Tin khắp nơi – 03/02/2019
Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2019
15:18
//
Slider
,
Tin Thế giới
TT Trump: Đưa quân tới Venezuela là ‘một lựa chọn’
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng triển khai quân tới Venezuela là “một lựa chọn”.Trả lời phỏng vấn trên chương trình “Face the Nation” của kênh CBS hôm 3/2, ông Trump cũng cho biết đã từ chối đề nghị gặp của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.
Khi được hỏi điều gì sẽ buộc ông phải sử dụng quân đội Mỹ ở Venezuela, Tổng thống Trump dường như nói rằng khả năng đó đang được đặt trên bàn để cân nhắc, nhưng sau đó trả lời rằng “chắc chắn đó là một lựa chọn”.
Về câu hỏi liệu cá nhân ông có muốn đàm phán với ông Maduro để thuyết phục ông này rời chức hay không, ông Trump trả lời rằng “ông ta đề nghị gặp và tôi đã từ chối vì chuyện đi quá xa rồi”.
XEM THÊM:
TT Venezuela nhắc tới Việt Nam, cảnh báo Mỹ
Khi được hỏi thêm rằng là đề nghị đó được đưa ra khi nào, ông Trump nói rằng “một vài tháng trước”.
Sau khi người phỏng vấn nói tiếp rằng nhưng giờ đang xảy ra “một cuộc khủng hoảng”, Tổng thống Trump trả lời rằng “chúng ta phải chờ xem”.
Tổng thống Maduro hôm 30/1 cảnh báo rằng sự can thiệp của Hoa Kỳ vào nước ông “sẽ dẫn tới một Việt Nam mới tệ hơn họ tưởng”.
Trong một thông điệp đăng trên mạng xã hội bằng cả tiếng Anh và Tây Ban Nha, nhà lãnh đạo bị nhiều nước quay lưng kêu gọi người dân Mỹ “ủng hộ” mình nhằm ngăn chặn chính quyền của Tổng thống Donald Trump biến Venezuela “thành một Việt Nam ở khu vực Mỹ Latin”.
XEM THÊM:
Lãnh tụ đối lập Venezuela: Đừng đụng tới gia đình tôi
Trong một diễn biến khác, theo Reuters, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hôm 3/2 nói rằng các nước công nhận lãnh đạo tự xưng của Venezuela, ông Juan Guaido, đang gây thêm bất ổn cho Venezuela và đẩy hàng triệu người dân nước này vào cảnh khốn cùng.
Ông Cavusoglu cho rằng thay vì ủng hộ ông Guaido, các quốc gia đó nên nỗ lực thúc đẩy các cuộc đàm phán nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Venezuela.
Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã kêu gọi ông Maduro đứng vững trước điều ông miêu tả là “các diễn biến phản dân chủ”.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-%C4%91%C6%B0a-qu%C3%A2n-t%E1%BB%9Bi-venezuela-l%C3%A0-m%E1%BB%99t-l%E1%BB%B1a-ch%E1%BB%8Dn-/4770574.html
TT Trump và Chủ tịch Tập sắp gặp nhau ở Việt Nam?
Nguyên thủ Mỹ và Trung Quốc đang cân nhắc gặp nhau tại Việt Nam vào ngày 27 và 28/2, theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng.Tờ nhật báo của Hong Kong dẫn lời các nguồn thạo tin nói rằng Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình có thể gặp nhau tại thành phố Đà Nẵng để giải quyết các tranh chấp về thương mại.
Tin cho hay, cuộc gặp được ông Trump đề cập tới khi một phái đoàn thương mại Trung Quốc tới Washington thương thảo tuần trước.
Nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng ông nóng lòng gặp ông Tập một hoặc hai lần để tìm cách đạt một thỏa thuận về thương mại.
Theo tìm hiểu của phóng viên VOA tiếng Việt, trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 1/2, trước câu hỏi là cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập có diễn ra ở Trung Quốc hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng không trả lời trực tiếp.
Ông nói rằng “như Chủ tịch Tập Cận Bình đã viết trong lá thư gửi Tổng thống Trump, ông hy vọng sẽ giữ liên lạc chặt chẽ với Tổng thống Trump bằng nhiều cách”.
XEM THÊM:
TT Trump ám chỉ Việt Nam tổ chức cuộc gặp với ông Kim?
Bài báo của tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng về khả năng hai nhà lãnh đạo Mỹ – Trung gặp nhau ở Việt Nam đã được nhiều trang tin đăng lại. Chính quyền Hà Nội chưa có phát biểu nào về tin này.
Tờ báo cũng dẫn lời chuyên gia nói rằng Bắc Kinh có lẽ muốn tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh trên lãnh thổ Trung Quốc.
Tin trên được đăng tải giữa lúc Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai với lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un tại một nước châu Á vào cuối tháng này.
Tổng thống Trump hôm 31/1 dường như xác nhận các đồn đoán về việc Việt Nam sẽ tổ chức cuộc gặp giữa ông và ông Kim Jong Un.
Trong khi đó, tờ The Wall Street Journal đưa tin rằng trong cuộc gặp tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng hôm 31/1, phái đoàn Trung Quốc đã đề nghị ông Trump gặp ông Tập trên đảo Hải Nam của nước này, sau hội nghị thượng đỉnh với ông Kim.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-v%C3%A0-ch%E1%BB%A7-t%E1%BB%8Bch-t%E1%BA%ADp-s%E1%BA%AFp-g%E1%BA%B7p-nhau-%E1%BB%9F-vi%E1%BB%87t-nam-/4770685.html
Thảo luận chuẩn bị thượng đỉnh Trump – Kim
tại Bàn Môn Điếm
Minh AnhCác thảo luận chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Donald Trump và Kim Jong Un lần thứ hai có thể diễn ra ngay từ ngày mai, thứ Hai 04/02/2019, tại làng Bàn Môn Điếm, biên giới hai miền Triều Tiên.
Một nguồn tin ngoại giao Hàn Quốc thừa nhận với Yonhap rằng tuy « ngày giờ và địa điểm cho các cuộc đối thoại chưa được thông báo, nhưng Bàn Môn Điếm dường như là điểm hợp lý nhất cho đến lúc này ». Cũng theo nguồn tin trên, các cuộc thảo luận rất có thể sẽ bắt đầu ngay từ ngày mai.
Ông Stephen Biegun, đặc sứ Hoa Kỳ về Bắc Triều Tiên, đến Hàn Quốc ngày Chủ Nhật 03/02/2019. Cuộc họp có thể kéo dài hơn một ngày do đôi bên vẫn còn nhiều vấn đề phải đề cập đến trước khi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh lần hai giữa hai lãnh đạo Mỹ – Bắc Triều Tiên.
Yonhap nhắc lại, Bàn Môn Điếm từng là nơi diễn ra cuộc họp trù bị giữa ông Stephen Biegun và đồng nhiệm Bắc Triều Tiên Choe Sun Hui để chuẩn bị cho thượng đỉnh Donald Trump và Kim Jong Un lần thứ nhất được tổ chức ở Singapore vào tháng 6/2018. Lần này, ông Biegun cho biết sẽ gặp đồng nhiệm mới Bắc Triều Tiên là Kim Hyok Chol.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190203-thao-luan-chuan-bi-thuong-dinh-trump-%E2%80%93-kim-tai-ban-mon-diem
Dân biểu Tulsi Gabbard
tuyên bố tranh cử tổng thống Hoa Kỳ 2020
Bà Tulsi Gabbard – Ảnh: CBS NewsHonolulu, Hawaii – Theo tin từ đài CBS, dân biểu Dân Chủ Tulsi Gabbard đã tuyên bố tranh cử tổng thống và bà bắt đầu với bài diễn văn ở Honolulu.
Được biết đến với quan điểm chính sách đối ngoại gây tranh cãi, Gabbard cho biết bà sẽ chấm dứt các cuộc chiến tranh lấy đi quá nhiều sinh mạng, và tác động xấu đến an ninh Hoa Kỳ của các nhóm khủng bố như al Qaeda. Bà Gabbard cho rằng các chính trị gia đã xem thường sự hy sinh của các binh sĩ và gia đình họ, trong khi mỗi người dân Hoa Kỳ phải đóng góp hàng triệu Mỹ kim cho các cuộc chiến.
Trong bài diễn văn, bà Gabbard chỉ ra những phẩm chất mà bà được học hỏi được khi tham gia quân đội, do đó bà sẽ vận dụng những phẩm chất này sau khi đắc cử. Ngoài ra, bà Gabbard nhấn mạnh bà sẽ mang theo tinh thần của người Hawaii vào Tòa Bạch Ốc. Bà Gabbard đọc bài phát biểu một ngày sau khi thượng nghị sĩ Dân Chủ Cory Booker tuyên bố tranh cử.
Năm 2002, bà Gabbard được bầu vào cơ quan lập pháp tiểu bang Hawaii khi chỉ mới 21 tuổi, bà trở thành người phụ nữ trẻ nhất được bầu vào cơ quan lập pháp tiểu bang trong lịch sử Hoa Kỳ vào thời điểm đó. Tuy nhiên, năm 2004, bà từ chức và tình nguyện tham chiến tại Iraq trong hai năm. Năm 2012, bà Gabbard được bầu vào Hạ viện Hoa Kỳ.
Bà xuất thân từ một gia đình đa văn hóa, đa tôn giáo và là người theo đạo Hindu giáo đầu tiên được bầu vào Quốc hội. Bà Gabbard từng bị chỉ trích mạnh mẽ vì những quan điểm về Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Trong thời gian gần đây, bà Gabbard khiến dư luận dậy sóng, vì chỉ trích Tổng thống Trump o bế Saudi Arabia sau khi Hoa Kỳ tuyên bố sát cánh với nước này, bất chấp mọi thông tin tình báo cho rằng Hoàng tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman có liên quan đến vụ sát hại ký giả Jamal Khashoggi. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/dan-bieu-tulsi-gabbard-tuyen-bo-tranh-cu-tong-thong-hoa-ky-2020/
Thống đốc Virginia khẳng định ông không xuất hiện
trong bức ảnh kỷ yếu mang tính phân biệt chủng tộc
Virginia – Theo tin từ đài CBS, trong cuộc họp báo vào hôm thứ Bảy (2 tháng 2), Thống đốc tiểu bang Virginia Ralph Northam tuyên bố, ông không xuất hiện trong bức ảnh phân biệt chủng tộc trong cuốn kỷ yếu trường y mà truyền thông đưa tin vào hôm thứ Sáu.Giám đốc truyền thông của ông Northam, ông Ofirah Yheskel nói với CBS News rằng, vị thống đốc sẽ không từ chức. Trước đó, truyền thông đưa tin về bức ảnh chụp một người bôi đen mặt đứng cạnh một người mặt trang phục Ku Klux Klan (gọi tắt là KKK), trên trang kỷ yếu của ông Northam.
Hôm thứ Sáu, ông Northam đã lên tiếng thừa nhận ông xuất hiện trong bức ảnh. Tuy nhiên, một ngày sau đó, ông Northam lại nói rằng ông không phải là một trong hai nhân vật trong bức ảnh kỷ yếu. Ngoài ra, ông Northam cho rằng đây là bức ảnh phân biệt chủng tộc và mang tính chất xúc phạm.
Ông Norham khẳng định ông nhìn thấy quyển kỷ yếu lần đầu tiên vào hôm thứ Sáu, và ông không biết bức ảnh nằm cùng một trang kỷ yếu với bức ảnh của ông. Trả lời trước phóng viên, ông Northam cho biết ông không mua quyển kỷ yếu, hay tham gia vào quá trình làm kỷ yếu. Ông Northam thừa nhận lời ông nói nghe có vẻ khó tin, nhưng ông đã nói chuyện với một người bạn cũ, và người này cho biết một số bức ảnh trong quyển kỷ yếu bị sắp xếp nhầm trang. Ngoài ra, ông Northam nói thêm rằng ông đã nộp ba bức ảnh xuất hiện được in trong trang kỷ yếu, nhưng không phải bức ảnh chụp hai người bôi đen mặt và mặc trang phục KKK.
Thống đốc tiểu bang Virginia cho biết ông sẽ giành lại niềm tin của đảng Dân Chủ “thông qua lời nói,” đồng thời làm rõ mọi chuyện. Tuy nhiên, ông Northam sẽ xem xét từ chức nếu các bên cảm thấy sự việc không thể cứu vãn được nữa.
Kể từ khi truyền thông đưa tin về bức ảnh kỷ yếu, nhiều đảng viên Dân Chủ và Cộng Hòa đã yêu cầu ông Northam từ chức. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/thong-doc-virginia-khang-dinh-ong-khong-xuat-hien-trong-buc-anh-ky-yeu-mang-tinh-phan-biet-chung-toc/
Google ‘trả tiền phạt ở Nga’
Google vừa trả tiền phạt 500.000 ruble (7.520 đôla) vì không chịu gỡ đường dẫn đến các trang “vi phạm luật pháp” của Nga, theo báo chí Nga.Người phát ngôn cơ quan kiểm soát viễn thông Roskomnadzor, Vadim Ampelonsky, nói với truyền thông Nga hôm 1/2.
Roskomnadzor nói họ ra lệnh phạt vì Google không tuân thủ một đạo luật ra tháng 10/2018, yêu cầu các trang tìm kiếm ngăn chặn nội dung bị Nga cho là phi pháp.
Nhưng Google bỏ qua danh sách ‘đen’ của chính phủ, dẫn tới lệnh phạt tháng 11 năm ngoái.
Roscomnadzor cảnh cáo nếu Google tiếp tục bỏ qua luật pháp Nga, Nga có thể tiếp tục phạt 700.000 ruble.
Mới đây, hạ viện Nga, Duma Quốc gia, đã thảo luận một dự luật, mà nếu thông qua, có thể cấm công dân Nga đăng “tin giả” và bày tỏ phê phán chính phủ.
Các tác giả dự luật nói luật này sẽ giúp công dân Nga tránh “tin giả”.
Nhưng giới chỉ trích lo ngại luật sẽ là cớ để ngăn cấm tự do ngôn luận trên mạng.
Nga cũng đang cố gắng bắt buộc các hãng truyền thông xã hội lưu trữ dữ liệu trên máy chủ đặt ở Nga.
Roskomnadzor đã thường cảnh cáo Twitter và Facebook rằng hai hãng có thể bị cấm tại Nga nếu không tuân thủ luật năm 2014 yêu cầu các mạng xã hội lưu trữ dữ liệu công dân Nga ở nước này.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-47108885
Yêu cầu sinh viên không dùng tiếng TQ,
giảng viên Mỹ mất chức
Một Trưởng khoa của Đại học Y Duke phải từ chức vì bị tố phân biệt đối xử với sinh viên quốc tế khi yêu cầu họ không dùng tiếng Trung trong trường.Reuters ngày 27/1 đưa tin, trưởng khoa của Đại học Y Duke, Bắc Carolina, Mỹ đã phải nghỉ việc, một ngày sau khi bà bị các sinh viên tố cáo trên phương tiện truyền thông xã hội vì đã gửi một email nói rằng sinh viên Trung Quốc nên nói tiếng Anh trong khuôn viên trường.
The Chronicle dẫn thông báo của trường cho biết, quyết định để bà Megan Neely rời khỏi vị trí Trưởng khoa nghiên cứu sau đại học của chương trình đào tạo thạc sĩ ngành sinh học, Trường Đại học Y Duke “có hiệu lực ngay lập tức”.
Theo email mà bà Neely – người hiện đang là trợ lý Giáo sư về sinh học và tin sinh học [lĩnh vực khoa học sử dụng các công nghệ của các ngành toán học ứng dụng, tin học, thống kê, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo, hóa học và hóa sinh để giải quyết các vấn đề sinh học-ND], hai giảng viên trong khoa đã tới gặp bà để phàn nàn về việc một số sinh viên năm thứ nhất nói tiếng Trung (mà theo mô tả của họ là rất ầm ĩ) trong khuôn viên trường.
Hai giảng viên này muốn có ảnh của các sinh viên nói trên để nhận diện họ khi họ đến phỏng vấn thực tập hoặc yêu cầu hỗ trợ dự án học tập.
“Tôi khuyến khích các bạn cam kết sử dụng tiếng Anh 100% thời gian”, Neely viết trong email gửi cho các sinh viên trong chương trình đào tạo thạc sĩ. Theo bà Neely, các giảng viên cảm thấy phiền lòng vì sinh viên “quá bất lịch sự khi trò chuyện mà không phải ai trong khuôn viên trường có thể hiểu được”.
Ảnh chụp màn hình email của bà Neely đã được nhiều sinh lan truyền trên mạng xã hội hôm 26/1, sau đó, một số sinh viên đã gửi đơn thỉnh cầu kêu gọi nhà trường tiến hành điều tra những gì mà họ gọi là “hành động phân biệt đối xử với sinh viên quốc tế”.
Ngay sau vụ việc, Hiệu trưởng Đại học Y Duke Mary E. Klotman đã gửi thư xin lỗi các sinh viên bị bà Neely gửi mail nhắc nhở không nói tiếng Trung Quốc và khẳng định rằng các sinh viên “hoàn toàn không bị giới hạn hay hạn chế” đối với ngôn ngữ họ lựa chọn sử dụng trong khuôn viên trường.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/26089-yeu-cau-sinh-vien-khong-dung-tieng-tq-giang-vien-my-mat-chuc.html
Hiệu trưởng ở Indiana
bị buộc tội lừa bảo hiểm đã từ chức
Indiana – Theo đài NBC và WTHR of Indianapolis đưa tin hôm thứ Sáu (1 tháng 2), hiệu trưởng một trường học ở Indiana đã từ chức, sau khi bà bị bắt vào tháng 1 vì sử dụng tên của con trai bà để giúp một học sinh được chăm sóc y tế.Theo đài WTHR, tại cuộc họp hội đồng quản trị, nhà trường thông báo hiệu trưởng Casey Smitherman của trường Elwood Community School Corporation đã từ chức. Theo văn bản của tòa án vào tháng 1, bà Simitherman (48 tuổi) bị bắt vì tội lừa đảo bảo hiểm, giả mạo danh tánh, lừa đảo ghi danh bảo hiểm và vi phạm hành chính. Theo đài WTHR, bà Smitherman đã đồng ý tham gia chương trình cải huấn, đổi lại, các cáo buộc sẽ được dỡ bỏ trong thông tin cá nhân của bà, nếu bà không phạm tội cho đến năm sau.
Cảnh sát ở Elwood cho biết họ nhận được tin báo bà Smitherman đã đưa một học sinh 15 tuổi đi cấp cứu y tế vào ngày 9 tháng 1, sau khi thiếu niên này nghỉ học vì bị đau họng. Công tố viên quận Madison Rodney Cummings nói với đài NBC News rằng, bà Smitherman đưa học sinh này đến phòng cấp cứu, nhưng lại không được tiếp nhận vì bà không phải là người giám hộ. Sau đó, bà Smitherman đã đưa học sinh này đến bệnh viện St. Vincent Med, và dùng bảo hiểm của bà để học sinh này được kiểm tra sức khỏe dưới tên của con trai bà. Bà Smitherman khai nhận với cảnh sát rằng bà lo lắng vì học sinh này không đi học, bà đã đến nhà và thấy học sinh này bị ốm. Bà cho biết sau khi rời phòng cấp cứu, bà đã đến quầy thuốc CVS Pharmacy để lấy Amoxicillin bằng bảo hiểm và tên con trai của bà.
Theo văn bản lời khai, bà Smitherman tự nguyện trình diện ở Sở Cảnh sát Elwood vào ngày 17 tháng 1, để cung cấp lời khai.
Tờ báo Indianapolis Star đưa tin bà Smitherman đã đưa ra thông cáo với truyền thông, rằng bà sẽ từ chức, một trong những lý do là vì bà đã thu hút sự chú ý tiêu cực đối với cộng đồng dân cư. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hieu-truong-o-indiana-bi-buoc-toi-lua-bao-hiem-da-tu-chuc/
Một công ty Mỹ mở trại huấn luyện
cho an ninh Trung Quốc tại Tân Cương ?
Minh AnhDoanh nghiệp Mỹ Frontier Services Group FSG, do nhà sáng lập tập đoàn lính đánh thuê Blackwater thành lập ở Hồng Kông, dường như có tham gia vào một dự án xây trại huấn luyện quân sự cho các lực lượng an ninh Trung Quốc tại vùng Tân Cương.
Đây là khu vực mà chính quyền Bắc Kinh cho là ẩn chứa nhiều rủi ro hình thành khủng bố. Khu vực này còn được biết đến là nơi có nhiều trại « cải tạo », giam giữ hàng trăm nghìn người Duy Ngô Nhĩ và nhiều sắc tộc Hồi Giáo địa phương khác.
Từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy giải thích :
« Theo thông cáo báo chí công bố ngày 22/01/2019, dự án xây dựng trung tâm huấn luyện quân sự tại vùng Tân Cương đã được ký kết vào ngày 11/01 tại Bắc Kinh, giữa thành phố Tumxuk và các đại diện của tập đoàn CITIC Group của Trung Quốc.
Chỉ có điều CITIC là một trong những cổ đông chính của hãng Frontier Services Group, do ông Erik Prince, một cựu sĩ quan lực lượng đặc nhiệm của Hải quân Mỹ (Navy Seal) thành lập tại Hồng Kông. Ông này cũng là nhà sáng lập công ty chuyên cung cấp lính đánh thuê Blackwater, được công chúng biết đến nhiều vì trách nhiệm của ông trong một vụ thảm sát người dân tàn khốc ở Bagdad năm 2007.
Theo truyền thông Trung Quốc được Reuters trích dẫn, Frontier dường như cam kết đầu tư 40 triệu nhân dân tệ, tức khoảng hơn 5 triệu euro, cho trung tâm này nhằm đào tạo khoảng 8.000 người/năm. Thế nhưng, hôm thứ Sáu, 01/02/2019, phát ngôn viên của FSG ra thông cáo nêu rõ đây là một công bố nhầm. Còn Erik Prince khẳng định không hay biết gì về ʺthỏa thuận sơ bộʺ đó.
FSG chưa bao giờ giấu giếm ý định làm ăn với các doanh nghiệp và chính quyền Trung Quốc. Hồi tháng 05/2017, Frontier thông báo có tham gia vào việc mở trại huấn luyện bán quân sự ở Bắc Kinh, đồng thời khẳng định rằng vào thời điểm đó, đây là một trại huấn luyện lớn nhất kiểu này ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190203-mot-cong-ty-dao-tao-nhan-vien-an-ninh-my-mo-trai-huan-luyen-tai-tan-cuong
2 người Canada kể về thời gian bị giam tại Trung Quốc
By Jessica MurphyBBC News, TorontoCặp vợ chồng người Canada Kevin và Julia Garratt bị bắt giam tại Trung Quốc vào năm 2014 và bị buộc tội gián điệp trong bối cảnh hận thù leo thang giữa Canada và Trung Quốc và các cáo buộc giam giữ người của nhau để trả thù.
Hai vợ chồng nhà Garratt nói với BBC về thời gian ở tù của họ – và làm sao họ đã trở được về nhà.
Kevin Garratt nhớ rất rõ đêm ông và Julia bị bắt ở Đông Bắc Trung Quốc.
Ông nhớ lại việc bị kéo đi khỏi vợ khi họ đi qua sảnh của một nhà hàng ở tầng dưới, và bị đẩy vào phía sau chiếc xe mui kín màu đen chứa đầy những sĩ quan vạm vỡ.
Ông nghĩ toàn bộ sự việc là một lầm lẫn khủng khiếp nào đó.
Tại sao Mỹ phải mất hơn 1 thập kỷ mới truy tố Huawei?
Tại sao công ty Huawei gặp quá nhiều rắc rối?
Trump có thể can thiệp vụ kiện Mạnh Vãn Chu
Julia, bị buộc vào một chiếc xe riêng, thấy mình run rẩy vì sợ hãi và sốc trước sự kiện bất ngờ, trong khi chiếc xe lao vào bóng tối.
Bà nghĩ: “Đây sẽ là đêm cuối cùng trong đời mình.”
“Tôi không nghĩ rằng mình đã từng cảm thấy sợ hãi và hoảng loạn đến độ như vậy trước đó. Và cũng chỉ thấy buồn cho gia đình và các con tôi, vì không có cảnh báo nào trước, và sẽ không có cơ hội để nói lời tạm biệt.”
Gia đình nhà Garratts đã sống ở Trung Quốc từ năm 1984, và từ năm 2008 mở một quán cà phê được khách nước ngoài và khách du lịch phương Tây ở Đan Đông, một thành phố ở biên giới Bắc Triều Tiên, rất ưa chuộng, trong khi vẫn tiếp tục thực hiện công việc từ thiện của Kitô giáo.
Nhưng điều mà cả hai không biết, là vào đầu năm 2014 và cách nơi họ ở hàng ngàn dặm, chính quyền Mỹ đã tung ra một chiến dịch truy quét gián điệp không gian mạng Trung Quốc. Một trong những người đàn ông trong tầm ngắm của họ là Su Bin, một cư dân Trung Quốc làm việc tại Canada.
Tháng 6 năm đó, chính quyền Canada bắt Su, người bị buộc tội ăn cắp dữ liệu về các dự án quân sự và bán cho Trung Quốc, để dẫn độ về Mỹ.
Trong khi Trung Quốc phủ nhận cáo buộc này, các quan chức và quan sát viên của Canada tin rằng việc bắt giữ hai vợ chồng Garratts là một vụ bắt giam ăn miếng trả miếng và một nỗ lực gây áp lực buộc Canada phải trả tự do cho Su.
Đại sứ Canada tại Bắc Kinh lúc bấy giờ, Guy Saint-Jacques, mô tả hai vợ chồng Garratt là “một vài nhà truyền giáo người Canada đã ở Trung Quốc 30 năm làm việc thiện”.
Ông nói với BBC rằng việc họ bị bắt “là trường hợp đầu tiên cho chúng tôi thấy sự trả đũa rõ ràng cho điều gì đó đã xảy ra ở Canada”.
Khi gặp các đối tác tại Bộ Ngoại giao về vụ án, Saint-Jacques nhớ lại: “Họ không bao giờ nói ra trực tiếp ‘chúng ta hãy trao đổi.’ Nhưng rất rõ ràng đây là những gì họ muốn. “
Vào đêm bị bắt giữ – khởi đầu của những tháng ngày bị giam cầm của hai vợ chồng Garratts – họ được một người bạn của một người bạn mời đi ăn tối, họ nói với cặp vợ chồng này là muốn nói về con gái họ đang đi du học ở Canada.
Nhưng một cái gì đó về bữa ăn tối này có vẻ kỳ lạ.
“Nó không có vẻ chân thật và người con gái không bao giờ đến”, Kevin nói.
Julia nói rằng chỉ sau đó họ mới nhận ra toàn bộ buổi tối là một sự dàn dựng cho vụ bắt giữ họ.
“Việc bắt giữ chúng tôi đã được suy nghĩ rất kỹ lưỡng và lên kế hoạch trước. Chúng tôi hoàn toàn không nghi ngờ gì,” bà nói.
Vào tháng 12, giám đốc điều hành viễn thông Trung Quốc, bà Mạnh Vãn Chu, 46 tuổi, bị giam giữ tại Vancouver vì cáo buộc vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Tuần này, Hoa Kỳ đã đệ đơn tố cáo Huawei và bà Mạnh, và đang tìm cách dẫn độ bà. Cả Huawei và bà Mạnh đều bác bỏ các cáo buộc.
Sau vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu là những mối đe dọa về “hậu quả nghiêm trọng” từ Trung Quốc nếu người thừa kế công nghệ và giám đốc tài chính tại Huawei, công ty tư nhân lớn nhất của Trung Quốc, không được trả tự do.
Vào giữa tháng 12, hai người Canada – nhà cựu ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor – đã bị bắt giữ tại Trung Quốc với cáo buộc làm tổn hại an ninh quốc gia.
Đức xem xét cấm Huawei lập mạng 5G
Nhà sáng lập Huawei phủ nhận rò rỉ tin cho TQ
Giống như trong trường hợp của hai vợ chồng Garratts, việc giam giữ họ bị nhiều nhà phân tích Trung Quốc xem là một sự trả thù.
Kinh nghiệm của vợ chồng Garratts trong nhà tù Trung Quốc tương đương với những gì giới chức Canada và những người khác gợi ý là cảnh Kovrig và Spavor đang trải qua – bị nhốt trong một căn phòng có đèn chiếu sáng cả ngày lẫn đêm, và những cuộc thẩm vấn hàng ngày.
“Tôi không biết những gì họ đã làm hoặc không làm, nhưng tôi biết những gì họ đang phải trải qua trong lúc này,” Julia nói.
Vợ chồng Garratts nói rằng họ không bao giờ bị tổn hại về thể xác nhưng bị lính gác theo dõi suốt ngày đêm và phải yêu cầu những nhu yếu phẩm cơ bản nhất khi cần.
“Bạn muốn uống nước, họ phải đi lấy cho. Đánh răng, họ cũng đi lấy bàn chải cho bạn. Thủ tục được xếp đặt để tạo sự sợ hãi và kiểm soát bạn, “Kevin nói.
Huawei tuyên bố sa thải Vương Vệ Tinh
Huawei: TQ nổi giận vụ Mạnh Vãn Chu bị bắt
Julia cho biết trong vài đêm đầu tiên, bà đắp chăn lên mắt để chặn ánh sáng, nhưng người bảo vệ kéo nó xuống.
“Tôi nghĩ: ‘Đó là một quy tắc, tôi không thể che mặt để ngủ trong bóng tối, họ cần cho ánh sáng chiếu vào mặt tôi.’ Họ có quy tắc rất nghiêm ngặt. “
Họ cũng trải qua các cuộc thẩm vấn hàng ngày kéo dài có khi đến sáu giờ đông hồ.
Những cuộc bắt giữ ăn miếng trả miếng
• Khoảng 200 người Canada bị bắt giữ tại Trung Quốc
• Trường hợp của Michael Spavor, Michael Kovrig và Robert Lloyd Schellenberg có thể liên quan đến sự nổi giận của Trung Quốc khi bà Mạnh Vãn Chu bị bắt giữ
• Kovrig, một nhà ngoại giao nghỉ phép, và Spavor, một doanh nhân có quan hệ mật thiết với Triều Tiên, bị cáo buộc tham gia vào các hoạt động gây tổn hại đến an ninh quốc gia Trung Quốc
• Schellenberg bị kết án vào năm ngoái về tội buôn lậu ma túy và bị kết án tử hình vào tháng 1
• Canada đã cáo buộc Trung Quốc “hành động tùy tiện” trong tuyên án tử hình Schellenberg
• Nước này đã cập nhật tư vấn du lịch cho Trung Quốc sau khi Schellenberg bị tuyên án, kêu gọi người dân phải thận trọng do có nguy cơ “thực thi luật pháp địa phương tùy tiện”
Các thẩm vấn viên của hai vợ chồng Garretts đã có một thập kỷ chi tiết về thời gian họ sống ở Trung Quốc, những chuyến đi của họ, và hỏi đi hỏi lại về những chi tiết vụn vặt trong hoạt động của họ – tại sao, khi nào và ở đâu. Và họ gặp gỡ những ai.
“Họ sẽ hỏi những câu hỏi tương tự hai tháng sau đó và so sánh các câu trả lời,” Julia nói. “Nó rất, rất mệt mỏi.”
Khoảng bốn năm sau, hai vợ chồng Garretts ghi lại kinh nghiệm của họ trong một cuốn sách “Two Tears on the Window” – Hai giọt nước mắt trên cửa sổ – được xuất bản vào tháng 11.
Là các Kitô hữu sùng đạo, họ nói lời cầu nguyện và sự hỗ trợ của cả gia đình và cộng đồng nhà thờ rộng lớn hơn đã giúp họ vượt qua thời gian bị giam giữ.
“Tôi có cảm giác rằng sự an bình của tôi không thể bị đánh cắp, tự do thực sự của tôi không thể bị đánh cắp. Và tôi nghĩ rằng suy nghĩ này cho mình một tâm trạng thoải mái, ” Julia nói.
Julia được tại ngoại vào tháng 2 năm 2015, chờ ngày xét xử. Vào tháng 1 năm 2016, khi vẫn bị giam giữ, Kevin bị buộc tội ăn cắp bí mật nhà nước.
Một tháng sau, Su từ bỏ dẫn độ và đến Mỹ, nơi vào tháng 3, ông ta đã nhận tội đột nhập vào các nhà thầu quốc phòng lớn của Mỹ, đánh cắp tài liệu quân sự nhạy cảm và gửi những tài liệu này đến Trung Quốc.
Đại sứ Canada Saint-Jacques nói rằng giới chức Trung Quốc dường như bị bất ngờ trước quyết định của Su trong việc thỏa thuận với giới chức Mỹ.
Ông tin rằng bước ngoặt của sự kiện, kết hợp với chuyến thăm Trung Quốc của Justin Trudeau, trong thời gian đó, Thủ tướng mới đắc cử của Canada nêu lên trường hợp của Kevin, là công cụ đảm bảo cho việc Kevin được trả tự do.
Kevin bị trục xuất đến Canada vào tháng 9 năm 2016 sau 775 ngày bị giam giữ tại Trung Quốc và đoàn tụ với Julia, đã rời khỏi nước này vào đầu năm đó.
Trong khi đó, trường hợp của bà Mạnh Vãn Chu tiếp tục làm căng thẳng mối quan hệ của Trung Quốc với Canada và Mỹ.
Giới chức Trung Quốc đã gọi việc bắt bà là một “sai lầm nghiêm trọng”, cáo buộc Canada về tiêu chuẩn kép và “chủ nghĩa tự cao tự đại và quyền lực tối cao của phương Tây”.
Bà Mạnh Vãn Chu được tại ngoại và bị quản thúc tại Vancouver, nơi bà có nhiều tài sản. Bà sẽ ra tòa vào ngày 6 tháng 3, nhưng vụ án có thể kéo dài trong nhiều năm.
Việc bà Mạnh bị bắt xẩy ra trong bối cảnh sự giám sát ngày càng tăng ở các nước phương Tây với Huawei, công ty hàng đầu thế giới về cơ sở hạ tầng viễn thông, đặc biệt là thế hệ mạng điện thoại di động tiếp theo, được gọi là 5G.
Mối lo ngại về bảo mật công nghệ của công ty đã tăng lên, đặc biệt là ở Mỹ, Anh, Canada, Úc và Đức, vì nỗi lo sợ sản phẩm của họ có thể được sử dụng để làm gián điệp, một cáo buộc mà Huawei phủ nhận.
Hãng ZTE của TQ ‘có thể gây hại cho an ninh Anh Quốc’
Mạnh Vãn Chu là ai và sao không mang họ bố?
Trong tranh chấp ngoại giao, Canada đã nỗ lực tập hợp các đồng minh quốc tế đứng về phe mình.
Đầu tháng này, hơn 140 nhà ngoại giao – bao gồm Saint-Jacques – và nhiều học giả đã ký một bức thư ngỏ tới Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi trả tự do cho Kovrig và Spavor.
Canada cũng sa thải đại sứ John McCallum vào Chủ nhật sau những bình luận gây tranh cãi mà ông đưa ra về trường hợp dẫn độ của bà Mạnh Vãn Chu.
Đối với gia đình Garratts, mặc cho tầm quan trọng quốc tế của các trường hợp giống như của họ, điều quan trọng cần nhớ là nhiều cá nhân và gia đình của họ đã bị cuốn vào cuộc tranh chấp.
“Tổn hại về mặt con người rất lớn. Đó là thiệt hại lớn nhất mà những cá nhân bị trực tiếp ảnh hưởng phải trả, những liên quan thật bất công bởi những điều lớn lao này, ” Julia nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47053186
Hàng vạn người biểu tình,
Maduro muốn bầu cử Quốc hội sớm
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đề xuất bầu cử Quốc hội sớm, tìm cách củng cố sự cai trị của ông sau khi một vị tướng đi theo phe đối lập và hàng vạn người xuống đường phản đối chính phủ.Có kế hoạch biểu tình lớn ở Venezuela
Diễn biến Venezuela gửi thông điệp gì cho VN?
Venezuela: ‘Lương mua được hai quả trứng’
Theo Reuters, khi áp lực trong nước và quốc tế buộc ông Maduro phải từ chức, một vị tướng không quân tuyên bố từ bỏ ông Maduro trong một video, bày tỏ lòng trung thành với người đứng đầu Quốc hội và là tổng thống lâm thời Juan Guaidó.
Sự trợ giúp của quân đội rất quan trọng đối với ông Maduro, người vốn không được lòng dân, phần lớn là do một cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có khiến hàng triệu người dân phải rời bỏ đất nước. Maduro tuyên bố ông là nạn nhân của cuộc đảo chính do Hoa Kỳ chỉ đạo.
Trong bài phát biểu trước những người ủng hộ, ông Maduro cho biết, Quốc hội Lập hiến do chính phủ kiểm soát sẽ tranh luận về việc kêu gọi bầu cử Quốc hội trong năm nay.
Ông Guaidó kêu gọi tổ chức cuộc bầu cử tổng thống mới, công bằng sau cuộc bầu cử gây tranh cãi mà ông Maduro thắng cử.
“Quý vị muốn bầu cử sớm? Chúng tôi sắp có cuộc bầu cử Quốc hội,” ông Maduro nói trong cuộc tuần hành ủng hộ chính phủ ở Caracas. Sự kiện được tổ chức để kỷ niệm 20 năm cố lãnh đạo xã hội chủ nghĩa Hugo Chavez nhậm chức tổng thống.
Thông cáo của nghị sĩ đối lập Armando Armas viết rằng đề xuất đưa ra cuộc bầu cử Quốc hội dự kiến vào năm 2020 chỉ là thêm một hành động khiêu khích.
Tổng thống tạm thời Juan Guaidó của Venezuela kêu gọi hàng chục ngàn người ủng hộ tụ tập biểu tình trên toàn quốc.
Các cuộc biểu tình ngày thứ Bảy 2/2 được tổ chức nhằm tăng sức ép lên Tổng thống Nicolás Maduro buộc ông từ chức và tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống sớm.
Ông Guaido tự tuyên bố mình là tổng thống tháng trước và ngay lập tức được Mỹ và vài nước Mỹ-Latinh công nhận.
Nga và Trung Quốc ủng hộ Tổng thống Maduro.
Nhiều nước châu Âu ra thời hạn cho Tổng thống Maduro phải tuyên bố cuộc bầu cử mới trước Chủ nhật này. Nếu ông không đáp ứng, họ sẽ cùng các quốc gia khác công nhận ông Guaidó là tổng thống tạm thời của Venezuela.
Sự ủng hộ của quân đội được coi là chủ chốt cho khả năng tiếp tục nắm quyền của ông Maduro.
Hôm thứ Bảy, một vị tướng Không quân cao cấp tuyên bố ủng hộ ông Guaidó trong một video đăng trên Twitter.
Tướng Francisco Yanez, người phụ trách kế hoạch chiến lược không quân, kêu gọi các thành viên khác trong quân đội cùng bỏ quân đội với ông. Hiện chưa rõ video này được quay ở đâu và khi nào.
Đáp lại, chỉ huy trưởng Lực lượng Không quân cáo buộc ông đã phản quốc.
Trong khi đó, ông Guaidó cho biết ông đã có các cuộc gặp bí mật với phía quân đội để dành sự ủng hộ của họ nhằm lật đổ ông Maduro.
Venezuela: Tại sao một số nước ủng hộ Maduro?
TQ lo ngại tiền đầu tư vào Venezuela thời Maduro
Ông nói ông đã gặp Trung Quốc để hy vọng cải thiện quan hệ với nước này.
Trong phát biểu được tờ South China Morning Post đăng hôm thứ Bảy, ông Guaidó nói ông muốn có một mối quan hệ “có hiệu quả và hai bên cùng có lợi” với Trung Quốc. Ông nói thêm rằng ông đã sẵn sàng tham gia đàm phán “sớm nhất có thể”.
Cũng trong ngày thứ Bảy, Tổng thống Maduro dự kiến sẽ tham dự một cuộc mít tinh để tưởng niệm người tiền nhiệm của ông, cố tổng thống và đại tướng quân đội Hugo Chavez.
Ông Guaidó đã nói gì?
Trong bài phát biểu tại Đại học Trung ương của Venezuela hồi đầu tuần, ông Guaidó kêu gọi mọi người xuống đường phản đối việc Tổng thống Maduro từ chối chuyển giao quyền lực.
“Hãy tiếp tục biểu tình,” ông nói trước đám đông sinh viên, bác sỹ và y tá, “Hãy tiếp tục xuống đường.”
Ông Guaidó cũng kêu gọi người dân Venezuela tập trung để tham gia các cuộc biểu tình mới yêu cầu “viện trợ nhân đạo”, trong đó có thực phẩm và thuốc men, phải được trao tới những người dân đang sống cơ cực trong khủng hoảng.
Venezuela rồi sẽ ra sao với hai tổng thống?
Phe đối lập Venezuela ‘gặp gỡ quân đội’
Hôm thứ Tư, hàng ngàn người ủng hộ ông Guaidó xuống đường ở thủ đô Caracas và vài thành phố khác trên khắp Venezuela. Họ kêu gọi quân đội ngừng ủng hộ Tổng thống Maduro và cho phép đưa viện trợ nhân đạo vào nước này.
Ông Guaidó, người đứng đầu Quốc hội Venezuela, nói hiến pháp cho phép ông được nắm quyền tạm thời khi tổng thống được coi là bất hợp pháp.
Vậy ông Maduro có quan điểm gì?
Tổng thống Maduro nói với hãng tin Nga RIA ông sẵn sàng đàm phán với bên đối lập “vì lợi ích của Venezuela” nhưng sẽ không chấp nhận một tối hậu thư hay đe dọa.
Ông khăng khăng rằng ông có sự ủng hộ của quân đội, và cáo buộc những người bỏ quân đội là có âm mưu đảo chính.
Nhiều sỹ quan quân đội giữ chức bộ trưởng hay các vị trí có ảnh hưởng khác trong chính phủ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47052793
Tổng thống Nicolas Maduro gặp khó khăn
khi đề nghị bầu cử Quốc hội sớm
trong bối cảnh bị người dân Venezuela phản đối
Caracas, Venezuela – Theo tin từ Reuters, vào hôm thứ Bảy (2 tháng 2), Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đề nghị bầu cử Quốc hội sớm, nhằm tìm cách củng cố sự cai trị đang trên đà sụp đổ, sau khi ông Juan Guaido, một lãnh đạo của phe đối lập, và hàng chục ngàn người đổ ra đường để biểu tình phản đối chính phủ của ông Maduro.Trong bối cảnh áp lực trong nước và quốc tế buộc Tổng thống Maduro phải từ chức, vào hôm Bảy, xuất hiện một video cho thấy một vị tướng không quân cao cấp đã không công nhận ông Maduro, và bày tỏ lòng trung thành với ông Guaido – người đứng đầu quốc hội và tự xưng là tổng thống lâm thời.
Cũng vào hôm thứ Bảy, tại một cuộc biểu tình của phe đối lập ở Caracas, những người biểu tình mặc những bộ quần áo màu vàng, đỏ và xanh của lá cờ Venezuela, đồng thời bấm còi, đánh trống và hô vang tên ông Guaido.
Đối với ông Maduro, sự hỗ trợ của quân đội rất quan trọng, vì ông là vị tổng thống không được lòng dân, phần lớn là do một cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có ở Venezuela đã khiến hàng triệu người phải rời bỏ đất nước này. Nhưng ông Maduro tuyên bố, ông là nạn nhân của một cuộc đảo chính do Hoa Kỳ chỉ đạo.
Trong bài phát biểu trước những người ủng hộ, ông Maduro cho biết, Hội đồng Lập hiến do chính phủ kiểm soát sẽ tranh luận về việc kêu gọi bầu cử trong năm nay cho Nghị viện Quốc hội do phe đối lập kiểm soát.
Ông Armando Armas, nhà lập pháp của phe đối lập, tuyên bố rằng đề nghị đưa ra cuộc bầu cử Quốc hội chỉ là một hành động khiêu khích. Cuộc bầu cử này dự kiến được tổ chức vào năm 2020. Ông Armas nhấn mạnh, ông Maduro không phải là tổng thống, và Quốc hội lập hiến không có tính hợp pháp và không có giá trị.
Bên cạnh đó, ông Guaido kêu gọi một cuộc bầu cử tổng thống mới và công bằng, sau cuộc bỏ phiếu gây tranh cãi mà ông Maduro chiến thắng vào năm ngoái. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-nicolas-maduro-gap-kho-khan-khi-de-nghi-bau-cu-quoc-hoi-som-trong-boi-canh-bi-nguoi-dan-venezuela-phan-doi/
Cuba lo sợ chế độ Maduro sụp đổ
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Venezuela làm cho Nga, Trung Quốc lo sợ hàng tỷ đô la đầu tư bỗng chốc tan theo mây khói nếu tổng thống Venezuela đương nhiệm Nicolas Maduro phải ra đi. Nhưng Cuba sẽ còn khốn khổ hơn, nếu mất nguồn viện trợ dầu hỏa từ đồng minh Caracas. Báo Le Figaro ngày 01/02/2019 có bài nhận định « Cuba lo sợ chế độ Maduro sụp đổ ».« Cầu cho người Mỹ đừng có phiêu lưu đến Venezuela ! Chúng tôi có binh sĩ ở đó và chúng tôi sẵn sàng cho mọi hình thức xung đột ! », ông Osmany, một cựu chiến binh thuộc lực lượng đặc nhiệm Cuba tại Nicaragua thốt lên như thế với phóng viên báo Le Figaro.
Có bao nhiêu nhóm binh sĩ Cuba tại Venezuela ? Hiện không ai biết được con số chính xác. Tuy nhiên, theo một số cựu quan chức cao cấp Cuba đang sống lưu vong tại Miami thì có khoảng 300 sĩ quan Cuba nằm trong bộ chỉ huy quân đội Venezuela. Đó là chưa tính đến một số lượng đáng kể nhân viên tình báo, phụ trách giám sát không chỉ phe đối lập Venezuela mà cả các chuyên gia y tế Cuba ở Caracas sao cho những người này không thể đào thoát. Gần đây, tổng thống tự phong Juan Guaido đã yêu cầu binh sĩ Cuba rút ra khỏi đất nước.
Theo nhật báo, mối thâm giao Cuba – Venezuela đã có từ lâu. Cách nay đúng 60 năm, ông Fidel Castro, khi ấy giữ chức thủ tướng đã đến thăm Caracas trong hy vọng thuyết phục tổng thống Betancourt cấp dầu khí cho Cuba. Trong ấn bản ngày 01/02/1959, tạp chí thời sự của La Habana lúc bấy giờ là Bohemia có thuật lại lời phát biểu của ông Fidel tại Caracas như sau :
« Người dân Cuba cần sự giúp đỡ của nhân dân Venezuela (…) Tạo hóa cũng muốn rằng hai dân tộc chúng ta có cùng một vận mệnh (…) Đất nước Venezuela phải là quốc gia đầu tàu hợp nhất các dân tộc châu Mỹ. »
Thế nhưng, Fidel Castro cũng phải đợi đến hơn 30 năm sau, Cuba và Venezuela mới thật sự xích lại gần nhau. Một chương trình hợp tác « xuất khẩu lao động để lấy dầu » giữa hai bên đã được thiết lập. Theo đó, hòn đảo cộng sản gởi sang Venezuela 20.000 nhân viên y tế và hàng nghìn kỹ sư, giáo sư cùng cố vấn quân sự. Đổi lại, Fidel Castro nhận được nguồn viện trợ dầu khí với giá rẻ mạt từ Venezuela. Và « cuộc cách mạng năng lượng » này theo như cách gọi của chính quyền Cuba vào đầu những năm 2000 đã cứu chế độ La Habana phần nào tránh bị phá sản.
Do vậy, theo nhật báo thiên hữu của Pháp, một sự lật đổ chế độ theo tư tưởng Chavez chẳng khác gì đặt dấu chấm hết cho nguồn viện trợ dầu hỏa đối với Cuba. Bởi vì, mỗi ngày đảo quốc cộng sản nhận từ Venezuela từ 30 đến 40 ngàn thùng dầu. Chế độ Castro liên tục tuyên truyền trên các mạng truyền thông nhằm bảo vệ Nicolas Maduro.
Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel trên Twitter tố cáo Hoa Kỳ trở lại với học thuyết Monroe : « Chúng tôi mạnh mẽ lên án và bác bỏ mọi mưu toan dùng đảo chính để áp đặt một chính phủ bù nhìn theo Mỹ tại nước Cộng Hòa Bolivar Venezuela. Chúng tôi khẳng định tình liên đới không gì lay chuyển với chính phủ tổng thống Nicolas Maduro ».
Thế nhưng, theo Le Figaro, trong ván cờ này với Hoa Kỳ, Cuba đang đặt cược lớn. Nếu La Habana không bảo vệ được các lợi ích của mình, nguy cơ lây lan, kèm theo với việc lật đổ các chế độ cánh tả tại Bolivia và Nicaragua là rất lớn. Trong trường hợp leo thang quân sự với Mỹ, sự tồn vong của Cuba cũng lâm nguy. Sau việc hồi hương 11.000 bác sĩ từ Brazil về nước và chấm dứt một hợp đồng thường niên trị giá nhiều tỷ đô la, Venezuela sụp đổ có nguy cơ đẩy Cuba đến bờ vực thẳm. Chương trình « đổi bác sĩ lấy dầu hỏa » mỗi năm dường như mang về cho Cuba khoảng 8 tỷ đô la. Đây là nguồn thu nhập chính của Cuba, vượt xa cả du lịch và kiều hối.
Trong những tuần sắp tới, hơn 2.000 bác sĩ Cuba trước đây hoạt động ở Brazil phải đến Caracas. Trước đó, Nicolas Maduro đã đón tiếp 500 người vào ngày 17/01 vừa qua. Tất cả dân Cuba đều có một người thân đang làm việc hay đã từng làm việc tại Venezuela. Nếu như các nhiệm vụ của giới chuyên môn Cuba, có thời hạn từ một đến ba năm, từ lâu đã mang lại cho họ nhiều khoản lợi - các chuyên gia khi về nước mang theo nhiều món hàng tiêu thụ và một chút tiền dành dụm được – chuyện này nay không còn nữa. Thêm vào đó, tình trạng bạo lực ở Venezuela đã làm cho những người Cuba đó, vốn dĩ quen sống trong một đất nước bình yên giờ đây cũng phải hoảng sợ.
Hơn nữa, người dân Cuba có cái nhìn chỉ trích gay gắt đối với ông Maduro. Nếu như người Cuba đã khóc khi Hugo Chavez qua đời, thì với Maduro, họ lại xem « Đó là một kẻ đần độn ». Trong một bối cảnh khan hiếm thực phẩm chưa từng có từ vài tháng qua, một người Cuba không ngần ngại kết luận : « Nếu Venezuela sụp đổ, thì chúng tôi cũng tiêu luôn ! ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190203-cuba-lo-so-che-do-maduro-sup-do
Venezuela : Tối hậu thư của châu Âu đến kỳ hạn
Tú Anh, Minh AnhTổng thống Venezuela tiếp tục thách thức tây phương vào lúc tối hậu thư của sáu nước châu Âu đến kỳ hạn. Lãnh đạo Venezuela, ông Nicolas Maduro, phải tổ chức bầu lại tổng thống nếu không, Juan Guaido sẽ được công nhận là tổng thống, kể từ Chủ Nhật 03/02/2019.
Hôm qua, 02/02, sau sáu tháng ẩn tránh vì lo ngại bị ám sát, tổng thống Maduro xuất hiện trong cuộc mít-tinh tại Caracas của phe ủng hộ, đề nghị bầu lại Quốc Hội, hiện do đối lập kiểm soát. Tại một cuộc mít-tinh khác, do phe đối lập kêu gọi, ông Juan Guaido, tổng thống tự phong, tin tưởng sẽ xoay chuyển tình thế trong những ngày tới.
Chứng kiến hai cuộc biểu tình hôm thứ Bảy, từ Caracas, thông tín viên Véronique Gaymard cho biết chi tiết :
« Không khí rất ôn hoà nhưng cũng đầy khí thế. Juan Guaido tuyên bố tháng Hai này sẽ là tháng quyết định và kêu gọi dân chúng xuống đường nhân ngày thanh niên Venezuela 12/02 và cũng là ngày hàng cứu trợ nhân đạo sẽ đến từ các nước láng giềng Colombia, Brazil và quần đảo Caribê. Lãnh đạo đối lập mời gọi quân đội và cảnh sát đứng về phía nhân dân, tạo điều kiện cho hàng viện trợ về đến nơi đến chốn. Juan Guaido, đứng trên khán đài trước cơ quan ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi dân chúng gây áp lực buộc ông Nicolas Maduro ra đi.
Ngày Chủ Nhật này là ngày tối hậu thư của sáu nước châu Âu đến kỳ hạn. Nhưng Maduro đáp trả với lập luận : nào là ông là tổng thống hợp pháp qua cuộc bầu cử hồi tháng 05/2018, nào là Venezuela không phải là xứ ăn xin, hàng viện trợ chẳng qua là để che giấu dã tâm của các nước giàu muốn chiếm đoạt tài nguyên. Nicolas Maduro đề nghị tổ chức bầu Quốc Hội trước kỳ hạn, một đề nghị đã bị đối lập bác bỏ từ lâu.
Vấn đề then chốt là Quân đội có hết sức ủng hộ Nicolas Maduro hay không ? Trong một đoạn băng video, tướng Không quân Francisco Yanez tuyên bố nhìn nhận Juan Guaido là tổng thống. Tuy nhiên, hiện giờ, áp lực tiếp diễn chưa biết đến bao giờ. Và Nicolas Maduro kêu gọi dân quân gia nhập Quân đội để tăng lực lượng ».
Một tướng Không quân ủng hộ Juan Guaido
Trong khi đó, vấn đề cốt lõi hiện nay đối với tổng thống tự phong chính là mức độ ủng hộ của Quân đội. Trong một đoạn video, tướng Francisco Yanez, thuộc lực lượng Không quân ngày 02/02/2019 tuyên bố thừa nhận Juan Guaido, chủ tịch Quốc Hội là tổng thống tạm quyền và kêu gọi các binh sĩ hành động tương tự.
« Tôi xin thông báo với các vị rằng tôi không công nhận chính quyền độc tài của Nicolas Maduro và tôi nhìn nhận nghị sĩ Juan Guaido như là tổng thống điều hành nước Cộng Hòa Bolivar Venezuela. Hỡi người dân Venezuela: 90% lực lượng vũ trang không ủng hộ nhà độc tài, họ đứng về phía nhân dân Venezuela. Với những diễn biến trong những ngày qua, quá trình chuyển tiếp chính trị đang bắt đầu. Ra lệnh cho Quân đội tiếp tục trấn áp, đó là làm cho người dân tiếp tục phải chết vì đói, vì bệnh tật. Dân tộc này đã chịu quá nhiều đau khổ. Những người bạn dân chủ cho tôi biết rằng lãnh đạo độc tài đã có hai chiếc chuyên cơ sẵn sàng cất cánh… Cầu cho ông ấy ra đi!
Tôi kêu gọi toàn thể người dân Venezuela hãy xuống đường một cách ôn hòa nhằm bảo vệ tổng thống Juan Guaido của chúng ta. Các chiến hữu của tôi, tôi kêu gọi các bạn đừng quay lưng lại với người dân Venezuela. Đừng đàn áp nữa! »
Trên Twitter, ông John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ cũng cổ vũ tương tự : Hoa Kỳ kêu gọi quân nhân các cấp Venezuela theo gương tướng Francisco Yanez và bảo vệ người dân biểu tình ôn hoà ủng hộ dân chủ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190203-venezuela-toi-hau-thu-cua-chau-au-den-ky-han
Giáo hoàng Francis có chuyến thăm lịch sử đến UAE
Giáo hoàng Francis đến Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) vào cuối ngày 3/2, trở thành vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm bán đảo Ả rập.Giáo hoàng được Thái tử Sheikh Mohammed bin Zayed al-Nahyan mời tham dự hội nghị liên tôn.
Giáo phận Hà Nội có tân tổng giám mục
Giáo Hoàng Francis phản đối án tử hình
Đức Giáo hoàng lên án lạm dụng tình dục trẻ em
Giáo hoàng không dùng từ Rohingya ở Myanmar
Chuyến thăm mang tính bước ngoặt cũng gồm một thánh lễ được tổ chức hộm/2 dự kiến sẽ thu hút 120.000 người tham dự.
Người ta chờ đợi liệu trong chuyến thăm, Giáo hoàng Francis có nhắc đến cuộc chiến ở Yemen hay không.
Giáo hoàng Francis đã lên án cuộc xung đột, trong đó UAE có liên quan như một phần của liên minh do Saudi dẫn đầu.
Năm ngoái, Giáo hoàng Francis kêu gọi cộng đồng quốc tế “tránh làm xấu đi tình hình nhân đạo vốn đã bi thảm” ở Yemen.
Giáo Hoàng im lặng trước cáo buộc về nạn lạm dụng tình dục
Phong á thánh cho cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận
Giáo phận Hà Nội có tân tổng giám mục
UAE là quê hương của gần một triệu người Công giáo La Mã, hầu hết trong số họ đến từ Philippines hoặc Ấn Độ.
Trong một thông điệp video hôm31/1, Giáo hoàng Francis nói: “Tôi rất vui vì dịp này Chúa đã cho tôi viết, trên vùng đất thân yêu của quý vị, một trang mới trong lịch sử quan hệ giữa các tôn giáo.”
“Niềm tin vào sự hiệp nhất của Thiên Chúa giúp chúng ta lại gần với nhau hơn dù còn sự khác biệt, và đẩy chúng ta ra xa sự thù địch và ác cảm.”
Ông tôn vinh UAE “là vùng đất đang cố gắng trở thành hình mẫu của sự chung sống của tình anh em và là nơi gặp gỡ giữa các nền văn minh và văn hóa đa dạng”.
Phóng viên Murad Batal Shishani của BBC tiếng Ả Rập, người đang ở Abu Dhabi, cho hay Vatican hy vọng rằng chuyến thăm của Giáo hoàng Francis có thể nới lỏng việc hạn chế xây dựng các nhà thờ trong khu vực, nhất là ở Ả rập Saudi, nơi các nhà thờ không phải Hồi giáo đều bị cấm.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47107089
Chiêm ngưỡng cận cảnh vũ khí Nga
đang làm phương Tây “điên đảo”
Nga đã mời các tùy viên quân sự nước ngoài cũng như báo chí trong và ngoài nước đến tận mắt chứng kiến sự kiện “trình làng” tên lửa 9M729 đang khiến phương Tây “điên đảo”. Tên lửa này là lý do khiến Mỹ nổi giận đùng đùng đòi rút khỏi một hiệp ước kiểm soát vũ khí và các đồng minh Châu Âu của Mỹ đang cực kỳ quan ngại viễn cảnh bùng nổ một cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm.Bộ Quốc phòng Nga hôm qua (23/1) đã tổ chức một sự kiện giới thiệu về một loại vũ khí mới gây tranh cãi của nước này. Nga đã mời các tùy viên quân sự nước ngoài cũng như báo chí trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng hệ thống đình đám Iskander-M được trang bị 4 tên lửa 9M729
cùng với hệ thống vận chuyển tên lửa và bệ phóng tại một cuộc họp báo được tổ chức ở công viên giải trí Patriot.
“Một hình dạng đặc biệt của giàn phóng tự đẩy đã được phát triển cho tên lửa 9M729. Nó có thể mang được 4 tên lửa 9M729 trong khi giàn phóng trước đây mang theo hai tên lửa 9M728,” Chỉ huy Lực lượng Tên lửa và Pháo binh của Nga – Trung tướng Mikhail Matveyevsky cho biết tại cuộc họp báo.
Ông Matveyevsky giải thích rằng, tên lửa 9M729 dài hơn phiên bản trước 530mm và vì thế nó cần một giàn phóng Iskander-M được nâng cấp.
Một nguồn tin nắm rõ về sự kiện ngày hôm qua tiết lộ, đại diện của Mỹ đã không đến dự cuộc họp báo giới thiệu về tên lửa mới của Nga. “Không có người Mỹ tại sự kiện”, nguồn tin khẳng định.
Tên lửa 9M729 là phiên bản mới hơn của tên lửa 9M728 – một loại tên lửa được trang bị cho hệ thống Iskander-M. 9M728 được phát triển bởi Cục Thiết kế Novator ở Yekaterinburg. Tên lửa 9M729 mang đầu đạn có sức công phá lớn hơn và một hệ thống điều khiển giúp nó đạt độ chính xác cao hơn. Hầu hết các bộ phận trong tên lửa 9M728 đều giống hệt phiên bản cũ 9M729.
Tên lửa 9M729 gây lo ngại rất lớn cho Mỹ và Mỹ tin rằng, Nga đã tiến hành thử nghiệm tên lửa loại này ở các tầm bắn vi phạm Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF). Tên lửa 9M729 có tầm bắn tối thiểu là 50km – giống với phiên bản trước đó 9М728 của nó. Tầm bắn tối đa của tên lửa 9M729 là 480km, ngắn hơn 10km so với tầm bắn của tên lửa 9М728 – loại tên lửa vi phạm hiệp ước INF. Trong khi Mỹ tin rằng, tên lửa 9M729 của Nga có tầm bắn vượt phạm vi 500km được quy định trong hiệp ước INF thì Nga bác bỏ điều này. Mỹ muốn Nga phải hủy bỏ toàn bộ tên lửa 9M728 nhưng Nga kiên quyết không chấp nhận.
Bộ Quốc phòng Nga đã lần đầu tiên cho “trình làng” tên lửa 9M729 để các tùy viên quân sự nước ngoài có thể trực tiếp nhìn thấy loại vũ khí mới này của Nga trong một nỗ lực nhằm giải tỏa nỗi quan ngại của phương Tây và mở đường cho các cuộc đối thoại nhằm giữ lại hiệp ước INF. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là các đại diện của Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Liên minh Châu Âu (EU) và NATO đều không đến tham dự sự kiện giới thiệu tên lửa của Nga. Diễn biến này khiến người ta lo ngại Nga và Mỹ sẽ không thể tháo gỡ được cuộc đối đầu xung quanh tên lửa 9M729 và hiệp ước INF, từ đó hiệp ước INF sẽ bị xé bỏ và châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang đáng sợ.
INF được ký kết là để giải quyết một cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân thời Xô-viết nhằm vào các thủ đô phương Tây. Hiệp ước INF được ông Mikhail Gorbachev và ông Ronald Reagan ký năm 1987 cấm Nga và Mỹ phát triển, triển khai và thử nghiệm các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo được phóng đi từ mặt đất với tầm bắn từ khoảng 300 đến 3.400 dặm (tương đương từ 482km đến 5470km). Hiệp ước này được coi là một thành tựu lớn đạt được trong nỗ lực nhằm “tháo ngòi” căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh và giúp hóa giải nỗi lo sợ về vũ khí hạt nhân ở Châu Âu.
http://biendong.net/bien-dong/26076-chiem-nguong-can-canh-vu-khi-nga-dang-lam-phuong-tay-dien-dao.html
Nga: Giúp Venezuela, nhưng đừng can thiệp
Bộ Ngoại giao Nga hôm 3/2 nói rằng cộng đồng quốc tế nên tập trung giúp đỡ để giải quyết cuộc khủng hoảng xã hội và kinh tế của Venezuela.Reuters dẫn lại tin của hãng Interfax đưa tiếp rằng chính quyền Moscow cũng kêu gọi quốc tế tránh bất kỳ sự can thiệp mang tính “phá hoại” nào.
Ông Alexander Shchetinin, người đứng đầu cơ quan chuyên trách về Mỹ Latin của Bộ Ngoại giao Nga, được trích lời nói: “Mục tiêu của cộng đồng quốc tế nên là giúp Venezuela giải quyết các vấn đề về kinh tế xã hội mà không can thiệp phá hoại từ bên ngoài biên giới nước này”.
XEM THÊM:
TT Trump: Đưa quân tới Venezuela là ‘một lựa chọn’
Trước đó trong ngày 3/2, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng triển khai quân tới Venezuela là “một lựa chọn”.
Ông cũng cho biết đã từ chối đề nghị gặp của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.
Nga là một trong số ít các quốc gia vẫn tiếp tục ủng hộ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro và không công nhận nguyên thủ tự phong Juan Guaido.
Chính phủ Hoa Kỳ tuần trước cáo cảnh báo Nga và các nước khác không “cướp bóc” vàng và dầu mỏ của Venezuela, sau khi đất nước Nam Mỹ này có ý định bán vàng dự trữ cho Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất để đổi lấy tiền mặt.
https://www.voatiengviet.com/a/nga-gi%C3%BAp-venezuela-nh%C6%B0ng-%C4%91%E1%BB%ABng-can-thi%E1%BB%87p/4770637.html
TQ tự tin ‘sát thủ diệt hạm’
có thể đánh trúng tàu sân bay đang di chuyển
Chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết tên lửa đạn đạo DF-26 có khả năng điều chỉnh quỹ đạo bay để tấn công mục tiêu cơ động.“Mạng lưới thông tin kết nối giữa vệ tinh, radar mặt đất và trên biển với radar trên tên lửa sẽ liên tục cập nhật vị trí của mục tiêu đang di chuyển, giúp hệ thống điều khiển thay đổi đường bay cho tên lửa”, Global Times ngày 27/1 dẫn nhận định của một chuyên gia quân sự Trung Quốc nói về tính năng của tên lửa đạn đạo diệt hạm DF-26.
DF-26 là tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, được Trung Quốc ra mắt lần đầu tiên trong lễ duyệt binh ở Bắc Kinh năm 2015. Truyền thông và các chuyên gia Trung Quốc sau đó gọi nó là “sát thủ tàu sân bay” và cho rằng DF-26 đủ sức đánh chìm tàu sân bay Mỹ với chỉ một phát bắn trúng đích.
Chuyên gia quân sự Song Zhongping cho rằng hệ thống điều khiển bốn hướng giống hình vây cá được bố trí đối xứng xung quanh mũi tên lửa DF-26 giúp nó tăng khả năng cơ động và điều chỉnh quỹ đạo bay để đầu đạn đánh trúng mục tiêu đang di chuyển. Cấu trúc mũi tên lửa hình nón đôi giúp DF-26 tăng tốc độ, khả năng cơ động và tàng hình, khiến nó khó bị đánh chặn, Song nói.
Lực lượng tên lửa Trung Quốc hôm 23/1 lần đầu tiên công bố video phóng thử tên lửa DF-26 trong cuộc tập trận bắn đạn thật ở khu vực tây bắc nước này. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng lần phóng thử này chứng minh năng lực chống hạm của DF-26.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm tuyên bố tên lửa DF-26 có thể mang theo đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường, có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu đang di chuyển trên bộ và trên biển.
DF-26 được cho là có tầm bắn khoảng 4.500 km, mang theo đầu đạn 1,2-1,8 tấn, có khả năng tấn công các tàu sân bay và căn cứ hải quân Mỹ tại đảo Guam, phía tây Thái Binh Dương. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự phương Tây tỏ ra nghi ngờ năng lực của tên lửa DF-26 cũng như khả năng điều chỉnh hướng bay để tấn công mục tiêu di động của nó.
Giới quan sát cũng cho rằng Mỹ hoàn toàn có thể gây nhiễu, chế áp hệ thống truyền dữ liệu và vệ tinh của Trung Quốc, khiến tên lửa DF-26 mất phương hướng trong khi bay và không thể đánh trúng tàu sân bay trên biển.
“Hãy nhớ rằng Liên Xô chưa bao giờ phát triển thành công tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) và chưa có quốc gia phương Tây nào sở hữu tên lửa tương tự”, cựu tư lệnh Trung tâm Tình báo Hỗn hợp Thái Bình Dương của Mỹ Carl Schuster nói.
“Mạng lưới thông tin kết nối giữa vệ tinh, radar mặt đất và trên biển với radar trên tên lửa sẽ liên tục cập nhật vị trí của mục tiêu đang di chuyển, giúp hệ thống điều khiển thay đổi đường bay cho tên lửa”, Global Times ngày 27/1 dẫn nhận định của một chuyên gia quân sự Trung Quốc nói về tính năng của tên lửa đạn đạo diệt hạm DF-26.
DF-26 là tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, được Trung Quốc ra mắt lần đầu tiên trong lễ duyệt binh ở Bắc Kinh năm 2015. Truyền thông và các chuyên gia Trung Quốc sau đó gọi nó là “sát thủ tàu sân bay” và cho rằng DF-26 đủ sức đánh chìm tàu sân bay Mỹ với chỉ một phát bắn trúng đích.
Chuyên gia quân sự Song Zhongping cho rằng hệ thống điều khiển bốn hướng giống hình vây cá được bố trí đối xứng xung quanh mũi tên lửa DF-26 giúp nó tăng khả năng cơ động và điều chỉnh quỹ đạo bay để đầu đạn đánh trúng mục tiêu đang di chuyển. Cấu trúc mũi tên lửa hình nón đôi giúp DF-26 tăng tốc độ, khả năng cơ động và tàng hình, khiến nó khó bị đánh chặn, Song nói.
Lực lượng tên lửa Trung Quốc hôm 23/1 lần đầu tiên công bố video phóng thử tên lửa DF-26 trong cuộc tập trận bắn đạn thật ở khu vực tây bắc nước này. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng lần phóng thử này chứng minh năng lực chống hạm của DF-26.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm tuyên bố tên lửa DF-26 có thể mang theo đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường, có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu đang di chuyển trên bộ và trên biển.
DF-26 được cho là có tầm bắn khoảng 4.500 km, mang theo đầu đạn 1,2-1,8 tấn, có khả năng tấn công các tàu sân bay và căn cứ hải quân Mỹ tại đảo Guam, phía tây Thái Binh Dương. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự phương Tây tỏ ra nghi ngờ năng lực của tên lửa DF-26 cũng như khả năng điều chỉnh hướng bay để tấn công mục tiêu di động của nó.
Giới quan sát cũng cho rằng Mỹ hoàn toàn có thể gây nhiễu, chế áp hệ thống truyền dữ liệu và vệ tinh của Trung Quốc, khiến tên lửa DF-26 mất phương hướng trong khi bay và không thể đánh trúng tàu sân bay trên biển.
“Hãy nhớ rằng Liên Xô chưa bao giờ phát triển thành công tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) và chưa có quốc gia phương Tây nào sở hữu tên lửa tương tự”, cựu tư lệnh Trung tâm Tình báo Hỗn hợp Thái Bình Dương của Mỹ Carl Schuster nói.
Bệ phóng di động và tên lửa DF-26 trong lễ duyệt binh của quân đội Trung Quốc năm 2015. Ảnh: Xinhua.
Bệ phóng di động và tên lửa DF-26 trong lễ duyệt binh của quân đội Trung Quốc năm 2015. Ảnh: Xinhua.
http://biendong.net/bi-n-nong/26088-tq-tu-tin-sat-thu-diet-ham-co-the-danh-trung-tau-san-bay-dang-di-chuyen.html
TQ dương oai diễu võ thị uy Vùng lãnh thổ Đài Loan
Máy bay quân sự của Trung Quốc đã bay qua Kênh đào Bashi – một tuyến đường biển nằm giữa Vùng lãnh thổ (VLT) Đài Loan và Philippines, Bộ Quốc phòng VLT Đài Loan cho biết. Đây được xem là hành động dương oai diễu võ của Trung Quốc nhằm thị uy với Đài Loan trong bối cảnh quan hệ giữa hai bên đang leo thang căng thẳng.Một chiến đấu cơ Sukhoi Su-30 và một máy bay vận tải Shaanxi Y-8 của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) được nhìn thấy bay qua Kênh đào Bashi.
“Hai chiếc máy bay xuất phát từ khu vực phía nam của đại lục Trung Quốc và bay qua Kênh đào Bashi, sau đó tới phía tây Thái Bình Dương”, Bộ Quốc phòng VLT Đài Loan hôm 22/1 cho tờ Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam biết. Bộ Quốc phòng VLT Đài Loan cũng trấn an người dân của hòn đảo này không cần phải hoảng sợ trước động thái quân sự mới nhất của Bắc Kinh.
“Quân đội Đài Loan đã phản ứng bằng việc phái máy bay và tàu trinh sát đi… nhằm đảm bảo an toàn cho không phận và vùng biển của mình”. Bộ Quốc phòng VLT Đài Loan cho biết đồng thời thêm rằng, “sau một chuyến bay kéo dài, máy bay của PLA đã quay trở lại căn cứ.”
Giữa tuần trước, Đài Loan đã tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật nhằm nâng cao năng lực sẵn sàng chiến đấu. Đây là bước khai màn cho một loạt cuộc tập trận mà Đài Loan dự định tiến hành trong năm 2019 với mục đích được Đài Loan tuyên bố là nhằm để “bảo vệ họ chống lại một cuộc tấn công có thể xảy ra từ phía Trung Quốc”, tờ Diplomat đưa tin.
Không quân và Hải quân Trung Quốc đã và đang tiến hành các cuộc tuần tra ở gần vùng lãnh hải và không phận VLT Đài Loan kể từ sau khi Nhà lãnh đạo Đài Loan Tsai Ing-wen lên cầm quyền năm 2016.
Trung Quốc và Vùng lãnh thổ Đài Loan đã bị chia cắt năm 1949, sau một cuộc nội chiến và kể từ đó đến nay Bắc Kinh luôn khẳng định mục tiêu kiên quyết thống nhất Đài Loan vào Trung Quốc. Bắc Kinh công khai ý định sẵn sàng dùng vũ lực đối với VLT Đài Loan nếu khu vực này tìm cách đòi độc lập với Trung Quốc. Vì thế, Đài Loan vẫn luôn canh cánh cái gọi là “mối đe dọa từ Trung Quốc” đối với hòn đảo này.
Căng thẳng ở Eo biển Đài Loan từng trở nên dịu nhẹ dưới thời Nhà lãnh đạo Ma Ying-jeou khi ông này lên cầm quyền năm 2008 với cương lĩnh củng cố, phát triển các mối quan hệ thương mại và du lịch với Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, kể từ khi bà Tsai Ing-wen lên cầm quyền hồi năm 2016, tình hình Eo biển Đài Loan bắt đầu leo thang căng thẳng do Nhà lãnh đạo mới của Đài Loan áp dụng lập trường cứng rắn với Trung Quốc.
Bà Tsai công khai thực hiện nhiều bước đi nhằm đối phó với Trung Quốc như tăng chi tiêu quân sự, tăng cường mua sắm vũ khí và mở rộng hợp tác với các nước lớn, đặc biệt là đồng minh Mỹ. Bắc Kinh đương nhiên không thể chấp nhận một Đài Loan ngày càng thách thức khi hòn đảo này luôn luôn được Trung Quốc coi là một vùng lãnh thổ của họ
Bắc Kinh luôn phản đối gay gắt và quyết liệt việc bất kỳ nước nào tăng cường quan hệ với Đài Loan và đặc biệt trong quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan, bởi Bắc Kinh tin rằng điều đó vi phạm chính sách Một Trung Quốc.
Hành động phô trương sức mạnh mới nhất của Trung Quốc diễn ra chỉ vài ngày sau khi Chỉ huy Các chiến dịch của Hải quân Mỹ – Đô đốc John Richardson tuyên bố, Hải quân Mỹ không loại trừ khả năng phái các tàu sân bay đi qua Eo biển Đài Loan – một eo biển rộng 180km nằm giữa hòn đảo Đài Loan và đại lục Trung Quốc.
http://biendong.net/bi-n-nong/26075-tq-duong-oai-dieu-vo-thi-uy-vung-lanh-tho-dai-loan.html
Chủ tịch Tập Cận Bình thăm cảnh sát, làm sủi cảo
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 1/2 tới thăm các cảnh sát và cùng người dân làm bánh sủi cảo nhân dịp Tết Nguyên đán.Theo nhận định của Reuters, ông Tập thăm cư dân Bắc Kinh trong khi tìm cách kiến tạo hình ảnh nhà lãnh đạo của nhân dân.
Trước đó, ông đã gây bất ngờ với các khách hàng tại một nhà hàng nhỏ ở thủ đô và trò chuyện với những người đưa hàng.
Khi các thực khách đứng lên chụp ảnh, ông Tập nói với họ không nên vì ông mà ngừng ăn.
XEM THÊM:
Chủ tịch Trung Quốc và Việt Nam chúc Tết nhau
“Tôi chỉ ghé quá thôi”, ông nói. Còn khi trao đổi với một người đưa hàng, ông Tập hỏi: “Anh không về quê ăn Tết hay sao?”
Theo Reuters, những cuộc nói chuyện như vậy giữa các chính trị gia cấp cao và thường dân là điều hiếm hoi ở Trung Quốc, nơi ngày sinh và thân thế của lãnh đạo thường được coi là điều bí mật.
Hãng tin Anh đưa tin thêm rằng, dịp Tết Nguyên đán, các lãnh đạo Trung Quốc thường có những chuyến thị sát được chuẩn bị và sắp xếp kỹ lưỡng nhằm nêu bật các chính sách hoặc những điều quan ngại trong năm mới.
Ông Tập năm ngoái đã tới thăm các dân làng ở khu vực nghèo khó tại tây nam Trung Quốc nhằm thúc đẩy chiến dịch chống đói nghèo của ông.
https://www.voatiengviet.com/a/ch%E1%BB%A7-t%E1%BB%8Bch-t%E1%BA%ADp-c%E1%BA%ADn-b%C3%ACnh-th%C4%83m-c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-l%C3%A0m-s%E1%BB%A7i-c%E1%BA%A3o/4770612.html
Trung Quốc phản đối
Mỹ rút khỏi hiệp ước vũ khí hạt nhân
Trung Quốc hôm thứ Bảy nói họ phản đối quyết định của Mỹ rút khỏi hiệp ước phi đạn hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh và kêu gọi Washington và Nga tổ chức các cuộc thảo luận “mang tính xây dựng.”Moscow và Washington lâu nay cáo buộc nhau vi phạm hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) được kí kết vào năm 1987. Mỹ hôm thứ Sáu tuyên bố sẽ rút khỏi hiệp ước và Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Bảy cũng tuyên bố đình chỉ tham gia.
“Trung Quốc phản đối Mỹ rút khỏi hiệp ước và kêu gọi Mỹ và Nga giải quyết thỏa đáng những khác biệt thông qua đối thoại mang tính xây dựng,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói trong một phát biểu.
Ông Cảnh cảnh báo quyết định của Mỹ có thể khơi ra “một loạt những hậu quả tiêu cực,” giống như các cảnh báo của cả Nga và Châu Âu rằng việc rút khỏi hiệp ước có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Washington cũng để mắt đến Trung Quốc vì hiệp ước INF hạn chế Mỹ nhưng không phải cường quốc Châu Á đang trỗi dậy này.
Các quan chức Mỹ nói rằng khoảng 95 phần trăm phi đạn đạn đạo và hành trình của Trung Quốc – một phần cốt lõi trong chiến lược quốc phòng của Bắc Kinh – sẽ vi phạm hiệp ước INF nếu Trung Quốc là một bên tham gia.
Ông Trump nói Mỹ đang đình chỉ các nghĩa vụ của mình kể từ ngày thứ Bảy và bắt đầu một quá trình rút đi trong sáu tháng tới.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã loại trừ khả năng đàm phán một hiệp ước đa phương mới có sự tham gia của Bắc Kinh.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-phan-doi-my-rut-khoi-hiep-uoc-vu-khi-hat-nhan/4770029.html
Lãnh đạo phe đối lập Nam Hàn:
Seoul có thể cần vũ khí nguyên tử
Seoul, Nam Hàn – Theo bản tin của tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, bà Na Kyung-won, nhà lãnh đạo lập pháp của đảng Nam Hàn Tự do, đồng thời cũng là nhà lãnh đạo của phe đối lập chính ở Nam Hàn, nhận định rằng các lời kêu gọi mua vũ khí nguyên tử có thể hình thành ở Seoul, nếu các cuộc đàm phán của Hoa Kỳ với Bắc Hàn không đạt được kế hoạch phi nguyên tử hóa hoàn toàn.Hôm thứ Năm (31 tháng 1), bà Na nhận xét, nếu Hoa Kỳ chấp nhận Bắc Hàn là quốc gia nguyên tử trên thực tế, thông qua một thỏa thuận nhỏ, thì việc có được vũ khí nguyên tử là con đường khả thi duy nhất đối với Nam Hàn. Đồng thời, với một thỏa thuận nhỏ, nhu cầu phát triển vũ khí nguyên tử chiến lược sẽ tăng lên.
Bà Na nhấn mạnh, trong chuyến thăm dự kiến tới Washington, bà đã chuẩn bị kế hoạch truyền đạt mong muốn của đảng Nam Hàn Tự do về việc tháo dỡ, và kiểm tra chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng, trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh theo kế hoạch của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un.
Bà Na tuyên bố trước đặc phái viên Hoa Kỳ Stephen Biegun rằng, Bắc Hàn đã cam kết tháo dỡ tất cả các cơ sở làm giàu uranium và plutonium của họ, và đây là một dấu hiệu cho thấy Tổng thống Trump đang tìm kiếm các bước giải trừ quân bị rõ ràng hơn cho hội nghị thượng đỉnh với chủ tịch Kim sắp tới.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, ông Biegun dự kiến sẽ đến Nam Hàn vào Chủ Nhật để có thêm các cuộc đàm phán, bao gồm các cuộc gặp với người đồng cấp Bắc Hàn. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/lanh-dao-phe-doi-lap-nam-han-na-kyung-wo-tuyen-bo-seoul-co-the-can-vu-khi-nguyen-tu/
SWIFT hỗ trợ ngân hàng Bangladesh
xây dựng lại cơ sở hạ tầng
New Delhi, Ấn Độ – Theo tin từ Reuters, vào hôm thứ Bảy (2 tháng 2), hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT vừa đạt được thỏa thuận với Ngân hàng Trung ương Bangladesh Bank, theo đó, SWIFT sẽ giúp xây dựng lại cơ sở hạ tầng của ngân hàng, sau khi ngân hàng này bị tin tặc lấy trộm 81 triệu Mỹ kim vào năm 2016.Các tin tặc được cho là đến từ Bắc Hàn đã xâm nhập hệ thống của ngân hàng Bangladesh Bank, đồng thời sử dụng hệ thống của SWIFT để gửi lệnh chuyển tiền giả đến chi nhánh của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ ở New York.
SWIFT đưa ra thông báo sau khi Cơ quan Dự trữ Liên bang New York đồng ý “hỗ trợ kỹ thuật” cho ngân hàng Bangladesh trong vụ kiện nhằm vào ngân hàng Rizal Commercial Banking Corp (RCBC).
Theo Reuters, RCBC đã giữ số tiền bị mất, và phần lớn số tiền đã biến mất ở các sòng bài của Philippine. Ngân hàng Bangladesh Bank cáo buộc RCBC và những nhà điều hành cao cấp, có liên quan đến kế hoạch trộm tiền của ngân hàng này. RCBC gọi quyết định khởi kiện của ngân hàng Bangladesh Bank hôm thứ Năm là quá quyền hạn pháp lý, vô căn cứ và là chiến dịch truyền thông để bác bỏ trách nhiệm.
Trong bản thông cáo gửi Reuters, SWIFT cho biết họ đã hợp tác với New York Fed và Bangladesh Bank, kể từ khi các tin tặc xâm nhập hệ thống, với mục tiêu dựng lại quá trình phạm tội và thực hiện công lý. Công ty này sẽ tiếp tục hỗ trợ để bảo vệ hệ thống tài chính toàn cầu khỏi vấn nạn tấn công mạng. Tuy nhiên, SWIFT không nói rõ liệu công ty này có giúp đỡ ngân hàng Bangladesh Bank trong vụ kiện ở New York.
Theo một nguồn tin thân cận với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, Fed sẽ chuẩn bị lời khai có tuyên thệ, và cử các nhân viên ra làm chứng tại phiên tòa, ngân hàng Bangladesh Bank thậm chí có thể phỏng vấn các nhân viên. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/swift-ho-tro-ngan-hang-bangladesh-xay-dung-lai-co-so-ha-tang/
0 nhận xét