Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

TQ ở đâu trong thượng đỉnh Mỹ - Triều?

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019 17:21 // ,

Trong một thời gian dài, Triều Tiên luôn cần sự giúp đỡ của Trung Quốc để gây đối trọng với các nước trong tham gia đàm phán.
Những nhà nghiên cứu, bình luận các nước cũng khó khi dự đoán về tương lai Triều Tiên lựa chọn nghiêng hẳn về phía Trung Quốc hay nghiêng về phía Mỹ. Cũng có quan điểm, Triều tiên vận dụng ưu thế nhất định của mình là một nước nhỏ nên thực hiện chiến lược ngoại truyền thống để tạo ra ảnh hưởng, nước này cạnh tranh nước kia quan tâm đến mình.
Nhưng một điều khẳng định chắc chắn là Triều Tiên vẫn cần sự quan tâm, ủng hộ của Trung Quốc, một nước lớn có chung đường biên với mình, để gia tăng ảnh hưởng đòn bẩy trong những cuộc đàm phán với các nước chống lại mình.
Vai trò của Trung Quốc trong quan hệ Trung-Triều
Trong cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim, Trung Quốc không đóng vai trò chính trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim, cũng không kiến tạo các cơ hội cũng như tiến trình đàm phán, nhưng nỗ lực và ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên hiện tại và tương lai là rất lớn.
Động lực chủ yếu thúc đẩy chính sách của Trung Quốc đối với Triều Tiên trước hết là các lợi ích kinh tế, an ninh của chính bản thân Trung Quốc và bên cạnh đó là vấn đề để Trung Quốc giương đông kích tây có lợi cho chính trị của chính họ .
Nói về tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, đây cũng không phải mong muốn của Trung Quốc. Nếu cuộc gặp thượng đỉnh và hoạt động ngoại giao tiếp theo nghiêng về vấn đề này thì vai trò của Trung Quốc trong việc đạt được mục tiêu lịch sử này chắc chắn sẽ thay đổi
Trên mặt trận kinh tế, mặc dù cán cân thương mại hai bên nghiêng về phía Triều Tiên, Triều tiên có thể coi là thị trường tiềm năng của Trung Quốc. Nhưng một thị trường khu vực cởi mở và ổn định vẫn có lợi cho Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh Đông Bắc.
Triều Tiên có cảng biển thuận lợi cho Trung Quốc vận chuyển hàng hóa tới Nhật Bản và các nước Đông Nam Á. Được sử dụng cảng biển Raji không bị đóng băng ở Rason có thể rút ngắn các tuyến vận tải biển, tiết kiệm chi phí rất nhiều cho Trung Quốc. Từ Trung Quốc qua cảng này đến Nhật Bản, các thành phố ở phía nam và các nước khác ở Đông Nam Á, điều này có lợi cho Trung Quốc.
Hàng hóa, chủ yếu là gỗ xẻ, than đá và các vật liệu thô dùng trong xây dựng mà phần lớn đang chịu lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc dễ dàng được vận chuyển qua cảng Rajin. Do vậy, nếu việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc sẽ tạo ra cơ hội kinh doanh thuận lợi giữa khu vực đông bắc Trung Quốc và Triều Tiên.
Tuy nhiên, mối quan tâm hàng đầu của Trung Quốc hiện nay là sự ổn định trong khu vực, trong đó có việc đảm bảo sự an toàn thực sự của các thành phố biên giới của Trung Quốc và việc duy trì sự cân bằng chiến lược ở Đông Bắc Á.
Vì các lợi ích kinh tế và an ninh khu vực, Bắc Kinh và Mỹ chia sẻ lợi ích và tích cực ủng hộ việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Trong một thời gian dài, Triều Tiên bị cô lập khỏi cộng đồng quốc tế nên về khả năng thiếu hụt công nghệ hạt nhân ở Triều Tiên, đặc biệt là trong lĩnh vực an toàn và quản lý tai nạn hạt nhân đang gặp nhiều khó khăn.
Điều này được thể hiện vào tháng 9/2017, sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 6, khi một địa điểm thử hạt nhân của Triều Tiên bị sụp đổ làm dấy lên những quan ngại về khả năng tràn phóng xạ ra môi trường.
Muốn giữ được an ninh Triều Tiên phải phụ thuộc vào Trung Quốc?
Năm 1961, Trung Quốc và Triều Tiên đã ký Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau. Hiệp ước này quy định rằng hai nước có thể thực hiện mọi biện pháp cần thiết, kể cả hỗ trợ quân sự để chống lại bất kỳ quốc gia hay liên minh nào có thể tấn công một trong hai nước.
Điều đó có nghĩa là nếu rơi vào tình trạng chiến tranh, Trung Quốc được Triều Tiên trao cho quyền can dự vào bán đảo Triều Tiên. Quyền này cực kỳ quan trọng đối với Trung Quốc nhằm đảm bảo chính sách “3 không”: không chiến tranh, không bất ổn và không vũ khí hạt nhân.
Đồng thời, sự chuyển biến của Triều Tiên sẽ đóng vai trò đáng kể, quyết định thành công của Trung Quốc trong việc duy trì sự cân bằng chiến lược ở Đông Bắc Á và có lẽ ngay kể cả trong việc thay thế vai trò lãnh đạo của Mỹ đối với trật tự khu vực trong tương lai.
Mặc dù đã có Hiệp ước nhưng Trung Quốc nhưng chắc chắnTrung Quốc không buộc phải bảo vệ Triều Tiên trong bất kỳ cuộc xung đột nào do Bình Nhưỡng khởi xướng. Mặc dù Trung Quốc không thừa nhận quan hệ liên minh chính thức với Triều Tiên nhưng cộng đồng quốc tế nói chung vẫn đánh giá quan hệ Trung-Triều theo cách này.
Sự trỗi dậy và môi trường an ninh luôn thay đổi của Trung Quốc đã gây ra những cuộc tranh cãi trong giới học thuật Trung Quốc về việc liệu Trung Quốc có nên từ bỏ nguyên tắc không liên kết hay không.
Thực tế, Trung Quốc đã tăng cường trao đổi và hợp tác quân sự với một số nước đối tác của mình. Trung Quốc vẫn khẳng định quan hệ Trung-Triều là quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống không phải là quan hệ đối tác bình thường.
Điều này có thể làm xói mòn lòng tin của Triều Tiên vào Trung Quốc với tư cách là bên đảm bảo an ninh. Trong sâu thẳm, Triều Tiên vẫn không tin vào sự đảm bảo an ninh của Trung Quốc. Triển vọng ký kết về một hiệp ước hòa bình với Mỹ trong tương lai gần là điều Triều Tiên mong muốn.
Tại cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim lần 2 sắp tới, các chuyên gia dự đoán phía Mỹ sẵn sàng đưa ra tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên với những điều kiện nhất định, trong đó chắc chắn có việc xây dựng lộ trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Nếu ông Trump tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên, chắc chắn nước này vẫn cần sự hỗ trợ của Trung Quốc để gia tăng ảnh hưởng đòn bẩy trong những cuộc đàm phán tiếp theo.
Chúng ta hãy chờ xem!

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.