Sử!
13-2-2019
Tôi có đọc trên Vietnamnet bài trao đổi với người được cho là Giáo sư Sử học Phạm Hồng Tung hiện đang giảng dạy tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội).
Cuộc trò chuyện xoay quanh vấn đề đưa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Trung Quốc của quân và dân ta vào tháng 2 năm 1979 vào sách giáo khoa như thế
Trong rất nhiều ý mà người được cho là Giáo sư Sử học Phạm Hồng Tung đưa ra, có hai ý tôi lưu tâm hơn cả.
1. Tránh những từ như “chúng”, “khát máu”, “quân địch”, “giặc”, “dã man”, “tàn bạo”… theo ông Tung thì dùng những từ ấy chính là “không hề giúp cho các lập luận, phân tích, đánh giá gia tăng tính thuyết phục, trái lại, làm bộc lộ rõ thái độ định kiến, áp đặt, phiến diện, thiếu khách quan và do đó, thiếu tính thuyết phục”.
2. Ông Tung đề nghị, “Tôi nghĩ cuộc chiến tranh năm 1979 đã lùi xa 40 năm. Bây giờ chính là lúc giới sử học của hai nước nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử hai nước”.
Và ông tin đó là hoà giải hiện tại từ lịch sử.
Bằng cách nào ông Tung được phong hàm Giáo sư lịch sử thì tôi không biết, nhưng tôi e rằng ông Tung có vấn đề nghiêm trọng về tư duy tiếp cận lịch sử.
1. Lịch sử là một giai đoạn đã trải qua, ghi lại những diễn biến ở thời điểm đó, đó là nhật ký của một quốc gia, một dân tộc.
Thời điểm nào Trung Quốc bắn giết dân mình, thì Trung Quốc đích xác là giặc, là dã man, là khát máu, là tàn bạo… Vì một kẻ vô cớ đến nhà mình, chém giết đồng bào mình, đốt phá cướp đất của mình, không gọi là chúng, là giặc, là khát máu thì không lẽ gọi là “bạn”, gọi là “người anh em”, gọi là “thân hữu”… Hay gọi trống không là “lính Trung Quốc”.
Cách gọi trong giai đoạn lịch sử không ảnh hưởng đến giao bang trong bối cảnh hiện tại, chỉ có thằng Việt gian mới ve vuốt, mới sợ hãi lịch sử đến vậy.
2. Tôi đọc các sử gia, biết rằng điều đau lòng nhất của một số sử gia, ấy chính là họ không đủ vốn tiếng Hán để tra cứu sử liệu sử Tàu, nhằm đối chiếu với sử nước mình để hoàn thiện lịch sử một cách khách quan nhất.
Thế nên, muốn khách quan cuộc chiến chống giặc Trung Quốc xâm lược, chúng ta chỉ cần tra cứu sử liệu Trung Quốc để tham khảo (chỉ có tính chất tham khảo) với các chi tiết được ghi chép trong các bản tin báo cáo về những ngày vệ quốc kiêu hùng ấy là xong.
Việc gì phải ngồi lại để viết chính sử nước mình theo cái gật đầu của người Trung Quốc.
Không phải ngàn năm qua, chính sử của nước ta với những cuộc chiến chống giặc Trung Quốc vẫn đang rất ổn hay sao.
>>> Cuối cùng, tôi thật không biết bằng cách nào với tư duy nô lệ, khiếp đảm ngoại bang, nhu nhược đớn hèn, sẵn sàng dùng uyển ngữ làm nhẹ máu xương anh linh của các anh hùng liệt sĩ để đổi lại mấy chữ viễn vông “hoà giải không kích động hận thù”, lại có thể là một Giáo sư Sử học được?!
Làm sao ông lại có thể nghĩ ra âm mưu dạy lịch sử vệ quốc cho hậu bối bằng cách đợi kẻ thù xâm lược trong giai đoạn đó đồng ý cho chép gì, nhắc gì được?!
Ông không biết xấu hổ hay sao mà thốt ra những lời xằng bậy ấy?!
Ông không thể dẫn dụ người khác theo lối nô lệ tư duy như vậy được!
nào cho trung thực mà không khơi gợi thù hận.
https://baotiengdan.com/2019/02/13/su/
0 nhận xét