RAND Corp: Chính sách đối ngoại gây ‘Áp lực tối đa’ của TT Trump
Thứ Ba, 12 tháng 3, 2019
19:59
//
Slider
,
Tin thế giới
TT Trump trong hai năm qua đã triển khai chiến dịch gây áp lực lên bạn và thù.
Để ép đối phương đến bàn đàm phán, chính quyền Trump đã áp đặt cái gọi là “áp lực tối đa” – tức các trừng phạt nặng tay và các đe dọa quân sự, để buộc đối phuơng thay đổi hành vi của họ – học thuyết chính sách đối ngoại của Trump xoay quanh chủ trương này.
Trong hai năm qua, chính sách này đã mang lại cho ông một số điều được coi là thành công. Nhưng hồ sơ của nó cũng cho thấy là hai trong số những thách thức cấp bách nhất hiện nay về hạn chế vũ khí hạt nhân là Triều Tiên và Iran, nêu bật lên những nguy cơ tiềm tàng của chiến lược này.
Trong khi Washington tăng nhiệt với Tehran, thì lại giãm xuống với Bình Nhưỡng. Cả hai nước cờ này đã không có hiệu quả trong ngắn hạn. Trump đã quá dễ dãi với Triều Tiên và quá khó khăn với Iran. Nhưng trong cả hai trường hợp này, áp lực được dùng lại không nhất quán. Nó vừa không có hiệu quả trong ngắn hạn, lại có thể gây ra tác hại lớn trong trung hạn, vì tước bỏ đi tất cả các lựa chọn khác của Hoa Kỳ ngoại trừ gây chiến.
Khi Trump phát triển mối quan hệ thân mật hơn với nhà lãnh đạo Triều Tiên, thì đã không làm đầy đủ để cho họ thấy rõ quyết tâm của HK trong việc lên án hoặc ngăn chặn những vi phạm tồi tệ nhất của Kim. Hơn nữa, với cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Washington không thể dựa vào sự hợp tác của Bắc Kinh để có các biện pháp trừng phạt chống lại Bình Nhưỡng.
Mặc dù HK nói rằng mối quan hệ với Triều Tiên đã được cải thiện, nhưng hành vi của đất nước này hầu như không thay đổi. Và vẫn chưa rõ là liệu cái quá trình này sẽ mang lại điều gì đáng giá. Chiến dịch gây áp lực tối đa lên Triều Tiên đã bị đình chỉ quá sớm để có thể tạo nên sự thay đổi mà Hoa Kỳ tìm kiếm trong chính sách hạt nhân của nước này.
Trong khi đó, chính sách Iran của HK lại bị vấn đề ngược lại. Chính quyền đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Iran. Chiến dịch gây áp lực tối đa để tìm cách thay đổi hành vi của Iran trong 12 lĩnh vực, trải dài từ các chương trình hạt nhân và tên lửa sang các chính sách khu vực của Iran.
Với chiến dịch gây áp lực lên Triều Tiên quá tối thiểu, Iran coi chiến dịch chống lại họ thì quá tối đa, đến mức không có khuynh hướng nên đàm phán.
Phạm vi của chiến dịch quá rộng, bao gồm hầu như tất cả các khía cạnh của đối ngoại và an ninh Iran, và các mục tiêu của nó hầu như không thể đạt được nếu không thay đổi chế độ. Nó cũng quá bừa bãi. Sự trừng phạt ảnh hưởng đến nhiều người Iran bình thường, bao gồm cả bệnh nhân, trẻ em, sinh viên, những người không có khả năng mua thuốc hoặc nghiên cứu sinh bên ngoài quốc gia của họ.
Cho đến nay, Iran dường như quyết định là chờ cho đến khi chính quyền Trump bước xuống, họ không quay lại bàn đàm phán cho đến khi họ biết rõ hơn về hướng đi của chính trị nội bộ HK trong hai năm tới.
Một chiến dịch áp lực nếu muốn thành công cần phải đáp ứng một số điều kiện. Các mục tiêu phải rõ ràng và có thể đạt được để chạm đất hầu tránh các mục tiêu không thực tế; nó bao gồm việc gởi ra tín hiệu thích hợp hay khả năng chuyển tải các mục tiêu và lằn ranh đỏ cho đối phương; cùng cân bằng giữa thưởng và phạt. Điều quan trọng là, chiến dịch gây áp lực sẽ chỉ có hiệu quả nếu ta có đủ thời gian để dành cho nó.
Nói cách khác, không có những chiến thắng nhanh chóng và dễ dàng, như trường hợp của Triều Tiên đã chứng minh. Và những ý muốn để có được chúng (nhanh và dễ) sẽ chỉ đẩy các mục tiêu muốn đạt đi xa hơn.
0 nhận xét