Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Thượng đỉnh Trump-Kim: Những điều Bắc Hàn có thể học từ phụ nữ Việt Nam

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019 07:20 // ,


28/02/2019

Việt Nam, Bắc Hàn, phụ nữ
Image caption Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp 40% GDP Việt Nam
Trong khi ông Trump và ông Kim gặp gỡ tại Thượng đỉnh lịch sử, BBC xem xét cách nước chủ nhà Việt Nam có thể đóng vai trò là hình mẫu cho tương lai của Bắc Hàn.
Một trong những hình mẫu này là bà Dương Thị Thanh, người đã xây dựng một doanh nghiệp dệt may toàn cầu từ một căn phòng nhỏ ở Hà Nội với, về cơ bản, một sô bự vi khuẩn lên men.
Bà Thanh nhuộm quần áo chàm truyền thống bằng cách sử dụng các kỹ thuật mà nhiều người cho rằng đã bị thất truyền. Đầu tiên, bà thuê nhân công ở Sapa thu thập lá cây chàm. Sau đó, bà lên men lá trong xô nhựa bằng rượu gạo, thứ mà bà đổ vào mỗi tối trước khi khuấy.
"Vi khuẩn luôn ngủ," bà nói và cười khúc khích khi tôi đến thăm xưởng của bà. "Chúng không muốn làm việc vì chúng rất lười biếng. Nhưng chúng thích uống rượu."
Bà cúi xuống và múc một cốc nước từ cái xô đang cầm trong tay. Nó có màu xanh lam nhạt với sắc xanh lục. Nhưng khi bà khuấy trong rượu, nó đổi sang màu xanh đậm. "Thấy chưa, rượu đánh thức chúng dậy," bà nói.
Sau đó, bà nhúng một miếng vải bông trắng vào chất lỏng màu xanh - khởi đầu của quá trình mười ngày để biến nó thành một mảnh vải nhuộm chàm độc đáo.
Đằng sau bà, những chiếc máy may chạy ù ù khi nhân viên của bà may vỏ đệm, váy cotton dài và khăn quàng cổ. Xa hơn nữa, tôi có thể nghe thấy tiếng rít từ một chiếc bàn ủi trên dây chuyền sản xuất.
Khi bắt đầu công việc kinh doanh, bà Thanh đã phải vật lộn để làm được vài trăm mét vải mỗi năm. 24 năm sau, khách hàng của bà đã sẵn sàng đặt hàng trực tuyến và họ đến từ khắp nơi trên thế giới. Một trong những thị trường lớn nhất của bà là Úc và Nhật Bản.

Từ chợ đen đến thương mại quốc tế

Việt Nam, Bắc Hàn, phụ nữ
Image caption Những doanh nhân như bà Thanh là linh hồn của nền kinh tế Việt Nam
Bà Thanh chỉ là một trong hàng ngàn nữ doanh nhân là linh hồn của nền kinh tế Việt Nam.
Những rào cản đối với doanh nghiệp được dỡ bỏ trong những năm 1980 và Việt Nam mở cửa cho thương mại và đầu tư quốc tế. Những phụ nữ làm ăn nhỏ trong thị trường chợ đen để tăng thu nhập cho gia đình đã có thể hoạt động hợp pháp.
Hiện tại có nhiều chủ doanh nghiệp là nữ ở Việt Nam hơn bất kỳ nơi nào khác ở châu Á và họ sở hữu nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 40% GDP của đất nước.
Đây có thể là bài học cho hàng ngàn hộ gia đình Bắc Hàn nơi phụ nữ đã trở thành trụ cột chính.
Đàn ông vẫn là người điều hành và làm chủ gia đình trong một xã hội gia trưởng, nhưng phụ nữ thì vẫn đang kiếm tiền trong khi các thị trường không chính thức ngày càng trỗi dậy ở Bắc Hàn.
Nạn đói năm 1990 đã giết chết hàng ngàn người Bắc Hàn. Và nhiều người đã mất niềm tin vào khả năng phân phối lương thực và của cải của nhà nước. Họ tìm kiếm những cách khác để sống sót.

Phụ nữ là trụ cột chính

Việt Nam, Bắc Hàn, phụ nữ
Image caption Jessie Kim từng bán rượu ở chợ địa phương để kiếm tiền thời niên thiếu trước khi cô trốn sang Hàn Quốc
Thường thì đàn ông phải làm các công việc do nhà nước bảo trợ hoặc phục vụ trong quân đội, vì vậy phụ nữ phải tìm cách khác để kiếm thu nhập. Một cuộc khảo sát của chính phủ Hàn Quốc ước tính rằng phụ nữ kiếm được hơn 70% thu nhập của một hộ gia đình ở Bắc Hàn.
Jessie Kim là một trong số đó.
Mẹ mất khi cô 11 tuổi và người cha bỏ bê cô. Tôi từng không có thức ăn trong nhiều ngày, cô nói. Vì vậy, cô đã tìm các loại quả và thảo mộc trên núi và bán chúng để kiếm một ít tiền.
Rồi cô phát hiện ra một khoảng trống trên thị trường khi thấy nam giới tụ tập để uống hàng đêm. Mới 12 tuổi, cô đã lên thành phố và mua rượu gạo Hàn Quốc có tên là soju. Cô pha loãng và bán thứ nước này để kiếm lời.
"Nếu tôi muốn sống sót ở Bắc Hàn thì tôi phải kiếm tiền. Tôi không muốn chết," cô nói.
Cô kiếm đủ tiền để giúp mua thức ăn cho bà nội. Cô đào tẩu sang Hàn Quốc vào năm 2014, và nỗ lực của cô để điều hành một doanh nghiệp vẫn còn - cô đang học kinh tế tại một trường đại học.
Sự xuất hiện của những thị trường này có thể có ảnh hưởng lâu dài đến chính trị ở Bắc Hàn.
Van Tran Ngoc đã giúp đào tạo các nữ doanh nhân Bắc Hàn tại Việt Nam cùng với tổ chức phi lợi nhuận Choson Exchange. Bà ngạc nhiên về việc họ đã quyết tâm thế nào. "Theo nhiều cách, họ nhắc tôi nhớ đến nữ doanh nhân tại Việt Nam," bà nói.
"Cả hai ban đầu có vẻ im lặng, nhưng rất ham học hỏi và chăm chỉ. Họ đã không nghỉ cả trong giờ giải lao, và dành toàn bộ thời gian để cố gắng học hỏi thêm. Khi tôi đưa họ đi vòng quanh Hà Nội, họ liên tục hỏi tôi về sự khác biệt mô hình kinh doanh và cách Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế sau các cuộc chiến tranh. "

Trách nhiệm và tham vọng

Việt Nam, Bắc Hàn, phụ nữ
Image caption Vài nhuộm chàm của bà Thanh được bán khắp thế giới
Bà Ngọc thấy có rất nhiều so sánh giữa các nữ doanh nhân Việt Nam và Bắc Hàn. Cả hai đều phải kiếm tiền nuôi gia đình và đó là động lực chính của họ.
"Một điều phổ biến tôi từng thấy là họ có nhữnng ước mơ lớn và không ngại chia sẻ tham vọng của mình," bà nói.
Đối với bà Thanh, giấc mơ của bà là chất lượng hơn số lượng. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của bà ngày càng lớn nhưng bà muốn tránh tiến tới sản xuất hàng loạt.
Vào thời điểm nền kinh tế Việt Nam mở cửa, Trung Quốc và Ấn Độ đã chiếm thị phần lớn trong ngành dệt may, vì vậy người Việt tìm kiếm những người mua ở thị trường nhỏ hơn.
Tôi hỏi bà Thanh có lời khuyên nào dành cho những người ở Bắc Hàn, nơi dệt may đã trở thành ngành công nghiệp lớn thứ hai trong cả nước.
"Đừng nghĩ về thị trường giá rẻ," bà nói. "Mọi người đều có thể sao chép bạn. Bạn cần làm một cái gì đó thật đặc biệt. Và bạn cần tìm hiểu về thị trường quốc tế."
Hàng trăm ngàn việc làm ở Bắc Hàn phụ thuộc vào cả thị trường nhỏ và hàng dệt may. Một trong những trông đợi được nhiều người đặt vào hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Trump và nhà lãnh đạo Bắc Hàn là những đề nghị hợp tác kinh doanh tầm cỡ cho Kim Jong-un.
Nhưng đúng như người Việt Nam đã chứng minh, chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu do phụ nữ điều hành, có thể tạo ra sự khác biệt.

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.