Crimea nằm trên con đường tơ lụa mới của TQ
Thứ Hai, 18 tháng 3, 2019
20:03
//
Slider
,
Tin Trung Quốc
Trung Quốc chuyển hướng Vành đai - Con đường, chọn Crimea làm lộ trình cần thiết.
RT hôm 18/3 dẫn lời người đứng đầu Hội đồng bào Trung Quốc trên bán đảo Crimea, Ge Zhili cho biết, các doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc đang rất quan tâm đến Crimea trong việc thực hiện các dự án trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).
"Tổ chức của chúng tôi đang củng cố mối quan hệ hợp tác, trao đổi và thân thiện với Crimea" - ông Ge Zhili tuyên bố tại một sự kiện dành cho lễ kỷ niệm Crimea thống nhất vào nước Nga, được tổ chức tại Đại sứ quán Nga ở Bắc Kinh hôm thứ Hai.
Quan chức này giải thích rằng, Hội mà ông lãnh đạo muốn giúp đỡ mọi người hiểu rõ Crimea là gì, thiết lập mối quan hệ đáng tin cậy với bán đảo Crimea và thực hiện các dự án tư nhân chung theo Sáng kiến Vành đai - Con đường.
Ông Ge Zhili cho biết, Hội cũng sẵn sàng đóng góp vào việc thành lập mối quan hệ đối tác đáng tin cậy giữa Nga và Trung Quốc.
"Xã hội Trung Quốc hy vọng phát triển hợp tác thân thiện với Crimea; chúng tôi sẵn sàng vượt qua khó khăn để có kết quả tốt" - ông Ge Zhili cho hay.
Theo vị này, hiện đang có dự án kế hoạch giữa tỉnh Hải Nam ở Trung Quốc với Crimea, các thành phố như Yalta và Tam Á, Sevastopol và Đại Liên, Sudak và Hắc Hải.
Trước đó, một số dự án hạ tầng như đường băng sân bay của Simferopol đều có sự tham gia của các công ty Trung Quốc.
Các công ty Trung Quốc còn muốn thể hiện sự quan tâm vào con đường nối từ Nga tới bán đảo Crimea nhưng không phải cây cầu Kerch đang được xây dựng mà là một đường hầm dưới biển chạy song song.
Trung Quốc dự định làm hầm ở eo biển Kerch
Trung Quốc coi sự đầu tư vào bán đảo Crimea là một điểm nhấn trong khuôn khổ siêu dự án kinh tế, chính trị của họ "Vành đai- Con đường".
Các nhà đầu tư Trung Quốc chủ yếu quan tâm đến cơ sở hạ tầng vì nó mang lại cơ hội lớn cho các khoản đầu tư tiềm năng. Ngay cả đường hầm xây dựng song song với cây cầu Kerch cũng sẽ là một đường hầm có thu phí.
Hợp tác Trung Quốc- Crimea là một trong những kênh chuyển mình chiến lược của Trung Quốc để thực hiện dự án Vành đai- Con đường, từ châu Á sang châu Âu.
Bắc Kinh đã gặp nhiều chỉ trích vì dự án BRI ở Trung Á, châu Á - Thái Bình Dương. Do đó, họ muốn thúc đẩy nhanh các dự án BRI sang châu Âu.
Ngày 11/3 vừa qua, Bộ Ngoại giao Italy cho biết nước này sẽ ký kết bản ghi nhớ với Trung Quốc nhằm ủng hộ sáng kiến BRI.
Mới đây, Italy là một quốc gia hàng đầu châu Âu, lại “gật đầu” với BRI. Đây là một bất ngờ lớn, nhưng không phải không có lý do để Italy đi đến quyết định này.
Nền kinh tế Italy đang gặp rất nhiều khó khăn, mâu thuẫn sâu sắc với Liên minh châu Âu (EU) vì không thống nhất được kế hoạch thâm hụt ngân sách 4,2% năm 2019; gánh nặng nợ công ngày một lớn, ước tính 2.630 tỷ USD tương đương 130% GDP của nước này- đứng thứ 2 ở Eurozone.
Italy đang là “mắt xích” yếu nhất trong EU, Trung Quốc đã tìm đến đúng lúc và không tránh khỏi lo ngại BRI sẽ là “con ngựa thành Troy”.
Việc Italy đón nhận BRI là một thành công lớn của Bắc Kinh, điều này sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến các nước khác.
0 nhận xét