Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Gạc Ma vòng tròn hèn và nhục

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019 17:21 // ,

Gạc Ma vòng tròn hèn và nhục

Ông Bút (Danlambao)Trước khi đọc GM-VTBT, tôi từng nghe video, đọc báo trên mạng, những lời cáo buộc nhóm biên tập, trung tướng bộ đội Nguyễn Thanh Tuấn, còn đòi tịch thu, đọc hết sách cũng không hiểu, nó phạm lỗi lầm nào, có lẽ CSVN quen làm báo, viết sách, làm phim, kiểu như bài ông Bùi Minh Kiểm, dũng sĩ tay không, quật ngã máy bay UH 1B của Mỹ!! Trong lúc tác phẩm GM-VTBT, chuyển bụng, cũng khá gian nan, ông Lê Mã Lương, lạy lục khắp nơi, từ chủ tịch nước, tới bộ này bộ kia, có thể vì vậy, ông phải cậy tới Dương Trung Quốc, như là một kẻ phụ “chứng sinh” viết một bài trang 306, văn phong rỗng tuếch, lạt hơn nước ốc! Lãnh đạo các ông hèn quá, nhục quá, hèn với quân thù và hèn với chính mình, không dám nhìn nhận thực tế.
*
Tết vừa rồi đến nhà một niên trưởng chúc tết, ông tặng tôi cuốn “Gạc Ma vòng tròn bất tử”, (GM-VTBT) thấy sách còn niêm phong trong bao nhựa, nên tôi hỏi: Sao chú (1) không để đọc? Chú nói: Tôi đọc rồi, mua mấy quyển, gặp ai cũng tặng!
Hình thức:
Sách rất đẹp, từ ngoài bìa tới những trang bên trong, toàn giấy tốt, đắt tiền, hình ảnh rõ, sáng, cỡ chữ lớn, 328 trang, không tính bìa, bố cục sách phân chia ngăn nắp hợp lý, văn phong mạch lạc, mang tính tự thuật. Chỉ những trang 236-243 mới chuyển sang nhận định, qua bài phỏng vấn chuẩn Đô Đốc Lê Kế Lâm, (người phỏng vấn không để tên) và bài viết của James Zumwalt, từ trang 229 – 301 tài liệu chứng minh chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, của Việt Nam, trang 302 không có tác giả, bài ghi lại sự kiện sau hơn 27 năm, những bộ đội Gạc Ma 1988, được đảng CS Trung Quốc “khoan hồng” và thân nhân, mới có cuộc hội ngộ, ở chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn, không rõ hội ngộ công khai, hay chui!?
Trừ phần dẫn nhập, giới thiệu, sách mở đầu:
Chương một “Tháng Ba bi tráng” , trang 13.
Chương hai: “Nén lặng những nỗi đau” trang 91-156
Chương ba: Ký ức người lính 157-228
Chương bốn: Sự thật lịch sử không thể lãng quên 229-301
Vài điều nhận định:
Tôi bị lầm, bởi trước khi đọc sách, đã nghe phong phanh ông Lê Mã Lương, sẽ nêu đích danh chủ tịch nước Lê Đức Anh, không cho bộ đội Hoàng Sa nổ súng chống lại quân Trung Cộng xâm lược, rồi có một biện hộ rằng lệnh: “Không cho nổ súng trước,” chứ không phải là “không cho nổ súng”. Nhưng tuyệt nhiên không có một dòng nào tương tự như lời đồn đoán trên, trong suốt 320 trang, tác phẩm này nhiều lần lên án quân Trung Cộng thảm sát dã man, trong phần phỏng vấn ông Lê Kế Lâm, theo ông không công nhận đây là một trận hải chiến, vì nói tới hải chiến phải có hai bên đánh nhau, ông cho là một cuộc thảm sát, do Trung Quốc hung hăng tạo ra. Nhưng trước khi lên án quân thù, cần xem lại trang 16 cho biết “hai tháng đầu năm 1988 quân TC, đã chiếm giữ các bải đá: Chữ Thập, Châu Viên, Tư Nghĩa, Ga ven và Xu Bi, quân TC chuẩn bị mở rộng xâm lăng Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao”
- Ngày 9 tháng 1-1988 “đảng ủy quân chủng tổ chức cuộc họp khẩn cấp nhận định tình hình Biển Đông”
- Ngày 14 tháng 3 năm 1988, quân TC chính thức đánh và xâm lược Hoàng Sa
Câu hỏi là: Có hơn 60 ngày chuẩn bị, tại sao CS Việt Nam, chỉ cử các “tàu hàng” và lính không trang bị vũ khí thích hợp đến giữ đảo? Mà chỉ có lính Công Binh, xây dựng đảo, Hải Quân đi cắm cờ? Trong sách nhiều lần gọi các tàu: HQ 604, HQ 505, HQ 505 là tàu hàng, nhưng trên trang 18, viết: Sau khi họp khẩn, theo lệnh thượng khẩn ba tàu nói trên, được điều động làm nhiệm vụ giữ đảo.
Câu hỏi:Lệnh thượng khẩn điều động “tàu hàng” đi giữ đảo sao?
Đã biết trước sẽ bị xâm lược, chỉ điều động chiếu lệ, đưa bộ đội làm bia sống cho quân thù tập bắn bia, có thể kết luận lãnh đạo vừa ngu, vừa hèn, nếu thông đồng với giặc, còn thêm tội phản quốc nữa.
Nhiều lần viện cớ “tàu hàng” vũ khí bên ta không bắn tới tàu TC, trang 33 viết: Tàu TC số hiệu: 502, 503, và 504 áp sát HQ 604 của ta ở cự ly rất gần, vậy trên HQ 604 chỉ có K 54 thôi sao? Tất cả bộ đội tham chiến, từ trung tá Trần Đức Thông, chỉ huy cao cấp nhất, tới anh binh nhì, không hề nói, hay thuật lại được hoặc bị nhận lệnh cấp trên, không được nổ súng, vì không hề dám chống cự, nên sau khi áp sát tàu ta, TC lập tức thả 3 xuồng máy, chở 50 người tiến lên Gạc Ma.
Nhìn lại trận hải chiến trước đó 14 năm, chúng ta đều công nhận TT Nguyễn Văn Thiệu, ra lệnh cho Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư Lệnh vùng I duyên hải, rất rõ ràng, mạch lạc, như sau:
Chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải:
“Thứ nhất là tìm đủ mọi cách ôn hòa, mời các chiến hạm Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ VNCH. Thứ hai, nếu họ không thi hành, thì được nổ súng cảnh cáo trước mũi các chiến hạm này, và nếu họ ngoan cố thì toàn quyền sử dụng vũ khí để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ VNCH.”
Những dòng ngắn ngủi này, lịch sử ghi nhớ ngàn đời không phai.
TT Thiệu vẫn biết tàu bè Hải Quân VN, do Mỹ viện trợ cổ lỗ sĩ, từ thời thế chiến 2, trong khi đó Trung Cộng, Liên Sô hải quân và vũ khí rất tối tân. Tuy nhiên các chiến hạm VNCH cũng đã gây tổn thất nặng nề cho hải quân Trung Cộng:
“Đánh chìm 2 chiếc 271 & 389, bắn hư hại nặng 2 chiếc 274 & 396 và tiêu diệt trọn Bộ chỉ huy Tham mưu của hải quân TC trên Soái hạm 274 ngay sau mười phút khai chiến, gây tử thương cho một Đô Đốc Chính trị viên (Tư lệnh phó Phương Quang Kinh) và nhiều sĩ quan cao cấp tham mưu trên Soái hạm, gồm có 7 Đại tá, 10 Trung tá, 2 Thiếu tá, 7 sĩ quan cấp úy tử thương và hàng trăm binh sĩ chết và bị thương. Đây là chiến thắng oanh liệt của HQVNCH trong trận Hải Chiến Hoàng Sa, năm 1974″ (trích HQ Phạm Quốc Nam, bài đăng trên Người Việt Tây Bắc).
Đọc tác phẩm GM-VTBT rất ngạc nhiên cho “Bộ đội Hải Quân” và Công Binh, của CSVN, quá nhu nhược, có lúc quân TC kê súng ngắn vào đầu, nói: “Mầy còn nối dây, tao bắn” họ ngoan ngoãn nghe lời, không dám gạc súng, đánh tay đôi với nó, quân TC đâm bộ đội bằng dao, bộ đội cúi đầu chịu chết, không dám đánh cận chiến với chúng.
Hãy mở tựa đề: “Hồi ký của Thiếu Tá Biệt Động Vương Mộng Long” do anh Tám Tình Tang, (2) đọc, để biết Tiểu Đoàn 82 BĐQ, trưa ngày 30/4/1975, họ đang đi về hướng Sài Gòn, trong bộ điệu mệt mỏi, chợt được cấp trên ra lệnh tập trung về Đường Sơn Quán, có lẽ gặp nhau lần cuối, rồi tan hàng, cấp trên cho 2 xe be, đón họ, bất ngờ trên đường tới điểm hẹn, TĐ bị phục kích bất ngờ, BĐQ phơi mình trên mặt lộ, quân CS núp dưới hàng cây ven đường, tưới đạn như mưa bất, nhưng những chiến sĩ BĐQ, đã đánh trả oanh liệt, họ siết cò vào Việt Cộng, mà không còn kịp biết thân mình đã trúng đạn nơi đâu, có chiến sĩ một cánh tay đã tóe máu, tay còn lại vẫn siết cò, Binh Nhất Lưu Chí Cường, ôm mặt thằng Việt Cọng mà cắn! AK 47, B 40, đại liên, thi nhau quét liên hồi, máu ngập sàn xe, ngập mặt đường, máu khắp nơi.
Trận Hoàng Sa 14/3/1988 “bộ đội cụ Hồ” không làm rụng một sợi lông quân thù, tiếc thật.
Trước khi đọc GM-VTBT, tôi từng nghe video, đọc báo trên mạng, những lời cáo buộc nhóm biên tập, trung tướng bộ đội Nguyễn Thanh Tuấn, còn đòi tịch thu, đọc hết sách cũng không hiểu, nó phạm lỗi lầm nào, có lẽ CSVN quen làm báo, viết sách, làm phim, kiểu như bài ông Bùi Minh Kiểm, dũng sĩ tay không, quật ngã máy bay UH 1B của Mỹ!!
Trong lúc tác phẩm GM-VTBT, chuyển bụng, cũng khá gian nan, ông Lê Mã Lương, lạy lục khắp nơi, từ chủ tịch nước, tới bộ này bộ kia, có thể vì vậy, ông phải cậy tới Dương Trung Quốc, như là một kẻ phụ “chứng sinh” viết một bài trang 306, văn phong rỗng tuếch, lạt hơn nước ốc!
Lãnh đạo các ông hèn quá, nhục quá, hèn với quân thù và hèn với chính mình, không dám nhìn nhận thực tế.
________________________________
Chú thích
(1) Niên trưởng này là bạn thân của ba tôi, nên không dám gọi bằng anh, nhưng ngược lại, ông ta cũng gọi tôi bằng anh, gọi thay cho các con của ông.
(2) Nhân đây xin cảm ơn tác giả Th Tá Vương Mộng Long, đã bỏ ra nhiều công sức, viết rất nhiều bài hữu ích.
Cảm ơn giọng đọc ấm, chậm rãi, rõ ràng của anh Tám Tình Tang.

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.