Hợp tác tuần tra chung trên biển giữa các nước ASEAN: Giải pháp cho vấn đề tàu cá TQ lộng hành ở Biển Đông
Thứ Tư, 13 tháng 3, 2019
09:38
//
Biển Đông
,
Slider
Vấn đề tàu cá Trung Quốc từ lâu đã trở thành mối quan ngại của nhiều nước trên thế giới, không chỉ ở khu vực Biển Đông. Thời gian gần đây, Trung Quốc đã huy động hàng nghìn lượt tàu cá ra khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và sử dụng chúng như một lực lượng chính để phục vụ ý đồ độc chiếm Biển Đông. Giới quan sát cho rằng hợp tác tuần tra chung trên biển sẽ giúp các nước ngăn chặn nạn tàu cá Trung Quốc hiện nay.
Tàu cá TQ hoạt động liên tục, mật độ dày đặc ở Biển Đông và hoạt động tuần tra chung giữa các nước ASEAN. Nguồn: AFP
Biển Đông là khu vực có nhiều tuyến đường hàng hải quốc tế đi qua, là vùng biển có nhiều hoạt động thương mại nhộn nhịp đứng thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau vùng biển Địa Trung Hải. Tuy nhiên, vùng biển này cũng tiềm ẩn những nguy cơ mất ổn định. Thứ nhất là do nạn cướp biển và cướp có vũ trang. Thứ hai, chính là sự hoạt động lộng hành, hung hán không theo quy định của tàu cá Trung Quốc, mà có ý kiến đã cho rằng đây chính là “hành động cướp biển thời hiện đại” hay “tội phạm có tổ chức”
Tàu cá TQ – “Cướp biển thời hiện đại” hay “tội phạm có tổ chức”
Trung Quốc là nước có đội tàu cá đông nhất thế giới (khoảng 450.000 tàu cá), trong đó khoảng 200.000 tàu đánh cá đại dương. Hàng năm, số tàu cá Trung Quốc khai thác, đánh bắt khoảng 71 triệu tấn cá ở khu vực Biển Đông. Theo số liệu thống kê, Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về tốc độ phát triển nghề cá. Những tàu cá của Trung Quốc thường được trang bị súng, mìn, vòi rồng, hệ thống vệ tinh hàng hải cấp độ quân sự, kết nối với lực lượng tuần duyên Trung Quốc và dễ dàng nhận được sự “trợ giúp” của lực lượng này. Tại Nam Hải, ngư dân Trung Quốc thậm chí còn được khuyến khích đi vào các vùng biển tranh chấp của các nước và hệ thống vệ tinh trên tàu cá sẽ giúp cảnh báo, phát hiện các tàu nước ngoài. Theo các chuyên gia, khi khoác lên mình đồng phục màu xanh, ngư dân TQ trở thành dân quân biển, núp bóng tàu cá để tiến hành trinh sát, do thám cũng như nhiều hành động gây rối tại vùng biển các nước. Ngoài ra, Trung Quốc còn huy động lực lượng hải cảnh Trung Quốc sẵn sàng tiếp tế xăng dầu cho tàu cá, thậm chí ra tay can thiệp khi tàu cá bị cơ quan hành pháp của nước khác truy đuổi, bắt giữ vì hành vi đánh bắt trộm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ. Tàu cá Việt Nam thường xuyên bị tàu Trung Quốc xuôi đuổi và tấn công khi đánh bắt trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Vụ việc xảy ra tương tự hôm 30/7/2017 tại địa điểm cách Đông Nam đảo Cù Lao Xanh, Bình Định 145 hải lý, tàu Bình Định số hiệu 96101 TS đã bị tàu vỏ sắt Trung Quốc đâm vào mạn phải rồi bỏ chạy, làm một ngư dân bị thương nhẹ, tàu hư hỏng nặng. Hôm 21/4/2018, hai tàu cá của Trung Quốc mang số hiệu 45103 và 46001 đã đâm chìm tàu cá QNg 90332 TS của Việt Nam ở vùng biển cách đảo Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 7 hải lý về phía Đông Nam. Đến hôm 24/5/2018, khi đang đánh bắt tại vùng biển cách đá Bạch Quy thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 7 hải lý về hướng Tây Nam, tàu cá Quảng Ngãi số hiệu QNg 96798 TS của Việt Nam tiếp tục bị tàu hải cảnh Trung Quốc số hiệu 31102 đâm chìm. Các vụ việc tương tự như trên cũng thường xuyên xảy ra đối với ngư dân các nước trong khu vực khi họ đánh bắt cá trong vùng ngư trường truyền thống của mình, như tại Philippines, Indonesia.
Tuần tra chung trên biển sẽ giúp ngăn chặn tác hại của tàu cá TQ
Thực tế cho thấy, trước thập kỷ 80 của thế kỷ XX, các biện pháp xây dựng lòng tin hầu như không được đề cập đến, nhất là giữa các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ trên biển. Cụ thể, các hoạt động tuần tra chung chưa được thảo luận rộng rãi, không có sự đồng thuận cao giữa các quốc gia hữu quan ở Biển Đông. Hiện nay, lực lượng chuyên trách trên biển của các quốc gia hữu quan trong khu vực đã và đang tiến hành hợp tác tuần tra chung trên biển từng bước đạt hiệu quả. Với những hành động tuần tra chung giữa lực lượng hải quân, cảnh sát biển của các nước trong khu vực Biển Đông, nhất là giữa các nước thành viên ASEAN đang ngày càng được đề cao, và được xem là một trong những biện pháp quan trọng về xây dựng lòng tin góp phần gìn giữ môi trường hòa bình và ổn định trên biển. Do tình hình an ninh ở Biển Đông có chiều hướng phức tạp nên các quốc gia thành viên ASEAN trong thời gian qua đã đẩy nhanh tiến trình hợp tác tuần tra chung trên biển. Cụ thể từ năm 1998 Việt Nam đã thực hiện tuần tra chung trên biển với Thái Lan giữa lực lượng hải quân Việt Nam với lực lượng hải quân Hoàng gia Thái Lan. Cho đến nay hai nước vẫn thường xuyên duy trì hoạt động tuần tra chung trên biển của lực lượng chuyên trách. Thông qua hoạt động tuần tra chung trên biển đã góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên vũng biển giáp ranh của hai nước, qua đó tạo điều kiện cho ngư dân hai nước khai thác nguồn tài nguyên hải sản trên biển. Mặt khác, thông qua những chuyến tuần tra chung trên biển của các lực lượng chức năng đã góp phần xây dựng lòng tin, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ thông tin để cùng nhau quản lý tốt vùng biển trong vịnh Thái Lan. Ngoài Thái Lan, Việt Nam và Campuchia vẫn thường xuyên tổ chức hoạt động tuần tra chung trên biển giữa lực lượng chuyên trách của hai nước, qua đó góp phần duy trì an ninh và trật tự ở vùng biển giáp ranh của hai nước. Tuần tra chung trên biển giữa các nước Indonesia, Malaysia, Philippines sẽ được thực hiện trong thời gian tới. Do yêu cầu cấp thiết trong thời gian qua Indonesia, Malaysia và Philippines đã tuần tra chung trên biển tại vùng biển phía Nam Philippines để ngăn chặn các hoạt động bắt cóc, đòi tiền chuộc trong khu vực.
Nhìn tổng thể, hoạt động tuần tra chung được tổ chức thường niên giữa các nước ASEAN góp phần đảm bảo an toàn hàng hải đồng thời giảm bớt nguy cơ xung đột tiềm tàng ở Biển Đông. Hợp tác tuần tra chung là hành động thiết thực của các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ trên biển giữa các quốc gia ở Biển Đông trong thời gian vừa qua, biện pháp này đã được một số quốc gia thiện chí phối hợp. Trong khi tranh chấp chủ quyền biển đảo chưa được giải quyết một cách triệt để, hợp tác tuần tra chung trên biển được xem là biện pháp xây dựng lòng tin hữu hiệu ở Biển Đông và thực tế cho thấy biện pháp này đã dần dần trở thành nhu cầu cấp thiết góp phần gìn giữ môi trường hòa bình và ổn định. Thực tiễn cho thấy các chuyến tuần tra chung góp phần thúc đẩy gìn giữ môi trường biển hòa bình, ổn định, qua đó góp phần răn đe những âm mưu và hành động của cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền ở khu vực Biển Đông.
Kết luận: Trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng theo đuổi ý đồ kiểm soát Biển Đông hiện nay bằng nhiều thủ đoạn, trong đó việc sử dụng tàu cá như lực lượng “dân quân biển” sẽ tiếp tục diễn ra với quy mô, mức độ nghiêm trọng hơn. Điều này càng đòi hỏi các nước trong khu vực, nhất là các nước ở Biển Đông phải hợp tác chia sẻ thông tin, phối hợp lập trường để đối phó với tác hại từ hoạt động này của Trung Quốc.
0 nhận xét