Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Pháp luật Việt Nam về cách xác định và việc thực hiện chủ quyền trên các vùng biển của Việt Nam

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019 14:11 // ,

Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia bao gồm nội thủy và lãnh hải. Tuy nhiên. Cách xác định và việc thực hiện chủ quyền ở nội thủy và lãnh hải là một vấn đề không đơn giản. Pháp luật Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế cũng có những quy định về vấn đề này.
Việt Nam là một quốc gia ven biển có bờ biển dài hơn 3.200km, có các vùng biển và thềm lục địa khoảng 1 triệu m2, gần 3.000 đảo nằm rải rác trên Biển Đông. Diện tích vùng biển nước ta gấp 3 lần diện tích đất liền. Vùng biển Việt Nam là các vùng thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Luật biên giới quốc gia ngày 17/6/2003 và theo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia kí kết.
Các quy định về vùng nội thuỷ của Việt Nam
Theo quy định tại Điều 8 Luật biển quốc tế năm 1982, nội thuỷ được định nghĩa như sau: Nội thuỷ là vùng nước nằm phía trong của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lónh hải.
Nội thuỷ có cấu trúc bao gồm nhiều bộ phận. Một quốc gia ven biển có thể có một hay nhiều hoặc tất cả các bộ phận của nội thuỷ. Theo Công ước Luật biển năm 1982, nội thuỷ bao gồm các bộ phận: vịnh thiên nhiên, vịnh (vùng nước) lịch sử, cảng biển, vũng đậu tàu, cửa sông. Các bộ phận này có cách xác định khác nhau.
Vịnh thiên nhiên là một vùng lõm sâu rõ rệt vào đất liền và hơn một đường cong bình thường của bờ biển, mà chiều sâu của vùng lõm đó so với chiều sâu của cửa vịnh đến mức nó chứa đựng vùng nước của vùng lõm đó được bờ biển bao quanh. Tuy nhiên vùng lõm tự nhiên đó chỉ được coi là vịnh pháp lí nếu thoả mãn 2 điều kiện: Diện tích của vịnh ít nhất bằng hoặc lớn hơn diện tích của nửa hình tròn, có đường kính là đường thẳng kẻ ngang qua vịnh. Đường thẳng này được xác định bằng cách nối các điểm ở cửa vịnh khi ngấn nước thuỷ triều xuống thấp nhất; Đường cửa vịnh không vượt quá 24 hải lí (1 hải lí = 1.852m). Trong trường hợp đường cửa vịnh vượt quá 24 hải lí khi ngấn nước thuỷ triều xuống thấp nhất thì quốc gia ven biển được quyền xác định một đường cơ sở thẳng dài 24 hải lí ở phía trong cửa vịnh, sao cho chứa đựng một diện tích tối đa.
Vịnh (vùng nước) lịch sử có thể có ở một nước ven bờ, hai hoặc nhiều quốc gia ven bờ. Trong Luật biển quốc tế, khái niệm pháp lí về vịnh lịch sử, vùng nước lịch sử chưa có sự thống nhất chung, điều này thể hiện thực tế trong Công ước 1982 cũng chưa có một quy định cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên do tính chất lịch sử của mình, chúng được hưởng quy chế nội thuỷ. Hiện nay vịnh (vùng nước) lịch sử lịch sử không được quy định rõ trong Luật Biển quốc tế. Tuy nhiên ý kiến chung cho rằng một vịnh được coi là lịch sử phải thoả mãn 3 điều kiện: Quốc gia ven biển thực hiện một cách thực sử chủ quyền của mình trên đó; Việc sử dụng vùng biển trên được thực hiện một cách liên tục, hoà bình và lâu dài; Có sự công nhận của cộng đồng quốc tê bằng sự chấp nhận công kháu hoặc sự im lặng không phản đối của các quốc gia quan tâm, nhất là các quốc gia láng giềng và có quyền lợi tại vùng biển nay.
Cảng biển được coi là khu vực thường nằm giữa biển và đất liền có các trang thiết bị chuyên dụng cho tàu thuyền trú đậu, bốc xếp hàng hoá, vận chuyển hành khách. Thông thường, cảng biển được phân biệt theo nghĩa cảng dùng cho thương mại (cảng mở) hoặc cảng quân sự, cảng cá (cảng đóng). Công ước 1982 về Luật biển quốc của Liên hợp quốc cũng như Công ước 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp quy định: Cảng biển là vùng nước cảng có tính đến các công trình, thiết bị thường xuyên được coi như các bộ phận hữu cơ của cnảg. Ranh giới của các công trình, thiết bị thường xuyên nhô ra ngoài khơi xa nhất được coi là bộ phận cấu thành bờ biển - ranh giới bên trong của vùng nội thuỷ. Câc công trình, thiết bị ở ngoài khơi xa bờ biển và cac đảo nhân tạo không được coi là các công trình thiết bị cảng thườn xuyên.
Vũng đậu tàu là khu vực có độ sâu, nơi trú đậu dành cho tàu thuyền trước khi vào cảng biển hoặc vào cửa sông. Vũng đậu tàu đóng vai trò tiền cảng, dùng để bốc xếp hoặc chuyển tải hàng hoá lên xuống tàu bằng các phương tiện vận tải khác (như xà lan…).
Trong trường hợp quốc gia ven biển có sông trực tiếp đổ ra biển mà không tạo thành các vũng thì phần nước nội thuỷ được xác định là vùng nước nằm bên trong đường cơ sở về phía đất liền lục địa, khép cửa sông. Đường cửa cơ sở này là một đường thẳng chạy qua cửa sông, nối liền các diỉem nằm ngoài cùng khi ngấn nước thuỷ triều xuống thấp nhất ở hai bên của cửa sông (theo Điều 9 Công ước 1985).
Thực hiện chủ quyền của Việt Nam trong nội thủy
Nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định là vùng biển nằm phía trong và giáp với bờ biển (Tuyên bố của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12/5/1977). Theo đó, nội thuỷ của nước Cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: (1) Vùng biển nằm ở phía trong đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam gồm các vùng nước cảng biển, các vũng đậu tàu, cửa sông, các vịnh, các vùng nước nằm kẹp giữa lãnh thổ đất liền và đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Trong pháp luật Việt Nam, cảng biển là cảng được mở ra để tàu biển ra vào hoạt động. Cảng biển bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng. Vùng đất cảng gồm kho bãi, cầu cảng, nhà xưởng, khu hành chính và dịch vụ hàng hải. Vùng nước cảng gồm vùng nước trước cầu cảng, vùng neo đậu - chuyển tải, luồng ra vào cảng và vùng tránh bão (theo Điều 57 Luật Hàng hải Việt Nam ngày 30/6/1990). Theo Luật hàng hải năm 2005 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2006) thì cảng biển có thể được phân loại theo cấp độ, cụ thể gồm cảng biển loại I là cảng biển đặc biệt quan trọng, có qui mô lớn, phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia; cảng biển loại II là cảng biển quan trọng, có qui mô vừa, phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của vùng hoặc địa phương và cảng biển loại III thuộc diện cảng biển có qui mô nhỏ, dùng để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. (2) Vùng biển nằm ở phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các đảo và quần đảo của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. (3) Các vùng nước lịch sử: theo tuyên bố của Chính phủ ngày 12/11/1982, vùng nước lịch sử của Việt Nam bao gồm phần vịnh thuộc phía Việt Nam ở trong vịnh Bắc Bộ và theo Hiệp định vùng nước chung Việt Nam - Campuchia ngày 7/7/1982 là vùng nước thuộc phần của Việt Nam trong vùng nước thuộc phần của Việt Nam trong vùng nước lịch sử chung của hai nước Việt Nam và Campuchia. Vùng nước lịch sử chung giữa Việt Nam và Campuchia được giới hạn bởi các bờ biển Hà Tiên và Kampot, đảo Phú Quốc và các đảo ngoài khơi Thổ Chu và Poulo Wai.
Theo quy định của công ước Luật Biển 1982 tại nội thuỷ quốc gia thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ. Điều này cũng được khẳng định trong Hiến pháp 1992, Luật biên giới quốc gia năm 2003 và các văn bản dưới luật khác (như Nghị định số 160/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phủ về quản lí hoạt động hàng hải tại các vùng biển Việt Nam...) của Việt Nam. Theo đó:
Theo Nghị định 160/2003/NĐ-CP tàu thuyền nước ngoài khi đến cảng của Việt Nam phải tuân theo thủ tục: (1) thực hiện thủ tục xin đến cảng; (2) tuân theo thủ tục ra vào cảng. Riêng thủ tục xin đến cảng của tàu thuyền thuộc diện quay lại Việt Nam trong vũng 6 tháng, hay tàu của các nước đó ký kết hiệp định hàng hải song phương với Việt Nam thì không cần phải làm thủ tục xin đến cảng. Nhìn chung, khi vào vùng nội thuỷ Việt Nam thì các quy định mà tàu thuyền phải tuân theo như sau: Các tàu thương mại (như tàu vận chuyển hành khách, hàng hoá, tàu hoạt động nghề cá, hoạt động dầu khí) khi vào nội thuỷ phải tuân theo chế độ xin phép trước Bộ Giao thông vận tải nước Cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt Nam. Thời gian quy định là ít nhất 7 ngày và sau khi được phép vào phải thông bào cho Bộ Giao thông vận tải Việt Nam 24 giờ trước khi đi vào lãnh hải Việt Nam; Nếu là tàu dân sự không dùng vào mục đích thương mại (tàu công vụ Nhà nước), muốn vào nội thuỷ của Việt Nam phải tuân theo chế độ xin phép Chính phủ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam qua con đường ngoại giao, ít nhất 15 ngày trước và sau khi được phép vào phải thông báo cho Bộ Giao thông vận tải Việt Nam. Các tàu đến Việt Nam theo lời mời của Chính phủ theo quy chế riêng; Trường hợp tàu quân sự muốn vào vùng lãnh hải Việt Nam phải xin phép Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua con đường ngoại giao ít nhất 30 ngày trước và sau khi đựoc phép vào phải thông báo cho nhà đương cục quân sự Việt Nam (qua Bộ Giao thông vận tải Việt Nam) 48 giờ trước khi đi vào lãnh hải Việt Nam. Ngoài quy định về thời gian xin phép, pháp luật Việt Nam cắn cứ các quy định về điều kiện và thời gian ra vào tàu quân sự trong các vùng biển của Việt Nam. Tàu quân sự nước ngoài không được trú đậu quá 3 chiếc trong cùng một thời gian và thời gian trú đậu của mỗi tàu không được quá một tuần, trừ trường hợp Chính phủ Việt Nam cho phép; Trong trường hợp là tàu ngầm nước ngoài (bao gồm cả tàu quân sự và dân sự) khi được phép vào các vùng biển của Việt Nam, pháp luật quy định con tàu đó nhất thiết phải ở tư thế nổi, phải treo cờ quốc gia mà tàu mang quốc tịch. Đây là điều kiện hợp pháp mà cả Công ước 1982 cũng như các văn bản pháp luật của Việt Nam quy định cho dạng tàu này có thể ra vào các vùng nước của Việt Nam. Riêng các tàu chạy bằng nguyên tử, không hạn chế tổng dung tích toàn phần, đều phải thông bào rừ cho Cục trưởng Cục hàng hải về việc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đó cấp giấy phép cho tàu đến hoạt động tại Việt Nam, chậm nhất 48 giờ trước khi tàu đi vào lónh hải Việt Nam.
Tóm lại, theo quy định của Bộ luật hàng hải và Nghị định số 160/2003/NĐ-CP nêu trên thì tất cả tàu thuyền khi hoạt động trong vùng nước cảng, tại cảng biển, và hành vi hàng hải phải tuân theo đầy đủ các quy định về an toàn hàng hải, phòng ngừa va đậu, bảo vệ môi trường... Tàu thuyền hoạt động tại cảng phải chịu sự kiểm tra của cảng vụ hàng hải về việc chấp hành các quy định ra vào cảng cũng như các quy định về hoạt động an toàn tại cảng và khu vực hàng hải tại Việt Nam.
Trong lĩnh vực thực thi quyền tài phán của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong nội thuỷ, Bộ luật hình sự 1999 đó xác định thẩm quyền tài phán của Việt Nam trên cơ sở Điều 5 khoản 1 của bộ luật này. Theo đó, Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các thẩm quyền khác được thực hiện đúng như quy định của Công ước 1982. (1) Thẩm quyền tài phán dân sự: Đối với tàu dân sự thương mại, Luật biển quốc tế đã công nhận thẩm quyền tài phán dân sự của quốc gia ven biển trong trường hợp có hành vi vi phạm của tàu thuyền nước ngoài. Các tranh chấp phát sinh trong nội bộ thuỷ thủ đoàn theo khái niệm rộng thuộc thẩm quyền của quốc gia mà tàu treo cờ; Tàu thuyền Nhà nước được hưởng quyền miễn trừ dân sự, tức không bị bắt giữ, cầm cố hoặc áp dụng các biện pháp tư pháp khác. Trong trường hợp tàu này có hành vi vi phạm, quốc gia ven biển có quyền yêu cầu tàu thuyền nhà nước của nước ngoài phải rời khỏi vùng nội thuỷ của mình. Mọi tổn thất, thiệt hại do quốc gia có tàu nhà nước phải gánh chịu. Quá trình giải quyết thường được thực hiện theo kênh ngoại giao. (2) Thẩm quyền tài phán hình sự: Trong trường hợp của tàu thương mại thì về nguyên tắc, quốc gia ven biển không can thiệp vào các xung đột, bạo lực diễn ra trên tàu nước ngoài đậu tại cảng biển của mình. Nhưng cơ quan có thẩm quyền của quốc gia sở tại có quyền can thiệp nếu: Hành vi phạm tội do một người ngoài thuỷ thủ đoàn thực hiện; Thuyền trưởng yêu cầu chính quyền sở tại can thiệp; Hậu quả của hành vi phạm tội ảnh hưởng đến an ninh, trật tự của cảng biển.
Tàu quân sự và tàu nhà nước phi thương mại của nước ngoài về nguyên tắc được hưởng quyền miễn trừ tài phán tuyệt đối. Trong trường hợp có hành vi vi phạm, quốc gia nơi tàu đang hoạt động có quyền yêu cầu tàu thuyền vi phạm rời khỏi vựng biển của mỡnh, đồng thờỡ đề nghị quốc gia mà tàu quân sự hoặc tàu nhà nước phi thương mại của nước ngoài mang quốc tịch trừng trị các nhân viên phạm pháp, đồng thời đền bù mọi thiệt hại phát sinh. Nhìn chung trong những trường hợp này, mọi vấn đề được giải quyết theo con đường ngoại giao, dựa trên nền tảng quan hệ chính trị quốc tế giữa các nước hữu quan.
Các quy định về lãnh hải của Việt Nam
Lãnh hải là vùng biển nằm giữa vùng nước nội thuỷ và các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
Xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải phải phù hợp với thực tiễn địa hình các quốc gia và luật quốc tế, khoa học luật quốc tế phổ biến 2 phương pháp vạch đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải: Đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải của một quốc gia là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển như được thể hiện trên các hải đồ tỉ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận… Đối với các đảo cấu tạo bằng san hô hay các đảo có đá ngầm ven bờ bao quanh, phương pháp đường cơ sở thông thường cũng được áp dụng. Phương pháp đường cơ sở thông thường liên quan tới nhiều sự thay đổi mực nước biển, tới mức 0 thuỷ triều trên các hải đồ. Mực 0 này rất khác nhau giữa các quốc gia và ngay cả giữa các vùng của một bờ biển quốc gia; Đường cơ sở thẳng được xác định bằng phương pháp nối liền bằng các đoạn thẳng những điểm thích hợp có thể được lựa chởn những điểm ngoài cùng, nhô ra nhất của bờ biển, tại ngấn nước triều thấp nhât.
Cũng theo công ước này, các điều kiện càn tuân thủ trong khi vạch đường cơ sở thẳng là tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển và các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức được dặt dưới chế độ nội thuỷ. Với đường cơ sở thẳng, cần lưu ý đến việc lựa chọn những điểm xuất phát phải không được từ các bãi cạn nửa nổi nửa chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các trang thiết bị thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được thừa nhận chung của quốc tế. Không được làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế.
Đối với Việt Nam, đường cơ sở Việt Nam hoạch định theo Tuyên bố ngày 12/11/1982 bao gồm 10 đoạn nối 11 điểm, từ điểm A1 ( Hòn Nhạn thuộc quần đảo Thổ Chu, ở Kiên Giang) đến điểm A11 ( đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị ). Trên đường cơ sở này, có điểm là mỏm đất liền nhô ra biển như điểm A8 ( mũi Đại Lãnh, Phú Yên ) cách xa bờ 74 hải lý; có điểm cách xa bờ hơn 80 hải lý. Đến nay, điểm A0 nằm trong vùng nước lịch sử chung còn đang chờ thỏa thuận giữa Việt Nam và Campuchia. Các điểm còn lại, trừ điểm A8 nằm trên mũi Đại Lãnh đều nằm trên các đảo. Luật biên giới quốc gia năm 2003 quy định đường cơ sở Việt Nam là đường gãy khúc, nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thủy triều tháp nhất dọc bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định và công bố. Hệ thống này được xác định theo kiểu đường cơ sở thẳng.
Từ điểm A11 ở đảo Cồn Cỏ đến cửa vịnh Bắc Bộ như thể hiện Tuyên bố nêu trên đã để trống một thời gian dài. Sau nhiều năm đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai bên đã đi đến kí kết Hiệp định về phân định lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh này. Hai bên thống nhất xác định đường phân định lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa 2 nước trong vịnh Bắc Bộ bằng 21 điểm có tọa độ địa lý xác định, nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng, theo đó đường phân định từ điểm số 1 đến điểm số 9 là biên giới phân định lãnh hải của 2 nước trong vịnh này. Đường biên giới này cách đảo Bạch Long Vĩ điểm gần nhất về phía tây là 15 hải lý. Về tổng thể, theo đường phân định thì Việt Nam được hưởng 53,23% diện tích vịnh.
Ranh giới ngoài của lãnh hải là đường chạy song song với đường cơ sở và cách đều đường cơ sở một khoảng cách là 12 hải lí (điều 3 Công ước 1982). Đối với quốc gia sử dụng phương pháp đường cơ sở thẳng, vấn đề khoảng cách từ đường cơ sở đển bờ được các quốc gia vận dụng linh hoạt nhằm mục đích mở rộng tối đa nội thủy của mình. Đây là vấn đề pháp lý được quan tâm trong luật biển, bởi vì đụng chạm tới quyền và lợi ích quan trọng của mỗi quốc gia có biển nói riêng cũng như cộng đồng quốc tế nói chung. Cho đến nay, chưa có quy định nào trong Luật biển quốc tế điều chỉnh vấn đề này, kể cả Công ước năm 1958 và Luật biển 1982.
Thực hiện chủ quyền của Việt Nam trong vùng lãnh hải:
Nếu như đối với nội thuỷ, mọi sự ra vào của tàu thuyền hay phương tiện bay nước ngoài trên vùng trời nội thuỷ đều phải xin phép nhưng tại lãnh hải tồn tại một nguyên tắc đó là quyền đi qua không gây hại. Điều này nghĩa là tàu thuyền nước ngoài khi đi vào lãnh hải của quốc gia ven biển nhưng không làm phương hại đến hoà bình, an ninh, trật tự hay lợi ích của quốc gia ven biển thì những tàu thuyền đó được quyền đi qua lãnh hải không phải xin phép hay thông báo.
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đã tham gia kí kết công ước luật biển năm 1982 nên hầu hết các quy định của công ước này đều được áp dụng đối với Việt Nam. Trong Tuyên bố 12 tháng 5 năm 1977, Luật biên giới quốc gia 2003, Nghị định 30/CP ngày 29 tháng 1 năm 1980 thì Việt Nam không chỉ tôn trọng quyền đi lại không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải mà cũng cho phép tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải của Việt Nam khả năng được dừng trú trong các trường hợp bất khả kháng hay sự cố hàng hải ảnh hưởng đến an toàn hàng hải và tính mạng của hành khách. Cụ thể: Tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải; Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải đi nổi và treo cờ quốc tịch khi đi lại trong lãnh hải theo quy định tại điều 18 Luật biên giới quốc gia 2003 của Việt Nam và điều 20 Luật biển quốc tế 1982; Tàu thuyền nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu thuyền chuyên chở chất phóng xạ, chất nguy hiểm độc hại khác khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lónh hải Việt Nam phải mang đầy đủ các tài liệu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Các tàu thuyền này khi tiến hành các hoạt động khác trong lãnh hải Việt Nam phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép và phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Theo điều 21 Công ước luật biển, các quốc gia ven biển có thể định ra các luật và quy định liên quan đến việc đi qua không gây hại ở trong lãnh hải của mình phù hợp với các quy định của Công ước và các quy phạm khác của luật quốc tế. Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại ở trong lãnh hải, tàu thuyền nước ngoài phải tuân thủ các luật và quy định này, cũng như tất cả các quy định quốc tế được chấp nhận chung có liên quan đến việc phòng ngừa đâm va trên biển. Trong luật biên giới của Việt Nam cũng quy định quốc gia ven biển có quyền ấn định các tuyến đường, quy định việc phân chia các luồng giao thông dành cho tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải của mình.
Khi có vi phạm đe dọa đến hòa bình an ninh, trật tự của các quốc gia ven biển, quốc gia này hoàn toàn có thể sử dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền của mình, kể cả biện pháp tạm đình chỉ quyền đi qua không gây hại. Việt Nam cũng thế, thẩm quyền tạm ngừng này do Chính phủ quy định. Quyết định về việc hạn chế, tạm ngừng phải được thông báo cho chính quyền địa phương và nhà chức trách của nước hữu quan biết.
Bên cạnh đó, những tàu quân sự và tàu khác của nhà nước dùng vào mục đích không thương mại được hưởng quyền miễn trừ tài phán hình sự và dân sự nhưng các quốc gia mà tàu mang cờ phải chịu trách nhiệm trước các vi phạm do chúng gây ra trong lãnh hải quốc gia ven biển. Quốc gia ven biển chỉ có thể yêu cầu tàu thuyền vi phạm rời khỏi vùng biển nước mình, mọi vấn đề pháp lý có liên quan được giải quyết theo con đường ngoại giao giữa các nước hữu quan.
Quốc gia ven biển được áp dụng mọi biện pháp mà luật trong nước mình quy định nhằm tiến hành việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm đối với tàu nước ngoài đi qua lãnh hải sau khi rời khỏi nội thủy.
Theo quy định chung của luật biển, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ đối với vùng lãnh hải của nước mình. Chủ quyền này không phải là hoàn toàn và tuyệt đối như đối với vùng nội thủy của quốc gia, do việc cộng đồng quốc tế thừa nhận quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong vùng lãnh hải. Tuy nhiên, đối với vùng trời bao trùm trên lãnh hải, cũng như đáy biển và lòng dưới đáy biển của vùng lãnh hải, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt ( tuyệt đối ). Trong vùng trời bên trên lãnh hải, không tồn tại quyền bay qua vô hại dành cho phương tiện bay hàng không.

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.