Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Bản tin ngày 28-2-2019

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019 20:20 //


Tin Biển Đông

Tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông lúc TT Trump đến Việt Nam, Zing đưa tin. Theo đó, nhóm tác chiến tàu sân bay USS John C. Stennis đang ở Biển Đông để thực thi các hoạt động an ninh trong khu vực. Tàu chiến này “vừa kết thúc cuộc tập trận chung mang tên Hổ mang Vàng với quân đội Hoàng gia Thái Lan và 29 nước đối tác”.

Bài báo cho biết: Tàu USS John C. Stennis và các tàu hộ tống “sẽ tiếp tục hoạt động trên Biển Đông trong thời gian Tổng thống Donald Trump ở Việt Nam để hội đàm cùng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un”.
Bên lề cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều, Tổng thống Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói chuyện kinh tế và Biển Đông, theo VnMedia. Trong cuộc gặp tại Văn phòng Chính phủ, hai bên “ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS)”, tiếp tục thực hiện Tuyên bố Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và sớm ký kết Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC).
Báo Người Việt có bài: Bài học thứ hai cho Việt Nam có thể là từ Biển Đông. Bài học thứ nhất chính là cuộc chiến biên giới 1979, khoảng 60 vạn quân Trung Quốc tràn vào các tỉnh phía Bắc và giết rất nhiều người Việt. “Nay với tham vọng bá chủ biển Đông, nếu Việt Nam mà hó hé gì thì ông Tập Cận Bình… sẽ chẳng ngại ngần gì mà lại cho Việt Nam một bài học thứ hai, có thể là từ Biển Đông”.
Bài viết phân tích: Trong bài học thứ nhất, Trung Quốc tiến vào biên giới Việt Nam hơn 1 cây số, Việt Nam mất Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan và nhiều điểm chiến lược. “Bài học thứ hai biết đâu vịnh Hạ Long, Cam Ranh cũng theo một số phận với Bản Giốc, Ải Chi Lăng”.
Mời đọc thêm: Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Stennis đang có mặt ở Biển Đông (RFA). – Tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông lúc ông Trump họp ở Việt Nam (Sputnik). – Tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông lúc Tổng thống Trump đến Việt Nam (KT). – “Blu trắng” thầm lặng giữa biển khơi (VH).
Thượng đỉnh Mỹ – Triều
Chưa thấy tổng thống độc tài nào mà ông Trump không khen ngợi, ca tụng, kết thân, ngoại trừ TT Venezuela, Nicolás Maduro: Tổng thống Trump gọi chủ tịch Kim là ‘người bạn của tôi’, báo Ngày Nay đưa tin. Ông Trump gọi lãnh đạo của một đất nước cộng sản độc tài sắt máu, kiểu cha truyền con nối và hồ sơ nhân quyền rất tệ, là “bạn”, trong khi các nước đồng minh đã sát cánh cùng Hoa Kỳ từ thời Thế chiến thứ Hai thì bị ông Trump hắt hủi, xa lánh, gây chia rẽ trong khối NATO.
Không chỉ gọi ông Kim là bạn, ông Trump còn ca ngợi Việt Nam ‘phồn thịnh’, hình mẫu cho ‘bạn’ Kim, theo VOA. Ông Trump viết trên Twitter: “Việt Nam phồn thịnh giống như một số ít nơi trên trái đất. Bắc Hàn cũng sẽ như vậy, và rất sớm, nếu phi hạt nhân hóa”. Nếu thật sự quan tâm đến tình hình ở Việt Nam, ông Trump và các thuộc cấp không khó nhận ra đất nước này đang tự làm mình suy kiệt để duy trì sự độc tôn lãnh đạo chỉ ra vẻ bề ngoài của nền kinh tế đi lên, phát triển.

Ông Trump cầm lá cờ CSVN, hân hoan, vui mừng. Ảnh: Politico
Tổng thống Trump rất thân thiện với lãnh tụ Triều Tiên, trong khi báo chí Toà Bạch Ốc buộc phải ‘nhường’ khách sạn Melia cho Kim Jong Un, VOA đưa tin. Bài báo cho biết: “Vài phút sau khi chiếc tàu bọc thép của lãnh tụ họ Kim tiến vào ga Đồng Đăng hôm thứ Ba 26/2, Bộ Ngoại giao Việt Nam loan báo khách sạn Melia-Hà nội sẽ không tiếp hàng trăm ký giả Mỹ”. Còn ông Trump thì tươi cười, tay bắt mặt mừng với cả lãnh đạo Triều Tiên lẫn Việt Nam. Đến nay, Trump vẫn không đề cập gì đến chuyện báo chí Mỹ bị làm nhục.

VOV tường thuật trực tiếp: Bắt tay lịch sử Mỹ – Triều tại Hà Nội, thượng đỉnh chính thức bắt đầu. Một số mốc chính của ngày 27/2: Khoảng 18 giờ 30 phút, “ông Donald Trump và ông Kim Jong-un gặp nhau tại Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2 tại Hà Nội, Việt Nam”. Đến 19 giờ 45 phút, ông Trump và Kim “cùng dùng bữa tối tại Khách sạn Metropole”. Ông Trump cho biết: “Chúng tôi sẽ có một ngày rất bận rộn vào ngày mai”.
Zing dẫn lời ông Kim: ‘261 ngày qua là rất nhiều nhẫn nại và kiên trì’. Sau khi bắt tay ông Trump, ông Kim nói: “Ngày hôm nay tôi đã gặp lại ông. Điều này cho chúng ta thêm hy vọng rằng lần gặp này sẽ thành công”. Ông Kim cho biết thêm, “thế giới bên ngoài” đã “hiểu lầm” quan hệ Mỹ – Triều. Có lẽ thế giới không “hiểu lầm”, mà là không kịp nhận ra nước Mỹ dưới thời Trump đã chấp nhận làm bạn với chế độ độc tài, sắt máu như chế độ Bình Nhưỡng.
Trang Thế Giới và Việt Nam có bài: Giới chuyên gia dè dặt về thành công của Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần hai. Theo hãng tin Bloomberg, ngay cả giới chức Nhà Trắng cũng “không quá tham vọng về kết quả các cuộc gặp trong ngày 27 – 28/2”, bởi hai bên vẫn chưa đồng thuận về định nghĩa “phi hạt nhân hóa” hay “mục đích cuối cùng của các cuộc đàm phán”, nên “những khúc mắc khó có thể được tháo gỡ trong tuần này”.
Thông Tấn Xã Việt Nam có đồ họa: Những dự báo về Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2.

Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin: Lãnh đạo Mỹ-Triều Tiên sẽ ký thỏa thuận chung vào ngày 28/2. Theo đó, Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim sẽ tổ chức lễ “ký kết thỏa thuận chung” vào cuối Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra ngày 28/2 tại Hà Nội. Nhà Trắng cho biết, ông Trump sẽ tổ chức họp báo sau hội nghị với ông Kim vào lúc 15 giờ 50 (giờ Hà Nội). Bên cạnh đó, “ông Trump sẽ bắt đầu ngày làm việc thứ hai hội nghị thượng đỉnh Hà Nội bằng một cuộc gặp riêng với ông Kim Jong-un, dự kiến kéo dài 45 phút”.
Zing dẫn lời PGS. TS Võ Đại Lược: ‘Với Hội nghị Mỹ – Triều, ông Trump muốn đưa Mỹ hùng mạnh trở lại’. Chưa rõ nước Mỹ “hùng mạnh trở lại” thế nào, nhưng đã rõ chuyện ông Trump rất nhân nhượng và thân thiện với lãnh đạo của các chế độ độc tài hoặc có khuynh hướng độc tài, từ Tổng thống Nga Putin, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình, cho đến Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.
RFI đặt câu hỏi: Hàn Quốc được gì và mất gì từ thượng đỉnh Trump–Kim? Bài viết dẫn lời GS Yul Shin tại ĐH Myongji ở Seoul, lưu ý: “Quan hệ liên Triều là điều duy nhất có lợi cho chính phủ Moon Jae In… Tuy nhiên, sự phấn khởi sẽ nhanh chóng tan biến nếu người ta chỉ thấy hết thượng đỉnh này đến thượng đỉnh khác mà không thấy bất kỳ thay đổi thực sự nào về phi hạt nhân hóa”.
Mời đọc thêm: Hai lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên ‘làm tan băng’ bằng bữa ăn tối (BBC). – Cú bắt tay đầu tiên của hai ông Trump và Kim tại Hà Nội (Zing). – Live: Chủ tịch Kim: 261 ngày đòi hỏi rất nhiều nhẫn nại và kiên trì (DV). – Live: Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un “Tôi và Tổng thống Donald Trump chia sẻ nhiều câu chuyện thú vị” (PL Plus). – Video: Tổng thống Trump và ông Kim Jong-un tươi cười trò chuyện tại Hà Nội (VTC).
Thượng đỉnh Mỹ – Triều: Ông Trump không loại trừ chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên (Infonet). – Ông Trump và ông Kim muốn tuyên bố kết thúc chiến tranh Triều Tiên? (NCĐT). Hoa Kỳ quyết bắt Triều Tiên giải trừ hạt nhân? (Viet Times). – Làm bạn với Kim, nên giống Kim: Nhà Trắng hạn chế phóng viên đưa tin về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều (TTXVN). – Lịch trình chi tiết ngày thứ 2 thượng đỉnh Mỹ – Triều (TN).
Hội ngộ tại Hà Nội: Hai ông Trump và Kim bắt tay thân tình, trò chuyện cởi mở (NLĐ). – Ngôn ngữ cơ thể Trump – Kim trong cuộc gặp ở Hà Nội (VNE). – Tổng thống Trump khen Chủ tịch Kim Jong-un là nhà lãnh đạo tuyệt vời (DNVN). – ‘Tôi và Kim Jong Un sẽ biến Triều Tiên thành cường quốc kinh tế’ (Zing).  – Gặp ông Kim Jong Un, ông Trump hứa “một tương lai tuyệt vời” cho Triều Tiên (VnEconomy).
Chủ tịch Kim Jong Un: Tôi đếm từng ngày để được gặp lại ông Donald Trump (Infonet). – Chủ tịch Kim: ‘Chúng ta vượt qua thách thức để gặp nhau ở Hà Nội’ (TP). – Đoàn lãnh đạo Triều Tiên thăm nhà máy ô tô Vinfast ở Hải Phòng (VOA). – Tuyên bố đáng chú ý của Hàn Quốc trước khai mạc thượng đỉnh Mỹ – Triều (VNN).
TT Trump mời Chủ tịch Trọng thăm Hoa Kỳ (VOA). – Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Hoa Kỳ (TTXVN). – Toàn cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (ANTĐ). – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đón Tổng thống Mỹ Donald Trump (PLTP). –  An ninh thắt chặt trước thời điểm lãnh đạo Mỹ – Triều Tiên gặp mặt (TN).
Tin nhân quyền
RFA có bài: Vấn đề nhân quyền bị đặt nhẹ thời Tổng thống Trump. Đây là quan điểm trong một bài viết trên báo The Guardian của Anh hôm 25/2/2019. Trong bài “có đoạn nhận định rằng dưới thời Tổng thống Donald Trump, tác động về nhân quyền của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á đã suy yếu đáng kể. Hoa Kỳ và Việt Nam hợp tác nhiều hơn về chiến lược và kinh tế, trong khi Hà Nội tiếp tục gia tăng bắt giữ, tra tấn và đàn áp các nhà báo”.
Hai ngày trước thượng đỉnh Trump – Kim, ông Francisco Bencosme, giám đốc vận động khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Ân xá Quốc tế bình luận: “Tổng thống Trump đã nhiều lần phớt lờ vấn đề nhân quyền của người dân Bắc Hàn để làm hài lòng ông Kim Jong-un”.
Trang Đầu Tư Tài Chính VN đưa tin: TP. HCM điều chỉnh nhiều tuyến đường phục vụ hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều. Hội nghị thượng đỉnh Trump – Kim được tổ chức ở Hà Nội nhưng quan chức TP HCM vẫn cấm một số tuyến đường ở quận 1. Dù lãnh đạo TP HCM lấy lý do “phục vụ hội nghị thượng đỉnh” nhưng mọi người đều hiểu họ muốn ngăn chặn biểu tình “từ trong trứng nước”, vì các trục đường xung quanh trung tâm thành phố thường được người dân chọn để tuần hành.
RFA có bài: Phản ứng sau khi Mỹ – Việt Nam ký thỏa thuận thương mại nhưng không nêu vấn đề nhân quyền. TS Nguyễn Quang A bình luận với sự thất vọng: Ông Trump “chỉ quan tâm đến kỳ bầu cử tới, để thỏa mãn cá nhân ông ấy, còn giá trị cốt lõi của nước Mỹ, hay dân chủ, nhân quyền thì ông cũng chẳng cần nói đến. Rất đáng tiếc thông tin trong buổi họp mặt với lãnh đạo Việt Nam, ông Trump không đả động đến nhân quyền là sự thật. Nên tôi nghĩ khẩu hiệu ‘Nước Mỹ trên hết’ của ông ấy nên đổi thành ‘Trump trên hết’.”
Trang Vườn Rau Lộc Hưng viết: “Trong khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều đang diễn ra tại Hà Nội, nhà cầm quyền quận Tân Bình, TP HCM huy động rất đông công an, an ninh canh gác trên mảnh đất của bà con Vườn Rau Lộc Hưng, vào sáng ngày 27/2/2019”, cùng với clip ghi lại lời người dân:


Mời đọc thêm: TP.HCM cấm đường phục vụ thượng đỉnh Mỹ – Triều (TN). – Nhiều nhà hoạt động bị an ninh phong tỏa trong dịp thượng đỉnh Trump-Kim (VOA). – Các nhà hoạt động ở Việt Nam bị canh, chặn nhân thượng đỉnh Trump-KimHoa Kỳ và Việt Nam ký các thỏa thuận thương mại hàng tỷ đô la, không đề cập vấn đề nhân quyền (RFA). – Ý kiến ‘buồn và tiếc’ khi Quỹ Phan Châu Trinh tự thôi hoạt động (BBC).
Chủ tịch HĐND TP Kon Tum cướp vợ dân?
Tạp chí Giao Thông đưa tin: Chủ tịch HĐND TP.Kon Tum bị “tố” quan hệ bất chính với người có chồng. Ông Trần Quang Trung ở TP Pleiku đã gửi đơn đến cơ quan chức năng, tố cáo vợ ông là bà Trần Thị Lan Phương “có quan hệ ngoài luồng với ông Phạm Minh Xem”, Chủ tịch HĐND thành phố Kon Tum.
Ông Trung cho biết: “Con gái tôi năm nay mới 6 tuổi đã phát hiện được hình ảnh trong điện thoại của mẹ thể hiện tình cảm với người đàn ông khác khiến cháu rất buồn và tổn thương nặng nề”.

Hình ảnh thân thiết của vợ ông Trung và Chủ tịch HĐND TP Kon Tum được con gái anh Trung phát hiện lưu trong điện thoại mẹ. Nguồn: GTVT
Vụ việc bị phanh phui, ông Phạm Minh Xem còn thể hiện thái độ trơ trẽn: Phó Bí thư thành ủy Kon Tum nói “tình cảm chưa sâu sắc” khi bị tố cử lái xe đón vợ người khác đi quan hệ bất chínhtheo báo Tổ Quốc. Ông Xem nói: “Tôi thấy có nhiều vấn đề không đúng sự thật. Tình cảm giữa tôi với chị Hương… chưa có gì gọi là sâu sắc”. Ít nhất ông Xem cũng đã thừa nhận ông có “tình cảm” với vợ người khác.

Mời đọc thêm: Phó Bí thư thường trực Thành ủy Kon Tum bị tố có quan hệ bất chính với người phụ nữ đã có gia đình? (PL Plus).  – Chủ tịch HĐND TP bị tố quan hệ bất chính với phụ nữ đã có gia đình (TTT/Soha). – Chủ tịch HĐND bị tố quan hệ bất chính: “Chưa sâu sắc” (Sputnik).
TP HCM có phó bí thư mới
Thành ủy TP HCM có tân phó bí thư thay ông Tất Thành Cang, Zing đưa tin. Người thay thế ông Cang làm Phó bí thư Thành ủy TP HCM là ông Trần Lưu Quang, Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh. Trường hợp ông Cang, bài viết lặp lại thông tin: Cuối tháng 12/2018, Ban Chấp hành Trung ương cách chức Phó bí thư thường trực Thành ủy TP HCM của ông Tất Thành Cang, nhưng ông vẫn còn là thành ủy viên TP HCM.
Ngày 10/2/2019, Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà viết: TP.HCM sau tết còn nhiều biến động! Trong đó có đoạn: “Anh Trần Lưu Quang – Bí Tây Ninh về thay Tất Thành Cang. Một loạt các dự án BĐS liên quan tới các lãnh đạo đời trước đời nay tiếp tục vô lò. Các dự án, hồ sơ, giấy tờ cần phê duyệt vẫn chất đống, không ai dám ký cọt hết!”
Mời đọc thêm: Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh thay ông Tất Thành Cang (ĐV). – Ông Trần Lưu Quang làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM thay ông Tất Thành Cang (NĐT). – Sau khi bị cách chức, ông Tất Thành Cang chưa được giao việc mới (TP). – Tân Phó bí thư Thành ủy TP.HCM nói gì khi thay ông Tất Thành Cang? (VNN).
Các vụ “ăn” đất
Năm 2018, TTCP phát hiện 827 đơn vị vi phạm quản lý sử dụng đất đai, trang Thương Gia đưa tin. Theo báo cáo Tổng kết năm 2018 của TTCP trong vấn đề quản lý và sử dụng đất đai, “cơ quan này đã tiến hành 1.127 cuộc thanh tra, phát hiện 827 đơn vị có vi phạm số tiền trên 465 tỷ đồng và 9.759ha đất”.
Báo cáo nói trên cũng nhắc đến một số cuộc thanh tra lớn, nằm trong chiến dịch “đốt lò” như vụ thanh tra Dự án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG, vụ điều tra chuyện cổ phần hóa cảng Quy Nhơn, vụ điều tra “một số nội dung chủ yếu liên quan đến việc khiếu nại của công dân về Khu đô thị mới Thủ Thiêm”.
Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Pleiku vừa kỷ luật cảnh cáo 2 lãnh đạo phường do sai phạm trong quản lý đất đai, theo Thông Tấn Xã Việt Nam. Ông Đặng Ngọc Thắng, Chủ tịch UBND phường Yên Đỗ và cấp phó là ông Ngô Tấn Công bị cảnh cáo “vì thiếu trách nhiệm, để xảy ra nhiều sai phạm trong quản lý đất đai”.
Ông Thắng và ông Công đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, “để người dân tự ý san ủi đất, lấp lưu vực suối, làm đường, xây kè đá trong thời gian dài mà không thực hiện các biện pháp ngăn chặn, xử lý… để lại hậu quả khó khắc phục, gây dư luận không tốt”.
Mời đọc thêm: Kon Tum: Chấm dứt hoạt động 4 dự án thu hồi 158ha đất (VOV). – Gia Lai: 2 lãnh đạo phường bị kỷ luật vì để dân lấp suối phân lô, bán nềnPhân lô bán nền ‘lệch’ quy hoạch khiến khách hàng 10 năm chưa được cấp sổ (TP). – Khốn khổ trên…“đất vàng” (CAĐN).
Loạt sai phạm ở Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên – Huế
Vụ đường hơn 500 tỉ đồng dang dở, chôn vùi máy móc: Nhiều cựu sỹ quan quân đội bị kỷ luật, theo VTC. Sáng 27/2/2019, Ban Thường vụ và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế vừa kỷ luật “các tập thể, cá nhân liên quan đến sai phạm tại Dự án Đường quốc phòng, kinh tế Nam Đông – A Lưới”, tức Dự án Tỉnh lộ 74.
Hậu quả của sự thiếu trách nhiệm trong thi công một tuyến đường quốc phòng: “Công trình kém chất lượng, nhiều đoạn đường bị hư hỏng nặng, không sử dụng được, gây lãng phí lớn và thất thoát ngân sách Nhà nước. Vi phạm này làm ảnh hưởng lớn đến uy tín tổ chức Đảng, của quân đội và tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy quân sự tỉnh”.
Liên quan đến vụ việc trên, báo Người Lao Động có bài: Hàng loạt cựu sĩ quan quân đội bị kỷ luật vì thực hiện dự án kém hiệu quả. Trong đó có ông Trần Đình Phòng, cựu Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên – Huế, và ông Ngô Tăng Định, cấp phó của ông Phòng, đều chỉ bị kỷ luật cảnh cáo.
Bên cạnh đó, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế xây nhà không phép ngay trong Kinh thành Huế, báo Dân Trí đưa tin. Đó là “công trình của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng làm nhà tiếp đón cựu quân nhân khi chưa có cơ quan thẩm quyền cấp phép”, được thực hiện “theo ý kiến chỉ đạo của Tư lệnh quân khu”. Thanh tra Sở Xây dựng đã “đề nghị UBND TP Huế chỉ đạo UBND phường Thuận Lộc và các đơn vị liên quan giám sát việc thực hiện và xử lý vi phạm theo quy định”.
Mời đọc thêm: Đường 500 tỷ đình trệ: Kỷ luật cựu sĩ quan quân đội (VNN). – Kỷ luật nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên-Huế vì sai phạm dự án hơn 530 tỷ đồng (SGGP). – Hàng loạt cá nhân bị kỷ luật vì đường quốc phòng kém chất lượng (DV).
Môi trường bị tàn phá, ô nhiễm
Công ty thép Hòa Phát, Dung Quất vừa được Bộ TN&MT cho phép nhận chìm hơn 15,3 triệu m3 vật chất [chất thải] ở biển, báo Thanh Niên đưa tin. Bài báo cho biết về “phương tiện chuyên chở và cách thức nhận chìm: sử dụng tàu hút bụng xả đáy tự hành loại 7.000-35.000 m3, mỗi loại tàu vận chuyển 3 chuyến/ngày; nhận chìm theo hình thức xả đáy”.
Nhận chìm vật chất ở biển” là cách diễn đạt của quan chức CSVN nhằm đánh tráo khái niệm việc xả thải xuống biển, trong đó chất thải thường là bùn thải, hóa chất độc hại còn lại trong quá trình khai khoáng, luyện kim. Họ không dám nói thẳng là đổ chất thải, độc hại xuống biển, mà đánh tráo khái niệm, thay bằng cụm “nhận chìm vật chất”.
Chuyện ở huyện Phú Ninh, Quảng Nam: Công an vào cuộc vụ ‘bọt trắng xuất hiện trên kênh’, theo báo Đại Đoàn Kết. Một người dân cho biết: “Sau khi xuất hiện bọt trắng dưới kênh N10A làm cá chết nổi lên mặt nước, tôi và các bà con địa phương không dám dắt bò ra đồng ăn cỏ. Vì sợ trâu, bò uống nguồn nước kênh bị ô nhiễm sẽ bị chết”.
Mời đọc thêm: Hòa Phát được phép nhận chìm hơn 15 triệu m3 vật chất [chất thải] xuống biển Dung Quất (BizLive). – Sẽ nhận chìm 15 triệu m3 vật chất [chất thải] xuống biển Dung Quất (PLTP). – Kênh xuất hiện bọt trắng xoá bất thường: Người dân lo sợ nguồn nước bị ô nhiễm (CL). – Vụ nước thải sủi bọt, “bủa vây” bờ biển TP Đà Nẵng: Tiết lộ bất ngờ (NĐT). – Yêu cầu chủ KCN Sóng Thần có tuyến thoát nước riêng, giám sát xả thải gây ô nhiễm ra kênh Ba Bò (NĐT). – Sống chung với ô nhiễm môi trường (ĐN). – Võ Nhai (Thái Nguyên): Nỗ lực thu gom xác lợn chết trên sông Dong (TN&MT).
***
Thêm một số tin:  Lao động bất hợp pháp tại một lò mổ ở Đài Bắc, 22 người Việt bị bắt (VOA). – Phản đối dự án lấp biển ở Lý Sơn (RFA). – Bị cắt chế độ phụ cấp, hàng nghìn công nhân nghỉ việc tập thể [đình công] (LĐ). – TP. HCM thanh tra dự án khu công nghiệp Phong Phú (VNF). – Phát hiện vụ chặt phá rừng quy mô lớn tại rừng phòng hộ Ia Meur (BVPL). – Bất lực nhìn 1 dự án đầu tư lớn của tỉnh Cao Bằng bị ‘chắn cửa’ không hoạt động được! (NNVN). – Hà Nội: Quận Tây Hồ có quên chỉ đạo của thành phố? (NB&CL).
https://baotiengdan.com/2019/02/28/ban-tin-ngay-28-2-2019/
đ

Tags:

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.