và 75 đường hầm để xuyên qua quốc gia miền núi. Tuy nhiên, dự án đã không tạo ra nhiều việc làm như người dân địa phương hy vọng, vì Trung Quốc đã đưa các kỹ sư và công nhân của họ tới.
Tham vọng nghìn tỷ USD
Trung Quốc đã rất muốn phát triển lục địa và đầu tư rất nhiều cho việc kéo về phía tây đối với Trung và Đông Nam Á.
Sáng kiến Vành đai và Con đường trị giá 1 nghìn tỷ USD của nước này được thiết kế nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, nhằm nhập khẩu năng lượng và các tài nguyên quan trọng khác. Đồng thời cũng là con đường xuất khẩu hàng hóa sang các khu vực khác của lục địa Á-Âu mà không phải dựa vào tuyến đường biển dễ gặp nguy cơ vấp phải các lệnh trừng phạt tiềm năng của phương Tây và phong tỏa hải quân, theo phó giáo sư Stephen Nagy, Đại học Quốc tế Christian tại Tokyo.
Khát vọng thống nhất Đông Nam Á
Giấc mơ về một tuyến đường sắt xuyên Á bắt nguồn từ thời thuộc địa, khi Anh và Pháp đã cố gắng phát triển một mạng lưới đường sắt kết nối các thuộc địa của họ ở Đông Dương.
Năm 1995, các thành viên ASEAN đã có một ý tưởng tương tự, phản ánh khát vọng thống nhất toàn bộ Đông Nam Á, theo ông Seiya Sukegawa, cựu quan chức thương mại và phó giáo sư tại Đại học Kokushikan, Tokyo.
Từ những năm 1990, Nhật Bản hợp tác với Ngân hàng Phát triển Châu Á, đã giúp ASEAN xây dựng các hành lang giao thông trên toàn khu vực.
Theo mô hình của Nhật, Thái Lan được định vị là một nền tảng để xây dựng các liên kết cơ sở hạ tầng với các nước khác nội Đông Nam Á. Kết nối đường sắt với Trung Quốc không phải là một ưu tiên.
Thời thế đổi thay
Đối với các quan chức Tokyo, mối quan hệ Bangkok – Bắc Kinh như một cú sốc, và cho thấy một thông điệp rằng thời thế đã đổi thay, cảnh quan địa chính trị đang dịch chuyển. Trong 10 năm qua, Trung Quốc đã thay thế Nhật trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Thái Lan, và nổi lên là nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp lớn thứ 2 sau Nhật.
Hơn 10 triệu du khách từ Trung Quốc mỗi năm tới Thái Lan cung cấp một nguồn ngoại tệ quan trọng cho một quốc gia tăng trưởng chậm chạp và bất ổn chính trị liên miên.
Tiến sỹ Surachart Bamrungsuk, giáo sư khoa học chính trị Đại học Chulalongkorn cho biết, các liên kết đường sắt sẽ có tác động lớn đến an ninh quốc gia Thái Lan. “Chắc chắn, một chuyến tàu cao tốc là một ‘chuyến tàu chính trị’ vì đây là một phần trong kế hoạch chiến lược của Trung Quốc nhằm kết nối Đông Nam Á với Trung Quốc”, ông Surachart nói.
Trung Quốc cũng đang tranh giành cho một tuyến đường sắt cao tốc dài 220 km kết nối 2 sân bay quốc tế tại Bangkok, Suvarnabhumi và Don Mueang, và một cửa ngõ thay thế thứ 3 tại U-Tapao, Thái Lan.
Một tập đoàn gồm Xây dựng Đường sắt Trung Quốc cũng đang đấu thầu dự án trị giá 7 tỷ USD, ngay cả khi các tập đoàn Nhật Bản, gồm Hitachi, Itochu và công ty xây dựng Fujita đã quyết định đứng ngoài cuộc vì lý do thiếu khả năng tài chính
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26530-vi-sao-trung-quoc-co-gang-dau-tu-duong-sat-dong-nam-a.html

Chuyên gia TQ nhận định phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên

Các chuyên gia Trung Quốc nhận định, phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên là một quá trình lâu dài, phức tạp nhưng đứng trước nhiều thuận lợi.
Đó là nhận định của các chuyên gia Trung Quốc khi đề cập tới Hội nghị thượng đỉnh lần 2 giữa Mỹ và Triều Tiên đang diễn ra tại Hà Nội.
Một trong những chủ đề chính tại Hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và Triều Tiên lần này là phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên. Đây cũng là vấn đề được các chuyên gia, học giả Trung Quốc đặc biệt quan tâm.
Trao đổi với phóng viên VOV tại Trung Quốc, ông Hứa Lợi Bình, chuyên gia về các vấn đề quốc tế Viện Khoa học xã hội Trung Quốc nhận định, đó sẽ là một quá trình lâu dài.
“Trước hết, phi hạt nhân hóa cần xây dựng một cơ chế. Thứ hai là cần giám sát cơ chế này. Còn một điều hết sức then chốt, là liệu khi Triều Tiên đưa ra các điều kiện nếu phải trình báo các cơ sở hạt nhân thì liệu Mỹ có đồng ý không? Hiện nay, hai bên đều đang trong quá trình đấu tranh lâu dài, do vậy xu thế tương lai là phi hạt nhân hóa nhưng quá trình này sẽ rất khúc khuỷu và lâu dài.”- ông Hứa Lợi Bình cho biết.
Còn với ông Vương Tuấn Sinh, chuyên gia về Bán đảo Triều Tiên của Trung Quốc, đây là vấn đề vừa mới vừa cũ và khó giải quyết. Tuy nhiên, viễn cảnh của tiến trình này rất đáng trông đợi, bởi bên cạnh nhu cầu nội tại về phát triển kinh tế của Triều Tiên và cách làm khác biệt sẵn sàng gặp mặt lãnh đạo Triều Tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, các yếu tố bên ngoài đang khá thuận lợi.
Ông Vương Tuấn Sinh chia sẻ: “Không chỉ Triều Tiên và Mỹ, các bên liên quan như Trung Quốc, Hàn Quốc, cũng hiếm khi nào đạt được sự thống nhất cao cả về mục tiêu và phương hướng nỗ lực như hiện nay. Các bên đều thúc đẩy Triều Tiên và Mỹ cùng ngồi lại với nhau, giải quyết vấn đề hạt nhân, thiết lập cơ chế hòa bình, thậm chí thúc giục Mỹ gỡ bỏ trừng phạt. Do vậy, chúng ta rất ít khi thấy được sự hội tụ của tất cả những điều kiện thuận lợi để giải quyết vấn đề hạt nhân và phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên như thời gian gần đây. Không chỉ những nước liên quan, mà cả Việt Nam và các bên cũng đang nỗ lực cho mục tiêu ấy. Bởi vậy, tôi nghĩ, mặc dù lần này rất khó khăn, hơn nữa, cũng không thể giải quyết mọi vấn đề chỉ trong một cuộc gặp, nhưng viễn cảnh khá xán lạn.”
Về quan điểm của Chính phủ Trung Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này, ông Lục Khảng khi trả lời câu hỏi của phóng viên VOV tại Trung Quốc nhấn mạnh: “Chủ trương của Trung Quốc trong vấn đề Bán đảo Triều Tiên gồm 2 điểm: thứ nhất là đạt được phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, thứ hai là duy trì và tiến tới hòa bình, ổn định lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á. Chúng tôi cho rằng, con đường để thực hiện được hai mục tiêu này là Mỹ và Triều Tiên, với vai trò là hai đương sự then chốt, cần có các biện pháp cụ thể, xem xét đầy đủ và đáp ứng các mối quan tâm hợp lý của nhau trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau để đạt được phi hạt nhân hóa, hòa bình và ổn định lâu dài trên bán đảo Triều Tiên”
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26528-chuyen-gia-tq-nhan-dinh-phi-hat-nhan-hoa-ban-dao-trieu-tien.html

Trung Quốc hoan nghênh Mỹ hoãn tăng thuế

vì đàm phán có tiến triển

Trung Quốc hôm thứ Bảy nói họ hoan nghênh việc văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) thông báo trì hoãn tăng thuế quan của Mỹ nhắm vào hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỉ đôla Mỹ.
Theo lịch trình được ấn định, thuế quan nhắm vào hàng hóa Trung Quốc lẽ ra tăng từ 10 phần trăm đến 25 phần trăm vào ngày thứ Sáu.
Thông báo của USTR, được chính thức ghi lại trong Công báo Liên bang vào ngày thứ Ba tuần sau, nói rằng việc tăng thuế suất “không còn thích hợp nữa” vì có những tiến triển trong các cuộc đàm phán kể từ tháng 12 năm 2018. Thuế suất sẽ vẫn ở mức 10 phần trăm cho đến khi có thông báo mới.
Trong một thông cáo được đăng trên website của Bộ Thương mại Trung Quốc, dẫn lời một quan chức không nêu danh tính tại Ủy ban Thuế quan Quốc vụ Viện của Trung Quốc, Trung Quốc nói họ có biết về thông báo của USTR và hoan nghênh bước đi này.
Phát biểu tại một buổi họp báo cáo ngắn ở Bắc Kinh, một quan chức chính phủ Trung Quốc cho biết cả hai nước đang nỗ lực đưa ra các bước tiếp theo, dù ông không nêu chi tiết, Reuters đưa tin.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã yêu cầu Trung Quốc dỡ bỏ ngay lập tức tất cả thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ vì các cuộc đàm phán thương mại đang tiến triển tốt.
Ông Trump trước đó hôm Chủ nhật đã nói rằng ông sẽ một lần nữa hoãn tăng thuế vì có tiến triển trong các cuộc đàm phán.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-hoan-nghenh-my-hoan-tang-thue-vi-dam-phan-co-tien-trien/4810670.html

Pakistan thả phi công Ấn Độ:

New Delhi chê là chưa đủ để giảm nhiệt

Thùy Dương
Tối hôm qua 01/03/2019, Pakistan đã thả viên phi công Ấn Độ bị quân đội Pakistan bắt trong đợt giao tranh ngày 27/02 tại vùng Kashmir đang có tranh chấp.Trung tá Abhinandan Varthaman được người dân Ấn Độ coi là người hùng của đất nước. Cử chỉ hòa bình của Islamabad được hoan nghênh, nhưng chính quyền Ấn Độ vẫn coi là vụ thả viên phi công này là chưa đủ để làm giảm căng thẳng giữa hai nước.
Từ Islamabad, thông tín viên RFI Solène Fioriti cho biết chi tiết :
“Cả thế giới khen ngợi Pakistan vì có cử chỉ hòa bình », đây là câu nói mở đầu bản tin thời sự buổi tối trên tất cả các kênh truyền hình tại Pakistan. Việc thả trung tá phi công Ấn Độ, Abhinandan Varthaman, được xem như là một nhượng bộ lớn của chính phủ của thủ tướng Imran Khan nhằm tránh một cuộc chiến.
Đoàn hộ tống phi công Ấn Độ, gồm khoảng chục chiếc xe bóng nhoáng, được đám đông hoan hô chào đón ở chốt biên giới Waga Border, phía Pakistan. Chốt biên giới này nổi tiếng với màn trình diễn của quân nhân trong lễ đóng cửa biên giới hàng ngày và thu hút rất đông rất đông khách tham quan.
Trước đó, tại Hạ Viện Pakistan, các dân biểu của mọi đảng phái đã hoan nghênh cách xử lý khủng hoảng của chính quyền. Hiếm khi Pakistan có được tình đoàn kết dân tộc như vậy.
Hôm thứ Năm, thủ tướng Imran Khan đã trách cứ Ấn Độ là đã có hành vi đàn áp ở vùng Kashmir – bên phía Ấn Độ kiểm soát, để bác bỏ mọi đòi hỏi của Pakistan về chủ quyền tại vùng lãnh thổ này. Đây là cách thủ tướng Imran Khan phủ nhận trách nhiệm của Pakistan trong cuộc khủng hoảng.
Cho dù một trong những quân nhân của Ấn Độ đã được thả, nhưng nước này vẫn yêu cầu Pakistan có những biện pháp cứng rắn nhắm vào nhóm khủng bố đã giết hại hơn 40 quân nhân Ấn độ hôm 14/02 vừa qua.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190302-pakistan-tha-phi-cong-an-do-new-delhi-che-la-chua-du-de-giam-nhiet

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.