Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Nhiều chuyên gia quốc tế khẳng định: "Không có thỏa thuận nào thì tốt hơn một thỏa thuận tồi!" nhưng có một nguyên thủ gặp thế khó rất lớn

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019 18:42 // ,

Cafef
28-02-2019 - 16:44 PM



Nhiều chuyên gia quốc tế khẳng định: "Không có thỏa thuận nào thì tốt hơn một thỏa thuận tồi!" nhưng có một nguyên thủ gặp thế khó rất lớn


“Đôi khi bạn phải rời đi” - Tổng thống Donald Trump nói với giới báo chí – “Bạn luôn phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc rời đi, và cách tốt nhất để có được một thỏa thuận tốt là thể hiện rằng, bạn sẵn sàng bỏ đi nếu phía bên kia không thể nhượng bộ”.









Tổng thống Trump phát biểu tại cuộc họp báo ở khách sạn Marriot sau khi cuộc đàm phán kết thúc sớm. "Tôi có thể đã ký một thỏa thuận ngày hôm nay nhưng sau đó mọi người sẽ nói, 'Ồ, thật là một thỏa thuận khủng khiếp". Tôi muốn làm mọi thứ một cách đúng đắn chứ không phải nhanh chóng".
"Đây là vấn đề về các lệnh trừng phạt. Về cơ bản, họ muốn các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ hoàn toàn, và chúng tôi chưa thể làm điều đó", ông Trump cho biết.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo nói: "Ngay cả khi kho hạt nhân Yongbyon bị dỡ bỏ thì những cơ sở và vũ khí hạt nhân khác vẫn còn ở đó, chúng tôi không thể có được thỏa thuận với ngài Kim".
Nhiều chuyên gia quốc tế khẳng định: Không có thỏa thuận nào thì tốt hơn một thỏa thuận tồi! nhưng có một nguyên thủ gặp thế khó rất lớn - Ảnh 1.
Tổng thống cho biết ông chưa có kế hoạch về một hội nghị thượng đỉnh khác với chủ tịch Kim nhưng ông hi vọng sẽ gặp lại lãnh đạo Triều Tiên sau đó. Và ông cũng sẽ gọi các nhà lãnh đạo của Hàn Quốc và Nhật Bản từ chuyên cơ Air Force One sau khi ông rời Hà Nội.
"Chỉ là chúng tôi chỉ cảm thấy không thật sự phù hợp khi ký một thỏa thuận ngày hôm nay", ông Trump Trump bổ sung – "Tôi rất muốn gỡ bỏ các lệnh trừng phạt tồi tệ này vì tôi muốn Triều Tiên phát triển. Nhưng họ phải sẵn sàng từ bỏ nhiều hơn".
Tổng thống cũng khẳng định, tuy không đi đến một ký kết nào nhưng Hội nghị thượng đỉnh đã kết thúc một cách thân thiện bằng một cái bắt tay trước khi hai nhà lãnh đạo rời khỏi khách sạn Sofitel Legend Metropole.
Các chuyên gia phân tích chính trị ngay sau đó đã có những bình luận về kết thúc không đi đến một thỏa thuận nhất định nào của Hội nghị thượng đỉnh lần hai.
Ông Vipin Narang - Phó giáo sư khoa học chính trị tại MIT: "Không có thỏa thuận nào thì tốt hơn một thỏa thuận tồi hoặc một thỏa thuận mà một bên có thể vi phạm. Điều này có thể dẫn đến bất đồng. Đôi khi bạn ném trái bóng đi và tiếp tục để có thể làm tốt hơn".
Nhiều chuyên gia quốc tế khẳng định: Không có thỏa thuận nào thì tốt hơn một thỏa thuận tồi! nhưng có một nguyên thủ gặp thế khó rất lớn - Ảnh 2.
Bà Jenny Town - Nhà phân tích nghiên cứu tại Trung tâm Stimson: "Câu chuyện đang đi theo hướng "không có thỏa thuận nào tốt hơn một thỏa thuận tồi" , thật khó để tưởng tượng các cuộc đàm phán sau Hội nghị thượng đỉnh sẽ được duy trì ra sao".
Nhiều chuyên gia quốc tế khẳng định: Không có thỏa thuận nào thì tốt hơn một thỏa thuận tồi! nhưng có một nguyên thủ gặp thế khó rất lớn - Ảnh 3.
Ông Mintaro Oba - Chuyên gia bình luận chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: "Có lẽ công bằng mà nói thì không ký bất cứ thỏa thuận nào không phải là điều mà hầu hết những người theo dõi từ bất kỳ quan điểm nào mong đợi từ hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ cần biết thêm nhiều chi tiết trong những ngày, hoặc tuần tới để đánh giá những gì thực sự diễn ra".
Nhiều chuyên gia quốc tế khẳng định: Không có thỏa thuận nào thì tốt hơn một thỏa thuận tồi! nhưng có một nguyên thủ gặp thế khó rất lớn - Ảnh 4.
Ông Leonid Petrov - Nhà nghiên cứu về vấn đề Triều Tiên và quan hệ quốc tế ở Đông Bắc Á: "Như dự đoán, người Mỹ không sẵn sàng kết thúc chiến tranh và Triều Tiên không sẵn sàng đầu hàng. Một khoảng cách lớn giữa kỳ vọng và thực tế cay đắng".
Nhiều chuyên gia quốc tế khẳng định: Không có thỏa thuận nào thì tốt hơn một thỏa thuận tồi! nhưng có một nguyên thủ gặp thế khó rất lớn - Ảnh 5.
Nhiều nhà phân tích đang chỉ ra, một trong những bên mất mát lớn nhất trong sự kiện này là Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In. Ông Moon hiện sẽ rất khó khăn để có thể tiến triển mối quan hệ với Triều Tiên theo bất kỳ cách nào, và có nghĩa là sự hợp tác kinh tế giữa hai nước sẽ không thể đạt được như kỳ vọng trong tương lai gần.
Nguyễn Thái Quỳnh Trang
Theo Trí thức trẻ

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.