Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Lý do thực tại sao người ta ghét Bức Tường

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019 17:31 // ,

By John Horvat II – Nguyễn V Thông dịch
This Is Really Why People Hate Walls
Nếu có một điều chắc-chắn về việc đóng cửa chính-phủ, thì đó không chỉ là vì bức tường. Có nhiều mức-độ tranh-luận liên-quan đến các vấn-đề cơ-bản hơn là một cấu-trúc vật-lý. Hiểu được những vấn-đề này có thể gíup ta ra khỏi tình-trạng bế-tắc hiện nay.
Tất nhiên, người ta đang tranh-luận về bức tường – là hàng rào vật-lý ngăn-cản người nhập-cư bất hợp-pháp. Trong khi nhiều người tin rằng bức tường rất có hiệu-quả trong việc ngăn-chặn người nhập-cư phạm-pháp thì có những người khác đặt câu hỏi về hiệu-quả của nó. Họ tin rằng các biện-pháp khác có thể chứng-minh là hữu-ích hơn. Có thể thấy rằng mọi người có thể tranh-luận về vị-trí thực-tế nghiêm-trọng này. Tuy nhiên, đây không thể được coi là lý-do chính cho việc đóng cửa chính-phủ. Phải có những lý-do khác ngoài việc chỉ xây một bức tường.
Bức tường đại-diện cho pháp-luật
Nhiều người tin rằng bức tường là một biểu-tượng vật-lý của nhà nước pháp-quyền. Bức tường có ý-nghĩa bảo-đảm những người vào Mỹ một cách an-toàn và hợp-pháp theo luật-pháp của nước này. Nó ngăn-cản người khác lạm-dụng luật-pháp bằng cách khẳng-định rằng họ được đối-xử giống như những người nỗ-lực hết sức để tuân-thủ luật-pháp. Bức tường là biểu-tượng ranh-giới phân-chia giữa tính hợp-pháp và bất hợp-pháp. Nó xác-định rằng thật không công-bằng khi đối-xử với những người coi thường luật-pháp giống như những người tôn-trọng nó.
Đây là một cảm-nhận hợp-lý thu-hút công-cảm của người Mỹ về sự công-bằng. Tuy nhiên, cũng có những người có quan-niệm nặng cảm-tính về luật-pháp có thể khiến họ chọn sai vị-trí khi coi thường luật-pháp. Họ tin rằng bất kỳ đau-khổ nào cũng vượt trên luật-pháp. Dù vậy ngay cả những kẻ thù của bức tường cũng không giải-thích đủ về việc đóng cửa chính-phủ.
Bức tường là biểu-hiện của Chủ-Quyền Quốc-Gia
Đối với nhiều người bức tường là một biểu-hiện của chủ-quyền quốc-gia. Đó là một hệ-quả vật-lý thuộc quyền quốc-gia trong việc xác-định cách-thức mà người ta có thể nhập-cư vào nước này. Xuyên suốt lịch-sử nước Mỹ, luôn có những người muốn nhập-cư vào nước này, làm giàu văn-hóa và đóng-góp cho sự thịnh-vượng của nó. Chưa bao giờ có tranh-luận về việc cấm nhập-cư. Chỉ có tranh-luận về việc xác-định các điều-kiện hợp-lý để giữ cho người nhập-cư an toàn, đầy-đủ và trật-tự cho người nhập-cư. Đồng thời, số lượng người nhập-cư không được lấn-át tài-nguyên và văn-hóa của người dân địa-phương.
Tuy nhiên, có những người có vấn-đề với chủ-quyền quốc-gia. Họ tin rằng biên-giới nên mở để bất kỳ ai cũng có thể tìm được một ngôi nhà ở Mỹ bất kể hoàn-cảnh cá-nhân hay khả-năng của đất nước có thể tiếp-nhận họ. Họ mơ về một thế-giới đại-đồng không biên-giới có thể tiếp-nhận và hòa tan các đặc-điểm xác-định riêng-biệt của mỗi quốc-gia.
Vấn đề công bằng xã hội
Có những người khác nhìn thấy vấn-đề về quyền công-dân và công-bằng xã-hội. Bức tường là biểu-tượng của quyền bá-chủ thế-giới của Mỹ phải được từ-bỏ như một công-cụ áp-bức. Vì vậy, mọi người có quyền đòi quyền công-dân, đòi lợi-ích và đòi viện-trợ của Mỹ. Họ lập-luận một cách mạnh-mẽ rằng, đó là cách để giải-quyết những bất-công đã cam-kết trong nhiều thế-kỷ khiến nước Mỹ trở-thành một quốc-gia giàu-có và đặc-quyền.
Những người mang quan-điểm này coi thường sự bất-công khi cho phép những người không hiểu-biết và kinh-nghiệm về cuộc sống Mỹ được cho quyền công-dân. Đã là công-dân, họ có thể bỏ phiếu chọn người cai trị quốc-gia, ngang quyền với bất kỳ công-dân Hoa Kỳ nào khác. Saint Thomas Aquinas dạy rằng công-lý đòi-hỏi quyền công-dân chỉ được ban cho sau một thời-gian dài để những quyết-định họ làm có giá-trị như những người hiểu thấu vấn-đề của quốc-gia, chứ không phải chỉ có ấn-tượng mơ-hồ.
Những người tranh-đấu cho công-bằng xã-hội cách thiên-tả nhìn thấy mọi sự bất bình-đẳng nào cũng là bất-công và coi tất cả những người nhập-cư bất hợp-pháp là những cử-tri tiềm-năng.
Thù-Hận Bức Tường
Lý-do cuối cùng cho việc đóng cửa chính-phủ vượt xa các điểm chính-trị vừa nêu. Nó liên-quan đến tính năng-động của xã-hội cấp-tiến đang làm băng-hoại nước Mỹ và có lẽ liên-quan đến một số lượng lớn những người đứng ở phía này một cách vô-thức.
Trong trường-hợp này, cuộc tranh-luận về bức tường biên-giới không phải là về kích-thước và hình-dạng của nó, mà là về bản-chất của bức tường quấy-động sự nhạy-cảm cấp-tiến. Tường và biên-giới đại-diện cho sự kiềm-chế. Những người theo chủ-nghĩa cấp-tiến nổi-giận chống lại bức tường bởi vì nó nói “không” cho một nền văn-hóa điên-cuồng nói “có” đối với tất cả những đam-mê không được kiểm-soát.
Bức tường nói cho cả tôi và bạn. Nó củng-cố sự bất bình-đẳng một cách tự nhiên khi mọi người sống trong cùng một xã-hội, một thế-giới. Hàng rào khẳng-định giới-hạn cho những người cảm thấy bị ràng-buộc bởi ranh-giới và luật-pháp. Nhưng đối với người xã-hội cấp-tiến, các rào cản đại-diện cho sự áp-bức, loại-trừ và bất-công. Tất cả phải phá đổ. Không bao giờ cần xây rào cản.
Điều này giải-thích sự không khoan-nhượng của rất nhiều người nhảy vào cuộc tranh-luận. Họ thường biết rất ít về những gì đang xảy ra ở biên-giới. Họ bị thúc-đẩy bởi cảm-tính giận-dữ kêu gọi phá bỏ mọi rào cản, bất cứ là thứ rào cản gì và bất cứ ở nơi nào. Họ thậm chí từ-chối thảo-luận vì họ lầm tưởng rằng bất cứ nói “không” điều gì thì đều là xúc-phạm và là nguyên-nhân của đau-khổ. Bây giờ họ cảm thấy mình có quyền theo-đuổi những điều không tưởng của họ về sự tự-do tuyệt-đối có thể tưởng-tượng ra ngay cả khi nó phá-hủy quốc-gia.
Đáng buồn thay, họ không nhận ra rằng, bằng cách xác-định quyền-lợi, bức tường gìn-giữ hòa-bình. Luật-pháp là để thúc-đẩy sự hài-hòa không phải để phân-rẽ. Những giới-hạn ngăn-chặn sự nô-lệ đam-mê và ban tự-do chân-thực.
Như thế, đang có một sự bất-đồng cơ-bản xảy ra ở Nước Mỹ. Nếu có một cuộc tranh-luận về bức tường, thì nó chỉ nên là về bức tường. Nó không nên về những quan-niệm sai-lầm về công-lý và tự-do mang nguy-cơ đưa quốc-gia vào con đường bị hủy-hoại.***

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.