Ấn Độ - Pakistan đối đầu: Nguồn cơn khiến Nam Á trước nguy cơ chiến tranh?
Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2019
14:52
//
Slider
,
Tin Châu Á
Soha
Danh Tuyên |
Nam Á đang đứng trước nguy cơ đối đầu quân sự khi Ấn Độ và Pakistan trong ít ngày qua liên tục có những động thái đáp trả qua lại vô cùng nguy hiểm bằng cách không kích vào lãnh thổ của nhau.
Trong tuần này, tình hình căng thẳng vùng biên giới Ấn Độ và Pakistan đã được đẩy lên cao hơn bao giờ hết khi hai bên liên tục không kích qua lại nhằm vào phía đối phương. Đây đều là hai quốc gia sở hữu hạt nhân ở Nam Á, do đó nguy cơ xảy ra xung đột quân sự là lớn hơn bất kỳ lúc nào, tính từ hai thập niên trở lại đây.
Vào ngày 26/2, không quân Pakistan đã bắn hạ một tiêm kích của Ấn Độ trong không phận nước này, đồng thời bắt sống một phi công.
New Delhi sau đó cũng tuyên bố bắn rơi một chiến đấu cơ của Islamabad. Các diễn biến trên chỉ xuất hiện trong một ngày, sau khi không quân Ấn Độ tiến hành không kích vào trại huấn luyện của tổ chức khủng bố Jaish-e-Mohammed (JeM), ở Balakot của Pakistan.
Như vậy, lần đầu tiên kể từ năm 1971, chiến đấu cơ Ấn Độ bay qua khu vực tranh chấp ở Kashmir và tấn công Pakistan. Nguồn cơn nào khiến tình trạng này diễn ra?
Hồi đầu tháng, 44 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng sau khi phiến quân JeM tiến hành tấn công nhằm vào căn cứ quân đội của New Delhi ở Kashmir.
Sự kiện ngay lập tức kích hoạt sự phẫn nộ từ phía Ấn Độ, gây ra làn sóng kêu gọi báo thù cho các binh sĩ ở trong nước. Thủ tướng Ấn Độ Modi đối mặt với áp lực phải hành động cứng rắn hơn.
Do đó, ngày 26/2, Không quân Ấn Độ không kích căn cứ của JeM ở Pakistan. Phía New Delhi khẳng định số lượng lớn phiến quân JeM đã thương vong.
Về phần mình, Pakistan khẳng định Không quân nước này đã đánh chặn máy bay Ấn Độ và phủ nhận thương vong hay thiệt hại đối với các cơ sở hạ tầng.
Một ngày sau, Pakistan khẳng định đã không kích qua bên kia đường kiểm soát chung. Ấn Độ tuyên bố bắn hạ 1 máy bay Pakistan. Islamabad phủ nhận điều này.
Ấn Độ cho hay một chiến đấu cơ nước này đã bị bắn hạ bởi Pakistan vào ngày 27/3, đồng thời một phi công là Abhinandan Varthaman đã bị Pakistan bắt giữ.
Dù các diễn biến căng thẳng song các chuyên gia quân sự ít bày tỏ sự lo ngại về khả năng bùng nổ xung đột quy mô lớn ở vùng Nam Á.
"Tôi không nghĩ mọi thứ có thể đi xa. Sớm hay muộn, cộng đồng thế giới cũng lên tiếng. Nam Á đang được toàn cầu theo dõi", ông Dulat, cựu giám đốc cơ quan tình báo đối ngoại Ấn Độ, nói trên tờ SCMP.
Ấn Độ và Pakistan lâu nay luôn trong tình trạng căng thẳng do yếu tố lịch sử. Sau khi Anh rút khỏi thuộc địa Ấn Độ vào năm 1947, nơi này chia thành hai quốc gia là Ấn Độ (nơi đa số dân cư theo đạo Hindu) và Pakistan (nơi sinh sống của đa phần người dân đạo Hồi).
3 quốc gia có liên quan tới tranh chấp lãnh thổ vùng Kashmir là Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan. Hiện tại, ở khu vực này, Ấn Độ kiểm soát khoảng 43% diện tích, Pakistan khoảng 37%, còn Trung Quốc kiểm soát 20%.
Vùng đất này từng là tâm điểm của ba cuộc chiến tranh nổ ra giữa Ấn Độ và Pakistan. Gần đây nhất, vào năm 1999, một cuộc đụng độ lớn xảy ra đã khiến hàng ngàn người thương vong.
Ấn Độ hiện có lực lượng vũ trang thông thường lớn mạnh hơn rất nhiều so với Pakistan. Tuy nhiên, hai phía đều sở hữu kho vũ khí hạt nhân tương tự. Ấn Độ có khoảng 130-140 đầu đạn hạt nhân, còn Pakistan sở hữu 140-150, báo cáo năm ngoái của Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho hay.
Hiện Pakistan đang phát triển tên lửa hành trình phóng từ biển để hoàn thành bộ ba hạt nhân. Họ sở hữu vũ khí hạt nhân tầm xa hơn Ấn Độ, gồm tên lửa Shaheen 3 có thể vươn tới quần đảo Andamn của Ấn Độ, gần Đông Nam Á.
Trong khi đó, năm 2018, Ấn Độ đã cho vào sử dụng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo INS Arihant. Điều đó có nghĩa là nước này đã có đủ "bộ ba hạt nhân", có khả năng tiến hành tấn công từ mặt đất, trên không và trên biển.
Tuy nhiên, cả hai quốc gia hiện tại đang tìm cách tránh nguy cơ đụng độ. Thủ tướng Pakistan Imran Khan và Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj từng tuyên bố rằng không muốn leo thang tình hình.
Hôm 1/3 vừa qua, Pakistan đã thả phi công Ấn Độ Abhinandan Varthaman. Đây được coi là "cử chỉ hòa bình" nhằm thể hiện thiện chí giữa hai bên, do đó khả năng chiến tranh tổng lực tại Nam Á, theo các chuyên gia, là khó xảy
theo Người đưa tin
0 nhận xét