Các chỉ dấu đáng chú ý ở Việt Nam
15/02/2019
Quan sát báo chí lề phải của CSVN trong thời gian qua, từ lễ kỹ niệm trận chiến Hoàng Sa 19/1/1974 cho đến chiến tranh biên giới 17/2/1979 sắp đến cho thấy Ban Tuyên Giáo Đảng CSVN tháo cũi cho đăng các thông tin về những cuộc chiến này.
Câu hỏi được đặt ra là tại sao trước đây họ cấm mà bây giờ họ cho?
Trước đó, vào cuối tháng 8/2018, Chiến khu miền Nam của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tiến hành tập trận có sử dụng đạn thật. Rồi có cặp thuỷ lôi dạt bờ và quan điểm cứng của CSVN trong đàm phán COC. Nó cho thấy có sự hơi đổi khác trong quan hệ của CSVN và CSTQ.
Thêm vào đó, Hải quân CSVN bắt đầu hợp tác sâu hơn với Mỹ mà tiêu biểu là tái cấu trúc Hải quân đánh bộ theo mô hình lữ đoàn Thuỷ quân lục chiến Mỹ.
Nhưng đây không phải là những dấu hiệu CSVN thoát Trung mà muốn được uyển chuyển hơn nhân cơ hội Mỹ đang ve vuốt mình.
Chưa biết Đại Hội 13 tới CSVN có kềm chế bớt sự hiện diện và can thiệp của CSTQ vào vấn đề quy hoạch nhân sự hay không. Nhưng dù có được như thế đi nữa thì việc các chính sách, luật lệ vẫn cứ bê nguyên si từ TQ về thì mô hình chính trị cũng y khuôn.
Có thể CSVN không 100% “yessable man” hoàn toàn tuân phục CSTQ như trước nhưng linh hoạt tìm thoả hiệp chứ không dám cứng rắn với TQ.
Nhân sự ĐH13 ở các địa phương sẽ dứt điểm vào cuối năm nay 2019 và hoàn chỉnh năm 2020. Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đưa người của ông trong danh sách 600 vào 200 cho quy hoạch vào trung ương đảng.
Miền Nam bị cai trị như là một lãnh thổ bị chiếm đóng, tiền có được đều phải gởi về Hà Nội (82/100) nên hạ tầng cầu đường hoàn toàn không xây thêm hay trùng tu được. Các hình ảnh dân về quê ăn Tết xong trở lại làm việc và bị ùn tắt cho thấy rõ. Các bất mãn lâu nay âm ỉ giờ người dân đã công khai bộc lộ, như đại biểu miền Nam chính thức lên tiếng, như cho các em bé gái mặc áo cờ vàng trên tivi VNT3…
Lợi dụng được chính quyền HK đồng ý tổ chức thượng đỉnh Trump-Kim ở VN và nhất là giờ cuối Mỹ chịu gặp ở Hà Nội (vì là thủ đô chính trị nên mạnh về tuyên truyền hơn Đà Nẵng là thành phố thuơng mại), cũng như Mỹ khen là mô hình thành công mà Bắc Hàn nên theo, CSVN cũng cố thêm được vị thế quốc tế của mình để thẳng tay đàn áp bất đồng, cũng cố độc quyền chính trị, xây dựng kinh tế tư bản nhà nước, vẫn theo mô hình TQ và không khác nhiều các chế độ quân chủ ngày xưa (độc quyền chính trị, đa dạng kinh tế).
Thay đổi chỉ xảy ra khi có bất ổn xã hội (như Venezuela) và điều này thì CSVN và HK không mong muốn vì nó đe doạ sự cai trị của CSVN và sự làm ăn của tư bản. Nhưng bất ổn vẫn sẽ xảy ra khi bất công giàu nghèo quá lớn, tham nhũng tràn lan và áp bức làm gia tăng sức bật lại.
Thay đổi độc tài thì phải cần một cuộc cách mạng dân chủ.
BBT website TÐV
0 nhận xét