Việt Nam: Đi tìm nguyên nhân bất an ở xứ sở “thiên đường”
Chưa đầy 20 năm đặt chân vào xã hội chủ nghĩa (XHCN) Venezuela từ một nước giàu có bậc nhất Nam Mỹ, trở thành nơi nhiều người dân phải vào đống rác tìm thức ăn. Việt Nam hơn 40 năm cả nước dưới sự toàn trị của đảng luôn tự hào “quang vinh”, “vô địch” tuy nhiên sự bất ar trong xã hội ngày một nhiều hơn. Độ bất an đang tỉ lệ thuận với thâm niên của XHCN trên quê hương Việt.
Người Việt Ngày Càng Manh Động
Đầu năm kỷ Hợi, tại thành phố Sa Đéc, cho rằng cha của Nguyễn Thanh Tuấn bắt tay đau khi Tín và Thịnh được mời qua ăn tiệc nên đã gây gỗ. Bênh anh, Tín về nhà lấy mã tấu sang chém Tuấn, bị Tuấn nhặt được chém lại Thịnh, gây tử vong.
Kiểu tạo ra và giải quyết mâu thuẫn như thế này không phải quá lạ ở Việt Nam. Người ta sẵn sàng vung nắm đấm, vác dao chém nhau bởi một cái nhìn không thích, một vụ va quẹt khi tham gia giao thông.
Bất cứ lúc nào mở báo ra đọc cũng sẽ gặp những tin đầy bạo lực, hận thù, chém nhau... xảy ra ở khắp mọi miền đất nước.
Rất nhiều người sống ở Việt Nam đang mang trong mình tâm tính côn đồ tiềm năng để chứng minh mình đúng. Bởi đơn giản họ không còn tin vào lẽ phải trong luật pháp của kẻ cai trị.
Công Lý Chỉ Là Giấc Mơ
Bởi sự phán xử của luật pháp không dựa trên cán cân công lý, mà dựa vào mối quan hệ, tiền bạc, nhân thân... Quan luôn được ưu ái xử rất nhẹ, công an càng nhẹ hơn. Dân đen thì xử cho kinh sợ với những tình tiết buộc tội gây nguy hiểm cho xã hội.
Hai thanh niên Nguyễn Hoàng Tuấn, và Ôn Thành Tân vừa bước qua tuổi vị thành niên vì đói quá đã giả vờ mua hàng để cướp một bịch chuối sấy, ổ bánh mì ngọt và ba bịch me. Tổng trị giá món đồ bị cướp chưa đến 50 ngàn đồng phải chịu mức án 10 tháng tù.
Trong khi đó hai tướng công an Nguyễn Thanh Hóa, Phan Văn Vĩnh bảo kê đánh bạc tầm mức quốc gia, gây tan nát cho không biết bao gia đình, thu lợi bất chính hàng ngàn tỷ đồng chỉ bị xử 10 năm tù và thấp hơn.
Hẵn là không bao biện, ủng hộ cho hành động trộm cướp nhưng đưa ra để thấy nó quá khác biệt giữa án tù cho quan và dân.
Nói về hệ thống tư pháp Việt Nam, bà Phạm Thị Thanh Vân, có bằng tiến sĩ luật tại Pháp, Tây Ban Nha, từng được Trường Đại học quốc tế Paris mời làm giáo sư. Sau này bà về nước làm đại biểu Quốc hội và phó chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam và 20 năm trước đã thốt lên, “Ở Việt Nam có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng”.
Với luật pháp VN, lời nhận xét của bà Vân đến hôm nay vẫn còn đúng.
Trên quê hương với những người “thấp cổ bé họng”, công lý chỉ là mơ ước. Và chưa chắc quan chức, người có tiền ở Việt Nam, muốn có một xã hội công bằng bởi họ ỷ lại vào đồng tiền, bởi thân thế cho họ một kết quả như ý hơn.
Bọn Xấu
Trên đất Việt thương yêu, chính lực lượng được giao nhiệm vụ giữ gìn trị an lại đi dung dưỡng cho tội phạm. Họ là chính quyền, công an, tòa án…
Công an sẵn sàng sai đám côn đồ, bọn bảo kê đi hành hung bất kỳ ai mà chính quyền cảm thấy không ưa, kẻ thường hay nêu ý kiến, thiếu‘vâng lời’. Đám “đầu trộm đuôi cướp” được công an, chính quyền ưu ái cho cái tên rất nhân dân, “Quần chúng tự phát”. Nên chẳng bao giờ ‘quần chúng tự phát’ bị pháp luật sờ gáy.
Công an không phải những tên anh chị có số má, nhưng có thẻ ngành, được đào tạo nghiệp vụ côn đồ từ cách gây gỗ, nói năng hỗn láo, đòn đánh buốt người, ói mật xanh nôn mật vàng... Đám côn đồ thật sự còn phải kiêng nể, học hỏi vì chúng vẫn chưa đủ lưu manh, hung hãn như công an.
Công an Việt Nam cũng luôn trong tư thế sẵn sàng ‘hóa thân’ thành côn đồ. ‘Đứa con’ được đẻ ra trong cuộc hôn nhân giữa công an - côn đồ do quỹ dữ làm chứng được gọi tên: “Côn an”.
Côn an có sở trường chuyên đi bảo kê cho bọn ăn cướp đội lốt doanh nghiệp, trạm thu phí BOT, kẻ nhiều tiền. Chúng chủ động gây gỗ, đánh người nào đòi sự công bằng.
Chúng có cùng tên, “Bọn xấu”.
Làm Ngơ Với Cái Xấu Để Sống Bình An
Một xã hội dưới sự cầm quyền của đảng toàn trị bất an ngày một nhiều thêm, nhưng chẳng được mấy người dám lên tiếng. Không ít người dám nói ra đã bị khép vào tội nói xấu chế độ, phản động, bị công an ‘mời’ lên đồn, gây khó dễ, chịu án tù nhiều năm vì tội, “chống lại chính quyền nhân dân”...
Vì thế mà rất nhiều lần hắn nhận được lời khuyên: Tại sao phải nói? Nói có được gì đâu ? Chuyện đó ai cũng biết? Ngu. Khi không rước nguy hiểm vào thân. Nhiều người kiên quyết hơn còn tỏ ra thờ ơ, xa lánh chuyện bất công.
Một sự thờ ơ, sợ hãi đến nhu nhược mà cứ nghĩ là cao thượng.
Đa phần người dân Việt đang sống trong hàng trăm nỗi bất an, mất tài sản, gặp tai nạn khi tham gia giao thông... làm sao thoát khỏi thực phẩm bẩn đang bủa vây.
Tuy nhiên,vẫn không thiếu kẻ biện minh cho sự chính đáng của đảng cộng sản mà họ có quyền lợi. Họ nhắm mắt, bịt tai để thốt lên, “Việt Nam nghèo nhưng an toàn.”.
Việt Nam, đất nước đang có nhiều vấn đề cần phải thay đổi, nhưng khốn thay người lãnh đạo cao nhất của quốc gia, Trọng lú lại phát biểu đầy vẻ tự hào, “Nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không?".
Kiểu phát biểu lên gân đám lâu la để kéo dài độc quyền cai trị.
Để rồi, Việt Nam vẫn ‘vững vàng’ tiến lên XHCN trong sự đảo điên.
Và chắc chắn rằng không một thể chế, triều đại nào trong lịch sử Việt Nam mà tham nhũng, tội phạm nhiều, ‘phổ cập’ như triều nhà Sản.
18.02.2019
Võ Ngọc Ánh
danlambaovn.blogspot.com
danlambaovn.blogspot.com
0 nhận xét